LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong quá trình đổi mới và phát triển, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ. Song song với nền kinh tế nhiều thành phần, sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại quốc tê WTO , sức cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước là điều đương nhiên. Phải đứng vững để tồn tại và phát triển trước sức ép rất lớn đó là vấn đề đặt ra không với riêng doanh nghiệp trong nước n
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội (QTNL), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào.
Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định( sách giáo trình Quản trị nhân lực)
Sau một thời gian đi thực tế tại đơn vị , làm quen với công việc tại Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội em đã tìm hiểu được phần nào về đơn vị thực tập, quá trình hình thành và phát triển, những thành tích mà công ty đã đạt được trong suốt những năm qua và tìm hiểu được sâu hơn chức năng,nhiệm vụ của Phòng Tổ chức nơi em đang thực tập. Kết thúc giai đoạn 1 của quá trình thực tập em xin đưa ra bản Báo cáo tổng hợp.
Trong bản Báo cáo tổng hợp ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm có 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội
Phần 2: Nghiên cứu sâu về phòng tổ chức nhân sự của Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội
Phần I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN
CƠ KHÍ HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
1.1 Khái quát chung về Công Ty
Công ty Cơ Khí Hà Nội tiền thân là nhà máy cơ khí Hà Nội được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 1955 và chính thức đi vào sản xuất từ tháng 4 năm 1958.
Tên Công ty : Công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội
Tên viết tắt : Công ty cơ khí Hà Nội
Tên giao dịch : Hanoi Mechanical Limited Company
Địa chỉ trụ sở chính: 74 Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà Nội
Theo quyết định số 89/2004/QĐ- BCN ra ngày 13/09/2003 của Bộ Công Nghiệp về việc chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty TNHH cùng với giấy phép kinh doanh số 01044000154 ngày 20/10/2004.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Sau 50 năm xây dựng và trưởng thành Công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn và cũng đạt được rất nhiều thành tích. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển:
Trước thời kỳ đổi mới:
- Giai đoạn từ 1958- 1965
Đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị, đào tạo cán bộ và sản xuất máy công cụ để trang bị cho nền cơ khí non trẻ của đất nước.Trong giai đoạn này nhà máy gặp nhiều khó khăn vì mới thành lập tuy nhiên cũng có những thành công ban đầu.Tiếp đó nhà máy hoàn thành kế hoạch 5 năm đạt nhiều thành tựu vượt bậc so với năm 1958 như tổng giá trị tăng 8 lần và nhiều sản phẩm mới đã ra đời.
Ngoài các sản phẩm công cụ nhỏ trong giai đoạn này nhà máy còn sản xuất các thiết bị phục vụ quốc phòng như: ống hỏa tiễn C36, nòng súng cối C17…Mở rộng quy mô sản xuất, thị trường xuất khẩu máy sang Ba Lan, Cu-Ba, Tiệp Khắc…Được nhà nước trao tặng huân trương độc lập hạng II. Đến năm 1980 nhà máy đổi tên là nhà máy công cụ số 1.
Sau thời kỳ đổi mới:
- Giai đoạn từ 1986- 1993
Thời kỳ này do đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế XHCN có sự điều tiết của nhà nước. Trong thời kỳ này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn.
- Giai đoạn từ năm 1994 đến nay
Nhà máy đã tiến hành cải cách cơ cấu tổ chức, coi trọng cải tiến kỹ thuật, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhà máy đã chú trọng sản xuất thiết bị cơ khí lớn, sản phẩm trong giai đoạn này là thiết bị Xi Măng lò đứng, thiết bị cho các nhà máy đường, các loại trạm trộn Bê Tông tự động, sản phẩm thép cán và một số máy công cụ làm theo đơn đặt hàng được xuất sang thị trường Mỹ.
Ngày 30/06/1995 nhà máy đổi thành công ty Cơ Khí Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nặng ký quyết định. Nhằm để mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh công ty đã cử nhiều đoàn tham quan thực tập ở nước ngoài, đồng thời đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay.
Theo quyết định 89 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp về việc thuyên chuyển công ty Cơ Khí Hà Nội thành Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội theo nghị định số 55/2003/NĐ - CP ngày 28/05/2003 và NĐ số 63/2001/NĐ – CP ngày 14/09/2001.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
1.3.2. Tổ chức bộ máy
Bao gồm:
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty.
Bộ máy giúp việc:
- 02 Phó Tổng giám đốc giúp việc Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
- 19 đơn vị trực thuộc Công ty, trong đó có 5 xí nghiệp sản xuất, 2 trung tâm, 11 phòng ban và 2 trường.
Tổ chức và hoạt động của Công ty được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Máy và TBCN phê duyệt ngày 13/10/2007.
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
1.4.1. Các lĩnh vực nghành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong thời kỳ bao cấp với thị trường tương đối hạn hẹp Công ty chỉ cung cấp máy công cụ cho các nhà máy xí nghiệp cơ khí quốc doanh trên toàn quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây để bắt kịp với nền kinh tế thị trường cạnh tranh Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước.
Về lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cơ khí Hà Nội:
- Sản xuất máy công cụ cắt gọt kim loại điều khiển trực tiếp đến lập trình điều khiển số tự động CNC: T18A, T41L, T630A*1500, T630*3000, máy khoan K525, máy bào B365, máy phay P12CNC, máy mài mòn, máy mài phẳng và các loại máy theo đơn đặt hàng.
- Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép với sản lượng 2400 tấn/năm
- Sản xuất các thiết bị nghành đường: máy đập mía công suất 2800kw, các nồi nấu chân không, nồi bốc hơi…
- Phụ tùng thiết bị nghành xi măng.
- Phụ tùng thiết bị lẻ khác cho nghành công nghiệp như dầu khí, giao thông, thủy lợi.
- Thực hiện các chức năng đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu của xã hội
- Kinh doanh bất động sản và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Đặc điểm của các yếu tố đầu vào
- Đặc điểm về Nguồn vốn:
+ Tổng số vốn cố định: 14,119 tỷ đồng
+ Vốn lưu động: 29,918 tỷ đồng
+ Nguồn vốn: 375 tỷ đồng (trong đó Vay ngân hàng: 158 tỷ đồng, vay đầu tư: 83 tỷ đồng, vay đầu tư XDCB: 20 tỷ đồng)
+ Vốn kinh doanh: 40,037 tỷ đồng
- Đặc điểm về Lao động
Bảng 1: Cơ cấu lao động trong các bộ phận công ty.
Các chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 08/07
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
Tổng số lao động
791
100
771
100
20
97.47
VP Công ty
12
1.5
13
1.68
1
108.3
P.Tổ chức
8
1.01
9
1.17
1
112.5
P.Kế toán
12
1.5
13
1.69
1
108.3
P.KDXNK
6
0.75
8
1.04
2
133
P.Kinh doanh
10
1.26
3
0.4
7
30
P.Y Tế
6
0.75
6
0.8
0
100
P.Bảo vệ
22
2.78
25
3.2
3
113.6
TT.KT – ĐHSX
35
4.4
37
4.8
2
106
Quản trị đời sống
29
3.7
25
3.2
4
86.2
Tr. MN Hoa Sen
8
1.01
8
1.04
0
100
P. QLCLSP
20
2.52
22
2.9
2
110
TT.XDBD
16
2.02
18
2.02
2
112.5
Ban QLCL
3
0.38
3
2.3
0
100
TT.TK – TĐH
18
2.3
20
2.6
2
111
Tr.THCNCTM
40
5.05
43
5.58
3
107.5
10 Phân xưởng XN
546
69.03
518
67.2
28
94.85
( Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự )
Theo thống kê ( Ngày 31/12/2008)
Tổng số lao động của công ty là 771 người
Trong đó - Nữ: 183 người chiếm 23,73%
- Nam: 588 người chiếm 76,27%
Hiện nay tổng số CBCNV trong công ty có trình độ trên đại học là 3 người, trình độ đại học là: 150 người, trình độ cao đẳng là 16 người, trung cấp: 69 người, CNKT là: 468 người. Số lao động có trình độ như trên đã đáp ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua, bố trí công việc đúng người, đúng khả năng trình độ đạt được ở mức tương đối cao. Từ bảng trên ta thấy số lượng lao động biến đổi theo các năm và có xu hướng giảm dần, đây là sự chuyển biến tích cực nhằm giảm quy mô lao động, cân đối cơ cấu lao động để nâng cao chất lượng, năng suất lao động.
- Nguyên vật liệu:
Công ty Cơ khí Hà Nội luôn quan tâm đến tất cả các khâu của quy trình sản xuất, trong đó có việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm được lien tục. Hiện nay nguồn nguyên liệu chính mà công ty dùng vào sản xuất sản phẩm hầu hết là các loại thép phục vụ sản xuất thép và máy công cụ, nguồn nguyên liệu này công ty phải nhập từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng của máy và thép.
1.4.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Máy móc chủ yếu trong sản xuất chủ yếu là những máy chuyên dùng có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn. Phần lớn trang thiết bị máy móc của công ty được nhập từ các nước Đông Âu đa số do Liên Xô để lại từ những năm 1950-1960 và một số khác nhập của Tiệp khắc, Ba Lan. Các máy móc này đều đã cũ, lạc hậu do dùng lâu năm và không đồng bộ nên mất đi độ chính xác. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Làm tăng chi phí sản xuất gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.4.4 Đặc điểm về quy trình sản xuất công nghệ
Qua 50 năm hoạt động công ty đã cung cấp rất nhiều máy móc, thiết bị và phụ tùng cho các nghành sản xuất.
Công ty đã và đang sản xuất các loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm thường có các quy trình sản xuất khác nhau đặc trưng cho từng sản phẩm. Nhưng thường đặc điểm của Công ty Cơ khí Hà Nội thường trải qua các công đoạn sau:
Quy trình sản xuất sản phẩm
Hội đồng
Sản xuất
Gia công cơ khí
Phòng kỹ thuật
Làm mẫu
Đúc
Tiêu thụ
Nhập kho thành phẩm
KCS
Lắp ráp
Nhập kho
KCS
Hợp đồng sản xuất được chuyển về ban thư ký hội đồng kinh doanh sau đó đến phòng điều động sản xuất để ra lệnh sản xuất cho máy công cụ. Các bản thiết kế đã có thiết kế máy để quay lại phòng điều động sản xuất, đến phân xưởng đúc tổ chức sản xuất, cuối cùng qua kiểm tra của phòng KCS tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trung tâm kỹ thuật điều hành sản xuất sẽ dựa vào các quy trình sản xuất để bố trí thiết bị máy móc cho phù hợp và chỉ đạo các phân xưởng thực hiện sản xuất các sản phẩm đúng quy trình công nghệ.
Công ty đã cố gắng tìm tòi và áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua quy trình sản xuất chung và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm máy công cụ ta thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều công đoạn chỉ cần một lỗi giai đoạn nào đó là sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng hay làm chậm tiến độ sản xuất, làm tăng giá thành (chi phí) và làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ
Phôi mẫu
Mẫu số
Làm khuôn
Làm ruột
Cắt ruột
Nấu thép
Rót
Làm sạch
Gia công chi tiết
Đúc
Tiêu thụ
Lắp ráp
Nhập kho bán TP
1.5. Một số kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua và phương hướng, nhiệm vụ của Công ty Cơ khí Hà Nội trong năm 2009
1.5.1. Tình hình sản xuất kinh doanh
BẢNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện các năm
Năm 2008
% so với TH năm 2007
2006
2007
KH
TH
%
1
2
3
4
5
6
7
7/6
7/5
1
Giá trị TSL
Tỷ đồng
130
157
200
200
100
127,39
2
Doanh thu
Tỷ đồng
237
291,5
350
350
100
120,07
3
Đầu tư
Tỷ đồng
12
6
0
0
100
0
4
Lợi nhuận
Tỷ đồng
1,03
0,871
0,951
0,951
100
109,18
5
Thu nhập bình quân
1000 đ/tháng
1.560
2.511
2.700
2.700
100
107,52
6
Các khoản trích, nộp ngân sách
Tỷ đồng
2,365
27,2
29
29
100
106,62
7
Lao động bình quân
Người
827
791
771
771
100
97,5
8
Số ngày có việc làm trong năm
Ngày
305
305
305
305
100
100
Số liệu trên tính đến hết 31/12/2008
Nguồn: Phòng Tổ chức công ty
Bảng tổng hợp trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu thực hiện đều đạt mức kế hoạch đề ra và tăng trưởng cao so với năm 2007. Tổng doanh thu đạt 350 tỷ đồng, vượt 20,07% so với năm 2008. Đáng lưu ý là trong năm 2008, các đơn hàng nước ngoài với trị giá gần 1,7 triệu USD như JTT (Nhật), Pilous (Séc), Belgen (Canada), SMS Merr (Italia) đã và đang dần khẳng định vai trò của xuất khẩu trong mục tiêu phát triển của công ty. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, các khoản trích nộp ngân sách tăng 6,62% so với năm 2007. Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng 7,52% so với năm 2007, đã đảm bảo được cuộc sống của cán bộ công nhân viên.
1.5.2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008
Bước vào năm 2008 tình hình kinh tế xã hội nước ta có một số mặt thuận lợi như tình hình chính trị xã hội ổn định, hệ thống luật pháp cơ chế chính sách ngày càng được cải thiện đáp ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập.
Tuy nhiên do sự suy giảm của nền kinh tế thế giới, lạm phát liên tục tăng cao vượt xa mức dự báo, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động. Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh như: giá cả nguyên nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng khá cao cũng gây khó khăn cho việc sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Công ty Cơ khí nói riêng.
Tính đến năm 2008 kim nghạch xuất khẩu ước đạt khoảng 2 triệu USD
Trong đó: - Máy công cụ xuất khẩu sang Cộng hòa Séc đạt hơn 1triệu USD
Phụ tùng máy công cụ gần 500 nghìn USD
Sản phẩm đúc khoảng 100 nghìn USD
Mặt hàng máy công cụ vẫn giữ vững về thương hiệu cũng như thị trường trong và ngoài nước. Tính đến hết tháng 11/2008 kim nghạch xuất khẩu đạt khoảng 1.600 ngàn USD, trong đó riêng máy cửa vòng xuất sang thị trường Séc được hơn 1.300 máy, đạt 139% so với kế hoạch năm 2008.
1.5.3. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2009
Tổng doanh thu phấn đấu đạt khoảng 375 tỷ đồng tăng 7,14% so với năm 2008, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 214 tỷ đồng tăng 7% so với năm 2008
Tập trung tìm các đơn hàng lớn, đặc biệt là đơn hàng xuất khẩu về sản phẩm đúc. Dự kiến giá trị xuất khẩu trong năm 2009 đạt khoảng 3 triệu USD.
Đại hội Đảng bộ công ty nhiệm kỳ 28 đã đưa ra mục tiêu cụ thể
- Doanh thu bình quân tăng 20%/ năm
- Thu nhập bình quân tăng 15%/ năm
- Từng bước cơ cấu lại tổ chức và thực hiện cổ phần hóa vào năm 2009
- Phấn đấu mỗi năm kết nạp từ 6 - 10 Đảng viên
Phần II
NGHIÊN CỨU SÂU VỀ PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA
CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI
2. Phòng tổ chức nhân sự
2.1. Cơ cấu của Phòng tổ chức nhân sự
Phòng tổ chức nhân sự của công ty gồm có 9 người trong đó có:
- 1 Trưởng phòng: Tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế quốc dân khoa Quản trị nhân lực
- 8 Chuyên viên, nhân viên: 3 người tốt nghiệp trường Đại học công đoàn khoa bảo hộ lao động, 2 người tốt nghiệp Cao đẳng lao động xã hội, 3 người còn lại tốt nghiệp Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
Hiện nay trong phòng Tổ chức của công ty Cơ khí Hà Nội trình độ và kinh nghiêm của trưởng phòng tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc đặt ra. Ngoài ra trưởng phòng tổ chức cũng được công ty quan tâm như thường xuyên được cử đi bồi dưỡng về các lớp quản lý hành chính ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ.
Các nhân viên trong phòng cũng được quy định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi cá nhân, phòng tổ chức của công ty đã tạo cho mình một đội ngũ lao động đảm bảo số lượng và có đủ năng lực trình độ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tránh tình trạng làm không hết việc, một nhân viên phải đảm nhận quá nhiều công việc gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến làm giảm năng suất lao động.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức nhân sự
Phòng tổ chức có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Công tác tổ chức và công tác cán bộ
- Công tác đào tạo
- Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật
Phòng tổ chức nhân sự giúp Tổng Giám đốc ra các quyết định, nội quy, quy chế về lao động, tiền lương và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội theo quy định của Công ty.
Nhiệm vụ: Dự thảo các văn bản về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các văn bản nội quy về tổ chức nhân sự và giải quyết chế độ chính sách sau khi được Tổng Giám đốc ký quyết định. Nghiên cứu đề xuất các chủ trương và biện pháp cải tiến bộ máy quản lý, tham gia công tác thi đua khen thường của Công ty.
Hiện tại, trong Công ty có xây dựng bảng trách nhiệm của lãnh đạo và nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí công việc cụ thể như:
TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
1- Vị trí công việc: Trưởng phòng Tổ chức
2- Trình độ và kinh nghiệm tối thiểu: Tốt nghiệp đại học, được bồi dưỡng lớp quản lý hành chính, quản lý doanh nghiệp. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức nhân sự, am hiểu luật pháp và tình hình thực tế của Công ty.
3- Vị trí cấp trên trực tiếp: Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
4- Người thay thế khi vắng mặt: Do Trưởng phòng trình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
5- Vị trí cấp dưới trực tiếp: Các cán bộ nhân viên trong phòng.
6- Báo cáo: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc
7- Chức năng nhiệm vụ chung:
Tổ chức công tác quản lý lao động, công tác cán bộ, giải quyết các chính sách xã hội, chính sách an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp liên quan đến người lao động, chính sách thi đua khen thưởng và kỷ luật lao động.
8- Các nhiệm vụ chính theo thứ tự ưu tiên:
8.1. Lập các phương án tổ chức bộ máy quản lý của công ty, xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trong Công ty trình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc xem xét quyết định.
8.2. Lập phương án quy hoạch cán bộ ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ đủ tiêu chuẩn đức – tài nhằm thay đổi về lượng và chất của cơ cấu nguồn nhân lực trong công ty.
8.3. Lập kế hoạch hóa lao động ( bao gồm việc phân tích,cân đối cơ cấu lao dộng, đào tạo, tuyển dụng lao động) nhằm không ngừng nâng cao chất lượng lao động.
8.4. Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, thực hiện việc xếp lương, nâng bậc cho CBCNV Công ty theo đúng chế độ nhà nước.
8.5. Chỉ đạo công tác huấn luyện an toàn lao động, kiểm tra, phát hiện các vấn đề về ATLĐ- VSLĐ, tham mưu cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc các biện pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn lao động trong công ty. Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với CBCNV Công ty về chế độ BHXH, BHYT, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8.6. Xây dựng các văn bản, quy định, quy chế theo sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp và trong nội bộ Công ty. Là thư ký thường trực của Hội đồng thi đua, phụ trách tổng hợp công tác thi đua khen thưởng hàng năm.
8.7. Giúp Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc giải quyết kịp thời những đơn từ, kiến nghị, khiếu tố của CBCNV trong và ngoài công ty gửi tới theo đúng nguyên tắc chế độ của nhà nước( chức năng thanh tra thủ trưởng)
9- Quyền hạn:
9.1. Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị lập nhu cầu tuyển dụng và đào tạo lao động hàng năm, tham gia điều chỉnh khi phát hiện đơn vị sử dụng lao động không đúng ngành nghề được đào tạo.
9.2. Yêu cầu đơn vị hoặc cá nhân tạm dừng công việc nếu xét thấy có nguy cơ gây mất an tòan, đặc biệt đối với cá nhân sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
9.3. Yêu cầu các đơn vị tự xây dựng bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, phân cấp quản lý đơn vị, soạn thảo nội quy, quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị. Đối với đơn vị sản xuất yêu cầu xây dựng quy trình ISO9001:2000 của nội bộ đơn vị mình.
( Nguồn: phòng tổ chức công ty cơ khí Hà Nội)
2.3. Quan hệ của phòng tổ chức với các phòng ban khác trong công ty
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của một số các phòng ban khác trong Công ty Cơ khí Hà Nội:
- Phòng Tài chính- Kế toán
Giúp Tổng Giám đốc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện, các công tác thống kê, kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong công ty theo quy chế của nhà nước ban hành.
Nhiệm vụ: tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán thống kê phù hợp với yêu cầu của với sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý.
- Bộ phận kinh doanh
Bao gồm Phòng Kinh doanh và Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu có chức năng giúp Giám đốc công ty tổ chức giao dịch, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng bán hang và xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ: giao dịch với khách hàng và nghiên cứu thị trường. Giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước để tạo dựng những mối quan hệ sản xuất kinh doanh cho công ty trong hiện đại và tương lai. Tiến hành các hoạt động Marketing gắn liền với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng quản lý chất lượng sản phẩm
Có chức năng kiểm tra giám sát, theo dõi toàn bộ chất lượng hàng hóa dịch vụ.
Nhiệm vụ: nắm vững kế hoạch tiến độ thời gian, phân công lao động trong đơn vị hợp lý theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng người và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bảo quản, sử dụng các thiết bị, lập quy trình công nghệ kiểm định sản phẩm để đánh giá chính xác nhất chất lượng sản phẩm.
2.3.2. Quan hệ của Phòng tổ chức với các phòng ban khác trong công ty
Hiện nay, phòng tổ chức nhân sự có quan hệ theo chiều ngang với tất cả các phòng ban khác trong công ty. Phòng tổ chức nhân sự hàng năm có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu doạnh thu bán hàng, chi phí lao động bình quân, lợi nhuận... của năm kế hoạch. Nhưng để xây dựng được kế hoạch một cách hoàn thiện, chính xác, thì không chỉ có phòng tổ chức nhân sự mà còn có sự phối kết hợp của Phòng vật tư để có kế hoạch tìm kiếm thị trường, phòng giao dịch thương mại, phòng kỹ thuật để tiêu thụ điều chỉnh. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban và phân xưởng sản xuất không thể không kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám đốc. Mỗi kế hoạch đặt ra đều phải được Ban Giám đốc thông qua và nhất trí cho tiến hành thì kế hoạch mới được triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch Ban Giám đốc luôn tiến hành kiểm tra tiến trình công việc thực hiện tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Công tác đào tạo và đào tạo lại nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty được phòng tổ chức lập kế hoạch và tiến hành thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm sử dụng lao động một cách có hiệu quả.
Việc tổ chức đào tạo được tiến hành theo các hình thức:
- Về văn hóa: Công ty mở các lớp về ngoại ngữ, vi tính và quản lý kinh tế tại trường THCNCTM cho cán bộ công nhân viên học.
- Về chuyên môn: hàng năm công ty đều có các lớp đào tạo về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật mới về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh lao động và đặc biệt là nâng cao bậc thợ, nâng cao tay nghề.
Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển của Phòng tổ chức Công ty Cơ khí Hà Nội được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh, công việc. Có sự quan tâm đúng mức, có chính sách khuyến khích
Vấn đề khen thưởng thi đua được Phòng tổ chức của Công ty Cơ khí thực hiện đều đặn hàng năm. Phòng tổ chức của Công ty Cơ khí có nhiệm vụ lên kế hoạch khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích tốt như phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất làm nâng cao được hiệu quả sản xuất. Phòng tổ chức sẽ lên kế hoạch khen thưởng và trình lên Ban giám đốc xem xét và ký duyệt, sau đó tiến hành khen thưởng cho các cá nhân và tập thể theo tiêu chí nhất định nào đó.
2.4. Các kết quả đã đạt được của phòng Tổ chức nhân sự
Hoàn thành việc chuyển xếp lương mới theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và 205/2004 NĐ-CP của Chính phủ. Điều chỉnh kịp thời các quy đinh quy chế phân phối tiền lương đảm bảo đúng quy định của nhà nước, công bằng, động viên CBCNV hăng hái lao động sản xuất.
Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về chế độ chính sách BHXH, đảm bảo 100% CBCNV trong công ty đều được đóng BHXH.
Lực lượng lao động của công ty trong những năm vừa qua ngày càng được trẻ hóa với tuổi bình quân năm 2004 Là 39,5 năm 2005 là 39,04 năm 2006 là 38,5 năm 2007 là 38,3 năm 2008 là 38,1. Bên cạnh đó, số lao động kỹ thuật mới tuyển dụng có trình độ cao hơn, số chuyên viên, kỹ sư, công nhân bậc cao đạt chứng chỉ quốc tế nhiều hơn. Cụ thể như: Năm 2008 đã tuyển dụng được 55 lao động, trong đó:
- Kỹ sư, cử nhân : 15
- Cao đẳng : 4
- Trung cấp : 7
- CNKT : 29
Qua đó đã nâng tổng số CBCNV trong Công ty có trình độ trên đại học là: 03 người, trình độ đại học là: 150 người, số có trình độ cao đẳng là: 16 người, trung cấp là: 69 người, CNKT là: 468 người.
2.5. Nhận xét chung
Nhìn chung phòng Tổ chức của Công ty Cơ khí Hà Nội đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Phòng Tổ chức giữ vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự ở Công ty, bên cạnh đó còn chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn như thường xuyên lập kế hoạch đào tạo và xác định nhu cầu đào tạo. Phòng tổ chức đặc biệt quan tâm đến các chính sách, công tác tiền lương, thưởng nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động, thu hút lao động giỏi. Gắn lợi ích của lao động với hiệu quả kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo tổng kết 5 năm ( 2003- 2008) của Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2008, định hướng kế hoạch năm 2009 của Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội.
3. Bảng trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo Công ty Cơ khí Hà Nội.
4. Giáo trình quản trị nhân lực- NXB Đại học Kinh tế quốc dân
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty em đã tìm hiểu được phần nào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nơi em đang thực tập. Hiểu được rõ hơn về chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức nhân sự. Những công việc chính mà phòng phụ trách.
Do thời gian có hạn và hạn chế về kinh nghiệm bản thân trong thực tiễn nên bản Báo cáo tổng hợp này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các cô chú ở Công ty để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng tổ chức nhân sự Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội đã giúp đỡ em về số liệu, đặc biệt là sự giúp đỡ của Thầy Trần Xuân Cầu để em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 2 năm 2009
Sinh viên
Dương Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5752.doc