LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO ngày 7/11/2006 đã gây ảnh hưởng lớn mạnh đến nên kinh tế Việt Nam, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty nước ngoài. Từ tính cạnh tranh đó làm cho chức năng của marketing ngày càng quan trọng hơn, rất nhiều công ty sản xuất hàng hoá dịch vụ đã nhìn nhận lại về vấn đề marketing của công ty, từ đó có tầm nhìn tổng quan hơn trong việc lập chiến lược kinh doanh. Hiện nay với tốc độ tă
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty TNHH Hàn Việt ( HAVICO ) (Marketing), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trưởng kinh tế như thế này, thu nhập bình quân của người dân tăng lên làm cho họ quan tâm đến chất lượng của cuộc sống hơn, điều đó phản ánh thông qua việc lựa chọn hàng tiêu dùng và dịch vụ cho mình kỹ hơn. Sau khi làm việc mệt mỏi với đầy sức ép người tiêu dùng đã tìm cho mình bộ chăn, ga, gối, đệm thật đẹp và có giấc ngủ ngon cho mình; cũng như các đôi tình nhân chuẩn bị kết hôn cũng hăng say trong việc lựa chọn chúng.
Là một công ty sản xuất và cung cấp chăn, ga, gối, đệm cao cấp cho hộ gia đình và tổ chức, công ty Hanvico là một công ty có vị trí trong hàng của của Việt Nam về ngành nghề này, qua thời gian thực tập tại công ty em đã thu tập được một số thông tin để viết báo cáo tổng hợp này với sự hướng dẫn của Th.s Phạm Hồng Hoa và sự giúp đỡ của anh chị tại công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này để đánh giá năng lực của công ty và có một số kiến nghị kèm theo dựa trên kiến thức đã học.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT.
Lịch sử ra đời và phát triển.
Công ty TNHH Hàn Việt ( HAVICO ) với thượng hiệu Blue Sky và slogan “Ấm áp như lòng mẹ” được thành lập theo giấy phép thành lập số 4804 do UBND TP Hà Nội cấp ngày 25/11/1999 và giấy đăng ký kinh doanh số 073339 ngày 30/11/1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp.
Ngày 17/11/1999, công ty Hàn Việt chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, với trụ sở giao dịch của địa điểm sản xuất tại Km 9-Quốc lộ 1A-Thanh Trì-Hà Nội. Với cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn như: diện tích ban đầu của công ty chỉ khoảng 40m2, máy móc thiết bị chỉ có khoảng một hai chục chiếc và đội ngũ công nhân chỉ khoảng 50 người. Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của công ty.
Đến đầu năm 2002, công ty Hàn Việt đã chuyển cơ sở sản xuất cũ về địa điểm sản xuất mới tại Km 14-Quốc lộ 1A-Thanh Trì-Hà Nội, để đáp ứng những yêu cầu về mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển công ty.
Tháng 4/2002 công ty Hàn Việt được UBND TP Hà Nội ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất chăn, ga, gối, đệm cao cấp tại Km 14-Quốc lộ 1A-Ngọc Hồi-Thanh Trì-Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng được phê duyệt cho thuê là 12.000m2 và chỉ trong vòng 8 tháng công ty đã xây dựng được một nhà máy sản xuất 4.000m2 với tổng giá trị xây lắp, san lắp mặt bằng và đền bù gần 3 tỷ đồng. Nhờ có cơ sản sản xuất mới và lắp đặt thêm một số dây chuyền như:
Dây chuyền sản xuất đệm bông tự động.
Dây chuyền sản xuất chăn tự động.
Dây chuyền sản xuất chăn đông.
Dây chuyền chần vải tự động
Dây chuyền chần chăn tự động.
Phân xưởng may túi.
Bằng sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên, với thành tích đã đạt được trong công tác sản xuất kinh doanh, từ năm 2003 – 2007 công ty đã được Nhà nước, Thành phố và các cấp khen tặng các doanh hiệu cao quý:
Năm 2003:
+ Bằng khen của UBND TP. Hà Nội tặng về thành tích “Trong tham gia các hoạt động xã hội”.
+ Bằng khen của Liên đoàn lao động TP. Hà Nội tặng về thành tích “Công tác hoạt động công đoàn vững mạnh”.
Năm 2004:
Được UBND TP. Hà Nội tặng thưởng cờ thi đua xuất sắc về thành tích “Trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển”.
Năm 2005:
+ Được UBND TP. Hà Nội tặng thưởng cờ thi đua xuất sắc về thành tích “Trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển”.
+ Huy chương khen thưởng của Tổng cục thuế về nghĩa vụ nộp thuế.
+ Giám đốc đạt danh hiệu “ Người tốt việc tốt” năm 2005 của TP. Hà Nội.
Năm 2006:
+ Được chủ tịch UBND TP. Hà Nội tặng bằng khen “công ty có thành tích xuất sắc phong trào thi đua năm 2006”.
+ Đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Năm 2007:
+ Cúp và Topten thương hiệu Việt
+ Quả cầu vàng
+ Ngôi sao Việt Nam
+ Tinh hoa Việt Nam
+ Giám đốc công ty được trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Lao động Thương binh xã hội năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
+ Đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
+ Được UBND TP. Hà Nội tặng thưởng bằng khen.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
( Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty )
Công ty
Xưởng sản xuất chăn, ga, gối
Nhà xưởng I
Xưởng sản xuất đệm bông PE
Xưởng sản xuất túi
Xưởng sản xuất đệm lò xo
Xưởng sản xuất kệ giường
Kho Nguyên vật liệu
Nhà xưởng II
( Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty )
Giám đốc
khối sản xuất
Giám đốc
khối kinh doanh
Phòng Marketing
Tổng giám đốc
Phòng thiết kế
Phòng
tổ chức hành chính
Giám đốc
khối văn phòng
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh công ty tổ chức nhiều bộ phận sản xuất còn gọi là nhà xưởng sản xuất. Đứng đầu mỗi xưởng là các đốc công quản lý hoạt động của xưởng. Trong mỗi xưởng lại được chia thành các tổ đội, các phân xưởng khác nhau để chuyên môn hoá công việc. Đứng đầu mỗi tổ là các tổ trưởng có nhiệm vụ nhận kế hoạch sản xuất từ giám đốc sản xuất, từ đó lập kế hoạch cụ thể cho tổ của mình.
+ Nhà xưởng I: Với diện tích là 3500 m2 xưởng này có chức năng và nhiệm vụ chính là chuyên sản xuất chăn, ga, gối và đệm bông. Xưởng này bao gồm các xưởng nhỏ:
- Xưởng sản xuất chăn, ga, gối: Xưởng này làm việc theo một dây chuyền liên tục. Mỗi bán sản phẩm của phân xưởng này là đầu vào của phân xưởng khác.
# Phân xưởng cắt: Gồm 30 người, có chức năng chính là lấy vải từ kho rồi sử dụng máy cắt và kéo để cắt vỏ chăn, ga, gối, đẹm theo kích thước quy định trong kế hoạch sản xuất.
# Phân xưởng may: 130 người, có chức năng vay và viền các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm.
# Phân xưởng chần thêu: 40 người, gồm 5 máy chần tự động khổ 3,2m, một máy chần cơ, 3 máy thêu 20 đầu. Chức năng chính của phân xưởng này là điều khiển và vận hành hệ thống máy móc để chần, thêu các văn hoa, logo lên các sản phẩm của công ty.
# Phân xưởng sản xuất mền chăn tự động: Gồm có 15 công nhân, quản lý và sử dụng các máy móc hiện đại như máy cân trộn xơ, máy trải xơ làm bông chăn hè, chăn đông, máy lồng bông chăn hè, chăn bông với cở…vv để sản xuất ruột chăn.
# Phân xưởng kiểm tra và đóng gói (KCS): Gồm 41 người có chức năng kiểm định lại chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp và đóng gói.
- Xưởng sản xuất đệm bông PE: Gồm có 42 người, năng suất 250 chiếc/ngày có chức năng chính là sản xuất ruột đệm bông với độ dầy 7cm, 9cm, 14cm và kích thước theo nhu cầu của khách hàng.
- Xưởng sản xuất túi: Có 40 người, 15 máy khâu công nghiệp, 2 máy cắt nilon chuyên sản xuất túi nilon dựng các sản phẩm của công ty.
+ Nhà xưởng II: Với diện tích là 3000 m2 chuyên sản xuất đệm lò xo và kệ giường.
- Phân xưởng sản xuất đệm lò xo PE: 28 người với năng suất 110 chiếc/ngày.
- Phân xưởng kệ giường: 8 người, năng suất 120 chiếc/ngày.
- Kho chứa nguyên vật liệu và sản phẩm: Gồm 5 người.
+ Tổng giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong tổ chức bộ máy của công ty, phụ trách về mội mặt và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và tài chính của công ty.
+ Các giám đốc chuyên trách: Dô tổng giám đốc công ty trực tiếp phân công, phân nhiệm công tác quản lý, có nhiệm vụ giúp cho tổng giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc về việc được phân công phụ trách.
+ Giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất của công ty.
+ Giám đốc kinh doanh: Là người có chức vụ tương đương với giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệu trong lĩnh vực tìm hiểu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế được giao.
+ Giám đốc điều hành khối văn phòng: Là người có chức vụ tương đương với 2 vị trên và chịu trách nhiệm về đời sống cho toàn công ty.
+ Các phòng quản lý và phân xưởng sản xuất: Các phòng quản lý tổng hợp làm chức năng tham mưu cho giám đốc chuyên trách bộ phận trong công tác quản lý được Tổng giám đốc giao, cụ thể:
+ Phòng tổ chức hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ lập kế hoạch lao động cho công ty, theo dõi quản lý, cân đối, tuyển dụng, giải quyết các thù tục hành chính của công ty, tổ chức các buổi họp.
+ Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ ghi chép, xử lý, phân tích các số liệu về hao động sản xuất kinh doanh của công ty, tính ra số tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên, tính ra số thuế phải nộp nhà nước…
+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch cho sản xuất của doanh nghiệp và của từng phân xưởng dựa vào những hợp đồng đã ký với khác hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của các phân xưởng, cân đối nguyên vật liệu, đôn đốc kiểm tra quá trình sản xuất, xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, đề nghị các chương trình kế hoạch đối với giám đốc.
+ Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tạo ra các mẫu mới, tiếp nhận các mẫu làm thử, làm định mức phụ liệu.
+ Phòng Marketing: Có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch marketing và tổ chức thực hiện chúng.
+ Các phân xưởng: Có nhiệm vụ điều hành sản xuất của phân xưởng đó, tiếp nhận và thực hiện kế hoạch sản xuất để đáp ứng kịp tiến độ theo đơn đặt hàng.
3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Công ty Hanvico hoạt động với ngành nghề chính: Sản xuất hàng may mặc, với nhiệm vụ chủ yêu là sản xuất và tiêu thụ chăn, ga, gối, đệm cao cấp phụ vụ gia đình, khách sạn, bệnh viện, và trường học.
- Sản phẩm dành cho khách sạn: Chăn, ga, gối, đệm, khăn vải, khăn bàn, váy ghế, tấm trang trí, kệ giường, đầu giường, khăn tắm, áo tắm, thảm chân… Đặc biệt Công ty còn cung cấp sản phẩm chăn, đệm và gối làm bằng chất liệu long cho các khác sạn 5 sao khi có yêu cầu.
- Sản phẩm dành cho gia đình: Chăn, ga, gối, đệm.
- Sản phẩm dành cho nhà hàng: Khăn mặt, khăn bàn, váy ghế, tấm trang trí.
NĂNG LỰC SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Năng lực quản lý chung.
Để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục 2 nhà xưởng này bố trí tương đối gần nhau và gần kho nguyên vật liệu. Đặc biệt với những phân xưởng mà sản phẩm của phân xưởng này là đầu vào của phân xưởng khác thì được bố trí ngay trong cùng một nhà xưởng. Công tác quản lý rất chặt chẽ, việc lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ và chấm công rất khoa học. Đó là do sự nhìn nhận vấn đề đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo với sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa giám đốc chuyên trách này với giám đốc chuyên trách kia. Nhà lãnh đạo được đào tạo về trình độ học vấn và kỹ năng quản lý từ các trường đại học trong và ngoài nước.
Công ty đã lập ra phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (2005-2010) để đạt được mục tiết chiến lược mà đã đặt ra như sau:
- Chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền cong nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng ngành, hàng kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tích cực củng cố, mở rộng thị trường, phấn đấu tăng doanh số bình quân hàng năm từ 20% - 30%, trong đó năm 2008 đạt 2007 đạt 150 tỷ đồng.
- Từng bước hiện đại hoá phương tiện làm việc và quản lý, thực hiên hên thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
- Đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động, tiếp tục mở rộng sản xuất để thu hút thêm lao động vào làm việc cho công ty. Phấn đấu thu nhập bình quân tắng từ 15% - 20%.
- Củng cố và kiện toàn tổ chức, tăng cường đoàn kết nội bộ, quyết tâm giữ vững và phát huy các danh hiệu đã đạt được.
Phát huy vai trò hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tiếp tục tổ chức tốt các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phong trào tiết kiệm, chống lãnh phí, trống tệ nạn xã hội. Xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cao góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
Hệ thống thông tin phản hồi từ công nhân viên đến phòng ban quản lý chuyên trách thông qua việc thông báo trực tiếp với nhân viên quản lý nhà xưởng, thông qua hòm thư của công ty. Thư ký sẽ là người kiểm tra hòm thư hàng ngày để phản ảnh thông tin kịp thời cho nhà quản lý cấp trên giải quyết. Thông tin của công ty được thông báo ở trên bảng thông báo ngoài trời để cho công nhân viên bộ phận sản xuất được biết, còn đối với nhân viên văn phòng sẽ được giao nhiệm vụ trực tiếp từ ban lãnh đạo phòng ban của mình.
Ban lãnh đạo có tầm nhìn xa để mở rộng kinh doanh của công ty về việc tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng đang có. Công ty đã mở rộng thêm chi nhánh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại các tỉnh TP lớn như: Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Tận dựng lợi thế trong việc cung ứng cho khách hàng tổ chức cũng như là các khách sạn lớn khắp nước để đảm bảo uy tín và đạt được mục tiêu kinh tế lớn. Nhưng ngược lại họ không nghĩ đến đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn mà chỉ quan tâm tới đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty mà thôi, việc này có thể dẫn đến sự chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn đối với Công ty.
Chiến lược của công ty được dựa trên mục tiêu chung của công ty đưa ra, trong đó các phòng ban chức năng có liên quan phải thực hiện kiểm tra xem xét tính khả thi của chiến lược đó như: nguồn lực của công ty, khả năng tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của phân xưởng… Nhưng công việc này sẽ phải thực hiện trong khoảng 2 tháng, sau đó thông báo cho ban lãnh đạo cấp trên để ra quyết định cuối cùng.
Công ty có bộ phận tổ chức quản lý chuỗi cung ứng khác tốt bằng cách xây dựng các nhà máy phân xưởng I và phân xưởng II cùng một khu để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian trong quy tình sản xuất sản ra phẩm. Dây chuyền sản xuất liền kề nhau sẽ được lắp đặt máy ở gần nhau để quá trình tạo ra sản phẩm được diễn ra liên tục.
Từ những thông tin trên cho thấy rằng công ty Hanvico có năng lực quản lý chung tương đối tốt với hệ thống quản lý các phân xưởng, máy móc và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, hệ thống kiểm soát của quản lý rất chặt chẽ. Nhưng với việc quản lý tốt đó thì công ty vẫn còn hạn chế về việc kiểm định tính khả thi của kế hoạch đó chính là phải mất thời gian đến 2 tháng, làm cho công việc tiếp theo chậm trãi.
Năng lực tài chính.
Mặc dù quy mô ban đầu của công ty còn nhỏ bé với số vốn chỉ là 1 tỷ đồng nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường ngày càng cao nên quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Đến năm 2006, tổng nguồn vốn của công ty đã lên tới 82,3 tỷ đồng, trong đó 31 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu và còn lại là vốn đi vay. Trong những năm gần đây hoạt động của doanh nghiệp liên tục tăng trưởng, lợi nhuận tăng do vốn chủ sở hữu tăng, đồng doanh nghiệp cũng tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng do đó mà công ty luôn tự chủ được về vốn.
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty.
ĐVT: Nghìn VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng nguồn vốn
42.779.440
56.728.068
82.304.153
Nợ phải trả.
35.234.156
49.195.722
74.796.155
Tài sản ngắn hạn
25.808.407
36.790.434
58.591.278
TSCĐ
16.971.033
19.933.633
23.713.017
Tổng doanh thu
15.123.380
35.878.392
43.511.235
Tổng giá vốn hàng bán
11.074.028
33.393.429
38.008.463
Lợi nhuận sau thuế
387.620
400.251
602.347
Tổng số nộp ngân sách
2.878.273
3.779.01
4.376.268
Trong đó thuế nhập khẩu:
1.153.217
1.555.531
2.059.623
Số lao động chính của doanh nghiệp (người)
240
290
300
Thu nhập bình quân của người lao động/tháng
1.100
1.450
1.400
Qua một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trên ta thấy:
Tổng nguồn vốn, tài sản ngắn hạn, TSCĐ của công ty ngày càng tăng cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng ngày một tăng, năm 2006 chiếm 90% nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp lớn cũng như đã biết cách chiếm dụng vốn của người khác.
Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Điều này có được là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi và sự phấn đấu không mệt mỏi của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Nó cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Đây là kết quả của việc khai thác, quản lý sử dụng một cách hợp lý tất cả các nguồn lực.
Năng lực sản xuất.
(Danh mục một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty Hanvico)
STT
Tên máy móc
Số lượng
STT
Tên máy móc
Số lượng
1
Máy chần ga
3
9
Máy đánh bông
1
2
Máy chần đệm
2
10
Máy trải bông
1
3
Máy chần chăn
2
11
Máy trộn bông
1
4
Máy thêu
1
12
Máy cắt đệm bông
2
5
Máy cắt vải
3
13
Máy cuốn lò xo
3
6
Máy cuộn vải
1
14
Máy dập đầu lò xo
3
7
Máy cuộn chỉ
1
15
Máy khâu
80
8
Máy vắt sổ
5
16
Các loại máy khác
Hầu hết máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đều được nhập khẩu từ nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Toàn bộ máy móc được sản xuất vào những năm 1995 – 2004 cho nên thuộc thế hệ mới, có chất lượng tốt và hiện đại, trong số đó có nhiều máy móc tự động: máy thêu, máy kệ giường vv. Sau đây là các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
3.1. Quy trình sản xuất chăn
3.1.1. Quy trình sản xuất chăn đông
- Nguyên liệu:
+ Bông PE: Bao gồm các loại:
D15
: Tạo độ cứng và độ đàn hồi
D2
: Mềm mại
D7
: Có silicon (PE hột)
D7
: Không silicon
+ Vải
- Quy trình sản xuất:
+ Vỏ chăn đông
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất vỏ chăn đông
Cắt
May
Hoàn thiện
+ Ruột chăn đông
Sơ đồ 2.: Quy trình sản xuất ruột chăn đông
Đánh bông
Máy trộn
Máy cán
Máy trải
Chụp túi
May
Hoàn thiện
Bông PE các loại được lấy theo tỷ lệ thích hợp với từng loại chăn rồi trải ra dải truyền của máy trộn. Nhờ sự chuyển động của dải truyền này mà bông được đưa đều vào máy trộn. Với một máy áp suất lớn, máy trộn đánh tan từng sợi bông, đảo đều rồi cũng nhờ lực đẩy lớn của áp suất mà đẩy bông lên cao trước khi vào máy trộn cơ. Nhờ hệ thống trộn cơ này mà bông được tập hợp lại vào khay, mỗi khi khay đầy bông, một hệ thống tự động sẽ đẩy bông sang máy cán. Tại đây, bông được đan lại và chuyển ra ngoài, độ dày của dải bông được điều chỉnh tại đầu ra của máy cán. Cũng nhờ sự chuyển động linh hoạt của các dải truyền cơ, dải bông được máy trải kéo lên rồi trải từng lớp lên nhau tạo độ dày của chăn. Độ dài, rộng của chăn được điều chỉnh phù hợp trong các tay trải ở giai đoạn này. Khi độ dày đã thích hợp, bông được chụp vào túi sau đó chuyển qua may xung quanh và may ô vuông để cố định các bông trong túi. Ruột chăn có thể được chần hoa văn hoặc không tuỳ theo nhu cầu của khách hàng cũng như tuỳ loại chăn. Sau khâu hoàn thiện, ruột chăn được đóng gói theo từng cái.
3.1.2. Quy trình sản xuất chăn hè
Cũng giống như sản xuất ruột chăn đông, bông được trộn, cán rồi trải đều. Tuy nhiên, lớp trải được chuyển trực tiếp vào giữa của hai lớp vỏ chăn đã được cắt trước. Tiếp đó, hỗn hợp này được kẹp cố định rồi chuyển qua máy chần. Sau khi chần xong, chăn được đưa qua tổ cắt rồi may xung quanh và may liền trước khi chuyển qua khâu hoàn thiện.
3.2. Quy trình sản xuất ga
Cắt
Hoàn thiện
May
Cắt
Chần
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất ga
Vải được chuyển từ kho qua tổ cắt cùng với một lớp vải lót ở dưới và một lớp bông PE 6oz; 8oz (là bông một lớp sau giai đoạn cán trong quy trình sản xuất chăn đông) sau đó, được chần theo các hoa văn khác nhau, độ dày thưa khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu và tính thẩm mỹ của từng loại ga. Tiếp theo, ga được chuyển qua cắt lại trước khi chuyển qua giai đoạn may và hoàn thiện.
3.3. Quy trình sản xuất gối
- Vỏ gối
Hoàn Thiện
May
Cắt
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất vỏ gối
- Ruột Gối
Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất ruột gối
Hoàn Thiện
May
Cắt
Sử dụng bông PE hột: Bông PE hột được đánh tan rồi đưa ra ngoài. Nhân viên nhồi gối trực tiếp đưa bông này vào vỏ ruột gối với một khối lượng được quy định rõ, sau đó, được chuyển qua may ruột gối.
3.4. Quy trình sản xuất đệm
3.4.1. Đệm bông PE
Vỏ đệm
May
Là
Hoàn thiện
Cắt
Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất vỏ đệm bông PE
- Ruột đệm
Cắt
Làm nguội
Lò ép
Dây chuyền
Máy trải
Máy cán
Máy trộn
Máy ăn
Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất ruột đệm bông PE
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của máy trộn, máy cán, máy trải trong quy trình này hoàn toàn giống các máy tương tự trong sản xuất ruột chăn đông. Chỉ có điều bông được cán và trải ở hai hệ thống mắc song song. Cuối cùng, hai máy trải này cùng trải vào một dây chuyền để tạo độ dày của lớp bông PE. Sở dĩ cần hai hệ thống cán và trải bởi vì, để ép thành đệm, độ dày của lớp bông PE là rất lớn mà một hệ thống thì không thể đáp ứng được tốc độ cán và trải ấy. Dây chuyền đưa bông PE qua lò ép bằng nhiệt. Tại đây, bông được ép thành đệm với độ dày khác nhau (5cm, 7cm, 9cm). Dây chuyền tiếp tục với máy làm nguội để đưa đệm đã ép về nhiệt độ bình thường. Máy cắt với các mắt điện tử giúp lấy được chính xác các tấm đệm bông PE có kích thước phù hợp. Sau giai đoạn này, từng lõi đệm còn được kiểm tra trước khi được đưa ra bọc vỏ và đóng gói.
3.4.2. Đệm lò xo PE
May
Hoàn thiện
Bắn bông PE
Bắn khung
Đan lò xo
Lò ủ
Máy rập
Bắn vải
Máy quấn lò xo tự động
Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất đệm lò xo PE
Thép φ2,4 được đưa vào máy quấn lò xo tự động, đầu ra của máy quấn lò xo là các lò xo chưa hoàn thiện. Máy dập giúp hoàn thiện lò xo bằng cách dập các đầu dây lò xo và tạo mặt bằng hai đầu. Tiếp đó, lò xo đã hoàn thiện được đưa vào lò ủ. Chính tại đây, độ đàn hồi của lò xo đạt mức độ như mong muốn. Bước tiếp theo của quy trình, các lò xo rời rạc được đan lại với nhau thành các dải dài, rồi các dải lại được đan lại với nhau thành phần lõi của đệm. Đan lò xo có thể được thực hiện bằng máy hay đan thủ công. Khung lò xo được làm bằng thép φ10, được uốn theo kích thước mong muốn của đệm. Khung không chỉ giúp cố định phần lò xo (lõi của đệm) mà cũng chính khung lò xo tạo thành khung của đệm nhờ sự giúp sức của giá xung quanh. Tại bước 6, toàn bộ hệ thống lò xo được bắn bao quanh bởi một lớp bông PE dày 0,5cm. Bước 8, đệm lò xo PE được chuyển qua bàn bắn vải. Vải phủ là một tấm trải bao gồm một lớp vải ngăn cách ở trong cùng, một lớp bông 6oz, một lớp mút 1cm, một lớp mếch và một lớp vải gấm PSC đã được chần. Trước khi hoàn thiện, đệm được chuyển qua khâu may. Tại đây, đệm được may viền xung quanh cũng như may nhãn mác.
3.4.3. Đệm lò xo túi
Các lò xo được bọc trong một chiếc túi Polyester giúp bảo quản lò xo, tạo độ khô ráo, kéo dài tuổi thọ cũng như tránh tạo sự va chạm trực tiếp giữa các lò xo, không gây ra tiếng ồn. Về cơ bản, các bước tiếp theo của sản xuất đệm lò xo túi không khác gì so với đệm sản xuất lò xo PE.
Đối với việc nâng cấp thiết bị thì công ty luôn kiểm tra chất lượng của máy móc thông qua việc đánh giá năng suất mà máy móc có thể tạo ra sản phẩm theo từng tháng, từng quý và hàng năm. Có nhân viên quản lý trực tiếp các thiết bị là một nhân viên với một máy để kiểm soát được công suất và mức độc an toàn của quá trình sản xuất.
Đây là điều kiện tốt giúp cho công ty mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng, giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh những thuận lợi thì nó cũng đặt ra cho công ty những thách thức như: vấn đề về vận hành, sửa chữa khi có sự cố. Với lực lượng lao động hiện nay của công ty thì vẫn chưa vận hành và sử dụng được hết công suất máy móc hiện có, số lượng nhân viên có trình độ điều khiển và quản lý kỹ thuật còn ít.
Năng lực nhân sự.
(Bản cơ cấu lao động của công ty Hanvico)
Lao động
Tổng
Tăng (giảm)
Nam
Nữ
Trực tiếp
Tăng (giảm)
Gián tiếp
Tăng (giảm)
2004
256
24
10,34%
95
37,1%
161
62,9%
221
86,3%
22 11%
35
13,7%
2 6,06%
2005
338
82
32,03%
106
31,36%
232
68,63%
280
82,84%
59 26,7%
58
17,16%
25 65,7%
2006
392
54
15,97%
127
32,39%
265
67,61%
323
82,4$%
43 15,35%
69
17,6%
11 18,96%
Dực trên số liệu trong bảng cơ cấu lao động từ năm 2004 – 2006 tình hình lao động của công ty có những đặc điểm:
+ Số lượng lao động của công ty hàng năm đều tăng, việc tăng này xuất phát từ:
- Nhu cầu lao động của công ty.
- Mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Lao động gián tiếp của công ty tăng về mặt số lượng.
+ Trong cơ cấu lao động của công ty, lao động nữ chiếm nhiều hơn lao động nam. Nguyên nhân xảy ra cơ cấu như vậy là do tính đặc trưng về lao động của ngành may, đặc điểm của máy móc và công việc tạo ra. Ví dụ bộ phận làm đệm lò xo khi khung lò xo đan xong để vận chuyển sang khâu khác đòi hỏi người vận chuyển phải có sức khoẻ, vì khung lò xo nặng.
+ Do sản phẩm công ty mang tính thời vụ, từ năm 2004 hàng năm công ty lại thuê thêm khoảng hơn 50 người vào làm khi sản xuất bước vào thời vụ, nhằm đáp ứng kịp thời về nhân lực cho thời vụ sản xuất.
+ Lao động của công ty được trả lương theo hai hình thức: vào thời vụ trả theo hình thức khoán sản phẩm, nếu không vào thời vụ thì được trả một mức cố định hàng tháng.
Lao động của công ty là những người tuổi trẻ và tuổi làm việc từ khoảng 20 – 40 tuổi. Đối với lao động trực tiếp phải tốt nghiệp trường THPT, còn đối với lao động gián tiếp phải tốt nghiệp đại học. Những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ được sắp xếp ở bộ phận phân xưởng sản xuất, còn những người có trình độ chuyên môn về ngành kinh tế được xếp vào phòng ban kinh doanh.
Đối với hoạt động quản trị nhân lực của công ty thì Hanvico đã có quy định về hồ sơ tuyển dụng, trong đó có huấn luyện và đào tạo nhân viên cũ để cho họ thăng tiến hơn, làm việc tốt hơn. Người làm việc tốt sẽ được khen thường và người làm việc không hiệu quả sẽ bị nhắc nhở, đào tạo lại để cho họ làm tốt hơn. Hàng năm công ty đã khen thưởng cho những nhân viên làm việc tốt, có đoàn kết, không ngừng học hòi và cải thiện bản thân để làm tấm gương cho người khác. Đặt ra mục tiêu phấn đấu để củng cố và huy động họ làm việc trong môi trường tự nguyện và tự hoàn thiện công việc.
Với sự quan tâm của ban lãnh đạo và hiểu biết thông cảm trong việc quản lý nhân sự đã tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho công nhân viên, giám đốc thường xuyên đến tận nơi sản xuất hỏi thăm nhân viên và kiểm soát qúa trình sản xuất đó. Từ đó tạo nên sự gắn bó giữa ban lãnh đạo với người lao động cấp dưới làm cho họ giảm bớt sự căng thẳng và sức ép về phía công việc mà học đang làm.
Những đặc điểm trên đang có những tác động nhất định trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: chẳng hạn như số lượng lao động tăng, làm tăng hiệu quả sử dụng máy móc, làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất, quy mô doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, mức sống của công nhân viên tốt hơn là cho họ có động lức tốt hơn. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh rất tốt của công ty trong những năm vừa qua.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY.
Năng lực marketing.
Thông qua đánh giá và lựa chọn khách hàng mục tiêu, việc tìm kiếm thị trường mới, và việc lập chiến lược kinh doanh cho thấy rằng công ty đang hoạt động theo định hướng marketing. Công ty có phòng marketing riêng và có bộ máy tổ chức hoạt động như sau:
Sơ đồ tổ chức marketing của công ty
Phòng Marketing
Bộ phận phụ trách khách hàng là tổ chức
Bộ phận phụ trách khách hàng là hộ gia đình
Phòng marketing của công ty được phân ra làm hai bộ phận:
- Bộ phận phụ trách mảng khách hàng là tổ chức: Bộ phận này bao gồm có 10 nhân viên kinh doanh được phân chia phụ trách các khu vực thị trường khác nhau. Mỗi nhân viên có trách nhiệm lên kế hoạch để thực hiện các hoạt động marketing theo sự chỉ đạo của trưởng phòng marketing trong khu vực địa bản của mình.
- Bộ phận phụ trách mảng khách hàng là hộ gia đình: Bộ phần này có 5 người, trong đó có 3 người phụ trách thị trường miền Bắc, 1 người phụ trách thị trường miền Trung và 1 người phụ trách thị trường miền Nam. Mỗi nhân viên này có trách nhiệm tiếp nhận đơn đặt hàng từ các đại lý thuộc khu vực của mình, đồng thời thu thập các thông tin về khách hàng cho công ty.
Nhìn chung số lượng nhân viên marketing vẫn mỏng chưa bao quát được hết thị trường, chưa thực hiện được hết chức năng vừa nhiệm vụ của mình. Mặc dù có trình độ kiến thức cao nhưng lại thiếu kinh nghiệm làm việc trên môi trường cạnh tranh rộng lớn. Sự phối hợp giữa bộ phận marketing với bộ phận khác chưa được hiệu quả tốt do nguồn nhân sự của phòng ban còn chưa đủ và chưa được sự giúp đỡ tận tình của phòng tài chính về khả năng thanh toán của khách hàng.
Phân tích môi trường marketing.
.Môi trường marketing vĩ mô.
- Nhân khẩu học: Với tốc độ tăng dân số và tỷ lệ hôn nhân của Việt Nam hiện nay ngày càng tăng đã làm cho nhu cầu về mặt hàng của công ty ngày càng tăng thêm, từ đó đòi hỏi công ty phải có quy mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng như cầu và cải tiến sản phẩm cho phù hợp đối tượng khách hàng của công ty.
- Kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống người dân được cải thiện vì vậy họ ngày càng quan tâm đến chất lượng sông của bản thân làm cho họ có tiếng nói hơn, có quyền lựa chọn hơn về các hàng hoá mà họ đang tiêu dùng. Vì thế ngoài sự tăng lên về cầu thì công ty còn phải đối mặt với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển hệ thống dịch vụ tốt hơn.
- Tự nhiên: Với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên như hiện này, làm cho công ty phải nhập khẩu bông từ Trung Quốc, do vậy làm tăng chi phí đầu vào cũng như chi phí sản xuất gây nên tăng giá thành sản phẩm hoặc phải giảm lợi nhuận để giữ chân những khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
- Khoa học kỹ thuật: Do sự tăng trưởng và đổi mới công nghệ ngày không ngừng phát triển cho nên máy móc thiết bị sẽ bị lỗi thời và hiệu quả sản xuất không được cao nữa, nhưng việc cải tiến máy móc thiết bị phải đòi hỏi khoản vốn rất lớn mà công ty phải cân nhắc, càng tăng thêm máy móc hiện đại càng giảm được chi phí nhân công lao động trực tiếp nhưng ngược lại sẽ làm tăng thêm số người thất nghiệp mà có thể gây nên sự mất ổn định về xã hội, tệ nạn xã hội.
- Chính trị - luật pháp: Khi Việt Nam đã gia nhập WTO tất cả các luật thương mại được điều chỉnh, các khoản thuế nhập khẩu hàng hoá ngoài nước được cắt giảm làm cho xu hướng tiêu hàng ngoại tăng lên. Do vậy công ty phải cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong địa bàn của mình. Luật bảo vệ môi trường bắt buộc công ty phải nghiêm túc xây dựng hệ thống nước thải và tạo môi trường trong sạch đối với khu vực xung quanh.
- Văn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5757.doc