Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________________ Nguyễn Thị Phương ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT JANE EYRE VÀ WUTHERING HEIGHTS CỦA HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________________ Nguyễn Thị Phương ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT JANE EYRE VÀ WUTHERING HEIGHTS CỦA HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE

pdf114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5097 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học, tôi đã nhận được rất nhiều tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của nhiều người. Nay luận văn đã hoàn thành, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời tri ân chân thành đến: TS. Nguyễn Thị Anh Thảo – người đã hết lòng yêu thương, tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng những thầy cô trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập. Các thầy cô thuộc Phòng Sau đại học cùng toàn thể cán bộ, nhân viên thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm những nguồn tài liệu quý. Thầy Phạm Văn Lương và BGH, đồng nghiệp Trường THCS Nguyễn Trãi (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tạo nhiều điều kiện để tôi có cơ hội được học tập nâng cao trình độ. Cuối cùng xin cảm ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè và những tấm lòng nhân ái đã đồng hành và chia sẻ cùng tôi trên những bước đường khó khăn đã qua. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương MỤC LỤC 5TLỜI CẢM ƠN5T ...................................................................................................................... 1 5TMỤC LỤC5T ............................................................................................................................ 2 5TPHẦN MỞ ĐẦU5T .................................................................................................................. 4 5TI. Lí do chọn đề tài5T .................................................................................................................................... 4 5TII. Lịch sử vấn đề5T ..................................................................................................................................... 5 5TIII. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5T ..................................................................................................... 10 5TIV. Phương pháp nghiên cứu5T .................................................................................................................. 11 5TV. Đóng góp của luận văn5T ...................................................................................................................... 11 5TVI. Cấu trúc của luận văn5T ....................................................................................................................... 11 5TChương 1. HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE - MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TRONG NỀN VĂN HỌC ANH THẾ KỈ XIX5T ............................................................................... 13 5T1.1. Nước Anh thế kỉ XIX - Một xã hội hai bộ mặt 5T ................................................................................. 13 5T1.1.1. Thời đại xã hội “vừa lạc quan vừa bi quan”5T ............................................................................. 13 5T1.1.2. Thời đại của những mâu thuẫn xã hội5T ....................................................................................... 17 5T1.1.2.1. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc5T .......................................................... 17 5T1.1.2.2. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản5T ........................................................... 18 5T1.2. Charlotte Bronte và Emily Bronte - Những con người tài hoa bạc mệnh5T ......................................... 20 5T1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân5T ................................................................................................................. 20 5T1.2.2. Trí tuệ và tâm hồn5T .................................................................................................................... 24 5T1.3. Jane Eyre và Wuthering Heights - Bước tiến mới của tiểu thuyết Gothic5T ......................................... 30 5T1.3.1. Tiểu thuyết Gothic5T ................................................................................................................... 30 5T1.3.2. Yếu tố Gothic trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ............................................................. 31 5T1.3.2.1. Yếu tố kì bí siêu nhiên5T ...................................................................................................... 31 5T1.3.2.2. Nhân vật với những cảm xúc dâng trào mãnh liệt 5T.............................................................. 32 5T1.3.2.3. Sự cầm tù và cửa sổ giải thoát5T........................................................................................... 33 5TChương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG JANE EYRE VÀ WUTHERING HEIGHTS5T .................................................................................................. 35 5T2.1. Các motiv nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heigths5T.............................................................. 35 5T2.1.1. Motiv cặp đôi nhân vật đối lập5T ................................................................................................. 35 5T2.1.2. Motiv cặp đôi nhân vật hoà hợp5T ............................................................................................... 41 5T2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Jane Eyre và Wuthering Heights5T ........................................ 45 5T2.2.1. Jane Eyre – Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ ngoại hình nhân vật 5T ............................................................. 45 5T2.2.2. Wuthering Heights – Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng những nét chấm phá đặc trưng5T ............ 49 5T2.3. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ............................... 51 5T2.3.1. Jane Eyre - Khắc họa tính cách nhân vật dưới cái nhìn một chiều5T ............................................ 51 5T2.3.2. Wuthering Heights - Khắc họa tính cách nhân vật qua cái nhìn dịch chuyển đa chiều5T ............... 55 5TChương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KẾT CẤU TRONG JANE EYRE VÀ WUTHERING HEIGHTS5T .................................................................................................. 66 5T3.1. Người kể chuyện trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ................................................................. 66 5T3.1.1. Jane Eyre – Tự sự ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến5T ..................................................... 66 5T3.1.2. Wuthering Heights – Tự sự ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn đa tuyến5T ......................................... 70 5T3.2. Thời gian nghệ thuật trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ........................................................... 76 5T3.2.1. Jane Eyre - Thời gian hồi tưởng theo trình tự trước sau5T ............................................................ 76 5T3.3. Cốt truyện trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ........................................................................... 86 5T3.3.1. Jane Eyre – Cốt truyện liền mạch5T ............................................................................................. 87 5T3.3.2. Wuthering Heights – Cốt truyện phân rã, lồng khung5T ............................................................... 91 5TPHẦN KẾT LUẬN5T ............................................................................................................ 96 5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T ................................................................................................. 98 5TPHỤ LỤC5T ......................................................................................................................... 105 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Không chỉ có nền kinh tế phát triển, nước Anh còn là quê hương của nền văn hóa nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đầy hương sắc, phong phú với nhiều tác gia nổi danh khắp thế giới. Những con người ấy dù đã đi về một thế giới khác nhưng tên tuổi của họ vẫn còn sống mãi với thời gian và những đứa con tinh thần của họ không chỉ là tinh hoa của nước Anh mà còn là tinh túy của toàn nhân loại. Nhắc đến văn học Anh chúng ta không thể không nhắc đến kịch gia William Shakespear cùng với những vở kịch bất hủ của ông. Đã bao thế kỉ trôi qua mà ánh hào quang của nhà viết kịch tài ba này vẫn chói lọi trên bầu trời nghệ thuật thế giới. Hay cho đến nay tình cảm của người đọc khắp năm châu bốn biển đối với nhà văn Daniel Defoe – tác giả của Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kì lạ của Robinson Cruso vẫn không hề phai nhạt. Đến thế kỉ XIX, vị thế của nền văn chương Anh càng được khẳng định chắc chắn trên văn đàn thế giới bởi sự xuất hiện của hàng loạt các nhà văn nhà thơ tài hoa. Những ai yêu thơ hẳn là không thể không biết đến Percy Bysshe Shelley, Lord Byron, John Keats…qua những vần thơ lãng mạn, đa sầu đa cảm của họ. Đặc biệt, vườn hoa văn học của xứ sở sương mù ở thời kì này càng trở nên sống động hơn nhờ các ngòi bút văn xuôi như Charles Dickens, William Thackeray, Eliot, Meredith, … trong đó có hai chị em nhà Bronte – Charlotte Bronte và Emily Bronte. Manh nha từ thời Elizabeth đến thế kỉ XIX thì thể loại tiểu thuyết ở Anh đã phát triển thành một hình thức nghệ thuật rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ gắn liền với một đội ngũ sáng tác đông đảo, hùng hậu không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai cấp. Sống và sáng tác dưới triều đại của nữ hoàng Victoria, Charlotte Bronte và Emily Bronte đã có nhiều đóng góp cho thể loại văn chương này. Mặc dù con đường văn nghiệp của hai cô gái nhà Bronte không mấy suôn sẻ nhưng họ đã vượt lên những định kiến của xã hội và hoàn cảnh bất hạnh của gia đình, kiên trì với cây bút để tài năng của mình được khẳng định. Jane Eyre và Wuthering Heights ra đời đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ văn sĩ. Khi mới ra đời hai tác phẩm đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong dư luận, người đọc xôn xao đi tìm hiểu Currer Bell, Ellis Bell (bút danh của Charlotte và Emily lúc bấy giờ) là ai, nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, xấu đẹp ra sao,.. Dù sáng tác không nhiều nhưng những gì Charlotte và Emily viết ra đều bằng tất cả tài năng và tình yêu đối với văn chương, đối với cuộc đời nên chúng có sức hút mãnh liệt đối với độc giả. Ra đời cho đến nay đã gần hai trăm năm nhưng Jane Eyre và Wuthering Heights vẫn được người đọc dành cho những tình cảm hết sức trìu mến. Không những thế, hai tác phẩm này còn được được các nhà đạo diễn điện ảnh nhiều lần dựng thành phim. Cũng vì mến mộ tài năng và ý chí của những cô gái mang họ Bronte mà vùng đồng quê 8Tmiền Tây Yorkshire ở phía Bắc nước Anh, vùng quê luôn được coi là “ảm đạm, hiu quạnh” và ngôi làng nhỏ Haworth – nơi sinh sống của chị em Bronte lâu nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong đó có những độc giả dành trọn niềm say mê cho các sáng tác của họ. 8TỞ Việt Nam, hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights được đông đảo người đọc biết đến và dành cho chúng nhiều thiện cảm. Vì vậy, người viết đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte” nhằm đi vào 8T 8T khám phá thế giới nghệ thuật của hai nữ sĩ tài hoa bạc mệnh này cũng như mong muốn góp phần khẳng định những cống hiến mà họ để lại cho đời qua những trang văn. II. Lịch sử vấn đề Khi nói đến chị em nhà Bronte, người đọc nghĩ ngay đến ba nhà văn nữ nổi tiếng có tên là Charlotte, Emily và Ann Bronte. Trong một gia đình mà cả ba cô gái đều tài hoa và theo nghiệp văn chương, có thể nói đây là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử văn chương Anh quốc và thế giới. Trong cuốn Lịch sử văn học Anh (tập II), Đỗ Khánh Hoan đã xếp ba chị em Bronte thành một văn phái độc lập bên cạnh văn phái Dickens, văn phái Thackeray- Trollope và văn phái G. Eliot,.. Ông đã nhận xét chung về những sáng tác của ba chị em họ như sau : “ Ưu điểm mới của họ là đã trình bày một quan niệm mới mẽ về nhân vật nữ, truyện của họ là sản phẩm của tri thức, của cảm xúc tri thức và trí tưởng tượng…lấy tâm hồn con người làm đối tượng, họ đã mở đường cho George Eliot và Meredith đi theo” [56, tr. 136]. Ở bài Các nhà văn nữ và một số thể loại hư cấu trong văn học phương Tây và Việt Nam hiện đại, tác giả Đặng Thị Hạnh có đề cập đến hiện tượng văn học chị em Bronte và sự ảnh hưởng của họ đến tình hình văn học ở nước Anh thời bấy giờ : “Ba chị em Brontë (Charlotte, Emily, Ann) đều sống hầu như bị cấm đoán trong một gia đình mục sư nông thôn, tách biệt khỏi xã hội. Chết trẻ và hầu như không có kinh nghiệm đời, họ vẫn đã để lại những cuốn truyện đầy sức mê hoặc - “những cấu trúc lớn u ám” (Citati) - về những gia đình quý tộc nhỏ của vùng nông thôn Anh, tắm trong không khí phong bế của những bi kịch bị che giấu. Charlotte, người đi xa nhất, du nhập được nhân cách thực của người phụ nữ với những yêu cầu riêng tư và xã hội; Emily dựng những nhân vật có cá tính cực đoan sống giữa vùng đồi đầy hoa thạch thảo, trong một tiểu thuyết trữ tình giàu sự cố biến động nhưng vẫn giữ được sự mực thước (rất “Anh”) qua lời kể của một nhân vật xưng tôi không tham gia vào cốt truyện; Ann chuyển tải nỗi lo âu siêu hình vào những truyện kể có tính giáo huấn: cả ba đều đã làm đảo lộn tiểu thuyết Anh”P0F1P. Tuy nhiên, đặt tác phẩm của ba cô gái nhà Bronte dưới ánh sáng so sánh thì các học giả đều thừa nhận tài năng sáng tạo tuyệt vời của Emily và Charlotte hơn Ann : Charlotte là “người sáng tác nhiều và khéo léo nhất” [56, tr. 214], “Emily là một thiên tài kì lạ bất thường” [56, tr. 214] còn “Ann thuộc loại nhà văn có tài hơn nhà văn vĩ đại. Tương đối, trong ba chị em, Ann Bronte ít quan trọng hơn nếu xét địa vị nhà văn của nàng…” [56, tr. 214]. Với hai tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights, Charlotte và Emily được sánh ngang hàng với Lev Tolstoi, Dostoievski…Ngay từ khi mới ra đời, hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights đã gây chấn động nơi người đọc lẫn giới phê bình văn học. Người ta cho rằng lâu lắm rồi mới có dịp đọc những cuốn tiểu thuyết hay đến vậy. Về tác giả Charlotte Bronte và tác phẩm Jane Eyre, Karl Marx trong Nữu ước thời báo (ngày 1 tháng 8 năm 1854) đã đặt bà ngang hàng cùng với Charles Dickens, William Makepeace Thackery, Elizabeth Gaskell, mà ông gọi là “trường phái xuất sắc của tiểu thuyết Anh hiện đại”. Còn trong The Book of great books đã có lời nhận xét về Jane Eyre như sau : “Cuốn tiểu thuyết này là một thành công lớn khi nó được xuất bản vào năm 1847. Bronte đã sử dụng bút danh Currer Bell và hầu hết các nhà phê bình kết 1 luận rằng tác giả là một người đàn bà, bởi vì người kể chuyện là một người phụ nữ” [113, tr. 424]. Trong Lịch sử văn học Anh quốc, tác giả Michael Alexander cũng có sự đánh giá cao về văn phong của tác phẩm Jane Eyre : “Jane Eyre đã tạo được nhiều ảnh hưởng bởi văn phong gợi cảm và tính nghiêm túc về luân lí trong nội dung câu chuyện. Jane Eyre sử dụng lối mô tả với những đường nét hấp dẫn, tinh tế mang tính tượng trưng, chẳng hạn như đoạn tả cây dẻ ngựa trong khu vườn của Rochester và căn phòng màu đỏ tại nhà dì Reed. Căn phòng kinh khủng ấy là dấu hiệu Gothic của một tác phẩm được sự đam mê thách thức và tổn thương dẫn dắt. “Ông chủ” của Jane, Creole điên loạn bị nhốt trên tầng gác, đám cưới bất thành, di sản bất ngờ mà Jane được hưởng, tiếng gọi thần giao cách cảm, tòa lâu đài bị cháy, tất cả đều là những hình ảnh của tiểu thuyết Gothic, loại tiểu thuyết mà chị em Bronte đã được đọc thưở ấu thời. Hơn nữa trong gia đình Bronte, cuộc sống của họ đã mang những đặc tính Gothic rồi” [1. tr. 418]. Đặng Thị Hảo trong Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới cũng có nhắc đến sự ảnh hưởng của tiểu thuyết Gothic đối với Jane Eyre, bên cạnh đó bà còn bình luận về sự thành công của Charlotte trong việc miêu tả tâm lí nhân vật : “Về nghệ thuật, trước hết, Jên Erơ là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Anh. Có thể thấy trong tập sách vô số bức họa lớn nhỏ và cảnh sắc thiên nhiên mà Bronti đã say mê ca ngợi và miêu tả bằng ngôn ngữ văn học tinh vi, chính xác. Bà cũng đã thể hiện tài tình sự hòa hợp giữa thiên nhiên với đời sống nội tâm nhân vật, tạo nên bầu không khí thi vị và thơ mộng cho cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, những tình tiết ly kỳ và không khí bí ẩn của lâu đài Thornơfin được nhà văn đưa vào tác phẩm khiến độc giả vốn quen thuộc với loại “tiểu thuyết gôtich” – loại sách rất thịnh hành ở Anh thế kỷ XVIII, XIX... không khỏi nghĩ rằng Bronti chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật này” [53, tr. 696]. Bàn về nghệ thuật của tác phẩm Jane Eyre, nhà nghiên cứu Đỗ Khánh Hoan còn có lời nhận xét như sau : “Cốt truyện kém vững vàng, song nhân vật chính đã được tác giả miêu tả tỉ mỉ” [56, tr. 215]. Cũng trong Lịch sử văn học Anh quốc, Michael Alexander đã đề cập đến cấu trúc của Wuthering Heights : “Những ai đến với Wuthering Heights của Emily Bronte đều phải kinh ngạc trước sự phức tạp của một câu chuyện, mà ngay cả người đọc dày dặn cũng cảm thấy bí ẩn khó hiểu” [1, tr. 418]. Có lẽ phần nào chính vì “sự phức tạp” ấy và tính cách nhân vật quá “mãnh liệt” mà khi vừa được xuất bản, Wuthering Heights đã làm dấy lên những cuộc tranh luận “sấm sét” từ phía độc giả. Tác phẩm bên cạnh nhận được nhiều lời khen ngợi thì còn gặp phải không ít lời chỉ trích dữ dội. Trước tình thế đó, Charlotte đã phải lên tiếng để bênh vực cho em gái trong một lời tựa ở lần xuất bản thứ hai : “Wuthering Heights được đẽo tạc trong một xưởng hoang dại bằng những chất liệu mộc mạc. Nhà điêu khắc lấy một khối đá granit trên một cánh đồng hoang quạnh quẽ, nhìn kĩ chàng thấy từ tảng đá, có thể tạo được một cái đầu như thế nào, man rợ, đen đúa, hung hãn; một hình dáng được đắp nặn, với ít nhất là một yếu tố hùng vĩ, sức cường. Chàng làm việc với một cái đục thô sơ và không theo mẫu nào ngoài thi ảnh từ suy tư của chàng. Với thời gian và lao động khối đá mang hình người. Và kia, nó sừng sững đứng, đồ sộ, đen đúa và cau có, nửa tượng nửa núi đá; là tượng thì khủng khiếp và giống như quỷ; là núi đá thì hầu như đẹp, vì nó mang màu xám dịu và mặc lớp rêu của đồng hoang; và đá, thạch nam với những chùm hoa hình chuông và hương thơm ngào ngạt của nó, vẫn thủy chung mọc sát dưới chân gã khổng lồ ấy” [13, tr. 14]. Tuy nhiên càng về sau người ta càng nhận ra giá trị của tác phẩm Wuthering Heights và tài năng của Emily : “Wuthering Heights được đánh giá là một tác phẩm độc nhất vô nhị” [1, tr. 419], “thật độc đáo và đặc biệt trong văn chương Anh” [56, tr. 214]. Wuthering Heights được sánh ngang hàng với vở kịch Vua Lear của Shakespeare. Trước kia, người ta cho rằng cấu trúc của quyển tiểu thuyết quá rối rắm, phức tạp còn ngày nay giới phê bình văn học hiện đại công nhận cấu trúc của tác phẩm là một sự sáng tạo tuyệt vời của Emily Bronte : “Ngày nay, tác phẩm này được coi là một tiểu thuyết kinh điển của 5TVăn học Anh 5T với một cấu trúc rất sáng tạo, đó là cấu trúc truyện như một chuỗi 5Tbúp bê Matryoshka 5T, cũng vì sự sáng tạo này mà ý kiến của giới phê bình trong lần xuất bản đầu tiên của Đồi gió hú là rất khác nhau” P1F2P. Dương Tường trong khi dịch Wuthering Heights cũng đã nhận xét “đây là viên kim cương của văn học Anh”. Theo Đặng Thị Hảo thì : “Viết Đỉnh gió hú, Emily Brontë đã vận dụng những chất liệu hiện thực cộng với các motip tưởng tượng và phóng đại trong việc miêu tả sự kiện, 2 Đồi_gió_hú200 tình tiết cũng như trong quá trình thể hiện tâm lý nhân vật, khiến câu chuyện vừa giữ nguyên cái vẻ dữ dội của hiện thực khốc liệt, vừa mang vẻ ly kỳ hấp dẫn đối với người đọc” [53, tr. 426]. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu cũng không tiếc lời khen ngợi dành cho Wuthering Heights : “Tiểu thuyết viết về mối tình bi thảm giữa cô Catơrin (Catherine) con gái chủ nhà với người anh nuôi Hetclip (Heathcliff) và được giới phê bình đánh giá rất cao; từng có những người khen đây là cuốn tiểu thuyết hoàn hảo một cách tuyệt vời, cuốn tiểu thuyết đáng chú ý nhất ở Anh, cuốn tiểu thuyết xưa nay do một người phụ nữ viết ra…” [53, tr. 158]. Nguyễn Thành Thống, trong Lịch sử văn học Anh trích yếu cũng cho rằng :“Wuthering Heights là một cuốn tiểu thuyết có một không hai trong văn học Anh. Tác giả tỏ ra “lãng mạn “ hơn là “thuộc thời kỳ Victoria ”. Qua sự miêu tả tình yêu say mê Heathcliff dành cho Catherine, Emily cho nhân vật của mình cái sức mạnh không chế ngự được và sự dữ dội của những yếu tố bị kiềm hãm” [94, tr. 346]. Dịch giả Nhất Linh đã ca tụng Đỉnh gió hú như là một trong những cuốn truyện hay nhất thế giới. Trong cuốn biên khảo Viết và đọc tiểu thuyết, ông cho rằng giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời. Ông khẳng định Đỉnh gió hú là một trong những sách hay của nhân loại, có giá trị bền vững với thời gian và có thể sánh ngang với Chiến tranh và hòa bình , Anna Karenia của Lev Tonstoi ; Những linh hồn chết của Gogol ; Anh em nhà Karamazov và Những người bị ám ảnh của Dostoievski...”. Vị chủ soái của văn phái Tự lực văn đoàn rất tâm đắc về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả Emily : “Trong cuốn sách lạ lùng của nữ văn hào Anh quốc Emily Bronte, cuốn Đỉnh gió hú, xuất bản năm 1847, tác giả đã để một người vú già kể chuyện lại. Một vú già kể chuyện thì còn làm gì có những chỗ giảng giải về tâm hồn, ý nghĩ nhân vật nữa, tuyệt nhiên không có, tuyệt nhiên vú già chỉ là người đứng ngoài thôi. Thế mà chỉ bằng một giọng kể chuyện rất thường, bằng những chi tiết, vú già đó đã cho người ta thấy tất cả cái sâu xa của tâm hồn người trong truyện”. Khi trình bày nghệ thuật viết tiểu thuyết nhất là về vấn đề xây dựng nhân vật, Dương Ngọc Dũng cũng đã chọn Wuthering Heights làm ví dụ tiêu biểu và giảng giải một cách cụ thể như sau : “Để cho việc trình bày nhân vật được khách quan, nhà văn thường sử dụng các thủ pháp sau: thủ pháp thứ nhất thường là để một nhân vật phụ nào đó kể về nhân vật chính. Emily Bronte đã áp dụng kỹ thuật này rất hoàn hảo, đạt mức độ điêu luyện kỹ thuật cao. Hai nhân vật trung tâm của tác phẩm Wuthering Heights là Heathcliff và Catherine, nhưng tác giả không chọn lối trình bày trực tiếp, như vậy sẽ vướng vào một số khuyết điểm, về mặt kĩ thuật đưa đến chỗ làm hại tác phẩm. Emily chọn hai người kể chuyện là Lockwood và Nelly Dean để làm công việc kể lại những điều họ biết về Heathcliff và Catherine. Sự kiện này nhằm đạt hai mục tiêu quan trọng của tác giả, cho thấy câu truyện kể có vẻ khách quan và điều quan trọng hơn cho thấy sự khác biệt hành động giữa Heathcliff và Catherine (hai cá nhân độc đáo) và Lockwood , Nelly Dean (hai cá nhân thiển cận, tầm thường) [29, tr. 62 - 63]. Báo An Ninh Thủ Đô 10/04/2009 đã nhận định về Wuthering Heights của Emily Bronte : “Câu chuyện tình lãnh mạn nhưng khá dữ dội giữa hai nhân vật Cathy Earnshaw và Heathcliff trong cuốn tiểu thuyết Đồi Gió Hú của nữ văn sĩ Emily Bronte, đã được hơn 2000 đọc giả của kênh UKTV Drama (Anh) chọn là chuyện tình lãng mạn nhất mọi thời đại trong văn học” P2F3 Gần đây nhất (năm 2009), Ngô Thị Cẩm Nhung trong khóa luận tốt nghiệp với đề tài Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm “Đồi gió hú” của Emily Bronte đã nghiên cứu khá công phu về vai trò của người kể chuyện đối với việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quá trình nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện những thành công về nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của Charlotte Bronte và Emily Bronte. Khi cần thiết luận văn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, đề cập đến một số tác phẩm khác của các tác giả cùng thời với hai nhà văn trên như Charles Dickens, H. Balzac… nhằm so sánh, làm nổi rõ vấn đề được nghiên cứu. 3 IV. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài “Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte”, chúng tôi có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, song trong đó nổi bật là các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội nhằm để vận dụng lí giải mối quan hệ giữa tác phẩm với tác giả, sự ảnh hưởng của cuộc sống xã hội thời đại, gia đình trong sáng tác của nhà văn. - Phương pháp hệ thống được áp dụng vào việc tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật làm nên diện mạo của hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights. - Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng nhằm để so sánh hai tác phẩm với nhau hoặc so sánh chúng với những tác phẩm của các tác gia khác từ đó thấy được nét đặc trưng riêng trong sáng tác của Charlotte Bronte và Emily Bronte. V. Đóng góp của luận văn Vận dụng lí luận về tiểu thuyết, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte, luận văn có những đóng góp sau: - Cung cấp một cái nhìn toàn diện, tổng thể, mang tính hệ thống về những phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của hai chị em nhà Btonte. - Khái quát những thành công nghệ thuật tiểu thuyết trong Jane Eyre và Wuthering Heights, từ đó khẳng định sự đóng góp của hai chị em Bronte cho thể loại tiểu thuyết. VI. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 134 trang : Mở đầu Chương 1: Hai chị em nhà Bronte – Một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học Anh thế kỉ XIX. Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heights. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kết cấu trong Jane Eyre và Wuthering Heights. Kết luận Tư liệu tham khảo Phụ lục Chương 1. HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE - MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TRONG NỀN VĂN HỌC ANH THẾ KỈ XIX 1.1. Nước Anh thế kỉ XIX - Một xã hội hai bộ mặt Charlotte (1816 - 1855) và Emily (1818 - 1848) sống vào nửa đầu của thế kỉ XIX - một thời kì cực kì sôi nổi của nước Anh - dưới sự trị vì của các vị vua George III, Goerge IV, William IV và đặc biệt là Nữ hoàng Victoria. Nhờ vào cuộc cách mạng công nghiệp nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX mà nước Anh phát triển hưng thịnh về mọi mặt. Từ một đất nước nông nghiệp, kinh tế nghèo nàn, dân cư thưa thớt nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, thế nhưng bên cạnh sự lạc quan ấy xã hội Anh trong thời kì này vẫn không phải là hoàn toàn tốt đẹp như người ta tưởng. 1.1.1. Thời đại xã hội “vừa lạc quan vừa bi quan” Nếu như cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 được cho là một cuộc cách mạng vĩ đại mở ra một thời kì phát triển mới cho nước Pháp và toàn châu Âu thì cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh theo đánh giá chung của mọi người còn có tầm vóc hơn thế nữa :“một thời đại cách mạng vĩ đại - một thời đại mà nước Anh đã làm thay đổi cả thế giới nhiều hơn bất cứ thời đại nào trước hay sau nó”. Ở Anh, nhà máy, xí nghiệp không ngừng mọc lên và nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Vào thời kì này, máy móc gia tăng với số lượng vùn vụt, kỹ thuật liên tục được cải tiến, nhiều phát minh khoa học đánh dấu bước tiến của trí tuệ con người do đó lượng hàng hóa sản xuất dồi dào “lúc đó năng lực sản xuất công nghiệp của Anh lớn hơn tổng số toàn thế giới cộng lại, ngoại thương vượt lên bất kì nước nào. Sự giàu có của nó khiến toàn thế giới ngưỡng mộ”. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh đã nắm giữ vị trí quan trọng và chi phối nền công nghiệp và mậu dịch cả thế giới. Anh quốc không ngừng bành trướng thế lực ra nước ngoài. William Pitt từng chủ trương : “ Phải làm bá chủ trên mặt biển, đồng thời đặt nặng vấn đề thuộc địa, chiếm càng nhiều càng tốt ..” [72, tr. 260]. Thuộc địa của Anh nằm rải khắp ở hết năm châu: Canada, Ấn Độ, Australia, Nam Phi… Người Anh tự hào nói rằng “mặt trời không bao giờ lặn trên vương quốc Anh”. Đến thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, nước Anh trở thành một cường quốc hàng đầu trên đấu trường quốc tế thay thế cho vị trí của Tây Ban Nha và Pháp trước đó. Nữ hoàng Victoria trở thành biểu tượng của chính sách bành trướng thế giới. Người dân Anh được sống trong “nhung gấm lụa là”, họ cảm ơn Thượng đế đã ban cho họ cuộc sống sung sướng và niềm hạnh phúc vô song ấy, họ cầu nguyện cho niềm vui của họ đươc duy trì mãi mãi. Thế nhưng đây chỉ là tiếng nói của tầng lớp trung lưu còn đối với những người dân lao động cuộc sống vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nước Anh đằng sau vẻ huy hoàng, lạc quan, tươi sáng là sự ngột ngạt, u ám, tối tăm của những mảnh đời cơ cực, khốn khó. Nếu ở những thế kỉ trước, việc khoanh đất cướp ruộng chỉ diễn ra lẻ tẻ thì đến thế kỉ XVIII nó đã được pháp luật ủng hộ, phong trào này kéo dài mãi cho đến nửa đầu thế kỉ XIX mới hoàn thành : “Ở một số địa phương, cứ 100 nhà thì đã giảm đi từ tám đến mười nhà. Thỉnh thoảng còn có chuyện như thế này xảy ra: Bốn năm chủ trang trại chăn nuôi giàu có đã xâm chiếm một vùng đất to rộng mà họ đã khoanh chiếm được từ phong trào khoanh chiếm đất không bao lâu trước kia. Tại những mảnh đất này, trước kia có từ 20 đến 30 nông dân thuê để canh tác, đồng thời cũng có một số sở hữu chủ ruộng đất nhỏ tương đương với số lượng nông dân nói trên. Nay tất cả những người đó cùng với gia đình họ, đã bị đuổi ra khỏi ruộng đất mà trước kia họ chiếm hữu” [109, tr. 101]. Ruộng đất không còn, nông dân không có công ăn việc làm đổ xô ra thành phố, sống chen chúc trong những ngôi nhà tồi tàn, chật hẹp thiếu ánh sáng và những điều kiện về vệ sinh tối thiểu .Vợ chồng con cái lúc nhúc chui rúc trong : “Một gian nhà thấp và ẩm dưới hầm, đồ dùng trong nhà chỉ có hai chiếc ghế cũ, một chiếc bàn tròn ba chân, một chiếc rương, không có giường mà chỉ có một đóng rơm ở một góc nhà, bên trên được trải hai tấm vải trải giường dơ bẩn”. Do đó dịch bệnh._. xảy ra thường xuyên khiến cho sức khỏe của họ bị tàn phá một cách dữ dội, thân thể gầy gò, ốm yếu, xanh xao thậm chí chết sớm, tiêu biểu là năm 1831 - 1832 dịch tả lan tràn khắp cả nước Anh và đặc biệt nó đã hoành hành những thành phố lớn nơi dân cư tập trung đông đúc . Nữ hoàng Victoria và hoàng thân Albert chủ trương một phong cách sống rất lý tưởng: việc kiếm tiền đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho gia đình là thuộc về trách nhiệm của người đàn ông còn người phụ nữ không phải ra ngoài làm việc chỉ ở nhà chăm sóc con cái và mái ấm gia đình sao cho chỉn chu ngăn nắp. Nhưng cuộc sống lý tưởng đó không bao giờ là hiện thực đối với tất cả người dân Anh, nó chỉ dành cho giới trung thượng lưu mà thôi. Trong khi các bà mệnh phụ nhàn rỗi, yểu điệu súng sính trong những bộ cánh đắt tiền sang trọng, các tiểu thư công tử được chiều chuộng sống trong nhung lụa êm ái thì phụ nữ và trẻ con thuộc tầng lớp lao động phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến tối mịt thậm chí kéo dài đến nửa đêm mà chỉ được trả công bằng những đồng lương rẻ mạt. Chẳng hạn như trong ngành dệt đăng – ten “trẻ con từ chin đến mười tuổi, cứ tảng sáng từ hai đến bốn giờ là chúng phải từ trên chiếc giường dơ bẩn của chúng thức dậy để vào công xưởng. Vì phải kiếm miếng ăn để sống, chúng phải làm việc mãi cho đến mười, mười hai giờ khuya”. Do bị bóc lột quá sức lại không đủ ăn nên hình hài của những người công nhân nói chung và trẻ em nói riêng dường như chỉ còn da bọc xương, vì thế tuổi thọ ngắn ngủi : “Tay chân của chúng gầy đét, thân thể còm cõi, con người lúc nào cũng ngơ ngác như một hìmh nộm, khiến ai nhìn vào cũng phải rùng mình [109, tr. 114]. Hay “Người công nhân bị bóc lột sức lao động tàn tệ. Lao động nặng nhọc, đời sống thiếu thốn, môi trường sống không đảm bảo, bệnh dịch xảy ra. Theo sự điều tra hồi năm 1840 tuổi trung bình của công nhân tại thành phố Liverpool chỉ có 15, con cái của công nhân tại thành phố Manchester 57% đã bị chết dưới 5” [109, tr. 115]. Cuộc sống của họ rơi vào cảnh nghèo túng bế tắc trong khi đó lại còn phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc. Nhà thơ Elizabeth Barrett Browing được xem là con người nổi tiếng lạc quan và vui sống nhưng trước cảnh này vẫn không thể nào làm ngơ. Trong tác phẩm Tiếng khóc trẻ thơ (1843) tác giả đã viết : “Và rất có thể trẻ khóc trước mặt bạn Chúng đang kiệt sức trước khi chạy. Chúng không hề được thấy ánh mặt trời, cũng như sự vinh quang, Thứ vinh quang chói lọi hơn cả mặt trời. Chúng hiểu nỗi khổ của con người, nhưng đầu óc chúng còn non nớt. Chúng đắm chìm trong tuyệt vọng của con người, một cách cam chịu; Là những nô lệ, làm gì có tự do ở những nước theo Kitô giáo, Là những kẻ tử đạo, chịu đau đớn mà không có chiến thắng, Mệt mỏi, như thể với tuổi tác, thế nhưng không được bù đắp Mùa gặt của kí ức con người không thể thu hoạch, Là những kẻ mồ côi của tình đất tình trời, Cứ để chúng khóc! Cứ mặc chúng khóc” [22, tr. 897]. Người công nhân đánh đổi mồ hôi và công sức để nuôi sống chính mình và cũng là xây dựng đất nước phồn thịnh nhưng “cái giá” mà họ nhận được không gì hơn là những đồng lương rẻ mạt, sự lạnh lùng vô cảm của những ông chủ. Các ông chủ càng giàu có càng ra sức bóc lột sức lao động của công nhân không thương tiếc, lợi nhuận mà giai cấp tư sản thu được là trên thân thể còm cõi của người nghèo. Trong “Sự phát triển của nền Công nghiệp Hiện đại của John L. và Barbara Hammond, nhà xuất bản M. S. G. Haskll House, 1925” của Thomas S. Ashton, Báo Lịch sử kinh tế, quyển 9, 1949 viết : “Như vậy Anh quốc đòi hỏi có lợi nhuận thì đã có lợi nhuận. Các thị trấn đã có được đồ dơ bẩn sinh lợi nhuận, khói sinh lợi nhuận, các khu nhà ổ chuột sinh lợi nhuận, sự mất trật tự sinh lợi nhuận, sự ngu dốt sinh lợi nhuận, nỗi thất vọng sinh lợi nhuận” [22, tr. 904]. Giai cấp tư sản ra sức đầu tư máy móc sản xuất càng nhiều bao nhiêu càng thu vào nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Những thành phố sầm uất với những dãy nhà sang trọng mọc lên không ngớt nhưng chúng không dành cho người lao động. Nhà cao tầng xuất hiện nhiều thì những khu nhà lụp xụp quanh xưởng máy cũng không ít. Những người dân lao động không thoát khỏi cảnh nghèo bởi họ chẳng có nhiều tiền, không được đi học và cũng không có quyền bảo vệ cho chính bản thân. Cuộc sống của họ là một đường thẳng từ nhà trọ đến nhà máy và tất nhiên cũng từ nhà máy lại trở về nhà trọ. Rơi vào bế tắc nhưng không thoát ra được, bất đắc chí thì chỉ biết nổi loạn phá phách tài sản của chủ xưởng, sau mỗi lần đứng lên như vậy họ lại bị pháp luật đàn áp thẳng tay. Đói khát và bị áp bức là chiếc vòng kim cô bám chặt vào số mạng mà họ chưa có cách nào tháo nó ra được : “Vì đô thị mới không phải là một ngôi nhà mà con người có thể tìm thấy cái đẹp, niềm hạnh phúc, sự nhàn rỗi, học thức, tôn giáo những ảnh hưởng khai hóa quan điểm và thói quen, nhưng là một nơi trơ trụi, hoang vắng, không màu sắc, không khí hay tiếng cười, chỉ là nơi mà đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm việc, ăn và ngủ. Đây là một khoảng đất của tập thể con người : đây là nhịp điệu buồn thảm trong cuộc sống của họ. Những nhà máy mới, những lò mới giống như kim tự tháp, nói về tình trạng nô dịch, chứ không phải về quyền của con người, phủ chụp cái bóng dài đặc của chúng trên xã hội đã hãnh diện về chúng” [22, tr. 904]. Bên cạnh đó, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp được áp dụng vào trong nông nghiệp đã giải thoát sức lao động của con người đồng thời năng suất lao động được tăng cao đáng kể. Tuy nhiên điều này cũng làm cho số lao động thất nghiệp ở nông thôn tăng cao. Cũng giống như giai cấp công nhân, nông dân làm việc quần quật nhưng tiền lương cũng chẳng được bao nhiêu trong khi đó mỗi khi lương thực bị mất giá chủ đất lại hạ thấp tiền lương của nhân công. Năm 1845, dịch côn trùng tàn phá gây mất mùa khoai tây làm cho miền tây Ireland xảy ra nạn đói dẫn đến di dân ồ ạt và nhiều người chết đói. Cuộc sống quá kham khổ, lại thêm hay bị thất nghiệp chính vì vậy nông dân nhiều nơi đã đứng dậy bạo động, họ yêu cầu được tăng lương và hạ thấp các loại thuế…Đặc biệt là vào năm 1830, các cuộc bạo động của nông dân bùng nổ mãnh liệt. Họ đốt rơm, phá máy gặt đập của địa chủ. Họ viết thư truyền khắp nơi :“Năm nay chúng tôi phá hoại những đống lúa và máy gặt đập, sang năm chúng tôi quần thảo với các mục sư một trận và năm tới nữa chúng tôi sẽ tấn công các chính khách” [109, tr. 117]. Như vậy nếu chỉ nhìn bề ngoài, xã hội nước Anh lúc bấy giờ rất phồn thịnh, sung túc, cuộc sống của người dân Anh vui vẻ, thoải mái nhưng càng đi sâu vào bên trong thì càng thấy những mặt đen tối. Anh quốc thế kỉ XIX dù đạt đến cực thịnh nhưng không phải là một xã hội hoàn toàn tốt đẹp và công bằng đối với tất cả mọi thành phần, giai cấp trong xã hội. Trong khi tầng lớp trung thượng lưu sống một cuộc sống nhàn nhã, sung sướng, quý phái thì hầu hết những người dân lao động gánh chịu cực khổ trăm bề. 1.1.2. Thời đại của những mâu thuẫn xã hội 1.1.2.1. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc Vào thế kỉ XVII, nước Anh diễn ra cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản liên minh với giai cấp quý tộc mới lãnh đạo quần chúng nhân dân nhằm lật đổ sự thống trị của quý tộc phong kiến. Thế nhưng cuộc cách mạng này vẫn chưa triệt để cho nên kết quả là chế đổ quân chủ vẫn được bảo tồn, giai cấp tư sản liên minh với thế lực phong kiến lập nên nhà nước quân chủ lập hiến. Karl Marx đã nhận xét về cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến ở Anh như sau : “thể hiện ở sự liên minh lâu dài giữa giai cấp tư sản và một bộ phận của tầng lớp địa chủ lớn, đó là điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng Anh và cách mạng Pháp, vì cách mạng Pháp, bằng con đường chia nhỏ ruộng đất, đã thủ tiêu tầng lớp địa chủ lớn”. Từ đó hai chính đảng là Whig - đại diện cho giai cấp tư sản và Tory - bảo vệ cho lợi ích chung của tầng lớp quý tộc phong kiến xuất hiện. Ở thời kì đầu, giai cấp quý tộc đang còn lớn mạnh, nắm giữ hầu hết các trọng trách nên dù cuộc cách mạng công nghiệp đã giúp cho quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản nâng lên nhưng về mặt chính trị thì họ vẫn chưa có chút quyền lực nào, thậm chí có khi còn bị tước mất quyền bầu cử. Trước tình thế đó, tầng lớp tư sản lợi dụng sức mạnh của nhân dân, kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi với giai cấp quý tộc. Chẳng hạn như sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789, giai cấp tư sản bắt đầu hô hào yêu cầu cải cách. Họ lại rầm rộ thành lập các đoàn thể cách mạng, tích cực tuyên truyền khuyến khích quần chúng tham gia. Nhưng khi được thỏa mãn về kinh tế lẫn chính trị thì giai cấp tư sản sẵn sàng quay lưng với quần chúng nhân dân mà thỏa hiệp với giai cấp quý tộc. Khi vua George III lên ngôi, nhà vua có ý muốn nắm hết mọi quyền hành trong tay chứ không muốn làm một ông vua bù nhìn bởi ông cho rằng: “Làm vua phải biết trị và cai trị. Làm sao mà nhà vua lại có thể phải tuân theo lệnh của một nội các, một vài gia đình đại tộc thế lực, một Nghị viện ? Những cái ấy đâu có quyền thay mặt cả nước. Nhà vua phải chống lại các đại tộc để trở thành người chỉ huy tối cao thần dân mình. Tất cả dân chúng đều nhìn về Người đầy ngưỡng mộ và chứa chan tình cảm” [72, tr. 274]. Do vậy mà giữa nhà vua và Nghị viện luôn xảy ra bất hòa, thậm chí nhà vua còn tỏ ra căm ghét thủ tướng. Nhà vua nhiều lần thay đổi thủ tướng nhưng cuối cùng vẫn phải nhượng bộ giai cấp tư sản. Còn về Nữ hoàng Victoria, thời gian đầu mới lên ngôi, bà chẳng ưa gì đảng Whig trong khi đó bà lại có mối quan hệ thân thiết với bọn quý tộc của đảng Tory. Như vậy, dưới ngôi nhà chung của chế độ quân chủ lập hiến, mối quan hệ giữa giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản không hề êm thắm chút nào, một mặt hai giai cấp này vừa thỏa hiệp với nhau, mặt khác cả hai lại ngấm ngầm công kích hạ bệ nhau. Mục tiêu của hai giai cấp này không gì khác ngoài việc giành lấy vị trí đứng đầu nội các để khống chế bộ máy nhà nước. 1.1.2.2. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản So với những nước khác ở châu Âu, Anh quốc bước vào nền kinh tế tư bản tương đối sớm vì thế trong xã hội đã xuất hiện mầm móng của sự phân chia giai cấp đó là giai cấp trung lưu, nhiều tiền và thế lực với giai cấp thợ thuyền nghèo khổ, bị áp bức. Công nghiệp phát triển, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng thịnh vượng dẫn đến mâu thuẫn giữa hai giai cấp ấy càng gay gắt. Marx và Enghel đã chỉ rõ rằng : “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là từ năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp; giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản đã trở thành trọng tâm của toàn bộ đấu tranh chính trị của nước này…Và từ năm 1930 trở đi, giai cấp công nhân tức là giai cấp vô sản được coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị” [19, tr.14]. Theo thời gian giai cấp công nhân tăng cả về chất lẫn về lượng, bên cạnh những người thợ thuyền truyền thống thì giai cấp này còn kết nạp thêm một số lượng người dân ở nông thôn do bị mất đất lũ lượt kéo về thành phố xin việc làm tạo thành một đội quân lao động hùng hậu. Các nhà tư bản lợi dụng điều đó nên luôn tìm cách bắt chẹt họ. Làm việc cực khổ, thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống lại còn thêm tiền lương thường xuyên bị trừ vô cớ nếu chẳng may họ làm điều gì không vừa ý chủ. Những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi dần dần xuất hiện và ngày càng lan rộng ra nhiều nơi. Ban đầu do sự hiểu biết còn hạn hẹp, người công nhân cứ ngỡ máy móc là nguồn gốc gây ra tai họa cho họ nên họ tập họp nhau lại đập lại phá máy móc. Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào phá hoại máy móc của tầng lớp thợ thuyền bùng phát dữ dội, giai cấp tư sản đã ra tay trấn áp một cách tàn bạo, những người phá máy đều bị đưa ra xử tử. Như vậy ban đầu hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân đơn giản chỉ là bạo động và diễn ra một cách tự phát, lẻ tẻ nhưng về sau họ ý thức được sức mạnh của sự đoàn kết nên tiến hành đấu tranh một cách có quy mô hơn bằng cách thành lập công đoàn tổ chức bãi công và đòi quyền lợi thiết thực cho giai cấp mình. Đỉnh cao là vào những năm 1838 - 1848 nổ ra phong trào Chartist đòi quyền đầu phiếu cho giới thợ thuyền :“Giữa những năm 30, phong trào công nhân bắt đầu lên cao, biểu hiện rõ ràng nhất là phong trào hiến chương, nổ ra vào năm 1938, do Hội Liên hiệp Công nhân Anh khởi xướng, đòi thủ tiêu đạo luật cải cách 1834, đạo luật về dân nghèo và làm cho dân nghèo bị đẩy vào chỗ bỉ cực và bỏ mặc thợ thuyền cho chủ nghĩa tư bản bóc lột” [19, tr.14]. “Tức nước vỡ bờ” đó là quy luật tự nhiên trong cuộc sống, những người thợ thuyền trước kia vốn rất an phận, họ không mong muốn gì hơn là có được cuộc sống vật chất và tinh thần phù hợp với công sức mình bỏ ra. Thế nhưng với lòng tham không đáy, giai cấp tư sản càng muốn có lợi nhuận, được nhiều tiền càng tốt và để thực hiện tham vọng ấy chúng không ngại gì đến việc bóc lột đến cạn kiệt sức lao động của người công nhân. Khi bị áp bức quá, giai cấp công nhân buộc phải vùng lên, đầu tiên họ chỉ yêu cầu chủ xưởng tăng lương giảm giờ làm nhưng dần dần họ cũng nêu lên những yêu sách chính trị. Những cuộc đấu tranh ấy đã khẳng định tiếng nói và sức mạnh của giai cấp vô sản đồng thời có tác động đặc biệt đến cuộc sống của người dân Anh lúc bấy giờ và có dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử của nhân loại. 1.2. Charlotte Bronte và Emily Bronte - Những con người tài hoa bạc mệnh 1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân Charlotte Bronte và Emily Bronte là hai trong số sáu người con của mục sư Patrick Bronte, quê ở miền Tây Yorkshire, phía Bắc nước Anh. Cuộc sống của gia đình họ luôn chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Mục sư Patrick Bronte có nguồn gốc Ireland. Từ nhỏ ông đã bộc lộ sự thông minh, nhanh nhẹn và có tinh thần tự lập sớm. Vì nhận thấy gia đình không có khả năng trợ cấp cho mình ăn học nên mười sáu tuổi ông đã ra ngoài tự mình kiếm sống. Ông xác định sẽ không theo nghề nông truyền thống của gia đình vì vậy ông đã chăm chỉ học hành, mong muốn được thay đổi số phận. Với sự thông minh, ham học đồng thời nhờ sự giúp đỡ của một nhà hảo tâm, ông đã được nhận học bổng tại trường St John’s College, Cambridge. Sau khi ra trường ông đã được phong chức cha phó ở Essex, đến làm việc ở Yorkshire. Do làm việc nhiệt tình nên ông rất có uy tín với người dân trong vùng. Ông là người yêu thích văn chương và là tác giả của bốn quyển sách : The Cottage in the wood, Collage Poems, The Rural Minstrel, The maid of Killarney. Mẹ của họ là bà Maria Branwell, con gái thứ ba của thương gia Thomas Branwell, ở Penzance. Gia đình Branwell vốn rất sùng đạo và sống nề nếp, tính tình nhã nhặn, khiêm tốn. Bà Maria có vóc người nhỏ nhắn, dù không đẹp nhưng duyên dáng, tính tình dịu dàng, hiền thục lại rất thông minh. Gặp ai bà cũng để lại nhiều ấn tượng tốt nơi họ, đặc biệt bà cũng có kiến thức về văn chương. Bà đã xuất bản một tác phẩm mang tựa đề On the Advantage of poverty in Religious Concerns. Tuy những tác phẩm trên của hai ông bà Bronte không gây được tiếng vang nhưng chắc chắn có sự ảnh hưởng lớn đến tài năng văn học của những đứa con họ sau này. Ông Bronte cưới bà Maria Branwell vào năm 1812 và hai vợ chồng dọn đến sống tại Hartshead thuộc tỉnh Yorkshire. Tại đây bà Maria sinh hai người con gái lớn là Maria (1813) và Elizabeth (1814). Sau đó họ lại chuyển đến Thornton cũng thuộc Yorkshire, ở nơi này Charlotte, Branwell, Emily và Anne lần lượt ra đời. Khi người con gái lớn Maria được sáu tuổi, ông Bronte lại chuyển tới Haworth. Kể từ đó, Haworth trở thành mảnh đất gắn liền với cuộc đời của gia đình Bronte. Đây là một miền quê hẻo lánh chuyên về kỹ nghệ đào xới than bùn, nằm ngay trung tâm của vùng đồng hoang Yorkshire. Nửa đầu thế kỉ XIX nơi đây đường xá đi lại khó khăn nên việc liên lạc giữa Haworth với những địa phương xung quanh không thuận lợi. Thời tiết vùng này tương đối khắc nghiệt, khí hậu lạnh lẽo và cảnh sắc thiên nhiên u buồn, hoang vắng. Miền đồng hoang Haworth không phải là một mảnh đất trù phú cho cây cối phát triển xanh tươi như ở những nơi khác, mà toàn sỏi đá nhưng đã trở thành “máu thịt”, thậm chí là cả cuộc đời của chị em Bronte. Bởi vùng quê ấy đã chứng kiến sự trưởng thành cũng như những mất mát đau thương của chị em họ. Người dân nơi đây tính cách cũng lạnh lùng đến mức độ tàn nhẫn “ họ nghe tất cả, nhìn tất cả và không nói gì; ăn tất cả, uống tất cả mà không trả gì và nếu có ai làm việc gì mà không được trả công, thì chỉ làm cho chính mình”. Dù tính khí có phần cộc cằn, ít nói, không dễ bị kích động nhưng họ có thể trở thành những người hầu trung thành với chủ. Ngôi nhà của mục sư Bronte ở Haworth là một ngôi nhà làm bằng đá hình chữ nhật, nằm dưới ngọn đồi của làng đối diện với nhà thờ, phía sau là nghĩa trang của xứ đạo, luôn luôn lộng gió, sương lạnh bao phủ, cảnh sắc thâm u buồn bã. Năm đầu tiên khi mới chuyển đến đây, gia đình Bronte có cuộc sống rất vui vẻ nhưng chẳng bao lâu sau người mẹ luôn trong tình trạng đau yếu và hầu như không bước ra khỏi phòng. Bà không hề biết gì về cuộc sống xung quanh cũng như sự trưởng thành của các con. Không khí trong nhà vốn dĩ đã trầm lặng, đến khi bà mất nó càng trở nên buồn rầu ảm đạm hơn. Không khí ấy chỉ bị phá vỡ khi có những người quản lí tài sản của nhà thờ hay những mục sư ở các xứ đạo lân cận đến. Cha của họ vì bận công việc của nhà thờ lại là người có tính tình nghiêm khắc, lạnh lùng, ông thích sự cô độc hơn là kết bạn, khi rảnh rỗi ông có thể đi dạo một mình mà không cần ai tâm sự, ông thường xuyên làm cho cả nhà bàng hoàng vì những lần giận dữ bất ngờ, vô cớ. Ông ít khi vui đùa cùng với các con gái trong khi lại hết mực cưng chiều người con trai duy nhất. Kể từ sau cái chết của vợ, vì lí do sức khỏe ông không dùng bữa chung với các con. Trong việc giáo dục con cái, ông lại áp dụng biện pháp quá cứng nhắc nên sáu đứa trẻ mất mẹ - cứ đứa lớn thì chăm sóc cho đứa nhỏ. Đặc biệt ông Bronte không thích lối sống xa hoa cầu kì, trong gia đình ông muốn mọi người phải sống thanh đạm đến mức khắc khổ, việc ăn uống thì đơn sơ còn quần áo phải đơn giản nhất, không ai được làm trái với điều quy định trên của ông.Trong The life of Charlotte Bronte – tác phẩm viết về cuộc đời của Charlotte, Gaskell kể lại rằng có một lần bà Bronte được người ta tặng cho một cái áo choàng rất đẹp, biết chồng không thích nên bà không dám mặc, bà giấu nó vào trong ngăn kéo, một lần ông Bronte đã phát hiện ra và cắt nó thành từng mảnh vụn. Khoảng một năm sau cái chết của mẹ, sáu chị em Bronte được người dì Elizabeth Branwell đến chăm sóc. Dì Elizabeth là người thông minh, có học, giỏi nội trợ nhưng tính tình cũng lạnh lùng, thiếu tình cảm đến mức kì quặc nên không được chị em Bronte yêu mến. Khi ấy, cô con gái lớn Maria, mới hơn sáu tuổi, dáng người nhỏ nhắn, mảnh khảnh phải thay mẹ chăm sóc đàn em đồng thời còn tham gia vào công việc của ông Bronte, cùng ông thảo luận những chủ đề hàng ngày như một người trưởng thành. Mới hơn sáu tuổi nhưng cô bé đã tỏ ra chững chạc, nghiêm nghị, suy nghĩ sâu sắc và rất ít nói. Cuộc đời của cô bé mỏng manh, yếu đuối sống quá nội tâm như Maria cũng thật ngắn ngủi. Maria, Elizabeth, Charlotte và Emily lần lượt được cha gửi đến học trong một tường nội trú nữ sinh tại Cowan Bridge, nơi dành riêng cho con gái các vị mục sư, giáo sĩ nghèo. Những người làm công tác quản lí, giáo dục của trường này rất nghiêm khắc. Kỷ luật và cuộc sống nơi này lại vô cùng khắc nghiệt, không phù hợp với thể trạng yếu đuối của chị em Bronte nên sức khoẻ của hai người chị lớn dần dần giảm sút và chết cách nhau không bao lâu, Charlotte cũng đang trong tình trạng ốm nặng. Vì vậy ông Bronte quyết định đưa Charlotte và Emily trở về nhà. Những tháng ngày học tập và sinh sống ở ngôi trường này đã in dấu ấn nặng nề trong kí ức của Charlotte và hình ảnh ngôi trường ấy đã xuất hiện trong Jane Eyre với tên gọi là Lowood. Hai người chị lớn chết lúc tuổi đời còn quá trẻ, còn lại bốn chị em, Charlotte phải thay chị Maria lo lắng cho các em. Bốn chị em không thích giao tiếp với những người bên ngoài và niềm vui trẻ thơ của họ cũng không giống những đứa trẻ khác. Họ thường đi dạo về phía cánh đồng hoang và hiếm khi đi xuống làng, họ ngại gặp người khác kể cả những người quen. Niềm vui của họ là đọc sách và khe khẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện mà họ đã đọc được hoặc nắm tay nhau đi dạo cánh đồng hoang hàng giờ mà không biết chán. Những vần thơ mà Ann đã viết về kỉ niệm những lúc cô mơ màng với gió với mây trên cánh đồng hoang như sau : For long ago I loved to lie Upon the pathless moor, To hear the wild wind rushing by With never ceasing roar; Its sound was music then to me; Its wild and lofty voice Made by heart beat exultingly And my whole soul rejoice. ( Trích Verses by Lady Geralda) “Đã từ lâu tôi thích ngả mình Trên đồng hoang không một lối mòn Để nghe gió réo gào bên tai Ào ào thổi không bao giờ tắt Với tôi, tiếng gió là nhạc điệu Nhiệt cuồng và kiêu hãnh biết bao Làm rộn ràng trái tim tôi yếu đuối Làm bừng cháy khắp tâm hồn tôi” Những người phục vụ trong gia đình ngạc nhiên trước sự thông minh đặc biệt của chị em Bronte. Khi mới gặp, họ cứ nghĩ những đứa trẻ ấy nhút nhát thế nhưng sau đó họ hoàn toàn thán phục trước trí tuệ của chúng. Họ bảo rằng đó là những đứa trẻ quá khác so với những đứa trẻ mà họ từng gặp. Bốn chị em trưởng thành trong cảnh cuộc sống gia đình khó khăn nghèo túng. Chị em họ cố gắng tìm một công việc thích hợp để làm nhưng trong xã hội lúc bấy giờ không có công việc gì thích hợp với họ hơn là gia sư ngay cả Branwell cũng trải qua công việc này. Là một gia sư, không có địa vị hay quyền hạn rõ ràng, họ cũng chẳng khác nào một đầy tớ trong những gia đình giàu có, họ cảm thấy nhục nhã khi phải sống bằng những đồng lương còm cõi do chủ nhà trả cho thậm chí đôi khi còn bị trêu chọc từ những đứa học sinh nghịch ngợm. Đồng thời họ cũng không có sự tự do hay thời gian cho chính mình vì phải làm việc từ sáng sớm cho đến nửa đêm. Khi làm việc ở Halifax, Emily đã phải bắt đầu công việc từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 11 giờ đêm và chỉ được nghỉ giải lao trong 30 phút, cô đã từng thốt lên : “Đây là sự nô lệ”. Với ước mong được mở một ngôi trường riêng tại quê hương Haworth để có thể sống trọn vẹn với nghề dạy học và cũng nhằm giải quyết những khó khăn về mặt vật chất cũng như tinh thần của cuộc sống gia đình, Charlotte và Emily sang Brussels du học trong một thời gian nhưng đến khi ngôi trường chị em họ mở ra thì không được sự hưởng ứng của người dân địa phương. Điều này đã gây nên nỗi thất vọng, muộn phiền một thời gian dài trong gia đình họ. Năm 1848 là năm có quá nhiều mất mát đối với gia đình Bronte. Cái chết cứ như áng mây mù treo lơ lửng trong ngôi nhà họ, nỗi buồn này chưa kịp nguôi ngoai thì nỗi đau khác lại kéo đến. Branwell - người rất có tài được xem là niềm tự hào, sự hy vọng của dòng họ Bronte nhưng vì quá bất đắc chí trên con đường công danh sự nghiệp sinh ra sống phóng đãng, trở nên nghiện rượu và bạch phiến nặng đến nỗi thân thể tàn tạ, qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ. Chỉ trong vòng chín tháng sau cái chết của Branwell, Emily và Ann tiếp tục từ giã cõi đời khi mới ba mươi và hai mươi chín tuổi. Còn Charlotte sống lâu hơn các chị em nhưng cũng không quá tuổi bốn mươi. Có thể nói rằng gia đình Bronte liên tiếp gặp phải nhiều bất hạnh. Dịch bệnh thường xuyên hoành hành và cái chết diễn ra liên tiếp trong gia đình của họ. Cuộc sống của gia đình Bronte cũng không khác với cuộc đời của tất cả những người dân lao động lúc bấy giờ, nghèo túng, thiếu thốn và cái chết luôn rình rập. Nhưng với trí tuệ, tâm hồn khác thường chị em Bronte đã vượt lên nỗi bất hạnh để sáng tác. Hoàn cảnh xã hội, gia đình và cả bóng dáng miền đồng hoang Haworth phảng phất trong những sáng tác của Charlotte và Emily. 1.2.2. Trí tuệ và tâm hồn Cũng như các chị em khác trong gia đình, Charlotte và Emily đều là những người có tài, ham mê văn chương nghệ thuật và đam mê sáng tác từ bé. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các cô tự học là chính. Ngoài tài văn chương, Charlotte và Emily còn có tài hội họa, đặc biệt Emily rất có năng khiếu về âm nhạc. Trí tưởng tượng của chị em họ thật phong phú. Năng khiếu văn chương được hun đúc từ cha mẹ đồng thời họ cũng tự tích lũy kiến thức bằng cách tự học qua nhiều sách, tạp chí. Khi còn nhỏ, Charlotte cùng với hai em gái và em trai thường sáng tác và diễn những tiểu phẩm của riêng họ. Charlotte và Branwell viết về vương quốc Angria mà ở đó những nhân vật hư cấu sống và ứng xử bằng cảm xúc cuồng bạo. Sau này, Emily và Ann cùng nhau tưởng tượng về vương quốc Gondal đầy hoang vu, huyền bí và các nhân vật nói chuyện với nhau bằng những lời thơ do Emily sáng tác. Cảm hứng sáng tác ấy được bắt nguồn từ món đồ chơi mà ông Bronte mang về cho Branwell sau chuyến đi Leeds. Charlotte đã kể lại rằng : “Papa mang về cho Branwell những chú lính đồ chơi bằng gỗ, mua ở Leeds. Khi Papa về đến nhà, trời đã tối, tất cả chúng tôi đều đã đi ngủ. Vì vậy, sáng hôm sau Branwell mới đi đến trước cửa phòng chúng tôi với hộp lính gỗ. Emily và tôi nhảy ra khỏi giường. Tôi chụp nhanh một cái rồi la lớn: “Đây hầu tước Wellington! Nó phải là hầu tước! Khi nghe tôi nói vậy, Emily cũng chụp lấy một tên cho riêng mình. Đến phiên Ann bước xuống khỏi giường cũng làm như thế. Trong toàn bộ những tên lính ấy, chú lính của tôi đẹp nhất, cao và hoàn hảo nhất. Chú lính của Emily trông nghiêm trang, được chúng tôi đặt cho cái danh hiệu Gravey. Con của Ann thì kì dị nhỏ bé rất giống với em, chúng tôi gọi là Waiting Boy. Branwell cũng chọn cho mình một tên rồi tự đặt là Buonaparte…” [117, tr. 70]. Charlotte là người có ý chí, nghị lực mạnh mẽ. Sau khi hai người chị lớn qua đời cô không những thay các chị trông nom và dạy cho các em nhỏ học mà còn phát hiện ra năng khiếu văn chương, động viên các em sáng tác. Đã bước sang tuổi thiếu nữ nhưng thân thể cô gầy gò và có phần “còi cọc” (chữ mà cô dùng để miêu bản thân) rất hay rụt rè và ngại ngùng trước đám đông nhưng trong thân hình mảnh dẻ ấy lại chứa đựng trí tuệ và sự nhẫn nại khác thường. Năm 1831, Charlotte đến học tại trường Roe Head, tại đây cô được học và vui chơi cùng các bạn của mình với tâm trạng thoải mái không như khi học ở ngôi trường đầu tiên Lowood – nơi gây ra cái chết của hai chị. Cô được các cô giáo và bạn học yêu mến, cô cảm thấy thật hạnh phúc được học trong ngôi trường này. Năm 1832, Charlotte rời trường và trở về nhà để dạy cho hai em gái mình. Cuộc sống ở xứ đạo lúc này bình yên dù có phần hơi đơn điệu. Công việc hàng ngày của cô là dạy hai em học, rãnh rỗi thì vẽ tranh, may vá, đọc sách rồi đi dạo cánh đồng hoang cùng với các em. Trong số các chị em, Emily là người có cá tính cứng cỏi hơn cả nhưng lại là người cực kì thâm trầm kín đáo, ngoài anh chị em mình, hầu như cô không có bất cứ người bạn nào. Ấn ượng đầu tiên mà người khác dù lần đầu gặp gỡ nhận thấy ở nơi cô là sự cô đơn bao phủ, khó ai mà có thể hiểu được tâm tư tình cảm của cô. Ellen Nussey, một người bạn của Charlotte đã nhận xét về cô : “Đó là một người con gái khép kín ghê gớm, theo ngày tháng, sự khép kín này càng thêm sâu sắc”. Tuy đươc xem là người xinh xắn và cao nhất trong các chị em nhưng Emily không để ý nhiều đến việc trau chuốt ngoại hình, cô luôn ăn mặc lỗi thời và không bao giờ bận tâm đến suy nghĩ hay cái nhìn của bất cứ ai về mình. Lúc nào cũng vậy, cô không muốn chuyện trò với một ai kể cả những người quen biết, cô chỉ bước ra khỏi nhà khi đi nhà thờ hay đi dạo ở cách đồng hoang. Charlotte kể về em gái mình : “Em gái Emily của tôi không phải là một người hay bộc bạch tâm sự, cũng không hề đào sâu cảm xúc, ý nghĩ riêng cùng kẻ khác, ngay cả những người thân yêu nhất” [13, tr. 10]. Không như vẻ mộc mạc đơn giản bên ngoài, bên trong Emily là trí tuệ sắc sảo. Trong việc học cô tiếp thu rất nhanh, ngay cả giáo sư Heger - hiệu trưởng ở trưởng Brussels - một học giả thông thái nhưng tính nết bất thường không tiếc lời ca ngợi Emily : “Emily có một cái đầu lí luận rất sắc bén. Đối với đàn ông, đó là một khả năng kì lạ, với đàn bà lại càng hiếm. Không những vậy, trong cái đầu bé nhỏ ấy còn chứa đựng cả một nghị lực mạnh mẽ. Cô sẽ không bao giờ nản chí khi phải đối diện với bất cứ vấn đề khó khăn nào, không bao giờ chịu thua đời sống. Trước hết khả năng tưởng tượng quả thật dồi dào; nếu cô viết một tác phẩm, cái nhìn về quang cảnh và nhân vật hẳn sẽ vô cùng sống động, lối diễn tả sẽ rất linh hoạt để có thể lôi cuốn độc giả dễ dàng. Cô phải là đàn ông mới đúng, hơn nữa, một nhà thám hiểm tài ba” [117, tr. 179]. Emily rất giỏi nội trợ, đối với cô việc chăm sóc nhà cửa là một niềm vui. Khi người hầu Tabby bị gãy chân, cô đã quán xuyến hết mọi việc trong nhà. Trước bất cứ một vấn đề gì cô cũng không tỏ vẻ run rẩy sợ hãi như Charlotte hay u uất sầu não như Ann, ngay cả khi đối diện với cái chết Emily cũng rất điềm tĩnh. Dù yêu sự cô đơn và thường xuyên im lặng nhưng cô vẫn tỏ ra vui vẻ hòa nhã với dân làng. Tuy ít khi trò chuyện với họ nhưng Emily cảm nhận hết được những gì xảy ra đối với những người xung quan. Cô yêu quý các loài súc vật và đặc biệt rất yêu cánh đồng hoang Haworth. Tính cách của cô không phù hợp với cuộc sống ràng buộc gò bó bởi những quy định. Cuộc sống ở quê nhà dù có hẻo lánh hoang vu, buồn bã nhưng cô cảm thấy không nơi đâu có thể sánh bằng. Vì thế cô không chịu nổi cảnh xa nhà lâu ngày. Ba mươi năm trong cuộc đời của mình, Emily chỉ xa nhà vài ba lần. Thời gian đang học ở Roe Head, vì quá nhớ nhà Emily đã ngã bệnh đến nỗi không ăn không ngủ được nên ông Bronte phải đưa về nhà. Niềm yêu thích của cô không gì hơn là đi lang thang trên bãi đồng hoang cùng với chú chó Keeper yêu dấu ngắm nhìn những chùm thạch thảo tím ngắt và những rặng dương xỉ xanh um._.abella đã tạo nên mối tình oan nghiệt. Vì lòng thù hận ích kỷ của bản thân mà Heathcliff không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào kể cả việc đem hạnh phúc của chính mình ra để làm mồi nhử. Hắn ta đến với Isabella chẳng qua là muốn nhắm đến gia sản của dòng họ Linton đồng thời cũng là cách hắn trả thù Edgar “dù vờ vĩnh thế nào, hắn cũng chỉ muốn đẩy Edgar đến chỗ tuyệt vọng” [13, tr. 186] bởi hắn ta biết rằng trong di chúc ông Linton có viết nếu Edgar không có con trai nối dõi thì tất cả điền sản ấy sẽ thuộc về Isabella. Dù không yêu vợ nhưng Heathcliff không để cho Isabella có cơ hội li dị với anh ta. Heathcliff đã chà đạp vùi dập Isabella một cách không thương tiếc, hắn đã thản nhiên nói với Nelly về vợ mình với những lời lẽ khinh khi, coi thường nặng nề : “Thế đấy, cái con chó cái thiểu não, đê tiện, đầu óc hèn hạ đó mà lại mơ tưởng được tôi yêu thì có phải là độ tột cùng của phi lý, của ngu xuẩn chính hiệu, không nào?” [13, tr. 185]. Isabella đã yêu Heathcliff với tất cả sự ngưỡng mộ và một tình cảm chân thật đến nỗi mù quáng và say mê, bỏ qua lời can gián của người thân, cô đâu biết rằng Heathcliff đã lợi dụng cô để trả thù Edgar. Chỉ sau “hai bốn giờ” làm vợ Heathcliff, cô đã nhận ra bộ mặt thật và dã tâm của Heathcliff, cô không ngờ mình trở thành nạn nhân để Heathliff trút hết bao nỗi hận thù của anh ta. Trong bức thư gửi cho Nelly Dean, Isabella đã cay đắng thốt lên : “chị hãy nói với Edgar rằng tôi sẵn sàng đổi cả thế giới để thấy mặt anh lần nữa, rằng trái tim tôi đã quay trở về Ấp Thrushcross ngay hăm bốn giờ sau khi tôi rời bỏ nơi này, và chính lúc này, nó đang ở đó, đầy ắp những tình cảm nồng nàn đối với anh và đối với Catherine! [13, tr. 167]…ông Heathcliff có phải là người không? Nếu phải thì ông ta có điên không? Và nếu không thì phải chăng ông ta là một con quỷ?” [13, tr. 169]. Khi nhận ra sự sai lầm của mình Isabella phải bỏ trốn xuống miền nam để sinh con và sống hết những năm tháng còn lại của cuộc đời mà không dám gặp lại Heathcliff thêm một lần nào nữa. Ngay cả đứa con chung với Heathcliff, trước khi chết Isabella cũng không muốn cho nó biết tên cha, cô cũng không muốn trao nó cho anh ta nuôi dưỡng. Chắc rằng dưới suối vàng lòng cô cũng chẳng được bình yên vì không khỏi lo lắng cho số phận đứa con trai yếu đuối Liton Heathcliff của mình. Thế hệ cha mẹ đã mắc nhiều sai lầm trong tình yêu làm cho thế hệ con cái của họ phải gánh chịu hậu quả. Cô bé Catherine Linton là kết quả của mối tình Catherine Earnshaw với Edgar Linton. Vẻ đẹp, sự dịu dàng, nhân hậu của cô bé là sự dung hoà những mặt tích cực của cha mẹ. Tình yêu của cô đối với Linton Heathcliff xuất phát từ lòng thương người. Khi Linton chết chỉ có cô là người bên cạnh và cô đã trở thành người vợ góa của Linton, từ đây cô không còn là Catherine Linton nữa mà lại bắt đầu với cái tên mới Catherine Heathcliff. Mối tình giữa Catherine Linton với Hareton Ernshaw mới là mối tình trong sáng, hồn nhiên nhất trong tác phẩm. Bởi nó xuất phát từ tình cảm chân thành, sự tự nguyện của đôi trẻ. Nhờ tình yêu của Catherine mà Hareton được khai sáng về mặt tâm hồn, tính cách trở nên nho nhã không còn thô lỗ, vô học. Catherine và Hareton đã bắt đầu viết lên trang sách mới cho hai dòng họ. Không như cha mẹ mình, họ đến với nhau không có bất cứ sự toan tính nào, tình yêu của họ là sự hóa giải hận thù, bỏ lại sau lưng mọi hiềm khích, định kiến, cả hai hướng đến một tương lai tươi sáng. Cái tên Catherine Earnshaw trải qua một vòng tròn với bao đau đớn và hạnh phúc rồi lại trở về nguyên vẹn ban đầu như Heathcliff đã khắc dày đặc trên cửa sổ mắc cáo Catherine Earnshaw – Catherine Linton – Catherine Heathcliff - Catherine Earnshaw. Phải khẳng định rằng, Emily đã sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm một cách thật tài tình để đi đến kết thúc hoàn hảo gắn liền với cái tên Catherine Earnshaw. Kết thúc truyện cũng là kết thúc có hậu nhưng không khép kín. Theo lời bà Dean, những người ở quanh vùng “đồn” rằng họ trông thấy bóng ma của Heathcliff thường đi dạo trên cánh đồng hoang với một người phụ nữ, nhất là vào những đêm mưa. Nhân vật Lockwood trước khi rời Đồi gió hú đã đến viếng mộ của Catherine, Heathcliff và Edgar. Đứng giữa thảo nguyên lộng gió, Lockwood nghĩ về tình người nơi miền quê quạnh vắng này và “ tự hỏi làm sao có ai tưởng tượng ra được rằng những người ngủ trong lòng đất bình yên này lại không yên giấc” [13, tr. 401]. Đây là một kết thúc để ngỏ, lấp lửng, không dứt khoát. Tác giả không đưa ra một lời giải đáp rõ ràng mà để cho độc giả tự suy ngẫm và tưởng tượng : Ở thế giới bên kia, ba con người ấy sẽ như thế nào ? Họ có chung sống hòa bình với nhau ? Heathcliff đã gặp được Catherine chưa? Hoặc có hay không một thế giới khác đang tồn tại song song với thế giới con người ? Có lẽ chúng ta cũng giống như nhân vật người kể chuyện Nelly Dean “sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ để biết điều đó”. Chính kết thúc này đã góp phần tạo nên sự thần bí cho cuốn tiểu thuyết. Khi xây dựng cốt truyện Wuthering Heights, Emily không đi theo cấu trúc tuyến tính nên tác phẩm có hiện tượng phân rã cốt truyện, tính tuần tự của toàn bộ cốt truyện không còn giữ vững. Truyện có nhiều điểm nhìn và những điểm nhìn ấy đã được xâu chuỗi, kết nối lại để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo với những mối tình đan xen làm nổi bật chủ đề tình yêu và lòng thù hận của tác phẩm. Như vậy, nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Jane Eyre và Wuthering Heights có sự khác nhau rõ rệt. Cũng đều là những tác phẩm được viết theo lối kết thúc có hậu thế nhưng cách mở đầu và kết thúc của hai truyện có điểm khác nhau. Mở đầu tác phẩm Jane Eyre là bi kịch và kết thúc là một dấu chấm hết tròn trịa bằng cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn của Jane Eyre. Trong khi đó, Wuthering Heights có cách mở đầu khá hài hước, dí dỏm và kết thúc để ngỏ. Charlotte muốn xây dựng tất cả các biến cố, sự kiện đều xoay quanh nhân vật Jane Eyre để làm nổi bật tấm lòng vị tha và tinh thần kiên định, không ngừng vươn lên của Jane Eyre. Emily lại tổ chức cốt truyện theo lối vừa xoay vòng, lồng khung vừa phân rã nhằm nổi bật chủ đề tình yêu và lòng thù hận trong tác phẩm. Cốt truyện vẫn tồn tại, nhưng là một cốt truyện bị phân rã, không còn sự kết nối chặt chẽ và logic. Tiểu kết chương 3: Từ nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện, thời gian nghệ thuật và cốt truyện khác nhau nên dẫn đến kết cấu của hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights cũng có sự khác nhau. Jane Eyre có kết cấu đơn tuyến theo trình tự trước sau, điểm nhìn trong tác phẩm chủ yếu là điểm nhìn của nhân vật Jane Eyre. Trong quá trình dựng truyện, Charlotte vẫn đi theo khung tự sự truyền thống. Tiểu thuyết Wuthering Heights được triển khai theo kết cấu lồng khung, đồng tâm. Tất cả các sự kiện, biến cố trong tác phẩm đều xoay quanh nhân vật Heathcliff và nhằm làm nổi bật chuyện tình đầy bi kịch của hai nhân vật Heathcliff và Catherine Earnshaw. Kết cấu truyện lồng trong truyện làm cho tác phẩm trở nên chân thực, sinh động. PHẦN KẾT LUẬN Một tác phẩm có thể song hành cùng với thời gian là nhờ vào chiều sâu văn học mà tác phẩm đó mang lại cho cuộc sống, cho con người. Jane Eyre và Wuthering Heights đã làm được điều đó. Hai tác phẩm này đã làm rạng danh người tạo nên chúng. Và nhắc đến tác giả của hai tác phẩm trên, người đọc không khỏi khâm phục tấm lòng mà họ dành cho văn chương cũng như tài năng và ý chí vươn lên của họ - những người con vùng đồng hoang lộng gió của nước Anh. Thực hiện đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights của Charlotte Bronte và Emily Bronte, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây : 1. Thế kỉ XIX, trên văn đàn nước Anh có nhiều tiểu thuyết gia nổi tiếng, trong những nhà văn nổi tiếng ấy, Charlotte Bronte và Emily Bronte là một hiện tượng độc đáo. Vượt lên những thành kiến của thời đại và nỗi bất hạnh của hoàn cảnh gia đình, Charlotte và Emily đã tạo nên vị trí riêng cho mình trong lòng độc giả. Cuộc đời và tác phẩm văn chương của hai nữ văn sĩ đến tận ngày nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn và có sức hút kì lạ. Mặc dù không được đến trường nhiều nhưng hai chị em đều cố gắng làm giàu vốn kiến thức văn chương của mình bằng con đường tự học. Qua tấm gương sáng tạo của Charlotte và Emily, người viết nhận thấy rằng con người ta sống trong cuộc đời này cần phải có niềm đam mê, khi đã xác định và chạm được đến niềm đam mê ấy thì hãy sống với nó cho đến cùng. Không phải ngẫu nhiên Jane Eyre và Wuthering Heights được công chúng yêu thích và giới phê bình đánh giá cao, mỗi tác phẩm là sự kết tinh của trí tưởng tượng tuyệt vời và nỗi đam mê cháy bỏng của người tạo ra chúng. Điểm chung trong Jane Eyre và Wuthering Heights là đều có sử dụng những yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết Gothic - một loại tiểu thuyết thịnh hành và được ưa chuộng vào thế kỉ XVIII ở châu Âu. Việc sử dụng những yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết Gothic tạo cho tác phẩm của họ bầu không khí lung linh, huyền bí nhưng cũng không xa rời thực tế. Motif ngôi nhà bị ma ám trong tác phẩm của họ đã được các nhà văn thế hệ sau kế thừa. 2. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Jane Eyre và Wuthering Heights đều có những motif cặp đôi nhân vật và nhân vật chính là motif con mồ côi. Motif đứa trẻ mồ côi giúp hai nữ tác giả thể hiện được bi kịch của những con người bé nhỏ trong xã hội lúc bấy giờ. Các cặp đôi nhân vật được xây dựng trong thế đối lập góp phần soi sáng tính cách lẫn nhau từ đó bộc lộ những xung đột xã hội còn các cặp đôi nhân vật hoà hợp mang đến vẻ đẹp lãng mạn cho tác phẩm. Các cặp đôi nhân vật hòa hợp đã tạo nên những mối tình bất tử nổi tiếng trong văn chương thế giới và làm rung động bao trái tim của các thế hệ độc giả. Tuy nhiên trong nghệ thuật khắc họa nhân vật, Jane Eyre và Wuthering Heights lại có bút pháp miêu tả khác nhau. Ngoại hình của các nhân vật trong Jane Eyre được Charlotte miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết còn trong Wuthering Heights Emily chỉ miêu tả thoáng qua bởi những nét đặc trưng giàu giá trị tạo hình. Bên cạnh đó nhân vật trong Jane Eyre chủ yếu được khắc họa qua cái nhìn đơn chiều còn các nhân vật trong Wuthering Heights có sự soi chiếu bởi nhiều điểm nhìn và ở từng thời điểm khác nhau. 3. Cả Jane Eyre và Wuthering Heights đều là những tác phẩm tự sự theo ngôi thứ nhất. Tự sự theo ngôi thứ nhất tạo điều kiện cho nhân vật trong quá trình kể có cơ hội được bộc lộ quan điểm và giãi bày tình cảm. Tác phẩm Jane Eyre chủ yếu được kể bởi một nhân vật trong khi đó Wuthering Heights có sự hợp tác của nhiều nhân vật. Một trong những sáng tạo độc đáo của Emily là xây dựng hình tượng người kể chuyện. Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện không phải là người thông suốt tất cả. Người kể chuyện chỉ kể lại những gì đã nghe hoặc chứng kiến. Đặc biệt bên cạnh hai người kể chuyện chính tác giả khéo léo sắp đặt để cho nhiều nhân vật khác luân phiên nhau kể. Cách kể chuyện đa chủ thể này chính là nét nghệ thuật viết văn đặc sắc mà Emily đã để lại cho hậu thế. Tiểu thuyết Jane Eyre có kết cấu đơn tuyến và theo trình tự trước sau. Mạch của tiểu thuyết được trình bày theo một trục thẳng của thời gian, diễn tiến từ đầu đến cuối. Cốt truyện bao gồm các sự kiện, tình tiết xoay quanh hành trình của nhân vật Jane Eyre. Tiểu thuyết Wuthering Heights có kết cấu đa tuyến lồng khung. Cốt truyện của tác phẩm không đi theo trục tuyến tính mà có sự phân rã bởi thời gian đồng hiện, gấp khúc, đan xen. Chỉ có tác phẩm duy nhất Wuthering Heights nhưng Emily Bronte được công nhận là một thiên tài kì lạ. Kết cấu “truyện lồng truyện” và cốt truyện phân rã được các nhà văn hiện đại sử dụng phổ biến nhưng nếu so sánh với các thế hệ nhà văn đương thời thì Emily đã có sự bức phá ngoạn mục. 4. Với Jane Eyre và Wuthering Heights, Charlotte và Emily đã tạo nên sự ảnh hưởng đối với các nhà văn ở các thế hệ sau, đặc biệt là các nhà văn nữ. Dấu ấn của Charlotte và Emily in đậm trong các sáng tác của George Eliot, Meredith, Margaret Mitchell, Quỳnh Dao, April Lindner, … TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Micheal Alexander (Cao Hùng Luynh dịch) (2006), Lịch sử văn học Anh quốc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Trần Thị An (2007), Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trong Không gia đình và Oliver Twist, Nghiên cứu văn học, số (5). 3. Đào Tuấn Ảnh (2005), A.Tsekhov và Nam Cao nhìn từ góc độ thi pháp, Nghiên cứu văn học (số 4). 4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. M.Bakhtin (Lại Nguyên Ân dịch), Mấy vấn đề văn học và mỹ học, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. M.Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 7. Vũ Bằng (1955), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Phạm Văn Tươi, Sài Gòn. 8. Henri Benac (Nguyễn Thế Công dịch) (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Ngô Vĩnh Bình (1990), Đồng hiện – một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết “Chim én bay”, Văn nghệ (số 51). 10. Wayne C.Booth (2008), (Đào Duy Hiệp dịch), Khoảng cách và điểm nhìn, Nghiên cứu văn học (số 4). 11. Charlotte Bronte (Trần Anh Kim dịch) (1986), Jane Eyre, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Charlotte Bronte (Trần Anh Kim dịch) (1986), Jane Eyre, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Emily Bronte (Dương Tường dịch) (2005), Đồi gió hú, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Lê Huy Bắc (1995), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí văn học (số 6) . 15. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Bình (2004), Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Sa mạc của J.M.G Le Clézio, Nghiên cứu văn học (số 5). 17. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tiểu thuyết Balzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Lê Nguyên Cẩn (2004), Những điểm dừng không – thời gian trên hành trình tiến thân của Rastinac, Nghiên cứu văn học (số 11) . 19. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – William Makepeace Thackery, Nxb Đại học Sư phạm, TP HCM. 20. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – Charles Dickens, Nxb Đại học Sư phạm,TP Hồ Chí Minh. 21. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honoré de Balzac, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 22. Mortimer Chambers, Babara Hana Walt, David Herlihy, Theodore K. Rabb, Isser Woloch. Raymond Grew (2004), Lịch sử văn minh phương Tây, Nxb Văn hoá thông tin. 23. Nguyễn Linh Chi (2009), Tự thuật của James Joyce, Nghiên cứu văn học (số 9) . 24. Đào Ngọc Chương (2010), Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh, Nxb Văn hóa thông tin. 25. Lê Đình Cúc (1985), Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway, Tạp chí văn học (số 2) . 26. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Charles Dickens (2001), David Copperfeild, tập 1, Nxb Đà Nẵng. 28. Charles Dickens (2001), David Copperfeild, tập 2, Nxb Đà Nẵng. 29. Dương Ngọc Dũng (1989), Nhập môn nghiên cứu văn học Anh (Quyển 1), Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 30. Vũ Dũng (1998), Những tác phẩm lớn trong văn chương thế giới, Nxb Văn học, Hà Nội. 31. Tiền Thừa Đán – Hứa Khiết Minh (2005), Thông sử nước Anh, Nxb Lao động – xã hội. 32. Đặng Anh Đào (1993), Sự tự do của tiểu thuyết - Một khía cạnh thi pháp, Tạp chí văn học (số 3) . 33. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí văn học (số 2). 34. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung… (1999), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Nghiên cứu văn học (số 7). 37. Phan Cự Đệ (2001), Mấy vấn đề về phương pháp luận khi nghiên cứu thể loại tiểu thuyết, Văn nghệ quân đội (số 2). 38. Trịnh Bá Đĩnh dịch (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học. 39. Bùi Thế Đức (1995), Khám phá nghệ thuật về thế giới nhân vật trong các tác phẩm viết về chiến tranh của V.Bưcốp và B.Vaxilép, Tạp chí văn học (số 6). 40. Nguyễn Hoàng Đức (1999), Ý hướng tính văn chương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 41. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Nguyễn Trung Đức (1991), Tự sự nhiều người kể trong Ký sự về một cái chết được báo trước của G.G.Macket, Tạp chí văn học (số 2). 43. S.Freud (Đỗ Lai Thúy biên soạn) (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 44. M.Gorki (1965), Bàn về văn học, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Đàm Mỹ Hạnh (1984), Năng lực nhận thức cuộc sống của nhà văn – một biểu hiện của tài năng sáng tạo văn học, Tạp chí văn học số (5). 48. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 49. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 50. Vũ Công Hảo (2007), Bàn thêm về motiv và cấu trúc motiv trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov, Nghiên cứu văn học (số 6). 51. Đào Duy Hiệp (2005), Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo, Nghiên cứu văn học (số 7). 52. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 53. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới. 54. Trần Hinh (2004), Phương thức nước đôi trong nghệ thuật kể chuyện Dịch hạch của Albert Camus, Nghiên cứu văn học (số 10). 55. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 56. Đỗ Khánh Hoan (1969), Lịch sử văn học Anh quốc, Nxb Sáng tạo. 57. Nguyễn Thị Bích Hồng (2006), Điểm nhìn nghệ thuật và sự tái tạo nhân vật trong truyện Kiều, Nghiên cứu văn học (số 9) . 58. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục. 59. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 60. M.B.Kharapchenko (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 61. Phùng Ngọc Kiên (2004.), G.Flaubert và tiểu thuyết thế kỷ XX, Nghiên cứu văn học (số 10). 62. Mark Kishlansky, Patrick Geary, Patricia O’ Brien (2005), Nền tảng văn minh phương Tây, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin. 63. Milan Kundera (Nguyên Ngọc dịch) (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 64. Lê Đình Kỵ ( 2010), Phê bình nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Giáo dục. 65. Cao Kim Lan (2005), Mấy vấn đề về thi pháp cốt truyện, Tạp chí văn học (số 6) . 66. Cao Kim Lan (2009), Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, Nghiên cứu văn học (số 8) . 67. Phạm Gia Lâm (1995), Tiểu thuyết chiến tranh Nga Xô-viết hiện đại : Những vấn đề thi pháp của thể loại, Tạp chí Văn học (số 11). 68. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời Nay, Sài Gòn. 69. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học. 70. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 71. Phương Lựu (2005), Lí luận văn học hiện đại phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Bùi Đức Mãn (2002), Lịch sử các nước trên thế giới – Lược sử nước Anh,Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 73. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 74. Hà Mật (2000), Tiểu thuyết, đặc trưng và khuynh hướng, Nhà văn (số 4). 75. Lê Văn Mẫu (2009), Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka, Nghiên cứu văn học (số 6). 76. Nguyên Ngọc (1997), Nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera và tác phẩm Sự bất tử, Tạp chí văn học (số 7). 77. Vương Trí Nhàn (sưu tầm, biên soạn) (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 78. Phùng Quý Nhâm (1998), Tinh thần phân tích tâm linh một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí văn học (số 4). 79. Trần Thị Mai Nhân (2004), Tìm hiểu vai trò của thủ pháp “đồng hiện” trong một số tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Hội thảo khoa học các nhà Ngữ văn trẻ lần 2 Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh (số tháng 12). 80. Trần Thị Mai Nhân (2005), Đổi mới nghệ thuật xử lí thời gian trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Tạp chí Khoa học xã hội (số 9). 81. Trần Thị Mai Nhân (2007), Tìm hiểu thủ pháp “chiếu sáng đa chiều” trong xây dựng nhân vật qua một số tiểu thuyết Việt Nam 1986 – 2000, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (số 6) . 82. Trần Thị Mai Nhân (2007) , Kiểu nhân vật “đa diện” trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000, Nhà văn (số 7). 83. Ngô Thị Tuyết Nhung (2008), Vai trò người kể chuyện trong tác phẩm Đồi gió hú của Emily Bronte, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 84. Mai Hải Oanh (2007), Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nghiên cứu văn học (số 10). 85. G.N. Poxpelop (Chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 86. Trần Nguyễn Du Sa, Trần Thế San, Nguyễn Anh Dũng, Tăng Văn Mùi, Nguyễn Hiếu Nghĩa ( Biên soạn), ( 2004), Bách khoa lịch sử thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội. 87. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh (1985), Văn học hiện thực và văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. 88. Lê Sơn (chủ biên) (2003), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học, Nxb KHXH Hà Nội, Hà Nội. 89. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 90. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 91. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội. 92. William Makepeace Thackery (1988), Trần Kiêm (dịch), Hội chợ phù hoa, Nxb Văn học, Hà Nội. 93. Thời Thái Thịnh (2000), Nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết Robinson Cruxô, Văn học nước ngoài (số 5). 94. Nguyễn Thành Thống (1997), Lịch sử văn học Anh trích yếu, Nxb Trẻ, TP. HCM. 95. Lộc Phương Thuỷ (chủ biên), (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX , tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 96. Lộc Phương Thuỷ (chủ biên), (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 97. Nguyễn Chí Tình (2001), Các nhà tiểu thuyết phương Tây và vấn đề kết cấu – xây dựng cốt truyện, Văn nghệ quân đội (số 3). 98. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, TP HCM. 99. Lê Ngọc Trà ( 2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 100. Nguyễn Thị Như Trang (2006), Truyện ngắn A.Chekhov dưới góc nhìn trần thuật học, Nghiên cứu văn học (số 3). 101. Hoàng Thị Quỳnh Trang (2009), Âm thanh và cuồng nộ và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner, Nghiên cứu văn học (số 3). 102. Nguyễn Văn Trung (1965), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Nxb Sơn Nam, Sài Gòn. 103. Phong Tuyết (2008), Người kể chuyện trong văn xuôi, Nghiên cứu văn học, (số 5). 104. Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau. 105. Phùng Văn Tửu (2005), Tiểu thuyết điện ảnh của Alain Robbe-Grillet và tiểu thuyết truyền hình của André Stil, Nghiên cứu văn học (số 4) . 106. Phùng Văn Tửu (2009), Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại, Nghiên cứu văn học (số 11). 107. Boris Uspenski (2008), Không gian – Sự trùng hợp về vị thế không gian của Người kể chuyện và nhân vật, Nghiên cứu văn học (số 5). 108. Nguyễn Thị Vượng (2008), Nhân vật tự thú trong Bút kí dưới hầm của F.M.Dostoievski, Nghiên cứu văn học (số 3). 109. Lưu Tô Xương, Quang Nhân Hồng, Thừa Văn (chủ biên), (2000), Lịch sử thế giới cận đại, tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 110. M. H. Abrams (chủ biên) (1962), The Norton Anthology of English Literature, Nxb Norton, New York. 111. Charlotte Bronte (1991), Jane Eyre, David Cambell Publishers Ltd, London. 112. Emily Bronte (1991),Wuthering Heights, David Cambell Publishers Ltd, London. 113. W. John Compbell (2000), The book of great books, The Wonderland press. 114. Martin Coyle, Peter Garside, Malcom Kelsall and John Peck (2003), Encyclopedia of literature and Edited, Routledge. 115. J.A. Cuddon (1998), The penguin dictionary of literary terms and literary theory, Penguin books. 116. Elizabeth Deeds Ermarth (1997), The English novel in history 1840 – 1895, London and New York. 117. Elizabeth Gaskell (1996), The life of Charlotte Bronte, BPC Paperbacks Ltd. 118. Maggie Kilgour (1995), The Rise of the Gothic Novel, London and New York. 119. David H. Richter (1996), The Progress of Romance, Ohio State University Press. 120. Paul Schlucter and June Schlucter (1998), An Encyclopedia of British women writers revised and expanded edition, Rutgers university press, New Brunswick, New Jersey and London. Tài liệu từ Internet 121. 122. 5T 123. 5T 124. 5T 125.5T 126.5T 127. 5T 128.5T 129.5T 10T 30. 10T5 131. Đồi_gió_hú PHỤ LỤC NIÊN BIỂU CỦA CHARLOTTE BRONTE VÀ EMILY BRONTE 1816 Charlotte Bronte sinh ngày 21 tháng 4 năm 1816 tại Thornton, Bradford, con thứ ba của ông Patrick và bà Maria Bronte. 1817 Ngày 26 tháng 6, Patrick Branwell Bronte ra đời. 1818 Ngày 30 tháng 7, Emily Jane Bronte ra đời. 1820 Ngày 17 tháng 1, Ann Bronte ra đời. Ngày 20 tháng 4, cả nhà Bronte chuyển đến Haworth, gần Keighley, Yorkshire. 1821 Ngày 15 tháng 9, mẹ qua đời. 1824 Ngày 10 tháng 8, Charlotte đến học tại trường Cowan Bridge, Lancashire. Ngày 25 tháng 11, Emily cũng đến học tại ngôi trường này. 1825 Ngày 6 tháng 5, người chị cả Maria mất. Ngày 1 tháng 6, Elizabeth, Charlotte, Emily trở về Haworth. Ngày 15 tháng 6, người chị thứ hai Elizabeth mất. 1825 – 1830 Bốn chị em Bronte cùng ở nhà được dì Elizabeth Branwell chăm sóc. Ngày 5 tháng 6 năm 1826, ông Bronte mang về nhà mười hai tên lính gỗ cho Branwell. Kể từ đó, chị em Charlotte bắt đầu sống và sáng tác về thế giới tưởng tượng của họ. 1831 Tháng 1, Charlotte đến học tại trường của bà Wooler, Roe Head, gần Mirfield, Yorkshire. 1832 Tháng 5, Charlotte rời Roe Head. 1835 Tháng 7, Charlotte quay trở lại Roe Head để dạy học. Ngày 29 tháng 7, Emily đến học tại trường Roe Head nơi Charlotte đang dạy học. Tháng 10, Emily trở về nhà. 1837 Tháng 5, trường của bà Wooler chuyển đến Dewsbury Moor. 1838 Tháng 12, Charlotte rời Dewsbury Moor. Tháng 9 năm 1838, Emily bắt đầu đến dạy học ở Law Hill, Halifax (khoảng 6 tháng). 1839 Tháng 3, Charlotte từ chối lời cầu hôn của Henry Nussey. Tháng 5, Charlotte đến làm gia sư cho gia đình bà Sidgwick ở Stonegappe, Lothersdale. Tháng 7, Charlotte thôi việc ở Stonegappe. Tháng 7, Charlotte từ chối lời cầu hôn của ông Bryce. Tháng 8 - 9, Charlotte đi nghỉ với Ellen Nussey ở Easton và Bridlington. 1840 Charlotte và Emily đều ở nhà. 1841 Tháng 3, Charlotte làm gia sư tại nhà bà White, Upperwood House, Rawdon, gần Bradford. Tháng 12, Charlotte nghỉ việc. 1842 Tháng 2, Charlotte và Emily sang Brussels học tại trường ông Heger. Ngày 29 tháng 10, dì Branwell mất ở Haworth. Tháng 11, Charlotte và Emily trở về Haworth. 1843 Tháng 1, một mình Charlotte trở lại Brussels. 1844 Tháng 1, Charlotte rời Brussels trở về Haworth. Tháng 7, các chị em bận rộn với dự án mở trường học tại xứ đạo Haworth. 1845 Tháng 7, Branwell bị sa thải. Mùa thu, Charlotte phát hiện những bài thơ của Emily. 1846 Tháng 5, xuất bản tập Thơ của Currer, Ellis, and Acton Belll. Tháng 4 năm 1846 – tháng 7 năm 1847, tác phẩm Giáo sư của Charlotte ra đời nhưng không thành công. Tháng 8, Charlotte bắt đầu viết Jane Eyre. 1847 Tháng 10, Jane Eye được xuất bản. Tháng 12, Wuthering Heights của Emily và Agnes Grey của Ann được xuất bản. 1848 Tháng 6, tác phẩm The Tenant of Wildfell Hall của Ann được xuất bản. Tháng 7, Charlotte và Ann đi thăm nhà xuất bản của họ ở London để xác định danh tính bút danh “Bells” riêng ra cho mỗi chị em. Ngày 24 tháng 9, Branwell mất. Ngày 19 tháng 12, Emily qua đời. 1849 Ngày 28 tháng 5, Ann mất. Tháng 10, tác phẩm Shirley của Charlotte được xuất bản. Tháng 11 – 12, Charlotte đi thăm London, gặp Thackeray. 1850 Tháng 5 – 7, Charlotte đi thăm London. Tháng 7, Charlotte đi thăm Edinburgh. Tháng 8, Charlotte gặp Elizabeth Gaskell. 1851 Tháng 5 - 7, Charlotte đi thăm London trong cuộc đại triển lãm, thăm Elizabeth Gaskell ở Manchester. Bắt đầu viết Villette. 1852 Charlotte hoàn thành Villette. 1853 Tháng 1, lần cuối cùng Charlotte thăm London. Tháng 1, Villette được xuất bản. Tháng 4, Charlotte đi Manchester thăm Elizabeth Gaskell. Tháng 9, Gaskell đến Haworth thăm Charlotte. 1854 Charlotte đi Manchester thăm Gaskell. Tháng 6, Charlotte kết hôn với A. B. Nicholls. 1855 Ngày 31 tháng 3, Charlotte mất tại Haworth. Charlotte Bronte (Nguồn : 10T(Nguồn : 10T5 Cánh đồng hoang 10T(Nguồn : 10T5 Thác Bronte 10T(Nguồn : 10T5 Cây thạch nam Cầu Bronte (Nguồn : 5T Nhà của cha xứ Bronte (Nguồn : 5T The Genealogy of the Brontës Maria Branwell Patrick Brontë 7 March 777 7 June 86 © 2008 www.wuthering-heights.co.uk 5 April 783 5 Sept. 82 Eleanor McClory Hugh Brunty 755 c.808 Anne Carne Thomas Branwell 746 5 April 808 c.April 744 9 Dec. 809 Charlotte Brontë 2 April 86 3 March 855 Arthur Bell Nicholls 6 January 89 3 Dec. 906 Elizabeth Brontë 8 February 85 5 June 825 Maria Brontë c.April 84 6 May 825 Anne Brontë 7 January 820 28 May 849 Emily Jane Brontë 30 July 88 9 Dec. 848 Patrick Branwell B. 26 June 87 24 Sept. 848 Elizabeth Branwell 776 29 Oct. 842 married 29 June 854 married 776 married 768 married 29 Dec. 82 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5637.pdf