BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Lê Duy Trinh
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA GIỚI TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành : Ngơn ngữ học
Mã số : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS DƯ NGỌC NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2006
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy
Cô giảng dạy lớp Cao học Lí luận ngôn ngữ khóa 14; quý Thầy Cô ở khoa Ngữ
127 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7166 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm chức năng của giới từ trong tiếng Việt hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn,
Phòng Khoa học công nghệ – Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh; Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô giảng dạy tại Khoa Sư phạm trường Đại
học Tiền Giang.
Đặc biệt, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Cô Dư Ngọc
Ngân, tiến sĩ Ngôn ngữ học, chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học khoa Ngữ văn Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi trân trọng những sự giúp đỡ đó và xin được nói lời cảm ơn chân
thành.
Tác giả
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu . Chữ số đầu tiên đặt trước dấu (,) biểu thị số
thứ tự của tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Chữ số thứ hai đặt sau dấu phẩy biểu thị
số thứ tự trang của tài liệu được trích dẫn; ví dụ 7,tr. 24 là tài liệu thứ 7 trong danh mục tài
liệu tham khảo, trang 24. Nếu đoạn trích dẫn nằm ở hai ba trang liên tục thì giữa trang đầu và
trang cuối cĩ ghi thêm dấu gạch nối (-), ví dụ 27,tr. 240 - 247. Thơng tin đầy đủ về tài liệu
trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo đặt cuối luận văn.
2. Ví dụ được in nghiêng và ghi theo thứ tự a, b,c ... của từng phần.
3. Ngồi một vài chữ viết thơng dụng như : x (xin xem), vd (ví dụ), luận văn cịn sử
dụng một số ký hiệu :
- Dấu / : hay, hoặc
- Dấu + : cĩ
- Dấu - : khơng cĩ
- Dấu : cĩ thể phát triển, biến đổi thành
4. Những từ trong ngoặc đơn ( ) là những từ cĩ thể lược bỏ mà khơng làm cho câu thay
đổi về phương diện “cĩ thể” hay “khơng thể” được người bản ngữ chấp nhận.
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giới từ (preposition) là lớp từ được xác định từ rất sớm trong lịch sử nghiên cứu ngữ
pháp nĩi chung và từ loại nĩi riêng của thế giới. Các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp của
nhiều nước từ trước đến nay, khi miêu tả từ loại hoặc cấu trúc của các đơn vị ngữ pháp, ít nhiều
đều cĩ đề cập đến lớp từ này.
Ở Việt Nam, kể từ cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim, Phạm Duy
Khiêm, Bùi Kỷ cho đến các sách ngữ pháp gần đây, các tác giả, ở những mức độ khác nhau,
đều cĩ bàn đến giới từ (cĩ khi được thay bằng thuật ngữ khác như kết từ phụ thuộc, quan hệ
từ phụ thuộc, từ nối chính phụ). Trong những cơng trình nghiên cứu đĩ, các tác giả xuất phát
từ nhiều gĩc nhìn khác nhau đã khảo sát, miêu tả giới từ tiếng Việt ở những bình diện khác
nhau và thực tế đã cĩ những đĩng gĩp đáng kể trong việc chỉ ra những đặc điểm chức năng
của lớp từ này.
Tuy vậy, theo quan sát của chúng tơi, giới từ trong tiếng Việt cĩ một diện mạo phong
phú và phức tạp hơn những gì mà các tác giả đi trước đã miêu tả. Nĩi một cách cụ thể hơn,
với tư cách là một yếu tố ngơn ngữ cĩ tần số sử dụng rất cao trong giao tiếp, giới từ đảm
nhận khá nhiều chức năng và đĩng vai trị quan trọng khi tham gia tạo lập phát ngơn. Một
số đặc trưng ngữ pháp và thuộc tính ngữ nghĩa của nĩ khơng phải chưa từng được nĩi đến
trong các cơng trình nghiên cứu trước đây. Cĩ điều, chưa cĩ một cơng trình nào khảo sát,
miêu tả ở mức độ đủ chi tiết để tổng kết các đặc điểm chức năng (ngữ pháp, ngữ nghĩa) của
giới từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt, nhất là gắn việc xem xét giới từ với bản chất tín
hiệu học nhằm phát hiện những hoạt động cĩ tính quy luật của nĩ khi tham gia hành chức.
Hơn nữa, các cơng trình nghiên cứu đĩ đa phần chỉ quan tâm đến chức năng ngữ pháp của
giới từ do quan niệm giới từ là “hư từ” thuần túy; vì vậy, chức năng ngữ nghĩa của lớp từ
này chưa được chú ý.
Mặt khác, khả năng phát triển thành ngữ đoạn trong giao tiếp của giới từ là hồn tồn
hiện thực. Nhưng kiểu ngữ đoạn như vậy (giới ngữ) hoặc khơng được thừa nhận hoặc thừa
nhận nhưng chưa được quan tâm và khảo sát đúng mức, trong khi ở một số ngơn ngữ khác
loại ngữ đoạn này đã được xác định và miêu tả tương đối đầy đủ.
Xuất phát từ tình hình trên và từ mong muốn gĩp phần tường minh hĩa các đặc điểm
chức năng (ngữ pháp, ngữ nghĩa) của giới từ – giới ngữ trong tiếng Việt, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Việc phân định từ loại nĩi chung, việc xác định từ loại giới từ nĩi riêng đã cĩ lịch sử
khá lâu đời. Trên cơ sở kế thừa và phát triển lí luận về từ loại của các triết gia, học giả Hy
Lạp thời cổ đại (Protagoras, Platon, Aristote), học phái Alexandrie đã xác lập hệ thống từ
loại tiếng Hy Lạp gồm tám từ loại trong đĩ cĩ giới từ hay tiền trí từ (các từ loại khác là danh
từ, động từ, tính động từ, thành phần, đại danh từ, phĩ từ và liên từ). Giới từ được học phái
này quan niệm là loại từ cĩ thể đứng trước các loại từ khác và cũng cĩ thể dùng trong kết cấu
nội bộ của cụm từ và câu. Đến thế kỷ IV sau cơng nguyên, Donatus và Priscianus, hai nhà
ngữ pháp học La tinh chia tiếng La tinh thành tám loại (danh từ, động từ, đại từ, tính động từ,
phĩ từ, liên từ, thán từ và giới từ). Trong đĩ, giới từ được xác định cĩ đặc điểm là dùng như
một từ riêng biệt trước các từ biến cách và kết hợp với cả các từ biến cách và các từ khơng
biến cách. Các nhà ngữ pháp học châu Âu đã dựa vào kết quả này để xây dựng một hệ thống
từ loại bao gồm chín loại sau: article (quán từ), substantif (danh từ), adjectif (tính từ) verbe
(động từ), adverbe (trạng từ), pronom (đại từ), préposition (giới từ), conjonction (liên từ) và
interjection (thán từ).
Về sau, bảng từ loại này mang tính chất truyền thống và được dùng để miêu tả hoạt động
ngữ pháp của nhiều ngơn ngữ trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
Ở Việt Nam, tài liệu cũ nhất bằng tiếng Việt cĩ đề cập đến giới từ cĩ lẽ là bài tựa “Báo
cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đơng kinh” trong cuốn từ điển thường được gọi là từ điển
Việt–Bồ–La của Alexandre de Rhơdes xuất bản năm 1651 tại Rome. Trong phần III của bài
tựa này, tác giả đã xem giới từ tiếng Việt là một trong bốn loại thuộc phần khơng biến hình
của lời nĩi (ba loại kia là phĩ từ, thán từ, liên từ).
Với những tài liệu thu thập được, chúng tơi nhận thấy: giới từ tiếng Việt đã được các
nhà nghiên cứu ở những thời kỳ khác nhau đề cập đến trong các cơng trình ngữ pháp học của
mình.
Từ năm 1940, các tác giả (Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ) của cuốn “Việt
Nam văn phạm” đã xác định và đặt tên cho giới từ tiếng Việt với định nghĩa như sau:
“Giới từ là tiếng dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nĩ” 23, tr.131.
Sau đĩ, trên thực tế, các tác giả đã dựa vào ngữ nghĩa để phân loại các giới từ.
Trong cuốn “Văn phạm Việt Nam” (1952), Bùi Đức Tịnh khơng nêu rõ định nghĩa về
giới từ mà xếp luơn các liên từ phụ thuộc (bởi, vì, cho nên, tuy... nhưng) vào cùng một loại
với giới từ và gọi chúng là “giới từ và giới ngữ”. Theo ơng, “giới từ và giới ngữ” là những
tiếng dùng để chỉ sự tương quan giữa ý nghĩa của hai từ ngữ và hai mệnh đề 43, tr.230.
Nguyễn Kim Thản trong cơng trình “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1963) tách
riêng giới từ thành một từ loại như trong “Việt Nam văn phạm” (1940) và quan niệm: Giới từ
là một loại hư từ (trong nhĩm quan hệ từ) cĩ tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ
chính (hoặc từ tổ chính), biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đĩ. Ví dụ:
– Đi với tơi; viết bằng bút chì; ăn cho no
– Người mà tơi gặp hơm qua là người miền Nam 39, tr.330.
Trong cơng trình nghiên cứu này, ơng mới chỉ đặt vấn đề “nghiên cứu qua về một số
giới từ chính trong tiếng Việt” và xét một số giới từ như sau: ở, ở trong (Anh bếp ở trong
chạy ra), từ (tự), với, đối với, cùng với, cùng, bởi, vì, để, do, tại, cho, bằng (chiếc nhẫn này
bằng vàng), rằng (một lúc, ngài dạy rằng...).
Cĩ điểm cần lưu ý là Nguyễn Kim Thản cho các từ “trên”, “dưới”, “trong”, “ngồi”,
“trước”, “sau” khơng thuộc từ loại giới từ mà thuộc phạm trù “thời vị từ”, “đứng trước danh
từ, chúng và danh từ là đồng ngữ, cĩ ý nghĩa ngữ pháp về địa điểm, thời gian hay khối
lượng,...và làm thành phần của câu (hay của từ tổ)” 39, tr.330-347
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản
ngữ)” quan niệm: quan hệ từ (bao gồm giới từ và liên từ) là những từ cĩ khả năng đi kèm với
đoản ngữ với tư cách là những cái dấu nối hai chiều, nối đoản ngữ với một đơn vị nào đấy ở
trước để tạo thành một đơn vị lớn hơn. Ơng viết “những từ này cĩ thể xem như là những dấu
hiệu hình thức chứng tỏ rằng đoản ngữ sau chúng đã được đặt vào một thế phân bố nhất
định”. 7, tr.326
Giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) của trường Đại học Sư phạm Hà Nội khơng
nêu ra định nghĩa quan hệ từ mà chỉ giới thiệu đặc điểm và tác dụng của từ loại này. Theo
đĩ, quan hệ từ “ là loại đơn vị được gọi là giới từ, liên từ hoặc từ định hình cú pháp hoặc từ
nối dùng để nối các thành phần trong nhĩm và trong câu hay các thành tố trong cụm từ ”8,
tr.162. Các tác giả cũng cho rằng: khác với các lớp từ cơ bản và các phụ từ, lớp từ này
khơng cĩ ý nghĩa phạm trù, chức năng, khơng cĩ khả năng kết hợp với những lớp từ khác; nĩ
là một thứ cơng cụ ngữ pháp, được dùng để gĩp phần “hiện thực hĩa” các quan hệ cú pháp
trong cụm từ, trong câu... để xây dựng nên các kết cấu cú pháp.
Trong cơng trình nghiên cứu tập thể “Ngữ pháp tiếng Việt” (UBKHXH, 1983), các tác
giả đã xác định một từ loại gọi là kết từ với cách phân loại hết sức cơ đọng như sau:
a. Kết từ chính phụ tức là kết từ biểu thị quan hệ chính phụ.
Đĩ là những từ như: do, của, để, bởi, bởi vì, tại, tại vì, mà, đối với, từ ...
b. Kết từ liên hợp tức là kết từ biểu thị quan hệ liên hợp.
Đĩ là những từ như: và, với, hay, hoặc, cùng, nhưng, song... và những từ cĩ thể dùng
thành cặp như: nếu... thế, tuy... nhưng, vì... cho nên, khơng những... mà cịn, càng... càng...
46, tr.91
Như vậy, tuyệt đại đa số các từ được các tài liệu ngữ pháp trước đĩ cho là giới từ được
các tác giả cơng trình nghiên cứu nĩi trên xếp vào loại kết từ chính phụ.
Cũng dùng thuật ngữ kết từ, Diệp Quang Ban trong tài liệu “Ngữ pháp tiếng Việt phổ
thơng” (1989) cho rằng “Kết từ (cịn gọi là quan hệ từ) là những hư từ dùng để liên kết các từ
với nhau hoặc các vế trong câu”. Sau đĩ, mặc dù viết: “Trong nhiều ngơn ngữ, kết từ được
phân biệt rõ thành giới từ và liên từ. Cách phân biệt này khơng thuận lợi đối với tiếng Việt”
nhưng tác giả vẫn thừa nhận “ở những chỗ cần thiết người ta vẫn phải nhắc đến tên gọi giới
từ và liên từ”. Tiếp đến, trên thực tế, khi tiến hành phân loại, tác giả đã chia kết từ thành hai
tiểu loại như sau:
“10.1. Giới từ: dùng để nối định ngữ với danh từ – thành tố chính hoặc bổ ngữ gián
tiếp với động từ – thành tố chính .. : của, bằng, do, vì, tại, bởi, để, từ, đến...
“10.2. Liên từ: và, với, cùng, cùng với, cũng, như, cịn, mà, hay, hay là, hoặc, hoặc
là,...” 2, tr.143-149.
Năm 1986, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)”, Đinh Văn Đức cũng cĩ quan
niệm tương tự như Diệp Quang Ban khi viết rằng “so với các ngơn ngữ châu Âu việc tìm
ranh giới triệt để giữa liên từ và giới từ trong tiếng Việt là khĩ, do tính chất đa chức năng của
các yếu tố”. Từ đĩ, tác giả kết luận: “tất cả các hư từ cú pháp cĩ thể tập hợp trong một phạm
trù chung là quan hệ từ”16, tr.186.
Khi tiến hành phân loại quan hệ từ, tác giả chia ra các tiểu loại như sau:
a. Các liên từ thuần túy.
b. Các giới từ thuần túy.
c. Các liên từ – giới từ.
Hồng Văn Thung trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” – tập I (1991) khơng nĩi đến
thuật ngữ giới từ, liên từ mà dùng thuật ngữ kết từ chính phụ, kết từ đẳng lập. Đây là 2 tiểu
loại của từ loại kết từ. Loại từ này cĩ đặc trưng như sau:
Về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng
được phản ánh. Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ (và hư từ)
một cách tường minh.
Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp
từ, các câu và đoạn văn cĩ quan hệ cú pháp.
Trong cơng trình nghiên cứu “Cú pháp tiếng Việt” (1992), Hồ Lê sử dụng bộ thuật ngữ
rất khác với các tác giả đi trước. Ơng cho rằng kết từ trong tiếng Việt gồm ba tiểu loại. Mỗi
tiểu loại cĩ chức năng cụ thể như sau:
a. Kết từ nối tiếp: dùng để nối những bộ phận ghép, gồm cĩ: và, với, cùng, nhưng ,
song ...
b. Kết từ chính phụ: dùng để nối bộ phận chính với bộ phận phụ trong các từ tổ danh
từ, động từ, tính từ, gồm những từ như: của, về, với, cho, ở, tại, vào, bằng, để, đặng, vì ...
c. Kết từ đề – thuyết : dùng để nối phần đề với phần thuyết, gồm những từ như: thì, là,
mà, nếu ... thì ... , hễ ...thì ... , tuy ... nhưng ... 26, tr.372-403.
Theo đĩ, kết từ chính phụ chính là giới từ trong quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu
khác.
Trong giáo trình “Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt” (1997), các tác giả Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến cũng sử dụng thuật ngữ kết từ và giải thích ngắn gọn
“kết từ là những từ dùng để chỉ quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ và làm nhiệm vụ liên
kết hai từ hay hai bộ phận từ ngữ với nhau” 13, tr.273.
Tương tự như vậy, cuốn “Cơ sở tiếng Việt” (2000) của Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào
Thanh Lan cho biết “kết từ dùng để nối kết các từ thực hoặc các vế câu”. Và nĩi thêm “ngồi
việc nối kết, chúng cịn diễn đạt mối quan hệ giữa các thực từ, các vế câu”. Trên cơ sở chia
kết từ thành hai tiểu loại là liên từ và giới từ, các tác giả quan niệm “giới từ : diễn đạt quan
hệ chính phụ thường dùng để nối định ngữ với danh từ hoặc bổ ngữ gián tiếp với động từ”
15, tr.160 (trong khi liên từ: diễn đạt quan hệ bình đẳng về ngữ pháp hoặc quan hệ liên hợp
qua lại về ngữ pháp và ý nghĩa khi nối các vế câu).
“Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học” (1997) đã giải thích giới từ là “từ loại cĩ ý
nghĩa phạm trù, đặc trưng là biểu thị quan hệ của đối tượng với đối tượng, hiện tượng, cảnh
huống. Ý nghĩa này được biểu hiện khơng phải bằng ý nghĩa từ vựng chân thực của từ mà
bằng những đặc điểm hoạt động của chúng với tư cách là các từ hư chỉ quan hệ. Ví dụ: Sách
của tơi; làm việc ở nhà máy” 49, tr.105.
Trong giáo trình “Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt” (1997) do Bùi Tất Tươm chủ biên,
các tác giả xem “quan hệ từ là những hư từ dùng để nối từ với từ, hoặc nối đoạn câu, câu với
nhau. Quan hệ từ cũng được dùng để nối những cấu tạo ngơn ngữ lớn hơn câu” 44, tr.180.
Xét theo quan hệ ngữ pháp do quan hệ từ diễn đạt, các tác giả phân quan hệ từ ra làm hai
loại: Quan hệ từ bình đẳng và quan hệ từ phụ thuộc; đồng thời nĩi rõ : các quan hệ từ bình
đẳng cĩ tên gọi truyền thống là liên từ; các quan hệ từ phụ thuộc cĩ tên gọi truyền thống là
giới từ.
Cũng tập thể tác giả này, đến cuốn “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt , quyển 2 –Ngữ
đoạn và Từ loại” (2005), dưới sự chủ biên của Cao Xuân Hạo, đã tách giới từ và liên từ ra
thành hai từ loại riêng biệt. Ở đây, giới từ được coi là “những từ được dùng để đánh dấu
quan hệ chính phụ, tức là cho biết ngữ đoạn đi sau nĩ là phụ (phụ của câu thì gọi là trạng
ngữ, phụ của ngữ danh từ thì gọi là định ngữ, phụ của ngữ vị từ thì gọi là bổ ngữ)” 21,
tr.113.
Trước đĩ, trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” (1999), Lê Biên đã cĩ suy nghĩ
tương tự như Đinh Văn Đức (1986) khi cho rằng “việc tách ra thành giới từ và liên từ thiếu
những căn cứ khách quan, vả lại cũng khơng cĩ tác dụng lớn lao gì cả về lý thuyết và thực
tiễn, cho nên để chung một loại từ”. Tác giả gọi đĩ là quan hệ từ; đồng thời xác định quan hệ
từ là những hư từ cú pháp, khơng cĩ nghĩa sở chỉ, sở biểu, là “những từ cĩ chức năng diễn
đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy” 6,tr.161.
Tác giả Hữu Quỳnh, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001), xác định “quan hệ từ là
những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các thành phần trong câu hay các thành tố
trong cụm từ” 36, tr.161.Kết thúc chương quan hệ từ, tác giả chú thích: Ngữ pháp tiếng
Việt trước kia chia quan hệ từ thành giới từ (nối các thành tố trong cụm từ) và liên từ (nối
các thành tố trong thành phần câu).
Trái lại, Nguyễn Văn Thành với cơng trình nghiên cứu “Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp
học)” (2003) tách giới từ và liên từ ra thành hai từ loại độc lập. Đồng thời, tác giả đưa ra
định nghĩa về giới từ như sau:
“Giới từ là những từ trợ nghĩa ngữ pháp, luơn đi trước danh từ, đại từ, số từ, để giới hạn
hành động hay sự kiện về địa điểm cụ thể, thời gian cụ thể hoặc biểu thị nguyên nhân, mục
đích, đối tượng, phương tiện và cách thức cụ thể diễn ra hành động trong câu”41, tr.476.
Qua việc điểm lại các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt tiêu biểu cĩ đề cập đến
giới từ ở các thời kỳ, chúng tơi sơ bộ nhận thấy:
a. Cĩ tác giả xem giới từ nĩi riêng và quan hệ từ (kết từ, từ nối) nĩi chung là một loại
“hư từ” thuần túy, là từ cơng cụ, khơng cĩ ý nghĩa phạm trù, chức năng và khơng cĩ khả
năng kết hợp với những lớp từ khác. Vai trị của giới từ trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt
được xác định bằng các chức năng liên kết, “xúc tác”, “mơi giới, trung gian” nên nĩ khơng
cĩ liên quan gì đến cấu tạo và chức năng của các kết cấu cú pháp.
Cĩ tác giả thừa nhận tư cách là phương tiện tổ hợp cú pháp của giới từ và xác định
nĩ cĩ khả năng đảm nhiệm “vai trị chỉ tố đánh dấu ý nghĩa ngữ pháp” cho các thành tố quan
hệ. Khi đảm nhận vai trị này, giới từ (và liên từ) khơng phải là một yếu tố trung gian mà
gắn với thành phần được đánh dấu và cĩ tư cách một thành phần trong quan hệ với một thành
phần khác.
b. Trong khi khảo sát và miêu tả đặc điểm chức năng của giới từ tiếng Việt, hầu hết
các cơng trình đều nghiêng về phương diện ngữ pháp; mà ngay ở phương diện này, các tác
giả cĩ khi lại cĩ quan niệm rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trong khi đĩ, phương diện
ngữ nghĩa của giới từ tiếng Việt hầu như chưa được khảo sát và miêu tả cĩ hệ thống mà
thường dừng ở chỗ giải nghĩa và nêu cách sử dụng của từng giới từ riêng lẻ.
c. Khi tiến hành phân định từ loại, giới từ cĩ khi được xem là một loại từ cĩ cương vị
ngang hàng với các từ loại khác trong hệ thống từ loại tiếng Việt; cĩ khi chỉ được coi là một
tiểu loại cùng với liên từ hợp thành một loại từ được gọi là quan hệ từ hoặc kết từ, từ nối.
d. Việc vạch ra biên giới của giới từ và liên từ gặp nhiều khĩ khăn cho nên cĩ tác giả
phải đi đến giải pháp trung gian khi cho rằng bên cạnh giới từ và liên từ cịn cĩ một tiểu loại
nữa là giới từ – liên từ; hoặc gộp giới từ và liên từ thành một từ loại như đã nĩi ở mục (c).
Những nhận xét bước đầu như trên càng chứng tỏ giới từ tiếng Việt là một lớp từ cĩ
“diện mạo” rất đa dạng và phức tạp trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Theo quan sát của chúng tơi, giới từ tiếng Việt: về ngữ pháp, là phương tiện đánh
dấu mối quan hệ chính phụ giữa các thành tố trong một ngữ đoạn cho biết thành tố đi sau nĩ
là phụ; về ngữ nghĩa, là chỉ tố đánh dấu vai nghĩa của các thành phần chức năng cĩ quan hệ
trực tiếp với nĩ trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Từ đĩ, chúng tơi xác định lớp từ cĩ
những đặc điểm từ loại nêu trên chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.2. Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu như vậy, trong khuơn khổ một luận văn
cao học, đề tài này tập trung khảo sát và miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ
trong tiếng Việt hiện đại.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giới từ thuộc vào số đối tượng chưa được giới Việt ngữ học nghiên cứu thật đầy đủ.
Ngay cả các cơng trình nghiên cứu trước đây phần lớn thường mới chỉ dừng lại ở việc xem
xét chức năng và miêu tả cách sử dụng của từng giới từ riêng lẻ. Việc nghiên cứu này là cần
thiết. Song, theo chúng tơi, cần phải nhìn nhận lớp từ này một cách tồn diện hơn, cần tìm ra
những đặc điểm chức năng chung cho cả lớp từ để từ đĩ làm rõ điểm khác biệt của chúng so
với các từ loại khác, giúp cho việc nhận diện, nắm bắt cũng như sử dụng chúng đạt được
hiệu quả tốt hơn. Đây chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích là tìm ra những đặc điểm chức năng cĩ tính chất khái quát của
giới từ tiếng Việt, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất: Xác định cương vị của giới từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
Thứ hai: Tìm ra những tiêu chí nhận diện giới từ tiếng Việt; trên cơ sở đĩ, lập danh
sách và đề xuất cách phân loại giới từ tiếng Việt.
Thứ ba: Phân tích những đặc điểm chức năng của giới từ tiếng Việt trên cơ sở thừa
nhận sự hiện diện của giới ngữ trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt. Cụ thể là khảo sát và miêu
tả vai trị xác lập quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp, khả năng tham gia cấu tạo nghĩa cho ngữ
đoạn và chức năng đánh dấu vai nghĩa của giới từ tiếng Việt (Đây là nhiệm vụ trọng tâm).
Như vậy, việc nghiên cứu giới từ tiếng Việt theo nhiệm vụ đặt ra sẽ cĩ những đĩng gĩp
nhất định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về phương pháp luận, chúng tơi tuân thủ quan niệm: coi ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp
đồng thời là cơng cụ tư duy; ngơn ngữ là một hệ thống, các yếu tố tạo nên nĩ cĩ quan hệ
khắng khít với nhau, hai mặt của ngơn ngữ – ý nghĩa và hình thức – gắn bĩ với nhau. Coi
trọng đặc điểm riêng của tiếng Việt và xuất phát từ thực tiễn của tiếng Việt, đồng thời coi
trọng tính hệ thống của ngữ pháp tiếng Việt nhằm tránh suy luận khơng cĩ căn cứ hoặc dựa
vào sự kiện rời rạc.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, ngồi những phương pháp nghiên cứu khoa
học chung, đề tài này sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích ngơn ngữ để làm rõ những đặc
trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của giới từ tiếng Việt. Từ kết quả của việc phân tích đĩ, chúng
tơi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu ngơn ngữ để thấy được đặc điểm chức năng của
giới từ so với các từ loại khác trong tiếng Việt. Đồng thời, chúng tơi cịn sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê để phục vụ cho việc phân tích và lập danh sách
giới từ tiếng Việt.
7. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Chúng tơi nghĩ rằng: ngồi những đặc điểm ngữ pháp đã được các cơng trình nghiên
cứu trước đây miêu tả, giới từ tiếng Việt cịn cĩ những đặc trưng riêng về ngữ nghĩa. Cho
nên, nếu chỉ dừng lại ở những nhận xét từ bình diện ngữ pháp thì rất dễ đi vào mơ tả các đặc
điểm phân bố và khĩ vượt ra khỏi việc chỉ tìm vai trị của lớp từ này đối với sự hình thành
các kết cấu ngữ pháp. Vì thế, để làm rõ bản chất từ loại của giới từ, đề tài này, bên cạnh việc
hệ thống hĩa các đặc điểm ngữ pháp của giới từ tiếng Việt, cịn đặc biệt chú ý đến việc miêu
tả đặc điểm ngữ nghĩa chức năng của nĩ. Đây chính là phần đĩng gĩp khiêm tốn của người
thực hiện luận văn.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn cĩ 157 trang (Chính văn: 125 trang, Tài liệu tham khảo: 6 trang, Phụ
lục: 26 trang).
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm 2 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về giới từ tiếng Việt
Ở chương này, chúng tơi trình bày khái niệm giới từ trong Việt ngữ học; đặc điểm
từ loại và tiêu chí nhận diện giới từ tiếng Việt; phân biệt giới từ với từ chỉ hướng, danh từ vị
trí. Từ đĩ, lập danh sách và đề xuất cách phân loại giới từ tiếng Việt.
Nội dung chương này là cơ sở để giải quyết những vấn đề được đặt ra ở chương 2.
Chương 2 : Đặc điểm chức năng của giới từ tiếng Việt
Trong chương này, trên cơ sở phân tích chức năng, cách sử dụng của một số giới từ
tiêu biểu trong tiếng Việt hiện đại, chúng tơi miêu tả đặc điểm chức năng của giới từ tiếng
Việt bằng việc chỉ ra những khả năng mà nĩ cĩ thể thực hiện ở hai bình diện : ngữ pháp và
ngữ nghĩa.
Nội dung chương này là trọng tâm của luận văn.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT
1.1. Khái niệm giới từ
Thuật ngữ giới từ đã được một số tác giả sử dụng trong nhiều cơng trình nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt như đã nêu. Điều đáng chú ý là thuật ngữ này được dùng theo những
nghĩa khác nhau. Để tránh nhầm lẫn nội dung khái niệm và để xác định phạm vi khái niệm
trong khi sử dụng, dưới đây chúng tơi tạm thời phân ra các “nghĩa” của thuật ngữ này ở hai
bình diện: ngữ pháp và ngữ nghĩa.
1.1.1. Bình diện ngữ pháp
1.1.1.1.. Nghĩa thứ nhất:
Giới từ là tiếng “dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nĩ”, “làm nhiệm vụ
liên kết hai từ hay hai bộ phận từ ngữ với nhau”, “cĩ tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ
phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính)”, giới từ “cĩ khả năng đi kèm với đoản ngữ... , nối đoản
ngữ với một đơn vị nào đấy ở trước để tạo thành một đơn vị lớn hơn”, “cho biết ngữ đoạn đi
sau nĩ là phụ”. Tiêu biểu cho cách hiểu này là các tác giả Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm
Duy Khiêm, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn. Theo nghĩa này, giới từ dùng để nối các
thành tố trong một cụm từ (ngữ, từ tổ, ngữ đoạn) và đối lập với liên từ về mặt quan hệ ngữ
pháp trong nội bộ một cụm từ (giới từ biểu thị quan hệ chính phụ, liên từ biểu thị quan hệ
đẳng lập).
1.1.1.2.. Nghĩa thứ hai :
Giới từ là những từ cĩ nhiệm vụ “liên kết các từ với nhau hoặc các vế trong câu”,
“diễn đạt mối quan hệ giữa các thực từ, các vế câu, dùng để nối các từ, các kết hợp từ, các
câu và đoạn văn cĩ quan hệ với nhau”; tức là “cũng được dùng để nối những cấu tạo ngơn
ngữ lớn hơn câu”.
Tiêu biểu cho quan niệm này là Diệp Quang Ban, Bùi Tất Tươm – Hồng Xuân Tâm
– Nguyễn Văn Bằng, Hồng Văn Thung. Theo nghĩa này, giới từ cĩ thể dùng để nối các
thành tố trong một cụm từ, các vế trong một câu, các câu trong một đoạn. Như vậy, ở trường
hợp này giới từ khơng được phân biệt với liên từ về mặt chức năng và quan hệ ngữ pháp bởi
vì giới từ cùng với lớp từ thường được ngữ pháp truyền thống gọi là “liên từ phụ thuộc” nhập
thành một loại, được gọi chung là quan hệ từ chính phụ, kết từ chính phụ, từ nối chính phụ.
1.1.2. Bình diện ngữ nghĩa
1.1.2.1. Nghĩa thứ nhất :
Giới từ là một loại hư từ cú pháp, “khơng cĩ nghĩa sở chỉ, sở biểu” mà chỉ là những
từ chức năng dùng để “diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy”, “chỉ sự
tương quan giữa ý nghĩa của hai từ ngữ và hai mệnh đề”. Đây là quan niệm của Bùi Đức
Tịnh, Đinh Văn Đức và Lê Biên. Theo nghĩa này, giới từ khơng cĩ ý nghĩa từ vựng.
1.1.2.2. Nghĩa thứ hai :
Giới từ là “những từ trợ nghĩa ngữ pháp... để giới hạn hành động hay sự kiện về địa
điểm cụ thể, thời gian cụ thể hoặc biểu thị nguyên nhân, mục đích, đối tượng, phương tiện và
cách thức cụ thể diễn ra hành động trong câu”. Đây là quan niệm của Nguyễn Văn Thành.
Tác giả đã dẫn ý kiến của nhà ngơn ngữ học người Nga A.A Reformatskij để thừa nhận rằng
: các từ trợ nghĩa (trong đĩ cĩ giới từ) là những từ mà “ý nghĩa từ vựng của chúng trùng với
ý nghĩa ngữ pháp của chúng ... chức năng ngữ pháp trong các từ trợ nghĩa ngữ pháp đã hàm
chứa bản chất từ vựng của chúng” 41, tr.93.
Cần nĩi thêm là, Nguyễn Văn Thành khơng chấp nhận các khái niệm thực từ, hư từ
mà quan niệm hệ thống từ loại tiếng Việt bao gồm hai mảng lớn là các từ đủ nghĩa và các từ
trợ nghĩa.
Rõ ràng, quan niệm về nghĩa của thuật ngữ giới từ rất khác nhau. Cĩ thể tạm thời rút
ra một số nhận xét như sau:
a. Về mặt ngữ pháp:
Các tác giả một cách khơng tường minh đã cho rằng giới từ khơng cĩ khả năng đảm
nhận bất kỳ chức vụ cú pháp gì ở trong câu, khơng độc lập hành chức mà chỉ cĩ vai trị
“nối”, “liên kết” các kiểu cấu trúc ngữ pháp. Giới từ dùng để biểu thị quan hệ chính phụ giữa
các thành tố hoặc ở bậc cụm từ hoặc ở cả bậc câu. Sự khác nhau của từng quan niệm là do
các tác giả mở rộng hay thu hẹp chức năng biểu thị quan hệ chính phụ của giới từ. Điều này
tất yếu đưa đến hệ quả: cĩ tác giả xem giới từ là một loại từ loại độc lập, đối lập với liên từ
về mặt quan hệ ngữ pháp: giới từ biểu thị quan hệ chính phụ, cịn liên từ biểu thị quan hệ
đẳng lập bất kể kết cấu ngữ pháp mà chúng tham gia là ngữ đoạn (cụm từ) hay câu. Cĩ tác
giả chỉ coi giới từ là một tiểu loại của quan hệ từ, khác biệt với liên từ về mặt chức năng
(giới từ chỉ dùng để nối các thành tố trong một ngữ đoạn cịn liên từ cĩ thể dùng để nối các
thành tố trong một ngữ đoạn, các vế trong câu, các câu) và một phần nào đĩ “đồng chất” với
liên từ về mặt quan hệ ngữ pháp (trong tương quan với liên từ phụ thuộc – là liên từ nhưng
biểu thị quan hệ chính phụ).
b. Về mặt ngữ nghĩa:
Các nghĩa nêu trên hồn tồn đối lập nhau: nghĩa thứ nhất khẳng định giới từ khơng
cĩ ý nghĩa từ vựng. Nghĩa thứ hai thừa nhận sự tồn tại (một cách ngầm ẩn) ý nghĩa từ vựng
của giới từ, cho ý nghĩa từ vựng của giới từ trùng với ý nghĩa ngữ pháp của nĩ.
Trong đề tài này, thuật ngữ giới từ được hiểu theo nghĩa như sau: Giới từ là những từ
khơng cĩ ý nghĩa từ vựng, dùng để biểu thị quan hệ chính phụ trong một ngữ đoạn (từ tổ,
cụm từ) và / hoặc dẫn nhập thành phần phụ (trạng ngữ) trong cấu trúc cú pháp của câu.
Thuật ngữ giới từ (preposition) được dùng theo quan niệm là từ thường đứng trước
danh ngữ, động ngữ, đại từ để báo trước một bổ ngữ. Cách hiểu này là theo đặc điểm của các
ngơn ngữ dùng trật tự S-V-O như tiếng Việt. Trong khi đĩ, ở một số ngơn ngữ khác như
tiếng Nhật, tiếng Thổ, vị trí của lớp từ này cĩ chức năng tương tự nhưng thường đứng sau
danh từ nên được gọi là hậu trí từ (postposition).
1.2. Cương vị của giới từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt
1.2.1. Nhìn chung, trong các sách viết về ngữ pháp tiếng Việt từ trước đến nay đều cĩ một
phần dành riêng cho vấn đề từ loại tiếng Việt. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu, Trần Trọng Kim,
Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [23] phân định vốn từ tiếng Việt thành 13 loại: danh từ, mạo từ,
loại từ, chỉ định từ, đại danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, giới từ, liên từ, tán thán từ, trợ ngữ
từ, từ đệm. Bùi Đức Tịnh 43 phân các “tự ngữ” thành 8 từ loại: danh từ, đại từ, trạng từ,
động từ, phĩ từ, liên từ, giới từ và giới ngữ, hiệu từ. Ở giai đoạn này, tuy các tác giả khơng
đưa ra những cơ sở để phân định từ loại nhưng cĩ thể thấy bình diện ngữ nghĩa của từ đã
được sử dụng ở một mức độ nhất định để làm cơ sở phân chia từ loại. Trong quan niệm của
các tác giả này, giới từ được tách thành một từ loại riêng, phân biệt với các từ loại khác.
Ở các cơng trình về sau, vấn đề phân định từ loại đã được xem xét một cách kỹ lưỡng
và khoa học hơn. Các tác giả đã căn cứ cả vào mặt ý nghĩa lẫn mặt._. ngữ pháp của từ để phân
chia từ loại tiếng Việt. Nhìn chung, đa số các tác giả trước hết đều phân vốn từ tiếng Việt
thành hai loại lớn: thực từ và hư từ. Theo cách hiểu phổ biến, thực từ là những từ cĩ nghĩa
thực (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng; là loại nghĩa mà nhờ nĩ, cĩ thể làm được sự
liên hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng nhất định; cịn hư từ là những từ cĩ nghĩa hư, loại
nghĩa mà khơng thể nhờ nĩ làm sự liên hệ với sự vật, hiện tượng; cho nên khi nĩi đến nghĩa
hư là nĩi đến vai trị ngữ pháp của hư từ.
Cần nĩi thêm rằng, bên cạnh việc phân chia như vậy, một số tác giả cịn phân từ vốn
từ tiếng Việt ra một lớp từ khác độc lập so với thực từ và hư từ. Đĩ là lớp từ biểu thị mối
quan hệ của người nĩi với nội dung phát ngơn và quan hệ của phát ngơn với thực tại. Lớp từ
đĩ Nguyễn Kim Thản gọi là ngữ thái từ, Đinh Văn Đức gọi là tình thái từ.
Vậy, giới từ – đối tượng khảo sát của đề tài này – nằm ở vị trí nào trong các cách phân
loại nĩi trên ?
1.2.2. Trước hết, nĩi về cơ sở phân định từ loại: Theo suy nghĩ của chúng tơi, trong số các
quan niệm về từ loại như đã nêu ở trên, Đinh Văn Đức là người đã đề ra những tiêu chuẩn để
phân định từ loại rõ ràng hơn cả. Theo tác giả này, vốn từ tiếng Việt được phân chia thành
các từ loại là căn cứ vào một tập hợp các tiêu chuẩn sau :
a. Tiêu chuẩn ý nghĩa:
Trong cách xem xét bản chất ý nghĩa của từ loại, Đinh Văn Đức cho rằng ý nghĩa từ
loại là ý nghĩa khái quát, trong đĩ cĩ sự thống nhất giữa các yếu tố từ vựng và yếu tố ngữ
pháp, nĩi một cách khác, đĩ là ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp. Tác giả nĩi rõ thêm : “Yếu tố từ
vựng, cĩ mặt trong ý nghĩa từ loại là do chức năng phản ánh thực tại của các khái niệm. Ý
nghĩa sự vật của danh từ, ý nghĩa vận động của động từ, ý nghĩa tính chất của tính từ ... là
những ý nghĩa phạm trù vì cĩ tính chất khái quát hĩa cao, nhưng đĩ lại là kết quả của một
quá trình trừu tượng hĩa hàng loạt cái cụ thể (...), ý nghĩa khái quát trở thành nịng cốt của ý
nghĩa từ loại” 15, tr.34.
b. Tiêu chuẩn khả năng kết hợp:
Xét đến mối quan hệ của từ với từ trong ngữ lưu, Đinh Văn Đức cho rằng : đối với
tiếng Việt, bản chất của khả năng kết hợp từ là sự phân bố các vị trí trong bối cảnh. Trong
khi áp dụng tiêu chuẩn này, Đinh Văn Đức đã sử dụng khái niệm đoản ngữ do Nguyễn Tài
Cẩn đề xuất để mơ tả, nhận xét.
c. Tiêu chuẩn chức vụ cú pháp:
Xét đến chức năng của từ trong câu, theo Đinh Văn Đức, đây là một tiêu chuẩn đã
được nhiều tác giả sử dụng đồng thời với khả năng kết hợp của từ để tạo thành một cơ sở
chung cho sự phân định từ loại dưới tên gọi “đặc trưng phân bố”.
Căn cứ vào một tập hợp tiêu chuẩn nĩi trên, Đinh Văn Đức đã vạch ra các đối lập
trong nội bộ kho từ vựng tiếng Việt, hình thành nên các tập hợp lớn, các tập hợp nhỏ (các từ
loại) và các tập hợp nhỏ hơn (các tiểu loại trong nội bộ một từ loại). Theo đĩ, vốn từ tiếng
Việt được phân thành ba tập hợp lớn:
– Thực từ
– Hư từ
– Tình thái từ.
Thực từ gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Hư từ gồm các từ loại: từ phụ, từ nối.
Tình thái từ gồm các từ loại: tiểu từ, trợ từ 16, tr.42 - 44.
Đến phần phân chia các từ loại trong tập hợp hư từ, Đinh Văn Đức xác định hư từ
tiếng Việt bao gồm hai tập hợp: Thứ nhất là các hư từ làm từ phụ diễn đạt các ý nghĩa ngữ
pháp của thực từ, một số đạt tới khả năng làm cơng cụ ngữ pháp gần giống các hư từ của
dạng thức phân tích tính trong ngơn ngữ Ấn – Âu hoặc các phụ tố. Thứ hai là các hư từ với
chức năng liên kết cĩ thể tạm gọi là hư từ cú pháp (quan hệ từ) truyền thống vẫn gọi là liên
từ và giới từ. Ở phần trình bày cụ thể về quan hệ từ, Đinh Văn Đức cho rằng: so với các
ngơn ngữ châu Âu, việc tìm một ranh giới triệt để giữa liên từ và giới từ trong tiếng Việt là
khĩ, do tính chất đa chức năng của các yếu tố. Các chỉ tố quan hệ mang tính chất nửa liên từ
nửa giới từ khĩ đạt được một giải pháp thỏa đáng theo hướng liên từ hoặc giới từ. Do vậy,
tác giả đã xếp tất cả các hư từ cú pháp vào trong một phạm trù chung là quan hệ từ. Từ đĩ,
phân chia quan hệ từ thành các tiểu loại:
– Các liên từ thuần túy
– Các giới từ thuần túy
– Các liên – giới từ.
1.2.3. Đối với vấn đề phân định từ loại, chúng tơi cĩ ý kiến như sau:
Về cơ bản, chúng tơi tán thành cách phân loại từ loại của Đinh Văn Đức: chia vốn từ
tiếng Việt ra thành ba tập hợp lớn (thực từ, hư từ, tình thái từ).
Riêng việc phân chia các từ loại trong tập hợp hư từ và các tiểu loại trong quan hệ từ,
chúng tơi cĩ quan niệm khác Đinh Văn Đức.
Việc xem giới từ và liên từ chỉ là tiểu loại của từ loại quan hệ từ là khơng thỏa đáng.
Dù rằng việc vạch ra một đường ranh giới giữa giới từ và liên từ trong tiếng Việt khơng phải
là đơn giản nhưng gộp chúng vào cùng một phạm trù chung “chỉ là một thủ thuật nhằm gạt
bỏ vấn đề chứ khơng phải cĩ tác dụng giải quyết vấn đề” 2, tr.149.
Theo các nhà nghiên cứu, giới từ và liên từ cĩ những đặc điểm giống nhau: Cả hai
đều là loại từ chuyên làm phương tiện tổ hợp cú pháp.
Như đã biết, khi thơng báo, giao tiếp với nhau, người ta phải dùng từ đặt thành câu.
Trong câu cĩ nhiều bộ phận, nhiều thành phần khác nhau. Mối quan hệ về mặt ngữ pháp
giữa các bộ phận, các thành phần được gọi là quan hệ ngữ pháp. Theo đĩ, chức năng của giới
từ và liên từ là nối các bộ phận, các thành phần cĩ quan hệ ngữ pháp với nhau. Ví dụ:
a. Sách của tơi
b. Sách với vở
c. Làm việc tại nhà
d. Làm việc và giải trí
Tuy vậy, quan hệ ngữ pháp do giới từ và liên từ biểu thị rất khác nhau.
Ở ví dụ (a), (c), giới từ “của”, “tại” biểu thị quan hệ chính phụ giữa hai bộ phận
“sách – tơi”, “làm việc – nhà”, cịn ở ví dụ (b), (d), liên từ “với”, “và” biểu thị quan hệ đẳng
lập (liên hợp, song song) giữa hai bộ phận “sách – vở”, “làm việc - giải trí”.
Mặt khác, xu hướng gắn kết với các thành phần, các bộ phận trong tổ hợp của giới từ
và liên từ cũng rất khác nhau. Liên từ khơng cĩ xu hướng gắn chặt với thành phần, bộ phận
nào trong tổ hợp cĩ sự hiện diện của nĩ. Cịn giới từ lại cĩ xu hướng gắn kết với thành phần,
bộ phận đi liền sau nĩ tạo thành một đơn vị chức năng. Do vậy, trong các cơng trình nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt, vấn đề “liên ngữ” hầu như khơng được đặt ra cịn đơn vị chức
năng thường gọi là “giới ngữ” đã được hầu hết các nhà nghiên cứu Việt ngữ đề cập đến. Liên
quan đến vấn đề này, A.I.Smirnitsky đã cĩ nhận xét khá thú vị : “Thậm chí người ta cĩ thể
nĩi rằng bản thân sự tồn tại một từ loại nhất định là căn cứ vào chỗ những từ trong từ loại
này được dùng một cách đều đặn ở chức năng một thành phần nhất định của câu” (dẫn theo
[8, tr.123]). (Diệp Quang Ban (1993) cĩ dùng khái niệm “Liên ngữ” nhưng với một nghĩa
khác. Theo ơng, liên ngữ thường đứng đầu câu, tuy nhiên cũng cĩ khi liên ngữ đứng sau chủ
ngữ, được dùng để nối ý câu chứa nĩ với ý của câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy, với ý
cả cụm gồm nhiều câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy. Đây chính là thành phần chuyển
tiếp của câu).
Hơn nữa, về mặt ngữ nghĩa chức năng, liên từ chỉ thuần túy là từ cơng cụ, khơng cĩ
khả năng chỉ ra vai nghĩa của các thành phần chức năng trong các kết cấu ngữ pháp. Cịn khả
năng này của giới từ lại rất tường minh.
Về sự hiện diện của giới ngữ trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt và vai trị của giới từ
trong việc xác định vai nghĩa các thành phần chức năng hữu quan, chúng tơi sẽ bàn kỹ trong
chương 2.
Từ những lý do cơ bản như trên, trong luận văn này, chúng tơi xem giới từ và liên từ
là từ loại độc lập cĩ cương vị ngang hàng với các từ loại khác trong hệ thống từ loại tiếng
Việt.
1.3. Tiêu chí nhận diện và danh sách giới từ tiếng Việt
1.3.1. Con đường hình thành giới từ tiếng Việt
Hiện nay, khi bàn về sự hình thành giới từ trong tiếng Việt vẫn chưa cĩ sự thống
nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu. Cĩ thể chia thành hai quan điểm như sau :
Quan điểm 1 :Quan điểm này cho rằng con đường phổ biến nhất và đặc trưng
nhất để tạo nên từ nĩi chung, giới từ nĩi riêng là con đường chuyển loại, tức là một từ cĩ thể
được sử dụng ở nhiều từ loại khác nhau. Lập luận của những người theo quan điểm này là :
trong tiếng Việt khơng cĩ hình thái học của từ như trong các ngơn ngữ châu Âu cho nên việc
chuyển một từ vốn mang ý nghĩa của từ loại này sang biểu thị ý nghĩa của một từ loại khác là
điều tất yếu.
Quan điểm 2 :Quan điểm này cho rằng cơ chế hình thành giới từ tiếng Việt là
thơng qua quá trình ngữ pháp hĩa các thực từ. Theo quan điểm này, hầu hết các giới từ tiếng
Việt là những thực từ được ngữ pháp hĩa mà thành. Chúng vốn là những vị từ ngoại động
(đến, tới, ra, vào, lên, xuống, qua, về, ở, cho…) hay danh từ (của, trên, dưới, trong, ngồi,
trước, sau…) được chuyển sang dùng như giới từ mà khơng hề kèm theo một quá trình
chuyển hẳn từ loại.
1.3.2. Tiêu chí nhận diện giới từ tiếng Việt
Tiếp thu thành tựu của các cơng trình nghiên cứu đi trước, cùng với việc phân tích
trên ngữ liệu (thể hiện ở những phần sau), chúng tơi đề xuất một số tiêu chí nhận diện giới từ
tiếng Việt như sau :
Đặc điểm ngữ pháp :
– Khơng độc lập đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, khơng cĩ khả năng tạo thành
câu độc lập;
– Khơng sử dụng một mình để trả lời cho câu hỏi;
– Khơng cĩ khả năng thay thế các từ nghi vấn, khơng thể dùng từ nghi vấn để thay
thế;
– Biểu thị quan hệ chính phụ giữa các thành tố trong một ngữ đoạn;
– Cĩ khả năng dẫn nhập một ngữ đoạn để tạo nên một đơn vị chức năng được gọi là
giới ngữ.
Đặc điểm ngữ nghĩa chức năng :
– Khơng cĩ ý nghĩa từ vựng nhưng cĩ ý nghĩa ngữ pháp.
– Đĩng vai trị là chỉ tố đánh dấu vai nghĩa của một số thành phần chức năng cĩ quan
hệ trực tiếp với nĩ.
Ví dụ: Xét từ “vì”.
+ “Vì” khơng độc lập đảm nhận bất kỳ chức vụ cú pháp gì trong câu, cũng khơng một
mình tạo câu dù là câu tỉnh lược hay câu đặc biệt và đương nhiên khơng được sử dụng để trả
lời cho câu hỏi.
+ “Vì” khơng gọi tên sự vật, hành động, tính chất tức là khơng cĩ nghĩa từ vựng nhưng
“vì” cĩ mang ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ :
a. Chết vì tai nạn ( vì biểu thị ý nghĩa quan hệ nguyên nhân giữa chết và tai nạn).
b. Hy sinh vì tổ quốc ( vì biểu thị ý nghĩa quan hệ mục đích giữa hy sinh và tổ quốc).
+ “Vì” dùng để biểu thị quan hệ chính phụ giữa hai thực từ : “khổ vì con”(khổ là thành
tố chính, con là thành tố phụ); hoặc dẫn nhập một ngữ đoạn thực từ tạo thành một đơn vị
chức năng, đảm nhận một chức vụ cú pháp nhất định trong câu.Ví dụ :
a. Vì mưa, nĩ khơng thể đến trường ( Vì mưa là trạng ngữ).
b. Nĩ thi rớt là vì anh (vì anh là vị ngữ).
+ “Vì” cĩ khả năng đánh dấu vai nghĩa của danh ngữ hữu quan.Ví dụ:
a. Nĩ nghỉ vì bệnh (bệnh đĩng vai Nguyên nhân).
b. Chúng ta học tập vì ngày mai (ngày mai đĩng vai Mục đích).
c. Anh ấy gắng sức vì cơ ta (cơ ta đĩng vai Người hưởng lợi).
“Vì” thỏa mãn những tiêu chí nhận diện giới từ cho nên cĩ thể kết luận “vì” là một giới
từ.
1.3.3. Phân biệt giới từ với từ chỉ hướng
Đến đây, chúng tơi nghĩ rằng cần tiếp tục làm rõ đặc điểm của giới từ trên cơ sở phân
biệt vai trị, tác dụng của giới từ với những từ thường được gọi là từ chỉ hướng, phĩ động từ
phương hướng, trạng từ chỉ hướng. Cụ thể đĩ là những từ như : ra, vào, lên, xuống, về ...
Trong tiếng Việt hiện đại, nhĩm từ này là một trong những nhĩm từ được nhiều nhà
Việt ngữ học quan tâm. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nhĩm từ
này và việc phân biệt từ chỉ hướng vận động với giới từ.
Lê Văn Lý coi những từ này là những hư từ làm cơng cụ ngữ pháp của động từ chính,
dùng để biểu thị ý nghĩa về phương hướng. “Đĩ là những động từ hao mịn, khi chúng là
động từ, chúng đều chỉ vận động cho nên khi chúng là hư từ, chúng tơi gọi là từ chỉ hướng”
27, tr.215.
Trong một số sách ngữ pháp dùng trong nhà trường trước đây, đối với các trường hợp
kể trên, các tác giả thống nhất với quan điểm của Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi
Kỷ trong Việt Nam văn phạm (1940) cho rằng nếu khơng cĩ bổ ngữ thì “ra, vào, lên,
xuống”... là trạng từ, nếu cĩ bổ ngữ thì chúng là giới từ 23, tr.97- 99. Chẳng hạn, Dương
Thanh Bình căn cứ vào sự cĩ mặt hay vắng mặt của bổ ngữ để xác định đặc điểm của loại từ
đứng sau (từ chỉ hướng vận động) : Khi cĩ bổ ngữ đứng sau thì từ chỉ hướng vận động cĩ thể
trở thành giới từ và khi khơng cĩ bổ ngữ thì nĩ trở thành tiểu từ (particle).
Liên quan đến mối quan hệ với thành tố trước và thành tố sau của những từ “ra, vào,
lên, xuống …”, Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã nêu lên khá đầy đủ
mức độ phức tạp của những từ chỉ hướng vận động. Theo tác giả, khi những từ này kết hợp
với động từ hoặc danh từ đứng trước và danh từ đứng sau thì cĩ khả năng xảy ra những
trường hợp sau:
- Xu thế kết dính với danh từ đứng sau và động từ đứng trước là ngang nhau. Ví dụ:
Chúng tơi đã bàn đến vấn đề đĩ một cách rất cụ thể.
- Đứng riêng ra mà khơng cĩ sự kết dính với bên nào cả. Ví dụ: Anh ấy đã tìm ra lời
giải đáp.
- Gắn với danh từ hơn. Ví dụ: Thầy giáo đã nĩi về vấn đề này một cách đầy đủ [7,
tr.82- 84].
Nguyễn Kim Thản thì cho rằng “ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến” khơng cịn
đầy đủ những đặc điểm ngữ pháp của động từ, cũng khơng phải là từ cùng loại hay từ thứ
yếu trong cụm từ. Chúng đã trở thành cơng cụ ngữ pháp biểu thị phương hướng của hành
động đi trước... là phĩ động từ phương hướng 40, tr.74-75. Tuy vậy, Nguyễn Thị Quy
trong cơng trình “Vị từ hành động” (1995) đã chứng minh tính vơ lý của cơng thức “(đổ lên)
+ đầu” của Nguyễn Kim Thản bằng những trường hợp mà ý nghĩa hướng được chứa sẵn
trong những vị từ (động từ) như đổ, trút, rơi, dẫm vốn chỉ cĩ thể là hướng xuống; thành ra
“đổ lên đầu”, “trút lên vai”, “dẫm lên sàn” đồng nghĩa với “đổ xuống đầu”, “trút xuống vai”,
“dẫm xuống sàn”. Do đĩ phải thay cơng thức trên bằng cơng thức “đổ + (lên đầu)” nghĩa là
phải thấy “lên” khơng phải là trạng ngữ chỉ hướng (vì hướng là xuống) mà là giới từ chỉ
đích.
Trong cơng trình nghiên cứu “Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại”,
Đinh Văn Đức chủ trương coi nhĩm từ chỉ hướng là những yếu tố ngữ pháp đa chức năng.
Ngồi trường hợp chúng hoạt động như một động từ, các trường hợp khác cĩ thể gặp là:
a. Xuất hiện trong cấu trúc ngữ động từ với tư cách là từ phụ chỉ hướng (bước ra,
chui ra) hoặc chỉ kết quả (tìm ra, nhận ra ...) làm thành tố phụ cho trung tâm.
b. Xuất hiện sau động từ và trước một danh từ cĩ quan hệ với động từ đĩ (bước vào
lớp, bám vào cây). Lúc đĩ, các từ này khơng hồn tồn cịn là từ phụ nữa mà đã cĩ thêm mối
quan hệ với danh từ đứng sau, “đã cĩ một chức năng khá gần gũi với chức năng giới từ
truyền thống” 16, tr.181.
Nguyễn Văn Thành 41 xử lý nhĩm từ này là trường hợp chuyển từ loại của các
động từ chuyển động thành trạng từ chỉ phương hướng của hành động. Theo tác giả, khi
ghép các từ nĩi trên với các động từ khác thì các “động từ chuyển động” đi trước chỉ rõ quá
trình vận động cịn các từ đi sau chỉ biểu thị phương hướng của chuyển động mà thơi. Tác
giả cho rằng ý nghĩa từ vựng của các từ “ra, vào, lên, xuống, tới, qua, về” ở đây khơng hề
giảm xuống hay yếu; do vậy khơng coi những từ này là những cơng cụ ngữ pháp biểu thị
phương hướng của hành động đi trước bởi vì số lượng các động từ mà các “từ chỉ hướng” cĩ
thể ghép vào sau chúng rất hạn hẹp và cũng khơng đồng nhất. Từ đĩ, tác giả đề nghị : trong
trường hợp khơng cĩ các danh từ đi sau ta cĩ thể coi các “từ chỉ phương hướng” là trạng từ;
cịn trong trường hợp cĩ danh từ đi theo sau thì cần phải xử lý các từ chỉ phương hướng là
những giới từ.
Tác giả Nguyễn Lai trong cuốn “Nhĩm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt” cho
rằng “từ chỉ hướng mang hướng cụ thể của sự vận động khơng gian nhưng khơng mang một
phương thức vận động xác định” 24, tr.64. Ơng lập luận rằng vì chưa mang phương thức
vận động xác định nên từ chỉ hướng vận động cĩ thể đứng sau một động từ mang phương
thức vận động xác định để bổ sung hướng hoạt động cho động từ ấy. Ơng cũng nĩi rõ “nĩ
cũng cĩ thể dùng độc lập như động từ. Khi dùng độc lập như động từ thì những từ chỉ hướng
vận động biểu thị hoạt động hướng khơng gian; và hướng khơng gian này là hướng cĩ giới
hạn. Khi đứng sau động từ chính từ chỉ hướng vận động nĩi trên – ngồi phạm vi hoạt động
khơng gian – cĩ thể tùy theo tính chất kết hợp mà nĩ cịn biểu hiện những sắc thái trừu tượng
khác, khơng cịn ý nghĩa khơng gian” 24, tr.64-65.
Hầu hết các tác giả chưa nêu một cách đầy đủ sự phân biệt những trường hợp sử dụng
khác nhau của các từ chỉ hướng mà chỉ nhập làm một rồi đưa ra cách giải quyết chung trong
khi mỗi một từ cụ thể trong nhĩm từ này cĩ những đặc trưng ngữ pháp - ngữ nghĩa khơng
phải bao giờ cũng như nhau. Các từ ra, vào, lên, xuống ... cĩ nguồn gốc từ động từ là điều ai
cũng thừa nhận. Do vậy, để xác định bản chất từ loại của các từ này thì cần đặt chúng trong
quan hệ ngữ nghĩa với động từ sinh ra chúng để thấy được đặc trưng ngữ pháp - ngữ nghĩa
của các từ trong nhĩm này. Đồng thời, trên cơ sở phân biệt vai trị, chức năng của x trong
cấu trúc (AxB ) (A là một động từ, B là một danh từ hoặc một đại từ, x là một hư từ) đưa ra
một số tiêu chí khu biệt giới từ - với tư cách là một loại hư từ cú pháp - với từ chỉ hướng -
các hư từ phi cú pháp - trong cấu trúc đã nêu.
Về mặt ngữ nghĩa, chúng ta nhận thấy :
a. x được thành lập từ động từ khơng gian - chỉ hướng. Do đĩ “ý nghĩa từ vựng” của x
khơng đứt đoạn với ý nghĩa từ vựng của động từ sinh ra nĩ. Ở một x nào đĩ cĩ thể tồn tại
một trong những nét nghĩa tạo nên “ý nghĩa” của nĩ như sau:
+ Quan niệm về sự di chuyển của hành động theo hướng thẳng đứng;
+ Quan niệm của người Việt Nam về hướng của các vùng được phân bố trên lãnh
thổ Việt Nam;
+ Quan niệm của người Việt Nam về cấp bậc hành chính trong hệ thống hành chính
của Việt Nam;
+ Quan niệm về hướng phát triển của quá trình hành động.
b. Quá trình ngữ pháp hĩa của hàng loạt hư từ x xảy ra phụ thuộc vào ý nghĩa của tồn
câu. Chính vì đặc trưng ngữ nghĩa của những thực từ bao quanh hư từ x, đặc biệt là ý nghĩa
của động từ - vị ngữ trong câu tác động mạnh mẽ đến quá trình ngữ pháp hĩa của x nên cĩ
thể nghiên cứu quá trình ngữ pháp hĩa này qua ngữ nghĩa - cấu trúc của động từ - vị ngữ.
Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy tình hình như sau:
– Cĩ một số động từ chuyển động cĩ thể kết hợp với x để biểu đạt hướng chuyển
động chính xác của hành động. Ví dụ:
a. Chạy về nhà
b. Bước ra vườn
c. Đi lên đồi
d. Nhảy xuống mương
– Cĩ một số động từ vốn đã cĩ nét nghĩa về “hướng” (như Nguyễn Thị Quy đã
chứng minh) trong ý nghĩa từ vựng của mình khi kết hợp với x nét nghĩa về hướng được hiển
lộ. Ví dụ:
a. Phát ra hồ sơ
b. Sáng tạo ra nhiều tác phẩm
c. Mở ra một con đường
d. Thêm vào hai nhân khẩu
e. Thu vào hai cơng nhân
– Cĩ một số động từ khơng hàm chứa nét nghĩa về hướng nhưng khi kết hợp với x,
chúng biểu đạt hướng của hành động theo cách quan niệm của người bản ngữ về vị trí giữa
các vùng lãnh thổ đã phân bố trên lãnh thổ
Việt Nam. Ví dụ:
a. Chuyển vào Sài Gịn một lơ hàng
b. Gởi ra Hà Nội hai chiếc xe
c. Đưa xuống Cà Mau một số thuyền
– Cĩ một số động từ kết hợp với x chỉ đơn giản biểu đạt mối quan hệ cú pháp giữa
động từ đứng trước x và danh từ hoặc đại từ đứng sau nĩ. Ví dụ:
a. Nĩi về vấn đề dân chủ
b. Hiểu về ngơn ngữ
c. Bàn đến hiện tượng chuyển loại từ
Từ tình hình trên, chúng tơi nghĩ rằng : khi muốn xác định từ loại của những từ ra, vào,
lên, xuống … cần phải dựa vào ý nghĩa của động từ trung tâm bởi lẽ ý nghĩa của động từ
trung tâm quy định chức năng của các từ này. Chẳng hạn như các trường hợp sau :
1. Một số động từ chỉ sự chuyển động như chạy, bay, bước, bị; chỉ những hành động
gây nên như đẩy, dắt, ném, phun, rĩt … vốn khơng mang ý nghĩa hướng. Khi muốn thể hiện
hướng của hành động thì người ta dùng những động từ chỉ hướng làm trạng ngữ chỉ hướng.
Trường hợp này cần xử lý những từ muốn xác định là từ chỉ hướng di chuyển của hành động.
2. Riêng từ “ra” được dùng làm trạng ngữ cho những động từ chỉ những hành động
nhằm đạt đến những hiệu quả như “tìm, kiếm, chạy (với ý nghĩa kiếm), nghĩ, nghiên cứu, chế
tạo. Cĩ thể xem đây là từ chỉ hướng kết quả của hành động.
3. Cĩ những động từ gây “chuyển động” mà nghĩa nội tại của nĩ bao gồm cả kết quả
như dắt, ném, thả, đè, nâng …Với những động từ này, các từ ra, vào, lên, xuống chỉ biểu thị
hướng chuyển động của đối tượng mà thơi. Nhưng lại cĩ những động từ gây “chuyển động”
khơng bao hàm kết quả như rút, đút, đẩy, moi, nhét … Với những động từ này, những từ “ra,
vào, lên, xuống …” vừa chỉ kết quả vừa chỉ hướng và do đĩ cĩ những thuộc tính cú pháp
tương đồng với cả trường hợp (1) và (2) nêu trên. So sánh (1), (2), (3):
– dắt ngựa ra (+) tìm bạn ra (–) moi sạn ra (+)
– dắt ra ngựa (–) tìm ra bạn (+) moi ra sạn (+)
– dắt khơng ra (–) tìm khơng ra (+) moi khơng ra (+)
Ở trường hợp này, những từ nêu trên có thể xử lý như là những từ chỉ hướng
chuyển động và kết quả của hành động.
4. Một số động từ di chuyển như rơi, dẫm, rắc, đổ, trút … lại địi hỏi từ đi sau nĩ là
từ chỉ đích chứ khơng chỉ hướng vì hướng di chuyển của những động từ này vốn là xuống.
Chẳng hạn từ “lên” trong các ngữ đoạn như rơi lên đầu, dẫm lên chân bạn, trút lên vai, đổ
lên người … được dùng để chỉ đích. Do vậy, cần xem đây là giới từ chỉ đích.
Về mặt ngữ pháp, từ cấu trúc A x B cĩ thể cĩ những biến thể như sau :
1. A x B A x (khơng B); xB (khơng A)
2. A x B ABx
Trong các biến thể đĩ, xB (khơng A) là một giới ngữ mà x là hư từ cú pháp (giới từ)
cĩ một chức năng cú pháp nhất định trong câu. Trong các biến thể cịn lại x là hư từ phi cú
pháp (từ chỉ hướng đi sau động từ). Là giới từ, x gắn chặt với danh từ (hoặc đại từ) đi sau nĩ
hơn là động từ đứng trước nĩ. Cịn với tư cách là hư từ phi cú pháp, x cĩ đặc điểm là cĩ thể
gắn liền hoặc tách rời khỏi động từ đứng trước nĩ.
Trên cơ sở những nhận xét ấy, chúng tơi thấy rằng cĩ thể dựa vào tiêu chí hình thức
sau đây để khu biệt giới từ và từ chỉ hướng trong cấu trúc AxB:
Nếu cĩ thể chuyển cả khối (xB) lên đầu câu mà ý nghĩa ban đầu của câu khơng thay
đổi thì x là giới từ. Ngồi điều kiện này ra, x là hư từ chỉ hướng.Ví dụ:
a. Nĩ chạy về nhà Về nhà, nĩ chạy (–)
(“Về” là từ chỉ hướng)
b. Nĩ đã cĩ ý kiến về vấn đề đĩ Về vấn đề đĩ, nĩ đã cĩ ý kiến (+)
(“Về” là giới từ)
Khi chuyển lên đầu câu, nĩ khơng cịn là bổ ngữ nữa vì đã tách khỏi vị ngữ và chiếm
vị trí của một trạng ngữ trong câu.
Điều cần lưu ý là, trong tiếng Việt, việc phân biệt như trên khơng phải lúc nào cũng dễ
dàng vì về mặt hình thức các từ chỉ hướng vận động hồn tồn giống với những giới từ
tương ứng.Ví dụ: trong câu “Tơi nhìn ra biển”, từ “ra” được dùng để chỉ hướng của hành
động “nhìn”. Các hướng khác cĩ thể đi kèm với động từ “nhìn” là:
– nhìn lên (trời)
– nhìn xuống (biển)
– nhìn sang (nhà hàng xĩm)
– nhìn về (thành phố)
– nhìn vào (tài liệu)
Từ “ra” trong trường hợp trên khơng mang đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của giới từ
bởi nĩ khơng hề cĩ sự liên kết với danh ngữ đứng sau nĩ mà gắn với động từ đứng trước nĩ.
Khi khơng muốn thể hiện hướng của hành động “nhìn” thì cĩ thể lược bỏ “ra” : Tơi nhìn
biển.
Hoặc trong câu “Tơi gửi xuống Cà Mau một lơ hàng”, từ “xuống” cũng được xem xét
như từ “ra” về chức năng trong cấu trúc cú pháp. Sự xuất hiện của “xuống” ở đây chỉ xác
định cho hành động “gửi” theo hướng từ vùng phía bắc Việt Nam xuống Cà Mau (thuộc
vùng phía nam Việt Nam). Từ “xuống” cĩ thể xuất hiện ngay sau động từ như ví dụ trên
nhưng cũng cĩ thể đứng sau bổ ngữ chỉ đối tượng của hành động : “Tơi gửi một lơ hàng
xuống Cà Mau”. Cả hai cấu trúc:
a. Tơi gửi xuống Cà Mau một lơ hàng.
b. Tơi gửi một lơ hàng xuống Cà Mau.
Về mặt hình thức tương ứng với hai cấu trúc:
a’.Tơi gửi cho nĩ một lơ hàng.
b’. Tơi gửi một lơ hàng cho nĩ.
Trong cấu trúc (a’), (b’), “cho” được xác định là giới từ (phát âm khơng cĩ trọng âm).
Như vậy, phải chăng “xuống” trong hai cấu trúc (a), (b) cũng cĩ chức năng như “cho”, tức
chúng đều là giới từ ?
Điều này gây nên một khĩ khăn lớn cho việc phân biệt giới từ với từ chỉ hướng vận
động. Nhìn chung, cĩ thể giải thích rằng : Những từ đang bàn đều sinh ra từ thực từ, “ý
nghĩa” của chúng bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với ý nghĩa từ vựng của thực từ sinh ra
chúng. Chúng vốn là những vị từ ngoại động đã ngữ pháp hĩa chuyển sang dùng như giới từ
khơng hề kèm theo một quá trình chuyển hẳn từ loại ; các chức năng tồn tại song song.
Chúng hoạt động hết sức đa dạng giống như những từ đa chức năng : Với tư cách là một thực
từ, mỗi từ trong nhĩm đều cĩ thể đĩng vai trị là một vị ngữ trong phát ngơn; cịn với tư cách
là một hư từ, mỗi từ trong nhĩm cĩ thể thực hiện chức năng là một giới từ thực thụ (nối liền
các thành tố trong một ngữ đoạn) hoặc thực hiện chức năng là một từ chỉ hướng vận động
hay hướng kết quả của hành động, trạng thái. Tình hình này xuất phát từ chỗ quá trình ngữ
pháp hĩa khơng gắn liền với trạng thái “mất nghĩa”. Trái lại, trong một chừng mực nhất
định cĩ thể hiểu đĩ là hiện tượng tạo nghĩa mới theo yêu cầu giao tiếp. Tín hiệu ngơn ngữ
xuất hiện sau khơng phủ định sự tồn tại những tín hiệu cùng gốc xuất hiện trước mà tồn tại
song song và được sử dụng một cách bình đẳng với tín hiệu xuất hiện trước.
1.3.4. Phân biệt giới từ với danh từ vị trí
Các từ chỉ vị trí trong ngơn ngữ nào cũng cĩ. Xét trong mối quan hệ giữa ngơn ngữ và
tư duy thì vị trí là sự phản ánh mối quan hệ tồn tại của sự vật về mặt khơng gian và nơi diễn
ra các hoạt động trong quan hệ với thời gian.Vì vậy, các từ chỉ vị trí cĩ quan hệ tất yếu với
danh từ và động từ.Trong khi chỉ vị trí ở bậc trừu tượng hĩa, các từ này cũng diễn đạt cả
quan hệ về thời gian.
Trong tiếng Việt, các từ chỉ vị trí là trên, dưới, trong, ngồi, trước, sau, giữa, cạnh,
bên,…Các từ này này hoạt động rất phức tạp.Cĩ thể kể ra những trường hợp sau:
1.3.4.1. Hoạt động với tư cách chủ ngữ hay chủ đề của phát ngơn. Ví dụ:
a. Trên cĩ núi, dưới cĩ sơng.
b. Trước sau phải nhất quán, trên dưới phải một lịng.
1.3.4.2. Hoạt động với tư cách một thành tố phụ trong kết cấu động ngữ.Ví dụ:
a. Miền Nam đi trước về sau.
b. A chạy trước, C chạy sau cịn B chạy giữa.
Các tổ hợp kiểu này rất dễ gặp trong tiếng Việt : ngồi ngồi, ăn sau, nằm giữa,…
1.3.4.3. Hoạt động với tư cách một thành tố phụ (sau) trong kết cấu danh ngữ. Ví dụ :
nhà trước, vườn sau, áo ngồi, tầng trên, cổng giữa,…
1.3.4.4. Hoạt động với tư cách của một yếu tố giống các giới từ trong các ngơn ngữ
châu Âu khi đứng sau một động từ và đứng trước danh từ ( ngồi trên bàn, đứng trước cổng,
ăn dưới bếp,…) ; hoặc khi đứng trước một danh từ ( trong nhà, ngồi ngõ, trước mặt, sau
lưng, trên trời, dưới đất,…).
Từ những nhận xét trên, chúng tơi xử lý các từ chỉ vị trí trong các trường hợp đã nêu
như sau :
+ Ba trường hợp đầu : Từ chỉ vị trí là danh từ vì chúng cĩ thể đảm nhận chức năng ngữ
pháp của một danh từ thực thụ là làm chủ ngữ trong câu ( trường hợp 1.3.4.1), bổ ngữ trong
kết cấu động ngữ ( trường hợp 1.3.4.2), định ngữ trong kết cấu danh ngữ (trường hợp
1.3.4.3).
+ Riêng trường hợp 1.3.4.4, từ chỉ vị trí được xác định là giới từ do chúng hoạt động
với chức năng là diễn đạt mối quan hệ giữa động từ với danh từ ; hoặc dẫn nhập một danh từ
(danh ngữ) tạo thành một đơn vị cĩ khả năng đảm nhiệm một chức vụ cú pháp trong câu
(thường là trạng ngữ).
1.3.5. Danh sách giới từ tiếng Việt
Căn cứ vào tiêu chí nhận diện giới từ và sự phân biệt giới từ với từ chỉ hướng, danh
từ vị trí đã trình bày bên trên, chúng tơi lập danh sách giới từ tiếng Việt (được nêu trong
Bảng 1).
DANH SÁCH GIỚI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
STT GIỚI TỪ VÍ DỤ
1 Bằng Cái bàn này bằng gỗ lim
2 Bởi (vì) Thất bại bởi chủ quan
3 Chí Từ già chí trẻ, ai nấy cũng đều ra sức học tập
4 Cho Lan gửi cho mẹ một lá thư
5 Của Chiếc xe này của tơi
6 Cùng Mấy lời cùng bạn đọc
7 Dù (Dầu) Nĩ vẫn đến dầu mưa
Dù gian khổ, chúng ta vẫn khơng sờn chí.
8 Do Xe hư là do nĩ
9 Dưới Sống ở dưới quê
10 Đặng Thổ lộ tâm tình đặng vơi bớt nỗi lịng
11 Để Sách này để kỷ niệm
12 Đến Ảnh hưởng đến sức khỏe
13 Giữa Họ tiến vào giữa hội trường
14 Kỳ Làm kỳ được
15 Lên Đặt lọ hoa lên bàn
16 Mà Người mà tơi gặp hơm qua là một nhà văn
17 Nếu Anh cứ ăn nếu đĩi
18 Ngồi Mẹ làm việc ở ngồi sân
19 Nhằm Nĩi thêm nhằm thanh minh
20 Nhờ Việc này hồn thành là nhờ anh
21 Như Thân em như tấm lụa đào
STT GIỚI TỪ VÍ DỤ
22 Nội Nội hơm nay phải làm xong việc này
23 Nơi Đặt hy vọng nơi anh
24 Ở Nĩ sống ở Tiền Giang
25 Qua Học tập qua sách vở
26 Ra Trút ra bàn mấy lít gạo
27 Sang Nĩi sang chuyện khác
28 Sau Rời trường sau 17 giờ
29 Tại Làm việc tại nơng trường
30 Tận Được tin tơi về, mẹ tơi ra đĩn tận đầu làng
31 Theo Theo tơi, anh nên đi
32 Tới Chờ tới nửa đêm
33 Trên Trèo lên trên ngọn cây
Phát biểu trên tivi
34 Trong Cây lá ở trong vườn
35 Trước Hồn thành cơng trình trước tháng 6
36 Tuy Tốt bụng tuy nghèo
37 Từ Đi từ Tp. Hồ Chí Minh
38 Tự Trời Liêu non nước bao xa
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tơi (Kiều)
Tự anh nên hỏng việc
39 Vào Trơng vào sự giúp đỡ của bạn
40 Về Bàn về giáo dục
41 Vì Chết vì chiến tranh
42 Với (Đối với) Với tơi,việc này khơng quan trọng
43 Xuống Ngồi bệt xuống đất
Điều cần nĩi rõ là, trong bảng danh sách này, cĩ những từ là giới từ chuyên dùng như
tại, vì, với…; cĩ những từ trong văn cảnh cụ thể được lâm thời dùng làm giới từ như ra, vào,
sang, qua…
1.4. Phân loại giới từ tiếng Việt
1.4.1. Điểm qua tình hình phân loại
Đã cĩ nhiều cách phân loại khác nhau về giới từ tiếng Việt. Cĩ thể nhận thấy một số
quan niệm tiêu biểu như sau:
Quan niệm 1: Căn cứ vào từ chính trong từ tổ
Quan niệm này cho rằng “Nếu lấy ý nghĩa ngữ pháp do giới ngữ biểu thị để chia thì
một là rất nhiều, hai là k._.ơn tiếng Việt, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thơng, NXB ĐHTHCN, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban, Hồng Văn Thung (tập 1 – 1991), (tập 2 – 1992), Ngữ pháp tiếng
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban, Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Dương Hữu Biên (2001), “Ngữ đoạn giới từ trong tiếng Việt”, Ngữ học trẻ, tr.11-
20.
6. Lê Biên (1994), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - từ ghép –
đoản ngữ), NXB ĐHTHCN, Hà Nội.
8. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hồng Văn Thung (1983), Giáo trình
Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,NXBGiáo dục, Hà Nội.
10. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB ĐHTHCN, Hà Nội.
11. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Tốn (2001), Đại cương ngơn ngữ học,
tập 1, NXB Gáo dục, Hà Nội.
12. Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,
ĐH Huế.
13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngơn ngữ học
và tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Dân (1987), Logich - Ngữ nghĩa – Cú pháp, NXB ĐHTHCN,
Hà Nội.
15. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, NXB VH-TT,
Hà Nội.
16. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB ĐHTHCN,
Hà Nội.
17. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHTHCN,
Hà Nội.
18. Nguyễn Thiện Giáp – Đồn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (1985), Dẫn luận
ngơn ngữ học, NXB Giáo dục Hà Nội.
19. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt : Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1, NXB
KHXH, Hà Nội.
20. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt : Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa,
NXB Giáo dục, Tp. HCM.
21. Cao Xuân Hạo (Chủ biên) - Nguyễn Văn Bằng – Hồng Xuân Tâm – Bùi Tất
Tươm (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2, Ngữ đoạn và Từ
loại, NXB KHXH, Hà Nội.
22. Đinh Thanh Huệ (1985), “Thử dùng một số tiêu chí để khu biệt hư từ cú pháp (giới
từ) và hư từ phi cú pháp (hư từ chỉ hướng đi sau động từ) trong cấu trúc AxB”,
Ngơn ngữ, số 4, tr. 9-10.
23. Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm (1949), Việt Nam văn phạm, NXB
Tân Việt, Sài Gịn.
24. Nguyễn Lai (1990), Nhĩm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, NXB ĐHTH,
Hà Nội.
25. Lưu Văn Lăng (1970) “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn
tầng bậc cĩ hạt nhân”, Ngơn ngữ, số 3, tr. 49 – 62.
26. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển II, NXB KHXH, Hà Nội.
27. Lê Văn Lý (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Sài Gịn.
28. Dư Ngọc Ngân (2001), “Về giới ngữ trong tiếng Việt”, Ngơn ngữ, số 1, tr.
29-35.
29. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB KHXH,
Hà Nội.
30. Hồng Phê (1989), Logic ngơn ngữ học, NXB KHXH, Hà Nội.
31. Hồng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt : Câu,
NXB ĐHTHCN, Hà Nội.
32. Hồng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ tiếng Việt, NXB
Nghệ An.
33. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Quy (2002), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành động), NXB
KHXH, Tp.HCM.
35. Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
36. Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa
Hà Nội.
37. Saussure F. de (1973), Giáo trình ngơn ngữ học đại cương (Bản dịch của Cao
Xuân Hạo), NXB KHXH, Hà Nội.
38. Lê Xuân Thại (1988), “Mấy nhận xét về các phương tiện tổ hợp cú pháp tiếng
Việt”, Ngơn ngữ, số 1, tr. 36-40.
39. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH, Hà
Nội.
40. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Thành (2003), Tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội.
42. Trần Ngọc Thêm (2001), “Từ Ngữ pháp chức năng, nghĩ về ngữ pháp của tương lai”,
Ngơn ngữ, số 14, tr.1-8.
43. Bùi Đức Tịnh (1952), Văn phạm Việt Nam, NXB Phạm Văn Tươi,
Sài Gịn.
44. Bùi Tất Tươm - Nguyễn Văn Bằng – Hồng Xuân Tâm (1997),
Giáo trình Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Tp.HCM.
45. UBKHXHVN (1986), Ngơn ngữ học : Khuynh hướng – Lĩnh vực – Khái niệm tập
2, NXB KHXH, Hà Nội.
46. UBKHXHVN (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội.
47. Viện ngơn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên), NXB Giáo
dục, Hà Nội.
48. Xtankevich NV (1985), “Về sự diễn biến của những hư từ chỉ nguyên nhân”,
Ngơn ngữ, số 4, tr. 58-59.
49. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngơn ngữ học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tiếng Anh
50. Clark M.(1978), Coverbs and Case in Vietnamese, The Australian National
University.
51. Downing A. and Locke P.(1995), A university course in English Grammar,
Prentice Hall, London.
52. Kuno S.(1987), Functional Syntax – Anaphora, Discourse and Empathy, The
University of Chicago Press, Chicago and London.
53. Lyons J.(1995), Linguistic Semantics – An introduction, Cambridge University
Press.
54. Thompson L.C(1965), A Vietnamese Grammar, Seattle.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CÁCH DÙNG MỘT SỐ GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT
BẰNG
1. Biểu hiện ý nghĩa chất liệu trong danh ngữ.
Cái bàn bằng gỗ lim
2. Biểu hiện ý nghĩa phương tiện của hành động, sự di chuyển. Ý nghĩa này cĩ liên quan
đến ngữ trị của động từ làm vị ngữ trong câu.
- Chúng tơi đến Hà Nội bằng máy bay JAL.
- Từ Hà Nội đi thành phố HCM bằng tàu Thống nhất.
3. Biểu hiện ý nghĩa cách thức. Từ “bằng” nối với một danh ngữ ở cuối câu. Danh ngữ
này cĩ liên quan đến nghĩa của vị ngữ. Thơng thường nghĩa của vị ngữ biểu hiện ở các giá trị
về tinh thần, trí tuệ, tình cảm.
– Chúng ta thống nhất nước nhà bằng phương pháp hịa bình.
– Bằng tấm lịng yêu nước Bác đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của
dân tộc.
+ Trong trường hợp này “bằng” cĩ giá trị như “với”. Kết cấu danh ngữ cĩ “bằng, với”
thường được chuyển lên đầu câu để nhấn mạnh tính tình thái.
– Tại sân bay, giáo sư Hồng chia tay vợ con bằng cái nhìn âu yếm.
– Với cái nhìn âu yếm giáo sư Hồng chia tay vợ con tại sân bay.
BỞI
1. Biểu hiện ý nghĩa nguyên nhân : do đâu, vì lẽ gì, tại làm sao.
– Bởi ai cho thiếp xa chàng.
Bởi ơng nguyệt lão nhỡ nhàng xe dây. (ca dao)
2. Cĩ nghĩa nguyên nhân giống như nhờ, do.
Chương trình này do Clear tài trợ.
3. Thường cĩ các kết hợp :
+ Bởi đâu.
Bởi đâu mà cĩ chuyện này.
+ Bởi chưng.
Bởi chưng bố mẹ em nghèo.
Cho nên em phải vớt bèo hái rau. (ca dao)
+ Bởi sao. Từ này thường ở đầu câu hỏi. Tương đương với bởi tại sao, bởi tại làm sao.
Bởi tại làm sao mà xảy ra chuyện nghiêm trọng này ?
+ Bởi tại (bởi tự) Biểu hiện nguyên do tự bản thân mình.
Bởi tự tơi làm hỏng cơng việc này.
+ Bởi thế. Cĩ nghĩa : vì cớ ấy, do lẽ ấy mà cĩ hậu quả tương ứng.
Họ khơng hợp nhau, bởi thế họ phải bỏ nhau.
+ Bởi vì. Thường dùng để chỉ quan hệ quả – nhân
– Cĩ lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta đẹp, bởi vì
đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất
đẹp (Phạm Văn Đồng).
CẠNH
1. Biểu hiện nghĩa khoảng cách của hai sự vật.
– Lan ngồi cạnh Minh cười khúc khích.
– Nhà tơi ở cạnh nhà nàng.
2. Bên cạnh : biểu hiện nghĩa “đồng thời”. Thường dùng đầu câu hoặc đầu đoạn văn.
Bên cạnh thành tích cịn cĩ thất bại.
CHÍ
1. Biểu thị sự đánh giá về mức độ giới hạn tột cùng của điều được nĩi đến, thường cĩ kết
hợp kiểu : từ … chí (đến).
Từ già chí trẻ, ai ai cũng đều ra sức học tập.
Biểu thị hướng khơng gian Bắc – Nam.
Từ bắc chí nam … (khơng nĩi : từ đơng chí tây mà nĩi từ đơng sang tây).
CHO
1. Biểu thị nghĩa tiếp nhận của đối tượng, nghĩa mục đích của hành động thứ nhất. Thơng
thường cĩ vị ngữ thứ hai liên quan với mục đích. Trường hợp này “cho” tương đương với
“để” “để cho”.
– Tơi mua sách cho em tơi.
– Tơi tìm đường cho ơng Hiếu đi.
– Sách này dành cho trẻ em.
– Cháu nào chưa biết thì phải học cho biết.
+ Kết cấu cú pháp cĩ “cho”, “để cho” chỉ mục đích cĩ thể đặt ở đầu câu.
– Để cho cĩ lợi, chúng ta phải sử dụng các thứ này.
2. Cĩ nghĩa kết quả mục đích.
– Đánh cho tan quân cướp nước.
– Hãy làm cho xong việc này rồi hãy đi.
– Học cho giỏi nhé !
CỦA
1. Biểu thị nghĩa quan hệ sở hữu, đặc trưng. Biểu thị nghĩa thuộc vào ai, cái gì, làm định tố
trong danh ngữ.
Bàn tay của em bé thật là xinh.
2. Biểu hiện thuộc tính.
Lịng dũng cảm của người chí sĩ.
3. Ý nghĩa quan hệ sở thuộc cĩ thể thay thế bằng các giới từ cĩ nghĩa tương đương : do,
mà.
– Bài thơ do tơi viết đã được đăng.
– Bài thơ mà tơi viết đã được đăng.
CÙNG : biểu thị nghĩa liên đới của đối tượng đối với chủ thể.
– Việc này biết nĩi cùng ai ?
– Mấy lời nĩi cùng bạn đọc.
DẦU (DÙ)
1. Biểu thị nghĩa hiện hữu trái ngược, giả thiết để khẳng định.
Dù gian khổ, chúng ta vẫn khơng sờn lịng, nản chí.
2. Biểu thị nghĩa giả định, chưa cĩ.
– Dù ai nĩi ngả nĩi nghiêng.
Lịng ta vẫn vững như kiềng 3 chân. (ca dao)
3. Biểu thị ý “mặc kệ, khơng quản”.
– Dù cĩ biết hay khơng biết vẫn phải làm cho được.
DO
1. Biểu thị nguyên nhân, lí do.
– Lỗi này do tơi gây ra.
– Do khơng hiểu nên mới hỏi lại.
2. Biểu thị nguồn gốc tạo ra.
– Chương trình này do Thụy Điển tài trợ.
– Máy này do Nhật Bản sản xuất.
DƯỚI
1. Biểu thị nghĩa phương hướng, thường đứng sau động từ hoạt động, di chuyển.
– Đi dưới mưa.
– Rơi xuống dưới biển.
2. Dưới kết hợp với danh từ làm thành kết cấu giới ngữ để làm chức năng trạng ngữ chỉ
trạng thái, điều kiện. Trong trường hợp này cĩ thể thay : bằng, với.
Dưới sự lãnh đạo của cụ Hồ, tồn dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc khởi nghĩa
tháng 8 thắng lợi.
ĐẶNG
– Biểu hiện mục đích như “để”, nhưng mục đích xa hơn. Nếu trong câu cĩ hai từ “để”
thì hai mục đích ngang nhau. Cịn sau “để” cĩ “đặng” thì chỉ mục đích xa hơn.
– Mở rộng mạng lưới trường tư lập để thu hút nhiều học sinh; đặng gĩp phần vào cơng
cuộc phổ cập cấp I, tiến đến phổ cập cấp II.
– Thi đua sản xuất để (đặng) cho dân giàu nước mạnh.
ĐỂ
1. Từ biểu hiện nghĩa mục đích của một nguyên nhân nào đĩ. “Để” cĩ nghĩa tương đương
với : cho, hịng, đặng.
– Sách này để kỉ niệm.
– Phịng này để tiếp khách.
– Tiết kiệm tiền để đi du lịch một chuyến.
– Nuơi mèo để (cho) nĩ bắt chuột.
– Biết nhờ ai để chuyển bức thư này cho kịp.
– Chúng ta học ngoại ngữ để giao lưu với người nước ngồi.
2. Để cùng với một nhĩm từ, đứng đầu câu làm tiêu đề cho tồn câu. Thỉnh thoảng nhấn
mạnh tính mục đích, cĩ thể đặt ở giữa với tư cách nhĩm từ đệm.
– Để hồn thành chương trình học tập, phịng hiệu trưởng cho rằng học sinh cần phải
…
– Để trả lời câu hỏi đĩ, chúng ta phải tìm hiểu sự thật.
3. Sau “để” cịn cĩ “mà”.
Con hỏi việc này để mà làm gì ?
4. Cĩ sự tương ứng với từ chỉ nguyên nhân.
(Vì) anh mách với mẹ, để nĩ phải chịu địn.
5. Để cĩ giá trị như : “cịn, kẻo”.
– Mình về giã gạo ba giăng,
Để (cịn) ta gánh nước Cao Bằng về ngâm. (cd).
– Chia cho con chĩ với để (kẻo) nĩ kiện.
6. Để cho. Trong những trường hợp nhất định cĩ nghĩa như : khiến cho, nhằm cho, làm
cho, để làm cho …
ĐẾN
1. Biểu hiện nghĩa phương hướng của hành động hướng tới một địa điểm, một đối tượng,
một sự kiện, một thời điểm.
– Tơi đi đến trường.
– Con người đã bay đến các vì sao.
– Tơi luơn luơn nghĩ đến việc học hành của học sinh.
– Họ nĩi chuyện với nhau đến khuya.
– Cho đến bây giờ tơi mới hiểu rằng anh khơng tốt với hắn.
2. Biểu hiện nghĩa tột cùng : đến nơi, đến nước, đến cùng …
– Chúng ta phấn đấu đến cùng cho độc lập tự do của Tổ quốc.
– Giảng giải đến thế mà nĩ vẫn khơng hiểu.
– Niềm vui đến bất tuyệt.
– Đã bị đánh đập đến nước ấy, sao lại khơng kêu cứu.
– Bực tức đến phát điên lên được.
ĐỐI VỚI
1. Biểu hiện nghĩa liên đới của danh từ tiếp theo sau.
– Quốc hội đã thơng qua chính sách thuế nơng nghiệp đối với nơng dân.
– Tình cảm của Bác hồ đối với quê hương thật sâu nặng.
2. Nhấn mạnh bổ ngữ với tư cách đối tượng liên đới. Trường hợp này bổ ngữ đưa lên
trước vị ngữ và thành trạng ngữ đầu câu.
– Tơi đối với truyền thuyết này, nĩi cho cùng đáng hồi nghi lắm.
– Điều kiện làm việc đối với cơng nhân liệu cĩ đáp ứng được hay khơng ? (điều kiện
vốn là bổ ngữ của đáp ứng hay khơng đáp ứng).
+ Trường hợp bổ ngữ tương đối dài cĩ thể đưa lên đầu câu, sau động từ vị ngữ cĩ đại từ
chỉ định cho bổ ngữ ấy.
Đối với các hiện tượng mới manh nha, con người muốn nhận thức tồn diện về ý
nghĩa của nĩ khơng phải là dễ dàng.
3. Biểu hiện nghĩa : theo ý …
Đối với anh, vấn đề này khơng quan trọng mấy.
4. Đối tượng đề xuất ra là thuyết minh cho phạm vi của trạng thái, hành động ở phía sau
đĩ.
Cái chết của Quang Trung đối với lịch sử dân tộc, đối với khoa học là một tổn thất
khơng nhỏ. (hai giới ngữ “đối với” để thuyết minh phạm vi tổn thất).
GIỮA
1. Nghĩa như : ở giữa, trong. Nĩi về mối quan hệ của một thời, điểm cách đều hai mặt
hoặc xung quanh.
Họ tiến vào giữa hội trường.
2. Biểu hiện sự chọn lựa giữa hai đối tượng.
Giữa hai mĩn quà này em chỉ cĩ thể chọn một tùy em.
3. Biểu hiện khoảng cách trung gian.
– Thị xã Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam nằm giữa chiều dài đất nước.
– Vào thời điểm ấy, khoảng cách giữa cái sống và cái chết chỉ là trong gang tấc.
4. Biểu hiện nghĩa được sự bao bọc, vây quanh. Tương đương với : trong.
Các em sống giữa tình thương của các mẹ.
LÊN
“Lên” vốn và động từ chỉ hướng. Khi đứng sau động từ vận động khác, “lên” cĩ chức
năng như giới từ chỉ hướng đạt đến một điểm mút của sự vận động tính từ vị trí người nĩi.
Nĩ thể hiện sự tri nhận khơng gian trong các trường hợp sau đây.
1. Hướng đến một vị trí cao hơn hay phía trước của người nĩi.
– Nhìn lên trời, thấy trời cao lồng lộng.
– Tuấn leo lên núi, rồi sau đĩ trèo lên cây.
2. Hướng vận động trên mặt phẳng của khơng gian, sự vật cao hơn điểm đứng hoặc cự li
của chủ thể vận động.
Hương nhè nhẹ đặt lọ hoa trên bàn. Sau đĩ, cơ chạy ra vườn và giẫm lên những bụi cỏ
non xanh rờn.
3. Hướng phát triển theo chiều phía trước hoặc theo chiều cao của mặt bằng bình thường.
– Ngành ngoại thương của ta càng ngày càng phát triển lên theo kinh tế thị trường hiện
đại.
– Hãy bay lên sơng núi của ta ơi !
– Nước sơng Hồng dâng lên cao đến 3 mét.
NGỒI
1. Biểu thị phương hướng của hành động lấy điểm gốc từ người nĩi đối với điểm mốc của
vị trí hướng đến.
– Ơng lão nhìn ra ngồi sân.
– Đứng ngồi cửa sổ, cơ ta gọi : mẹ ơi !
+ Trong ý nghĩa này “ngồi” đối lập với “trong”.
– Chạy ra ngồi / Bước vào trong.
– Đi ra ngồi biên ải / Bay vào trong khơng phận.
+ “Ngồi” cịn cĩ nghĩa bên ngồi một giới hạn cĩ biên độ nào.
Nước tràn ra ngồi chậu.
+ “Ngồi” chỉ vị trí tồn tại.
Mẹ làm việc ở ngồi vườn.
+ “Ngồi” chỉ mức độ quá giới hạn về thời gian.
Bà tơi năm nay ngồi 80 tuổi, mà vẫn cịn khỏe.
NHẰM
Biểu thị mục đích mà hành động hướng tới. Cĩ nghĩa như : để.
Chúng ta gĩp ý cho nhau nhằm giúp nhau tiến bộ.
NHỜ
Biểu thị nghĩa nhân – quả. “Nhờ” đứng đầu phần câu chỉ nguyên nhân như một điều
kiện che chở thuận lợi đưa đến kết quả may mắn. Thường kết hợp kiểu : nhờ cĩ, nhờ bởi,
nhờ do, nhờ tại, nhờ ở.
– Nhờ cĩ sự giúp đỡ của anh mà tơi hồn thành tốt nhiệm vụ này.
– Nhờ cĩ chính sách ruộng đất đúng, nơng dân hăng hái sản xuất.
NƠI
Biểu hiện nghĩa nơi chốn, địa điểm trong khơng gian. Nĩ cĩ nghĩa ngữ pháp như “ở”.
– Em luơn luơn tin tưởng nơi anh.
– Dầu ngược xuơi nơi nào trên trái đất.
– Tấm lịng em son sắt mãi nơi anh.
Ở
1. Biểu thị địa điểm xảy ra hành động. Tương đương với : tại
– Mẹ trồng rau ở ngồi vườn.
– Bây giờ sống thác ở tay
Thân này đã đến thế này thì thơi. (Kiều)
2. Biểu thị khoảng cách khơng, thời gian. Tương đương với : từ.
– Ngọc ở Hà Nội về.
– Cơng trình này đang tiến hành ở giai đoạn nước rút.
3. Biểu hiện hướng của hành động tâm lí, tình cảm, tư duy. Tương đương như vào. Các từ
này kết hợp với danh từ tạo thành một kết cấu giới ngữ làm chức năng bổ ngữ hoặc trạng
ngữ của câu.
– Chúng ta phải tin ở (vào) lớp trẻ ngày nay. Họ nhiều tài năng lắm.
– Nhờ (vào) ở sức mạnh của tồn dân, đảng ta mới làm nên sự nghiệp vĩ đại. Do đĩ,
chúng ta phải khai thác hết mọi tiềm năng ở nhân dân.
+ Cĩ thể dùng ở trong.
– Ở trong nhân dân biết bao là tiềm năng.
– Ở trong vùng giải phĩng nhân dân đã làm chủ.
4. Biểu thị nghĩa nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra điều gì. Tương đương như : bởi, tại, do …
Hoặc tổ hợp : bởi ở, tại ở …
Mọi sự trên đời là ở con người mà ra.
QUA
1. Cĩ nghĩa của động từ chuyển động. Nĩ cĩ thể thay thế cho động từ đi trước nĩ.
– Tơi (đi) qua sơng. – Tơi (đi) qua cầu.
– Tơi qua sơng. – Tơi qua cầu.
2. Làm từ chỉ phương hướng được xác định bởi nơi xuất phát của hành động và điểm đến
của hành động. Trường hợp này “qua” làm chức năng giới từ. Trong chức năng này “qua”
cĩ nhiều cách dùng.
+ Biểu hiện phương hướng của hành động di động theo chiều ngang.
Tơi chạy ngang qua sân trường.
+ Biểu hiện nghĩa phương tiện cĩ giá trị như : bằng, nhờ, thơng qua.
– Qua ngài chủ tịch, chúng tơi gửi đến nhân dân Việt Nam lời chúc mừng năm mới.
– Qua thử thách, tình bạn giữa chúng ta thêm gắn bĩ.
– Chúng ta cĩ thể gặp nhau qua điện thoại cũng được.
TẠI
1. Biểu hiện nơi chốn diễn ra hành động hoặc tồn tại sự kiện. Trường hợp này tương
đương với “ở”.
– Ra đĩn đồn tại sân bay Nội Bài cĩ các nhà ngoại giao cả nước.
– Hơm qua tại hội trường Ba Đình, kì họp thứ hai của Quốc hội khĩa XI đã khai mạc.
– Nên chăng thì cũng tại lịng mẹ cha. (Kiều)
TẬN
Biểu hiện giới hạn khơng gian và thời gian mà hành động hướng tới.
– Ở tận sơng Hồng em cĩ biết
Quê hương anh cũng cĩ dịng sơng. (Hồi Vũ)
– Cuộc trị chuyện giữa Hương và Lan kéo dài đến tận 3 giờ sáng.
THEO
1. Đứng sau động từ, biểu thị hướng di chuyển hoặc hành động.
Họ đi dọc theo ven bờ sơng Hương. Bỗng nhiên Khánh rẽ vào ngõ Thượng Tứ. Hồng
chạy theo gọi lại cũng khơng được.
2. Làm yếu tố phụ của động từ biểu thị nghĩa hành động này chiếu theo y như hành động
khác hoặc do hành động khác ảnh hưởng, tác động đến.
– Thanh niên làm theo lời Bác.
– Các em hãy noi gương theo các bậc tiền bối.
– Chị đọc rồi, các em đọc theo cho đúng nhé !
3. Biểu thị ý dựa vào, căn cứ vào cái gì đĩ, vào người nào đĩ mà thực thi hành động hoặc
đánh giá.
– Theo tin từ Hà Nội, năm nay Việt Nam đã xuất khẩu một triệu rưỡi tấn gạo.
– Theo tơi, chúng ta phải cĩ chính sách tối ưu để giải quyết cơng ăn việc làm cho
thanh niên.
– Theo điều 4 của bản hợp đồng này, hai bên phải thơng báo cho nhau về những khĩ
khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện cơng trình.
TỚI
Biểu hiện nghĩa đạt đến một hướng, một mức độ nào đĩ trong khơng gian, thời gian và
tính chất.
1. Biểu hiện hướng / đích của sự chuyển động.
– Các vận động viên đã về tới đích an tồn.
– Ta đi tới khơng thể gì ngăn lại. (Tố Hữu)
– Tơi xin gửi tới các bạn lời chúc mừng năm mới.
2. Biểu thị giới hạn thời gian.
– Làm việc cho tới khuya mới về nhà.
– Nghỉ cho đến (tới) tháng 10 mới đi làm lại.
– Tơi sẽ chờ anh tới (đến) 7 giờ thì thơi nhé!
3. Biểu thị độ sâu của hoạt động tư duy.
– Làm việc phải suy nghĩ cho tới nơi tới chốn.
– Ăn chưa no, lo chưa tới.
4. Biểu hiện nghĩa tác động, ảnh hưởng của một hành động, hiện tượng này đến một hiện
tượng khác.
– Áp dụng tốt hay khơng tốt kĩ thuật hiện đại sẽ cĩ ảnh hưởng tới năng suất lao động.
– Hễ đụng tới lịng tự trọng là nĩ phản ứng ngay.
TRÊN
1. Biểu thị hướng hành động từ thấp lên cao so với chỗ đứng.
– Leo lên trên nĩc nhà nhìn xuống một tốn địch bước xăm xăm vào cổng, ơng già
nằm sát mái nhà quan sát chúng cho rõ.
– Phương ngước nhìn lên trên bầu trời, thấy trời cao lồng lộng, nhìn xuống biển thấy
biển vời vợi nghìn trùng.
2. Biểu thị địa điểm ở bậc cao hơn. Ngược với “dưới”.
Hiệu trưởng họp trên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu phĩ xuống dưới các khoa để
kiểm tra sinh viên.
3. Biểu thị vị trí cĩ mặt bằng hoặc sát mặt bằng nào đĩ mà người nĩi nhìn rõ theo tầm
đứng.
– Trên khuơn mặt khơ xác, nụ cười khơng cĩ gì là ấm áp, là thiết tha.
– Chị đặt lọ hoa trên bàn và treo tấm ảnh chồng trên tường của buồng riêng.
– Hơm nay trên các báo chí ở TOKYO đều đăng tin một cơng dân Nhật Bản cùng với
các nhà du hành vũ trụ Xơ viết trở về mặt đất an tồn.
4. Biểu thị địa điểm cụ thể xảy ra hành động, hiện tượng.
Bác đứng trên khán đài vẫy tay chào các đồn thể quần chúng đi ngang qua.
5. Biểu thị cơ sở, nền tảng làm phạm vi hoặc nguyên tắc cho hoạt động hành động.
Trên tinh thần đồng chí, đồng hương, đồng nghiệp, chúng tơi giúp đỡ lẫn nhau
khơng chút tính tốn nào cả.
TRONG
1. Biểu thị hướng khơng gian của hoạt động. Ngược lại với “ngồi”.
– Mời các thầy vào trong nhà kẻo lạnh.
– Xin mời hành khách đi vào trong xe, khơng nên đứng ở thành xe.
2. Biểu thị phạm vi, giới hạn khơng gian làm thành mơi trường cho hoạt động xảy ra, hoặc
tồn tại.
– Trong đấu tranh cách mạng, thế hệ thanh niên của đất nước ta đã trưởng thành và
làm nên một phong cách sống mới.
– Tưởng như nghe được cả hơi thở của cây lá trong vườn.
– Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực.
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.(Nguyễn Đình Thi)
– Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em cĩ nhớ
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau. (Hồng Hữu)
3. Biểu thị giới hạn thời gian cụ thể của hành động, sự tình tồn tại, làm chức năng trạng
ngữ thời gian.
– Anh ơm chặt thân em mềm mại.
Trong phút giây từ biệt chiều nay.
– Trong khi tơi học bài thì nĩ xem ti vi.
4. “Trong” làm chức năng trạng ngữ địa điểm hoặc thời gian, luơn luơn kết hợp với danh
từ, nhĩm danh từ hoặc kết hợp với tính từ, động từ tạo thành giới ngữ.
– Mùa thu đã đi qua cịn gửi lại,
Một ít vàng trong nắng trong cây,
Một ít buồn trong giĩ trong mây,
Một ít vui trên mơi người thiếu nữ. (Tế Hanh)
– Anh đã thầm yêu trong tuyệt vọng
Chịu dày dị trong hổ thẹn, ghen ganh. (Puskin)
TRƯỚC
1. Biểu thị vị trí khơng gian của hành động xảy ra.
Cảo thơm lần giở trước đèn. (Kiều)
2. Biểu hiện hồn cảnh, điều kiện, tình trạng mà hành động tiến hành. Trường hợp này
“trước” kết hợp với danh từ hoặc nhĩm danh từ làm trạng ngữ.
– Trước tình hình khĩ khăn về kinh tế, mỗi chúng ta phải tự cứu lấy mình.
– Đụng đầu trước những thử thách mới biết ai vững vàng, ai nhụt chí.
3. Biểu thị khoảng thời gian làm mốc cho hành động.
Họ ra đi trước lúc rạng đông, trước khi trời hừng sáng.
TUY
1. Biểu hiện mối quan hệ liên đới giữa hai hành động. “Tuy” mở đầu phần phụ thuộc của
câu như cái căn cứ để triển khai hành động tiếp theo, tăng tiến hơn. “Tuy” cũng cĩ thể đứng
trước một từ nào đĩ của câu nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của thành phần đĩ. Thường cĩ : “nhưng,
vẫn, cũng, song, mà …” đối ứng.
– Tuy già nhưng Bác vẫn tươi vui.
– Tuy nghèo mà vẫn tốt bụng.
– Em tuy mới 15,
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tuổi như trăng rằm. (Nguyễn Nhược Pháp)
2. Khi đĩng vai tác tử biểu hiện nghĩa hiện hữu, “tuy” cĩ thể thay bằng “mặc dù”.
– Tuy nước ta là một nước nhỏ mà đã đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mĩ.
– Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi. (Lời bài hát về Bác Hồ).
TỪ
1. Biểu thị điểm xuất phát của một đoạn khơng gian mà hành động diễn biến.
– Từ sân bay Vơ Tích, máy bay đưa Bác đến cửa biển Đại Liên.
– Tàu lửa chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng nay chỉ cịn 16 giờ.
2. Biểu thị điểm mốc thời gian và làm thành khoảng cách thời gian cho đến lúc đang nĩi.
– Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chĩi qua tim. (Tố Hữu)
– Rằng : Trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi. (Kiều)
3. Biểu hiện bao gồm, bao quát tồn bộ các cá thể, cụ thể thành một tổng thể. Cĩ kết cấu :
Từ … đến … đều …
– Chúng ta, từ chính phủ đến nhân dân, Nam đến Bắc, già đến trẻ, giàu đến nghèo đều
một lịng khơng chịu mất nước, khơng chịu làm nơ lệ, khơng chịu chia rẽ. (Báo)
– Từ hình dáng cho đến tâm hồn cơ ta rất giống mẹ.
4. Biểu hiện một căn cứ xuất phát của hành vi hoặc sự kiện. Thơng thường nĩi về nguồn
gốc xuất hiện một hiện tượng.
– Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra.
– Và, Bác vui sướng thật sự khi nhận bĩ hoa từ tay cháu Mên đến tặng Bác.
VÀO
1. Biểu thị hướng của hành động từ bên ngồi vào bên trong.
– Bộ đội tấn cơng vào căn cứ của quân địch.
– Trước xe lơi lả han chào,
Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi. (Kiều)
– Tường đơng lay động bĩng cành,
Đẩy song đã thấy sở khanh lẻn vào. (Kiều)
2. Biểu thị hành động thu nhận, can thiệp hoặc hịa vào trong một sự vật khác, hay một tổ
chức, một phong trào nào đĩ.
– Chúng tơi tham gia vào hội Nơng dân cứu quốc.
– Năm nay số lượng sinh viên được trúng tuyển vào các trường rất đơng.
– Hồn Trinh cịn ở trần gian,
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này. (Nguyễn Bính)
– Vào lúc khĩ khăn mới đánh giá hết phẩm chất của người Cộng sản.
– Đã mang lấy nghiệp vào thân.
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. (Kiều)
VỀ
1. Biểu thị hướng của hành động hoạt động.
– Các vận động viên đã chạy về tới đích an tồn.
– Bộ đội đã rút lui về phía sau để bảo tồn lực lượng.
2. Biểu thị phạm vi của đối tượng hoặc sự vật mà hành động đề cập.
– Chính quyền thuộc về tay nhân dân.
– Hội nghị thảo luận về cơng tác văn hĩa tư tưởng.
– Tác phẩm này viết về cơng nhân mỏ.
3. Kết hợp với danh từ tạo thành giới ngữ làm tiêu đề báo chí, sách, truyện
– Về vấn đề nhà ở.
– Về những lời Bác Hồ dạy.
– Về tính nhân đạo trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
4. Biểu thị sự tồn tại trong khoảng thời gian nào đĩ.
– Về già, cụ tỏ ra nhân ái hơn.
– Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đơi mươi trẻ nhất làng. (Vũ Cao)
– Nuơi con những ước về sau
Trao tơ phải lứa gieo cầu đúng nơi. (Kiều)
5. Biểu hiện nguyên do thuộc tính.
– Cơ ta khổ sở về chồng con.
– Bọn mật thám lo sợ về những hoạt động của chị.
VÌ : Biểu thị nghĩa nguyên nhân.
1. Nêu ra lí do hoặc nguyên nhân khơng thực hiện được hành động. Thường cĩ từ “nên”
đối ứng.
– Vì giĩ mùa Đơng – Bắc nên trời trở rét.
– Vì mây cho núi lên trời.
Vì chưng giĩ thổi hoa cười với trăng. (ca dao)
2. Dùng để hỏi về lí do, nguyên cớ khơng thực hiện hành động.
Vì lẽ gì mà em từ chối lời mời của tơi ?
3. Biểu thị mục đích của hành động.
– Vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
– Chúng ta quyết tâm đổi mới là vì hạnh phúc của nhân dân ta.
VỚI
1. Biểu hiện nghĩa liên hợp giữa hai hiện tượng cĩ quan hệ qua lại, cùng hành động chung.
Thường cĩ “nhau” kèm theo.
– Người với người là bạn.
– Quân với dân như cá với nước.
– Anh với tơi đơi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. (Chính Hữu)
– Họ nĩi với nhau bao lời hẹn ước.
2. Biểu thị nghĩa đối tượng cĩ quan hệ tiếp nhận và sự tồn tại của hành động hướng tới.
– Em học với thầy Hồng
– Hơm nay tơi xin báo cáo với các bạn về vấn đề thanh niên và việc làm.
3. Chỉ phương thức, mức độ của hành động. Tương đương với “bằng”.
– Với tấm lịng yêu nước, cụ Huỳnh đã nhận lời tham gia chính phủ.
– Cụ trúng với số phiếu cao nhất.
4. Biểu hiện nghĩa đối tượng liên đới với điều kiện nĩi đến trong câu.
– Với anh, em là tất cả.
– Đối với truyền thuyết đĩ, tơi vẫn cịn hồi nghi, khơng tin lắm.
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC MỐI QUAN HỆ RỘNG
(Broad Relationships) CỦA GIỚI TỪ
Sự quy chiếu khơng gian :
1. Bên trong (interiority)
2. Bên ngồi (exteriority)
3. Cao (superiority)
4. Thấp (inferiority)
5. Phía trước (anteriority).
6. Phía sau (posterority)
7. Ở gần (proximity)
8. Kề cận (contiguity)
9. Phương hướng (direction)
10. Chia cắt (separation)
11. Đối lập (oppositeness)
12. Ngang (transversality)
13. Dọc (verticality)
14. Nằm ngang (hirizontality)
15. Vịng cung (circularity)
16. Bất định (indeterminacy)
17. Liên tục (continuity)
18. Khoảng rộng (extent)
19. Phụ thuộc (accompaniment)
20. Song song (parallelism)
21. Gốc (origin)
22. Ngăn cách (partition)
Sự quy chiếu thời gian :
23. Điểm thời gian (point of time)
24. Quan hệ với một điểm (relative to a point)
25. Giai đoạn thời gian (period of time)
26. Quan hệ với một giai đoạn (relative to a period)
27. Trước (anteriority)
28. Sau (posteriority)
29. Tần suất (frequency)
Sự quy chiếu trừu tượng :
30. Nguyên cớ (cause)
31. Lí do (reason)
32. Mục đích (purpose)
33. Nguồn gốc (source)
34. Cách thưc (manner)
35. So sánh (comparison)
36. Vai trị (role)
37. Phương tiện (means)
38. Tác dụng (agency)
39. Phản ứng (reaction)
40. Thuộc tính (attribution)
41. Tồn tại (existence)
42. Ủng hộ (support)
43. Tương phản (opposition)
44. Loại trừ (exception)
45. Điều kiện (condittion)
46. Bổ sung (addition)
47. Trao đổi (exchange)
48. Thay thế (replacement)
49. Ứng chiếu (reference)
50. Ngẫu nhiên (contingency)
51. Nhượng bộ (concession)
52. Kết quả (result)
53. Quá trình (process)
54. Trạng thái (state)
55. Tương đương (appropximation)
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁC VAI NGHĨA
1. Agent / Actor : chủ thể của hành động
2. Instrument : cơng cụ
3. Dative /Recipient : người tiếp nhận (tiếp thể)
4. Factative : vật sinh ra (tạo thể)
5. Locative / Location : địa điểm, nơi chốn.
6. Objective : đối tượng được chính cách thuyết minh nghĩa của động từ quy định (đối
thể)
7. Benefactive / Beneficiary : người hưởng lợi
8. Comitative : nhân / vật cĩ liên đới
9. Time : thời gian
10. Source / Root : nguồn
11. Goal : đích
12. Direction : phương hướng
13. Extent : tầm xa của chuyển động hay thời gian kéo dài của hành động, trạng thái.
14. Experiencer : kẻ thể nghiệm.
15. Undergoer : người / vật trải qua quá trình
16. Patient : kẻ bị động
17. Manner : phương thức
18. Purpose : mục đích
19. Force : lực
20. Positioner : người hay động vật ở một tư thế.
21. Path : đường dẫn / lối đi
22. Terminus : điểm kết thúc
23. Cause : nguyên nhân
24. Result : kết quả
25. Carrier : chủ thể của trạng thái, tính chất
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5782.pdf