CHƯƠNG I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu Intimex
Công ty xuất nhập khẩu Intimex ngày nay, tiền thân là công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, trực thuộc Bộ Nội Thương (nay là Bộ Công Thương) thành lập theo quyết định 58/NT/QĐ1 ngày 10/08/1979 và có nhiệm vụ thông qua xuất khẩu cải thiện cơ cấu quỹ hàng do ngành nội thương quản lý, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
Ngày 22/10/1985, Ng
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công ty XNK Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị Định 225/HĐBT ban hành đã ra quyết định đổi tên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ Nội Thương thành tổng công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã.
Ngày 08/03/1993, căn cứ vào nghị định 387/HĐBT và theo nghị định của tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, bộ trưởng Bộ Thương Mại ra quyết định tổ chức lại tổng công ty thành hai công ty:
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh
Ngày 01/08/2000 Bộ Thương Mại đã chính thức ra quyết định phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty với tên là “công ty xuất nhập khẩu Intimex” trực thuộc Bộ Thương Mại.
Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một trong những công ty hàng đầu thuộc Bộ Thương Mại, công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại, bao gồm cả xuất nhập khẩu và buôn bán, bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, chế biến nông sản… Ngoài ra công ty còn được phép tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trụ sở chính của công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo – Hà Nội - Việt Nam với 6 chi nhánh tại : thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng, Matxcova – Liên Bang Nga.
II. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh của công ty
1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1. Chức năng của công ty
- Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng: nông, lâm, thuỷ hải sản chế biến, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác.
- Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.
- Tổ chức sản xuất, lắp ráp gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng nhập khẩu tiêu dùng.
- Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa, đặc biệt là xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ với chuỗi siêu thị mang thương hiệu Intimex.
- Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
1.2. Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại.
- Xây dựng phương án kinh doanh phát triển các ngành hàng theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
- Nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị trường.
- Tuân theo pháp luật, thực hiện các chế độ, chính sách tài chính và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Quản lý đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo luật pháp, chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng, dân chủ.
- Bảo vệ và đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lý của công ty
2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực thương mại:
+ Xuất khẩu: nông sản, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc và bột giặt
+ Nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
+ Kinh doanh nội địa: siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng chuyên doanh.
* Lĩnh vực dịch vụ: Kiều hối, viễn thông.
* Lĩnh vực sản xuất: Nông sản, thuỷ hải sản, may mặc, xe gắn máy.
III. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong quá trình hoạt động
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa, bao gồm 13 đơn vị phòng ban, 19 đơn vị trực thuộc và chi nhánh, với tổng số lao động là 1310 người trong đó có 374 người có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng, có 314 nhân viên có trình độ trung cấp, 129 nhân viên có trình độ sơ cấp, 493 công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tính đến ngày 30/09/2008. Đứng đầu là Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc do bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm với mọi hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ các phòng ban do tổng giám đốc quy định, mỗi phó tổng giám đốc sẽ phụ trách một nhiệm vụ chức năng riêng. Mỗi phòng ban và trung tâm sẽ hoạt động theo kế hoạch và chức năng của mình, hàng tháng, hàng quý sẽ báo cáo lên Tổng giám đốc và ban lãnh đạo.
1. Khối các phòng quản lý
1.1. Phòng kinh tế tổng hợp
Có chức năng nghiên cứu đường lối, chính sách của Nhà nước phục vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty; nghiên cứu, tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty; xây dựng kế hoạch kinh doanh sản xuất ngắn hạn và dài hạn; thực hiện công tác giao dịch đối ngoại với các đối tác trong và ngoài nước; nghiên cứu xây dựng thương hiệu, quảng cáo, bảo vệ thương hiệu của công ty tại Việt Nam và các thị trường trên thế giới…
1.2. Phòng đầu tư và xây dựng cơ bản
Có chức năng tham gia quản lý và điều hành các dự án đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quyết định của công ty và quản lý toàn bộ cơ sở vật chất bao gồm: đất đai, nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc trong toàn công ty.
1.3. Phòng hành chính quản trị
Công tác văn thư, lưu trữ, công tác lễ tân, tiếp khách, quản lý cơ sở vật chất trong toàn công ty, tham mưu, chỉ đạo công tác y tế cơ quan, chăm lo sức khoẻ và đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty…do phòng hành chính quản trị đảm nhận.
1.4. Phòng tổ chức cán bộ - lao động tiền lương
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong việc điều hành và quản lý các lĩnh vực hoạt động sau: Tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh, công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác LĐTL và BHXH, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật lao động, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác đoàn ra, đoàn vào, công tác quân sự địa phương và xây dựng, kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế.
1.5. Phòng tài chính kế toán
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành và quản lý các lĩnh vực hoạt động sau: công tác kế toán, công tác tài chính, phân tích hình hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh sản xuất, công tác kiểm tra giám sát và công tác thu hồi công nợ.
1.6. Phòng thông tin và tin học
Nghiên cứu tìm kiếm các thông tin kinh tế thị trường, giá cả nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị và bảo đảm mạng lưới thông tin trong cơ quan được thông suốt.
2. Khối các phòng kinh doanh
2.1. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1
- Xuất khẩu các mặt hàng:
+ Nông sản sang các thị trường Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Singapo và Nhật.
+ Thủ công mỹ nghệ sang CH Séc, Đan Mạch.
- Nhập khẩu: bếp ga của Nhật, bình ga Hàn Quốc, xe máy Trung Quốc, phôi thép Nga, dao cắt, máy ép bùn.
2.2. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 2
- Xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: cà phê, hạt tiêu, hoa hồi…
- Nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như: ô tô tải, máy xúc đào và phụ tùng cho các loại xe.
2.3. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 3
- Xuất khẩu: cà phê, hạt tiêu, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm, các mặt hàng thuỷ hải sản và sản phẩm hàng hoá Việt Nam được thị trường thế giới ưa chuộng.
- Nhập khẩu: các thiệt bị máy móc, thiết bị vệ sinh, nguyên vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, linh kiện vi tính, hàng điện tử điện lạnh, hàng thực phẩm, hàng bách hoá phục vụ cho tất cả các khách hàng trong nước có nhu cầu mua bán hàn nhập ngoại.
2.4. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 6
- Xuất khẩu các mặt hàng sau:
+ Nông sản sang các thị trường Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Singapo và Nhật.
+ Thủ công mỹ nghệ sang CH Séc, Đan Mạch.
- Nhập khẩu: bếp ga của Nhật, bình ga Hàn Quốc, xe máy Trung Quốc, phôi thép Nga, dao cắt, máy ép bùn.
2.5. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 10
- Xuất khẩu các mặt hàng: thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản.
- Nhập khẩu các mặt hàng: máy móc thiết bị, thép các loại và phôi thép,hoá chất các loại, hàng tiêu dùng cao cấp.
- Ngoài ra còn trực tiếp tổ chức sản xuất, lắp ráp, gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
3. Khối các đơn vị trực thuộc
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng, ngành nghề kinh doanh của công ty
- Thực hiện một số lĩnh vực kinh doanh chuyên sâu như:
+ Bán buôn, bán lẻ nội địa…
+ Sản xuất chế biến nông sản…
+ Sản xuất, nuôi trồng chế biến thuỷ sản…
4. Khối các công ty con
- Hoạt động theo ngành nghề kinh doanh của công ty con
- Triển khai thực hiện các định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. Khái quát về các lĩnh vực kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Intimex
1. Thương mại
1.1. Xuất khẩu
- Xuất khẩu nông sản: công ty xuất nhập khẩu Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, lạc nhân... Bên cạnh những mặt hàng được coi là chủ đạo như trên trong những năm qua công ty không ngừng tìm kiếm thêm những mặt hàng xuất khẩu mới (cơm dừa…). Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên đi thu mua trực tiếp hoặc qua trung gian và có một số nhà máy chế biến nông sản để phục vụ cho nhu cầu thu mua và chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Công ty cũng thường xuyên liên doanh, liên kết với các nhà thu mua và sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng nông sản.
- Thuỷ hải sản: đây là ngành kinh doanh quan trọng hàng đầu hiện nay cũng như trong tương lai của Công ty. Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của công ty đều áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới như HAPP, EEC, GMS…là tôm, cá (tươi sống và đông lạnh), mực, ngao, cua, ghẹ được khai thác từ biển và một phần từ nuôi trồng tại các ao, đầm. Intimex có đội ngũ các chuyên gia và cán bộ được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ sản. Hơn nữa, công ty còn có mối quan hệ gần gũi với các công ty trong nước tạo thành hệ thống khép kín từ khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, làm lạnh tới đóng gói.
- Thủ công mỹ nghệ: Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một trong những nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lớn ở Việt Nam với sự cải tiến về các sản phẩm với chất lượng tốt hơn và mẫu mã đẹp hơn, phong phú hơn qua từng năm. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty kinh doanh bao gồm: gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, hàng thêu ren, hoa khô, hoa gỗ và các mặt hàng trang trí thủ công khác, được xuất khẩu vào các thị trường chính như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc…
- May mặc, bột giặt: Với quy mô sản xuất và dây chuyền may hàng dệt kim xuất khẩu đồng bộ và tương đối hiện đại, các sản phẩm may mặc của công ty có chất lượng cao và đã được xuất khẩu sang các nước Mỹ, EU, Nga, Canada…Công ty đã liên kết với Công ty bột giặt VICO - Hải Phòng và công ty bột giặt LIX.
1.2. Nhập khẩu
- Máy móc, thiết bị: Là mặt hàng được công ty ưu tiên nhập khẩu, chiếm 24% tổng sản lượng nhập khẩu bao gồm: một số thiết bị điện như công tơ điện, ác quy điện, các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất chế biến nông sản trong dây truyền đồng bộ sản xuất đá lát, gạch ngói…; nhập khẩu linh kiện xe máy, ôtô tải và phụ tùng cho một số loại xe khác như xe phục vụ xây dựng (đào, ủi, lu…); linh kiện điện từ cho điện thoại các loại của các hãng Samsung, LG…linh kiện máy vi tính (nhập uỷ thác hoặc nhập bán trực tiếp), đồ điện tử, điện lạnh…
- Nguyên liệu sản xuất: được công ty chú trọng nhập khẩu với số lượng lớn để làm nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy xí nghiệp trong dây truyền sản xuất của Intimex, đồng thời phân phối sản phẩm cho các khách hàng có nhu cầu. Vật tư công nghiệp nhập khẩu chủ yếu là phôi sắt, thép, nhôm thỏi, đồng, thép không gỉ, nhôm, vòng bi, bông vải sợi, hạt bông, màng nhựa công nghiệp…
- Hàng tiêu dùng: với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, gia vị, đồ hộp, đồ uống, bánh kẹo các loai, đồ gia dụng, đồ điện tử gia đình, dụng cụ nhà bếp bằng sắt, thép, inox, nhựa thuỷ tinh, pha lê, hoá mỹ phẩm, tẩy rửa vệ sinh cá nhân, đồ dùng trẻ em của rất nhiều hãng danh tiếng trên thế giới, hàng may mặc, quần áo, giầy dép, túi sách, tạp phẩm…
1.3. Kinh doanh nội địa
- Siêu thị: định hướng kinh doanh gắn với phát triển thị trường nội địa là một chiến lược chủ đạo của công ty xuất nhập khẩu Intimex nên công ty đã hoạch định một chương trình chiếm lĩnh thị trường nội địa bằng việc phát triển chuỗi hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành phố khác. Tổng số siêu thị hiện có của công ty Intimex là 10 siêu thị trong đó có 02 siêu thị tại Hải Phòng, 01 siêu thị tại Hải Dương, 05 siêu thị tại Hà Nội, 01 siêu thị tại Nghệ An, 01 siêu thị tại Đà Nẵng. Intimex đang nỗ lực tiếp tục mở thêm hệ thống siêu thị tại các tỉnh thành phố khác như Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh…để phục vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của mọi người dân.
- Trung tâm thương mại: hiện nay công ty đã có Trung tâm thương mại Intimex tại Hà Nội với các siêu thị và cửa hàng dịch vụ phục vụ khách hàng. Đồng thời, công ty cũng đang tiến hành xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại tại Thành phố Vinh, Nghệ An và một số Trung tâm thương mại sẽ được xây dựng trong thời gian tới như: Trung tâm thương mại và khu liên hợp nhà ở Intimex Long Khánh - Đồng Nai, Trung tâm thương mại và chung cư cao tầng Láng Hạ - Hà Nội. Ngoài ra, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã mở rộng quan hệ với các khu vực thị trường: Miền Nam Việt Nam, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, các nước trong khối EU và Mỹ…
- Cửa hàng chuyên doanh: với tiêu chí phát triển lớn mạnh mạng lưới kinh doanh nội địa, Intimex cũng là đại lý độc quyền, đại lý phân phối và bán buôn các mặt hàng tiêu dùng tại phía Bắc.
2. Dịch vụ
2.1. Kiều hối
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một trong những đơn vị đầu tiên được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép dịch vụ chi trả kiều hối. Thông qua dịch vụ này, các kiều bào ở nước ngoài có thể dễ dàng chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam.
2.2. Viễn thông
Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã và đang phát triển một mạng lưới kinh doanh các dịch vụ viễn thông để thúc đẩy và phát triển hơn nữa tất cả các dịch vụ kinh doanh và điều này đã được thực hiện bước cơ bản ban đầu là thành lập Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex Hà Nội. Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex là một trong những đại lý uỷ quyền cấp một đầu tiên của Viettel mobile về thuê bao và hoà mạng dịch vụ di động 098, điện thoại cố định 178. Hiện nay trung tâm đã và đang mở các đại lý uỷ quyền cấp 2 về dịch vụ viễn thông tại một số tỉnh thành trên cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Thái Bình…
3. Sản xuất
3.1. Nông sản
Với mục tiêu kinh doanh lâu dài là tăng doanh thu và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã lựa chọn chiến lược xuất khẩu hàng nông sản tinh chế thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô như trước đây. Vì vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì việc cải thiện và nâng cao chất lượng của hàng nông sản là điều vô cùng quan trọng. Chính vì nắm rõ được điều này, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã và đang tiến hành triển khai xây dựng một số nhà máy như:
+ Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn xuất khẩu tại Thanh Chương - Nghệ An.
+ Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Hưng Đông - Nghệ An.
+ Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bình Chuẩn – Bình Dương.
+ Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Hồ Chí Minh.
+ Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Đồng Nai.
+ Xí nghiệp chế biến kinh doanh cà phê xuất khẩu Intimex Buôn Mê Thuột.
3.2. Thuỷ hải sản
Từ nhiều năm nay, đặc biệt là từ năm 2003 Intimex đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu tại một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An…nhằm chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu và chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng thuỷ sản nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của công ty. Công ty đã triển khai một số dự án nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản như dự án nuôi tôm tại Diễn Kim - Diễn Châu - Nghệ An, dự án nuôi điệp tại Vân Đồn - Quảng Ninh, dự án nuôi tôm trên cát tại Hoàng Trường - Thanh Hoá.
3.3. May mặc
Xí nghiệp may Intimex sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa với hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Xí nghiệp may Intimex được đầu tư với hệ thống 6 dây chuyên may hàng dệt kim đồng bộ và tương đối hiện đại. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của xí nghiệp là Mỹ, EU, Nga, Canada…Trong những năm gần đây, xí nghiệp luôn được chú trọng việc cải tạo, mở rộng nhà xưởng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
3.4. Xe gắn máy
Xí nghiệp xe máy Intimex đầu tư nhập khẩu những linh kiện có chất lượng cao để lắp ráp và cung cấp ra thị trường những chiếc xe hai bánh dạng CKD có chất lượng cao. Hiện nay, xí nghiệp đã chuyển từ việc đơn thuần lắp ráp sang đầu tư sản xuất xe gắn máy hai bánh theo chiều sâu, tiến hành nâng cấp trạm bảo hành với những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công việc kinh doanh xe máy, xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Đồng thời, xí nghiệp cũng luôn chú trọng tới việc chấp hành đúng những quy định về sở hữu đối với kiểu dáng, nhãn hiệu, các quy định về đăng kiểm chất lượng, các quy định về tỉ lệ nội địa hoá, về nhập khẩu linh kiện…
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trong những năm qua, mặc dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do thị trường thế giới biến động không ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ cao và vững chắc, đạt mức tăng trưởng từ 10-12%.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nông sản tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu của công ty với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu. Đây chính là hai mặt hàng xuất khẩu truyền thống chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với các thị trường chủ yếu như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Nhật, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đông Âu, ASEAN… Việc hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu nên công ty đã lựa chọn chiến lược đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
( 2003-2007 )
Đơn vị: 1000 USD
2003
2004
2005
2006
2007
Cà phê
57.465
71.000
99.632
134.500
158.500
Hạt tiêu
14.089
16.900
11.449
16.000
22.000
Thuỷ sản
1.200
1.300
600
153
200
Thủ công mỹ nghệ
1.000
550
450
105
150
Khác
2.880
4.400
4.931
3.742
3.800
Tổng
76.638
94.150
117.463
155.000
184.650
(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty xuất nhập khẩu Intimex)
Đi đôi với hoạt động xuất khẩu, Công ty tiếp tục thực hiện định hướng phát triển nhập khẩu nhóm hàng vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước. Đối với hàng tiêu dùng, công ty tập trung vào việc nhập khẩu các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho kinh doanh siêu thị và các nhu cầu khác của thị trường.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty
(2003 - 2007)
Đơn vị:1000 USD
2003
2004
2005
2006
2007
KN nhập khẩu
32.702
39.213
42.000
25.000
28.000
Máy móc thiết bị
8.203
9.029
18.000
6.000
8.000
Vật tư nguyên liệu
17.403
15.295
9.000
7.000
7.000
Hàng tiêu dùng
7.096
10.889
15.000
12.000
13.000
(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty xuất nhập khẩu Intimex)
Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty
Đơn vị : 1000 USD
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch XNK
133.000
159.831
180.000
254.000
405.750
Kim ngạch xuất khẩu
94.000
117.463
155.000
227.000
381.750
Kim ngạch nhập khẩu
39.000
42.368
25.000
27.000
24.000
Doanh thu(Tỷ VNĐ)
2.600
3.100
3.900
4.970
9.437
Nộp ngân sách(Tỷ VNĐ)
180
210
232
(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Công ty XNK Intimex)
Qua bảng 3 ta có thể thấy được tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn từ năm 2004-2008 có những điểm đáng chú ý sau:
- Về doanh thu: Trong giai đoạn từ năm 2004-2008, doanh thu của công ty có sự tăng đều qua các năm. Doanh thu năm 2005 tăng 500 tỷ VNĐ so với năm 2004 và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 26.631.000 USD tức là khoảng 20% so với năm 2004. Đến năm 2007, tổng doanh thu đã đạt đến mức 4.970 tỷ VNĐ và so với năm 2006 thì tổng doanh thu đã tăng 1070 tỷ VNĐ tức là khoảng 27,43% và trong năm này kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng 74.00.000 USD khoảng 40% so với năm 2006 trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 46,45% so với năm 2006. Đặc biệt trong năm 2008, doanh thu của công ty là 9.437 tỷ VNĐ, tăng 4467 tỷ VNĐ so với năm 2007 tức là khoảng 89,88% trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cũng tăng từ 254.000.000 USD lên 405.750.000 USD tức là tăng 59,74% so với năm 2008. Có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty.
- Về ngân sách: Tổng số tiền mà công ty xuất nhập khẩu Intimex nộp ngân sách nhà nước tăng lên hàng năm, như vậy có thể nói rằng công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh tốt. Năm 2004, số tiền mà công ty nộp ngân sách nhà nước là 180 tỷ VNĐ, số tiền này đã tăng lên là 210 tỷ VNĐ vào năm 2005 , tức là 30 tỷ VNĐ khoảng 16.66% so với năm 2004. Đến năm 2006 số tiền nộp ngân sách là 232 tỷ đồng, so với năm 2005 thì năm 2006 nộp ngân sách tăng 22 tỷ VNĐ tức là khoảng 10,48%.
III. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Intimex
1. Ưu điểm
Trong những năm qua từ năm 2004 đến năm 2008, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên Intimex, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ với hiệu quả cao, tăng trưởng đều đặn, ổn định qua các năm và giúp công ty vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Có thể nói rằng, công ty xuất nhập khẩu Intimex có một số ưu điểm nổi bật sau:
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng chủ chốt của công ty như cà phê, cao su, hạt tiêu… và kinh doanh siêu thị
- Công ty đã thiết lập và duy trì mối quan hệ thương mại tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có những bạn hàng truyền thống trong và ngoài nước. Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng, các thị trường mới đang được tiếp tục khai thác, nâng cao hơn nữa mối quan hệ với các bạn hàng. Điều này giúp cho uy tín và hình ảnh của công ty được biết đến ở nhiều nơi và ngày càng được nhiều bạn hàng tín nhiệm.
- Công ty luôn được Bộ Công Thương, các cơ quan ban ngành các cấp, địa phương quan tâm chỉ đạo, theo dõi, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để công ty hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của mình
- Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được nâng cao và đầu tư ngày càng thích đáng. Công ty đã tiến hành tổ chức nhiều hoạt động đưa các đoàn cán bộ đi hợp tác làm ăn lâu dài với các bạn hàng chiến lược kết hợp nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tham gia vào các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá thương hiệu Intimex cũng được công ty quan tâm và làm tốt đặc biệt trong những năm gần đây
- Hoạt động kinh doanh của công ty có sự phát triển nhanh chóng và ổn định qua các năm tạo thế và lực mới cho công ty phát huy thế mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm sắp tới khi mà nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động và khó khăn.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Về hoạt động kinh doanh:
+ Mặt hàng kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của công ty là nông sản, trong đó cà phê, hạt tiêu là hai mặt hàng chính chiếm hơn 70% tỷ trọng kim ngạch. Việc kinh doanh nông sản nói chung và cà phê nói riêng luôn tiềm ẩn nhìêu rủi ro do vốn sử dụng nhiều, hiệu quả kinh doanh thấp, giá cả bấp bênh, lên xuống thấp thường theo giá cả thế giới.
+ Kinh doanh siêu thị còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù của kinh doanh siêu thị là tỷ lệ lợi nhuận thấp và sử dụng nhiều lao động. Kinh doanh siêu thị bước đầu mới đáp ứng được mục tiêu mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, phát triển thương hiệu. Hiệu quả kinh tế chỉ đủ để khấu hao trang thiết bị đầu tư ban đầu cho siêu thị trong khi đó công ty Intimex nói riêng và ngành bán lẻ Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với kinh nghiệm, tiềm lực lớn.
+ Nguồn vốn kinh doanh của công ty cơ bản là vốn vay nên phần nào còn hạn chế còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nhất là trong thời kỳ các ngân hàng ngày càng thắt chặt cơ chế cho vay và tăng lãi. Bên cạnh đó là các khoản nợ xấu chưa thu hồi được, chủ yếu là các khoản nợ để lại từ những năm trước do bàn giao sát nhập các đơn vị vào công ty. Những tồn tại trên đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
- Về hoạt động đầu tư: trong giai đoạn gần đây, công ty lấy đầu tư để phát triển và một số dự án đi vào hoạt động nhưng chưa đem lại hiệu quả ngay. Trong khi đó, hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chưa mang tính tập trung và nhiều dự án còn dở dang, chưa đi vào hoạt động nên công ty phải trích phần lớn lợi nhuận kinh doanh làm ra để trả vốn vay, lãi suất ngân hàng và khấu hao thiết bị đầu tư nên lợi nhuận của công ty trong những năm qua còn thấp.
- Về mô hình tổ chức: mô hình tổ chức hiện nay chưa phù hợp với chiến lược phát triển của công ty và chưa tạo được sức mạnh tập trung do quy mô, phạm vi rộng khắp, kinh doanh sản xuất đa ngành nghề. Mặt khác, các chi nhánh, đơn vị trực thuộc công ty là những đơn vị hạch toán phụ thuộc hoạt động theo uỷ quyền. Điều này dẫn đến việc chưa phát huy được hết trách nhiệm quản lý của lãnh đạo các đơn vị, ngược lại công ty cũng không thể bao quát quản lý các đơn vị tổ chức.
- Về hoạt động nghiên cứu thị trường: việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bởi có những sản phẩm có thể tiêu thụ tốt ở thị trường này nhưng lại không thể tiêu thụ ở thị trường khác. Đối với công ty xuất nhập khẩu Intimex việc nghiên cứu thị trường thường được kết hợp khi công ty tham gia các hội chợ nên còn thiếu tính chuyên nghiệp. Trong khi đó thời gian diễn ra hội chợ thường rất ngắn nên hiệu quả công tác nghiên cứu còn thấp và chỉ dừng lại ỏ chỗ nhận định sơ bộ.
- Về hoạt động quảng bá: hoạt động quảng bá của công ty chưa đạt hiệu quả cao, website của công ty còn sơ sài, thiếu sinh động và thường chậm trong việc cập nhật thông tin. Đặc biệt là hoạt động, tính năng của website còn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán như hiện nay mà điều này được coi là rất quan trọng trong thời đại thương mại điện tử đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới hiện nay.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Phương hướng phát triển của công ty xuất nhập khẩu Intimex
1. Định hướng chung
Sau khi cổ phần hóa trong vòng từ 3 năm đầu, công ty tập trung thực hiện mục tiêu chính, đó là: Duy trì sự phát triển ổn định đồng thời tiếp tục xử lý những tồn tại nhằm tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty sẽ tập trung phát triển theo những định hướng chính sau: kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội địa, hoạt động đầu tư sản xuất và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án đang là lợi thế địa lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bù đắp vào khoản vốn Nhà nước giao trên giá trị lợi thế địa lý đất đai công ty đang quản lý.
2. Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Đảm bảo sự phát triển ổn định lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu vì đây vốn là thế mạnh truyền thống của công ty:
+ Nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động xuất khẩu, đặc biệt nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh hàng nông sản, thuỷ sản.
+ Chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu bằng cách đổi mới phương thức kinh doanh, cơ chế điều hành kinh doanh cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường.
+ Đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao đồng thời tập trung xây dựng thêm các mặt hàng chủ lực mới.
- Hoạt động nhập khẩu tiếp tục được duy trì và phát triển trong giai đoạn tới, trong đó đặc biệt chú ý tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả, chống thất thoát hàng hoá và nợ đọng vốn, kiên quyết không thực hiện những phương án kinh doanh có lợi nhuận thấp, mức độ rủi ro cao…
+ Tiến hành tổ chức lại hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng chuyên sâu với những ngành hàng, mặt hàng phù hợp và có thế mạnh phát triển, gắn việc tăng trưởng nhập khẩu với việc phát triển kinh doanh nội địa, đặc biệt là hoạt động phân phối hàng hoá.
+ Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường nội địa để đảm bảo chủ động trong kinh doanh nhập khẩu.
Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty từ năm 2009-2011
STT
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Giá trị (Triệu USD)
Sản lượng (Tấn)
Giá trị (Triệu USD)
Sản lượng (Tấn)
Giá trị (Triệu USD)
Sản lượng (Tấn)
1
KNXK
100
110
121
1.1
Cà phê
70
35.000
77
38.500
85
42.350
1.2
Hạt tiêu
10
2.800
11
3.080
12
3.388
1.3
Cơm dừa
5
5.5
6
1.4
Mặt hàng khác
15
16.5
18
2
KNNK
20
22
24
Tổng kim ngạch XNK
120
132
145
(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty xuất nhập khẩu Intimex)
3. Kinh doanh nội địa
Phát triển hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối hàng hoá là định hướng kinh doanh nội địa chủ yếu của công ty nhằm đưa thương hiệu Intimex đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước. Thời gian tới, bên cạnh việc chú trọng phát triển chuỗi siêu thị hiện có nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để xứng đáng với danh hiệu “Dịch vụ siêu thị được hài lòng nhất năm 2008” do người tiêu dùng bình chọn, “Sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt thời kỳ hội nhập WTO 2008” do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt tổ chức, công ty đang triển khai mở thêm các ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5736.doc