Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bầy 1 bản hợp đồng ký giữa 1 Công ty nước ta với 1 Công ty nước ngoài

Lời nói đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, thế giới đang có sự thay đổi lớn lao về nhiều mặt,để hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ đang được mở rộng, không nằm trong phạm vi của một quốc gia nào cả. Việt nam cũng không là một ngoại lệ. Để đảm bảo việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước mà không xâm phạm đến lợi ích của các bên tham gia.Hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời để điều chỉnh mối quan hệ xoay quanh việc trao đổi đó. Vậy

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bầy 1 bản hợp đồng ký giữa 1 Công ty nước ta với 1 Công ty nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng mua bán ngoại thương là gì ? những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Để đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề tài “Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bầy một bản hợp đồng ký giưa một công ty nước ta với một công ty nước ngoài” để nghiên cứu. Nội dung bài tiểu luận của em ngoài phần mở bài và kết luận, phần nội dung được chia làm ba chương. CHƯƠNG I: Một số nhận thức và lí luận về hợp đồng mua bán ngoại thương CHƯƠNG II: Phần thực tiễn: Hợp đồng mua bán ngoại thương được ký giữa Việt Nam va Đan Mạch CHƯƠNG III: Đánh giá thực trạng ký kết so với hợp đồng và một số giải pháp, kiến nghị, khắc phục. Chương I: Một số nhận thức và lý luận về hợp đồng mua bán ngoại thương I>Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. 1>Khái niệm Hợp đồng mua bán ngoại thương quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu ngoại thương quốc tế là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu(Bên Bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu(Bên Mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng . 2>Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương quốc tế khác với hợp đồng mua bán trong nước ở những điểm sau đây: Hàng hoá đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ. Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Đặc trưng quan trọng nhất của yếu tố quốc tế ở đây là: các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. 3>Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương Theo điều 81 của Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư các pháp lý. Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà Luật pháp đã quy định. Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. 4>Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương. Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm có hai phần: Những điều trình bày (representations) và các điều khoản và điều kiện (terms and conditions). >Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ: Số hợp đồng (contract No.). Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. Điều này có thể được ghi ngay trên cùng.Cũng có nhiều trường hợp, người ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở phần cuối hợp đồng. Tên và địa chỉ của các đương sự. Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có thể rất nhiều, ví dụ “hàng hoá ” có nghĩa là...., “thiết kế” có nghĩa là .... Chí ít, người ta cũng đưa ra định nghĩa sau đây: “ABC computer, address...., Tel .... represented by Mr. .... herein-after referred to as the Seller (or the Buyer)” Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định chính phủ ký kết ngày tháng ....., cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ .... nước ..... với Bộ .... nước. Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng. > Trong phần “các điều khoản và điều kiện ”người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm (như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì ...), các điều khoản tài chính (như giá cả và cơ sở của giá cả, thanh toán, trả tiền hàng , chứng từ thanh toán.... ) các điều khoản vận tải (như : điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng ....) các điều khoản pháp lý ( như: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài v.v....) II: > Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương 1. Tên hàng “Tên hàng” là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. Vì vậy, người ta luôn tìm các diễn đạt chính xác tên hàng. Có những cách sau đây để biểu đạt tên hàng: Người ta ghi tên thương mại của hàng hoá nhưng còn ghi kèm theo tên thông thường và tên khoa học của nó. Người ta ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó. Người ta ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra hàng đó. Người ta ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó. Người ta ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá đó. Người ta ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hoá đó. Người ta ghi tên hàng kèm theo mã số của hàng đó trong danh mục hàng hoá thống nhất . Phẩm chất. “Phẩm chất ”là điều khoản nói lên mặt “chất” của đối tượng – hang hoá mua bán, nghĩa là tính năng (như lý tính, hoá tính, tính chất cơ lý...) quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất... của hàng hoá đó. Để quy định chính xác mặt “chất”như thế của hàng hoá đó, người ta vận dụng trong các hợp đồng mua bán ngoại thương những phương pháp xác định phẩm chất như sau: Dựa vào mẫu hàng Dựa vào phẩm cấp(category) hoặc tiêu chuẩn (standard) Dựa vào quy cách của hàng hoá Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hoá Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hoá đó Dựa vào hiện trạng hàng hoá (tale quale) Dựa vào sự xem hàng trước Dựa vào dung trọng hàng hoá Dựa vào tài liệu kỹ thuật Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá Dựa vào mô tả hàng hoá Số lượng Nhằm nói lên mặt “lượng” của hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lương và phương pháp xác định trọng lượng. 3.1> Đơn vị tính số lượng Đơn vị đo chiều dài Đơn vị đo diện tích Đơn vị đo dung tích Đơn vị đo khối lượng Đơn vị tính số lượng tập hợp 3.2> Phương pháp quy định số lượng 3.3> Phương pháp xác định trọng lượng Để xác định trọng lượng hàng hóa mua bán, người ta thường dùng những phương pháp sau đây: Trọng lượng cả bì Trọng lượng tịnh Trọng lượng thương mại Trọng lượng lý thuyết Giá cả Trong giao dịch buôn bán điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng, điều khoản giá cả gồm cả những vấn đề: đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá. Đồng tiền tính giá Giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba. Trong việc lựa chọn đồng tiền tính giá, tập quán buôn bán hiện hành có một ý nghĩa rất lớn, nhất là đối với những hàng hoá có khối lượng lớn. Mức giá Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế Phương pháp quy định giá Tuỳ theo phương pháp quy định, người ta phân biệt các loại giá sau đây: _ Giá cố định (fixed price) là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác. _ Giá quy định sau là giá cả không được định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. _ Giá linh hoạt (flexible price) còn gọi là giá có thể chỉnh lại (revisable price) là giá được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hoá đó là sự biến động tới một mức nhất định. _ Giá di động (sliding scale price) là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời ký thực hiện hợp đồng. Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan tới giá cả Giảm giá _ Nếu xét về nguyên nhân đưa đến giảm giá, chúng ta có thể kể đến các loại giảm giá như: + Giảm giá do trả tiền sớm + Giảm giá thời vụ + Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mới + Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi + Giảm giá do mua với số lượng lớn _ Nếu xét về cách tính các loại giảm giá, chúng ta thấy có các loại giảm giá + Giảm giá đơn + Giảm giá kép + Giảm giá luỹ tiến + Giảm giá tặng thưởng Giao hàng Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng là sự xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, sự xác định phương thức giao hàng và viêc thông báo giao hàng. 5.1>Thời hạn giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nếu các bên giao dịch không có thoả thuận gì khác, thời hạn này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hoá từ người bán sang người mua. Trong buôn bán quốc tế, người ta có ba kiểu quy định thời hạn giao hàng sau: Thời hạn giao hàng có định kỳ Thời hạn giao hàng ngay Thời hạn giao hàng không định kỳ 5.2>Địa điểm giao hàng : Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và đến điều kiện cơ sở giao hàng. 5.3>Phương thức giao hàng: Thực tiễn giao hàng trong mua bán hàng hoá đã làm nảy sinh nhiều phương thức giao hàng. Người ta có thể quy định việc giao nhậnđược tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoạc là giao nhận cuối cùng Người ta cũng có thể quy định việc giao nhận được tiến hànhở một địa điểm nào đó là việc giao nhận về số lượng hoặc là việc giao nhận về chất lượng. 5.4>Thông báo giao hàng: Các điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm nghĩa vụ về thông báo giao hàng 5.5>Những quy định khác nhau về việc giao hàng Đối với những hàng hoá có khối lượng lớn, người ta cóa thể quy định “cho phép giao hàng từng đợt” (partial shipment allowed) hoặc buộc phải “giao một lần”(Toal shipment). Nếu trên dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển, người ta có thể quy định “cho phép chuyển tải” (transhipment allowed). Nếu cảng gửi hàng ở gần cảng đến, khi hành trình của giấy tờ lại chậm hơn hành trình hàng hoá, người ta có thể quy định “vận đơn đến chậm được chấp nhận” (Stale bill of lading accceptable). Nếu người bán uỷ nhiệm cho một người thứ ba thay mặt mình đứng ra giao hàng, người ta có thể quy định “vận đơn người thứ ba được chấp nhận” (Third party B/L acceptable). Thanh toán Trong việc thanh toán tiền hàng được mua hoặc bán, các bên thường phải xác định những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả riền và các điều kiện bảo đảm hối đoái. 6.1> Đồng tiền để trả Trong buôn bán quốc tế, tiền hàng có thể được thanh toán hoặc bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc bằng đồng tiền của nước nhập khẩu hoặc bằng đồng tiền của nước thứ ba. Đồng tiền dùng vào việc thanh toán gọi là đồng tiền thanh toán (money of payment). Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp với đồng tiền tính giá (tức đồng tiền biểu thị giá cả) và cũng có thể không trùng hợp. Khi đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá là hai đồng tiền khác nhau, người ta phải xác định tỷ giá để quy đổi hai đồng tiền đó. 6.2>Thời hạn trả tiền Thông thường, trong giao dịch, các bên thường trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền sau. Trong thanh toán quốc tế, người ta hiểu việc trả tiền ngay là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người xuất khẩu đặt chứng từ hàng hoá hoặc đặt bản thân hàng hoádưới quyền định đoạtcủa người mua. Việc trả trước hànglà việc người mua giao cho người bán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng trước khi người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua hoặc trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua. Việc trả tiền sau, người bán cung cấp cho người mua một khoản tín dụng trên sự thoả thuận giữa hai bên. 6.3>Phương thức trả tiền(Mode of payment) Phương thức trả tiền mặt (cash payment) Phương thức chuyển tiền (Transfer) Phương thức nhờ thu Phương thức tín dụng chứng từ 6.4>Điều kiện đảm bảo hối đoái Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế giới thường sụt giá hoặc tăng giá. Đê tránh những tổn thất có thể xảy ra, các bên giao dịch có thể thoả thuận những điều kiện đảm bảo hối đoái. Ngoài ra còn một số điều khoản quan trọng khác như: Bao bì; Khiếu nại; Bảo hành; Trường hợp miễn trách; Trọng tài; Vận tải Chương II: PHần thực tiễn Hợp đồng mua bán ngoại thương giữa Việt Nam- Đan Mạch Hợp đồng số 43/tetra-urpo/98 (4/8/1998) (Hợp đồng ngoại) Giữa: Liên hiệp sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu (Union of production Services and Import - Export) No 551 Tràng Tiền Street Hà Nội Cable address : UPROEREXIM Tel. : 84.4-8548675. Fax 844.8548675 Đại diện bởi Ông Võ Nết Na – giám đốc Dưới đây được gọi là Bên mua. Và: TETRACYCLINES APS Địa chỉ : 13 Soren Nymarksvej, 8270 Họbjens Den-mark Tel : 45-89-393939 Fax : 45-86-292200 Đại diện bởi Ông Niels Nordestgaard – Giám đốc, Dưới đây được gọi là Bên bán Sau khi cả hai bên cùng thoả thuận rằng Bên bán đồng ý bán và Bên mua đồng ý mua thiết bị dưới đây, theo các điều khoản và quy định dưới đây. Điều 1: Các khái niệm chung. Trong hợp đồng này, dưới đây những từ và thuật ngữ sẽ được định nghĩa rõ ràng nhằm tránh những hiểu lầm. “Hợp đồng” là sự thoả thuận có hiệu lực và được ký kết giữa Bên bán và Bên mua bao gồm cả các phục lục Hợp đồng và các bản vẽ kèm theo. “Giá hợp đồng” có nghĩa là giá đã được thoả thuận trong hợp đồng này cho dây chuyền toàn bộ và các dịch vụ được bên bán cung cấp. Giá ở đây được hiểu là giá CIF Hải Phòng, SRVN (Incoterms 1990). “Dây chuyền sản xuất toàn bộ” có nghĩa là một dây chuyền sản xuất đầy đủ để vận hành theo từng thông số kỹ thuật của từng máy và của toàn bộ dây chuyền trừ các công việc liên quan tới mái, tường, xây dựng, còn tất cả các máy móc và thiết bị được nêu trong phụ lục 01 của hợp đồng này bao gồm các đường ống nối, dây cáp điện giữa các máy với nhau, từ nguồn điện thích hợp, đường nước.... do bên mua cung cấp. “Dịch vụ” có nghĩa là tất cả các công việc do Bên bán, hoặc đại diện của Bên bán thực hiện theo hợp đồng này như: Hướng dẫn và giám sát việc lắp đặt, bàn giao, sản xuất thử như trong hợp đồng đã nêu, trừ các công việc về xây dựng, về đường ống, cáp điện, cũng như việc cung cấp bất kỳ loại gì có thể bị yêu cầu tại nơi đặt máy ở công trình, hoặc thực hiện các dịch vụ trung gian như (điện, khí, nước, hơi amôniắc...) cho các máy này. “Bàn giao” có nghĩa là chạy thử được tiến hành trên toàn bộ dây chuyền, để so sánh hoặt động thực với hoặt động của máy được miêu tả giữa các thông số trong hợp đồng này, trước khi cả dây chuyền sản xuất được bàn giao cho Bên mua. “Các tài liệu kỹ thuật”có nghĩa là tất cả Catalô, các bản quy cách chi tiết kỹ thuật liên quan tới từng máy, bảo dưỡng bằng tay và chỉ dẫn vận hành, bản thiết kế móng của từng máy của toàn bộ dây chuyền, sơ đồ bố trí máy móc cũng như bản kê khai tiến trình hoặt động có liên quan và một phần của bản hợp đồng này. “Ngày, tuần và tháng theo lịch greorian” Ngày tính theo lịch liên tục. Tiêu chuẩn : Theo Italy Norm (ISO 9000) Điều 2: Hàng hoá và số lượng 01 Cụm chế biến trộn MP300BATCH chạy bằng điện : Một dây chuyền đồng bộ để làm đồng nhất, diệt khuẩn và làm mát 300 1/h hỗn hợp kem và trang bị với tất cả những thiết bị khác để tạo thành 1 dây chuyền sản xuất đồng bộ. Máy và thiết bị cho dây chuyền sản xuất toàn bộ này bắt buộc phải là máy mới, tiên tiến nhất, sản xuất năm 1998 tại ý và trang bị đầy đủ cá phụ kiện khác và sẽ được sử dụng để sản xuất kem cốc nhỏ, kem Cone, kem que và kem hộp. Việc miêu tả và số lượng các máy riêng biệt và các thiết bị sẽ bị kèm theo bản phụ lục 01 của hợp đồng này. Các dịch vụ của giám sát viên Bên bán và việc đào tạo cho nhân viên của Bên mua sẽ được nói rõ trong điều 14. Điều 3: Giá Giá của các thiết bị này được miêu tả trong bản phụ lục Hợp đồng số 01 bao gồm cả chi phí cho giám sát viên tại Việt Nam và chi phí đào tạo 03 người của Bên bán trong 4 tuần tại ý là USD 653,000 CIF Hải Phòng, SRVN (Incoterm 1990).(sáu trăm năm mươi ba ngàn chẵn USD). Bao gồm cả phụ tùng thay thế cho 2 năm chạy máy sau thời gian bảo hành. Giá được hiểu là giá CIF Hải Phòng, SRVN (Incoterm 1990). Việc bảo hiểm bao gồm 110% giá trị hợp đồng về “mọi rủi ro”. Điều 4: Thanh toán 4.1 15% Trị giá tổng hợp tức 97,950 USD với ý nghĩa là tiền đặt cọc sẽ do Bên mua thanh toán bằng TTR (chuyển tiền nhanh) cho ngân hàng của Bên bán trong vòng 20 ngày sau khi ký Hợp đồng và sau khi Bên mua nhận được bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng của Bên bán phát hành . 4.2 85% Trị giá hợp đồng tức 555,050 USD sẽ được thanh toán bằng tín dụng thư không huỷ ngang do Bên mua mở trong vòng 1 tháng sau khi đã đặt cọc. a. Trong phần này, 75% giá trị hợp đồng tức 489,750 USD sẽ làm hối phiếu vào ngày 90 sau khi hàng được gửi (tức ngày ký phát vận đơn)hoặc sau khi toàn bộ số hàng này đã cập cảng và đã kiểm tra tại chân công trình. Tuỳ theo việc nào xảy ra trước, được giao cho Bên bán trên cơ sở hoá đơn gửi từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Hà Nội, Việt Nam giá trị 75% - tới ngân hàng giao dịch: Địa chỉ : Den Danske Bank, Holmenskanal : 2-12,10064 Kopenhagen. K. Denmark Người hưởng lợi : Tetracyclines APS A/C No : 32 58 133 89/7 Dựa trên sự xuất trình bộ chứng từ gốc như sau: 1. Hoá đơn Thương Mại do Bên bán cấp – 3 bản 2. Phiếu đóng gói do nhà sản xuất cấp – 3 bản 3. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do nhà sản xuất cấp – 3 bản. 4. Đơn bảo hiểm cho 110% giá trị hợp đồng bảo hiểm theo điều kiện mọi rủi ro – 3 bản. 5. Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng Thương Mại Italia cấp – 3 bản. 6. 2/3 Bộ vận đơn gốc sạch “Đã xếp hàng lên tàu ”, có đóng dấu “cước đã trả” , lập theo lệnh của Bên mua thông báo Bên mua . 7. Giấy chứng nhận của Vinacontrol về kiểm hàng hoá tại chân công trình. 8. Hoá đơn của DHL chỉ rõ ràng : 1/3 Bộ vận đơn gốc, bản photocopy của hoá đơn Thương Mại và phiếu đóng gói hàng, giấy chứng nhận xuất xứ và một bộ chứng từ không thanh toán được đã gửi tới Bên mua – Việt Nam. 9. Giấy chứng nhận về thử máy do nhà sản xuất cung cấp – 3 bản. b. 10% Giá trị Hợp đồng tức 65,300 USD sẽ được rút tiếp trong vòng 20 ngày sau khi ký biên bản nghiệm thu giữa HOA LÊ và nhà sản xuất và sau khi có giấy bảo lãnh Ngân hàng của Bên mua cho 5% giá trị hợp đồng. Mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc mở L/C tại Việt Nam, sẽ do Bên mua thanh toán, mọi chi phí về Ngân hàng ngoài Việt Nam phát sinh sẽ được Bên bán thanh toán. Chi phí cho việc sửa đổi, hoặc ra hạn thêm L/C phát sinh sẽ do bên đề nghị thanh toán . Điều 5: Giao hàng Thời hạn giao hàng ; trong vòng 140 ngày hoặc 20 tuần sau khi bên bán đã nhận được phần đặt cọc bằng đồng Mác Đan Mạch, hoặc 26 tuần sau khi nhà sản xuất đã nhận được các mẫu hàng theo yêu cầu, gửi trực tiếp từ Hoa Lệ tới nhà sản xuất. Cảng bốc hàng : Cảng Italia Cảng dỡ hàng : HAI PHONG – VIETNAM Giao hàng từng phần không được phép . Mã hiệu: người nhận UPROSEREXIM Mã hiệu: Hợp đồng số Cảng bốc hàng Cảmg tới : Hải Phòng Cân tịnh/ Cân nặng Kích thước : Dài Rộng Cao Container : Số/ toàn bộ số Container Người gửi : Đóng gói : trong container với phiếu gói hàng kèm theo. Theo đúng quy cách Quốc tế về vận tải biển Mọi hàng hoá sẽ được đóng gói trong vật liệu thích hợp cho vận tải đường biển và cho việc dỡ hàng trong điều kiện thời tiết tại Hà Nội, việc đóng gói phải đảm bảo sự an toàn cho vận chuyển 1 thời gian dài, tránh được ăn mòn của nước biển, độ ẩm, mưa và các điều kiện khác. Trong khi hàng hoá lắp đặt vào bao bì, mọi phương tiện bảo vệ chống lại ăn mòn như dầu và mỡ sẽ được bôi đều, các bao PE sẽ được bao bọc để bảo vệ chống hư hại, hao mòn trong thời gian vận chiuyển Mọi vật liệu bao bì sẽ được làm từ nguyên liệu mới Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự hư hại hoặc đổ vỡ hàng hoá do bao bì không thích đáng hoặc sự rỉ sét do bảo vệ không đầy đủ gây nên. Phụ tùng thay thế sẽ được đóng gói riêng biệt, đóng dấu “phụ tùng thay thế”mỗi loại phụ tùng thay thế riêng biệt sẽ đượcbao gói riêng biệt trong từng kiện hàng riêng và có ghi tên của từng loại số lượng, quy cách của từng loại - các ký mã hiệu phải được viết rõ ràng bằng sơn, viết bằng tiếng Anh ở hai mặt và trên đầu của bao bì và kích thước của chúng không được nhỏ hơn 5cm cho bao bì gỗ và 10cm cho Container. Trong vòng 72 giờ sau khi xếp hàng lên tàu, Bên bán sẽ phải gửi cho Bên mua bộ chứng từ bao gồm 1/3 bộ vận đơn gốc, bản copy hoá đơn thương mại có phiếu đóng gói, bản chứng nhận xuất xứ hàng bằng DHL tới địa chỉ : UPROSEREXIM No. 551 Tràng Tiền Street – Hà Nội Tel : 84-4-8548675 Fax : 84-4-8548276 Trong vòng 48 tiếng sau ngày tàu chở hàng dời bến Bên bán phải thông báo cho Bên mua tên tàu, số vận đơn, ngày tàu khởi hành, ngày tàu dự tính cập cảng Hải Phòng, Hợp đồng, tên, giá trị, số lượng, trọng lượng cả bì/tịnh, kích thước của bao bì, của Container (dài-rộng-cao), tổng cộng thể tích, cảng bốc hàng, thời gian dự kiến tàu tới cảng Hải Phòng- Việt Nam bằng fax tới địa chỉ :UPROSEREXIM No 551 Tràng Tiền Street – Hà Nội – Việt Nam Tel : 84-4-8548675 Fax: 84-4-8548276 Điều 6: Bảo hành Hàng hoá trong hợp đồng này được bảo hành trong 12 tháng kể từ ngày ký kết biên bản chạy thử nhưng không quá 18 tháng kể từ ngày giao hàng (tức ngày của vận đơn) Bên bán chịu trách nhiệm đối với mọi khuyết tật do nguyên liệu hoặc tay nghề kém trong thời gian bảo hành . Điều 7: Hợp đồng này sau khi được ký kết thì mọi cuộc trao đổi, thư tín và đàm phán có liên quan đều không có hiệu lực Hợp đồng này có hiệu lực từ khi được các nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam thông qua và khi Bên mua nhận được bảo lãnh D/P ngân hàng của Bên bán chứng nhận, mọi sự sửa đổi vá các điều khoản thêm vào, bắt buộc phải bằng văn bản và có cả sự xác nhận của cả hai bên Hợp đồng này được làm thành 4 bản bằng tiến Anh và mỗi bên giữ 2 bản. Bên mua Bên bán Chương III: Đánh giá thực trạng ký kết So với hợp đồng và giải pháp, khắc phục Như ta đã biết, HĐMBNT mang tính chất quốc tế nên nó chịu sự điều chỉnh và chi phí của rất nhiều nguồn luật như Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán quốc tế. Các nguồn luật thường có các quy định không giống nhau, nên những vấn đề pháp lý dễ dẫn đến sự hiểu lầm, bất đồng và tranh chấp giữa các bên trong quá trình đàm phán và ký kết HĐMBNTcó thể xảy ra Hiệu lực pháp lý của chào hàng và chấp nhận chào hàng đối với việc hình thành HĐMBNT Khi người bán gửi một đơn chào hàng trong đó thể hiện rõ ý muốn ký kết hợp đồngcủa mình thì xét về mặt pháp lý anh ta đã bị ràng buộc trong một thời gian nhất định. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào quy định trong bản chào hàng, nguồn luật đIều chỉnh đối với chào hàng đó. Tuy nhiên, nếu trong thời gian hiệu lực của đơn chào hàng mà người chào hàng nhận được thư trả lời từ giá người được chào hàng về việc chấp nhận vô điều kiện đơn chào hàng thì hợp đồng coi như đã được ký kết. Song có trường hợp người nhận được đơn chào hàng lại không chấp nhận hoàn toàn các điều kiện nêu ra trong đơn chào hàng mà gửi lại cho người chào hàng một bức thư đề nghị sửa đổi bổ sung một số điều kiện hoặc đưa ra một số điều kiện mới. Một bức thư như vậy không nói lên ràng hợp đồng đã ký kết. Chào hàng và chấp nhận chào hàng có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc khẳng định HĐMBNT đã được ký kết hay chưa. Việc này thường dẫn đến việc tranh chấp: Một bên cho rằng hợp đồng đã được ký kết và chờ đợi bên kia thực hiện nghĩa vụ, trong khi đó bên kia cho rằng hợp đồng chưa được ký kết nên không hành động gì cả. Luật Việt Nam quy định các điều kiện chủ yếu của hợp đồng: bao gồm tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, thời hạn, địa điểm giao hàng, giá cả và điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán tức là gồm 3 nhóm: đối tượng, gia cả, thời hạn giao hàng. Nhưng luật pháp của một số nước thì lại quy định khác. Luật Pháp quy định chỉ cần đối tượng và giá cả. Luật Anh, Mỹ quy định chỉ gồm tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất… Những quy định khác về điều kiện Chính phủ của HĐMBNT nêu trên thường dẫn đến bất đồng trong quan hệ ngoại thường. Dễ dẫn đến những tranh chấp xảy ra. Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐMBNT Tranh chấp phát sinh do người bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng Vi phạm nghĩa vụ giao hàng: + Người bán giao hàng hoàn toàn khác với quy định trong hợp đồng. + Người bán giao hàng không đồng bộ. + Người bán giao hàng sai quy cách phẩm chất. + Người bán giao hàng thiếu số lượng, trọng lượng. + Người bán giao hàng sai bao bì đóng gói Vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá. Vi phạm nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá Tranh chấp do người mua hàng hoá thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Thanh toán tiền hàng: Không mở L/C, mở L/C chậm, mở L/C không đúng số tiền quy định hoặc không mở tại ngân hàng theo thoả thuận, không chấp nhậ ký hối phiếu đúng luật và quy định của hợp đồng. Nghĩa vụ nhận hàng: Có khi người mua không nhận do giá cả trong HĐMBNT cao hơn giá thị trường vào lúc nhận hàng. Các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp -Xây dựng một HĐMBNT hoàn chỉnh, rõ ràng, kết hợp chặt chẽ hai yếu tố nghiệp vụ và pháp luật, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, hình thức, chủ thể, thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, nội dung các điều kiện chữ ký , con dấu của các bên. -Đảm bảo trình độ cần thiết của người tham gia đàm phán ký kết: Đối với việc quyết định đàm phán qua thư tín: cần lịch sự, chính xác, khẩn trương và kiên nhẫn. Đối với việc quyết định đàm phán qua điện thoại: trình bày vấn đề ngắn gọn, khẩn trương nhằm tiết kiệm chi phí Đối với việc quyết định đàm phán qua gặp gỡ trực tiếp: cần có thái độ mềm mỏng, lịch sự trên tinh thần hợp tác. Các điều khoản về mặt pháp lý: Điều khoản giải quyết tranh chấp: áp dụng + Điều khoản trọng tài: áp dụng điều kiện trọng tài mẫu như Phòng Thương mại Quốc tế , Hiệp hội trọng tài Mỹ, Toà án trọng tài Quốc tế London…. + Địa điểm trọng tài: áp dụng luật đIều chỉnh thủ tục trọng tài Điều khoản về các chế tài: Chế tài phạt, bồi thường thiệt hại, chế tài thực hiện thực sự, chế tài huỷ hợp đồng Cố gắng giải quyết tranh chấp bằng các khiếu nại, chỉ nên đi kiện khi tranh chấp không giải quyết được bằng các thương lượng trực tiếp giữa hai bên. Một vài kiến nghị: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật quốc gia: Thống nhát giữa các văn bản luật và văn bản dưới luật, tránh những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, cần thiết phải tạo ra sự thống nhất giữa các văn bản này. Đồng thời đưa vào các đIều quy định cơ bản nhất, bao trùm nhất trong bộ luật hình sự và luật thương mại cho phù hợp với tình hình và mục đích của hợp đồng ngoại thương trong từng giai đoạn cụ thể Về việc tham gia ký kết và phê chuẩn các điều ước quốc tế : Trước tiên là Việt Nam nên ký kết tham gia công ước viên 1980 về mua bán quốc tế hàng hoá. Do công ước này khắc phục được hạn chế của các nguồn luật điều chỉnh HĐMBNT. Việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài: ở nước ta từ trước đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của trọng tài Việt Nam. Về vấn đề này Nhà nước nên xem xét ban hành pháp lệnh công nhân và cho thi hành tại Việt Nam các phán quyết của trọng tài Việt Nam. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương: Sự thiếu hiểu biết và non kém về nghiệp vụ đã khiến Việt Nam phải chịu một phần hay toàn bộ hậu quả từ các tranh chấp phát sinh. Để khắc phục tình trạng này cần có chương trình đào tạo thích hợp cho cán bộ làm công tác ngoại thương, kể cả việc đào tạo. Kết luận Thực tế đã chứng minh vai trò của hoạt động mua bán ngoại thương, nó góp phần quan trọng cho sự phát triển của quốc gia,đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phảm quốc dân. Giúp cho việc ký kết HĐMBNT của công ty trong nước và đối tác nước ngoài trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thuận lợi hơn, thông qua các điều ước được quốc tế công nhận .Do đó hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời để đảm bảo các mối quan hệ là một tất yếu. Mục lục Lời nói đầu . Chương I >:Một số nhận thức về HĐMBNT I>Đặc điểm HĐMBNT 1>Khái niệm 2>Đặc điểm 3>Điều kiện hiệu lực của HĐMBNT 4>Nội dung của HĐMBNT II>Các điều khoản cơ bản của HĐMBNT 1>Tên hàng 2>Phẩm chất 3>Số lượng 4>Giá cả 5>Giao hàng 6>Thanh tóan ChươngII:>Hợp đồng MBNT giữa Việt Nam và Đan Mạch ChươngIII:>Đánh giá thực trạng ký kết so với hợp đồng và giải pháp, kiến nghị khắc phục Kết luận. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0061.doc