Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, nước ta từ một nên kinh tế còn bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, với sự đổi mới đó đòi hỏi các doanh nghiệp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình cũng phải tổ chức lại bộ máy tạo ra những mô hình sản xuất kinh doanh mới phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế để không những đảm bảo mọi cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp có việc làm ổn định và
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty xây dựng dịch vụ và hợp tác lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời sống ngày một nâng cao hơn. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì đỏi hỏi hệ thống kế toán cũng không ngừng được hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp.
Công ty xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động với nước ngoài có tên giao dịc là OLECO là một trong các doanh nghiệp có nhiều đổi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực trên thị trường cả trong nước và ở nước ngoài. Với sự đổi mới của nền kinh tế thị trưòng Công ty đã tổ chức lại bộ máy quản lý của mình, cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp.
Hạch toán kế toán với tư cách là công cụ quản lý đã và còn có sự đổi mới. Không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lưu giữ các dữ liệu, mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin cho người quản lý.
Bước sang năm 2000 để phù hợp với hệ thống kế toán mới mà Bộ tài chính đã ban hành, Công ty xây dựng , dịch vụ và hợp tác lao động đã thực hiệ chế độ hạch toán đồng bộ về hệ thống chứng từ sổ sách, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thực tế , giúp cho giám đốc công ty và các cơ quan cấp trên dễ hiểu , minh bạch, công khai, dễ kiểm tra giám sát, trên cơ sở đó cung cấp những thông tin chính xác, cần thiết cho công việc ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu của công ty, đó cũng là yếu tố cơ bản để công ty đứng vững, tồn tại và phát triển.
Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động được tiếp cận với thực trạng quản lý kinh tế ở công ty kết hợp với những hiểu biết của bản thân về tầm quan trọng của công tác kế toán.
Quá trình thực tập tổng hợp với nội dung bao gồm các phần chính sau:
Phần thứ nhất : Những lý luận cơ bản về công tác quản lý vốn.
Phần thứ hai : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng,
dịch vụ và hợp tác lao động với nước ngoài.
Phần thứ ba : Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của công ty.
Phần thứ tư : Kết luận chung.
Phần I
Những vấn đề cơ bản về vốn và quản lý vốn.
I. Khái niệm và vai trò của vốn trong mỗi doanh nghiệp.
1. Khái niệm.
Trên các lĩnh vực sản xuất , lưu thông dịch vụ mỗi doanh nghiệp thể hiện sự khác nhau về quy trình công nghệ và tính chất sản xuất kinh doanh. Một sự khác biệt đó là đặc điểm của kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định.
Như vậy để có đầu ra là hàng hoá và dịch vụ thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt đầu vào. Mà đầu vào ở đây được thể hiện ở hai yếu tố.
Sức lao động và tư liệu lao động , để có các yếu tố đầu vào trước hết ta phải huy động có trong tay một lượng tiền nhất định , lượng tiền này được đưa vào sản xuất kinh doanh , xây dựng nhà xưởng mua sắm máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cũng như trả lương cho công nhân. Trong lần đầu tiên này ứng ra nó được biểu hiện khác nhau của vật chất.
Khái quát vốn được hiểu là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh , vốn được biểu hiện bằng tiền và toàn bộ giá trị hiện vật , trong doanh nghiệp vốn có thể là sở hữu có thể là sở hữu cá nhân , sở hữu tập thể , sở hữu nhà nước hay tổng hợp của ba loại trên , phụ thuộc vào cách thức doanh nghiệp.
2. Vai trò của vốn trong mỗi doanh nghiệp
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh , vốn dùng vào sản xuất để mua sắm tư liệu sản xuất cần thiết phải trả lương cho công nhân. Để duy trì bộ máy quản lý tiếp tục sản xuất mở rộng.
Có nhiều loại vốn hay nói cách khác có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau , vốn bằng tiền để thanh toán với nhân viên , người bán người mua.
Vốn tham gia vào quá trình sản xuất với nhiều đặc điểm khác nhau và chính các đặc điểm này đã quy định nguyên tắc kế toán cho từng loại vốn.
Vốn cố định là khoản vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định , quy mô của vốn cố địnhvà trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp.
Vốn cố định là điều kiện cần thiết vật chất không thể thiếu được trong quá trình tái sản suất , muốn cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào cac hình thức khác nhau đó ,khiến cho các hình thái đó tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau , như vậy sẽ khiến cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi , nếu doanh nghiệp nào đó mà không có vốn thì tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó qúa trình sản xuất cũng trở ngại và gián đoạn.
Vốn là công cụ để phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư cũng tức là phản ánh , kiểm tra quá trình mua sắm dự trữ sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp.
Nói tóm lại , vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn một doanh nghiệp được hay phát miễn điều đầu tiên phải nói đến vốn.
Vậy vốn là gì ?
II. Cơ cấu các loại vốn.
Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp thường bao gồm : vốn cố định và vốn lưu động.
1. Vốn cố định.
Quản lý vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh , sự vận động của vốn cố địnhđược gắn liềnvới hình thái biểu hiện vật chất của nó, tài sản cố định và được tuân theo một quy định nhất định.
Vậy tài sản cố định ; là những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của chúng là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình đó, giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó cần dịch chuyển dần dần từng lần vào giá trị thành phẩm các chu kỳ sản xuất tiếp theo,
Cũng như mọi loại hàng hoá khác; tài sản cố định có hai thuộc tính là giá trị và quá trình sử dụng của chúng, nó là đối tượng để mua, bán, trao đổi trên thị trường .
Như vậy, trong nền sản xuất hàng hoá- tiền tệ , để mua sắm xây dựng tài sản cố định trước hết phải có một số vốn ứng trước để mua sắm tài sản cố định không có hình thái vật chất gọi là vốn cố định của một tổ chức doanh nghiệp ;
Là khoản vốn ứng trước về tài sản cố định, quy mô về vốn cố định sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định. Song đặc điểm vận động của tài sản cố định lại quyết định đến tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Trên ý nghĩa của mối liên hệ đó có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau:
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấ Có đặc điểm này là do tài sản cố định có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì thế vốn cố định - hình thái biểu hiện bằng tiền của nó cũng được tham gia các chu kỳ sản xuất tương ứng.
Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần khi tham gia vào quá trình sản xuất gía trị sử dụng của tài sản giảm dần theo đó vốn cố định cũng được tách ra làm hai phần : Một phần sẽ nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm ( Chi phí khấu hao ) tương ứng với giảm dần giá trị sử dụng tài sản cố định cũng được tách ra. Trong các chu kỳ sản xuất kế tiếp nếu phần vốn được luân chuyển tăng lên thì phần vốn cố định laị giảm đi tương ứng với mức suy giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên ngược chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển.
Như vậy trong quá trình sản xuất vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần, vì thế sau một thời gian dài vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về vốn cố định như sau:
Vốn cố định của doanh nghiệp là một phần của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Trong các doanh nghiệp vốn cố định là một phần quan trọng của vốn đầu tư nói riêng, của vốn sản xuất nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý và sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật của công ty. Nó lại tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp. Một trong những biện pháp quản lý sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quảlà nghiên cứu các phương pháp phân loại , kết cấu tài sản cố định.
2. Vốn lưu động
2.1. Khái niệm
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động. Đối tưọng lao động trong doanh nghiệp được thể hiện thành hai bộ phận. Một bộ phận là vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất được liên tục( nguyên , nhiên , vật liệu...) Một bộ phận khác là vật tư đang trong quá trình chế biến ( tài sản cố định). Ngoài ra để phục vụ cho quá trình sản xuất còn phải dự trữ công cụ dụng cụ...Mặt khác doanh nghiệp nào cũng gắn lin với lưu thông, do đó trong lưu thông lại hình thành nên một số khoản hàng hóa tiền tệ và vốn trong thanh toán.
Như vậy doanh nghiệp nào cũng cần phải có số vốn thích đáng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi là vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua các hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu của nó.
Do sự chu chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới dạng các hình thái khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Vậy vốn lưu động là gì ? Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện thường xuyên liên tục.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình vận động của vật tư cũng tức là phản ánh kiểm tra quá trình mua sắm dự trữ, sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong donh nghiệp sự vận động của vốn là phản ánh sự vận động của vật tư. Nhìn chung vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiêù hay ít nhưng mặt khác vốn lưu động lưu chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không hợp lý ? Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh gía kịp thời đối với các mặt hàng mua sắm dự trữ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng sản xuất được nhiều sản phẩm nghĩa là càng tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất được nhiều sản phẩm. Và tiêu thụ phân phối hợp lý vốn trên các giai đoạn này thành một giai đoạn khác , từ hình thái này sang hình thái khác , thì tong số vốn lưu đốngẽ tương đối ít hơn mà hiệu quả cao hơn.
Để quản lý vốn lưu động được tốt ta cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động. Đồng vốn lưu động của doanh nghiệp dựa theo vai trò của nó trong quá trình tái sản xuất , đựoc chia làm ba loại, trong mỗi loại dựa theo công dụng lại chia thành nhiều khoản vốn cụ thể khác nhau
- Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất
- Vốn lưu động trực tiếp nằm trong quá trình sản xuất
- Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông : Trong phân loại vốn lưu động ( phân loại theo chức năng )
+ Vốn vật tư hàng hoá
+ Vốn tiền tệ
Nếu phân loại theo nguồn hình thành ta có:
+ Nguồn vốn pháp định
+ Nguồn vốn tự bổ sung
+ Nguồn vốn liên doanh liên kết
+ Nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu
+ Nguồn vốn đi vay
Việc phân chia vốn lưu động của doanh nghiệp ra thành các loại vốn nói trên nhằm tạo khả năng để doanh nghiệp xét và quyết định huy động tối ưu của nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ổn định và cần thiết với quy mô nhất định, các doanh nghiệp cần dự kiến yêu cầu đầu tư vốn lưu động trong kế hoạch dài hạn.Đồng thời cũng có thể chủ động xây dựng kế hoạch về huy động và sử dụng vốn lưu động hàng năm để đạt được hiêu quả cao, ngoài ra vốn lưu động còn được phân chia theo các hình thức như sau: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức
- Thứ nhất: Nghiên cứu tình hình việc sử dụng vốn lưu động đinh mức. Một yêu cầu bức bách đặt ra để đáp ứng được sản phẩm ra thị trường làm thế nào để có được một tỷ lệ đúng đắn giữa số vốn lưu động và kết quả sản xuất. Điều này có nghĩa là làm thế nào để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách đúng dắn, hợp lý do vậy hoạch định định mức vốn lưu động là căn cứ để quản lý vốn lưu động trong các doanh nghiệp và tình hình sử dụng vốn lưu động định mức có ảnh hưởng quá trình và kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh.
Nội dung nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động định mức bao gồm hai phần:
So sánh chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch ở đầu kỳ và cuối kỳ của vốn lưu động định mức của phân tích các nguồn vốn bù đắp cho vốn lưu động. Nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để bù đắp là số thực có của vốn lưu động tự có và coi như tự có ( Nguồn vốn lưu động, số dư các quý của doanh nghiệp, thu nhập chưa phân phối). Trong trường các nguồn vốn trên không thoả mãn các nhu cầu về vốn , các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng hoặc các đối tượng khác . Số phải bù đắp bằng số thực tế của số thực các nguồn vốn khác =tổng số định mức - có của vốn lưu động.
- Thứ hai : Nghiên cứu tình hình sử dụng vốnkhông định mức :
Vốn lưu động không định mức là số vốn lưu động được hình thành nhờ vào các khoản vốn lưu động tự có tạm thời nhàn rỗi , các khoản vay ngân hàng , các khoản nợ người bán , nợ ngân sách , nợ công nhân viên.
Nội dung nghiên cưu là : Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Các khoản phải thu gồm :
- Tiền bán hàng hoá
-Tiền ứng trước cho người bán
-Tiềnứng trước cho công nhân viên
-Tiềnđược bồi thường
-Tiền nộp thừa cho ngân sách
Các khoản phải trả gồm :
-Tiên mua hàng
-Người mua ứng trước
-Tiền phải bồi thường
-Tiền phải nộp ngân sách
-Phải trả công nhân viên
Thông thường trong sản xuất kinh doanh, dù muốn hay không nhiều khoản phải thu phải trả cũng cần có một khoảng thời gian cần thiết mới thanh toán được, tuy nhiên tình hình này thường dẫn đến doanh nghiệp đi đến chiếm dụng vốn lẫn nhau. Trên thực tế ở các doanh nghiệp thường có trường hợp này. Nó sảy ra nay cả khi doanh nghiệp có đày đủ điều kiện thanh toán . Trong trường hợp doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của người khác đồng thời để người khác chiếm dụng vốn của mình thường xảy ra.
Các khoản phải thu
* > 1
Các khoản phải trả
Cho thấy doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng vốn.
Các khoản phải thu
* < 1
Các khoản phải trả
Cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn.
Số vốn bị chiếm dụng = Các khoản phải thu - Các khoản phải trả
Số vốn đi chiếm dụng = Các khoản phải trả - Các khoản phải thu
Tình hình chu chuyển vốn lưu động
Chu chuyển vôn lưu động một cách liên tục qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, thời gian để vốn lưu động chu chuyển được một vòng hoặc số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm gọi là tôc độ chu chuyển của vốn lưu động.
Tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động có tác động trực tiếp về hiệu quả sử dụng vốn. Tạo khả năng tiết kiệm troing kinh doanh dưới hai hinh thức : tiết kiệm tuyệt đối và tiết kệm tương đối.
+ Tiết kiệm tuyệt đối : Là do tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động mà doanh nghiệp có thể rút bớt một số lượng vốn lưu động nhất định nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+Tiết kiệm tương đối : Là do tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động mà với số lượng vốn lưu động như cũ nhưng doanh nghiệp sẽ hoàn thành trách nhiệm , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn hơn( đạt đươc doanh thu lớn hơn).
3. Hiệu quả sủ dụng vốn cố định . vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định : Để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả về sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp người ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu gồm : Các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích.
Các chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh về mạt chất việc sử dụng vốn cố địnhcủa doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này, người quản lý có thể so sánh kết quả quản lý giữa kỳ này với kỳ khác, giữa đơn vị mình với các doanh nghiệp khác có cùng quy mô sản xuất tương tự mình. Để rút ra các trọng điểm cần quản lý.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Số dư bình quân VCĐ trong kỳ
Hệ số này được xác định bằng tỷ số giẵ doanh thu về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ với số dư bình quân về vốn cố định trong kỳ ( là số bình quân giữa giá trị còn lại của tài sản cố định của đầu kỳ và cuối kỳ )
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vôn cố định cá thể thamm gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ trong kỳ.
Nếu mức hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định trung bình của ngành là 5lần thì hiệu suất sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp là qua thấp, người giám đốc doanh nghiệp phải ghi nhớ điều này và suy nghĩ thận trọng trước các đề nghị đầu tư mới mà các bộ phận hưu quan của doanh nghiếp sẽ đưa ra
hoặc xem lại mức khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Hệ số hàm lượng vốn cố định của doanh nghiệp : Là số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Số dư bình quân VCĐ trong kỳ
Hàm lượng VCĐ =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong ngày
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
- Hệ số hiệu quả sử dụng vốn cố định :
Người ta gọi hệ số này là hệ số lợi nhuận vố cố định : Là tỷ số lợi nhuận ròng ( lợi nhuận đã trừ thuế lợi tức )trong kỳ với số dư bình quân của vốn cố định.
Lợi nhuận ròng trong kỳ
Hiệu quả sử dụng VCĐ =
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố đính sẽ được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiêp. Bên cạnh những chỉ tiêu tổng hợp trên, người ta còn sử dụng hàng loạt chỉ tiêu phân tích để phản ánh từng mặt của việc sử dụng vốn cố định .
- Hệ số hao mòn VCĐ : Được xác định bằng tỷ số giữa giá trị còn lại của TSCĐ với tổng nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra.
SGiá trị còn lại của TSCĐ vào thời điểm kiểm tra
Hệ số hao mòn VCĐ =
S Nguyên giá TSCĐ vào thời điểm kiểm tra
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi đẻ bảo toàn vốn , mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh hiện trạng sề năng lực sản xuất của đơn vị tại thời điểm kiểm tra. Tuy nhiên điều này cần phải lưu ý ở đây là : giá trị còn lại và nguyên giá trị tài sản cố định cần phải được so sánh trên cùng một băng giá áuc kiểm kê.
Cac chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định : Những chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định sẽ phản ánh thành phần và quan hệ giữa các thành phần trong tổng số tài sản cố định hiện có. Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng mà người quản lý phải quan tâm để có biện pháp đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của đơn vị .
Chỉ tiêu kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định :
Hệ số kết cấu của một nguồn vốn nào đosex là tỷ trọng giữa giá trị của nguồn vốn đó với tổng giá trị của các nguồn đầu tư cho tài sản số định. Khi nghiên cứu về chỉ tiêu này một mặt sẽ giúp cho người quản lý có các bbiện pháp mở rộng khai thác các nguồn vốn , mặt khác đẻ kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay đúng hạn.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động :
Các doanh nghiệp dùng vốn lưu động để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bấy nhiêu. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý , có hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua săms nguyên . Nhiên vật liệu được nhiều hơn , sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn . Hiệu suất sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tỏng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức M
Công thức tính : L =
V
Trong đó :
L : Số lần luân chuyển ( vòng quay ) của vốn lưu động trong kỳ
M : Tổng mức luân chuyển trong kỳ
V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Biêu hiện bằng số ngày lluân chuyển bình quân trong một ngày luân chuyển.
Công thức tính sau :
360 V x 360
K = hay K =
L M
Trong đó :
K : Số ngày luân chuyển bình quân trong một vòng quay của vốn.
L , M , V : như trên.
Tóm lại , chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh sự phát triển của trình độ sản xuất , phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật , chất lượng của việc quản lý kinh doanh đồng thời nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
phần II
I/ Quá trình hình thành và hoạt động của công ty xây dựng dịch vụ và hợp tác lao động.
Công ty xây dựng , dịch vụ và hợp tác lao động với nước ngoài có tên giao dịch là OLECO được bộ trưởng bộ thuỷ lợi ra quyết định thành lập số 507 QĐ/TCCB - LĐ ngày 3-11- 1992 trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị : Công ty hợp tác lao đọng với nước ngoài. Xí nghiệp xây dựng 4và xí nghiệp đá Gia thanh.
Công ty xây dựng , dịch vụ và hợp tác lao động với nước ngoài là một doanh nghiệp nhà nước , một đơn vị kinh tế cơ sở. Là đơn vị hoạch toán độc lập thành viên của bộ thuỷ lợi ( Nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ). Công ty có đủ tư cách pháp nhân , được sử dụng con dấu riêng , được mở tài khoản (kể cả nước ngoài ). Công ty có nhiệm vụ thừa kế và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ chủ quan và nhà nước đã giao cho 3 đơn vị trước đây.
1. Công ty hợp tác lao động với nước ngoài.
Tiền thân là " Công ty hợp tác lao động với IRAQ " được thành lập ngày 9/2/1992 theo quyết định số 60/TCCB - LĐ của Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi. Có nhiệm vụ tiếp tục quản lý và điều hành đoàn lao động Việt Nam tại IRAQ , để thực thi các hiệp định , hợp đồng biên bản thoả thuận giữa hai nhà nước, hai Bộ trưởng đã ký và tiến hành đàm phán, ký tiếp các văn bản cần thiết với các cơ quan hưu quan của phía IRAQ và đảm bảo chế độ chính sách cho ngưòi lao động từ khi tập trung xuất cảnh lao động đến khi được trả về đơn vị cũ, đồng thời tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước đẻ sử dụng hợp lý có hiệu quả mọi năng lực , tài sản và lao động của công ty.
Ngày 10/10/1991 Bộ thỷ lợi có quyền quyết định số 1747 QĐ/TCCĐ - LĐ chuyển đổi tên công ty thành " Công ty hợp tác lao động với nước ngoài" để mở rộng quan hệ đối ngoại , tìm việc làm ở nhiều nước , mở rộng , xuất khẩu lao động và xuất khẩu kỹ thuật. Cùng với việc thực hiện hợp đồng lao động ở nước ngoài. Công ty đã tổ chức kinh doanh ở trong nước để đảm bảo công việc và ổn định đời sống cho CBCNV cuả công ty ở trong nước. Cho nên công ty đã tiến hành nhận thầu và thi công các công trình thuỷ lợi như : Đào kênh Tam điệp đắp đê Sông chu , đê Hà Bắc , trạm bơm AnSơn ... Để làm được những công trình thuỷ lợi trên , công ty được cấp giấy phép kinh doanh hành nghề kinh doanh xây dựng số 147TB/XDCB số hiệu đăng ký TW 06 của Bộ thuỷ lợi.
Ngoài ra công ty còn được văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và Bộ thương mại cấp giấy phép phục vụ cho người đi lao động ở nước ngoài về. Công ty đã được phòng thương mại Việt Nam công nhận và kết nạp làm thành viên chính thức của văn phòng.
2. Xí nghiệp xây dựng thuỷ lợi 4.
Tiền thân là công ty xây dựng thuỷ lợi 3 . Đây là một đơn vị có tiềm năng rất mạnh của Bộ thuỷ lợi đã từng tham gia thi công nhiều công trình thuỷ lợi như :Công trình Hồ đập máy , hồ kẻ gỗ , hồ phú ninh ... Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật , công nhân lành nghề xây dựng.
Ngày 19/5/1983 Bộ thuỷ lợi đã ra quyết định thành lập xí nghiệp xây dựng thuy lợi 4 theo quyết định số 249QĐ/TCCB giao cho xí nghiệp nhiệm vụ xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp . Nhiệm vụ xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại đồng thời tiến hành thi công các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ . Đây cũng là thế mạnh truyền thống của xí nghiệp trước kia.
Ngày 29/10/1991 Bộ thuỷ lợi cấp giấy phép hành nghề kinh doanh xây dựng cho xí nghiệp số 400 VXD/QLXD số hiệu đăng ký HT - TT - Đ - 0345 được hành nghề : Đào đắp đất đá , sắt , mộc , nề , bê tông , san lấp nền , lắp đặt điện nước dân dụng ...
3. Xí nghiệp Đá Gia Thanh.
Tiền thân là công trường vôi , đá thanh niên của công ty công nghiệp Ninh Bình do UBHC tỉnh Ninh Bình ra quyết định thành từ đầu năm 1965.
Ngày 14/12/1965 UBKH nhà nước có văn bản số 764 chuyển giao công trường cho Bộ thuỷ lợi quản lý và đổi tên thành xí nghiệp Đá ga thanh với nhiệm vụ chuyên khai thác và phục vụ cho công tác chống lụt , xây dựng cơ bản thực tế qua 27 năm tồn tại và hoạt động ( 1965 -1992 ) xí nghiệp đều hoàn thành hoạt động ( 1965 -1992 ) theo kế hoạch và nhiệm vụ của nhà nước và Bộ giao cho.
Qua tình hình của mỗi thành viên tại thời điểm đó (1992 ) thì cả 3 đơn vị đều gặp nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để đăng ký doanh nghiệp nhà nước . Đẻ khắc phục những khó khăn đó , các đơn vị đã có phương án giải trình xin Bộ thuỷ lợi cho phép sát nhập thành một công ty. Ngày 3/10/1992 ý kiến này đã được Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi phê duyệt theo quyết định số : 507 QĐ/ TCCB - LĐ thành lập công ty Xây Dựng Dịch Vụ và Hợp Tác Với Nước Ngoài. Trụ sở của công ty : Km số 10 thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại : 8614481
FAX :
Như vậy , từ khi sát nhập 3đơn vị là một , công ty đã bước đầu khắc phục được một số khó khăn ban đầu và tập trung được sức mạnh để tồn tại và phát triển . Điều cốt lõi là tạo thêm việc làm cho người lao động , không để công nhân thất nghiệp và nghỉ không lương về thời hạn như các đơn vị thành viên khi còn đứng riêng rẽ trước đây.
Trong các năm qua 1997 -2000 công ty đã tiếp tục phát huy sức mạnh trước đó tiếp tục các công việc của mình.
Vấn đề ký kết hợp tác lao động với nước ngoài trong lĩnh vực hợp tác lao động , tuyển chọn , quản lý lao động ở nước ngoài . Trong năm 1998 công ty đã ký kết được hợp đồng với Li Băng . Cung cấp cho công ty này 32 lao động phổ thông với thời hạn hợp đồng là 24 tháng với mức lương tối thiểu là 310$.
Năm 1999 công ty công ty đã ký hợp đồng lao động với hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KFSB ) đưa sang 270 lao động , sang năm 2000 công ty đã cung cấp cho KFSB 658 lao động , đặc biệt vào cuối năm 2000 sau nhiều cuộc khảo sát và tính toán công ty đã trúng thầu công trình xây dựng tại KUWAIT . Đây là công trình xây dựng đầu tiên của công ty tại nước ngoài . Tạo ra một hướng đi mới cho công ty vừa giải quyết được vấn đề lao động với số lượng lao động khoảng 500 lao động với thời gian thực hiện là 24 tháng.
Về sản xuất trong nước: Công ty đã hoàn thành nhiều công trình thuỷ lợi đã bàn giao và đưa vào sử dụng như: Hồ Đầm Bài, Kè Lào Cai, sửa chữa hồ Pa Khoang Lai Châu, đê muối, Trạm bơm Hoà Hạ Hà Tây, trạm bơm Chi Lai II, san lấp nhà máy đường Lam Sơn ...đắp đê kè cống và hoàn thành nhiều khu nhà ở dân dụng, hoàn thành nhiều khối lượng xây lắp , khai thác vận chuyển nhiều vật liệu xây dựng.
Do tự chủ tự hạch toán trong hoạt động sản xuất, công ty đã hết sức chủ trọng đến hoạt động đầu tư, đổi mới thiết bị máy móc, tổ chức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đổi mới quy trình công nghệ, sử dụng các phương tiện hiện đại để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến hành tuyển dụng những cán bộ có năng lực, có trình độ thay thế những cán bộ yếu kém về sức khoẻ và chuyên môn, điều đó đảm bảo cho bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ có hiệu lực.Đồng thời cũng tuyển chọn bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân để thích ứng với quy mô hoạt động sản xuất của công ty.
A. Về mặt tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
Kể từ khi mới thành lập đến nay thì hầu như bộ máy quản lý không có gì thay đổi với cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Ban giám đốc
- Các phòng ban chức năng
- Các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Ban giám đốc
P.Đối ngoại
P.Kế toán,
tài vụ
P.Kế hoạch,kỹ thuật
P.Tổ chức
PHành
chính,
y tế
P. Vật tư,
thiết bị
Về tổ chức quản lý của công ty gồm :
1. Giám đốc
2. Phó giám đốc
3. 5 phòng ban chức năng là:
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng kế hoạch kỹ thuật
- Phòng kế toán tài vụ
- Phòng vật tư thiết bị
- Phòng hành chính y tế
Như vậy, cơ cấu tổ chức của công ty đã được làm đơn giản gọn nhẹ và làm việc có hiệu quả, ở đây công ty quản lý tổ chức quản lý theo cơ chế trực tuyến chức năng, mối quan hệ từ cấp dưới trên theo đường thẳng đứng, Ban giám đốc thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về những chức năng đó, nhờ đó mà đảm bảo được sự chỉ huy thống nhất một thủ trưởng.
Ban giám đốc vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên , thực hiện chế độ quản lý theo chế độ một thủ trưởng , Giám đốc điều hành Công ty theo đúng chính sách pháp luật của nhà nước và nghị quyết , hội nghị công nhân viên , chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty .
Sơ đồ cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban giám đốc
T.tâm đào tạo n.ngữ
Đội xây lắp 107
Đội xây lắp 106
Đội dịch vụ 105
Đội cơ giới
101
Khối sản xuất kinh doanh của công ty gồm có :
Đội cơ giới 101: Được trang bị các loại máy đào , máy xúc , và ô tô . Có chức năng thi
có sự sát nhập của 3 đơn vị là một.
cán bộ chuyên môn và kĩ thuật của doanh nghiệp
STT
Cán bộ chuyên môn và kĩ thuật theo nghề
Số lượng
Theo thâm niên
5 năm
10 năm
15 năm
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II
1
2
3
4
5
6
7
Đại học và trên đại học
Kỹ sư thuỷ lợi
Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư kinh tế tài chính
Kỹ sư điện
Kỹ sư động lực
Kỹ sư địa chất
Đại học ngoại ngữ
Đại học Pháp lý-An ninh
Bác sĩ-Dược sĩ
Cộng
Trung cấp
Trung cấp thuỷ lợi xây dựng
Trung cấp vật tư
Trung cấp kế toán
Trung cấp thuỷ văn
Trung cấp Y
Trung cấp thông kê kế toán
Chuyên môn khác
Cộng
Tổng cộng
32
5
5
9
1
1
1
2
5
61
9
1
33
1
4
5
5
58
5119
10
4
1
1
16
4
18
1
2
1
26
42
4
1
1
2
8
2
5
1
1
3
12
12
18
5
4
1
1
1
2
32
3
1
10
1
3
2
20
52
Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
STT
Công nhân theo nghề
Số lượng
Bậc 4/7
Bậc 6/7
Bậc 7/7
1
Công nhân láixe
42
14
13
15
2
Công nhân lái máy ủi
20
8
10
2
3
Công nhân lái máy đào
10
4
6
0
4
Công ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3416.doc