Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương

PHẦN MỞ ĐẦU Lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là chưa có giai đoạn phân công lao động xã hội và chưa có sự trao đổi sản phẩm của lao động. Cho đến khi có sự phân công lao động xã hội nên có sự trao đổi của sản phẩm. Đó là mối quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa những người có hàng hoá với những ngươì cần hàng hoá. Quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá đã trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật điều chỉnh và hợp đồng trở thành hình t

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức pháp lý của nó. Sự ra đời của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán ngoại thương nói riêng là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hàng hoá trên toàn thế giới. Vì vậy có thể khẳng định rằng những điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hoá cũng chính là điêù kiện ra đời của hợp đồng mua bán trong nước và hợp đồng mua bán giữa các nước với nhau. Ở nước ta hiện nay, đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng nền kinh tế của chúng ta còn nhiều lạc hậu, trình độ kỹ thuật còn thấp kém vì vậy chúng ta cần phải thu hút những công nghệ hiện đại và kinh nghiệp của các nước trên thế giới để thực hiên các kế hoạch trên. Việt Nam chúng ta cần phải tham gia mua bán hàng hoá với các nước trên thế giới, muốn vậy các đơn vị kinh tế của Việt Nam cần phải dựa vào các đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoaị thương của Việt Nam và của kinh tế để ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. PHẦN NỘI DUNG I- Định nghĩa. 1- Định nghĩa luật thương mại quốc tế: Là toàn bộ các quy phạm điều chỉnh các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ xúc tiến thương mại có yếu tố nước ngoài. Những quy phạm đó gọi tắt là Luật thương mại quốc tế. 2- Định nghĩa hợp đồng mua bán ngoại thương: Là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó, người bán (người xuất khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua (người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận. II- Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. 1- Đặc điểm về chủ thể tham gia ký kết. Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán ngoài thương thường có trụ sở các quốc gia khác nhau. Thương nhân có thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Thương nhân thường được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. Nếu thể nhân muốn ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương cần phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân là tổ chức phải có tư cách pháp nhân. Điều 81 khoản 1 Luật thương mại Việt Nam quy định: chủ thể hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý, chủ thể bên Việt Nam là thương nhân được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam. Thương nhân phải là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nghị định 57 ngày 31-7-1988 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại). 2- Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương. Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép chuyển qua biên giới, hoặc từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, pháp luật các quốc gia đều quy định những mặt hàng thuộc diện cấm xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 46/2001/QĐ - TTg ngày 4-4-2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Theo đó, quy định danh mục hàng hoá cấm xuất, cấm nhập và những mặt hàng cần có giấy xuất nhập khẩu của bộ thương mại trong giai đoạn từ năm 2001-2005. 3- Đặc điểm về đồng tiền thanh toán. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể là ngoại tệ, nội tệ với cả hai bên. Ví dụ thương nhân Việt Nam và thương nhân Pháp cam kết với nhau sẽ thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng USD. Trong trường hợp này đồng tiền thanh toán với cả hai bên là ngoại tệ. Cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương lại là nội tệ đối vơí hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Như vậy, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương phụ thuộc hoàn toàn vào sự thoả thuận các bên ký kết hợp đồng; nó có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc là đồng tiền của một nước thứ ba miễn sao sự chọn lựa đồng tiền thanh toán đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 4- Đặc điểm về cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, cũng như theo luật pháp của các quốc gia thì trong mua bán hàng hoá quốc tế, các bên ký kết hợp đồng có quyền tự do thoả thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương. Thông thường người ta quy định thành một điều khoản trong hợp đồng. Nếu các bên không ghi trong hợp đồng về điều khoản trọng tài hay toà án thì họ vẫn có quyền thoả thuận lựa chọn bất cứ một cơ quan trọng tài hay một toà án nào đó để giải quyết tranh chấp. Theo công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài thì thoả thuận trọng tài phải lập thành văn bản. 5- Đặc điểm trình tự ký kết hợp đồng. Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương rất đa dạng, phong phú hơn và có những điểm khác so với hợp đồng mua bán trong hàng hoá trong nước. Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu các bên gặp nhau trực tiếp để thoả thuận và ký kết sẽ tốn kém về tiền bạc và thời gian nhiều hơn so với trường hợp đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Bởi vậy, hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp, hình thức ký kết hợp đồng gián tiếp được thông qua thư tín, fax, telex, đơn chao hàng, đơn chấp nhận hàng, đơn đặt hàng... luật thương mại Việt Nam quy định chào hàng là một đề nghị hợp đồng mua bán hàng hoá trong một thời gian nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người nhất định và phải có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định tại điều 50. Chào hàng gồm chào bán hàng và chào mua hàng. Như vậy, một đơn chào hàng phải đảm bảo những tiêu chuẩn pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật như điều có hiệu lực của đơn chào hàng, nội dung của nó phải gồm các điều khoản chủ yếu cảu một hợp đồng, trong đơn chào hàng phải nêu rõ thời gian có hiệu lực và điều kiện huỷ bỏ đơn chào hàng. Công ước Viên năm 1980 phân ra hai loại chào hàng là chào hàng tự do(chào hàng không cam kết) và chào hàng cố định(chào hàngcó cam kết). 6- Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương. Do hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài, nên luật áp dụng cho loại hợp đồng này phức tạp hơn so với luật áp dụng cho hợp đồng mua bán trong nước. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế và một số nước còn áp dụng án lệ là nguồn của pháp luật. III- Tóm tắt hợp đồng. HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO. Số 018/VNF- GL 2003. Giữa: GALLUCK LIMITED. Phòng A.3/F, Causeway Vịnh Causeway HONGKONG. Tel: 8153084, 8955992; Fax: 5764980. Telex: 61355 WSGTC HK (Dưới đây được gọi là người mua). Và: Công ty Xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội. 40 Đường Hai Bà Trưng- Hà Nội- Việt Nam. Tel: 256771, Telex: 411526- VNF VT. Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HA NOI (Dưới đây được gọi là người bán). Hai bên cùng đồng ý về hợp đồng mua và bán gạo với các điều kiện như sau: Hàng hoá: Gạo trắng Việt Nam Quy cách phẩm chất: Tấm: 35% là tối đa Thuỷ phần: tối đa 14,5% Tạp chất: tối đa 0,4% Gạo vụ mùa 2003- 2004 3- Số lượng: 100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của người bán. Giá cả: 100USD một MT (Tĩnh) giao hàng 06/09/2003. Thời hạn giao hàng: 20- 25 ngày sau ngày mở LC. Bao bì: Gạo phải được đóng trong bao đay đơn mới, trọng lượng tĩnh mỗi bao 50kg khoảng 50,6kg cả bì. Bảo hiểm: Người mua sẽ phải chịu. Kiểm tra và xông khói hàng hoá: Phải được thực hiện trên boong tàu sau khi hoàn thành việc bốc hàng với các chi phí do người bán chịu. Các điều khoản về xếp hàng. 10- Điều khoản thanh toán: Phương thúc thanh toán chứng từ 11- Bất khả kháng. 12- Trọng tài. 13- Các điều khoản khác: Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điều kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thoả thuận bằng văn bản. Hợp đồng này được làm thành 6 bản gốc tiếng Anh, 3 bản cho mỗi bên. Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua bằng Telex (18/06/2003 là muộn nhất). Được làm ở Hà Nội ngày 09/06/2003. Người bán. Người mua. Giám đốc Giám đốc điều hành (Đã ký/ đóng dấu) (Đã ký) Nguyên Đức Eddy S.Y.Chan. VI- Phân tích hợp đồng. Căn cứ vào những đặc điểm về HĐ đã nêu em phân tích bản hợp đồng như sau 1- Hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế. Đây là một bản hợp đồng xuất khẩu khá hoàn chỉnh, thoả mãn đầy đủ các điều kiện của các bên tham gia ký kết. Thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng bên mua và bên bán đã có đầy đủ tư cách pháp lý, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số kinh doanh Xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh thành phố tại các nước của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Thứ hai: Mặt hàng mua bán trong hợp đồng này là Gạo là hang hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật, mặt hàng không thuộc vào loại hàng hoá cấm của nhà nước mà căn cứ theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 46/2001/GĐ- Ttg ngày 04/04/2001 dã quy định hàng cấm được xuất khẩu. Thì mặt hàng mua bán tại hợp đồng hoàn toàn phù hợp và đạt yêu cầu. Thứ ba: Hợp đồng cũng đã hội tụ đầy đủ điều kiện về nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản mà theo luật 50 của luật Thương mại bắt buộc phải có: Tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Thứ tư: Là điều kiện hình thức của hợp đồng phải là hình thức văn bản đã phù hợp và có đầy đủ chữ ký của hai bên chủ thể tham gia ký kết. 2- Điều kiện cơ sở giao hàng. So sánh với các điều kiện của hợp đồng mẫu thì bản hợp đồng mua bán gạo trên đã thiếu hoàn toàn về điều khoản này. Đây cũng là một thiếu xót của bản hợp đồng. Trong HĐ chỉ đề cập tới các điều khoản về xếp hàng. Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên bán và bên mua. Bao gồm: Sự phân chia giữa bên bán và bên mua, về chi phí giao hàng, về sự dịch chuyển rủi ro tổn thất giữa các bên. 3-Điều kiện trong giao dịch buôn bán quốc tế. * Điều kiện tên hàng. “Tên hàng” là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, HĐ hoặc nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Cụ thể ở HĐ này tên hàng là gạo trắng phù hợp với điều kiện trong giao dịch mua bán ký kết. * Điều kiện quy cách phẩm chất. Đây là một trong những điều kiện quan trọng, để có quy định chính xác mặt chất của hàng hoá. O bản HĐ trên về điều khoản này đã quy định cũng như đề ra tiêu chuẩn khá rõ ràng cụ thể về mặt chất lượng của gạo. Đã thoả mãn được điều kiện hàng hoá, phù hợp về mặt phẩm chất, người mua có đủ các điều kiện hợp lý để đối chiếu hàng hoá, hàng hoá không có khuyết tật đầy đủ về quy cách phẩm chất đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bên mua. * Điều kiện số lượng. Vì đây là HĐ mua bán gạo nên tính theo trọng lượng do vậy đơn vị khá phức tạp, do trong buôn bán quốc tế có nhiều đơn vị đo lường cùng một tên gọi nhưng mỗi nước lại có một nội dung khác. Ví dụ: Một bao bông ở Ai Cập là 330kg ở Braxin là 180kg. Trong HĐ đơn vị tính chuẩn là “tấn” đã quy định rõ ràng nên các bên giao dịch trong HĐ không có sự hiểu lầm, chính xác thuận tiện và phù hợp với mục tiêu chung của hai bên. * Điều kiện bao bì. Trong HĐ đã ghi khá rõ về trọng lượng mỗi bao và chất lượng bao bì. Nhưng vẫn chưa nói rõ về cách đóng gói ra sao cho phù hợp với công việc vận chuyển cũng như hai bên chưa thoả thuận về giá cả của bao bì sẽ được tinh như thế nào? Được tính vài giá cả của hàng hoá hay không? Hay là được tính riêng do bên mua trả. Đó chính là điều chưa hợp lý cũng như thiếu xót của HĐ cần bổ sung quy định rõ hơn dể tránh xảy ra tranh chấp về sau. *Điều kiện về bảo hiểm Trong bản hợp đồng này điều kiện bảo hiểm nêu là người mua phải chịu. Nhưng không nói rõ cụ thể mức độ thế nào, quy định trách nhiệm đến đâu, căn cứ để tiến hành cũng như bảo đảm khi có sự cố xảy ra. Đây là điểm thiếu xót của hợp đồng cần lưu ý và có những điều chỉnh sao cho hợp lý. Ngoài ra trong hợp đồng còn đề cập tới kiểm tra và xông khói hàng hoá. Đây cũng là một trong những điều kiện cần có khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá nhất là các sản phẩm lương thực. Nhưng ở bản hơp đồng nó được tách riêng thành một điều khoản thì không cần thiết mà nên gộp vào trong điều kiện về hàng hoá, để tránh hợp đồng dài dòng, có quá nhiều điều khoản chồng chéo lên nhau. Hơn nữa các chi phí liên quan trong thời gian xông khói này cũng cần phải quy định cụ thể ai là bên phải chịu . * Điều kiện giá cả. Đây là một điều kiện quan trọng, điều khoản giá cả bao gồm cả những vấn đề đồng tiền tính giá, mức giá, quy định giá, xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá. Đồng tiền tính giá được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba. O bản HĐ trên sủ dụng USD là ngoại tệ của Mỹ, một trong những đồng tiền ổn định và thông dụng trên khắp thế giới là sự lựa chọn sáng suốt và hợp lý. Mức giá: giá cả trong hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế. Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại tới tài sản quốc gia. Nhưng ở bản HĐ này còn hạn chế đó là điều kiện cơ sở giao hàng liên quan đến giá cả không được đề cập tới . Thông thường trong việc tính giá cả người ta luôn ghi rõ điều kiện cở sở giao hàng có liên quan với giá đó. Sở dĩ như vậy là vì điều kiện giao hàng đã bao hàm các trách nhiệm và các chi phí mà người bán phải chịu trong việc giao hàng. Vì vậy trong các HĐ mua bán mức giá bao giờ cũng được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định * Điều kiện về bốc xếp hàng hoá. Trong HĐ mua bán gạo trên điều kiện về bốc xếp hàng hoá đã đầy đủ, Hợp lý với yêu cầu mà cả hai bên giao dịch ký kết đặt ra. Điều kiện thể hiện trong hợp đồng rõ ràng ,chính xác tỷ mỷ đến từng chi tiết phù hợp với điều kiện cũng như luật định của cả hai nước sở tại. * Điều kiện thanh toán. Trong việc thanh toán tiền hàng được mua hoặc bán, các bên thường phải xác định những vấn đề đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền và các diều kiện bảo đảm hối đoái. Về điều kiện này bản HĐ cũng đã nêu ra được những vấn đề hết sức cụ thể, rõ ràng từng khoản mục để hai bên thực hiện. Đồng thời trong bản HĐ đã lựa chọn một phương thức trả tiền tối ưu đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Phương thức thanh toán này rất phù hợp và có nhiều ưu điểm. Đối với người bán nó đảm bảo chắc chắn thu được tiền hàng. Đối với người mua nó đảm bảo rằng việc trả tiền cho người bán chỉ được thực hiện một khi người bán xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó. Là một phương thức lựa chọn rất khôn ngoan và có hiệu quả. *Điều kiện bất khả kháng và điều kiện trọng tài. Điều khoản bất khả kháng của phòng thương mại quốc tế(ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này được kết hợp thành một bộ phận trong HĐ này đã đầy đủ và đạt yêu cầu. Về điều kiện trọng tài cũng dã hợp lý nêu ra được nếu có tranh chấp phát sinh trong HĐ này mà không được giả quyết bằng thương lượng sẽ phải đưa ra sử theo pháp luật và tập quán trọng tài của phòng thương mại quốc tế ở Paris hoặc những nơi khác do hai bên thoả thuận. Tóm lại: Qua phân tích bản hợp đồng trên thì tuy vẫn còn một số thiếu xót như các điều kiện đưa ra còn thiếu, còn chưa sâu, chưa phù hợp với yêu cầu của bản HĐ mẫu, chưa thấy được hết những tiêu chuẩn đánh giá cũng như chưa đem lại những lợi ích tối đa cho bên bán nói riêng và lợi ích quốc gia nói chung. Nhưng bên cạnh đó không thể phủ nhận những mặt tích cực của bản HĐ này. Đó là HĐ đã có khá đầy đủ các điều kiện, điều khoản hết sức hợp lý phù hợp với yêu cầu cũng như thoả mãn được hai bên giao dịch đi tới ký kết.Vận dụng các điều khoản một cách khéo léo tài tìnhvà rất tỉnh táo. Tuân thủ chặt chẽ các quy định nguyên tắc ,thứ tự khoản mục của một bản hợp đồng tiêu chuẩn. Và cũng đã thực hiện theo đúng pháp luật của hai bên sở tại. V. Kiến nghị của sinh viên về cách viết một bản HĐ mua bán ngoại thương. Trước tiên một bản hợp đồng luôn luôn phải hội tụ đầy đủ các yếu tố mà theo điều 50 của Luật thương mại Việt Nam nội dung chủ yếu của hơp đồng mua bán ngoại thương phải có 6 điều khoản chủ yếu sau: Điều khoản tên hàng Điều khoản số lượng Điều khoản về quy cách phẩm chất Điều khoản về giá cả Điều khoản về phương thức thanh toán Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Hợp đồng mua bán ngoại thương cần phải dựa trên những điều kiện nguyên tắc pháp luật của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Không nên quy địng quá nhiều nội dung cơ bản của hợp đồng, qua coi trọng hình thức, khái niệm trái pháp luật vi phạm quy định quá tỷ mỷ hoặc được giả thích quá rộng Cách viết nên tập trung vào những nội dung chính cần thoả thuận giao dịch giữa hai bên, cụ thể, chính xác, đúng trọng tâm và dúng pháp luật. Luôn luôn đảm bảo tính thông nhất, rành mạch và hệ thống xuyên suốt bản hợp đồng. Giảm bớt một số điều khoản quá chi tiết cụ thể, trùng lặp chồng chéo, mâu thuẫn tạo ra không ít khó khăn khi áp dụng. Vì là hợp đồng mua bán ngoại thương nên sử dụng ngôn ngữ dịch thuật phải đảm bảo cách viết chính xác, chặt chẽ truyền tải được hết ý của hai bên chủ thể tham gia ký kết, không gây hiểu nhầm tranh chấp về sau. Cần sử dụng khéo léo ngôn ngữ vận dụng vào việc viết hợp đồng để luôn đảm bảo được lợi ích khi ký kết HĐ đạt được hiệu quả tối đa. Hợp đồng mua bán ngoại thương thường giao dịch ký kết với nhiều quốc gia. Đối với những quốc có những nền văn hoá đặc biệt thì cách viết HĐ cần lưu ý để tránh những điều kiêng kỵ gây bất lợi cho việc ký kết. Phải phù hợp với phong tục tập quán của từng quốc gia. Phải luôn cập nhật thông tin để có được sự hiểu biết cũng như tầm nhìn chiến lược để nắm bắt được tình hình chung trong nước và thế giới , những điều luật sửa đổi bổ xung, những phương thức xác lập hợp đồng kiểu mới để đảm bảo soạn thảo hợp đồng một cách khoa học có hiệu quả và phù hợp với thời đại. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho việc soạn thảo hợp đồng đạt được hiệu quả cao thì chính phủ cũng nên xem xét, sửa đổi , bổ xung những điều luật mới về hợp đồng nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng sao cho thủ tục đơn giản, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Cần tạo một hành lang pháp lý ổn định, các biện pháp đảm bảo thực hiện hơp đồng phải được xây dựng trên nguyên tắc tự do hợp đồng.Đặc biệt, vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều dự án hỗ chợ kỹ thuật nước ngoài và quốc tế. Khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của pháp luật về hợp đồng trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển kinh tế thị trường. PHẦN KẾT LUẬN. Từ những phân tích ở trên ta hiểu thêm về luật hợp đồng cũng như cách soạn thảo hợp đồng. Qua đó thấy được luật hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng mua bán ngoại thương rất quan trọng đối với các nhà kinh tế, các doanh nghiệp . Ngày nay trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới thì vai trò của hợp đồng càng trở nên quan trọng, cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc ký kết hợp đồng là công cụ hữu hiệu để thực hiện và thúc đẩy các giao dịch kinh tế trong và ngoài nước. Góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế đưa nước nhà hội nhập gần hơn với thị trường thế giới. Do nguồn tài liệu cũng như trình độ kiến thức còn có hạn nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rẩt mong được sự đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo để bài tiểu luận vủa em được hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Thảo đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật kinh tế trường đại học Quản lý & kinh doanh Hà nội 2. Giáo trình internation business contracts - Tác giả Nguyễn Trọng Đàn 3. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Đại học Ngoại thương 4. Luật thương mại quốc tế. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9736.doc
Tài liệu liên quan