Tài liệu Đặc điểm sinh học và sức sản xuất của gà chùm lông đầu nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: ... Ebook Đặc điểm sinh học và sức sản xuất của gà chùm lông đầu nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm sinh học và sức sản xuất của gà chùm lông đầu nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
LÂM THỊ HÀ
ðẶC ðIỂM SINH HỌC VÀ SỨC SẢN XUẤT
CỦA GÀ CHÙM LÔNG ðẦU NUÔI TẠI HUYỆN LỤC
NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lâm Thị Hà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản, Viện sau ðại
học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất ñến PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi - Người hướng dẫn khoa
học, về sự giúp ñỡ nhiệt tình và ñầy trách nhiệm ñối với tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến Th.S Nguyễn Chí Thành chủ nhiệm ðề tài
xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà bản ñịa tại huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi theo dõi và thu thập số liệu
làm cơ sở cho luận văn này. Xin cảm ơn người thân, gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp ñã ñộng viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2011
Tác giả Luận văn
Lâm Thị Hà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC ẢNH VÀ ðỒ THỊ .......................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii
1. MỞ ðẦU............................................................................................ 1
1.1 ðặt vấn ñề.......................................................................................................1
1.2 Mục ñích của ñề tài ........................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
2.1 Cơ sở nghiên cứu các tính trạng trên gia cầm...............................................3
2.2 Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình..................................................3
2.3 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản............................................................4
2.4 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của gia cầm .............................. 13
2.5 Tiêu tốn thức ăn .......................................................................................... 20
2.6 Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm........................................ 22
2.7 Tình hình nghiên cứu chăn nuôi gia cầm trong nước và trên thế giới ...... 23
2.7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 23
2.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 25
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................. 27
3.1 ðối tượng nghiên cứu ................................................................................. 27
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 27
3.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 27
3.4 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 28
3.4.1 Trên ñàn gà sinh sản ......................................................................... 28
3.4.2 Trên ñàn gà thương phẩm................................................................. 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... iv
3.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 30
3.5.1 Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học.......................................................... 30
3.5.2 Nghiên cứu sức sản xuất của gà sinh sản .......................................... 31
3.5.3 Nghiên cứu một số chỉ tiêu trên ñàn gà thương phẩm ....................... 33
3.6 Xử lý số liệu ................................................................................................ 35
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 36
4.1 ðặc ñiểm ngoại hình................................................................................... 36
4.1.1 ðặc ñiểm ngoại hình của gà con 1 ngày tuổi..................................... 36
4.1.2 ðặc ñiểm ngoại hình của gà lúc trưởng thành ................................... 38
4.2 Một số chỉ tiêu trên ñàn gà sinh sản ........................................................... 43
4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi...................................................... 43
4.2.2. Khả năng sinh trưởng của gà hậu bị.................................................. 44
4.2.3 Thức ăn thu nhận và tiêu tốn giai ñoạn gà hậu bị .............................. 47
4.2.4 Khả năng sinh sản............................................................................. 49
4.3 Sức sản xuất của ñàn gà thương phẩm...................................................... 54
4.3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm ................................................ 54
4.3.2 Kích thước các chiều ño cơ thể gà thương phẩm............................... 56
4.3.3 Khối lượng cơ thể gà thương phẩm từ 1- 15 tuần tuổi...................... 60
4.3.5 Thu nhận và tiêu tốn thức ăn............................................................. 64
4.3.4 Một số chỉ tiêu mổ khảo sát gà thương phẩm.................................... 68
4.3.5 Hiệu quả chăn nuôi gà thương phẩm…………………………………70
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .............................................................. 72
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 72
5.2. ðề nghị ........................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng ñàn gà sinh sản .......................... 29
Bảng 3.2 Chế ñộ chăm sóc ñàn gà thương phẩm...................................... 30
Bảng 3.3. Chế ñộ dinh dưỡng cho gà thương phẩm…………………………30
Bảng 4.1. ðặc ñiểm ngoại hình của gà 1 ngày tuổi. .................................. 36
Bảng 4.2. Kết quả về màu sắc lông của gà khi trưởng thành .................... 40
Bảng 4.3. ðặc ñiểm màu da, chân, mắt và mào gà trưởng thành .............. 41
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà hậu bị.................................................... 43
Bảng 4.5. Sinh trưởng tích lũy của gà hậu bị ............................................ 45
Bảng 4.6. Thu nhận thức ăn và tiêu tốn thức ăn của gà hậu bị................... 48
Bảng 4.7. Tuổi thành thục sinh dục........................................................... 49
Bảng 4.8. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng....................................................... 50
Bảng 4.9. Chỉ tiêu về chất lượng trứng ..................................................... 51
Bảng 4.10. Kết quả ấp nở trứng của gà sinh sản.......................................... 53
Bảng 4.11. Tỷ lệ nuôi sống gà thương phẩm từ 1- 15 tuần tuổi ................... 55
Bảng 4.12. Kích thước một số chiều ño cơ thể gà 1- 15 tuần tuổi (cm) ....... 57
Bảng 4.13. Chiều dài cánh, dài ñùi, dài chân, chu vi vòng ống chân (cm)... 59
Bảng 4.14. Khối lượng cơ thể gà từ 1- 15 tuần tuổi .................................... 61
Bảng 4.15. Thu nhận và tiêu tốn thức ăn của gà thương phẩm.................... 65
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu của gà thương phẩm 15 tuần tuổi68
Bảng 4.17. Thành phần hóa học của thịt gà................................................ 69
Bảng 4.18. Hiệu quả chăn nuôi gà thương phẩm…………………………..71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... vi
DANH MỤC CÁC ẢNH VÀ ðỒ THỊ
Trang
Ảnh1. Gà Chùm Lông ðầu 1 ngày tuổi ....................................................... 37
Ảnh 2. Gà trống có màu lông ñỏ sẫm............................................................ 38
Ảnh 3. Gà mái có màu lông vàng rơm ......................................................... 38
Ảnh 4. Gà mái có màu lông hoa mơ, vàng ñen ............................................ 39
Ảnh 5. ðàn gà sinh sản................................................................................. 39
ðồ thị 4.1. Sinh trưởng tích lũy gà Chùm Lông ðầu .................................... 46
ðồ thị 4.2 Tỷ lệ nuôi sống gà thương phẩm từ 1- 15 tuần tuổi ..................... 55
ðồ thị 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thương phẩm từ 1- 15 tuần tuổi........ 62
ðồ thị 4.4. Thức ăn thu nhận của gà thương phẩm........................................ 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
TLNS : Tỷ lệ nuôi sống
TĂTN : Thức ăn thu nhận
TĂ : Thức ăn
TT : Tăng trọng
NST : Nhiễm sắc thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 1
1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Trong vài chục năm gần ñây, ñể ñáp ứng nhu cầu về số lượng thực
phẩm cho xã hội, chúng ta ñã nhập khẩu nhiều giống gà công nghiệp có năng
suất cao. Số lượng các trang trại cũng như quy mô chăn nuôi không ngừng
tăng cao qua các năm. Do vậy, các giống gà bản ñịa ñịa phương năng suất
thấp ñã bị thu hẹp, có giống ñã bị tuyệt chủng.
Hiện nay ñời sống của các tầng lớp nhân dân ñã ñược nâng cao, nhu
cầu thị trường thiên về thực phẩm của các giống gia súc, gia cầm ñịa phương
có chất lượng thơm ngon. ðặc biệt các giống gà bản ñịa ñã trở thành ñặc sản
ở các nhà hàng vì chất lượng thịt và hương vị quyến rũ của nó. Các giống gà
ñịa phương lại thích nghi với ñiều kiện khí hậu ở Việt Nam, chịu ñựng kham
khổ, sức chống bệnh cao.
Vấn ñề còn có ý nghĩa rất to lớn, vì nước ta là một trong những nước ñược
xem là quê hương của các giống gà nhà ngày nay. Các giống gà ñịa phương là
nguồn gen rất quý trong việc thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả
cao trong thời gian trước mắt ñồng thời chuẩn bị nguyên liệu di truyền cho
việc tạo ra các giống gia cầm mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai.
Là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang nhưng Lục Ngạn có lợi thế ñường
giao thông nối với các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh...Diện tích ñồi rừng rộng, dân cư
thưa, môi trường sạch, dịch bệnh ít, thuận cho việc chăn nuôi gia cầm ñặc biệt
là chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn thả tự do hoặc bán chăn thả (gà
ñồi Lục Ngạn).
Chăn nuôi cũng là một trong tám chương trình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Lục Ngạn giai ñoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo. Mục tiêu
của Lục Ngạn là ñưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn
trong nông nghiệp giúp người dân xoá ñói giảm nghèo. Qua số liệu ñiều tra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 2
cho thấy chăn nuôi gà ở huyện Lục Ngạn khá phát triển. Năm 2006 Lục Ngạn
có 1,138 triệu con gà, ñến năm 2009 là 1,335 triệu con. Giống gà ñịa phương
của Lục Ngạn ñược lai tạo tự nhiên từ các giống gà Ri, gà ðông Cảo, gà Hồ.
Gà ñịa phương ở ñây có chân vàng, lông ñỏ, mào ñỏ, da vàng, thịt chắc và
thơm, trọng lượng mỗi con chỉ ñạt từ 1,5-2kg, ñây là giống gà ñang ñược thị
trường ưa chuộng ñã xuất hiện nhiều trong các nhà hàng tại Hà Nội, Quảng
Ninh, Hải Phòng, ... và ñược ký hợp ñồng bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ
chăn nuôi.
ðể ñóng góp cơ sở khoa học cho việc ñánh giá một cách có hệ thống
các giống gà ñịa phương, ñồng thời góp phần tìm biện pháp thúc ñẩy sự phát
triển chăn nuôi các giống gà ñịa phương ở nước ta, nhằm tăng thu nhập cho
người chăn nuôi góp phần xoá ñói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðặc ñiểm sinh học và sức sản xuất của gà
chùm Lông ðầu nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục ñích của ñề tài
Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm của gà
ñịa phương có chùm lông ñầu tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ñể cung
cấp thông tin dữ liệu cho việc bảo tồn nguồn gen giống gà ñịa phương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở nghiên cứu các tính trạng trên gia cầm
Hutt (1964) [39] ñã xác ñịnh, gà trống có 78 NST, với NST giới tính là
ZZ, gà mái có 77 NST, NST giới tính là ZO.
Quá trình tiến hóa của gia cầm ñã hình thành nhiều tính trạng cho ñến
ngày nay và chúng ñược chia thành 2 loại tính trạng sau:
*Tính trạng chất lượng
Tính trạng này ñược biểu hiện ra bên ngoài và có thể quan sát ñược như:
màu sắc lông, hình dáng cơ thể, màu da, chân, màu mắt, kiểu mào, màu mỏ.
Tính trạng chất lượng bị chi phối bởi ít gen, sự di truyền tuân theo các quy
luật của Mendel, không hoặc ít chịu tác ñộng của môi trường.
*Tính trạng số lượng
Là những tính trạng có thể cân ño, ñong, ñếm. Giá trị của chúng ñược
biểu hiện liên tục: Tốc ñộ sinh trưởng, tuổi ñẻ lứa ñầu, sản lượng trứng/năm,
tỷ lệ ấp nở, ñộ dày của vỏ trứng, sức chống chịu bệnh tật, TTTĂ (g/con/
ngày), kg TĂ/ kg TT,...Các tính trạng này chịu tác ñộng của nhiều gene, bị
ảnh hưởng lớn của môi trường.
2.2 Cơ sở nghiên cứu ®Æc ®iÓm ngoại hình
Các tính trạng ngoại hình gia cầm bao gồm: Màu sắc lông, da, mỏ,
chân, màu mắt, dái tai, kiểu mào, qua ñó chia ra những màu sắc và hình dạng
ñặc trưng cho từng giống gà, kèm theo ñó có sự khác biệt giữa gà trống và gà
mái với từng chỉ tiêu ñó. Kết quả nghiên cứu của ðặng Hữu Lanh và cộng sự,
(1999)[19] cho biết: màu sắc da, lông là tín hiệu ñể nhận dạng một số giống
gia cầm. ðây là ñặc ñiểm quan tâm hàng ñầu của người tiêu dùng khi thu mua
gia cầm, nó ñã ñi vào khía cạnh thẩm mỹ của con người và gà ta có màu của
lá chuối khô, da vàng, chân vàng sẽ ñược ưu tiên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 4
Tính trạng ngoại hình còn là chỉ tiêu ñánh giá phẩm giống, nếu màu
lông của ñàn gà có sự ñồng nhất cao cho thấy giống gà ñó thuần, theo ñánh
giá của Johansson (1972) [41]. Sắc tố da, lông ở gia cầm ñược xác ñịnh bởi 2
yếu tố Melanin và Xantophyl. Xantophyl là sắc tố ở dạng tinh thể màu vàng,
nằm ở da, mỏ và chân. Melanin tồn tại dạng hạt, có ở da và gốc lông, sự xuất
hiện của Melanin không phụ thuộc vào lứa tuổi.
ðầu: cấu tạo xương ñầu ñược coi như có ñộ tin cậy cao nhất trong việc
ñánh giá ñầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của ñầu cho phép rút ra kết
luận về sự phát triển của mô ñỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình ñầu
giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình của gà trống sẽ
không cho năng suất cao, trứng thường không phôi. Mào là ñặc ñiểm sinh dục
phụ thứ cấp có thể phân biệt trống mái. Mào gà có hình thái rất ña dạng cả về
hình dáng, kích thước, mầu sắc, có thể ñặc trưng cho từng giống. Hình dáng
của mào, mào dưới và mào tai có thể biết ñược trạng thái sức khoẻ và ñiều
kiện sống của chúng. Theo tài liệu của Nguyễn Chí Thành (2008) [48] mào nụ
thường gặp ñối với gà ðông Tảo và gà Chọi, mào hoa hồng thường thấy trên
gà Hồ (chỉ còn tại thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), và ñặc
biệt kiểu mào ñơn chỉ gặp trên gà Mía; với các răng cưa cao thấp khác nhau,
cuối cùng là kiểu mào hồ ñào (hay gặp trên gà trống) với 2 rãnh sâu chũng và
có 1 ñường gờ cao hơn ở chính giữa. Ngoài hình thái của mỗi kiểu mào, kích
thước và màu sắc cũng rất ñặc trưng cho mỗi giống
Bộ lông: Lông là một dẫn xuất của da, thể hiện ñặc ñiểm di truyền của
giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gia cầm con
ñược lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần ñược thay thế
bằng lông cố ñịnh.
2.3 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của gia cầm ñược thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng trứng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, tỷ lệ ñẻ, khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 5
thụ tinh và kết quả ấp nở. ðối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng
sinh sản cũng khác nhau.
Sức ñẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,
mỗi yếu tố ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng ở mức ñộ nhất ñịnh. Một số yếu tố
chính ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng của gia cầm như các yếu tố di truyền cá
thể, giống dòng gia cầm, tuổi, chế ñộ dinh dưỡng, ñiều kiện ngoại cảnh
(Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009) [29]
- Các yếu tố di truyền cá thể
Sức ñẻ trứng: Là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng
của gia cầm ñối với con người. Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng ñến sức ñẻ
trứng của gia cầm: tuổi thành thục sinh dục, cường ñộ ñẻ trứng, tính nghỉ ñẻ,
thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học và tính ấp bóng
+ Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt ñầu hoạt ñộng sinh dục và có khả
năng tham gia quá trình sinh sản. Ở gà mái tuổi thành thục là tuổi ñẻ quả
trứng ñầu tiên ñối với từng cá thể hoặc ñược xác ñịnh theo tuổi ñạt tỷ lệ ñẻ
5% ñối với mỗi ñàn gà (Trần Thị Mai Phương, 2004) [42]. Tuổi thành thục
sinh dục của gà khoảng 170 - 180 ngày, biến ñộng trong khoảng 15 - 20 ngày.
Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống và môi trường.
Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau; tuổi ñẻ quả
trứng ñầu của gà Ri là 135 -144 ngày (Nguyễn văn Thạch, 1996) [47].
Thể trạng và ñộ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng ñến khả năng thành thục
sinh dục, những gà thuộc giống có tầm vóc nhỏ thì phần lớn bắt ñầu ñẻ trứng
sớm hơn những giống gà có tầm vóc lớn. Gà hướng trứng tuổi thành thục sớm
hơn gà hướng thịt. Thời gian gà ñẻ mạnh là vào những ngày ngắn của thu
ñông, ñiều ñó cũng nói lên rằng thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng
ñến tuổi thành thục sinh dục. Theo ðặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [19]
cho biết, hệ số di truyền của tính trạng này là h2 = 0,32.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 6
Tuổi ñẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ ñến khối lượng cơ thể ở một
thời ñiểm nhất ñịnh. Những gia cầm có khối lượng nhỏ thường có tuổi thành
thục sớm hơn những gia cầm có khối lượng lớn. Các yếu tố ảnh hưởng ñến tuổi
thành thục thời gian nở ra trong năm, khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên hay
nhân tạo. Ngoài ra còn các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển như
tiêm phòng vác xin cho gà con sẽ dẫn ñến ñẻ lùi quả trứng ñầu tiên. Khẩu phần
ăn cũng ảnh hưởng mạnh ñến chỉ tiêu này (Jonhanson, 1972) [41].
+ Cường ñộ ñẻ trứng
Là sức ñẻ trứng trong một thời gian ngắn, có liên quan chặt với sức ñẻ
trứng trong năm của gia cầm. Theo Card và Nesheim (1970) [63] cho rằng,
cường ñộ ñẻ trứng thường ñược xác ñịnh theo khoảng thời gian 30 - 60 ngày
và 100 ngày. Cường ñộ ñẻ trứng mang ñặc ñiểm của từng giống và ñặc trưng
riêng cho từng cá thể gà mái và cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
như chế ñộ nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi. Theo Nguyễn Văn Thạch
(1996) [47], gà Ri nuôi bán thâm canh có tỷ lệ ñẻ cao hơn so với gà Ri nuôi
chăn thả (39.43% so với 31.45%).
Sự xuất hiện bản năng ñòi ấp hay tính ấp bóng ñó là phản xạ không
ñiều kiện có liên quan ñến sức ñẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp
bóng giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng ñòi ấp rất khác giữa các giống
và các dòng. Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng ñòi ấp thấp hơn
các dòng nặng cân. Bản năng ñòi ấp là một ñặc ñiểm di truyền của gia cầm,
nó là một phản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản. Phần lớn các dòng gà
ham ấp ñều có sức ñẻ trứng kém. Song với thành công trong lĩnh vực ấp trứng
nhân tạo, ñể nâng cao sản lượng trứng của gia cầm cần rút ngắn và làm mất
hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu tố ảnh
hưởng ñến sức bền ñẻ trứng và sức ñẻ trứng.
+ Thời gian nghỉ ñẻ: Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ ñẻ trong một
thời gian giữa các chu kỳ ñẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí kéo dài 1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 7
- 2 tháng. Thời gian nghỉ ñẻ thường vào mùa ñông, nó có ảnh hưởng trực tiếp
ñến sản lượng trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa ñông nên
thời gian này gà nghỉ ñẻ. Trong ñiều kiện bình thường, lúc thay lông ñầu tiên
là thời ñiểm quan trọng ñể ñánh giá gà ñẻ tốt hay xấu. Những ñàn gà thay
lông sớm, thời gian bắt ñầu thay lông từ tháng 6 - 7 và quá trình thay lông
diễn ra chậm, kéo dài 3 - 4 tháng là những ñàn gà ñẻ kém. Ngược lại, có
những ñàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt ñầu từ tháng 10 - 11,
quá trình thay lông diễn ra nhanh là ñàn gà ñẻ tốt. ðặc biệt ở một số ñàn gà
cao sản, thời gian nghỉ ñẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại ñẻ ngay khi chưa hình thành
xong bộ lông mới. Có con gà ñẻ ngay trong thời kỳ thay lông.
+ Tuổi gia cầm: Tuổi gia cầm cũng có liên quan ñến năng suất trứng.
Sản lượng trứng của gà giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng năm thứ hai
giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009) [29].
+ Chế ñộ dinh dưỡng: Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với
khả năng ñẻ trứng. Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng
tốt thì phải ñảm bảo một khẩu phần ăn ñầy ñủ và cân bằng các chất dinh
dưỡng theo nhu cầu. Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein,
cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin. Thức ăn có chất
lượng kém sẽ không thể cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia
cầm. Các loại thức ăn bảo quản không tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại thức ăn
bị nhiễm ñộc kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… Thậm chí các loại thức
ăn hỗn hợp ñảm bảo ñầy ñủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản
không tốt cũng sẽ không phát huy ñược tác dụng trong chăn nuôi gia cầm
(Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009) [29].
+ ðiều kiện ngoại cảnh: Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ánh
sáng, mùa vụ... ảnh hưởng rất lớn tới sức ñẻ trứng của gia cầm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 8
Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt ñến sức ñẻ trứng của gà. Ở nước ta vào mùa
hè sức ñẻ trứng giảm xuống so với mùa xuân, ñến mùa thu thì sức ñẻ trứng
của gà lại tăng lên.
Nhiệt ñộ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng
trứng. Nhiệt ñộ thích hợp cho gia cầm ñẻ trứng là 18 - 240C. (Nguyễn Thị Mai
và cộng sự, 2009) [29].
Liên quan chặt chẽ với nhiệt ñộ là ñộ ẩm không khí của chuồng nuôi. ðộ
ẩm thích hợp từ 65 - 70%. ðộ ẩm thấp sẽ làm lượng bụi trong chuồng nuôi
tăng lên, ñây là một tác nhân gây bệnh ñường hô hấp. Ngược lại ñộ ẩm cao là
ñiều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, nhất là các
bệnh ñường tiêu hóa. ðộ ẩm cao kết hợp với nhiệt ñộ cao sẽ gây stress nóng
ẩm rất bất lợi với gia cầm, làm giảm khả năng ñẻ trứng, chất lượng trứng và
giảm hiệu quả chăn nuôi.
Ngoài nhiệt ñộ và ñộ ẩm, chế ñộ chiếu sáng cực kỳ quan trọng trong
chăn nuôi gia cầm nói chung và gà ñẻ trứng nói riêng. Gia cầm không chỉ
cần ánh sáng ñể nhìn và tìm thức ăn, nước uống, nơi ở…mà nó còn khởi
ñộng cơ quan sinh dục. Theo Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2009) [29] võng
mạc và não bộ của gia cầm rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng. Cơ chế
dẫn truyền kích thích của ánh sáng là cơ chế thần kinh - thể dịch mà tuyến
yên là trung tâm truyền dẫn, chỉ những ánh sáng có bước sóng dài mới ñi
qua ñược. Vì vậy, muốn kích thích cơ quan sinh dục, cần sử dụng ánh sáng
ấm với nhiều màu ñỏ và cam. Ánh sáng tác ñộng ñến sức ñẻ trứng từ hai
khía cạnh là thời gian chiếu sáng và bản chất của ánh sáng. Khi sử dụng chế
ñộ chiếu sáng trong chuồng nuôi gà, không chỉ ñảm bảo thời gian và cường
ñộ chiếu sáng mà còn phải chú ý ñến màu sắc của ánh sáng. Nếu muốn kích
thích gà ăn nhiều, hoạt ñộng tìm ổ ñẻ hiệu quả, tránh ñẻ rơi trứng trên sàn
ñối với gà ñẻ thì nên sử dụng ánh sáng trắng lạnh với nhiều màu xanh. Cần
tăng cường ánh sáng ñỏ ñối với gà mái ñẻ nhất là giai ñoạn chuẩn bị vào ñẻ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 9
(giai ñoạn tiền ñẻ trứng). Yêu cầu của gà ñẻ về thời gian chiếu sáng là từ 12
- 16 giờ/ngày, cường ñộ chiếu sáng 10,8 lux ñủ cho năng suất trứng cao
nhất. Trong chăn nuôi gà ñẻ, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo
ñể chiếu sáng cho gà với cường ñộ chiếu sáng từ 3 - 3,5 W/m2 .
- Năng suất trứng: Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra
trong một ñơn vị thời gian. ðối với gia cầm ñẻ trứng, ñây là chỉ tiêu năng suất
quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt ñộng của hệ
sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều
vào giống, ñặc ñiểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng.
Năng suất trứng là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với
tốc ñộ sinh trưởng sớm, do vậy trong chăn nuôi gà sinh sản, cần chú ý cho gà
ăn hạn chế trong giai ñoạn gà dò, gà hậu bị ñể ñảm bảo năng suất trứng trong
giai ñoạn sinh sản. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất
lượng thức ăn, phụ thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và các
thành phần khác trong khẩu phần thức ăn.
- Sản lượng trứng: là lượng trứng mà gia cầm mái ñẻ ra trong một vòng ñời.
Sản lượng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản, ñược thể hiện
theo quy luật cường ñộ ñẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau ñó
giảm dần ñến hết năm ñẻ. ðể tiến hành chọn giống về sức ñẻ trứng Hutt
(1978) [38], ñã áp dụng ổ ñẻ có cửa sập tự ñộng ñể kiểm tra số lượng trứng
của từng gà mái. Tác giả cho rằng sản lượng trứng 3 tháng ñẻ ñầu và sản
lượng trứng cả năm có tương quan di truyền chặt chẽ (0,7- 0,9).
Năng suất trứng của gà ðông Tảo/36 tuần ñẻ ñạt 67,71 quả/mái
(Nguyễn ðăng Vang và cộng sự, 1999) [59].
- Khối lượng trứng: Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới
chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con. Khối
lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi ñẻ, chế ñộ chăm sóc, nuôi
dưỡng…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 10
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [2] giá trị trung bình khối lượng quả
trứng ñẻ ra trong một chu kỳ, là một tính trạng do nhiều gen có tác ñộng cộng
gộp quy ñịnh, nhưng hiện còn chưa xác ñịnh rõ số lượng gen quy ñịnh tính trạng
này. Sau sản lượng trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng
suất của ñàn gà bố mẹ.
Khối lượng trứng có hệ số di truyền cao, do ñó có thể ñạt ñược nhanh
chóng thông qua con ñường chọn lọc. Trứng của gia cầm mới bắt ñầu ñẻ nhỏ
hơn trứng gia cầm trưởng thành 20-30%. Khối lượng trứng mang tính ñặc trưng
của từng loài và mang tính di truyền cao. Hệ số di truyền của tính trạng này h2 =
0,6 - 0,74 (Nguyễn Văn Thiện (1995) [50]. Ý kiến của nhiều tác giả cho rằng
trong cùng một giống, dòng, cùng một ñàn, nhóm trứng có khối lượng lớn nhất
hoặc bé nhất ñều cho tỷ lệ nở thấp, khối lượng trứng to thì sẽ kéo dài thời gian ấp
nở. Orlov (1974) [71] cho biết, trứng ấp nhận ñược từ một nhóm gà mái ñẻ
có khối lượng trứng trung bình sẽ cho kết quả ấp tốt.
- Chất lượng trứng: trứng gà gồm 3 phần cơ bản: vỏ, lòng ñỏ và lòng
trắng. Theo Vương ðống (1968) [9], tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng
thì vỏ chiếm khoảng 10-11,6%; lòng trắng 57-60%; lòng ñỏ 30-32%. Thành
phần hóa học của trứng không vỏ: nước chiếm 73,5- 74,4%; protein 12,5-
13%; mỡ 11-12%; khoáng 0,8- 1,0%.
- Hình dạng trứng: trứng gia cầm thường có hình ô van và ñược thể
hiện qua tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số
này không biến ñổi theo mùa (Brandsch và Bilchel (1978) [2].
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng của trứng là một
chỉ tiêu ñể xem xét chất lượng của trứng ấp, những quả trứng dài hoặc quá
tròn ñều có tỷ lệ nở thấp. Nguyễn Quý Khiêm (1996) [18] cho biết, trứng gà
Tam Hoàng chỉ số hình dạng trứng trung bình 1,24 - 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn
so với nhóm trứng có chỉ số hình dạng nằm ngoài biên ñộ này.
Màu sắc vỏ trứng: không có ý nghĩa lớn trong việc ñánh giá chất lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 11
trứng, nhưng có giá trị trong chọn giống và thị hiếu tiêu dùng. Màu sắc trứng
là tính trạng ña gen, có hệ số di truyền biến ñộng h2 = 0,55 - 0,75
ðộ dày và ñộ bền của vỏ trứng: ñộ dày, ._.ñộ bền hay ñộ chịu lực của vỏ
trứng là những chỉ tiêu quan trọng ñối với trứng gia cầm, có ảnh tới kết quả
ấp nở và vận chuyển. Chúng phụ thuộc vào giống, tuổi, ñiều kiện chăm sóc và
nuôi dưỡng, … Nhiệt ñộ chuồng nuôi cao, tuổi già hay stress ñều làm giảm ñộ
dày và sức bền của vỏ trứng.
Hệ số di truyền ñộ dày của vỏ trứng theo Marco và cộng sự (1982) [68]
là 0,3 - 0,6; Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [50] là 0,3.
Trứng gà Mía ở 38 tuần tuổi có ñộ dày trung bình 0,36 mm và ñộ chịu
lực 2,88kg/cm2 (Trịnh Xuân Cư và cộng sự 2001) [4]. Chỉ số lòng ñỏ, chỉ số
lòng trắng và ñơn vị Haugh: khi xem xét chất lượng của trứng thương phẩm
cũng như trứng giống, người ta ñặc biệt quan tâm ñến chỉ tiêu này. Các chỉ
tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở càng cao.
Chỉ số lòng ñỏ: chỉ số lòng ñỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng ñỏ so với
ñường kính của nó. Chỉ số lòng ñỏ của trứng gà khoảng 0,4 - 0,42. Trứng có chỉ
số lòng ñỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt (Card và Nesheim, 1970) [63].
Chỉ số lòng trắng: là chỉ tiêu ñánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số
này ñược tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng ñặc so với trung bình
cộng ñường kính lớn và ñường kính nhỏ của nó. Chỉ số này càng lớn thì chất
lượng lòng trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và
chế ñộ nuôi dưỡng.
Theo Marco và cộng sự (1982) [68] hệ số di truyền của khối lượng lòng
trắng h2 = 0,22 - 0,78. Orlov (1974) [71] cho biết, chỉ số lòng trắng trứng gà
về mùa ñông cao hơn mùa xuân và mùa hè, ở giống gà nhẹ cân chỉ số này
không dưới 0,09 và ở giống kiêm dụng khoảng 0,08.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 12
+ Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở trứng gà
Sự thụ tinh là một quá trình trong ñó tinh trùng và trứng hợp lại thành
một hợp tử. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ trống/mái
trong ñàn, phương thức chăn nuôi, mật ñộ nuôi, chế ñộ dinh dưỡng. Tỷ lệ thụ
tinh ñược ñánh giá bằng tỷ lệ trứng có phôi.
ðể nâng cao tỷ lệ thụ tinh cần có tỷ lệ trống/mái thích hợp. Tỷ lệ này
cao hay thấp ñều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. ðồng thời cần có chế ñộ dinh
dưỡng hợp lý cho ñàn bố mẹ, bởi dinh dưỡng của ñàn bố mẹ ảnh hưởng trực
tiếp ñến tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch
kém, vì protein là nguyên liệu cơ bản ñể hình thành tinh trùng. Còn khẩu
phần mà thiếu các loại vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển
không bình thường, từ ñó ảnh hưởng ñến khả năng sinh tinh và các hoạt
ñộng sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
Tỷ lệ ấp nở của gà ñược xác ñịnh bằng tỷ lệ phần trăm số gà con nở ra
so với số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu ñánh giá sự phát triển của
phôi, sức sống của gia cầm non. ðối với những trứng có chỉ số hình dạng
chuẩn, khối lượng trung bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Tỷ lệ ấp
nở chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: khối lượng trứng, tuổi, các chỉ số
hình thái, phương thức xử lý trứng ấp, chế ñộ ấp…
Khối lượng trứng là một trong hai thành phần cấu thành nên năng suất
sinh sản của gia cầm, nó liên quan ñến tỷ lệ nở, chất lượng ñời sau và giá trị
hàng hoá. Theo Nguyễn ðức Trọng (1998) [55] tỷ lệ nở/trứng có phôi của lô
trứng có khối lượng trung bình (77 - 87 gam) là cao nhất 87,84%, trứng có
khối lượng nhỏ hơn 77 gam là 84,13% và thấp nhất ở trứng có khối lượng trên
87 gam là 80,85%.
Theo Bạch Thị Thanh Dân (1996) [5] kết luận: Trứng có chỉ số hình
dạng từ 1,24 - 1,34 cho tỷ lệ ấp nở/phôi cao nhất là 84,23 - 86%. Trứng có chỉ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 13
số hình dạng nhỏ hơn 1,24 là 82,5%; còn trứng có chỉ số hình dạng trên 1,34
có tỷ lệ nở/trứng có phôi là 81,45%.
ðiều này chứng tỏ rằng những quả trứng quá to hoặc quá bé, có thành
phần không cân ñối ñều cho tỷ lệ ấp nở kém, hay nói cách khác chế ñộ ấp không
phù hợp với trứng có khối lượng nằm ngoài giới hạn (quá to hoặc quá bé).
Hệ số di truyền của tỷ lệ trứng thụ tinh là 0,11 - 0,13, hệ số di truyền
của tỷ lệ ấp nở 0,10 - 0,14 (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện 1995) [34].
Nguyễn ðăng Vang và cộng sự (1999) [59], cho biết ở gà ðông tảo tỷ
lệ trứng có phôi ñạt 89,54 % và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp ñạt 70,08 %. Theo
Nguyễn Văn Thạch (1996) [47], gà Ri nuôi bán thâm canh tỷ lệ phôi ñạt
93,42 % và nở/phôi ñạt 90,51 %.
2.4 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của gia cầm
Trần ðình Miên, Nguyễn Kim ðường (1992) [31], sinh trưởng là quá
trình tích luỹ hữu cơ do ñồng hoá và dị hoá là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính
chất di truyền của ñời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các
chất, chủ yếu là protein, nên tốc ñộ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc ñộ và
sự tổng hợp protein chính cũng là tốc ñộ hoạt ñộng của các gen ñiều khiển sự
sinh trưởng của cơ thể.
Về mặt sinh học, sinh trưởng ñược xem như quá trình tổng hợp protein,
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu ñánh giá quá trình
sinh trưởng. Ở cơ thể gà sự tăng trưởng ñược tính ở hai thời kỳ là thời kỳ hậu
phôi và thời kỳ trưởng thành. Tất cả các ñặc tính như ngoại hình, thể chất, sức
sản xuất ñều không phải sẵn có trong tế bào sinh dục hoặc trong phôi ñã có
ñầy ñủ khi hình thành mà chúng ñược hoàn chỉnh trong suốt quá trình sinh
trưởng. Các ñặc tính của các bộ phận hình thành quá trình sinh trưởng tuy là
một sự tiếp tục thừa hưởng các ñặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt ñộng
mạnh hay yếu còn do tác ñộng của môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 14
ðánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng thông qua khối lượng cơ thể ñược
theo dõi từng tuần tuổi:
* Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và nó cũng ñược quy ñịnh
bởi các yếu tố di truyền nhất ñịnh. Khối lượng gà con nở ra có mối tương
quan chặt chẽ với khối lượng trứng, khối lượng của gà mẹ vào ñúng thời kỳ
ñẻ trứng. Theo Jonhanson (1972) [41] thì khối lượng gà khi nở ra ít ảnh
hưởng ñến khối lượng tăng trưởng tiếp theo.
Căn cứ vào khối lượng cơ thể của gà ñược cân qua từng tuần tuổi ta
ñánh giá ñược tốc ñộ sinh trưởng của gà.
- Tốc ñộ sinh trưởng
Trong chăn nuôi gia cầm thường dùng các chỉ tiêu sau ñể ñánh giá tốc ñộ
sinh trưởng:
+ Sinh trưởng tuyệt ñối
Sinh trưởng tuyệt ñối là sự gia tăng về khối lượng trung bình cơ thể trong
một ngày ñêm. Chỉ tiêu này thường ñược tính bằng số g/con/ngày hay số
g/con/tuần. ðồ thị có dạng tăng dần theo hình parabol và ñược dùng ñể ñánh
giá chính xác tốc ñộ tăng trưởng khối lượng gia cầm, chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ chăn nuôi ñạt hiệu quả kinh tế càng lớn.
Ngoài chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt ñối còn có chỉ tiêu về sinh trưởng tương
ñối cũng ñược dùng ñể theo dõi tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm.
+ Sinh trưởng tương ñối
Chỉ tiêu này ñược tính dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối
lượng, kích thước và thể tích khi kết thúc khảo sát và lúc ñầu khảo sát (TCVN
240. 1997). ðồ thị có dạng hypebol, gà con có dạng ñồ thị tăng dần và sau ñó
giảm theo tuần tuổi.
Theo Chambers (1990) [64] ñường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4
pha và mỗi pha có ñặc ñiểm như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 15
- Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc ñộ nhanh gà con sau khi nở.
- ðiểm uốn của ñường cong sinh trưởng có tốc ñộ tăng cao nhất.
- Pha sinh trưởng có tốc ñộ sinh trưởng giảm dần theo ñiểm uốn.
- Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành.
+ Sinh trưởng tích lũy
Là chỉ tiêu thường ñược theo dõi qua các tuần tuổi căn cứ vào khối
lượng gà ñạt ñược, ñiều ñó cho phép xác ñịnh một cách ñơn giản nhất về
ñường cong sinh trưởng gia cầm.
ðường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng ñể chỉ rõ về khối lượng mà
còn chỉ ra một phần về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, tính
biệt, ñiều kiện môi trường, nuôi dưỡng và chăm sóc.
Thông qua nghiên cứu của Ngô Giản Luyện (1994) [24] cho biết
ñường cong sinh trưởng của 3 dòng gà thuần chủng V1, V2, V3 của giống
gà Hồ, cả 3 dòng gà này ñều phát triển theo ñúng quy luật sinh học. Trong
ñó gà trống có khả năng sinh trưởng cao nhất lúc 7- 8 tuần tuổi và gà mái
khi ñược 6- 7 tuần tuổi.
Tốc ñộ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống và tính biệt,
ñặc ñiểm cơ thể, ngoại cảnh và ñiều kiện chăm sóc.
* Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng ñánh giá tốc ñộ sinh
trưởng, ñiều này ñặc trưng cho từng giai ñoạn sinh trưởng, giống, tính biệt và
thông qua theo dõi kích thước các chiều cơ thể từng tuần tuổi ñể từ ñó ñiều
chỉnh tình trạng chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp với gà. Kích thước chiều cơ
thể của từng loài và cá thể…, do tính di truyền quy ñịnh và tuân theo các quy
luật di truyền của Meldel.
Kích thước các chiều cơ thể luôn có mối tương quan chặt chẽ với khối
lượng cở thể gia cầm cân ở từng tuần tuổi. Kích thước cơ thể liên quan ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 16
các chỉ tiêu sinh sản như: tuổi thành thục về thể trọng, chế ñộ dinh dưỡng và
từ ñó xác ñịnh thời ñiểm giết mổ có lợi nhất cho người chăn nuôi gà.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói ñến phát dục. Phát dục
là quá trình thay ñổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức
năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi
trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai ñoạn phức tạp cho ñến khi trưởng thành.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể
gia súc gia cầm. Sinh trưởng ñược coi là quá trình thay ñổi cấu tạo chức năng,
hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua
các giai ñoạn khác nhau ñến khi trưởng thành.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh
ñến khi trưởng thành. Do vậy, việc xác ñịnh chính xác toàn bộ quá trình sinh
trưởng không phải dễ dàng. Thông qua chăn nuôi gia súc, gia cầm, ta thấy
ñược rằng: Trong giai ñoạn ñầu của sự sinh trưởng, thức ăn dinh dưỡng ñược
dùng tối ña cho sự phát triển của xương, mô cơ và một phần rất ít tạo nên mỡ.
ðến giai ñoạn cuối của sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn tiếp tục sử dụng
nhiều ñể cấu tạo hệ thống xương, cơ, nhưng lúc này hai hệ thống này ñã giảm
bớt tốc ñộ phát triển. Càng ngày con vật càng già và chất dinh dưỡng chuyển
sang tích luỹ mỡ. Trong tất cả các tổ chức ở cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ
chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với khối lượng cơ thể, ở gà từ 42 - 45%; vịt từ 40 -
43%; ngỗng từ 48 - 50%; gà tây 52 - 54% (Ngô Giản Luyện, 1994) [24].
Khối lượng cơ thể ở một thời ñiểm nào ñó là một chỉ số ñược sử dụng
quen thuộc nhất về sinh trưởng. Khối lượng cơ thể là một chỉ số thích hợp
nhất về sinh trưởng (tính theo tuổi), song chỉ tiêu này không nói lên ñược mức
ñộ khác nhau về tốc ñộ sinh trưởng trong một thời gian. Xác ñịnh ñược khối
lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau, như ở các tuần tuổi ta có thể
biểu thị trên ñồ thị gọi là ñồ thị sinh trưởng tích luỹ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 17
Quá trình sinh trưởng của gà con trong hai tháng ñầu ñược chia thành 3
giai ñoạn, ñó là:
+ Giai ñoạn 10 ngày tuổi ñầu: Gà con chưa hoàn thiện cơ quan ñiều
chỉnh nhiệt cơ thể, có tốc ñộ sinh trưởng nhanh do ñược sử dụng chất dinh
dưỡng dự trữ ở lòng ñỏ lộn vào xoang bụng, chưa có sự khác nhau về sinh
trưởng giữa con trống và con mái. Gà con giai ñoạn này ít vận ñộng, buồn
ngủ, ñòi hỏi nhiệt ñộ môi trường cao, có phản xạ yếu với ñiều kiện ngoại
cảnh. Giai ñoạn này gà cần có chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận.
+ Giai ñoạn từ 11 ñến 30 ngày tuổi, gà con sinh trưởng rất nhanh, cơ
quan chức năng ñiều khiển thân nhiệt ñã hoàn thiện, có sự khác biệt rõ về sự
sinh trưởng giữa con trống và con mái, màu lông và những ñặc ñiểm sinh dục
thứ cấp như mào, tích, tai. Gà con sử dụng và chuyển hoá thức ăn tốt.
+ Giai ñoạn từ 31 ñến 60 ngày: Khối lượng cơ thể gà con tăng lên gấp
nhiều lần. Gà con có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, hiệu suất sử dụng thức ăn tốt.
Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ. Các phản xạ về thức ăn,
nước uống, ñiều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ñược củng cố bền vững.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc ñộ sinh trưởng của gà: các yếu tố di
truyền về giống, giới tính, tốc ñộ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng
và ñiều kiện chăn nuôi, sức khoẻ ñàn gà….
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng ñến
tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm. Theo tài liệu tổng hợp của Chambers (1990)
[64], có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cơ thể gà. Có
gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới sự phát triển
nhiều chiều, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một
vài tính trạng riêng lẻ. Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, ñể xác
ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của di truyền ñến sinh trưởng của vật nuôi người ta
sử dụng hệ số di truyền (h2). Tài liệu của ðặng Hữu Lanh và cộng sự (1999)
[19] cho biết ở gà 23 tuần tuổi có hệ số di truyền về khối lượng cơ thể là 0,55;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 18
khối lượng trứng là 0,50; sản lượng trứng là 0,10. Theo ðặng Vũ Bình (2002)
[1] người ta phân chia hệ số di truyền thành 3 nhóm, hay nói cách khác là các
tính trạng thường gặp có 3 mức khác nhau về hệ số di truyền:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 - 0,2) thường bao gồm các
tính trạng thuộc về sức sinh sản như tỷ lệ ñẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con ñẻ ra/lứa,
sản lượng trứng...
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 - 0,4) thường
bao gồm các tính trạng về tốc ñộ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
khối lượng cơ thể...
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên); thường bao gồm
các tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ
sữa, tỷ lệ nạc trong thân thịt.
Sự khác nhau giữa khối lượng cơ thể còn do giới tính, gà trống nặng
cân hơn gà mái khoảng 24 - 32 %. Nhưng sai khác này cũng ñược biểu hiện
về cường ñộ sinh trưởng, ñược qui ñịnh không phải do hormon sinh dục mà
do các gen liên kết với giới tính. Những gen này ở gà trống (hai thể nhiễm sắc
giới tính) hoạt ñộng mạnh hơn ở gà mái (một thể nhiễm sắc giới tính). Sự sai
khác về mặt sinh trưởng do giới tính còn thể hiện rõ hơn ñối với dòng phát
triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Khavecman, 1963 trích theo
Chamber (1990) [64]. North (1990) [69] ñã rút ra kết luận: lúc mới sinh gà
trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần
tuổi hơn 5 %; 3 tuần tuổi hơn 11 %; 5 tuần tuổi hơn 17 %; 6 tuần tuổi hơn 20
%; 7 tuần tuổi hơn 23 %; 8 tuần tuổi hơn 27 %. Nguyễn Mạnh Hùng và cộng
sự (1994) [13] cũng cho biết khác nhau về khối lượng gia cầm giữa các giống
là rất lớn. Các giống gà kiêm dụng có có khối lượng cơ thể nặng hơn các
giống gà hướng trứng khoảng 500g ñến 700g (từ 13% -30%).
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài ñến toàn bộ các giai sinh
trưởng và phát dục của gia cầm. Trần ðình Miên và cộng sự (1975) [33] thì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 19
việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn ñến ñối với sự sinh
trưởng của gia súc, gia cầm. Theo Bùi Hữu Lũng (1992) [21] ñể phát huy khả
năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tốt, ñược cân bằng nghiêm ngặt
giữa protein với axit amin và năng lượng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Mai (1994) [28], ñều ñã khẳng ñịnh ảnh hưởng rất lớn của thức ăn và
dinh dưỡng ñến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
- Thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường
ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng, phát triển của gia cầm, ñặc biệt là nhiệt
ñộ, ñộ ẩm và ánh sáng. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt ñộ là những tác ñộng
liên quan ñến việc tiêu thụ thức ăn làm tăng hoạt ñộng sinh lý của hệ tuần
hoàn, hô hấp, gây stress.
- Tính biệt và tuổi gia cầm ảnh hưởng ñến năng suất thịt. Gà trống và gà
mái mổ khảo sát tại thời ñiểm nhất ñịnh cho một kết quả nhất ñịnh. Nhìn
chung, tỷ lệ thân thịt chỉ tăng ñến một thời ñiểm nhất ñịnh ñối với từng giống
gà và khác nhau cho cả gà trống và gà mái. Theo báo cáo của Ricard (1988)
[70] ñưa ra gà trống có tốc ñộ tăng trọng nhanh hơn như vậy khối lượng lớn
hơn nhưng thịt ngực của gà mái có kết quả cao hơn. Tỷ lệ thân thịt gia cầm
tăng theo tuần tuổi từng ñược thông qua trong nhiều tài liệu khoa học.
Theo ðoàn Xuân Trúc và cộng sự (1999)[56] cho biết, trong cùng một
dòng gà tỷ lệ thân thịt của gà trống lớn hơn gà mái từ 1- 2%, trong ñó gà mái
có tỷ lệ thịt lườn cao hơn.
Năng suất thịt còn liên quan ñến tình trạng tiêu tốn thức ăn ñể sản suất
ra 1 kg thịt và giá trị kinh tế của sản phẩm thịt gia cầm. Từ ñó cần xác ñịnh
thời ñiểm giết mổ gà thịt cho phù hợp khi gà bắt ñầu có tốc ñố tăng trọng cơ
thể bắt ñầu giảm.
Ngoài các yếu tố chủ yếu trên, năng suất thịt còn chịu tác ñộng của yếu
tố thời tiết, khí hậu, chế ñộ chiếu sáng, chăm sóc và nuôi dưỡng…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 20
* Phẩm chất thịt gà
Chất lượng thịt gà mang lại do nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng,
chăm sóc và các tác ñộng môi trường. Trong ñó di truyền và dinh có vai trò
chủ yếu. ðể có ñược con giống tốt cần có sự ñóng góp của cả quá trình nghiên
cứu lâu dài. Khẩu phần dinh dưỡng cân bằng giữa thành phần protein và năng
lượng giúp cho quá trình tổng hợp protein của cơ thể diễn ra nhanh chóng
ñồng thời nâng cao chất lượng phẩm giống. Có nhiều tài liệu nghiên cứu về
chất lượng thịt gia cầm và theo kết quả nghiên cứu của Neumeister (1978) [3]
thấy rằng thành phần hóa học, chất lượng thịt xẻ có sự khác nhau giữa các
loài, các dòng, các giống và tổ hợp lai khác nhau. Chambers (1990) [64] còn
cho biết tốc ñộ sinh trưởng phẩm chất thịt gà có tương quan âm với tỷ lệ mỡ
(r = - 0,39) và tương quan dương với tỷ lệ protein (r = 0,53).
Với gà Ác ở 8 tuần tuổi, con trống có tỷ lệ protein thịt ngực 24,5%; mỡ
0,6%; khoáng tổng số 1,2% và protein thịt ñùi 22%, mỡ 1,7%; khoáng tổng số
1.1%. Gà mái có thịt ngực với các chỉ tiêu tương ứng như sau: 24,8; 0,6;
1,1%; thịt ñùi là: 21,9; 2,3; 1.2%.
2.5 Tiêu tốn thức ăn
Chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia cầm thường chiếm tới 60 - 70% giá
thành sản phẩm, do vậy tiêu tốn thức ăn trên một ñơn vị sản phẩm càng thấp
thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
ðối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thường ñược tính cho một
kg tăng khối lượng cơ thể, phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, ñội tuổi...
Các giống có tốc ñộ tăng trọng nhanh sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn các giống
tăng trọng thấp.
Những giai ñoạn ñầu, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các giai ñoạn
sau. Theo Trần Công Xuân và cộng sự (1995) [62] gà broiler Ross 208 - V35
ñược nuôi cùng chế ñộ dinh dưỡng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở 4; 6 và 8
tuần tuổi tương ứng là 1,65; 1,83 và 2,02kg.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 21
Gà ñẻ trứng tiêu chuẩn có mức tiêu tốn thức ăn sản xuất trứng thấp, Nguyễn
Huy ðạt và cộng sự (1996) [6] cho biết tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trung
bình trong 12 tháng ñẻ ở gà Goldline- 54 thương phẩm là 1,65 - 1,84 kg và gà
Moravia thương phẩm ñạt 1,86kg. ðối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống
hoặc thương phẩm, tiêu tốn thức ăn thường ñược tính cho 10 quả trứng hoặc
1kg trứng. Theo Nguyễn ðăng Vang và cộng sự (1999) [59] tiêu tốn thức
ăn/10 quả trứng của gà ðông Tảo trong 36 tuần ñẻ là 4,14kg. Trần Công
Xuân và cộng sự (1999) [60] cho biết, gà Tam Hoàng Jiangcun có mức tiêu
tốn thức ăn/10 quả trứng trong 66 tuần ñẻ ñạt 2,94 - 2,99kg. Với giống gà
kiêm dụng, Phùng ðức Tiến và cộng sự (1999) [52] cho biết gà Ai Cập trong
43 tuần ñẻ có TTTĂ ñạt: 2,33kg/ 10quả trứng.
ðối với gà ñẻ trứng tiêu chuẩn thường có mức TTTĂ thấp, theo thông
báo của Nguyễn Huy ðạt và cộng sự (1996) [6] cho biết giá trị trung bình
TTTĂ của gà Goldline- 54 thương phẩm trong 12 tháng ñạt 1,65 - 1,84kg và
gà Moravia thương phẩm ñạt 1,86kg.
Các nhà khoa học nghiên cứu và bảo tồn gen của các giống vật nuôi
quý hiếm, trong ñó có các giống gà ta như: H' Mông, gà ðông Tảo, gà Hồ, gà
Ri, gà Mía,...Cùng với ñó là nghiên cứu khả năng thích nghi và có khả năng
ñưa vào sản xuất quy mô công nghiệp như: AA, Avian, Ross, ISA, Brownick,
Goldline,... gà trứng thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 - 280
quả/mái/năm. Bên cạnh ñó từ năm 1995 chúng ta ñã tập trung vào nghiên cứu
ñể phát triển các giống gà thả vườn với năng suất, chất lượng cao trên phạm
vi toàn quốc. ðó là các giống như: Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Sasso,
Aicập cho chất lượng thịt và trứng tương ñương với các giống gà ñịa phương
và có năng suất cao hơn từ 130 - 150%.
Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào ñộ tuổi,
khi con vật này còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu
tốn trên kg tăng trọng càng cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 22
Ngoài ra tiêu tốn thức ăn của gia cầm còn phụ thuộc vào ñiều kiện khí
hậu, thời tiết, chế ñộ chăm sóc nuôi dưỡng và tình trạng sức khoẻ.
2.6 Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp tới cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi, bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể
(di truyền) và môi trường ngoại cảnh (nuôi dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch tễ,
chuồng nuôi,…)
Marco và cộng sự (1982) [68] cho biết, sức sống ñược thể hiện ở thể
chất và ñược xác ñịnh bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng
bất lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức
sống ở giai ñoạn hậu phôi có thể có tác ñộng của các gen nửa gây chết, nhưng
chủ yếu là do tác ñộng của môi trường (Brandsch, Bilchel, 1978) [2]. Các
giống vật nuôi nhiệt ñới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh
trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ lạnh (Trần ðình Miên và cộng
sự, 1994) [32].
Theo Lê Viết Ly (1995) [26], ñộng vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm
khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh
cao, sống lâu và tỷ lệ chất thấp. Nguyễn Văn Thiện, Trần ðình Miên (1995)
[51] hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33. Gavora (1990) [65] cho biết, hệ
số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25.
Phan Cự Nhân và cộng sự, 1998) [37] khi ñiều kiện sống thay ñổi (thức
ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng,…), gà lông màu có khả
năng thích ứng tốt với môi trường sống.
Theo Trần Long và cộng sự (1996) [20], tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai
ñoạn gà con (0 - 6 tuần tuổi) ñạt 93,3 %. Nguyễn ðăng Vang và cộng sự
(1999) [58] cho biết tỷ lệ nuôi sống gà Ri giai ñoạn gà con (0 - 9 tuần); gà hậu
bị (10 - 18 tuần) và sinh sản (19 - 23 tuần) ñạt tương ứng 92,11; 96 - 97,22 và
97,25 %.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 23
Nguyễn Thị Khanh và cộng sự (2001) [17] nghiên cứu trên gà Tam
Hoàng cho biết, dòng 882 có tỷ lệ nuôi sống ñến 6 tuần tuổi ñạt 96,15 % - 20
tuần tuổi ñạt 95,55 % và dòng Jiangcun các tỷ lệ nuôi sống ñến 6 tuần tuổi ñạt
96,85 %, 7 - 20 tuần tuổi ñạt 95,91 %.
2.7 Tình hình nghiên cứu chăn nuôi gia cầm trong nước và trên thế giới
2.7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm trên thế giới ñang phát triển mạnh mẽ cả về chất
lượng và số lượng. Theo số liệu của FAO năm 2000 thế giới có tổng ñàn gia
cầm 40 tỷ con, trong ñó 95% là gà, còn 5% là các loại gia cầm khác. Sản
lượng gia cầm ñạt 65,7 triệu tấn, chiếm 28% tổng sản lượng thịt các loại tăng
3% so với năm 1999. Cũng số liệu của FAO năm 2003, tổng ñàn gà trên thế
giới là 45986 triệu con, sản lượng thịt ñạt 65,016 triệu tấn, sản lượng trứng
ñạt 55,827 triệu tấn, tốc ñộ tăng ñầu con trong giai ñoạn 1993- 2003 ñạt bình
quân 5%/ năm.
Sản lượng thịt và trứng của các nước ñang phát triển cao hơn các nước
phát triển. Năm 2005 sản lượng trứng gia cầm ở khu vực châu Á chiếm hơn
60% và chủ yếu là ñóng góp của Trung Quốc (chiếm 41% sản lượng trứng thế
giới) (Hoàng Thị Liên Hương 2007) [14]. Theo tổ chức Nông nghiệp thế giới,
năm 2003 khu vực ASEAN sản xuất thịt gia cầm ñạt 4323 nghìn tấn, chiếm
21% cả châu Á và 6,6% toàn thế giới, sản lượng trứng ñạt 2,65 triệu tấn
chiếm 8% so với châu Á và 4,8% tổng sản lượng trứng toàn thế giới.
Có ñược mức tăng trưởng nhanh như vậy là nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ, ñặc biệt trên lĩnh vực di truyền chọn tạo giống. Các
nước có ngành gia cầm phát triển, ngoài việc chọn tạo thành công các giống
gà công nghiệp có năng suất cao ñã tiến hành nghiên cứu chọn lọc lai tạo
thành công giống gà lông màu phù hợp với phương thức nuôi chăn thả.
Tại Pháp, hãng Sasso tạo ra bộ giống gà Sasso và ñã ñưa vào sản xuất
gồm 16 dòng gà trống và 6 dòng gà mái, các dòng gà trống sử dụng rộng rãi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 24
hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88, T88N. Dòng mái ñược sử dụng
rộng rãi nhất hiện nay là: SA31, SA51. Gà SA31 có màu lông nâu ñỏ, khối
lượng lúc 20 tuần tuổi ñạt 2.01- 2,29kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
là 2,38-2,46kg. Gà SA51 có khối lượng lúc 20 tuần tuổi là 1,42kg, sản lượng
trứng ñạt 188- 190 quả/mái/năm. Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo
con lai thương phẩm nuôi thịt ñến 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể ñạt
2,55kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,46kg.
Hãng Hubbard -ISa thành lập tháng 8 năm 1997 do sự sát nhập của hai
tập ñoàn Hubbard và ISA theo kế hoạch của công ty mẹ (nay mang tên
AVENTIS). Qua quá trình nghiên cứu, nhân giống, chọn lọc, lai tạo, công ty
ñã tạo ra ñược các giống gà thịt cao sản, các giống gà lông màu có thể nuôi
công nghiệp hoặc chăn thả, Hiện nay hãng Hubbard –ISa có 119 giống gà
chuyên thịt lông trắng và lông màu. Trong ñó có nhiều giống nổi tiếng ñang
ñược nuôi ở nhiều nước trên thế giới, các giống gà của hãng Hubbard –ISa
gồm các giống gà ISa lông trắng siêu thịt ñáp ứng nhu cầu thâm canh công
nghiệp trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm. Hãng sử dụng trống dòng
S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2,20 kg,
tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể 2,24 -2,30 kg.
Giống gà thương phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai 4 dòng có lông màu
vàng hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir, ñây là công ty lớn nhất của
Israel do gia ñình ZviKatz chủ sở hữu ñược thành lập năm 1962. Hiện nay
công ty gà Kabir của Israel ñã tạo ra ñược 28 dòng chuyên dụng thịt lông
trắng và lông màu, trong ñó có 13 dòng nổi tiếng trên trế giới ñược ưa chuộng
như dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K600, K368, K66 và các dòng
mái K14, K25, K123, K156. ðặc tính của những dòng này là có lông màu,
chân vàng, da vàng thích hợp nuôi chăn thả.
Trung Quốc cũng thành công trên lĩnh vực tạo các giống gà lông màu
nuôi chăn thả như: Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương Phượng, Phật Sơn
Hoàng..., ñây là các giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc lông phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng, năng suất trứng ñạt 135- 170 quả/mái/năm;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 25
con thương phẩm nuôi thịt ñến 70 ngày tuổi có khối lượng cơ thể ñạt 1,5 - 1,9
kg/con.
ðồng thời với việc phát triển các giống gà thịt, nhiều hãng gia cầm trên
thế giới cũng chú trọng ñến chọn tạo các dòng gà chuyên trứng lông màu nổi
tiếng như Goldline, Hyline, Brownick, Bacok..., với thời gian khai thác ñến
80 tuần tuổi, ñạt năng suất trứng 310- 320 quả/ mái, khối lượng trứng ñạt 58-
60 g/quả. Giống gà hướng trứng Ai Cập nuôi chăn thả có năng suất trứng ñạt
200 quả/ mái, chất lượng trứng tốt.
2.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hơn một thập kỷ qua, chăn nuôi gà ñã có những kết quả ñáng ghi nhận.
Tốc ñộ tăng ñầu con ñạt 7,5 - 7,85%/ năm từ 80,18 triệu con năm 1990 tăng
lên 185,22 triệu con vào năm 2003. Chăn nuôi gà phát triển nhanh ñã ñáp ứng
ñược nhu cầu thực phẩm trong nước và từng bước hướng ra xuất khẩu.
Khối lượng thịt gà chiếm gần 70% trong tổng số 372,72 nghìn tấn thịt gia
cầm, giá trị sản xuất ñạt khoảng 10 nghìn tỷ ñồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm từ cuối năm 2003 nên tổng ñàn gia cầm 3 năm (2004, 2005,
2006) toàn quốc chỉ khoảng 218,15 triệu con, trong ñó gà gần 160 triệu con.
ðạt ñược những kết quả trên, khoa học công nghệ ñã có những ñóng góp
quan trọng như nghiên cứu thích nghi và ñưa vào sản xuất các giống gà công
nghiệp như: AA; Avian; Ross; ISA; Brownick; Goldline; Hyline... Gà broiler
trước ñây phải nuôi 55- 56 ngày nay chỉ còn 42- 45 ngày, khối lượng cơ thể ñạt
2,1- 2,3 kg/con, tiêu tốn 1,9 kg thức ăn/ kg TT. Gà trứng thương phẩm 4 dòng
cho năng suất 270- 280 quả/ mái/ năm. ðồng thời với việc ñẩy mạnh chăn nuôi
gà công nghiệp, từ năm 1995 ñã tập trung nghiên cứu và phát triển gà chăn thả
năng suất chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Các giống gà Tam Hoàng,
Lương Phượng, Kabir, ISA, Sasso, Ai Cập cho chất lượng thịt, trứng ngon như
gà ñịa phương nhưng năng suất thịt, trứng cao hơn 130- 150%.
Năm 2002, thông qua chương trình ._.hi 7 tuần tuổi ñạt 618,89g và con
mái ñạt 504,29g. Khối lượng tăng dần ở các tuần tuổi tiếp theo, khi 9 tuần
tuổi khối lượng cơ thể gà Chùm Lông ðầu trung bình 810,91g. Gà Hồ trong
nghiên cứu của Nguyễn Văn Lưu (2005) [25], giai ñoạn 7- 9 tuần tuổi khối
0,00
200,00
400,00
600,00
800,00
1000,00
1200,00
1400,00
1600,00
1800,00
2000,00
1 3 5 7 9 11 13 15
Tuần tuổi
Trống
Mái
K
hố
i l
ượ
n
g
(g/
co
n
)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 63
lượng trung bình ñạt 755,28g, con trống ñạt 808,35g và con mái ñạt 705,21g,
như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương ñương.
Tốc ñộ sinh trưởng tích luỹ từ 10-12 tuần tuổi có tốc ñộ giảm dần. Tại
ñây tốc ñộ sinh trưởng tích luỹ của gà biến thiên không ñều, có xu hướng
giảm. Giai ñoạn này ñàn gà chịu ảnh hưởng của tình hình thời tiết nắng nóng,
gà giảm thu nhận thức ăn, kéo theo tăng số gà bị hao hụt trong ñàn, tốc ñộ
sinh trưởng tích lũy trống mái cũng như toàn ñàn giảm xuống.
Khối lượng cơ thể gà Chùm Lông ðầu lúc 10 tuần tuổi ñạt 1036,67g
(con trống) và 815,71g (con mái), trung bình là 926,19g. Nguyễn Văn Lưu
(2005) [25] cho biết gà Hồ ñạt 965,88g. Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh
(1999) [52] cho biết gà Mía nuôi ñến 10 tuần tuổi ñạt 1102g, con trống là
1237g; con mái là 968g. Như vậy, gà trống Chùm Lông ðầu ở 10 tuần tuổi có
tốc ñộ sinh trưởng tích lũy tương ñương với công bố của các tác giả.
Khối lượng cơ thể gà Chùm Lông ðầu 12 tuần tuổi ñạt 1298,50g (con
trống) và 1095,79g (con mái). Theo Bùi ðức Lũng và cộng sự (1995) [23]
cho biết, gà Ri ñạt khối lượng ở 12 tuần tuổi là 1163g (con trống); 824,4g
(con mái). Nguyễn Chí Thành (2008) [48] có kết quả khác: gà Ri 12 tuần tuổi
ñạt khối lượng 1145,63g (con trống) và 1063,11g (con mái). Vậy khối lượng
gà Ri công bố của các tác giả trên ñều nhỏ hơn khối lượng gà trong nghiên
của chúng tôi.
Tốc ñộ sinh trưởng tích lũy của gà Chùm Lông ðầu 15 tuần tuổi gà
trống ñạt 1720,50g, gà mái là 11332g. Vẫn công bố Nguyễn Văn Thiện và
Hoàng Phanh (1999) [52] cho biết, gà Mía ở 15 tuần tuổi ñạt 2175g con trống
và 1840g con mái, như vậy nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều.
Trong quá trình theo dõi thực tế chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch
khối lượng trống/mái của ñàn còn ở mức cao và có xu hướng tăng lên khi ñến
các tuần tuổi cuối kỳ; 7 tuần tuổi là 11,65%, giá trị này nằm trong khoảng cho
phép (15-20)%. Gà khi ở 11 tuần tuổi có sự chênh lệch khối lượng trống/mái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 64
tăng lên 21,70%. ðiều này càng khẳng ñịnh thực tế, các tuần tuổi về sau con
trống có tốc ñộ sinh trưởng tích lũy cao hơn con mái.
Sự sinh trưởng tích lũy của gà Chùm Lông ðầu cho thấy từ 1- 15 tuần
tuổi tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm là tốc ñộ sinh trưởng
không ñồng ñều ở các giai ñoạn phát triển và tăng lên trong các tuần tuổi ở
cuối kỳ, gà trống luôn có sức sinh trưởng cao hơn gà mái. Quy luật sinh
trưởng này của gà Chùm Lông ðầu là một dự báo tốt cho khả năng hình thành
một giống gà mới trong tập hợp các giống gia cầm của Việt Nam.
4.3.5 Thu nhận và tiêu tốn thức ăn
ðánh giá tiêu tốn thức ăn của gia cầm thông qua TNTĂ (g/con/ngày) và
kgTĂ/kgTT. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe
toàn ñàn, gà khỏe mạnh sẽ TNTĂ trong ngày nhiều và giảm thức ăn thừa.
Lượng thức ăn thu nhận/ngày của ñàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, kỹ
thuật chăm sóc và thành phần dinh dưỡng, yếu tố môi trường có tác ñộng lớn
ñến lượng thức ăn thu nhận/ngày. Khi nhiệt ñộ môi trường tăng lên sẽ làm
giảm thức ăn thu nhận cả ñàn, gà có tốc ñộ tăng trưởng chậm vì vậy làm tăng
kg TĂ/kg tăng TT. Kết quả theo dõi TNTĂ và tiêu TTTĂ ñược trình bày chi
tiết ở bảng 4.15.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 65
Bảng 4.15. Thu nhận và tiêu tốn thức ăn của gà thương phẩm
Tuần tuổi TĂTN (g/con/ngày) TTTĂ (kg TĂ/kg TT)
1 6,49 2,00
2 14,07 2,21
3 17,10 2,35
4 25,68 2,46
5 32,95 2,48
6 37,73 2,50
7 59,57 2,51
8 52,06 2,74
9 55,40 2,70
10 57,65 3,50
11 62,15 3,78
12 69,57 4,16
13 65,86 4,25
14 72,33 4,35
15 73,92 3,68
Thức ăn thu nhận của gà tăng dần từ 1- 15 tuần tuổi, ñạt giá trị trung
bình 46,81g/con/ngày và tương ứng có tiêu tốn thức ăn là 3,13kg/kg TT, ñạt giá
trị cao nhất vào 15 tuần tuổi với 73,92g/con/ngày. Thức ăn thu nhận của gà
Lông ðầu giai ñoạn từ gà mới nở ñến 6 tuần tuổi có giá trị tăng dần ñều, 1 tuần
tuổi thu nhận 6,49g/con gà và tương ứng có tiêu tốn thức ăn 2kg TĂ/kg TT.
Cho ñến 6 tuần tuổi gà có TĂTN ñạt 37,73g/con/ngày; tương ứng và tương ứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 66
có TTTĂ là 2,50kg TĂ/kg TT. Kết quả TNTĂ (g/con/ngày) của gà ñược minh
họa trên ñồ thị 4.3.
ðồ thị 4.4. Thức ăn thu nhận của gà thương phẩm
Kết quả nghiên của Trần Long và cộng sự (1995) [20] cho biết, gà Ri
có TNTĂ 1 tuần tuổi 6,25g/con/ngày và TTTĂ 2,49kgTĂ/kgTT, cho ñến 6
tuần tuổi gà Ri có TNTĂ là 44,12g/con/ngày và TTTĂ 3,91kgTĂ/kgTT.
Nghiên cứu này còn cho biêt khối lượng gà Ri 6 tuần tuổi ñạt 327,50g/con
nhỏ hơn gà Lông ðầu khi ñược 6 tuần tuổi ñạt 413,94g/con. Qua ñó cho thấy
gà Ri trong nghiên cứu của Trần Long và cộng sự (1995) [20], có thu nhận và
tiêu tốn cao hơn và khối lượng tích lũy thấp hơn gà Chùm Lông ðầu. Nghiên
cứu về các giống gà nội, Nguyễn Chí Thành (2008) [48] cho biết gà Ri, gà
Mía, gà Ác ở 6 tuần tuổi có TĂTN và tiêu tốn lần lượt là: (36,36 và 3,42);
(43,50 và 3,15); (22,40 và 2,08). Kết quả này cho thấy, gà Ri và gà Mía có
TĂTN và tiêu tốn thấp hơn gà Chùm Lông ðầu và gà Ác có TĂTN và tiêu
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Tuần tuổi
TN
TĂ
(g/
co
n
/n
gà
y)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 67
tốn cao hơn gà Chùm Lông ðầu. Tuy nhiên khối lượng của gà Ác khi 6 tuần
tuổi chỉ ñạt 226,40g/con. Như vậy, khả năng TĂTN của gà Ác cao hơn gà
Chùm Lông ðầu và khối lượng cơ thể thấp hơn khi nuôi ñến cùng tuần tuổi.
Nguyễn Chí Thành (2008) [48] còn cho biết thêm, gà Hồ nuôi ñến 6 tuần tuổi
có TĂTN và tiêu tốn lần lượt gà : 33,56 và 2,06; gà ðông Tảo nuôi ở 6 tuần
tuổi có TĂTN và tiêu tốn là: 48,05 và 3,53. Như vậy TĂTN và tiêu tốn của gà
Chùm Lông ðầu (37,73 và 2,5) cao hơn gà Hồ, thấp hơn gà ðông Tảo trong
nghiên cứu của Nguyễn chí Thành (2008) [48].
Thu nhận thức ăn của gà trong 6 tuần tuổi tăng ñều và tăng cao vào 7
tuần tuổi, ñiều này cho thấy gà Chùm Lông ðầu sau thời kỳ úm gà có sự thích
nghi tốt hơn với ñiều kiện chăn nuôi, tạo ñiều kiện cho khả năng tăng khối
lượng tích lũy cơ thể giai ñoạn sau ñó. Thời kỳ này ñã cho thấy sự phân biệt
trống mái rõ rệt và trên thực tế quan sát chúng tôi nhận thấy gà trống thu nhận
thức ăn nhiều hơn so với gà mái.
Thu nhận thức ăn giai ñoạn 7- 12 tuần tuổi ñạt trung bình 59,40g và
tương ứng tiêu tốn là 3,23kg TĂ/kgTT. Như vậy, có tăng so với giai ñoạn
trước ở 12 tuần tuổi TĂTN và tiêu tốn của gà Chùm Lông ðầu là 69,57g và
4,16 kg. Nghiên cứu về giống gà Hồ, Nguyễn Văn Lưu (2005) [26] cho biết
12 tuần tuổi gà có TĂTN và tiêu tốn là 71,77 và 3,29. Bùi Hữu ðoàn, Nguyễn
Văn Lưu (2006) [8], công bố gà Hồ 1- 12 tuần tuổi có tiêu tốn 3,23 kg/kgTT.
Nguyễn ðăng Vang và cộng sự (1999)[57], cho biết gà Mía từ 1- 6 tuần tuổi
tiêu tốn TĂ trung bình là 1,05 kg, giai ñoạn 7- 17 tuần tuổi có tiêu tốn ñạt
(7,21- 7,92) kg TĂ/kg TT. Bùi ðức Lũng và cộng sự (2004) [22] cho biết: gà
Ri ở 12 tuần tuổi có thu nhận ñạt 75,5g/con/ngày và tiêu tốn TĂ/kg TT cho cả
kỳ là 3,45 kg. Như vây, gà Lông ðầu ở 12 tuần tuổi TNTĂ thấp hơn công bố
của các tác giả trên nhưng TTTĂ thì cao hơn nhiều.
Thức ăn thu nhận và tiêu tốn của gà Chùm Lông ðầu giai ñoạn 13 -15
tăng giảm không ñều và có xu hướng giảm cho ñến cuối kỳ 15 tuần tuổi, ñạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 68
trung bình là 70,42g/con/ngày và 3,68 kgTĂ/kg TT. Quá trình theo dõi thực tế
chúng tôi nhận thấy, giai ñoạn 13- 15 tuần tuổi tình hình thời tiết nắng nóng
kéo dài, do vậy gà giảm thu nhận thức ăn ở tuần 15 .
4.3.4 Một số chỉ tiêu mổ khảo sát gà thương phẩm
ðánh giá năng suất cho thịt của gà Chùm Lông ðầu nuôi thương phẩm,
chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà ở giai ñoạn 15 tuần tuổi là 6 gà trống và 6
gà mái, gà ñược mổ khảo sát có khối lượng trung bình trong ñàn. Kết quả
khảo sát một số chỉ tiêu của gà thương phẩm 15 tuần tuổi. Các chỉ tiêu cho
thịt của gà ñược trình bày ở bảng 4.16 và thành phần hoá học của thịt ñược
thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu của gà lúc 15 tuần tuổi
Trống (n=6) Mái (n=6)
Chỉ tiêu X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%)
Khối lượng sống (g) 1463,33 ± 47,09 7,88 1308,33 ± 81,08 15,18
Khối lượng thân thịt (g) 1060,00 ± 38,64 8,93 933,33 ± 57,08 14,98
Tỷ lệ thân thịt (%) 72,38 ± 0,39 1,33 71,47 ± 1,45 4,97
Khối lượng thịt ñùi (g) 207,67 ± 14,08 16,60 198,33 ± 15,74 19,44
Tỷ lệ thịt ñùi (%) 14,31 ± 1,15 19,60 15,11± 0,43 7,00
Khối lượng thịt lườn (g) 166,67 ± 9,87 14,50 192,00 ± 21,95 28,00
Tỷ lệ thịt lườn (%) 11,34 ± 0,33 7,10 14,51 ± 0,92 15,49
Tỷ lệ thân thịt của gà lúc 15 tuần tuổi con trống tỷ lệ thân thịt cao hơn
gà mái (72,39% > 71,49%). Theo tài liệu của Nguyễn Văn Lưu (2005) [25], tỷ
lệ thân thịt của gà Hồ 16 tuần tuổi (gà trống ñạt 72,67%, gà mái ñạt 70,79%).
Tỷ lệ thân thịt của gà xương ñen Thái Hòa Trung Quốc 13, 17, và 21 tuần tuổi
lần lượt là: 65,12%, 66,41%, 69%. Gà ðông Tảo mổ khảo sát ở 12 tuần tuổi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 69
có tỷ lệ thân thịt là 70,82%. Qua kết quả trên gà Chùm Lông ðầu có tỷ lệ thân
thịt cao nhất.
Tỷ lệ thịt ñùi của gà Chùm Lông ðầu con mái cao hơn gà trống (gà
trống ñạt 14,31% và con mái ñạt 15,11%).
Tỷ lệ thịt lườn gà trống ñạt 11,34% con mái 14,51%, gà trống có tỷ lệ
thịt lườn thấp hơn gà mái. Theo Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995) [47],
cho biết, gà Mía có tỷ lệ thân thịt ở 15 tuần tuổi ñạt 73,66%, (con trống)
71,15%, (con mái), 72,41% (trống + mái). Tỷ lệ thịt ñùi của gà Mía là 18,58%
(con trống); 17,87% (con mái). Tỷ lệ thịt lườn của gà Mía (con trống:
18,94%) và (con mái: 19,32%). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn nhiều, chỉ riêng có tỷ lệ thân thịt gà mái Lông ðầu cao hơn gà mái
Mía (71,49% >71,15%).
Bảng 4.17. Thành phần hóa học của thịt gà
ðùi trống (n = 6) ðùi mái (n = 6)
Chỉ tiêu
X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%)
Vật chất khô (%) 24,85 ± 0,39 3,88 24,64 ± 0,30 0,30
Khoáng (%) 1,24 ± 0,04 7,80 1,22 ± 0,04 0,04
Protein thô (%) 19,87 ± 0,23 2,88 20,80 ± 0,27 0,27
Lipit (%) 0,74 ± 0,24 79,77 0,56 ± 0,09 0,09
Lườn trống (n = 6) Lườn mái (n = 6)
Vật chất khô (%) 25,83 ± 0,46 3,36 26,23 ± 0,36 3,36
Khoáng (%) 1,92 ± 0,23 1,39 1,93 ± 0,01 1,39
Protein thô (%) 23,15 ± 0,16 3,97 23,70 ± 23,70 3,97
Lipit (%) 0,20 ± 0,07 59,63 0,09 ± 0,09 59,63
Bảng 4.17 cho thấy tỷ lệ vật chất khô ở thịt ñùi là 24,85% ở con trống,
con mái 24,64%. Tỷ lệ vật chất khô ở lườn là 25,83% ở con trống và 26,23%
ở con mái. Tỷ lệ protein thô (trống: 19,87%, mái: 20,80%) ở thịt ñùi, tỷ lệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 70
protein thô (trống: 23,15%, mái: 23,70%) ở thịt lườn. Như vậy tỷ lệ protein
của gà mái ở cả thịt ñùi và thịt lườn ñều cao hơn ở gà trống. Tỷ lệ khoáng ở
thịt ñùi và ở thịt lườn lần lượt là (con trống là 1,24%, 1,92%; con mái
là:1,22%, 1,93%). Riêng tỷ lệ mỡ ở thịt ñùi cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mỡ
ở thịt lườn. Tỷ lệ vật chất khô, protein, mỡ, khoáng ở thịt ñùi và thịt lườn
không có sự khác nhau rõ rệt bởi tính biệt. Trần Thị Mai Phương (2004) [42]
nghiên cứu khả năng sản xuất và chất lượng thịt của giống gà Ác cho kết quả
tỷ lệ protein, mỡ và khoáng ở gà 8 tuần tuổi trong thịt ñùi và thịt lườn lần lượt
là 21,9% và 24,6%; 2,0% và 0,6%; 1,1% và 1,1%. Lê Thị Thúy và cộng sự
(2010) [54] khi khảo sát thành phần và chất lượng thịt gà H’mông và gà Ri ở
14 tuần tuổi cho kết quả tỷ lệ vật chất khô ở gà Ri là 23,04%, gà H’mông là
23,8%. Protein thô ở gà Ri 20.09% gà H’mông là 20,42%, lipit thô và khoáng
tổng số ở 2 giống gà Ri và H’mông lần lượt là 0,81% và 1,06%; 1,09% và
1,06%.
Như vậy kết quả nghiên cứu về tỷ lệ protein thô, khoáng của gà
Chùm Lông ðầu tương tự tỷ lệ protein thô của các giống gà nội. Riêng tỷ lệ
mỡ ñùi ở gà Lông ðầu cao hơn các nghiên cứu khác, ñiều này có thể giải
thích do thời ñiểm phân tích chất lượng thịt của gà Chùm Lông ðầu là 15
tuần tuổi, khi ñó cơ thể bắt ñầu tích mỡ nhiều.
4.3.5. Hiệu quả chăn nuôi gà thương phẩm
Sau 15 tuần tuổi, tiến hành mổ khảo sát và tiến hành xuất bán toàn ñàn với
giá thị trường hiện tại là 95.000ñồng/kg thịt hơi. Khối lượng trung bình khi gà
15 tuần tuổi ñạt 1,48 kg/con với số lượng con nuôi sống ñến cuối kỳ là 87
con. Như vậy kết quả cân ñối về hiệu quả kinh tế theo bảng 4.17.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 71
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thương phẩm
Chỉ tiêu Chi phí/1 ñầu gà (ñồng)
Thức ăn 56.881,14
Giống 15000
Thuốc TY 540
ðiện 5747,13
Chi phí khác 2298,85
Tổng chi 80.467,12
Phần thu 140.600
Lãi suất 60.132,88
Kết quả cân ñối của chúng tôi cho thấy, trừ các chi phí từ ñầu ñến cuối
kỳ thu ñược phần lãi suất là 60.132,88 (ñồng) so với giá gà thời ñiểm kết thúc
ñề tài (95.000)ñồng/kg thịt gà hơi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 72
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
Trên cơ sở các kết quả thu ñược của nghiên cứu, chúng tôi xin ñưa ra
một số kết luận bước ñầu như sau:
5.1. Kết luận
1. ðặc ñiểm ngoại hình
- Gà Chùm Lông ðầu 1 ngày tuổi ở cả sinh sản và thương phẩm cã màu
nâu ñen lông trắng phía dưới bụng, ñầu lưng sọc ñen, nâu ñen chiếm tỷ cao
nhất lần lượt là 53%, 63%.
- Khi trưởng thành màu lông ở gà sinh sản và thương phẩm con trống
chủ yếu là màu ñỏ tía, con mái màu là màu vàng rơm gà sinh sản chiếm
73,68%, thương phẩm 51,11%.
2. ðàn gà sinh sản
- Tỷ lệ nuôi sống của gà hậu bị giai ñoạn 10-18 tuần tuổi là 91,18%.
- Khối lượng con trống của Chùm Lông ðầu ở 18 tuần tuổi ñạt 1723,60g, con
mái là 1504,32g.
- Tiêu tốn thức ăn của gà Chùm Lông ðầu trung bình (kgTĂ/kgTT) là 3,38kg.
- Tuổi thành thục sinh dục của gà Chùm Lông ðầu là khá sớm vào
khoảng 19 tuần tuổi.
- Tỷ lệ ñẻ của gà Chùm Lông ðầu ñạt 30% lúc 23 tuần tuổi, sau ñó tăng
dần ñạt 50% ở tuần thứ 32.
- Chất lượng trứng: tỷ lệ lòng ñỏ gà nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
- Tỷ lệ nở/số trứng có phôi trung bình của gà Chùm Lông ñầu 96,75%, tỷ
lệ nở/số trứng có phôi là 84,38, tỷ lệ gà con loại I/tổng trứng ấp là 79,93%.
3. ðàn gà thương phẩm
- Tỷ lệ nuôi sống từ 12 - 15 tuần giữ ổn ñịnh ở 100%, giai ñoạn từ 1 - 15
tuần tuổi ñạt số tỷ lệ nuôi sống 87%.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 73
- Kích thước các chiều cơ thể các số ño tăng ñều theo từng tuần tuổi, của
con trống lớn hơn con mái.
- Khối lượng c¬ thÓ gà Chùm Lông ðầu thể lúc 15 tuần tuổi ñạt trung
bình 1526g; con trống 1720g; con mái là 1332g.
- Thu nhận thức ăn g/con/ngày) của gà Chùm Lông ðầu ñạt trung bình
từ lúc 1-15 tuần tuổi là 46,81 (g/con/ngày) và tiêu tốn 3,13 kgTĂ/kgTT.
- Tỷ lệ thân thịt của gà Chùm Lông ðầu ñạt trung bình 71,93%; con
trống ñạt 72,38%; con mái ñạt 71,47%. Tỷ lệ thịt ñùi trung bình ñạt ñạt
14,71%; con trống ñạt 14,31%, con mái có tỷ lệ thịt ñùi cao hơn là: 15,11%.
- Tỷ lệ thịt lườn trung bình ñạt 11,34%; con trống ñạt 14,51%, con
mái ñạt 14,51%.
- Tỷ lệ protein (trống: 19,87%, mái: 20,80%) ở thịt ñùi, tỷ lệ protein
(trống: 23,15%, mái: 23,70%) ở thịt lườn.
5.2. ðề nghị
Trên ñây là một số kết luận bước ñầu về gà Chùm Lông ðầu. Tuy nhiên
ñể ổn ñịnh các chỉ tiêu nghiên cứu cần có các nghiên cứu tiếp theo.
Cần tiến hành bảo tồn, chọn lọc và nhân giống ñể nâng cao năng suất của
gà Chùm Lông ðầu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi giáo
trình sau ñại học, nhà xuất bản nông nghiệp.
2. Brandsch, Biichel (1978): Cơ sở của nhân giống và di truyền ở gia cầm,
Nguyễn Chí Bảo dịch, NXB KHKT, Hà Nội, tr. 135- 191.
3. Neumeister H. (1978), Sự thuần hóa gà, Cơ sơ sinh học của nhân giống
và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch) NXB KH&KT, Hà Nội.
4. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn ðăng Vang
(2001), "Nghiên cứu một số ñặc ñiểm về ngoại hình và tính năng sản xuất
của gà Mía trong ñiều kiện chăn nuôi tập trung", Phần chăn nuôi gia cầm,
Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 - 2000, Bộ nông nghiệp và PTNT,
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2001, tr. 244 - 253.
5. Bạch Thị Thanh Dân (1995), “Nghiên cứu các yếu tố hình dạng, khối
lượng, chất lượng vỏ và chất lượng bên trong của trứng ñối với tỷ lệ nở
trứng ngan”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 –
1995. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 110 – 114.
6. Nguyễn Huy ðạt, Trần Long, Vũ ðào, Nguyễn Thanh Sơn, Lưu Thị
Xuân, Nguyễn Thành ðồng, Nguyễn Thị San (1996), Nghiên cứu tính
năng sản xuất của giống gà trứng Goldline- 54, Tuyển tập công trình
nghiên cứu KHKT gia cầm 1986- 1996, liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt
Nam, NXB NN, Hà Nội, tr. 73- 76.
7. Nguyễn Huy ðạt, Hồ Xuân Tùng và ctv (2005), “Nghiên cứu tổ hợp lai
giữa gà ðông Tảo với gà Ri cải tiến nuôi trong nông hộ”, Tóm tắt báo
cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi.
8. Bùi Hữu ðoàn, Nguyễn Văn Lưu (2006), “Một số ñặc ñiểm sinh học và
khả năng sản xuất của gà Hồ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp,
Trương ñại học Nông nghiệp I.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 75
9. Vương ðống (1968), Dinh dưỡng ñộng vật, Tập 2 (Vương Văn Khê dịch),
NXB KHKT, trang 14 – 16
10. Phan Xuân Hảo và cộng sự “Xác ñịnh tỷ lệ nở, sinh trưởng, năng suất và
chất lượng thịt của hai tổ hợp lai giữa gà Mái Lương Phượng với trống Hồ
và Sasso”. Tạp chí Nông Nghiệp và PTNT, số 7 tháng 7 năm 2009 tr 84
11. ðào Lệ Hằng (2001), “Bước ñầu nghiên cứu một số tính trạng của gà H'
Mông nuôi bán công nghiệp tại ðồng bằng Miền Bắc Việt Nam”, Luận
Văn Thạc Sỹ khoa học sinh học, Trường ðại học Sư phạm Hà Nội.
12. Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (2001), “Sức sống, sinh trưởng và khả năng
cho thịt của giống gà Mèo”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 2 năm
2001.
13. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu ðoàn, Nguyễn Thị Mai
(1994), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, tr. 104 -108, 122 - 123, 170.
14. Hoàng Thị Thiên Hương, Bản tin chăn nuôi Việt Nam số 3, 2007, tr 19, 20
15. Trần Kiên, Trần Hồng Việt (1998): ðộng vật có xương sống, NXB GD, tr. 86.
16. ðào Văn Khanh (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và
chất lượng thịt gà của ba giống gà Lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam
Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 vụ khác nhau ở Thái nguyên, Luận án Tiến sỹ
Khoa học Nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp thái Nguyên tr.147. 149
17. Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh
(2001), "Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882, Jiangcun
vàng tại Trung Tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương", Phần chăn nuôi
gia cầm, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 - 2000, Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2001, tr. 3 - 12.
18. Nguyễn Quý Khiêm (1996), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng ñến
kết quả ấp nở trứng gà Tam Hoàng và Goldline tại Trung tâm nghiên cứu
gia cầm Thuỵ Phương”, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện
KHKT Nông nghiệp Việt Nam .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 76
19. ðặng Hữu Lanh, Trần ðình Miên và Trần ðình Trọng (1999), Cơ sở di truyền
chọn giống ñộng vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 51 - 52- 96.- 100.
20. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi ñức Lũng (1996), "Bước ñầu nghiên
cứu ñặc ñiểm sinh trưởng của gà Ri", Tuyển tập công trình nghiên cứu
khoa học kỹ thuật gia cầm, Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, NXB
Nông nghiệp, Tr. 77 – 82.
21. Bùi ðức Lũng (1992), Nuôi gà thịt năng suất cao, Báo cáo chuyên ñể
hội nghị quản lý kĩ thuật ngành chăn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh,
trang 1 -24.
22. Bùi ðức Lũng, Nguyễn Huy ðạt, Vũ Thị Hưng, Trần Long (2004): ðặc
ñiểm ngoại hình và năng suất của gà Ri vàng rơm (VR) Việt Nam ở thế hệ
xuất phát qua chọn lọc và nhân giống, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y,
phần chăn nuôi gia cầm, NXB NN (2004) tr. 30- 38.
23. Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các
dòng gà thuần chuẩn V1, V2, V5, Giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong
ñiều kiện Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, trang 8-12
25. Nguyễn Văn Lưu (2005), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và
cho thịt của gà Hồ, Luận án thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại Học Nông
Nghiêp I Hà Nội
26. Lê Viết Ly (1995), Sinh Lý gia súc, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, trang 246-283
27. Lê Viết Ly, Bùi Quang Tiến, Hoàng Văn Tiệu, Bùi ðức Lũng, Nguyễn
Thị Minh, Lê Thị Thuý (2001), Chuyên khảo bảo trì quỹ gen vật nuôi ở
Việt Nam, phần gia cầm, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, trang 9, 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 77
28. Nguyễn Thị Mai (1994), nghiên cứu các múc năng lượng và Protêin và
chi gà Hybro từ 0-5 tuần tuổi, luận văn thạc sỹ, Trường ñại học nông
nghiệp Hà Nội trang 45-73.
29. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu ðoàn, Hoàng Thanh, Giáo trình Chăn nuôi gia
cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2009.
30. Trần ðình Miên (1977), Chọn và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp tr. 169
31. Trần ðình Miên, Nguyễn Kim ðường (1992), Chọn và nhân giống gia
súc, NXB Nông nghiệp, tr. 40 - 41, 94 - 99, 116.
32. Trần ðình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh ðình ðạt,
(1994), Di Truyền chọn giống ñộng vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, t
33. Trần ðình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kích Trực (1975), Chọn giống và
nhân giống gia súc, NXB NN, Hà Nội, tr 75.
34. Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995), Chọn giống vật nuôi, NXB
Nông nghiệp tr.32, 73 - 80, 94 – 95.
35. Nguyễn Thị Mười (2006), nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai
giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hoà Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ Nông
nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp I.
36. Trần Kim Nhàn, Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn và cộng sự (2010) Tạp
chí khoa học công nghệ chăn nuôi Viện Chăn Nuôi tr 32.
37. Phan Cự Nhân, Trần ðình Miên (1998), Di truyền học tập tính, NXB giáo
dục, Hà Nội.
38. F.P.Hutt (1978), Di truyền học ñộng vật, (Người dịch: Phan Cự Nhân),
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 349.
39. Hutt (1964) và Hutt, Jull, Card, Nesheim, Hutt (1964) và Bloom (1969),
Lê Minh Sắt (1993), (dẫn theo Phan Cự Nhân, 2001): Di truyền học ñộng
vật, NXB KH & KT, tr74.
40. Khavecman (1972), “Sự di truyền năng suất ở gia cầm”, Cơ sở di truyền
của năng suất và chọn giống ñộng vật, tập 2, Johansson chủ biên, Phan Cự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 78
Nhân, Trần ðình Miên, Tạ Toàn, Trần ðình Trọng dịch, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà nội, tr. 31, 34-37, 49, 51, 53, 70,88.
41. Johansson I. (1972): Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống ñộng
vật, Tập I, Phan Cự Nhân dịch, NXB KHKT, Hà Nội, tr. 35- 37.
42. Trần Thị Mai Phương (2004), “Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh
trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ
Nông nghiệp, Viện Chăn Nuôi.
43. Vũ Ngọc Sơn (2006) Nghiên cứu 1 số tổ hợp lai gà thịt giữa gà trống
nội và gà mái Kabir và Lương Phượng theo phương thức nuôi nhốt, chăn
thả tại tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, 2006, trang 101
44. Phùng ðức Tiến, Nguyễn Thị Mười (2006), “Nghiên cứu khả năng sản
xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc”,
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội,
trang 50, 52.
45. Phùng ðức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền (1999), “Một số tính
trạng sản xuất của gà Ai-cập”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn
nuôi Việt Nam, 1999, tr 151- 153
46. Bùi Quang Tiến (1993): Phương pháp mổ khảo sát gia cầm, Thông tin
KHKT chăn nuôi số 4, Viện chăn nuôi, Hà Nội, tr. 1- 5.
47. Nguyễn Văn Thạch (1996), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho
thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh”, Luận văn Thạc sỹ
Khoa học Nông nghiệp.
48. Nguyễn Chí Thành, (2008): ðặc ñiểm ngoại hình và khả năng sản xuất
của các giống gà nội Ri, Hồ, ðông Tảo, Mía, Ác, H'Mông, Chọi, Luận
văn thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 37 – 42, 48 – 50, 56, 64 - 67
49. Nguyễn Chí Thành, Lê Thị Thuý, ðặng Vũ Bình và Trần Thị Kim Anh
(2009), ðặc ñiểm sinh học, khả năng sản xuất của 3 giống gà ñịa phương:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 79
gà Hồ, gà ðông Tảo và gà Mía, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 4,
trang 2 - 10.
50. Nguyễn Văn Thiện (1995): Di truyền số lượng, Giáo trình cao học Nông
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1995 tr 191 -194
51. Nguyễn Văn Thiện, Trần ðình Miên (1995), Di truyền số lượng ứng dụng
trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9 - 16, 193.
52. Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh (1999): Khả năng sinh trưởng và cho
thịt của gà Mía, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội Chăn nuôi Việt Nam,
tr. 136- 137.
53. Nguyễn Văn Thiện, Trần Thị Mai Phương, Vũ Thị Khánh Vân, Ngô Thị
Kim Cúc (1999), “Một số ñặc ñiểm của giống gà Ác Việt Nam”, Chuyên
san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, tr 138-139
54. Lê Thị Thuý, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010) “Khảo sát
thành phần chất lượng thịt gà H'Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi” Tạp chí khoa
học công nghệ chăn nuôi Viện Chăn Nuôi, tr 11-13.
55. Nguyễn ðức Trọng (1998), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả
ấp nở của trứng vịt CV – Super M dòng ông và dòng bà ở Việt Nam, luận án
Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam.
56. ðoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, ðặng Ngọc Dư (1999): Nghiên cứu
khả năng sản xuất của giống gà thịt lông màu Kabir nuôi tại Việt Nam,
Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm 1998- 1999,
tr.51- 57.
57. Nguyễn ðăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng ðức Tiến, Lê Thị Nga,
Nguyễn Mạnh Hùng (1999): Khả năng sản xuất của gà Mía nuôi tại Thụy
Phương, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, 1999,
tr.134 – 135
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 80
58. Nguyễn ðăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng ðức Tiến, Lê Thị Nga,
Nguyễn Mạnh Hùng (1999), “Khả năng sản xuất của gà Ri” Chuyên san
chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, 1999, tr.99 -100
59. Nguyễn ðăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng ðức Tiến, Lê Thị Nga,
Nguyễn Mạnh Hùng (1999), “Khả năng sản xuất của gà ðông tảo”
Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, 1999, tr.114 -
115
60. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh, Vũ Thị Thảo
(1999): Kết quả nghiên cứu một số ñặc ñiểm và tính năng sản xuất của Gà
Tam Hoàng 882, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm
và ñộng vật mới nhập 1989- 1999, NXB NN, Hà Nội, 1999. tr. 80- 93.
61. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh, Vũ Thị Thảo
(1997), “Kết quả nghiên cứu dòng gà Tam Hoàng 882 và jiangcun Vàng”
Tài liệu tập huấn, Viện chăn nuôi, tr.1 - 50
62. Trần Công Xuân, Bùi Quang Tiến, Võ Văn Sự và céng sù (1995): Nghiên
cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà Ross 208 V
35 và AV 35, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm
và ñộng vật mới nhập 1989- 1999, NXB NN, Hà Nội 1999, tr.60-7
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ................................... 81
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
63. Card L.E. and Nesheim M.C., Production avicola, Ciencia Tecnica, La
Habana, 1970.
64. Chambel J.R (1990) Genetic of grouth and meat production in chicken,
Poultry breeding and genetic, RD Cawford ed Elsevier Amsterdam, PP 627-
628
65. Gavora J..F. (1990), Disease genetic in poutry breeding and genetic, R.P.
Cawforded Elsevier Amsterdam, pp. 806-809.
66. Hammond (1970), Avances en fisiologia zootenica, Edicion
Revolucionaria Lahabana
67. Hutt F.B (1946), Genetic of the, fowl, M.C Grow Hill book Co. Inc, New
York, 1946
68. Marco A.S. (1982), Colaboradores, Manual genetic animal II and III,
Edition Empress Lahabana
69. North M.O., P.D. Bell (1990), Van Nostrand Reinhold-New York.Ricard F.
H. (1998): Ifluence of stocking density on growth rate and carcass
characteristic of floor reared meat type domestic chicken, Annales de
Zootechnic 37, pp.87- 98
70. Ricard F.H. and Rouvier (1967), "Study of the anatomical composition of
the chickenI", Variability of the distribution of body parts in bress pile An
Zootech.
71. Orlov M.V. (1974), Control biological incubation.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2237.pdf