Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU. Lý do Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, một trong những giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn vậy phải nâng cao thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, chấp hành luật pháp cho đội ngũ lao động và thay đổi cơ cấu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường; cần thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, trong đó có đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là đội ngũ công nhân bậc cao. Đào tạo nghề là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Nghị quyết Trung Ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) đã khẳng định vai trò quan trọng của dạy nghề. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, các địa phương đã quan tâm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo, trong đó, để phát triển đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện xã hội hoá dạy nghề, và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả, thúc đẩy phát triển đào tạo nghề. Thực tế đã cho thấy, đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển hệ thống dạy nghề hợp lý, đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo về số lượng, vừa đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tuy vậy, thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề cũng đang còn có những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, đổi mới nhằm phát triển nhanh, có hiệu quả công tác đào tạo nghề. Vì vậy, tôi đã chọn “Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2.Mục đích và nhiệm vụ - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng của đa dạng hoá nguồn lực cho đào tạo nghề, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, khoá luận tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: Trình bày những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, trong đó có đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề; phân tích thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề; đánh giá những thành tựu và tồn tại và những nguyên nhân của nó khi thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề. - Phạm vi nghiên cứu: Những kết quả thực tế về đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề ở nước ta, giai đoạn 2001 – 2005. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận: Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà Nước về vai trò của đào tạo nghề, đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trên đây, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Áp dụng phương pháp này, đề tài sẽ tập trung cho vệc sưu tầm tài liệu, báo cáo tổng kết của Tổng cục Dạy nghề về đào tạo nghề, đa dạng hoá các nguồn lực phát triển đào tạo nghề. + Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, vận dụng những kiến thức được học, sinh viên tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề, từ đó có những kiến nghị đề xuất nhằm phát huy các nguồn lực cho đào tạo nghề. + Phương pháp thống kê. 5. Ý nghĩa và kết cấu của khoá luận 5.1 Ý nghĩa của khoá luận Đề tài khoá luận khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các nguồn lực phát triển đào tạo nghề. Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận: Cung cấp những kiến thức cơ bản làm tài liệu tham khảo đối với sinh viên thực tập và đối với sinh viên khoá sau. 5.2 Kết cấu của khoá luận Ngoài lời nói đầu, khoá luận gồm hai chương: Chương I: Thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ngành đào tạo nghề Việt Nam. Thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về đa dạng hoá đào tạo nghề và một số đặc điểm của đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề. Tình hình phân bố và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề Cơ sở vật chất – kỹ thuật Nguồn lực tài chínhcho dạy nghề Đội ngũ giáo viên dạy nghề Đổi mới chương trình dạy nghề Chất lượng và hiệu quả của dạy nghề Đánh giá thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị về đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề. 2.1 Một số giải pháp về đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề. 2.2 Một số kiến nghị. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ CÁC NGUỒN LỰC CHO ĐÀO TẠO NGHỀ. 1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐÀO TẠO NGHỀ VIỆT NAM. Đào tạo nghề nước ta có lịch sử phát triển khá lâu dài, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp. Mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của ngành dạy nghề là năm 1969: Thành lập Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật. Lịch sử ngành dạy nghề nước ta có thể chia thành các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1969 – 1975: Mặc dù đây là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam: Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, song Đảng, Nhà nước ta vẫn nhìn thấy nhu cầu nhân lực cho hai nhiệm vụ cách mạng giải phóng miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nên đã có quyết sách đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật (9/10/1969) được thành lập trực thuộc Bộ Lao Động là sự thể hiện rõ quyết sách này. Nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật là xây dựng phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật, trong đó có việc xây dựng, phát triển hệ thống các trường công nhân kỹ thuật và đưa hàng vạn thanh niên đi đào tạo, làm việc ở các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc …). Tính đến hết năm học 1974 – 1975, miền Bắc đã có 185 trường dạy nghề với quy mô đào tạo hệ dài hạn lên đến 160.000 học sinh; cả nước có 600.000 công nhân và nhân viên phục vụ . - Giai đoạn 1975 – 1986: Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật đã tiếp quản và đưa 28 trường học kỹ thuật và 10 trung tâm huấn luyện ở miền Nam vào hoạt động. Quan hệ quốc tế về đào tạo nghề được mở rộng, nhiều nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô, Cộng Hoà Dân Chủ Đức, Hunggari,…đã giúp ta xây dựng các trường Công Nhân kỹ Thuật . Để tăng cường vai trò đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, ngày 24 tháng 06 năm 1978 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 15/CP, Tổng cục Dạy Nghề được thành lập, trực thuộc Chính Phủ (trên cơ sở Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật ). Trong giai đoạn này đào tạo nghề đã có những bước tiến đáng kể: Hình thành hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật; hình thành hệ thống trung tâm dạy nghề ở các tỉnh, quận, huyện…để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm:“Nhà nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề”; quan hệ quốc tế tiếp tục được phát triển. Tính đến hết năm học 1985 – 1986 cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật, 298 trường dạy nghề, 220 trung tâm dạy nghề với quy mô đào tạo dài hạn 113.000 học sinh. - Giai đoạn 1986 – 1998 : Từ năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới: Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 2 năm 1986, Tổng cục Dạy nghề được sáp nhập vào Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp, thành Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Năm 1990, Bộ Giáo dục được sáp nhập với Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, thành Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo được chú ý, chất lượng đào tạo được nâng lên. Đặc biệt, Nghị Quyết Trung Ương 4 (khoá VII) và Nghị Quyết Trung Ương 2( khoá VIII ) đều đã khẳng định:“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tính đến năm học 1997 – 1998, cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật dạy nghề, 151 trường Dạy nghề, 150 trung tâm dạy nghề, quy mô đào tạo hệ dài hạn là 90.234 học sinh. Điều nổi bật trong giai đoạn này là đào tạo nghề ngắn hạn phát triển nhanh, trong khi đó đào tạo dài hạn lại giảm, nhất là nghề cơ khí, đồng thời xuất hiện xu hướng chuyển một số trường dạy nghề lên bậc Trung học Chuyên nghiệp. Nhìn chung giai đoạn này, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do dạy nghề chưa đặt đúng tầm của nó, dẫn đến tình trạng số trường dạy nghề giảm mạnh, thiếu sự quan tâm đến đào tạo nghề, quy mô đào tạo thu hẹp lại – mặc dù nhu cầu đang đòi hỏi tăng cao. - Giai đoạn 1998 đến nay: Trước nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 26/03/1998, Thủ Tướng Chính Phủ đã có Quyết Định số 67/1998/QĐ.TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo Dục - Đào tạo sang Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội. Tiếp đó, ngày 23/05/1998, Chính Phủ ban hành Nghị Định số 33/1998/NĐ.CP về tái thành lập Tổng Cục Dạy nghề. Đây được xem là quyết định có ý nghĩa rất quan trọng, tạo bước phát triển, đổi mới sự nghiệp dạy nghề. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1998 – 2000, chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2001 – 2010, quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề 2002 – 2010 đã được Chính Phủ và Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Đến nay sự nghiệp dạy nghề đang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, cả về nâng cao chất lượng. Số lượng các cơ sở dạy nghề ngày càng tăng, công tác xã hội hoá đào tạo nghề đã bước đầu có những thành tựu đáng ghi nhận. Như vậy, một trong những đặc điểm của hệ thống đào tạo nghề ở nước ta là chủ thể quản lý Nhà Nước liên tục biến động. Điều đó đã ảnh hưởng không ít đến sự ổn định, phát triển của hệ thống đào tạo nghề. Chính vì vậy, đào tạo nghề được coi là bậc học có nhiều khó khăn trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1.2 THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ CÁC NGUỒN LỰC CHO ĐÀO TẠO NGHỀ . 1.2.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà Nước ta về đa dạng hoá đào tạo nghề và một số đặc điểm của đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Trong Nghị Quyết số 04 – NQ/HNTW của Ban Chấp Hành Trung Ương khoá VII: “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo”, ban hành ngày 14 tháng 01 năm1993 thì một trong bốn quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục là:“Đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Người đi học phải đóng góp học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo; Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”[14;62]. Bản chất của xã hội hoá công tác giáo dục - đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) đã được xác định trong Nghị quyết số 04 – NQ/ HNTW ngày 14/01/1993 của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam:“ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà Nước”[5;51]. Nghị quyết 90 – CP ngày 21 tháng 08 năm 1997 của Chính Phủ về phương hướng, chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá đã mở hướng đi thích hợp cho phát triển giáo dục - đào tạo (trong đó có đào tạo nghề ) trong tình hình mới. Xã hội hoá giáo dục - đào tạo là chủ trương hết sức đúng đắn, vì giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, có thực hiện xã hội hoá mới thu hút được sự tham gia đóng góp của toàn dân theo khả năng và nhu cầu cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Trong những năm qua, nhu cầu về giáo dục - đào tạo đã tăng lên rất nhanh, rất phong phú và đa dạng. Trong khi đó khả năng đáp ứng trực tiếp của ngân sách nhà nước còn có hạn, nên toàn bộ phần lớn người lao động có nhu cầu cần được giáo dục - đào tạo, đào tạo lại nhưng chưa được bố trí trong hệ thống trường công lập. Bên cạnh đó, còn một tiềm năng rất lớn đó là nhân dân sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho giáo dục - đào tạo. Khi chúng ta có chính sách đúng đắn sẽ giải phóng được tiềm năng rất to lớn này. Thực hiện xã hội hoá giáo dục - đào tạo, trong đó đa dạng hoá các nguồn lực, sẽ giải quyết được những vấn đề cơ bản như: + Huy động được mọi nguồn lực trong xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo nói chung, cho dạy nghề nói riêng; + Đáp ứng nhu cầu giáo dục - đào tạo đa dạng, phong phú và ngày càng tăng của xã hội, phù hợp với yêu cầu và khả năng của dân cư; + Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình, các cơ sở đào tạo trong việc nâng cao tay nghề, hiệu quả đào tạo; + Giải quyết được thu nhập hợp lý cho cán bộ, giáo viên công nhân viên để họ yên tâm gắn bó với nghề; đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên, chuyên gia đã về hưu, các nhà khoa học hiện đang công tác bên ngoài ngành giáo dục - đào tạo cho sự phát triển giáo dục - đào tạo; + Giảm nhẹ được gánh nặng cho ngân sách nhà nước . Do vậy, xã hội hoá giáo dục - đào tạo không chỉ là một giải pháp hình thức trong khi Nhà Nước chưa đủ sức đầu tư cho giáo dục - đào tạo mà là một giải pháp chiến lược trong suốt giai đoạn lịch sử xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù là trong xã hội có nhiều thành phần kinh tế, có thu nhập khác nhau, nhưng cần được đảm bảo mức công bằng tương đối trong hưởng thụ các quyền lợi về giáo dục - đào tạo. Vì vậy, Nghị Quyết 90/CP của Chính Phủ đã khẳng định: “Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá … phát triển nhanh hơn, là cơ sở lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước. Không phải là biện pháp tạm thời chỉ có ý nghĩa tình thế do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn thực hiện xã hội hoá, bởi vì giáo dục, y tế, văn hoá là sực nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của nhân dân”. Thực tế nước ta trong thời gian qua đã cho thấy chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục - đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) là hoàn thành đúng đắn, mang lại hiệu quả thiết thực. Từ sau Đại Hội VI của Đảng tới nay, Đảng, Nhà Nước ta thấy rằng, sự phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với cơ cấu nhiều thành phần, không chấp nhận một cấp học, bậc học chỉ có duy nhất một sản phẩm giáo dục như nhau theo một chương trình đào tạo như nhau, theo một cách học và trường học như nhau. Việc đa dạng hoá các hình thức đào tạo chính là để phục vụ chủ trương đa dạng hoá mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của kinh tế thị trường nói riêng, của đời sống xã hội nói chung. Có hai nội dung cơ bản của đa dạng hoá giáo dục - đào tạo là đa dạng hoá về trình độ đào tạo (tức là đa dạng hoá mục tiêu đào tạo) và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Có hàng loạt những giải pháp đa dạng hoá các hình thức đào tạo như: + Củng cố các trường công, chuyển một số cơ sở dạy nghề công lập sang bán công, khuyến khích mở cơ sở dạy nghề dân lập, cho phép mở cơ sở dạy nghề tư thục… + Mở rộng các hình thức dạy nghề, đa dạng hoá trình độ tay nghề, phát triển các loại trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề, khuyến khích mở các trường, lớp dạy nghề dân lập, tư thục, khuyến khích dạy các nghề truyền thống … Mục tiêu cơ bản nhất của đa dạng hoá giáo dục và đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) là đẩy nhanh quá trình:“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Thực hiện tốt đa dạng hoá giáo dục - đào tạo, có thể khắc phục được mâu thuẫn gay gắt hiện nay là yêu cầu đào tạo của xã hội ngày càng tăng mà khả năng tài chính của ngành giáo dục - đào tạo lại rất eo hẹp. Mặt khác, việc mở rộng các hình thức đào tạo như bán công, dân lập, tư thục và các hệ đào tạo không chính quy bên cạnh hệ thống công lập mà trước đây là hệ độc tôn đã mở ra các nguồn đầu tư cho giáo dục - đào tạo, tạo cơ hội để các lực lượng giáo dục cùng với các lực lượng ngoài giáo dục tham gia tích cực hơn vào công tác đào tạo. Có thể nói, đa dạng hoá dạy nghề là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển xã hội hoá công tác dạy nghề. Nó sẽ tập hợp được nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình đào tạo nghề đối với mọi người dân - đặc biệt là thế hệ trẻ. Để có cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề, sự phát triển của đào tạo nghề, cần hiểu rõ những đặc điểm của đào tạo nghề ở nước ta. Đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm sau: Hoạt động dạy nghề gắn liền với việc làm, với cơ sở sản xuất, với doanh nghiệp; - Chương trình dạy nghề chú trọng chủ yếu vào hình thành kỹ năng thực hành cho người học (chiếm 50 – 70% thời gian học); Hình thức dạy nghề rất đa dạng, phong phú như: Đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đào tạo tập trung tại trường, lớp, đào tạo lưu động, truyền nghề, dạy nghề từ xa, kèm cặp tại xưởng, vừa học, vừa làm; - Đối tượng học nghề có thể là người chưa tham gia quan hệ lao động, cũng có thể là người đã và đang có quan hệ lao động; - Đối tượng tuyển sinh (đầu vào) rất đa dạng (về trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề và tuổi học nghề). Chính những đặc điểm nói trên đã làm cho các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dạy nghề rất đa chiều và phức tạp đã ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển của đào tạo nghề nói chung và đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề nói riêng. Có thể nói rằng, đa dạng hoá các nguồn lực đào tạo nghề là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển dạy nghề. Nó sẽ tập hợp nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình dạy nghề. Nhận thức được những quan điểm, tư tưởng của Đảng, Nhà nước về đa dạng hoá giáo dục - đào tạo, cũng như những đặc điểm của đào tạo nghề ở nước ta, trong những năm qua, ngành dạy nghề bước đầu đã triển khai có kết quả chủ trương đó và dưới đây là biểu hiện cụ thể: 1.2.2 Thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề. 1.2.2.1 Tình hình phân bố và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề. *Phân bố cơ sở dạy nghề. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi tái thành lập Tổng cục Dạy nghề ( 1998) đến nay, hệ thống cơ sở dạy nghề không ngừng phát triển, đa dạng về hình thức sở hữu, cụ thể : - Trường dạy nghề: Năm 2004 trên phạm vi cả nước có 226 trường dạy nghề (trong đó có 27 trường dạy nghề ngoài công lập), đến năm 2005 cả nước đã có 233 trường dạy nghề, tăng 49% so với năm 1998 (233/156). Phân theo hình thức sở hữu:196 trường công lập, 37 trường ngoài công lập (01 trường có vốn đầu tư nước ngoài ) chiếm 16% so với tổng số trường. Phân theo cấp quản lý: 52 trường thuộc các bộ, ngành, 17 trường của quân đội, 46 trường thuộc các tổng công ty Nhà Nước, 35 trường thuộc địa phương.Việc phát triển các trường dạy nghề trong thời gian qua diễn ra ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, hiện nay có 03 tỉnh Lai Châu, Đăck Nông và Hậu Giang chưa có trường dạy nghề do mới tách tỉnh. Một số vùng trước đây số cơ sở dạy nghề rất mỏng, nay do có sự quan tâm đầu tư nên đã tăng khá như: Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thông qua việc đầu tư bằng các Dự án thực hiện bằng nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc từ ưu đãi, đến năm 2005 đã có khoảng 25 trường đạt chất lượng cao. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình và được Chính Phủ cho phép thực hiện một số Dự án vốn ODA ưu đãi của CHLB Đức, Hàn Quốc và Chính Phủ cũng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề giai đoạn 2005 – 2010 để tập trung đầu tư cho một số trường, nhằm mục tiêu đến năm 2010 có 40 trường dạy nghề đạt chất lượng cao tương đương trình độ khu vực. Trung tâm dạy nghề: Hệ thống các trung tâm dạy nghề đã phát triển tương đối mạnh, đặc biệt là trung tâm dạy nghề quận, huyện. Hiện nay cả nước có 404 trung tâm dạy nghề trong đó có 249 trung tâm dạy nghề công lập và 155 trung tâm dạy nghề ngoài công lập (chiếm 38%). Trường đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có dạy nghề: Hiện nay có 212 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo nghề dài hạn chủ yếu là các trường khối kỹ thuật. Lớp dạy nghề: Hiện nay ở nước ta có trên 500 lớp dạy nghề ở các doanh nghiệp và các làng nghề tham gia đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó có 450 lớp dạy nghề ngoài công lập (chiếm 90%). Như vậy, các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã tiến hành quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới cơ sở dạy nghề cho phù hợp với nhu cầu nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương. Số lượng các cơ sở dạy nghề tăng nhanh và đa dạng về các hình thức đào tạo và hình thức sở hữu. Số lượng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đã tăng nhanh. Mục tiêu mỗi tỉnh có ít nhất một trường dạy nghề, nhìn chung đã được thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn 14 trường ở 14 tỉnh có quyết định thành lập trường, nhưng do cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên chưa có, hoặc có nhưng chưa đầy đủ để đưa trường hoạt động theo phương án đã duyệt. Mạng lưới trung tâm dạy nghề mặc dù đã phát triển khá, nhưng số quận, huyện có trung tâm dạy nghề mới đạt 25%. Nguyên nhân chủ yếu do các địa phương chưa đuợc bố trí ngân sách, hoặc chưa thực sự tạo cơ hội cho các trung tâm dạy nghề ngoài công lập được thành lập nên tiến độ thực hiện chậm. Biểu1: Phân bố các cơ sở dạy nghề. STT CƠ SỞ DẠY NGHỀ 2000 2005 2005/2000 (%) 1 Trường dạy nghề 164 233 142,07 2 Trung tâm dạy nghề 253 404 159,68 3 Trường ĐH,CĐ,THCN có dạy nghề 137 212 154,74 Nguån:Tæng côc d¹y nghÒ BiÓu2: M¹ng l­íi c¬ së d¹y nghÒ *N¨ng lùc ®µo t¹o. - Quy m« ®µo t¹o: Nhê cã chñ tr­¬ng x· héi ho¸ ®µo t¹o nghÒ nªn qui m« ®µo t¹o nghÒ thêi gian qua t¨ng nhanh. Sè l­îng tuyÓn sinh ®µo t¹o nghÒ qua c¸c n¨m ®Òu t¨ng (biÓu 3). N¨m 2005, tuyÓn sinh ®µo t¹o nghÒ lµ 1.184.600 ng­êi. Tû lÖ ®µo t¹o nghÒ dµi h¹n còng t¨ng dÇn: N¨m 1998 chiÕm 14,4% trong tæng sè häc sinh häc nghÒ; n¨m 2004 tû lÖ ®ã lµ 21,23% vµ n¨m 2005 lµ 24%.Tõ n¨m 1996 – 2005, quy m« tuyÓn sinh ®µo t¹o nghÒ (c¶ dµi h¹n vµ ng¾n h¹n) liªn tôc t¨ng, víi tèc ®é trung b×nh kho¶ng 23% n¨m, trong ®ã, quy m« ®µo t¹o nghÒ dµi h¹n t¨ng gÇn gÊp bèn lÇn. ViÖc t¨ng quy m« ®µo t¹o nghÒ ®· gãp phÇn ®¸ng kÓ trong viÖc n©ng tû lÖ lao ®éng qua ®µo t¹o nghÒ. BiÓu3: ChØ tiªu ®µo t¹o nghÒ. N¨m Tæng sè (ng­êi) Trong ®ã Ghi chó Ng¾n h¹n Dµi h¹n Dµi h¹n so víi tæng sè 1997 447.000 390.000 57.000 12,75 1998 525.600 450.000 75.600 14,38 1999 690.000 592.900 97.100 14,07 2000 792.200 662.000 130.200 16,43 2001 887.300 761.200 126.100 14,20 2002 1.005.000 858.500 146.500 17,00 2003 1.074.100 897.740 176.360 19,64 2004 1.153.000 950.000 202.700 21,23 2005 1.184.000 954.000 230.000 24,00 Nguồn Tổng cục Dạy nghề Trong 5 năm (2000-2005) đã dạy nghề cho trên 5,25 triệu người, đạt 103% kế hoạch chỉ tiêu dạy nghề Quốc Hội giao. Trong đó dạy nghề dài hạn cho 884.890 người, đạt 104% kế hoạch, bình quân tăng 17%/năm; dạy nghề ngắn hạn cho gần 4,4 triệu người, đạt 103%kế hoạch, bình quân tăng 7,4%/năm. Việc tăng nhanh qui mô đào tạo nghề những năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13,3% năm 1998 lên 17,6% năm 2004 và đạt 19,8% năm 2005,vượt chỉ tiêu đề ra 1,2%. Quy mô tuyển sinh dạy nghề đều đạt cao hơn so với mục tiêu đề ra. Tuy vậy, tỷ lệ đào tạo nghề dài hạn vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Đào tạo nghề ngắn hạn tuy thời gian đào tạo ngắn đáp ứng được với yêu cầu của thị trường lao động, nhưng có nhiều nhược điểm như: Lý thuyết học không có hệ thống, không toàn diện (cần gì học đó); kỹ năng nghề không cao ,v…v…và dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ngược lại, tuy đào tạo dài hạn cần vốn đầu tư lớn, nhưng chỉ có đào tạo dài hạn mới có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất, kỹ thuật, công nghệ cao do được đào tạo toàn diện cả lý thuyết và thực hành …Mặt khác, tỷ lệ tuyển sinh cho đào tạo nghề ở các khu vực cũng rất khác nhau điều đó ảnh hưởng không ít đến sự phát triển đồng đều trong đào tạo nghề giữa các vùng kinh tế của đất nước. Tuy vậy, tỷ lệ tuyển sinh cho đào tạo nghề ở các khu vực rất khác nhau: + Khu vực đồng bằng Sông Hồng: Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn chiếm 29,55%, ngắn hạn chiếm 12,94%so với cả nước; + Khu vực Đông Nam Bộ: Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn chiếm 22,17%, ngắn hạn chiếm 45,17% so với cả nước; + Khu vực Đông Bắc: Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn chiếm 19,99%, ngắn hạn chiếm 11,18%so với cả nước; + Khu vực Tây Bắc: Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn chiếm 3,82%, ngắn hạn chiếm 1,49% so với cả nước; + Khu vực Tây Nguyên:Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn chiếm 2,08%, ngắn hạn chiếm 1,94% so với cả nước. Điều này cho thấy đào tạo nghề phát triển chưa đồng bộ giữa các vùng, các khu vực. 1.2.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật Để đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật của thị trường lao động, ngành dạy nghề đã thực hiện đồng bộ hệ thống từ cơ chế chính sách, tăng cường công tác quản lý, quy hoạch mạng lưới, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề giữ vai trò quan trọng. Đảng, Nhà Nước, các cấp, các ngành đã quan tâm và nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề.Từ năm 1998 đến nay mức đầu tư cho dạy nghề liên tục tăng. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đã góp phần cho dạy nghề gặt hái được nhiều thành tựu. Cụ thể: + Phòng học, lớp, xưởng, thư viện: Chất lượng phòng học, nhà xưởng của các trường dạy nghề đã được đầu tư cải thiện. Hầu hết các trường mới xây dựng được xây dựng theo chuẩn quy định về phòng học, giảng đường, nhà xưởng, khu giáo dục thể chất … Bình quân tổng diện tích của một trường nghề là 250.000 m2. Diện tích mặt bằng của các trường trung ương cao gấp 4 lần so với các trường địa phương. Điều này tương đối phù hợp với số học sinh bình quân mà các trường ở trung ương và địa phương đào tạo (ở các trường dạy nghề của trung ương quy mô đào tạo cao gấp 2,5 lần so với các trường địa phương). Diện tích mặt bằng của các trường công lập lớn gấp 20 lần các trường ngoài công lập. Phòng học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, ký túc xá cho học sinh và chỗ làm việc của giáo viên cũng có sự chênh lệch giữa trường công lập và ngoài công lập. Diện tích phòng học, nhà xưởng ở các trường dạy nghề bình quân 3m2/01 học sinh, số phòng học bình quân là 53 phòng /1000 học sinh. Tuy nhiên, so với nhu cầu đào tạo, hiện tại số phòng mới đáp ứng được 70%, xưởng thực hành 74%, phòng làm việc 80,41%, ký túc xá 66%, thư viện 50% và chất lượng chưa cao. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dạy nghề, năm 2003 tính chung cho các trường thì có khoảng 31% số phòng và 50,7% số xưởng thực hành là nhà cấp 4, nhà tạm. Biểu4: Diện tích mặt bằng của các trường dạy nghề. Diện tích (m2) <1.000 1.000-:<5000 5000-:<10000 10000-:<20000 20000-:<30000 30000-:<40000 >=40000 Số trường 4 15 8 30 18 9 46 % 3,08 11,53 6,16 23,08 13,85 6,92 35,38 Nguồn Tổng cục Dạy nghề Thông qua các dự án, chương trình mục tiêu, các nguồn đầu tư một số cơ sở dạy nghề được nâng cấp, mở rộng, chất lượng phòng học, nhà xưởng các trường dạy nghề đã được cải thiện. Đa số các trường mới được xây dựng theo chuẩn quy định về phòng học, giảng đường, nhà xưởng, khu giáo dục thể chất... Trong giai đoạn 2001 – 2005, chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư nâng cấp cho 35 trường và 40 trung tâm dạy nghề. Các dự án được thực hiện bằng nguồn viện trợ không hoàn lại và ODA ưu đãi đầu tư khoảng 20 trường và 24 trung tâm dạy nghề khác. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nghề của những trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề này được đổi mới căn bản, thực sự trở thành những trường nòng cốt, cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật cho đất nước. Tuy nhiên, ở các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề chưa được đầu tư từ kinh phí chương trình mục tiêu cũng như từ nguồn đầu tư nước ngoài, nhất là các trường dạy nghề thuộc địa phương và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, vẫn còn khoảng 30% số phòng học và 50% số xưởng thực hành là nhà cấp 4 và bán kiên cố; trang thiết bị cho dạy nghề và học nghề còn thiếu về số lượng và lạc hậu về công nghệ. Biểu 5: Tình trạng phòng học, nhà xưởng của trường dạy nghề. Cấp quản lý Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà kiên cố Tổng số Phòng học TW Địa phương Tổng số 5,36% 7,43% 6,59% 18,93% 28,19% 24,43% 75,70% 64,38% 68,98% 100% 100% 100% Xưởng thực hành TW Địa phương Tổng số 12,55 10,03% 11,06% 33,64% 44,34% 39,52% 53,81% 45,63% 49,32% 100% 100% 100% Phòng thí nghiệm TW Địa phương Tổng số 3,97% 15,00% 7,84% 25,08% 15,00% 21,54% 70,75% 70,00% 70,62% 100% 100% 100% Thư viện TW Địa phương Tổng số 2,78% 8,89% 5,13% 22,94% 22,22% 22,66% 74,28% 68,89% 72,21% 100% 100% 100% Ký túc xá TW Địa phương Tổng số 10,74% 16,82% 13,46% 23,85% 44,71% 33,15% 65,41% 38,47% 53,39% 100% 100% 100% Nguồn Tổng cục Dạy nghề - Trang thiết bị đào tạo: Trong những năm qua, thực hiện xã hội hoá, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị dạy nghề. + Trang thiết bị cho đào tạo các môn cơ sở : Theo thời gian sản xuất: Các trường có khoảng 50% số trang thiết bị được sản xuất trong giai đoạn 1996 – 2000, 34% được sản xuất trong giai đoạn từ 1986 – 1995, và còn khoảng 6% số thiết bị được sản xuất từ năm 1975, chỉ có 15% trang thiết bị được sản xuất từ 2000 đến nay. Theo mức độ hiện đại : Đa số trang thiết bị được đánh giá ở mức trung bình (64%), chỉ có 23% được coi là hiện đại và 13,6% thuộc loại lạc hậu. Theo nơi sản xuất có tới 65,5% số trang thiết bị được sản xuất ở nước ngoài, 24,8% được sản xuất trong nước và trên 9% là do các cơ sở tự sản xuất hoặc lắp ráp. + Trang thiết bị cho đào tạo lý thuyết chuyên môn nghề và thực hành nghề: Theo thời gian sản xuất: Tính trung bình trên 30% số trang thiết bị được sản xuất trong giai đoạn 1986 – 2000, 18% trang thiết bị được sản xuất từ 2000. Theo mức độ hiện đại: Đa số trang thiết bị dùng cho đào tạo lý ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV2204.DOC
Tài liệu liên quan