Lời mở đầu
Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể. Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp nền kinh tế đã chuyển dần sang kinh tế thị trường, vận hành theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Từ nền kinh tế yếu kém, què quặt, lạc hậu không đủ cung cấp nhu cầu trong nước, đời sống nhân dân dói kém khổ cực thì sau khi đổi mới đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Từ một quốc gia bị cấm vận Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển, quán triệt các đặc điểm này trong công tác đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường thế giới. Để có những thành công đáng kể đó thì Chính Phủ đã quan tâm đến công tác đầu tư, đặc biệt là công tác đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư phát triển tác động trực tiếp tới tổng cung, tổng cầu, tác động tới tăng trưởng kinh tế, tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tới sự phát triển của khoa học. Hơn nữa, cũng cần hiểu rõ bản chất và các đặc điểmcủa đầu tư phát triển để phân biệt với các loại đầu tư khác như đầu tư thương mại, dầu tư tài chính…tránh được sự nhầm lẫn trong việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả có liên quan. Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu rõ bản chất, đặc điểm của đầu tư phát triển để quán triệt nó vào công tác đầu tư để đạt hiệu quả đầu tư tốt nhất.
Trên cơ sở đó, nhóm 1 nghiên cứu đề tài: Đặc điểm của đầu tư phát triển, quán triệt các đặc điểm này trong công tác đầu tư.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Từ Quang Phương và TS. Phạm Văn Hùng trong quá trình giúp chúng em nghiên cứu đề tàin này.
Chương I: Đặc điểm của đầu tư phát triển và yêu cầu quán triệt các đặc điểm này trong công tác thực hiện đầu tư
I.Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển.
Đầu tư và phát triển
Khái niệm:
Đầu tư theo quan điểm của NHTG: là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm dò, khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ… nào đó và đưa vốn vào hoặt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kì kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước được đầu tư.
Ở Việt Nam theo luật đầu tư ban hành năm 2006: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình đẻ hình thành tài sản tiến hành các hoặt động đầu tư theo quyết định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, hiểu trên bình diện xã hội thì đầu tư là việc sử dụng phối hợp các lực lượng vào hoặt động sản xuất kinh doanh nào đó nhằm thu hồi lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư trong tương lai. Nguồn lực đầu tư đó bao gồm: tiền vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ… Như vậy, khi xem xét lựa chọn đầu tư hoặc đánh giá kết quả của hoặt động đầu tư thì luôn phải xác định đúng, đủ tất cả các nguồn lực kể trên.
Xuất phát từ bản chất của hoặt động đầu tư như trên, đầu tư phát triển là một bộ phận của Đầu Tư trong đó.
Khi phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất sử dụng vốn đầu tư thì về cơ bản đầu tư chia làm 2 loại: Đầu tư phát triển và đầu tư tài chính.
Đầu tư TC: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lợi nhuận tuỳ thuộc kết quả hoặt động KD của công ty phát hành (mua cổ phiếu). Đầu tư tài chính khác về bản chất so với đầu tư phát triển tuy nhiên ĐTTC là kênh huy vốn rất quan trọng cho hoạt động ĐTPT. Ở đây ta chỉ nghiên cứu sâu về hoạt động ĐTPT.
ĐTPT là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm phát triển thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng…) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Cũng có thể hiêu theo cách khác ĐTPT là một hình thức ĐT trực tiếp. Hoạt động ĐT này nhằm đuy trì và tạo ra nguồn lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị của tài sản. Thực chất của sự gia tăng giá trị tài sản đó trong đầu tư PT chính nhằm tạo ra những nguồn lực mới hoặc cải tạo, mở rộng nâng cấp nguồn lực hiện có vì mục tiêu phát triển.
Đối với các nước đang phát triển ĐTPT có vai trò quan trọng hàng đầu, là phương thức cơ bản đẻ tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc doanh, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động. Đơn giản ĐTPT là cả một quá trình dài, đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp nguồn lực sử dụng chỉ là tiền vốn, nhưng xét theo nghĩa rộng thì nguồn lực đầu tư bao gồm: cả lao động, đất đai, thiết bị, máy móc, tài nguyên… như đã nói ở trên. Như ậy, kết quả và hiệu quả ĐTPT cần được xem xét kĩ càng. Thêm nữa, mục đích của đầu tư phát triển là sự phát trểin bền vững vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó ĐT nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng K tế, thu nhập quốc doanh, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. ĐT của DN nhằm tôí thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vai trò của ĐTPT
Với bản chất như vậy thì hoạt động ĐTPT có vai trò rất quan trọng không chỉ đứng trước góc độ nền kinh tế (vĩ mô) mà còn đối với các doanh nghiệp (vi mô)
Trước hết xem xét ở các góc độ vĩ mô:
+ ĐTPT vừa tác động đến tổng cung lại vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
+ ĐTPT tác dụng hai mặt đến sự ổn định của nền KT: cùng một lúc tăng hoặc giảm đầu tư tạo ra sự ổn định của nền kinh tế đồng thời lại là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Đó là do sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư về tổng cung và tổng cầu.
+ ĐTPT tác động đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia xác định thông qua chỉ tiêu ICOR =Vốn đầu tư ⁄ ∆GDP.
+ ĐTPT tác động đên sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
+ ĐTPT tác động đến sự tăng cường khả năng khoa học công nghệ của các quốc gia.
Xem xét về góc độ vi mô:
Hoạt động ĐTPT tác động đến sự ra đời, tồn tại và phát triển các DN.
Phân loại ĐTPT
Theo bản chất của đối tượng ĐT:
+ ĐT cho các đối tượng vật chất
+ ĐT cho các đối tượng phi vật chất
Trong đó ĐT cho các đối tượng vật chất là điều kiện cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, ĐT phi vật chất là điều kiện tất yếu đảm bảo cho ĐT các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo phân cấp quản lí:
+ ĐT cho các dự án QTQG
+ Dự án khác A, B, C
Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả ĐT:
+ ĐTPT SXKD
+ ĐTPT khoa học kĩ thuật
+ ĐTPT CSHT: kinh tế và xã hội
Theo đặc điểm hoạt động của các HĐ ĐT
+ ĐT cơ bản
+ ĐT vận hành
Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả kinh tế trong quá trình tái SX xã hội:
+ ĐTPT sản xuất kinh doanh
+ ĐT thương mại
+ ĐTSH
Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các hiệu quả ĐT:
+ ĐT ngắn hạn
+ ĐT dài hạn
Theo quan hệ quản lý của chủ ĐT:
+ĐT gián tiếp
+ ĐT trực tiếp
- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia:
+ ĐT bằng nguồn vốn trong nước
+ ĐT bằng nguồn vốn nước ngoài
Theo vùng lưu thông:
+ ĐTPT của các vùng lãnh thổ
+ ĐTPT của các vùng kinh tế trọng điểm
+ ĐTPT khu vực thành thị và nông thôn
Mặc dù phân loại theo cách nào thì các bộ phận của ĐTPT luôn có quan hệ qua lại tương hỗ với nhau. Các loại hình ĐT đó luôn hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo tính bền vững vì mục tiêu phát triển của công cuộc ĐT.
Đặc điểm của ĐTPT
Câu hỏi được đặt ra khi nghiên cứu các vai trò của hoặt động ĐT đó là: Làm thế nào đẻ phát huy tối đa các vai trò đó? để trả lời những câu hỏi vấn đề huy động và sử dụng các nguồn vốn ĐT sao cho có hiệu quả cao nhất được quan tâm hàng đầu. Và muốn sử dụng có hiệu quả thì phải phân tích được các đặc điểm của hoặt động ĐTPT. Từ đó đưa ra các chiến lược phát triển trong hoạt động ĐT. Hoạt động ĐTPT có 5 đặc điểm sau:
Thứ nhất: Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho HĐ ĐTPT thường rất lớn. Vốn là nguồn lực quan trọng của HĐ ĐTPT. Vốn ĐTPT là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện nền kinh tế, vốn ĐTPT là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực SX (tăng thêm TSCĐ và TSLĐ) và các khoản ĐT phát triển khác.
Trên phạm vi nền kinh tế, vốn ĐTPT bao gồm: vốn ĐTXD cơ bản, vốn LĐ bổ sung, và vồn ĐTPT khác. Trong đó vốn ĐTXD cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để XD mới, mở rộng, XD lại hay khôi phục lại năng lực SX của TSCĐ trong nền kinh tế. Quy mô các dự án ĐT có lớn hay không thể hiện ở nguồn vốn ĐT. Để nền kinh tế phát triển lớn mạnh thì trước tiên phải có nguồn vốn đủ lớn. Vốn ĐT thường nằm đọng trong suốt quá trình thực hiện ĐT nên ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác như sản xuất, kinh doanh dịch vụ…vì các hoạt động ĐTPT đòi hỏi vốn lớn nên nhà nước cũng như các chủ thể trong nền kinh tế cần phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng chính sách kế hoạch ĐT đúng đắn, quản lí chặt chẽ tổng vốn ĐT, bố trí vốn theo tiến độ ĐT, thực hiện ĐT có trọng điểm.
Mặt khác, dự án ĐT cũng cần số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. Chính vì vậy, đẻ dáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nhân lực theo tiến độ ĐT thì công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước. Ngoài ra cần hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề hậu dự án tạo ra như giải quyết lao động dôi, dư… có thể nói, quy mô tiền vốn, vât tư, lao động ảnh hưởng rất lớn đến công tác ĐT bao gồm chuẩn bị, thực hiện và vận hành các kết quả ĐT, đòi hòi các nhà quản lí cũng như chủ ĐT cần phải có các kế hoạch cũng như biện pháp quản lí và sử dụng các nguồn lực hợp lí, tránh thất thoát lãng phí.
Thứ hai: thời kì đầu tư kéo dài. Thời kì ĐT được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các DA ĐT thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án dài có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường.
thời gian thực hiện các dự án ĐT dài kéo theo sự ảnh hưởng tới tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thẻ làm giảm hiệu quả ĐT, thời gian thu hồi vốn chậm. Thời gian ĐT càng dài thì rủi ro và chi phi ĐT càng lớn. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của DN, nhất là trong điều kiện nền KT hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Do vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình ĐT nên để nâng cao hiệu quả vốn ĐT, cần tiến hành phân kì ĐT, bố trí vốn vào các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lí chặt chẽ tiến độ kế hoạch vốn ĐT, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn ĐT xây dựng cơ bản, nhằm hạn chế thấp nhất những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong thời kì ĐT.
Thứ ba: thời gian vận hành các kết quả ĐT kéo dài. Thời gian vận hành các kêt quả ĐT được tính từ khi dưa vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình. Một trong các kết quả của ĐTPT là tạo ra tài sản vật chất cho nền kinh tế và quy mô vốn của hoặt động ĐT này thường rất lớn nên thời gian sử dụng dài để có thể thu hồi được nguồn voón đã bỏ ra. Cá kết quả của hoạt động ĐT có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn thế như Vạn Ly Trường Thành ở TQ, nhà thờ La Mã ở Italia…Chính vì thếửtong quá trình vận hành các kết quả của ĐTPT chịu tác động của cả 2 mặt tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội…Do đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác ĐT là rất lớn, nhất là công tác dự báo về cung cầu thị trường sản phẩm đàu tư tương lai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sư dụng, hoạt động tối đa công suất để thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình, chú ý đến cả độ trễ thời gian DT. Đây là đặc điểm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động ĐT.
Thứ tư: Các thành quả của hoạt dộng ĐTPT mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi no tạo dựng nên. Do đó,quá trình thực hiện ĐT cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố tư nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Các điều kiện tư nhiên của vùng như khí hậu, đất đai…có tá động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả ĐT. Ví dụ như xây dựng nhà máy đường, nhà đầu tư gần nguồn nguyên liệ mía. Dố với các công trình xây dựng, điều kiện về địa chất rất lớn không chỉ trong thi công mà cả trong giai đoạn đưa đưa công trình vào sử dụng, nếu nó không ổn định sx ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng của công trình. Tình hình phát triển kinh tế của vùng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định và quy mô vốn đầu tư. Nhà đầu tư sẽ xem xet kỹ lưỡng trình độ phát triển của địa phương, các cơ sở vật chất kỹ thuật như đường sá, cầu cống để ra quyết định đầu tư cũng như phương ánDT phù hợp…Ngoài ra môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dự án đầu tư như phong tục tập quán, trình độ văn hoá…
Thứ năm: Hoạt động ĐTPT có độ rủi ro cao. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện DT chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do quy mô vốn ĐT lớn, thời gian đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả ĐTcũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động ĐTPT thường rất cao, nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến buộc các nhà quản lý và chủ đầu tư cần phải có khả năng nhận diện rỉu ro cũng như biện pháp khắc phục kịp thời. Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả trước hết cần nhận diện rủi ro. Có nhiều rủi ro trong hoạt động đầu tư, các rủi ro về thời tiết ví dụ như: trong quá trình ĐT gặp mưa bão, lũ lụt … làm cho các hoạt dộng thi công công trình đều phải dừng lại ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả ĐT. Các rủi ro về thị trường như giá cả, cung cầu các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra thay đổi, ví dụ như thông tin trong sưa TQ có chất gây bện soi thận và cầu về sữa giảm sút nghiêm trọng, hoạt động ĐT mơ rộng cơ sở sản xuất chế biến suqx của một số doanh nghiệp vì thế cũn bị ngưng trệ…Ngoài ra quá trình đầu tư còn gặp rủi ro do điều kiện chính trị xã hội không ổn định. Khi đã nhận diện được các rủi ro nhà đầu tư cần xây dựng biện pháp phong chống rủi ro phù hợp với từng loại rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất tác động của nó dến tác động đầu tư.
Sự quán triệt những đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư
Sự quán triệt đặc điểm thứ nhất: Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn
Vốn:
Phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm
Các nguồn huy động vốn đầu tư:
Trên góc độ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư có thể được chia thành nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào tái sản xuất của xã hội.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn tài trợ phát triển chính thức (trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu), nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Trên góc độ các doanh nghiêp, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích luỹ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm.
Nguồn vốn bên ngoài có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…) hoặc tài trợ trực tiếp (qua thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hoạt động thuê mua…
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, quy mô và tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể thay đổi nhưng để chủ động phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo các định hướng chiến lược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển ngày càng trở nên bức thiết. Để có thể huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, cần chú trọng đối với các điều kiện cơ bản sau:
Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Đây là một điều kiện quan trọng liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hut vốn đầu tư: vốn càng được sử dụng có hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Năng lực tăng trưởng sẽ đảm bảo cho khả năng tích luỹ và triển vọng tăng trưởng là tín hiệu tốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô có thể được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước, phải đảm bảo được nền kinh tế đó trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của nó và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao.
Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng và sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, để huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, nhà nước và doanh nghiệp cần có chính sách và giải pháp đồng bộ và hợp lý trên cơ sở có sự tính toán tổng hợp đảm bảo khuyến khích, định hướng các hoạt động thu hút và cung ứng vốn nhằm huy động tổng lực của nền kinh tế cho công nghiệp hoá đất nước.
Lao động:
Công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…
Sự quán triệt đặc điểm thứ hai: Thời kỳ đầu tư kéo dài
Do vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Cần đặc biệt chú ý xây dựng lịch trình thực hiện dự án : hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động rất phức tạp, gồm nhiều công việc từ khi chuẩn bị cho đến khi đưa vào vận hành các kết quả đầu tư, do đó mà thời kỳ đầu tư thường kéo dài. Lập lịch trình thực hiện dự án đảm bảo cho dự án rút ngắn được thời gian đi vào hoạt động, thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, lịch trình thực hiện dự án cũng là căn cứ quan trọng để bố trí vốn đầu tư hợp lý theo từng hạng mục công trình, thực hiện phân kỳ đầu tư dứt điểm từng hạng mục công trình, tránh tình trạng vốn nằm ứ đọng không sinh lời. Lịch trình của dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm cơ bản các bước sau đây : hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện dự án, thiết kế và lập dự toán thi công xây dựng công trình, thi công xây lắp, nghiệm thu và đưa vào vận hành thử. Trong giai đoạn này, vốn nằm ứ đọng không sinh lời, các công trình máy móc nguyên vật liệu chịu sự tác động của các điều kiện tự nhiên dẫn đến hao mòn về mặt lý hoá. Do đó trong giai đoạn này cần phải nhanh chóng thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình, tiến hành giải ngân vốn hoàn tất dứt điểm từng hạng mục công trình, cần phải có sự phân kỳ đầu tư một cách khoa học.
Sự quán triệt đặc điểm thứ ba: Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
Cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời của dự án
Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình
Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm.
Sự quán triệt đặc điểm thứ tư:
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được xây dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, vùng.
Cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý…cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những căn cứ khoa học.
Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý, dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá…Cần chọn vùng, lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Sự quán triệt đặc điểm thứ năm: Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
Cần thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, bao gồm:
Nhận diện rủi ro đầu tư. Có nhiều nguyên nhân rủi ro, do vậy, xác định được đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục.
Đánh giá mức độ rủi ro. Rủi ro có thể rất nghiêm trọng nhưng có khi chưa đến mức gây nên những thiệt hại về kinh tế. Đánh giá đúng mức độ rủi ro sẽ đưa ra biện pháp phòng và chống phù hợp.
Xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. Mỗi loại rủi ro và mức độ rủi ro nhiều hay ít sẽ có biện pháp phòng và chống tương ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể có do rủi ro này gây ra.
Chương II.Thực trạng đầu tư phát triển và tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư ở Việt Nam hiện nay
1.Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực
1.1.Huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển
Một trong những nguồn lực quan trọng của đầu tư đó chính là vốn.Đầu tư phát triển là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn,vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội Nhận thức được tầm quan trọng này, nên trong chiến lược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm, Đảng và Nhà nước đều coi mục tiêu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong mười mục tiêu tổng quát nhất.
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP liên tục tăng qua các năm và đến nay đã đạt 38,7%, thuộc loại cao nhất thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ trên 40% của Trung Quốc. Đối với nước có điểm xuất phát còn thấp, muốn tăng trưởng cao và chống tụt hậu xa hơn thì đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn là rất có ý nghĩa.
Trong nguồn vốn đầu tư của nước ta nguồn vốn trong nước chiếm 70% tổng sổ vốn đầu tư và 30% tổng vốn đầu tư là huy động từ nước ngoài. Trong nguồn vốn trong nước từ ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu,chiếm khoảng 53.7%.Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nứơc chiếm khoảng 22.5%trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước chiếm tỷ 15,7%, vốn đầu tư của những doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17.1%.Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư chiếm 25,3%,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,8%,các nguồn vốn huy động khác chiếm khoảng 4,7%.
Vốn nhà nước tăng liên tục qua các năm;năm 2005 là 1.198,814 tỷ đồng, năm 2006 là 1.244,303 tỷ đồng, năm 2007 là 1138,762 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển và vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% vốn nhà nước.Trong ngân sách nhà nước thì nguồn thu chủ yếu là từ thuế và phí (chiếm tới 90%),tăng trung bình 17%/năm.Trong đó ngân sách trung ương chiếm khoảng 10%(năm 2007 vốn ngân sách trung ương là 74,911 tỷ đồng trong tổng ngân sách nhà nước là 778,46 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,624%);ngân sách địa phương đóng góp khoảng 90%(năm 2007 vốn ngân sách đia phương là 703,549 tỷ đồng, chiếm khoảng 90,376%) .GDP đóng góp vào ngân sách nhà nứơc khoảng 23.5%.Tỷ lệ đầu tư phát triển chiếm 29.7% trong tổng vốn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư cũng cố những chuyển biến tiến bộ, tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư tín dụng Nhà nước xu hướng giảm dần do nhà nước có chủ trương thu hẹp đối tương cho vay ,hạn chế cho vay theo dự án và đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ lãi suất đầu tư.Năm 2005 số vốn tín dụng nhà nước là 159,816 tỷ đồng, năm 2006 là 117,554 tỷ đồng,, và năm 2007 là 91,877 tỷ đồng; giảm khoảng 42,5% trong vòng 3 năm. Nguồn vốn tín dụng từ các nguồn khác tăng lên rất nhanh;năm 2005 là 122,317 tỷ đồng, năm 2006 là 288,165 tỷ đồng;năm 2007 là 221,608 tỷ đồng; mức tăng khoảng 81,17%.
Vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong những năm gần đây được chú trọng, tăng khoảng 78,5% trong vòng 3năm 2005-2007 (năm 2005 là 2024,563 tỷ đồng và năm 2007 là 3613,629 tỷ đồng).Theo điều tra thực tế năm 2007 thì số vốn của các hộ gia dình là 1283,919 tỷ đồng và vốn của các tổ chức doanh nghiệp là 2329,71 tỷ đồng.
Để tăng vốn cho đầu tư phát triển, chính phủ thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ từ năm 2003.Năm 2003 là 8.1 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 6.5 nghìn tỷ đồng và năm 2006 khoảng 13.1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chúng ta luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật và cơ chế chính sách với mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài mang vốn,công nghệ quản lý hiện đại vào Việt Nam.Cùng với đó là tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,giảm chi phí đầu tư, giải quyết những vướng mắc cụ thể cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chúc thương mại thế giới WTO vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 là 78,400 tỷ đồng, năm 2006 là 97,175 tỷ đồng, năm 2007 99,525 là tỷ đồng. Vốn đầu tư nước chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Ngoài các nguòn vốn chủ yếu là ODA và FDI,vào Việt Nam còn có lượng vốn mà doanh nghiệp tự đi vay nước ngoài hoặc vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ ra nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng chỉ mới phát hành tráiphiếu chính phủ ra nước ngoài nên nguồn vốn này chưa đáng kể.
Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đạt thành tựu quan trọng: tổng mức ODA các nhà tài trợ cam kết cho nước ta trong giai đoạn 2000-2006 ước tính đạt 31 tỷ USD,trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm 15-20%. Nguồn vốn ODA đã được giải ngân khoảng 15.5 tỷ USD , chiếm khoảng 50% giá trị ODA cam kết tài trợ, trong đó 80% nguồn vốn đầu tư cho đầu tư phát triển còn lại là chi cho sự nghiệp, tốc độ giải ngân là 11.3%. Hiện nay có 25 nhà tài trợ song phương, 14 tổ chức tài trợ đa phương và trên 350 NGO hoạt động tại Việt Nam.
Thu hút vốn FDI cũng đạt kết quả tích cực khoảng 298,4 nghìn tỷ đồng,tương ứng khoảng 19.5% nguồn vốn đầu tư phát triển của toàn nền kinh tế. Trong số 64 nước đầu tư tại Việt Nam ,các nước châu Á chiếm trên 76% số dự án và trên 70% số vốn đăng kí, trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ,Hồng Kông chiếm trên 605 số dự án và đăng kí còn các nước EU chiếm khoảng 16% vê số dự án và 24% số vốn đăng kí, Hoa Kì chiếm khoảng 19.55 số dự án va 2.7% số vốn đăng kí.
Bên cạnh ODA và FDI thì một lượng vốn không nhỏ được chuyển vào nước ta là kiều hối chuyển về hang năm .Lượng kiều hối năm 2006 đạt 4.5 tỷ USD và năm 2007 lên tới 10 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. So với tổng mức ngoại tệ Việt kiều gửi về nước năm 2006, lượng kiều hối năm 2007 tăng gần 50%. Nguyên nhân là do chính phủ Việt Nam áp dụng các quy chế mới đối với Việt kiều trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản và miễn thị thực nhập cảnh. Đặc biệt gần đây quốc hội thông qua điều luật cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam.
Ngoài các nguồn vốn trên thì còn một lượng vốn vay của nước ngoài .Tuy nhiên, lượng vốn này không đáng kể, chỉ đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Lượng trái phiếu chính phủ phát hành ra nước ngoài bằng ngoại tệ khoảng 5.5 nghìn tỷ đồng.
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI
(Giá hiện hành)
Triệu đồng
2005
2006
2007
TỔNG SỐ
3.301.777
4.027.166
4.851.916
I. Vốn Nhà nước
1.198.814
1.244.303
1.138.762
1. Vốn ngân sách nhà nước
874.274
771.259
778.460
Vốn ngân sách Trung ương
66.227
69.671
74.911
Vốn ngân sách địa phương
808.047
701.588
703.549
2. Vốn tín dụng
282.133
405.719
313.545
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
159.816
117.554
91.877
Vốn vay từ các nguồn khác
122.317
288.165
221.668
3. Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước
35.962
43.250
10.877
4. Vốn khác
6.445
24.075
35.880
II. Vốn ngoài quốc doanh
2.024.563
2.685.688
3.613.629
- Vốn của các tổ chức, doanh nghiệp
946.608
972.666
1.283.919
- Vốn của các hộ gia đình
1.077.955
1.713.022
2.329.710
III. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
78.400
97.175
99.525
Phân theo cấu thành
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.896.277
3.558.001
4.133.852
Trong đó
Xây lắp
2.123.918
2.615.957
3.248.425
Thiết bị
428.798
523.004
658.985
2. Vốn đầu tư phát triển khác
405.500
469.165
718.064
Tuy nhiên, đó mới là con số đầu tư còn việc triển khai, hấp thụ vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại đang nổi lên rất nhiều vấn đề đáng bàn.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước hiện nay vẫn chưa cao, đầu tư dàn trải đi kèm với tình trạng thất thoát vốn là một trong những lãng phí lớn nhất. Khi đánh giá hiệu quả đầu tư của VN tại Hội thảo 20 năm đổi mới của VN hồi giữa năm 2008, giáo sư David Dapice của Đại học Harvard cho rằng : với tốc độ đầu tư cao như báo cáo của VN, tỉ lệ tăng trưởng lẽ ra phải đạt mức 9-10%, và với tốc độ tăng trưởng thực tế đạt được, số vốn thất thoát, lãng phí trong đầu tư hằng năm lên đến 1 tỉ USD. heo đánh giá của Tổng hội Xây dựng VN, yếu tố giúp dễ nhận thấy nhất về hiệu quả đầu tư thấp là chỉ số ICOR (tỉ lệ phần trăm vốn đầu tư bỏ ra để tạo một đơn vị phần trăm gia tăng tổng sản phẩm trong nước) đang có xu hướng ngày càng tăng, từ mức 4,1 (giai đoạn 1990-2000) lên xấp xỉ 5 (giai đoạn 2001-2005) và tình trạng thất thoát, lãng phí đang diễn ra trong tất cả giai đoạn của dự án.
Từ những kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các bộ, thanh tra, theo ông Trần Ngọc Hùng - phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng - hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước đạt thấp thể hiện rất rõ thông qua tình trạng đầu tư dàn trải, tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài. “Số dự án đầu tư tăng nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư” - ông Hùng nhận xét.
Thống kê của Tổng hội Xây dựng cho thấy trong khi lượng vốn đầu tư tăng ở mức độ vừ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6285.doc