Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Văn Viễn ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒNG THỊ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành nhất của mình, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.Hoàng Thị Văn, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thành bản luậ

pdf106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6300 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n văn này. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cơ giáo trong tổ Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phịng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tơi cũng xin được gửi lời cám ơn từ đáy lịng tới Ban giám hiệu, tổ Văn, các đồng nghiệp trường Trung học phổ thơng Dân lập Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, động viên và tạo điều tốt nhất cho tơi trong thời gian vừa qua. Sau cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình bạn bè đã động viên, giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009 Trần Văn Viễn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn học khác. Gọn, cơ động, dễ dàng công bố trên báo chí; khởi đi từ một tình huống, một khoảnh khắc mà có thể hé lộ cả một số phận, một tính cách của con người cùng một trạng thái nhân sinh. Truyện ngắn quả thật là một món ăn tinh thần hấp dẫn và có tầm phổ biến rộng rãi. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Tạ Duy Anh - người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới sôi nổi và khởi sắc. Tràn đầy tinh thần cách tân, Tạ Duy Anh đã sử dụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữ và của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất ý tưởng, tình cảm của mình. Tạ Duy Anh là tác giả của những tác phẩm luơn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai gĩc của xã hội hiện đại. Ơng cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng đầy thương xĩt con người. Để đạt được thành cơng trên con đường văn chương hơm nay, Tạ Duy Anh đã vượt lên số phận, vượt qua bệnh tật, những đau đớn thể xác và chinh phục được những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Thành quả đĩ cĩ được là do sự nỗ lực khơng mệt mỏi của ơng. Cho đến hơm nay Tạ Duy Anh đã trở thành một nhà văn cĩ tên tuổi trên văn đàn Văn học Việt Nam, đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng: Giải thưởng truyện ngắn viết về đề tài nơng thơn (do báo Văn nghệ, Nơng nghiệp và Đài Tiếng nĩi Việt Nam tổ chức năm 1989). Chính vì sự mới mẻ ấy mà từ khi xuất hiện đến nay, Tạ Duy Anh đã tạo nên dư luận. Các ý kiến về truyện ngắn của ông, khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ quyết liệt và thậm chí trái ngược nhau. Tên tuổi của Tạ Duy Anh càng được nhiều người biết đến khi Giáo sư Hồng Ngọc Hiến mượn tên truyện của ơng để khái quát “Cĩ một dịng văn học bước qua lời nguyền”. Từ thực tế trên Tạ Duy Anh đã trở thành nhà văn được nhiều người yêu mến. Ơng cĩ tác phẩm “Bức tranh của em gái tơi” là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền Phong, in trong tập “Con dế ma” – Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, năm 1999, được đưa vào chương trình (Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, tập 2, tr 30). Ngồi ra, ơng cịn cĩ đoạn trích “Cánh diều tuổi thơ” trong sách giáo khoa (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 146). Thời gian trơi qua, những cảm xúc nĩng bỏng về những gì ơng viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ơng một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng. Như vậy, khi lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh” chúng tơi đã tiếp cận với một số bài viết về truyện ngắn của ơng, trong đĩ ý kiến của giới nghiên cứu – phê bình văn học nĩi chung đã thống nhất. Bên cạnh đĩ, việc tìm hiểu truyện ngắn Tạ Duy Anh giúp chúng tơi có thêm cái nhìn tổng thể, và cĩ ý nghĩa thiết thực về mặt nghiệp vụ, trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường tốt hơn. Một điều càng thú vị hơn nữa càng tiếp xúc với tác phẩm của Tạ Duy Anh càng phát hiện ra những điều mới mẻ, lơi cuốn người đọc. Ở đây, người viết muốn nhờ vào quá trình tìm tịi, nghiên cứu, thực hiện cơng trình nhỏ bé này mà học hỏi thêm đơi điều về truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đĩ là những lí do thơi thúc chúng tơi chọn truyện ngắn Tạ Duy Anh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm đầu của cơng cuộc đổi mới đất nước. Tạ Duy Anh đã khuấy động cả một bầu khơng khí sinh hoạt văn hố, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của ơng, với những hiệu ứng mà nĩ gây nên, đã gĩp phần phá vỡ bình ổn của văn học dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời tạo nên sự chuyển nhịp, tăng tốc cho những bước đi vốn bình thường, chậm rãi của lí luận và phê bình văn học đương đại Việt Nam. Trong những năm gần đây, đời sống văn học nước ta rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư… Trong những tên tuổi đĩ, Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo. “Là tác giả của những tác phẩm luơn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm” Tạ Duy Anh là nhà văn trẻ được dư luận quan tâm. Tác phẩm của nhà văn họ Tạ này ẩn chứa những giá trị nghệ thuật nào mà gây xơn xao dư luận, tạo ra nhiều tranh cãi, khen – chê? Thực chất Tạ Duy Anh là ai? Những bàn luận về Tạ Duy Anh và sáng tác của ơng đúng sai ra sao? Quả là, Tạ Duy Anh đã tạo ra một “từ trường” riêng hấp dẫn và lơi cuốn độc giả. Các ý kiến xung quanh về tác phẩm của Tạ Duy Anh trong vòng gần 20 năm qua đã có không dưới 100 bài. Đến với văn Tạ Duy Anh, bạn đọc cũng sẽ bắt gặp ít nhiều sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Nĩi về điểm này Tạ Duy Anh từng tâm sự: “Tơi rất mê “Trăm năm cơ đơn” của Marquez, nhưng cái tên chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cĩ lẽ quá mới mẻ với thế hệ những người cầm bút như tơi. Chuyện học tập hay ảnh hưởng nĩ, tơi khơng hề nghĩ tới. Căn cốt của tơi vẫn bị ảnh hưởng của hiện thực nhưng tơi muốn đấy nĩ ở mức sâu hơn, đa diện đa chiều hơn. Nhiều người thắc mắc về việc tơi khai thác đời sống hiện thực phi lý, nhưng một bằng chứng cho thấy trong cuộc sống, khi cĩ quá nhiều cái dị thường và người ta đương nhiên phải chấp nhận nĩ”, “khi viết, tơi luơn tâm niệm mình đang tạo ra một tác phẩm thật sâu sắc, mọi cái phi lý cuối cùng chỉ để phản ánh hiện thực hữu ý mà thơi”. Hịa vào guồng máy của lao động nghệ thuật, Tạ Duy Anh luơn tìm tịi cách viết mới nhưng bản thân vẫn chưa “Bước qua lời nguyền” của chính mình. Truyện ngắn “Bước qua lời nguyền” của Tạ Duy Anh đã từng làm “cháy” báo Văn Nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước. Vẫn là motip Romeo & Juliet với mối thù của hai dịng họ trên vai và tình yêu trong tim, nhưng truyện của Tạ Duy Anh là sự tái hiện bức tranh tồn cảnh nơng thơn Việt Nam những năm 1950 – 1970 đầy máu và nước mắt, nhưng càng hấp dẫn và thuyết phục bạn đọc hơn bởi bĩng dáng chuyện đời tác giả thấp thống đằng sau những trang chuyện tình thật say đắm và bay bổng mà truyệt Việt Nam ít khi đạt đến. Bên cạnh đĩ các ý kiến về Tạ Duy Anh đa số đều có những lập luận xác đáng dựa trên cơ sở phân tích thấu đáo những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra được trong những sáng tác của Tạ Duy Anh những cách tân nghệ thuật rất cần thiết cho một khuynh hướng văn học mới. Trong bản tổng kết “cuộc thi truyện ngắn đề tài nơng thơn” đăng trên báo Văn nghệ số 4 – 5 năm 1990 cĩ đoạn viết: “Truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh báo hiệu một tấm lịng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng trẻ viết về số phận con người…”. Và trên báo Văn Nghệ số 50 (12/1989), Giáo sư Hồng Ngọc Hiến nhận định: “… đọc truyện ngắn của Tạ Duy Anh, một câu hỏi đặt ra; Giã từ thế kỷ XX bão táp và máu lửa này và chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI “lý trí và nhân bản” những lời nguyền nào là đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau cũng phải bước qua? Phải đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia? Phải chăng truyện của Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dịng văn học mới, dịng văn học bước qua lời nguyền”… Trên Tạp chí văn học số 4/1995, Giáo sư Hồng Ngọc Hiến cịn cho rằng: “Nhiều truyện trong tập truyện Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh mang cảm hứng trút bỏ những thành kiến nặng nề của quá khứ, xĩa bỏ những nếp sống gắn liền với bạo lực, sự cùng khốn và tối tăm… Những định kiến hận thù cĩ thể trở thành lời nguyền – cĩ khi ngồi ý muốn của con người, con người yêu thương bị trĩi bởi những lời nguyền của chính mình, để thực hiện và thỏa mãn khát vọng yêu thương – nhu cầu nhân tính cao nhất của con người – chẳng cĩ con đường nào khác là “Bước qua lời nguyền” – đĩ là chủ đề tư tưởng của truyện ngắn mà nhan đề được sử dụng để gọi tên cả tập truyện. Trong hiện tại chủ đề này được cảm nhận với nhiều sự mắc mớ nhưng nĩ cĩ tương lai, nĩ là chủ đề tư tưởng của tương lai”. Tạ Duy Anh là một cây bút viết truyện ngắn nhưng sau thành cơng đầu tiên và sau tiểu thuyết Khúc dạo đầu khơng gây được tiếng vang, nhà văn lại nổi lên với bộ ba tiểu thuyết: Lão khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và mới gần đây là tiểu thuyết Giã biệt bĩng tối Giáo sư Hồng Ngọc Hiến tiếp tục khẳng định: “Tạ Duy Anh Bước qua lời nguyền để đi đến Lão khổ. Thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận người nơng dân Việt Nam. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng” [5, tr 140]. Báo Thể thao văn hố số 47 năm 2004 đã đưa ra nhận định: “Cĩ thể coi ơng là nhà văn đạo đức, văn chương của ơng cĩ lúc hiện lên bằng một gương mặt thế sự, đớn đau, riết rĩng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vơ lương nhưng khơng phải như những khái niệm truyền bản chết khơ, mà thơng qua sự cảm nhận đau đớn về số phận”… “mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người dưới sự giằng giật xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong toả bởi thĩi gian trá, đớn hèn, vật dụng, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu, tình cảm trong sáng bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với những vết thương, lỗi lầm của quá khứ” [22]. Báo Pháp luật số 140 năm 2004 đưa ra nhận định “hầu hết những tác phẩm của ơng (trừ truyện viết cho thiết nhi và tản văn) đều rất gai về nội dung thể hiện [21] dưới cái nhìn hiện thực ở gĩc khuất”. Đi tìm nhân vật là “Bức tranh hiện thực ngọt ngào của quyền lực, cái chết, sự đồi bại… cịn Thiên thần sám hối là một cuốn tiểu thuyết rất hay gần đây viết về nỗi đau làm người và chưa được làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn cĩ nên làm người hay khơng” [5, tr 405]. Nhà văn đã cho bạn đọc cái nhìn thẳng vào sự thật chát chúa “ơng là một tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xĩt con người”. Báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004 cũng đặt câu hỏi: “Số phận con người phải chăng luơn là sự trăn trở, dằn vặt trong ơng?” và tác giả bài báo cũng đưa ra câu trả lời: “Nhân vật nào của ơng cũng thấp thống bĩng dáng của một người sinh ngày 9 tháng 9 tại làng Đồng. Các truyện Đêm hĩa thạch, Nửa đêm về sáng, Phía sau chân trời và cả một số sáng tác sau này đều cĩ một mơtíp nhang nhác giống nhau” [8, tr 175 – 176]. Bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác [38] gọi tác giả là “là nhà văn của thời điểm” đã đưa ra một số cái nhìn cơ bản về quan niệm của tác giả và con người: “Nhân vật của Tạ Duy Anh khơng cĩ sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Người xấu thì cựu xấu như lão Phụng… người đẹp thì như hoa như ngọc như Qúy Anh, chị Túc, bà Ba, như sản phụ chờ sinh. Nhưng bản chất con người thì luơn ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng luơn luơn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội với mơi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. Đã thế nhà văn lại cĩ cái giọng rất quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh, chõi nhau…” nhà văn lắm lúc quằn quại rên rỉ vì khơng ngăn nổi một hành động ác, cũng cĩ khi “lạnh lùng cố ý trước sự trả thù” [47]. Nĩi về thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh, nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết Văn xuơi Việt Nam hiện nay, lơgíc quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vọng đã nêu nhận định: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gĩi gọn trong nửa trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, mấy kiếp người vừa là tác giả vừa là nạn nhân của những bi kịch đằng đẵng một thời” (evan.com.vn) Tạ Duy Anh luơn theo đuổi nhân vật “vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội” là một trong những chiều hướng tư tưởng mà Tạ Duy Anh theo đuổi. Điều này thể hiện rõ ở tiểu thuyết Lão Khổ khi “nhân vật lão Khổ trở đi trở lại trong tác phẩm, một người nơng dân chất phát, vơ tội, yếu đuối, bị ám ảnh bởi lời nguyền thâm thù hồn tồn riêng tư giữa hai dịng họ, đã tự biến mình và đồng loại thành vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của cuộc giết chĩc tàn phá trả thù” [8, tr 180 – 181]. Trong bài viết Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật tác giả Thụy Khuê đã nhận thức về nhân vật Tạ Duy Anh với cái nhìn lịch sử: “Những nhân vật của Tạ Duy Anh qua bao tác phẩm từ hơn muời năm nay vẫn gắn bĩ mật thiết với nhau trong một tương quan chặt chẽ, họ hàng, làng nước. Họ xuất thân cùng ở làng Đồng, họ cùng tiềm ẩn thù hận dịng họ, hận thù giai cấp…” [29]. Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số ý kiến có thể được coi là khá tiêu biểu về văn chương Tạ Duy Anh. Mặc dù mỗi bài có những phát hiện và cách lí giải riêng nhưng tựu trung lại, đa số các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận: Tạ Duy Anh là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan tâm. Tuy chưa phải là những công trình nghiên cứu toàn diện về Tạ Duy Anh nhưng những ý kiến trên có tính chất định hướng, gợi mở, giúp cho chúng tôi có điều kiện để hiểu hơn về văn chương cũng như con người Tạ Duy Anh. Trong phạm vi nghiên cứu nhà trường, tác phẩm Tạ Duy Anh đã được tìm hiểu trong một số luận văn thạc sĩ sau: + Nơng thơn trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Nguyễn Thị Mai Loan) + Cảm thức về cái Phi Lý trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Cao Tố Uyên) + Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh (Bùi Thanh Tùng) + Tạ Duy Anh - từ quan niệm Nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (Phạm Thị Hương) + Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Nguyễn Thị Ninh) + Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Phạm Quỳnh Dương) + Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái (Nguyễn Thị Kim Lan) + Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Lê Vũ Lan Hương) + Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật (Nguyễn Thị Hồng Giang) Với gĩc độ khám phá riêng biệt, luận văn này muốn tổng hợp từ những nhận định trên để cĩ cái nhìn tồn diện, sâu sắc về Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh đồng thời muốn ghi nhận đĩng gĩp của nhà văn đối với văn xuơi thời kì đổi mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Tạ Duy Anh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết, tản văn, kịch, tiểu luận phê bình... Thể loại làm nên tên tuổi của Tạ Duy Anh là truyện ngắn. Ở thể loại này ông có tất cả hơn 50 truyện. Trong đó, có nhiều tập truyện: “Bước qua lời nguyền” (1989), “Quả trứng vàng” (1989), “Hiệp sĩ áo cỏ” (1993),“Luân hồi” (1994), “Con dế ma” (1999), “Ánh sáng nàng” (2000), “Vĩ ngựa trở về” (2000), “Ngày hội cuối cùng” (2000), “Những truyện khơng phải trong mơ” (2003), “Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh” (2003), “Ba đào ký” (2004), “Bố cục hồn hảo” (2004)… Với khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát tồn bộ truyện ngắn Tạ Duy Anh, trong tương quan so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn khác, để rút ra đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đây là sáng tác được coi là thành công trong văn nghiệp Tạ Duy Anh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh” chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản. Trên cơ sở tổng hợp lại những gì đã tiếp cận và khảo sát ấy phục vụ một cách hiệu quả nhất cho luận điểm chính của luận văn. Phương pháp so sánh – đối chiếu: Nhằm làm nổi bật sự khác biệt của truyện ngắn Tạ Duy Anh với các nhà văn khác ở nhiều phương diện: phương pháp sáng tác, nghệ thuật biểu hiện… Phương pháp hệ thống: Đề tài được đặt trong hệ thống tác phẩm của Tạ Duy Anh để xem xét, đánh giá và phát hiện cách nhìn nhận, thể hiện con người trong quá trình sáng tác của nhà văn. Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp cận được những khía cạnh cơ bản nhất đã làm nên đặc trưng phong cách nghệ thuật Tạ Duy Anh ở thể loại truyện ngắn. Để từ đó có thể xác định những đóng góp của nhà văn trong lịch sử truyện ngắn nói riêng, trong đời sống văn học Việt Nam nói chung cũng như chỉ ra được sự thống nhất trong quan điểm nghệ thuật và thực tiễn sáng tác của ông. Giúp hiểu rõ hơn về Tạ Duy Anh để giảng dạy tốt hơn những tác phẩm đang được đưa vào chương trình phổ thơng. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có 148 trang, ngồi phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) – Phần nội dung chính của luận văn (gồm cĩ 125 trang), chia làm 3 chương: - Chương 1: Truyện ngắn và khái quát về truyện ngắn Tạ Duy Anh - Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh - Chương 3: Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh Chương 1 TRUYỆN NGẮN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH 1.1. Truyện ngắn 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn Bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, cùng với tiểu thuyết và thơ ca, truyện ngắn cũng nhanh chĩng tiếp nhận được những ưu thế mới của thời đại, cũng như chịu sự chi phối của quy luật phát triển chung của một nền văn hố, văn nghệ đang khơng ngừng đổi mới. Mặc dù thuật ngữ “truyện ngắn” xuất hiện chính thức vào khoảng cuối thế kỉ XIX cùng với báo chí, bản thân nĩ cũng đã từng cĩ một lịch sử phát triển riêng, nhưng cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống lí luận hồn chỉnh về truyện ngắn. Được quan niệm là “một bộ phận của tiểu thuyết” (Bùi Việt Thắng) hay là “một dạng tiểu thuyết đặc biệt” (Vương Trí Nhàn), truyện ngắn đã cĩ nhiều cách định nghĩa khác nhau. Với kinh nghiệm từ nhiều năm cầm bút, Pautopxki đã phát biểu: “Truyện ngắn là truyện viết ngắn gọn, trong đĩ cái khơng bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái khơng bình thường” [44, tr 105]. Từ những trải nghiệm trong thực tế sáng tác của mình, Aimatơp lại nĩi: “Truyện ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây địi hỏi chặt chẽ, cơ đúc, các phương tiện phải được tính tốn một cách kinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một việc vơ cùng tinh tế. Xoay xoả trên một mảnh đất chật hẹp, đĩ chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác”. [44, tr 146]. Từng trăn trở rất nhiều trong mỗi trang viết, nhà văn Nguyễn Cơng Hoan lại cho rằng “Truyện ngắn khơng phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”. [71, tr 186]. Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về truyện ngắn là định nghĩa của Lại Nguyên Ân: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mạch không nghỉ”. [53, tr 1846 – 1847]. Xuất phát từ những quan niệm tương đối thống nhất về truyện ngắn đã cung cấp cho chúng ta những nền tảng cơ bản để hiểu rõ hơn về khái niệm và có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản của thể loại này. 1.1.2. Đặc điểm truyện ngắn 1.1.2.1. Đặc điểm đầu tiên, dễ thấy nhất của truyện ngắn là dung lượng nhỏ. Thế nào là nhỏ? Cĩ thể nĩi, dung lượng thơng thường của một truyện ngắn co dãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Dưới con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini”, hoặc “truyện ngắn trong lịng bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa, trên 100 trang là tiểu thuyết. Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) trung thiên tiểu thuyết (truyện vừa) trường thiên tiểu thuyết (truyện dài) vốn phổ biến ở Việt Nam vào thời kỳ đầu của văn xuơi tự sự hiện đại. Tuy nhiên tính chất nhỏ của truyện ngắn khơng chỉ nằm ở dung lượng, mà quan trọng hơn là những quy luật cấu tạo đặc thù của truyện ngắn. Do tính chất ngắn gọn, truyện ngắn được tổ chức bằng các phương thức và chất liệu đặc biệt. Về “cách nắm bắt cuộc sống của thể loại”, truyện ngắn khơng cĩ tham vọng ơm vào mình một hiện thực rộng lớn, hồnh tráng. “Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc và hay” (Bùi Việt Thắng). Nguyên tắc chưng cất của truyện ngắn khơng cho phép“dồn ép” hoặc “nhồi nhét” rút gọn nội dung của một truyện dài, hoặc một hình thức tương đương như thế, thành truyện ngắn. Nếu ta đem cắt tỉa, gọt đẽo một tiểu thuyết vài ba trăm trang xuống chỉ cịn vài chục trang thì cái thành phẩm đặc biệt này cũng khơng phải và khơng thể trở thành một truyện ngắn. Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ. Sekhov, một bậc thầy truyện ngắn thế giới đã ví: Truyện ngắn cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đĩ tất cả phải đâu vào đấy, khơng cĩ cái gì được thừa. Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt gọn ghẽ”, “tồn truyện là một cái vịng khép kín khơng dài quá, khơng ngắn quá, khơng xơ đẩy xộc xệch, thậm chí khơng thừa một chi tiết nào”. [64] Để đạt tới tầm cao và chiều sâu của ý tưởng mà vẫn sống động tự nhiên, truyện ngắn “phải lựa chọn được một cách nhìn và một điểm nhìn tập trung, giống như cái tiêu điểm của thấu kính, tập trung ánh sáng mặt trời để cĩ thể đốt cháy đám bùi nhùi” [2, tr 42]. Các tác giả truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người. Ám ảnh và đầy ấn tượng cũng là một trong những cách thức chiếm lĩnh hiện thực và hấp dẫn người đọc của truyện ngắn. Về tác động của truyện ngắn, do tính chất cơ đúc, truyện ngắn cĩ sức nén và sức cơng phá cao. Chỉ cần một ít trang văn xuơi, người viết cĩ thể làm “nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ của người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại mãi khơng chán” [8]. Đỗ Chu cũng cĩ cùng ý kiến như vậy, ơng cho rằng: “một truyện ngắn hay cĩ thể làm cho người ta cười lớn hoặc ứa nước mắt” bởi vì “sức chứa trong truyện cĩ thể rất nhiều, sức nổ rất lớn”. Lỗ Tấn thì lại cho rằng: truyện ngắn cĩ thể và cần phải trở thành “tịa đại lầu” để chứa đựng cả tinh thần của thời đại nhờ phương thức biểu hiện qua một con mắt mà truyền đạt được cả tinh thần con người vốn cĩ của nĩ. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc đời cầm bút của mình, Thomas Mann khẳng định: Truyện ngắn tuy bé nhỏ, nhưng “những cái bé nhỏ đĩ cũng cĩ sức chứa nội tại lớn lao, cũng cĩ thể bao quát được tồn bộ đời sống, cĩ thể đạt được kích thước anh hùng ca và cĩ được tác dụng nghệ thuật chẳng khác gì một sáng tác đồ sộ khác” [59]. Về tính chất thưởng thức, truyện ngắn khác tiểu thuyết ở chỗ, độc giả cĩ thể đọc nĩ trong một hơi khơng nghỉ: “Truyện ngắn là một tác phẩm tuỳ dài tuỳ ngắn, người ta cĩ thể đọc trong mười phút hoặc một giờ”. [44] Tính nhanh nhạy, cập nhật cũng là một đặc điểm của truyện ngắn. Là một thể loại dân chủ, truyện ngắn gần gũi với đời sống hằng ngày. Với đặc thù ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, truyện ngắn thường gắn liền với hoạt động báo chí, cĩ tác động mạnh mẽ, kịp thời tới cuộc sống. Ở truyện ngắn, người viết khơng được dơng dài, độ căng của tác phẩm phải “như mũi tên mà dây cung đã bật, phải bay vụt về tới đích khơng thể cĩ một phần nghìn dây trù trừ” [71, tr 162]. Để đạt được điều này, điều cốt yếu của truyện ngắn là phải “nhạy bén trước những đổi thay của cuộc sống” [44], truyện ngắn cần bắt nhịp nhanh với cuộc sống thời hiện tại. Truyện ngắn là thể loại thích hợp giúp nhà văn tìm hiểu về những vấn đề mới đang được đặt ra trong cuộc sống. Người ta cĩ thể cho phép tiểu thuyết trở về khái quát một giai đoạn đã qua, nhưng truyện ngắn thì khơng thể làm thế. Truyện ngắn phải trực tiếp đả động đến điều mọi người đang suy nghĩ trong cuộc sống ngày hơm nay, cho dù chất liệu sử dụng trong tác phẩm là những điều xưa cũ. 1.1.2.2. Truyện ngắn là thể loại văn xuơi tự sự. Trên phương diện này, truyện ngắn gần với tiểu thuyết và các thể loại truyện kể dân gian như: truyện cổ tích, thần thoại, truyện cười… và khác với tùy bút, thơ ca. Từ đặc trưng lớn cĩ tính bao trùm này, cĩ thể rút ra những nét riêng của truyện ngắn như sau: Cốt truyện là yếu tố hết sức quan trọng của thể tự sự nĩi chung và truyện ngắn nĩi riêng. Song, khác với tiểu thuyết, cốt truyện của truyện ngắn “thường tự giới hạn về thời gian, khơng gian” (Lại Nguyên Ân). Nếu tiểu thuyết dõi theo cả một hay nhiều số phận nhân vật, và tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn rậm rạp với những mâu thuẫn, xung đột và diễn biến thì truyện ngắn, tập trung vào một khoảnh khắc, trong đĩ xây dựng một tình huống truyện. Trong những bài giảng của mình về Mỹ học Hégel nĩi: “Tình huống là một trạng thái cĩ tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nĩ, tình huống gĩp phần biểu lộ nội dung, là cái phần cĩ được một sự tồn tại bên ngồi bằng sự hiểu biết nghệ thuật…” [71, tr 202]. Liên hệ với truyện ngắn, chúng ta thấy tình huống là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, qua đĩ tính cách của nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề đột nhiên được phơi mở. Các nhà văn, nhà nghiên cứu ở Việt Nam đơi khi đồng nhất khái niệm tình huống với tình thế. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả cĩ kinh nghiệm viết… đơi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa… tình thế truyện khơng cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nĩ là cái cớ hết sức chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đĩ cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả, ví như một cây cọc vững chắc để cho cây bí leo lên mà ra hoa trái…” [8]. Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nĩ thì truyện ngắn lại là một “mặt cắt của dịng đời”. Nếu tiểu thuyết “diễn tả một quá trình vận động của cuộc sống” thì truyện ngắn lại “tập trung vào một tình thế thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật”, nếu tiểu thuyết “mở ra một diện” thì truyện ngắn “tập trung xốy vào một điểm”[71]. Về cách thức tiếp cận cuộc sống, truyện ngắn cũng cĩ những khác biệt, nĩ “khái quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh khắc để nối cái vĩnh cửu” [69]. Ý kiến trên được triển khai kỹ và sinh động hơn: “Tiểu thuyết thường vươn tới cái tồn thể, truyện ngắn lại hay hướng về cái đơn nhất. Nếu ví tiểu thuyết như một căn phịng ấm áp thì truyện ngắn cĩ lẽ chỉ nên là một ngọn lửa nhiệt lượng tập trung thật mạnh ở nhiệt độ cao. Nếu tiểu thuyết là một con người với đầy đủ phục sức, đường nét… thì truyện ngắn chỉ nên là một đơi mắt nhưng đây là cửa sổ tâm hồn - hoặc thậm chí là một cái ngước mắt, một ánh mắt vừa cĩ sức cuốn hút mà độ sâu thẳm lại khơng thể lường được” [71, tr 378]. Nhiều nhà văn đã ra sức tìm một khoảnh khắc đích đáng cho truyện ngắn của mình. Nĩ cĩ giá trị như một một điểm xốy, một phút giao cắt, trong đĩ nhân vật cĩ thể phơi mở, bộc lộ trọn vẹn tính cách. Truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long, Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh, Sang sơng của Nguyễn Huy Thiệp là những truyện ngắn cĩ chứa đựng những khoảnh khắc như vậy. Về tính chất, điều đặc biệt ở truyện ngắn là cốt truyện của nĩ nhiều khi rất rõ nét, rất li kì, hấp dẫn nhưng cũng cĩ khi khơng cĩ, hoặc mờ nhạt. Thạch Lam là một nhà văn cĩ nhiều tác phẩm cĩ cốt truyện mơ hồ, “truyện mà khơng cĩ chuyện” như thế. Vậy cĩ yếu tố nào khác khiến cho truyện ngắn vẫn được chấp nhận khi thiếu vắng cốt truyện? Cĩ lẽ, yếu tố đĩ chính là chi tiết. Ở truyện ngắn, chi tiết đĩng vai trị rất quan trọng. Nĩ gĩp phần tạo dựng cảnh trí, khơng khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động, tâm tư, nhân vật. Nhận xét về điều này, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “Truyện ngắn cĩ thể cĩ cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng cĩ thể chẳng cĩ cốt truyện gì cả, khơng kể được nhưng truyện ngắn khơng thể nghèo chi tiết. Nĩ sẽ như nước lã” [49, tr 33]. Cũng nhấn mạnh chi tiết, nhà văn Vũ Thị Thường cho rằng: “viết truyện dài như làm một căn nhà đồ sộ, cịn bắt tay viết truyện ngắn là nhận lấy việc chạm trổ một cái khay, một tấm tranh khắc gỗ” [44, tr 128]. Như vậy, vai trị của chi tiết trong truyện ngắn là hết sức quan trọng. Khơng chỉ vậy, nhiều chi tiết đắt giá cĩ thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh” [71, tr 84]. Văn học của chúng ta, cĩ nhiều tác giả, nhiều tác phẩm đã lựa chọn được những chi tiết như thế: chi tiết Hồng và vợ đọc Tam Quốc vào mỗi đêm trước khi ngủ, trang trọng như một thứ lễ nghi, chi tiết Hồng vỗ đùi khen Tào Tháo “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo…” trong truyện ngắn Đơi mắt của Nam Cao. Chi tiết kết thúc truyện ngắn Oẳn tà roằn của Nguyễn Cơng Hoan cũng thật độc đáo, ấn tượng: “Bắc nhìn kĩ cái tĩc cái mặt, cái mũi._. con… Rồi giở bọc ra ngắm thằng bé… Ngắm xong, bọc cẩn thận trả lại, chàng từ từ lui ra, thở dài một cái rõ dài, nét mặt thất vọng. Té ra thằng bé con chàng nước da lại đen như cái cột nhà cháy. Vậy nĩ khơng phải con Rồng cháu Tiên. Nĩ giống Oẳn tà roằn, khơng biết chống gậy”… Bên cạnh việc sử dụng các chi tiết đắt giá, cách kết thúc tác phẩm cũng cĩ một vai trị rất lớn trong việc tạo nên sự hấp dẫn của cốt truyện. Nhà văn Nga, D. Phuốcmanơp đã nĩi: “sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối”. Và như vậy, ta cĩ thể hiểu rằng: với truyện ngắn, tư tưởng tác phẩm thường thể hiện đột ngột và cĩ thể chỉ thể hiện trong mấy dịng cuối cùng của văn bản. O Henri là một nhà văn được nhiều độc giả trên thế giới yêu thích một phần cũng là vì nghệ thuật kết thúc tác phẩm của ơng rất độc đáo, ấn tượng. Theo dịng lịch sử, đã cĩ sự thay đổi đáng kể trong cách kết thúc tác phẩm của truyện ngắn Việt Nam, từ kết thúc đĩng, chuyển sang kết thúc mở. Hơn thế nữa, để nới rộng biên độ cho độ mở của đoạn kết và kéo người đọc vào quá trình đồng sáng tạo, một số cây viết truyện ngắn hiện đại lão luyện cịn tạo ra một khoảng trống tự do ở cuối truyện. Lối kết thúc mở cĩ giá trị tạo nên dư ba, tạo nên sức ám ảnh cho người đọc, cũng là cách làm cho tác phẩm cĩ sức sống lâu bền với thời gian. Là thể loại tự sự địi hỏi một kết cấu chặt chẽ, kết cấu truyện ngắn cũng cĩ những nét đặc thù riêng. Theo Nguyễn Minh Châu, “Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dịng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dịng đời. Vì thế mà cũng như kịch ngắn, truyện ngắn địi hỏi người viết một cơng việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực cĩ một thứ kĩ thuật tinh xảo – kỹ thuật viết truyện ngắn. Nĩ cũng giống như kĩ thuật của người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên” [8, tr 251]. Nhiệm vụ của kết cấu là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào tồn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Gọn, cơ động, kết cấu trong truyện ngắn thường đa dạng: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu bằng cách đi thẳng vào giữa truyện, kết cấu theo hai tuyến nhân vật, kết cấu tâm lí… Nam Cao là một trong số các nhà văn hiện đại tìm ra được những cách kết cấu tác phẩm rất đặc trưng, ấn tượng: kết cấu tâm lí. Hiện nay, trong thực tế sáng tác truyện ngắn, nhiều nhà văn tự tìm ra cho mình những kiểu kết cấu phá cách độc đáo, khơng trùng lặp và cũng rất khĩ gọi tên như Phạm Thị Hồi, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp… Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn. Ở các truyện ngắn đặc sắc, bao giờ các tác giả cũng xây dựng được những nhân vật điển hình: AQ (AQ chính truyện – Lỗ Tấn), Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), tướng Thuấn (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – Nguyễn Minh Châu…). Nếu tiểu thuyết theo dõi, mơ tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận con người thì truyện ngắn chỉ tập trung ống kính vào một vài khoảnh khắc của đời người. Do ngắn, gọn, truyện ngắn thường “khơng cĩ mấy nhân vật” [44, tr 125], “một hoặc hai nhân vật chính, kèm theo đơi ba nhân vật phụ lướt đậm nhạt mà diện xuất hiện chỉ cần cĩ mặt với đơi đường nét mờ chìm như cảnh núi, cảnh sơng” [44, tr 26]. Là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng tới việc “thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp, một trạng thái nhân vật” [71, tr 73]. Bởi “phân tích một nỗi lịng, một cảnh ngộ, một sự việc, phân tích một hiện tượng, một lời nĩi, một bức ảnh thì rất cĩ thể viết từ đầu đến cuối bằng một thái độ, bằng tâm tình của mình và viết ngắn được. Và cũng chỉ cĩ thể viết ngắn thơi. Điểm này cũng là điểm mà truyện ngắn khác với truyện dài. Khi viết truyện dài tác giả chỉ cĩ thể gửi tâm tình của mình vào từng nhân vật, trong từng sự kiện” [44, tr 121]. Nếu tiểu thuyết ngày càng cĩ xu hướng là đa thanh, mỗi nhân vật được nhà văn phú cho một giọng tương ứng, thì với truyện ngắn, tính chất này khơng phải là một yêu cầu tiên quyết. Tuy vậy, vẫn cĩ những truyện ngắn dung nạp nhiều giọng điệu. Lúc bấy giờ, người ta nĩi nhà văn ấy viết truyện ngắn bằng tư duy tiểu thuyết, hay nĩi khác đi, đĩ là hiện tượng giao thoa về thể loại, rất dễ thấy trong kỷ nguyên hiện đại và hậu hiện đại. 1.2. Khái quát về truyện ngắn Tạ Duy Anh 1.2.1. Vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Tạ Duy Anh Vài nét về tác giả: Nhà văn Tạ Duy Anh với các bút danh khác Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm... Tên khai sinh Tạ Viết Dũng, sinh 9 tháng 9 năm 1959, quê ở thơn Cổ Hiền, xã Hồng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Cử nhân Văn học, Tạ Duy Anh nhập ngũ ngày 7 tháng 2 năm 1985, cấp bậc Trung sĩ nhân viên quân lực của tiểu đồn. Tháng 10 năm 1987, Tạ Duy Anh xuất ngũ về làm việc tại cơng ty thủy điện Sơng Đà. Tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khĩa IV, từng cơng tác ở trường. Trở thành thành viên Hội nhà văn Việt Nam (1993). Hiện là biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Rất nhiều lần trong tác phẩm, trong các bài phỏng vấn, Tạ Duy Anh đều nêu câu hỏi: Tôi là ai? Và ông luôn tìm cách trả lời câu hỏi đó từ góc độ khác nhau, khi là những lời tự bạch, khi là lời nhân vật mà ông muốn gửi gắm suy tư của mình: “Tôi sinh ra vào những cơn mưa. Vào một đêm sâu thẳm nào đó, trong nỗi cô đơn khủng khiếp, cha tôi lang thang đi tìm Miền khô ráo. Ông đã nằm mơ thấy trước tất cả những gì sẽ diễn ra. Trong cơn vùi dập của trời đất, ông thấy tôi mang hình quả cầu lửa. Mẹ tôi khi ấy giống nhưng cọng cỏ úa vàng vì ẩm ướt đã giơ tay cầu nguyện. Chiếc giường tre nấc lên bởi cuộc báo thù số phận, bởi nỗi đau đớn triền miên không thể giải thoát. Bà tiên cảm tới một cuộc sinh nở sẽ rất quằn quại và điều đó bắt đầu làm nên số phận tôi” [10, tr 193]. Như lời tự bạch: “Tôi sinh ra ở vùng quê hẻo lánh, thấm đẫm khơng khí thù hận, cơ thể cịi cọc mặt mũi đen đủi, xấu xí, sống với một người cha rắn như thép” [9, tr 171]. “Tôi biến thân xác của tôi thành cái vỏ ốc để bao bọc tịa lâu đài mà tôi xây bằng trí tưởng tượng. Và chỉ khi lọt thỏm trong thế giới của tôi, tôi mới không cảm thấy sợ đủ thứ, không bị ai chòng ghẹo, nhạo báng những mơ mộng, vô hiệu hoá mọi ngăn cấm của cha tôi. Tôi hoàn toàn tự do trong vương quốc do tôi tạo ra” [9, tr 3]. “Bi kịch lớn nhất của đời tôi là sự chối bỏ, từ trong ý thức sâu thẳm vùng đất mình sinh ra và lớn lên. Tôi chạy trốn nó như chạy trốn cái chết, thường khiến tôi cô đơn ngay từ buổi chưa đi học, khi buổi chiều ảm đạm nào đó, một ai đó được cả làng đưa ra đồng, vùi xuống ba thước đất và thế là dường như họ chưa hề có mặt trên cõi đời này”. “Tôi không được chuẩn bị mảy may để trở thành nhà văn. Trừ cụ nội bốn đời của tôi ít chữ nghĩa nhưng lánh tục, còn lại tôi không thừa hưởng truyền thống văn chương như mọi người thường hỏi tôi về điều đó. Thậm chí, tôi thừa hưởng cái không ai muốn: ấy là sự thất học” [9, tr 171]. “… Trước đó cả làng tôi người ta không tin vào bất cứ ai ở làng có thể làm nên trò trống gì bằng học hành. Chúng tôi lớn lên với nỗi ám ảnh về một lời nguyền theo đó “Khi nào đá có thể nổi trên mặt nước” thì làng mới có người đỗ đạt. Tôi chẳng hiểu sao số phận lại chọn tôi, một kẻ còi cọc, nhút nhát, đầy bệnh tật từ khi ra đời để đương đầu với lời nguyền khủng khiếp và vô lí đó” [9, tr 159]. Bức chân dung tự hoạ, những trang tự thuật trên đã cho thấy nhiều khía cạnh trong con người Tạ Duy Anh mà nét nổi bật là một “cái tôi” cô đơn, cô độc. “Cái tôi” ấy thường xuyên đối thoại với chính mình và đối đầu với cảm giác bất ổn của thực tại. Con người “chạy trốn” trong Tạ Duy Anh là biểu hiện của nỗi bất an, cô đơn trước thực tại. Tưởng tượng ra một thế giới khác để được bình yên ở đó, viết văn bằng những trải nghiệm của mình, Tạ Duy Anh đến với văn chương nghệ thuật một cách tự nhiên. Ông viết: “Nhà văn nào cũng tận dụng triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn sách máu thịt. Thậm chí tôi còn tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta” [9, tr 182]. Phải chăng mỗi tác phẩm tâm huyết của Tạ Duy Anh không chỉ là sự thăng hoa của mặc cảm, những chấn thương từ tâm hồn yếu đuối, bệnh tật mà còn là khúc xạ trạng thái hoài nghi và lo âu về thân phận và trạng thái tha hoá của con người hiện đại? Hồn cảnh ra đời của truyện ngắn Tạ Duy Anh: Tạ Duy Anh có năng khiếu văn chương rất sớm. Ngay từ khi học lớp 8 ông đã viết truyện ngắn đầu tay của mình với đề tập làm văn cô giáo cho: “Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ”. Bài văn đạt điểm cao và con đường đến với văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh được manh nha từ bịa truyện đầu tiên ấy. Ông tâm sự, với bài văn ấy, “tôi cảm thấy mình bịa được truyện”. Là cậu tú tài của làng Đồng, Tạ Duy Anh lên Sông Đà học lớp chuyên nghiệp giám sát bê tông. Thời gian này ông có viết nhưng như người làm vườn mới tập gieo hạt, đến mùa thu hoạch ông chẳng gặt hái được gì. Cho đến năm 1980, khi đi thực tập, trong căn lều heo hút ngọn đèn dầu, một đêm ông thấy trong mình “cứ cựa quậy một cái gì đó”, ngày càng mãnh liệt, càng rõ nét thôi thúc ông phải cầm bút. Và truyện ngắn Để hiểu một con người ra đời. Cái tên Tạ Duy Anh chợt nảy ra, rồi được đề ngay dưới truyện ngắn. Truyện được đăng ở báo Lao động – một tờ báo danh giá của thời bấy giờ. Tạ Duy Anh trở thành bút danh, thành tên gọi quen thuộc đối với công chúng văn học. Hai năm 1982, 1983 ông viết một loạt truyện ngắn về công trường thủy điện Sông Đà nhưng chính người sáng tác lại không muốn ai tìm đọc vì cảm thấy không tự tin. Bài học sáng tác đầu tiên mà ông cảm nhận được là không thể viết những điều không phải là máu thịt của mình. Năm năm sau (1988), trở về làng Đồng sau ngày ra quân, trong buổi chiều âm u, cái cảm xúc của tám năm về trước lại rạo rực trong tâm trí nhà văn. Như người đang khao khát kiếm tìm bỗng được gia ân, Tạ Duy Anh cảm thấy có một vốn sống, vốn kí ức vô cùng phong phú, quí báu về làng quê mà xưa nay mình không nhận ra, cứ lang thang đi tìm những đâu. Ông viết Lũ vịt trời (mới đầu đặt tên là Mưa đá), viết liên tiếp, liền một mạch vào những vỏ bao thuốc lá, chữ bé li ti, dày ri rít. Hành trình đến với văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh tuy được manh nha từ sớm nhưng chỉ đến khi viết Lũ vịt trời, ông mới có cảm giác mình hoàn toàn tự tin. Ông bắt đầu nghĩ nghiêm túc về quê hương mình, hoá ra toàn bộ thế giới này có hết dưới dạng thu nhỏ ở làng mình. Quá trình “bừng ngộ” đó giúp ông viết Bước qua lời nguyền (1989) mê mải sáng tác đến tối, mười bảy trang bản thảo chữ nhỏ li ti. Viết xong, như con tằm nhả tơ, tác giả “cảm thấy không còn gì để sống nữa, một cảm giác rỗng hết ở trong con người”. Năm 1989, sự xuất hiện truyện ngắn Bước qua lời nguyền đánh dấu bước ngoặt thực sự trên hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh. Ở một loạt truyện tiếp theo được tập hợp trong các tập truyện Luân hồi (1994), Truyện ngắn Tạ Duy Anh (2003), Bố cục hoàn hảo (2004)…, nhà văn tiếp tục dòng mạch cảm hứng mà Bước qua lời nguyền đã khơi mở. Chính truyện ngắn này đã mang lại vinh quang rực rỡ cho Tạ Duy Anh. Tác phẩm của ông trở thành “hiện tượng”, “sự kiện văn học” ở mảng truyện ngắn. Nhà thơ Hoàng Minh Châu coi Bước qua lời nguyền là một truyện ngắn đã “báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng trẻ viết về số phận con người”. Còn Hoàng Ngọc Hiến dành hẳn một bài viết về tác phẩm này trên báo Văn nghệ số 50, tháng 12 – 1989. Nhà phê bình khẳng định: “Đọc truyện của Tạ Duy Anh, một câu hỏi đặt ra: Giã từ thế kỉ XX bão táp và máu lửa này và chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI “lí trí nhân bản”, những lời nguyền nào đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau phải bước qua? Phải chăng câu hỏi bức thiết này cũng được đạt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia? Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học Bước qua lời nguyền”. Như vậy, có thể thấy Bước qua lời nguyền không chỉ có giá trị nhân văn mà còn là một tư tưởng có tầm thời đại: nhu cầu tự vấn để phát triển của mỗi con người, của mỗi dân tộc. Tác phẩm không chỉ là khởi đầu tốt đẹp đối với cá nhân nhà văn mà còn đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà. Với khát vọng Bước qua lời nguyền, truyện ngắn của Tạ Duy Anh tiêu biểu cho tinh thần dân chủ của thời đại của văn học. Bước qua lời nguyền là lời tuyên chiến với những định kiến chật hẹp trói buộc con người, là lời kêu gọi tự do sáng tạo đối với văn nghệ sĩ. Song văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có bước chuyển mình so với văn học giai đoạn trước đó, đã góp phần vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới, có thể kể đến Nguyễn Mạnh Tuấn với Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Lê Lựu với Thời xa vắng, Dương Thu Hương với Bên kia bờ ảo vọng, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Khải với Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu... Sự xuất hiện của các tác giả và các tác phẩm trên đã ghi dấu những chuyển biến hết sức tích cực trong đời sống văn học nước nhà. Qua các tác phẩm, ta thấy cái nhìn của nhà văn về thế giới và con người trở nên phong phú đa dạng phức tạp hơn rất nhiều. Đồng thời, các nhà văn đã bước đầu cĩ ý thức tìm tịi thể nghiệm những cách nhìn mới, cách đánh giá mới, những đổi mới trong thủ pháp nghệ thuật. Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đúng vào lúc Đảng và nhà nước chủ trương “Cởi trĩi cho văn học nghệ thuật”, Tạ Duy Anh cĩ điều kiện để thể nghiệm một lối đi riêng cùng với những cách tân hiện đại trong mỗi trang viết của mình. Những tác phẩm của ơng đã lập tức gây được tiếng vang lớn và ơng nhanh chĩng trở thành một hiện tượng độc đáo trong đời sống văn học đang từng bước khởi sắc của nước nhà. Người ta chờ đĩn tác phẩm của ơng trong sự háo hức, và ơng từng bước khẳng định tài năng cũng như phong cách văn xuơi đặc biệt của mình trong sự tiếp nhận đa dạng: khen, chê, khẳng định, phủ định. Tác phẩm của ơng đem đến cho độc giả những cách lí giải mới về cuộc sống, khiến họ cĩ thể chạm sâu vào đời sống thực tế, hiểu hơn về bản chất của nĩ cũng như những trạng thái nhân sinh trong buổi đầu của thời kì đổi mới. Với các tác phẩm đã công bố: Bước qua lời nguyền (tập truyện), Luân hồi (tập truyện), Gã và nàng (tập truyện), Bố cục hoàn hảo (tập truyện), Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (tập truyện), Những truyện khơng phải trong mơ (tập truyện), Ba đào ký, Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối (tập tản văn), Lão Khổ, Nhân vật đi tìm, Thiên thần sám hối, Sinh ra để chết, Giã biệt bóng tối (tiểu thuyết)… cùng gần 10 tập sách (gồm truyện ngắn, truyện vừa, tản văn) dành cho thiếu nhi… Tạ Duy Anh quả đã đĩng gĩp nhiều cho văn học Việt Nam. Song, thể loại làm nên tên tuổi và mang lại cho ơng một phong cách nghệ thuật độc đáo chính là truyện ngắn. 1.2.2. Quan niệm văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh Trong các bài phê bình đã được cơng bố hoặc trong các bài phỏng vấn, Tạ Duy Anh cĩ nhiều dịp bày tỏ những quan niệm của mình về văn chương. Xuất hiện khi những đột phá về nhận thức xã hội, quan niệm văn chương, sự đổi mới lối viết, cách thể nghiệm hình thức trần thuật không còn quá lạ lẫm sau một loạt những tiếng vang của thế hệ “làn sóng thứ nhất” Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài… dường như là một điều thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một sự thử thách lớn, nó đòi hỏi Tạ Duy Anh phải có những bước đi mới, không lặp lại những người đi trước và không lặp lại chính mình. Tạ Duy Anh đã làm được điều đó bằng việc liên tiếp cho ra đời những tác phẩm gây chấn động dư luận kể từ khi xuất hiện cho tới những năm gần đây. Và thực sự khi nói đến văn chương sau đổi mới, người ta không thể không nhắc đến Tạ Duy Anh như là một hiện tượng văn học trẻ nhưng đã có những thể nghiệm tìm tòi đảo lộn các kinh nghiệm cũ, thay đổi lối nhìn đơn giản, xuôi chiều quen thuộc, làm thức dậy nhu cầu nhận thức và tự nhận thức những vấn đề của hiện tại và quá khứ. Tạ Duy Anh là nhà văn có một thái độ nghiêm túc và đam mê với con đường chông gai nhiều rủi ro và thất bại đã chọn. Trực tiếp trong các bài phỏng vấn hoặc gián tiếp trong tác phẩm, ông đã bày tỏ quan niệm về nghệ thuật và lao động của nhà văn. Điều đó thấy một thái độ thực sự nghiêm túc, cầu thị và một khát vọng cách tân mãnh liệt đối với văn chương. Theo Lão Tạ, nhà văn cứ nên học cách im lặng. Nghệ thuật không phải một cuộc diễu hành. Vì văn chương không phải đi trên đường lớn, nói như Nguyễn Hưng Quốc “Xa lộ là tử lộ. Đức tính lớn nhất đối với một người cầm bút, chính là sự táo bạo. Không có sự táo bạo nào là không cần thiết. Không táo bạo, không thể sáng tạo. Trong lĩnh vực văn học, người dám xông thẳng vào bụi rậm và gai góc để lần mò một lối đi riêng bao giờ cũng có triển vọng đi xa hơn những kẻ khôn ngoan phóng mình theo lối mịn có sẵn. Ở đây người ta chỉ ghi nhận thành tích của những người trèo lên những đỉnh núi cao, dẫu trèo một cách chậm chạp, ì ạch, khổ sở, thậm chí, có khi thất bại” [64]. Chính vì tâm niệm: nhà văn chỉ nên một mình, anh chỉ có giá trị khi anh đi, anh tạo ra con đường của riêng anh, tất cả cùng đi trên một con đường thì vô nghĩa, nên hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh là hành trình luôn nỗ lực làm mới, để khẳng định “độc bản”. Đối với nhà văn mỗi ngày sống chính là một ngày đi thực tế, và trải cuộc đời mình ra để chiêm nghiệm. Viết đối với ông là quá trình khai thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút, tức khai thác cái “lượng” sống phong phú đã chuyển hoá, đã cô đặc thành “chất” sống, là sự rút ruột, nhả tơ cho tâm hồn. Lao động nhà văn, theo ông là một công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, nơi không bao giờ có chỗ cho sự cẩu thả. Bất cứ sự buông thả nào đều phải trả giá ngay. Tạ Duy Anh viết “như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên trời, từ khi mới sinh ra”, đứng trước trang giấy như một thứ pháp trường trắng nghiệt ngã, mỗi trang đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp. Viết là cách mà Tạ Duy Anh chống lại nỗi đau tinh thần xuất phát từ hiện thực không ngừng vò xé. Viết là cách tốt nhất để đối mặt và giải phẫu cuộc đời. Ông viết về nhiều thực trạng đen tối của cuộc sống, cũng có khi cách viết lạnh lùng cố ý trước một sự trả thù của ông lại bị chê là quá tàn nhẫn, mở đường cho cái ác văn chương vì miêu tả quá chi tiết và khách quan. Thế nhưng Tạ Duy Anh không phải là một nhà “hoài nghi chủ nghĩa”. Trái lại ông luôn đặt niềm tin vào cuộc sống, tin vào điều kì diệu mà văn chương mang lại cho cuộc đời này, dẫu có lúc “mỏi mệt đến tuyệt vọng vì xem tivi thấy người ta giết một lúc hàng ngàn người, thấy bất lực đến chảy nước mắt vì chỉ một thằng quan tham làm nhân dân mất đứt hàng tỉ tiền đóng thuế, thấy những gì mình viết ra vô nghĩa đến thảm hại, nhưng rồi vẫn lại cầm bút và viết thôi, và vẫn phải tin là vì những đóng góp nhỏ hơn cả hạt bụi của mình mà ngày mai sẽ sáng hơn hôm nay một chút” [83]. Là người luôn có ý thức nhận thức lại, nghi ngờ tất cả những gì đã được xác tín để xây dựng những cách nhìn mới, giá trị mới, quan niệm về lịch sử của Tạ Duy Anh rất gần gũi với Kundera khi ông cho rằng nhà văn không phải thằng hầu của lịch sử. Đối với Tạ Duy Anh, “bản thân lịch sử là vô ý, vô cảm và chẳng có giá trị gì với chính nó. Nó chỉ có giá trị với tương lai ở khía cạnh kinh nghiệm và những bài học. Những bài học lịch sử, đặc biệt là những bài học rút ra từ những thảm họa, cần phải được nhắc đi nhắc lại. Mọi sự bóp méo, che giấu hoặc thổi phồng các sự kiện lịch sử đều là tội ác” [83]. Bảng lảng trong tác phẩm của ông tinh thần hoài nghi về lịch sử, bởi lẽ một xã hội nhân văn, biết đề cao phẩm giá luôn phải tạo điều kiện để các công dân tiếp cận với mọi sự thật lịch sử, thuộc làu nó ngay từ trên ghế nhà trường và không ngừng truy tìm cận căn nguyên của từng sự kiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến họ. Chậm làm điều đó hoặc làm ngược lại vì bất cứ nguyên nhân gì đều là vô trách nhiệm và vô minh. Mang trên mình sứ mệnh nhà văn, ông luôn tâm niệm không thể khốn trắng cho lịch sử. Dẫu rằng những cái nhìn mới về lịch sử, về con người đôi khi đã tạo cho số phận văn chương Tạ Duy Anh đầy thăng trầm và cha đẻ của nó chịu những hệ lụy nhất định. Thế nhưng ông vẫn sẵn sàng trả giá để bước đi trên con đường hẹp và đầy chông gai. Bởi lẽ, phong trào đổi mới văn học thực sự nào cũng, nếu không xuất phát từ, thì cũng gắn liền với nhu cầu tái tạo lịch sử, từ đó, không những hiện tại được đổi mới mà cả quá khứ cũng mang một diện mạo mới, lịch sử được viết lại. Trong khi những người thủ cựu nỗ lực – thường là một cách tuyệt vọng – duy trì nguyên trạng quá khứ, những người đổi mới có cố gắng viết lại quá khứ để vun bồi gốc rễ cho các dự phóng hướng tới tương lai và để mọi vận động lại được tiếp tục. Tạ Duy Anh luôn nỗ lực vượt thoát chính mình, miệt mài tìm kiếm kỹ thuật viết nhưng ít khi thoả mãn với nó. Trong quan niệm của ông, sáng tác đồng nghĩa với tìm tòi và kỹ thuật viết. Kỹ thuật, xét cho cùng, là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm. Nó thường bị hiểu lầm hoặc cố ý hiểu lầm là tiểu xảo nghề nghiệp, những “ngón nghề”, những trò xiếc, để phỉ báng hoặc bỏ qua nó. “Mỗi khi đặt bút viết là xuất hiện vấn đề kỹ thuật, tính toán về kết cấu, giọng kể, hình thức thể hiện, ngay cả khi một nhà văn nào đó tuyên bố anh ta chỉ sáng tác theo bản năng. Vấn đề còn lại là anh ta có khả năng thoát khỏi sự vụng về hay không. Theo ông, mỗi cuốn sách phải khai phá những điều mới mẻ, luôn luôn tiềm tàng (và phải có) khả năng tạo ra một cái gì chưa từng có, trước hết là chính nó, hoặc điều quan trọng là ấn tượng cuối cùng mà tác phẩm gieo vào lịng người đọc sẽ như thế nào (chứ không phải nó được viết theo công thức nào…” [83]. Như vậy, những quan niệm về văn chương trên trang viết Tạ Duy Anh, dù được kí thác qua phát ngơn của nhân vật, hay là chính những phát ngơn trực tiếp của tác giả, dù bề ngồi cĩ vẻ thiếu nhất quán thì sâu bên trong mạch nguồn của nĩ vẫn cĩ sự thống nhất. Với khát vọng khơi mở một mơ hình mới, một bút pháp mới là tâm huyết trăn trở với nghề. Ở từng thời điểm ơng đã từng khẳng định bằng những tìm tịi nghệ thuật riêng nhưng ơng khơng thỏa mãn với những gì đã cĩ. Sự thỏa mãn là cái chết của nghệ thuật. Và suy nghĩ cho cùng thì mọi nỗ lực tìm kiếm thể nghiệm đều nhằm tăng thêm khả năng biểu đạt cho văn chương, sao cho văn chương cĩ thể hiểu tâm hồn con người ngày một sâu hơn. Với ý nghĩ này, văn học là nơi lưu giữ nhân tính, là sự xác lập những giá trị nhân văn nhân danh vẻ đẹp con người. 1.2.3. Đổi mới trong nghệ thuật thể hiện Thực tiễn đổi mới trong hai thập kỉ qua đã thổi vào văn học luồng giĩ mới. Cùng với thành cơng của Đại hội Đảng lần VI, cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với giới văn nghệ là những yếu tố vơ cùng quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới văn học. Hồ vào với sự đổi mới nĩi chung của văn học, sáng tác của Tạ Duy Anh cĩ những cách tân, đổi mới trên nhiều phương diện: Đổi mới về quan niệm hiện thực của nhà văn, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật… 1.2.3.1 Đổi mới về quan niệm hiện thực của nhà văn Trước năm 1975, hiện thực được các sáng tác văn học lựa chọn là hiện thực chính trị rộng lớn. Sau 1975, văn học hưởng ứng chủ trương: “Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nĩi rõ sự thật” (Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương - Đại hội Đảng VI). Quan niệm về hiện thực của các nhà văn cĩ sự đổi mới. Hiện thực được thể hiện khơng đơn giản xuơi chiều như trước mà đa dạng, phong phú được soi chiếu từ kinh nghiệm bằng cả kinh nghiệm cộng đồng lẫn kinh nghiệm cá nhân với quan điểm nhân bản khác nhau. Hiện thực đa chiều đĩ là hiện thực chưa hồn kết, khơng thể khơng biết hết địi hỏi nhà văn luơn phải khám phá, tìm tịi. Văn học tìm đến hiện thực cuộc sống đời tư phức tạp, từ số phận của cá nhân đến số phận chung của cộng đồng đã đem lại cho văn học những hiện thực mới mẻ, chân thực đậm chất nhân văn và thực sự gần gũi với con người. Nhân vật là phương tiện cơ bản của nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về cá nhân nào đĩ, về một loại người nào đĩ, về vấn đề nào đĩ của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Viết về nơng thơn, Tạ Duy Anh đề cập đến số phận con người, số phận của những người nơng dân luơn phải sống trong sự đè nặng của biết bao thù hận, bao định kiến tối tăm, bảo thủ. Chỉ ở một cái làng bé nhỏ thơi mà lúc nào cuộc sống cũng căng lên, ngột ngạt bởi các mối quan hệ chằng chịt phức tạp và rất nhiều cuộc đời khơng được lựa chọn quyền sống cho chính mình. Khơng khinh bạc, khơng gai gĩc, mỗi trang viết của Tạ Duy Anh cứ da diết một cảm giác của những hồi ức đau đớn, nhức nhối. Tạ Duy Anh khơng viết về nơng thơn rộng lớn chung chung, ơng là nhà văn viết về làng của mình – một làng quê nhỏ bé, tuy nhiên cái làng quê nhỏ bé ấy lại khơng hề bình yên. Ở đĩ, cuộc sống luơn luơn bị khuấy đảo, sơi lên vì những quan hệ, những mâu thuẫn, những tập tục cổ xưa làm điêu đứng biết bao số phận con người: Tạ Duy Anh đặc biệt cĩ thiên hướng đi sâu vào mặt tối những mảng khuất lấp của hiện thực nhưng bao giờ từ đĩ, người đọc cũng nhận ra được những tia sáng nhân văn lấp lánh trong từng câu chữ. Hơn nữa, các trang viết của ơng đều hướng về một miền quê mà theo ơng “lầy lội, tăm tối và đầy thù hận”, cho nên khơng khí hội hè đình đám, tình cảm làng xĩm thân tình đầm ấm, hình ảnh những người nơng dân đơn hậu mộc mạc… hầu như vắng bĩng và khơng thuộc về cảm hứng của ơng. Đọc Tạ Duy Anh, người ta chỉ thấy sau cái vẻ thanh bình, bé nhỏ của làng quê là sự ẩn giấu biết bao nhiêu bão tố. Với sự thâm trầm, sâu sắc, trải nghiệm của người đã từng sống, chứng kiến (Tạ Duy Anh luơn nĩi rằng bản thân ơng xuất thân từ làng, là đứa con của làng) Tạ Duy Anh đã đem đến cho người đọc những gĩc nhìn sinh động, chân thực. Đĩ là những người mang trong mình đầy những định kiến nặng nề, những nhận thức ấu trĩ, bảo thủ, thù hận. Cĩ lẽ chính cuộc sống khốn khĩ, vất vả, phải vật lộn với miếng ăn trên cái mảnh đất “gan chĩ” ấy đã tạo ra họ những nếp nghĩ, nếp sống như vậy. Họ sống bằng hồi ức, bằng những giai thoại và bằng cả những mối thù truyền lại từ bao kiếp trước. Bước qua lời nguyền, Đắc đạo, Hĩa kiếp… đều nĩi về những mối thù như vậy. Cuộc sống của họ vịng quanh luẩn quẩn, họ tự làm khổ mình và làm khổ những thế hệ sau. Cha của nhân vật Tơi (tức cậu Tư) trong Bước qua lời nguyền ngay từ khi con trai mình cịn nhỏ đã giáo dục con “khá cẩn thận” “Tơi phải nhớ rằng thành phần gia đình tơi bần nơng” [1, tr 137], “Và để ghi mối thù vào xương tủy, mỗi ngày bố tơi lại kể cho tơi nghe một chuyện thời xưa về sự tàn ác của lão Hứa. Mỗi ngày một chuyện, lời kể của ơng tuyệt vời như kể chuyện cổ tích, khiến tâm hồn tơi thấm đẫm những hồi ức kinh hồng khơng bao giờ cịn hong khơ được nữa” [1, tr 139], Với riêng tơi và anh chị em tơi, đứa nào cũng thấm đẫm vào trí nhớ một câu bất hủ “Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp” [158]. Để rồi khi cậu con trai cưng ấy làm trái ngược với tất cả những răn dạy và mong muốn của cha thì cậu khơng cịn con đường nào khác là phải rời nhà ra đi. Bản thân người nơng dân cũng đau đớn khổ sở khi luơn phải nuơi dưỡng trong mình, cho con cháu mình mối thù như thế (cha của cậu Tư đã từng bạc hết cả đầu) nhưng họ cũng khơng thể và khơng cho phép mình được nguơi quên. Quá khứ là một cái gì đĩ nặng nề. Như cha của cậu Tư, luơn khắc ghi trong tâm khảm mình hình ảnh của cha và người em ruột chết một cách thảm thương vì tay lão Hứa. Bởi vậy, bắt tay với kẻ thù sẽ cịn như một việc làm tán tận lương tâm, bất trung bất hiếu. Nhân vật người cha trong Vịng trầm luân trần gian cũng nuơi một mối thù sâu sắc. Nỗi hận trong quá khứ khơng lúc nào được người cha quên nhắc lại cho con mình. Và ơng minh chứng bằng những hồi ức rành rẽ, đầy tính thuyết phục: “Thằng nào bơi đen lý lịch nhà anh? Thằng nào lệnh mang cứt đổ vào cửa nhà anh? Chính cái thằng đập cả bàn thờ nhà anh vì nghi cĩ truyền đơn Việt Minh. Mày bảo tao phải quên đi những thằng như thế à?” [92]. Thế giới nội tâm của họ cũng đầy phức tạp, luơn tồn tại những nỗi dằn vặt, vị xé, đau đớn. Họ sống, ứng xử theo những quan niệm và hồi ức của chính mình. Khi họ đã mang một nỗi hận nào đĩ thì cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ mang nĩ suốt cuộc đời. Hơn thế, cịn truyền kiếp lại cho những đời con cháu họ, đừng mong chờ hai chữ vị tha. Tuy nhiên, Tạ Duy Anh lại viết về những vấn đền này với sự cảm thơng, chia sẻ. Cĩ những địi hỏi quá sức chịu đựng của con người. Bản thân những người nơng dân đơi khi khơng hề muốn khoét sâu hơn vết hằn quá khứ nhưng tất cả những gì họ đã trải qua luơn nhắc nhở và khơng cho phép họ bội tín với những lời thề, những ràng buộc vơ tình. Khơng chỉ luẩn quẩn, tăm tối với những hận thù, người nơng dân trong cái làng Đồng bé nhỏ ấy cịn tự làm khổ mình và làm khổ người khác với những nhận thức ấu trĩ và những định kiến sai lầm. Trong một số tác phẩm của Tạ Duy Anh hay láy đi láy lại mơtíp những người con gái xinh đẹp vượt trội trong làng luơn luơn phải chịu một cuộc sống cơ độc, ghẻ lạnh bởi họ bị coi là hiện thân của tình yêu, ác quỷ về hãm hại dân làng, thậm chí cĩ khi họ cịn bị chơn sống (Thiên thần ác quỷ, Truyền thuyết viết lại, Ánh sáng nàng...). Cái đẹp là sự lạc lồi, nĩ làm người ta nhớ đến những bi kịch của làng từ trong truyền thuyết. Bản chất của người nơng dân là hiền lành, thường thích cuộc sống an phận ít ham hố danh lợi nhưng khi họ cĩ trong tay một quyền lực nào đĩ thì cũng nảy sinh rất nhiều những thĩi hư tật xấu khác nhau. Đĩ cĩ thể là thĩi chuộng hư danh, quan liêu, bảo thủ, ngu dốt. Nhưng trong Lũ vịt trời, nhâ._.ật quật trên những con đường ngoằn nghoèo, nhan nhản cạm bẫy. Tiếng hú của lão Mị vọng sang từ phía bên kia vực tối, nơi kiếp trước của tơi chỉ là một cục máu đỏ tím. Cơ man là rắn. Chúng quấn vào chân tơi. Tơi thị tay ra mĩc chúng ra nhưng chỉ thấy tồn rớt rãi” [9, tr 202 – 203]. “Tơi thấy nàng bồng lão Mị trần truồng đỏ hỏn. Tơi thấy cha tơi bồng mẹ tơi trong tiếng cười rịn tan của bà nội. Chúng tơi rồng rắn nhau đi về phía bên kia của tiếng hú. Sau lưng chúng tơi là ác mộng, là những cơn mưa trước phút luân hồi”. Đĩ là nỗi ám ảnh, mặc cảm về tội tổ tơng, là sự nối tiếp quá khứ trong hiện tại, là khát vọng hướng tới cái vơ tận của nhân vật “tơi”. Hình ảnh cha mẹ, bà nội, tiếng hú, những cơn mưa triền miên – biểu tượng của sự lãng quên và ngưng tụ, đã được đánh thức dậy, vụt thăng hoa trong sự hịa hợp của hai cá thể “tơi” và chị giáo gĩa. Sự đan cài cái quái đản với thường nhật khiến một số tác phẩm Tạ Duy Anh rất gần với văn học phi lý. Ở Ngơi nhà của cha tơi là nỗi lo sợ đầy phi lý của người cha, là căn nhà được thiết kế dị thường đậm dấu ấn sự sợ hãi của chủ nhân nĩ. Nhân vật “tơi” cũng là một phần thuộc về cái thế giới ẩm ướt đĩ. “Từ rất bé tơi đã khốn khổ với những cảnh hoan lạc do tơi tưởng tượng ra và khơng ít đêm tơi thấy mình trong tay một mụ chuột cống mốc dầu. “Mình sẽ thành chuột là cái chắc”. Ý nghĩa này dần dần trở thành niềm mong đợi của tơi” [9, tr 255]. Phản ánh của nhân vật trước sự biến dạng, sự tha hĩa là chấp nhận, thậm chí thành niềm mong đợi. Nĩ gợi lên một cảm quan bi đát, một sự bất lực như trạng thái tinh thần của nhân vật. Cĩ giấc mơ biến dạng giống như sự điệp lại của một ám ảnh, mang tính chất kết tội và hốn đổi ngơi vị. Đĩ là giấc mơ của lão Đình trong Bí mật của vĩnh cửu, của giáo sư Bạch trong Con vẹt. Để đàn sáo ở lại vườn nhà, tránh rơi vào tay gã Phỉ, lão Đình đã bắt tay vào việc làm một chiếc lồng rất đẹp giống như một cung điện nhỏ. Lão khơng thể hiểu nổi những lý lẽ riêng thuộc về cuộc sống tự nhiên và tự do. Khi lão ngất ngây say sưa với ý tưởng mình cũng là lúc: “Lão gà gật và lạc vào những giấc mơ chập chờn. Trong khi nửa thức nửa ngủ, lão thấy lão biến thành con sáo. Lão bị cắt lưỡi học tiếng người. Bù lại, lão được ở trong một chiếc lồng sơn son thiếp vàng, ăn bột trứng tẩm mật ong. Bỗng ở đâu xuất hiện con rắn loang lổ. Lão sợ rúm rĩ, phá lồng chui ra. Lão lao đầu xuống đất trong cái ý thức bay lên bầu trời” [9, tr 249]. Về sau này, khi lão Phỉ chết do bị rắn độc cắn, thì những ám ảnh đĩ vẫn cịn đeo bám lão: “Chốn hết tâm trí lão là hình ảnh một con rắn đen xì, khoắng đuơi loạn xạ trong chiếc lâu đài, trở thành nỗi bí ẩn lớn nhất đời lão” [9, tr 251]. Giáo sư Bạch cũng bị ám ảnh bởi khả năng hốn đổi ngơi vị trong mối quan hệ với con vẹt thơng minh. “Những giấc mơ của giáo sư Bạch trở nên nặng nề, u ám. Một đêm nọ ơng rơi tõm vào cơn ác mộng sau khi quá mệt mỏi. Trong mơ ơng thấy mình ở trong lồng cịn con vẹt thì đang đi đi lại lại, bĩp đầu tìm những câu cĩ thể dạy cho ơng. Nĩ đi lạch bạch trên đơi chân ngắn cũn cỡn. Chợt nĩ dừng lại như một nhà hùng biện, ngửa cổ, ưỡn ngực đọc ngân nga chính khổ thơ mà ơng đã dán ngay trước bàn làm việc. Con vẹt đọc một cách đắc chí rồi cứ thế ngửa cổ cười sằng sặc…, trong mơ ơng thét vào mặt con vẹt: – Ta thà chết…” [9, tr 357]. Giấc mơ của giáo sư Bạch khúc xạ những băn khoăn, day dứt về chính hành vi của ơng ta. Nĩ là sự phân hĩa, là sự hạ bệ, phỏng nhại đang tạo ra những kẻ đồng dạng. Chính qua giấc mơ, Tạ Duy Anh đã đặt nhân vật vào trong tình huống “tới hạn”, để diễn đạt những tham vọng vơ nghĩa, hão huyền của nĩ. Tạ Duy Anh thường mượn giấc mơ để cho nhân vật tự giác về sự trừng phạt. Thức dậy sau giấc mơ, các nhân vật như bừng tỉnh và biết ghê sợ cái ác. Nhiều khi chính những hư ảo chập chờn, những ám ảnh tâm linh lại là con đường ngắn nhất để tìm lại nhân tính và khả năng phục thiện của con người. Như vậy, bằng thủ pháp giấc mơ biến dạng, nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh thường được soi chiếu từ những ám ảnh, những ẩn ức thầm kín riêng tư mà đơi khi chính cho bản thân người trong cuộc cũng khơng cảm nhận được một cách thực sự rõ ràng. Đây trước hết là một sáng tạo nghệ thuật làm phát lộ phần khuất chìm trong bĩng tối, một “gương mặt” người khơng quen thuộc. Thơng qua cái chập chờn, mơ hồ, Tạ Duy Anh nêu bật những sự thật cốt lõi nhất, bản chất nhất trong đời sống tinh thần và tình cảm của con người. Việc sử dụng mơtíp giấc mơ, ác mộng đã giúp nhà văn thâm nhập được vào những vùng bí ẩn của đời sống nội tâm con người. Sự cĩ mặt của những yếu tố này làm cho tác phẩm của Tạ Duy Anh càng thêm độc đáo, hấp dẫn. 3.5.3. Mơtíp tình yêu cứu rỗi Khát vọng cứu rỗi được Đoxtoiepxki trao gửi Đức Chúa Giêsu. Với nhà văn Nga này, thì chúa Giêsu vừa là chân lý vừa là cái Đẹp vừa là cái Thiện, là người duy nhất cĩ khả năng loại trừ cái ác và phục hồi sự thống nhất hài hịa bác ái giữa con người. Với Sechxpia, tình yêu cĩ sức mạnh xĩa bỏ hận thù và kết nối yêu thương. Tạ Duy Anh đi tìm một triết lý riêng về con người: sự cứu rỗi và giải thốt dựa trên những nhân cách trong sạch và tình yêu. Khát vọng cứu rỗi được Tạ Duy Anh gửi gắm trước hết ở nhân vật người phụ nữ. Ơng thừa nhận: “Tơi là người cầu tồn đam mê cái đẹp. Tơi luơn khao khát về một cái đẹp tồn thiện. Và khao khát đấy tơi gửi gắm nơi người phụ nữ – kiệt tác hồn hảo nhất của chúa trời”. “Cĩ thể bắt gặp ở bất kỳ tác phẩm nào của tơi hình bĩng nàng”. Họ với tơi đều đẹp một vẻ đẹp lý tưởng, phi xác thịt, đều hiện ra để cứu rỗi hoặc mở ra những chân trời ước vọng, ở nơi ánh sáng trần gian bị tắt lụi, nơi cuối cùng con đường, nơi giáp danh với bĩng tối”. Hiển hiện lên trong tác phẩm Tạ Duy Anh, là một vẻ đẹp trọn vẹn tỏa sáng mang tên Quý Anh, Chị Túc, Chị Thư… Trước tối tăm thù hận và tội ác thì tình yêu được coi là “phúc âm” duy nhất cịn lại để cứu chuộc và tha thứ. Quý Anh trong (Bước qua lời nguyền, Hố kiếp) là những tiên đồng lạc lồi giữa thế giới thù hận tăm tối, khơng chỉ cứu ơng bố khỏi một trận địn “hội chợ” mà cao hơn hĩa giải lịng thù hận như một con quỷ dữ trong “trái tim bé con” của nhân vật “tơi”. Với Quý Anh, nhân vật “tơi” bao giờ cũng cĩ cảm giác của chàng hồng tử trong truyện cổ tích. Giữa bạo lực, tối tăm, người con gái mang dáng dấp một tiên nữ này đã đem đến dâng tặng cậu Tư những giấc mơ thanh sạch và khát vọng tự do. Tình yêu của cậu Tư – Quý Anh là ân xá cho nhau và ân xá cho thù hận. “Bước qua lời nguyền” để yêu thương, mối tình của họ khơng chỉ “cứu rỗi một dịng họ ngu tối trong thù hận” mà cịn mang ý nghĩa giải thốt đối với định kiến chật hẹp và cách hành xử của dân làng Đồng. Đọc tác phẩm của Tạ Duy Anh, luơn cĩ một nhân vật đi qua, dừng bước chiêm ngắm và được cứu rỗi từ những người phụ nữ, đĩ là gương mặt người đàn ơng trong khoảnh khắc tuyệt vọng. Khi nhân vật “tơi” (Truyền thuyết viết lại) phút chốc cảm thấy mình “bị cơi cút giữa bãi đời đen bạc” thì cĩ một hình ảnh hiện lên “an ủi, xoa dịu nỗi đau khơn cùng trong tơi”, đĩ là chị Thư. Chìm trong lửa đạn chiến tranh và chết chĩc, cĩ người lính vẫn tìm được nơi trú ẩn dịu mát ở hình ảnh chị Túc. Gửi thư cho chị, anh viết: “Thật kỳ lạ khi tơi cĩ cảm giác tất cả đều bình yên, tưởng như chiến tranh bị đầy lùi mãi, chỉ cịn như một dư âm. Và tơi chờ đợi. Em cĩ biết tơi chờ đợi điều gì khơng? Tơi… chờ em bước ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bĩ vết thương, làm nguội mặt đất bởi em là vị Phúc thần của những người lính trận như tơi...” [9, tr 27]. Ở truyện Lãng du, trong hành trình vĩnh cửu đi tới cái Đẹp, nhân vật nữ Tạ Duy Anh là khởi nguồn, là sự bắt đầu. Cĩ hai tiếng nĩi, hai dịng suy nghĩ cùng tồn tại trong tác phẩm. Một (của tràng trai) thì hoang mang, thối chí, chờ dấu hiệu bỏ cuộc: “hay mình đi lạc”, “mình lầm lẫn từ đoạn nào nhỉ”, “chả nhẽ cơ sự lại tồi tệ đến mức này sao”, “nhất định cĩ chuyện chơi xỏ nào đĩ”; một (của cơ gái) thì cương quyết, thơi thúc “đi tiếp đi anh!”, “Em cần đến tận nơi chứ khơng muốn bỏ cuộc giữa chừng” [1, tr 379]. “Anh đang đi tìm cơ mà, sao cĩ thể khẳng định vật gì đĩ bị mất khi chưa tìm một cách cẩn thận” [1, tr 386]. Chính nàng là ngọn lửa soi đường. Ở nàng tốt lên ánh sáng trải mãi ra đến vơ tận. “Cĩ cái gì như đang bay lên ở đâu đĩ kèm theo sự lụi tàn của những điều xấu xa, nhếch nhác, phản trắc, thù nghịch… Anh chỉ thấy rõ một điều, từ cặp mắt, vẻ mặt – nổi bật với vầng trán thanh khiết – của nàng đang ngời sáng, thứ ánh sáng của sự cứu chuộc và tha thứ. Ngập trong ánh sáng thì ngay cả những khổ đau cũng cĩ hương vị ngọt ngào” [1, tr 395]. Xây dựng mơtíp tình yêu cứu rỗi, Tạ Duy Anh làm nổi bật lên trong hình tượng nhân vật với những ý nghĩa; thứ nhất, song song với triết lý con người mãi mãi trên hành trình kiếm tìm – đĩ là cuộc hành trình vĩnh cửu, khơng cĩ đích – là tiếng nĩi đầy niềm tin: khơng phải cuộc kiếm tìm nào cũng vơ vọng. Triền miên tự vấn, khao khát tìm lại thiên đường ngày xưa, nhân vật đã thấy được ánh sáng cứu rỗi, nâng đỡ mọi nỗi tuyệt vọng từ Nàng, “Ánh sáng nàng”; thứ hai, cùng với ánh sáng đĩ là sự lụi tàn của những thĩi hư tật xấu, tàn nhẫn. “Nĩ đẩy tất cả ra rìa: quyền lực, lịch sử, nỗi sợ hãi… Nĩ cịn lại duy nhất và chỉ nhờ nĩ con người mới thốt khỏi nỗi ám ảnh bị bỏ rơi giữa trùng trùng tai họa” [3, tr 113]. Vì vậy, văn chương Tạ Duy Anh tuy gai gĩc, riết rĩng, vơ số “chuyện tàn ác, liêm sỉ và vơ lương tâm” nhưng thực chất mục đích vẫn là hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Như vậy, với việc lặp lại mơtíp tình yêu và cứu rỗi, Tạ Duy Anh thường đặt nhân vật của mình trong khát vọng vươn tới cái Đẹp và cái Thiện. Nhân vật trong sáng tác của ơng, dù là những con người đứng trên ranh giới bờ vực Thiện – Ác, bước qua hay gục ngã thì cuối cùng họ đã biết nhận về sự sám hối lương tâm, hướng tới bản chất Thiện. Đây là một cái nhìn tràn đầy tinh thần nhân văn của Tạ Duy Anh. Tiểu kết: Về thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, ơng đặc biệt chú ý đến ngơn ngữ đối thoại, ngơn ngữ độc thoại của nhân vật. Trong tác phẩm của ơng, đây là thủ pháp nghệ thuật hiệu quả khi diễn tả quá trình tự ý thức, tự thức tỉnh nhân vật. Bên cạnh đĩ, sử dụng nhiều giọng điệu trần thuật khác nhau, kết cấu nghệ thuật, sử dụng các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, sử dụng mơtíp nghệ thuật (“tội ác và trừng phạt”, “giấc mơ, ác mộng”, “tình yêu cứu rỗi”) đã mở ra một bình diện mới cho việc chiếm lĩnh và khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn và phức tạp của con người. Mỗi nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh vì vậy cĩ tầm khái quát, hàm chứa cả những ẩn ức lẫn những nghiệm sinh sâu sắc. Từ thế giới nhân vật đĩ, Tạ Duy Anh mang đến cho người đọc những day dứt, trăn trở khơn nguơi trước ý nghĩa làm người. Xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh, tăm tối, tàn ác, vẫn lấp lánh niềm tin, sự sĩt thương và câu hỏi đầy lịng tự trọng cuả con người – lời kêu gọi của con người dũng cảm tranh đấu với hồn cảnh, với chính mình luơn hiện diện trong từng trang tác phẩm và mỗi nhân vật của Tạ Duy Anh. KẾT LUẬN Tạ Duy Anh vẫn tự cho mình là lão già họ Tạ (Lão Tạ) “một gã mặt như cái bị rách, rất khơng ưu nhìn”, gần ba mươi năm viết văn chỉ nhận một vị trí khiêm nhường: “Tơi chỉ nĩi những điều chẳng cĩ gì mới”, nhưng thực ra đĩ là một hành trình sáng tạo, kiếm tìm đầy bản lĩnh và trách nhiệm. Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một nhà văn trẻ được dư luận quan tâm, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo. Tác phẩm của Tạ Duy Anh đã khẳng định được chỗ đứng trong lịng cơng chúng để hơm nay khi nĩi đến nền văn xuơi Việt Nam đương đại thì người ta khơng thể khơng nhắc tới tên ơng, từ đĩ tạo ra “từ trường riêng” hấp dẫn và lơi cuốn độc giả. Tạ Duy Anh là một nhà văn cĩ một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Cĩ thể nĩi, Tạ Duy Anh là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng nghệ thuật với khát vọng dân chủ và đổi mới của văn nghệ sĩ mà sự vận động của ý thức xã hội cũng như ý thức văn học sau 1975 (đặc biệt là sau 1986) mang lại. Thời gian trơi qua, kể từ khi Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn đến nay thấm thốt đã hơn hai mươi năm. Trong khoảng thời gian gần một phần ba đời người ấy, Tạ Duy Anh gặt hái cho mình cả những vinh quang, ngọt ngào xen lẫn những đắng cay. Truyện ngắn là một thành tựu nổi bật nhất trong văn nghiệp của ơng. Khơng chỉ vậy, nĩ cịn là một thể loại đã tạo nên sức ám ảnh ghê gớm, làm trĩu nặng tâm tư độc giả. Là một nhà văn cĩ cá tính sáng tạo độc đáo, Tạ Duy Anh đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật riêng khơng thể nhầm lẫn. Trước hết, truyện ngắn Tạ Duy Anh chuyển tải thành cơng các quan niệm nghệ thuật và thơng điệp văn chương của nhà văn. Đĩ là những quan niệm mới mẻ, táo bạo và độc đáo. Thứ hai, dù viết về nơng thơn, đơ thị, hay về số phận con người; dù ngợi ca, phê phán hay tự vấn, Tạ Duy Anh luơn chọn một chỗ đứng (và nhiều chỗ đứng) mang tính hiện đại và nhân văn. Cuộc sống trong truyện ngắn của ơng hiện lên với tất cả vẻ bề bộn, phức tạp của cõi nhân sinh vốn đầy ắp nhọc nhằn. Với quan niệm văn chương phải “bất chấp hết”, phải “ngập trong bùn”, phải “sục tung lên”, ơng đã lách sâu ngịi bút sắc lạnh của mình vào hiện thực trần trụi của cuộc đời, bắt chúng phải hiện lên với cả những phần khuất tối – đơi khi sự thẳng thắn ấy khiến nhiều người đọc phải e ngại. Trên sơ sở ấy, nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đã thốt khỏi cái nhìn nguyên phiến, một chiều của một giai đoạn văn học trước đĩ để trở nên sống động, chân thực, đa diện, đa chiều… giống như những con người ta vẫn thường gặp trong cuộc sống thường nhật. Với quan niệm: dùng văn chương để phản ánh chân thực hiện trạng xã hội, Tạ Duy Anh thường khắc hoạ nhân vật từ gĩc độ con người xã hội. Cũng chính vì thế, nhân vật của ơng ít khi là một tính cách tồn vẹn, mà chủ yếu hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại xã hội. Bằng các tác phẩm của mình, thơng qua thế giới nhân vật, Tạ Duy Anh thể hiện một sự đổi mới trong tư duy nhận thức và tư duy sáng tạo. Để đi sâu, mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật thể hiện của Tạ Duy Anh cịn cĩ những nét khĩ nhầm lẫn như: Ngơn ngữ nhân vật; giọng điệu trần thuật; kết cấu nghệ thuật; chi tiết nghệ thuật kỳ ảo; mơtíp nghệ thuật. Những yếu tố này xuất hiện với mật độ khá dày đặc trong sáng tác Tạ Duy Anh để từ đĩ giúp ơng cĩ thêm những “kênh” mới để khám phá và tìm hiểu đời sống cũng như bản chất con người theo những cách thức của riêng mình. Đặc biệt, trong nghệ thuật kết thúc tác phẩm, Tạ Duy Anh khơng tuỳ tiện giải quyết các vấn đề bộn bề phức tạp của cuộc sống theo ý tưởng chủ quan của mình, ngược lại ơng để cho người đọc tự do hình dung, phán đốn, suy luận. Kết thúc để ngỏ trong khá nhiều truyện ngắn thực sự là cách thức mà Tạ Duy Anh tạo ra để vẫy gọi người đọc cùng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo nghệ thuật với mình. Và cũng chính khi đĩ, người đọc cĩ dịp chiêm nghiệm cũng như thấm thía hơn về ý nghĩa của cuộc sống cũng như ý nghĩa của sự sống, sự tồn tại của chính bản thân mình. Cĩ thể nĩi, với những tìm tịi, sáng tạo trong tác phẩm của mình, Tạ Duy Anh đã dấn thân vào một cuộc thử nghiệm đầy sĩng giĩ. Từ đĩ, ơng đã thực sự mang đến cho người đọc những day dứt, trăn trở khơn nguơi trước những vấn đề thực tế của cuộc sống. Và với những đĩng gĩp lớn lao về cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật – truyện ngắn Tạ Duy Anh xứng đáng trở thành một mĩn ăn tinh thần đầy hữu ích cho độc giả nhiều thế hệ cả ở trong nước lẫn ngồi nước. TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH (Khảo sát trong luận văn) 1. Bước qua lời nguyền 2. Xưa kia chị đẹp nhất làng 3. Luân hồi 4. Vịng trầm luân trần gian 5. Dịch quỷ sứ 6. Đắc đạo 7. Thiên thần và ác quỷ 8. Bí mật của vĩnh cửu 9. Lão Cị ra tỉnh 10. Nghịch lý cuộc đời 11. Sự khắc nghiệt của đá 12. Bố cục hồn hảo 13. Những chiếc gáy 14. Chiếc giầy pha lê 15. Nhân vật lạ 16. Tội tổ tơng 17. Gã lẩm bẩm 18. Người thắng trận 19. Mê hồn trận 20. Con ruồi 21. Ngũ gia truyện 22. Phở gia truyền 23. Ngơi nhà của cha tơi 24. Ánh sáng nàng 25. Lãng du 26. Đàn ơng và đàn bà 27. Lũ vịt trời 28. Hĩa kiếp 29. Con vẹt 30. Truyền thuyết viết lại 31. Giai điệu đen 32. Lạc lồi 33. Người Khác 34. Một câu chuyện cười 35. Bên ngồi thời gian 36. Gã lộn ngược 37. Rỗng 38. Hắn 39. Trong bĩng tối 40. Chuyện khơng cĩ chủ đề 41. Chuyện của đời người 42. Quả trứng vàng 43. Bức tranh của em gái tơi 44. Vĩ ngựa trở về 45. Củ khoai nướng 46. Những chuyện khơng phải trong mơ 47. Ngày hội cuối cùng 48. Hiệp sĩ áo cỏ 49. Dưới đáy vực 50. Gã thọt 51. Làng nhỏ thanh bình 52. Vơ ngơn 53. Ba đào kí 54. Luyện thành cao thủ 55. Gã và nàng … TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 2. Tạ Duy Anh (1991), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết), Nhà xuất bản thanh niên. 3. Tạ Duy Anh, (1994), Luân hồi (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 4. Tạ Duy Anh, (1995), Người thắng trận – truyện ngắn trên báo văn nghệ (1987 – 1995), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 5. Tạ Duy Anh, (2002), Nhân vật – tác phẩm chọn lọc, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kịch. Nhà xuất bản Văn hĩa thơng tin. 6. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật (tiểu thuyết), Nhà xuất bản văn hĩa dân tộc. 7. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần và sám hối (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Đà Nẵng. 8. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hồn hảo (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 9. Tạ Duy Anh (2004), Ngẫu hứng Sáng – Trưa – Chiều – Tối (tản văn), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 10. Tạ Duy Anh (2004), Ba đào ký (tục biên), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 11. Tạ Duy Anh, (2005), Lão Khổ (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 12. Tạ Duy Anh, (2007), Người khác, (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Hà Nội. 13. Tạ Duy Anh, (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 14. Phan Thị Vàng Anh, (1993), Khi người ta trẻ, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội. 15. Tạ Duy Anh, “Bất kỳ sự buơng thả nào cũng phải trả giá”. 16. Tạ Duy Anh, Mơ típ “tội ác và trừng phạt” sẽ cịn ám ảnh các nhà văn. Hồ Thị Hịa phỏng vấn. Thứ năm, 27.5.2004. 17. Tạ Duy Anh, Cần phân biệt giữa “sống để viết” và “viết để sống”. Từ Nữ Triệu Vương phỏng vấn. Thứ Hai, 2.10.2004. 18. Tạ Duy Anh, “Nhà văn chả cứ phải đi thực tế”. (116551). 19. “Tạ Duy Anh sợ được dư luận nuơng chiều”. hoa/2004/08/3B9D591A/. 20. Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện – ác. hoa/diembao/2004/09/260794/#02. 21. Tạ Duy Anh – “Nhà văn Tạ Duy Anh khơng từ bỏ gốc gác nhà quê”. Vnexpress.net/Vietnam/vanhoa/guongmat – nghe si/2005/06/03. 22. Tạ Duy Anh – “Chỉ thân xác khơng thơi rất đáng sợ”. 23. Tạ Duy Anh – Tạ Duy Anh “Tơi là người khơng dễ bị khuất phục” 24. Tạ Duy Anh – “Tơi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”. hoa/guongmatnghesi. 25. Vũ Tuấn Anh, (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí văn học số 4. 26. Đào Tuấn Ảnh, (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu văn học số 8. 27. Lại Văn Ân, (1985), “Văn xuơi gần đây – diện mạo và vấn đề”, Tạp chí Đất Quảng, số (36), (tháng 9 và 10). 28. Lại Nguyên Ân, Đồn Tử Huyến, (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lí thuyết, Nhà xuất bản Hội nhà văn, trung tâm văn hố ngơn ngữ Đơng Tây. 29. Lại Văn Ân, (1987), Đĩng gĩp của văn học vào tiến trình ý thức xa hội, Nhân dân (ra ngày 19 tháng 4). 30. Y Ban, (1991), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, in trong tập Truyện ngắn chọn lọc 1975 – 1990, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 31. M. Bakhtin, (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội. 32. M. Bakhtin, (1993), Những vấn đề thi phap1Dostoievski, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 33. Báo Giáo dục và Thời đại, số 80 năm 2004. 34. Báo pháp luật, số 140 năm 2004. 35. Báo Thể thao và văn hĩa, số 47 năm 2004. 36. Nguyễn Đức Bình, (1992), Về cơng tác lí luận trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 37. Chu Quốc Bình, (1996), Mỗi người đều là một vũ trụ, Văn nghệ trẻ (số 15, ra ngày 1 tháng 4). 38. Phan Bình (bản dịch), Văn học hậu đổi mới ở Việt Nam, nhìn từ Pháp. 39. Thụy Bình, Thiên lương trong “Muối của rừng” www.evan.com.vn. 40. Nam Cao, (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 41. Khuê Các, Nhân đọc “Vàng Lửa”, của NHT, www.talawas.org. 42. Trần Cương, (1997), “Sao đổi ngơi – một ghi nhận thành cơng về chất người chiến sĩ”, Tạp chí văn học số 1 (tháng 1 – 2) 1986, in lại trong sách: Tác phẩm và dư luận, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 43. Trần Cương, (1995), “Văn xuơi viết về nơng thơn từ nửa sau những năm 80”, Tạp chí văn học số 4. 44. Nguyễn Minh Châu, (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 45. Trần Duy Châu, (1992), Đơi điều về cái ác, Văn Nghệ số (51). 46. Ngơ Thị Kim Cúc, Đọc sách Thiên Thần sám hối của Tạ Duy Anh: nếu… Vy/20004052143048. Thienthansamhoi.htm... 47. Nhật Chiêu, Giấc mơ bướm của Trang tử và Borges, www.evan.com.vn 48. Nhật Chiêu, Thiền và hậu hiện đại, www.evan.com.vn. 49. Nhật Chiêu, Tiên, Động Từ Thức, Mây, Bạch Dương, Người ăn giĩ, Chùm truyện ngắn, www.tienve.org. 50. Nguyễn Văn Dân, (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại – Vài nhận xét tổng quan”, Tạp chí văn học, số 2. 51. Phan Cự Đệ, (1986), “Mấy vấn đề lí luận của văn xuơi hiện nay”, Tạp chí văn học, số 5 (ra tháng 9 – 10). 52. Nguyễn Đình Đăng, Nhà văn Việt Nam của tơi www.evan.com.vn 53. Phong Điệp, Đánh giá thành tựu Văn học Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, www.vietnamnet.com.vn. 54. Trần Đạo, Nguyễn Huy Thiệp – Thời điểm của câu hỏi, thời điểm của con người www.vietnamnet.com.vn.. 55. Hà Minh Đức, (1998), Văn học Việt Nam hiện đại – Bình giảng và phân tích tác phẩm, Nhà xuất bản Thanh niên. 56. Hà Minh Đức, (1990), Những chặng đường phát triển của văn xuơi cách mạng, Văn nghệ, ra số ngày 18/8. In lại trong: Khảo luận văn chương, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997. 57. Hà Minh Đức, (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 58. Huyền Giang, (1995), “Cĩ quan những niệm về con người và cá nhân của phương Đơng khơng?” Tạp chí văn học, số 6. 59. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình, (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuơi Việt nam sau cách mạng tháng Tám – Chương trình KHCN cấp nhà nước KX – 07, Hà Nội. 60. Nguyễn Văn Hạnh, (1993), “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”, Tạp chí văn học, số 3. 61. Nguyễn Văn Hạnh, (1995), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Bài giảng cho lớp cao học và nghiên cứu sinh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh. 62. Nguyễn Văn Hạnh, (1998), Sự tiến bộ trong văn học, Bài giảng chuyên đề tiến sĩ cho nghiên cứu sinh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh. 63. Nguyễn Văn Hạnh, (1998), Về tiến trình hiện hĩa của văn học Việt Nam, Văn nghệ (ra ngày 19 tháng 12). 64. Phan Trọng Hậu, Văn hĩa hậu hiện đại nhìn từ nhiều phía, báo văn nghệ số 33, ra ngày 19.08.2006. 65. La Khắc Hịa, Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi, www.vienvanhoc.org.vn. 66. Nguyễn Hồ, 20 năm lí luận phê bình, ngày rất gần và chuyện xa xưa, www.vienvanhoc.org.vn. 67. Võ Thị Hảo, (1995), Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội. 68. Phạm Thị Hồi, (1999), Mê lộ, Nhà xuất bản Tổng hợp Phú Khánh. 69. Phạm Thị Hồi, (1995), Thiên sứ, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 70. Phạm Thị Hồi, (1995), Kiêm ái, in trong tập: Man nương, Nhà xuất bản Hà Nội. 71. Châu Minh Hùng, Hình thức đa thanh mới qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 72. Châu Minh Hùng, Tiếng nĩi của cái tục trong văn Nguyễn Huy Thiệp www.evan.com.vn. 73. Lê Thị Hường, (1995), “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hơm nay”, Tạp chí văn học, số 5. 74. Lê Thị Hường, (1994), “Quan niệm con người cơ đơn trong truyện ngắn hơm nay”, Tạp chí văn học, số 2. 75. Nguyễn Văn Kha, Con người cá nhân trong truuyện ngắn 1975 – 1990. 76. Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Huy Thiệp – Những chuyện huyền kì: núi sơng và nước www.evan.com.vn. 77. Nguyễn Khải, (2002), Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 78. Ma Văn Kháng, (2003), Tuyển tập truyện ngắn (4 tập), Nhà xuất bản Cơng an Nhân dân. 79. Lê Minh Khuê, (1995), Truyện ngắn Lê Minh Khuê, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội. 80. Thụy Khuê. Tạ Duy Anh, Người đi tìm nhân vật. www.talawasorg. Paris.com.vn. 2.3.2003. 81. Nguyễn Kiên, (1991), Vài nét về văn xuơi 1990, Nhân dân (ra ngày 26 tháng 1). 82. Phùng Ngọc Kiếm, (1995), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (Bộ phận văn học cách mạng), Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 83. Lí Lan, (2000), Người đàn bà kể chuyện, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. 84. Cao Kim Lan, Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hậu hình thi pháp hậu hiện đại, www.vienvanhoc.org.vn. 85. Nguyễn Văn Long, (2006), Nguyễn Văn Thìn (đồng chủ biên), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nhà xuất bản Giáo dục. 86. Phong Lê, (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – Những chân dung tiêu biểu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 87. Phương Lựu (chủ biên), (2004), Lí luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục. 88. Trần Nhất Lý, Tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp từ “ Phẩm Tiết”, Theo Thể thao văn hố . 89. Nguyễn Đăng Mạnh, (2001), Nhà văn – tư tưởng – phong cách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 90. E.M. Meletinsky, (2004), Thi pháp của Huyền thoại, Trần Nho Thìn và Song Mộc dịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 91. G.N Pospelov, (1993), Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục. 92. Nguyên Ngọc, Văn xuơi Việt Nam hiện nay, lơgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng www.vietnamnet.com.vn. 93. Lã Nguyên, “Nhìn lại các bước đi, lắng nghe những tiếng nĩi” www.vietnamnet.com.vn 94. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn), (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Văn hố thơng tin. 95. Vương Trí Nhàn, (ra ngày 10/3/2006) Giăng lưới bắt… lí luận, báo Thể thao và Văn hố. 96. Vương Trí Nhàn, (1980), Sổ tay người viết truyện ngắn, Nhà xuất bản tác phẩm mới – Hội nhà văn Việt Nam. 97. Vương Trí Nhàn, (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. 98. Trần Thị Mai Nhân, Tìm hiểu phương thức “Huyền thoại hố” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, www.vienvanhoc.org.vn. 99. Nhiều tác giả, (1995), Ánh trăng, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tuần báo Văn nghệ. 100. Nhiều tác giả, (1994), Bến trần gian, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 101. Nhiều tác giả, (1994), Hồi ức binh nhì, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 102. Nhiều tác giả, (1995), 21 truyện ngắn trên báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 103. Nhiều tác giả, (1989), “Nguyễn Huy Thiệp, Tác Phẩm và dư luận”, Tạp chí Sơng Hương + Nhà xuất bản trẻ. 104. Nhiều tác giả, (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản giáo dục. 105. Nhiều tác giả, (1983), Từ điển văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. 106. Nhiều tác giả, (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đế lí thuyết, Nhà xuất bản Hội nhà văn, trung tâm văn hố ngơn ngữ Đơng tây. 107. Vũ Ngọc Phan, (1998), Nhà văn hiện đại (tập1), Nhà xuất bản văn học. 108. Vũ Trọng Phụng, (2005), Tuyển tập truyện ngắn (tập 1), Nhà xuất bản Văn học. 109. Huỳnh Như Phương, (1991), “Văn xuơi Việt Nam những năm 80 và những vấn đề dân chủ mới của nền văn học”, Tạp chí văn học số 4. 110. Huỳnh Như Phương, (1994), Những tín hiệu mới, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 111. Lữ Phương, (1992), Về tính đặc trưng của văn nghệ, Văn nghệ, số 24. 112. Nguyễn Minh Quân, Liên văn bản – sự triển hạn đến hạn đến vơ cùng của tác phẩm văn học, www.tienve.org. 113. Đặng Văn Sinh, Đọc lại “ Tướng về hưu” www.vietnamnet.com.vn. 114. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học, Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 115. Hồ Anh Thái (Tuyển), (2005), Văn mới năm năm đầu thế kỷ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 116. Hồ Anh Thái (Tuyển), (2006), Văn mới 2006, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 117. Bùi Việt Thắng, (1991), “Văn xuơi gần đây và quan niệm con người”, Tạp chí văn học, số 5. 118. Bùi Việt Thắng, (1992), Bình luận truuyện ngắn, Nhà xuất bản văn học Hà Nội. 119. Bùi Việt Thắng, (2000), “Một bước đi của truyện ngắn”, Tạp chí Nhà văn, số 1. 120. Bùi Việt Thắng, (2000), Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội. 121. Bùi Việt Thắng, (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 122. Nguyễn Huy Thiệp, (2006), Tiểu Long nữ, Nhà xuất bản Cơng An nhân dân. 123. Nguyễn Huy Thiệp, Tuổi Hai mươi yêu dấu, www.NguyenHuyThiep.vn. 124. Nguyễn Huy Thiệp, (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hố Sài Gịn. 125. Bích Thu, (1996), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí văn học, số 9. 126. Bích Thu, (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuơi từ sau 1975 qua hệ thống mơ típ chủ đề”, Tạp chí văn học, số 4. 127. Nguyên Trường, (2005), Tạ Duy Anh, gương mặt nổi bật trên văn đàn. Văn học và tuổi trẻ, số 2. 128. Nguyễn Huy Thiệp, (2006), Giăng lưới bắt chim (Tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu), Nhà xuất bản Hội nhà văn. 129. Lê Ngọc Trà, Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới www.vienvanhoc.org.vn. 130. Nguyễn Mạnh Trinh, Văn học trong nước, hé nhìn www.Vietnam net . 131. Nguyễn Thanh Xuân, Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam, www.vienvanhoc.org.vn 132. Trần Ngọc Vượng, Tục hố quay về để tiến tới, www.vienvanhoc.org.vn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5583.pdf
Tài liệu liên quan