Đặc điểm, vị trí, vai trò, thực trạng kinh tế nhà nước hiện nay và các giải pháp để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Tài liệu Đặc điểm, vị trí, vai trò, thực trạng kinh tế nhà nước hiện nay và các giải pháp để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo: ... Ebook Đặc điểm, vị trí, vai trò, thực trạng kinh tế nhà nước hiện nay và các giải pháp để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm, vị trí, vai trò, thực trạng kinh tế nhà nước hiện nay và các giải pháp để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Æc ®iÓm, vÞ trÝ, vai trß cña kinh tÕ nhµ n­íc trong c¬ cÊu kinh tÕ nhiÒu thµnh phÇn ë n­íc ta. Thùc tr¹ng kinh tÕ nhµ n­íc hiÖn nay vµ c¸c gi¶i ph¸p ®Ó kinh tÕ nhµ n­íc gi÷ vai trß chñ ®¹o I)Lý do lựa chọn đề tài: Kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các thành phần kinh tế sẽ tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển hoàn thiện, không mất cân đối, điều chỉnh kịp thời quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính vì vậy ở nhiều quốc gia, nền kinh tế thị trường phát triển cao mà các thành phần kinh tế vẫn tồn tại và được sử dụng như là các đòn bẩy kinh tế thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các nhà kinh tế học khẳng định rằng: kinh tế thị trường được xác định là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Trong lịch sử, chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường và đạt được những thành công không thể phủ nhận. Ngày nay, nền kinh tế thị trường được xác định là thành công chung của nhân loại. Thực tế cho thấy chưa có nước nào thành công trong việc phát triển nền kinh tế thị trường lại thiếu vắng các thành phần kinh tế, nhất là các thành phần kinh tế tư nhân. Đây chính là thành phần kinh tế mà chúng ta đã từng có định kiến không khuyến khích phát triển. Qua gần 20 năm đổi mới, chúng ta càng hiểu rõ hơn các thành phần kinh tế như là một động lực sản xuất hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đây cũng là môi trường hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế. Thông qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã minh chứng cho quan điểm của đầu tư phát triển, nhận thức về các thành phần kinh tế từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đây là những thành công của Đảng mà qua thực tiễn đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn để đến bờ thắng lợi. Từ Đại hội V của Đảng trở về trước, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta không coi trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà chỉ chú trọng hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ Đại hội VI của Đảng, công cuộc đổi mới của đất nước ta đánh dấu bước xoay chuyển nền kinh tế và vững bước đi lên. Nhận thức về các thành phần kinh tế, thì tư duy ly' luận của Đảng cũng từng bước biến đổi theo, thể hiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. Đại hội Đảng lần thứ IX xác định các thành phần kinh tế ở nước ta bao gồm: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu so với sự phân chia ở các các kỳ đại hội trước, các thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi nhất định: từ 5 thành phần kinh tế ( Đai hội VII và Đại hội VIII) lên 6 thành phần kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ chỗ là bộ phận kinh tế tư bản nhà nước nay được gọi là một thành phần kinh tế. Có thể nói Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ , đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước là một bộ phận có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ly' luận về kinh tế nhà nước là một trong những vấn đề ly' luận kinh tế trung tâm của các đảng cộng sản. Nhất là trong giai đoạn lãnh đạo đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay những ly' luận đó vẫn mang thời sự cấp bách cả về nhận thức ly' luận cũng như là thực tiễn. II)Giải quyết vấn đề: 1)Ly' luận kinh tế xã hội chủ nghĩa về kinh tế nhà nước. Trong một thời kỳ dài, ly' luận kinh tế xã hội chủ nghĩa về nhà nước theo mô hình quản ly kế hoạch hóa tập trung đã mắc những sai lầm chỉ giới hạn phạm trù “kinh tế nhà nước” ở khu vực kinh tế sở hữu 100% của nhà nước. Hơn thế nữa do cách hiểu máy móc về tính chất sản xuất của các quá trình kinh tế nên chỉ coi khu vực quốc doanh sản xuất – kinh doanh trực tiếp là khu vực cơ bản của kinh tế nhà nước. Quan điểm ly' luận như vậy dẫn đến tuyệt đối hóa vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, trong thực tiễn làm thui chột, kìm hãm sự phát triển của các khu vực kinh tế khác. Ngoài ra, do đồng nhất phạm trù kinh tế nhà nước với kinh tế quốc doanh nên đã không có cách thức tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận cấu thành cơ bản của kinh tế nhà nước đã dẫn đến tình trạng (ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam) kinh tế quốc doanh trở thành độc chiếm nhiều ngành, có nước độc chiếm hầu hết các ngành sản xuất vật chất và kinh doanh, hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm tồi, trình độ công nghệ lạc hậu, kém sức cạnh tranh quốc tế. Ly' luận kinh tế nói chung, vấn đề ly' luận về kinh tế nhà nước nói riêng ở các nước chuyển đổi khá phức tạp. Ở Việt Nam cũng vậy, sau một thời kỳ tìm tòi (1986-1996) dần dần những quan điểm ly' luận về kinh tế nhà nước và các vấn đề liên quan như sở hữu nhà nước, điều chỉnh kinh tế của Nhà nước, cổ phần hòa doanh nghiệp của nhà nước, tư nhân hóa,… được đưa ra tranh luận, đưa vào các chính sách của Nhà nước và triển khai trong thực tế. Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu vấn đề này còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển sinh động trong quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang cơ chế thị trường có sự quản ly' của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới tác động của các luồng kiến thức ly' luận từ nhiều nguồn khác nhau, ly' luận ở nước ta về kinh tế nhà nước, cổ phần hóa, tư nhân hóa, vai trò của nhà nước về kinh tế… cũng đã có những đổi mới đáng kể. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu ly' luận cơ bản ở nước ta trong lĩnh vực này còn tản mạn, các công trình nghiên cứu ngoài nước lại rất khác nhau về quan điểm, nhiều khi mâu thuẫn nhau, hơn nữa nhiều chỗ không phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Do vậy, giải pháp thực tế trong tổ chức khu vực kinh tế nhà nước (cổ phần hóa, xác đinh tỉ lệ và hình thức huy động ngân sách nhà nước, phân cấp ngân sách, chức năng kinh tế của các bộ phận kết cấu của kinh tế nhà nước như dự trữ quốc gia, tài chính công, dịch vụ quản ly' nhà nước về kinh tế…) gặp lúng túng trong triển khai thức hiện. Ngoài ra, ngay cả quan điểm ly' luận về những vấn đề cơ bản nhất như cấu trúc, vai trò kinh tế nhà nước, tư nhân hóa, quốc hữu hóa… cũng chưa có y' kiến thống nhất và được ly' giải, truyền bá giảng dạy khác nhau. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế nhà nước: “ Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản ly' vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Đánh giá việc thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 1991-2000, Đại hội Đảng lần thứ IX lại khẳng định: “ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt”. Kinh tế nhà nước là gì? Dưới góc độ ly' luận kinh tế nhà nước, xét về mặt kết cấu, bao gồm những bộ phận cấu thành nào? Vai trò của mỗi bộ phận đó đến đâu?...cũng còn nhiều y' kiến khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ khái niêm kinh tế nhà nước và các bộ phận cấu thành, mối quan hệ và tác động qua lại giữa các bộ phận cũng như tác động của các bộ phận cấu thành đến hệ thống kinh tế nói chung trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách cả về ly' luận lẫn thực tiễn. 2)Quan niệm về kinh tế nhà nước: Mọi nhà nước đều có chức năng kinh tế, chức năng này thể hiện với mức độ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển. Ở bất kỳ nước nào dù kém phát triển, đang phát triển hay phát triển, chức năng kinh tế của Nhà nước luôn gắn liền và thể hiện thông qua các hoạt động kinh tế của Nhà nước, và trên cơ sở tiềm lực vật chất của Nhà nước. Nhà nước cần có lực lượng vật chất mạnh trong tay để chi phối hướng dẫn, điều tiết sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Lực lượng vật chất này cùng với luật pháp, kế hoạch, chính sách tạo ra cho Nhà nước một sức mạnh làm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định. Ở nước ta, sau khi miền Bắc giải phóng (1954) và thống nhất đất nước (1975), trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do nhận thức giản đơn, phiến diện nên đã đồng nhất sở hữu nhà nước với chủ nghĩa xã hội , công hữu ngày càng nhiều thì chủ nghĩa xã hội ngày càng nhiều. Chúng ta đã coi kinh tế quốc doanh chủ yếu bó hẹp trong phạm vi xí nghiệp quốc doanh, thành lập các xí nghiệp quốc doanh ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, bất chấp khả năng quản ly' cũng như hiệu quả và chất lượng hoạt động của các đơn vị này. Đặc biệt, quản ly' xí nghiệp quốc doanh trong giai đoạn này là tuân theo kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên Xô trước kia. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động dựa trên cơ sở các nguồn lực được Nhà nước phân bổ một cách trực tiếp, chỉ có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh theo kế hoạch đã được định trước, lỗ thì được bù, lãi thì nộp ngân sách. Cơ chế này đã có tác dụng tích cực huy động các nguồn lực của đất nước đáp ứng yêu cầu giải phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975. Song trong điều kiện mới khi đất nước thống nhất đã bộc lộ rõ những nhược điểm căn bản làm thui chột tính năng động sáng tạo cuả các xí nghiệp, vì sản xuất, kinh doanh nhưng không tính đến hiệu quả, đặc biệt là thiếu vắng môi trường cạnh tranh…Thêm vào đó, số lượng xí nghiệp quốc doanh quá nhiều, dàn trải chồng chéo về cơ quan quản ly và ngành nghề, trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, tỷ lệ lao động thiếu việc làm và dôi dư cao, hiệu quả sản xuất – kinh doanh thấp, nhiều xí nghiệp quốc doanh thua lỗ triền miên, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình hình đó tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ly' luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có sự thay đổi căn bản. Trước hết là sự thừa nhận sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế; kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thừa nhận kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế đa thành phần. Khi thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế nhà nước cũng được đổi mới. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta tiếp tục khẳng định đương lối đổi mới, bổ sung và làm rõ thêm khái niệm kinh tế nhà nước. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, tới nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm kinh tế nhàn nước. Trước hết, cần làm rõ khái niệm “ tài sản thuộc sở hữu nhà nước” hay “tài sản nhà nước”, “ kinh tế nhà nước” và thành phần kinh tế nhà nước. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước là phần tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu. Do đó Nhà nước co quyền định đoạt, quản ly' , sử dụng các lực lượng vật chất đó và kết quả kinh tế do các lực lượng vật chất đó đem lại theo mục đích đã định. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước có phạm vi rộng, gồm nhiều bộ phận hợp thành. Đó là tài sản trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước, như hệ thống kết cấu hạ tầng, các loại tài nguyên (đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời… ), ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm, hệ thống thông tinh kinh tế của nhà nước, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khá, tài sản của Nhà nước trong các tổ chức sự nghiệp, sự nghiệp kinh tế của Nhà nước, những giá trị vật chất và tinh thần thu được nhờ việc phân phối lại thu nhập quốc dân. Thành phần kinh tế nhà nước là nói tới quan hệ sản xuất đặt trên nền tảng sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Thành phần kinh tế là phạm trù kinh tế chính trị dùng để nhận thức tổng thể kết cấu kinh tế - xã hội. Thành phần kinh tế nhà nước là một trong 6 thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đại diện cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước là khu vực kinh tế do Nhà nước nắm giữ, dựa trên cơ sở quan trọng là sở hữu của nhà nước. Hay nói cách khác kinh tế nhà nước là toàn bộ hoạt động kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, trên cơ sở đó Nhà nước có quyền quản ly, sử dụng hiệu quả kinh tế do lực lượng kinh tế của Nhà nước mang lại. Kinh tế nhà nước phải là và bao gồm những hoạt động kinh tế mà Nhà nước là chủ thể, có quyền tổ chức, chi phối hoạt động theo hướng đã định. Khác với tài sản thuộc sở hữu nhà nước - ở dạng “tĩnh”, khu vực kinh tế nhà nước nói ở dạng “động”. Như vậy tài nguyên chưa khai thác trong lòng đất cũng là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng chưa phải là kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước là bộ phận quan trọng, có tác dụng thiết thực trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, tùy theo chủ trương chính sách và điều kiện cụ thể của mỗi nước là khu vực kinh tế này có vị trí, vai trò phạm vi và mức độ hoạt động khác nhau. Chính khu vực kinh tế nhà nước và những đóng góp của tất cả các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân đã tạo nên sức mạnh vật chất mà Nhà nước có trong tay. Kinh tế nhà nước được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau với các hình thức tổ chức tương ứng, như hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, các hoạt động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội mà ở đó Nhà nước biểu hiện như một chủ sở hữu, chủ thể kinh doanh, người tham gia. Nghĩa là kinh tế nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. 3)Các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước: Nếu xét theo lĩnh vực hoạt động, thì khu vực kinh tế nhà nước bao gồm các hoạt động kinh tế của nhà nước trong việc: _ Quản ly', khai thác, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội. _Đầu tư, quản ly' và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường sá, bãi, cảng, các khu công nghiệp tập trung, …) nhằm tạo điều kiện chung thuận lợi cho kinh tế phát triển. _Các hoạt động trong công nghiệp; nông nghiệp; thương mại; dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, dự trữ quốc gia… Hoạt động bảo hiểm cũng là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước – thực hiện chế độ bảo hiểm do Nhà nước quy định đối với khu vực kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác nhằm bảo đảm hoạt động kinh tế - xã hội bình thường trong những điều kiện bị tổn thất do rủi ro khách quan. Tất cả lĩnh vực hoạt động trên có thể gộp thành 2 nhóm lớn: _Hoạt động trực tiếp trong sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. _Hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội. Về hình thức tổ chức, khu vực kinh tế nhà nước bao gồm nhiều bộ phận hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước ở một mức độ nhất định. Cụ thể như sau: _Ngân sách nhà nước: thực hiện chức năng thu chi ngân sách và có nhiệm vụ điều chỉnh, quản ly', kiểm soát các hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế - xã hội đã định. _Ngân hàng nhà nước: có tác dụng điều chỉnh, quản ly', kiểm soát các hoạt động kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế, xã hội. _Kho bạc nhà nước: Với chức năng quản ly' quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, đồng thời kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách cho những mục đích khác nhau. _Các quỹ dự trữ quốc gia: Là một bộ phận của khu vực kinh tế nhà nước, nhằm đảm bảo cho khu vực này hoạt động bình thường trong mọi tình huống, là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết, quản ly', bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội. _Các tổ chức sự nghiệp có thu: hoạt động gần giống như doanh nghiệp nhà nước trong cung ứng một số dịch vụ công, đặc biệt trong giáo dục, y tế, dịch vụ hành chính công. _Hệ thống doanh nghiệp nhà nước: theo luật Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam năm 1995, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản ly, hoạt động kinh doanh hoặc công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi do doanh nghiệp quản ly'. Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chính yếu của khu vực kinh tế nhà nước – một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Mặc dù đã có định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước như vậy nhưng khi giải thích luật còn có nhiều y‎ kiến khác nhau xung quanh mức độ đầu tư vốn của Nhà nước vào một doanh nghiệp để có thể coi doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhà nước. Theo y' ‎kiến của chúng tôi, một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp nhà nước khi có 3 điều kiện: Thứ nhất, nhà nước là cổ đông chính – có thể nhà nước sở hữu 100% vốn, sở hữu cổ phần chi phối, hoặc sở hữu cổ phần đặc biệt (cổ phần quy định quyền quản ly của Nhà nước). Ngày nay, sự đan xen các hình thức sở hữu đối với các loại hình doanh nghiệp đã trở thành xu thế chung của mọi nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Vấn đề là ở chỗ hình thức sở hữu nào chiếm ưu thế trong sự đan xen ấy sẽ quy đinh tính chất của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa hoặc doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm tỉ lệ cổ phần chi phối cho nên Nhà nước là chủ sở hữu cơ bản nhất, từ đó cổ đông nhà nước sẽ nắm quyền quyết định trong hội đồng quản trị. Như vậy lợi ích nhà nước sẽ được đảm bảo do có cổ phần áp đảo. Thứ hai, doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để bán. Thứ ba, có hạch toán lỗ lãi. Nếu thiếu điều kiện 1 thì đó là doanh nghiệp tư nhân, thiếu điều kiện 2 và 3 thì không phải là doanh nghiệp mà là cơ quan nhà nước. Nếu xét theo mục tiêu hoạt động thì các doanh nghiệp nhà nước được chia thành 3 nhóm với những tiêu chí tương ứng để đánh giá kết quả hoạt động : Nhóm I – nhóm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích – hoạt động theo các chính sách xã hội của Nhà nước phục vụ cho lợi ích trực tiếp của toàn xã hội hay lợi ích công cộng – chuyên sản xuất hàng quốc phòng an ninh, y tế công đồng văn hóa,…Mục đích hoạt động của nhóm này không phải vì lợi nhuận nên không thể lấy lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế làm thước đo. Tiêu chí đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhóm này là hiệu quả chính trị - xã hội, tức là sự ổn định và an toàn xã hội gắn với môi trường chính trị, kinh tế và xã hội. Sự hoạt động của các doanh nghiệp nhóm này dựa chủ yếu vào sự bao cấp tài chính của Nhà nước. Nhà nước giao vốn và chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu sự quản ly' trực tiếp của Nhà nước, sản xuất theo kế hoạch và đơn đặt hàng của Nhà nước. Nhóm II – nhóm các doanh nghiệp nhà nước bán công ích – sản xuất kinh doanh hàng hóa công ích. Về thực chất, hoạt động của nhóm này là bán kinh doanh, là loại doanh nghiệp nửa bao cấp, nửa kinh doanh. Để đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp nhóm này cần căn cứ vào kết quả thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động và xã hội, như phúc lợi xã hội hay việc đáp ứng các hàng hóa công ích cho nhu cầu chung. Nhóm III – nhóm doanh nghiệp nhà nước thuần túy kinh tế. Mục đích hoạt động của nhóm này là sản xuất và kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu như nhóm thứ hai chỉ trong chừng mực nào đó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường thì nhóm này hoạt động hoàn toàn bình đẳng với các chủ thể ở các thành phần kinh tế khác trong cạnh tranh trên thị trường. Đối với doanh nghiệp nhà nước loại này, Nhà nước giao vốn ban đầu, doanh nghiệp tự chủ sản xuất, bảo tồn và phát triển vốn. Sự bảo toàn vốn và mức sinh lợi theo vốn trong sản xuất và kinh doanh là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc nhóm này. Xuất phát từ những yếu tố trên, đối với mỗi nhóm (loại hình) doanh nghiệp cần có một cơ chế quản l‎y' đặc thù riêng. Ngoài các loại hình tổ chức hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước nói trên, còn có phần vốn hay cổ phần nhà nước thấp hơn mức khống chế hoạt động ở các doanh nghiệp cổ phần hay liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp này không được gọi là doanh nghiệp nhà nước. Hình thức đầu tư này nhằm tăng thêm tiềm lực và vai trò định hướng, chi phối của khu vực kinh tế nhà nước. Như vậy, khu vực kinh tế nhà nước là một khu vực rộng lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các bộ phận của khu vực kinh tế nhà nước tuy có nhiệm vụ, chức năng cụ thể khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống kinh tế nhà nước thống nhất và hoạt động theo một thể chế thống nhất do nhà nước quy định. Khi nói đến khu vực kinh tế, phải nói đến toàn bộ hoạt động của kinh tế Nhà nước. Đánh giá hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước là xét trên tổng thể đó chứ không chỉ căn cứ vào bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Chỉ với cách hiểu đầy đủ như vậy chúng ta mới có cơ sở để tìm ra các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp ly để tái sản xuất được được quan hệ sở hữu nhà nước trong quá trình tái sản xuất xã hội; mặt khác, thông qua sự lớn mạnh của nó mà giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và dần dần cải tổ toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở tiềm lực kinh tế nhà nước vững chắc. 4)Vị trí và vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lưc lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản ly' vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Như vậy, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng, yêu cầu đúng đối với doanh nghiệp nhà nước và trên cơ sở đó tìm biện pháp, chính sách, cơ chế phù hợp, hữu hiệu để thúc đẩy nó phát triển. Trước hết cần thống nhất một số quan điểm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Thứ nhất, nói đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là muốn nói đến vai trò quyết định của nó đối với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là vai trò trung tâm tác động, chi phối và định hướng sự vận động của các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, khi nói đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên hiểu vai trò đó là của cả hệ thống kinh tế nhà nước, trong đó, các doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà nước và có thể coi đây là bộ phận chủ lực của kinh tế nhà nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần có thể được cụ thể hóa trên một số mặt chủ yếu sau: Một là, kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển các thành phần kinh tế khác, thể hiện ở chỗ : _Kinh tế nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo con đường xã hội chủ nghĩa; chính quyết định này là để mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo. _Kinh tế nhà nước đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng khác để tạo điều kiện, mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. _Kinh tế nhà nước được tiến hành cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, liên doanh liên doanh liên kết với tư nhân trong và ngoài nước, với các thành phần kinh tế khác;việc làm này chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Ở đây cần chú y: chúng ta cổ phần hóa chứ không phải tư nhân hóa, cổ phần hóa nhưng nhà nước phải giữ một tỷ lệ cổ phần khống chế và chỉ cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước không giữ vị trí quan trọng, yết hầu của nền kinh tế. Việc cổ phần hóa, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác là nhằm mục đích mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển, song phải nhớ một điều là kinh tế nhà nước phải luôn giữ vai trò quyết định xu hướng phát triển, vai trò trung tâm cuốn hút, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác đi vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, nếu rời bỏ vai trò này sẽ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều này biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc thực hiện nộp thuế… đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Ba là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn được thể hiện ở vai trò hợp tác, tọ điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế nhà nước luôn có một bộ phận là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn vào các hoạt động kinh tế. Chính thông qua hoạt động này, doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ để các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước đảm nhận những lĩnh vực vốn lớn, thu hồi vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không đủ sức làm hoặc không muốn làm, như việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, đường sá, điện nước…Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác, kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước để hoạch định các chính sách quản ly vĩ mô vừa hỗ trợ vừa giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn như các chính sách về tài chính, thực hiện lãi suất cho vay ưu đãi, thuế, chính sách mậu dịch, hải quan để bảo vệ sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước…Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh. Bốn là, vai trò chủ đạo của nhà nước còn biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản ly cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sực mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước, tạo thành một lưc lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là lưc lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước, là công cụ và là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Như vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói lên vai trò trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Song việc qu‎yết định xu hướng vận động đó không phải bằng y' muốn chủ quan, mà phải bằng sức mạnh của lực lượng vật chất. Do đó, điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo là kinh tế nhà nước phải có một thực lực kinh tế đủ mạnh, với một cơ chế quản ly' thích hợp, có khả năng phát huy sức mạnh cộng hưởng của các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước. 5) Thực trạng của kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay: Có thể nói, ở nước ta cho đến nay kinh tế nhà nước vẫn là lực lượng kinh tế mạnh, giữ những khâu then chốt nhất trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù hệ thống doanh nghiệp nhà nước có sự thu gọn đầu mối đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng của nó vẫn gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân (giai đoạn 1991- 1995) và cao hơn tốc độ của khu vực tư nhân (không kể đầu tư nước ngoài). Mặt khác sự chiếm lĩnh của kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đầu tư mới, xuất nhập khẩu, công nghiệp lớn và liên doanh, hợp tác với nước ngoài đã đóng góp rất lớn và thành công của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới cũng như ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân. Nhờ đầu tư, tín dụng nhà nước nên nhiều vùng núi, vùng xa và vùng đồng bào khó khăn nước ta đã tạo được điều kiện mở mang ngành nghề, tìm kiếm thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa và thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, hình thành các trung tâm văn hóa mới…Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, được suy tôn đơn vị anh hùng và là tấm gương cho các thành phần kinh tế khác. Nhìn chung, kinh tế nhà nước được đánh giá cao ở giác độ làm nền tảng cho công cuộc chuyển đổi thành công ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhiệm vụ mà khu vực kinh tế nhà nước phải gánh vác thì hiện tại ở khu vực kinh tế này vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: Yếu kém thứ nhất là, năng lực cạnh tranh, hiệu quả chung của kinh tế nhà nước chưa cao và gần đây lại có xu hướng giảm đi. Tình trạng không hiệu quả của số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước đã làm một mặt thất thoát mất vốn nhà nước, mặt khác tạo ra ấn tượng không tốt đẹp vể khu vực này. Yếu kém thứ hai là, cơ cấu kinh tế nhà nước còn bất hợp ly', chưa thể hiện rõ là hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù khu vực kinh tế nhà nước và hệ thống doanh nghiệp nhà nước được giao đảm đương vai trò vô cùng quan tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35740.doc
Tài liệu liên quan