Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) từ góc độ Văn hóa

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- TRƢƠNG THỊ MỲ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN) TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- TRƢƠNG THỊ MỲ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN) TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ CHUYÊN NGÀNH: N

pdf127 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) từ góc độ Văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Trương Thị Mỵ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của của PGS. TS Nguyễn Đức Tồn. Em xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc. Luận văn là kết quả của một quá trình học tập. Vì vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề Cao học cho lớp Ngôn ngữ khóa 2007-2009. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là các em học sinh các trường THPT và nhân dân huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), những người đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Trương Thị Mỵ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 8 I. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 8 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU ............................................................. 9 1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 9 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9 III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................. 10 1. Tình nghiên cứu địa danh trên thế giới ............................................... 10 2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam ....................................... 12 3. Vấn đề nghiên cứu địa danh của Võ Nhai .......................................... 15 IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 15 1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 15 2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 16 V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 16 VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 16 VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 17 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC .....................................................................................................18 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ ................................. 18 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH ........................................ 21 1.2.1. Định nghĩa về địa danh ................................................................ 21 1.2.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên ......... 22 1.2.3. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học ........................................ 23 1.2.4. Hƣớng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh Việt Nam . 24 1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH DANH NÓI CHUNG VÀ ĐỊA DANH NÓI RIÊNG ..... 24 1.3.1. Về nguồn gốc của các định danh .................................................. 24 1.3.2. Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh ........................................... 25 1.3.3. Cách thức biểu thị của các định danh ........................................... 26 1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................... 29 Chƣơng 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI ....................................................................................................................31 2.1. VẤN ĐỀ TƢ LIỆU THỰC TẾ CỦA ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH VÕ NHAI ........... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai ............................ 31 2.1.2. Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên . 37 2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC VÕ NHAI ............ 39 2.2.1. Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ .......................................................... 39 2.2.2. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo kiểu ngữ nghĩa của chúng ........................................................................................ 43 2.2.3. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo cách thức biểu thị của chúng .................................................................................................. 44 2.2.4 Đặc điểm việc chọn đặc trƣng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh thuộc Võ Nhai ............................................................................................ 51 2.3. KIỂU MÔ HÌNH CẤU TẠO PHỨC THỂ ĐỊA DANH VÕ NHAI ................... 53 2.3.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai ................................... 53 2.3.2. Phân tích thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai ............ 55 2.4.2. Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các phƣơng thức định danh chi phối ................................................................ 70 2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................... 75 Chƣơng 3: ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI ...............79 3.1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ .................................. 79 3.2. ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH VÕ NHAI ............ 82 3.2.1. Đặc trƣng văn hoá đƣợc thể hiện qua thành tố ngôn ngữ ................. 82 3.2.2. Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Võ Nhai ... 87 3.3. MỘT VÀI NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI SO VỚI BẮC KẠN ................................................................................................... 96 3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 99 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 108 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. Quy ƣớc về cách viết tắt trong địa danh các xã, thị trấn - BL: Bình Long - ĐC: Thị trấn Đình Cả - DT: Dân Tiến - LH: La Hiên - LT: Lâu Thƣợng - LM: Liên Minh - NT: Nghinh Tƣờng - PT: Phú Thƣợng - PG: Phƣơng Giao - SM: Sảng Mộc - TS: Thần Sa - TN: Thƣợng Nung - TX: Tràng Xá - VC: Vũ Chấn 2. Quy ƣớc về cách viết tắt trong loại hình địa danh - ĐDCTGT: Địa danh các công trình giao thông - ĐDCTXD: Địa danh các công trình xây dựng - ĐDCTNT: Địa danh các công trình nhân tạo - ĐDĐHTN: Địa danh địa hình tự nhiên - ĐDĐVDC: Địa danh đơn vị dân cƣ - ĐVDCHC: Địa danh các đơn vị dân cƣ do chính quyền hành chính đặt - ĐVDCPK: Địa danh các đơn vị dân cƣ có từ thời chính quyền phong kiến - SD: Sơn danh - TD: Thủy danh - ĐDVĐN: Địa danh các vùng đất nhỏ phi dân cƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh huyện Võ Nhai Bảng 2.2. Kết quả thống kê theo nguồn gốc ngôn ngữ các yếu tố Bảng 2.3. Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Võ Nhai Bảng 2.4. Kết quả thống kê sự phân bố của thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh Bảng 2.5. Thống kê địa danh Võ Nhai theo kiểu cấu tạo DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH SƠ ĐỒ Mô hình 2.1. Sự phân bố các loại hình ở địa danh Võ Nhai Mô hình 2.2. Số lƣợng các loại hình địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ Mô hình 2.3.Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai Mô hình 2.4. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong địa danh Mô hình 2.5. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong địa danh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 MỞ ĐẦU I. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI 1.Mỗi sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan đều có tên gọi cụ thể, đó có thể là tên làng, tên núi, tên sông, tên những vật dụng….những tên gọi đó đều do con ngƣời đặt tên và mỗi tên gọi của đối tƣợng này phải có giá trị khu biệt nó với những cái khác. Những tên gọi đó là những tên riêng, mà việc nghiên cứu về chúng đã hình thành nên một chuyên ngành riêng gọi là Danh xƣng học. Danh xƣng học nghiên cứu tên ngƣời đƣợc gọi là Nhân danh học, còn nghiên cứu tên gọi của đối tƣợng địa lí thì là Địa danh học. Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong ngôn ngữ học truyền thống cũng nhƣ trong ngôn ngữ học hiện đại. Việc nghiên cứu địa danh nói chung, các địa danh của một địa phƣơng nói riêng, sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc ngôn ngữ của một dân tộc nói chung, ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở một vùng miền nói riêng. 2. Nghiên cứu địa danh cũng là một trong những bộ môn Ngôn ngữ học góp phần nghiên cứu văn hoá một vùng lãnh thổ, một trong những vấn đề quan trọng đang đƣợc đặt ra hiện nay. Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ cũng nhƣ của một địa phƣơng đồng thời cũng giúp hiểu đƣợc đặc điểm văn hoá - lịch sử của một dân tộc hoặc của công đồng cƣ dân địa phƣơng nhƣ lớp trầm tích đọng lại trong các địa danh của họ. Chẳng hạn, nếu một địa danh có nguồn gốc Môn – Khơme hoặc Tày - Thái thì chủ thể xa xƣa của vùng đất ấy là cộng đồng ngƣời Môn – Khơme hoặc ngƣời Tày - Thái …và kèm theo đó là những đặc điểm văn hoá của họ đƣợc thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ của vùng này. 3. Nghiên cứu địa danh Võ Nhai góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ trong một vùng lãnh thổ nói chung và của Võ Nhai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 nói riêng, qua đó có thể hiểu thêm đƣợc sự phát triển của tiếng Việt trong mối quan hệ vơí các tiếng địa phƣơng thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp qua các thời kì, giai đoạn khác nhau. 4. Võ Nhai là một vùng quê cách mạng nên rất cần tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của địa phƣơng nơi đây nhằm giới thiệu và giáo dục lòng yêu nƣớc và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau. Hiện nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về địa danh Võ Nhai dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. Do tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, luận văn đã chọn đối tƣợng địa danh của Võ Nhai để nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu những đặc điểm của địa danh Võ Nhai về các phƣơng diện khác nhau: ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử,v.v…, nhằm làm nổi bật những đặc điểm về phƣơng thức định danh từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá, qua đó làm sáng tỏ truyền thống lịch sử - văn hoá của địa phƣơng. Việc nghiên cứu đặc điểm của hệ thống địa danh Võ Nhai cũng nhằm góp phần xây dựng bộ môn địa danh học vốn chƣa đƣợc phát triển ở Việt Nam, đồng thời phục vụ cho việc viết cuốn dƣ địa chí, sổ tay địa danh của huyện. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích đã nêu, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết về định danh, danh học nói chung, về địa danh nói riêng, và vấn đề đặc trƣng văn hoá của địa danh để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Tiến hành điều tra điền dã, khảo sát thực tế, thu thập tất cả các địa danh thuộc các loại hình, đối tƣợng địa lí khác nhau đƣợc phân bố và tồn tại trong phạm vi địa bàn huyện Võ Nhai; - Thống kê, phân loại và phân tích, miêu tả hệ thống địa danh Võ Nhai theo các tiêu chí danh học, sau đó rút ra những nhận xét về mặt đặc điểm cấu tạo, phƣơng thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và các yếu tố cấu tạo nên địa danh; - Tìm hiểu các đặc điểm văn hoá - lịch sử còn đƣợc tàng trữ trong hệ thống địa danh của vùng dân cƣ này. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới Địa danh là những từ ngữ đƣợc dùng làm tên riêng của các đối tƣợng địa lí cụ thể có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Đối tƣợng này có thể là đối tƣợng địa lí tự nhiên hay nhân tạo. Vấn đề nghiên cứu địa danh đã đƣợc ngôn ngữ học thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Từ đầu Công nguyên ở phƣơng Đông đã diễn ra giai đoạn khởi nguồn. Thao tác chủ yếu ở giai đoạn này là ghi chép, sƣu tập, tổng hợp và giải thích về cách đọc, về ý nghĩa của địa danh.Tiêu biểu nhƣ các tác phẩm Hán thư ghi chép đƣợc hơn 4000 địa danh, Thuỷ kinh chú đề cập trên 20 000 địa danh, số đƣợc giải thích là khoảng 2300 địa danh. Ở phƣơng Tây bộ môn địa danh học bắt đầu đƣợc nghiên cứu nhiều từ cuối thế kỉ XIX, nhƣng trên thực tế nó đã xuất hiện từ trƣớc. Trong Thánh Kinh của Thiên chúa giáo cũng thu thập đƣợc rất nhiều địa danh. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là thời điểm nở rộ các công trình nghiên cứu về địa danh và đã mang tính chất lí luận cao. Tiêu biểu là các cuốn “Địa lí từ nguyên học”(1835) của T.A. Gibson hƣớng đến một danh sách phân loại về từ ngữ thƣờng gặp nhƣ tiền tố, hậu tố trong phức thể của tên địa lí; cuốn “ Từ và các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 địa điểm hay sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học” (1864) của I ssac Taylor; cuốn “Địa danh học” (1872) của J.J. Egli; cuốn “Địa danh học” (1903) của J. W. Nagh. Từ đầu thế kỉ XX có thêm nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về địa danh. Ví dụ nhƣ cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh” (1926) của A. Dauzat, “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958) của George, “Thực hành địa danh học” (1977) của P. E. Raper. Ngoài ra còn có hàng loạt công trình của các nhà địa danh học Nga đặt nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng hệ thống lí luận về địa danh học. Đó là E.M.Murzaev với “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học”, A.Kapenko với tác phẩm “Bàn về địa danh học đồng đại”, hay “Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh” của A.I.Popôv, đặc biệt là công trình “Địa danh học là gì” của A.V. Superanskaja [30] đã mang lại những định hƣớng mới cho việc nghiên cứu địa danh, tạo ra những giá trị nhất định trong quá trình phát triển của địa danh học. Trong quá trình tìm hiểu địa danh, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều cách phân loại địa danh khác nhau. Đáng chú ý là cách phân loại của các nhà địa danh học Nga dựa vào đối tƣợng mà địa danh biểu thị. Chẳng hạn, G. L. Somolisnaja và M.V. Gorbanevskij đã chia địa danh thành 4 loại: 1. Phƣơng danh: Tên các địa phƣơng. 2. Sơn danh: Tên núi, gò, đồi… 3. Thuỷ danh: Tên các dòng chảy nhƣ hồ. vũng… 4. Phố danh: Tên các đối tƣợng trong thành phố. A. V. Superanskaja (1985) trong cuốn “Địa danh là gì” [ 30, tr.3] lại chia địa danh thành 8 loại: 1. Tên gọi của các điểm dân cƣ; 2. Tên gọi các con sông; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 3. Tên gọi núi non; 4. Tên gọi công trình trong thành phố; 5. Tên gọi các đƣờng phố; 6. Tên gọi quảng trƣờng; 7. Tên gọi mạng lƣới giao thông; 8. Tên gọi địa điểm phi dân cƣ nhỏ. Cách phân chia của Superanskaja tuy mở rộng hơn cách nhìn nhận về địa danh, nhƣng nếu áp dụng vào từng vùng, miền thì rất khó khăn cho việc nghiên cứu bởi quá chi tiết, dẫn đến nhiều khi các tiêu chí dẫm đạp nhau. 2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Tuy việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đƣợc bắt đầu muộn hơn so với các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng chúng ta cũng đã có những tác phẩm đánh dấu sự mở đầu cho việc nghiên cứu địa danh từ thế kỉ XIII trở đi. Đó là các tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú… Đến những năm 1960, các công trình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam khá phát triển và mang tính lí luận cao. Tiêu biểu nhƣ Hoàng Thị Châu (1964) đã đề cập đến địa danh gọi tên sông qua “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Lê Trung Hoa (1991) nêu những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa của “Địa danh thành phố Hồ Chí Minh”. Đến năm 1993 Nguyễn Văn Âu với tác phẩm “Địa danh Việt Nam” và “Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” (2003) đã có những đóng góp mới mẻ, quan trọng cho ngành nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. Về vấn đề phân loại, ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu trong hai tác phẩm [ 2 ] và [ 3 ] đã phân loại địa danh theo 3 cấp: 1. Loại địa danh (2 loại): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 - Địa danh tự nhiên - Địa danh kinh tế- xã hội. 2. Kiểu địa danh (7 kiểu): Thuỷ danh; Sơn danh; Lâm danh; Làng xã; Huyện thị; Tỉnh; Thành phố; Quốc gia. 3. Dạng địa danh (11 dạng ): Sông ngòi; Hồ đầm; Đồi núi; Hải đảo; Rừng rú; Truông trảng; Làng xã; Huyện quận; Thị trấn; Tỉnh; Thành phố; Quốc gia. Cách phân loại của Nguyễn Văn Âu quá chi tiết và rối, trùng lặp, bởi lẽ nếu việc phân chia dựa trên các kiểu, các dạng địa lí…thì vô kể và thiếu tính khái quát. Lê Trung Hoa [ 22 ], [ 23 ] chia địa danh thành hai nhóm lớn: 1. Địa danh chỉ các đối tƣợng tự nhiên 2. Địa danh chỉ các đối tƣợng nhân tạo - Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. - Địa danh chỉ các đơn vị hành chính. - Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng. Lê Trung Hoa đƣa ra cách phân loại theo nguồn gốc địa danh: 1. Địa danh thuần Việt 2. Địa danh Hán Việt 3. Địa danh bằng các ngôn ngữ đân tộc thiểu số 4. Địa danh bằng ngoại ngữ. Cách phân loại của Lê Trung Hoa khá dễ hiểu, rõ ràng và lôgích. Việc tách bạch riêng rẽ theo đối tƣợng và theo nguồn gốc để phân định là khá hợp lí. Gần đây đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về địa danh thuộc các địa phƣơng cụ thể khác nhau: Nguyễn Kiên Trƣờng với luận án “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng”(1996), Từ Thu Mai với luận án Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 sĩ về các địa danh Quảng Trị (2004). Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ về địa danh thuộc tỉnh Bắc Kạn của Hà Thị Hồng (2008), luận văn của Phạm Thị Thu Trang (2008): Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội,v.v… Các Luận án, luận văn này tập trung đi sâu vào cách lựa chọn các đặc trƣng làm cơ sở cho cách đặt địa danh, nghiên cứu các đặc điểm văn hoá - lịch sử đƣợc phản ánh trong địa danh của địa phƣơng đƣợc khảo sát cho nhiều kết quả hữu ích. Đặc biệt luận án Tiến sĩ của Nguyễn Kiên Trƣờng [46] đã có sự bổ sung những vấn đề lí thuyết mà Lê Trung Hoa đã đề cập trƣớc đó. Ông đã so sánh địa danh Hải Phòng với địa danh thuộc các vùng khác ở Việt Nam, đƣa ra ba tiêu chí phân loại địa danh Hải Phòng: 1. Căn cứ tiêu chí đối tƣợng địa lí, gồm 2 loại: - Địa danh tự nhiên - Địa danh chỉ đối tƣợng địa lí nhân văn: + Địa danh các đơn vị dân cƣ - hành chính và địa danh gắn với hoạt động . + Địa danh đƣờng phố và địa danh chỉ công trình xây dựng. 2. Căn cứ tiêu chí nguồn gốc, gồm 5 loại: - Địa danh Hán Việt - Địa danh thuần Việt - Địa danh từ tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ châu Âu - Địa danh từ tiếng Quảng Đông - Địa danh từ ngôn ngữ dân tộc có quan hệ với tiếng Việt. 3. Căn cứ tiêu chí chức năng giao tiếp, có 3 loại: Tên chính thức, tên cũ, cổ và các tên khác. Căn cứ vào tình hình thực tế, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của Lê Trung Hoa để làm cơ sở cho việc nghiên cứu địa danh Võ Nhai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 3. Vấn đề nghiên cứu địa danh của Võ Nhai Nghiên cứu địa danh Võ Nhai là một vấn đề rất mới mẻ. Trong các tài liệu “Võ Nhai lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng chống quân xâm lược và xây dựng bảo vệ tổ quốc” [4] của Ban chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai, “Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai” [25], [26] của huyện uỷ Võ Nhai có đề cập đến lịch sử địa lí của vùng đất Võ Nhai. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng ít nhiều phản ánh đặc điểm kinh tế, văn hoá, con ngƣời Võ Nhai, nhƣng chỉ ở góc độ phản ánh thông tin, chƣa đề cập đến việc tìm hiểu ý nghĩa, phƣơng thức định danh ẩn chứa trong mỗi địa danh. Cho đến nay, kể cả ở trong và ngoài nƣớc, chƣa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về các địa danh thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống các địa danh nơi đây. Nhƣ vậy, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới ra đời rất sớm và đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu những mặt khác nhau, nhƣng ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh mới chỉ có một số công trình nghiên cứu ở một vài địa phƣơng và cũng mới đang ở bƣớc đầu đi vào từng vùng cụ thể. Nghiên cứu địa danh Võ Nhai dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá sẽ đóng góp một phần cho việc hoàn thiện lí luận nghiên cứu địa danh nói chung ở Việt Nam. IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tất cả các địa danh biểu thị các đối tƣợng địa lí đƣợc đặt bằng tiếng Việt và tồn tại trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Huyện Võ Nhai bao gồm 14 xã: Bình Long, Phƣơng Giao, Dân Tiến, Nghinh Tƣờng, Liên Minh, Phú Thƣợng, Lâu Thƣợng, Tràng xá, Thần Sa, Cúc Đƣờng, La Hiên,Thƣợng Nung, Vũ Chấn, Sảng Mộc và 1 thị trấn: Đình Cả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Luận văn tập trung khảo sát địa danh chỉ địa hình tự nhiên, đơn vị dân cƣ, địa danh chỉ các công trình nhân tạo trên địa bàn huyện. 2. Phạm vi nghiên cứu a) Các địa danh đƣợc ghi trong các sổ sách thuộc tài liệu chính thống của huyện Võ Nhai: - Niên giám thống kê của huyện Võ Nhai. - Bản đồ các loại của huyện Võ Nhai. - Một số tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, văn hóa của địa phƣơng. - Những tƣ liệu đƣợc lƣu giữ ở chính quyền địa phƣơng . b) Các địa danh tồn tại trên thực địa đƣợc thu thập qua khảo sát điền dã, gồm: - Tƣ liệu dân gian về địa danh thông qua những ngƣời dân sống trên địa bàn cung cấp. -Phiếu điều tra địa danh Võ Nhai do tác giả luận văn xây dựng và thu thập từ ngƣời dân địa phƣơng. V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống địa danh trên địa bàn huyện Võ Nhai với đầy đủ các đặc trƣng về cấu tạo, cách thức định danh, những đặc điểm văn hoá - lịch sử của vùng đất này. Luận văn sẽ làm rõ các đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đƣợc thể hiện trong địa danh, chỉ ra sự tác động, ảnh hƣởng của các phƣơng thức định danh trong mối quan hệ với những đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo, từ đó góp phần vào sự phát triển của bộ môn danh học và phục vụ cho việc viết Dƣ địa chí của địa phƣơng. VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp chung: Luận văn sẽ sử dụng phƣơng pháp quy nạp (từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến khái quát), bằng phƣơng pháp ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 học luận văn sẽ kiểm tra đƣợc những giả thiết có liên quan đến vấn đề xuất xứ, ý nghĩa của hàng loạt địa danh và nghiên cứu về cấu tạo, phƣơng thức định danh gắn với ý nghĩa của các yếu tố một cách khoa học. Phƣơng pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phƣơng pháp điều tra điền dã bằng phiếu anketa để thu thập tất cả các cứ liệu có trên địa bàn Võ Nhai . Sau khi thu thập, phân loai đầy đủ tƣ liệu, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê để tìm hiểu mức độ phổ biến của từng loại địa danh, từng đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Phƣơng pháp miêu tả đƣợc sử dụng để nêu những đặc điểm về cấu tạo, phƣơng thức định danh ngôn ngữ, các kiểu ngữ nghĩa của định danh, về nguồn gốc, văn hoá đƣợc biểu hiện qua địa danh. VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Một số vấn đề lí thuyết về định danh và địa danh học Nội dung chƣơng này trình bày những cơ sở lí thuyết về định danh ngôn ngữ, nguồn gốc của các định danh, các kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị của định danh; hệ thống hoá những vấn đề lí thuyết về địa danh, cách phân loại và vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học. Chƣơng 2: Những đặc điểm định danh của địa danh Võ Nhai Chƣơng này phân tích một cách chi tiết những đặc điểm về định danh cùng các kiểu mô hình cấu tạo phức thể của hệ thống địa danh Võ Nhai. Chƣơng 3: Đặc trưng văn hoá của địa danh Võ Nhai Chƣơng này phân tích mối quan hệ, giao thoa ngôn ngữ- văn hoá - lịch sử trong cách định danh giữa các vùng miền, từ đó nêu rõ những đặc trƣng, các phƣơng diện văn hoá trong địa danh, đồng thời có sự so sánh địa danh Võ Nhai với địa danh vùng miền khác (cụ thể là các địa danh thuộc tỉnh Bắc Kạn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ Định danh (nomination) là gì? Theo G.V.Cônsansky, định danh là “Sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tƣợng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”, theo G.V.Cônsansky: “Bất kì kí hiệu ngôn ngữ nào cũng biểu thị những thuộc tính đã đƣợc trừu tƣợng hoá của các sự vật cụ thể, và do vậy, bao giờ cũng gắn với một lớp đối tƣợng hay một loạt hiện tƣợng…” (Dẫn theo [42, tr.165] ) Nhƣ vậy định danh có thể hiểu một cách đơn giản là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tƣợng nào đó. Quy trình định danh một sự vật, hiện tƣợng thông thƣờng diễn ra nhƣ sau: Khi có một đối tƣợng mới cần đặt tên, ngƣời ta phải tiến hành các thao tác: Một là: quy loại đối tƣợng mới ấy vào loại đối tƣợng nào đó đã có tên trong ngôn ngữ. Hai là: con ngƣời tìm hiểu và vạch ra một bộ những đặc trƣng nào đó vốn có của đối tƣợng mới này. Để định danh, ngƣời ta sẽ chọn một đăc trƣng nào đó là tiêu biểu, dễ khu biệt nó với những đối tƣợng khác và đặc trƣng ấy phải đã có tên gọi trong ngôn ngữ. Ba là, ngƣời ta sử dụng biện pháp cấu tạo từ nào đó. Ví dụ: Để đặt tên cho một loài động vật sống ở biển, đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, trƣớc hết ngƣời Việt quy nó vào loài động vật đã có tên gọi là “cá”. Sau đó ngƣời ta chọn đặc trƣng tiêu biểu là có kích thƣớc rất to, hơn hẳn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 kích thƣớc các loài cá khác và kích thƣớc to này vốn đƣợc biểu thị bằng tên gọi con vật có kích cỡ khổng lồ tƣơng đƣơng là “voi”. Cuối cùng, ngƣời ta dùng biện pháp cấu tạo từ của tiếng Việt theo cách ghép tên chỉ đặc trƣng “voi” vào tên gọi chỉ loại là “cá” để tạo ra tên gọi cho đối tƣợng này, khi đó sẽ có tên gọi là cá voi. Từ đây có thể thấy rằng, đặc điểm định danh của dân tộc này so với dân tộc khác hoặc địa phƣơng này so với địa phƣơng khác có thể khác nhau ở ba điểm sau: Thứ nhất, cách quy loại khái niệm của đối tƣợng đƣợc định danh. Chẳng hạn, “củ lạc” thực chất là “quả lạc” nếu xét theo thực vật học, nhƣng theo tƣ duy ngôn ngữ và sự hiểu biết của ngƣời Việt thì phàm những bộ phận nào của cây chứa chất bột, phình to, nằm ở dƣới đất hay trong lòng đất thì đều đƣợc quy vào khái niệm củ. Do đó ta không gọi quả lạc mà gọi là củ lạc. Thứ hai, cách lựa chọn đặc trƣng của đối tƣợng để làm cơ sở cho tên gọi của nó. Ví dụ: cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu hồng, có hƣơng thơm… ngƣời Việt đã quy nó vào loài hoa và chọn đặc trƣng “đập vào mắt” là màu hồng để gọi tên là “hoa hồng”. Sau đó tên gọi hoa hồng lại đƣợc sử dụng làm tên một loài hoa cho dù màu của hoa loài cây này là trắng hay đỏ nhƣ nhung. Khi đó tuỳ màu hoa cụ thể mà có các tên gọi mới cho từng tiểu loại trong loài hoa hồng này, chẳng hạn, hoa hồng bạch, hoa hồng nhung...(Xem thêm:[ 42, tr.166-167]). Khi bàn về lí do của tên gọi, Nguyễn Đức Tồn [42, tr. 171 và tiếp theo] đã chỉ rõ: tham gia vào quá trình định danh gồm có hai tham tố: Chủ thể định danh và đối tƣợng đƣợc định danh. Phụ thuộc vào hai tham tố này sẽ có hai loại lí do khác nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Lí do chủ quan: Phụ thuộc vào chủ thể định danh. Chỉ chủ thể định danh mới biết đƣợc lí do của tên gọi, chẳng hạn một ngƣời cha đặt tên con là Phú là vì mong ƣớc một cuộc sống giàu có cho con sau này… Lí do khách quan: Đây là loại lí do phụ thuộc vào đối tƣợng đƣợc định danh. Nghĩa là một đặc trƣng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật đƣợc chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi tên nó. Đó cũng là loại lí do dễ thấy nhất. Ví dụ: Tên các loài động vật đƣợc đặt theo tiếng kêu nhƣ: Bò, Mèo, Quạ, chim Cuốc… hay tên các loài thực vật đƣợc đặt theo hình dáng, màu sắc …các bộ phận của nó: hoa Loa Kèn, hoa hồng, … Tuy nhiên, còn rất nhiều sự vật mà chúng ta chƣa biết, chƣa nhận ra lí do tên gọi của chúng, song nhƣ tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ [sđd, tr.172]: “chƣa biết, không biết” không có nghĩa là “không có”. Thứ ba, Đặc trƣng của định danh ngôn ngữ còn đƣợc biểu hiện ở vấn đề “kĩ thuật ngôn ngữ” để cấu tạo các tên gọi. Theo ý kiến của viện sĩ B.A. Sereprennhicôp, trong các ngôn ngữ có thể có những “kĩ thuật ngôn ngữ” để tạo tên gọi sau đây: 1) Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trƣng nào đó trong số các đặc trƣng của đối tƣợng này; 2) Mô phỏng âm thanh (tức là tƣợng thanh); 3) Phái sinh; 4) Ghép từ; 5) Cấu tạo các biểu thức đặc ngữ; 6) Can ke (hay sao phỏng); 7) Vay mƣợn; 8) Chuyển nghĩa của từ. Đây là cách định danh thƣờng đƣợc gọi._. là định danh thứ sinh (hay là thứ cấp). Các thủ pháp định danh là chung cho tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Song, đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là loại hình ngôn ngữ, có ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 hƣởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp định danh. Chính các thủ pháp này sẽ làm nên đặc trƣng của hành vi định danh ngôn ngữ. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH 1.2.1. Định nghĩa về địa danh Mỗi vùng đất, mỗi miền quê đều gắn với một tên gọi riêng cụ thể. Những tên gọi này tồn tại trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Những tên gọi địa lí ấy đƣợc biểu thị bằng thuật ngữ toponima hay toponoma (tiếng Hi Lạp: topos - địa điểm và onoma / onima – tên gọi với ý nghĩa “tên gọi địa điểm địa lí”). Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, đƣợc dùng để gọi tên các đối tƣợng địa lí, do đó nó hoạt động và chịu sự tác động, chi phối của quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp. Nhà ngôn ngữ học Nga A. V. Superanskaja (1985) trong cuốn “Địa danh là gì” đã cho rằng: “Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponoma” [30, tr.1] và chỉ rõ “những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi. Khác với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống cả khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [30, tr.13] Theo Nguyễn Văn Âu: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc… [3, tr.5] Lê Trung Hoa đƣa ra cách hiểu “Địa danh là những từ ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 các vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều.[22, tr.21] Nhƣ vậy, khi xác định khái niệm địa danh cần phải chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân đối tƣợng. Mỗi địa danh thƣờng có lí do, có thể giải thích đƣợc tại sao lại đặt tên cho đối tƣợng địa lí này nhƣ vậy. Địa danh phải có chức năng gọi tên và cá thể hoá, khu biệt đối tƣợng. Các đối tƣợng đƣợc gọi tên phải là các đối tƣợng địa lí tồn tại trên bề mặt trái đất (các đối tƣợng này có thể là đối tƣợng địa lí tự nhiên hay đối tƣợng địa lí không tự nhiên). Từ sự trình bày trên đây, có thể hiểu địa danh theo quan niệm của A.V. Superanskaja: “Địa danh là là những từ ngữ chỉ tên riêng của đối tượng địa lý (địa hình tự nhiên, các đơn vị dân cư và các công trình nhân tạo thiên về không gian hai chiều) có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”. Nhƣ vậy nội dung của luận văn sẽ nghiên cứu tất cả những từ ngữ đƣợc dùng làm tên riêng của các đối tƣợng địa lí có vị trí cụ thể ở địa bàn Võ Nhai. 1.2.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên Căn cứ vào các ý kiến đƣợc trình bày trong các tác phẩm [ 20 ], [21], [22] của Lê Trung Hoa, chúng tôi phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên nhƣ sau: a) Địa danh địa hình tự nhiên gồm có: - Sơn danh: Núi, đồi, hang… - Thủy danh: Sông, suối, hồ, khe, kênh… - Vùng đất nhỏ phi dân cƣ: Ruộng đồng.. b) Địa danh không tự nhiên gồm có: - Địa danh chỉ các đơn vị dân cƣ: + Do chính quyền hành chính đặt: Xã, huyện, phƣờng, thị trấn… + Có từ thời Phong kiến: Xóm, làng, thôn… - Địa danh chỉ các công trình nhân tạo: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 + Các công trình giao thông: Đƣờng, cầu, quốc lộ… + Các công trình xây dựng: Đập, bến xe, khu di tích… 1.2.3. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học Địa danh học là một ngành khoa học quan trọng có liên quan đến sử học, địa lý học, văn hoá học, nằm trong từ vựng học. Cụ thể là: Trong từ vựng học có Danh xƣng học nghiên cứu các qui luật, phƣơng thức định danh sự vật, hiện tƣợng. Trong Danh xƣng học có: Nhân danh học - nghiên cứu lịch sử, cấu tạo tên ngƣời. Vật danh học: Nghiên cứu tên gọi các sự vật, hiện tƣợng không phải là ngƣời và không phải là các đối tƣợng địa lí. Địa danh học: Nghiên cứu sự hình thành về cấu tạo, phƣơng thức định danh và chức năng của các tên gọi địa lí. Địa danh học còn chia thành các ngành nhỏ hơn nhƣ Sơn danh học, Thủy danh học, Phƣơng danh học và Phố danh học. Sơn danh học nghiên cứu tên gọi đồi núi, địa hình dƣơng so với mặt đất. Thủy danh học nghiên cứu về tên gọi liên quan đến nƣớc và các dòng chảy. Phƣơng danh học nghiên cứu tên gọi địa điểm cƣ trú của con ngƣời (địa danh các đơn vị dân cƣ). Phố danh nghiên cứu tên gọi đƣờng phố và các đối tƣợng trong thành phố (địa danh công trình nhân tạo). Tên gọi các công trình xây dựng và vùng đất nhỏ phi dân cƣ chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu đặt tên cho môn học. Căn cứ trên tình hình thực tế chúng tôi xếp địa danh chỉ công trình xây dựng vào loại hình địa danh các công trình nhân tạo; Các địa danh chỉ vùng đất nhỏ phi dân cƣ xếp vào loại địa danh địa hình tự nhiên. Cũng căn cứ trên tình thực tế, khi các nhà nghiên cứu xếp loại hình địa danh khu di tích và danh lam thắng cảnh vào loại địa danh công trình nhân tạo, nhƣng trong luận văn chúng tôi xếp vào loại địa danh địa hình tự nhiên, bởi ở Võ Nhai các đối tƣợng đƣợc địa danh này biểu thị hoàn toàn là mang tính chất tự nhiên, không do con ngƣời tạo ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 1.2.4. Hƣớng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh Việt Nam Mục đích nghiên cứu địa danh học hiện nay là khảo sát địa danh của từng vùng, miền để khái quát lên những đặc điểm của địa danh Việt Nam nói chung một cách có hệ thống về cấu tạo, phƣơng thức định danh và đặc trƣng văn hóa. Sau đó đối chiếu với địa danh của các nƣớc khác nhằm làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của địa danh Việt Nam trong sự phát triển riêng và sự giao thoa ảnh hƣởng chung với các dân tộc, các quốc gia có quan hệ. Có nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Có thể khái quát các hƣớng tiếp cận chung, cơ bản khi nghiên cứu địa danh nhƣ sau: Thứ nhất là tìm hiểu, phân tích những đặc điểm cấu tạo của địa danh và ý nghĩa của chúng theo hƣớng đồng đại. Thứ hai là tìm hiểu phƣơng thức định danh và tìm hiểu nguồn gốc, nghiên cứu sự biển đổi địa danh theo hƣớng lịch đại. Thứ ba là tiếp cận dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hóa: Nghĩa là xem xét địa danh phản ánh những đặc điểm của văn hóa nhƣ thế nào và văn hóa đƣợc phản ánh qua địa danh ra sao. Nghiên cứu địa danh Võ Nhai là tìm hiểu những đặc điểm phƣơng thức định danh, tìm hiểu lí do tên gọi và những đặc điểm văn hóa đƣợc thể hiện trong cách định danh. Đây là hƣớng tiếp cận theo góc độ ngôn ngữ - văn hóa. 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH DANH NÓI CHUNG VÀ ĐỊA DANH NÓI RIÊNG Để nghiên cứu đặc điểm của định danh nói chung và địa danh nói riêng, Nguyễn Đức Tồn [42, tr.202 và tiếp theo) đã chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu đã khảo sát các tên gọi theo ba thông số sau đây: nguồn gốc của tên gọi; kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi. 1.3.1. Về nguồn gốc của các định danh Xét về phƣơng diện nguồn gốc, các tên gọi có thể đƣợc tạo ra theo một trong ba cách sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 1) Sử dụng đơn vị từ vựng đã có sẵn trong ngôn ngữ ; 2) Sáng tạo mới hoàn toàn bằng những yếu tố đã có; 3) Vay mƣợn từ ngôn ngữ khác. Chúng tôi cũng đi theo hƣớng nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn [ 42, tr.202] nhập hai trƣờng hợp đầu (tạm gọi là những từ thuần Việt) và đối lập chúng với trƣờng hợp thứ ba - những từ vay mƣợn. 1.3.2. Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh Theo tham tố này, có thể phân biệt : a) Đặc điểm định danh xét theo sự đối lập về tính trực tiếp hay gián tiếp (hoặc nguyên sinh và thứ sinh) Định danh theo sự đối lập về tính trực tiếp (nguyên sinh) là gọi đúng tên đối tƣợng. Định danh xét theo sự đối lập về tính gián tiếp ( thứ sinh) nghĩa là tên gọi của đối tƣợng có sự chuyển nghĩa từ sự vật hiện tƣợng này để gọi tên cho sự vật hiện tƣợng khác, ví dụ: cánh đồng Chân Chim, làng Áng (áng: cái vại), hang Trâu…Các đơn vị định danh gián tiếp là sản phẩm của quá trính ẩn dụ hóa, hoặc hoán dụ hoá … b) Đặc điểm định danh xét theo sự đối lập về dung lượng ngữ nghĩa rộng hay hẹp của các định danh Từ góc độ này của định danh - xét theo sự đối lập về dung lƣợng ngữ nghĩa, có thể phân các tên gọi thành những tên gọi có dung lƣợng nghĩa rộng (tên gọi chỉ loại) và tên gọi có dung lƣợng nghĩa hẹp (tên gọi chỉ chủng). Trƣờng hợp này có thể nhận thấy trong phạm vi một phức thể địa danh: Yếu tố đầu chỉ loại (ví dụ: cầu) và tên gọi chỉ chủng đƣợc tạo ra bằng cách thêm yếu tố xác định vào yếu tố chỉ loại (ví dụ: Cầu Đuống, Cầu Long Biên, Cầu Hàm Rồng….). Theo Lênin: “Tên gọi là cái gì đó phổ biến, thuộc tƣ duy, làm cho cái đa dạng trở nên đơn giản”. Còn V.G.Gác: “Tri giác của con ngƣời là cái giản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 lƣợc sự đa dạng” (dẫn theo [42, tr.214] ) sự đơn giản hóa tính đa dạng của một lớp / loài đối tƣợng khi tri giác hình thành khái niệm và tạo nên tên gọi cho nó, có thể đi theo hai hƣớng: Một là chỉ nêu lên một số nét chung ở các đại diện vốn rất đa dạng của một lớp khách thể nhất định. Hƣớng thứ nhất này tạo nên những tên gọi có tác dụng phân biệt loại (loài) với nhau hay các loài nhỏ trong loài lớn. Chúng tôi xếp vào loại tên gọi có nội dung ý nghĩa rộng (có thể dùng đại diện cho một lớp khách thể). Các tên gọi khách thể trong cùng một loài là những tên gọi có nội dung ý nghĩa hẹp. Hai là sự nhƣợc hóa tính đa dạng có thể chỉ động chạm đến một khách thể và đƣợc biểu hiện ở sự trừu tƣợng khỏi những nét khác của nó và chỉ chọn lựa với tƣ cách là cơ sở để định danh, một trong những nét của nó là có giá trị thông báo [42, tr. 214]. 1.3.3. Cách thức biểu thị của các định danh Theo tham tố này, đặc điểm định danh có thể đƣợc xét theo ba tiêu chí sau: - Cách biểu thị tên gọi theo lối hoà kết hay phân tích; - Mức độ về tính rõ lí do của tên gọi; - Cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh. 1.3.3.1. Mức độ hoà kết hay phân tích của các định danh Có thể hình dung tính chất này của tên gọi về mặt định danh tƣơng tự nhƣ tính chất “tổng hợp tính” và “phân tích tính” của từ, xét về mặt ngữ pháp. Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính chi phối nên chắc rằng các địa danh tiếng Việt chủ yếu là những tên gọi phân tích tính. Mặt khác, xét về phƣơng diện cấu tạo, vốn từ tiếng Việt đƣợc tạo ra theo phƣơng thức ghép là chủ yếu. Điều đó khiến cho mức độ phân tích tính của tên gọi trong tiếng Việt nói chung, các tên gọi địa lí nói riêng, càng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 1.3.3.2 Mức độ tính rõ lí do của các định danh Theo ý kiến phổ biến của các nhà ngôn ngữ học, đây là thông số về mức độ tính có lí do của tên gọi khi xem xét đặc điểm định danh trong các ngôn ngữ . Thông thƣờng, các tên gọi phức có thể thấy rõ đƣợc lí do, còn tên gọi đơn thì chỉ có thể giải thích đƣợc trong hai trƣờng hợp: + đƣợc tạo ra trên cơ sở sự mô phỏng âm thanh; hoặc + do sự chuyển nghĩa. Trong số các định danh có thể giải thích đƣợc lí do, thƣờng có những phân biệt sau đây: a) Định danh rõ lí do tuyệt đối và định danh rõ lí do tương đối Kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối thƣờng là đƣợc tạo ra do mô phỏng âm thanh, kiểu (chim) cuốc, (chim) chích, (chim) bồ chao v.v... Kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối trên thƣờng đƣợc tạo ra bằng cách chọn đặc trƣng lí do khách quan (tức âm thanh) để làm cơ sở định danh. Các tên gọi rõ lí do tƣơng đối là loại đơn vị định danh có thể giải thích đƣợc lí do nhờ dựa vào những đơn vị làm thành phần của chúng. Những đơn vị thành phần ấy có thể là không rõ lí do. Chẳng hạn stol / ovaya “nhà ăn”: phần thứ nhất stol = đƣợc giải thích bằng mối liên hệ với từ stol “cái bàn”. Phần hai – ovaya đƣợc giải thích bằng mối liên hệ với từ komnata bị rút gọn. Các từ stol và komnata không rõ lí do nếu chỉ dựa vào hình thái bên trong của chúng. b) Định danh rõ lí do đầy đủ hoàn toàn và định danh chỉ rõ lí do một phần Trong trƣờng hợp đầu, tất cả thành tố của tên gọi đều rõ lí do. Trong trƣờng hợp sau có thành tố không rõ lí do ở trong tên gọi. Chẳng hạn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 - nhà cửa, nhà hát v.v,... (1) - sân sƣớng, tre pheo, đỏ au v.v,... (2) c) Định danh giải thích được lí do một cách trực tiếp và định danh giải thích được lí do một cách gián tiếp Trƣờng hợp thứ nhất, tất cả các yếu tố dùng để giải thích đƣợc gặp trong ngôn ngữ nhƣ những đơn vị định danh riêng biệt, chúng là từ. Trƣờng hợp thứ hai, các yếu tố của tên gọi không tồn tại riêng biệt trong ngôn ngữ nhƣ những từ, ý nghĩa của chúng đƣợc xác định bằng cách đối chiếu một loạt tên gọi có những yếu tố này làm thành phần. Ss. các từ tiếng Việt: học / viên – giáo / viên – sinh / viên – tổ / viên – xã / viên  viên là “ngƣời bình thƣờng với tƣ cách là thành phần trong tổ chức học tập, đào tạo, hoặc kinh tế – xã hội” v.v... Trong tiếng Việt, những đơn vị định danh giải thích đƣợc lí do một cách trực tiếp là loại tên gọi thuần Việt và là những tổ hợp đƣợc đặc ngữ hoá, còn những đơn vị định danh giải thích đƣợc lí do một cách gián tiếp là loại tên gọi Hán – Việt. So sánh: tai giữa, lưỡi con, lá mía, lông mi, răng hàm, xương chậu, v.v... >< tâm nhĩ, cốt mạc, phế quản, giác mạc v.v... Xét về phƣơng diện cấu tạo, vốn từ tiếng Việt đƣợc tạo ra theo phƣơng thức ghép là chủ yếu. Điều đó khiến cho mức độ rõ lí do của tên gọi trong tiếng Việt nói chung, các tên gọi địa lí nói riêng là khá cao. 1.3.3.3 Đặc điểm sự lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc định danh Các đặc trƣng có thể đƣợc chọn làm cơ sở cho việc định danh sự vật nói chung, hay khi đặt địa danh nói riêng: Đặc trƣng hình thức: Chẳng hạn, nhãn cầu, lá mía, xương chậu, mắt cá, (ss. Núi mâm xôi, hòn Trống Mái…),v.v...; Đặc trƣng vị trí: ví dụ: tai trong, mang tai, nhân trung, xương sườn, xương hông (ss. Xóm Thượng, đền Hạ, xóm Giữa…), v.v..; Công dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 hay chức năng: Chẳng hạn, dây thanh , ruột thừa, bàn toạ, v.v...; Đặc trƣng vật lí :Chẳng hạn, ruột già, ruột non, màng cứng, động mạch, tĩnh mạch, v.v...; Kích thƣớc / kích cỡ: Chẳng hạn, đại não, tiểu não, đại tràng, ngón cái, hoa cái, tá tràng( ss. Xóm Cả, đình Cả…), v.v...Các dân tộc hoặc cƣ dân các vùng khác nhau có thể có cách chọn những đặc trƣng này theo thiên hƣớng khác nhau để làm cơ sở định danh các đối tƣợng địa lí ở địa phƣơng mình. 1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 trình bày một số vấn đề lí thuyết chung về định danh ngôn ngữ và địa danh học. Định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tƣợng nào đó. Khi cần đặt tên một đối tƣợng mới ngƣời ta phải tiến hành quy loại đối tƣợng và chọn một đăc trƣng nào đó là tiêu biểu, dễ khu biệt nó với những đối tƣợng khác để làm cơ sở định danh rồi sử dụng quy tắc cấu tạo từ của ngôn ngữ “chế tác” sản phẩm của hai quá trình trên để tạo ra tên gọi. Từ đó có thể thấy đƣợc những chỗ khác biệt khi định danh của dân tộc này so với dân tộc khác, hoặc địa phƣơng này so với địa phƣơng khác. Mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật đƣợc biểu thị luôn luôn có lí do. Đó có thể là lí do chủ quan - phụ thuộc vào chủ thể định danh; hoặc lí do khách quan - phụ thuộc vào đối tƣợng đƣợc định danh - nghĩa là một đặc trƣng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật đƣợc chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi tên nó. Còn nói về Địa danh thì đây là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, đƣợc dùng để gọi tên các đối tƣợng địa lí, do đó nó hoạt động và chịu sự tác động, chi phối của quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng tôi theo Lê Trung Hoa phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên. Địa danh địa hình tự nhiên gồm có: Sơn danh,Thủy danh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 vùng đất nhỏ phi dân cƣ. Địa danh không tự nhiên gồm có: Địa danh chỉ các đơn vị dân cƣ, địa danh chỉ các công trình nhân tạo, bao gồm: Các công trình giao thông, các công trình xây dựng… Để nghiên cứu đặc điểm của cách định danh nói chung và cách đặt địa danh trong đó có các địa danh thuộc Võ Nhai nói riêng, chúng tôi đi theo Nguyễn Đức Tồn và các nhà nghiên cứu khác khảo sát các tên gọi theo ba thông số sau đây: Nguồn gốc của tên gọi; kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Chƣơng 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI 2.1. VẤN ĐỀ TƢ LIỆU THỰC TẾ CỦA ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH VÕ NHAI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai 2.1.1.1 Về địa lí Võ Nhai là một huyện miền núi cao, nằm ở Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 845,1 km2 (lớn nhất trong số các huyện, thành thị nằm trên địa bàn tỉnh). Huyện Võ Nhai nằm trong toạ độ từ 21° 36‟ đến 21° 56‟ vĩ độ Bắc, từ 105° 45‟ đến 106° 17‟ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng (Thái Nguyên). Huyện lị đặt tại thị trấn Đình Cả, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 37 km theo quốc lộ 1B. Toàn huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm các xã: Nghinh Tƣờng, Lâu Thƣợng, La Hiên, Tràng Xá, Vũ Chấn, Thần Sa, Phƣơng Giao, Phú Thƣợng, Bình Long, Liên minh, Dân Tiến, Cúc Đƣờng, Sảng Mộc, Thƣợng Nung và thị trấn Đình Cả. Địa hình của huyện khá phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ núi đất, độ cao trung bình của các dãy núi là 500m đến 800m. Tiêu biểu là ngọn Khau Nao (NT) cao 885m. Miền này xuất hiện nhiều suối ngầm (hiện tƣợng castơ) do đó thƣờng gây nên hạn hán nghiêm trọng. Quang cảnh nơi đây hùng vĩ, núi đá cheo leo, nhiều hang động ăn sâu vào trong lòng núi, nhƣ hang Phƣợng Hoàng (PT), hang Phiêng Tung (TS). Địa thế hiểm trở khiến cho Võ Nhai thuận tiện cho việc xây dựng căn cứ hoạt động trong thời kì bí mật cũng nhƣ cho hoạt động chiến tranh du kích. Vùng núi thấp và đồi ở phía nam huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 mang tính chất điển hình của vùng trung du. Địa hình vùng này phần lớn là những dãy đồi đỉnh tròn hình bát úp, phía Nam thì độ cao giảm dần và địa hình dốc thoải. Địa hình Võ Nhai bị cắt bởi hai mạch núi thấp. Mạch núi Yên Lạc chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam dọc theo ranh giới Bắc Thái - Lạng Sơn và dừng lại ở cánh đồng Võ Nhai. Mạch núi thấp Bắc Sơn bắt đầu từ núi Bắc Sơn (Lạng Sơn) kéo dài xuống Võ Nhai, Đồng Hỷ. [25, tr.7] Khí hậu Võ Nhai khắc nghiệt hơn các vùng khác, nóng nhiều về mùa hè, mùa đông thƣờng có sƣơng muối xuất hiện, mùa lạnh ở Võ Nhai thƣờng đến sớm và kéo dài hơn. Địa hình Võ Nhai thuộc vùng lạnh trong tỉnh, nhiệt độ trung bình trong năm là 22,4°C (nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 14,9°C, mùa nóng là 27,9°C); độ ẩm từ 79% đến 87%, bình quân trong năm là 84%, ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu Võ Nhai hình thành hai mùa mƣa và khô khá rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.941,5 mm, trong đó lƣợng mƣa trong mùa mƣa lên tới 1.765 mm. Võ Nhai có nguồn nƣớc khá phong phú do có nhiều sông, suối và các mạch nƣớc ngầm từ núi đá vôi và hang động. Dòng sông Cầu chảy ở phía Tây huyện tạo ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Võ Nhai và Phú Lƣơng. Sông Dong bắt nguồn từ núi Vũ Lễ chảy quanh co vào phía Nam Tràng Xá qua địa phận Hữu Lũng (Lạng Sơn) rồi đổ ra sông Thƣơng. Sông Nghinh Tƣờng dài 46km chảy qua các xã Nghinh Tƣờng, Sảng Mộc, Thƣợng Nung, Thần Sa rồi đổ ra sông Cầu. 2.1.1.2 Về lịch sử Thời Lí - Trần vùng đất Võ Nhai ngày nay có tên là châu Vạn Nhai. Thời Thuộc Minh (1407-1427) châu Vạn Nhai đổi thành huyện Vũ Lễ, thuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 phủ Thái Nguyên. Đời Lê Thuận Thiên (năm 1469) huyện Vũ Lễ đổi thành châu Vạn Nhai, thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Châu Võ Nhai lúc đó có 65 xã và 35 trang. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), châu Võ Nhai đƣợc đổi thành huyện Võ Nhai thuộc phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Huyện Võ Nhai lúc này có 8 tổng, 29 xã, trại; cai trị theo chế độ lƣu quan. Từ năm 1885 đến năm 1888 (đời Đồng Khánh), huyện Võ Nhai có 8 tổng, 28 xã trại [4, tr.6], [25, tr.7]. Nhân dân các dân tộc Võ Nhai giàu lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Mảnh đất Võ Nhai đã từng gắn liền với những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc. Từ cuộc chiến tranh chống quân xâm lƣợc nhà Tống (thế kỉ XI) cho đến những cuộc kháng chiến sau này, ngƣời dân Võ Nhai đã không ngừng cống hiến sức ngƣời, sức của để làm nên những chiến thắng vẻ vang. Chính vì vậy, Võ Nhai tự hào là cái nôi của cách mạng. Đây là nơi ra đời của đội Cứu quốc quân II, cũng là nơi thành lập cơ sở Đảng sớm nhất tỉnh Thái Nguyên (từ năm 1937). Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Võ Nhai luôn một lòng đoàn kết gắn bó và lập dƣợc nhiều chiến công hiển hách. Nhiều địa danh Võ Nhai còn ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng này và còn đƣợc lƣu giữ đến tận ngày nay. Từ thế kỉ XI trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lƣợc nhà Tống, nhân dân Võ Nhai hăng hái tham gia vào đội quân ngƣời dân tộc thiểu số, các đội quân miền núi trở thành lực lƣợng du kích, vƣợt qua biên giới đánh phá các trại quân Tống theo kế hoạch của Lí Thƣờng Kiệt. Năm 1882 đồng bào các dân tộc Võ Nhai đã hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, nhiều ngƣời con của Võ Nhai tham gia các trận chiến đấu chống Pháp và góp phần xứng đáng vào chiến công của nghĩa quân. Năm 1884 thực dân Pháp đã chiếm đóng đƣợc đồn Đình Cả, nhƣng một thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 gian dài chúng vẫn không dám sục sâu vào các làng bản. Tinh thần chiến đấu của nhân dân Võ Nhai khiến cho thực dân Pháp khiếp sợ và gọi Võ Nhai là “đất nghịch”. Từ trong thực tiễn đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ý thức dân tộc, lòng yêu nƣớc và tinh thần đoàn kết ngày càng tăng lên trong nhân dân các dân tộc Võ Nhai. Đó là một trong những nhân tố thuận lợi, tạo cho Võ Nhai sớm hình thành cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng và trở thành một căn cứ địa đầu tiên, rất vững chắc của cách mạng nƣớc ta. 2.1.1.3 Về địa giới hành chính Dƣới thời Pháp thuộc, năm 1894 thực dân Pháp cắt địa phận các tổng Bắc Sơn, Nhất Thể và Quỳnh Sơn thành lập châu Bắc Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn; huyện Võ Nhai đƣợc đổi thành châu Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 25 tháng 3 năm 1948 Chủ tịch Hồ chí Minh kí sắc lệnh số 148/SL bỏ đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận; châu Võ Nhai đƣợc đổi thành huyện Võ Nhai, thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm 17 xã (Nghinh Tƣờng, Văn Lăng, Vũ Chấn, Hoà Bình, Lịch Sơn, Xuân Quang, Phƣơng Giao, La Hiên, Phú Thƣợng, Dân Tiến, Thần Sa, Thƣợng Nung, Cƣờng Thịnh, Tràng Xá, Bình Long, Cúc Đƣờng, Lâu Thƣợng). Ngày 22 tháng 12 năm 1949 Chính phủ ra nghị định số 224/Ttg tách thôn Sảng Mộc (khỏi Yên Hân huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn) sáp nhập vào xã Nghinh Tƣờng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Ngày 1 tháng 6 năm 1985 Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) quyết định cắt 4 xã: Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn,Văn Lăng của huyện Võ Nhai thuộc về Đồng Hỷ. Ngày 25 tháng 10 năm 1990 Ban tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ra quyết định số 454/TCCP thành lập thị trấn Đình Cả [4,tr.6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 2.1.1.4 Về đặc điểm dân cư Dân số của huyện Võ Nhai hiện nay là 65.021 ngƣời (theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2008) [47], mật độ dân số trung bình toàn huyện là 73 ngƣời/km2, xã Sảng Mộc có mật độ dân số thấp nhất ( 21,2 ngƣời/km2). So với các huyện thị trong tỉnh, Võ Nhai là huyện có mật độ dân số trung bình thấp nhất tỉnh. Sinh sống trên địa bàn huyện Võ Nhai gồm có 8 dân tộc anh em: Kinh: 36,6%, Tày: 22,12%, Nùng: 18,8%, Dao: 13,2%, Cao Lan, Sán Chí, Hoa, Mông: 8,28% [47]. Ngƣời dân Võ Nhai có tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu lao động. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, trồng hoa màu và khai thác lâm thổ sản. Sống gần gũi với thiên nhiên núi rừng, ngƣời đàn ông ở đây giỏi nghề săn bắn, phụ nữ giỏi nghề đan lát, dệt vải. Lụa thổ trìu Võ Nhai nổi tiếng bền đẹp đã đƣợc sử cũ nhắc đến. 2.1.1.5 Về văn hoá Thành tựu khảo cổ học trong những năm gần đây cho thấy tại các miền núi đá xã Thần Sa, Thƣợng Nung, Sảng Mộc, Bình Long, Vũ Chấn có di chỉ thuộc văn hoá Thần Sa (đồ đá cũ). Những dấu ấn đã phát hiện tại khu di chỉ khảo cổ học Thần sa Võ Nhai cho thấy nơi đây là vùng đất cổ. Nét đặc trƣng của địa hình khu vực này là những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối Sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc sông Thần Sa. Địa hình này đã tạo ra điều kiện lí tƣởng để ngƣời nguyên thủy lựa chọn làm nơi cƣ trú, sinh tồn và phát triển. Hàng chục ngàn hiện vật công cụ cuội đã đƣợc tìm thấy từ các di chỉ khảo cổ nhƣ: hang Phiêng Tung, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, hang Thắm Choong , Nà Ngùn, …Đặc biệt là Mái Đá Ngƣờm, di chỉ quan trọng bậc nhất nằm trên sƣờn dãy núi Ngƣờm thuộc bản Trung Sơn. Dƣới mái đá này các nhà khảo cổ học phát hiện ra 4 địa tầng văn hóa. Những di vật đá đặc trƣng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2 đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 tầng thứ 3 là thuần các công cụ đặc trƣng của Ngƣờm. Và ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngƣờm. Những công cụ giống nhƣ công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hóa Mút – xchi – ê, nền văn hóa tiêu biểu cho thời đại trung kỳ đá cũ. Chủ nhân của những công cụ này – những ngƣời đầu tiên đã chọn nơi đây làm đất sống, đã mở ra trên vùng đất này một nền văn hóa lâu đời và bền vững. Những hiện vật tìm thấy ở di chỉ Thần Sa đã cho thấy miền đất này là một trong những cái nôi đầu tiên sinh ra con ngƣời thƣợng cổ. Các bộ tộc ngƣời nguyên thuỷ sinh sống bằng nghề hái lƣợm, săn bắt. Trải qua quá trình dài hàng mấy thế kỉ, dân số tăng lên, nguồn thức ăn cạn dần, họ đi dọc theo các triền sông, khe suối mở rộng địa bàn cƣ trú. Lại có những bộ phận khác di cƣ tới lập nghiệp và trở thành chủ thể của vùng đất này. Tình đồng tộc gắn bó khiến Võ Nhai có những phong tục đẹp nhƣ “hội phƣờng”, “hội phe” là nét đặc trƣng của tính cộng đồng giữa các dân tộc anh em. [25, tr.10]. Võ Nhai cũng nhƣ một số địa phƣơng khác của tỉnh Thái Nguyên hay Bắc Kạn còn là nơi vẫn lƣu giữ đƣợc những nếp nhà sàn đơn sơ mà đằng sau nó là những phong tục tập quán đẹp còn đƣợc gìn giữ đến nay. Võ Nhai còn đƣợc biết đến với phiên chợ tình tổ chức vào ngày 26 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy không nhộn nhịp đông đúc nhƣ chợ tình Sa Pa nhƣng phiên chợ tình Võ Nhai cũng mang đầy đủ những bản sắc dân tộc và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây. Trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chế ngự thiên nhiên, nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã sáng tạo một nền văn hoá phong phú đa dạng. Họ đã biết đào mƣơng dẫn nƣớc vào ruộng, chế tạo công cụ sản xuất. Bên cạnh đó họ còn biết sáng tác và lƣu truyền dòng văn học nghệ thuật dân gian đậm đà màu sắc dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 2.1.1.6. Về ngôn ngữ Võ Nhai là huyện đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng nói của dân tộc này thuộc các ngữ hệ sau: * Ngữ hệ Tày - Thái: gồm các dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí; * Ngữ hệ Hán: có dân tộc Hoa; * Ngữ hệ H‟mông - Miền: có dân tộc Mông, Dao; * Ngữ hệ Việt - Mƣờng: có dân tộc Kinh. - Dấu ấn: Tiếng dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số. Tiếng Việt (tiếng Việt, Hán Việt). Tiếng các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tiếng Kinh mang đầy đủ những đặc điểm của phƣơng ngữ Bắc, tuy nhiên phát âm nặng hơn so với Hà Nội. - Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh (nhƣ trong chính tả) đối lập đôi về âm vực và âm đệm. - Hệ thống phụ âm đầu: 20 âm vị, không có những phụ âm ghi trong chính tả là: s, r, gi, tr tức là không phân biệt s/x, r/d, tr/ch. - Hệ thống âm cuối: có đủ âm cuối ghi trong chính tả. Có 3 cặp âm cuối ở thế phân bố: + [- nh, - ch] đứng sau nguyên âm dòng trƣớc [i, ê, e]. + [ -ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa [ƣ, ơ, â, a, ă]. + [-ngm, -kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi [ u, ô, o]. - Ngôn ngữ Tày, Nùng về cơ bản là thống nhất, nhƣng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi địa phƣơng lại có ngữ âm ít nhiều khác nhau (phƣơng ngữ). 2.1.2. Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên 2.1.2.1 Kết quả thu thập Dựa vào mục đích, đối tƣợng, nguyên tắc và các tiêu chí, thu thập, phân loại nhƣ đã nêu ở phần Mở đầu, chúng tôi đã tiến hành thu thập đƣợc 617 địa danh, các địa danh đều đƣợc ghi bằng tiếng Việt và đƣợc phân bố ở 15 xã, thị trấn, huyện Võ Nhai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Kết quả thu thập đƣợc dựa trên những cơ sở sau đây: Thứ nhất: Theo văn bản hành chính, bản đồ các loại, các văn bản, thƣ tịch cổ ghi chép lại. Thứ hai: Từ các cứ liệu điền dã thực tế qua phiếu điều tra. Kết quả thu thập đƣợc thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Kết quả thu thập địa danh huyện Võ Nhai STT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Địa hình tự nhiên 336 54,457 2 Các đơn vị dân cƣ 189 30,633 3 Các công trình nhân tạo 92 14,910 Tổng cộng 617 ._.a những kết luận nhƣ sau: 1. Định danh và địa danh học đã đƣợc nhiều học giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu từ lâu. Nghiên cứu địa danh cần có sự kết hợp của nhiều nghành khoa học. Chính vì vậy trong luận văn chúng tôi đã vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Lịch sử, Ngôn ngữ, văn hoá…để khảo sát hệ thống địa danh Võ Nhai 2. Mỗi địa danh bao giờ cũng tồn tại một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và địa danh-tên riêng. Hai bộ phận này có sự gắn bó với nhau theo quan hệ giữa cái đƣợc hạn định và cái hạn định. Thành tố chung là cái đƣợc hạn định còn địa danh - tên riêng là cái hạn định để giới hạn tên gọi của một đối tƣợng địa lí cụ thể. Trong các loại hình địa danh, thành tố chung có khả năng chuyển hoá vào trong địa danh – tên riêng, điều này tạo nên tính đa dạng, phong phú cho địa danh cả về ý nghĩa lẫn cấu tạo. 3. Võ Nhai là địa bàn phức tạp, đa dân tộc đa ngôn ngữ, đa dạng về văn hoá và đa dạng về đối tƣợng địa lí. Sự phức tạp này tạo nên tín đa tầng, tính phức hợp trong địa danh. Huyện Võ Nhai có 617 địa danh, chiếm đa phần là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên: Địa hình tự nhiên(54,457%), địa danh chỉ đơn vị dân cƣ(30,633%), địa danh chỉ các công trình nhân tạo(14,910%). Các địa danh Võ Nhai chủ yếu là thuần Việt, tiếp theo là các địa danh thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng (chủ yếu là Tày-Nùng) - những cƣ dân chủ thể lâu đời của vùng lãnh thổ này. Các địa danh đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán hoặc đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ ít nhất. Đây là những địa danh chủ yếu đƣợc đặt cho các đơn vị dân cƣ – hành chính cần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 sắc thái trang trọng. Do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong vùng mà trong hệ thống địa danh Võ Nhai có những đơn vị đƣợc cấu tạo hỗn hợp bằng các yếu tố: thuần Việt, Hán Việt, ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Võ Nhai có 172 đơn vị định danh trực tiếp, chiếm 27,9%. Các địa danh này đƣợc đặt ra với nghĩa gốc đầu tiên chỉ đối tƣợng địa lí nào đó. Đây thƣờng là những từ ngữ thuần Việt. Các địa danh là những đơn vị định danh gián tiếp là chủ yếu, thƣờng do sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ một đơn vị từ vựng có sẵn tạo nên. Võ Nhai có 180 địa danh đƣợc cấu tạo theo lối hoà kết – tức là có dạng từ đơn tiết (29,17%). Các địa danh đơn tiết chỉ các hiện tƣợng tự nhiên đã có từ rất lâu đời ở Võ Nhai. Chúng đặc trƣng cho cảnh quan của địa phƣơng nơi đây. Có 438 địa danh là từ ghép, nghĩa là đƣợc cấu tạo theo lối phân tích (70,874%). Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính đã chi phối đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai. Phƣơng thức ghép từ đã đặc trƣng cho đặc điểm cấu tạo của địa danh Võ Nhai, trong đó các địa danh có kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ chiếm đa số. Cũng chính vì vậy, tính có lí do (hay nói cho đúng hơn là tính rõ lí do) của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai là khá điển hình. Các địa danh ấy có thể rõ lí do tuyệt đối (hay đầy đủ hoàn toàn) khi đƣợc tạo ra bằng cách chọn đặc trƣng khách quan của đối tƣợng địa lí để làm cơ sở cho sự định danh. Trong tổng số 617 địa danh có 270 địa danh rõ lý do tuyệt đối, chiếm 43,76 %. Các địa danh ấy có thể rõ lí do tƣơng đối (hay chỉ rõ lí do một phần) nhờ dựa vào ý nghĩa của những đơn vị làm thành phần cấu tạo của chúng. Loại này có 347 địa danh, chiếm 56,24 %. Để làm cơ sở cho việc đặt địa danh ở Võ Nhai, các đặc trƣng thƣờng đƣợc chọn là: hình thức, vị trí, công dụng / chức năng, đặc trƣng vật lý, kích thƣớc/kích cỡ... Các đặc trƣng hình thức và đặc trƣng màu sắc đƣợc chọn nhiều hơn các đặc trƣng khác, trong đó đặc trƣng hình thức là đứng đầu. Kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp đặc điểm tri nhận chung của nhân loại khi định danh sự vật. Những đặc trƣng đƣợc chọn để định danh các đối tƣợng địa lí ở Võ Nhai mang những nét đặc sắc của một vùng quê miền núi,Tất cả tạo nên nét đặc sắc và độc đáo trong cách đặt các địa danh của huyện Võ Nhai mà ít vùng miền nào có đƣợc. Cũng nhƣ mọi địa danh ở các địa phƣơng khác nói chung, ở Võ Nhai mỗi địa danh đều là một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng (hay địa danh- tên riêng). Trong tổng số 617 phức thể địa danh Võ Nhai, có thể tập hợp khái quát và phân thành 22 loại hình đối tƣợng địa lý với 22 thành tố chung, trong đó có 18 thành tố chung đơn yếu tố. Loại thành tố chung có cấu tạo phức, gồm 2 hoặc 3 yếu tố chỉ có: thị trấn, quốc lộ, danh thắng, khu di tích. Các địa danh Võ Nhai có thể đƣợc tạo ra theo phƣơng thức cấu tạo mới hoặc theo phƣơng thức chuyển hoá. Trong đó phƣơng thức cấu tạo mới là phƣơng thức định danh chiếm vị trí chủ yếu. Phƣơng thức cấu tạo mới đã tạo ra cho Võ Nhai 2 loại địa danh phức xét về thành phần cấu tạo, trong đó chiếm số lƣợng nhiều nhất là loại có cấu tạo thuần chỉ gồm các yếu tố gốc Hán hoặc thuần Việt và loại có cấu tạo hỗn hợp: gốc Hán, thuần Việt và ngôn ngữ dân tộc thiếu số. Đây là hệ quả của sự vay mƣợn và tiếp xúc ngôn ngữ của cƣ dân Võ Nhai. Cách tạo ra địa danh bằng phƣơng thức chuyển hóa một địa danh có sẵn diễn ra theo hai cách, hoặc là lấy tên gọi của đối tƣợng địa lí này để gọi tên cho một đối tƣợng địa lí khác theo lối ẩn dụ về hình thức, hoặc là chuyển hóa giữa các loại hình địa danh khác nhau theo lối hoán dụ (chẳng hạn, xã La Hiên và cầu La Hiên…). 5. Địa danh của Võ Nhai đã phản ánh những nét đặc sắc về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phƣơng này. Các phƣơng diện văn hoá sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 hoạt, văn hoá sản xuất, văn hoá quân sự gắn bó với nhau, đƣợc lƣu giữ trong địa danh và phản ánh những thông tin về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cộng đồng cƣ dân Võ Nhai - chủ yếu là ngƣời Tày - Nùng cổ.. Chính vì vậy địa danh Võ Nhai đã phản ánh những yếu tố địa lí, lịch sử, tín ngƣỡng, tôn giáo, tâm lí ứng xử của con ngƣời nơi đây. Qua hệ thống địa danh Võ Nhai có thể nhận thấy đặc trƣng tƣ duy của ngƣời dân Võ Nhai là lựa chọn những đặc trƣng tiêu biểu của đối tƣợng địa lí để định danh, Các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở đặt địa danh này gắn với các phƣơng diện văn hoá khác nhau của Võ Nhai. Cụ thể là về mặt địa lí tự nhiên thì biểu hiện rõ nét nhất là những đặc trƣng của vùng đất có nhiều núi non, nhiều sa khoáng mà ít nơi nào có đƣợc… Về kinh tế thì là nghề trồng lúa và trồng rừng. Về tâm lí tinh thần là những mơ ƣớc giản dị của cƣ dân nông nghiệp miền núi về một cuộc sống trù phú, thanh bình, không có chiến tranh. 6. Võ Nhai và Bắc Kạn có ranh giới tự nhiên giáp nhau nên địa hình có nhiều nét chung, tiếng nói và phong tục tập quán cũng có nhiều điểm chung, nên cách định danh của hai địa phƣơng này cũng có rất nhiều nét giống nhau. Xét về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc ngôn ngữ thì cả hai hệ thống địa danh đều sử dụng khá nhiều yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số (chủ yếu là Tày-Nùng). Có rất nhiều địa danh ở Võ Nhai trùng tên với địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn. Đây là hệ quả của việc cƣ dân Tày- Nùng đƣợc phân bố ở hai địa phƣơng tuy có sự phân biệt về địa dƣ hành chính, nhƣng về địa lí tự nhiên thì lại cạnh nhau và có nhiều đặc điểm giống nhau. Trong quy trình định danh của cƣ dân ở Võ Nhai cũng nhƣ Bắc Kạn, họ chủ yếu đã lựa chon những đặc trƣng “đập vào mắt” vốn có của các đối tƣợng địa lí, nhất là các đối tƣợng thuộc địa hình tự nhiên, để làm cơ sở định danh. Do đó, phần lớn các địa danh thuộc hai địa phƣơng nơi đây đều có lí do và phản ánh bức tranh cảnh quan vùng này thật rõ nét. Các đặc trƣng định danh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 ấy làm thành hình thái bên trong của các địa danh và phản ánh đặc trƣng tƣ duy cụ thể, trực quan sinh động của cƣ dân Võ Nhai và Bắc Kạn nói riêng, của ngƣời Việt nói chung. Tóm lại qua việc tìm hiểu về địa danh Võ Nhai chúng ta đã phần nào thấy đƣợc những nét riêng trong cách định danh, trong cấu tạo và đặc điểm văn hoá của vùng đất này. Tất cả tạo nên bức tranh cảnh quan Võ Nhai sống động – vùng đất của những ngƣời nguyên thuỷ xa xƣa, nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử của dân tộc, và đặc biệt là nơi có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn với nhiều hang động, sông suối, núi rừng trùng điệp. Võ Nhai là mảnh đất hứa hẹn nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ PGS –TS Nguyễn Đức Tồn, Trƣơng Thị Mỵ, (2009) “Thử tìm hiểu ý nghĩa địa danh Võ Nhai (Thái Nguyên)”, Tc.Ngôn ngữ số 6 (241), tr.1- 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh(2008), Hán Việt từ điển, Nxb KHXH, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Âu (2003), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Ban chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai (2005), Võ Nhai lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng chống quân xâm lược và xây dựng bảo vệ Tổ quốc, trung tâm Giáo dục huyện Võ Nhai, Thái nguyên. 5. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái ( tập 1), Xí nghiệp in Bắc Thái. 6. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2006), Ngữ pháp tiếng Việt (tập1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ Pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại trong danh từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Đỗ Hữu Châu (1998), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hoàng Thị Châu (1989), “Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phƣơng ngữ học)”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Trần Trí Dõi (200), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 15. Nguyễn Dƣợc, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 16. Phạm Đức Dƣơng (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Hoàng Văn Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận Hoá trung tâm ngôn ngữ văn hoá Đông Tây, Hải Phòng. 18. Nguyễn Thiện Giáp (1986), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Thiện Giáp ( chủ biên)- Đoàn Thiện Thuật- Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Lê Trung Hoa (1991), Địa danh thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Lê Trung Hoa (2000), “Nghĩ về công việc của người nghiên cứu địa danh và biên soạn từ điển địa danh”, T/c Ngôn ngữ số 8, Tr1-6. 22. Lê Trung Hoa (2002), Các phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh”, T/c Ngôn ngữ số 7, Tr 8- 11. 23. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Hà Thị Hồng (2008), Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên. 25. Huyện uỷ Võ Nhai (1993), Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai (tập1), Nhà máy in Quân đội, Bắc Thái. 26. Huyện uỷ Võ Nhai (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai (tập2), Nhà máy in Quân đội, Thái Nguyên. 27. Từ Thu Mai (2004) Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, ĐHKHXH và NV, Hà Nội. 28. Hoàng Phê chủ biên (2006) Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 29. Fedinand De Saussre (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Superanskaja A.V. (2002), Địa danh là gì, Matxcơva (Đinh Lan Hƣơng dịch, Nguyễn Xuân Hoà hiệu đính), Hà Nội. 31. Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Viện Sử học và Nxb Văn hoá, Hà Nội. 32. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Thái (1995), Văn học Bắc Thái, Xí nghiệp in Bắc Thái. 34. Sở văn hoá thông tin Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên đất và người, Công ty in Thái Nguyên. 35. Lí Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí thuyết đại cƣơng đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 37. Hà Văn Thƣ - Lã Văn Lô (1984), Văn hoá Tày Nùng, Nxb văn hoá, Hà Nội. 38. Nguyễn Văn Tân (1998), Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Bắc Thái. 39. Vƣơng Toàn, Mấy nhận xét về địa danh ở Lạng sơn, tạp chí Ngôn ngữ, số 7, năm 2009, tr. 8 40. Nguyễn Đức Tồn (2002) “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – Dân tộc và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Đức Tồn ( 2006), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 42. Nguyễn Đức Tồn ( 2008), Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Nguyễn Đức Tồn&Trƣơng Thị Mỵ- Thử tìm hiểu ý nghĩa của địa danh Võ Nhai(Thái Nguyên), TC Ngôn ngữ, số 6, 2009, tr. 1-4 44. Phạm Thị Thu Trang (2008), Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. 45. Nguyễn Trãi (1960), ức trai di tập- Dư địa chí, Phan Huy Tiếp dịch – Hà Văn Tấn hiệu đính và chú thích, Nxb Sử học, Hà Nội. 46. Nguyễn Kiên Trƣờng (1996), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng. Sơ bộ so sánh với một số vùng khác, Luận án PTS Khoa học ngữ Văn, ĐHKHXH và NV, Hà Nội. 47. Uỷ ban mặt trận tổ Quốc huyện Võ Nhai (2008), Báo cáo của Uỷ ban Mặt trận tổ Quốc huyện Võ Nhai khoá XIV tại đại hội MTTQ huyện khoá XV nhiệm kì 2008-2013”. 48. Đinh Xuân Vịnh (2002), Sổ tay địa danh Việt Nam, Xƣởng in Tin học và đời sống, Hà Nội. 49. Trần Quốc Vƣợng chủ biên (2000) Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN VÕ NHAI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 PHỤ LỤC THỐNG KÊ ĐỊA DANH VÕ NHAI A. Địa danh địa hình thiên nhiên I. Sơn danh 1. Đồi: 81 địa danh TT Địa danh Vị trí tồn tại 41 Khau Trăng Nghinh Tƣờng 1 Ao Dời La Hiên 42 Khau Tƣa Sảng Mộc 2 Bãi Cháy Tràng Xá 43 Khe Tâm Choong Thần Sa 3 Bãi Lim Lâu Thƣợng 44 Khuổi Sà Nghinh Tƣờng 4 Bảy Mẫu Dân Tiến 45 Kúc Lùng Lâu Thƣợng 5 Cây Chổi Phƣơng Giao 46 Lầm Thăng Cúc Đƣờng 6 Cây Đa La Hiên 47 Lâm Trƣờng La Hiên 7 Chiềm Trâu Nghinh Tƣờng 48 Lân Mi Sảng Mộc 8 Chín Mẫu Dân Tiến 49 Làng Quân Phƣơng Giao 9 Chòi Tây Liên Minh 50 Lô Cốt Cúc Đƣờng 10 Chông Co Phƣờng Vũ Chấn 51 Nà Xạ Nghinh Tƣờng 11 Chuối Phú Thƣợng 52 Năm Mẫu Tràng Xá 12 Chuối La Hiên 53 Ông Páo La Hiên 13 Co Khọ Thần Sa 54 Ông Tấn Phú Thƣợng 14 Co Lùng Thƣợng Nung 55 Pắc Khuổi Nghinh Tƣờng 15 Co Lùng Thần Sa 56 Pât Cáy Vũ Chấn 16 Co Phay Cúc Đƣờng 57 Phai Kéo Thần Sa 17 Co Phay Sảng Mộc 58 Phúc Minh Cúc Đƣờng 18 Co Tin Nghinh Tƣờng 59 Pò Cáo Thƣợng Nung 19 Cột Cờ Lâu Thƣợng 60 Pò Chè Thƣợng Nung 20 Dẻ Lâu Thƣợng 61 Pò Co Chè Thần Sa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 21 Dốc Nhọn La Hiên 62 Pò Dà Khang Thần Sa 22 Đá Dựng La Hiên 63 Pò Mò Sảng Mộc 23 Đá Mài Đình Cả 64 Pò Trang Thƣợng Nung 24 Đất Đỏ La Hiên 65 Quan Sát Đình Cả 25 Đồng Bông Phú Thƣợng 66 Rừng Phong Vũ Chấn 26 Đung Pàu Dân Tiến 67 Sa Hon Nghinh Tƣờng 27 Gò Lai Lâu Thƣợng 68 Sim La Hiên 28 Gò Tròn Tràng Xá 69 Sim Phƣơng Giao 29 Hai Oắt Phú Thƣợng 70 Tắc Kè Phƣơng Giao 30 K1 Tràng Xá 71 Thân Lâu Thƣợng 31 Khau Âu Sảng Mộc 72 Thông Tin Tràng Xá 32 Khau Căm Tèo Sảng Mộc 73 Tranh Lâu Thƣợng 33 Khau Hân Vũ Chấn 74 Tranh Liên Minh 34 Khau Khà Vũ Chấn 75 Trọc Lâu Thƣợng 35 Khau Khen Thần Sa 76 Trọc La Hiên 36 Khau Khuất La Hiên 77 Trung Vũ Chấn 37 Khau Khuông Cúc Đƣờng 78 Vũng Đằm Bình Long 38 Khau Ma Thần Sa 79 Xa Han Sảng Mộc 39 Khau Mã Thƣợng Nung 80 Yên Ngựa La Hiên 40 Khau Mèng Ten Vũ Chấn 81 Yên Ngựa Bình Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 2. Núi: 71 địa danh TT Tên địa danh Vị trí tồn tại 36 Lân Đẳng Vũ Chấn 1 Ái Vì Đình Cả 37 Lân Giang Tràng Xá 2 Bà Đầm Bình Long 38 Lân Thia Cúc Đƣờng 3 Ba Mộc Vũ Chấn 39 Lân Xã Nghinh Tƣờng 4 Cây Đa Lâu Thƣợng 40 Lảy Cà Lâu Thƣợng 5 Chùa Phƣơng Giao 41 Lều Tràng Xá 6 Cốc Lải Sảng Mộc 42 Lở Bình Long 7 Con Bò Bình Long 43 Lò Sén Nghinh Tƣờng 8 Con Ngựa Tràng Xá 44 Ma Hƣn Phú Thƣợng 9 Con Rồng Phú Thƣợng 45 Mèo Khuyên Sảng Mộc 10 Dù Bình Long 46 Một Phú Thƣợng 11 Đá Vôi La Hiên 47 Một Bình Long 12 Đan Đeng Thần Sa 48 Mũ Quan Phú Thƣợng 13 Đán Đeng Vũ Chấn 49 Ngọn Bút Thần Sa 14 Đán Guồng Thƣợng Nung 50 Nguyên Sinh Lâu Thƣợng 15 Đán Khao Cúc Đƣờng 51 Nhẵng Bình Long 16 Đan Khƣa Mu Thần Sa 52 Ông Hổ La Hiên 17 Đán Lân Kheém Vũ Chấn 53 Pà Đao Choong Thần Sa 18 Đán Lân Tô Vũ Chấn 54 Pén Vũ Chấn 19 Đan Ma Khao Sảng Mộc 55 Pỏ Phúng Cúc Đƣờng 20 Đan Mèo Thần Sa 56 Pu Đeng Cúc Đƣờng 21 Đan Nậm Rất Thần Sa 57 Quỷ Phú Thƣợng 22 Đan Ngƣơm Thần Sa 58 Sơn Đẩm Tràng Xá 23 Đỏ Thần Sa 59 Tắc Kè Phú Thƣợng 24 Gò Cao Phƣơng Giao 60 Tam Tu Thần Sa 25 Hang Nghè La Hiên 61 Táu Tràng Xá 26 Khau Âu Sảng Mộc 62 Thẳm Doòng Cúc Đƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 27 Khau Cốc Nhá Sảng Mộc 63 Thắm Khoáng Vũ Chấn 28 Khau Lân Mi Sảng Mộc 64 Thần Tiên Phƣơng Giao 29 Khau Nao Nghinh Tƣờng 65 Thèng Đố Nghinh Tƣờng 30 Khau Pản Vũ Chấn 66 Tò Vò Tràng Xá 31 Khau Quắc Vũ Chấn 67 Vàng Bình Long 32 Khau Saác Tứa Vũ Chấn 68 Voi Phú Thƣợng 33 Khau Vàng Sảng Mộc 69 Vuông Phƣơng Giao 34 Khau Vàng Nghinh Tƣờng 70 Xa Troong Thƣợng Nung 35 Lân Đăm La Hiên 71 Yên Lạc Nghinh Tƣờng 3. Hang: 17 địa danh TT Tên địa danh Vị trí 9 Phƣợng Hoàng Phú Thƣợng 1 Chu Văn Tấn La Hiên 10 Thẳm Báu Vũ Chấn 2 Cô Tiên Thần Sa 11 Thẳm Choong Thần Sa 3 Dơi Phú Thƣợng 12 Thẳm Goài Vũ Chấn 4 Gió Bình Long 13 Thẳm Ông Vũ Chấn 5 Hang Huyện Tràng Xá 14 Thần La Hiên 6 Nà Kháo Phú Thƣợng 15 Tối Phƣơng Giao 7 ốc Bình Long 16 Trâu Bình Long 8 Phiêng Tung Thần Sa 17 Trung Quốc La Hiên 4. Di tích: 2 địa danh STT Tên địa danh Vị trí tồn tại 1 Mái Đá Ngƣờm Thần Sa 2 Rừng Khuân Mánh Tràng Xá 5. Danh thắng: 1 địa danh STT Tên địa danh Vị trí tồn tại 1 Thác Mƣa Rơi Thần Sa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 II. Thủy danh 1. Sông, suối: 73 địa danh TT Địa danh Vị trí tồn tại 37 Khuổi Pác Nhài Sảng Mộc 1 Bắc Tác Phƣơng Giao 38 Khuổi Pác Tao Sảng Mộc 2 Bể Nƣớc La Hiên 39 Khuổi Sàu Vũ Chấn 3 Bến Phiên Nghinh Tƣờng 40 Khuổi Xóm Sảng Mộc 4 Bó Ngƣợc Cúc Đƣờng 41 Khuổi Xỏm Vũ Chấn 5 Bƣởi Phƣơng Giao 42 Khuông Nghinh Tƣờng 6 Cạn Lâu Thƣợng 43 Khuyết La Hiên 7 Cạn Phƣơng Giao 44 Kim Thần Sa 8 Cầu Phƣơng Giao 45 Lòng Hin Phƣơng Giao 9 Cây Sung Phƣơng Giao 46 Lòng Thuyền La Hiên 10 Chám Liên Minh 47 Lũ Phú Thƣợng 11 Co Muồi Thƣợng Nung 48 Luông Cúc Đƣờng 12 Cốc Mị Nghinh Tƣờng 49 Mè Già Nghinh Tƣờng 13 Dây Luồng Phƣơng Giao 50 Mỏ Gà Phú Thƣợng 14 Dõm Nghinh Tƣờng 51 Nà Ca Nghinh Tƣờng 15 Dong Phú Thƣợng 52 Nghinh Tƣờng Nghinh Tƣờng 16 Dƣờng Liên Minh 53 Nguồn Rồng Thƣợng Nung 17 Đá Chằng La Hiên 54 Nƣớc ấm La Hiên 18 Đào Đình Cả 55 Ông Hĩ Tràng Xá 19 Đát La Hiên 56 Pác Ma Cúc Đƣờng 20 Đầu Nguồn Nghinh Tƣờng 57 Pác Mấy Vũ Chấn 21 Goằng Mần Thƣợng Nung 58 Pha Nghinh Tƣờng 22 Goằng Muối Vũ Chấn 59 Quằng Lép Thần Sa 23 Goằng Sà Vũ Chấn 60 Quằng Liền Thần Sa 24 Hai Luồng Phú Thƣợng 61 Quằng Tháp Thần Sa 25 Hai Nguồn Tràng Xá 62 Sa Khao Đình Cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 26 Hang Lâu Thƣợng 63 Sông Bậu Bình Long 27 Khe Rịa Vũ Chấn 64 Suối Cái Vũ Chấn 28 Khuân Mánh Tràng Xá 65 Tháp Mƣời Tràng Xá 29 Khuổi Bó Thần Sa 66 Thuồng Luồng La Hiên 30 Khuổi Caáo Vũ Chấn 67 To Phú Thƣợng 31 Khuổi Đeng Sảng Mộc 68 Vàng Kheo Tràng Xá 32 Khuổi Kheo Dân Tiến 69 Voi Đầm Dân Tiến 33 Khuổi Long Ngƣớc Sảng Mộc 70 Vực Nàng Tràng Xá 34 Khuổi Luông Thần Sa 71 Vực xanh Phú Thƣợng 35 Khuổi Mìu Vũ Chấn 72 Vực Xanh Phƣơng Giao 36 Khuổi Nọi Thần Sa 73 Xa Ngàn Liên Minh 2. Ao, hồ: 5 địa danh TT Địa danh Vị trí tồn tại 3 Hồ Nƣớc Cúc Đƣờng 1 Ao Dời La Hiên 4 Nà Ràng Tầm Vũ Vhấn 2 Ao Mỏ Lâu Thƣợng 5 Hồ Sen Lâu Thƣợng III. Địa danh các vùng đất nhỏ phi dân cƣ Ruộng đồng: 87 địa danh TT Địa danh Vị trí tồn tại 44 Nà Da Bành Sảng Mộc 1 An Vạ Bình Long 45 Nà Dài Sảng Mộc 2 Ao Đông Bình Long 46 Nà Kháo Thần Sa 3 Ba Chân Lâu Thƣợng 47 Nà Khau Sảng Mộc 4 Bàn Cờ Cúc Đƣờng 48 Nà Khoan Phƣơng Giao 5 Bậu Bình Long 49 Nà Khu Vũ Chấn 6 Bon Ngà Bình Long 50 Nà Lầm Thần Sa 7 Bƣ Tràng Xá 51 Nà Lạnh Lâu Thƣợng 8 Buốc Bình Long 52 Nà Lầu Sảng Mộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 9 Cả Phƣơng Giao 53 Nà Lay Sảng Mộc 10 Cây Thị La Hiên 54 Nà Lẹng Thƣợng Nung 11 Chân Chim Tràng Xá 55 Nà Lép Thƣợng Nung 12 Cháy La Hiên 56 Nà Lịn Sảng Mộc 13 Chiêm Liên Minh 57 Nà Lộc Vũ Chấn 14 Cọ Tràng Xá 58 Nà Má ít Sảng Mộc 15 Cổ Cò Lâu Thƣợng 59 Nà Pá Sao Sảng Mộc 16 Co Deng Thƣợng Nung 60 Nà Pay Thần Sa 17 Co Hông Cúc Đƣờng 61 Na Phầy Phú Thƣợng 18 Co Vƣờng Thƣợng Nung 62 Nà Phú Thần Sa 19 Đá Mài Tràng Xá 63 Nà Phƣờng Phƣơng Giao 20 Đình Phú Thƣợng 64 Nà Pùng Sảng Mộc 21 Đình Cúc Đƣờng 65 Nà Quang Phƣơng Giao 22 Đồng Đình La Hiên 66 Nà Ràng Vũ Chấn 23 Đồng Mạ Lâu Thƣợng 67 Nà Riềng Lâu Thƣợng 24 Gốc Mai Lâu Thƣợng 68 Nà Sãi Thần Sa 25 Gốc Nhội La Hiên 69 Nà Táo Vũ Chấn 26 Hiếm Liên Minh 70 Nà Thâm Vũ Chấn 27 Hố Bom Đình Cả 71 Nà Thôông Vũ Chấn 28 Lân Nguộc Cúc Đƣờng 72 Nà Thôông Thần Sa 29 Làng Bình Long 73 Nà Vàng Lâu Thƣợng 30 Làng Hội Lâu Thƣợng 74 Nà Yêng Sảng Mộc 31 Mạ Phú Thƣợng 75 Pác Mƣơng Cúc Đƣờng 32 Mẫu Tràng Xá 76 Phắng Tin Đán Cúc Đƣờng 33 Mỏ Yên Dân Tiến 77 Phƣơng Bá Dân Tiến 34 Nà áng Thần Sa 78 Sa Liên Minh 35 Nà Bó Thƣợng Nung 79 Tam Kha Thƣợng Nung 36 Nà Ca Thƣợng Nung 80 Te Cúc Đƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 37 Nà Ca Thƣợng Nung 81 Tha Mạ Cúc Đƣờng 38 Nà Canh Phƣơng Giao 82 Thả Mon Phú Thƣợng 39 Nà Cây Thần Sa 83 Thoi Thuyết Vũ Chấn 40 Nà Chang Vũ Chấn 84 Thôông Héo Cúc Đƣờng 41 Nà Chanh Lâu Thƣợng 85 Trũng Dân Tiến 42 Nà Châu Thƣợng Nung 86 Tủng Đình Dân Tiến 43 Nà Cốc Sảng Mộc 87 Vàng La Hiên B. Địa danh đơn vị dân cƣ I. Địa danh đơn vị dân cƣ do chính quyền hành chính đặt 1. Huyện: 1 địa danh STT Huyện Tỉnh 1 Võ Nhai Thái Nguyên 2. Thị trấn: 1 địa danh STT Thị trấn Huyện 1 Đình Cả Võ Nhai 1. Xã: 14 địa danh STT Xã Huyện 1 Bình Long Võ Nhai 2 Cúc Đƣờng Võ Nhai 3 Dân Tiến Võ Nhai 4 La Hiên Võ Nhai 5 Lâu Thƣợng Võ Nhai 6 Liên Minh Võ Nhai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 7 Nghinh Tƣờng Võ Nhai 8 Phú Thƣợng Võ Nhai 9 Phƣơng Giao Võ Nhai 10 Sảng Mộc Võ Nhai 11 Thần Sa Võ Nhai 12 Thƣợng Nung Võ Nhai 13 Tràng Xá Võ Nhai 14 Vũ Chấn Võ Nhai 4. Khu phố: 2 địa danh STT Khu phố Xã, Thị trấn 1 Đình Cả Đình Cả 2 Thái Long Đình Cả 2. Địa danh đơn vị dân cƣ có từ thời phong kiến: 171 địa danh TT Xóm Xã, Thị Trấn 86 Là Mè Phƣơng Giao 1 An Long Bình Long 87 La Phài Phú Thƣợng 2 An Thành Thƣợng Nung 88 La Thê La Hiên 3 Ba Nhất Phú Thƣợng 89 Lam Sơn Cúc Đƣờng 4 Ba Phiêng Dân Tiến 90 Làng áng Lâu Thƣợng 5 Bắc Phong Dân Tiến 91 Làng Chẽ Dân Tiến 6 Bãi Lai Đình Cả 92 Làng Chiềng Lâu Thƣợng 7 Bản Phƣơng Giao 93 Làng Cũ Phƣơng Giao 8 Bản Cái Nghinh Tƣờng 94 Làng Đèn Tràng Xá 9 Bản Chấu Sảng Mộc 95 Làng Giai La Hiên 10 Bản Chƣơng Sảng Mộc 96 Làng Hang Lâu Thƣợng 11 Bản Nhàu Nghinh Tƣờng 97 Làng Hang Phƣơng Giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 12 Bản Nƣa Nghinh Tƣờng 98 Làng Kèn La Hiên 13 Bản Rãi Nghinh Tƣờng 99 Làng Lai La Hiên 14 Bản Trang Nghinh Tƣờng 100 Làng Lƣờng Lâu Thƣợng 15 Bậu Bình Long 101 Làng Mƣời Dân Tiến 16 Bình An Bình Long 102 Làng Phật Phú Thƣợng 17 Bình Sơn Cúc Đƣờng 103 Làng Tràng Tràng Xá 18 Bứa Bình Long 104 Lò Gạch Tràng Xá 19 Cao Phƣơng Giao 105 Long Thành Bình Long 20 Cao Biền Phú Thƣợng 106 Lục Thành Thƣợng Nung 21 Cao Lầm Phú Thƣợng 107 Lũng Cà Thƣợng Nung 22 Cao Sơn Vũ Chấn 108 Lũng Hoài Thƣợng Nung 23 Cầu Nhọ Tràng Xá 109 Lũng Luông Thƣợng Nung 24 Cây Bòng La Hiên 110 Mìn Phƣơng Giao 25 Cây Hồng Lâu Thƣợng 111 Mỏ Bễn Tràng Xá 26 Cây Thị La Hiên 112 Mỏ Chì Cúc Đƣờng 27 Cây Trôi Bình Long 113 Mỏ Đinh Tràng Xá 28 Chiến Thắng Bình Long 114 Mỏ Gà Phú Thƣợng 29 Chịp Bình Long 115 Na Bả Phƣơng Giao 30 Chợ Bình Long 116 Na Cà Vũ Chấn 31 Chòi Hồng Tràng Xá 117 Na Cà Sảng Mộc 32 Chùa Bình Long 118 Nà Canh Phƣơng Giao 33 Cổ Rồng Đình Cả 119 Nà Châu Nghinh Tƣờng 34 Đại Long Bình Long 120 Na Đồng Vũ Chấn 35 Đất Đỏ Lâu Thƣợng 121 Nà Giàm Nghinh Tƣờng 36 Đèo Ngà Bình Long 122 Nà Hấu Nghinh Tƣờng 37 Đoàn Kết Dân Tiến 123 Nà Kháo Phú Thƣợng 38 Đồng Bài Tràng Xá 124 Nà Lay Sảng Mộc 39 Đồng Bản Bình Long 125 Nà Lẹng Nghinh Tƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 40 Đồng Chăn Lâu Thƣợng 126 Nà Lƣu Tràng Xá 41 Đồng Chuối Dân Tiến 127 Na Mấy Vũ Chấn 42 Đồng Danh Tràng Xá 128 Nà Pheo Phú Thƣợng 43 Đồng Đình La Hiên 129 Na Rang Vũ Chấn 44 Đồng Đình Vũ Chấn 130 Nà Sọc Bình Long 45 Đồng Dong La Hiên 131 Nác Liên Minh 46 Đồng Dong Phƣơng Giao 132 Nghinh Tác Sảng Mộc 47 Đồng ẻn Tràng Xá 133 Ngọc Mỹ Liên Minh 48 Đồng Mó Phú Thƣợng 134 Ngọc Sơn 1 Thần Sa 49 Đồng Mỏ Tràng Xá 135 Ngọc Sơn 2 Thần Sa 50 Đồng Quán Dân Tiến 136 Nhâu Liên Minh 51 Đồng Rã Dân Tiến 137 Nho Liên Minh 52 Đồng Ruộng Tràng Xá 138 ót Giải Bình Long 53 Đồng Tác Tràng Xá 139 Phố La Hiên 54 Đông Tiến Bình Long 140 Phố Bình Long 55 Đồng Vòi Dân Tiến 141 Phú Cốc Sảng Mộc 56 Giữa Phƣơng Giao 142 Phƣơng Bá Dân Tiến 57 Hạ Kim Thần Sa 143 Phƣơng Đông Phƣơng Giao 58 Hạ Lƣơng Nghinh Tƣờng 144 Phƣợng Hoàng Phú Thƣợng 59 Hạ Sơn Dao Thần Sa 145 Phƣơng Thịnh Dân Tiến 60 Hạ Sơn Tày Thần Sa 146 Suỗi Cạn Phú Thƣợng 61 Hang Hon La Hiên 147 Tân Đào Tràng Xá 62 Hiên Bình La Hiên 148 Tân Kim Thần Sa 63 Hiên Minh La Hiên 149 Tân Lập Sảng Mộc 64 Hùng Sơn Đình Cả 150 Tân Sơn Cúc Đƣờng 65 Kẹ Liên Minh 151 Tân Thanh Thƣợng Nung 66 Kẽn Phƣơng Giao 152 Tân Thành Tràng Xá 67 Khe Cái Vũ Chấn 153 Tân Tiến Dân Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 68 Khe Nọi Vũ Chấn 154 Thâm Liên Minh 69 Khe Rạc Vũ Chấn 155 Thâm Thạo Nghinh Tƣờng 70 Khe Rịa Vũ Chấn 156 Thành Tiến Tràng Xá 71 Khuân Đã Liên Minh 157 Thịnh Khánh Dân Tiến 72 Khuân Nang Liên Minh 158 Thƣợng Lƣơng Nghinh Tƣờng 73 Khuân Ruộng Tràng Xá 159 Tiền Phong Đình Cả 74 Khuân Vạc La Hiên 160 Trại Dẽo Bình Long 75 Khuổi Chạo Sảng Mộc 161 Trúc Mai La Hiên 76 Khuổi Mèo Sảng Mộc 162 Trúc Mai Lâu Thƣợng 77 Khuổi Uốn Sảng Mộc 163 Trung Sơn Thần Sa 78 Kim Sơn Thần Sa 164 Trung Thành Thƣợng Nung 79 Là Bo Tràng Xá 165 Trƣờng Sơn Cúc Đƣờng 80 La Đồng La Hiên 166 Vang Liên Minh 81 Là Đông Tràng Xá 167 Vẽn Bình Long 82 Là Dƣơng Lâu Thƣợng 168 Xuân Hoà La Hiên 83 La Hoá Lâu Thƣợng 169 Xuất Tác Phƣơng Giao 84 Là Khoan Phƣơng Giao 170 Xuyên Sơn Thần Sa 85 La Mạ Lâu Thƣợng 171 Yên Ngựa Lâu Thƣợng C. ĐỊA DANH CÁC CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO I. Địa danh các công trình giao thông 1. Đƣờng, quốc lộ: 40 địa danh TT Tên địa danh Vị trí tồn tại 21 Khe Cái Vũ Chấn 1 Bản Cái Nghinh Tƣờng 22 Khe Noi Vũ Chấn 2 Bản Chấu Sảng Mộc 23 Khe Rạc Vũ Chấn 3 Bản Chƣơng Sảng Mộc 24 Khe Rịa Vũ Chấn 4 Bản Đài Nghinh Tƣờng 25 Khuân Mánh Tràng Xá 5 Cái Cả Phƣơng Giao 26 Mèo La Hiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 6 Cao Sơn Vũ Chấn 27 Mỏ Đinh Tràng Xá 7 Cấp Phối Cúc Đƣờng 28 Mới La Hiên 8 Cây Gạo Phƣơng Giao 29 Nà Ca Sảng Mộc 9 Cũ La Hiên 30 Nà Kháo Lâu Thƣợng 10 Cụt Tràng Xá 31 Nà Lay Sảng Mộc 11 Đèo Bụt La Hiên 32 Nà Lẹng Nghinh Tƣờng 12 Đèo Bụt Phƣơng Giao 33 Nghinh Tác Sảng Mộc 13 Đèo Cây Nhội Phƣơng Giao 34 Nƣớc Hai Thần Sa 14 Đèo Đá Phƣơng Giao 35 Quốc Lộ 1B Võ Nhai 15 Đèo Nhâu Liên Minh 36 Tân Lập Sảng Mộc 16 Đông Bo Tràng Xá 37 Thàng Khau Tƣa Sảng Mộc 17 Đồng Bứa Bình Long 38 Tỉnh 265 Dân Tiến 18 Đồng Đình Vũ Chấn 39 To Thần Sa 19 Đồng Quýnh Dân Tiến 40 Yên Ngựa Lâu Thƣợng 20 Khau Vàng Sảng Mộc 2. Cầu: 36 địa danh TT Tên địa danh Vị trí tồn tại 19 Phùng Lâu Thƣợng 1 Bác Bén Tràng Xá 20 Quýt La Hiên 2 Cúc Phung Dân Tiến 21 Rắn Đình Cả 3 Cúc Tri Phú Thƣợng 22 Sông Đào Đình Cả 4 Đá Phú Thƣợng 23 Suối Đá Dân Tiến 5 Đồng Đình La Hiên 24 Suối Lũ Tràng Xá 6 Khuổi Phát Sảng Mộc 25 Tân Thành Thƣợng Nung 7 Khuổi Sà Vũ Chấn 26 Trắng La Hiên 8 Khuổi Thày Sảng Mộc 27 Treo Tràng Xá 9 La Hiên La Hiên 28 Treo Thần Sa 10 Làng Lai La Hiên 29 Treo Phƣơng Bá Dân Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 11 Léo Quang Sảng Mộc 30 Treo Vẽn BL Bình Long 12 Lọ Hoài Thần Sa 31 Vầy Phú Thƣợng 13 Mỏ Gà Phú Thƣợng 32 Vẽ Phú Thƣợng 14 Nà Mao Nghinh Tƣờng 33 Võng Phú Thƣợng 15 Nà Ruộc Thần Sa 34 Woằng Hin Vũ Chấn 16 Nà Trang Đình Cả 35 Woằng Mần Thƣợng Nung 17 Nƣớc Hai Thần Sa 36 Woằng Then Cúc Đƣờng 18 Phố Bình Long II. CÔNG TRìNH XÂY DỰNG Đập TT Địa danh Vị trí tồn tại 8 Đập Nà Ràng Tầm Vũ Chấn 1 Đập Bản Chƣơng Sảng Mộc 9 Đập Tràn Tràng Xá 2 Đập Bùn Tràng Xá 10 Đập Tràn Sảng Mộc 3 Đập Cây Hồng Lâu Thƣợng 11 Hồ Nƣớc Cúc Đƣờng 4 Đập Đồng Vòi Bình Long 12 Hồ Quán Chẽ Dân Tiến 5 Đập Gieng Vũ Chấn 13 L Phài Phú Thƣợng 6 Đập Mỏ Mòng Bình Long 14 Nà Khù Thần Sa 7 Đập Mỏ Vùng Lâu Thƣợng 15 Xuyên Sơn Thần Sa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9049.pdf
Tài liệu liên quan