Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Lêi më ®Çu Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là xu hướng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế đã mang đến cho nước ta những thời cơ và nhiều thách thức mới. Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam không chỉ là thành viên chính thức của một số tổ chức lớn trong khu vực như ASEAN, ASEM, APEC… mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là điều kiện rất tốt để nước ta có thể phát triển thị trường tài c

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4215 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Công ty TNHH KPMG Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính hiện nay. Đồng thời với sự phát triển của thị trường này đòi hỏi sự lớn mạnh và phát triển tương xứng của dịch vụ kiểm toán. Xu hướng hội nhập toàn cầu hóa yêu cầu dịch vụ kiểm toán của Việt Nam phải không ngừng tiến bộ, chất lượng dịch vụ phải không ngừng được nâng cao. Hiện nay trên thế giới có bốn công ty kiểm toán hàng đầu mà người ta vẫn thường gọi là Big4 bao gồm Price WaterhouseCoopers, Ernst & Young, KPMG và Deloitte. Chính vì vậy, thực tập tại KPMG là một cơ hội hết sức quý báu cho em để có thể tiếp cận với thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, trên cơ sở đó củng cố kiến thức đã học và nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán trong các loại hình kiểm toán cụ thể. Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã hiểu được đôi điều về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cũng như công tác tổ chức kế toán, kiểm toán tại đơn vị. Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên nội dung báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để nội dung báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Bùi Thị Minh Hải. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong công ty KPMG Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập này. Nội dung báo cáo của em gồm có ba phần: Phần 1: Tồng quan về công ty TNHH KPMG Việt Nam Phần 2: Tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Phần 3: Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam PhẦn 1: TỔng quan vỀ công ty TNHH KPMG ViỆt Nam 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH KPMG Việt Nam 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: a) Tập đoàn KPMG toàn cầu Năm 1917, Piet Klyveld thành lập một doanh nghiệp kế toán tại Amsterdam. Năm 1870, William Peat sáng lập ra một doanh nghiệp kế toán tại London. Đến năm 1897, James Marwich thành lập ra một tập đoàn Marwich & Mitchell ở New York (Mỹ). Năm 1979, Tiến sỹ ReinHard Goerdeler sáp nhập công ty của ông với Klyveld. Sau đó, Công ty KPMG được thành lập vào năm 1987 với sự sáp nhập của Peat Marwich International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG). Nguyên nhân là do trước xu hướng sáp nhập của các Công ty kế toán chuyên nghiệp trên thế giới lúc bấy giờ, PMI và KMG cùng hợp tác và trở thành KPMG. Từ đó trở đi, tất cả các thành viên của KPMG trên toàn thế giới có tên duy nhất là KPMG. Ngày nay, KPMG đã phát triển thành mạng lưới toàn cầu với gần 113.000 chuyên gia trên toàn thế giới, 6800 chủ hùn vốn với các đơn vị thành viên đến từ 148 quốc gia khác nhau. KPMG là một trong những công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn tài chính. Với phương châm “ Biến kiến thức thành giá trị thực tiễn cho khách hàng, cho nhân viên và cho thị trường vốn” KPMG đã tạo dựng được uy tín và là địa chỉ tin cậy của hàng nghìn công ty và tổ chức trên khắp thế giới trong các lĩnh vực thương mại, tài chính và các tổ chức phi chính phủ. Trong số các khách hàng này, gần một phần tư các công ty thuộc nhóm 6000 công ty lớn nhất thế giới. KPMG chú trọng vào 4 chiến lược ưu tiên sau: tính chuyên môn cao và tính liêm chính, là sự lựa chọn của nhân viên, phát triển bền vững và sự đồng bộ khắp toàn cầu. Sự phát triển ấn tượng trong 2008 phản ảnh tính đúng đắn và định hướng đúng của KPMG toàn cầu. b) Công ty TNHH KPMG Việt Nam Công ty KPMG Việt Nam là thành viên của tập đoàn KPMG quốc tế. KPMG là một trong những công ty kiểm toán quốc tế đầu tiên gia nhập vào thị trường Việt Nam sau khi nước ta mở cửa nền kinh tế. KPMG Việt Nam được thành lập vào năm 1994. Ngày nay với hơn 800 chuyên gia đang làm việc tại các văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, KPMG Việt Nam là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất Việt Nam với các khách hàng trong và ngoài nước. KPMG Việt Nam bắt đầu mở Văn phòng đại diện chính thức tại tầng 16 tòa nhà VietcomBank số 198 Trần Quang Khải, Hà Nội theo Giấy phép đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17 tháng 5 năm 1994 với tên gọi là công ty TNHH KPMG Việt Nam. Hiện nay KPMG Việt Nam còn có thêm chi nhánh tại tầng 10 tòa nhà Sun Wah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập, vốn đầu tư của công ty KPMG tại Việt Nam là 1 triệu USD và sau đó được tăng thành 4 triệu USD vào tháng 4 năm 1998 nhằm mục đích mở rộng hoạt động hoạt động của công ty. Trong các năm qua, quy mô và cơ cấu lao động có sự thay đổi nhanh với sự tập trung lớn vào tính độc lập của kiểm toán viên, quy định khắt khe mới về kế toán doanh nghiệp và một cam kết về sự tin cậy và trách nhiệm trong kinh doanh, KPMG là công ty đi đầu về sự thực hiện các thay đổi này, thực hiện vai trò chủ đạo trong việc tái cơ cấu ngành chuyên môn để đảm bảo một tương lai rực rỡ và tạo được niềm tin cho công chúng trên thị trường tài chính. 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH KPMG Việt Nam a) Các loại hình dịch vụ cung cấp của Công ty TNHH KPMG Việt Nam KPMG quốc tế nói chung và KPMG Việt Nam nói riêng đều hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ với các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng bao gồm dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế và dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp trong đó dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế là thế mạnh trên thị trường Việt Nam. Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngân hàng, các tổ chức phi tài chính…; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ và các dịch vụ kiểm toán có liên quan khác như: kiểm toán các báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa, kiểm toán xác định vốn góp liên doanh… Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp: tư vấn về quản lý tài chính cho các công ty, tư vấn về cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp, tư vấn phát triển hoạt động kinh doanh, tư vấn tổ chức bộ máy quản lý và các dịch vụ tư vấn rủi ro như: quản lý rủi ro thông tin, quản lý các hoạt động, quản lý rủi ro về tài chính… Dịch vụ tư vấn thuế và luật pháp: Tư vấn các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân…giúp cho các doanh nghiệp hiểu và thực hiện theo đúng quy định của luật thuế đồng thời có giải pháp về thuế tốt nhất. Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ hướng dẫn đăng ký kinh doanh, mở văn phòng đại diện, tư vấn và hỗ trợ gia nhập thị trường… b) Các khách hàng chủ yếu của Công ty KPMG Việt Nam KPMG có một số lượng khách hàng khá lớn là các công ty kinh doanh tại Việt Nam nhưng có vốn đầu tư nước ngoài. Lượng khách hàng của công ty không ngừng tăng lên qua các năm bao gồm: Các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Casrberg, Yamaha, Toyota, Honda, Pepsi, Tenma Viet Nam, Panasonic, Vinamilk, Nestle,… Các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ: FPT Telecom, Motorola… Các khách hàng trong lĩnh vực tài chính như các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… (VP Bank, Citi Bank TechcomBank, VietcomBank, HSBC, ANZ, Prudential…) Các khách hàng trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh khách sạn và nhà hàng. Các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng, dầu khí, đóng tầu: Vinashin… Trong những năm gần đây, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ trên thị trường tài chính trong nước, công ty TNHH KPMG Việt Nam đã có những thay đổi trong cơ cấu đối tượng khách hàng mà mình phục vụ. Thế mạnh của KPMG trước đây là những ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam với việc chiếm gần 90% thị phần ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Trong hai năm trở lại đây, thế mạnh về khách hàng của KPMG lại là các doanh nghiệp sản xuất. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc KPMG có tới 2 phòng kiểm toán chuyên kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất. Đến mùa kiểm toán, hầu như phòng 1 đều sang hỗ trợ phòng 3 và phòng 4 để đi kiểm toán khách hàng sản xuất. Ngoài ra, KPMG còn tham gia kiểm toán cho các dự án của các tổ chức quốc tế từ các nước Anh, Hà Lan…, các quỹ bảo trợ quốc tế như các dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, các dự án về quản lý, bảo vệ môi trường ven biển, hệ sinh thái, các dự án phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc của WHO, UNICEP… Đây cũng là một trong những thế mạnh trong lĩnh vực kiểm toán của KPMG. Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động và chuyên nghiệp, KPMG đã và đang nỗ lực mở rộng đồng thời nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ cung cấp, phấn đấu trở thành công ty kiểm toán tài chính lớn nhất Việt Nam. Việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho tập đoàn FPT và tập đoàn Vinashin – tập đoàn tin học và tập đoàn tàu biển lớn nhất Việt Nam là một bước tiến đáng khích lệ của KPMG trên con đường phát triển đó. Có thể nói, KPMG vẫn luôn xứng đáng là một trong bốn Big4 tại Việt Nam. Sự phát triển của chính bản thân KPMG đã góp phần không nhỏ trong suốt quãng đường phát triển của ngành kiểm toán non trẻ tại Việt Nam. c) Một số kết quả đạt được trong quá trình hoạt động của KPMG * KPMG quốc tế KPMG là một trong những hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới, hoạt động rộng khắp trên toàn cầu. Sự thành công của KPMG được biết đến qua các kết quả và tốc độ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền. Kết quả hoạt động của KPMG trên toàn cầu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1: Chỉ tiêu doanh thu qua một số năm của KPMG Năm Doanh thu (USD) Tốc độ tăng trưởng 2001 10.320.000.000 - 2002 10.720.000.000 3,8% 2003 12.160.000.000 13,4% 2004 13.765.000.000 13,1% 2005 15.700.000.000 14% 2006 16.900.000.000 7,7% 2007 19.810.000.000 17,22% 2008 22.700.000.000 14,59% * Công ty TNHH KPMG Việt Nam: Doanh thu hàng năm Khi mới thành lập, vốn đầu tư ban đầu của KPMG là 1 triệu USD và số vốn này được tăng lên 4 triệu USD vào tháng 4 năm 1998 nhằm phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Kết quả của việc mở rộng hoạt động kinh doanh này là số lượng khách hàng của KPMG Việt Nam tăng lên đáng kể, đặc biệt là những đối tượng khách hàng trong lĩnh vực sản xuất. Doanh thu hàng năm tăng trưởng đạt mức cao với tốc độ trên 10% mỗi năm. Năm 2005, doanh thu của KPMG là 92.768 triệu đồng, sang năm 2006 là 133.568 triệu đồng, xếp thứ 3 trong số mười công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của năm 2006 so với năm 2005 là 44%. Sang năm 2007, doanh thu là 233.478 triệu đồng, vươn lên trở thành doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trong Big4. Sự thay đổi trong quy mô nhân sự Năm 2007, với nhu cầu mở rộng quy mô, công ty TNHH KPMG Việt Nam đã chuyển Văn phòng về tầng 16 tòa nhà Pacific Place (số 83B đường Lý Thường Kiệt). Đồng thời với việc mở rộng Văn phòng là số lượng nhân sự cũng tăng lên mạnh mẽ. Đặc biệt là trong năm 2008, công ty TNHH KPMG Việt Nam đã tuyển gần 300 nhân sự ở cả hai Văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc làm này thể hiện quyết tâm rất lớn của lãnh đạo công ty trong một môi trường cạnh tranh rất quyết liệt của các công ty kiểm toán hiện nay. Năm 2007, số lượng nhân viên của KPMG Việt Nam là hơn 500 người. Con số này đã tăng lên đến hơn 800 người trong năm 2008, với tốc độ tăng là 60% (một con số rất lớn). Mức thu nhập bình quân đầu người Trong năm 2008 vừa qua, mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của công ty, vậy mà KPMG Việt Nam vẫn đảm bảo mức tăng trưởng doanh thu ổn định, cũng như mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Năm 2008, mức bình quân thu nhập đầu người lên đến 13,7 triệu/người và KPMG Việt Nam tự hào là doanh nghiệp có mức thuế thu nhập cá nhân đóng góp hàng năm cho Nhà nước cao nhất trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Tổng số thuế đóng góp Trong 6 năm qua, tổng số thuế mà KPMG đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt trên 2.5 triệu USD. Đây là một con số khá lớn so với các công ty kiểm toán hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt năm 2003, KPMG được Bộ Tài chính tặng bằng khen ghi nhận những đóng góp của công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán-kiểm toán củaViệt Nam cùng với giải thưởng Rồng Vàng cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất. Tính đến nay, KPMG là công ty kiểm toán quốc tế duy nhất tại Việt Nam được nhận giải thưởng này. Triệu USD Biểu đồ 1.2: Kế hoạch tăng trưởng doanh thu của KPMG Việt Nam đến năm 2010 1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Năm Là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, yếu tố con người luôn được chú ý và coi trọng. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển của KPMG quốc tế cũng như KPMG Việt Nam. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý được áp dụng theo mô hình chung nhưng cũng có thể có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện của từng nước. Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH KPMG Việt Nam Phòng Hành chính Phòng Nhân sự Phòng Tin học Phòng Thuế Phòng Kiểm toán Phòng Tư vấn Phó Tổng Giám Đốc Khối nghiệp vụ Khối hành chính Phòng Kế toán Tổng Giám Đốc Bộ máy quản lý của công ty KPMG Việt Nam bao gồm Ban giám đốc giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô toàn công ty và các phòng ban chức năng. Các Giám đốc phụ trách của KPMG Việt Nam hầu hết đều là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Malaixia, Nhật Bản, Singapore, Philippin… Các nhân viên của công ty đều tốt nghiệp cao học hay đại học từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới cũng như trong nước. Một đặc điểm của công ty KPMG Việt Nam là mọi hoạt động của các văn phòng đều được quản lý một cách thống nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Công tác quản lý này được thực hiện một cách liên tục và diễn ra hàng ngày thông qua một hệ thống đường dẫn thông tin nội bộ của công ty. Tổng Giám Đốc: Có nhiệm vụ quản lý toàn diện các mặt hoạt động của công ty tại Việt Nam, trực tiếp quản lý các hoạt động của Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý các hoạt động của Văn phòng tại Hà Nội. Tổng giám đốc còn phụ trách xây dựng các chiến lược kinh doanh và đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ. Phó Tổng Giám Đốc: chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của Văn phòng tại Hà Nội, thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triển chung của công ty và có trách nhiệm báo cáo về tình hình của Văn phòng Hà Nội lên Tổng giám đốc. Các thành viên Ban Giám Đốc của công ty đều là các chủ phần hùn vốn (thường được gọi là Partner). Họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện các soát xét cuối cùng đối với một cuộc kiểm toán đồng thời là người đại diện cho công ty ký và ban hành các báo cáo kiểm toán hay thư quản lý tới khách hàng. Khối nghiệp vụ Bao gồm các phòng ban tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Phòng Kiểm toán, phòng Tư vấn và phòng Thuế. Nhiệm vụ của từng phòng ban được quy định cụ thể như sau: Phòng Kiểm toán: lại được chia thành bốn phòng nhỏ để chuyên về các lĩnh vực kiểm toán sau: Phòng Kiểm toán 1 (Audit 1): chuyên kiểm toán các tổ chức phi chính phủ (gọi tắt là N.G.O) và các dự án. Phòng Kiểm toán 2 (Audit 2) chuyên về kiểm toán các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Phòng Kiểm toán 3 và phòng Kiểm toán 4 (Audit 3, audit 4): chuyên kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, cả bốn phòng này đều đang hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là khả năng mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất đang là thế mạnh của công ty KPMG. Điều đó được thể hiện qua việc có tới 2 phòng kiểm toán chuyên về các doanh nghiệp sản xuất. Đứng đầu mỗi phòng kiểm toán là các giám đốc kiểm toán (còn gọi là các Senior Manager) người có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Phòng Thuế: thực hiện các dịch vụ tư vấn thuế và luật pháp nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và vận dụng theo đúng luật thuế, tuân thủ pháp luật và có các giải pháp tối ưu nhất về thuế. Hiện nay phòng Thuế là phòng duy nhất ở KPMG Việt Nam mà Partner là người Việt Nam. Phòng Tư vấn: công ty KPMG Việt Nam còn cung cấp một loạt các dịch vụ liên quan đến tư vấn tài chính để giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro trong các quyết định như: có nên mua hay bán doanh nghiệp, mở rộng các cơ hội kinh doanh, gia tăng vốn, phát hiện gian lận hay tích cực thu hồi đối với các tài sản không được sử dụng hiệu quả… Trong đó, được chia thành bốn gói dịch vụ lớn là: Tài chính tập đoàn Dự báo tài chính Dịch vụ tư vấn nghiệp vụ cụ thể Tái thiết doanh nghiệp Bên cạnh khối nghiệp vụ có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, KPMG còn tổ chức khối Hành chính bao gồm phòng Tin học, phòng Hành chính và phòng Kế toán, phòng Nhân sự. Khối Hành chính Phòng Hành chính: Thực hiện việc quản lý hành chính, bổ sung và sửa đổi các quy chế tài chính của công ty, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ đề xuất cách giải quyết vấn đề thu chi cho Ban Giám Đốc và thực hiện quản trị nội bộ. Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài chính kế toán của công ty, tổ chức tiền lương, cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ và đồ dùng cho toàn công ty. Phòng Tin học: Có nhiệm vụ cung cấp máy tính, phần mềm và đảm bảo quản trị hệ thống mạng cho toàn công ty. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp, hệ thống máy tính có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty có một đội ngũ những chuyên gia giỏi về máy tính. Những người này có trách nhiệm phối hợp với các chuyên gia phụ trách tin học ở các quốc gia khác trong mạng lưới hệ thống KPMG quốc tế để đảm bảo an ninh mạng và hiệu quả hoạt động của hệ thống máy tính. Phòng Nhân sự: đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyển lựa những nhân viên có năng lực gia nhập để gia nhập đại gia đình KPMG toàn cầu. Hàng năm phòng nhân sự sẽ tổ chức các đợt tuyển nhân viên vào công ty cho các vị trí phù hợp các bộ phận cho phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Có thể nói, việc tổ chức bộ máy quản lý tại KPMG Việt Nam là rất khoa học và phù hợp với loại hình hoạt động của công ty. Từ đó đã tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, năng động và mang tính chuyên nghiệp cao. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty TNHH KPMG Việt Nam được tổ chức theo mô hình tập trung. Tại trụ sở Hà Nội, kế toán sẽ tự ghi chép sổ sách và hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải lập và gửi báo cáo cùng các chứng từ liên quan cho chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh để lập báo cáo hợp nhất. BCTC hàng quý và năm được ghi tới đơn vị kinh doanh của KPMG quốc tế tại Thái Lan. Hoạt động giao dịch của phòng kế toán với khách hàng và trả lương cho nhân viên đều được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng nên có độ chính xác cao. Công ty sử dụng phần mềm máy tính để thực hiện hạch toán kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty KPMG Việt Nam Kế toán trưởng Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán thanh toán Đặc điểm hạch toán doanh thu, chi phí: Công ty tiến hành ghi nhận, quản lý doanh thu và chi phí theo từng hợp đồng kiểm toán. Từng khách hàng kiểm toán (hay hợp đồng kiểm toán) có một mã riêng. Toàn bộ chi phí liên quan đến 1 hợp đồng kiểm toán sẽ được tập hợp trên mã đó. Mỗi cấp nhân viên có một mức tính chi phí khác nhau, được gọi là Code để tính toán chi phí cho từng hợp đồng kiểm toán. Nhân viên kiểm toán càng có chức vụ cao thì Code càng lớn. Kế toán ước tính chi phí cho từng hợp đồng kiểm toán và từ đó đưa ra mức phí kiểm toán (Doanh thu). Đặc điểm quản lý thời gian làm việc và tiền lương: Thời gian làm việc của các nhân viên trong Công ty được thể hiện rất rõ qua Bảng thời gian làm việc mà mỗi cá nhân tự phải lập định kỳ mỗi tháng hai lần. Bảng thời gian làm việc này yêu cầu mỗi cá nhân phải ghi rõ là mình đã làm việc gì, cho khách hàng nào và trong thời gian nào. Sau đó, nó được các trưởng nhóm kiểm toán phê duyệt và chuyển qua các Thư ký của mỗi phòng. Các Thư ký sẽ tập hợp và chuyển qua phòng Nhân sự. Định kỳ một tháng hai lần, toàn bộ các nhân viên đều phải tự lập Bảng thời gian làm việc. Nếu ai nộp muộn sẽ bị cảnh cáo và có thể bị trừ lương. Đối với các nhân viên có thời gian làm việc thêm ngoài giờ sẽ được trả thêm tiền làm ngoài giờ khi được phê duyệt. Thời gian làm việc của nhân viên văn phòng do các quản lý cấp cao giám sát. Các nhân viên có chế độ nghỉ phép thì không bị trừ lương. Đối với sinh viên thực tập hoặc những nhân viên nghỉ quá số ngày quy định thì thời gian nghỉ sẽ được tính theo giờ để trừ lương. Bộ phận nhân sự sau đó tính ra lương phải trả cho các nhân viên, và chuyển cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán tiến hành ghi sổ, và trả lương cho các nhân viên vào ngày 25 hoặc 26 hàng tháng. Việc trả lương được thực hiện theo cơ chế không công khai. Do đặc thù công việc, toàn bộ số tiền lương trả cho nhân viên đều được chuyển khoản, không tiến hành trả lương trực tiếp bằng tiền mặt. PHẦN 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 2.1.1. Khái quát chung về phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính (KAM) Mục tiêu hoạt động của KPMG là phát triển thành công ty tư vấn toàn cầu nhằm chuyển hóa kiến thức thành giá trị cho khách hàng, đội ngũ nhân viên và cho cả cộng đồng xã hội. Với triết lý hoạt động này và kết hợp với những định hướng cũng như mục tiêu chiến lược trong suốt thời gian hình thành và phát triển, KPMG đã xây dựng cho mình một phương pháp kiểm toán riêng gọi là phương pháp kiểm toán KPMG viết tắt là KAM (KPMG Audit Manual). Đây là một chương trình phần mềm hỗ trợ kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Công cụ kỹ thuật chính của KAM là Vector được xây dựng trên nền tảng công nghệ của CaseWare International Inc và Groove Networks Inc được điều chỉnh bởi KPMG cho mục đích sử dụng của các kiểm toán viên ở các công ty thành viên trên toàn thế giới. Các đặc điểm chính của phương pháp này là: Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và các quốc gia tương ứng Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của các thử nghiệm cơ bản và đánh giá rủi ro hiệu quả cũng như các thử nghiệm kiểm soát: Mỗi khía cạnh của KAM tập trung vào việc kiểm tra nghiêm ngặt các báo cáo tài chính của công ty. Các rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính? Các thủ tục kiểm toán nào có thể xử lý được rủi ro này? Rủi ro sai sót lớn nhất nằm ở đâu? Hệ thống kiểm soát nội bộ làm giảm mức độ rủi ro này như thế nào? Các nghiệp vụ và số dư được tính toán và ghi nhận có chính xác không? Áp dụng phương pháp đa ngành với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành và am hiểu tường tận nội dung công việc và có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện kiểm toán: Khả năng thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng phụ thuộc vào sự hiểu biết tường tận về quy trình hoạt động, chính sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề báo cáo tài chính cụ thể của nghành. Các chuyên gia bao gồm cả các chuyên gia về thuế và quản lý rủi ro thông tin. Cung cấp nền tảng cho một phương pháp kiểm toán đồng bộ ở mọi nơi mà KPMG hoạt động, củng cố liên tục và phối hợp toàn cầu: KAM được thiết lập bởi các công ty thành viên KPMG và các chuyên gia trên thế giới tại 144 quốc gia. Điều này có nghĩa là ở bất cứ nơi nào có kiểm toán thì các nhân viên của KPMG sẽ được hướng dẫn với cùng một phương pháp kiểm toán, các quy trình, cách thu thập và ghi nhận bằng chứng kiểm toán đồng thời tăng cường tính đồng bộ toàn cầu thông qua các khóa đào tạo, giám sát công nghệ. 2.1.2. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Về cơ bản, quy trình kiểm toán do KPMG thực hiện cũng bao gồm các giai đoạn cơ bản theo trình tự chuẩn chung của KPMG toàn cầu, đồng thời căn cứ vào đặc điểm riêng biệt của từng quốc gia cũng như quy mô, ngành nghề của công ty khách hàng mà các kiểm toán viên có thể xây dựng một trình tự kiểm toán mang đặc điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng được kiểm toán. Đối với KPMG Việt Nam, phương pháp kiểm toán KAM là sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Áp dụng theo phương pháp này thì một quy trình kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm các bước: Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán Bước 2: Đánh giá kiểm soát Bước 3: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Bước 4: Hoàn thành kiểm toán Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán Đây là một trong những bước quan trọng nhất của công việc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng hơn rất nhiều trong các bước kiểm toán sau này vì giúp kiểm toán viên xác định được các lĩnh vực trọng yếu cần quan tâm đặc biệt, đánh giá môi trường kiểm soát và các phương pháp kiểm soát thích hợp, xác định rõ các chương trình kiểm toán cũng như bảng liệt kê những mục tiêu cần kiểm tra. Các kiểm toán viên sẽ nhận định các khoản mục có khả năng xảy ra rủi ro sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính thông qua việc phỏng vấn Ban Giám Đốc và các nhân viên khác của công ty, thực hiện các thủ tục phân tích, quan sát và kiểm tra. Cụ thể là các kiểm toán viên sẽ xem xét: Cơ sở lập báo cáo tài chính, lĩnh vực kinh doanh và ngành, các chính sách và thực tiễn kế toán, đánh giá hoạt động tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên sẽ xác định các khoản mục mà ước tính và đánh giá của Ban Giám Đốc có thể có ảnh hưởng trọng yếu trên báo cáo tài chính đồng thời phân tích độ lớn của các rủi ro phát hiện được và xác định các thủ tục tương ứng gắn liền với cơ sở dẫn liệu. Những cơ sở dẫn liệu này bao gồm tính đầy đủ, tồn tại, chính xác, đánh giá, quyền và nghĩa vụ và sự trình bày. Với mỗi mục tiêu, nhóm kiểm toán xác định một mức rủi ro và xác định sơ bộ việc kết hợp hiệu quả khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ riêng biệt và các số dư. Như vậy mục đích chính của bước này là xác định rủi ro của các chiến lược kinh doanh và rui ro của các sai phạm trọng yếu sau khi đạt được những hiểu biết về khách hàng. Do phần lớn khách hàng của KPMG đều là các khách hàng thường xuyên, hồ sơ được lưu trữ qua nhiều năm nên thực chất của việc thu thập hiểu biết về khách hàng là quá trình cập nhật những mục tiêu hoạt động trong năm và những ảnh hưởng của các mục tiêu đến các hoạt động chính của khách hàng. Vì vậy, chỉ với một khách hàng nhưng chương trình kiểm toán của KPMG có thể thay đổi qua các năm. Đây là một trong những sự khác biệt trong quá trình kiểm toán của KPMG so với các công ty kiểm toán khác. Bước 2: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Sử dụng các phương pháp đã thiết lập, KTV đánh giá hệ thống kiểm soát để đánh giá mức độ rủi ro về sai sót trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bao gồm: Đánh giá việc thiết kế và thực hiện các kiểm soát của toàn công ty Tìm hiểu các quy trình hạch toán và báo cáo có liên quan đến từng mục tiêu kiểm toán. Đối với việc xử lý các nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ tập trung xem xét các điểm có thể xảy ra rủi ro cao – nơi mà các sai sót có thể xảy ra. Đánh giá và xem xét các biện pháp kiểm soát chống gian lận Đánh giá các kiểm soát đã chọn ở các điểm có rủi ro cao mà các sai sót trọng yếu có thể xảy ra. Thực hiện “kiểm tra xuyên suốt chương trình – walkthrough test” bằng cách kiểm tra một nghiệp vụ xuyên qua các chu trình kế toán và các kiểm soát đã chọn để hiểu cách thức hạch toán và kiểm soát của khách hàng. Thực hiện các thử nghiệm để kiểm tra sự vận hành hiệu quả của các kiểm soát đã chọn. Trên cơ sở của những hiểu biết cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên thiết kế các thử nghiệm cơ bản sẽ thực hiện. Bước 3: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Kiểm toán viên kiểm tra các mục tiêu kiểm toán đã chọn bằng cách áp dụng các thủ tục phân tích cơ bản, kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai thủ tục trên cũng như thực hiện các thủ tục thử nghiệm cơ bản. Khi thiết lập các thử nghiệm cơ bản cần xem xét các đặc điểm của loại nghiệp vụ, số dư tài khoản, đánh giá rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu và tính hiệu quả của các kiểm soát liên quan đến các rủi ro này. Các thử nghiệm cơ bản ở trong bước này có thể bao gồm: Áp dụng thủ tục phân tích để xác nhận sự ước tính của kiểm toán viên đối với số dư tài khoản; kiểm toán chi tiết các chứng từ bổ sung cho các nghiệp vụ riêng biệt ví dụ như hóa đơn; xác nhận số dư và các thông tin liên quan trực tiếp với bên thứ ba như các ngân hàng; kiểm kê tài sản; kiểm tra tính khách quan của các giả thiết, chất lượng của các dữ liệu và tính toán các ước tính kế toán có liên quan; kết luận về các vấn đề kế toán trọng yếu có liên quan; kiểm tra báo cáo tài chính, đối chiếu với các sổ sách kế toán có liên quan. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu phức tạp bằng máy vi tính sẽ giúp kiểm toán viên kiểm tra sổ sách kế toán và truy xuất các dữ liệu để kiểm tra. Sau đó kiểm toán viên sẽ xem xét bằng chứng kiểm toán thu thập đầy đủ và thích hợp hay chưa hoặc có cần làm thêm thủ tục khác nữa hay không. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường hoặc kết quả trái ngược, kiểm toán viên sẽ kiểm tra vấn đề này và nếu có thể sẽ thực hiện thêm các thủ tục và đưa ra kết luận cho từng mục tiêu kiểm toán. Bước 4: Hoàn thành kiểm toán Kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả và lập Báo cáo kiểm toán cùng với Thư quản lý để gửi cho khách hàng. Thư quản lý nêu lên các yếu điểm của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng mà kiểm toán viên phát hiện ra trong suốt quá trình kiểm toán. Việc lập Báo cáo kiểm toán tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chấp nhận. Khi công việc kiểm toán kết thúc cũng là lúc kiểm toán viên lập xong Báo cáo kiểm toán. Nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh hay sửa đổi lại Báo cáo tài chính của khách._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5818.doc
Tài liệu liên quan