Đặc điểm ca dao xứ Nghệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Ngân ĐẶC ĐIỂM CA DAO XỨ NGHỆ Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TSKH. BÙI MẠNH NHỊ Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS. TSKH. Bùi Mạnh Nhị đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Xin cảm ơn các Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và bằng hữu đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiề

pdf139 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3675 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Nguyễn Thị Kim Ngân MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao, dân ca là những viên ngọc quí trong kho tàng văn hóa dân tộc, in đậm hình ảnh cuộc sống và con người Việt Nam. Trong bài viết về truyền thống văn hóa dân tộc, giáo sư viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn đã khẳng định: “Có thể nói dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có nền văn hóa dân gian rất giàu đẹp và giá trị của nó đã vượt qua thử thách của thời gian, bởi vì bản chất của nó là nhân nghĩa thủy chung, vì nước, vì dân, vì con người, vì độc lập tự do hạnh phúc và hòa bình, nền tảng của nó là nhân dân. Nó là một cống hiến xứng đáng vào nền văn hóa chung của loài người…”. [176] Cái gốc của văn hóa dân tộc là văn hóa dân gian, đặc biệt là thơ ca dân gian. Có thể nói hơn bất cứ dữ liệu văn hóa nào khác, qua thơ ca dân gian chúng ta có thể thấy được một phần bản lĩnh, bản sắc, tính cách của dân tộc Việt Nam. Ca dao là một biểu hiện độc đáo của văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương. Nó vừa có nét chung, tính thống nhất của ca dao các vùng miền trên đất nước, vừa có đặc điểm riêng của từng vùng miền cụ thể, nhất là những vùng miền văn hóa lớn. Những đặc điểm chung và riêng đó phản ánh tính thống nhất và tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nghệ Tĩnh là một vùng văn hóa rộng lớn, rất lâu đời của văn hóa Việt Nam. Từ bao đời nay, các nghệ sĩ dân gian đã không ngừng sáng tạo nên một kho tàng ca dao, dân ca đồ sộ, độc đáo in dấu hình ảnh đất nước, con người xứ Nghệ. Trong ngôn ngữ chúng ta thường gặp những khái niệm như “Vùng văn hóa xứ Nghệ”, “Đất Nghệ”, “Người Nghệ”, “Ca dao xứ Nghệ” … Điều đó là hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. “Nghệ Tĩnh có một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú và có lẽ vào bậc nhất so với tất cả các địa phương khác trong toàn quốc”[70] . Tìm hiểu đề tài “Đặc điểm ca dao xứ Nghệ ” là tìm hiểu tính thống nhất, đặc biệt là những nét riêng của ca dao xứ Nghệ so với ca dao của các vùng miền khác trên đất nước. Nghệ Tĩnh là một vùng văn hóa lâu đời, có nhiều đặc điểm riêng biệt về địa lí, lịch sử, cư dân, ngôn ngữ và văn hóa. Tìm hiểu về thơ ca dân gian xứ Nghệ cũng là tìm hiểu những đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của con người xứ Nghệ qua các câu ca dao, điệu hát, câu hò. Kho tàng thơ ca dân gian xứ Nghệ rất phong phú đa dạng gồm nhiều thể loại khác nhau. Trong đó ca dao được xem là thể loại ổn định, phản ánh rõ nét đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc con người xứ Nghệ. Tính địa phương là một đặc trưng của thi pháp ca dao, của thi pháp Văn học dân gian. Nghiên cứu đề tài này cũng là tìm hiểu đặc trưng đó, góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng thi pháp của ca dao. Chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ca dao xứ Nghệ” trước tiên là bởi niềm say mê ca dao Nghệ Tĩnh - một mảnh đất nghệ thuật đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy bí ẩn - và cũng bởi đề tài này có tác dụng trực tiếp, thiết thực trong việc dạy văn ở Trường phổ thông. Hiện nay, văn học địa phương, trong đó có ca dao địa phương, đang được chọn giảng trong chương trình văn học địa phương ở các trường. Việc tìm hiểu về ca dao xứ Nghệ sẽ giúp cho việc giảng dạy văn học dân gian nói chung và văn học địa phương ở Nghệ Tĩnh được tốt hơn. Là người con xứ Nghệ, lại là một giáo viên dạy văn, mỗi hình ảnh, tấc đất, ngọn núi, con sông và con người nơi đây là niềm tự hào kiêu hãnh của tôi. Việc khảo sát, tìm hiểu về đặc điểm ca dao xứ Nghệ càng giúp tôi thêm hiểu để thêm yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Vì tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài “Đặc điểm ca dao xứ Nghệ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề Các công trình, các bài nghiên cứu về văn hóa dân gian xứ Nghệ, có thể chia làm hai loại:  Những nghiên cứu chung về văn học dân gian xứ Nghệ.  Những nghiên cứu về ca dao người Việt xứ Nghệ. 2.1. Những công trình nghiên cứu chung về văn học dân gian xứ Nghệ Những bài nghiên cứu này tuy không đặt vấn đề nghiên cứu riêng về ca dao xứ Nghệ, nhưng những vấn đề đặt ra có liên quan đến việc tìm hiểu đặc điểm ca dao xứ Nghệ. Trong những bài nghiên cứu chung trước hết ta phải nói tới bài: “Vị trí và đặc điểm của vùng văn học dân gian Nghệ Tĩnh” của Phó giáo sư Hoàng Tiến Tựu (Thông báo khoa học số 1, ĐHSP Vinh năm 1983). Trong bài viết này, tác giả đã đặt vấn đề: “Mỗi vùng, mỗi khu vực văn học dân gian của dân tộc và đất nước đều có một vị trí quan trọng và một phong cách truyền thống riêng của mình”. Trong bài nghiên cứu công phu này, PGS Hoàng Tiến Tựu đã rút ra 4 kết luận như sau: 1. Trước hết, đây là một vùng văn học dân gian phong phú và hoàn chỉnh có quy mô rộng lớn, đồng thời có phong cách chung thống nhất trong toàn vùng và đặc sắc, độc đáo so với các vùng, các khu vực văn học dân gian khác của dân tộc, đất nước. 2. Đây là một vùng văn học dân gian truyền thống có lịch sử lâu đời vào bậc nhất của dân tộc và đất nước ta. 3. Vùng văn học dân gian Nghệ Tĩnh không những có từ lâu đời mà còn là một quá trình sinh thành phát triển liên tục, phản ánh hầu hết các chặng đường lịch sử quan trọng, các hình thái xã hội cơ bản của dân tộc và đất nước từ viễn cổ cho đến bây giờ. 4. Nó phản ánh rất trung thực, rất rõ nét hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội và con người của xứ Nghệ. Những luận điểm này có tác dụng gợi mở việc nghiên cứu ca dao xứ Nghệ, vì ca dao là một bộ phận của văn học dân gian. Công trình thứ hai cần kể tới là bài “Đất nước, con người xứ Nghệ qua kho tàng ca dao xứ Nghệ ” của Trương Xuân Tiếu. (Tạp chí văn hóa dân gian số 3 -1997). Trong bài này tác giả đã phân tích và khái quát được những đặc điểm chung về đất nước con người xứ Nghệ: Đất nước xứ Nghệ thật hùng vĩ, hữu tình, con người xứ Nghệ thật thông minh, quả cảm. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên xã và những tên dòng họ, những con người cụ thể ở xứ Nghệ đã bước vào trong những điệu hò, câu hát, bài ca, góp phần tô thắm những nét son truyền thống của văn học dân gian xứ Nghệ. Những kết luận này của tác giả rất có ích cho việc tìm hiểu tình yêu của con người xứ Nghệ qua ca dao xứ Nghệ. 2.2. Những công trình nghiên cứu về ca dao xứ Nghệ Công trình đồ sộ nhất là “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” (2 tập) do Nguyễn Đổng Chi – Ninh Viết Giao (chủ biên) – Võ Văn Trực biên soạn năm 1996 NXB Nghệ An. Trong công trình này có bài nghiên cứu giới thiệu về ca dao xứ Nghệ của Ninh Viết Giao với tựa đề: “Về ca dao của người Việt ở xứ Nghệ”. Là một nhà nghiên cứu Văn học dân gian lâu năm, có kinh nghiệm, đã gắn bó với mảnh đất Nghệ Tĩnh hàng chục năm, hơn ai hết tác giả đã sưu tầm, lựa chọn, phân loại hàng nghìn câu ca dao xứ Nghệ và có bài giới thiệu những đặc điểm, bản sắc riêng của ca dao xứ Nghệ. Bản thân tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian xứ Nghệ. Trong bài viết trên tác giả đã giới thiệu sơ lược về đặc điểm đất đai, khí hậu, hoàn cảnh lịch sử của xứ Nghệ cũng như sơ lược về nội dung của ca dao xứ Nghệ, qua đó làm nổi bật tính cách, tình cảm, tâm hồn của con người xứ Nghệ. Trong các đặc điểm của vùng Nghệ Tĩnh, tác giả đặc biệt nhấn mạnh: “Nghệ Tĩnh có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú và có lẽ phong phú vào bậc nhất, so với tất cả các địa phương khác trong toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hóa, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, động lực phát triển… của bà con xứ Nghệ. Ở đây có đủ các loại hình văn học dân gian mà loại hình nào cũng phong phú”. Đây là một nhận định rất quan trọng, giúp chúng ta đi sâu tìm hiểu ca dao xứ Nghệ. Trước khi đi vào nghiên cứu ca dao xứ Nghệ, Ninh Viết Giao nêu ra luận điểm: ca dao của các vùng (trong đó có Nghệ Tĩnh) là vốn chung của cả nước, ca dao các vùng dù có mang những điểm riêng, sắc thái riêng vẫn thể hiện những đặc điểm chung, phổ biến của cả nước. Đây là một nhận định quan trọng, giúp chúng ta đi vào tìm hiểu những nét riêng của ca dao xứ Nghệ, tìm hiểu ngọn nguồn của từng bài ca dao. Nội dung của ca dao xứ Nghệ được Ninh Viết Giao giới thiệu qua nhiều chủ đề, qua đó làm nổi bật tính cách, đời sống tình cảm cuả con người xứ Nghệ. Nghiên cứu về hình thức nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ, tác giả đồng ý với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, cho rằng ca dao xứ Nghệ không được mượt mà, bay bướm. Về ngôn ngữ của ca dao xứ Nghệ, Ninh Viết Giao viết: “Những bài ca dao ấy, ngôn ngữ giản dị mà tươi rói như đất mới cày, áo nâu non mới mặc, chứa đầy nhựa sống …”[70] Về tiếng địa phương trong ca dao, ông nhận xét: “ Mà hình như trong các loại hình văn vần của kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ, ca dao ít từ địa phương, ít phương ngữ hơn cả. Có chăng là những từ phổ biến dễ hiểu…[70] Theo tác giả nét riêng biệt của ca dao xứ Nghệ là tính chất “ trí tuệ”, “chữ nghĩa” mang nhiều “điển tích” và tính chất trạng. “Trạng ở đây thể hiện tính vui vẻ, thông minh, nhanh trí, dí dỏm, nghịch ngợm của con người xứ Nghệ”[59]. Về hình thức đối trong thể lục bát và song thất lục bát xứ Nghệ, Ninh Viết Giao nhận định: “ Có thể nói thêm về hình thức đối trong thể lục bát và song thất lục bát của ca dao xứ Nghệ, về hình thức này khá nhiều và cũng khá đa dạng, độc đáo, không chỉ đối ngẫu mà còn đối câu, đối bài.”[70] Có thể nói xét về mặt hình thức nghệ thuật, tức là thi pháp ca dao xứ Nghệ, Ninh Viết Giao đã khảo sát được một số mặt và đã đưa ra một số nhận xét xác đáng. Những nhận xét ấy khái quát được những nét đặc trưng riêng biệt của ca dao xứ Nghệ. Tuy nhiên, do đặc điểm và tính chất của một bài giới thiệu chung về ca dao xứ Nghệ, nên tác giả không đi sâu vào việc tìm hiểu nghiên cứu về thi pháp của ca dao xứ Nghệ, mà chỉ nói qua về hiện tượng gieo vần, về ngôn từ, nhất là các từ địa phương, về các dạng kết cấu, về thời gian và không gian nghệ thuật… Có một số công trình khác không trực tiếp nghiên cứu về ca dao xứ Nghệ mà khảo sát đặc điểm của ca dao các miền và lấy ca dao xứ Nghệ làm đối tượng so sánh. Tuy vậy ở đây cũng có những thông tin, gợi ý cho việc tìm hiểu ca dao xứ Nghệ. Trong những bài viết này, có 3 bài viết đáng chú ý: - “Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ” của Lê Văn Hảo (Hội thảo khoa học văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất) - “ Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc” của Nguyễn Phương Châm (Tạp chí văn hóa dân gian số 3 năm 1997) -“Ca dao tình yêu và tình cảnh con người ở Bình Trị Thiên” của Trần Thùy Mai (Hội thảo khoa học văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất). Trong bài viết “Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ”, Lê Văn Hảo đã lấy bốn vùng dân ca: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ làm đối tượng khảo sát và so sánh. Dựa vào những dữ liệu về lịch sử, địa lý, văn hóa đã được xác định, ông đưa ra 3 kết luận: + Có một văn hóa dân gian miền Trung trên bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam. + Trên địa bàn văn hóa dân gian miền Trung có bốn vùng văn hóa lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ. + Bốn vùng văn hóa ấy tương ứng với bốn vùng ca dao dân ca mà mỗi vùng tiêu biểu cho một phong cách. Về cách sử dụng hình ảnh trong ca dao, Lê Văn Hảo nhận xét: “Tình yêu nồng nàn thắm thiết thường được thể hiện bằng những hình tượng gần gũi quen thuộc giản dị. Để cụ thể hóa nỗi lòng con người Nghệ Tĩnh thích dùng những hình ảnh rộng lớn, hùng vĩ của quê hương để ví von”[84]. Tác giả đã khái quát về phong cách người Nghệ Tĩnh: “Phong cách Nghệ Tĩnh có cái gì gân guốc, cứng cỏi, quyết liệt”[84]. Trong bài nghiên cứu “Ca dao tình yêu và tình cảnh con người ở Bình Trị Thiên “ Trần Thùy Mai đã trực tiếp so sánh ca dao tình yêu ở Bình Trị Thiên với ca dao tình yêu Nghệ Tĩnh. Trần Thùy Mai cho rằng: “ Nếu so sánh phong cách ca dao Bình Trị Thiên với ca dao Nam Trung Bộ và Nghệ Tĩnh ta sẽ thấy ca dao Bình Trị Thiên gần gũi với phong cách ca dao Nghệ Tĩnh hơn … Nhưng phong cách Nghệ Tĩnh vẫn khác phong cách Bình Trị Thiên ở chỗ thiên về tính chân chất, chuộng diễn ý, mộc mạc. Ở đây nói “mộc mạc” không có nghĩa là thổ thiển. Thực ra về phương diện văn từ ca dao Nghệ Tĩnh rất trau chuốt, điêu luyện..”[131]. So sánh với ca dao Nam Trung Bộ ,Trần Thùy Mai cho rằng: “Ca dao Nghệ Tĩnh chuộng diễn ý nhưng cũng như ca dao miền Nam Trung Bộ không có khuynh hướng chuộng hình ảnh âm điệu như ca dao ở Bình Trị Thiên ..”[131] So sánh ca dao Bình Trị Thiên và ca dao Nghệ Tĩnh, Trần Thùy Mai có nhận xét: “Phong cách Bình Trị Thiên ở phía Bắc có nhiều chỗ khá gần gũi với phong cách Nghệ Tĩnh, rạch ròi, khỏe mạnh, thiên về lí trí. Phía Nam không có cái đó, thì lại tinh tế, nhuần nhụy và gợi cảm hơn”.[131] Nếu như Lê Văn Hảo và Trần Thùy Mai so sánh ca dao Nghệ Tĩnh với ca dao các vùng ở miền Trung thì Nguyễn Phương Châm so sánh sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trong bài nghiên cứu: “Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”. Nguyễn Phương Châm đã so sánh sự khác nhau đó trên nhiều bình diện của thi pháp ca dao, những điều mà hai nhà nghiên cứu trên chưa có điều kiện đi sâu. Trước hết tác giả đưa ra nhận xét chung: “Nhìn tổng thể trong toàn bộ nội dung ca dao xứ Nghệ và Xứ Bắc thì ca dao xứ Nghệ phong phú hơn khá nhiều chủ đề được phản ánh”[25]. Về ca dao tình yêu nam nữ của xứ Bắc và xứ Nghệ, Nguyễn Phương Châm nhận xét: “Đây là một chủ đề được phản ánh viên mãn nhất trong ca dao hai vùng. Tuy vậy, cách thể hiện các cung bậc tình yêu âm hưởng những lời ca dao có khác nhau… Cao dao xứ Bắc mượt mà, êm dịu hơn, ca dao tình yêu xứ Nghệ bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt hơn”[25]. “Ca dao tình yêu xứ Nghệ ngoài cái chất lãng mạn vốn có của ca dao Việt Nam, nó còn rất thực tế, gần gũi với cuộc sống đời thường đôi khi táo bạo mãnh liệt”[25]. Sau khi nhận xét chung về nội dung, Nguyễn Phương Châm đã đi sâu so sánh các khía cạnh trên bình diện thi pháp. Về ngôn ngữ, tác giả viết: “Cả ca dao xứ Nghệ, xứ Bắc trong ngôn ngữ đều có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường nhưng sự hoạt động của ngôn ngữ đời thường mạnh mẽ hơn trong ca dao xứ Nghệ. Ở nơi này, ngôn ngữ đời thường đi vào ca dao một cách tự nhiên làm cho một số lời ca dao có cái chất phác, hồn nhiên gần với hiện thực đôi khi còn hơi thô” [25]. Về cách sử dụng địa danh, tác giả nhận xét: “Nhắc đến tên núi, tên sông như bao nơi khác nhưng ca dao xứ Nghệ thường dùng một cặp núi - sông tạo thành biểu tượng cho quê hương mình…” “Cách dùng một cặp địa danh núi -sông như thế đã trở thành một môtip quen thuộc thường gặp trong ca dao xứ Nghệ”[25]. Về thể thơ Nguyễn Phương Châm cho rằng: “Cùng mang đặc điểm chung của ca dao Việt Nam, ca dao xứ Nghệ và xứ Bắc được sáng tác theo thể thơ lục bát là chính nhưng điều khác nhau cơ bản giữa ca dao hai vùng là ca dao xứ Nghệ có nhiều biến thể và ít có lời ca dao được sáng tác theo thể lục bát hơn ca dao xứ Bắc”. Về không gian nghệ thuật, tác giả đã đưa ra những nhận xét khá cụ thể: “Không gian nghệ thuật cũng có sự khác nhau giữa ca dao xứ Nghệ và ca dao xứ Bắc, Cũng là không gian làng quê nhưng ca dao xứ Bắc nói một cách xa xôi bóng gió nhiều hơn là cụ thể... Không gian trong ca dao xứ Nghệ thường cụ thể, gần gũi thân thiết với con người lao động hơn”. “Ngoài những không gian làng quê như thế, ca dao xứ Nghệ còn mở rộng ra những không gian rộng lớn mênh mông của biển, cao ngất của núi thể hiện ý chí của con người nơi này… Đó là những không gian mở, động và rộng rãi hơn ở ca dao xứ Bắc.” Về phương ngữ, Nguyễn Phương Châm cũng có những quan sát riêng: “Mỗi địa phương đều có nét riêng về ngôn ngữ và ngôn ngữ ấy in dấu đậm nét vào ca dao. Xứ Bắc thực sự đã mờ nhạt phương ngữ nhưng xứ Nghệ, tiếng Nghệ từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học…”. “Nhắc đến ca dao xứ Nghệ, đọc ca dao xứ Nghệ điều khác biệt đầu tiên có lẽ là phương ngữ và cũng chính phương ngữ xứ Nghệ đã làm cho ca dao xứ Nghệ hay hơn, hấp dẫn hơn, có tình hơn, độc đáo hơn và nó còn là một tư liệu giúp cho việc tìm hiểu lại lịch văn hoá của xứ Nghệ và cả dân tộc Việt”[35]. Tác giả không những đi sâu tìm hiểu những nét khác nhau cơ bản giữa ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ trên bình diện thi pháp mà còn giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó: “Nhân tố nào là quan trọng làm nên sự khác nhau này?”. “Theo chúng tôi nhân tố đầu tiên có tính chất quyết định chính là điều kiện tự nhiên. Có thể nói xứ Nghệ là khu vực có khí hậu đặc biệt ở nước ta. Ca dao xứ Nghệ không được nhẹ nhàng, uyển chuyển, bóng bẩy như ca dao xứ Bắc cũng là điều dễ hiểu”[25]. Những đặc trưng khái quát của ca dao xứ Nghệ trong sự so sánh với ca dao xứ Bắc và ca dao các tỉnh Trung Bộ còn được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu khác như luận án tiến sĩ của Trần Thị Kim Liên với đề tài “Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam”, luận án thạc sĩ của Trần Văn Nam với đề tài“Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Điệp với đề tài “Biểu trưng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt”. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao xứ Nghệ, nhưng việc nghiên cứu, khảo sát đặc điểm nội dung và thi pháp của ca dao xứ Nghệ vẫn là một đề tài cần tiếp tục được quan tâm. 3. Giới hạn đề tài Kho tàng ca dao xứ Nghệ rất phong phú, bao gồm ca dao của nhiều tộc người như ca dao của người Thái, ca dao của người Kinh ca dao của người H’Mông…Ở đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu ca dao người Kinh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nghiên cứu, khảo sát của luận án chủ yếu dựa vào phần sưu tầm của những nhà nghiên cứu nổi tiếng như Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao. Tư liệu chính được sử dụng là “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” do Ninh Viết Giao chủ biên, NXB Nghệ An, năm 1996 (tập 1 và tập 2) và “Hát Phường Vải” do Ninh Viết Giao sưu tầm và biên soạn, NXB Văn hoá Thông tin - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, năm 2001. Đúng ra phải gọi đề tài này là ca dao hay dân ca sưu tầm ở xứ Nghệ, vì ngoài những bài nói lên đặc điểm địa phương mang địa danh và nhân danh cụ thể, mang tính cách của con người xứ Nghệ, mang phương ngữ Nghệ Tĩnh, nhiều bài trong quá trình giao lưu giữa các miền, do người xứ Nghệ hay người địa phương khác sáng tác ra, giờ đây chưa xác định được. Luận án chỉ khảo sát những bài được sưu tầm trên đất Nghệ Tĩnh và bấy lâu nay được người Nghệ Tĩnh giữ gìn, thưởng thức, lưu truyền. Ngoài ra, để làm rõ hơn đặc điểm ca dao xứ Nghệ chúng tôi còn chọn một số tư liệu về ca dao miền Bắc, ca dao xứ Quảng, ca dao Bình Trị Thiên, ca dao xứ Huế, ca dao Miền Nam Trung Bộ… để so sánh, đối chiếu với ca dao Nghệ Tĩnh. Luận án giới hạn trong việc khảo sát ca dao truyền thống, tức ca dao xuất hiện từ năm 1945 trở về trước, không nghiên cứu mảng ca dao hiện đại. Trong công trình này chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu toàn diện ca dao xứ Nghệ vì điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, mà chỉ muốn nêu lên những đặc điểm mà chúng tôi cho là khá nổi bật của ca dao xứ Nghệ so với ca dao của một số vùng trong cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây : 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: đối tượng nghiên cứu của luận văn là ca dao xứ Nghệ. Bản thân ca dao là hiện tượng văn hoá dân gian, gắn với điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội, bản sắc văn hoá của từng vùng, miền cụ thể. Ca dao luôn gắn liền với môi trường văn hoá văn nghệ dân gian, vì vậy sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (phương pháp nghiên cứu văn học, văn hóa học, ngôn ngữ học, dân tộc học…) là thích hợp nhất. Khai thác thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau sẽ giúp tìm hiểu đặc điểm ca dao xứ Nghệ đầy đủ và có cơ sở khoa học hơn. 4.2. Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp rất được quan tâm vận dụng trong luận án. Những con số thống kê cũng phần nào cho thấy đặc điểm của ca dao xứ Nghệ. Phương pháp thống kê tạo cơ sở khoa học cho những nhận xét, kết luận, làm cho các nhận xét, kết luận này có tính thuyết phục, không mang tính chất cảm tính, chủ quan. 4.3. Phương pháp so sánh:Ca dao tồn tại không phải chỉ ở xứ Nghệ mà ở khắp cả nước, gắn liền với nhiều địa phương, dân tộc khác nhau. Các miền khác của đất nuớc (đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bình Trị Thiên, xứ Quảng, Nam Bộ) cũng có ca dao với những đặc điểm riêng của từng vùng văn hóa. Vì vậy, sử dụng phương pháp so sánh sẽ làm nổi bật đặc điểm riêng của ca dao xứ Nghệ so với ca dao các vùng văn hóa khác. 4.4. Phuơng pháp hệ thống: Phương pháp này giúp nghiên cứu ca dao trong hệ thống vấn đề liên quan, hệ thống của văn học dân gian, của văn hóa dân gian, của văn học nói chung. 4.5. Phương pháp lịch sử - cụ thể: Giúp xem xét hiện tượng văn học trong bối cảnh sinh ra nó và trong diễn biến lịch sử. Nghiên cứu đặc điểm ca dao xứ Nghệ cũng rất cần sử dụng phương pháp luận này. 5. Kết cấu luận án Luận án gồm các phần sau đây: MỞ ĐẦU Chương 1: Sơ lược về vùng văn hóa xứ Nghệ Chương 2: Đặc điểm nội dung ca dao xứ Nghệ Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ 1.1 Về các khái niệm: xứ Nghệ, ca dao xứ Nghệ 1.1.1. Xứ Nghệ: (bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay) hay còn gọi là Nghệ Tĩnh, là một vùng đất cổ, một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ thuộc khu vực phía Nam nhà nước Văn Lang và Âu Lạc xưa. Và xa hơn, vùng Nghệ Tĩnh thuộc đất Việt Thường thời cổ. Mười tám đời Vua Hùng dựng nước còn để lại dấu tích trên mảnh đất này. Theo sách “Lịch sử Nghệ Tĩnh”[149], xứ Nghệ vốn thuộc đất Việt Thường, đến đời Tấn của Trung Hoa thuộc Tượng Quận. Dưới triều nhà Hán, vùng Nghệ Tĩnh có tên là Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân ngang với Hàm Hoan cũ đặt tại thành quận Cửu Đức. Xứ Nghệ có tên là Cửu Đức. Dưới triều nhà Tấn, nhà Tống, xứ Nghệ vẫn được gọi là Cửu Đức. Đầu thế kỉ VI nhà Lương đổi Cửu Đức thành Cửu Châu, xứ Nghệ được gọi là Đức Châu. Nhưng đến nhà Tùy lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu, tên Hoan Châu có từ đó. Đến năm 607, Tùy Dưỡng đế bỏ các châu cũ và đặt ra các châu quận thì Cửu Đức (tương đương với Nghệ An), Kim Ninh, Giao Cốc, Năm Lăng, Phúc Lợi (tương đương với Hà Tĩnh) thuộc quận Nhật Nam. Đến đời nhà Đường các châu quận như tên cũ. Năm 622 nhà Đường đổi Nhật Nam thành Nam Đức và vào năm 628 lại đổi thành Đức Châu sau đó lại đổi thành Hoan Châu. Đến Năm 679 nhà Đường lại tách Hoan Châu thành 2 Châu: Diễn Châu và Hoan Châu. Diễn Châu tương đương với các huyện Bắc xứ Nghệ (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành) và vùng núi phía Tây Bắc Nghệ Tĩnh. Hoan Châu bao gồm các huyện phía Nam Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh. Vào năm 1010, nhà Lý chia nước ta làm 24 lộ thì Diễn Châu và Hoan Châu chia thành hai lộ. Vào năm Thông Thụy thứ 3 (1036), Lý Thái Tổ đổi Hoan Châu thành Châu Nghệ An và danh xưng Nghệ An từ đó. Vào năm 1428 Lê Lợi chia nước ta thành 5 đạo thì Nghệ An và Viễn Châu thuộc đạo Hải Tây. Đời Lê Thành Tông (1469) định lại bản đồ, xứ Nghệ được gọi là Nghệ An thừa tuyên. Triều Nguyễn, Quang Trung đổi Nghệ An thành trấn Nghĩa An. Đầu Nguyễn các đơn vị hành chính trên đất Nghệ vẫn giữ nguyên như cũ. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) nhà Nguyễn cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa của Nghệ An thành lập tỉnh mới là Hà Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 6 (1852) nhà Nguyễn lại bỏ Hà Tĩnh cho Lộ vào Nghệ An. Đến năm 1875, lại đặt tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 27/12/1975, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa V kỳ họp 2 ban hành Nghị quyết hợp nhất tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành một tỉnh gọi là Nghệ Tĩnh. Đến ngày 12/8/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết chia Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Như vậy, xét theo chiều dài lịch sử “Nghệ Tĩnh” trải qua nhiều biến cố, nhiều cách gọi, lúc phân lúc hợp nhưng vẫn gắn kết làm một: là Hoan Diễn (ngày xưa) và là xứ Nghệ (ngày nay). Các nhà nghiên cứu dùng từ “Nghệ Tĩnh” để chỉ chung 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh như một đơn vị truyền thống, thống nhất về mặt văn hoá dân gian. 1.1.2. Ca dao xứ Nghệ 1.1.2.1. Thơ dân gian và các thể thơ dân gian Thơ dân gian (còn gọi là thơ ca dân gian) là những lời hát có vần, có nhịp điệu được sáng tạo bởi quần chúng lao động. “Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người, những bài hát trong lao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện nói lên những mong ước tốt lành cho mùa màng và trong đời sống, các bài niệm chú có thể được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca. Phải nói rằng thơ chỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu tự biểu hiện. Khi nói đến thơ ca theo quan niệm thông thường thì thuật ngữ này hàm nghĩa cho cả các thể loại tự sự và trữ tình” [56]. Theo định nghĩa trên thì mọi thể loại văn vần dân gian đều được coi là thơ. Bàn về hình thức và thể loại thơ ca Việt Nam, các tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức gọi thơ ca dân gian là “Thơ ca cổ truyền Việt Nam” bao gồm các loại sau đây: 1. Các thể văn vần dân gian như tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè,.. đó là thể loại gốc. 2. Các thể thơ ca cổ truyền áp dụng vào các dàn nhạc như dàn sáo phường, dàn nhạc cung đình, dàn nhạc sân khấu. 3. Các thể thơ ca cổ truyền áp dụng vào văn học viết trong các thể như ngâm khúc, truyện thơ, sử ca [138]. Theo quan niệm trên, thơ ca dân gian bao gồm tất cả các thể loại văn vần dân gian từ tục ngữ, câu đố đến ca dao. Trong thực tế, có những câu tục ngữ, câu đố có hình thức câu thơ lục bát nhưng đó là những câu nói có vần, có chức năng chủ yếu là nhận thức. Do đó, khi phân định ranh giới cá thể loại văn học dân gian các tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên phân thành 4 loại lớn: - Lời ăn tiếng nói của nhân dân: tục ngữ câu đố. - Các thể loại tự sự dân gian: Cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, vè. - Các thể thể loại trữ tình dân gian: ca dao, dân ca, các câu hò lao động, các bài hát lễ nghi. - Sân khấu dân gian: chèo sân đình [102]. Cách phân loại này hợp lí hơn vì nó phân biệt được các thể loại thơ ca dân gian với các thể loại khác như tục ngữ, câu đố, vè, các loại hình sân khấu…Trong các cách phân loại này, ta thấy ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những điểm nhất định và bền vững về phong cách. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ để chỉ một thể thơ dân gian”[109]. Không chỉ có ca dao, các thể loại dân ca khác cũng vậy, chẳng hạn như hát ví, hát giặm, hát phường vải, hát ví giặm… của Nghệ Tĩnh đều là thơ ca dân gian. 1.1.2.1. Các thể thơ dân gian xứ Nghệ Đối chiếu với các thể loại trữ tình trong kho tàng văn học dân gian người Việt, Nghệ Tĩnh cũng có đủ các thể loại thơ ca dân gian như hò, ví giặm, hát ru, hát sắc bùa, hát thờ cúng dân gian, chèo, ca trù, xẩm, đồng dao và ca dao. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Nghệ Tĩnh, trong các thể loại trên thì có thể hò, ví giặm là những thể loại gốc, ra đời và phát triển trên đất Nghệ Tĩnh, còn các thể loại khác thuộc họ lai, không chỉ tồn tại ở địa bàn Nghệ Tĩnh mà cũng có ở những nơi khác. Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh có ba thể loại chủ yếu, trong đó, ổn định và đặc sắc nhất là hát giặm, hát ví phường vải và ca dao. Đây là những thể loại có số lượng lời thơ rất lớn, vừa dùng để hát nhưng cũng có thể dùng để ngâm hoặc đọc. - Giặm là dân ca lao động phát triển thành dân ca sinh hoạt trữ tình. Hát giặm thịnh hành ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương (Nghệ An), Can Lộc, Thanh Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh). - Hát phường vải là một thể hát ví. Hát ví Nghệ Tĩnh, trước khi trở thành những lời giao duyên giữa đôi bên nam nữ, là những lời dân ca lao động gắn liền với nghề nghiệp của các hội, phường như ví phưởng vải, ví phường gặt, ví phường củi, ví phường nón, ví phường đan… - Ca dao xứ Nghệ là những lời dân gian được nhân dân Nghệ Tĩnh sáng tạo hoặc tiếp thu từ các thể loại dân ca khác và sáng tạo lại theo hình thức, nội dung, đề tài và mục đích giao tiếp của ca dao sau khi đã tách rời giai điệu âm nhạc và hoàn cảnh diễn xướng của các loại dân ca ban đầu. Trong ý nghĩa này, ca dao xứ Nghệ không bao hàm đồng dao, tục ngữ. Ngoài những bài ca dao do nhân dân xứ Nghệ sáng tác, những lời ca dao hay dân ca sưu tầm ở xứ Nghệ, có nhiều bài, trong quá trình giao lưu giữa các miền, do người địa phương khác sáng tác ra. Nhưng những bài ca dao này đều nằm trên đất Nghệ Tĩnh và được người dân xứ Nghệ lưu truyền. Trong 3 thể loại: hát dặm, hát ví phường vải, và ca dao thì ca dao là thể loại đặc sắc hơn cả. Có thể nói, không có lĩnh vực nào của đời sống con người Nghệ Tĩnh lại không có tiếng nói của ca dao. Ca dao Nghệ Tĩnh lại mang nhiều nét sáng tạo độc đáo cả về nội dung và hình thức. 1.2. Một số đặc điểm nổi bật về địa lí, lịch sử và văn hóa xứ Nghệ Nghệ Tĩnh, còn gọi là xứ Nghệ… là một vùng đất có những đặc điểm riêng về thiên nhiên, lịch sử, tiếng nói, con người, về sinh hoạt văn hóa rất dễ dàng phân biệt với những vùng văn hóa khác trên đất nước. Những điều kiện địa lí, lịch sử, những thăng trầm đau thương và anh dũng đã hun đúc cho người xứ Nghệ những tính cách riêng biệt. Không phải ngẫu nhiên mà đã có ý kiến nhận xét rằng “không có miền nào lại có bản ngã rõ rệt bằng miền này”[37]. Xứ Nghệ có nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ, cho nên không hiểu từ đời nào đã xuất hiện câu ca dao như là một lời chào mời: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô.. ” Là một phần máu thịt của Việt Nam, Nghệ Tĩnh gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với 16 ngàn cây số vuông diện tích, cùng chung một dải đất liền với các địa phương khác. Trước hết, về địa hình, địa mạo, Nghệ Tĩnh có núi rừng trùng điệp, mênh mông, chiếm ngót hai ph._.ần ba diện tích. Núi trải dài và dày đặc ở phía Tây, bốn mùa mây phủ, được nhân dân quen gọi là dãy Trường Sơn, núi đâm thẳng ra biển gọi là Đèo Ngang (hay Hoành Sơn). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí gọi Nghệ An là “Đất tứ đắc’’ ý nói bốn bề hiểm trở, có lẽ cũng vì thế. Gần như đây là một vùng chỉ choáng ngợp những núi và biển, nhiều sông ngòi. Trong đó có dòng sông Lam (hay sông Cả) vừa dài vừa sâu, vắt ngang từ thượng nguồn trên đất nước Lào anh em xuôi theo hướng Đông Nam, qua nhiều núi đá hiểm trở có trên 130 ghềnh thác lớn. Núi sông như thế tạo thành nét đẹp nên thơ vừa tạo nên cái vẻ gân guốc rắn rỏi cho Nghệ Tĩnh, đồng thời nó cũng chia cắt mảnh đất này thành nhiều khu vực. Thiên nhiên Nghệ Tĩnh hiểm trở gập ghềnh nhưng không đến nỗi hỗn độn. Đối với việc trồng trọt, thiên nhiên quả thực là không thực tình hào phóng, buộc con người phải vất vả nhiều, nhưng cũng luyện cho con người chí phấn đấu cao. Nghệ Tĩnh là khu vực có khí hậu khá đặc biệt. Mùa nóng phải chịu những đợt gió Lào, cái nóng rang bụi khô thu góp từ lục đại xa xôi trút về đây. Đây cũng là nơi phải chịu những trận bão xuất phát từ Thái Bình Dương mang theo những cơn gió xoáy hoặc một khối lượng nước lớn tạo thành lụt kinh khủng, gây thiệt hại về người và của không phải là ít. Nghệ Tĩnh là vùng vừa lạnh, vừa khô. Nói chung là vùng có khí hậu khắc nghiệt với sinh vật, trước hết là đối với con người và cây lương thực. Từ nạn này đến nạn khác, tình trạng oái oăm thường gặp là nhiều khi lo chống hạn chưa xong thì bão lụt đã bất ngờ ập tới. Khí hậu khắc nghiệt cộng với đất thiếu màu mỡ làm cho nghề trồng trọt khó phát triển, thu hoạch không bù đắp cho công sức vất vả bỏ ra. Từng tấc đất ở đây đều thấm máu và mồ hôi của cha ông. Hạnh phúc dường như luôn bị đe dọa nếu không nói là bị lãng quên. Cuộc vật lộn giữa con người và thiên nhiên diễn ra khá liên tục, điều này được phản ánh rất rõ qua văn học dân gian nói chung và ca dao xứ Nghệ nói riêng. Về mặt dân tộc và ngôn ngữ, Nghệ Tĩnh cũng là một vùng đáng được chú ý. Hiện nay chiếm phần lớn dân cư Nghệ Tĩnh là dân tộc Kinh (Việt), người Thái là dân tộc chiếm đa số ở miền núi, ngoài ra có người H’Mông, Đan Lai, Ly Hà, Cuối, Thổ, TàyPoong (Nghệ An), Mã Liềng, Cọi (Hà Tĩnh)… Người Kinh Nghệ Tĩnh ngày nay nói tiếng Việt - một nhánh của ngôn ngữ Việt Mường. Trong ngôn ngữ họ còn bảo lưu được khá nhiều từ cổ, đặc biệt là thanh điệu (mà người các nơi khác cho là “nặng”, là “trọ trẹ”). Trong văn hóa dân gian của họ không phải đã mất hết vết cổ kính độc đáo, ví dụ điệu hát giặm chỉ lưu hành trong phạm vi Nghệ Tĩnh, có “chứa chất một cái gì chất phác của con người thời cổ hay của con người ở chốn núi rừng mà cuộc sống còn giản đơn và cách biệt”[187]. Trong tính tình của họ còn phảng phất những nét chất phác, trung hậu, chậm rãi của người thời cổ. Không phải ngẫu nhiên mà Bùi Dương Lịch đã viết: “Người Nghệ An khí chất (chất) phác (đôn) hậu, tính tình số đông thường chậm chạp không sắc sảo cho nên làm việc gì cũng giữ gìn cẩn thận, bền vững, ít bị xao động bởi những lợi hại trước mắt”[123]. Có thể nói thiên nhiên và xã hội đã phần nào qui định nếp sống cũng như cảm nghĩ, nói chung là tính cách riêng, là cá tính của con người ở đây, mặc dầu về cơ bản họ vẫn là nông dân, ngư dân mang tính cách phổ biến như nông dân, ngư dân ở các tỉnh khác trước cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà có ý kiến nhận xét sau: “Không có miền nào lại có bản ngã rõ rệt bằng miền này… Có thể nói có một tinh thần Nghệ Tĩnh… Tinh thần đó làm lộ một cách rõ rệt lòng phụng thờ, sự cố gắng cùng những tính nhẫn nại, kiên quyết của một dân tộc nông nghiệp chật vật tranh giành lấy một chỗ sống dưới mặt trời ”[76]. Người Nghệ Tĩnh quen nhìn thẳng vào sự hiểm nghèo, quen sống trong sự hồi hợp lúc nào cũng cần tự vệ. Trong sách “Văn thơ Phan Bội Châu” có viết: “Các nhà viết phong thổ ngày xưa cho rằng con người xứ Nghệ can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến “cá gỗ ” … Từ tính cách này, con người Nghệ Tĩnh đã góp phần làm nên lịch sử của Tổ quốc, mở ra những trang sử vẻ vang của xứ Nghệ. Là nơi đầu sóng ngọn gió, Nghệ Tĩnh là “phên dậu của nước nhà ”, đã nhiều phen là bức thành ngăn chặn, hoặc là mũi tiên phong làm tan rã nhiều đội quân xâm lược của các quốc gia, các tộc người. Là vùng gập ghềnh, hiểm trở lại cách xa biên giới Trung Quốc, Nghệ Tĩnh còn là chỗ dựa của nhiều triều đại phong kiến, để có lực lượng hậu bị và căn cứ chiến lược, tiếp tục các cuộc chiến tranh chống nạn xâm lăng của giặc phương Bắc. Không những An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu, nhà Trần chống quân Nguyên, nhà Hồ, nhà Hậu Trần chống quân Minh đều kéo nhau về đây, hy vọng lấy đất này làm một “Cối Kê ” để quật lại kẻ thù, mà Hàm Nghi chống Pháp cũng chọn nơi Đây để thổi ngọn lửa kháng chiến đi các tỉnh trong Nam ngoài Bắc. Là đất có nhiều người con nổi tiếng gan góc, mưu trí, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh thiên nhiên cũng như trong đấu tranh xã hội, Nghệ Tĩnh đã từng sản sinh nhiều bậc anh hùng nghĩa sĩ có tên tuổi hay vô danh làm rạng rỡ sử sách. Mảnh đất này cũng sản sinh nhiều tài năng xuất chúng trong các lĩnh vực. Đúng như câu phương ngôn cổ: “Ngàn Hống chon von Biển ngư bát ngát Thịnh trị gặp thời Nhân tài đua phát ” Nghệ Tĩnh được xem là nơi địa linh nhân kiệt. Trong “Hoan Châu phong thổ thoại ”, Trần Danh Lâm đã viết: “Dãy Hồng Sơn trùng điệp cao vút lưng trời, cửa Đan Nhai mênh mông sóng gầm dây đất. Và: “Nam lớn mật to gan; Nữ mĩ miều duyên dáng… không xa hoa tạo lối Tào Đàng; Nét tiết kiệm theo người Đường Ngụy…” Và:“Xóm giềng sẵn lòng giúp đỡ; làng xã quen thói nhún nhường. Công cần hội họp mặc dù cách phủ cách huyện cũng đến ngay; việc nghĩa đáng làm lập tức muôn miệng muôn lòng chung một dạ…”[121] Miền đất xứ Nghệ hùng vĩ, hữu tình, con người xứ Nghệ thông minh, quả cảm. Những tên núi, tên sông, tên làng tên xã, những phong tục tập quán con người xứ Nghệ đã bước vào những câu hò, điệu hát, bài ca, tô thắm thêm vẻ đẹp của văn hoá dân gian xứ Nghệ, đặc biệt là kho tàng ca dao xứ Nghệ và hát phường vải mà chúng ta đề cập đến trong công trình nghiên cứu này. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO XỨ NGHỆ 2.1. Quê hương xứ Nghệ trong ca dao 2.1.1. Thiên nhiên Nhắc đến xứ Nghệ, mấy ai lại không nhớ đến câu ca dao đẹp như một bức tranh: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” Bức tranh ấy là nét chấm phá về xứ Nghệ. Những nét đẹp từ dáng núi, hình sông, từ lũy tre xanh, từ đồng lúa chín, từ những mái nhà tranh, những xóm thôn trù phú ven sông…. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy của xứ Nghệ qua kho tàng ca dao xứ Nghệ lại càng tuyệt vời hơn, bởi ca dao dân ca sẽ giúp chúng ta “trở về nguồn, trở về với những gì là cốt tủy của dân tộc”[69]. Xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ ấy đã đi vào ca dao một cách nhẹ nhàng. Nơi đây có nhiều thắng cảnh núi non. Đi từ Bắc vào Nam, ta thấy hình ảnh núi Hai Vai – hóa thân của ông Đùng [66], người anh hùng bị chém cụt đầu thời tiền sử – đứng uy nghiêm, ngạo nghễ giữa vùng đồng bằng Diễn Châu: “Hai Vai cao ngất giữa trời Em qua không được em ngồi thở than Nhờ ai nhắn hộ em sang Rằng em nằm nghẹt giữa đàng chờ anh” Ngọn núi Hai Vai cao ngất, rồi dãy Hồng Lĩnh điệp trùng, dòng sông Lam uốn lượn: “Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới ai đào mà sâu” Núi Hồng Lĩnh nằm ở trung tâm Nghệ Tĩnh. Đây là dãy núi gắn với rất nhiều truyền thuyết thiêng liêng về buổi bình minh lịch sử của dân tộc: “Chín mươi chín ngọn núi Hồng Chín mươi chín con chim đậu, còn một con vùng ra khơi” Bên dãy Hồng Lĩnh là dòng sông Lam, con sông lớn nhất xứ Nghệ. Nhắc đến xứ Nghệ, ta đều nghe đến núi Hồng- sông Lam. Đây là hình tượng sơn - thủy kết tinh, biểu thị tính địa linh - nhân kiệt của thiên nhiên xứ Nghệ: “ Vẻ vui Hồng Lĩnh chung tình Khi thiêng chung đúc, khách tình tài hoa” Sải bước tiếp vào phía Nam xứ Nghệ, núi Thiên Cầm hiện lên sừng sững. Nơi đây đã xảy ra kết cục bi thảm của vương triều nhà Hồ thời Minh thuộc: “ Núi Cao Vọng, bể Kỳ La Cha con bị bắt cũng là trời xui” Và có lẽ, nơi tận cùng phía Nam xứ Nghệ là dãy Hoành Sơn như một bức trường thành tự nhiên chạy theo hướng từ Tây sang Đông và dựng lại trước biển cả mênh mông bằng một đèo Ngang ngoạn mục: “Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn Hoành Sơn mây phủ, dạ còn nhớ anh” Xứ Nghệ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng vào loại độc nhất vô nhị. Đó là đền Cờn - một ngôi đền nguy nga tráng lệ, xuất hiện từ rất sớm tại một làng duyên hải ở Quỳnh Lưu: “ Đồn rằng đức thánh Nghệ An Quỳnh Lưu bốn tổng đền Cờn vui hơn” “ Phủ tía, tàn vàng Cửa đền chín bậc, khắp Nghệ An đâu tày” Đó còn là chùa Hương Tích - chùa gốc của chùa Hương Tích Hà Tây (nay là Hà Nội), thờ phật Quan Thế Âm Nam Hải Bồ Tát, rất cổ kính và thơ mộng trên cao sơn Hồng Lĩnh: … “Chùa Tiên cao tít tịt mù Bao la ngàn Hống, mây mờ giăng giăng” Xứ Nghệ còn là căn cứ địa của biết bao cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta: “Sa Nam trên chợ dưới đò Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh” “ Đường đi cây núi trập trùng Tìm đâu bãi tập anh hùng Lam Sơn” “Ai lên chốn đó Vụ Quang Nhớ khi Tây tả, cụ Phan dựng cờ” Lưu vực sông Lam, sông La, sông Phố, những xóm làng ở Diễn Châu, Đô Luơng, Yên Thành, Đức Thọ, Can Lộc, những tên làng quê vô cùng thân thuộc: “Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.” “Đức Thọ gạo trắng nuớc trong Ai về Đức Thọ thong dong con người.” 2.1.2. Đặc sản Đặc sản xứ Nghệ, trong khắp tỉnh, vùng nào cũng có, khắp nơi đều có, thứ nào cũng đặc biệt nổi tiếng như: cam Xã Đoài, bưởi Phúc Thạch, “cá sông Giăng, Măng chợ Cồn”, “nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, nước mắm Vạn Phần, gỗ chợ Mỏ, bò chợ Si… Việc giới thiệu sản vật quê mình được người dân xứ Nghệ sắp xếp có vần, giới thiệu, ghi nhận một cách đầy đủ, rạch ròi, mỗi sản phẩm gắn liền với một địa danh, một làng, một vùng, không nhầm lẫn vào đâu được. Ví như: “Khoai La Mạc, lạc Cao Điền, tiền Hạnh Lâm, mâm Văn Chấn, mấn Cát Ngạn”. Hoặc “xáo Chiềng Men, khèn Bản Lạ, cá Xốp Xuồng”. Nghĩa là con gái đẹp như con gái bản Chiềng Men, Khèn bè đẹp và kêu như khèn bản Lạ, cá như cá vùng Xốp Xuồng. Những vùng trung du xứ Nghệ thường được ca ngợi nhiều về thu hoạch các loại sản phẩm. Bởi đây là vùng dất đỏ Bazan màu mỡ trù phú. Ca dao xứ Nghệ còn ghi lại : “Trù rừng, cau rễ thuốc xanh Ai về Kẻ Nậu với anh thì về” “Kẻ Chảo đất đỏ như son Trầu lộc lắm lá, cau non lắm tiền” Những sản phẩm như song, nu, mây, măng, nấm là những lâm sản quí giá của dân vùng sơn cước: “Kẻ Mơ là đất nu, mây Mấn thì trổ (chuông) rưỡi, nợ xây tứ bề” Những loài hoa quả ngon nổi tiếng một thời ở xứ này đã để lại trong dân gian những nỗi thèm khát khi nhắc đến bưởi, cam, mít, quýt: “Ai hay mít ngọt, trám bùi Có về Cát Ngạn với tui thì về” Rồi một vùng Yên Phú (Thạch An, Thanh Chương) giàu có, trù phú, con người thì thong dong nhàn hạ, là vùng lắm khoai nhiều lúa, ai ai cũng thèm muốn, thế mới nảy sinh ra câu ca: “Tháng chín gạo trắng nước trong Ai về Yên Phú thong dong con người Yên Phú lắm thóc nhiều khoai Lắm hàng buôn bán ai ai cũng giàu” Vùng ven biển Quỳnh Lưu đến Kì Anh, có những hải sản được chế biến vẫn đậm đà hương vị quê hương, xứ sở. Đó là món cá tươi nướng chín thơm ngon ở Cửa Hội: “Ai về Cửa Hội quê tôi Cá thu, cá mực, cá mòi thiếu chi” Đó là món canh hến ngọt, mát không thể thiếu trong mâm cơm đạm bạc của người dân xứ Nghệ mỗi độ hè về đầy nắng nóng : “Quê tôi vốn ở Nguyệt Đàm Tôi đi bán hến chợ Sa Nam gần kề Hến tôi ngon gớm ngon ghê Ai muốn ăn hến thì về quê tôi” Một số đặc sản khác thuộc vùng đồi núi, trung du, đồng bằng xứ Nghệ như chè xanh, bưởi, măng, tương, nhút… “Hãy về Phúc Trạch ơi em Bưởi ngon có tiếng ai cũng(sèm) thèm muốn ăn” “Thanh Chương ngon cá sông Giăng Ngon khoai La Mạc, ngon măng chợ Chùa” “Ra đi anh nhớ Nghệ An Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam Đàn thơm tương” Mặc dù đã có những sự mai một, thất truyền của các làng nghề truyền thống xứ Nghệ, nhưng tất cả những sản vật ấy giờ đây và mãi mãi về sau vẫn được lưu lại trong ca dao, tục ngữ của xứ sở này. 2.1.3. Địa danh Trong ca dao xứ Nghệ, ta thấy những tên núi, tên sông, tên làng, tên xã… những địa danh ấy được đưa vào ca dao làm cho ta thêm hiểu, thêm yêu, và gắn bó với quê hương đất nước. Ca dao Xứ Nghệ nói nhiều đến Kim Liên, nơi chôn nhau cắt rốn của Hồ Chủ tịch: “Nhất vui là cảnh Kim Liên Vui chùa nhờ tượng, tốt sen nhờ Chùa.” Hay: “Chiều chiều ra đứng Cồn Tiên, Trông về cái cảnh Kim Liên vui vầy” Tất cả địa danh trong ca dao Nghệ Tĩnh đều thật, thật mà đọc lên vẫn gợi một cái gì sâu thẳm trong kí ức để mà bâng khuâng, yêu mến: “Sông Lam thì nhớ Rú Đuồi Đá Bia mây dựng nhớ đất bồi bờ sông” Cũng có khi, những tên làng, tên núi, những địa danh ấy đi vào ca dao như hình tượng của sự nhớ nhung, mong chờ : “Hồng sơn cao ngất mấy trùng, Lam Giang mấy tượng thì lòng mấy nhiêu” “Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn , Hoành Sơn mây phủ, dạ còn nhớ anh” Tất cả các địa danh đã đi vào ca dao tự nhiên và nhẹ nhàng như hơi thở, càng gợi lên cho ta sự gần gũi, yêu mến. Ta yêu hơn dòng sông Lam - con sông lịch sử, con sông trữ tình, yêu biết mấy dãy núi Hồng chon von 99 ngọn, yêu lèn Hai Vai, dãy núi Thiên Nhẫn, núi Đại Huệ, núi Giăng Màn, đình Hoành Sơn, đường Thái Lão, bãi Cửa Lò, cổ thành Trà Long, Nghệ An…Yêu biết mấy cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, nhãn Đặng Sơn, nước chè Gay... đồ mỹ nghệ ở Nghi Kim, Nghi Thái, đồ mộc ở Thái Yên, cái võng ở Hoàng La, cái tơi cái nón ở Thạch Hà…Có thể nói những địa danh ấy đã vẽ lên một xứ Nghệ trong ca dao với đầy đủ cung bậc, sắc thái và màu sắc. Ca dao là nơi lưu giữ lại những điều kì diệu ấy của làng quê xứ Nghệ. Năm tháng qua đi, làng xã có thể thay tên, biến hình, nhưng vẫn còn đó những cái tên của một thời lịch sử. Thế hệ sau sẽ biết về một đất Hồng Lam qua kho tàng ca dao xứ Nghệ. Đối với địa danh học, địa danh trong văn học dân gian là những cứ liệu sống giúp người nghiên cứu qua đó xác định được sự có mặt tại một địa bàn và những đặc điểm của nơi được định danh. Những tư liệu này sẽ giúp chúng ta minh xác sự tồn tại của các địa danh. Trong ca dao Nghệ Tĩnh, sông Lam và núi Hồng là hai địa danh tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: “Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu” Núi Hồng, Sông Lam còn biểu trưng cho lòng dũng cảm, khí phách con người: “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây Sông Lam hết nước, thù này mới nguôi” Từ các địa danh trong ca dao, chúng ta có thể hiểu đặc sản, tính chất con người từng khu vực, như cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, nhãn Đặng Sơn, khoai chợ Rộ. Ví dụ: “Thanh Chương là đất cày bừa Nam Đường bông vải hát hò thâu canh” Hay: “Đặng Sơn người đẹp nước trong Dâu non xanh bãi, tơ vàng đầy sân” Đặng Sơn trước đây là tổng và bây giờ chính là các xã Đặng Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn huyện Đô Lương. “Ai về Hà Tĩnh thì về Mặc lụa chợ Hạ, uống chè Hương Sơn” Nho Lâm ở Diễn Châu có nghề luyện sắt nổi tiếng. Hơn thế, xét về mặt ngôn ngữ học, vùng này có ngữ âm rất “lạ”, khác biệt với khu vực khác, đặc biệt có cảm từ “mà lề” đứng sau câu với ý nhấn mạnh : “Nho lâm than quánh nặng nề Sức em đương được thì về Nho Lâm” … “Nho Lâm ăn nói nặng nề Tiếng nói đi trước, “mà lề” theo sau” Ca dao đã chỉ cho chúng ta biết các địa danh có nghề nghiệp vất vả: “Kẻ Dặm đục đá nấu vôi Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành.” Kẻ Dặm tức là Diễn Minh, Diễn Châu là thế, còn Đồng Chùa thuộc xã Khánh Thành, Yên Thành lại khác: “Đồng chùa lắm ốc lắm giam Lắm cá mu mú ai ham thì về Đồng chùa lắm hẻn lắm trê, Ai muốn ăn giấm thì về mà ăn” Như mọi người đều biết, ở Nghệ Tĩnh, có nhiều địa danh nổi tiếng về học hành, đỗ đạt, ví dụ như Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu: “Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời”. Cách sử dụng từ ngữ của dân vùng này cũng khác, khi họ dùng “lèn” là chỉ núi đá vôi như lèn Hai Vai ở Diễn Châu và dùng từ động, đông, rú thay cho “núi”: “Lèn Hai Vai cao mấy trượng Rộc Vang Thượng rộng mấy tầng? Có o con gái họ Trần Trai trong thiên hạ lần khân đêm ngày”. “Nhất cao là động mộng Gà Thứ nhì rút Gám, thứ ba động Thờ” Có khi là rú, động đó lại gắn với kinh nghiệm sản xuất, dự báo thời tiết. Hơn thế, ca dao nói về tình yêu đôi lứa cũng nhắc tới hoặc dùng địa danh để ví von : “Trai Đông Thái, gái Yên Hồ Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên” Hay: “Gái Hà Đông cho không không lấy Gái Văn Tập đắt mấy cũng mua” Cũng như nhiều nơi khác, có những địa danh ở Nghệ Tỉnh tồn tại hai ba tên gọi khác nhau: Hồng Lĩnh, Ngàn Hống, Ngàn Hồng … “Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước họ này hết quan” Địa danh Nghệ Tĩnh là một khu vực văn hoá từ khe Nước Lạnh đến đèo Ngang. Bất cứ địa danh nào của người Việt cũng bao gồm hai yếu tố chứa đựng hai nội dung thông tin khác nhau: A và B (yếu tố A là danh từ chung chứa đựng thông tin về ngoại hình của đối tượng: sông, biển, làng, xóm, đền, chùa… và yếu tố B cho biết các thông tin về đặc điểm riêng của đối tượng hoặc những ý nghĩa mà chủ thể đặt tên gửi gắm vào.) Đúng như GS.Hoàng Tuệ đã nhận xét: “Một tên riêng tạo nên trong trí óc ta sự liên hệ đến thực thể. Đó là chức năng ngữ nghĩa của tên riêng”. Các địa danh gắn liền với những địa lý, lịch sử, văn hoá của một vùng.Vì thế, giải mã được ý nghĩa của địa danh ở một địa phương, chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết phong phú về nhiều mặt. Có một điều rất dễ nhận ra là trong hát đối đáp xứ Nghệ, địa danh, nhân danh hiện lên khá nhiều. Nó như một dấu hiệu để người đọc, người nghe nhận ra đây là sản phẩm của quê hương. Điều đó chứng tỏ từ xưa nhân dân xứ Nghệ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung đã có ý thức về giang sơn mình, con người mình. Họ gắn bó mật thiết với con người, cảnh vật, quê hương. Mỗi tên làng, tên xã, tên núi, tên sông đã được vận dụng vào các đối đáp một cách linh hoạt và thân tình. Xứ Nghệ có khi hiện lên bởi một vùng đất ít thấy trên đất nước ta: Đất Sò. Vào một đêm, trai gái gặp gỡ chào hỏi nhau xong, các chàng trai lên tiếng: “Đường Sò ngựa chạy cát bồi Con sông kia kêu mãi, con phượng ngồi sao yên?” Thì liền được các cô gái cộng hưởng ngay : “Hai bên cất giọng cho chuông Để cho phượng múa với Cuông một hồi.” Làng quê xứ Nghệ hiện lên trong điệu hò câu hát thật muôn hình, muôn vẻ. Có khi là đặc điểm thổ âm, thổ nhưỡng và điều kiện sinh sống. Khi giới thiệu về làng Kẻ Dua, chàng trai đã nói với một cô gái đang có ý định về Kẻ Dua làm dâu: “Kẻ Dua hay nói giọng dằn Đường chua nước mặn, khó mần ăn, đừng về” Đây là làng Kẻ Chẻo (Hương Sơn) qua lời chê của một cô gái: “Kẻ Chẻo đất đỏ như son Mới mưa vài hạt, đã bấm mòn ngón chân” Liền được các chàng trai Kẻ Chẻo đáp lại : “Kẻ Chẻo đất đỏ như son Trầu gộc lắm lá, cau non lắm tiền” “Kẻ” là từ cổ, là danh từ chung chỉ làng. Rất nhiều địa danh ở Nghệ Tĩnh bắt đầu bằng từ cổ này. Điều đó càng chứng tỏ Nghệ Tĩnh là vùng đất cổ có từ lâu đời. Và những làng có danh xưng là “kẻ” cũng là làng Việt cổ. Nhiều khi chỉ một cái tên làng mà cũng có nhiều cách giới thiệu. Các cô gái làng Tràng Thân thử tài các chàng trai Yên hội bằng câu hát : “ Gái Tràng Thân thân đã nên thân Thân những bậc văn nhân tài tử ” Cái khó ở đây là từ “thân” có ba nghĩa: tên làng, thân phận, quen biết. Cái khó ở đây được trai Yên Hội giải rất thần tình. “Trai Yên Hội, hội vừa gặp hội Hội cùng người thục nữ thuyền quyên” “Hội” cũng có ba nghĩa: Tên làng, ngày hội, họp mặt, có khi được nhắc tới một cách ý vị văn chương theo lối chiết tự của các ông đồ xứ Nghệ. Một anh chàng ở xa đến làng nọ tìm đường đi lại, liền được gái làng hát hỏi: “Quê anh thì ở nơi đâu Mà anh thả lưới, buông câu chốn này”? Anh ta cao giọng ngâm trả lời : “Giằng đầu nhất khẩu chữ điền Thảo đầu vuông ngã là miền quê anh” Thì ra anh ở làng Phú Nghĩa. Có khi tên làng hiện ra theo lối chơi chữ: Cả chữ lẫn nghĩa. Một cô gái làng Hoàng Lao (Thanh Chương) lên thăm chị lấy chồng làng Vĩnh Phúc cùng huyện, thấy một anh chàng đang còng lưng đan rổ bèn hát đùa: “Đất Hoàng Lao, chữ lao là nhọc Đất Vĩnh Phúc chữ phú là giàu Em đến đây cũng muốn chị trước em sau Nhưng mùi trầm hương em nỏ chộ (thấy) Mà chỉ chộ màu khói mây ” Anh chàng đã trả lời sát vấn đề nhưng hơi dí dỏm, cái dí dỏm đáng yêu của người con trai xứ Nghệ: “Giàu là giàu nơi hương hào dịch mục Nhọc là nhọc nơi tú cử trâm bào Khúc trầm hương anh còn để trong bao Em có đưa cái lò hương đi đó Để anh bỏ vào cho nó thơm” Cây đa từ ngàn xưa đã trở nên thân thuộc với mọi miền quê Việt Nam. Ở xứ Nghệ cũng vậy. Cho nên nhiều chàng trai đi hát thường đề cập tới cây đa làng mình. Trai làng Kẻ Bấn (Đức Hồng, Đức Thọ) thì hát: “Cây đa ba nhánh chín chồi Ai về Kẻ Bấn ăn xôi thì về” Trai làng Thông Lạng (Hưng Thông - Hưng Yên) lại ngâm: “Cây đa ba nhánh chín chồi Ai về Thông Lạng ăn xôi thì về” Còn con trai làng Tri Lễ (Khai Sơn - Anh Sơn) thì khoe: “Cây đa ba nhánh chín chồi Ai về Tri Lễ ăn xôi nếp rồng” Đã bị một cô gái làng bên nhạo thành : “Cây đa ba nhánh chín chồi Ai về Tri Lễ gặm cồi lúa ngô” Làng quê xứ Nghệ trong hát đối đáp hiện lên với tất cả vẻ đẹp và gian khổ của nó. Đây là đặc điểm của đất làng Đồng Lưu (Thạch Hà): “Nước chảy triều mau xuống mau lên Đất Đồng Lưu bọc địa thiếp mau quên nghĩa chàng” Đây là cái nổi bật của làng Trường Lưu (Can Lộc): “Muốn tắm mát thì ra giếng Đoài Muốn lấy vợ đẹp thì hỏi ngài Tràng Lưu” Và đây là nét tiêu biểu của trai thanh gái lịch tại hai làng Đông Thái, Yên Hồ của huyện Đức Thọ: “Trai Đông Phái, gái Yên Hồ Gặp nhau làm nổi cơ đồ cũng nên” Riêng làng Đan Du (Kỳ Anh) có phong cảnh thật hữu tình: “Đan du nổi tiếng dinh Cầu Trước có cồn phượng lộn, sau có bàu hóa long” Còn làng Kẻ Thượng (Đức Thọ) lại giàu có tiếng: “Trăng lên khỏi ngọn cơn tre Lấy chồng Kẻ Thượng chở ba ghe tiền đồng” Làng Chu Lễ (Hương Khê) ngày xưa nghèo khó. Vì thế chàng trai mới hỏi một cô gái: “Em về Chu Lễ làm chi Trồng khoai thì lợn ụi, lấy ló (lúa) thì heo ăn” Thì cô gái đáp: “Em về Chu Lễ buôn hồng Bán mua, mua bán mà không thấy chàng” Đất làng Tình Di, Tình Diệm (Hương Sơn) ngày xưa cũng nghèo lắm, nghèo đến mức một cô gái nhắn bạn mình bằng một câu hát có tính truyền đời: “Đói lòng ăn quả chuối ri Lấy chồng Tình Diệm, Tình Di thì đừng” Còn đây là làng Nho Lâm (Diễn Thọ – Diễn Châu): “Nho Lâm than quánh nặng nề Em mà đang được thì về Nho Lâm” Địa danh được đề cập nhiều nhất là những cái chợ: “Hai đầu hai nải chuối xanh Chợ Bông, chợ Vẹo nuôi anh tứ thời” “Chợ Chùa, chợ Mõ, chợ Dinh Ba đồng một quẹt trắng tinh, mặn mà Em buôn khắp chợ khắp làng Chợ Chờ, chợ Đại, chợ Tràng, chợ Me Nắng mưa chiếc nón mỏng che Mồ hôi lắm lúc đầm đìa áo nâu”. Đây là chợ Nghèn qua lời hát của một đôi trai gái: “Chồng em anh đã biết rồi Con mắt nhão chọet bán vôi chợ Nghèn” Đây là chợ Giang Đình (Nghi Xuân) “Thuyền tình thì ghé bến tình Thuyền buôn thì cứ Giang Đình mà lên” Là chợ Chế (Nghi Xuân) và chợ Phuống (Thanh Chương) qua lời hát đầy lo lắng thương yêu của một chàng trai cô gái : “Thuyền anh xuôi Chế sáu chèo Thuyền em ngược Phuống cheo leo một mình” Là chợ Voi qua lời khen chê của chàng trai, khen đất Kỳ Anh giàu đẹp, nhưng chê con gái vùng chợ Voi không biết ăn diện: “Nhất cao là núi Hoành Sơn Lắm hươu Bàn Độ, hở lườn chợ Voi” Chàng trai bị gái Kỳ Anh bác lại: “Chữ rằng nhân Kiệt địa linh Có Hoành Sơn, Bàn Độ mới nảy sinh nhân tài Chợ Voi chân dép chân giày Thong dong nhàn hạ ai cày mặc ai” Là chợ Cầu (Nghi Lộc) đối với người con trai: “Thương em vô giá quá chừng Chợ Cầu sắp họp dạ nửa mừng nửa lo” Đối với người con gái: “Nhớ chàng đằng đặng như thiên Chợ Cầu một tháng chín phiên em chờ” Có khi hai ba cái chợ hiện lên trong một lời thoại: “Dù anh xuôi Giát ngược Tuần Hữu duyên thiên lý mấy lần em cũng thương” Hay: “Nay Cồn, mai Rộ, mốt Dùng Xong xuôi chợ Cọi biết chừng mô lên” Địa danh có khi là một chiếc cầu quen thuộc, nhiều người qua lại: “Ra về cho đến cầu Giằng Nhớ cha nhớ mẹ không bằng nhớ em” Địa danh có thể gắn với một vùng quê có những đặc sản nổi tiếng. Đây là vùng quê Ba Xã (Thạch Hà) : “Mặt trời nửa đỏ nửa vàng Em về Ba Xã ăn dưa gang mỏi mồm” Tên quê hương còn là những dòng sông, cửa biển, những nơi tập trung buôn bán trên nước thường gọi là Vạn. Vì thế khi xa nhau, bạn buôn thường hẹn nhau nơi gặp lại: “Thứ nhất là Vạn Tam Soa Thứ nhì Vạn Phố thứ ba Vạn Nầm “ Khi yêu nhau, trai gái thường lấy tên dòng sông quê hương để thề nguyền: “Trót cùng chàng dan díu bấy lâu Dù chàng có ngược Ngàn phố Ngàn sâu em cũng chờ” Hay đem sông ra để bộc bạch nỗi lòng: “Nước sông Lường ai lắng mà trong Duyên chàng ai tạc cho lòng nhớ thương” Có khi là một quãng đường như đoạn từ Cày đến Ba Giang ở Thạch Hà: “Từ Cày cho đến Ba Giang Khách bộ hành quay lại thiếp tưởng chàng đi thi” Khi hỏi về tính danh quê quán, một chàng trai trả lời: “Quê anh thì ở Nam Đàn Họ anh họ Nguyễn, tên chàng Lý Mây” Như vậy thiên nhiên và địa danh được phản ánh trong ca dao xứ Nghệ rất phong phú và đậm nét. Những bài ca dao xứ Nghệ có tên riêng chỉ địa danh, đặc điểm địa lý thường xoay quanh những chủ đề khá quen thuộc. Qua những bài ca dao ấy, ta có thể hiểu thêm nhiều đặc điểm địa lí của vùng đất xứ Nghệ. Cũng qua những bài ca dao ấy ta hình dung được diện mạo hành chính của xứ Nghệ, địa lý về tên làng, tên xã, làng nghề… Trong kho tàng ca dao xứ Nghệ, trong số 2770 lời ca được ghi lại trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” tập 1 và 1387 lời ca ở “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” tập 2, cùng 2436 lời ca trong “Hát phường vải” thì có 14% (924/6593) lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm và đặc điểm địa lý. Khảo sát về cách dùng này trên một số bình diện ta thấy: Trong số 924 lời, số lần tên riêng chỉ địa điểm xuất hiện là 1288, những tên riêng ấy gồm 3 loại: - Tên các đơn vị hành chính, làng, xã, huyện, tỉnh. - Tên những địa điểm vốn là đối tượng lao động và những địa điểm phục vụ giao thông: sông, suối, ao, hồ, đầm, giếng, núi, rừng, đèo, hang, biển, cầu, đường, bến… - Tên những địa điểm thực hiện sinh hoạt xã hội và những địa điểm thực hiện sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng: chợ, quán, đền, chùa, miếu … Trong ba loại đó tên các đơn vị hành chính xuất hiện nhiều hơn cả: 711 lần trong tổng số 1288 lần. Ở loại địa danh này, tên các làng, xã, tỉnh xuất hiện khá phong phú. Trong đó làng 436 lần, tỉnh 128 lần. Ca dao xứ Nghệ nhắc nhiều đến tên làng không có nghĩa là người xứ Nghệ có cái nhìn hạn hẹp, thiển cận. Thực ra văn hóa làng xã gắn chặt với người dân xứ Nghệ. Từng con sông bến nước, sân đình là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng những người con xứ Nghệ. Người dân xứ Nghệ gắn với làng từ rất sớm, và rất bền vững, đồng thời lại sớm có ý thức dân tộc. Ở hai loại tên riêng còn lại, tên núi, chợ, chùa xuất hiện nhiều hơn cả. Trong đó sông 52 lần, núi 45 lần, chợ 68 lần, chùa 27 lần. Trong ca dao xứ Nghệ, địa danh thường gắn với làng xã, dòng sông, ngọn núi của quê hương xứ Nghệ. Ta thấy ít dùng các địa danh ở Trung Quốc, những điển tích, điển cố. Đó cũng là một nét riêng của ca dao có địa danh xứ Nghệ. Những câu ca dao có địa danh xứ Nghệ cũng ít nhiều đi vào trong văn học. Nếu so sánh với ca dao người Việt nói chung, theo Nguyễn Xuân Kính [109], trong số 4600 lời có 377 lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm, (chiếm 8,2 %). Trong đó, tên đơn vị hành chính là 325 lần trong tổng số 615 lần, sông 49 lần, núi 41 lần, chợ 50 lần, chùa 18 lần. Mượn địa danh để diễn tả tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng có 123 trong 377 lời (chiếm 32,6 %). Ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương là 72 lời trong 377 lời (chiếm 19,1 %). Những chủ đề khác như tố cáo, đã kích đế quốc và kinh nghiệm thời tiết, địa lí, khí hậu … chiếm ít (1,6 %). Phân loại Địa danh trong ca dao Việt Nam (615 lần /4000 bài - 8,2%) Địa danh trong ca dao xứ Nghệ (1288lần /6593bài - 19,5%) Đối tượng lao động, địa điểm phụcvụ giao thông Sông: 49 lần/615 Núi: 41 lần/615 Sông: 52 lần/1288 Núi: 45 lần/1288 Đơn vị hành chính: làng, xã, huyện… 325 lần/615 711 lần/1288 Địa điểm thực hiện sinh hoạt xã hội và văn hóa tín ngưỡng Chợ: 50 lần /615 Chùa: 18 lần / 615 Chợ: 68lần /1288 Chùa: 27lần /1288 Chủ đề Ca dao Việt Nam (4000 bài) Ca dao xứ Nghệ (6593 bài) Tình yêu nam nữ, đời sống vợ chồng 123/377 lời (32,6%) 326/924 lời (35,3%) Cảnh vật truyền thống địa phương 72/377 (19,1 %) 105/924 (11,4%) Chủ đề khác : VD: tố cáo đế quốc Ít ỏi: 6/377 (1.6 %) 11/924 (2,3%) Như vậy, theo thống kê sơ lược ban đầu, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây : + Ca dao xứ Nghệ cũng mang những đặc điểm của ca dao Việt Nam. Nét chung về những lời ca có sử dụng địa danh là điều hoàn toàn hợp lí. + Địa danh xuất hiện trong ca dao xứ Nghệ với tần số nhiều hơn so với ca dao cả nước. + Việc xuất hiện nhiều địa danh trong ca dao xứ Nghệ tô đậm dấu ấn địa phương của ca dao. Tìm hiểu về xứ Nghệ, đọc ca dao xứ Nghệ, chúng ta có thể hình dung ra về mọi phương diện: địa lí, văn hoá, sinh hoạt, con người gắn với từng vùng, từng làng cụ thể. Khảo sát những lời ca dao có địa danh xứ Nghệ giúp ta hiểu thêm một đặc điểm của ca dao vùng đất này. 2.2. Đời sống của người xứ Nghệ qua ca dao 2.2.1. Cuộc sống lao động và hoạt động sản xuất Mảnh đất Nghệ Tĩnh là nơi nuôi dưỡng biết bao con người làm rạng danh đất nước, nơi đã sáng tạo nên một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú. Một trong những cái nôi để làm nên những câu hát lời ca, những viên châu ngọc lấp lánh ấy chính là cuộc sống lao động của người dân xứ Nghệ. Đó là nơi bộc lộ trí tuệ tài năng của người dân xứ Nghệ, những con nguời làm nên biết bao điều kì diệu trên mảnh đất._.goài những cách dùng thông thường ấy, có hai cách dùng chỉ có trong ca dao xứ Nghệ. Đó là dùng riêng biểu tượng trúc với ý nghĩa tượng trưng cho người con gái xinh xắn. Nghĩa này được sử dụng nhiều trong hát quan họ : Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh Trúc xinh trúc mọc bờ ao Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh . Biểu tượng của trúc mai trong ca dao xứ Bắc không phải lúc nào cũng được dùng cả cặp mà nhiều khi nó được tách ra dễ dàng ghép với các biểu tượng khác như trúc tre, trúc thông với ý nghĩa cũng giống như trúc mai : “Trúc với thông như gừng cùng mọc Trúc chưa ra cành thông đã ra hoa” Trong ca dao tình yêu nam nữ xứ Nghệ, trúc mai được dùng xoắn xuýt với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết : - “Ra về nhớ trúc nhớ mai Nhớ Đào nhớ Lựu nhớ ai kết nguyền” - “Trúc với mai, mai về, trúc nhớ Trúc trở về mai nhớ trúc không Bây giờ kẻ Bắc người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư” “Trúc” “mai” được dùng để diễn tả nhiều cung bậc tình cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên. Đây là lời nhắn nhủ, hy vọng thể hiện sự thủy chung, chờ đợi: Trồng trúc xin đừng trồng mai Đã thương anh, không dám nghe ai dỗ dành Đây là tâm trạng háo hức, mừng vui: Trầu này cúc, trúc, mai, đào Trầu này thục nữ anh đào sánh đôi Có khi là sự tương tư : Sáng trăng ngồi gốc cây mai Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình Và cũng có khi là sự trách móc, hờn giận, nghi ngờ : Nom lên vườn trúc xanh non Hỏi vườn trúc ấy có còn măng không Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trầu cau và trúc mai là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao xứ Nghệ, nó nhằm nói lên phẩm chất, tình cảm con người xứ Nghệ. Tuy nhiên nếu đem so sánh với tần số xuất hiện của mỗi loại biểu tượng với ca dao xứ Bắc như thống kê trên, chúng ta sẽ thấy rằng biểu tượng trúc mai trong ca dao xứ Nghệ có tần số xuất hiện ít hơn. Phải chăng ca dao xứ Bắc chịu ảnh hưởng của dòng văn học bác học nhiều hơn ca dao xứ Nghệ? Như chúng ta biết, nhà nho, người quân tử thường tự ví mình là trúc mai. Trúc mai - biểu tượng khí tiết thẳng thắn thanh tao của kẽ sĩ. Rõ ràng vùng đất phía bắc gần Thăng Long nên chịu ảnh hưởng mạnh hơn. Ảnh hưởng ở đây không đơn giản ở chỗ ca dao dùng lại, mượn lại hình tượng trúc mai của văn học viết mà quan trọng là bản thân các tác giả văn học viết cũng tham gia sáng tác lưu truyền ca dao. Trái ngược biểu tượng Trúc mai, biểu tượng Trầu cau lại bắt gặp nhiều trong ca dao xứ Nghệ hơn xứ Bắc. Tỉ lệ 119 lời trong ca dao xứ Nghệ trên số 41 lời trong ca dao xứ Bắc quả là con số đáng chú ý. Điều này hẳn cũng dễ hiểu một khi trong ca dao xứ Nghệ còn gắn bó chặt chẽ với môi trường sống và lao động của nông dân. c) Một số biểu tượng khác Miền Trung có những cặp biểu tượng độc đáo gắn với môi trường văn hóa, điều kiện sinh hoạt của từng tiểu vùng: ca dao xứ Nghệ hay dùng cặp biểu tượng sông Lam –Núi Hồng, xứ Huế có sông Hương - Núi Ngự…Đây là những cặp biểu tượng độc đáo, bởi vì trong thế giới tâm linh con người mỗi vùng đất đều có những ngọn núi, dòng sông linh thiêng làm nên biểu tượng của vùng đất. Sự kết hợp sông núi đó thể hiện tư duy lưỡng hợp, lưỡng phân của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Do đó hệ biểu tượng cặp đôi về sông núi vừa mang tính uyển chuyển, mềm mại vừa có được sự mạnh mẽ vững chắc. Trong ca dao, những biểu tượng như thế được sử dụng rất linh hoạt : “ Sông Lam Giang càng ngày càng rộng Núi Hồng Lĩnh mỗi bậc mỗi cao Bấy lâu nay nguyệt tỏ với đào Búp hoa tàn hết nhụy chàng tính sao bây giờ” “Bao giờ ngàn Hồng hết cây Sông Lam hết nước họ này hết quan” Do được vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong nhiều tình huống, các biểu tượng đã tạo nên cách thể hiện độc đáo, tế nhị, tao nhã mà không bị xói mòn, khô cứng. Sự xuất hiện biểu tượng với số lượng phong phú, cấu trúc đa dạng, phản ánh cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của trai gái khi yêu nhau, ý tình sâu sắc, mặn nồng. Phải chăng đó là cái “duyên thầm”, mang hương sắc của ca dao xứ Nghệ . Biểu tượng trong ca dao người Việt nói chung và ca dao xứ Nghệ nói riêng rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân ta. Nhiều biểu tượng được sử dụng trong ngôn ngữ thường ngày được đưa vào ca dao một cách tự nhiên, thế giới biểu tượng ấy rất đa dạng, phong phú như chính bản thân cuộc sống - nơi cội nguồn đã sinh ra biểu tượng. Khám phá biểu tượng trong ca dao xứ Nghệ sẽ góp phần làm chúng ta hiểu thêm đặc điểm nghệ thuật của văn học dân gian xứ Nghệ. KẾT LUẬN Ca dao xứ Nghệ là một bộ phận rất quan trọng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho ca dao Việt Nam. Ca dao xứ Nghệ có thể phát sinh từ đất Nghệ, cũng có thể được lưu truyền trên đất Nghệ, đều được xem là ca dao xứ Nghệ, bởi vì đối với nghệ thuật dân gian, quá trình lưu truyền và sáng tạo đồng nhất với nhau. Khảo sát ca dao xứ Nghệ qua hai bộ sách “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” (2 tập) và “Hát Phường Vải” chúng ta thấy ca dao xứ Nghệ giàu có, phong phú, có cái chung và cái riêng so với ca dao các vùng miền trên đất nước. Ca dao xứ Nghệ có những nét riêng về đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Được hình thành, lưu truyền và phát triển trên mảnh đất được xem là “địa linh nhân kiệt”, ca dao xứ Nghệ là một bức tranh trọn vẹn đầy màu sắc về một vùng đất “nắng đốt mưa quay”. 1. Tìm hiểu về ca dao xứ Nghệ, chúng ta thấy những nét đặc sắc về nội dung, thể hiện trong những vần thơ in bóng mảnh đất và con người xứ Nghệ. Những đặc điểm về địa lí, địa danh, những làng nghề, truyền thống học hành khoa bảng, những con người bất khuất kiên trung, cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó, yêu thương mãnh liệt…đã được phản ánh trong ca dao xứ Nghệ. Đây là những lời ca dao gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt, lao động của những người dân xứ Nghệ. 2. Cũng như ca dao xứ Bắc và ca dao các địa phương khác trên đất nước Việt Nam, ca dao xứ Nghệ đã tìm được tiếng nói chung với dòng thơ trữ tình dân gian của dân tộc. Phần lớn lời ca dao xứ Nghệ được sáng tác theo thể lục bát (hơn 95 %), các thể thơ còn lại chỉ chiếm 5 %. Tuy nhiên mỗi thể loại có một vai trò, ý nghĩa riêng của nó và tất cả đều góp sức mình vào việc thể hiện những cảm xúc phong phú, nhiều cung bậc của con người xứ Nghệ, đưa ca dao xứ Nghệ gần gũi, thống nhất với ca dao dân tộc, nhưng đồng thời cũng giữ được phần bản sắc riêng của mình. Cái để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong mỗi người khi đến với ca dao xứ Nghệ chính là những nét độc đáo riêng của nó. Cái riêng ấy nằm trong những hình thức biến thể của các thể thơ. Có thể nói, hiếm có ca dao địa phương nào lại có nhiều biến thể như ca dao xứ Nghệ. Biến thể lục bát, biến thể song thất lục bát, biến thể bốn, năm chữ, biến thể bảy chữ…Ở từng loại lại có những dạng biến thể khác nhau. Có biến thể dòng lục, dòng bát, biến thể cả dòng lục lẫn dòng bát, có biến thể âm, vần, biến thể cấu trúc, có biến thể cặp song thất, biến thể cả cặp song thất lẫn lục bát trong thể song thất lục bát, lại có cả biến thể theo hình thức tăng âm tiết, giảm âm tiết, kết hợp tăng, giảm âm tiết. Tất cả những hình thức biến thể ấy đã làm cho nội dung ca dao xứ Nghệ được thể hiện sâu sắc hơn, phong phú hơn. Có thể nói, nếu sự giàu có về thể loại đã giúp cho ca dao xứ Nghệ có được một khối lượng nội dung lớn thì những hình thức biến thể đa dạng lại giúp những nhà thơ dân gian có điều kiện lựa chọn những hình thức phù hợp với nội dung. Sự xuất hiện nhiều biến thể trong ca dao Nghệ là do lời ca dao gắn với hoạt động diễn xướng: “Đây là thơ để hát, không phải chỉ là lời để hát. Lời thơ, lời mang tính thơ để hát, đặc điểm này dẫn đến sự biến hóa, biến thể rất mực giàu có của ca dao về mặt cấu tạo ngôn từ thơ, tổ chức ngôn từ thơ do nhu cầu ca hát lúc đầu đòi hỏi…Sau này khi nói, ca dao vẫn giữ được lợi thế của thơ về mặt vần và nhịp cũng nhờ như vậy” [184]. Mặt khác, lớn hơn, đó là do nhu cầu thể hiện, bộc lộ của tác giả dân gian. Nhu cầu ấy đã khiến cho khuôn hình cố định của các thể thơ bị phá vỡ, biến thành một hình thức mới phóng túng, tự do hơn, nhưng vì thế, nhiều lúc cũng lỏng lẻo hơn. Cái chính là nó đem lại hiệu quả nghệ thuật rõ rệt hơn. Đây cũng là một đóng góp làm phong phú thêm thể thơ trong ca dao Việt Nam. 3. Số lượng các lớp từ địa phương và từ Hán Việt trong ca dao xứ Nghệ khá phong phú. Từ địa phương tạo nên chất dân dã, mộc mạc, cái đẹp hồn nhiên, thuần phác của ca dao. Các từ Hán Việt mang lại vẻ trang trọng, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm. Tỉ lệ sử dụng từ Hán Việt trong HPV khá cao (299/1000 lượt câu). Từ địa phương và từ Hán Việt thuộc phong cách văn chương, có giá trị biểu cảm cao được phân bố, tập trung ở đề tài tình yêu. Những từ địa phương và từ Hán Việt thuộc phong cách sinh hoạt xuất hiện phổ biến trong những lời ca dao phê phán các thói hư tật xấu và các hủ tục. Sự phân bố từ địa phương và các từ Hán Việt không phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn chủ quan của người sáng tạo (nho sĩ trí thức hay quần chúng lao động) mà còn phụ thuộc vào kết cấu, nội dụng đề tài, mục đích giao tiếp và phong cách của từng thể loại. 4. Đặc biệt là các biểu tượng trong ca dao xứ Nghệ. Các biểu tượng trúc mai, trầu cau, núi Hồng, sông Lam.. rất phong phú. Những biểu tượng này nói lên phẩm chất, tình cảm của con người xứ Nghệ. Nếu đem so sánh tần số xuất hiện của mỗi loại biểu tượng với ca dao xứ Bắc chúng ta thấy biểu tượng trúc mai trong ca dao xứ Nghệ có tần số xuất hiện ít hơn. Ngược lại, biểu tượng trầu cau lại bắt gặp trong ca dao xứ Nghệ nhiều hơn trong ca dao xứ Bắc. Điều này cũng dễ hiểu, nó nói lên sự gắn bó của ca dao xứ Nghệ với môi trường sống và lao động của người nông dân. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của ca dao xứ Nghệ chúng ta hiểu thêm về một miền ca dao có những bản sắc riêng, còn giữ được nét cổ sơ của văn nghệ dân gian. Hòa nhập vào nền văn hoá chung của dân tộc, ca dao xứ Nghệ đã góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá tinh thần của con người Việt Nam. Hiểu ca dao xứ Nghệ, chúng ta hiểu tâm tư, tình cảm và tài năng sáng tạo của người dân xứ Nghệ, cũng từ đó hiểu được những giá trị tinh thần của người Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị An (1990), “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu”, Tạp chí văn học, (6), tr.54-59. 2. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập IV quyển 1, Tục ngữ - ca dao, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Chung Anh (1958), Hát ví Nghệ Tĩnh, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội. 4. Chu Văn Ba (2003), Ngôn ngữ Nghệ Tĩnh, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. 5. Bakhtin (1991), Những vấn đề khoa học của văn học, Hà Nội. 6. Nguyễn Nhã Bản (1996), “Đặc trưng văn hóa người Nghệ Tĩnh”, Trên dẫn liệu ngôn ngữ, tạp chí văn hoá dân gian (1). 7. Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, NXB văn hoá. 8. Nguyễn Nhã Bản (1993), “Bàn thêm về hình thức hát giặm Nghệ Tĩnh”, Tạp chí văn hoá dân gian,(1), Hà Nội. 9. Nguyễn Nhã Bản chủ biên (2001), “Bản sắc văn hoá của người Nghệ Tĩnh”, Trên dẫn liệu ngôn ngữ, NXB Nghệ An. 10. Nguyễn Nhã Bản, Phan Thị Vẽ (1997), “Chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, (2). 11. Nguyễn Nhã Bản và Phan Xuân Đạm (2001), “Về địa danh Nghệ Tĩnh”, TBKH, Đại học Vinh. 12. Nguyễn Văn Bản (1985), Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, Sở Văn Hoá thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng xuất bản. 13. Barbier (v) (1920), Ngữ âm học An Nam. 14. Nguyễn Chí Bền (1993), “Thiên nhiên và văn hóa dân gian của người Việt đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí dân tộc học (1). 15. Bùi Huy Bích, Nghệ An thi tập, sách Hán chép tay. 16. Phạm Hưng Bình (1996), “Về một đặc điểm nghệ thuật của ca dao dân ca sưu tầm ở Quảng Nam - Đà Nẵng”, Văn hóa dân gian, Hà Nội, (2). 17. Tôn Thất Bình (1994), Dân ca Bình Trị Thiên, NXB Thuận Hóa, Huế. 18. Trần Hòa Bình (1985), “Ca dao Đồng Tháp Mười”, Văn hoá dân gian, (2). 19. Võ Bình (1985), “Vần trong thơ lục bát”, Ngôn ngữ, (số phụ 1), trang 12,15. 20. Lê Xuân Bột (2003), “Từ ngữ Hán - Việt trong ca dao về tình yêu đôi lứa ở Nam Bộ”, Ngôn ngữ và đời sống, (7). 21. Bộ quốc gia giáo dục (1962), Hồng Đức bản đồ, Tủ sách viện khảo cổ, Sài Gòn. 22. Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (1985), “Thử bàn thêm về thể thơ lục bát”, Tạp chí văn hóa dân gian (3),(4). 23. Hoàng Trọng Canh (1995), “Một vài nhận xét bước đầu về âm và nghĩa từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, (1), Trang 31-46. 24. Phan Mậu Cảnh (1995), “Suy nghĩ về mấy lời hát ví”, Văn hóa dân gian (5). 25. Nguyễn Phương Châm (1997), “Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”, Tạp chí văn hóa dân gian, (3) 26. Nguyễn Phương Châm (1998), “Tính chất bác học trong ca dao xứ Nghệ”, Văn hoá dân gian, (3), Trang 46-54. 27. Nguyễn Phương Châm (2001), “Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ”, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (6). 28. Hàn Châu (1974), “Tục ăn trầu và sinh hoạt tinh thần của người Việt”, Tạp chí dân tộc học, (2), trang 7-19. 29. Jen Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng. 30. Nguyễn Đổng Chi khảo cứu (1944), Hát giặm Nghệ Tĩnh, Tân Việt, Hà Nội 31. Nguyễn Đổng Chi (1962), Hát giặm Nghệ Tĩnh, Tập 1, Nhà xuất bản khoa học Hà Nội. 32. Nguyễn Đổng Chi (1963), Hát giặm Nghệ Tĩnh, Tập 2, Nhà xuất bản sử học Hà Nội. 33. Nguyễn Đổng Chi (1964), Vè Nghệ Tĩnh, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 34. Nguyễn Đổng Chi (1964), “Vấn đề sử dụng tài liệu văn học dân gian”, Nghiên cứu lịch sử, (63), Hà Nội. 35. Nguyễn Đổng Chi (1967), “Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học”, Tạp chí Văn học, (1), Hà Nội. 36. Nguyễn Đổng Chi (1971), “Qua việc khoanh vùng sưu tầm văn học dân gian tại một xã thí điểm”, Tạp chí văn học, (6), Hà Nội. 37. Nguyễn Đổng Chi chủ biên (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Nhà xuất bản Nghệ An. 38. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Võ Văn Trực (1996), Kho tàng ca dao xứ Nghệ, tập 1,2, NXB Nghệ An. 39. Nguyễn Đổng Chi – Ninh Viết Giao biên soạn, (1996), Ca dao Nghệ Tĩnh – Sở văn hoá thông tin Nghệ Tĩnh. 40. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học. 41. Mai Ngọc Chừ (1989), Vần, nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của lục bát biến thể”, tạp chí văn hoá dân gian, (2). 42. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí văn học, (2). 43. Phan Xuân Đạm, Nguyễn Nhã Bản (2002), Địa danh trong thơ dân gian Xứ Nghệ, Ngôn Ngữ và Văn Hóa. 44. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành, Tủ sách Đại học Tổng hợp TP.HCM xuất bản. 45. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, Tạp chí văn học, (5). 46. Chu Xuân Diên (1997), “Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian”, Tạp chí văn học ,(9). 47. Hoàng Diệp, Thiết Mai (1962), “Thú hát ví ở Nghệ An, Hà Tĩnh”, Văn hóa nguyệt san, Sài Gòn, (69). 48. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 49. Xuân Diệu (1967), “Các nhà thơ học tập những gì ở ca dao”, Tạp chí văn học, (1) 50. Nguyễn Kim Đính (1985), “Một số vấn đề về thi pháp của nghệ thuật ngôn từ”, Tạp chí văn học, (5,6), trang 102-112. 51. Cao Huy Đỉnh (1966), “Lối đối đáp trong ca dao trữ tình”, Tạp chí văn học, (9), trang 10- 14. 52. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 53. Phạm Đức Duật (chủ biên)(1981), Văn học dân gian Thái Bình, NXB Khoa học xã hội. 54. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán (1965), Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 13,14, Tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh (dịch giả Đông Kinh Đặng Chu Kình), NXB Văn Hóa BVH giáo dục Sài Gòn. 55. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp Tiếng Việt – Từ loại, NXB đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 56. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (1995), Lý luận văn học, NXB GD, Hà Nội. 57. Nguyễn Xuân Đức (1997), “Tiếng Nghệ trong ngôn ngữ văn học dân tộc”, Tạp chí văn hoá dân gian, (3). 58. Nguyễn Xuân Đức (2002), “Về thể thơ lục bát trong ca dao”, Tạp chí văn học, (2). 59. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1994), Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Giáo dục. 60. Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên (1999), Từ ngữ điển cố văn học, NXB Văn học, Hà Nội. 61. Ninh Viết Giao (1978), Thơ văn Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh xuất bản. 62. Ninh Viết Giao (1978), “Hào khí Hoan Châu qua một số thơ văn của các sĩ phu yêu nước Nghệ Tĩnh”, Văn nghệ Nghệ Tĩnh,(3). 63. Ninh Viết Giao (1978), “Sinh hoạt văn nghệ trong làng xã ở Nghệ Tĩnh trước cách mạng tháng tám”, trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Ninh Viết Giao (1978), “Nghệ nhân dân gian trong làng hát ví ở Nghệ Tĩnh”, Tạp chí văn học, (4). 65. Ninh Viết Giao (1982), Về văn học dân gian Nghệ Tĩnh, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Vinh. 66. Ninh Viết Giao (1993), Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 67. Ninh Viết Giao (1993), Hát phường vải, NXB Nghệ An. 68. Ninh Viết Giao (1995), Thơ văn nhà nho Xứ Nghệ, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. 69. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1996), Kho tàng ca dao xứ Nghệ, tập 1,2, NXB Nghệ An. 70. Ninh Viết Giao (1996), “Về ca dao của người Việt ở xứ Nghệ”, trong Kho tàng ca dao xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 71. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1999), Kho tàng vè xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 72. Ninh Viết Giao sưu tầm và giới thiệu (1999-2000), Kho tàng vè xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 73. Ninh Viết Giao (chủ biên) (2000), Kho tàng vè xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 74. Ninh Viết Giao (2001), Hát phường vải, NXB văn hóa thông tin, trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 75. Ninh Viết Giao (2006), Nghệ An đát phát nhân tài, NXB trẻ. 76. Ninh Viết Giao (2008), Câu đố Việt Nam, NXB Sử địa, Hà Nội. 77. G.N. PôxPelôp (chủ biên) (1997), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục. 78. Hồ Thu Hà (1997), Đặc sắc một thể loại của vùng văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Văn hóa dân gian, (12). 79. Lê Thị Thu Hà (2006), Vè chống Pháp ở xứ Nghệ từ góc nhìn văn hóa học, luận văn thạc sĩ văn hóa học, viện nghiên cứu văn hóa dân gian. 80. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nhà xuất bản Đồng Tháp. 81. Lê Hằng (2000), “Dân ca xứ Nghệ và xây dựng môi trường hát dân ca ở Nghệ An”, Văn hóa Nghệ Thuật, Nghệ An. 82. Nguyễn Mỹ Hạnh (1992), “Hò ví và giặm Nghệ Tĩnh”, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (6). 83. Lê Văn Hảo (1996), “Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học văn học dân gian miền trung lần thứ I. 84. Lê Văn Hảo (1996), “Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học văn học dân gian miền trung lần thứ I. 85. Phạm Văn Hảo (1994), “Mấy vấn đề về từ ngữ địa phương trong sưu tâm, giới thiệu vốn từ ngữ, ca dao”, Văn hóa dân gian, (3). 86. Vũ Tố Hảo (1990), “Vài ghi nhận về con người và bản sắc văn hóa Nghệ Tĩnh”, Văn hoá dân gian, (3), Trang 69-72. 87. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập I, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 88. Nguyễn Văn Hậu (2000), “Biểu tượng như là “đơn vị cơ bản”của văn hoá”, Tạp chí văn hóa và nghệ thuật, (7), Trang 24-30. 89. Đỗ Thị Hoà, 2002, “Vài nét về biểu tượng trong ca dao người Việt”, Kỷ yếu ngữ học trẻ. 90. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục. 91. Đặng Mai Hồng (1985), “Hò và ví Nghệ Tĩnh”, Nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội, (2,3). 92. Nguyễn Quang Hồng (1981), Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 93. Bùi Công Hùng (1988), “Biểu tượng thơ ca”, Tạp chí văn hoá, trang 69-74. 94. Hồ Xuân Hùng (1996), “Cảm nghĩ về ca dao xứ Nghệ”, Kho tàng ca dao xứ Nghệ, Nhà xuất bản Nghệ An. 95. Nguyễn Văn Hùng (1997), “Xứ Nghệ một vùng ca dao”, Văn hoá dân gian, (1). 96. Nguyễn Duy Hương (1997), “Nói lái ở xứ Nghệ”, Ngôn ngữ và đời sống, (6). 97. Nguyễn Văn Huyên (1995-1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 98. Đào Đang Hy (1938), Địa dư Tỉnh Nghệ An, Ina, Vinh. 99. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1977), Điển cố văn học, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 100. Đinh Gia Khánh (1967), “Văn học dân gian các địa phương và vai trò của nghệ thuật dân gian”, Tạp chí văn học (1), Hà Nội. 101. Đinh Gia Khánh (1997), “Thử tìm hiểu cơ sở lịch sử xã hội học của vùng văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”, Văn hoá truyền thống của các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB khoa học, Hà Nội. 102. Đinh Gia Khánh (chủ biên), (2000), Văn học dân gian Việt Nam, NXB giáo dục, Hà Nội. 103. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. 104. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB chính trị quốc gia,(2). 105. Vũ Ngọc Khánh (1991), Dẫn luận nghiên cứu folklore Việt Nam, Sở giáo dục Thanh Hóa xuất bản. 106. Vũ Ngọc Khánh, (1987), “Từ những hình tượng dân gian chung quanh 99 ngọn non hồng đến phong cách người xứ Nghệ”, Văn hóa dân gian, (2). 107. Hồ Xuân Kiều (1999), “Nghĩa từ chắc trong tiếng Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ và đời sống, (7). 108. Thái Kim (1992), “Tản mạn về hát giặm”, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (6). 109. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 110. Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên) (1995), Kho tàng ca dao người Việt, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. 111. Nguyễn Xuân Kính – Phan Hồng Sơn – Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1995), Ca dao Việt Nam, NXB tổng hợp Đồng Tháp. 112. Nguyễn Xuân Kính (1991), “Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp văn học nghệ thuật dân gian”, Văn hóa dân gian, (3), Trang 3-11. 113. Nguyễn Xuân Kính (1982), “Về tên riêng chỉ địa điểm trong dân ca, ca dao”, Tạp chí văn học, (4). 114. Nguyễn Xuân Kính (1987), “Ý Nghĩa biểu cảm của hai từ trúc, mai trong văn chương bác học và trong ca dao, dân ca”, Tạp chí văn hóa dân gian, (4) 115. Nguyễn Xuân Kính (1990), “Những đóng góp mới trong việc nghiên cứu thể thơ lục bát”, Văn hóa dân gian, (H). 116. Nguyễn Xuân Kính (2000), “Hai nét riêng của ca dao, Hà Nội”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, (9). 117. Nguyễn Xuân Kính (1992), “Thể thơ trong ca dao”, Văn hóa dân gian, (4). 118. Nguyễn Xuân Kính (2007), “Ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt”, Nghiên cứu văn học, (4). 119. Nguyễn Xuân Kính (2002), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Ca dao, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 121. Trần Danh Lâm (1990), Hoan châu phong thổ thoại, NXB trẻ. 122. Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu (1976), Hát ví Đồng Bằng Hà Bắc, Ty văn hóa Hà Bắc xuất bản. 123. Bùi Dương Lịch (2001), Nghệ An Kí, NXB Khoa học xã hội. 124. Trần Kim Liên (2004), “Tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao người Việt dưới con mắt các nhà nghiên cứu”, Tạp chí văn hoá dân gian, (4). 125. Trần Kim Liên (2004), “Tính thống nhất về sắc thái riêng của thể thơ lục bát trong ca dao ba miền Bắc, Trung, Nam”, Văn hóa dân gian, (1). 126. Ưng Luân (1995-1996), Ca dao xứ Huế bình giảng, Sở văn hóa thông tin Thừa Thiên Huế xuất bản. 127. Ưng Luân (1999), Ca dao xứ Huế bình giảng toàn tập, Sở văn hóa thông tin Thừa Thiên Huế xuất bản. 128. Đặng Văn Lung (1978), “Về tên gọi dân ca”, Tạp chí Ngôn ngữ học (4), Hà Nội. 129. Đặng Văn Lung (1980), Về một vùng ca dao Nghệ Tĩnh, Tạp chí văn học, (6). 130. Đặng Thai Mai (1958), Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn hoá. 131. Trần Thùy Mai, “Ca dao tình yêu và tình cảnh con người ở Bình Trị Thiên”, Kỉ yếu hội thảo khoa học văn học dân gian miền Trung lần thứ I. 132. Nguyễn Văn Nam (2003), “Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ”, Tạp chí văn học dân gian (2). 133. Trần Văn Nam (1999), “Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ”, Tạp chí văn hóa dân gian (2), trang 72-75. 134. Phan Ngọc (1984), “Suy nghĩ về thể loại thơ song thất lục bát”, Sông Hương, Huế (9). 135. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB văn hóa Việt Nam, 136. Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang và Hoàng Chương (1963), Dân ca Nam Trung Bộ, 2 tập, NXB văn hoá, Hà Nội. 137. Trần Việt Ngữ, Thành Duy (1967), Dân ca Bình Trị Thiên, NXB Văn học, Hà Nội. 138. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại (in lần thứ 2), NXB khoa học xã hội. 139. Bùi Văn Nguyên (1977), “Thử tìm hiểu giọng nói Nghệ Tĩnh trong hệ thống giọng nói chung của cả nước”, Ngôn ngữ, (4), trang 34-41. 140. Hoài Nguyên, Bình Sơn (1999), “Âm thanh xứ Nghệ trong thơ ca dân gian”, Ngôn ngữ và đời sống, (9). 141. Triều Nguyên (2000), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, NXB Thuận Hóa, Huế. 142. Trương Thị Nhàn (1991), “Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam”, Tạp chí văn hóa dân gian, (3), trang 46-52. 143. Nhà Xuất bản sử học (1960), Lịch triều hiến chương loại chí. 144. NXB Khoa học xã hội (1970), Đại Nam Nhất Thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hà Nội. 145. NXB Giáo dục (1992), Sách giáo khoa Tiếng Việt 11. 146. NXB Nghệ Tĩnh (1981,1983), Danh nhân Nghệ Tĩnh, tập 1,2. 147. NXB âm nhạc Hà Nội (1960,1961), Dân ca Thanh Nghệ Tĩnh, tập 1,2. 148. Phan Đăng Nhật (1978), “Hiện tượng và tên gọi dân ca, ca dao”, Tạp chí văn học, Hà Nội. (2). 149. Nhiều tác giả (1984), Lịch sử Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh, Vinh. 150. Bùi Mạnh Nhị (1984), Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao – dân ca Nam bộ”, Tạp chí ngôn ngữ, (1), trang 26-32. 151. Bùi Mạnh Nhị (1988), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Sở Giáo dục An Giang xuất Bản. 152. Bùi Mạnh Nhị (1998), Thời gian nghệ thuật trong ca dao – dân ca trữ tình”, Tạp chí văn học, (4), Trang 30-36. 153. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (1999), Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục Tp.HCM. 154. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Văn học dân gian – Những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Tp.HCM. 155. Bùi Mạnh Nhị, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh (1984), Ca dao – dân ca Nam Bộ, NXB TP HCM. 156. Bùi Mạnh Nhị (1980), Ca dao miền Nam về chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB TP Hồ Chí Minh. 157. Bùi Mạnh Nhị (2000), “Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình”, Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB văn hoá dân tộc, Trang 423-439, Hà Nội. 158. Nhóm Lam Sơn sưu tầm, biên soạn (1963), Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa, NXB Văn học. 159. Hồ Tuấn Niêm dịch (1981), Từ trong di sản, NXB Tác phẩm mới. 160. Vũ Ngọc Phan (1976), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (in lần thứ tám), NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 161. Vi Phong (1992), Đôi điều về hát ví và sức mở cửa dân ca Nghệ Tĩnh, (6). 162. Phan Diễm Phương (1998), Lục bát và song thất lục bát, NXB Khoa học xã hội. 163. Thạch Phương, Ngô Quang Hiển (1994), Ca dao Nam Trung Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 164. Hoàng Sỹ Quý (1980), “Tục ăn trầu trên thế giới”, Tạp chí Phương Đông, Sài Gòn, (8 và 9), trang 109-121. 165. Jakốpsơn.R (1960), “Ngôn ngữ học và thi học”, (Cao xuân Hạo dịch). 166. Trịnh Sâm (1986), “Phương ngữ và ca dao dân ca địa phương”, Tạp chí văn học, (5). 167. Vũ Tuấn Sáu (1942), “Tinh thần miền Nghệ Tĩnh”, Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, (77). 168. Bình Sen - Trí Sơn (1995), “Văn hoá người Nghệ Tĩnh”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, (1). 169. Trần Đình Sử, Phương Lựu (1986-1987), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 170. Nguyễn Thanh, “Từ địa thế con người nhìn vào dân ca xứ Nghệ”, Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. 171. Sông Thao, Đặng Văn Lung (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập IV, quyển II – dân ca, NXB giáo dục. 172. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. 173. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB trẻ. 174. Trương Xuân Tiếu (1997), “Đất nước con người xứ Nghệ qua kho tàng ca dao xứ Nghệ”, Tạp chí văn hóa dân gian, (3). 175. Đào Tam Tĩnh (2000), Khoa bảng Nghệ An (1075-1919), Sở văn hóa thông tin Nghệ An. 176. Nguyễn Khánh Toàn (1980), “Truyền thống văn hóa dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, (10). 177. Lê Ngọc Trà (1991), Lí luận và văn học, NXB Trẻ 178. Lê Ngọc Trà (1998), “Giữ gìn văn hoá truyền thống và phát triển văn hoá của dân tộc”, Văn hoá nghệ thuật, (5), tr 14-16. 179. Lê Ngọc Trà (1999), “Văn hoá tương tác và phát triển”, Văn hoá nghệ thuật,(6),tr 3-5. 180. Lê Ngọc Trà (2001), Văn hoá Việt Nam, đặc trưng và cách tiếp cận, NXB GD. 181. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hoá, NXB Thanh niên. 182. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hoá, NXB GD. 183. Đặng Diệu Trang (2003), “Sinh hoạt diễn xướng môi trường nảy sinh và phát triển của ngôn ngữ ca dao”, Văn hóa dân gian, (5). 184. Hoàng Trinh (1986), Đối thoại Văn Học – NXB Hà Nội. 185. Hoàng Tiến Tựu (1990), Ca dao trong văn học dân gian Việt Nam, NXB giáo dục, tập 2. 186. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 187. Sách Hán chép tay, Ngũ man phong thổ ký. 188. Trần Quốc Vượng (1995), Một cái nhìn địa văn hóa về xứ Nghệ trong bối cảnh miền Trung. 189. Lê Thu Yến (2002), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau, NXB GD. 190. Lê Thu Yến (2002), Nhà văn trong nhà trường, Nguyễn Du, NXB GD. 191. Phạm Thu Yến (1999), “Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca dân gian”, Tạp chí văn học, (4), trang 35-40. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7220.pdf
Tài liệu liên quan