BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Trang
PHỤ LỤC
ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Trang
ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp suốt thời
gian qua đã nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn,
227 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM
đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn văn phòng Khoa Văn, Phòng Khoa học Công nghệ -
Sau Đại học Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM; Các cấp lãnh đạo,
Sở Giáo Dục - Đào tạo tỉnh An Giang, Trường THPT Chu Văn An -
An Giang cùng gia đình và bạn bè… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả luận văn.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Tổng quan về tộc người Mường và truyện thơ
trữ tình Mường 9
1.1. Vài nét về tộc người Mường 9
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường 9
1.1.2. Nền kinh tế - xã hội - văn hóa Mường 12
1.2. Giới thiệu chung về truyện thơ trữ tình Mường 21
1.2.1. Về nền văn học dân gian Mường 21
1.2.2. Về truyện thơ trữ tình Mường 24
1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát 29
Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường 39
2.1. Truyện thơ trữ tình Mường phản ánh bức tranh
hiện thực Mường 39
2.1.1. Ca ngợi xứ sở Mường giàu đẹp, trù phú 39
2.1.2. Sự bóc lột, áp bức của chế độ lang đạo Mường 42
2.1.3. Cuộc sống xa hoa của tầng lớp lang đạo Mường 46
2.1.4. Tư tưởng trọng nam khinh nữ 50
2.1.5. Quyền thế cha mẹ trong tình yêu con trẻ 56
2.1.6. Một số phong tục, tập quán Mường 62
2.2. Truyện thơ trữ tình Mường mang đậm giá trị nhân đạo,
nhân văn 65
2.2.1. Ca ngợi những con người nhân ái 65
2.2.2. Những mối tình cao đẹp 71
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1. Cốt truyện truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1.1. Sự hình thành cốt truyện 91
3.1.2. Mô hình cốt truyện 98
3.1.3. Một số môtip thường gặp trong cốt truyện 104
3.2. Nhân vật truyện thơ trữ tình Mường 112
3.2.1. Nhân vật nữ chính 115
3.2.2. Nhân vật nam chính 122
3.3. Ngôn ngữ truyện thơ trữ tình Mường 125
3.3.1. Các biện pháp tu từ nổi bật 125
3.3.2. Các nhóm dòng thơ chức năng 130
3.3.3. Ý nghĩa các con số trong truyện thơ trữ tình Mường 141
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG: Đại học Quốc gia
Nxb: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội
THCN: Trung học chuyên nghiệp
THPT: Trung học phổ thông
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTTT: Truyện thơ trữ tình
VHDG: Văn học dân gian
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sự phân tầng xã hội trong thể chế xã hội Mường 14
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Mai Trí -
Bùi Thiện sưu tầm và văn bản của Đinh Văn Ân
sưu tầm 31
Bảng 1.3. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Bùi Thiện
và văn bản của Minh Hiệu sưu tầm 34
Bảng 1.4. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Cao Sơn Hải
sưu tầm và văn bản của Minh Hiệu sưu tầm 35
Bảng 3.1. So sánh sự gần gũi giữa lời thơ trong TTTT Mường
và lời dân ca Mường 93
Bảng 3.2. Thống kê mô hình cốt truyện truyện thơ các dân tộc 100
Bảng 3.3. Thống kê tần số xuất hiện các con số trong TTTT Mường 141
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp các môtip xuất hiện trong truyện thơ
trữ tình Mường 1
Phụ lục 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện thủ pháp so sánh trong
truyện thơ trữ tình Mường 3
Phụ lục 3. Bảng thống kê tần số xuất hiện biện pháp điệp trong
truyện thơ trữ tình Mường 10
Phụ lục 4. Một số đoạn thơ đặc sắc trong truyện thơ trữ tình Mường 54
1. Ú t Lót - Hồ Liêu 54
2. Vườn hoa núi Cối 59
3. Nàng Ờm - Bồng Hương 67
4. Nàng Nga - Hai Mối 72
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các môtip trong truyện thơ trữ tình Mường 1
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các môtip trong truyện thơ các dân tộc 2
Bảng 2.1. Bảng thống kê thủ pháp so sánh trong truyện thơ trữ
tình Mường 3
Bảng 3.1. Bảng thống kê tần số biện pháp điệp xuất hiện trong
truyện thơ trữ tình Mường 10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bảo tồn di sản văn hĩa truyền thống là vấn đề chung của các dân tộc
thiểu số và cũng là vấn đề đặt ra đối với người Việt, trong bối cảnh mà các
châu lục, quốc gia, tộc người, tơn giáo đều phải đối mặt với quá trình tồn cầu
hĩa và sự gia tốc của nĩ. Làm thế nào để hội nhập mà khơng hịa tan. Làm thế
nào để giữ gìn được những đặc trưng văn hĩa của từng tộc người. Vấn đề bảo
tồn văn hĩa dân tộc Mường cĩ phần khác biệt hơn so với các dân tộc thiểu số
khác trên đất Việt Nam. Vì người Mường vốn chung huyết thống, ngơn ngữ,
văn hĩa… với người Việt ở thời cận đại. Vì chung cội nguồn nên những cái
gọi là tiến bộ, hiện đại hĩa… rất dễ làm mất đi bản sắc văn hĩa, bản sắc dân
tộc độc đáo của tộc người Mường. Các giá trị văn hĩa bản địa của người
Mường cần phải được bảo vệ, đồng thời phát huy những giá trị tinh hoa của
dân tộc Mường cịn sĩt lại trong văn hĩa tộc người, đặc biệt là trong lĩnh vực
văn học dân gian (VHDG). Văn học dân gian là một mảng rất rộng, nĩ bao
trùm tất cả các giá trị cổ xưa của tộc người Mường.
Truyện thơ là loại hình văn học truyền miệng rất phổ biến trong nền
VHDG các dân tộc ở Việt Nam và cả ở Đơng Nam Á. Truyện thơ chứa đựng
những giá trị văn hĩa lớn, những vấn đề đặc trưng của một dân tộc. Hiện nay
việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hĩa, văn học, đặc biệt là thể loại
truyện thơ các dân tộc thiểu số đang đặt ra nhiều vấn đề cho ngành folklore
học Việt Nam. Những biến đổi về kinh tế - văn hĩa - xã hội thời kỳ đổi mới
đang gia tăng gấp bội nguy cơ thất tán, mai một những sáng tạo văn học quý
giá này. Đĩ là lý do khiến chúng tơi chọn đề tài “Đặc điểm truyện thơ trữ tình
Mường” với mong muốn gĩp phần giữ gìn, phát huy di sản văn hĩa truyện thơ
của dân tộc Mường, cũng chính là làm giàu thêm vốn văn hĩa truyện thơ các
dân tộc thiểu số Việt Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Việc sưu tầm, nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số hiện nay đang
được khẩn trương thực hiện. Các đề tài về sự hình thành, phát triển nội dung,
thi pháp của loại hình nay được nhận thức theo chiều hướng đầy đủ, tồn diện
hơn. Xuất phát từ suy nghĩ: Cĩ những áng truyện thơ trữ tình mượt mà, thấm
đượm nghĩa tình nhưng chưa được nghiên cứu chuyên sâu, chúng tơi tập trung
khám phá những truyện thơ trữ tình của một dân tộc bản địa sinh sống lâu đời
trên đất Việt: dân tộc Mường. Từ những kết quả khảo sát ở văn bản và nghiên
cứu, luận văn nhằm nhận diện những đặc điểm cơ bản nhất về nội dung được
phản ánh trong tác phẩm. Thơng qua đĩ phát hiện những giá trị nghệ thuật
như cốt truyện, nhân vật, ngơn ngữ của truyện thơ trữ tình Mường (TTTT
Mường). Với những nỗ lực và kết quả của việc nghiên cứu, chúng tơi mong
muốn gĩp phần tìm hiểu thể loại TTTT Mường, gĩp phần tìm hiểu văn học,
văn hĩa tộc người Mường nĩi riêng, văn học, văn hĩa các dân tộc ít người nĩi
chung. Gĩp phần gìn giữ, bảo vệ những di sản văn hĩa dân tộc trước những
biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hĩa hiện nay là ý nghĩa thực tiễn mà luận văn
mong muốn đạt được.
3. Lịch sử vấn đề.
Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, TTTT Mường đã được các
nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 1964, Báo Văn nghệ số 51, Đào Xuân Quý cĩ bài “Đọc truyện thơ
Mường”, tác giả hoan nghênh nhiệt liệt trước sự kiện truyện thơ Mường được
xuất bản. Tác giả bắt gặp cái đậm đà thắm thiết, sâu sắc của những bản tình
ca. Tác giả ca ngơi cái đẹp của câu thơ, sự quyết liệt của những con người
chung thủy. Đặc biệt tác giả hết lời khen ngợi truyện thơ “Nàng Ờm - Bồng
Hương”, vì đĩ là bản cáo trạng sắc sảo. Tác giả bộc bạch những tâm tình rất
chân thành với độc giả: “Tơi trích truyện thơ Nàng Ờm - Bồng Hương đã
nhiều mà vẫn cịn muốn trích nữa”. Lời tâm tình này đã mặc nhiên cơng nhận
đây là một tuyệt tác của người Mường.
Năm 1989, tác phẩm “Thơ một thời” của giáo sư Hồng Như Mai được
Nhà xuất bản Tiền Giang ấn hành, trong đĩ cĩ một tiêu đề gây xúc động độc
giả, “Một bản tình ca não nùng của dân tộc Mường”. Hồng Như Mai đã phát
hiện những tinh túy, đặc sắc về tình cảm lứa đơi của dân tộc Mường, lời thơ
mộc mạc, giản dị, chân thành đã lơi cuốn người đọc. Hồng Như Mai nhan
định truyện thơ “Nàng Ờm - Bồng Hương” là “Một cơng trình nghệ thuật
tuyệt mỹ, để nĩi lên một lời cầu xin cho con người được giải phĩng, để khơng
ai phải chết vì mối tình tuyệt vọng, mặc dù cái chết ấy cĩ khi cung cấp cho
văn chương những tác phẩm bất hủ”.
Năm 1995, trong Lời giới thiệu quyển Tuyển tập truyện thơ dân gian
Mường, tác giả Bùi Thiện nhận xét TTTT Mường:
Cùng với phương pháp tự sự, dù thần thoại hay hiện thực đều kết
hợp với chất trữ tình được miêu tả nhẹ nhàng, tươi mát, dí dỏm mà
sâu lắng gây được cảm xúc mạnh mẽ. Nghệ thuật cấu trúc thơ kết
hợp giữa vần chân với vần lưng, điệp ngữ và gián cách… hợp với
khi sử dụng, họ cĩ thể cất giọng ngâm nga thành giai điệu, hoặc
ơng mo hát theo điệu mo kể chuyện.
Năm 1999, trong quyển VHDG Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên, tác
giả Võ Quang Nhơn cho rằng:
Truyện thơ trữ tình chủ yếu nêu lên vấn đề hạnh phúc lứa đơi trong
phạm vi sinh hoạt gia đình. Nhưng vấn đề truyện thơ trữ tình nêu
lên cĩ ý nghĩa phổ biến và cĩ tính nhân đạo sâu sắc; đĩ là tiếng nĩi
đấu tranh cho tình yêu tự do, một địi hỏi chính đáng và cấp thiết
của thế hệ trẻ trong xã hội cũ.
Năm 2003, trong một cơng trình nghiên cứu về “Truyện thơ” của Phan
Đăng Nhật, nhằm phục vụ cho việc phân loại truyện thơ về đề tài tình yêu đơi
lứa của các dân tộc thiểu số. Tác giả chọn truyện thơ “Út Lĩt - Hồ Liêu”, đây
là một trong những truyện thơ dân gian Mường được nhắc đến nhiều nhất:
Cĩ thể nĩi từ khi ở trong nơi, mỗi người Mường được nghe, được hát
về Út Lĩt - Hồ Liêu. Đến tuổi bắt đầu nhận xét ít nhiều về cảnh vật
xung quanh, họ lại được bà mẹ kể cho nghe về sự tích đàn bướm lạc
tháng ba, năm năm lại tái sinh và bay qua bay lại dập dờn đơng vơ
kể ở các nẻo rừng, về con cày cun rũ rượi, buồn bã đáng thương như
người tiếc nuối điều gì đến trọn kiếp.
Năm 2004, trong Tự điển văn học (Bộ mới), tác giả Trần Gia Linh nhận
xét về truyện thơ Mường như sau:
Truyện thơ Mường rất gần gũi với ca dao dân ca. Tác giả dân gian
đã tiếp thu những giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình
VHDG khác, kết hợp thành thể loại truyện thơ đặc sắc… Cĩ thể nĩi
truyện thơ Mường là khâu chuyển tiếp từ VHDG sang văn học
thành văn. Cũng cĩ thể nĩi truyện thơ Mường là bước phát triển
cao nhất của văn hoc dân tộc Mường trước 1945…
Mặc dù, TTTT Mường ít được sự chú ý của giới nghiên cứu khoa học
nhưng khơng phải khơng cĩ. Các tác giả đều phát hiện được cái hay, cái tinh
túy ở TTTT Mường. Mỗi tác giả chỉ nghiên cứu một tác phẩm và với cái nhìn
khái quát nhất hoặc đưa ra lời nhận xét chung về truyện thơ Mường. Chính từ
những ý kiến, nhận xét của các nhà nghiên cứu giúp chúng tơi cĩ cái nhìn
tổng thể về TTTT Mường, là cơ sở nghiên cứu kỹ hơn về bốn truyện thơ chọn
khảo sát cả về đặc điểm nội dung và thành tựu nghệ thuật.
Bên cạnh đĩ, cơng tác sưu tầm truyện thơ Mường được quan tâm hơn so
với truyện thơ các dân tộc ít người khác. Với sự ra đời của các cơng trình về
truyện thơ Mường như: Truyện thơ Mường năm 1963, Nxb Văn Học được
Minh Hiệu - Hồng Anh Nhân giới thiệu; Tráng Đồng năm 1976, Nxb Văn
Hĩa được Mai Trí - Bùi Thiện giới thiệu; Tuyển tập truyện thơ Mường (3 tập)
năm 1986, Nxb KHXH, Hà Nội; Tuyển tập truyện thơ dân gian Mường năm
1995, Nxb Văn hĩa dân tộc; Tuyển tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu so
- Phần truyện thơ tập IV, 1999, Vien Văn học, Nxb Giáo dục… đã gợi mở
những vấn đề mới về một di sản truyện thơ cịn ít được biết đến của dân tộc
Mường.
4. Phạm vi đề tài.
Do năng lực nghiên cứu cịn hạn chế và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên
việc đi sâu khai thác tất cả các TTTT Mường là điều khơng thực hiện được.
Trong khả năng cho phép, người viết chỉ tập trung tìm hiểu đặc điểm TTTT
Mường được chọn lọc qua bốn tác phẩm tiêu biểu:
Út Lĩt - Hồ Liêu
Vườn hoa núi Cối
Nàng Ờm - Bồng Hương
Nàng Nga - Hai Mối.
Tất cả được tuyển chọn trong “Tổng tập Văn Học Dân Gian các dân tộc
thiểu số” (Tập IV - Truyện thơ) của Viện Văn học, Nxb Giáo dục, 1999.
5. Phương pháp thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng những phương pháp
sau:
- Phương pháp thống kê: Tiến hành thao tác thống kê tần số xuất hiện:
các mơtip thường gặp, các con số, những biện pháp nghệ thuật… trong từng
tác phẩm để thấy được giá trị của nĩ.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh
trong bức tranh xã hội hiện thực Mường, sau đĩ tổng hợp khái quát lại để cĩ
cái nhìn tồn diện hơn về con người và xã hội Mường cũ.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp so sánh - đối chiếu
được vận dụng trong luận văn nhằm làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội
Mường cĩ điểm gì giống và khác với bối cảnh xã hội của các dân tộc khác.
Ngồi ra chúng tơi cịn tiến hành so sánh về cốt truyện, các mơtip và về
phương diện ngơn ngữ trong TTTT Mường với TTTT các dân tộc khác, để từ
đĩ tìm thấy đặc thù riêng của dân tộc Mường cũng như nét chung của các dân
tộc thiểu số qua thể loại truyện thơ. Việc làm này cũng giúp phát hiện những
giá trị nghệ thuật của TTTT Mường.
- Phương pháp văn hĩa học: dựa trên nền tảng kiến thức về văn hĩa để
nghiên cứu văn học, nghĩa là xuất phát từ những hiểu biết về những nét đặc
trưng nhất của dân tộc Mường để tìm hiểu về TTTT Mường.
6. Những đĩng gĩp mới của luận văn:
Luận văn bước đầu nghiên cứu một cách sơ bộ về đặc điểm của nhĩm
TTTT Mường, qua 4 tác phẩm được nhân dân Mường yêu thích. Trong luận
văn này, người viết cố gắng xác định những đặc điểm cơ bản nhất của TTTT
Mường cả về nội dung và nghệ thuật, gĩp phần nghiên cứu TTTT Mường
trong sự đối sánh với TTTT các dân tộc khác.
7. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm cĩ kết cấu như sau: phần mở đầu, kết luận và 3 chương
chính:
Chương 1. Tổng quan về tộc người Mường và truyện thơ trữ tình
Mường.
Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường.
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường.
Ngồi ra cịn cĩ Thư mục tham khảo và 4 phần phụ lục sau:
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp các mơtip xuất hiện trong truyện thơ
trữ tình Mường.
Phụ lục 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện của biện pháp nghệ
thuật so sánh trong truyện thơ trữ tình Mường.
Phụ lục 3. Bảng thống kê tần số xuất hiện của biện pháp điệp ngữ
trong truyện thơ trữ tình Mường.
Phụ lục 4. Một số đoạn thơ tiêu biểu của truyện thơ trữ tình
Mường.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI MƯỜNG
VÀ TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
Mục đích của chương này là phác qua một cái nhìn tổng quát về người
Mường ở Việt Nam và bộ phận TTTT Mường trong đĩ cĩ bốn truyện thơ mà
luận văn chọn làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp.
1.1.Vài nét về tộc người Mường:
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường.
Huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt Nam là truyền thuyết “Con
Rồng - cháu Tiên”, “Con Lạc cháu Hồng” được ghi lại lần đầu tiên thành
truyện họ Hồng Bàng trong sách “Lĩnh Nam chích quái”.
Theo huyền thoại này: Mẹ Tiên Âu (Âu Cơ) là tiên trên núi xuống đã kết
duyên với Bố Rồng Lạc (Lạc Long Quân) từ dưới biển lên, sinh trăm trứng,
nở trăm con trai. Sau chia đơi, năm mươi con theo mẹ lên núi và tơn người
con trai trưởng len làm vua (Vua Hùng), lập ra nước Văn Lang - quốc gia cổ
đại sơ khai của Việt Nam. Cịn năm mươi người con trai khác theo cha xuống
lap nghiệp ở vùng sơng biển. NÚI - BIỂN; MẸ - BỐ tạo nên một quốc gia
Văn Lang thịnh vượng.
Huyền thoại của người Mường thì nĩi rằng nàng Hưu Cơ (Âu Cơ) kết
duyên với chàng Cá (Long Vương) sinh ra một trăm con, sau năm mươi con
theo mẹ lên núi sinh ra dịng vua áo Chàm (người Mường), năm mươi con
theo cha xuống biển sinh ra dịng vua áo vàng (người Kinh).
Giáo sư tiến sĩ Mỹ Keith Weller Taylor trong tác phẩm nổi tiếng “Sự sinh
thành của Việt Nam” đã bình luận về huyền thoại khởi nguyên này về phương
diện nhà nước pháp quyền như sau:
Cái ý tưởng về một vị thần linh từ NƯỚC (BIỂN) lên xây dựng
nguồn cội cho một quyền lực chính trị và pháp quyền, tham dự vào
việc hình thành cư dân Việt Nam từ thời tiền sử, là một ám thị sớm
nhất về một quan niệm rằng: Người Việt Nam là một nhân dân riêng
biệt và tự ý thức. Ý tưởng đĩ được tạo hình ở nghệ thuật Đơng Sơn,
trên trống đồng với chim biển và các lồi thủy tộc bao quanh các con
thuyền chuyên chở chiến sĩ [103].
Dân tộc Mường cư trú trên một địa bàn rộng suốt từ phía Tây Hồng Liên
Sơn, Vĩnh Phú, Sơn La, Hịa Bình, Hà Nam Ninh vào đến tận phía Tây Thanh
Hĩa và Nghệ An. Căn cứ vào nhiều ngành khoa học, người Mường và người
Kinh vốn là anh em cùng một ơng tổ trực tiếp, là người Lạc Việt thời Hùng
Vương. Đồng bào Mường cĩ cuộc sống của một cư dân nơng nghiệp vùng
bán sơn địa. Đĩ là cuộc sống ổn định, quy củ, khơng được thiên nhiên ưu đãi
như vùng đồng bào Thái nhưng cũng khơng quá gay go như vùng đồng bào
Kinh “đất chật người đơng”. Đồng bào Mường cĩ lối sống giản dị, thiết thực,
ưa thích những biểu hiện rõ ràng, chất phác. Những nét đặc trưng ấy được thể
hiện ngay trong phong cách âm nhạc Mường, được GS. Tơ Ngọc Thanh nhận
xét: “Giản dị mà khơng đơn sơ, thiết thực nhưng khơng thực dụng, rõ ràng
khúc chiết nhưng khơng thơ thiển, chất phác mà khơng nơng cạn”[83].
Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào các tài liệu khoa học khác nhau đã đi
đến nhận định: Người Việt và người Mường vốn cĩ chung một nguồn gốc. Về
nhân chủng, hai nhĩm Việt - Mường cùng chung những đặc điểm nhân chủng
trong nhĩm Nam Á thuộc tiểu chủng Mơngơlơit Phương Nam. Tuy vấn đề về
nguồn gốc người Việt - Mường hiện nay cịn tiếp tục nghiên cứu, song hầu
hết các nhà khoa học đều cho rằng: Họ là những cư dân bản địa, tổ tiên người
Việt Mường là người Lạc Việt, chủ nhân của văn hĩa Đơng Sơn nổi tiếng. Do
đĩ cĩ cơ sở để cho rằng vào thời các vua Hùng hoặc vào thời đại đồng thau,
và cả giai đoạn tiếp theo, Việt - Mường cịn là một khối thống nhất.
Căn cứ theo các tài liệu ngơn ngữ, lịch sử thì từ thế kỷ VIII trở về trước
hai dân tộc Việt - Mường cĩ một tiếng nĩi chung. Vào đầu thế kỷ X, khi kinh
đơ chuyển từ trung tâm Mường là Hoa Lư về Thăng Long (năm 1010) thì lúc
ấy tiếng Việt mới tách khỏi tiếng Mường thành hai ngơn ngữ riêng. Trước đĩ,
người Việt và người Mường cĩ ngơn ngữ chung với hai phương ngữ: phương
ngữ Kinh ở đồng bằng sơng Hồng và phương ngữ Mường ở vùng gần chân
núi phía Tây - Tây Bắc sơng Hồng.
Người Mường tự gọi tộc danh của mình là Mol, Mon, Moan, Mual (nghĩa
là người). Cịn tên tộc danh Mường là về sau này, khi đồng bào canh tác
ruộng lúa nước, mỗi đơn vị cư trú làm hệ thống mương dẫn nước tưới tiêu. Từ
hệ thống mương dẫn nước dần dần thành đơn vị hành chính cư trú. Mường trở
thành tộc danh của một dân tộc ít người ở Việt Nam.
Người Việt - người Mường vốn cùng chung một goc, gọi chung là nhĩm
Việt - Mường, chỉ mới tách ra thành hai tộc người khác nhau từ những thế kỷ
đầu cơng nguyên. Trong khi bộ phận người Việt xuống vùng đồng bằng và
ven biển thì bộ phận người Mường ở lại các vùng thung lũng và chân các dãy
núi Tây Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ vừa làm ruộng nước vừa làm ruộng
nương. Theo số liệu điều tra dân số cơng bố năm 2001 của Tổng cục Thống
kê thì dân tộc Mường cĩ 1.137.515 người cư trú ở các tỉnh Hịa Bình, Phú
Thọ, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hĩa, Ninh Bình. Nhưng tập trung
đơng nhất ở tỉnh Hịa Bình, nơi cĩ bốn vựa thĩc lớn, bốn vùng tiêu biểu về
lịch sử, văn hĩa, xã hội của người Mường được ghi trong câu tục ngữ cổ:
“Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” (1)
1.1.2. Về kinh tế - xã hội - văn hĩa.
1.1.2.1. Kinh tế
Người Mường làm ruộng từ lâu đời và sống định canh định cư. Nghề
nơng chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây lương thực chủ
yếu.
Người Mường trồng lúa khá nhiều trên ruộng bậc thang.Trong cơng việc
đồng áng, cĩ thể nĩi người Mường cĩ nhiều kinh nghiệm làm thủy lơi nhỏ.
Đồng bào làm mương, phai để lấy nước. Nhiều nơi thuộc tỉnh Vĩnh Phú, Hà
Sơn Bình cịn dùng xe cọn để đưa nước vào ruộng. Cọn cĩ thể đưa nước lên
cao năm, sáu mét. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi rất đơn giản nhưng cĩ hiệu
quả cho trồng trọt. J. Cuisinier nhận xét: “Các phương pháp dẫn nước tưới
ruộng Mường nếu như khơng phải là những phương pháp cải tiến, thì cũng
đáp ứng địi hỏi của ngành trồng trọt” [5, tr. 172].
----------------------(1) Đĩ là mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động:
bốn vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hịa Bình.
Người Mường chăn nuơi trâu bị chủ yếu lấy sức kéo trong nơng nghiệp,
trong nghề rừng và để lấy phân bĩn ruộng. Trâu được nuơi nhiều hơn bị và
được dùng trong các nghi lễ tơn giáo, trong cưới xin để trao đổi hay bán cho
miền xuơi. Săn bắn là một hoạt động trong đời sống của người Mường. Săn
bắn kết hợp với sản xuất để chống thú rừng, bảo vệ mùa màng. Săn bắn khơng
những là một nguồn lợi cung cấp thức ăn mà cịn là một thú vui. Đánh cá là
một nghề phụ trong gia đình và tương đối phát triển ở những khu vực ven các
con sơng và suối lớn. Các cơng cụ đánh cá khá đa dạng: chài, lưới, vĩ, đơm,
đĩ, đăng… J. Cuisinier nhận xét về nghề đánh cá và săn bắn: “Nghề đánh cá,
tuy khơng cĩ giá trị to lớn đối với người Mường, song lại đem đến cho họ
nguồn lợi thu hoạch ổn định hơn nghề đi săn” [5, tr. 176]
Người Mường hái lượm theo mùa. Mỗi mùa cĩ những loại rau khác nhau.
Theo thống kê, về mùa xuân thường cĩ trên 60 loại rau, mùa hè trên 40 loại,
mùa thu trên 20 loại và mùa đơng khoảng 10 loại. Họ nắm vững chu kỳ sinh
trưởng và phát triển của từng loại cây trong rừng:
“Tháng sáu gặp nhau ở hố củ mài”
“Tháng chín dâu da đều chín”
Nghề thủ cơng trồng bơng, kéo sợi, nhuộm sợi, dệt vải đặc biệt phát triển
ở người Mường. Các mặt hàng thổ cẩm, mặt gối, mặt chăn, cạp váy của người
Mường rất nổi tiếng.
Đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Mường: Trong lĩnh vực
nơng nghiệp, cây lúa giữ vai trị chủ đạo, chăn nuơi là nghề phụ nhưng cĩ mối
quan hệ khăng khít với trồng trọt, quy mơ chăn nuơi tùy thuộc vào hồn cảnh
của từng gia đình. Hoạt động thủ cơng nghiệp đĩng khung trong phạm vi gia
đình. Hái lượm và đánh cá vẫn đĩng vai trị đáng kể trong đời sống kinh tế,
trong khi đĩ vai trị săn bắt giảm đi nhiều. Tồn bộ đời sống kinh tế của người
Mường đến nay chủ yếu vẫn dựa vào thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp.
1.1.2.2. Về xã hội
a. Thiết chế xĩm, mường:
Trước cách mạng tháng Tám 1945, xã hội người Mường nằm trong
khuơn khổ một xã hội cĩ đẳng cấp. Quý tộc gọi là lang, bình dân gọi là dân.
Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền của người Mường là xĩm và mường.
Ở đĩ hình thành bộ máy quản lý, điều hành theo luật tục, mọi thành viên trong
cộng đồng xĩm, mường phải tuân thủ tuyệt đối. Sự phân tầng xã hội Mường
cũ của Nguyễn Duy Thiệu được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sự phân tầng xã hội trong thể chế xã hội Mường [88].
Quý tộc: Lang
cun, Lang đạo
Bình dân: “Jân”
(những người
được nhận ruộng
cơng)
Tầng lớp gia nơ:
“Mọi Bi”
Tầng lớp bán tự
do: “Tứa rọong”
(chỉ canh tác
nương rẫy)
Nơi cư trú của người Mường được gọi bằng Quêl hoặc xĩm, cĩ nghĩa là
làng. Làng là cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà
tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đĩ quyền thế tập thuộc về con
trưởng. Khu vực đất đai thiên nhiên được xác lập bền vững được các thành
viên của làng biết rõ và các thành viên của làng khác tơn trọng.
Trong chế độ lang đạo, tính chất đẳng cấp được bộc lộ rõ rệt. Ở Hịa
Bình, các dịng họ nắm quyền thống trị lâu đời là Đinh, Quách, Bạch, Hồng,
Hà, Xa… Trong đĩ, Đinh và Quách là những họ cĩ thế lực mạnh nhất. Lang
đạo theo chế độ thế tập. Lang cun là con trưởng của chi trưởng, trên danh
nghĩa đứng đầu mường, cai quản xĩm chiềng là xĩm lớn nhất, ruộng đất
nhiều. Cịn con thứ hoặc con trưởng ngành thứ, cai quản các xĩm nhỏ gọi là
lang xĩm hoặc lang đạo. Để duy trì quyền lợi, “nhà lang” đề ra các quy định
và quản lý dân theo các quy định đĩ. Lang là người đứng đầu về mặt tơn giáo,
dân mường coi lang là người đại diện tiếp xúc với thần thánh. Vì thế, trong
nhiều nghi lễ của mường, làng nhất thiết phải cĩ mặt nhà lang.
Sau khi miền Bắc hồn tồn giải phĩng (1954), chế độ nhà lang khơng
cịn nữa. Người nơng dân cĩ ruộng đất, tự do làm ăn, sinh sống và bình đẳng
về mọi mặt. Tổ chức xã hội theo cơ cấu làng, xã, huyện, tỉnh. Xã hội được
quản lý bởi hệ thống hành chính thống nhất trong cả nước.
b. Hơn nhân gia đình:
Gia đình người Mường là gia đình phụ quyền, tính chất gia trưởng được
thể hiện rõ: người đàn ơng là chủ gia đình, cĩ vai trị quan trọng trong nhiều
mặt của đời sống, cĩ quyền hành, quyết định mọi việc: làm ăn, cưới xin, tang
ma… và thực hiện các nghi thức tơn giáo, tín ngưỡng. Họ cịn là người thay
mặt gia đình quan hệ với làng xĩm, họ hàng, với các tổ chức xã hội, chính
quyền địa phương. Mọi tài sản trong nhà đều do người chủ gia đình nắm giữ.
Những tài sản đĩ chỉ cĩ con trai mới được quyền thừa kế. Địa vị người phụ
nữ thấp kém, họ khơng được tham gia vào những cuộc họp của làng xĩm,
khơng được hưởng quyền thừa kế. Người phụ nữ khi lấy chồng là bắt đầu
cuộc sống hồn tồn phụ thuộc vào chồng. Họ khơng cĩ quyền bình đẳng với
nam giới trong các lĩnh vực. Quan niệm truyền thống của người Mường cũng
như của người Việt, xem trọng con trai “Một trai là cĩ, mười gái là khơng”.
Hơn nhân của người Mường là hình thái hơn nhân một vợ một chồng và
cư trú bên nhà chồng. Do tính chất phụ quyền của gia đình kiểu gia trưởng
nên hơn nhân của con cái chủ yếu do cha mẹ quyết định. Người Mường cịn
tồn tại chế độ đa thê nhưng chỉ cĩ trong tầng lớp lang đạo và những người
giàu cĩ.
Phần lớn người Mường kết hơn với người đồng tộc. Gần đây số lượng
phụ nữ Việt lấy chồng Mường, đàn ơng Việt lấy vợ Mường khá đơng. Trước
cách mạng tháng Tám 1945, theo khảo sát của Mạc Đường tại ba xã Khánh
Thượng, Minh Quang, Ba Trại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây: 68 cặp chồng
Mường vợ Việt, 63 cặp chồng Việt vợ Mường.
1.1.2.3. Văn hĩa
Franz Boas, nhà nhân chủng học người Mỹ đã từng khẳng định: “Mỗi
nền văn hĩa là một tồn tại độc đáo, hơn thế là một của báu độc đáo; sự biến
mất của bất cứ nền văn hĩa nào cũng làm cho chúng ta nghèo đi”
[107, tr. 12]. Di sản văn hĩa dân tộc là cơ sở để dân tộc hịa nhập với tiến
trình giao lưu quốc tế về mọi mặt nhưng khơng tự tha hĩa mình mà cịn làm
phong phú, sâu sắc cho chính mình trong sự đối thoại với những nền văn hĩa
khác, gĩp phần làm phong phú cho kho tàng di sản chung của nhân loại.
Thành tựu nghiên cứu khảo cổ học đã cung cấp những cơ sở khoa học,
giúp ta hiểu biết con đường phát triển của người tiền sử. Đĩ là văn hĩa Hịa
Bình, giai đoạn sớm của thời đại mới cách chúng ta ngày nay chừng 30.000
năm - 5000 năm. Di tích văn hĩa Hịa Bình phát hiện được nhiều ở vùng chân
núi rộng lớn Việt Nam, tập trung hai tỉnh Thanh Hĩa, Hịa Bình. Thanh Hĩa
cĩ 32 địa điểm, Hịa Bình cĩ 72 địa điểm và rải rác trên địa phận tỉnh Ninh
Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La.
Ý thức cộng đồng trong dân tộc Mường hình thành rất sớm, ý thức ấy là
linh hồn của chủ thể sáng tạo xây dựng xã hội. Nĩ định vị các mối quan hệ
giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, con người với thần
linh.
a.Văn hĩa ứng xử giữa con người với thiên nhiên:
Đĩ là việc bảo vệ chăm sĩc kho nguyên liệu ăn uống mà thiên nhiên ban
tặng đã trở thành ý thức của cả cộng đồng. Người Mường muốn ăn măng nứa,
măng giang, măng luồng nhưng rừng chưa mở cửa thì dù măng cĩ mọc ngang
sau nhà, họ cũng khơng bao giờ hái.
Sơng và suối là nguồn nước sinh hoạt: nước tưới cho lúa, cho màu, nước
ăn uống, nước tắm giặt nên các dịng nước được mọi người tự nguyện giữ gìn.
Người Mường tâm niệm rằng: Nước là thứ nuơi sống con người, ai làm bẩn
nguồn nước là cĩ tội. Người Mường rất cĩ ý thức trong việc giữ gìn nguồn tài
nguyên vơ giá mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Vì đĩ là nguồn sống của họ,
nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
b. Văn hĩa ứng xử giữa người với người, người với thần linh:
Sinh hoạt văn hĩa cộng đồng của người Mường cho phép trai gái giao lưu
tình cảm, bày tỏ lời thương tiếng nhớ với nhau. Chợ là nơi trao đổi hàng hĩa
vừa là nơi giao lưu tình cảm. Trai gái đi chơi chợ gặp nhau trị chuyện, mời
nhau về nhà ăn cơm, uống rượu, đến cuối ngày mới về nhà. Trai gái Mường
quan niệm:
“Thương nhau nằm gốc cà cũng ấm, nằm đống đá cũng êm.
Khơng thương thì chín lần đệm, mười hai lần chăn nửa đêm nằm vẫn
cịn kêu lạnh”.
Nguyên tắc và nghệ thuật ứng xử của người Mường thể hiện rõ nhất khi
cĩ khách đến nhà. Bất luận khách quen hay lạ, người Mường tiếp khách rất
chu đáo. Hễ thấy khách đến chân cầu thang nhà thì cả nhà đều đon đả ra chào.
Trước là uống nước, sau đĩ chủ nhà mang rượu ra mời khách. Trước tiên là
phải hỏi han sức khỏe của bố mẹ, con cái khách. Sau đĩ nhất thiết phải dùng
cơm, tục ngữ Mường cĩ câu: “Trâu ra đồng ăn cỏ, người đến nhà ăn cơm”.
Trước bữa ăn, uống rượu cần súc miệng, trong bữa ăn uống rượu mộng (loại
rượu ủ men từ nếp cái khơng qua chưng cất). Chủ khách nĩi chuyện vui vẻ
bên mâm cơm nhưng chủ nhà bao giờ cũng khiêm tốn nĩi: “Chỉ cĩ tí cơm đãi
khách, chút rượu nhạt mời khách”.
Khi ăn cơm uống rượu, khách cũng phải cĩ lời khen lại cơm rượu của
chủ nhà cho đẹp lịng chủ:
“Ăn cơm khơng khen cơm
Mất lịng người giã gạo
Uống rượu khơng khen rượu
Mất lịng người ủ men”
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình người Mường tương đối
bình đẳng, bằng chữ hiếu. Con cái phải yêu quý cha mẹ, chăm sĩc phụng
dưỡng. Khi cha mẹ về già, con cái cĩ trách nhiệm nuơi dưỡng. Anh em ruột
thịt sống cĩ trách nhiệm với nhau:“Anh em như dịng nước dù chém cũng
khơng đứt, dù chặt cũng khơng lìa”.
Người Kinh cho rằng dâu là con, rể là khách. Trong xã hội Mường, vai
trị người rể cả rất được tơn trọng. Khi nhà cĩ cơng việc, bố mẹ đều gọi anh rể
cả và chị._. gái cả để bàn tính cơng việc. Người Mường coi con dâu như con gái
nên việc đối xử với con dâu cũng bình đẳng như con gái. Người con gái về
làm dâu nhà chồng được bố mẹ, anh em nhà chồng quý mến. Xã hội Mường ít
xảy xa mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu như người Kinh.
Quan hệ huyết thống họ hàng chi phối sâu nặng trong các hộ gia đình
Mường. Mọi cơng việc to lớn của gia đình Mường đều cĩ sự giúp đỡ của họ
hàng, nhất là cưới xin, tang ma, làm nhà. Mọi người coi đĩ là nghĩa vụ, trách
nhiệm cao cả của mình với dịng họ. Tập quán này ở mường Bi gọi là tục gĩp
họ.
Tang lễ là việc lớn cả xĩm mường, ai cũng phải cĩ trách nhiệm. Đặc
biệt, khi gia chủ phát tang thì bất kể người trong huyết thống hay hàng xĩm
đều đội khăn tang. Họ quan niệm rằng: cùng chung một xĩm mường với nhau
thì là người thân.
Người Mường rất tơn kính thần Tản Viên, gọi là Bua Thơ, Pua Pa Vi (vị
vua ở núi Ba Vì). Ơng là nhân vật huyền thoại “đi mây về giĩ”, “ban phúc trừ
tà” cho nhân gian và được thờ phụng ở khắp các gia đình. Miếu thờ thần Tản
Viên được xây dựng ở trung tâm mường. Thần Tản Viên khơng chỉ là vị sơn
thần trong tín ngưỡng phong thủy, cịn là vị anh hùng trong chiến tranh chống
Thủy Tinh (chống lụt lội); đánh Thục Phán giúp vua Hùng, là vị thủy tổ dịng
dõi Lạc Long Quân - Âu Cơ.
Một lễ hội của người Mường được nhiều người yêu thích: Lễ hội Pồn
pơơng. Lễ hội Pồn pơơng của người Mường cĩ 2 loại: Pồn pơơng ma vua, Pồn
pơơng Eng chng. Trong lễ hội Pồn pơơng ma vua, ơng ậu hoặc bà máy(1) chủ
trì. Lễ hội này thờ ơng Chương. Các ơng ậu, bà máy lập bàn thờ riêng ở nhà
quanh năm hương khĩi. Chủ đề nổi bật của lễ hội này là lịng biết ơn, sự
ngưỡng mộ của “con mày, con nuơi” đối với “khang cha bố mẹ” và cũng là
dịp các “con mày con nuơi” các nơi được gặp nhau để vui chơi.
Lễ Pồn Pơơng Eng Cháng (Pồn pơơng Ma Cheng) khác với lễ Pồn pơơng
ma vua những điểm sau: Tổ sư tơn thờ là các “anh chàng” trong truyện thơ
dân gian Mường: Hai Mối, Hồ Liêu, Bồng Hương. Trị diễn cĩ tích và dịch
nên trị cĩ nhân vật. Tích đĩ là các thiên diễm tình của các đơi trai gái trong
các truyện thơ Nàng Nga - Hai Mối, Út Lĩt - Hồ Liêu, Nàng Ờm - Bồng
Hương. Ba thiên diễm tình này đều là những mối bi tình. Những đơi trai gái
yêu nhau tha thiết, nhưng bị cản trở, cuối cùng họ đều mượn cái chết để bảo
tồn mối tình trong trắng, thủy chung. Từ những mối bi tình này dựng nên
kịch bản các trị như một vở kịch được diễn trong một nghi lễ với những đối
thoại bằng thơ giữa chính các nhân vật. Đây là một loại hình sân khấu sơ khai
của người Mường.
---------------------(1) Những người làm nghề thuốc cứu người.
Lễ Pồn Pơơng ma chenh đề cập đến vấn đề rất nhân văn: khát vọng yêu
đương và hơn nhân tự do, một mối tình chung thủy mà xã hội Mường thời ấy
khơng cĩ được. Trị Chá Chiêng dân tộc Thái, trị Xăng Bok của dân tộc
Kháng, Khơ Mú, Xinh Mun rất giống với lễ hội Pồn pơơng của người Mường.
Lễ hội cồng chiêng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng của nơng
nghiệp lúa nước. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùa xuân với ý nghĩa
cầu phúc bản mường, cầu cho mưa giĩ thuận hịa, mùa màng tốt tươi...
Chiêng được xem là vật gia bảo truyền đời của người Mường, chiêng càng
được truyền qua nhiều đời thì càng quý. Cái quý là ý nghĩa của sự tiếp nối
dịng đời, một tinh thần huyết thống gia đình. Tết Nguyên Đán, Tết Cơm
Mới… họ đánh chiếc chiêng cha ơng truyền lại để mời tổ tiên về. Chiêng là
phương tiện “thơng quan” giữa thế giới người sống với thế giới người đã
khuất. Theo thống kê năm 2001 của cán bộ văn hĩa huyện Lạc Sơn thì hiện
nay ở Mường Vang là vùng cĩ mật độ cồng chiêng cao, khoảng 300 chiếc.
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đời sống kinh tế xã hội nước ta
cĩ những chuyển biến lớn tác động sâu sắc đến đời sống văn hĩa của người
Mường. Tính cộng đồng xĩm mường được phát huy cùng với việc khơi dậy
vai trị của cá nhân người Mường, vai trị của từng hộ gia đình trong chủ động
sản xuất kinh doanh và tổ chức sinh hoạt văn hĩa. Trình độ dân trí nâng cao
đánh vào những hủ tục lạc hậu, tạo cho người Mường sự lựa chọn khơn ngoan
hơn đối với các giá trị ứng xử truyền thống.
1.2. Giới thiệu chung về truyện thơ trữ tình Mường.
1.2.1. Về nền văn học dân gian Mường.
Dân tộc Mường chưa cĩ chữ viết nhưng ngơn ngữ cơ bản là thống nhất
và cĩ một nền văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú. Tất cả kho tàng văn
học Mường cịn lại đến ngày nay đều dựa vào truyền miệng. Hồn cảnh đĩ đã
gây nên nhiều khĩ khăn cho việc truyền bá và gìn giữ văn học, nhưng đồng
thời cũng là một minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của nền văn học đĩ. Nĩ
khơng ngừng sàng lọc và loại bỏ đi những cái gì khơng hợp với tâm lý dân tộc
hay tâm lý của tập thể người cùng chung sống trên một vùng đất khá rộng.
Nền văn học nghệ thuật dân gian Mường khơng những đồ sộ về khối lượng
mà cịn phong phú về thể loại.
Ngay từ năm 1960, tỉnh Hịa Bình đã tiến hành cơng việc sưu tầm vốn
văn nghệ cổ truyền của dân tộc Mường. Cơng việc được tiến hành khẩn
trương và đã đạt được những kết quả khả quan:
- 1.443 bài dân ca các loại, gồm 32.975 câu.
- Bốn hệ thống mo Mường Vang (7 đêm), Mường Bi (12 đêm), Mường
Thàng (7 đêm), Mường Động (5 đêm) trong đĩ cĩ trường ca “Đẻ đất đẻ nước”
dài 4.672 câu và 10 truyện thơ dài.
- 80 truyện cổ tích.
- 12 bài nhạc cồng, 5 bài nhạc sáo ơi, 3 bài kèn, 4 bài nhị sáo, 1 bài độc
tấu đàn tam, 19 điệu nhạc dân ca…
Trường ca “Đẻ đất đẻ nước”, một áng văn học truyền miệng kể chuyện từ
khi trời đất chưa phân chia. “Đẻ đất đẻ nước” đã trở thành tang ca mỗi khi cĩ
một người chết thì lại được ngâm đọc lại như nhắc nhở những người đang
sống biết mà ăn ở cho hợp lẽ. Cho nên những đêm mo chẳng phải là để cho
người chết mà để cho người sống lắng nghe nhận biết để xử thế làm người.
Người Mường cĩ một hệ thống truyện cười khơng kém phần sắc sảo, dí
dỏm, đĩ là truyện Cuội. Chú Cuội đĩng vai nhân vật thấp hèn (con ở) nhưng
luơn luơn tìm mọi cách đá ngược lên các quan lang làm cho các quan đau
điếng. Người Mường sáng tạo nên truyện “Bè bưởi nổi, bè đá chìm” để kết
liễu cuộc đời bọn thống trị ăn bám, tàn ác và ngu ngốc. Tác giả Lê Chí Quế đã
nhận xét truyện cười rất hình tượng: “Một khi nhân dân cười thì mặt đất rung
chuyển và cái ác bị đạp nhào xuống”[73, tr. 155].
Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất. Tục
ngữ phản ánh phong tục, tập quán và ứng xử trong giao tiếp:
“Đàn bà mài dao khơng sắc
Đàn ơng hái rau khơng ngon”
“Rượu trong thì ngọt, rượu bọt thì chua”[56, tr.180 - 182]
Bác Hồ đánh giá cao vai trị của tục ngữ trong đời sống: “Những câu tục
ngữ, ca dao, vè… rất hay là sáng tác của quần chúng… Những sáng tác là
những viên ngọc quý”[44, tr. 38].
Ca dao - dân ca Mường nổi tiếng với những bài hát cầu chúc vào dịp đầu
xuân, đặc biệt là hát sắc bùa (cĩ nơi gọi là xéc - bùa). Cĩ lẽ loại dân ca này
xuất hiện từ lúc người Việt và người Mường chưa tách ra thành người Kẻ Chợ
với người ở rừng núi. Ơng Phan Đăng Nhật khẳng định: “sắc bùa, một sinh
hoạt Tết phổ biến ở nhiều dân tộc nước ta”. Sắc bùa phổ biến rộng rãi ở các
vùng người Mường Thanh Hĩa, Hịa Bình, Lạng Sơn. Sắc bùa của người Việt
lưu hành ở Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghĩa Bình,
Đồng Nai, Bến Tre[74, tr. 155].
Các truyện thơ nổi tiếng như: Út Lĩt - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối,
Nàng Ờm - Bồng Hương, Con Cơi, Vườn hoa núi Cối… và cịn nhiều thể loại
khác.
1.2.2. Về truyện thơ trữ tình Mường:
Xuất phát từ tên gọi của khái niệm, cĩ thể định nghĩa như sau:
Truyện thơ là phương thức tự sự bằng văn vần giàu chất thơ. Cấu
trúc của nĩ là sự kết hợp giữa truyện dân gian và thơ dân gian. Đĩ
là truyện trong thơ và thơ trong truyện.
Tác giả Vũ Anh Tuấn cho rằng: “Truyện thơ là một thể loại văn học dân
gian, cĩ nguồn gốc dân gian và là thể loại ở đỉnh cao, thâu hĩa được tất cả
những tinh hoa của các thể loại tiền đề, từ đĩ hình thành một khuơn mẫu cấu
trúc và một phong cách biểu hiện đặc trưng”.
“Văn học dân gian các dân tộc thiểu số” (Bách khoa tồn thư mở
Wikipedia) lại định nghĩa:
Truyện thơ là những truyện kể bằng thơ, biểu hiện cảm nghĩ bằng
ngơn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, chứa đựng vấn đề xã hội. Cĩ sự
kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, dung lượng lớn, mang tính chất cố
sự của truyện kể dân gian, biểu hiện dưới hình thức thơ ca với màu
sắc trữ tình đậm.
Nhận định trên chứng tỏ: truyện thơ là một thể loại VHDG mang đầy đủ
những đặc trưng của một tác phẩm tự sự đồng thời được bổ sung những yếu
tố tạo nên chất thơ: vần, nhịp điệu…
Khi nĩi đến truyện thơ cĩ một thuật ngữ cũng rất quan tâm, đĩ là truyện
Nơm. Thuật ngữ “Truyện Nơm” được nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm sử
dụng lần đầu tiên xếp các truyện Kim Vân Kiều, Hoa Tiên, Phương Hoa, Lý
Cơng… vào thể loại tiểu thuyết bằng văn vần. Sau này, các nhà nghiên cứu
gọi với các tên: truyện diễn ca (Đơng Hồ), truyện ngâm (Thiếu Sơn)(nhấn
mạnh phương thức diễn xướng), truyện Thơ Nơm (Cao Huy Đỉnh, Phan Đăng
Nhật)(nhấn mạnh hình thức thơ ca). Tuy vậy, tên gọi truyện Nơm vẫn được
nhiều nhà nghiên cứu dùng hơn cả.
Thuật ngữ “truyện Nơm” theo ý kiến của giáo sư Đặng Thanh Lê, là một
thể loại mang hai đặc điểm (xét ở gĩc độ lý luận văn học và văn học sử):
Truyện Nơm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống
bằng phương thức tự sự cĩ nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội
thơng qua sự trình bày, miêu tả cĩ tính chất hồn chỉnh vận mệnh
một nhân vật và trên cơ sở ấy, sự phát triển cĩ tính chất hồn chỉnh
của một tính cách nhân vật.
Thể loại tiểu thuyết này sử dụng ngơn ngữ dân tộc: chữ Nơm và
với tư cách tác phẩm tự sự bằng văn vần, đại bộ phận các tác phẩm
đều sử dụng một thể thơ dân tộc - thể lục bát [67, tr. 69].
Nhận định của Vũ Anh Tuấn cĩ thể xem là kết luận chung cho mối quan
hệ giữa các khái niệm:
Truyện Nơm là truyện thơ Nơm, một dạng tồn tại của truyện thơ.
Và nếu sử dụng thuật ngữ truyện Nơm thì chỉ bao gồm những
truyện thơ của người Kinh - những tác phẩm hầu như được cố định
trong văn bản chữ Nơm từ cuối thế kỷ XIX và một phần truyện thơ
Tày [97, tr. 93].
Thực chất truyện Nơm chỉ là một bộ phận của thể loại truyện thơ vì
“trong cái giới hạn phát triển tự nhiên của truyện thơ thì truyện Nơm chỉ là
một lát cắt đồng đại”[97, tr. 31] nhưng lại là thành tựu đỉnh cao về mọi
phương diện của truyện thơ nĩi chung[97, tr. 31]. Tên gọi “truyện Nơm” và
“truyện thơ Nơm” chỉ là một và cách gọi “truyện thơ Nơm” nhằm nhấn mạnh
hình thức thơ ca.
Truyện thơ = truyện Nơm (Kinh) + truyện Nơm Tày + truyện thơ các
dân tộc thiểu số (kể cả bộ phận cịn lại của truyện thơ Tày)
Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cịn phân biệt:
Truyện Nơm hữu danh - truyện Nơm khuyết danh: căn cứ vào tiêu chí tác
giả. Ví dụ: Truyện thơ hữu danh: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Sơ kính tân
trang (Phạm Thái), Tây sương (Lý Văn Phức)… Truyện thơ khuyết danh:
Phạm Tải Ngọc Hoa, Phương Hoa, Thạch Sanh…
Truyện Nơm bác học - truyện Nơm bình dân: căn cứ vào tầng lớp xuất
thân của tác giả và trình độ nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: Truyện Nơm bác
học: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang
(Phạm Thái)…; Truyện Nơm bình dân: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Ngọc
Hoa, Phương Hoa, Thoại Khanh - Châu Tuấn…
Trong “Văn học dân gian Việt Nam” [73, tr.170], ở phần truyện thơ, tác
giả Võ Quang Nhơn căn cứ vào phương thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn
gốc kế thừa truyện thơ các dân tộc mà phân chia truyện thơ thành bốn nhĩm
sau:
Nhĩm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian.
Nhĩm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các
dân tộc.
Nhĩm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian các
dân tộc.
Nhĩm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện
Nơm Việt.
Bốn truyện thơ chọn khảo sát trong luận văn thuộc “Nhĩm truyện thơ kế
thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian các dân tộc”, gọi ngắn gọn là
TTTT Mường. Nội dung chủ yếu của các câu chuyện: nêu cao khát vọng
mãnh liệt của những đơi trai gái trong quá trình đấu tranh chống lại những tục
lệ hà khắc, những quan niệm hẹp hịi trong hơn nhân nhằm vươn đến một
hạnh phúc đích thực.
Vấn đề trung tâm của truyện thơ nĩi về tình yêu là cuộc sống đau khổ của
những đơi trai gái bị thất bại trong yêu đương do xã hội cũ gây nên. Đại diện
cho xã hội bất cơng thường là bố mẹ, những người chịu trách nhiệm trực tiếp
gả bán. Thực ra bố mẹ chỉ là người thi hành những quy tắc khắc nghiệt của
những kẻ khác ở nơi cao xa khĩ thấy (Vua Ao Ước trong truyện Nàng Nga -
Hai Mối). Vua quan, lang đạo đã thực sự trở thành kẻ cướp cơ gái đẹp và gây
nên bi kịch của tình yêu bất hạnh. Đơi trai gái trong truyện thơ một mực kiên
tâm chờ đợi, theo đuổi, bảo vệ và cịn đấu tranh để giành lại hạnh phúc bị
cướp mất, đặc biệt là vai trị của người phụ nữ: Út Lĩt, nàng Nga, nàng Ờm.
Kho tàng TTTT Mường rất phong phú, cĩ khoảng trên mười truyện thơ:
Chàng Khong Kheng, Nàng Vật Nga, Chàng Thơng Đế Thơng Đền, Tráng
Đồng, Chàng Chiết Chiết, Vườn hoa núi Cối, Nàng Ờm - chàng Bồng Hương,
Út Lĩt - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối…
Mỗi truyện cĩ sự khắc họa sâu sắc hơn như ca ngợi tình yêu trong trắng
đẹp đẽ giữa Thơng Đế Thơng Đền và nàng Mại Lọ, nàng Vật Nga với Vua
Thượng Đế; ca ngợi tình yêu chung thủy nồng nàn như Ưới Khào và chàng
Chiết Chiết. Cao độ nhất là đơi nàng Thờm, Tiên với hai chàng Va, Khĩi. Họ
đã cùng chết bên nhau để trọn lời nguyện ước, ca ngợi Út Lĩt đẹp người đẹp
nết, thơng minh, chung thủy suốt đời với Hồ Liêu, mối tình đẹp đẽ trọn đời
giữa nàng Nga và Hai Mối, Ơm và Bồng Hương… Phê phán những tư tưởng
đạo đức xấu trong xã hội như lừa đảo, gian dối sẽ bị trừng trị như Khong
Kheng, Tráng Đồng, nàng Chướng Va. Truyện cịn tố cáo việc ép gả hơn nhân
sẽ đi đến thiệt hại chết chĩc như hai nhà bố mẹ Thờm, Tiên và bố mẹ chàng
Va, Khĩi. Đả phá chế độ đa thê trong hơn nhân, gia đình nào hai vợ thì khơng
sum họp vui vẻ như nhà Chiết Chiết.
Bên cạnh đĩ, TTTT Mường cịn được hát - kể trong những sinh hoạt tập
thể chịm xĩm quanh bếp lửa sàn, cũng cĩ thể được trình diễn đơi đoạn trong
“pồn pơơng” là một hình thức sinh hoạt văn nghệ - vui chơi tập thể vừa cĩ
chức năng cầu chúc mùa màng bội thu, dân an vật thịnh. Truyện thơ Nàng
Nga - Hai Mối cịn tồn tại gắn kết với tục kết chạ giữa hai mường, xưa là quê
hương của hai nhân vật chính, và cũng gắn kết cả với tục lệ thờ cúng nàng
Nga ở “miếu nàng Nga” được mở ra định kỳ hàng năm. Trong ngày hội cĩ hát
- kể truyện thơ và làm sống lại cuộc đời nhân vật.
Các TTTT Mường cĩ đề tài rất gần gũi với con người, cuộc sống và xã
hội Mường. Bố cục thường đơn giản, ít lắt léo, tâm lý nhân vật chưa cĩ tính
đột phá. Các truyện đã kết hợp chất tự sự và chất trữ tình được miêu tả nhẹ
nhàng, tươi mát, dí dỏm mà sâu lắng gây được cảm xúc mạnh đối với người
đọc. Nhân vật được miêu tả cụ thể từ hình dáng lẫn tâm hồn, tình cảm, cĩ thái
độ dứt khốt rõ ràng. Nhân vật truyện thơ gần với con người trong cuộc đời
thực. Họ trở thành đối tượng thương cảm của nhân dân:
Tiếng thơ trong truyện cũng là tiếng đồng cảm, tiếng khĩc uất hận,
tiếng nĩi địi giải phĩng, địi trừng trị cường hào ác bá, đấu tranh cho
chính nghĩa, cơng bằng cho ấm no hạnh phúc, thể hiện tinh thần lạc
quan, ham sống, yêu đời của nhân dân các dân tộc. [28, tr. 133]
1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát.
Các tác phẩm được tuyển chọn trong “Tổng tập văn học dân gian các dân
tộc thiểu số” do GS. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên dựa trên các quyển:
Tuyển tập truyện thơ Mường (tập 2, 3), Nxb KHXH, Hà Nội, năm 1986.
Tráng đồng, Mai Trí - Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch, NXB Văn hĩa, Hà
Nội, năm 1976.
* Út Lĩt - Hồ Liêu.
a. Tình hình văn bản.
Tác phẩm được chọn từ Tuyển tập truyện thơ Mường (tập 3), do Minh
Hiệu sưu tầm và biên dịch, Nxb KHXH, Hà Nội, năm 1986. Tác phẩm dài
1323 câu. Đây là một bản dịch tương đối đầy đủ nhất, nội dung hợp logic và
nhất quán. Bản dịch của Minh Hiệu được nhân dân Mường yêu thích hơn các
bản dịch của các tác giả khác. Truyện thơ này cịn cĩ một bản dịch của Bùi
Thiện in trong Tuyển tập truyện thơ dân gian Mường chỉ cĩ 767 câu. Bản dịch
của Bùi Thiện cĩ một số chi tiết khác với bản dịch của Minh Hiệu:
Nàng Út Lĩt là con gái thứ ba của ơng cun Đủ đạo Dà, em của nàng
Nga và nàng Thái.
Kim được cắm thành hàng ngăn giữa hai chiếu (thay vì bát nước).
Nàng Út Lĩt đến thăm chị và anh rể, nàng Nga tưởng đến làm dâu, đã
nặng lời khiến Hồ Liêu đau khổ mà chết.
b. Tĩm tắt tác phẩm
Nàng Út Lĩt vừa đẹp người vừa thơng minh, nàng là con gái thứ ba của
đạo Tu Liêng và bà Tu Ĩ. Thấy bố lo lắng buồn phiền vì khơng cĩ con trai đi
chầu vua kẻ chợ, nàng xin được giả trai. Dọc đường, nàng gặp Hồ Liêu cũng
đi chầu vua. Hai người kết bạn “chung lưng, chung lộ, chung cỗ, chung
phịng”. Trong những ngày ở đất kinh kỳ, khơng những vua kẻ chợ mà cả Hồ
Liêu cũng cĩ ý nghi ngờ Út Lĩt là gái giả trai. Nhờ thơng minh bình tĩnh, Út
Lĩt đã vượt qua trở ngại. Hết han chầu, trên đường trở về, Út Lĩt trở lại một
cơ gái dịu dàng, lộng lẫy. Hai người yêu nhau, thề nguyền vàng đá, tạm chia
tay nhau, hẹn ngày gia đình Hồ Liêu đến nhà dạm cưới nàng làm vợ.
Ở nhà cha mẹ đã cưới vợ cho chàng, Hồ Liêu vì quá nhớ thương nàng mà
chết. Nhiều người đến dạm cưới, nàng đều từ chối. Cuối cùng nàng nhận lời
đạo Cun Cun là người ở về hướng mồ chơn Hồ Liêu. Ngày rước dâu, khi đi
qua mộ người yêu, nàng xuống thăm mộ. Tới nơi, nàng cất tiếng gọi, Hồ Liêu
mở nắp săng đĩn nàng vào. Hai họ dâu rể ngẩn ngơ biến thành đàn bướm
trắng. Cịn chú rể tiếc Út Lĩt biến thành con cày cun nằm rũ trên cây, khơng
thiết gì ăn uống.
* Vườn hoa núi Cối.
a. Tình hình văn bản.
Truyện thơ dài 2275 câu, được Mai Trí - Bùi Thiện sưu tầm và biên dịch,
in trong tập Tráng Đồng, Nxb Văn hĩa, năm 1976. Bản dịch này lời thơ rất
trau chuốt, đậm chất trữ tình, từ ngữ chọn lọc tinh tế, chính xác.
Một văn bản cũng của Bùi Thiện sưu tầm và biên dịch, in trong Tuyển
tập Truyện thơ dân gian Mường giống với bản dịch trên nhưng lại cĩ thêm
một đoạn cuối dài 9 câu.
Một văn bản của Đinh Văn Ân cĩ tên là Đang vần va. Trong quyển này
cĩ nhiều câu chuyện, trong đĩ câu chuyện về cuộc tình anh Khĩi, chàng Va
cùng đơi nàng Tiên dài 2660 câu. Cốt truyện cơ bản là giống nhau nhưng lời
thơ khơng được trùng khớp giữa hai văn bản. Tuy nhiên cĩ một số chi tiết lại
khác nhau được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Sự khác nhau một số chi tiết giữa văn bản của Mai Trí - Bùi
Thiện sưu tầm và văn bản của Đinh Văn Ân sưu tầm.
Văn bản của Mai Trí - Bùi
Thiện sưu tầm
Văn bản của Đinh Văn Ân sưu
tầm
Mở đầu giới thiệu về cảnh đất nước ở
vùng vườn hoa núi Cối.
Hai người vợ của anh Khĩi chàng Va:
một người đã cĩ con, một người đang
cĩ chửa.
mẹ (Hai nhân vật này
i nữ nhân vật chính là
ẹ nàng Thờm, Tiên đánh hai
àng.
Khơng cĩ chi tiết này.
ai nàng Thìn - Thè lại thắt cổ tự tử.
Cha mẹ hai nàng chặt áo yếm, áo gấm
khơng cho hai nàng ra ngồi.
Hai người vợ bị chồng ruồng bỏ bèn
trở về nhà cha
khơng cĩ tên).
Tên hai ngườ
Thờm, Tiên.
Cha m
n
Mở đầu tác phẩm giới thiệu về anh
Khĩi chàng Va.
H
Tên hai người nữ chính là Rồng -
Tiên.
ở lại cưới hai
nàng
a núi Cối cùng uống rượu hịa với lá
ngĩn nhà”. Đạo Trần, đạo Trà thương tiếc vợ, lấy
dây cổ tự vẫn.
b. Tĩm tắt tác phẩm.
Chàng Khĩi và chàng Va là hai lang đạo nhỏ, nhân ngày hội lớn ở đất
ơng cun Vì Thàng, hai chàng gặp hai nàng Thờm, Tiên rất xinh đẹp. Họ đem
lịng yêu nhau, mặc dù hai anh đã cĩ vợ ở nhà. Hai anh hứa tr
làm vợ. Trở về nhà, hai anh trả vợ, trả nàng về quê cũ để đi cưới hai
nàng Thờm, Tiên nhưng khơng được sự đồng ý của cha mẹ.
Cịn về phần hai nàng Thờm, Tiên chờ đợi đến mỏi mịn vẫn chưa thấy
hai chàng trở lại. Cha mẹ hai nàng đã nhận đạo Trần, đạo Trà vào ở rể trong
nhà. Khơng đồng ý cuộc hơn nhân với đạo Trần, đạo Trà, hai nàng Thờm,
Tiên bị cha mẹ đánh đập thê thảm. Đến khi hai anh tìm đến gặp Thờm, Tiên
thì mọi việc đã lỡ làng. Hai nàng Thờm, Tiên đi tìm lá ngĩn hoa vàng. Bốn
người hẹn gặp nhau dưới chân vườn ho
để về “bên ma làm cửa làm
lềnh lềnh liều mình thắt
* Nàng Ờm - Bồng Hương
a. Tình hình văn bản.
Tác phẩm gồm 682 câu được tuyển chọn từ văn bản của Hồng Anh
Nhâ
Hương” được xem là TTTT tiêu biểu của người
Mườ
n sưu tầm, biên dịch trong Tuyển tập truyện thơ Mường (tập 2), Nxb
KHXH, Hà Nội, năm 1986.
“Nàng Ờm - Bồng
ng, chứa đựng tinh thần dân chủ và nhân đạo sâu sắc” [33, tr. 798]
b. Tĩm tắt tác phẩm.
Nàng Ờm và Bồng Hương là đơi bạn chơi với nhau từ thuở ấu thơ, lớn
lên đơi trẻ yêu nhau. Nhưng cha mẹ Ờm khơng bằng lịng cho hai người lấy
nhau vì nhà Bồng Hương nghèo. Ờm chống lại ý của cha mẹ. Cha mẹ giam
nàng trong nhà đánh đập thảm thương. Em gái mở cửa cho nàng thốt ra
ngồi. Bồng Hương đứng đợi sẵn ở dưới sân, ơm người yêu chạy lên núi Làn
Ai, lấy khăn tay thấm máu cho nàng, vào bản xin một nắm gạo, một cái niêu
nấu
y đêm gắn bĩ. Vào những đêm trăng sáng, Ờm kể lại câu
chuy các mẹ để khuyên mọi người khơng nên chia rẽ
tình
cơm cho nàng ăn. Nhưng Ờm khơng ăn, chỉ muốn ăn lá ngĩn. Cả Ờm và
Bồng Hương cùng ăn lá ngĩn để được nên “đơi vợ đơi chồng”.
Cha mẹ Ờm vơ cùng hối hận, bèn lên núi gọi hồn con gái về. Nhưng
Ờm khơng về mặc cho bố mẹ van xin. Kể từ đĩ, hồn Ờm và Bồng Hương ở
trên núi Làn Ai ngà
ện của mình cho các cố,
duyên đơi lứa.
* Nàng Nga - Hai Mối.
a. Tình hình văn bản.
Tác phẩm dài 1847 câu được tuyển chọn từ văn bản của Minh Hiệu
trong quyển Tuyển tập truyện thơ Mường (tập 2), Nxb KHXH, Hà Nội, 1986.
Văn bản này được đơng đảo nhân dân Mường yêu thích. Với lời thơ trữ tình
mượ
phẩm cịn cĩ một văn bản của Bùi Thiện dài đến 1948 câu. Văn
b
bảng 1.3.
Bảng 1. ản của Bù n
Văn bản của Minh Hiệu
t mà sâu lắng, văn bản đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật, nội dung hợp
logic.
Tác
ản này cĩ một số chi tiết khác với văn bản của Minh Hiệu được thể hiện ở
3. Sự khác nhau giữa văn b i Thiện sưu tầm và văn bả
của Minh Hi
Văn bản của Bùi Thiện
ệu sưu tầm.
Nàng Nga là vợ trước của Hồ Liêu, ợ trước của Hồ Liêu là người khác.
ai Mối đi chơi chợ gặp được nàng
khi Hồ Liêu chết, nàng Nga trở về
nhà cha mẹ.
Hai Mối làm bùa nghệ mới làm quen
V
H
được với nàng Nga.
Nàng Uồn, vợ Hai Mối làm bùa yếm
cho Hai Mối quên nàng Nga.
Nàng Nga nĩi dối vua Ao Ước rằng
cha nàng đi đánh giặc đã lâu khơng
về.
hơn hai
cũng trơi đến chỗ mộ của nàng Nga.
Ở chốn suối vàng vua Ao Ước đi kiện
Hai Mối cướp vợ, Diêm Vương cho
Hai Mối thắng cuộc. Sau đĩ, trên mộ
vua Ao
i tiết này.
g: Cha nàng bị
ệnh nặng.
lính báo cho vua biết nàng Nga
m ma cho Hai Mối.
hỉ cĩ quan tài nàng Nga thả trơi
Nàng Nga được chơn cạnh Hai Mối.
Khơng cĩ chi tiết này.
Vua Ao Ước giả dạng dân đến nơi
nàng Nga làm ma khĩc Hai Mối.
Cả quan tài nàng Nga và vua Ao Ước
được thả trơi sơng.
Nàng Nga và Hai Mối được c
bên bờ sơng Ngang. Sau đĩ, trên mỗi
nấm mộ của nàng Nga và Hai Mối
đều mọc lên một cây đa, cành lá vươn
qua sơng quấn quýt lại nhau.
Quan tài vua Ao Ước khơng ai vớt
Ước cũng mọc lên một cây
đa. Nơi đấy, người ta gọi là cây đa
bến Đuộng.
Nga.
Khơng cĩ ch
Nàng Nga nĩi dối rằn
b
Quân
là
C
sơng.
Một văn bản của Cao Sơn Hải sưu tầm và biên dịch dài 1757 câu. Về nội
ột s của
. Sự khác nhau giữa văn bản củ Cao Sơn Hải sưu tầm và văn
ưu tầm
dung văn bản của Cao Sơn Hải cĩ m ố chi tiết khác biệt so với văn bản
Minh Hiệu được biểu hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4 a
bản của Minh H
iệu sưu tầm.
Văn bản do Cao Sơn Hải sưu tầm Văn bản do Minh Hiệu s
Mở đầu tác phẩm giới thiệu về chàng
Hai Mối đến chơi nhà nàng Nga cĩ
Hai nàng Nga thề nguyền
nhưn
Hai
đến đất Thượng Lào giả làm
ngườ cách chọc
ghẹo
Giới thiệu về gia đình của nàng Nga.
oa đến
thăm hật về hồn cảnh gia
đình.
Họ trao kỷ vật cho nhau.
Con quạ thả tờ thư xuống cho Hai
Mối.
Hai Mối chỉ trách nàng Nga.
Hai Mối.
một mình, lại tự nhận là người buơn
bán.
Mối cùng
g khơng trao kỷ vật.
Mối bắn hạ con diều và bắt lấy tờ
thư.
Hai Mối
i bán hàng và tìm
để mắng nàng Nga:
“Con Nga
Con mắt mi là mắt lợn
Mũi mi khơng bằng mũi chĩ…”
Mộ Hai Mối và nàng Nga mọc lên hai
Hai Mối cùng chàng Trí H
nhà và nĩi t
cây đa. Mộ Hai Mối và nàng Nga được chơn
cạnh nhau.
b. Tĩm tắt văn bản.
Nàng Nga là con gái lớn của ơng cun Đủ bà đạo Dà giàu cĩ và quyền thế.
Một ngày nọ, nàng xin phép cha mẹ đi chơi chợ Cẩm Thủy, Quan Hồng
mong tìm bạn đời. Nàng gặp Hai Mối, con trai của cun mường Trắng, rặng
Mường Trị. Đơi trai gái đã yêu nhau và thề ước “nên cửa nên nhà”. Hai Mối
trở về đưa binh mường đi đắp đập khai hoang đợi ngày đi hỏi nàng Nga. Cha
mẹ ép gả nàng cho vua Ao Ước nước Thượng Lào. Nàng Nga viết thư báo
cho Hai Mối biết để tìm cách cứu nàng và cứu lấy mối tình.
Hai Mối nhận được thư thì đã muộn nhưng chàng vẫn huy đong binh
mường giải cứu cho nàng Nga. Nhưng nàng đã đến đất Thượng Lào. Hai Mối
vẫn quyết vượt gian khổ để đi tìm và giành lại nàng Nga. Gặp lại nhau ở chợ
đất
gĩp cho sự hình thành và tiến trình phát triển chung của đất nước và của nền
mường nhà vua Ao Ước, hai người tìm cách để được sống bên nhau.
Khơng cĩ cách nào sống hạnh phúc bên nhau trên cõi đời này. Hai người hẹn
gặp nhau ở nương dâu. Hai Mối trở về chờ đợi. Buồn rầu, Hai Mối chết bên
rẫy dâu. Nàng Nga sau khi làm ma cho Hai Mối, trở về nhà chồng ngã thang
chết. Vua Ao Ước vì ghen tức, trong nhà chạy ra đánh nàng bị trượt chân, ngã
thang cũng chết. Quan tài nàng Nga khơng chịu chơn cùng vua Ao Ước nên
được thả trơi sơng. Quan tài nàng trơi về đến quê nhà, Út Thái cùng Trí Hoa
ra đĩn, chơn cạnh mộ Hai Mối. Từ đấy họ mãi mãi ở bên nhau.
Người Mường là một tộc người bản địa cư trú lâu đời trên đất nước Việt
Nam. Với một nền văn hĩa giàu bản sắc và độc đáo, một xã hội ổn định, nền
kinh tế phát triển theo hướng tự cung tự cấp. Một dân tộc đã cĩ nhiều đĩng
văn hĩa dân tộc Việt nam. Người Mường đã đạt những thành tựu nhất định về
VHDG, đặc biệt là ở thể loại truyện thơ. Cĩ thể nĩi, truyện thơ là giá trị tinh
thần, là thơng điệp của ơng cha nhằm gửi gấm đến những thế hệ sau. Với bốn
TTTT được khảo sát chính là đỉnh cao của truyện thơ dân tộc Mường. Bốn tác
phẩm đã khai thác được những vấn đề chung nhất của xã hội Mường thời bấy
giờ. Từ những vấn đề mang tính chất xã hội cho đến phạm vi gia đình. Tác
phẩm đạt được những giá trị hiện thực về xã hội cho đến những giá trị nhân
đạo cho con người. Đặc biệt là lên tiếng địi quyền tự do yêu đương và hạnh
phúc cá nhân. Tiếng nĩi ấy được thể loại truyện thơ ủng hộ đắc lực nhất và cĩ
tác dụng nhiều nhất.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG
CỦA TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
2.1. Truyện thơ trữ tình Mường phản ánh bức tranh hiện thực
Mường.
Văn học vốn dĩ miêu tả rất đúng với bản chất cuộc sống hiện thực. TTTT
Mường cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo này. Bốn TTTT được chọn để khảo
sát ít nhiều cũng đã phản ánh được xã hội Mường cũ. Từ sự bĩc lột, áp bức
của chế độ lang đạo cho đến việc miêu tả cuộc sống xa hoa, phung phí của họ.
Từ việc tố cáo tư tưởng trọng nam khinh nữ, quyền thế của cha mẹ đối với
tình yêu con trẻ cho đến khắc họa các phong tục, tập quán của người Mường.
Điều này đã giúp cho TTTT Mường dễ dàng đi sâu vào lịng người Mường.
2.1.1. Ca ngợi xứ sở Mường trù phú, giàu đẹp:
Đĩ là hình ảnh của một khơng gian xã hội Mường rộng lớn, đất đai trù
phú, phì nhiêu, dân cư đơng đúc. Đĩ là cảnh đồi núi, sơng Mã, sơng Ngang,
núi Làn Ai, giếng nước Ao Trong, Ao Kha, núi Con Ca, vườn hoa chân núi
Cối… Trên những cụm đồi, bãi cỏ xanh đàn trâu bị gặm cỏ, cảnh đồng ruộng
thung lũng, những nương dâu xanh rờn, cĩ những người con gái đi hái dâu
sớm. Xa xa đâu đĩ cĩ những ngơi chùa nhỏ nép mình bên chân núi, thấp
thống đĩa hoa bơng trăng, cĩ bầu trời trong xanh, cĩ lèn đá trắng. Những
ngày tháng giêng, tháng hai cĩ những con ĩ núi bay lượn trên từng mây xanh
tít tắp, tiếng kêu văng vẳng gợi nhớ gợi thương…
Đĩ là cảnh lao động nên thơ trên chốn nhà sàn. Con trai khi khơng cày
bừa vỡ ruộng khai hoang thì đan chài, vá lưới hay quăng chài thả lưới trên
sơng. Những cơ gái ban đêm vẫn chong đèn dệt phà, dệt gấm đến khuya. Một
vùng đất với những cảnh trí tuyệt đẹp. Vào vườn hoa, con người chống ngợp
trước vẻ rực rỡ của các lồi hoa:
“Nhìn thấy bơng hoa quế
Nở lẫn với lá hoa thơng
Thấy cây chu đồng
Ra hoa trong sáng
Hoa chu chiêng đang nở cái
Cây hoa lài ra hoa nở kép”[105, tr. 391]
Muơn lồi đang khoe sắc rực rỡ, từng chùm, từng chùm đang phơ bày vẻ
đẹp của mình. Nhìn đâu cảnh vật cũng hữu tình, cây cối xanh tươi, muơn hoa
kết trái, sức sống vươn lên mạnh mẽ: vườn cà, vườn thơng với những quả trĩu
trịt “chín lươt mười tầng”, nào là rặng hoa lài ra hoa trắng bạc, nào là hoa chu
đồng, bơng chu chiếng nở hoa rực rỡ.
Hình tượng cây chu đồng - biểu tượng khá đặc trưng cho văn hĩa tâm
linh của người Mường. Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” miêu tả khá kỹ việc tìm
ra cây chu - chặt cây chu - kéo cây chu của vua Dịt Dàng. Cây chu là một cây
thần linh: thân bằng đồng, bơng bằng thau, quả bằng thiếc, cây hay nĩi hay
cười và cĩ nhiều phép thuật. Ở phần chú thích của quyển “Mo, sử thi và thần
thoại Mường” do Vương Anh chủ biên, ghi khá rõ về cây chu. “Chu là cây
dâu gia đất. Nhưng ở đây nghĩa là cội nguồn của cây rừng, tượng trưng cho sự
thinh vượng. Cây chu là cây thần, tượng trưng cho sự tơn kính, cây lâu năm
đã được coi như con người…”[9]. Ở phần Lời giới thiệu, Phan Đăng Nhật cho
rằng: “Hình tượng cây chu đồng đánh dấu sự ra đời của kim loại, sự xuất hiện
giai cấp và cùng với nĩ là những bi kịch xã hội như Anghen đã viết trong
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” [9]. Lê Trường
Phát và Bùi Văn Thành cho rằng: “Cây chu đồng khơng phải cây mà đĩ._.n chẳng chuyển,
Cha khiến chẳng nỡ rời:
-“Thương mơi, con ơi!
Lặn mặt trời, mặt trời lại mọc,
Cạn giếng ngọc, rồi lại đổi mưa.
Hết tháng tang đợi, hết tuổi tang chờ,
Con ở lửng lơ một thân sao được!”
Khi ấy,
Nhiều nhà lang lớn chức,
Lắm bậc lang lớn quyền;
Ở dưới con người nhắn lên,
Ở trên con người hẹn xuống;
Mấy trăm nén nghìn vàng cũng chuộng,
Mấy trăm trâu nghìn ruộng cũng tham,
Nơ nức đến xin hỏi nàng Út Lĩt,
Ơng mối Mường Khầm bước lên cửa trước,
Bà mơ Mường Trác bước lên cửa sau;
Một vườn mận, năm ba kẻ xin rào,
Một vườn đào, năm ba người xin giữ,
Bà cơ bà bác cũng khuyên, cũng nhủ, cũng nhủ, cũng dành:
-“Cháu muốn hái lá, năm ba kẻ vin cành,
Cháu muốn ăn canh, năm ba người xin đi đánh cá;
Chẳng thiếu nơi tốt danh lành giá,
Chẳng thiếu nơi tốt mạ lành cơm.
Cháu cịn đợi nơi nào hơn cho được?”
Nàng Út Lĩt trước tìm lẽ chê rằng:
-“Gả về dưới, em chẳng quen ra bến gánh nước,
Lấy về ngược, em chẳng quen vác nước ống bương”
Bây giờ, nĩi rằng:
-“Em chẳng tham nơi tốt rẫy giàu nương,
Chỉ lấy về nơi nào thuận đường,
Qua gốc khuên vàng đi ra kẻ chợ”
Ở về mạn gốc khuên vàng,
Sắm lễ sang cậy người lại hỏi,
Đạo Tu Liêng chê rằng nhiều tuổi,
Chưa chịu nhận lời mối lời mơ,
Nhưng chẳng ngờ Út Lĩt lại vui lịng đẹp ý,
Nĩi rằng:
-“Đị chèo qua sơng, chẳng hồi cơng cắm lại,
Đị trở lại chẳng nỡ chống đị lui,
Bố cho nhà người được đem cơi trầu mâm cau đĩn đợi!”
Mẹ cũng chẳng nhận lời mơ lời mối,
Nàng lại bàn rằng:
-“Chỉ chẳng bền, bảo đợi giặt nước xiết giữa dịng,
Đợi giặt nước trong giữa hĩn;
Một lần quai sẩy hai lần nĩn,
Chẳng kén chọn chi lâu, mang điều, mẹ ạ!”
Bấy giờ,
Tháng Chín đã qua,
Tháng ba đã tới:
Nhà đạo Cun sắm sanh lễ cưới;
Tiếng đồn đi: chiếu cạp trải nghìn đơi cịn mới,
Tiếng đồn tới: vàng trăm nén đúc ra cịn nguyên
Xơi gánh đầy trăm chiêng,
Rượu khiêng đầy trăm địn trai khỏe,
Nhà đạo Tu Liêng
Cũng mượn đủ bốn mươi mụ mái già,
Ba mươi mụ mái non,
Một nghìn trăm con gái vừa mới lớn.
Cĩ sanh bốn mái nhà,
Cĩ sanh ba rửa gĩt,
Sắm quần áo tốt cho người bạn dâu,
Sắm rộng tiền khao cho người vác chiếu,
Sắm sửa chẳng thiếu những chi cùng chi,
Đám cưới bước đi,
Mười mường xem tới chật đường,
Người khen đẹp,
Kẻ khen sang;
Thẳng gốc khuên vàng, đàng ra Kẻ Chợ,
Nàng Út Lĩt dừng lại nĩi rằng:
-“Xin chú bác đứng lại một đàng,
Xin họ hàng đứng lại một mé,
Để cho tơi được ghé thăm Hồ Liêu một chút!”
Nàng bước đến bên mồ giậm gĩt,
Kêu rằng:
-“Đạp đạp, đất rã!
Đạp đá, đá rời!
Đạo Hồ Liêu anh ơi,
Chống nắp săng đồng cho em vào với!”
Đạo Hồ Liêu, trong săng đồng đang ngồi đan lưới,
Nghe tiếng gọi, chống cửa mộ cao,
Đĩn bạn tình vào,
Bây giờ mới gần nhau mãi mãi,
Nàng Út Lĩt bảo họ trai, họ gái:
-“Ai lại thì lại,
Ai đi thì đi,
Đừng lơ lửng làm chi mà nên đàn bướm lạc!”
Thương cho đạo Cun
Hết vàng hết bạc
Chẳng được vợ hiền;
Thương tiếc lo phiền,
Biến nên con cầy cun tháng Ba gầy xác
Họ hàng chú bác,
Biến nên đàn bướm lạc tháng Ba
Bay lại bay qua
Gốc khuên vàng đàng ra Kẻ Chợ.
2. VƯỜN HOA NÚI CỐI.
Đây là một tác phẩm rất nổi tiếng ở các vùng Hịa Bình và Sơn la…
Tác phẩm được nhân dân yêu mến và cịn được dùng để ca hát trong sinh
hoạt dân gian, đặc biệt là hát mỡi của người Mường.
Đoạn trích sau được trích từ câu 1804 - 1153. Đoạn trích kể lại việc anh
Va, Khĩi trở lại thăm nàng Thờm, Tiên thì mới hay cha mẹ hai nàng đã nhận
đạo Trần, đạo Trà làm rể trong nhà. Bốn người rủ nhau uống rượu hịa với lá
ngĩn để được gần nhau mãi mãi.
Mặt ma trời hửng sáng rạng ra,
Hai chàng trơng xa nhìn lại,
Thấy chùm trái chu đồng,
Nhìn chùm bơng hoa quế,
Cây chu đồng đã bén trái.
Nhìn vào cổng cái nhà nàng Thờm, Tiên,
Thấy nàng cịn đẹp duyên như khi mới nở
Hai nàng từ trong nhà, trong cửa đi ra,
Hai chàng anh Khĩi, anh Va,
Cùng đưa chân bước tới.
Cơ gái nàng Thờm, nàng Tiên lại chào:
-“Hai anh vào chơi anh à,
Anh từ đâu mà sớm lắm?
Mong anh từ rằm tháng ba,
Cho qua rằm tháng chín.
Sao anh nhân đức lịng kín,
Chín đạo lịng thành,
Lịng thương nhiều thế hỡi anh!
Tiếc cơng em ăn đợi ở chờ
Từ những buổi năm qua”
Anh Khĩi, anh Va lại rằng:
-“Thương nhiều thương lắm em hỡi,
Thương ơi thương lắm em à,
Chúng mình đơi ta quyết làm cửa
Lời hứa đơi ta quyết làm nhà,
Anh đã bỏ bà cho về Mường Tráng,
Đã bỏ vợ cho về Hang Lịn.
Vợ anh chẳng cịn,
Con anh chẳng cĩ,
Thân anh khốn khĩ sầu thương.
Bố anh đương tuổi về già,
Mẹ anh cũng đã yếu,
Anh cịn phải lo liệu trong nhà.
Từ rằm tháng ba,
Qua hết rằm tháng bốn,
Lộn đến ngày tháng năm,
Hàng trăm cơng nghìn việc.
Tiếc sức anh sức khơng,
Tiếc cơng anh cơng uổng,
Tiếc đường anh đi lối anh lại.
Lịng con trai lịng dại,
Bụng con gái bụng ngoan,
Tham dịng vua quan em đi chọn lấy
Sao em lại ăn tệ ở bạc cho anh,
Càh hoa thơng đã sắp bén trái,
Anh xin quay chân trở lại”.
Cơ gái nàng Thờm, nàng Tiên,
Nước mắt chảy hai bên gị má,
Bước chân đi ngăn đường địn sá;
Khơng nĩi với anh Va một lời,
Khơng cười với anh Khĩi một tiếng,
Bước chân lại cạnh giếng ngồi:
-“Em mời anh Va lại đây em nĩi,
Mời anh Khĩi lại ngồi e thưa.
Cơng em chờ từ năm xưa năm ngối,
Chờ cho tới năm nay,
Đợi anh lịng chay dạ suơng,
Mặt trời xế xuống ngày nào cũng mong,
Ngĩng trơng từ rằm tháng ba,
Qua hết rằm tháng bốn,
Đến hết cả tháng năm,
Cơng thêu khăn khơng gửi cho ai đến.
Chờ anh tận ngày tết,
Đợi hết cả năm mùi;
Lịng em những ngậm ngùi,
Như cây rau mùi héo ngọn,
Chờ anh đã trọn một năm,
Đến ngày rằm, mười lăm tháng sáu,
Bố mẹ em bắt chấu vào nhà,
Anh em đạo Trần, đạo Trà,
Về nhà làm đứa rể thằng chồng,
Làm cơng để nuơi bố mẹ.
Em chẳng lấy đạo Trần, đạo Trà,
Bố mẹ trong nhà
Đem ra làm khuơn làm phép,
Kẹp em bằng cùm cây tre,
Đánh cho cặp kè hai bơng hơng,
Nửa chết nửa sống ngang bằng,
Em lấy đạo Trần, đạo Trà,
Như con gà diều hâu đánh.
Diều hâu đánh cịn hay rơi,
Thân em như giáo thiên lơi xuống đánh.
Tránh sao nĩ cũng về nhà,
Đến nay em khơng qua lời tiếng nĩi,
Bố, mẹ chửi mắng, gièm pha!”
Anh Khĩi, anh Va rằng:
-“Đẹp lịng bố mẹ kén được người danh giá,
Đẹp dạ chọn được người cĩ cơng,
Em cĩ đứa rể thằng chồng,
Cành hoa thơng sắp bén trái,
Anh xin quay chân trở lại,
Trái chân quay trở về liền!”
Cơ nàng Thờm, nàng Tiên,
Nước mắt rơi đầy hai bên gị má;
-“Hai anh quá chân ở lại,
Em dại cịn anh khơn;
Đã cĩ tiếng đồn,
Anh khơn lại vừa khéo;
Em đang chết héo trong lịng,
Chết vàng chết úa trong dạ.
Anh đi chia cửa xẻ nhà,
Cho em với đạo Trần, đạo Trà,
Cho ai ra đàng phía ấy;
Hay anh chỉ đàng hướng lối,
Cho em tới gốc ngĩn vàng
Tìm đàng em tới gốc ngĩn đắng,
Để em vắng tiếng vắng miệng một khi,
Khơng hịa thêm chi kiếp con gái
Xin em ở lại hơm nay,
Để em chia tay đi về đất đống,
Quay lưng đi về mường bên ma!”
Anh Khĩi, anh Va lại rằng:
-“Khơng bực chi đâu em hỡi,
Em khơng phải quay lưng về nhà đồng.
Khơng phải quay lưng về mường ma.
Em khơng muốn lấy đạo Trần, đạo Trà,
Em về trong cửa trong nhà,
Xuống sân em chửi con gà,
Trèo nhà em chửi con chĩ,
Em nhăn nhĩ với con mèo
Làm điều rơi cuốp rơi viếng
Tiếng ăn lời nĩi,
Em xui giục bố mẹ trong nhà
Cái gì của đạo Trần, đạo Trà
Của gì cịn trong nhà vào mà lấy,
Khơng khiến ai nuơi bố mẹ cho ta.
Để đạo Trần, đạo Trà,
Nghe bực lại xĩt xa,
Ba đêm ba ngày nĩ quay trở lại”
Cơ gái nàng Thờm, nàng Tiên,
Nghe thật lời tiếng ấy,
Dậy nhủ nhắn, dặn dị,
Với hai chàng anh Khĩi, anh Va.
Hai nàng đưa nhau trở lại,
Trái chân trở về nhà;
Xuống sân nĩi chửi con gà,
Về nhà mắng mèo, đập chĩ,
Gọi đạo Trần, đạo Trà là mày là tao,
Rằng:
-“Của chi trong nhà vào mà lấy,
Chẳng khiến ai nuơi bố, mẹ cho ta”
Đạo Trần, đạo Trà
Nghe khốn khổ xĩt xa,
Dậy nĩi với bố, mẹ lang già:
-“Cơng ăn việc làm con khơng lười biếng.
Tiếng ăn lời nĩi của cơ nàng Thờm, Tiên.
Nghe phiền cho con lắm lắm,
Nghe hại thân con cũng nhiều,
Để buồng dâu, buồng rể buồng suơng
Con nằm buồng khơng chiếu lạnh,
Chẳng tiếng chẳng miệng nĩi, cười.
Con ở nhà ngồi,
Đang ăn mải ở,
Em từ ngồi cửa ngồi đồng,
Đi về trong sân, trong nhà,
Sắm sửa áo lượt quần là,
Từ trong nhà bước chân ra;
Xuống sân chửi con gà,
Về nhà mắng con chĩ;
Chửi con cả họ cả tên,
Chửi con là thằng quen thân mất nết.
Chửi hết lời chẳng thiếu thứ chi,
Đi về con lo áy náy,
Bố, mẹ xây cửa dựng nhà,
Người già hai bên đều rõ,
Em chê con lú thì đưa con lại,
Chê con dại thì đưa con ra
Con ở trong cửa trong nhà,
Sao cho qua thời hết thế!”
Bố, mẹ lại dồn rằng:
-“Con khơng lo chi những điều tiếng ấy,
Con ăn vậy ở vậy trong nhà,
Khuya sớm vào ra, con cứ ở,
Bố mẹ sẽ than thở đừng lo;
Cĩ nghe lời nào con cứ lặng,
Khơng buơng lời nặng tiếng làm chi”
Bố, mẹ lang già,
Đi sắm bữa cơm ăn rượu uống.
Ăn cơm ngồi vĩng.
Thơi cơm lên ngồi vĩng cái,
Gọi hai con gái ngồi lại vĩng đơng
Rằng:
-“Thương nồng thương ơi con hỡi,
Thương lắm thương ơi con à,
Mẹ con tuổi đã già
Cha con năm nay đã cao,
Trơng vào con, lịng phiền lịng mỏi,
Năm xưa con cịn thơ dại,
Năm nay nên nàng nên gái, con khơn.
Thiên hạ đồn xa, con đã cĩ tiếng,
Con iỉng bố, iỉng mẹ, biết lời,
Nên con giỏi con khơn hơn người;
Con nghe lời chú, bác, họ hàng,
Nên gái đẹp, bà nàng;
Nghe lời đàng,
Nên cơm hàng cháo chợ.
Chớ nghe tiếng thim tiếng rớ,
Đừng nghe đầu chợ cuối hàng,
Như nàng Nga với chàng Hai Mối,
Nghe tiếng bạn nên người bất nhân
Hai anh đạo Trần, đạo Trà,
Vào nhà làm rể làm chồng,
Của nĩ đã nồng, cơng đã cĩ;
Con chớ mắng chĩ,đập mèo,
Nghe theo lời mẹ mới yêu”
Cơ gái nàng Thờm, nàng Tiên,
Nước mắt rơi đầy hai bên gị má.
Lấy vạt lá áo lụa vàng,
Lau ngang nước mắt chảy,
Vắt tay vịng vịng thành nếp.
Xếp tay vào ngực vào lịng:
-“Thương nhiều thương ơi bố hỡi,
Thương lắm thương ơi mẹ à,
Con cịn chàng anh Va, anh Khĩi;
Tiếng nĩi hứa hẹn cùng nhau,
Từ đầu rằm tháng ba,
Qua năm mùi đến nay,
Con những lịng chay dạ suơng,
Con quyết đường tình đường nghĩa nơi xa.
Cửa nhà bố mẹ nĩ chẳng giàu,
Cũng khơng lo câu đĩi khĩ;
Họ mạc thì sang,
Cĩ người ngồi ngang trên chiếu.
Chẳng thiếu thốn chi lụa, phà,
Mà phải dệt phà nĩc vải;
Dựng lụa nĩc lụa mới phải,
Dựng vải nĩc vải mới bền;
Nĩc phà dệt lên khung vải lĩt.
Điều lành tiếng tốt bố mẹ dặn dị,
Khơng đời nào cho quên,
Thiếu chi nơi làm mền chăn kép,
Nơi giàu sao bố khơng ép,
Người khơn người đẹp mẹ chẳng cho,
Gị con lấy người chết xác,
Bắt con lấy thằng đạo Trần, đạo Trà,
Người già người non ai cũng ghét;
Hay nĩi phét cĩ tài,
Dài mồm, cong mơi nĩi chõ,
Đan giỏ khơng hay
Đâm xay khơng biết,
Trộm vặt cĩ tài,
Hồi thân con lắm lắm,
Ngẫm đi nghĩ lại mà thương.
Chồng chẳng chồng thì chớ.
Chẳng chồng chẳng vợ thì thơi,
Chẳng kiếp đời nào,
Làm cơng toi thằng cơm thừa muối ế”…
Nàng Thờm, Tiên lại gị bên dưới,
Thấy những dây ngĩn vàng,
Nĩ leo ngang thành rặng;
Gị bên trên thấy dây ngĩn đắng,
Văng vẳng tiếng Thường, tiếng Rang,
Nàng đến gần khẽ gọi,
Đi đến cội gọi rằng:
-“Thương nhiều thương ơi ngĩn hỡi,
Ta cịn chờ đợi ngĩn dây,
Ngĩn cịn đi chơi mường sống,
Ngĩn cịn đi nhởi mường bưa;
Buổi mưa ngĩn đi chơi trên rặng,
Trời nắng ngĩn đi chơi dưới gốc;
Ta kêu, ngĩn ở đâu thì lại.
Gọi chàng ngĩn đắng chàng leo sang,
Gọi anh ngĩn vàng anh leo lại;
Lại để ra hoa nở trái,
Lại mà ra hoa mọc cành,
Lấy cho anh Khĩi, anh Va,
Đều về làm cửa làm nhà bên ma,
Cho đơi chúng ta vắng vẻ”.
Cành ngĩn đắng khẽ khẽ ngả sang,
Cành ngĩn vàng nghiêng nghiêng ngả lại….
3. NÀNG ỜM - BỒNG HƯƠNG.
Truyện thơ Nàng Ờm - chàng Bồng Hương, một thiên tình ca bi thảm,
một sáng tác đặc sắc của đồng bào Mường. Nhận xét của GS. Hồng Như Mai
thì truyện thơ này là: “Một cơng trình nghệ thuật tuyệt mỹ, để nĩi lên một lời
cầu xin cho con người được giải phĩng, để khơng ai phải chết vì mối tình
tuyệt vọng…”[79, tr.267]
Đoạn trích trích những đoạn kể về tình cảm thắm thiết của đơi trai gái.
Cha mẹ Ờm ngăn cản, khơng cho họ yêu nhau. Cha mẹ giữ Ờm trong nhà
đánh đập, cơ thốt ra được. Chàng Bồng Hương ở ngồi đem nàng lên núi
trốn, họ cùng nhau ăn lá ngĩn để được mãi mãi ở bên nhau.
-“Ăn cơm nghe nhớ em, anh kêu đến vía,
Uống nước nghe nhớ em, anh kêu đến tên;
Anh đã mến đã thương, đã yêu cùng nhớ,
Anh trộm phép mẹ đùm cơm vào lá
Anh trộm phép mẹ đùm lá vào bao,
Anh vượt mấy dốc cao,
Anh lội bao suối thẳm,
Ăn cùng anh cho đỡ thương đỡ nhớ!”
Về mùa mơ, anh hái mơ bỏ bao,
Về mùa đào, anh hái đào bỏ túi
Anh nhường phần em,
Anh chăm em như con nhà ngài chăm hoa trước vĩng,
Anh quý em như con nhà ngài quý hoa trước sàn
Qua bốn mùa hoa mơ,
Trải bốn mùa hoa mận,
Cịn phịng cho đến đơi mươi,
Mái tĩc đã xanh,
Em đã nên người,
May áo khách dài,
Nĩi lời con gái.
Đã rộng đường bên trai bên gái:
Em đi chơi trai cùng anh trên nương hơm sớm.
Cây cau nhà anh đã lớn,
Lá trầu nhà em đã xanh.
Lịng muốn cùng anh nên nhà nên cửa
Nhưng miệng chưa dám mở.
Mà lời chẳng tiện thưa
Sợ rịi lời nĩi giĩ đưa,
Như cây đu đến muag rụng lá.
Khơng nên cơm nên cá
Chẳng thành rẫy thành nương,
Nhưng anh Bồng Hương,
Đã nĩi lời thương:
-“Anh khơng phải giọt sương trên mặt lá,
Anh khơng phải con cá dưới khe Ngĩn.
Anh cùng em quyết chung một đường
Em cùng anh sẽ đi một lối
Ăn cơm chung một gian
Uống nước chung một máng
Xỉa răng chung một ống
Chết hay sống cũng trọn một đời.
Nhưng nước suối khi đầy khi vơi,
Lịng mẹ cha cĩ như lịng ta muốn.
Nên mẹ nhà em chẳng gả,
Nên bố nhà em chẳng cho
Nên đành lịng đi đêm về tối
Bắt đom đĩm làm đèn,
Lấy áo em thay làm nĩn;
Em vượt suối sâu, qua lùm lá ngĩn
Đi chơi cùng chàng Bồng Hương.
Nhưng bố mẹ chẳng thương,
Chửi em hết điều,
Mắng em hết lời.
Em đã thương anh rồi,
Khi xa nhau nghe nhớ,
Lúc vắng nhau nghe thương,
Em đi trâu, ngồi gốc cây nhỏ,
Em đi bị, ngồi gốc cây nhuối.
Em cùng chàng Bồng Hương
Hái chung một con vườn
Dâu non lắm lộc,
Nắm to là tay em hái
Nắm nhỏ của chàng Bồng Hương…
Các cố các mẹ ơi!
Tình thương nghĩa nhớ
Như hoa vừa nở,
Như lửa mới nhen,
Hơi nhau đã quen,
Tiếng nhau đã biết;
Như thề chẳng nên thề, nĩi khơng nên nĩi,
Xa nhau thì đợi, vắng nhau thì thương;
Đi đêm anh chẳng sợ sương
Qua chín con mương,
Lội mười con suối;
Tình anh ngày càng đắm đuối,
Lấy tay anh bấu em nên dấu,
Lấy răng anh cắn má em thành vết;…
Mỗi năm cĩ mười hai tháng,
Mỗi tháng ba mươi ngày đêm,
Đêm nào anh cũng đến nhà em,
Ăn chực nằm chờ,
Những hơm cơm chưa ăn vào dạ
Cá chưa ăn vào lịng,
Em ngồi ăn cơm nhà trong
Nuốt khơng trơi qua cổ.
Khơng ăn thì em sợ,
Ăn vào miệng nghe chẳng ngon,
Nên miếng ăn miếng bỏ,
Lật dìn, đưa xuống cho chàng Bồng Hương:
-“Anh ăn cơm vào dạ,
Anh ăn cá vào lịng,
Cơm này cơm nhớ cơm mong,
Ăn đi mà yên lịng chờ đợi!”…
Chàng Bồng Hương từ lâu đứng đợi,
Anh bế em vào nách,
Anh ơm em ngang lưng,
Đem em vào rừng âm u vắng vẻ.
Anh bước, bước đi nhà nhẹ,
Bàn tay anh khẽ nâng niu.
Máu em rải ra đường dọc một chiều…
Anh thương em nhiều,
Anh thương em lắm,
Lấy khăn tay thấm máu đào:
-“Anh biết vì sao mà em phải khổ,
Vì anh đi trâu cùng em bên ngõ,
Vì anh đi bị cùng em trên nương,
Cho bố mẹ chẳng thương
Nên em phải chịu đường roi vọt roi thon,
Em phải chịu điều giận tiếng hờn của cha của mẹ;
Biết làm sao cho ta nên cửa,
Biết làm sao cho ta nên nhà, em Ờm à?
-“Anh ơi!
Kiếp ta kiếp khổ,
Số ta số khĩ,
Trời giĩ, ta cũng phải qua,
Sơng sâu ta cũng cứ lội,
Dốc núi cao ta cũng cứ lên.
Anh ơi! Chớ lau máu em,
Càng lau lại càng đau buốt.
Thương em, anh giữ trong ruột,
Yêu em, anh giữ trong lịng,
Khăn kia ném vào rừng xanh”.
Khăn trắng của anh đã loang lổ máu,
Khăn nhớ khăn thương các mẹ khơng thấu,
Khăn nghĩa khăn tình các mẹ khơng hay,
Tấm khăn dính máu này
Biến thành dây bơng trắng trên núi.
Trời mưa nĩ nở hoa trắng,
Trời nắng nĩ nở hoa vàng…
Các cố, các mẹ ơi!
Em giẫm chân xuống đất kêu trời kêu ma;
Tiếng em vọng xa vào trong hang đá.
Ngĩn ơi! Em kêu tên lá,
Ngĩn ơi! Trên núi Làn Ai,
Cành nào đẹp ngả về phía sáng,
Cành nào già đưa về phía mặt trời!
Này ngĩn ơi! Em giơ tay hái lấy,
Tay phải hái chín lá đẹp.
Tay trái hái bảy lá xinh,
Giữa buổi ban chiều, nắng đẹp trời xanh.
Chín lá ngĩn thanh thanh.
Bảy lá ngĩn thăng thẳng:
-“Đơi trai gái muốn chơi nên cửa,
Bố nhà chị khơng cho nên cửa.
Đơi trai gái muốn chơi nên nhà,
Mẹ nhà chị khơng cho nên nhà.
Khơng cho ta được vào ra
Để mở đường đi lối lại, ngĩn à!
Giữa đêm, bố chị cịn chửi nhiều nhiều
Sáng ra, mẹ chị cịn mắng lắm lắm;
Cịn phịng roi thẳng roi thon
Khơng rời đằng sau áo.
Chị chẳng biết làm sao
Nên đơi yêu, đơi mến, đơi vợ, đơi chồng,
Quyết đi ăn ngĩn cho xong một đời.
Vợ chồng nhà chị
Chết đen như mực,
Chết đỏ như vang,
Chết vàng như nghệ,
Giữ trọn lời thề cùng về bên ma, ngĩn ạ!...
4. NÀNG NGA - HAI MỐI
Cao Sơn Hải rất ưu ái truyện thơ này, nên lời nhận xét của ơng tràn đầy
tình cảm đối với tác phẩm: “Bản tình ca Nàng Nga - đạo Hai Mối là một viên
ngọc lấp lánh nhất trong kho tàng văn học dân gian Mường và nĩ xứng đáng
là một bơng hoa đẹp trong vườn hoa văn học dân gian trăm sắc ngàn hương
của các dân tộc Việt Nam” [19, tr.50]
Đoạn trích được trích từ câu (211 - 432) và (1290 - 1465). Đoạn trích
kể từ khi nàng Nga đem cành hoa ra chợ gặp Hai Mối. Hai người ý hợp tâm
đầu. Nàng Nga mời chàng đến nhà để cha mẹ nàng biết mặt. Và đoạn kể về
cảnh Hai Mối lặn lội tìm đến đất Thượng Lào gặp cho được nàng Nga. Hai
người hẹn gặp lại nhau chốn nương rẫy quê nhà.
Chàng Hai Mối hỏi thăm bà mế đi cặp nàng Nga
Rằng: “Thương thiệt thương thà, bà hỡi.
Bơng này, bà bán mấy quà?
Hoa này bà bán mấy nén?
Bơng hoa dục búp hoa ly dén
Bà bán mấy nghìn trăm quan?
Để cháu là khách xa đà
Được đem tiền đi ra xin chác
Đem bạc đi ra xin mua,
Cháu muốn xin mua
Cả gốc lẫn cành
Cặp liễu cây hoa chẳng rời chủ bán;
Cĩ được hay chăng, hỡi bà?”
Bà mế già lắng lời, lại đợi
Rồi mới cất tiếng giục nhủ nàng Nga,
- Thương thiết, thương thà, Nga hỡi,
Cĩ miệng ở nhà
Sao khơng cĩ miệng đi ra đến ngõ!
Dẻo tay bơi dưới nước
Sao chẳng hay lìa cỏ giác trên nương,
Ở nhà thấy mày khơn lạ khơn lùng,
Ra đến đồng cịn khơn một ít,
Ra đến chợ Sâm chợ Sét
Sao đổi nét ngơ ngơ ngẩn ngẩn thế này, hỡi Nga!”
Khi ấy,
Nàng Nga mới lựa được ý
Mới nghĩ được lời, thưa lại:
-“Thương mơi, anh chàng à,
Xin mời anh vào quán ngồi hàng
Ăn trầu ăn nang ở nhởi.
Ăn miếng cau cùng em chẳng phải mất nén bạc,
Uống bát nước, chẳng mất quan tiền chi đâu mà ngại
Lo gì xa ngái
Cành bơng tốt hoa lành
Anh ước mua nên, rồi em cũng bán”.
Được lời ấy,
Anh em Hai Mối đã bước vào hàng
Ăn trầu ăn nang
Mở đàng câu chuyện,
Hai Mối nĩi rằng:
-“Thương mơi, em nàng hỡi
Thương mơi, em nàng à,
Em bán thật cho anh mua thà
Bơng này em bán mấy qua.
Hoa này em bán mấy nén,
Bơng ly dục búp hoa ly dén
Em bán mấy nghìn trăm quan?
Cho anh xin mua
Cả gốc lẫn cành
Cả cành cây hoa khơng rời chủ bán.
Chúa bán, anh mang về nhà
Chăm sĩc lấy bố mẹ già
Cịn cành hoa
Anh đem lên chùa dâng hương lạy bụt”.
Nàng đáp lại rằng:
-“Bơng này em bán chín quà,
Hao này em bán chín nén,
Bơng ly dục, búp ly dén, một nghìn trăm quan
Anh cĩ tiền, lấy tiền đi ra mà chác,
Đủ bạc, lấy bạc ra mua,
Anh mua được bơng hoa tốt hoa lành,
Mua cành cây hoa,
Nhưng anh chẳng mua được đâu cả người chúa bán!
Bởi vì,
Cơm em ăn, một ngày kén chín thứ gộ,
Xống áo em mặc một ngày chín thợ hàng may
Vịng đeo tay, một ngày chín thợ hàng bạc
Chiếc khăn em thắt chắc hết chín trâu mười bị,
Ai giàu của giàu tiền đếm khơng xuể, kể khơng xong
Mới mong mua được!”
Rồi nàng lại nĩi:
-“Biết nơi nào,
Cĩ chín chục trâu, cặp trăm dây dợ,
Đủ chín chục ngựa, cặp trăm dây cương
Giàu bạc giàu vàng,
Giàu khơn ngoan
Để em mang về trơng nhà coi cửa!
Bởi họ hàng nhà em
Cịn địi phải đủ những lệ cùng quà;
Chín chục con lợn vậm ngà,
Chín mươi con gà cong cựa cùng đuơi
Mới cho chác được người
Con gái nhà em khĩ nết!”
Hai chàng đáp rằng:
-“Chị em nàng nĩi thật thế chăng?
Hay là người khơn thử dạ
Người lạ thử tiếng thử lời?”
Rồi Hai Mối lại nĩi:
-“Thương mơi, em nàng hỡi,
Em nĩi đi rỉ rả
Cho anh đáp lại rí rời
Chẳng vừa tình, vừa đơi, rồi anh xin trả lại.
Rằng:
Bố nhà anh khĩ nhiều.
Mẹ nhà anh khĩ lắm.
Bố mẹ nhà anh
Chỉ cĩ một đất Tre Trắng
Một rặng Tre Trị
Mường Văn Nho, Phủ Lý,
Ban sớm, chín chục trâu đen đi cày dọc,
Ban chiều, chín chục trâu trắng bạc đi ra cày ngang,
Trăm con bị vàng bừa trang đất mạ
Cơm nhà anh ăn, một ngày hết chín thúng gạo,
Áo anh mặc, một ngày chín mớ lụa vàng,
Bố nhà anh ngồi trên chiếu vàng,
Ở bên trên bảo ban lời xuống”
Nàng Nga nghe vậy,
Đáp rằng:
-“Thương mơi, anh chàng hỡi,
Thương mơi anh chàng à
Chẳng thiếu chi nơi, đất no cơm giàu cá.
Để anh lặn lội đến đây, đất khĩ mường xa.
Mà kén chọn mua bơng bán hoa, vất vả.
Lời anh nĩi ra, thử bụng con cá,
Lời anh siếc ra, thử dạ con người,
Lo rằng,
Anh chỉ cốt thử tiếng thử lời,
Xem ý tứ lấy vui mà thơi, anh hỡi. Anh rắp mua bơng
Rồi em cũng bán bơng,
Cĩ lịng mua hoa, em cũng bán hoa.
Chỉ sợ điều, những bơng cùng hoa ở đất này xấu lắm.
Xấu bơng lại xấu cả chà,
Xấu hoa, xấu cả người cầm gốc.
Xấu mắm xấu cả (bình) độc,
Xấu mộc xấu cả gáo cầm
Đáng chi cho anh phải siếc phải ham
Cái con người ngơ ngơ ngác ngác
Đáng chi cho anh phải chác
Cái con người đã đen ngẳm đen ngăm lại cịn khĩ nết, hỡi
anh?”
Hai Mối nĩi rằng:
-“Thương mơi em ơi,
Em bảo xấu, anh chẳng chê xấu.
Một chút em xấu hơn trăm kẻ bậu cĩ duyên.
Con nhà người dù cậy đẹp như tiên,
Nhưng vơ ý vơ tình vơ duyên cũng chẳng đáng cho người ao
ước
Anh chẳng tham, chỉ vì làn da em trắng ngọc
Anh cũng chẳng chê vĩc con nhà người đen ngăm.
Chỉ ước cùng em nên nghĩa trăm năm
Để anh quyết đi thăm cho đến cửa nhà
Dù phải khĩ nghèo
Trời nắng vào trú bĩng đa,
Trời mưa sa,vào trú hang đá.
Hay đáng cun sang mường cả
Chín tấm lụa đỏ trải dọc làm chăn,
Chín tấm lụa vàng trải ngang làm chiếu,
Anh cũng chẳng thay dạ đổi lịng,
Chỉ sợ lịng em như mĩ nước đầu mường
Cĩ đối một chút đến anh chăng, em hỡi!”
Nàng Nga khi ấy,
Lịng suy đã kỹ,
Nghe ý đã tin, liền đáp:
-“Thương mơi, anh à,
Đơi chúng ta gặp được nhau đây
Như buồng cau hoa duyên may gặp khách,
Như xống áo rách gặp thợ hàng may,
Gặp anh hơm nay,
Như trời mưa bay, em gặp thợ làm nĩn,
Muốn nĩi cùng anh,
Sợ lời em cịn chưa biết chọn,
Muốn phơ chuyện sợ chưa biết lối biết đàng,
Anh đã đến đây, chơi chợ thăm hàng,
Rắp lịng ăn, xin anh đi cho tới cửa,
Rắp lịng dạm, xin anh đi cho tới nhà,
Trước thăm đức cố, bố mẹ già
Sau nữa một chuyện lợi cả hai ba,
Cho hai ta tiện lời trao tiếng hẹn cùng nhau, anh hỡi”.
Hai Mối nĩi:
-“Em ơi,
Anh cũng muốn đi cho tới cửa cùng nhà
Trước thăm đức cố, bố mẹ già
Sau thưa chuyện đơi ta
Chuyện lân la
Làm đường đi sá lại
Nhưng anh cịn ngại
Bới chưa cĩ lời mối tiếng mơ,
Sợ bố trên nhà lại bảo anh là đứa dưới chợ buơn nứa.
Sợ mẹ trong cửa bảo anh là đứa dưới chợ buơn luồng.
Và anh quen đất quen đàng
Mà chưa thuộc đàng mường,
Chưa biết tên lúng tên làng nhà em để hỏi”
Nàng đáp rằng:
-“Thương mơi, anh hỡi,
Anh chưa hay rồi em xin gửi,
Anh chưa tỏ rồi em xin rằng
Đây là chợ Cẩm Thủy – Quan Hồng
Sơng Ngang bến Đuộng
Đến quê em thẳng xuống
Là đất Đủ Ĩ Mường Dà
Xin mời anh bước tới thăm nhà,
Đường chẳng quản xa, đường đã đi gần một nửa.
Bố trong nhà
Chẳng bảo anh là kẻ buơn trâu bán bị dưới chợ.
Mẹ trong cửa
Chẳng bảo anh là kẻ buơn nứa bán luồng.
Đừng nĩi chi điều thắt mở khốn thương,
Mà hại cho út, cho em, anh ạ!”
Hai Mối trong lịng cịn chút chưa yên,
Lại nĩi:
-“Anh đến hơm nay,
Cịn phải đến suơng, hai bàn tay trắng,
Gắng đợi anh về đến cửa cùng nhà
Sắm cặp bánh dày,
Sắm giằng bánh dày,
Ngày hai ba, rồi anh sẽ đến”.
Nàng Nga đỡ tiếng lại thưa:
-“Thương mơi, anh ơi,
Anh đã cĩ lịng thăm cửa thăm nhà
Chẳng ngại chi điều ấy,
Cĩ phải chuyện nhờ cậy ơng mối bà mơ.
Bảo phải sắm sanh bánh trái.
Vả lại em út trong nhà đã vậy,
Em gái trong nhà đã khơn,
Tuổi thẳng bữa no cơm,
Chẳng cịn tuổi địi quà thơm bánh thảo”.
Nghe nàng nĩi, lời sao khéo miệng,
Tiếng sao đẹp lịng,
Hai Mối cùng với Trí Hoa
Đã theo chị em nàng Nga
Thong dong đến thăm nhà thăm cửa…
Nàng Nga nghe cĩ người ở đất quê nhà
Vội truyền quân hầu:
-“Để đĩ cho bà, bay khơng được hỗn”.
Khi ấy Hai Mối mới khẽ nhắc rằng:
-“Thương mơi, bà nàng hỡi,
Thương mơi, em nàng à!
Em đã quên thật quên thà
Chín nén bạc ai trao ở ngọn sơng Ngang,
Chín nén vàng ai nhận ở nơi bến Đuộng.
Bây giờ thân anh
Vĩc lơi mình luống
Chẳng cịn nhận ra dáng hình chi nữa, hỡi Nga?”
Nàng Nga sửng sửng sốt sốt:
-“Trời hỡi là trời!
Ma hỡi là vía!
Chết giẫm cho con Nga
Người chưa già sao đã tối mắt!
Ai hay lở núi cạn sơng,
Lở đồng cạn hĩi.
Ai biết người thương của em lặn lội đến đây, hỡi trời!”
Rồi nàng lại kêu:
-“Thương quá anh ơi,
Quần lành sao anh chẳng mặc,
Áo lành sao anh chẳng mang
Để em tưởng lầm là kẻ chặt giang chém nứa!”
Và nàng hỏi đến việc cửa việc nhà,
Hỏi thăm đơi bên đức cố bố mẹ già.
Chàng Trí Hoa cùng nàng Út Thái
Cĩ ăn lành ở lợi chăng anh?
Hai Mối đương giận đáp rằng:
-“Chúng nĩ khơng lành, sao ở trong cửa.
Chẳng phát dở, bảo phải lìa nhà!”
Nàng Nga liền năn nỉ thiết tha:
-“Thương mơi, anh ơi,
Anh ăn trầu nhả bã
Vuốt dạ làm lành
Mà thương cho em
Xin anh đừng giữ giận”.
Hai Mối lại nĩi:
-“Vì ai,
Anh đành bỏ cha ngồi sập bạc,
Bỏ mẹ ngồi trên chiếu vàng
Bỏ hết chú bác họ hàng, bỏ binh gia lính tráng?
Mất cơng bố gĩi chín đùm cơm cho đi ăn sá.
Mẹ gĩi chín đùm cá cho đi ăn đường
Đâu phải đến đây để nghe lời dỗ!
Bởi ai,
Được cơm bỏ muối.
Được đọi bỏ mâm.
Chưa mấy tháng mấy năm đã quên lời giao tiếng hẹn
“Một hai, nên cửa nên nhà”
Để giờ đây,
Cà đơm bơng mà khơng bén trái.
Mất cơng anh
Mở trại khang trang
San ruộng vỡ nà
Buồng cau tình cau hoa lỡ làng héo trái.
Cĩ phải tại em chăng, hỡi Nga?”
Nàng Nga trong lịng cay đắng xĩt xa
Than than thở thở:
-“Thương quá, anh ơi.
Thảm quá, anh à,
Đánh trâu, trâu chạy vào bái,
Đánh con, con chạy vào lịng.
Dù chín nghìn lần trăng mọc.
Chục nghìn lần trăng trịn
Em vẫn chẳng khuây lời giao tiếng hẹn
Cùng anh nên cửa nên nhà
Như bơng liền hoa
Như cây liền cội.
Ai ngờ,
Bố nhà em đã vội
Tham cái tiếng cun sang lang cả đường xa,
Em nĩi ra lời tra roi đập.
Mẹ em tham vàng tham bạc,
Họ hàng chú bác tham uống tham ăn.
Em chỉ cịn trơng cịn đợi anh ssang
Nhưng, chỉ một thân một chiếc.
Đầu hơm, ngĩ sao đầu áng.
Sáng ra, ngĩ sao đầu mường.
Thư gửi giấy trắng.
Tin nhắn đi từ mùa năm ngối,
Tin nhắn lại từ mùa năm xưa
Ăn chực ngồi chờ
Đã đau lưng mỏi gối
Hết ngày lại tối
Sao chẳng thấy anh sang
Mà chặt cây sậy giữa đàng,
Chặt cây xang giữa lối,
Cho em khỏi nên rồ nên dại,
Cho em được trở lại cùng anh, hỡi anh?”
Bấy giờ, chàng Hai Mối nghe dạ đã đành
Nghe tình đã hối
Mới hỏi nàng Nga:
-“Thương mơi, em hỡi,
Quả em cịn thương tới anh chăng?”
Rồi hai người trị chuyện
Những tính cùng toan
Làm sao trọn đời lại chung ăn chung ở
Chung cửa chung nhà.
Hai Mối bàn rằng:
-“Bấy giờ em trở về nhà Ao Ước,
Anh lập chước theo sau.
Nĩi với quân lính trai hầu
Rằng anh là người quê cậu Mường Vống,
Người đất mộng Mường Khương.
Để vào ra thơng ngõ tỏ đường,
Anh liệu cầm gươm chém nĩ”.
Nàng rằng:
-“Nhà nĩ chín lần cổng
Mười hai lượt rầo.
Đồn trong điếm ngồi,
Anh khai đao sao được?”
Hai Mối bàn trước, bàn đã hết đàng.
Nàng Nga tính sau, tính đã hết lẽ
Rối như canh hẹ
Chưa bề nào yên,
Nàng Nga mới khuyên:
-“Anh ơi, ta hãy tạm dẹp lịng phiền
Để em đi mua cơm mua cá
Ta ăn chợ ngồi hàng,
Rồi ta tính tốn sau, anh hỡi’
Hai Mối lại bảo:
-“Em mua cơm anh cũng khơng nhá,
Em mua cá anh cũng khơng ăn,
Hãy mua cho anh cái tấm lụa vàng
Để ngày mai trở về, anh thắt cổ!”
Nàng can rằng:
-“Thương mơi, anh ơi
Anh đừng ăn lá ngĩn làm chi hại vĩc
Đừng thắt cổ làm chi hại mình”
Nhưng Hai Mối khăng khăng:
-“Thà anh đi biến một mình
Để em ăn lành ở lại
Làm bà làm mái.
Một kiếp giàu sang.
Rồi trời mưa, cĩ nhớ đến anh chăng, em nhìn lên gốc mây
trắng
Trời nắng, cĩ nhớ đến anh chăng, nhìn dặng mây vàng.
Đêm trăng trịn trăng trong, nhớ đến anh chăng,
Em nhìn lên nhành mây sương mây giĩ”.
Nàng Nga nức nở:
-“Em chẳng cho anh đi biến một mình
Em chẳng để anh đi riêng một kiếp.
Ta sống trên đời
Yêu thật yêu thiết
Lại lắm kẻ dèm pha.
Cùng về bên ma
Làm cửa làm nhà
Chẳng cịn lo chi ai rình mà hại,
Bây giờ anh quay chân về lại,
Trái chân lại nhà
Đợi em nơi rừng dâu gốc quê cha.
Lối dâu cội dâu già hãy cịn tốt lộc,
Rừng dâu gốc tốt cành,
Anh để dấu chung quanh
Cho em về sau để tìm, dễ nhận”
Chàng Hai Mối lại dặn:
-“Bây giờ em trở về nhà Ao Ước
Buổi sớm, em làm như trâu lộn ách,
Buổi chiều, em ở như chạch lộn bờ;
Ăn ở hững hờ
Cho con người ta chẳng thiết
Ta hẹn với nhau
Lời ăn đã hết,
Tiếng chết đã giao.
Anh quay về trước
Em bước về sau
Đị mong bến làm sao, bến mong đị làm vậy”
Nàng Nga lúc ấy
Liền mua hai tấm lụa đỏ lụa đào
Trao cho chàng Hai Mối
Nàng lại xin gửi
Chín nén bạc, anh ăn đàng,
Chín nén vàng, anh ăn sá
-“Ở đây quê lạ
Thiên hạ đất người
Trở về đường xa xơi,
Nơi quê cha ta lại gặp nhau, anh hỡi!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Trang
PHỤ LỤC
ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7645.pdf