Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (QT)

MỤC LỤC Trang BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT XD HSB Xăng dầu Hà Sơn Bình Petrolixmex Petrol – import - export Xất nhập khẩu xăng dầu XNK Xuất - Nhập - Khẩu CBCNV Cán bộ công nhân viên DMN, GAS Dầu mỡ nhờn, gas KDXD Kinh doanh xăng dầu CN Chi nhánh XN Xí nghiệp PLC Petrolimex Petrochemical Join – Stock Company Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex TGĐ Tổng giám đốc KH Kế hoạch DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Số thứ tự Tên bảng, hình vẽ Số trang 1 Tổ chức bộ máy công ty 5 2 Sơ đ

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (QT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ tổ chức của phòng kinh doanh 9 3 Kết quả và hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2004 đến nay 14 Lời mở đầu 1/ Tính tất yếu của việc thực tập tại công ty. Công ty xăng Dầu Hà Sơn Bình là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh 3 mặt hàng chính là:Xăng dầu, dầu mỡ nhờn,Gas. Trong những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh nghành hàng hoá dầu này. Công ty có các đơn vị thành viên trực thuôc là Xí nghiệp xăng dầu K133, Chi nhánh Xăng dầu Hoà Binh, Chi nhánh Xăng dầu Sơn La. Khu vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là trên các địa bàn Hà Nội (Hà Tây cũ) - Hoà Bình - Sơn La. Với địa bàn trải rộng công ty có hàng trăm các doanh nghiệp cạnh tranh cùng kinh doanh các loại sản phảm của công ty, với chất lượng cao, uy tín, chuyên nghiệp, sự năng động và nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với những lợi thế của Petrlimex công ty đã đứng vững và từng bước di lên khẳng định được vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Chính vì nhận thức được vai trò của Công ty trong quá trịnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đồng thời là nhân viên chính của công ty mà em đã chọn Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình là cơ sở thực tập. 2. Mục đích thực tập tại Công ty. Viêc thưc tập tại Công ty XDHSB nhằm mục đích tạo điều kiện cho em làm quen, tìm hiểu về hoạt động sản xuấ kính doanh thưc tiễn của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kính tế quốc tế. 3./ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của báo cáo thực tập. Đối tượng nghiên cứu của báo cáo thực tập: Báo cáo thực tập nghiên cứu những vấn đề về lịch sử hình thành Công ty, Cơ cấu bộ máy quản lý, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý của công ty, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn của công ty trong kinh doanh cũng như trong quản lý. - Phạm vi nghiên cứu của báo cáo thực tập: Báo cáo tập trung nghiên cứu hoạt động của công ty từ năm 2004 trở lại đây. 4./ Phưng pháp nghiên cứu cảu báo cáo thực tập. Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho việc nghiên cứu. 5./Kết cấu của báo cáo thực tập. Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo báo cáo gồm những phần sau: I./ Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty. II./ Thực trạng hoạt động kinh doanh,quản lý của công ty. III./ Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1./Lịch sử hình thành Công ty xăng dầu hà Sơn Bình Trước những năm 1990, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam gần như độc quyền về cung ứng xăng dầu nói chung và dầu mỡ nhờn nói riêng, Thông qua hiệp định giữa chính phủ Việt Nam với Liên Xô (cũ). Khi đó nhu cầu về đầu mỡ nhờn tại Việt Nam được xác định và cấp theo một tỷ lệ nhất định kèm theo nguyên liệu dưới hình thức giao chỉ tiêu sử dụng theo cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Đến giữa năm 1991 nguồn cung ứng từ Liên Xô cũ và Đông Âu không còn nữa, toàn bộ xăng đầu và dầu mỡ nhờn của Tổng công ty phải nhập khẩu tại thị trường khu vực II và thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Cũng chính vào thời điểm này Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã được thành lập vào ngày 17/06, chính thức hoạt động 01/07/1991. Ra đời đúng vào thời điểm đất nước chuyển mình sang cơ chế mới, thị trường xăng dầu miền Bắc bước vào thời kỳ cạnh tranh; Công ty hoạt động trên địa bàn 3 tỉnh Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Sơn La với diện tích gần 2 vạn km2, dân số hơn 4 triệu người, kinh tế chưa phát triển, nhu cầu sử dụng xăng dầu ít, đã đặt ra cho Công ty những cơ hội và cả những thách thức lớn. Trụ sở chính: 151 Trần Phú - Thị xã Hà Đông - Hà Nội (Hà Tây cũ) Tel: 0433.826.286 Fax: 0433.825208 Email: HSB@Petrolimex.com.vn Nhớ ngày khai sinh trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xăng dầu Hà Sơn Bình thuộc Công ty xăng dầu Khu vực I và Kho K133 thuộc Công ty xăng dầu B12, sơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lòng người chưa yên, nguồn lực mỏng manh với 200 lao động, 11 cửa hàng, 3300 m3 kho bể và 2 tỷ đồng vốn cố định, ngày nay, Công ty đã phát triển gồm 709 lao động – tăng gần 4 lần, gần 70 cửa hàng – tăng gấp 6 lần, 14.000 m3 kho bể - tăng gấp 4 lần và 24 tỷ đồng vốn cố định – tăng gấp 12 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng bán: 8%, về doanh số 12%, nộp ngân sách: 15%. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV ngày càng được cải thiện, bình quân thu nhập người lao động tăng 11% năm. 2./Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Để hoàn thành tốt công tác tổ chức kinh doanh, bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức rất khoa học, chặt chẽ với nhiều bộ phận, ban nghành, đoàn thể. Với cơ cấu tổ chức tốt Công ty có thể nắm bắt kịp thời tình hình thực tế kinh doanh, từ đó đề ra những quyế định kinh doanh một cách kịp thời, chính xác. Tổ chức bộ máy công ty gồm: - Văn phòng Công ty: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Các phòng ban chức năng. - Các đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp xăng dầu K133, Chi nhánh xăng đầu Hoà Bình, Chi nhánh xăng dầu Sơn La, có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn mình đảm nhiệm, đảm bảo cung cấp hàng đầy đủ và đúng chỉ tiêu chất lượng quy định. Các đơn vị, các cửa hàng trưc thuộc luôn nỗ lực phát huy tính sáng tạo nhằm tăng doanh số bán, tăng uy tín với khách hàng, góp phần thực hiện mục tiêu của toàn Công ty. - Hệ thống các cửa hàng trực thuộc từng khu vực. Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P. Kinh doanh P. Tài chính kế toán P. Kỹ thuật P. Tổ chức hành chinh Xí nghiệp Xăng dầu K133 Chi nhánh Xăng dầu Hoà Bình Chi nhánh Xăng dầu Sơn La C.H Bán lẻ số 1 C.H Bán lẻ số 2 C.H Bán lẻ số,,,, C.H Bán lẻ số 1 C.H Bán lẻ số 2 C.H Bán lẻ số,,,, C.H Bán lẻ số 1 C.H Bán lẻ số 2 C.H Bán lẻ số,,, Tổ chức bộ máy của công ty xăng dầu HSB: Văn phòng công ty gồm 4 phòng nghiệp vụ (Phòng kinh doanh, tài chính kế toán, kỹ thuật, tổ chức hành chính) với 3 đơn vị thành viên là Xí nghiệp xăng dầu K133, Chi nhánh xăng đầu Hoà Bình, chi nhánh xăng dầu Sơn La. Các Chi nhánh, Xí nghiệp được phân cấp quản lý và phân công đảm bảo thị trường từng khu vực trực thuộc, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty vươn tới phục vụ tất cả các nghành nghề kinh tế, quốc phòng, các quận, huyện trong tỉnh. Công ty được tổ chức, hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trên cơ sở những nguyên tắc: Tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Dưới đây là chức năng cụ thể của từng bộ phận. + Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, quyết định thành lập các của hàng trực thuộc, chia tách, hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi cơ cấu của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ, tăng gảm vốn điều lệ, mua bán tài sản cố định, đầu tư tài chính thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn của Công ty do hôi đồng quản trị đề nghị …. + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền lợi cuả Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông, như quyết định mục tiêu chiến lược phát triển và kế hoạnh kinh doanh của Công ty, quyết định các hợp đồng mua bán có giá trị lớn hơn 5 tỷ đồng,quyết định quy mô cơ cấu tổ chức, xác định số lượng lao động trong biên chế, ban hành những quy chế trong nội bộ công ty… + Giám đốc: Là người có cổ đông chi phối đề cử và do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là người tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của hội đông quản trị, báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty tại các cuộc họp hội đồng quản trị, ký kết các hợp đồng kính tế, dân sự với khách hàng theo các quy chế phân cấp của hội đồng quản trị. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ hoặc công việc cụ thể khác và chịu trách nhiệm trước giám đốc vầ phần công việc được giao. + Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, quản lý nhân sự của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tiền lương theo chế độ của nhà nước, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động như thai sản, nghỉ việc riếng của các cán bộ công nhân viên trong công ty… + Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tài chính, công tác kế toán trên phạm vi toàn công ty theo quy định của công ty và theo quy định của pháp luật. Bộ phận kế toán, thủ quỹ có trách nhiệm nhận tiền, chuyển về công ty của các cửa hàng gần kề, tiếp nhận các chứng từ chuyển về từ các cửa hàng. + Phòng kinh doanh: Có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của toàn công ty, có chức năng nhiệm vụ tìm đối tác trong việc phân phối sản phẩm xăng đầu, dầu mỡ nhờn trong địa bàn, có trách nhiệm trong việc ký kết hợp đồng mua bán, quản lý các hợp đồng lớn do các cửa hàng tự ký kết với các doanh nghiệp trên địa bàn cửa hàng. Đảm bảo cúng ứng đầy đủ hàng hóa cho các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc công ty, các đại lý kinh doanh xăng đầu trên địa bàn công ty. + Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm bảo đảm về hoạt động của các trang thiết bị tại các cửa hàng trực thuộc công ty. Đảm bảo tính chuẩn sác về lượng theo quy định của chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của phòng kinh doanh Trưởng phòng Phó phòng 1 Phó phòng 1 Bộ phận đảm bảo Bộ phận kinh doanh các mặt hàng dầu mỡ nhờ rời, khí hoá lỏng CV theo dõi XNK giá nhập kho,giá bán,vật phẩm tiếp thị,quảng cáo, khuyến mại. CV theo dõi tổng hợp,thông kê, điều động hàng hoá, định mức hao hụt hàng hoá, công nợ. Bộ phận kinh doanh các mặt hàng xăng dầu tiếp thị bán hàng CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 1./ Hoạt động kinh doanh của công ty. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển Công ty đã lập được mạng lưới phân phối cho bán buôn, các tổng đại lý, đại lý, bán lẻ trải dài trên toàn quốc với 3 chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc được đặt tại Hà Nội(Hà Tây cũ), Hoà bình, Sơn La. Công ty có 2 kho dự trữ hàng đó là kho Nam Phong có dung luợng bể chứa là 3.200m3 và bến xuất Đỗ Xá với dung lượng dự trữ lên đến 10.000m3. Theo đánh giá thì tăng trưởng kính tế trên địa bàn vẫn được duy trì ở mức cao nên nhu cầu tiêu dùng xăng dầu vẫn tiếp tục tăng, giá cả xăng dầu trong nước và thế giới luôn có sự biến động lớn. Trên địa bàn phát triển nhiều cửa hàng đại lý, trong khi việc đầu tư xây dựng mới của công ty còn gặp nhiều khó khăn vuớng mắc về các thủ tục thuê đất, đấu nối giao thông….Đặc biệt một số cửa hàng luôn trong tình trạng bị giải toả do mở đường, hết thời hạn hợp đồng. - Không có khách hàng công nghiệp lớn, do đó nhu cầu mua buôn thấp. - Với những thuận lợi và khó khăn trên, toàn thể CBCNV công ty đã luôn phấn đấu để đạt được hững kết quả tốt nhất, hoàn thành vượt định mức sản lượng được giao hàng năm, tạo chỗ đứng vững chắc cho sự phát triển của các năm tiếp theo. - Theo đây là báo cáo sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2008 của công ty. + Kinh doanh: Nhiên liệu: Tổng số : 206.659 m3 = 72%KH = 108% C.kỳ 2007 +Bán buôn : 3.437 m3 = 60% KH = 75% C.kỳ 2007 +Bán lẻ : 69.685 m3 = 79%KH = 120% C.kỳ 2007 +Đại lý : 84.155 m3 = 71%KH = 107% C.kỳ 2007 +Tổng đại lý 49.382 m3 = 79%KH = 120 C.kỳ 2007 Với thị phần toàn công ty chiếm khoản 72%. Trong đó CNXD Sơn La chiếm 100%; CNXD Hoà Bình chiếm 76%; Khu vực Hà Tây cũ chiếm khoảng 61%. Dầu mỡ nhờn, GAS + Dầu mỡ nhờn rời 554m3 = 109% C.kỳ 2007 + Dầu lon, chai : 43.550m3 = 118% C.kỳ 2007 + GAS 627 tấn = 146% C.kỳ 2007 + Kinh doanh bảo hiểm có tổng doanh thu : 3.376 trđ =84 % C.kỳ 2007 + Tài chính : Tổng doanh thu : 2.799.746 tr.đ = 80% KH + Chi phí KDXD : 64.920 trđ + Lợi nhuận : Lãi 37.493 trđ + Nộp ngân sách 76.798 trđ = 66% KH + Công nợ tính đến 30/09/2008 là 38,491 trđ - Với những số liệu như đã nêu ở trên cho chúng ta thấy công ty còn rất nhiều việc cần phải làm tính từ thời điểm này cho đến cuối năm 2008. - Với địa bàn trải rộng và có nhiều sự cạnh tranh trong khu vục công ty quản lý ban giám đốc công ty đã quán triệt đầy đủ về tinh thần cũng như khen thuởng kịp thời với những cá nhân có biểu hiện tốt, có sáng kiến hay trong công tác bán hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCNV phát huy tính truyền thống nâu năm mà xăng dầu Petrolimex đã luôn dẫn đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay. - Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex. Hàng năm, Tổng công ty nhập khẩu 7 - 8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 60% thị phần nội địa. Doanh thu xăng dầu trung bình năm đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành. Nhận thức rõ “xăng dầu là mạch máu quốc gia”, Tổng công ty cũng như Cty XD HSB coi kinh doanh xăng dầu không chỉ là vì lợi nhuận của công ty mà còn là nhiệm vụ chính trị đối với đất nước. Petrolimex xác định phải đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu với chất lượng tốt cho nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh. - Thông qua hệ thống phân phối gần 1.500 cửa hàng bán lẻ và hệ thống đại lý 6.000 điểm bán trên toàn quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhất cung cấp các chủng loại xăng dầu tốt nhất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. + Đối với hoạt đọng sản xuất dịch vụ: Bên cạnh là một nhà phân phối bán buôn các sản phẩm xăng dầu Công ty còn tiến hành nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ. Như chúnh ta đã biết sản phẩm xăng đầu, dầu mỡ nhờn có đặc điểm là nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường , chúng là những mặt hàng dễ thay đổi phẩm chất nếu không bảo quản đúng phương pháp. Chính vì đặc tính lý hoá này mà đòi hỏi quy trình nhập khẩu, phương tiện bồn chứa, loại hình và phương tiện vận tải chuyên đùng, kỹ thuật bảo quản và sử dụng an toàn, phải được nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng. - Về chất lượng sản phẩm: Công ty XD HSB không phải là công ty duy nhất kinh doanh mặt hàng này, nên để cạnh tranh trên thị trường thì chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của công ty. Công ty luôn nhận thức rõ về điều này và việc xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 là quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Và để đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty phải tuân thủ đúng theo quy trình công nghệ sản xuất vận chuyển và bảo quản, Điều này công ty đã và đang làm rất tốt nên đã có được sự ủng hộ của đại đa số nguời tiêu dung trong khu vực công ty quản lý. - Sản phẩm xăng dầu, dầu mỡ nhờn của công ty gần như là nhập khẩu 100% tập trung tại 2 kho chính Đỗ Xá và Nam Phong tiếp nhận xăng đầu qua cụm kho xăng dầu B12(Quảng Ninh). - Hệ thống chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ và các tổng đại lý của công ty có mặt hầu hết các huyện lị, các trục đường chính trong 3 tỉnh địa bàn quản lý nên hàng hoá của công ty nhập đã nhanh chóng và cung cấp đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng trong tỉnh. Bảng 1 : kết quả và hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2004 đến nay Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 9 tháng đầu năm 2008 Tổng doanh thu (tr.đ) 2.230.000 2.313.300 2.429.008 2.550.458 2.799.746 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 111 108 110 105 80% KH Lao động (người) 660 680 710 722 727 Tiền lương (tr.đ) b/quân/người/tháng 1,5 1,8 2,1 2,5 2.7 Chi phí KDXD (tr.đ) 70.009 75.543 81.452 88.513 64.920 Lợi nhuận (tr.đ) 32.987 38.987 42.980 45.982 37.493 Nộp ngân sách (tr.đ) 80.987 90.097 100.657 112.610 76.798 Công nợ khách hàng (tr.đ) 28.008 31.098 34.875 38.663 38.491 Năng xuẩt lao động BQ Doanh số/người/tháng 281.56 283.49 285.09 294.37 320.92 Nguồn : Báo cáo thống kê từ năm 2004 đến 2007 và báo cáo sơ kết tháng 9 năm 2008 của Công ty. Trong 5 năm qua công tác bán hàng của công ty đạt được những kết quả rất đáng mừng: Doanh số không ngừng tăng lên theo từng thời kỳ với tốc độ tăng trưởng trong 5 năm gần đây khá cao đạt bình quân từ 8 – 11%/năm. Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên hàng năm với lực lượng lao đông đảo đáp ứng được nhu cầu làm việc trong công ty. Hàng năm công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch toàn diện do Tổng công ty giao. Điều đó chứng minh công ty đã đánh giá đúng yếu tố thị trường, khách hàng, thị phần và chính sách đối với lao động bán hàng. Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, nộp ngân sách không ngừng tăng từ 80.987 trđ năm 2004 đến năm 2007 nộp ngân sách nhà nước là 112.610 trđ và trong 9 tháng đầu năm 2008 ngân sách nhà nước là 76.798 trđ. Cùng với việc tăng doanh số, tăng quỹ lương, năng suất lao động và tiền lương bình quân cũng có xu hướng ngày càng tăng trưởng tốt. 2./ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được 2.1.1_ Những thuận lợi - Tình hình chính trị xã hội trong nước ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh xăng dầu nói chung và đầu mỡ nhờn nói riêng. - Nhiều dự án lớn của quốc gia và địa phương được đẩy mạnh triển khai trong khu vực như: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khởi công xây dựng thuỷ điện Sơn La vào năm 2005, xây dựng cải tạo nâng cấp các tuyến đường trong địa phương, các tuyến đường tỉnh lộ nên nhu cầu xăng dầu, dầu mỡ nhờn tiếp tục tăng mạnh thúc đẩy tăng doanh số cho các khối của hàng gần kề. - Kinh doanh xăng đầu của công ty có các yếu tố thuận lợi như; Ra đời và được hình thành sớm hình ảnh của công ty đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của toàn thể nhân đân trong các khu vực, tiềm lực, kinh nghiệm với mạng luới bán hàng trải rộng có mặt hầu hết trên các tuyến đường giao thông chính, với chất luợng và dịch vụ khách hàng vượt trội hệ thống bán lẻ của công ty ngày càng được khách hàng tin tưởng và chấp nhận. 2.1.2 _ Kết quả đạt được. - Kinh doanh: - Cồng tác đảm bảo nguồn: Việc đảm bảo nguồn trong thời điểm các doanh nghiệp đầu mối hạn chế nhập hàng, khách hàng đổ dồn mua hàng tại Công ty là vấn đề hết sức khó khăn tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm Công ty đã không để xảy ra tình trạng đứt nguồn và gây cơn sốt xăng dầu trong các thời điểm nhậy cảm trên dịa bàn kinh doanh. Có được kết quả trên là do: + Việc dự báo nhu cầu tiêu dung xăng dầu để lập đơn hàng và điều chỉnh đơn hàng của Công ty tương đối phù hợp với tình hình thực tế: trong thời điểm khó khăn Công ty đã điều tiết cấp hàng cho các Đại lý, Chinh nhánh, Xí nghiệp theo số lượng tối thiểu nhằm đảm bảo không để đứt nguồn, đối với các khách hàng vừa thực hiện thu hồi công nợ đồng thời cấp hàng theo đúng tiến độ và khối luợng đăng ký trong hợp đồng. + Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra việc tổ chức bán hàng và tồn kho thực tế của hệ thống đại lý và tổng đại lý trực thuộc. - Về bán nhiên liệu - Sản luợng bán trực tiếp tăng 8% so với cùng kỳ trong đó sản lượng bán lẻ tăng 20% so với cung kỳ. Nguyên nhân chủ yếu đạt được kết quả trên: + Trong thời điểm nhà nươc chuẩn bị tăng giá xăng dầu, các đại lý trên địa bàn đã giảm thời gian bán hàng (mục đích chờ tăng giá) đẫn đến sản luợng bán lẻ tại các của hang trực thuộc Công ty tăng cao. Mặt khác năm 2008 đã đưa 2 cửa hàng khác vào hoạt động góp phần thúc đảy, tăng trưởng sản lượng bán lẻ. + Đảm bảo nguồn hàng phục vụ chống bão lũ và đẩy mạnh tiến độ thi công các hạng mục công trình trên địa bàn cũng làm tăng đáng kể sảng luợng bán. + Về bán DMN, GAS: Sản lượng DMN và GAS tăng cao so với cùng kỳ là do công ty đa dạng nguồn hàng DMN, áp dụng cơ chế khoán DMN, GAS tới các cửa hàng đã thúc đẩy các đơn vị tăng cường bán DMN và GAS (đặc biệt là gas công nghiệp). Tài chính: - Tài chính của Công ty cơ bản lành mạnh: Công nợ dưới định mức, đảm bảo an toàn tài `chính; tuân thủ các quy định về quản lý tài chính và hạch toán kế toán. Nguyên nhân đạt được kết quả trên: + Phối hợp chặt chẽ với các phòng Kinh doanh. Kế toán trong việc chỉ đạo thu hồi công nợ tại các đơn vị cơ sở và công nợ khách hàng khu vực văn phòng. + Điều chỉnh kịp thời định mức chi phí qua kho cho Xí nghiệp xăng dầu K133, hỗ trợ cước vận tải cho Chi nhánh xăng dầu Sơn La. + Triển khai mở tài khoản tại Ngân hàng PGbank giúp quản lý chặt chẽ, đảm bảo thuận tiện và hiệu quả trong việc nộp tiền và chuyển tiền về công ty. - Công tác đầu tư và quản lý kỹ thuật: Nhìn chung các hạng mục công trình đã đầu tư đều đảm bảo chất lượng và đưa vào khai thác có hiệu quả. - Triển khai bổ nhiệm và bổ nhiệm lại và luân chuyển cán bộ theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng; từng bước bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động. Các mặt công tác khác đều được quan tâm thực hiên tốt, giữ được bầu không khí lành mạnh trong doanh nghiệp. 2.2_ Những hạn chế, khó khăn trong hoạt động kinh doanh. - Theo những số liệu đã thông báo thì ngoài những kết quả đã đạt được là đáng ghi nhận thì bên cạnh đó cũng còn một số trở ngại về doanh số không đạt chỉ tiêu, chủ yếu là do các nguyên nhân sau: + Trong năm một số khách hàng lớn, truyền thống của công ty đã chuyển sang lấy hàng của đơn vị khác thuận tiện hơn và một số công trình trong khu vực đã hoàn thành, một số khách hàng mua buôn tại các cửa hàng thuộc văn phòng công ty đã chuyển sang mua hành của các đại lý khác. + Vào thời kỳ nguồn xăng dầu khó khăn, Công ty phải điều tiết bán hàng theo tiến độ hợp đồng trong khi khách hàng vẫn có nhu cầu mua. + Trong thời gian gần đây nhà nước thả nổi thị trương giá xăng dầu, theo biến động chung của thế giới giá xăng dầu đã tăng ,giảm gía nhiều lần cũng làm tác động không nhỏ tới việc bán hàng qua các đại lý, tổng đại lý của Công ty vì trước khi tăng giá thì các cơ sở này thường tăng cường mua và nhập đày hàng; đồng thời vào trước các thời điểm giảm giá thì đều hạn chế mua hàng đẻ giảm tồn kho tới mức thấp nhất nhằm gìm lỗ, mặt khác các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng điều chỉnh tăng thù lao lên mức cao để đẩy mạnh hàng bán ra nhằm giải phóng hàng tồn kho. + Do giá xăng dầu tăng cao nên nhiều Doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng tự cắt giảm bớt nhu cầu tiêu dùng. + Thực hiện các giải pháp chống lạm phát của chính phủ nên hiều công trình xây dựng phải dừng thi công hoặc giãn tiến độ thi công. - Ngoài các nguyên nhân chủ quan của một số cửa hàng trưởng còn hạn chế trong công tác tiếp thị thu hút khách hàng còn phải nói đến thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng chưa văn minh thương mại, còn bớt xén của khách hàng làm giảm uy tín của cửa hàng. - Gía cả thị trường tăng, mức trượt giá bình quân tăng tối thiểu 15%, làm cho các chi phí khác tăng theo như chi phí sửa chữa, bảo quản, công cụ dụng cụ, chi phí tiếp khách…. - Một số của hàng vẫn để công nợ vượt định mức làm ảnh hưởng đến tình hình chung của toàn công ty nên trả tiền chậm thanh toán với Tổng công ty. - Công tác đầu tư, dự án đầu tư phải dãn tiến độ bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn công ty. - Tâm lý và thói quen sủ dụng dầu mỡ nhờn chưa đúng của đại bộ phận đân cư; chuộng giá rẻ, chi phí thấp, không quan tân đến chất lượng của dầu, tuổi thọ của động cơ vẫn chưa thay đổi. - Nhân lực chư đủ nên hoạt động tại càc địa bàn xa chưa đạt được kết quả như mong muốn, ảnh hưởng đến khả năng chuyên môn hóa và khai thác thị trường tiềm năng, thông tin về khách hàng còn chậm nên việc triển khai thu hút, phát triển khách hàng công nghiệp gặp nhiều khó khăn, để lỡ mất nhiều hợp đồng lớn rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP, MỤC TIÊU VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1./ Giải pháp gợi ý Kinh doanh - Triển khai kịp thời giao kế hoạnh cho các đơn vị cơ sở. - Nghiên cứu kỹ tình hình thị trường, dự đoán sát nhu cầu tiêu dùng xăng dầu để lập đơn hàng có độ chính sác cao nhất. - Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng để giữ vững và phát triển hệ thông tổng đại lý, đại lý. Việc phát triển khách hàng được thông qua nhiều kênh (kể cả sử dụng cả hệ thống tổng đại lý để thu hút). - Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, có chính sách phù hợp để giữ vững, củng cố hệ thống cửa hàng bán lẻ (nâng cấp, phát triển mới cửa hàng, thuê mua các cửa hàng đại lý). Khẩn trương đưa vào khai thác sử dụng các cửa hàng đã hoàn thành. Tổ chức tốt thời gian, ca kíp bán hàng; Các cửa hàng trưởng phải tăng cường tiếp thị, bán hàng, quản lý chặt chẽ đội ngũ nhân viên, thực hiện tốt văn minh thương mại. - Đảm bảo nguồn; + Xây dựng đơn hàng có độ chính sác cao, gắn trách nhiệm của các đơn vị cơ sở trong việc đăng ký đơn hàng. + Tổ chức tồn chứa, giao nhận tại kho hợp lý…nâng cao hiệu quả sử dụng kho. - Tài chính kế toán. - Tăng cường công tác thu hồi công nợ khách hàng. Đặc biệt có giải pháp thu hồi đối với các công nợ dây dưa khó đòi. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc định mức công nợ của công ty và các khách hàng theo hợp đồng đã ký, đặc biệt vào các thời điểm cuối tháng, cuối năm. - Tiếp tục thực hiện trương trình thực hành tết kiệm trống lãng phí, phấn đấu mức chi phí thực hiện trong năm bằng mức chi phí mà Tổng công ty giao đầu năm. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh kế hoạch trong năm nay và xây dựng kế hoạch cho năm tới. - Chuẩn bị các bước để bỏ hệ thống sổ sách ghi tay, thực hiện bằng máy vi tính kể từ 01/01/2009 đối với các cửa hàng khối Văn phòng công ty và CNXD Sơn La. 2. Các kiến nghị với công ty. - Kiến nghị công ty đảm bảo nguồn hàng về xăng dầu ,dầu mỡ nhờn cung ứng cho các cửa hàng, chi nhánh, đại lý … tại khu vực theo sản lượng đã đăng ký, tránh tình trạng các đại lý, cửa hàng khiếu nại về việc không đảm bảo nguồn hàng. - Tiếp tục bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý nội bộ đảm bảo tính pháp chế và phù hợp thực tiễn quản lý. - Thực hiện nghiêm chương trình thanh tra kiểm tra đã đề ra tổ chức kiểm tra định kỳ 6 tháng cuối năm và kiểm tra việc chấn trỉnh những thiếu sót đã được phát hiện trong đợt kiểm tra đầu năm. - Thành lập đội kiểm tra các cửa hàng của công ty, CN, XN thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất, kịp thời chấn chỉnh, xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với những trường hợp vi phạm. Giám đốc các XN thực hiện nghiêm túc kế hoạnh, chương trình tự kiểm tra; đồng thời chịu trách nhiệm trước công ty, pháp luật về kết quả kiểm tra và biện pháp sử lý vi phạm . - Tiếp tục duy trì mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho người lao động theo kế hoạch như; nâng ngạch cán bộ quản lý cấp trung, an toàn Phòng cháy chữa cháy, Bảo hộ lao động….Tăng cường các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực và kiến thức pháp luật theo yêu cầu của công ty. - Năng lực vận tải phải đáp ứng theo đúng tiến độ của khách hàng chính vì vậy cần đầu tư các trang thiết bị vận tải như; đầu tư mua thêm xe Téc vận chuyển xăng dầu, hàng hoá. Tăng cường các trang thiết bị văn phòng, đầu tư mua máy tính và phần mềm bán hàng tại các Chi nhánh, Xí nghiệp, mua các cột bơm điện tử để lắp đặt cho các cửa hàng mới và thay thế cho các các cửa hàng cũ đã hết thời gian sử dụng. - Mở rộng quan hệ đối nội, đối ngoại, thiết lập hệ thống thông tin nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của công việc cũng như nhằm đảm bảo an toàn nhất về tài chính khi phục vụ khách hàng. - Chi phí vận tải: Là chi phí lớn nên phải hợp lý, hiệu quả và giao hàng chuyển hàng không qua kho càng nhiều càng tốt. - Có chính sách giá phù hợp; Chính sách giá khuyến mại phải năng động, linh hoạt sát thực tế thị trường. Chính sách hoa hồng cho các đại lý cửa hàng có sản lượng tiêu thụ lớn phải được quan tâm đúng mức, tăng mức thưởng hay triết khấu theo số lượng cho khách hàng mà thị phần cạnh tranh mạnh. - Chính sách đầu tư: Tiếp tục đầu tư kho chứa cho 2 kho chính Đỗ Xá và Nam phong nhằm cung ứng hàng hoá cho toàn bộ các cửa hàng và cho các khách hàng lớn. Mục đích là ổn định khách hàng, tăng mức cạnh tranh và thị phần cho từng khách hàng. KẾT LUẬN Năm 2008, Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã có nhiều biến động,có bước ngoặt lớn trong công tác bán hàng, đầu tư bán hàng. Với những chặng đường gian nan mà toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty đã trải qua từ khi thành lập đến nay đã khẳng định vị thế và chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế nhiều cạnh tranh này. Với mô hình đã chọn Công ty đã có những bước nhảy vọt đáng kể, doanh thu 9 tháng đầu năm 2008 đạt 2.799.746 trđ đạt 80% kế hoạnh tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007, với mức lương của CBCBV được cải thiện nhiều. Tuy nhiên bên cạnh nhưng mặt thuận lợi và nhưng kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức mà công ty sẽ gặp phải trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh vơi các công ty khác. Trên cơ sở những nghiên cứu thu được trong quá trình thực tập tại công ty, em đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thị Hương và các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã giúp đỡ, hưỡng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. PHỤ LỤC Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng tại các thời điểm: Thời điểm Dầu thế giới (USD/thùng) Mogas 92 (đồng/lít) 03/07/2005 49,50 8.800 17/08/2005 63,25 10.000 22/11/2005 58,84 9.500 27/04/2006 70,97 11.000 09/08/2006 76,35 12.000 12/09/2006 63,76 11.000 06/10/2006 60,00 10.500 13/01/2007 52,00 10.100 06/03/2007 60,07 11.000 07/05/2007 66,46 11.800 16/08/2007 75,00 11.300 22/11/2007 99,00 13.000 25/02/2008 99,50 14.500 21/07/2007 160.00 19.000 14/08/2008 113.00 18.000 31/10/2008 75.33 15.000 08/11/2008 60.00 14.000 15/11/2008 49.90 13.000 Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại - bộ thương mại PHỤ LỤC Biểu đồ giá xăng A92 từ năm 2006 cho tới nay. Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại - bộ thương mại._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5880.doc
Tài liệu liên quan