Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ NGUYỆT TRONG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ NGUYỆT TRONG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân,

pdf158 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5655 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS-TS Nguyễn Thành Thi, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM, Thư viện Khoa học Tổng hợp đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Điểu Cải, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi thuận lợi trong công tác. Sau cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Lê Thị Nguyệt Trong MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3 MỤC LỤC ................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7 1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 7 2.Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 9 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 13 4.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 13 5.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 13 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................................... 14 7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 14 Chương 1: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT . 16 1.1.Lời văn nghệ thuật ................................................................................................. 16 1.1.1.Khái niệm .................................................................................................................. 16 1.1.2.Đặc điểm cơ bản của lời văn nghệ thuật ................................................................... 17 1.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...... 22 1.2.1.Lời văn hướng tới cuộc sống đời thường với ba nguồn cảm hứng: phê phán, trữ tình, chiêm nghiệm cuộc sống ............................................................................. 22 1.2.2.Lời văn tỉnh lược – cách thức để nhà văn thu hẹp tầm hiểu biết và sự tuyển chọn thông tin khi kể chuyện ........................................................................................ 32 1.2.3.Lời văn “nhại” – cách thức để nhà văn nhìn nhận lại chân lý của cuộc đời ............ 35 1.3. Tiểu kết ................................................................................................................. 45 Chương 2: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP– NHÌN TỪ DẠNG THỨC, CẤU TRÚC DIỄN NGÔN ............................................................................................. 46 2.1.Đặc điểm chung của các thành phần lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............................................................................................................ 46 2.2.Diễn ngôn kể.......................................................................................................... 47 2.2.1.Việc dịch điểm nhìn, ngôi kể và sự vận động linh hoạt của diễn ngôn kể ............... 47 2.2.2.Diễn ngôn kể chịu sự kiểm soát, chi phối bởi cái nhìn và giọng điệu của người kể chuyện khách quan, không đáng tin cậy .............................................................. 52 2.3.Diễn ngôn thoại ..................................................................................................... 57 2.3.1.Lời đối thoại .............................................................................................................. 57 2.3.2.Lời độc thoại nội tâm ................................................................................................ 75 2.4.Diễn ngôn trữ tình ngoại đề ................................................................................... 81 2.4.1.Hình thức thơ và hình thức văn xuôi của trữ tình ngoại đề trong lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp ............................................................................................... 82 2.4.2.Âm hưởng hiện sinh đặc biệt của diễn ngôn trữ tình ngoại đề ................................. 88 2.5. Tiểu kết ................................................................................................................. 94 Chương 3 : LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ SỰ TƯƠNG TÁC VÀ ĐA DẠNG THẨM MĨ ................................................................................................. 95 3.1.Sự đa dạng thẩm mĩ xuất phát từ sự đa dạng của phương tiện, chất liệu cơ bản của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................... 95 3.1.1.Sự đa dạng thẩm mĩ từ sự tương tác của các lớp từ vựng ......................................... 95 3.1.2.Sự đa dạng thẩm mĩ từ thế giới hình ảnh so ánh và ẩn dụ biểu tượng trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ...................................................................... 98 3.2.Sự đa dạng thẩm mĩ được mở rộng với hệ thống thành ngữ, tiếng lóng, tiếng chửi ........................................................................................................................... 103 3.2.1.Hệ thống thành ngữ đậm đặc được sử dụng như một phương tiện xây dựng lời văn ............................................................................................................................ 103 3.2.2.Tiếng lóng – phương tiện nghệ thuật tạo hiệu quả thẩm mĩ trong lời văn Nguyễn Huy Thiệp .......................................................................................................... 109 3.2.3.“Tiếng chửi” của nhân vật và người kể chuyện như một loại lời thoại đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................... 111 3.3.Sự đa dạng thẩm mĩ qua cấu trúc câu văn và dạng thức liên kết câu trong văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................................................................ 115 3.3.1.Câu văn ngắn, lời văn được tỉnh lược tối đa là hình thức cơ bản trong cấu trúc câu văn của Nguyễn Huy Thiệp ............................................................................... 115 3.3.2.Câu văn được lặp đi lặp lại trong một tác phẩm tạo chất thơ, chất cổ tích trong lời văn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................................. 118 3.3.3.Một số phương tiện liên kết câu đặc thù trong văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................................................................................. 119 3.4.Hiệu quả của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............ 122 3.5. Tiểu kết ............................................................................................................... 124 KẾT LUẬN ............................................................................................. 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 128 PHỤ LỤC .................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hóa. Các nhà văn không bị thôi thúc bởi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Văn học được quan tâm với tư cách là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn quan tâm đến vấn đề đổi mới hình thức, ngôn ngữ nghệ thuật, và đổi mới phong cách. Về phương diện nội dung, nhà văn phản ánh cuộc sống với cái nhìn đa diện, đa chiều bởi hiện thực cuộc sống vốn “phức tạp, bề bộn nhiều niềm vui và nước mắt, được và mất, chân và giả, cao cả và thấp hèn…”[56; 309]. Trong lĩnh vực truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tinh anh” nhất, đi đầu trong quá trình đổi mới văn học thì Nguyễn Huy Thiệp được nhìn nhận và đánh giá cao. Ông được xem là một hiện tượng văn học độc đáo. Bởi lẽ, từ khi xuất hiện, Nguyễn Huy Thiệp đã gây được sự chú ý, sau đó đã tạo nên một làn sóng dư luận xôn xao nhất cho sự vận động của văn học đương đại. Mặc dù, gia tài văn học của ông chưa thật đồ sộ nhưng những trang văn của ông lại có giá trị lớn lao. Huân chương văn học nghệ thuật của Pháp trao tặng năm 2007 là một phần thưởng vinh dự cho nhà văn, đồng thời đã khẳng định giá trị của những văn phẩm mà ông đã trình làng. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, đa số các nhà phê bình đồng quan điểm về “ma lực” trong ngòi bút này. Chẳng hạn, Mai Ngữ kết luận: tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “gây bất ngờ, sửng sốt cho người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về sức mạnh và khả năng của văn học”[24; 418]. Hay Bùi Việt Thắng khẳng định: “Mỗi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như “một khối thuốc nổ” làm tan vỡ nếp nghĩ bình thường của độc giả.”[19; 351]. Ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp linh hoạt trên nhiều lĩnh vực: kịch; phê bình văn học, tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn là lĩnh vực thành công nhất. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, độc giả thường thấy xuất hiện nhiều kiểu nhân vật mang trong mình cái ác, cái xấu xa, ti tiện. Cái mặt bản năng của con người, mặt trái của những luân lí xã hội được vạch trần một cách không nhân nhượng; cái triết lí “ở hiền gặp lành” bị đánh đổ. Các truyện Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ, Cún, Giọt máu, Những ngọn gió Hua Tát… là những minh chứng. Văn Tâm cho rằng: “hiện trạng con người bị tha hóa lần lượt hiện ra trong truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp nhiều khi quái đản ghê rợn khiến người đọc rùng mình…”[24; 300]. Nhưng cuối cùng, họ lại nhận ra tinh thần nhân văn, nhân bản trong ngòi bút này. Đó là khi con người tẩy chay, tránh xa các ác, thì cái ác bị đẩy lùi và cái thiện được nhân rộng. Sự cuốn hút của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ ở những vấn đề phản ánh mà còn ở sự độc đáo trong lời văn nghệ thuật, trong kĩ thuật viết văn của ông. Đặc điểm thi pháp hậu hiện đại tìm thấy ở hình tượng nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn của ông. La Khắc Hòa cho rằng: chính nhà văn là người mở đầu cho lối viết mới trong kĩ thuật viết truyện ngắn “Khi Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài xuất hiện, ta thấy có những dấu hiệu về một cuộc chia tay với nguyên tắc dụ ngôn cùng với những vị ngữ bất biến, quen thuộc của nó…”[43; web]. Có thể nói, lối hành văn này đã tạo nên sức hấp dẫn kì diệu khiến bao người “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Khen có, chê có nhưng chủ yếu ở nội dung phản ánh còn cách viết, lối sử dụng ngôn từ thì ai cũng thừa nhận đây là một cây bút có tài năng. Đây là một lí do khiến người viết quan tâm nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp. Lí luận văn học Marxist đề cao mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học. Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là nghệ thuật ngôn từ. Vì thế, khi xem xét một tác phẩm văn học nói riêng hay phong cách tác giả văn học nói chung thì độc giả không thể không lưu ý đến mối quan hệ này. Cụ thể hơn là xem xét cách thức vận dụng ngôn ngữ để làm sáng rõ nội dung mà nhà văn phản ánh. Trong đó, lời văn nghệ thuật là một phương diện mang tính hình thức có chức năng cụ thể hóa những tư tưởng nghệ thuật, mục đích sáng tác và phong cách của nhà văn. Vậy nghiên cứu lời văn nghệ thuật chính là chọn điểm xuất phát để tìm hiểu sâu vào tư tưởng bên trong mà nhà văn thể hiện thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. Từ khi xuất hiện trên văn đàn văn học đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu, bình luận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, phương diện lời văn nghệ thuật thì vẫn còn là một vùng đất còn nhiều khoảng trống, chưa được khai thác một cách tổng thể nên người viết có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện về lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn này. Trên đây là những lí do, là nguồn động lực chính khiến người viết chọn đề tài “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” làm đối tượng nghiên cứu trong chương trình học của mình với hy vọng mở ra một hướng tiếp cận khoa học về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn tài năng trong văn chương đương đại.. 2.Lịch sử vấn đề 2.1 Những công trình xung quanh “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” Nguyễn Huy Thiệp được xem là một hiện tượng văn học đặc biệt trong tiến trình đổi mới văn học sau 1986. Nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp được đăng báo với nhiều ý kiến khen chê, có lúc thành xung đột gay gắt. Mở đầu cho lời giới thiệu về tác giả này, trong cuốn Tinh tuyển Văn học Việt Nam (tập Tám), Phạm Xuân Nguyên viết:“Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng” (phenoumen) của Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX. Sáng tác của ông là một đỉnh điểm của văn học thời kỳ đổi mới.”[79; 1005] Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá cao ngay từ tập truyện đầu tay “Những ngọn gió Hua Tát” (viết năm 1986, gồm 10 truyện được viết dưới hình thức giả cổ tích). Khi tác phẩm thứ hai Tướng về hưu được đăng trên báo Văn nghệ số 20/ 06/ 1987, làn sóng dư luận trở nên xôn xao, như một cơn lốc tác động mạnh mẽ đến những độc giả quan tâm. Nhiều bài viết xoay quanh truyện ngắn này (Năm 1988, Trần Đạo có bài viết “Tướng về hưu một tác phẩm có tính nghệ thuật” in trong sách Vẫy gọi nhau làm người; 1989, trên báo Nhân dân, Nguyễn Mạnh Đẩu viết bài “Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện và xem phim Tướng về hưu”; năm 1994, Đặng Anh Đào viết bài “Khi ông “Tướng về hưu” xuất hiện” in trong sách Tài năng và người thưởng thức…). Đa số đều công nhận, đây là sản phẩm của một tài năng độc đáo. Tháng 04/ 1988, chùm truyện lịch sử “Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết” trình làng thì dư luận lại càng trở nên sôi nổi. Người khen thì cũng khen hết lời, mà người chê thì cũng không tiếc chữ. Tạ Ngọc Liễn bài bác Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng tác giả đã “bôi nhọ các anh hùng dân tộc”, một số người còn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu cái tâm trong sáng trong sáng tác. Ngược lại, Nguyễn Diệp nhân đọc Phẩm Tiết thì cho rằng nhà văn đã “tỏ ra có bản lĩnh đi theo một con đường sáng tác của mình”. Lại Nguyên Ân bên vực tác giả với bài viết “Đọc văn phải khác đọc sử”, ông viết: “Qua những Kiếm sắc, Vàng lửa, tôi nghĩ anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học”. Đại đa số ý kiến cho rằng: văn của Nguyễn Huy Thiệp đã đi gần đến cảm quan văn học hậu hiện đại. Các yếu tố huyền thoại trong sáng tác của ông như một phương thức phản ánh hiện thực, và con người đương đại. Cái thực và cái ảo trộn lẫn với nhau khó tách bạch như Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi. Đặng Anh Đào tìm thấy chất thơ bay bổng trong Con gái thủy thần là ở yếu tố huyền thoại bởi “bản thân huyền thoại thực sự bao giờ cũng là một hệ thống, chứ không phải một cốt truyện có đầu có đuôi” (bài viết “Từ một nguyên tắc đa âm tới một số hiện tượng văn học Việt Nam”). Tính chất đa thanh như một nguyên tắc chủ đạo trong tiểu thuyết hiện đại. Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng phát biểu: “Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau bên ngoài môi trường xã hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân vật.” [56; 278] Nếu như “Văn chương là cuộc thám hiểm sức mạnh của ngôn ngữ” (Todorov) thì Nguyễn Huy Thiệp là một nhà thám hiểm đang đi vào tìm kiếm và khám phá sức mạnh của ngôn từ. Lấy ngôn từ để diễn đạt tình ý, nhà văn đã “lạ hóa” cách viết. Có thể nói, “lạ hóa” là một nguyên tắc sáng tác chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nguyên tắc này tạo nên dấu ấn hậu hiện đại ở ngòi bút táo bạo này. Sự mới lạ trong lối diễn đạt, lẫn trong hình tượng nghệ thuật là một trong số những nguyên nhân tạo nên hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Điều này có thể điểm qua một số bài viết sau: “Một trường hợp đang bàn cãi” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, đăng trên báo Văn nghệ số 36 – 37, tháng 9, 1988; “Xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” của nhà phê bình Hồng Diệu, đăng trên báo Văn nghệ Quân đội số 14, 1988 (bài viết đăng những ý kiến khác nhau trong cuộc phỏng vấn của tác giả với nhà văn Bùi Hiển, Hồ Phương và Bùi Bình Thi); “Về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, bài viết trình bày một số ý kiến của Hội đồng lí luận phê bình của Hội nhà văn và Viện Văn học, đăng trên báo văn nghệ Quân đội số 4, 1989; “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ” của Nguyễn Đăng Mạnh, đăng trên báo Cửa Việt, số 16, 1992; “Nhà văn hiện đại Việt Nam – những giới hạn và sứ mệnh (suy nghĩ từ những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp) của Trần Văn Toàn, in trong sách Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Từ những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã nêu lên chân dung của nhà văn hiện đại Việt Nam những năm sau đổi mới. Đặc biệt, đáng chú ý là một số hướng tiếp cận mới đối với truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua một số công trình bài viết gần đây như: – “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại” Cao Kim Lan (2008) khẳng định dấu vết hệ hình hiện đại trong ba truyện ngắn Vàng Lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp. – “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thành Thi (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2010, in lại có bổ sung trong tập tiểu luận phê bình của chính tác giả: Văn học – thế giới mở, NXB Trẻ, 2010) khẳng định trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một âm hưởng hiện sinh khá bao trùm. – “Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử” của Phạm Ngọc Lan (Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, NXB Văn hóa Thông tin, 2010) vận dụng Đông phương luận để đọc truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp. Trên đây là một số bài viết, một vài nhận định tiêu biểu xung quanh Nguyễn Huy Thiệp. Dù lên tiếng chỉ trích gay gắt nhưng không ai không thừa nhận tài năng văn chương của cây bút truyện ngắn này. Nói như Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình: “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng như văn học sau 1975 đem lại” [24; 545] 2.2. Các công trình nghiên cứu về lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp Về cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật, đa số các ý kiến đều nhận thấy Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo, có một văn phong rất lạ, không giống với bất cứ một ai. Có rất nhiều bài viết trình bày một trong những khía cạnh cơ bản của lời văn như tính đối thoại, hình thức lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu (Bài viết “Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thị Hương); bàn về “Yếu tố thơ trong văn của Nguyễn Huy Thiệp” của TN. Filimonova. Trong bài viết “Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả Đông La đã chỉ ra chất triết lí trong lời văn và đặc trưng về lối phát ngôn của nhân vật, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp… Về yếu tố biểu tượng, Lê Thị Hồng Hạnh có bài viết “Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”; Nguyễn Thị Thanh Xuân viết tiểu luận “Phê bình cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam”, trong bài viết tác giả đã chọn sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp làm cơ sở minh họa. Cả hai tác giả đều hướng đến việc tìm kiếm dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng, mà cụ thể là biểu tượng nước, mạch ngầm tạo nên giá trị tác phẩm của nhà văn. Về lời văn nhại, Lê Huy Bắc có công trình ““Bậc hiền triết – con chó xồm” hay kĩ thuật nhại của Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả tập trung trình bày lối văn nhại được vận dụng như là một biện pháp nghệ thuật hiệu quả nhất của Nguyễn Huy Thiệp. Mỗi bài viết đều có những phát hiện và lí giải riêng theo những định kiến chủ quan của người đọc. Đó cũng do tính chất đa âm sắc trong truyện ngắn của ông mang lại. Trong chương trình Sau đại học, một số công trình nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được hội đồng khoa học công nhận và đánh giá cao. Luận văn Thạc sĩ “Chất thơ trong truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp” của học viên Tạ Thị Hường, năm 2001, đã đi vào tìm hiểu cặn kẽ các phương thức nghệ thuật tạo nên chất thơ, và các bài thơ xen giữa truyện kể. Năm 2007, Hoàng Kim Oanh đã bảo vệ thành công luận văn “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, luận văn mang tính chất nghiên cứu tổng hợp về đặc trưng truyện ngắn của nhà văn; luận văn có đề cập đến đặc trưng thủ pháp nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp khi kể chuyện. Năm 2009, luận văn thạc sĩ “Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Phạm Thị Thùy Trang đã nghiên cứu một cách đầy đủ về hình thức người kể chuyện trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn này. Như vậy, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có sức hấp dẫn lớn đối với người nghiên cứu văn chương đương đại. Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp tất cả những bài phê bình của các nhà văn, nhà phê bình, nhà sử học.. được đăng trên báo in thành sách với nhan đề “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” (gồm 54 bài viết), mỗi bài viết bàn về các khía cạnh khác nhau xoay xung quanh truyện ngắn của chính tác giả. Tất cả những ý kiến đồng tình – phản đối, khen – chê khác nhau. Các bài viết đều mang tính chất đối thoại với độc giả, tranh luận lẫn nhau, tạo một cơ sở khách quan cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử vấn đề, người viết nhận thấy ở lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một số vấn đề đã được giới độc giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu vẫn mang tính đơn lẻ, thành phần. Đến ngày hôm ngay vẫn chưa có một bài viết nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Dựa trên những gợi mở bước đầu của những người đi trước, người viết có khát vọng tìm hiểu nội dung này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Xoay xung quanh truyện ngắn của một nhà văn thì có rất nhiều phương diện để bàn luận. Luận văn chỉ đi vào nghiên cứu một phương diện thuộc hình thức của tác phẩm văn học trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Từ việc chọn lời văn nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu, người viết hướng đến xác định cách thức tổ chức lời văn và các phương tiện, các thành phần cơ bản nhất làm nên đặc trưng lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ở lĩnh vực truyện ngắn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp viết theo nhiều thể loại: kịch, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, truyện ngắn. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Ý. Tuy nhiên, lĩnh vực làm nên tên tuổi của ông là ở truyện ngắn. Ở đề tài này, người viết chỉ đi vào nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn, gồm 42 truyện (dựa trên nguồn: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005). 4.Mục đích nghiên cứu Mục đích của người nghiên cứu khi thực hiện luận văn này là làm sáng tỏ một khía cạnh cơ bản tạo nên tính đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là lời văn nghệ thuật. Từ lời văn nghệ thuật để hiểu một cách sâu sắc thế giới hình tượng nghệ thuật trong toàn bộ sáng tác của nhà văn là một hướng nghiên cứu văn học có cơ sở khoa học. Đồng thời, qua việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật, người viết muốn tìm hiểu phong cách truyện ngắn của ngòi bút này và tìm cơ sở để khẳng định đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại. 5.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bài viết có sự vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như ngôn ngữ học; phong cách học, thi pháp học,… 5.2. Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp người nghiên cứu tạo lập cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, đồng thời đặt đối tương nghiên cứu trong hệ thống để thấy được tính toàn diện. 5.3. Phương pháp loại hình: Cố gắng phân loại lời văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo một số hệ tiêu chí, luận văn xem xét lời văn nghệ thuật của ông từ góc độ loại hình. 5.4. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các thao tác thống kê, so sánh văn học,… để từ đó rút ra những kết luận có cơ sở khoa học, sát hợp với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trong sự đối chiếu với các cây bút truyện ngắn tiêu biểu khác. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 6.1 Về phương diện lí luận Nghiên cứu “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” nhằm góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại mà Nguyễn Huy Thiệp là một đại diện; đồng thời làm sáng tỏ sự cách tân, sự “lạ hóa” trong cách thức tổ chức lời văn của tác giả. Từ đó, bài viết mở ra một hướng tiếp cận khi đọc tác phẩm văn học đương đại. 6.2 Phương diện thực tiễn Nghiên cứu “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” giúp cho việc tìm hiểu truyện ngắn của ông có một cơ sở khoa học. Việc nghiên cứu sẽ thấy được những đóng góp của nhà văn cho sự nghiệp văn học dân tộc. Đồng thời, nó cũng có một ý nghĩa thực tiễn cho người đọc và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nhìn từ cảm hứng nghệ thuật. Ở chương này, luận văn đi từ cơ sở lí luận (đặc điểm lời văn nghệ thuật) đến ba nguồn cảm hứng cơ bản trong sáng tác của tác giả; cách thức xây dựng lời văn nhại, và lời văn tỉnh lược trong việc tổ chức lời văn. Chương 2: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nhìn từ dạng thức, cấu trúc diễn ngôn. Với ba diễn ngôn cơ bản: diễn ngôn kể, diễn ngôn thoại và diễn ngôn trữ tình ngoại đề, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng được một hệ thống lời văn nghệ thuật mang phong cách riêng. Chương 3: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nhìn từ sự tương tác và đa dạng thẩm mĩ. Trong chương này, luận văn tập trung triển khai sự đa dạng thẩm mĩ trong sự tương tác giữa các lớp từ vựng, các phương thức tu từ, hệ thống thành ngữ, tiếng lóng, tiếng chửi và các dạng thức liên kết câu trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp. Chương 1: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT 1.1.Lời văn nghệ thuật 1.1.1.Khái niệm Lời văn nghệ thuật được chú ý khi nghiên cứu một tác phẩm văn học hay một phong cách tác giả. Để làm rõ khái niệm này, chúng ta cần phân biệt nó với các khái niệm tương đồng như: ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học. Ở một số trường hợp, chúng có thể dùng để thay thế cho nhau nhưng chúng hoàn toàn không đồng nhất. Ngôn ngữ nghệ thuật là “hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật”[60; 185]. Thuật ngữ này dùng chung cho mọi ngành nghệ thuật. Trong sáng tác văn học, nhà văn dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Đây là cơ sở để phân biệt tác phẩm văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Về bản chất, ngôn từ có khả năng biểu hiện “nhiều mặt của một hình tượng chủ thể lời nói”[60; 185] như địa vị xã hội, giới tính, quan điểm sống. Đây chính là khả năng nghệ thuật của ngôn từ. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật không hoàn toàn đồng nhất. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật được đặt ra để phân biệt với ngôn từ trong đời sống xã hội. Cụ thể, ngôn từ nghệ thuật là chất liệu được nhà văn sáng tạo, tổ chức có dụng ý để xây dựng hình tượng nhằm phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. Đó là ngôn ngữ toàn dân được nghệ thuật hóa. Trong sáng tác văn chương, chức năng thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật được đặc biệt lưu ý. Chức năng thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật chính là việc sáng tạo ra “thực tại nghệ thuật, khách thể thẩm mĩ, đồng thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật”[79; 210] nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp nghệ thuật của nhà văn với độc giả. Như vậy, nếu như ngôn từ nghệ thuật là chất liệu thì lời văn nghệ thuật được xem là thành quả của quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ. Khái niệm lời văn nghệ thuật có nội hàm hẹp hơn so với ngôn từ nghệ thuật. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật”[33; 129]. Để hiểu được lời văn nghệ thuật thì cần phải đặt nó trong toàn bộ ngữ cảnh mà văn bản nghệ thuật đó tồn tại. Có thể xem văn học là nghệ thuật diễn ngôn. Lời văn nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật được cấu thành bởi một hoặc nhiều thành phần diễn ngôn. Các thành phần diễn ngôn trong một tác phẩm văn học như diễn ngôn thơ, diễn ngôn văn xuôi, diễn ngôn trần thuật, diễn ngôn thoại (đối thoại – độc thoại) đều được xem là bộ phận của lời văn nghệ thuật. Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trên toàn bộ hệ thống diễn ngôn sẽ cho ta thấy được mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, giữa ngôn ngữ và văn học và giữa tính xã hội của văn học và tính thẩm mĩ nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật thực chất là lời nói tự nhiên được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật và nó là bộ phận ._.cơ bản để tạo nên văn bản ngôn từ. 1.1.2.Đặc điểm cơ bản của lời văn nghệ thuật Lưu Hiệp viết: “Cái tâm (tinh thần) làm nảy sinh lời văn”[39; 113]. Luận điểm này có thể hiểu rằng: lời văn là hình thức của tác phẩm, gắn bó máu thịt với nội dung, tư tưởng mà nhà văn biểu đạt. Chính vì thế, các đặc điểm của lời văn nghệ trong tác phẩm văn học thường gắn với nội dung mà nhà văn phản ánh cùng với quá trình sáng tạo nghệ thuật. 1.1.2.1.Sự khác nhau giữa lời văn nghệ thuật với lời nói trong đời sống Lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học. Ðặc điểm chung của văn học nghệ thuật là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là phương tiện diễn đạt riêng của văn học vì nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống cũng sử dụng ngôn ngữ. Trong văn học, ngôn ngữ là chất liệu, nhà văn sử dụng chất liệu ấy “nhào nặn” thành lời văn. Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là thành quả của quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ. Nói như Maiacôpxki: Làm thơ/ Chẳng khác gì khai thác/ Chất hiếm radium/ Lấy một gam/ Mất hàng năm lao lực/ Chỉ mỗi một từ/ Có khi mất đứt/ Hàng trăm nghìn/ Tấn quặng xỉn ngôn từ/. (Nói chuyện với người thanh tra tài chánh). Lời văn là một dạng của lời nói, nhưng không phải là lời nói trong giao tiếp thường ngày. Lời nói trong tác phẩm văn học là một dạng thức của ngôn từ được tổ chức theo quy luật nghệ thuật. Điểm khác nhau cơ bản của lời văn tác phẩm và lời nói trong giao tiếp là: lời nói là phát ngôn được nói ra trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể vì thế nó phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp vào vai giao tiếp… nếu tách khỏi ngữ cảnh thì lời nói trở nên vô nghĩa. Đồng thời, mỗi phát ngôn trong khi nói năng thường không trọn vẹn và đầy đủ nội dung. Người nghe cần phải có sự liên hệ với các thông tin có trước trong cùng một cuộc thoại và ngữ cảnh mà lời nói xuất hiện. Lời văn có tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, là lời nói của muôn đời. Nguyễn Du viết: “Trăm năm trong cõi người ta; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” (Truyện Kiều) đã trở thành lời nói của muôn đời. Tiếng kêu của Chí Phèo “Ai cho tao lương thiện!” trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao mãi mãi ám ảnh người đọc bởi đó là hình tượng tiếng kêu thống thiết của con người bị xã hội làm cho tha hóa, không được làm người. Chính vì khác với lời nói hằng ngày, lời văn mang tính cố định. Tính chất cố định mà lời văn nghệ thuật có được là lời văn mang tính hình tượng “mọi hiện tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật…về nguyên tắc, lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật”[33; 130]. Lời văn nghệ thuật chính là lời của thế giới hình tượng, là lời của “một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định”[60; 315]. Vì thế, lời văn nghệ thuật không là một hiện tượng cá biệt, nó trở thành lời nói chung của nhiều người. Từ sự phân biệt ấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các đặc trưng cơ bản của lời văn nghệ thuật. Đó là lời văn mang tính hình tượng, “là lời của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định” và tính tổ chức cao. Tính tổ chức cao nhằm mục đích giải phóng hình tượng của từ, có nghĩa là nó làm cho ranh giới ý nghĩa khái niệm của từ bị xóa nhòa mà nó mang một nét nghĩa khác thông qua sự kết hợp giữa các từ và ngữ cảnh. Ngoài ra, lời văn nghệ thuật còn có tính hàm súc, tính biểu cảm và tính chính xác. 1.1.2.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm Lời văn nghệ thuật là một dạng thức của ngôn từ, được tổ chức theo quy luật nghệ thuật trên những mặt cơ bản như: nội dung, phương pháp, phong cách, thể loại. Để thâm nhập vào tác phẩm, tìm thấy được cái hồn văn mà tác giả gửi gắm bên trong nó, người nghiên cứu văn chương cần phải lí giải được phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật phù hợp với nguyên tắc tư tưởng, thẩm mĩ của nhà văn. Theo Phương Lựu[60; 316], “lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ thông báo giản đơn các việc xảy ra vời nhân vật, mà còn tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện đó” nên lời văn nghệ thuật phải có tính tổ chức cao. Tính tổ chức cao phải phù hợp với bản chất sáng tạo của văn chương. Nhà văn Nam Cao viết: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có.”[13; 268]. Bản chất văn chương là sáng tạo nên mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm nghệ thuật có một phương thức tổ chức lời văn riêng. Nhìn trên tổng thể sáng tác văn học, các nhà lí luận phát hiện ra điểm chung trong cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật như sau: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ thường xây dựng hình tượng dựa trên hai nguyên tắc. Thứ nhất, cụ thể hóa đối tượng miêu tả. Đó là, trong quá trình miêu tả, đánh giá, lí giải, nhà văn phải làm cho đối tương ngày càng cụ thể hơn, gây ấn tương với độc giả. Sự cụ thể hóa phải có định hướng. Có nghĩa là, nhà văn phải dẫn dắt người đọc từ từ thâm nhập vào bên trong tác phẩm: từ xa đấn gần, từ hiện tượng đến bản chất, từ cuộc đời nhân vật đến hiện tượng đời sống mà nhà văn phản ánh. Thứ hai là nguyên tắc tỉnh lược: trong thơ, sự tỉnh lược tạo nên tính hàm súc. Trong văn tự sự, tỉnh lược là một thủ pháp nghệ thuật có dụng ý của tác giả. Nhà văn cố tình lược bỏ một số phương diện nào đó của đối tượng miêu tả, tạo khoảng lặng để người đọc thâm nhập vào tác phẩm suy ngẫm. Hai nguyên tắc tổ chức lời văn này không tồn tại độc lập trong từng tác phẩm mà nó đan xen, gắn kết với nhau. Trong hệ hình văn học hậu hiện đại, các nhà văn có sự thay đổi về cách thức tổ chức lời văn. Với quan niệm giải cấu trúc, xóa bỏ trung tâm luận, “lí thuyết hậu hiện đại đề xuất xóa bỏ trung tâm, phân mảnh đại tự sự, hỗn tạp văn học với phi văn học, văn học triết học hóa để biến thành phi văn học. Nó phá bỏ huyền thoại trong các hệ hình cũ.”[80; 59], các nhà văn thường tổ chức lời văn theo hướng phản thể loại. Lời văn nhại được chú ý để dùng để giải thiêng, lật tẩy đối tượng, “người kể chuyện tiếp xúc suồng sã, thân mật với nhân vật nên diễn ngôn có tính chất giải thiêng, lật tẩy.”[72; 16]. Các nhà văn thường để cho nhân vật của mình nói lên những tiếng nói hoài nghi về những giá trị đã từng được khẳng định. Bên cạnh việc cụ thể hóa đối tượng miêu tả, lời văn trong các tác phẩm tự sự hậu hiện đại thường phá bỏ tính logic, tính hoàn chỉnh trong việc xây dựng tình tiết cốt truyện. Thời gian phi tuyến tính được triển khai, không gian đảo lộn cùng với sự thay đổi của thời gian nên vì thế mà lời văn cũng bị phá vỡ trật tự tổ chức vốn có của nó. Nhà văn thường để cho ngôn từ tự thân vận động. Người đọc là người tự tạo nghĩa cho lời văn. 1.1.2.3.Các phương tiện của lời văn nghệ thuật Trong việc tổ chức lời văn, người nghệ sĩ phải hiểu đầy đủ các phương tiện nghệ thuật cấu thành nó. Trên cơ sở nhận thức lời văn nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều lớp từ ngữ. Các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ toàn dân (về các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các phương thức tu từ) và các âm sắc khác nhau của lớp từ địa phương; lớp ngôn ngữ thi ca giàu giá trị biểu cảm cùng với lớp từ thông tục bình dân đều trở thành các phương tiện tạo nên lời văn trong tác phẩm văn học. Nhà cấu trúc luận Roman Jakovson, khi nghiên cứu thi pháp học đã chỉ ra chức năng thi ca của ngôn ngữ. Ông đề cao quá trình chọn lựa từ ngữ để tổ chức lời văn. Suy rộng ra, người sáng tác văn học cần chọn lựa các phương tiện ngôn ngữ phù hợp để xây dựng lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học cụ thể. Tất cả mọi hình thức của ngôn ngữ đều được xem là phương tiện biểu đạt trong việc tổ chức lời văn. Dưới đây là một số phương tiện cơ bản: a. Phương tiện ngữ âm Các yếu tố: thanh, vần, âm,... tạo thành cơ sở để xây dựng lời văn. Sự hòa phối giữa các âm, vần, thanh điệu trong tiếng Việt tạo nên nhịp điệu cho lời văn. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, “cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi vật liệu âm thanh của ngôn từ thể hiện đặc sắc của văn học như một nghệ thuật thời gian.”[33; 154]. Như vậy, sự kết hợp các yếu tố ngữ âm có những vai trò quan trọng góp phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn nghệ thuật. b. Phương tiện từ vựng Việc chọn lựa từ ngữ thích hợp với đối tượng miêu tả là khâu quan trọng trong việc xây dựng hình tượng văn học. Trong truyện ngắn hiện đại, bên cạnh lớp từ phổ thông, các nhà văn thường sử dụng lớp từ ngữ thông tục (tiếng lóng, tiếng chửi), từ ngữ chuyên môn, các phương tiện từ ngữ mang dấu ấn vùng miền… để xây dựng lời văn, và “những năm gần đây, ngôn ngữ “bàn phím”, “ngôn ngữ mạng” đã xuất hiện trong một số truyện ngắn”[89; 67]. Tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng nhằm chuyển tải linh hoạt các phương diện khác nhau của đời sống, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người thưởng thức. c. Phương tiện chuyển nghĩa của từ Khả năng biểu hiện của lời văn được thể hiện thông qua các phương tiện chuyển nghĩa. Có nhiều phương thức chuyển nghĩa của từ: hoán dụ, ẩn dụ, biểu trưng, chơi chữ, so sánh… Chức năng của nó là “làm hiện lên sự vật, hiện tương trong các tương quan ý nghĩa khác nhau”[60; 321], tạo nên những nhận thức mới mẻ cho người tiếp nhận về thế giới xung quanh và ngay cả bản thân mình. Thông qua các phương thức chuyển nghĩa, lời văn nghệ thuật khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ, người đọc nhận ra được ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật mà tác giả xây dựng. Phạm vi thực hiện các phương tiện chuyển nghĩa của lời văn đa dạng. Không chỉ dừng lại ở phạm vi một từ, một cụm từ, người đọc cần phải phát hiện nghĩa chuyển trong câu hoặc toàn bộ tác phẩm ngôn từ. d. Phương tiện cú pháp Các phương tiện cú pháp như câu (câu đơn, ghép, tỉnh lược, nghi vấn, cảm thán); các phương thức tu từ cú pháp như điệp, đối, đảo ngữ…giúp cho lời văn nghệ thuật có sức truyền cảm nhằm diễn đạt ý tình của nhà văn. Có thể nhận thấy, các phương tiện mà nhà văn dùng để xây dựng lời văn nghệ thuật rất đa dạng. Muốn hiểu được lời văn, vấn đề cần thiết là phải nắm bắt các phương tiện nghệ thuật để xây dựng lời văn. Nhưng điều đó chưa đủ, muốn hiểu được toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm cần phải phát hiện ra được ý đồ của nhà văn khi sử dụng các phương tiện nghệ thuật, nhà văn vận dụng các phương tiện ấy như thế nào để xây dựng lời văn phù hợp với tư tưởng, quan điểm của tác giả. 1.1.2.4.Các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật Lời văn trong tác phẩm được cấu tạo bởi một hệ thống các diễn ngôn, trong đó có 2 thành phần diễn ngôn trực tiếp và gián tiếp. Diễn ngôn trực tiếp là lời của nhân vật trong tác phẩm văn học. Nguyên tắc miêu tả lời nói đã giúp cho văn học tái hiện mọi biểu hiện bên ngoài của con người như nét mặt, giọng điệu…, hoặc trong hoạt động nội tâm của con người. Vì vậy, diễn ngôn trực tiếp không chỉ có lời nói trực tiếp của nhân vật (biểu hiện qua lời thoại ) mà còn qua lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Xét ở góc độ cách thức hoạt động giao tiếp, diễn ngôn trực tiếp là một hệ thống gồm hai thành phần: lời đối thoại và lời độc thoại. Suy cho cùng, diễn ngôn trực tiếp có thể gọi là diễn ngôn thoại. Diễn ngôn gián tiếp là những diễn ngôn chứa đựng chức năng trần thuật như giới thiệu, miêu tả, bình luận đối tượng. Đó là lời của người trần thuật/ người kể chuyện. “Lời gián tiếp là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều dạng thức.”[79; 228] Chúng ta có thể xếp thành phần diễn ngôn kể và diễn ngôn trữ tình ngoại đề vào thành phần diễn ngôn gián tiếp. Thông thường, các nhà lí luận thường nêu ra các dạng thức khác nhau của lời gián tiếp theo cách phân chia của M. Bakhtin: a. Lời kể một giọng: lời kể hướng đến sự vật nhằm tái hiện và giới thiệu về sự vật đó. Nó mang tính chính xác trong việc gọi tên và tái hiện đối tượng khách quan. b. Lời kể nhiều giọng: lời kể này vừa hướng vào đối tượng vừa đối thoại ngầm với người khác ngoài đối tượng. Một số dạng thường gặp là lời văn nhại, lời phong cách hóa, lời nửa trực tiếp (lời gián tiếp tự do), lời gián tiếp của người kể chuyện… c. Lời độc thoại nội tâm đa dạng về hình thức và chức năng. Nó có thể là lời trực tiếp, cũng có thể là lời gián tiếp. Nó bao gồm cả lời nửa trực tiếp (lời gián tiếp tự do). Như vậy, các thành phần cấu tạo lời văn nghệ thuật rất đa dạng. Đó là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ bởi một hệ thống diễn ngôn đa tầng và đa sắc. Chức năng cơ bản của các thành phần lời văn là đưa các loại lời nói khác nhau lên hàng lời văn học, đưa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm văn chương, làm phong phú thêm cho văn học nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung. 1.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 1.2.1.Lời văn hướng tới cuộc sống đời thường với ba nguồn cảm hứng: phê phán, trữ tình, chiêm nghiệm cuộc sống Phạm vi phản ánh hiện thực trong toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá rộng: từ miền núi đến vùng đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, từ không gian gia đình đến không gian xã hội. Tác phẩm của ông đề cập đến nhiều đề tài khác nhau (thành thị, nông thôn, lịch sử…). Bên cạnh đó, nhà văn còn chịu sự chi phối của cảm quan văn học hậu hiện đại. Đó là văn học hướng đến đời sống, giải cấu trúc những hiện tượng văn hóa, văn học. Với ba nguồn cảm hứng: phê phán, trữ tình và chiêm nghiệm, nhà văn đã tổ chức lời văn đa dạng, phù hợp với từng nguồn cảm hứng, từng mảng đề tài. 1.2.1.1 Cảm hứng phê phán ở đề tài thành thị – ngôn ngữ đời sống hằng ngày là chất liệu chủ đạo Người đọc không khỏi hồ nghi với lối trần thuật của Nguyễn Huy Thiệp khi viết về đề tài thành thị. Nhân vật là những con người bị xói mòn về nhân cách – đạo đức. Một hiện thực xù xì phơi bày trước mặt chúng ta. Mặt trái của xã hội còn vô vàn những thói tham lam, độc ác như Hạnh. Hắn ta sẳn sàng lập mưu để đổi tờ vé số từ tay bà Thiều và phát điên khi tờ giấy số tráo được lại không trúng. Còn bà Thiều, một phụ nữ luống tuổi có gia đình êm ấm lại dễ dàng ngã vào vòng tay của một người trai trẻ(Huyền thoại phố phường), nhân vật Chiểu, Phong trong Giọt máu là những nhân vật mang trong mình giọt “máu đen” đặc quánh của thói tham lam, xảo quyệt, bất chấp mọi thủ đoạn để có được quyền lực, đồng tiền và tình cảm. Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp xây dựng những nhân vật có lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền như ông Bổng (Tướng về Hưu); sự trơ tráo, vô đạo đức như lão Kiền, Đoài (Không có vua). Những hành vi vô nhân tính như cha cưỡng hiếp con gái (Tội ác và trừng phạt), những người đánh cá đêm bình thản trước lời kêu cứu của nhân vật “tôi” trong Chảy đi sông ơi, bác sĩ Thủy lấy mẫu thai nhi ở bệnh viện về làm thức ăn cho chó Bec- giê (Tướng về hưu)…. Tuy nhiên các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp không phải là nhân vật điển hình một chiều, hoàn toàn xấu xa mà đó là những con người bao hàm nhiều nét tính cách đối lập. Tác giả phê phán mặt trái xã hội nhưng đồng thời cũng phát hiện ra cái bản chất người bên trong con người của họ. Điều này nói lên được tính chất phức tạp của hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự đương đại. Với những truyện trong nhóm đề tài này, Nguyễn Huy Thiệp đã phát huy được tác dụng to lớn của ngôn từ trong việc tổ chức lời văn. Tác giả tăng cường lớp từ ngữ thông tục, thậm chí sử dụng cả từ tục, tiếng chửi để làm chất liệu sáng tác. Điều này phù hợp với bản chất của đại đa số người thành thị. Tính cách nhân vật bộc lộ chủ yếu qua các diễn ngôn kể và diễn ngôn thoại. Hiện thực kinh tế thị trường khiến đời sống tư tưởng của con người cũng thay đổi. Lý tưởng sống cống hiến, phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng của ông Thuấn lập tức không hợp thời khi bước ra khỏi chiến trường về với gia đình. Câu nói của cái Vi: “Con hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần.”[36; 27] là cách nhìn nhận của con người ảnh hưởng lối sống đô thị. Các truyện ngắn Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường,… không có một diễn ngôn trữ tình ngoại đề mà chỉ có sự có mặt của diễn ngôn trần thuật ngắn gọn, các diễn ngôn thoại được tỉnh lược tới mức tối đa. Nhân vật không nói nhiều, không lí lẽ dài dòng. Tác giả đồng thời là nhân vật kể chuyện dùng lớp từ ngữ sinh hoạt để thuật chuyện: “Cô vợ lần này tên là Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có thai với nó.”[36; 21]; trong lời thoại, nhân vật cũng tữ bộc lộ thính cách: “Ông Bổng hay nói: “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!””[36; 21]. Trong Không có vua, quan hệ tôn ti gia đình không còn nữa. Qua đối thoại, tác giả để cho nhân vật nhận xét lẫn nhau, đồng thời tự bộc lộ bản chất của mình. Đa số các lời thoại đều là tiếng chửi rủa, mắng mỏ, dè bỉu nhau… không ai chịu thua ai. Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ đời thường làm chất liệu chính để tổ chức diễn ngôn tự sự về đề tài thành thị cho thấy đóng góp rất lớn của Nguyễn Huy Thiệp trong việc đưa văn chương đến gần với hiện thực đời sống. 1.2.1.2 Cảm hứng trữ tình ở đề tài về nông thôn và miền núi – ngôn ngữ thơ xen với ngôn ngữ văn xuôi trữ tình Gắn bó mười năm với vùng đất Tây Bắc, vẻ đẹp thiên nhiên và tình cảm con người thôn quê tạo nguồn cảm hứng cho nhà văn. Đó là vùng đất “ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt.” và “người dân sống giản dị, chất phác(…)rất rộng lòng mến khách”[36; 213]. Từ cảm xúc ấy, nhà văn viết mười truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát mang dáng dấp cổ tích thời hiện đại. Có thể nói cảm hứng trữ tình là cảm hứng chủ đạo trong chùm truyện ngắn này. Tác phẩm “như những ngọn gió” làm rung động tình cảm con người. Thung lũng Hua Tát trở biểu tượng cho cái đẹp nảy nở: nơi sinh ra những con người có tấm lòng như nàng Sinh (Nàng Sinh), Khó (Trái tim hổ), Hà Thị E (Tiệc xòe vui nhất), Hà Văn Nó (Chiếc tù và bị bỏ quên)…; nơi sinh ra những giá trị tinh thần: sống trung thực (Tiệc xòe vui nhất), hết lòng vì mọi người (Chiếc tù và bị bỏ quên), tự do (Sạ), vị tha (Sói trả thù)… Đồng thời, đây là nơi sinh ra cổ tích và huyền thoại (giá trị văn hóa). Khi viết về đề tài nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp đã mượn chất liệu huyền thoại tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong diễn ngôn tự sự. Chất liệu huyền thoại có thể nhận thấy ở tác phẩm: Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Những ngọn gió Hua Tát, Thiên văn… Nếu như ở các truyện ngắn về đề tài thành thị Nguyễn Huy Thiệp ít tả, lời kể khách quan đến lạnh lùng thì mảng đề tài viết về nông thôn, tác giả lại chú ý nhiều trong kĩ thuật tổ chức lời văn tả của mình. Lời văn đầy sức gợi: “Thung lũng Hua tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại.” [36; 213]. Yếu tố từ láy được vận dụng triệt để tạo nên hình tượng phong cảnh đầy không khí huyền thoại. Nhà văn cũng khai thác triệt để các biện pháp tu từ để tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ trong việc miêu tả cảnh vật “Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như đợi chờ, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng. Nước lờ lững trôi,(…) Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mãi mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì.”[36; 7]. Tác giả như chìm vào trong cảnh, đắm mình để lắng nghe cái giật mình bất chợt của dòng sông. Cảnh với tình có sự giao hòa. Ngoài việc sử dụng lời văn tả để góp phần làm chậm lại diễn tiến của câu chuyện, Nguyễn Huy thiệp còn chú ý đến việc tạo chất thơ cho truyện bằng việc tổ chức xây dựng diễn ngôn gián tiếp tự do (Free indirect discouse). Nhân vật thuộc về đề tài nông thôn là những chàng trai có tâm hồn mơ mộng, khát khao tìm kiếm lí tưởng sống đích thực. Họ theo đuổi những huyền thoại để tìm kiếm lí tưởng đích thực. Qua đó, tác giả bộc lộ khát vọng sống mãnh liệt với cuộc đời (Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn...). Các nhân vật Vũ Trọng Phụng, ông Diểu, Ấm Huy… là mẫu nhân vật hướng nội, vì thế nhà văn tăng cường lời độc thoại nội tâm và hạn chế lời đối thoại. Tiếng nói bên trong là tiếng nói trữ tình, bộc bạch tâm tư, tình cảm của cá nhân. Diễn ngôn gián tiếp tự do vừa là tiếng nói bên trong của nhân vật đồng thời là tiếng nói trữ tình của chính tác giả. Dưới đây là một vài truyện ngắn tiêu biểu: a. Con gái thủy thần Mở đầu truyện là một đoạn diễn ngôn gián tiếp tự do về huyền thoại Mẹ cả “Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1965. Trận bảo ấy, ở bãi Nổi trên sông cái, sét đánh cụt cây muỗi đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vùng vẫy làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thủy thần để lại. Dân trong vùng gọi là mẹ Cả. Ai nuôi mẹ Cả, tôi không biết, nghe phong thanh…”[36; 75] Lời kể tác giả hay lời nhân vật Chương? Ở đây, giọng kể và giọng nhân vật trộn lẫn với nhau. Và mạch cảm xúc tiến triển theo hành trình đi tìm mẹ Cả của Chương. Thành phần diễn ngôn gián tiếp tự do có mặt ở ba truyện trong chùm truyện này phần lớn được tổ chức dưới dạng câu hỏi. Đồng thời, hình thức câu hỏi được lặp đi lặp lại. Điều này góp phần tạo nên chất thơ cho lời văn: “Ồ, mà sao vị ngọt bùi cũng nhạt vậy à?– Mà ngọt bùi cũng có…” (Truyện thứ ba) “Ở đâu chứ? Từ đâu chứ? Vì cái gì? Mà Chương ơi, nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi?Ai đã làm chi? Mà mi đã làm chi? Bởi cái tình chi?” (Truyện thứ ba) Hình thức câu hỏi được đặt ra trong suốt hành trình đi tìm mẹ Cả của Chương vang vọng mãi, tạo ra những dư ngân trong lòng người đọc. Kết thúc cả ba truyện đều là hình thức diễn ngôn gián tiếp tự do: “– Thời gian cứ thao thiết trôi. Chỉ ít năm nữa đến năm 2000…” (Truyện thứ nhất) “– Nàng là ai? Con gái thủy thần? Nàng ở đâu? Con gái thủy thần? Là tình chi? Con gái thủy thần? Để tôi mượn màu son phấn ra đi…” (Truyện thứ hai) “– Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi…” (Truyện thứ ba) Kết thúc mở ra cho người đọc một miền suy tưởng như chính suy tưởng của người thiếu nữ trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói; Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?”. b. Chăn trâu cắt cỏ Nông thôn vốn thanh bình. Đời sống con người ít chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường. Phải chăng điều này làm con người suy nghĩ nhiều hơn là hành động và nói năng. Trong cuộc đối thoại giữa sư Thiều và cậu bé Năng, tác giả tổ chức lời thoại ngắn gọn, tâm hồn họ lắng lại ở những suy tư: “Năng rẽ vào chùa. Sư Tịnh ngồi một mình, tựa như đang ngủ. Năng đặt nhẹ gánh cỏ xuống dưới gốc nhãn rồi nhẹ bước đi vào mà sư vẫn biết. Sư Tịnh bảo: – Năng đấy à? – Vâng. Sư Tịnh – Đi cắt cỏ à? – Vâng. Sư Tịnh – Có chuyện gì không? – Không, Sư tịnh: – Đang nghĩ gì? Năng giật mình. Nghĩ gì? Có cần phải nghĩ một điều gì không?”[36; 423]. Diễn ngôn thoại ngắn gọn nhưng vẫn tạo nên chất thơ bay bổng ở sự lặp lại đều đặn trong cấu trúc câu. Lồng trong diễn ngôn tự sự, Nguyễn Huy Thiệp đưa vào các diễn ngôn trữ tình ngoại đề bằng cấu trúc thơ, tạo nên tiếng nói trữ tình sâu lắng. Đây là một việc làm có ý thức trong việc tổ chức lời văn nghệ thuật. Bài thơ lục bát trầm bổng, đăng đối trong cách gieo vần: “Sinh ra là kiếp con trâu Suốt đời tăm tối dãi dầu nắng mưa Thân tôi cổ cày vai bừa Nào thừng buộc, nào mõ khua rộn ràng…”[36; 425]. Nhân vật trữ tình là con trâu. Chủ thể trữ tình là nhân vật Năng hay tác giả? Cả hai tiếng nói hòa vào nhau đến khó phân biệt. Kết hợp với lời văn tả cảnh, tác giả phát mở ra thế giới tâm hồn đa cảm của cậu bé sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Chất thơ bay bổng trong những câu văn xuôi tạo nên thế giới thơ mộng trong những câu chuyện về đề tài nông thôn: “Trên đất nước mình, đâu đâu chẳng phải là mảnh đất tình yêu, mảnh đất giữ người? Hãy làm cho mảnh đất này ngày càng phì nhiêu, tươi đẹp. Tôi nghĩ thế, chân thành nghĩ thế” [36; 593] Giọng trữ tình trong các tác phẩm về đề tài nông thôn là kết quả của sự tương tác giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi trữ tình (lời văn miêu tả ngoại cảnh, lời trữ tình ngoại đề và những dòng miêu tả độc thoại nôi tâm của nhân vật). Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên chất lãng mạn bay bổng. Cái đẹp nảy sinh từ đó. 1.2.1.3 Cảm hứng chiêm nghiệm ở đề tài lịch sử – Lời văn đan xen ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn xuôi trữ tình Một vấn đề được đặt ra trong vòng những năm gần đây là thế giới quan sáng tác của chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo D Martin Fields “Một thế giới quan mới đang nổi lên, một thế giới quan đã thay đổi tất cả các thế giới quan. Nó gọi là chủ nghĩa hâu hiện đại, và nó đang đặt lại các khái niệm sự thật, cấu trúc, thực tại. Nó dời chỗ mọi trung tâm của hành ngôn (discourse) ra mép của tính chủ quan và sự ưa thích của con người, và củng cố niềm tin rằng sự thật tuyệt đối có thể có, nhưng hóa ra là một thứ nhất thời chóng trôi qua.”[91; 469]. Như vậy, không có cái gì tuyệt đối. Con người của hậu hiện đại luôn luôn đặt ra những nghi ngờ và tìm cách lí giải thực tại theo cảm quan của mình. Người đọc có thể thấy yếu tố hậu hiện đại ngay ở chính tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Đặc biệt, ở đề tài lịch sử, tác giả thường đặt ra những giả thuyết khác nhau; Bên cạnh đó, tác giả còn để nhân vật cựa quậy trong mớ suy tư, chiêm nghiệm về sự thật, về thực tại… Chiêm nghiệm, tự vấn là cảm hứng sáng tác chủ yếu trong đề tài viết về lịch sử – văn hóa của ông. Các nhân vật lịch sử, các nhà văn hóa của dân tộc đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn đương đại sáng tác. Nguyễn Xuân Khánh viết tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn; Võ Thị Hảo viết Giàn thiêu; Lê Đạt viết truyện ngắn Lầu Hạc vàng… Nguyễn Huy Thiệp có chùm truyện “Kiếm sắc – Phẩm tiết – Vàng lửa” viết về nhân vật lịch sử; Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ, Thương cả cho đời bạc, Bài học Tiếng Việt, Mưa Nhã Nam viết về các nhà văn hóa. Qua đề tài lịch sử – văn hóa, nhà văn vừa tái hiện lại lịch sử, đồng thời nhằm tạo lập thế giới nghệ thuật của mình. Trên góc nhìn tự sự hậu hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp hướng đến giải cấu trúc các quan điểm, đánh giá lịch sử, đưa ra cách nhìn mới theo quan điểm riêng của mình. Có thể nói, ở đề tài lịch sử – văn hóa, nhà văn muốn bộc lộ thái độ với hiện tại. Từ việc đánh giá lịch sử, chiêm nghiệm lịch sử nhà văn hướng đến chiêm nghiệm về cuộc đời. Như vậy, cảm hứng chiêm nghiệm, tự phán xét trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo mà nhà văn viết về đề tài này. Trong Vàng lửa, nhật kí của Phăng là quan niệm, là cách nhìn về lịch sử, về đạo đức và cả về cuộc sống “Tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng phải được vàng đảm bảo mới có giá trị thực.(...) Những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt xiết bao. Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ.”[36; 169]. Đó là tiếng nói bên trong của nhân vật mang tính chủ quan, nhưng điều mà tác giả đặt ra là “Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tôi xin hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn.”[36; 169]. Vì thế những cảm nghiệm của Phăng ghi trong nhật kí chỉ là một sự hư cấu. Quá trình chiếm lĩnh thẩm mĩ của người đọc là quá trình hoàn thiện tác phẩm. Câu hỏi mà nhân vật lịch sử đặt ra là một quá trình khơi gợi tác giả và độc giả bước vào đời sống hiện đại để trả lời: đúng hay sai. Khi viết về nhân vật lịch sử: Gia Long, Nguyễn Huệ, nhà văn sử dụng chất liệu ngôn ngữ đời sống. Cả hai vừa được nhà văn đặt trên cương vị là một hoàng đế vừa rất đời thường. Trong thành phần lời kể, tác giả gọi đích tên nhân vật không kiêng nể hay phê phán: “Khi Lân đến được Thăng Long thì Nguyễn Phúc Ánh đã vào thành rồi. Lân như cánh bèo bị sóng cuốn trôi. Thâm tâm Lân cũng không biết nên vui hay nên buồn, chỉ thấy trong lòng cảm động” [36; 161] hay “ Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh chiếm Thăng Long,…Nhà vua thường gọi y là Phăng.”[36; 162–163]. Ở Phẩm tiết, tác giả gọi nhân vật bằng thái độ trân trọng: vua Quang Trung, vua Gia Long nhưng trong lời nhân vật, đôi khi tác giả để cho nhân vật phát biểu bằng ngôn từ của lớp bình dân, phần nào phản ánh được cách đánh giá của người kể chuyện: lời vua Quang Trung: “Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm(…).”[36; 175]. Hay lời Gia Long: “Thằng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia. Đểu cáng chừng nào. Mày mượn danh ta để ăn cướp với chơi gái à?” nhưng chính Gia Long cũng có những lời lẽ cay đắng, khiến người đọc phải suy nghĩ: “Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện”[36; 180]. Cả ba câu chuyện, tác giả tổ chức cốt truyện không theo logic. Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ trái ngược nhau và số phận nhân vật hoàn toàn không trùng khớp với lời kể của tác giả. Tất cả tạo nên một thế giới nghệ thuật hư cấu. Người đọc là phải chiêm nghiệm lại để rút ra ý nghĩa của nó đằng sau lớp ngô._.àn (2003), Ngoài trời lại có mặt trời, NXB Hội nhà văn Tp. HCM. 68. Vương Trí Nhàn (2006), Cánh bướm và đóa hoa hướng dương, NXB Phụ nữ. 69. David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, NXB Giáo dục. 70. Hoàng Kim Oanh (2008), Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Tp. HCM. 71. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 72. Nguyễn Thị Hải Phương (2010), “Về sự biến đổi của diễn ngôn tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (Tạp chí của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, số 182, tháng 3 2010. 73. Huỳnh Như Phương (2008) “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954– 1975 (trên bình diện lý thuyết)”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9). 74. G.N. Pôxpêlốp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục. 75. Trần Đình Sử (1997), “Lí thuyết đối thoại và mấy nét nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao”, in trong Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục. 76. Trần Đình Sử (2000), “Độc thoại nội tâm và cấu trúc tự sự của Truyện Kiều”, Tạp chí Văn học, (12). 77. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 8, NXB Khoa học xã hội. 78. Trần Đình Sử (2005), Những công trình lí luận – phê bình văn học (tuyển tập tập 2), NXB Giáo dục. 79. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, tập 1 – 2, NXB Đại học Sư phạm. 80. Trần Đình Sử (2010), “Đổi mới hệ hình nghiên cứu Văn học Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội cuối tháng, (36) tháng 9. 81. Đặng Thị Hảo Tâm (2011), “Hành động giễu nhại trong thơ hậu hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 5 (187). 82. Bùi Viết Thắng (2000), Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 83. Phùng Gia Thế (2007), “Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986”, Báo Văn nghệ (8/12). 84. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục. 85. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học thế giới mở, NXB Trẻ. 86. Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, NXB Khoa học xã hội. 87. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim, NXB Hội nhà văn. 88. Ngô Đức Thịnh ( Chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 89. Lê Hương Thủy (2006), “Truyện ngắn sau 1975, một số đổi mới về thi pháp”, Tạp chí nghiên cứu văn học, (11). 90. Lộc Phương Thủy (2005), “Jean – Paul Sartre và phê bình hiện sinh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8). 91. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2007), Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, NXB Giáo dục. 92. M.Bakhtin (1992) (Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Bộ Văn hóa thông tin – Trường viết văn Nguyễn Du. 93. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa, NXB Giáo dục. 94. Liễu Trương (2007), Tiếp cận văn học Pháp, NXB Văn học. 95. Bùi Thanh Truyền (2005), “Truyện kì ảo Việt Nam trong đời sống văn học đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12). 96. Bùi Thanh Truyền (2006), “Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu vă1) 97. Nguyễn Ngọc Tư (2011), Giao thừa – tập truyện ngắn, NXB Trẻ. 98. Phan Văn Tường (2003), Phong cách nghệ thuật Nam Cao, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Tp. HCM. 99. Hoàng Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Tp. HCM . 100. R. Wellek và A. Warren (2009), Lý luận văn học, NXB Văn học. PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢNG TƯ LIỆU VÀ THỐNG KÊ LỜI THOẠI TRONG TƯỚNG VỀ HƯU Stt cuộc thoại Stt lượt lời mô hình lời thoại: [chủ thể + động từ : + “mệnh đề X”] Từ xưng hô: Xưng/ gọi Tính chất lời thoại Đúng quy thức không đúng quy thức Ghi chú(3) 1 1 2 Ông bảo: “Việc lớn trong nhà cha làm xong rồi.” Tôi bảo: “ Vâng.” Cha/ -- -- / -- + + (-) 2 3 Vợ tôi bảo: “không thể thế được.” (Không có lời hồi đáp) -- / -- + (-) 3 4 5 6 7 8 9 Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký.” Cha tôi bảo: “Không.” Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem.” Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Cha tôi bảo: “Để xem đã.” Cha / -- -- / -- -- / -- -- / cha -- / -- -- / -- + + + + + + (+) 4 10 11 12 Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống.” Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại.” -- / cha -- / -- -- /-- + + + (+) 5 13 Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn.” Cha tôi đăm chiêu -- / -- + (-) (3): (+): cuộc thoại đảm bảo quy tắc tương tác trong hội thoại (-): cuộc thoại không đảm bảo quy tắc tương tác trong hội thoại 6 14 15 16 17 Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang cho ông đọc?” Cái Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc.” Hai đứa bảo: “Thế thì không có.” Ông/ các cháu --/ ông -- /-- --/ -- + + + + (+) 7 18 19 20 21 Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “Ông cơ và cô lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không? Tôi bảo: “Để con hỏi Thủy.” Vợ tôi bảo: “Cha là tướng, về hưu vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ.” -- / -- Cha/ -- Con/ -- --/ cha + + + + (+) 8 22 23 24 25 26 Vợ tôi bảo: “Đừng mừng…họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm quá sức.” Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu…cha chỉ viết thư…Thí dụ(…) Cha viết thư như thế được không?” Tôi bảo: “Được.” Vợ tôi bảo: “Không được!” Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình.” --/ cha Cha/ -- -- / -- -- / -- -- /-- + + + + + (+) 9 27 28 Ông bảo: “Cha muốn nói chuyện với con.” Ông hỏi: “Con có để ý công việc của Thủy không con? Cha cứ rờn rợn.” cha/ con cha/ con + + (-) 10 29 30 Vợ tôi nói với ông Cơ: “Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?” Ông Cơ bảo: “Cháu quên, cháu xin lỗi mợ.” --/ -- cháu/ mợ + + (+) 11 31 Vợ tôi bảo: “Anh thôi hút thuốc Galăng đi. Năm nay…” --/ anh + (-) 12 32 33 Nó bảo: “Cám ơn anh chị, em đưa con về nhà đây.” Tôi hỏi: “Về đâu?” Em/ anh, chị --/ -- + + (+) 13 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 Ông cơ nói với hai vợ chồng tôi: “Cháu xin cậu mợ một việc.” Vợ tôi hỏi : “Việc gì?” Vợ tôi cắt lời: “Thế bao giờ đi?” Ông Cơ gãi đầu: “Đi 10 ngày, về Hà Nội trước hăm ba tết.” Vợ tôi tính: “Được. Anh Thuần này, anh có nghỉ phép được không?” Tôi bảo: “Được.” Ông Cơ bảo: “Chúng cháu muốn mời ông về quê chơi. Như đi du lịch.” Vợ tôi bảo: “Tôi không thích. Thế ông bảo sao?” Ông Cơ bảo: “Ông đồng ý rồi. Không có ông, cháu cũng chẳng nhớ đến việc cải mộ nhà cháu.” Vợ tôi hỏi: “Thế hai cha con có bao nhiêu tiền?” Ông Cơ bảo: “Cháu có ba nghìn, ông cho hai nghìn là năm.” Vợ tôi bảo: “Được, đừng lấy hai Cháu/ cậu mợ --/-- --/-- --/-- --/ anh Thuần --/-- Chúng cháu/-- Tôi/ -- Cháu/-- --/ hai cha con Cháu/ - - Tôi/ hai + + + + + + + + + + + + (+) nghìn của ông, tôi bù cho hai nghìa ấy, lại cho thêm năm nghìn. Thế hai cha con có chục nghìn. Đi được.” cha con 14 46 47 48 49 50 51 Cái Vi và cái Mi trêu: “Chị Lài xinh nhất.” Cô Lài cười thỏn thẻn: “Chả phải. Mợ mới xinh nhất.” Vợ tôi bảo: “Em chú ý đỡ ông những khi tàu xe.” Cha tôi bảo: “Hay thôi không đi?” Ông Cơ giãy nảy: “Chết, cháu đã điện rồi. mang tiếng chết.” Cha tôi thở dài: “Tôi có tiếng gì mà mang?” --/ Chị --/ mợ --/ em --/-- Cháu/-- Tôi/-- + + + + + + (+) 15 52 Tôi bảo: “Mừng rồi.” Vợ tôi không nói năng gì --/-- + (-) 16 53 54 Tôi hỏi: “Chuẩn bị à?” Vợ tôi bảo: “Không.” --/-- --/-- + + (+) 17 55 56 Vợ tôi bảo; “Đừng đổ sâm, khổ cho mẹ.” Lại bảo: “Tùy anh.” --/-- --/ anh + (-) 18 57 58 59 60 61 62 Ông nói: “Bà ấy cứ xoay ngang, xoay dọc trên giường như thế này là gay go đấy!” Lại hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “Có” Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người.” Ông Bổng khóc òa lên: “Thế là chị --/-- Em/chị --/-- Em/-- --/-- Em/ chị + + + + + + (+) thương em nhất(…) Chi có chị gọi em là người.” 19 63 64 65 66 Ông Cơ và cô lài nói: “ Tại chúng cháu. Chúng cháu ở nhà thì bà không mất.” Vợ tôi bảo: “Nói nhảm.” Cô lài khóc: “ Bà ơi, bà đánh lừa con bà đi! Sao bà không cho con đi hầu bà?” Ông Bổng cười: “ Mày muốn đi hầu bà thì đi, tao cho đóng ván.” Chúng cháu/ bà --/-- Con/ bà Tao/ mày + + + + (-) 20 67 68 Ông hỏi ông Bổng: “Sao người bà ấy rút nhanh thế? Người già ai cũng chết khổ thế này à?” Ông Bổng bảo: “Anh lẩm cẩm. Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn(…).” --/-- --/ anh + + (+) 21 69 70 71 72 Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?” Ông Bổng hỏi: “ Ván mấy phân?” Tôi bảo: “Bốn phân.” Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ sa lông. Ai lại đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ cho chú bộ ván.” Chúng ông/-- --/-- --/-- Chú/-- + + + + (-) 22 73 74 75 Ông Bổng bảo: “Chị Thủy luộc cho tôi con gà, nấu hộ nồi xôi.” Vợ tôi hỏi: “Mấy cân gạo hả chú?” Ông Bổng bảo: “Mẹ mày, sao hôm nay cứ ngọt xớt thế? Ba cân.” Tôi/ chị Thủy --/chú --/-- + + + (+) 23 76 Vợ tôi bảo tôi: “Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ.” --/ anh + (-) 24 77 78 79 80 81 82 83 84 85 Ông bổng hỏi tôi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế? Tôi bảo: “Vợ cháu.” Ông bổng bảo: “Đấy là ngày thường. tao hỏi đám ma này ai chủ trì kinh tế?” Tôi bảo: “Vợ cháu.” Ông Bổng bảo: “Không được con ơi, khác máu tanh lòng. Tao bảo bố này nhé?” Tôi bảo: “Ông để con.” Ông bổng bảo: “Đưa tao bốn nghìn, mày định làm bao nhiêu mâm?” Tôi bảo: “Mười mâm.” Ông Bổng bảo: “Không đủ đô tùy rửa ruột. Mày bàn với vợ mày đi. Bốn mươi mâm. --/-- cháu/-- Tao/-- Cháu/-- Tao/mà y con/ông tao/mày --/-- --/mày + + + + + + + + + (+) 25 86 87 88 89 90 Vợ tôi bảo: “Em nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai nghìn tư, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài. Đừng nghe ông Bỗng, lão ấy đểu lắm.” Tôi bảo: “Ông Bổng cầm bốn nghìn rồi” Vợ tôi bảo: “Buồn anh lắm.” Tôi bảo: “Anh đòi lại nhé!” Vợ tôi bảo: “Thôi, coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng nghèo.” Em/-- --/-- --/anh Anh/-- --/-- + + + + + (+) 26 91 92 93 94 Cái Mi hỏi: “Sao chết qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà?” Cái Vi bảo: “ Đấy có phải là ngậm miệng ăn tiền không bố?” Tôi khóc: “ Các con không hiểu đâu. Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín.” Cái Vi bảo: “Con hiểu đấy. Đời người cần khôn biết bao nhiêu tiền. Chết cũng cần.” --/-- --/ bố Bố/ các con --/ con + + + + (+) 27 95 96 97 Ông Bổng bảo: “Bao giờ tôi chết, đô tùy của tôi toàn dân cờ bạc, cỗ không thịt lợn mà thịt chó.” Cha tôi bảo: “Chú ơi, lúc này mà chú đùa à?” Ông Bổng nín bặt, lại khóc: “Chị ơi, chị đánh lừa em chị đi…chị bỏ em chị đi.” Tôi/-- --/ chú Em/ chị + + + (-) 28 98 99 100 101 102 Cô Lài (…) khóc: “Bà ơi, cháu xin lỗi bà, cháu không đưa bà ra đồng(…).” Cô Lài lại khóc: “ Cháu ở nhà thì bà có chết không bà?” Vợ tôi bảo: “Đừng khóc!” Tôi cáu: “Cứ để cho cô ấy khóc. Đám ma không có tiếng khóc buồn lắm. Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu?” Vợ tôi bảo: “ Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?” Tôi bảo: “Sát.” Cháu/ bà Cháu/b à --/-- --/-- Em/anh + + + + + (+) 103 --/-- + 29 105 106 107 Ông Bổng bảo: “Tôi đi xem giờ. Bà cụ được một cái nhập mộ, hai cái trùng tang, một cái thiên di. Có yêm bùa không?” Cha tôi bảo: “Bùa con khỉ. Trong đời mình, tôi chôn ba nghìn người chẳng có người nào thế này.” Ông Bổng bảo: “Thế là sướng, “đòm” phát là xong.” Tôi/-- --/-- --/-- + + + (+) 30 108 109 Ông Chưởng hỏi cha tôi: “Anh muốn về thăm đơn vị dối già không? Tháng năm tập trận. Đơn vị cho xe về đón.” Cha tôi bảo: “Được.” --/ anh --/-- + + (+) 31 110 111 112 113 114 115 Ông Chưởng bảo cha tôi: “Cơ ngơi của anh ác thật (…)” Cha tôi bảo: “Con tôi làm đấy.” Tôi bảo: “Đấy là vợ cháu.” Vợ tôi bảo: “ Cô Lài chứ!” Cô Lài cười thỏn thẻn: “Chả phải.” Cha tôi đùa: Thế là mô hình V.A.C.” --/anh Tôi/-- Cháu/-- --/-- --/-- --/-- + + + + + + (+) 34 116 117 118 119 Cha tôi hỏi: “Thằng Tuân có thư từ gì không?” Kim Chi bảo: “Không.” Cha tôi bảo: “Lỗi ở bác đấy. Tao không biết mày có chửa.” Vợ tôi bảo: “Chuyện ấy là thường (…)” --/-- --/-- tao/mày --/-- + + + + (+) 120 121 122 123 124 125 Tôi bảo: “Đừng nói thế, nhưng mà làm trinh nữ thì mệt thật.” Kim Chi khóc: “Anh ơi, đàn bà chúng em nhục lắm. Đẻ con gái ra em nát ruột nát gan.” Vợ tôi bảo: “Tôi còn hai con gái cơ.” Tôi bảo: “ Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?” Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục(…).” Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả.(…) tôi đãi mỗi người một con gà. Tâm đấy. Ăn trên hết.” --/-- Em/anh Tôi/-- --/các người --/-- tôi/nhà mình + + + + + + + 35 126 127 Vợ tôi bảo: “Thơ của cậu Khổng, anh có đọc không?” Tôi lắc đầu Vợ tôi bảo: “Anh già rồi.” --/anh --/anh + + (-) 36 128 129 Ông bảo: “Thằng Khổng sang nhà chơi từ chập tối. Nó với vợ mày cứ rút rích với nhau, bây giờ chưa về, chướng quá.” Tôi bảo: “Cha đi ngủ đi, để ý làm gì?” --/ mày --/ cha + + (-) 37 130 131 132 133 Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình.” Tôi bảo: “Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm.” Cha tôi bảo: “Anh cho là trò đùa à?” Tôi bảo: “Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng.” --/anh --/-- --/anh --/-- + + + + + (-) 134 Cha tôi bảo: “Sao tôi cứ lạc loài?” Tôi/-- 38 135 136 137 Tôi bảo vợ tôi: “Anh đi nhé?” Vợ tôi bảo: “Đừng đi. Mai anh sửa nhà tắm(…). Thằng khốn nạn ấy em cấm cửa rồi.” Vợ tôi òa khóc: “Em thật có lỗi với anh, với con.” Anh/-- Em/anh Em/anh + + + (-) 39 138 139 140 Cha tôi gọi cô Lài đến bảo: “Cháu lấy chồng đi.” Cô Lài òa khóc: “Cháu xấu xí lắm(…).” Cha tôi nghẹn ngào: “ Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?’ --/cháu Cháu/-- --/con + + + (+) 40 141 142 143 144 145 Ông bảo: “Trong này cha có chép ít điều, con đọc thử xem” Cái Mi hỏi: “Ông đi ra trận hả ông? Cha tôi bảo: “Ừ” Cái Vi hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?” Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!” --/con --/ông --/-- --/ông --/-- + + + + + (-) 41 146 Khổng bảo: “Anh Thuần ơi, anh có điện. Ông cụ mất rồi!” --/anh Thuần + (-) 42 147 148 149 Ông Chưởng bảo: “Chúng tôi có lỗi với gia đình.” Tôi bảo: “Không phải thế. Đời người có mệnh.” Ông Chưởng bảo: “Cha anh là người đáng trọng” Chúng tôi/gia đình --/-- --/anh + + + (-) 150 151 152 Tôi hỏi: “Theo nghi lễ quân đội hả chú?” Ông Chưởng bảo: “Cụ ra trận địa, đòi lên chốt.” Tôi bảo: “Cháu hiểu rồi, chú đừng kể nữa.” --/chú --/-- cháu/ chú + + + 43 153 154 155 Ông (Bổng) bảo: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu (…) Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy (…)” Ông Bổng bảo: “Thế nơi này yêu nơi kia(…). Tất cả đều đất nước mình(...).” Tôi/-- --/chú --/-- + + + (+) 43 155 Phạm vi giao tiếp: gia đình (anh/ chị- em; vợ chồng; cha- con; ông cháu; chú- cháu) Xã hội: chủ- tớ; hàng xóm 56 từ xưng/ 65 từ gọi 83 71 18 (-) 25 (+) Phụ lục 2: BẢNG THỐNG KÊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 1. CHẢY ĐI SÔNG ƠI Thành ngữ thuần Việt Thành ngữ Hán Việt Tổng Thành ngữ so sánh Thành ngữ đối xứng và phi đối xứng Số lượt dùng (1): 170 Số lượng thành ngữ(2):145 (1) 222 (2) 201 (1) 62 (2) 51 (1) 454 (2) 397 Ngu như chó [tr8] Lờ đờ như mắt cá [tr9] Nặng như cùm[tr9] Dài như giun đũa[tr9] Run như dẽ[tr11] Sợ vãi đái ra quần[tr9] Nửa thức nửa ngủ[tr11] Lo thọt dái [tr11] Miệng nói tay làm[tr11] Tỉnh như sáo[tr11] Sl: 6 4 10 2. TƯỚNG VỀ HƯU Khóc như cha chết[tr33] Đẹp như tranh[tr33] To như hộ pháp[tr21] Hoa nhài cắm bãi cứt trâu[tr21] Run bắn người[tr22] Nghĩa tử là nghĩa tận[tr25] Cáo chết ba năm quay đầu về núi[tr25] Khác máu tanh lòng[tr26] Cha đưa mẹ đón[tr28] Nát ruột nát gan[tr29] Nước mắt cá sấu[tr30] Cười nôn ruột (2l)[tr32] Chết mục xác[tr32] Môn đăng hộ đối[tr22] Phi nhân bất nghĩa[tr25] Du thủ du thực[tr30] 3 11 3 17 3. CÚN Mua bán như tranh như cướp [tr38] Nhanh như tia chớp[tr41] Đen như đêm tối[tr43] Hú hồn hú vía [tr36] Nhẹ dạ cả tin [tr40] 3 2 5 4. KHÔNG CÓ VUA Như rồng cuốn [tr46] Lười như hủi [tr47] Trong sạch như gương [tr48] Mềm như bún [tr50] Môi đỏ như môi con gái [tr51] Gục đầu như mặc niệm Chan chan húp húp [tr46] Tức nghẹn họng [tr47] Trời có mắt [tr48] Miệng gang miệng thép [tr49] Có thực mới vực được đạo [tr50] Run bắn người [tr50] Tiền oan nghiệp chướng [tr63] Cầm cân nảy mực [tr48] Nhập gia tùy tuc [tr49] Phàm phu tục tử [tr50] [tr51] Môi đỏ như son [tr55] Tù mọt gông [tr55] Trông gà hóa cuốc [tr61] Có kiêng có lành [tr62] Ba đầu sáu tay [tr53] Lầm lầm lì lì [tr53] Phù hộ độ trì [tr51] 7 11 5 23 5. CON GÁI THỦY THẦN Vục mặt xuống như chó [tr77] Đỏ như tôm luộc [tr79] Cắm xuống như cọc [tr80] Nhảy như con choi choi [tr80] Reo như sấm[tr80] Lông chân như lông lợn[tr86] Nhớ như gai đâm ruột [tr90] Nóng như thiêu[tr91] Mồ hôi túa ra như tắm[tr90] Như vịt nghe sấm[tr92] Đông như trẩy hội [tr93] Nhẹ như sợi khói [tr96] Đi như chạy[tr96] Đa nghi như tào tháo [tr99] Cười như mếu[tr101] Gầm gừ như sư tử[tr101] Nửa hư nửa thực [tr76] Nửa thức nửa ngủ [tr76] Chân nam đá chân chiêu[tr76] Bạc phếch bạc phơ[tr76] Ăn bớt ăn xén[tr77] Lội bùn vác đất[tr80] Nhờ thu nhận trả[tr82] Học hoài cơm[tr84] Mát lòng mát dạ [tr90] Rét buốt ruột[tr91] Vàng bẩy vàng mười [tr92] Lưu manh giang hồ [tr93] Cánh bèo trôi dạt[tr93] Cười ra nước mắt[tr94] Chó dái đi tìm chó cái [tr94] Chân cứng đá mềm [tr96] Nhất thổ nhì mộc [tr79] 16 16 1 33 6. NHỮNG NGƯỜI THỢ XẺ Khỏe như trâu mộng[tr108] Ăn cắp như rươi[tr109] Kêu cứ như chuông[tr110] Tái như da ở bìu dái[tr112] Vàng như răng chó[tr112] Coi mạng người như mạng muỗi[tr121] Cười như mếu[tr129] Tươi cười như hoa (như nụ)[tr117] Hộc lên như chó[tr119] Như bị hút hồn[tr118] Đông như hội[tr130] Chân chỉ hạt bột[tr108] Anh em họ hàng [tr108] Nửa cười nửa khóc[tr109] Khỉ ho cò gáy[tr110] Ma thiêng nước độc[tr110] Ăn cức sắt[tr111] Kéo cưa lừa xẻ[tr111; 131] Sống dầu đèn, chết kèn trống[tr113] Nước mắt chảy ngược vào lòng[tr114] Vô cùng vô tận[tr115] Tan nát ruột gan[tr114] Nhắm mắt xuôi tay[tr116] Củi đậu đun hạt đậu[tr117] Trời bắt ăn đất[tr118] Biến hóa khôn lường (2)[tr118; 126] Bán giời không văn tự[tr122] Đất có lề quê có thói[tr124] Cơm no rượu say[tr131] Vô thưởng vô phạt [tr117] Dĩ hòa vi quý[tr131] 12 20 2 34 7. NHỮNG BÀI HỌC NÔNG THÔN Cờ bạc là bác thằng bần[tr134] Mắt như biết nói[tr140] Mưa như trút[tr143] Vội vàng như chẳng kịp [tr151] Mệt muốn đứt hơi[tr135] Già quá hóa giặc[tr141] Khổ con khổ cháu[tr141] Ngài cho lên tiên sớm[tr141] Chơi vung tàn trán[tr141] Người tám lạng, kẻ nửa cân[tr141] Bóc lột tận xương tủy[tr147] Vô cùng vô tận [tr149] Sống khôn chết thiêng[tr151] 4 9 13 8. KIẾM SẮC Da vàng như nghệ[tr154] Sắc như nước[tr154] Ba thước đất còn chôn thây[tr156] Xuất quỷ nhập thần[tr155] Lên như thế chẻ tre[tr154] Như diều gặp gió[tr155] Đi như nước lụt[tr161] Năm bè bảy mối[tr156] Không đội trời chung[tr157] Tâm ở sự thành[tr159] Toát cả mồ hôi[tr159] Đường đi lối lại[tr161] 5 6 1 12 9. VÀNG LỬA Tài mệnh tương đố [tr163] 1 1 10. PHẨM TIẾT Đen như mun[tr173] Đông như hội [tr174] Nhanh như rắn[tr178] Đẹp mơn mỡn như lộc mùa xuân[tr179] Dựng tóc gáy[tr174] Áo vải cờ đào[tr175] Con tạo xoay vần[tr176] Có độc mới đủ, có phũ như chó mới giàu[tr177] Chia năm sẻ bảy[tr178] Không có cánh mà bay[tr178] Nếm mật nằm gai[tr179] Ngọc ngà châu báu [tr175] Sơn hào hải vị [tr175] Cổ kim đông tây [tr176] 4 7 3 14 11. THƯƠNG NHỚ ĐỒNG QUÊ Gầy như xác ve[tr196] Giá rẻ như bèo[tr195] Đánh thông đấu gạo[tr185] Chiều người lụy ta[tr187] Cưỡi ngựa xem hoa[tr196] 2 3 5 12. MƯA NHÃ NAM Khôn như cáo[tr207] Nứt đố đổ vách[tr206] Tiền hô hậu ủng[tr207] Mưa như roi quất[tr210] 2 1 1 4 13. NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT Da trắng như trứng gà bóc [tr214] Như son đỏ[tr215] Đi cũng như chạy[tr216] Hoi như mùi chuột[tr219] Nhanh như con sóc[tr220] Đỏ bừng như lửa[tr226] Mưa như trút[tr227; 231; 239] Đẹp như tiên đồng[tr227] Sắc như dao[tr231] Sắc tựa dao chích[tr232] Bé như (những) cái tăm[tr234] Như treo sợi tóc[tr235] Như lửa đốt[tr235] Rụng xuống như mưa[tr236] Như hóa đá[tr237] Dễ dàng như bỡn[tr242] Thui thủi như con chim cút[tr242] Dưới ba thước đất[tr241] 19 1 20 14. TÂM HỒN MẸ Nhìn như nuốt[tr245] Như cụ non[tr246] Đi như bay[tr251] Không tiền khoáng hậu[tr250] Thói hư tật xấu[tr250] 3 2 5 15. HUYỀN THOẠI PHỐ PHƯỜNG Coi đồng tiền như rác[tr258] Khỏe như vâm[tr261] Trước lạ sau quen[tr253] Cây cao bóng cả[tr253] Ăn tàn phá hại[tr257] Thẩn thờ như người mất trí[tr262] Cổ hủ lỗi thời[tr260] 3 4 7 16. GIỌT MÁU Đi như chạy[tr269] Học như thần[tr269] Co lại như con tôm[tr271] Êm như ru[tr276] Mặt đỏ như gấc[tr278] Ăn tham như mõ[tr279] Như đại hạn gặp mưa rào[tr282] Run như dẽ[tr289] Nóng như rang[tr293] Mưa như trút[tr294] Bịt mắt thiên hạ[tr267] Văn ôn võ luyện[tr270] Của nhà lá vườn[tr271] Một chữ cắn đôi không biết[tr269] Đứt gánh giữa đường[tr273] Phong cảnh hữu tình[tr276] Dở khôn dở dại[tr277] Bụng mang dạ chửa[tr278] Biết đời cũng là phù du[tr286] Lỡm người bạc phúc [tr288] Thân lừa ưa nặng[tr287] Mặt cắt không còn hạt máu[tr289] Phải ai nấy chịu[tr290] Long trời lở đất[tr294] Ngồi chơi xơi nước [tr292] Tiền oan nghiệp chướng[tr277] Vạn sự như ý[tr282] Thiên cơ bí mật[tr290] Trọng nghĩa khinh tài[tr290] Dịch chủ bốc phệ[tr[tr290] 10 14 5 29 17. CHÚT THOÁNG XUÂN HƯƠNG Xuyên lên như dao xuyên thịt[tr298] Nhàu đi như đùm váy rách[tr298] Coi người như rơm như Ăn sung mặc sướng[tr298] Đổ mồ hôi nước mắt[tr298] Uốn theo chiều gió[tr298] Bốn phương tám Thiện tâm tín nghĩa[tr299] rác[tr298] Mắt sắc như dao[tr299] Ranh khôn như cáo[tr299] Ngu như chó [tr301; 307] Cười như nắc nẻ[tr305] Như người ngoài cuộc[tr307] Coi tiền như rác bùn[tr298] hướng[tr298] Ăn cũng trông nồi trông hướng[tr298] Cha chung không ai khóc[tr298] Cành vàng lá ngọc[tr299] Nửa đùa nửa thật[tr299] Buôn một bán mười[tr299] Thu tô cấy rẽ[tr299] Mảnh đất cắm dùi[tr230] Gọt đầu bôi vôi[tr301] Mớ ba mớ bảy[tr302] Ăn no ngủ kỹ[tr303] Cứ bảo một đằng nó làm một nẻo[tr304] Cũng ba bảy đường[tr305] Ngồi trên đống lửa[tr305] Con tạo xoay vần[tr305] Miệng túi càn khôn[tr305] Thân tàn ma dại[tr314] Cái sắc cái lạnh[tr299] 10 21 1 32 18. MƯA Mưa như trút[tr316 Cùng trời cuối đất[tr325] 1 1 2 19. NGUYỄN THỊ LỘ Nhanh như tia chớp[tr327] Bước như đạp mây[tr328] Trong vắt như nước Tri âm tri kỷ[tr330] suối[tr332] Mưa như trút[tr335] 4 1 5 20. TRƯƠNG CHI Tức nghen họng[tr341] 1 1 21. ĐỜI THẾ MÀ VUI Béo nứt bụng[tr349] Lửa thử vàng[tr351] Chân cứng đá mềm[tr352] Lòng người đen bạc[tr352] Da ngựa bọc xương[tr353] Run bắn người (2l)[tr355] 7 7 22. THIÊN VĂN Mưa như trút[tr376] 1 1 23. TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT Lừ đừ (hệt) như ông từ giữ đền[tr381] Ngồi lê đôi mách[tr382] Ác giả ác báo[tr384] Hại nhân nhân hại[tr384] 1 1 2 4 24. THƯƠNG CẢ CHO ĐỜI BẠC Đông như kiến cỏ[tr390] Thần thơ thánh chữ[tr393] Xúm đông xúm đỏ[tr394] Một món lưng vốn[tr398] Thỏng tay vào chợ[tr404] Văn kì thanh bất biến kì hình[tr389] Xuất khẩu thành chương[tr392] Thê tróc tử phọc 2l [tr402] A di đà Phật[tr404] 1 4 5 10 25. CHĂN TRÂU CẮT CỎ Đồng không mông quạnh[tr421] Của ăn của để[tr421] Khắc đi khắc đến[tr426] Vinh thân phì da[tr421] Kính nhi viễn chi[tr424] Nhất cữ lưỡng tiện[tr425] Thiên la địa võng[tr427] 3 4 7 26. HẠC VỪA BAY VỪA KÊU THẢNG THỐT Cười như mếu [tr430] Ngủ gà ngủ gật [tr430] Khô chân gân mặt [tr436] Phàm phu tục tử [tr438] Bán tín bán nghi [tr438] 1 2 2 5 27. LÒNG MẸ Ương ương dở dở [tr441] Nửa khóc nửa cười [tr440] 2 2 28. KHÔNG KHÓC Ở CALIFORNIA Xe đi như mắc cửi [tr443] Mừng mừng tủi tủi [tr449] Sợ (đến) toát mồ hôi [tr450] Phàm phu tục tử [tr444] 1 2 1 4 29. CHUYỆN TÌNH KỂ TRONG ĐÊM MƯA Như ong vỡ tổ[tr456] Ướt như chuột lột[tr459] Ngã dúi ngã dụi[tr457] Khỉ ho cò gáy[tr458] Phong hoa tuyết nguyệt[tr460] Tối như mực[tr469] Như hóa đá[tr471] Ngàn cân treo sợi tóc[tr465] Mèo nào cắn mỉu nào[tr470] Du canh du cư[tr463] 4 4 2 10 30. ĐƯA SÁO SANG SÔNG Rét như cắt ruột[tr475] Như vỡ chợ[tr477] Như hớp mất hồn[tr479] Tham như mõ[tr482] Buôn tài không bằng dài vốn[tr483] Môi đỏ như thoa son[tr487] Vui như tết[tr488] Thượng vàng hạ cám[tr475] Lắc đầu lè lưỡi[tr476] Chết đâm chết chém[tr477] Ngã dúi ngã dụi[tr477] Đa tình đa cảm[tr484] Đầu tắt mặt tối[tr484] Bước thấp bước cao[tr487] Quang minh chính đại (2l) [tr483] Phàm phu tục tử[tr487] 7 7 3 17 31. BÀI HỌC TIẾNG VIỆT Sống mà như chết[tr407] Như trở bàn tay[tr416] Đi như chạy[tr416] Nặng như chì[tr416] Mưa như roi quất[tr416] Ướt như chuột lột[tr417] Bái vật tổ đại phu[tr408] Cùng hội cùng thuyền[tr412] Dẫn lối đưa đường[tr412] 6 3 9 32. SỐNG DỄ LẮM Ướt như chột lột[tr489] Cứ như lục điền[tr497] Nửa khóc nửa cười[tr489] Nửa đùa nửa thật[tr489] Phúc đức tại mẫu[tr493] Vàng như màu hổ phách[tr497] Vàng như ánh nắng[tr497] (Lơ lửng)như người mất hồn[tr498] Nhẹ như bỗng[tr498] Đúng ngày đúng giờ[tr490] Mình trần thân trụi [tr489; 494; 496] Thất điên bát đảo[tr495] Mơ mộng hảo huyền[tr496] Thất thập cổ lai hy[tr495] An phận thủ thường[tr496] 6 8 3 17 33. THỔ CẨM Như rơi xuống vực thẳm[tr504] Cắm đầu cắm cổ[tr505] Tài cao mưu lược[tr505] Chín bỏ làm mười[tr508] Tiến thoái lưỡng nan[tr508] 1 3 1 5 34. NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ Giăng như lưới nhện[tr515] Như mất cả hồn[tr516] Ướt như chột lột[tr518] Mẹ tròn con vuông[tr519] Vô tư nhẹ dạ[tr519] 3 2 5 35. CHUYỆN ÔNG MÓNG Như một đế vương[tr527] Kín như bưng[tr527] Nồng nàn như lửa[tr527] Như bị hớp hồn[tr527] Chui xuống đất [tr527] Nửa đùa nửa thật[tr527] Ăn năn hối lỗi[tr528] Ăn năn sám hối[tr528] Độc nhất vô nhị[tr523] Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh[tr526] Sinh ư nghệ, tử ư nghệ[tr526] Bán tín bán nghi[tr527] 4 4 4 12 36. CHÚ HOẠT TÔI Đông như hội[tr539] Mê như điên cuồng[tr539] Như bắt được vàng[tr543] Chó ăn đá gà ăn sỏi[tr537] Sống mà ăn sắn[tr537] Sa cơ lỡ vận[tr538] Bữa đực, bữa cái[tr538] Cái tàu há mõm [tr538] Ngồi ăn thì núi cũng lở[tr539] Thấp cổ bé họng[tr539] Sống mà ăn sắn [tr539] Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà[tr541] Thâm căn cố đế[tr541] Cốc nước đã tràn[tr541] Máu mủ ruột già[tr541] Ăn sung mặc sướng[tr542] Lử khử lừ khừ[tr542] Ăn không ngồi rồi[tr543] Câu danh kiếm lợi[tr544] Ăn chơi lêu lổng[tr544] Sáng tâm thấy tính[tr547] Tọa thực sơn băng[tr539] Tiền oan nghiệp chướng[tr539] Phàm phu tục tử[tr543] Du thủ du thực[tr545] 3 18 4 25 37. MUỐI CỦA RỪNG Mồ hôi toát ra như tắm[tr70] Chạy như ma đuổi[tr70] Lông vàng như nhuộm[tr73] 3 3 38. CHUYỆN BÀ MÓNG Ngộ biến phải tòng quyền [tr532] Bất phân thắng bại[tr533] Thực bất tri kì vị[tr532] 3 3 39. NHỮNG TIẾNG LÒNG LÍU LA LÍU LO Cười như nắc nẻ[tr552] Ở hiền thì lại gặp lành[tr553] Bóng câu qua cửa sổ[tr556] Cổ kim Đông Tây[tr549] 1 2 1 4 40. CÁNH BUỒM NÂU THUỞ ẤY Nóng như lửa[tr562] Như đao Quan Công[tr564] Như giời như biển[tr564] Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa[tr566] Vội vàng như chẳng kịp[tr567] Đông như kiến cỏ[tr573] Dăm bửa nửa tháng[tr561] Tiền mất tật mang[tr562] Mua lo vào mình[tr562] Không có một hột cơm nào vào bụng[tr563] Đầu xuôi đuôi ngược[tr564] Vu oan giá họa [tr564] Dăm bữa nửa tháng[tr568] Trăm đắng ngàn cay [tr570] Tiền của đầy nhà[tr570] Ngồi mát ăn bát vàng[tr572] Hắc long tiếp dẫn[tr568] Ích phu lợi tử[tr570] 6 10 2 18 41. QUAN ÂM CHỈ LỘ Như chim sổ lồng[tr578] Ma xui quỷ khiến[tr578] Hồng nhan tri Như cơm bữa[tr579] Như lửa đốt[tr580] Bạc như vôi[tr581] Cười như mếu[tr589] Như hình với bóng[tr589] Như có lửa đốt[tr590] Khỉ ho cò gáy[tr584] kỷ[tr584] Sơn hào hải vị[tr586] 7 2 2 11 42. SANG SÔNG Trông như tướng cướp[tr361] Nửa đùa nửa thật[tr369] A di đà Phật[tr361] 1 1 1 3 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5250.pdf
Tài liệu liên quan