Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nông Khánh Bằng - người thầy đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS – TS Phạm Hồng Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Phạm Văn Thịnh – GVC Khoa Ngoại ngữ - người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc biên

pdf100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch tài liệu để em có thể hoàn thành đề tài này. Đề tài nghiên cứu trong luận văn của em là một lĩnh vực mới và tại Việt Nam chưa có hệ thống lý luận cụ thể và thống nhất nên trong quá trình thực hiện em gặp rất nhiều khó khăn. Dù đã cố gắng hoàn thành đề tài song do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Thầy Cô giáo cùng toàn thể bạn đọc quan tâm để em hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008 Tác giả đề tài C.N Nguyễn Thị Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 MỤC LỤC Mở đầu Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Đối tượng nghiên cứu 6 4. Khách thể nghiên cứu 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 6. Cơ sở phương pháp luận của đề tài 7 7. Phương pháp nghiên cứu 7 8. Phạm vi nghiên cứu 7 9. Cấu trúc của đề tài 7 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm kiếm, phát hiện và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 8 1. Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng. 8 1.1. Khái niệm về tài năng. 8 Năng lực 8 Năng khiếu 9 Giỏi 10 Thiên tài 11 Tài năng 12 1.2 . Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ 18 1.3. Bồi dưỡng và đào tạo trẻ tài năng 19 2. Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.21 Những tiền đề lịch sử của phương thức dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hóa trong trường tiểu học ở Mỹ. 26 3. Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn trẻ tài năng trong hệ thống giáo dục tiểu học của Mỹ. 38 Chương II: Hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp dạy trẻ tài năng trong trường tiểu học của Mỹ và một số phương hướng vận dụng vào Việt Nam. 57 1. Hình thức tổ chức dạy học nổi bật trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 58 2. Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 61 3. Phương pháp dạy học trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 71 4. Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng bậc tiểu học tại Việt Nam. 82 Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam 82 Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam. 84 Một số phương hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học. 86 Kết luận. 91 Tài liệu tham khảo 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, trong đó chắc chắn mọi lĩnh vực của đời sống toàn nhân loại, của mỗi cộng đồng và của từng cá nhân sẽ có những thay đổi vô cùng sâu sắc, mau lẹ và diễn ra theo phương thức hoàn toàn mới. Trước những cơ hội to lớn và những thách thức hết sức nghiêm trọng và phức tạp đặt ra trong thiên niên kỷ mới, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia đang ra sức xem xét lại chiến lược phát triển của mình, dự báo và hoạch định chiến lược ngắn hạn, dài hạn, trong thực tế nhiều vấn đề đã và đang vượt ra khỏi khuôn khổ của tri thức và lối tư duy chiến lược truyền thống. Để hướng tới giải quyết những vấn đề phức tạp đã và sẽ nảy sinh, các dân tộc đều nỗ lực khai thác tốt nhất các nguồn lực vật chất và tinh thần để tạo ra xung lực phát triển vượt trội, đột phá trong tương lai. Trong tất cả các nguồn lực đã từng biết tới thì nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực tài năng đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng, quyết định nhất. Kết quả phân tích chiến lược từ nhiều góc độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã khẳng định chắc chắn rằng cuộc cạnh tranh và hợp tác của nhân loại trong tương lai sẽ chủ yếu là cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực trí tuệ, tinh thần và do đó nước nào dân tộc nào có chiến lược nhân tài tốt sẽ là những quốc gia, dân tộc cạnh tranh, hợp tác và phát triển tốt nhất, bền vững nhất. Giáo dục trẻ tài năng được coi là một chương trình chiến lược để tạo ra nguồn lực tài năng phục vụ đất nước. Đây là môi trường gieo mầm và phát triển nhân tài trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực này góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước và giúp cho việc khẳng định vị thế của một quốc gia trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 ở những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao như Mỹ, quá trình dạy học trẻ tài năng được thiết kế thành một chương trình hoàn chỉnh, thống nhất và mang lại hiệu quả cao. Những thập niên qua với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đã chứng minh cho sự đúng đắn của các chính sách phát triển tài năng trẻ của nước Mỹ. Quốc gia này đang sở hữu một nguồn lực nhân tài vào bậc nhất trên thế giới mà bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn có được. Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, để có được đội ngũ tinh túy này, nước Mỹ đã có những chính sách đầu tư hợp lý để phát triển giáo dục - đào tạo. Quá trình dạy học trẻ em tài năng được tổ chức một cách khoa học dựa trên các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Mỗi quốc gia đều tiềm ẩn những tài năng trẻ đầy triển vọng, vấn đề cơ bản là cần biết phát hiện và kịp thời bồi dưỡng, tạo điều kiện cho những tài năng này phát triển. Trong rất nhiều những cuộc thi quốc tế về các lĩnh vực như Ôlimpic Toán học, hóa học, sinh học, vật lý, những cuộc thi sáng tạo Rôbôcon… chúng ta luôn giành được những huy chương cao quý. Điều đó cho thấy Việt nam là một trong những quốc gia có tiềm lực trí tuệ to lớn. Tuy nhiên chúng ta chưa phát huy được tối đa sức mạnh nguồn lực này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục trẻ em tài năng nói riêng. Phát hiện, bồi dưỡng nhân tài là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.( Luật giáo dục 2005) Quá trình dạy học hướng tới việc tìm kiếm và phát hiện tài năng phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, ở những cấp học đầu tiên. Lứa tuổi tiểu học là thời kỳ trẻ bộc lộ rõ nhất những tư chất của mình, do đó để tiến hành dạy học có hiệu quả nhà giáo dục phải đặc biệt chú trọng giai đoạn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, hiện nay ở nước ta quá trình dạy học trẻ em tài năng chưa thực sự đạt hiệu quả cao, thực trạng này là do nhiều nguyên nhân mang lại: Điều kiện cơ sở vật chất, lý luận và phương pháp dạy học dành cho trẻ em tài năng còn thiếu, các công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục trẻ em tài năng còn hạn chế… Khắc phục được những khó khăn trên là một công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và đầu tư thỏa đáng về nhiều mặt. Một trong những biện pháp tích cực đó là học tập có chọn lọc những kinh nghiệm dạy học của các quốc gia phát triển trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đã thành công trong lĩnh vực này. Để góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình của quá trình giáo dục trẻ tài năng nói chung và bậc tiểu học nói riêng ở nước ta dựa trên cơ sở đã học tập kinh nghiệm của những quốc gia đã thành công về lĩnh vực này như Mỹ, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trẻ em tài năng ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 4. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học học sinh trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Nghiên cứu khái niệm tài năng. - Nghiên cứu các phương pháp chuẩn đoán, tìm kiếm và phát hiện trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. - Tìm hiểu những quan điểm định hướng dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học của Mỹ. - Nghiên cứu đặc điểm, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trẻ em tài năng bậc tiểu học ở Việt Nam. 6. Cơ sở phương pháp luận của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử – lôgic. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp hệ thống hóa. Phương pháp so sánh. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm… 8. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 9. Cấu trúc của đề tài Bao gồm: Phần mở đầu. Phần nội dung: Chương I + Chương II Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN VÀ DẠY HỌC TRẺ EM TÀI NĂNG TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở MỸ 1. Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng 1.1. Khái niệm về tài năng Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, thời nào cũng có người tài và người tài thời nào cũng có vai trò to lớn trong những bước phát triển nhất định của xã hội mà họ sống. Vì thế từ thời cổ xưa, xã hội đã có những cách thức nhận dạng và đào tạo tài năng để phục vụ cho lợi ích và sự phát triển của xã hội đó. Ngày nay các quốc gia, các dân tộc đang bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển nhanh chóng tất cả các mặt khoa hoc - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Thế giới đang trong tình hình mà cơ chế thị trường đang trở nên phổ biến. Năng suất, chất lượng của lao động con người đang trở thành sức mạnh quan trọng của con người trong xã hội. Việc tìm kiếm tích cực những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành tài năng phục vụ cho sự phát triển của quốc gia hiện đang là quốc sách của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn cầu. 1.1.1. Năng lực *Năng lực: Mọi trẻ sơ sinh bình thường đã có tư chất khác nhau, đó là tất cả những tiềm năng phát triển bẩm sinh được di truyền từ cha mẹ, trong đó, trước hết là những đặc tính cá thể về sinh lý giải phẫu của hệ thần kinh,của não bộ. Chính các tư chất bẩm sinh di truyền này là cơ sở của những năng lực ban đầu của con người gọi là năng lực tự nhiên. Năng lực tự nhiên là loại năng lực được nảy sinh trên cơ sở những tư chất bẩm sinh di truyền, không cần đến các tác động giáo dục đào tạo. Nó cho phép con người giải quyết được những yêu cầu tối thiểu, quen thuộc đặt ra cho mình trong cuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 sống. Do sự khác biệt về tư chất nên các em khác nhau về năng lực tự nhiên. Nhưng sự khác nhau đó không lớn đến mức quyết định hoàn toàn sự khác nhau về năng lực của con người trong suốt cuộc đời. Sự đáp ứng yêu cầu của các năng lực tự nhiên là rất hạn hẹp, trong khi cuộc sống phát triển không ngừng luôn đặt ra những yêu cầu mới cần giải quyết. Chính yêu cầu đó trong cuộc sống đã dẫn đến sự hình thành những năng lực loại mới ở con người bằng con đường giáo dục đào tạo. Những năng lực được đào tạo này là loại năng lực được hình thành trên nền tảng của năng lực tự nhiên nhưng là một bậc phát triển cao hơn so với năng lực tự nhiên. Các tài liệu khoa học hiện nay khẳng định rằng, năng lực được đào tạo (hay năng lực tự tạo) là những phẩm chất của quá trình hoạt động tâm lý tương đối ổn định và khái quát của con người, nhờ nó chúng ta giải quyết được (ở mức độ này hay mức độ khác) một hoặc một vài yêu cầu mới nào đó trong cuộc sống. (T1). Năng lực tự tạo chỉ nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ và do đó nó gắn liền với tính sáng tạo. Khi đã được hình thành ổn định, các năng lực tự tạo thường đi vào hệ thống các năng lực tự nhiên. Còn các năng lực tự nhiên lại báo trước trong chừng mực nào đó về năng lực tự tạo của con người khi họ giải quyết những yêu cầu thuộc loại mới. Năng lực con người ( tự nhiên và tự tạo) là hệ thống tiền đề bên trong và bên ngoài của thành tích hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ và xác định của con người. Năng lực của con người thường được phân ra thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.(T1) Năng lực (tự nhiên và tự tạo) biểu lộ ở tính nhanh, tính dễ dàng, chất lượng tiếp nhận và thực hiện hoạt động, ở bề rộng của sự di chuyển, tính mới mẻ, tính độc đáo của hoạt động giải quyết những yêu cầu mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 1.1.2. Năng khiếu *Năng khiếu: Chúng ta đã đề cập đến các thuật ngữ Tư chất, Năng lực, trong ngôn ngữ thường nhật hay trong các tài liệu khoa học cũng như trong hoạt động giáo dục đào tạo chúng ta thường gặp thuật ngữ “năng khiếu”. Nhiều tài liệu khoa học cho thấy: tuy giữa chúng còn nhiều điểm khác biệt, các nhà tài năng học đều có quan niệm chung rằng: Năng khiếu đó là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh di truyền cho phép con người giải quyết được một hay vài yêu cầu nhất định nào đó trong cuộc sống mặc dù chưa được đào tạo.( T1) Như vậy năng khiếu là một dạng năng lực tự nhiên của con người. Mọi người bình thường đều có năng khiếu nhất định. Năng khiếu có cơ sở là các tư chất, nhưng tư chất là cái có tính đa dạng, đa hướng và tồn tại ở con người ngay khi lọt lòng mẹ, còn năng khiếu chỉ bộc lộ sau này trong những hoạt động giải quyết những yêu cầu nhất định. Năng khiếu không đa dạng, đa hướng như tư chất mà thường là năng khiếu trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể nào đó như năng khiếu tổ chức quản lý, năng khiếu kinh doanh...đây thuộc loại năng khiếu chung và các năng khiếu chuyên biệt như năng khiếu âm nhạc, năng khiếu hội hoạ... Sự khác biệt trong năng khiếu cá nhân phụ thuộc vào các thuộc tính thần kinh cao cấp như cường độ, tính linh hoạt, độ nhạy cảm của qúa trình thần kinh và do đó nó phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của các quá trình tâm lý. 1.1.3. Giỏi *Giỏi: Thuật ngữ này thường xuyên trong cuộc sống chúng ta bắt gặp. "Giỏi" là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ cao của năng lực, chỉ sự lành nghề, sự thành thạo một hoạt động với những kỹ xảo tinh tế hoàn hảo hay sự uyên thâm kinh nghiệm đến mức điêu luyện trong hoạt động đó. "Giỏi" là cái do con người tạo ra cho mình chứ không phải do trời phú. Trong kỹ thuật, nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 thuật, nghề thủ công...thì khái niệm "giỏi" được hiểu như khái niệm "tài năng". Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tài năng thì để đào tạo một chuyên gia (người giỏi trong một lĩnh vực) ở bất cứ lĩnh vực nào, nghề nào cũng cần đến một khoảng thời gian tối thiểu là khoảng trên dưới 10 năm. Những học sinh có năng khiếu cao về một lĩnh vực nào đó thì dễ dàng thành giỏi trong lĩnh vực ấy hơn. Tuy nhiên có thể không có năng khiếu cao đặc biệt nhưng nếu luyện tập chăm chỉ với lòng say mê cao độ và trong những điều kiện thuận lợi vẫn có thể trở nên giỏi ở một lĩnh vực, ví dụ như giỏi ngoại ngữ, giỏi lịch sử, giỏi ngoại giao... Thời gian khoảng 10 năm cũng là thời gian đủ để đào tạo một chuyên gia trong khoa học công nghệ. ở Cộng hoà liên bang Đức nhà nước đặt ra học vị Juniorprofessor để phong cho những nhà khoa học giỏi trẻ tuổi. Họ là những cử nhân khoa học loại ưu, được làm thẳng tiến sỹ, đã bảo vệ luận án chuyên ngành loại xuất sắc. Các Juniorprofesser được giao đứng đầu một nhóm các nhà khoa học chuyên ngành mới hiện đại. Như vậy họ không chỉ được phong chức danh khoa học mà quan trọng hơn là các nhà khoa học trẻ giỏi ở nước Đức trong thực tế đã được công nhận là chuyên gia, là người giỏi một chuyên ngành hay một tài năng khoa học công nghệ. Tuổi đời của họ thường khoảng trên dưới 30. Cũng vào độ tuổi này ở nước ta hiện nay đã một số người có bằng tiến sỹ chuyên ngành được đào tạo trong nước. Bao nhiêu phần trăm số tiến sỹ trẻ này thực sự là chuyên gia trong một ngành khoa học công nghệ?( T1+T2) 1.1.4. Thiên tài *Thiên tài: Thuật ngữ thiên tài chỉ mức độ cực cao của năng lực, cho phép con người đạt được những thành tựu vô song trong lịch sử. Khác với tài năng, thiên tài dẫn đến những giá trị mới hoàn toàn trên bình diện toàn nhân loại, mở ra thời kỳ mới, một bậc mới của sự phát triển trong một hoặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 nhiều lĩnh vực nào đó của loài người, tựa như một mốc son đánh dấu một bậc phát triển mới cao hơn của xã hội con người.( T1) Nguồn gốc của thiên tài là một bí ẩn lớn đối với khoa học. Trong quan niệm dân gian và trong tài năng học thế kỷ XX vừa qua, thiên tài luôn được gắn liền với những điều bí ẩn, bất thường, khó làm sáng tỏ. Do tính chất bí ẩn của thiên tài nên các nhà tài năng học ở các nước ít đề cập đến thuật ngữ thiên tài. Chẳng hạn nhà tài năng học hàng đầu của Mỹ Terman đã dùng thuật ngữ trí tuệ cao thay cho thuật ngữ thiên tài.Theo các nhà tài năng học, xã hội không thể chủ động nhận dạng trước về thiên tài và cũng không thể chủ động đào tạo ra các thiên tài. Do vậy tài năng học hiện đại không đề cập đến việc đào tạo thiên tài. Như vậy rõ ràng là các thuật ngữ tài năng học như: học sinh tài năng, sinh viên tài năng, học sinh giỏi, sinh viên giỏi là thích hợp nhất trong công tác nhận dạng, tuyển chọn, đào tạo tài năng ở các trường phổ thông và đại học, bởi vì tài năng ở học sinh chính là tài năng học tập và học sinh giỏi được gọi là học sinh tài năng. Mặc dù vậy, hiện nay hầu hết các trường đào tạo tài năng ở bậc phổ thông nước ta vẫn gọi học sinh của họ là " học sinh năng khiếu” và đặt tên trường của họ là “Trung học phổ thông năng khiếu hoặc trung học phổ thông chuyên". 1.1.5. Tài năng Chúng ta đều biết có nhiều hiện tượng trong khoa học nhân văn được định nghĩa ít nhiều khác nhau. "Tài năng" cũng là một hiện tượng như vậy. Thật ra việc thoả thuận giữa các nhà nghiên cứu về khái niệm tài năng về cơ bản luôn bị quy định bởi nền văn hoá, bởi các giá trị và thái độ xã hội cũng như cơ cấu xã hội hoá. Tuy nhiên lịch sử phát triển khoa học cho thấy, có những hiện tượng chưa có định nghĩa một cách khái quát, chính xác và chưa được mọi người thừa nhận vẫn được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 dụng. Vậy tài năng được hiểu ra sao? Đây còn là một câu hỏi mà sau hàng trăm năm nghiên cứu, tâm lý học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời khái quát và thống nhất chung một cách tuyệt đối. 1.1.5.1. Những định nghĩa tài năng phiến diện (T1) Thực chất của việc định nghĩa tài năng cũng chính là việc cắt nghĩa về bản chất và nguồn gốc của tài năng. Điều này đồng thời cũng là cơ sở để nhận dạng và đào tạo tài năng. Từ việc nghiên cứu, phân tích trên 130 định nghĩa khác nhau về tài năng được đưa ra trong vòng 100 năm qua, các nhà khoa học đã phân định những định nghĩa ấy thành các loại điển hình sau: - Định nghĩa dựa vào các yếu tố đã bộc lộ: Đây là định nghĩa dựa vào các yếu tố đã bộc lộ ra bên ngoài. Theo cách định nghĩa này, một người nào đó được coi là tài năng khi anh ta đã hoàn thành vượt trội một hoạt động nhất định. Định nghĩa về người có tài năng kiểu này được vận dụng để lựa chọn người có tài năng dựa theo những kết quả đã thể hiện ra trong hoạt động của họ. Cách định nghĩa này không phục vụ cho công tác đào tạo tài năng, mà phục vụ cho việc xác định và đánh giá tài năng để làm cơ sở cho việc khen tặng và tôn vinh tài năng. - Định nghĩa dựa vào chỉ số IQ: Kiểu định nghĩa này được nhà tâm lý học Mỹ Terman sử dụng với giá trị IQ >= 140 theo Test Standford - Binet, theo đó "một người được gọi là tài năng khi người đó có hệ số trí tuệ bằng hay lớn hơn 140 theo test Standford - Binet". Tuy nhiên khi áp dụng định nghĩa loại này, nhiều nhà tâm lý lại dùng các trắc nghiệm trí tuệ khác và ấn định giá trị chuẩn khác với Terman, thường là thấp hơn 140 như ở Terman. Ví dụ, năm 1965, Gowan dùng giá trị chuẩn hạn định là 129 trở lên theo test Standford - Binet. Webb (1985) lấy giá trị hạn định là 130... Điển hình trong việc áp dụng kiểu định nghĩa IQ trong định nghĩa tài năng thể hiện rõ nhất ở định nghĩa tài năng của Bộ giáo dục Anh quốc như sau: " Trẻ em và thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 niên có năng khiếu cao ở lứa tuổi 8-18 là những em khẳng định được về năng lực trí tụê chung vượt trội ở trường học, đã chứng tỏ điều đó qua một test trí tuệ (test thông minh) đã thực hiện tự lập đáng tin cậy với kết quả Iq từ 130 trở lên, hoặc trong hoạt động giải quyết công việc của mình đã chứng tỏ một trình độ phát triển vượt trội rõ ràng và giữ vững như vậy trong nhiều năm, hoặc đưa ra được một tiên lượng tương đối đáng tin cậy về sự vượt trội trong học tập các môn học hàn lâm hay trong âm nhạc, trong thể thao, trong múa hát, hay trong lĩnh vực nghệ thuật, đồng thời tài năng của chúng không phải chỉ quy trước hết vào sự phát triển thể chất" (Vụ Giáo dục và khoa học - 1997).( T1) - Định nghĩa xã hội: Định nghĩa này dựa trên sự mở rộng quan điểm lý thuyết về tài năng trong mối liên quan với nhiều lĩnh vực. Quan niệm này nảy sinh trên cơ sở yêu cầu của xã hội về những thành tích vượt trội. Loại định nghĩa như vậy được gọi là định nghĩa xã hội.( T1) Theo cách định nghĩa này, người ta cho rằng "một học sinh, sinh viên có thành tích cao vượt trội trong một lĩnh vực nào đó mà mọi người có thể nhận ra được một cách tổng quát thì được gọi là người có tài năng" (Witty - 1965). - Định nghĩa bách phân: Kiểu định nghĩa này xuất phát từ quan niệm cho rằng có một số phần trăm nào đó của dân số được coi là có tài năng. Khái niệm tài năng ở đây gắn liền với những trẻ em có tiềm năng trí tuệ vượt trội cũng như có năng lực giải quyết nhiệm vụ cao ở trường học, về mặt thành tích học tập chúng thuộc số 15- 20 % xếp thứ hạng từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, có bao nhiêu phần trăm quần thể được coi là có tài năng thì không có sự thống nhất giữa các nhà khoa học.(T1) - Định nghĩa dựa vào tính sáng tạo: định nghĩa này được hình thành dựa trên cơ sở phê phán, bác bỏ kiểu định nghĩa thuần tuý chỉ dựa vào chỉ số thông minh IQ và chủ trương đặt tính sáng tạo làm cơ sở tiên quyết cho việc đánh giá tài năng con người.Theo quan niệm này, nhà nghiên cứu Gowan cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 rằng :"Học sinh, sinh viên tài năng là người có tính sáng tạo cao". Theo nhà nghiên cứu Mỹ - Terman thường trong 100 người có trí thông minh cao thì có 43 người có trí sáng tạo cao. Do vậy chỉ có 43% số này vừa thông minh vừa sáng tạo. - Định nghĩa "Thông minh - Sáng tạo": Nhà tâm lý học Lucitô đề xuất định nghĩa về tài năng dựa vào mô hình trí tuệ, trong đó có định nghĩa về tính sáng tạo. Theo kiểu định nghĩa này "Học sinh tài năng là người có năng lực trí tuệ tiềm năng cao biểu hiện trong năng lực sáng tạo, trong tư duy đánh giá có phê phán ở mức độ cao, hứa hẹn là họ sẽ giải quyết chính những vấn đề của tương lai, thực hiện những đổi mới và đánh giá có phê phán nền văn hoá hiện tại nếu như họ nhận được những điều kiện giáo dục xứng đáng".( T1) Có thể nhận thấy ngay rằng những định nghĩa trên đây mới chỉ đề cập đến một mặt của khái niệm tài năng. Để đưa ra được khái niệm đúng và đầy đủ cần xem xét chúng trong chỉnh thể thống nhất của nó. 1.1.5.2. Những định nghĩa tài năng liên kết phức tạp - Định nghĩa tài năng của Renzulli(1978): Lần đầu tiên vào năm 1978, R.S . Renzulli và cộng sự đã đề xuất mô hình về tài năng. Ông gắn mô hình này với yêu cầu thực tế của công tác nhận dạng tài năng trong đó có sử dụng các test cá nhân, test nhóm và các thông tin khác từ cha mẹ, bạn bè và giáo viên. Sau đó Renzulli đã nhiều lần diễn tả bổ xung và chuyên biệt hoá mô hình này vào các năm 1980,1984,1986,1988. Ông định nghĩa về tài năng như sau: "Tài năng được tạo bởi sự tương tác của 3 tổ hợp cơ bản các thuộc tính nhân cách: năng lực nhận thức học tập, động cơ hứng thú và tính sáng tạo. Trẻ em tài năng là những em có tổ hợp các thuộc tính trên dẫn tới sự hoàn thành hoạt động với chất lượng cao". Định nghĩa về tài năng của Renzulli đã từng được hội thảo về tài năng toán và khoa học công nghệ vùng châu á- TBD tổ chức tại Tôkyô - Nhật Bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 năm 1993 khuyên dùng đối với giáo dục các nước trong vùng. Định nghĩa này cũng được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới đặc biệt quan tâm như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản. Tuy nhiên định nghĩa này của ông đã không tính đến yếu tố sinh lý thần kinh của tài năng. - Định nghĩa tài năng của 2 nhà tâm lý học Đức Wiezerkowski và Wagner (1985): Từ việc phê phán định nghĩa tài năng của Renzulli, 2 nhà tâm lý học này đã đưa ra một mô hình mới bao gồm các yếu tố: các năng khiếu, động cơ môi trường, tính sáng tạo. Trong mỗi yếu tố các ông đã cụ thể hoá thành các thành tố. Các năng khiếu bao gồm : Năng khiếu trí tuệ Năng khiếu nghệ thuật Năng khiếu tâm vận Năng khiếu xã hội. Với sự phân tích cấu trúc nội dung của yếu tố động cơ môi trường thành các thuộc tính như : Chăm chỉ kiên trì Quyết tâm đạt đến thắng lợi Bền vững về xúc cảm Với việc thừa nhận môi trường xung quanh cùng với sự hỗ trợ tối ưu từ bên ngoài, 2 nhà tâm lý học này đã đi xa hơn Renzulli trong việc xác định rõ hơn, chi tiết hơn về nội dung và vai trò của động cơ môi trường đối với tài năng con người. Theo phân tích của 2 tác giả này thì yếu tố xúc cảm, ý chí, thái độ đối với môi trường bên ngoài cũng như thái độ hay sự thừa nhận, hỗ trợ khuyến khích của môi trường bên ngoài có tác động quan trọng đến sự phát triển của tài năng. Cách quan niệm của 2 nhà tâm lý học này đã giúp cho chúng ta có được cái nhìn cụ thể hơn về cấu trúc, nội dung của tài năng để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 làm cơ sở cho việc thiết kế soạn thảo những công cụ đo đạc, nhận dạng tài năng của con người kể cả tài năng trí tuệ và tài năng chuyên biệt.(T1+ T4) - Định nghĩa tài năng nhiều yếu tố của Moenk (1985): Moenk là nhà tâm lý học giáo dục của Đức, Ông đã tiếp thu có phê phán các mô hình năng khiếu cao của các tác giả và cho rằng những cơ sở di truyền của nhận thức và những thuộc tính nhân cách của con người là khác nhau. Trong cuộc sống và hoạt động con người bị hạn chế, ức chế hoặc được hỗ trợ khuyến khích từ bên ngoài. Họ có thể bị cô lập hoặc được hoà nhập trong xã hội, với gia đình, bạn bè, họ có thể bị nhận định nhầm lẫn là không có năng lực do cách nhận dạng của xã hội, do nhà trường chưa tốt hoặc có thể bị nhận định là thiếu ý chí trong trường học... Vì vậy, tài năng không chỉ được xét dưới 3 góc độ hay 3 thành tố được đặt chông chênh trừu tượng ngoài xã hội như quan niệm của Renzulli, mà tài năng phải được coi là một cơ cấu mở trong đó bao gồm cả các yếu tố của môi trường xã hội. Moenk đã đưa ra mô hình tích hợp về tài năng có tên là "mô hình 3 yếu tố phụ thuộc nhau của tài năng" hay "mô hình các yếu tố của tài năng". Ba yếu tố đó bao gồm: động cơ, các năng lực vượt trội, tính sáng tạo, theo Moenk thì đây chính là 3 yếu tố trụ cột tạo nên tài năng. Mô hình tài năng này có ưu điểm là đã coi "tài năng" như một hiện tượng có cấu trúc mở ra môi trường xã hội (tức là có nguồn gốc xã hội) chứ không còn đóng kín trong cấu trúc sinh học và cấu trúc trí tuệ hàn lâm. Tuy nhiên mô hình này cũng chưa làm nổi bật được vai trò của trí thông minh trong hệ thống các năng lực vượt trội nên việc đo đạc, đánh giá về trí thông minh bằng test trí tuệ truyền thống không thể hiện rõ trong quy trình nhận dạng tài năng. Trong thực tiễn, muốn nhận dạng người có tài năng bao giờ cũng cần phải tiến hành đánh giá về trí thông minh hàn lâm của họ bằng các test IQ truyền thống như một khâu độc lập với việc đánh giá về các năng lực chuyên biệt khác thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 qua trắc nghiệm trường học hoặc qua hoạt động giải quyết những nhiệm vụ chuyên biệt cụ thể nào đó. Mô hình tài năng của Moenk cũng chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của xã hội, tức là không đề cao những vai trò của các chương trình, dự án phát triển tài năng của nhà nước, của toàn xã hội. Và cũng như các định nghĩa tài năng khác nhau dựa trên quan niệm của Renzulli, định nghĩa này cũng bỏ qua yếu tố sinh lý.(T1) - Định nghĩa về tài năng hiện nay được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam là của tác giả PGS-TS Nguyễn Huy Tú. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các định nghĩa khác nhau về tài năng của các nhà nghiên cứu trên thế giới và thực tế ứng dụng mô hình cấu trúc tài năng trong những năm vừa qua ở các nhà trường Việt Nam. Tài năng phải được coi là một cơ cấu mở bao gồm không chỉ trí thông minh cao, tính sáng tạo cao, động cơ mạnh mẽ và các năng lực chuyên biệt vượt trội mà còn phải bao gồm các hiệu ứng tâm lý - nhân cách - xã hội của các quan hệ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Tài năng được quan niệm như vậy sẽ là một cấu trúc mở bao gồm nhiều yếu tố từ cấp độ sinh học đến cấp độ xã hội. Tuy tài năng có cơ sở sinh lý thần kinh được di truyền song nó phát hiện được là nhờ hoạt động của cá nhân trong những điều kiện xã hội cụ thể nhất định. Tài năng tự nhiên chỉ phát triển thành tài năng thực thụ khi được xã hội hỗ trợ, thừa nhận và người tài được xã hội tin dùng, nuôi dưỡng và đãi ._.ngộ thoả đáng kịp thời. Như vậy, "Tài năng là một tổ hợp thuộc tính được cấu tạo nên do sự tương tác của các tổ hợp cơ bản những thuộc tính của nhân cách là trí thông minh cao, động cơ mạnh và năng lực chuyên biệt vượt trội với hiệu quả tác động của các yếu tố môi trường là xã hội, gia đình, trường học và bạn bè. Người tài năng là người có được những tổ hợp thuộc tính trên đây làm tiền đề cho sự hoàn thành có chất lượng cao những hoạt động của mình trong xã hội và vì xã hội".( T1) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 1.2. Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ Nước Mỹ mãi đến thế kỷ 19 mới chú ý đến vấn đề giáo dục học sinh tài năng cho đến năm 1920 đã có tới 2/3 các thành phố lớn của Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình giáo dục học sinh giỏi, học sinh tài năng. Trong suốt thế kỷ 20 giáo dục học sinh giỏi học sinh tài năng đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ. Hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh tài năng ra đời: Mensa (1946) The American Association for the Gifted (1947); The National Association for the Gifted (1953) ... Năm 2002 có 38 bang của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục học sinh giỏi, học sinh tài năng trong đó có 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc giáo dục học sinh giỏi, học sinh tài năng. Khái niệm học sinh tài năng ở Mỹ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Luật bang Georgia định nghĩa như sau: Học sinh tài năng là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao hoặc có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt hoặc đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học. Đó là người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó.(T3) Theo Clak 2002 ở Mỹ người ta định nghĩa học sinh tài năng đó là những học sinh trẻ tuổi có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học. Những người này đòi hỏi sự phục vụ và các hoạt động không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ.(T3) 1.3. Bồi dưỡng và đào tạo trẻ tài năng Tài năng con người có thể bồi dưỡng, đào tạo được hay không, đó là một câu hỏi được đặt ra từ khá lâu và được tranh luận tiếp tục trong suốt hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 thế kỷ qua. Sự trả lời câu hỏi trên phản ánh quan điểm của các học giả trong lĩnh vực này. Trong khoa học có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển của tài năng: Thuyết phát triển nội sinh, thuyết phát triển ngoại sinh, thuyết hội tụ, thuyết Mác-xít. Thuyết Mác-xít đã chỉ ra rằng con người không phải là khách thể thụ động của những yếu tố phát triển của nó và nhân cách cũng như mọi thuộc tính cấu tạo nên nó không phải là kết quả cơ học của di truyền bẩm sinh, của môi trường hay của sự phát triển chung của cả 2 yếu tố đó. Theo thuyết này, con người tự tạo ra nhân cách của mình và chủ yếu là bằng hoạt động tương tác tích cực với các điều kiện sống bên ngoài của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh họ. Nhưng các điều kiện này không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua hoạt động của cá nhân làm hình thành nên nhân cách và từng thuộc tính của nhân cách đó. Điều kiện môi trường, trước hết là môi trường giáo dục (theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp) có vai trò thực sự tích cực và sáng tạo trong sự phát triển của nhân cách. Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là tổ chức mọi điều kiện phát triển (nhà trường và phi nhà trường) sao cho trẻ em có thể tiếp thu và thực hiện các hoạt động giải quyết những yêu cầu thực tiễn muôn màu, muôn vẻ được đặt ra để hình thành nhân cách nói chung (cũng như từng thuộc tính của nó nói riêng) cho phù hợp với mục đích giáo dục do xã hội đề ra. Như vậy, từ những trình bày trên đây, có thể nói rằng : là một thuộc tính của nhân cách, tài năng mang đặc tính của nhân cách và có thể giáo dục đào tạo được. Các nhà giáo dục ở Liên bang Nga những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề này. Họ cho rằng trong nhân dân có rất nhiều tài năng, và tài năng không phải tự nhiên có được mà chính là do con người tạo ra. Sở dĩ xã hội thiếu tài năng là vì nhà trường và xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 hội không đặt ra nhiệm vụ đào tạo tài năng hoặc có đặt ra nhưng chưa đào tạo đúng mà thôi. Theo quan niệm và kinh nghiệm hơn 30 năm đào tạo tài năng, tiến sỹ Volkow cho rằng về nguyên tắc, đào tạo tài năng là không khó, chỉ cần mỗi trường biết tạo ra những điều kiện để học sinh thử sức nhiều lần trong những hoạt động độc lập, sáng tạo khác nhau. Từ những kinh nghiệm của mình, các nhà giáo dục Nga cũng thấy rằng để đào tạo một chuyên gia giỏi trong mọi lĩnh vực chúng ta cần một khoảng thời gian tương đương nhau vào khoảng trên dưới 10 năm. Bắt đầu bồi dưỡng tài năng càng sớm thì người tài xuất hiện càng sớm. Hiện tượng một số em tốt nghiệp tú tài, thậm chí là nhận bằng cử nhân ở độ tuổi 13 - 14 ở Nga, Mỹ và các nước khác hiện nay chính là kết quả của giáo dục đào tạo. Các nhà giáo dục Đức cho rằng, bồi dưỡng tài năng trước hết là hình thành ở học sinh những đặc điểm và thuộc tính nhân cách như nhu cầu và hứng thú trí tuệ, mức độ nhu cầu, tính nhạy cảm, trí tưởng tượng và khả năng làm việc tốt trong thời gian hạn định và khả năng cộng tác. Theo kinh nghiệm của họ thì bồi dưỡng tài năng có nghĩa là: làm bộc lộ nhu cầu trí tuệ và khát vọng thực hiện nhu cầu đó; tạo được mục đích riêng và theo đuổi nó một cách có trách nhiệm; hình thành hệ giá trị bên trong; tận dụng được sự mẫn cảm trong sự phát triển để gắn kết vào mục đích và hệ giá trị bên trong nó. Từ thực tiễn trên về công tác đào tạo, dạy học trẻ tài năng các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: Đào tạo, bồi dưỡng trẻ tài năng không phải là truyền thụ có tính áp đặt những tri thức kỹ năng mà đơn giản là tạo cơ hội cho học sinh có năng khiếu cao thể hiện tài năng bằng các hoạt động bổ sung, nâng cao, trong đó các em được động viên, khuyến khích, hỗ trợ để đương đầu với những thử thách ngày càng cao trong học tập hay luyện tâp.( T1) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 2. Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường Tiểu học ở Mỹ 2.1. Những tiền đề lịch sử của phương thức dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ Hệ thống tìm kiếm và dạy học trẻ em tài năng ở Mỹ được phát triển mạnh mẽ dưới những ảnh hưởng của các chính sách giáo dục quốc gia. Sự quan tâm đến vấn đề tìm kiếm và dạy học cho trẻ tài năng xuất hiện ở Mỹ vào giữa Thế kỷ XIX. Đây là sáng kiến của một nhân viên hậu cần trong trường phổ thông của thành phố Xanh - Lu - I tên là WILLIAM KHALIC vào năm 1868. Trong các nhà trường lúc đó chương trình hỗ trợ cho "những học sinh nhanh nhẹn" với tên gọi là "góp phần tăng tốc" đã được thực hiện. Những yếu tố đầu tiên của cuộc thử nghiệm được áp dụng rộng rãi ở Mỹ nhằm mục đích phát hiện khả năng và sự phát triển trí tuệ của công dân ở các lứa tuổi. Chính phủ liên bang của Mỹ dành sự chú ý đặc biệt đến vấn đề tài năng. Trong báo cáo của chính phủ Mỹ năm 1954 về "Dự trữ nguồn tài năng của Mỹ" đã nhấn mạnh rằng: "Sự tiến bộ của quốc gia Mỹ, sức mạnh kinh tế quân sự... phụ thuộc trước hết vào bộ phận làm việc bằng đầu chứ không phải bằng tay của dân tộc". (T1) Đầu Thế kỷ XXI, Mỹ đã chứng minh sự đầu tư vào con người ngày càng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo các ưu thế cạnh tranh của đất nước ở trình độ quốc gia cũng như là trên thế giới. Sự phát triển của nền giáo dục Mỹ trong những năm gần đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nền kinh tế cơ bản - trí tuệ của con người. Trong báo cáo kinh tế của Tổng thống Mỹ B.Clintơn tại hội nghị năm 1999 đã thẳng thắn chỉ ra rằng "chính nền giáo dục là chiếc chìa khoá mở ra sự phồn vinh trong tương lai của đất nước".(T5) Nền giáo dục ở Mỹ được coi là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các bang và chính quyền địa phương. Cho đến nay ở Mỹ có 50 hệ thống giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 khác nhau ở các bang. Trong mỗi bang có một cơ quan quản lý nền giáo dục của mình. Chính điều này tạo nên sự khác biệt và những đặc trưng riêng của mỗi khu nhưng vẫn trong giới hạn do Luật giáo dục quy định. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 15 ngàn trường phổ thông đang hoạt động. Quyền hạn của chính phủ Liên bang chỉ giới hạn trong vấn đề cung cấp kinh phí giáo dục đảm bảo sự bình ổn trong xã hội của đất nước Mỹ. Tuy nhiên có thể nói giáo dục là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu ở Mỹ. Đây là lĩnh vực được đầu tư cao và nó luôn chiếm một vị trí đáng kể trong các chương trình vận động tranh cử qua các đời tổng thống. Vấn đề dạy học trẻ em có năng khiếu cao để phát triển thành tài năng ở Mỹ được quan tâm đặc biệt nhưng nó không tách rời khỏi quá trình dạy học ở các nhà trường Tiểu học của Mỹ nói chung. Vấn đề là ở chỗ ngay trong quá trình dạy học tại các lớp thông thường họ đã có những phương thức giảng dạy giúp học sinh tài năng có thể phát huy đuợc năng lực của bản thân và khẳng định đẳng cấp riêng của mình giữa những học sinh bình thường. Không cần sự tách biệt một cách rõ rệt thành trường chuyên, trường năng khiếu như ở Việt Nam nhưng tài năng không bị thui chột mà vẫn có thể toả sáng. Cách mà các trường Tiểu học ở Mỹ lựa chọn để dạy học trẻ tài năng và trẻ có năng khiếu cao đó là dạy học cá nhân hoá ngay trong các lớp học, trong các trường tiểu học thông thường và có sự thống nhất để tạo thành một hệ thống giữa các cấp học, lớp học. ở Mỹ, cha mẹ có thể lựa chọn cho con mình theo học tại các trường công lập hoặc dân lập. Tại các trường công lập trẻ em có thể theo học miễn phí 12 năm. Tuy nhiên ở Hoa kỳ không có một hệ thống giáo dục chung thống nhất cho mọi lứa tuổi như ở Việt Nam hay ở Nga, chương trình giáo dục ở các thành phố khác nhau và ở các bang cũng khác nhau. Các bang có thể tuỳ vào vào thực tế để lựa chọn môn học phù hợp tuy nhiên vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu chung của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành.( T6) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Trong các trường công cũng như trường tư ở Mỹ cũng có các lớp chuyên sâu về một môn nào đó thường xuyên được thực hành theo chương trình riêng, mức độ tài năng được đánh giá theo kết quả của Test Standart Achivement. ở Mỹ không có hệ thống đánh giá chung của toàn quốc gia, tại một số trường thì áp dụng thang điểm số, một số trường lại áp dụng thang điểm chữ. Do các trường công lập hoạt động do nhà nước cung cấp kinh phí nên các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho học tập hạn chế hơn hẳn các trường tư thục huy động được sự đóng góp của gia đình học sinh. ở các trường tư mỗi năm cha mẹ học sinh phải trả từ 2 - 10 ngàn đô la mỗi năm trên đầu 1 học sinh vì vậy các trường có điều kiện thuê giáo viên giỏi và trang bị cho lớp học tốt hơn. Hầu hết trẻ tài năng của Mỹ đều được trưởng thành từ những trường tiểu học tư thục, nơi trẻ có điều kiện thuận lợi hơn để học tập và tiếp cận được tri thức. Phân tích các tài liệu tâm lý - giáo dục ở Mỹ cho phép xác định một loạt các tiền đề lý luận chỉ ra việc tổ chức có hiệu quả quá trình dạy các học sinh tài năng ở các lớp dưới của Mỹ. Tại đây trong nhiều năm đã áp dụng hệ thống giáo dục chung được xây dựng trong việc tìm kiếm cá nhân, chọn lọc và tính đến yếu tố bẩm sinh của mỗi học sinh khi mới bắt đầu vào học cũng như trong quá trình học tập của cá nhân học sinh đó sao cho phù hợp với những tư chất được bộc lộ. Từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển khả năng và tài năng của mỗi học sinh. Khi dạy cho học sinh tài năng cần tính đến sự kế thừa giữa các khâu của quá trình giáo dục Mỹ. Giáo dục Tiểu học có vị trí vô cùng quan trọng vì nó chính là giai đoạn đặt nền móng của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chủ yếu không chỉ xác định tính chất sau này của việc dạy học mà cả đường đời của mỗi cá nhân học sinh. Trường tiểu học có mối liên hệ chặt chẽ với các bậc học tiếp theo của thang giáo dục, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 phát hiện được những đặc điểm học tập ở bậc tiểu học nghĩa là hiểu được nhiều đặc điểm của toàn bộ hệ thống giáo dục. Trường tiểu học ở Mỹ là hiện tượng độc đáo với hàng loạt những nét khác biệt với các trường tiểu học ở các nước phát triển khác trên thế giới. Đã rất nhiều năm việc dạy cho trẻ em tài năng tại các trường tiểu học không được chú ý quan tâm đúng mức. Trước những năm 50 của thế kỷ XIX có 3 môn học truyền thống của trường tiểu học (còn gọi là trường sơ cấp) ở Mỹ có vai trò quan trọng bậc nhất là làm toán, đọc, viết với sự tái tạo lại những dữ liệu sẵn có là cơ bản. Phân tích nguồn gốc chỉ ra sự thay đổi căn bản trong quan niệm về giáo dục tiểu học diễn ra trong khoảng thời gian từ 1870 - 1920. Điều đó liên quan đến việc thông qua những đạo luật bắt buộc về việc học tập ở bậc tiểu học. Thời kỳ này số học sinh tăng lên hơn 2 lần và chương trình dạy học cũng được mở rộng. Các đề tài thực hành gắn liền với đời sống cá nhân và đời sống xã hội được đưa vào giảng dạy. Các nghiên cứu của các nhà bác học Châu Âu đã tạo điều kiện xem xét lại các nguyên tắc dạy học tiểu học. I.F Robert ( 1776 - 1841) đề nghị tính đến quyền lợi của trẻ em trong quá trình dạy học và thiết lập mối liên kết giữa các môn học. Những ý tưởng của Ph.Phơrebel (1782 - 1852) về tự hiện thực hóa nhân cách đứa trẻ trong quá trình tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và ý tưởng của Maria Mongtexoro (1870 - 1952) về cá thể hoá việc dạy học và thích nghi với việc học tập tích cực có ảnh hưởng lớn đến ý tưởng giáo dục của nước Mỹ. Vai trò đáng kể trong việc thay đổi luận thuyết về dạy học tiểu học thuộc về Đơruyi (1859-1952) và những người kế nghiệp đã thống nhất vào khuynh hướng "Giáo dục tiến bộ" trong đó trình bày quan niệm lý thuyết dạy học. Vào năm 1896,Ông đã thành lập trường tiểu học thực nghiệm dành cho lứa tuổi này và cố gắng thể hiện lý luận của mình và trình bày dạng dạy học mới. Trẻ em trong trường tiểu học lúc này được tiếp cận với những luồng thông tin khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 nhau thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng tiến bộ. Dạy học không còn mang tính tái hiện những dữ liệu một cách máy móc mà gắn vào hoạt động thực hành, vào "việc làm". Nhà khoa học này đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc dạy học cơ bản là "dạy bằng cách làm". Những tiến bộ mới trong lý luận dạy học bậc tiểu học nói chung cũng tác động to lớn tới dạy học trẻ tài năng. Hơn lúc nào hết dạy học trẻ tài năng cần được chú trọng bởi các nhà khoa học Mỹ đều khẳng định đây là giai đoạn vô cùng quan trọng cho tài năng bộc lộ và phát triển. ở Mỹ có nhu cầu rất lớn về những người có đầu óc sáng tạo, không một dòng người nhập cư, không sự tìm kiếm riêng nào có thể thoả mãn nhu cầu này. ở đâu có thể tìm được những con người sáng tạo nếu như không phải là ở tuổi ấu thơ. Chính sự tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng cho trẻ từ lúc nhỏ thì mới có thể tạo ra một lực lượng tài năng đầy sáng tạo. Chính tài năng của trẻ em đòi hỏi phải có chương trình được vạch ra với mục tiêu rõ rệt có sự đảm bảo. Cần nhận thức rõ một điều là những trẻ em như vậy chính là "tinh hoa của dân tộc", là kho tàng quý giá nhất, trẻ em tài năng được coi là niềm hy vọng của nước Mỹ hiện đại. Những nhà tâm lý học, giáo dục học có tên tuổi của Mỹ (Renzullin, Ginfo..) không cho rằng làm việc với trẻ em tài năng, xây dựng cho chúng những ngôi trường đặc biệt, tạo cho chúng những chương trình đặc biệt đó là đã tạo nên tinh hoa mà đó chỉ là góp phần thúc đẩy tài năng, thể hiện sự trân trọng đối với điều hiếm có của con người, điều không lặp lại ở mỗi con người. Rõ ràng là ở Mỹ sự chú ý phát triển tiềm năng của trẻ em được chú trọng và sự quan tâm đặc biệt dành cho vấn đề dạy dỗ trẻ em tài năng, tạo điều kiện cho tiềm năng đặc sắc của trẻ em tài năng được phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Chính sách nhà nước có mục tiêu rõ rệt của Mỹ đảm bảo cho điều đó được thực hiện ở mức độ cao. Hàng năm ngân sách chi cho giáo dục ở Mỹ là 6,9% tổng thu nhập quốc dân trong đó chi cho giáo dục tiểu học và trung học là 3,9% - 4%. Ngân sách chi cho giáo dục ở Mỹ cao gấp 165 lần so với chi phí ở nước Nga và càng không thể so sánh với Việt Nam. Sự đầu tư cao đảm bảo cho giáo dục có chất lượng cao hơn. Đối với dạy học cho trẻ em tài năng trong các nhà trường tiểu học thì sự đầu tư kinh phí giúp cho học sinh có điều kiện tiếp thu được nhiều hơn, đa dạng hơn những tri thức thông qua sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại. Một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu giúp cho quá trình dạy học học sinh tài năng có hiệu quả ở Mỹ đó là phương thức dạy học cá nhân hoá và phân hoá. Dạy học cá nhân hoá có vai trò đặc biệt xét trên quan điểm hiện đại hoá trường học và trước tiên là sử dụng những khả năng còn tiềm ẩn trong học sinh cũng như trong việc phát triển năng khiếu và tài năng của họ.(T6) Việc nghiên cứu những tư liệu chính thức và chương trình chính giành cho trẻ em tài năng cho phép khẳng định: Dạy học như một quá trình cá nhân hoá, phần lớn dựa vào việc tự học có tính đến năng lực và quyền lợi của học sinh ở Mỹ. Xác định cơ cấu và tổ chức của toàn bộ quá trình học tập và giáo dục, quy định cả việc hiện đại hoá hình thức và phương pháp dạy học bậc Tiểu học. 2.2. Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hoá trong trường tiểu học ở Mỹ * Dạy học "cá nhân hoá": ở Mỹ khái niệm "cá nhân hoá" hoạt động dạy học thường bao hàm bất kỳ hình thức và phương pháp nào tính đến những đặc điểm cá nhân của học sinh trong đó có cả những học sinh tài năng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Dạy học cá nhân hoá đôi khi được xem như chiến lược dạy học. Theo quan điểm của nhà bác học Mỹ Gronlunda, điều này được thể hiện trong những dạng sau: 1. Từ biến dạng tối thiểu trong giao tiếp nhóm đến dạy học độc lập hoàn toàn. 2. Thay đổi nhịp độ, mục tiêu, phương pháp dạy học, nội dung dạy học và đòi hỏi về kết quả học tập. 3. áp dụng dạy học cá nhân hoá với tất các môn học Vấn đề dạy học "cá nhân hoá" ở Mỹ đã được xem xét lại trong vòng 100 năm trở lại đây. Khuynh hướng chủ đạo trong các vấn đề lý luận chính là cơ sở của dạy học cá nhân hóa và tự học của học sinh trong quá trình giáo dục và dạy học. (T5 + T6) Trong nửa đầu thế kỷ XX, vị trí của những nhà giáo dục học thuộc phái giữa luôn được nâng cao. Đơruyi ủng hộ cho khuynh hướng giáo dục thực hành, ông đề nghị giải quyết các nhiệm vụ của cách dạy học này bằng sự phát triển toàn diện của đứa trẻ. Trẻ em đó là sự khởi đầu, là trung tâm và cũng là đoạn kết của tất cả. Theo quan điểm của nhà bác học Mỹ Ađam nội dung cần được xem xét từ phía học sinh chứ không phải từ phía người dạy. Cũng cần nhận thấy là trong giai đoạn trước đó việc dạy học chỉ đảm bảo cho con em của giai cấp giàu có bằng phương pháp cá nhân hoá thì nay đã được mở rộng. Mục tiêu phát triển tối đa của tất cả trẻ tài năng được thừa nhận là mục tiêu hàng đầu. Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Mỹ (Gơronlanđo, Evanxo..) khả năng cá nhân hoá dạy học đã được mở ra cùng với sự phát triển của phương tiện kỹ thuật và sự phổ biến của vi tính vào quá trình học tập. Cá nhân hoá dạy học được quy định bởi sự khác biệt lớn của những phẩm chất học sinh mà kết quả học tập phụ thuộc vào những phẩm chất ấy. ở đây bao gồm cả trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ năng học tập và năng khiếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Ngoài ra cũng cần tính đến những đặc điểm và trạng thái khác nhau ở mỗi học sinh, chúng luôn hoặc nhất thời có ảnh hưởng đến những học sinh đó và chúng được tính đến trong những trường hợp cá biệt. Vì dạy học cá nhân hóa đòi hỏi sự chú ý đến những đặc điểm nêu trên nên mục đích dạy học đặc thù của nó thể hiện ở chỗ để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, hiện thực hoá chương trình học tập bằng cách nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nói riêng, chuyên sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh, xuất phát từ lợi ích và những khả năng đặc biệt của học sinh bằng phương pháp "cá nhân hoá". Mục tiêu phát triển của phương pháp "cá nhân hoá" được thực hiện trong việc hình thành và phát triển tư duy lôgic, kỹ năng lao động học tập dựa vào sự phát triển gần đây nhất của học sinh. Hiện nay "cá nhân hoá" dạy học trong các trường phổ thông của Mỹ dựa trên cơ sở của lý luận dạy học nhằm đạt được các mục tiêu hoặc dạy học lành nghề. Điều cốt lõi của lý luận này là hệ thống giáo dục mà thực hiện nó sẽ cho phép tất cả các học sinh thực hành được các mục tiêu học tập. Blum cho rằng :"Con đường cơ bản của cá nhân hoá là con đường lựa chọn học sinh theo khả năng trí tuệ vào những kiểu trường và lớp khác nhau". Sự thích ứng nhanh việc học tập với trình độ phát triển của mỗi học sinh nhờ sự giúp đỡ của phương pháp dạy học "cá thể hoá" được thừa nhận là rất quan trọng trong lập luận của một nhà giáo dục khác là Ganê. Ông cũng cho rằng để đạt được mục tiêu dạy học "cần phải chú ý đến trình độ học sinh đã đạt được và hướng dẫn một cách chi tiết hoạt động học của học sinh đó".(T1) Có thể nói dạy học phân hoá ở Mỹ được tiến hành khá phổ biến trong các trường tiểu học trên khắp nước Mỹ. Đây là một cách góp phần đào tạo nên rất nhiều thế hệ người tài cho quốc gia phát triển vào bậc nhất thế giới này. Song song với việc nâng cao trình độ đào tạo chung cho toàn thể học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 sinh thì quan điểm dạy học phân hóa vẫn được duy trì và củng cố. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIX - XX, ở Mỹ đã hình thành và phát triển mạng lưới trường tiểu học và thực hiện phân hoá dạy học. Đặc điểm nổi bật của các trường này là chương trình học tập đa dạng. Đây cũng là điểm đặc thù của các trường tiểu học Mỹ trong quá trình dạy học cho trẻ em tài năng. Sự phân hoá trong dạy học là một trong những cách để giải quyết vấn đề dạy trẻ tài năng. Phương pháp này giúp loại bỏ sự cào bằng tồn tại trong học tập có xu hướng "trung bình hoá" con người. Yêu cầu chú ý đến đặc điểm riêng của trẻ, phát huy tiềm năng sáng tạo của chúng và năng khiếu của chúng là một trong những yêu cầu của dạy học phân hoá. Hiện nay tính chất của sự phân hoá này có nhiều thay đổi. Việc chú trọng đặc biệt dành cho sự phân hoá theo năng lực. Tất cả học sinh trong lứa tuổi từ 7-16 phải học 1 trong 10 cấp độ. Trong mỗi nhóm tuổi có thể nghiên cứu tài liệu của môn học ở mỗi cấp độ khác nhau. Trẻ em tài năng có khả năng học tập ở những cấp học cao nhất. Ngoài ra còn 20% thời gian trẻ có thể dành cho việc nghiên cứu các môn học phù hợp với sở thích và nhu cầu đặc biệt của chúng, tạo điều kiện chuyên biệt hoá học tập. Mỗi một phần của chương trình học tập đều được đặt ra với những mục tiêu phù hợp với trình độ này hoặc trình độ khác. Tại mỗi bang khác nhau quy định số lượng cấp độ dạy học khác nhau. Học sinh tuỳ theo mức độ tài năng của mình để chuyển lên cấp trên một cách nhanh hay chậm. Một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài năng là Casepơlan nhận xét rằng : "chương trình học tập đặc biệt cho trẻ tài năng" cần phải phản ánh những đặc điểm phân biệt giữa các em với những bạn có năng khiếu trung bình cùng độ tuổi. Như vậy có bao nhiêu điểm đặc biệt thì có bấy nhiêu dạng phân hoá trong dạy học. Nhưng các nhà nghiên cứu khác nhau đã miêu tả khác nhau những đặc điểm của trẻ tài năng và tính chất biểu hiện của những đặc điểm đó. Số lượng đặc điểm tương đối lớn, các dạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 phân hoá ít hơn rất nhiều so với những đặc điểm đó thậm chí còn ít hơn các dạng tài năng của trẻ. Đa số các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở chỗ : Sự phân hoá trong dạy học cần được xây dựng dựa trên những đặc điểm cơ bản và chủ đạo của trẻ tài năng. Bao gồm: trình độ phát triển cao của tư duy, tính độc lập, không ỷ nại, ham muốn chỉ huy... ở Mỹ có hàng loạt các loại hình dạy học phân hóa hướng vào dạy học cho trẻ em tài năng trong các độ tuổi. Chúng ta chủ yếu xem xét một số khuynh hướng dạy học trẻ em tài năng ở những lớp dưới. Cụ thể có những dạng phân hoá theo các tiêu chí sau: 1. Phân hoá theo thành tích trong học tập (mức độ thành công trong học tập): Phân hoá theo phương án này được xem là đơn giản nhất của sự phân hoá. Nhiều giáo viên vẫn giữ quan điểm của mình và luôn khẳng định "trẻ em tài năng đó là những đứa trẻ thành công trong học tập (học sinh xuất sắc)". Từ đó xuất hiện việc xếp những học sinh giỏi vào một lớp, những em trung bình vào một lớp và những học sinh yếu vào một lớp thứ ba. Nếu nhận xét khách quan thì nhìn nhận trên đây cũng có cơ sở của nó vì về cơ bản nó đã đưa ra tiêu chí rõ ràng song cũng nảy sinh một vấn đề. Khi dạy học phân hoá theo cách này các nhà giáo dục đã dựa vào "cái đã được học" để đánh giá năng lực của trẻ trong khi người đối lập quan điểm này là các nhà tâm lý học, giáo dục học lại hướng tới "cái đang học". Tuy nhiên "cái đang học" lại rất khó để đưa vào chẩn đoán. Thành tích học tập tự nó vẫn chưa phải là yếu tố đảm bảo cho những năng lực trí tuệ cao. Điều này đã đưa các nhà nghiên cứu đến ý nghĩ cần thiết phải tìm kiếm sự liên kết những đặc điểm nhân cách nào đó chứng minh được trình độ năng khiếu chung, từ đó có thể xây dựng phương án cá thể hoá theo mức độ năng khiếu chung.(T6) 2. Phân hoá theo năng lực chung: Dạng phân hoá này trong dạy học nó được thể hiện ở cách hiểu liên quan đến năng lực chung của học sinh. Điều cốt yếu của quan điểm dạy học này là ở hệ thống kiểm tra Test. Kết quả của quan điểm này là nhiều trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 chuyên dành cho trẻ em tài năng đã được thành lập. Luận điểm cơ bản của quan điểm phân hoá này dựa trên ý tưởng rất đơn giản " Sự khác biệt về chất của trẻ em tài năng so với những đứa trẻ bình thường cùng lứa tuổi cũng lớn như sự khác biệt giữa những đứa trẻ tài năng với những đứa trẻ kém phát triển về trí tuệ. Bởi vì có trường dành cho trẻ thiểu năng thì cũng cần có trường dành cho trẻ tài năng". Về quan điểm dạy học phân hoá này đã được các nhà giáo dục học Mỹ (E.Biono, Xixco) phân tích và chỉ ra một số khiếm khuyết: khái niệm chung " tài năng" chưa rõ ràng, độ tin cậy của phương pháp luận về đồng nhất tài năng chưa đầy đủ và điều quan trọng nhất về mặt thực tiễn là hoàn toàn thiếu những lý luận thoả đáng về sự dự báo phát triển của tài năng.(T6) 3. Phân hoá theo chuyên môn: Dạy cho trẻ em tài năng Ý tưởng về các trường chuyên tương đối phổ biến trên toàn thế giới, mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục vẫn chưa được tìm ra hoặc rất khó để khắc phục. Cơ sở lý luận của quan điểm dạy học này là lý luận chưa đánh giá hết quan niệm về tài năng như : Liên kết đặc điểm cá nhân, phủ nhận khả năng xác định mức độ tài năng chỉ dựa vào đặc trưng về chất của tài năng đó. Trẻ "tài năng" được xếp vào nhóm "mạnh" trong dạy học. Chương trình học có thể đưa ra những yêu cầu cao hơn so với các nhóm còn lại. Sự phân hoá mang những đặc trưng riêng tạo cho quá trình dạy học trong nhà trường tiểu học ở Mỹ nói chung và qúa trình đào tạo trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học nói riêng mang tính cá biệt so với các môi trường dạy học của các nước trên thế giới. Trong giới hạn của mỗi bộ môn khi áp dụng dạy học phân hoá có thể lựa chọn các phương án và vấn đề khác nhau tuỳ theo năng lực và nhu cầu của những nhóm học sinh nhất định. Trong những năm gần đây nhằm mục tiêu nâng cao hệ thống định hướng, ở Mỹ đã xuất hiện khuynh hướng học tập của các nhóm trẻ "cơ động" với những khả năng hỗn hợp. Học sinh có thể tạm thời tập hợp thành lớp, giải tán và thành lập lớp mới theo yêu cầu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 bài học, môn học hoặc sở thích cá nhân và cũng có thể sử dụng phương pháp được chú ý nhiều nhất là thành lập các nhóm hoặc cá nhân Trong hệ thống giáo dục của Mỹ có rất nhiều kiểu trường lớp khác nhau cho học sinh tài năng. Ví dụ "các trường từ tính", "các lớp học danh dự", "trường học không chia độ", "các lớp học học hỗn hợp"...v.v...(T6) *Trường học không chia độ: Trong lĩnh vực tổ chức hình thức và phương pháp dạy học cho trẻ tài năng thì trường học không chia độ là loại hình trường phổ biến và mới được mở ra. Thực tế ý tưởng trường không chia độ không phải là mới, nó là sự phát triển của đề án cũ "Đantôn" và "Vinnhetca". Wiliam Ragan là chuyên gia lớn nhất của Mỹ về giáo dục tiểu học đã giải thích rõ ý đồ của trường học "không chia độ" bằng cách thức sau: "Giúp cho mỗi học sinh lớn lên tương quan với tư chất nội tâm của nó mà không làm mất khả năng học tập của học sinh có năng lực, giúp cho học sinh đó học như khả năng và nỗ lực của nó cho phép và không bắt buộc học sinh yếu phải căng ra trước những yêu cầu đòi hỏi vượt quá sức". Hệ thống "không phân chia độ" thường được áp dụng ở 3 năm học đầu tiên, mặc dù có những trường chỉ tồn tại 6 năm. Chương trình học được phân thành 8 - 12 cấp độ (levels). Học sinh tiến hành hoạt động tự học trong những nhóm nhỏ được hình thành từ những trẻ em có cùng năng lực. Học sinh có thể chuyển sang cấp độ sau ngay sau khi hoàn thành chương trình của cấp độ trước mà không cần phải đợi các học sinh khác. Như vậy, với học sinh có năng lực có thể hoàn thành chương trình 3 năm sau 2 năm và chuyển lên khoảng trung gian của trường tiểu học (năm thứ 4, 5, 6 của chương trình học) trong một số trường hợp cũng không phân chia độ. Đối với học sinh khác sự._. điểm, nhu cầu). - Phát hiện học sinh có trí tuệ cao. - Dạy kèm trẻ tài năng. (phụ đạo) - Biên soạn (soạn thảo) kế hoạch học tập. - Chiến lược dạy và tài liệu dạy trẻ tài năng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 - Sự sáng tạo và năng lực sáng tạo. - Lựa chọn và đánh giá chương trình dạy- học. - Làm việc với phụ huynh học sinh. - Các vấn đề đặc biệt của trẻ tài năng. - Sự phát triển hiệu quả của trẻ tài năng. (T6) Các nghiên cứu về hoạt động của giáo viên do nhà giáo dục học Mỹ Becgơ tiến hành, cho phép xác định chức năng của giáo viên làm việc với trẻ tài năng ''Người giáo viên có thể giúp học sinh tài năng khi cộng tác với các giáo viên bộ môn. Họ cùng nhau thay đổi thời khoá biểu, chiến lược dạy học, lựa chọn khả năng, mục tiêu của chương trình, cũng như hoàn chỉnh thể thức đánh giá kiến thức". Người giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao có thể thành thạo thể thức công việc trong nhóm "tài năng hỗn hợp", trong đó tất cả học sinh đều làm việc hết năng lực của mình. Song các trường cũng còn thiếu nhiều giáo viên chuyên môn. Điều này có liên quan đến việc thay đổi phương pháp trong suốt quá trình dạy- học, trong đó các chương trình học tập, khác với trước đây, được xây dựng trên cơ sở của từng môn. Như vậy, lại xuất hiện thêm những khó khăn, trước hết thể hiện ở sự cần thiết phải đổi ngành cho giáo viên, chuẩn bị các tài liệu học tập và tài liệu về phương pháp bổ sung. Việc sử dụng các chương trình của giáo viên ngày nay đã trở thành một trong những điều kiện hiệu quả để hoàn thiện giáo dục và dạy trẻ tài năng ở Mỹ. Người giáo viên cũng như người khuyên bảo, người tư vấn, là hình mẫu của hành vi đối với học sinh, khi cần thiết cũng phải là nhà phê bình, nếu như điều đó có thể giúp học sinh dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra. Việc nghiên cứu cách làm việc theo chương trình của giáo viên trong các trường học Mỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 cho phép xác định rằng, việc dạy học hôm nay là một hình thức hiệu quả nhất của giáo dục trẻ tài năng. Kết luận: Có thể nói chương trình dạy trẻ tài năng của Mỹ là một điển hình tiêu biểu về hiệu quả hàng đầu, đó cũng là nguyên nhân giúp cho Mỹ trở thành một quốc gia hùng mạnh và sở hữu hàng loạt những chuyên gia hàng đầu trong mọi lĩnh vực như hiện nay. Trong hệ thống chương trình về đào tạo trẻ tài năng trong các trường tiểu học ở Mỹ chúng ta thấy có sự đầu tư tích cực nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất ngay từ khâu tìm kiếm, phát hiện đến khâu bồi dưỡng tài năng. Qua phân tích các chương trình dạy học cho trẻ tài năng về hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học và các phương pháp dạy học trong các trường tiểu học ở Mỹ có sự tăng nhanh hơn, hoàn chỉnh hơn, phức tạp hơn và vượt trội về chất so với các lớp học thông thường. Hình thức tổ chức học tập đa dạng và hướng vào phát huy cao nhất ưu điểm của học sinh có năng lực: Học tại trung tâm bảo tàng, phòng tranh, các trung tâm nghiên cứu... Nội dung học tập được mở rộng theo mô hình “làm phong phú” của Renzulin phát triển theo cả “bề rộng” và “bề sâu”. Phương pháp học tập luôn được đổi mới và đa dạng đặc biệt nhấn mạnh phương pháp “nghiên cứu” cho những học sinh tài năng nhỏ tuổi. Các nhà giáo dục học Mỹ cũng không bỏ qua tính ưu việt của các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp hiện đại trong dạy học cho học sinh tài năng. Cũng cần thấy rằng Mỹ đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ chuyên gia chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình đặc biệt dành cho trẻ tài năng. Tuy nhiên trong chương trình tiến hành dạy học cho trẻ tài năng ở Mỹ không phải không có những khó khăn. Hiện nay hầu hết các chương trình đều còn nhiều mâu thuẫn và chưa được giải quyết một cách triệt để. Các luận điểm về lĩnh vực này của các chuyên gia còn nhiều điều chưa thống nhất. Qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 phân tích các tài liệu trong công tác dạy học học sinh tài năng của Mỹ cho thấy quan điểm hoàn thiện nhất và được áp dụng rộng rãi nhất là mô hình học tập của Renzulin. Chắc chắn đây vẫn còn là một vấn đề được các nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ tiếp tục quan tâm và nghiên cứu vì những kết quả của nó là một vấn đề thời sự cấp thiết hiện nay không chỉ của nước Mỹ mà còn là mối quan tâm của tất cả các quốc gia muốn phát triển nguồn lực con người để đẩy nhanh tốc độ phát triển mọi mặt của quốc gia. 4. Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng ở bậc tiểu học tại Việt Nam 4.1. Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam Việt Nam - cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác đang phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của tất cả các mặt khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Một thời kỳ đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc tìm kiếm tích cực những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành tài năng phục vụ đất nước phải được xem như là một vấn đề quốc sách. Nước Việt Nam xưa kia cũng đã chú ý tuyển chọn và đào tạo tài năng và có những chính sách sử dụng người tài độc đáo. Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là một nơi đào tạo tài năng của xã hội cũ còn lưu lại đến ngày nay. Từ khi giành được độc lập từ tay thực dân Pháp cho đến nay Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã quan tâm đến việc đào tạo tài năng cho đất nước. Sự quan tâm đó thể hiện trong các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ: - “ý kiến của hội đồng giáo dục Trung ương” năm 1950 của đồng chí Trường Chinh có viết: “Nên phát huy năng khiếu và sáng kiến của học sinh”. - Sau khi khai thông biên giới với Trung Quốc, chính phủ kháng chiến đã gửi nhiều thanh thiếu niên sang học tập ở Trung Quốc (Liên Xô cũ). Một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 số thanh thiếu niên này đã trở thành những người tài phục vụ trong mọi ngành của đất nước. - Năm 1965, Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục mở các lớp toán đặc biệt ở trường Đại học Tổng hợp Hà nội, Đại học sư phạm Hà nội… Từ đó học sinh Việt Nam đã tham gia các kỳ Ôlimpic quốc tế về toán và năm nào cũng đoạt giải cao. - Nghị quyết số 14/NQTW (11-1-1979), nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội (điều 7, điều 9, điều 10) và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 66, điều 72) đã trực tiếp đề cập đến việc củng cố và phát triển các trường đào tạo tài năng trẻ em. - Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khóa VII ( tháng 1/1993) đã ra nghị quyết về: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong đó có quan điểm thứ hai trực tiếp đề cập đến việc “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. - Nghị quyết đại hội IX của Đảng khẳng định: “Con đường CNH - HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”. Đảng cũng đã xác định: “ Bước nhảy vọt của công nghệ, bước nhảy vọt về dân trí, nhân lực, nhân tài cùng với cơ sở vật chất cần thiết được tạo nên bởi một trong những yếu tố quyết định là giáo dục và đào tạo”. - Trong phần thứ 2 của Văn kiện hội nghị lần thứ IX BCH TW khóa IX (về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tập trung thực hiện từ nay đến Đại hội X của Đảng) có viết: “Bộ Chính trị ra nghị quyết về công tác quy hoạch cán bộ, trong đó cần nhấn mạnh việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng tài năng”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Đầu năm 2004, Chính phủ đã cho triển khai dự án nhà nước: “Thí điểm đào tạo nguồn nhân lực tài năng phục vụ CNH - HĐH đất nước” do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo tài năng ở nước ta đã được chú ý song chương trình đào tạo trẻ tài năng hiện nay vẫn còn đang trong tình trạng “kém hiệu quả”, chương trình này đã được tiến hành rất nhiều năm song cho đến nay không có dấu hiệu cho thấy những kết quả nổi bật của nó. Thực tế công tác tìm kiếm và phát hiện tài năng hiện nay của Việt Nam mới chỉ bó hẹp trong phạm vi của năng lực học tập vượt trội và tài năng của một số lĩnh vực nghệ thuật, thể thao. Trong nhiều các cuộc thi tầm cỡ quốc tế những tài năng Việt Nam đã toả sáng nhưng rất nhiều trong số những tài năng đó sau đó họ hoàn toàn bị rơi vào quên lãng và không được tiếp tục phát triển nên dần thui chột. Hạn chế của chúng ta chính là khâu phát hiện, bồi dưỡng và xa hơn là sử dụng nhân tài. Hiện nay phần lớn các tỉnh đã có trường chuyên (năng khiếu) ở bậc phổ thông trung học nhưng giáo dục tiểu học nước ta hiện nay vẫn chưa có hệ thống trường lớp đào tạo tài năng chuyên biệt. Về mặt tổ chức Bộ giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa có cơ quan chức năng riêng để theo dõi chỉ đạo trực tiếp loại hình trường này. Các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề tài năng còn rất hạn chế đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm trễ việc lập cơ quan quản lý các trường đào tạo tài năng và của tình trạng chưa thống nhất cách gọi tên trường đào tạo tài năng ở tất cả các bậc học. Cũng chính vì vậy hiện chúng ta chưa có cách tuyển sinh hợp lý, khoa học, khách quan và công bằng cũng như chưa có cách đào tạo và sắp xếp giáo viên của loại hình trường này nhất là chưa có cách lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo tài năng ở các cơ sở giáo dục nước ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Trong các nhà trường sư phạm trên toàn quốc hiện nay chưa đưa nội dung và phương pháp dạy trẻ tài năng vào trong chương trình giảng dạy cho sinh viên. Đây cũng là một mặt hạn chế của giáo viên trong công tác đào tạo tài năng tại các trường tiểu học khi chưa được tiếp cận với tri thức cơ bản về lĩnh vực đào tạo đặc biệt này. Qua việc nghiên cứu những đặc điểm dạy học của quốc gia hàng đầu trong phát hiện và bồi dưỡng tài năng trên thế giới là Mỹ, chúng tôi thầy cần có sự định hướng một cách cơ bản lý luận của công tác đào tạo tài năng, quan điểm thống nhất của các lực lượng giáo dục và các tổ chức xã hội trong quá trình tiến hành hoạt động bồi dưỡng tài năng đặc biệt là tại các trường tiểu học. 4.2. Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam Lựa chọn trẻ em tài năng ở bậc tiểu học là một công việc phức tạp do trẻ mới chỉ sống trong một thời gian ngắn, hành vi của trẻ ít bền vững và ổn định. Do vậy để đánh giá chính xác và có độ tin cậy nhằm phục vụ cho việc tuyển chọn vào các trường để đào tạo đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu, tỉnh táo và sáng suốt của nhà giáo dục và của các đơn vị trường tổ chức tìm kiếm tuyển chọn tài năng. Để có thể phát hiện và kịp thời nhận dạng tài năng chính xác, các lực lượng giáo dục tại Việt Nam cần xây dựng một bộ tiêu chí của việc lựa chọn, xây dựng được quy trình chuẩn của việc lựa chọn. Dựa trên việc phân tích những kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn trẻ em tài năng ở Mỹ chúng tôi đưa ra kế hoạch tuyển chọn và những tiêu chí tuyển chọn như sau: + Kế hoạch tuyển chọn trẻ tài năng: Xác định lĩnh vực năng khiếu cần nhận dạng Lựa chọn, xây dựng tiêu chí (chỉ báo) phù hợp với năng khiếu cần tìm kiếm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Lựa chọn bộ công cụ đặc biệt chuyên dụng để đo đạc, nhận dạng tài năng dựa vào các tiêu chí và thông tin cụ thể. Lắp ghép thông tin, xử lý kết quả thu được để phân loại tài năng vào các lớp phù hợp. + Các chỉ báo quan trọng để tuyển chọn trẻ em có năng khiếu cao: Một là: Thành tích trường học hoặc chỉ số thông minh IQ: - Chỉ số thông minh - Thành tích hiện tại trong môn học yêu thích - Các năng lực học tập nói chung hoặc các năng lực giải quyết vấn đề - Động cơ học tập, hoạt động. Hai là: Tính sáng tạo Ba là: Động cơ thành tích - Hứng thú lâu dài của trẻ với một hoạt động chuyên biệt - Tính sẵn sàng cống hiến cho hoạt động đó trong thời gian rỗi - Tính tích cực với hoạt động chuyên biệt. Bốn là: Năng lực xã hội và trí tuệ cảm xúc Năm là: Dấu hiệu của năng khiếu trong các lĩnh vực: Âm nhạc, nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu diễn. + Các nguồn thu thập thông tin về học sinh tài năng của bậc tiểu học: Một là: Quan sát hoạt động của học sinh trong nhà trường. Hai là: Nhận dạng năng khiếu cao dựa vào điểm số học tập. Ba là: Lấy ý kiến tiến cử của giáo viên. Bốn là: Nhận dạng năng khiếu qua các kỳ thi vào. Năm là: Nhận dạng năng khiếu qua các kỳ thi Ôlimpic Sáu là: Nhận dạng căn cứ vào sản phẩm hoạt động của học sinh. Bảy là: Nguồn thông tin từ cha mẹ về năng khiếu của trẻ Tám là: Lấy ý kiến của nhóm bạn thân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Chín là: Lấy ý kiến từ chính bản thân học sinh Mười là: Lấy ý kiến của người lớn trong cộng đồng. 4.3. Một số hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học + Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam Nội dung dạy học là một trong những yếu tố nền tảng quyết định đến chất lượng của công tác đào tạo tài năng. Việc lựa chọn cho học sinh tài năng những kiến thức phù hợp là một công việc khó khăn đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc của các nhà giáo giàu kinh nghiệm. Việc xây dựng nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong trường tiểu học tại Việt Nam cần chú ý một số những điểm chính sau: Một là: Tiếp tục chuẩn hóa nội dung kiến thức chuẩn mà trẻ ở bậc tiểu học cần đạt được để tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển và mở rộng nội dung giành cho dạy học trẻ tài năng. Hai là: Phát triển nội dung dạy học cho học sinh tài năng theo hướng tăng độ khó và mở rộng phạm vi kiến thức trong tất cả các môn học so với chương trình chuẩn. Ba là: Tăng cường đầu tư trang bị tri thức công cụ cho học sinh tiểu học về ngoại ngữ, tin học. Bốn là: Đưa vào giảng dạy những nội dung gắn với đời sống thực tiễn, giúp trẻ phát triển đặc biệt khả năng nhận thức về môi trường sống và thế giới xung quanh ở mức độ phức tạp hơn. Năm là: Nội dung giảng dạy phải thực sự lôi cuốn và phù hợp với sở thích của trẻ lứa tuổi này. + Hình thức tổ chức và một vài biện pháp dạy học cụ thể trong hoạt động dạy học cho học sinh tài năng vận dụng tại Việt Nam: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Trẻ em lứa tuổi tiểu học bộc lộ rất rõ nét năng khiếu tự nhiên, song để giúp trẻ phát triển các năng khiếu thành tài năng đòi hỏi vai trò to lớn của người thầy giáo thông qua phương pháp giảng dạy của mình. Đối với học sinh tài năng ở bậc tiểu học, phương pháp của người thầy và hình thức tổ chức dạy học có nhiều điểm đặc biệt. Hoạt động với học sinh như người giúp đỡ, hỗ trợ, giúp học sinh làm sáng tỏ tri thức chứ không đơn thuần là người truyền đạt thông tin hay phổ biến kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng. Tiến hành thực hiện các phương pháp dạy học như khám phá, thảo luận, hoạt động theo nhóm, nhập vai, nghiên cứu cá nhân… Luôn tìm cách đặt ra những nhiệm vụ có tính thử thách, tạo ra được những tình huống có vấn đề mà muốn giải quyết chúng học sinh phải tìm hiểu, đánh giá và phê phán một cách tỉ mỉ những tri thức hiện thời. Những bài giảng, hướng dẫn luôn gợi mở ý kiến mới và làm nảy sinh những câu hỏi mới ở học sinh năng tài năng. Đối với học sinh tiểu học có năng khiếu cao cần tiến hành sử dụng nhiều các phương pháp trực quan như biểu diễn thí nghiệm, trình diễn … tạo cơ hội để học sinh giải quyết vấn đề đặt ra với những phương án mở. Khuyến khích kỹ năng học và đề cao phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Động viên, kích thích tính tò mò phát hiện và tinh thần học hỏi không ngừng của học sinh, đồng thời coi trọng tính trung thực khách quan trong quan sát thực tiễn. Một trong những biện pháp cụ thể có thể áp dụng hiệu quả trong dạy học học sinh tài năng: 1. Biện pháp cá nhân hóa và phân hóa thành nhóm trong nội bộ lớp học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 2. Biện pháp tăng tốc: Đây là biện pháp tăng tốc độ và nhịp độ làm việc của học sinh có năng khiếu cao. Nó thể hiện ở một số cách làm khác nhau và dựa trên các địa phương cụ thể có thể lựa chọn phương thức phù hợp: Cho trẻ có năng khiếu cao đến trường sớm trước tuổi học đường quy định. Cho trẻ tài năng học vượt một lớp so với bạn cùng lứa. Cho trẻ tài năng học nhanh toàn bộ nội dung chương trình dành cho một lớp và rút ngắn thời gian ở trường tiểu học để lên trung học cơ sở. 3. Biện pháp “cố vấn” thay thế giáo viên một cách linh hoạt: Cố vấn có thể là giáo viên rất có uy tín đối với học sinh tài năng hoặc giảng viên đại học nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục trẻ tài năng. Người cố vấn có thể dạy một hoặc một vài tiết hay đơn thuần là nói chuyện với học sinh tài năng về các vấn đề mà các em quan tâm nhiều nhất. 4. Biện pháp giảng dạy cho từng nhóm riêng của trẻ có năng khiếu cao. Đây là hình thức trong một hoặc vài ngày cố định trong tuần, trẻ sẽ được học tập theo các môn yêu thích riêng biệt do các em lựa chọn. 5. Biện pháp tổ chức các lớp đặc biệt dành cho học sinh tài năng: Tại các lớp này có thể tăng thêm thời lượng giảng bài và tăng thêm dung lượng tri thức cho học sinh có tài năng. Cũng có thể đưa các phương pháp dạy học mới vào các lớp đặc biệt này. 6. Tổ chức dạy học cho trẻ tại các bảo tàng, trung tâm triển lãm, các xưởng sản xuất, nhà máy..v..v dưới hình thức tham quan và viết thu hoạch. 7. Tổ chức các trại hè gắn hoạt động vui chơi của trẻ tài năng của các trường với các yêu cầu về bài học của các môn học liên quan. Giúp trẻ tự khám phá thế giới và giải đáp vấn đề của giáo viên đặt ra. + Yêu cầu đối với giáo viên dạy trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học: Theo các nhà tài năng học người thầy là nhân vật không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng và đào tạo tài năng. Đặc biệt đối với trẻ tài năng ở lứa tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 tiểu học thì vai trò của người thầy càng được thể hiện rõ rệt. Làm sao khơi gợi và phát triển được hứng thú của trẻ và dẫn dắt trẻ đến với tri thức ở học sinh tiểu học thông thường đã là vô cùng khó khăn, song đối với trẻ tài năng lứa tuổi này đòi hỏi người thầy phải là người thực sự có kinh nghiệm trong dạy học trẻ tài năng. Thầy giáo phải nắm được những đặc điểm và những thuộc tính nhân cách của người tài năng, phải nắm bắt được nhu cầu và hứng thú trí tuệ cao của trẻ, tính nhạy cảm, trí tưởng tượng bay bổng, năng lực làm việc thành công trong thời gian nhất định và năng lực của trẻ trong việc cộng tác với các bạn. Chính vì vậy người thầy giáo làm công tác bồi dưỡng tài năng cho trẻ tuổi tiểu học cần phải có những năng lực sau: - Biết giáo dục nhu cầu và hứng thú trí tuệ của trẻ. - Biết khuyến khích học sinh trong học tập và trong các hoạt động. - Hình thành được cảm xúc và trí tưởng tượng bay bổng để trẻ xây dựng và nuôi dưỡng những ước mơ. - Biết giáo dục tính kiên nhẫn và ham muốn hoạt động tinh thần như học tập hay nghiên cứu về thế giới xung quanh. - Biết giáo dục năng lực cộng tác cho học sinh. - Biết tổ chức những yêu cầu tăng dần lôi cuốn học sinh tài năng đến với những tri thức mới và phức tạp hơn. Để làm tốt vai trò của mình người thầy giáo đào tạo tài năng ở bậc tiểu học cần có những đặc điểm tính cách cơ bản sau: - Thành thục trong chuyên môn, luôn cập nhật thông tin và tri thức mới. - Tự tin, linh hoạt, sáng tạo nhiệt tình trong cách giải quyết mọi vấn đề. Dám chịu trách nhiệm và biết chấp nhận rủi ro trong công việc. - Thông cảm với những cá tính, đôi khi lập dị của học sinh tài năng, không thành kiến hay trách phạt chúng vì những nét tính cách đặc biệt đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 - Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc ươm mầm những tài năng và nhận thức được vai trò quan trọng của việc đào tạo trẻ tài năng ở bậc đầu tiên trong nhà trường tiểu học. Để trang bị cho các thầy cô giáo những kỹ năng trên trong nhà trường sư phạm cần đưa lý luận giáo dục trẻ tài năng vào giảng dạy. Trong các trường tiểu học cần có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn dạy trẻ tài năng cho giáo viên giúp họ thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Bởi để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy đặc biệt này, thầy cô giáo bên cạnh kinh nghiệm còn cần phải được trang bị một hệ thống tri thức cơ bản và được cập nhật thường xuyên những thành tựu giáo dục tài năng trên thế giới để điều chỉnh hoạt động dạy học của mình ngày càng nâng cao hiệu quả rõ rệt hơn. KẾT LUẬN: Cho đến nay công tác dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học tại Việt Nam vần chưa có được kết quả mong muốn. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là do chúng ta chưa có được hệ thống lý luận cơ bản về dạy học trẻ tài năng và công tác đào tạo bồi dưỡng tài năng. Thứ hai do chúng ta chưa đầu tư thỏa đáng cho công tác tìm kiếm và phát triển nguồn lực tài năng. Chúng ta mới chỉ đào tạo “gà nòi” trong các lĩnh vực nhất định chính vì vậy đang bỏ sót một nguồn lực tài năng lớn. Thứ ba chúng ta chưa có được đội ngũ các chuyên gia đào tạo tài năng được đào tạo cơ bản trong các trường. Trong công cuộc đi lên xây dựng đất nước giàu mạnh nguồn lực lao động đặc biệt là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao giữ vai trò quyết định. Chính vì vậy nguồn lực tài năng cần phải được phát hiện kịp thời và đào tạo ngay từ bậc tiểu học, tạo sự định hướng từ những năm đầu tiên để những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 tài năng thực sự được tỏa sáng và trở thành nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chung của đất nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực tài năng, Đảng và Nhà nước ta đang có những chính sách và chương trình hành động cụ thể cho thấy những bước chuyển mình rõ rệt trong công tác đào tạo tài năng. Trong giai đoạn sắp tới với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trực tiếp là Bộ giáo dục và các lực lượng giáo dục, công tác đào tạo tài năng nói chung và đào tạo tài năng ở bậc tiểu học nói riêng sẽ có những bước chuyển biến mới và chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có một nguồn nhân lực tài năng dồi dào trong mọi lĩnh vực hoạt động góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước đưa đất nước ta thực sự trở thành một nước công nghiệp phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 KẾT LUẬN CHUNG Có thể nói Mỹ là một quốc gia hàng đầu về lĩnh vực sử dụng và đào tạo người tài. Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy với các chính sách đầu tư tích cực cho dạy học và giáo dục trẻ tài năng cùng với các cách thức và phương pháp đào tạo hợp lý đã đem lại cho nước Mỹ một nguồn lực lao động chất lượng bậc nhất trên thế giới.Việc dạy học trẻ em tài năng của nước Mỹ dựa trên cơ sở áp dụng các hình thức và phương pháp đa dạng hóa để phân loại như một phương tiện tạo điều kiện thuận lợi để trẻ với các tư chất trí tuệ khác nhau phát triển. Công tác phân loại dạy học theo trình độ ở Mỹ tạo cơ sở cải cách triệt để các trường học, cho phép nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Việc dạy học theo hình thức này có tính đến nhu cầu nhận thức của học sinh tài năng. Nguyên tắc cơ bản để phân loại học sinh tài năng ở Mỹ là tạo cho học sinh có khả năng nghiên cứu rộng và sâu các ý tưởng cơ bản, các vấn đề và đề tài chủ yếu; tạo cho học sinh khả năng ứng dụng các kỹ năng, kỹ xảo vào hoạt động; tư duy hiệu quả; tạo ra khả năng tự điều khiển quá trình học tập của học sinh… Nội dung dạy học được cấu trúc phù hợp với những luận điểm cơ bản của chương trình mới theo trình độ mà học sinh có thể đạt tới tùy vào thành tích và khả năng của trẻ, trẻ tài năng có thể đạt tới trình độ cao nhất. Hình thức và phương pháp dạy học cá nhân hóa và phân hóa trong các lớp cơ động, các nhóm hỗn hợp, các hình thức tham quan, dã ngoại, học ngoài môi trường…tạo điều kiện cho việc dạy trẻ ở các năng lực khác nhau phát huy cao nhất khả năng của mình đồng thời khơi gợi được ở trẻ tài năng hứng thú và niềm đam mê đặc biệt với một bộ môn, một chủ đề nhất định. Để có thể dạy học học sinh tài năng có hiệu quả giáo dục ở các trường Tiểu học của Mỹ có sự đầu tư đặc biệt về đội ngũ giáo viên. Các nhà giáo dục học Mỹ đã chỉ rõ các tiêu chí cần thiết của giáo viên làm công tác giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 chuyên biệt này. Tuy ở mỗi bang của Mỹ có những tiêu chí khác nhau song tựu chung đều thể hiện yêu cầu cao về năng lực đối với lực lượng giáo viên đào tạo tài năng. Kinh nghiệm của trường tiểu học Mỹ chỉ ra rằng sự phát triển thành công của trẻ tài năng được đảm bảo trước hết bởi sự thay đổi chất lượng học tập của trẻ, điều quan trọng nhất là người giáo viên phải giúp cho trẻ tư duy hiệu quả. Giải quyết vấn đề này ở trình độ lý luận dạy học đòi hỏi các nhà giáo dục Mỹ phải xây dựng được một hệ thống lý thuyết chung có tính tổng thể. Quan trọng nhất là hệ thống khái niệm về tài năng và các quan điểm về phương pháp với việc dạy và phát triển của trẻ tài năng. Trong quá trình tìm kiếm và phát triển tài năng nước Mỹ cũng còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống các quan điểm còn chưa thống nhất, hoạt động dạy học trẻ tài năng bao gồm nhiều vấn đề phức tạp ngay từ khâu phát hiện, phân loại và đào tạo tài năng. Sự phân tích lịch sử và các khuynh hướng hiện đại trong sự phát triển nền giáo dục phổ thông ở Mỹ đã chỉ ra rằng: Các tiêu chí lựa chọn tài năng trong thực tế thường bị đánh lộn bởi các tiêu chí xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có sự giải quyết rõ ràng minh bạch nhiều vấn đề cụ thể: Có cần phải tách riêng trẻ tài năng trong quá trình dạy - học hay không? Có cần phải dành cho trẻ em tài năng những nội dung phong phú hơn chương trình so với các lớp học thường? Con đường nào hiệu quả hơn tăng nhanh cường độ tiếp thu của chương trình bình thường hay đưa ra những chương trình phong phú hơn? Làm thế nào để tương ứng giữa yêu cầu trình độ tài năng của trẻ với những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ? Mối tương quan giữa chương trình chung dành cho mọi trẻ tiểu học với chương trình riêng đào tạo trẻ tài năng?... Giải quyết các vấn đề trên cũng như các vấn đề phức tạp diễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 ra trong dạy trẻ tài năng yêu cầu các nhà giáo dục học Mỹ phải tiếp tục nghiên cứu về cả lý thuyết và thực nghiệm của các chương trình giáo dục khác nhau. Công tác đào tạo tài năng nói chung và ở các trường tiểu học tại Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế. Công tác này được tiến hành nhiều năm song trên thực tế kết quả thu được chưa cao. Làm thế nào để phát huy tài năng trẻ Việt Nam đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các lực lượng trong xã hội. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của quá trình dạy học trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ chúng tôi rút ra được một số biện pháp để góp phần hoàn thiện hơn cho công tác dạy học trẻ tài năng trong các trường tiểu học tại Việt Nam đang là một vấn đề còn nhiều tồn tại. Để có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đào tạo tài năng của mình chúng ta cần: Có sự đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống lý luận về trẻ tài năng và đào tạo trẻ tài năng. Bộ giáo dục và đào tạo cần có cơ quan chuyên môn phụ trách về lĩnh vực đào tạo tài năng. Xây dựng được kế hoạch tuyển chọn tài năng và bộ tiêu chí cụ thể để lấy đó làm căn cứ để tuyển chọn và phát hiện tài năng. Hoàn chỉnh nội dung chương trình chuẩn của bậc tiểu học để dựa trên cơ sở đó nâng cao chương trình đào tạo trẻ tài năng nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu cơ bản. Xây dựng nội dung dạy học trẻ tài năng vừa đa dạng, vừa gắn liền với thực tiễn đời sống, tăng cường tri thức công cụ cho học sinh tài năng ngay từ bậc tiểu học áp dụng các biện pháp dạy học cá nhân hóa, tăng tốc, phân hóa trong dạy học trẻ tài năng ở các trình độ trí tuệ khác nhau. Có sự đầu tư cho việc phát triển đội ngũ giáo viên làm công tác đào tạo tài năng qua việc đưa chương trình dạy trẻ tài năng trong chương trình đào tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 của các trường sư phạm, tăng cường tập huấn cập nhật kiến thức mới cho giáo viên đang tham gia dạy các trường tiểu học, các lớp tài năng tại Việt nam Đội ngũ người lao động của mỗi quốc gia là lực lượng tinh túy, là cơ sở đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của một đất nước. Trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào hay trong một chế độ xã hội nào người tài luôn là lực lượng được quan tâm bồi dưỡng. Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt nam đang hướng đến việc xây dựng một đội ngũ lao động chất lượng cao, Đảng và Nhà nước ta đang có sự quan tâm đầu tư và chúng ta có quyền hy vọng vào một đội ngũ người trẻ tài năng góp phần đưa đất nước ta lên một vị thế mới so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 - NXB Giáo dục 2000 2. Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020 - NXB Giáo dục 2006 3. Gia đình, nhà trường với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài - PGS . TS Nguyễn Huy Tú. NXB Giáo dục - 1996. 4. Giáo dục học hiện đại - Thái Duy Tuyên NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001. 5. Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI - Nguyễn Hữu Châu. NXB Giáo dục 2007. 6. Luật giáo dục năm 2005 - NXB Tư pháp 2005. 7. Một số luận án tiến sĩ về đề tài trẻ tài năng. 8. Tài năng, quan niệm, nhận dạng và đào tạo - PGS.TS Nguyễn Huy Tú. NXB Giáo dục - 2005 9. Tạp chí khoa học giáo dục. 10. Tài liệu từ Internet: Cha mẹ tài năng, IQ, giáo dục gia đình… 11. Trắc nghiệm dành cho bé yêu - Multiple intelligencs. NXB Lao động 2007 do tác giả Hà Thương biên soạn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9054.PDF
Tài liệu liên quan