Phần 1
Tổng quan về Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
1.1.1- Lịch sử hình thành
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986) đã quyết định đổi mới kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước. Từ đó đến nay đất nước ta đã có sự thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… và đạt được những thành tựu to lớn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trư
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến (KT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng thế giới. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời. Do vậy rất nhiều loại hàng hóa, trang thiết bị, vật tư chúng ta chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cùng với xu thế phát triển đó, nhà nước và chính phủ lại có chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các công ty TNHH, DNTN, công ty cổ phần… hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước. Rất nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa đã thu được hiệu quả cao.
Theo xu thế đó, Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến đã ra đời do ông Nguyễn Minh Tiến là giám đốc, và hiện nay do bà Lê Thị Khánh Lan là giám đốc.
1.1.2 Giới thiệu về Công ty
Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến là một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở chính tại số 107 - D1 – Lương Định Của – Đống Đa – Hà Nội
Công ty được thành lập theo quyết định thành lập số 2179 GP/UB – UBND Thành Phố Hà Nội ngày 7/12/1995.
Giấy phếp đăng ký kinh doanh số 0102044023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội ngày 9/10/2002.
Ngành nghề kinh doanh:
Chuyên cung cấp các loại giống rau, củ, quả với mạng thị trường rộng lớn trên toàn miền Bắc.
Hoạt động chủ yếu là nhập khẩu, đóng gói và cung cấp các loại giống rau, củ, quả.
Trong điều kiện chung, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự năng động, sáng tạo và nhạy bén trong điều hành của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên, Công ty ngày càng mở rộng qui mô kinh doanh. Công ty làm ăn ngày càng có lãi; đóng góp thuế cho nhà nước đầy đủ và tạo công ăn việc làm cho người lao động một cách ổn định.
Tại thời điểm thành lập, Công ty có số vốn điều lệ là: 2.000.000.000 VNĐ
Trong thời gian tới Công ty có xu hướng phát triển mới đó là mở rộng thị trường sang một số tỉnh miền Trung và mở rộng sang kinh doanh các loại giống hoa theo mùa vụ và thích hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng.
Hiện nay, Công ty đã có thị trường tiêu thụ ở một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang… và một số tỉnh khác.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy
GI¸M §èC
Phòng Kế Toán
Phòng Tổ chức hành chính
Các cửa hàng
Phòng Kinh doanh
Văn phòng chính:của Công ty được đặt tại số 107 – D1 – Lương Định Của – Hà Nội. Ngoài trụ sở chính Công ty còn có các cửa hàng.
Ban quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp, ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo trực tiếp xuống toàn Công ty. Do vậy việc tổ chức quản lý điều hành chung toàn Công ty là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và thư ký. Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau; mối quan hệ chỉ đạo và quan hệ cung cấp thông tin cho nhau một cách chặt chẽ kịp thời, đảm bảo hoàn thành các công việc được giao.
Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của Công ty, vạch ra chiến lược kinh doanh, ra các quyết định cuối cùng và là người đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý của nhà nước.
Phòng tổ chức hành chính: Đây là phòng quan trọng của Công ty. Phòng này có nhiệm vụ chính về tổ chức nhân sự, tổ chức lao động, bố trí nhân viên ở các vị trí công việc hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phòng còn tổ chức lao động tiền lương, tiền công, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách, chế độ với người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường, theo dõi mặt hàng bán ra của Công ty để lên kế hoạch mặt hàng, liên hệ nhà cung cấp. Phòng có trách nhiệm theo dõi tất cả số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho; Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kinh doanh trình giám đốc; Lập báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh của Công ty; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh. Phòng Kinh doanh còn được giám đốc ủy quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán, tạo nguồn hàng cung ứng cho các đơn vị và trực tiếp tham gia kinh doanh.
Phòng kế toán: Là đơn vị tham mưu cho giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán toàn công ty; thực hiện đúng các chế độ quy định về nguồn vốn, tài sản và các chế độ khác của nhà nước, có kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm trình Giams đốc; hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê kế toán, các quy định của nhà nước trong công tác kế toán và luật thuế; tổng hợp quyết toán tài chính và phân tích tình hình tài chính hàng tháng, quý, năm; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo chế độ quy định của nhà nước.
Các cửa hàng là nơi tiêu thụ cũng như kế hoạch cung ứng hàng hóa cho những kỳ tiếp theo. Để tiếp cận thị trường Công ty tổ chức hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh có nhiệm vụ kinh doanh tại thị trường nội thành và một số huyện lân cận.
1.3. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.1 Đặc điểm kinh doanh
Với một Công ty thương mại thì hoạt đông kinh doanh là việc mua sản phẩm hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa. Đối với công ty TNHH giông rau quả Minh Tiến thì hàng hóa là các loại giống rau, củ, quả được nhập khẩu từ trại giống có uy tín ở tỉnh Triết Giang – Trung Quốc. Do vậy trong công ty có rất nhiều các sản phẩm hàng hóa khác nhau như: hạt cải xanh lùn Thanh Giang, hạt đậu đũa Trung Quốc, hạt cải ngọt Quang Phổ, hạt củ cải Hà Nội, hạt đậu Tứ Qúy, hạt cải xanh lá to,… Để đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa được thực hiện tốt, công ty xây dựng một hệ thống các đại lý phân phối lớn ở một số tỉnh Miền Bắc và các cửa hàng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với phương châm luôn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và giữ chữ tín với khách hàng, cùng với các phương pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý mà sản phẩm tiêu thụ ngày càng lớn, năm sau cao hơn năm trước.
1.3.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa qua 2 kênh là bán buôn và ký gửi đại lý. Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng nhưng nhìn chung có một số nhóm khách hàng chính: các đại lý của công ty tại các tỉnh, các cửa hàng bán buôn tại Hà Nội và các khách hàng khác. Các đại lý và các cửa hàng bán buôn mua hàng qua các hợp đồng kinh tế.
1.3.2.1 Bán buôn
+ Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức mà trong đó hàng bán được xuất ra từ kho bảo quản của công ty. Bán buôn qua kho thể hiện dưới hai hình thức:
- Bán buôn qua kho theo phương thức giao hàng trực tiếp: theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho bên bán để nhận hàng. Bên bán xuất kho hàng hóa, giao cho đại diện bên mua. Bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì hàng hóa mới xác định là tiêu thụ.
- Bán buôn qua kho theo phương thức gửi bán : căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết, bên bán xuất kho hàng hóa; dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê để chuyển hàng hóa đến kho của bên mua hoặc địa điểm đã qui định. Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Chỉ khi nào bên mua kiểm nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng hóa đó mới xác định là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do bên bán chịu hay bên mua chịu là do thỏa thuận của hai bên. Nếu bên bán chịu thì chi phí đó ghi vào chi phí bán hàng.
+ Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: là phương thức mà công ty thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng hóa không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện dưới hai hình thức:
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: theo hình thức này bên bán vừa tham gia thanh toán cho bên cung cấp và bên mua.
- Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: theo hình thức này thực chất công ty thương mại đứng ra làm trung gian, môi giới cho bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng.
Bán buôn là phương thức được xem là phù hợp và đem lại tỉ trọng doanh thu lớn của công ty, khách hàng là các đại lý lớn và việc kinh doanh được thực hiện thông qua các hợp đồng ký kết giữa các bên. Do vậy phương thức bán buôn rất được doanh nghiệp đầu tư phát triển.
1.3.2.2 Bán lẻ
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị kinh tế tập thể mua hàng mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng; giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện. Bán lẻ thường có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Bán lẻ thu tiền trực tiếp.
+ Bán lẻ thu tiền tập trung.
+ Bán lẻ tự phục vụ.
+ Bán hàng tự động.
Tuy nhiên do đặc thù hàng hóa kinh doanh của công ty là các loại giống rau, củ, quả có giá trị thấp nên phương thức bán hàng lẻ đem lại tỉ trọng doanh thu nhỏ cho công ty nên không được đầu tư để phát triển.
1.3.2.3 Phương thức gửi hàng đại lý kí gửi hàng hóa
Là phương thức bán hàng mà trong đó công ty thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý; ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng hóa chuyển tới cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty cho tới khi công ty nhận giấy báo của cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán số hàng đã bán. Lúc này công ty thương mại mới mất quyền sở hữu số hàng đó.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến qua năm 2006 và 2007:
(ĐVT: VNĐ)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
±
%
1.
Tổng doanh thu
11.131.265.145
14.421.040.725
3.289.775.580
29,55
2.
Tổng chi phí
1.568.535.571
2.595.787.330
1.027.251.759
65,49
3.
Tổng tài sản
4.617.953.078
5.913.479.391
1.295.526.313
28,05
4.
Tổng nguồn vốn
4.617.953.078
5.913.479.391
1.295.526.313
28,05
5.
Tổng lợi nhuận trước thuế
392.304.603
463.124.430
70.819.827
18,05
6.
Lợi nhuận sau thuế
282.459.314
333.449.590
50.990.276
18,05
7.
Vốn chủ sở hữu
2.374.374.657
2.760.339.183
385.964.526
16,26
8.
Nợ phải trả
2.243.578.421
3.153.140.208
909.561.787
40,54
9.
Thuế thu nhập DN
723.532.234
937.367.647
213.835.413
29,55
10.
Thu nhập bình quân của DN
282.459.314
333.449.590
50.990.276
18,05
Nhận xét:
Căn cứ vào BCKQHĐKD ta thấy : LNST của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 50.990.276 tương ứng với 18,05%. Việc tăng đó do ảnh hưởng của các yếu tố:
Nhóm yếu tố làm tăng LNST:
Doanh thu bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác
Các yếu tố này tăng → LNST tăng. Đây là các yếu tố tích cực góp phần tăng LNST, như vậy Công ty cần phát huy những yếu tố này.
Nhóm yếu tố làm giảm LNST:
Các khoản giảm trừ
GVHB
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Các yếu tố này tăng→LNST giảm. Do vậy Công ty cần phải có biện pháp kiểm soát các khoản chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận.
Mặt khác, ta thấy tốc độ tăng của LNST là 18,05 %, trong khi tốc độ tăng của Doanh thu là 29,55 %. Như vậy về cơ bản để tăng LNST của Công ty là do Công ty tiết kiệm được chi phí. Cụ thể là tốc độ tăng của GVHB nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của Doanh thu. Đấy chính là nguyên nhân cơ bản để góp phẩn tăng Lợi nhuận.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng của Chi phí BH, Chi phí QLDN cũng ở mức độ thấp. Do vậy, Công ty cần phát huy những yếu tố này. Riêng tốc độ tăng của các khoản giảm trừ là hơi cao so với tốc độ tăng Doanh thu→Công ty cần tìm biện pháp để kiểm soát các khoản giảm trừ của công ty.
1.5 Định hướng phát triển:
*Các mục tiêu cụ thể của công ty:
- Về Tổng Doanh thu, Công ty ước tính đến năm 2015 sẽ đạt được là 121.136.742.090 VNĐ tương ứng tăng 20%/năm .
- Về Tổng Chi phí, Công ty ước tính đến năm 2015 sẽ là 3.011.113.303 VNĐ tương ứng 16%/năm .
- Về Lợi nhuận ước tính đến năm 2015, công ty đạt được là 118.125.628.787 VNĐ
*Mục tiêu lâu dài:
- Đa dạng hóa thêm các sản phẩm nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường. Và trong năm tới công ty mở rộng sang kinh doanh các hạt giống hoa theo mùa vụ. Ngoài ra, về lâu dài công ty có định hướng sẽ mở rộng sang kinh doanh các loại cây cảnh và hoa lâu năm. Tuy nhiên mục tiêu xuyên suốt vẫn là không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng của sản phẩm, giữ vững và phát triển thị trường truyền thống , tiếp tục tìm kiếm thêm thị trường mới, qua đó không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống của nhân viên.
- Tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, xây dựng thêm các đại lý ở một số tỉnh miền Trung trong một vài năm tới.
- Công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh trong quá trình hội nhập.
Phần 2
Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến
Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và con dấu riêng.
Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước thì yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là phải có phương hướng, biện pháp cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến đã tổ chức tinh gọn, khoa học chức năng riêng cho mỗi bộ phận, từng nhân viên để đem lại hiệu quả cao.
Phòng kế toán của Công ty có 6 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên với chuyên ngành kế toán - tài chính. Bên cạnh đó, cán bộ chủ chốt có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nên Phòng Kế toán đã hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong quản lý doanh nghiệp thông qua quản lý tài chính kế toán.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức kế toán hiện nay của Công ty được tổ chức tập trung tại Phòng Kế toán. Phòng Kế toán có chức năng thu thập thông tin kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý; qua đó kiểm tra tình hình vật tư hàng hóa, tiền vốn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty; thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ khối bộ máy kế toán của Công ty
KÕ to¸n trëng
Thủ kho
Kế toán tổng hợp và thuế
Kế toán Hàng hoá và bán hàng
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán và tiền lương
* Kế toán trưởng: là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách.Với chức năng này, kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc điều hành.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh; thông qua trưởng phòng kế toán ( hoặc trực tiếp kiêm trưởng phòng) để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính.
Quyền hạn của kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước. Kế toán trưởng có quyền:
- Phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn; ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó.
- Hàng tháng kế toán trưởng tiến hành tập hợp các số liệu ở các sổ kế toán chi tiết để ghi vào sổ tổng hợp các tài khoản, lên báo cáo kế toán cuối kỳ. Căn cứ vào chứng từ bán hàng, các khoản GGHB, CKTM, hàng bán bị trả lại của kế toán hàng hóa để theo dõi ghi chép để xác định doanh thu thuần.
- Từ các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động của DN (TK632, TK641, TK642, TK635, TK811, TK711, TK911, TK421), cuối kỳ kế toán trưởng sẽ xác định kết quả kinh doanh của DN.
* Kế toán thanh toán và tiền lương:
- Về tiền lương, BHXH, BHYT: tổ chức hạch toán và cung cấp thông tin về tình hình sử dụng lao động tại công ty, về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương nộp BHXH,BHYT.
- Về thanh toán: phụ trách giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng, người bán với công ty.
* Kế toán tổng hợp và kế toán thuế:
- Kế toán thuế: căn cứ vào các hóa đơn mua hàng hóa, tài sản và căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty , kế toán tính toán và tổng hợp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: sau khi các bộ phận đã lên báo cáo , cuối kỳ kế toán tổng hợp kiểm tra, xem xét lại tất cả các chỉ tiêu trên, xác định kết quả kinh doanh và giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính.
* Thủ kho:
Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa, công cụ dụng cụ, thực hiện các nhiệm vụ nhập, xuất hàng hóa, công cụ dụng cụ khi có chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt.
* Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất quỹ tiền mặt, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi có sự chỉ đạo của cấp trên.
2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở công ty.
2.2.1 Hệ thống tài khoản
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do bộ Tài Chính quy định. Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm cấp 1, cấp 2 và do doanh nghiệp mở thêm để phù hợp với đăc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2.2.2 Chế độ kế toán
Chế độ kế toán áp dụng cho công ty là chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và theo quy định quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng bộ Tài Chính.
2.2.3 Hệ thống sổ kế toán
Để phù hợp với quy mô cũng như điều kiện kinh tế, hiện nay công ty TNHH giông rau quả Minh Tiến hình thức kế toán nhật ký chung với việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty đã đăng ký mã số thuế và áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, niên độ kế toán áp dụng từ 01/01 đến 31/12. Ngoài ra công ty còn sử sổ chi tiêt kinh doanh cho từng kênh phân phối.
* Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại công ty:
- Sổ cái : là bảng liệt kê số dư, chi tiết số phát sinh, tài khoản đối ứng của từng tài khoản theo hệ thống tài khoản áp dụng. Sổ cái được lập vào cuối mỗi tháng và in ra theo định kỳ từng tháng.
- Sổ nhật ký đặc biệt: bao gồm nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền. Trong đó nhật ký bán hàng là nhật ký ghi chép các nghiệp vụ bán hàng khi đã giao hàng hoặc xuất hóa đơn cho khách hàng, việc ghi chép trong nhật ký bán hàng theo thứ tự số hóa đơn, ngày chứng từ.
- Sổ nhật ký chung: dùng để ghi chép nghiệp vụ không liên quan đến mua hàng, bán hàng, thanh toán, mà dùng để ghi chép các nghiệp vụ như hạch toán khấu hao tài sản cố định, hạch toán chi phí tiền lương, các bút toán phân bổ, trích trước… Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung và nhật ký đặc biệt. Trình tự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tổng quát theo sơ đồ sau:
Sổ nhật ký đặc biệt ( nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền)
Bảng tổng hợp chi tiêt
Sổ nhật ký chung
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
2.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán tại công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến
Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chế độ và quy định của nhà nước và thực hiện tốt các báo cáo về hoạt động tài chính của công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: theo mẫu số B02 – DNN
- Bảng cân đối kế toán: theo mẫu số B01 – DNN
- Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính: theo mẫu số B09 – DNN
- Bảng cân đối phát sinh các tài khoản: theo mẫu số F01 – DNN
- Quyết toán thuế
- Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ
- Bảng tổng hợp chi phí
- Bảng tổng hợp kiểm kê kho
- Báo cáo quỹ
2.3. Phương pháp tính giá trong Công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến
Đối với hàng nhập:
Thuế TTĐB, thuế XNK (nếu có)
Giá thực tế của hàng mua vào
Giá mua của hàng mua vào
Chi phí thu mua
Các khoản làm giảm giá hàng bán
=
+
+
-
Trong đó:
+ Giá mua của hàng hóa là số tiền mà DN dùng để mua hàng hóa của nhà cung cấp. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá mua là giá chưa có thuế.
+ Chi phí thu mua là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình thu mua hàng hóa như chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho, bến bãi…
+ Các khoản giảm trừ là các khoản mà công ty được nhà cung cấp giảm cho khi mua hàng hóa. Các khoản giảm trừ bao gồm: Hàng mua bị trả lại, chiết khấu thương mại được hưởng, giảm giá hàng mua ……..
- Đối với các hàng xuất kho:
Giá trị hàng xuất kho được tính theo phương pháp sau:
Giá cả kỳ dự trữ đơn vị bình quân =
Giá trị hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (Phương pháp bình quân gia quyền)
2.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu của công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến
2.4.1 Phần hành kế toán hàng hóa
2.4.1.1 Hạch toán ban đầu
Chứng từ sử dụng:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Phiếu báo hàng hóa còn lại cuối kỳ
Biên bản kiểm kê hàng hóa
Bảng kê mua hàng
2.4.1.2 Thủ tục nhập kho, xuất kho
* Nhập kho:
Hàng mua về phải có hóa đơn bán hàng do bên bán hàng giao, kế toán căn cứ vào hóa đơn và số lượng thực nhập để lập phiếu nhập kho.
Công tác hạch toán:
- Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho và các chứng từ khác, kế toán ghi:
Nợ TK 156: giá mua chưa thuế
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112 331
- Mở thẻ kho cho hàng hóa vừa mua về
* Xuất kho:
Khi có nhu cầu xuất kho hàng hóa để dùng cho mục đích khác nhau, người có nhu cầu viết phiếu yêu cầu xuất kho trình lên người phụ trách bộ phận và giám đốc duyệt. Căn cứ vào yêu cầu đã được duyệt, kế toán lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên:
Liên 1: lưu tại phòng kế toán công ty
Liên 2 : giao cho người yêu cầu xuất kho
Liên 3 : thủ kho căn cứ để lưu vào thẻ kho
2.4.1.3 Kế toán chi tiết hàng hóa
Phương pháp ghi thẻ song song được tiến hành giữa kho và phòng kế toán
Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Sổ kế toán vật liệu
Bảng kê nhập - xuất - tồn
Sổ kế toán tổng hợp
Phiếu xuất kho
Đối chiếu kiểm tra
Kế toán tổng hợp nhập, xuất hàng hóa
Tài khoản sử dụng chủ yếu: 111,112,156,331,133
Phương pháp hàng tồn kho được sử dụng tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, giá hàng hóa khi nhập kho là giá mua cộng chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Gía hàng hóa xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Đơn giá bình = dư đầu kỳ + mua trong kỳ
Quân gia quyền số lượng
Trị giá vốn thực tế = số lượng vật * đơn giá bình
xuất kho tư xuất kho quân gia quyền
Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 156
2.4.2 Phần hành kế toán tiêu thụ hàng hóa
Hiện nay công ty đang sử dụng 2 phương thức tiêu thụ hàng hóa là phương thức bán buôn và bán hàng theo phương thức giao hàng đại lý, ký gửi.
2.4.2.1 Chứng từ sử dụng
* Bán buôn hàng hóa
- Bán hàng qua kho, kế toán viết hóa đơn GTGT và được lập thành 3 liên:
Liên 1: lưu tại phòng kế toán
Liên 2 : giao cho khách hàng
Liên 3 : thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán
- Bán hàng vận chuyển thẳng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, kế toán viết hóa đơn GTGT và được lập thành 3 liên:
Liên 1 : lưu tại phòng kế toán
Liên 2 : giao cho khách hàng
Liên 3 : dùng để thanh toán
* bán lẻ hàng hóa
Khi bán lẻ hàng hóa, kế toán lập hóa đơn bán hàng thành 2 liên
Liên 1 : lưu tại phòng kế toán
Liên 2 : giao cho khách hàng
Cuối ngày lập báo cáo bán hàng nộp về phòng kế toán cùng với tiền bán hàng thu được để hạch toán doanh thu bán hàng và tính giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.
2.4.2.2 Tài khoản sử dụng
111,112,156,133,131,331,511,…
2.4.2.3 Trình tự kế toán
* Bán buôn qua kho
- Bán buôn qua kho theo phương thức trực tiếp:
Khi xuất kho hàng hóa bán, khách hàng nhận hàng trực tiếp ở kho của doanh nghiệp, hàng hóa dù khách hàng đã trả tiền hay chưa nhưng đã thuộc quyền sở hữu của khách hàng nên kế toán căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiểm phiếu xuất kho phản ánh doanh thu như sau:
Nợ Tk 111, 112: tiền mặt, TGNH
Nợ TK 131 : phải thu khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 33311 : thuế GTGT đầu ra phải nộp
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng xuất kho:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 156 : hàng hóa
Bán buôn qua kho theo hình thức gửi bán:
Khi xuất hàng hóa gửi cho khách hàng hoặc gửi cho đại lý, kế toán ghi giá vốn :
Nợ TK 157: hàng gửi bán
Có TK 156 : hàng hóa
Nếu khách hàng ứng trước tiền mua hàng hóa, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Có TK 131: khách hàng ứng trước
Khi hàng gửi bán đã bán, kế toán ghi:
+ kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 157 : hàng gửi bán
+ phản ánh doanh thu và thuế đầu ra phải nộp:
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng theo giá không có thuế
Có TK 33311: thuế TGTG đầu ra phải nộp
* Bán buôn vận chuyển thẳng
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán:
Khi mua hàng vận chuyển bán thẳng, căn cứ chứng từ mua hàng ghi giá trị mua hàng bán thẳng:
Nợ TK 157: hàng gửi bán
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Có TK 331: phải trả nhà cung cấp
Nếu mua bán thẳng vận chuyển tay ba với nhà cung cấp, khách hàng mua, kế toán ghi:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112 : tiền mặt, TGNH
Có TK 331: phải trả nhà cung cấp
Căn cứ chứng từ, kế toán ghi nhận doanh thu của lô hàng bán thẳng:
Nợ TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Nợ TK 131: phải thu khách hàng
Có Tk 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 33311: thuế TGTG đầu ra phải nộp
Thanh toán tiền mua lô hàng cho nhà cung cấp:
Nợ TK 331: phải trả nhà cung cấp
Có TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán
Khi nhận tiền hoa hồng được hưởng từ việc môi giới hàng cho nhà cung cấp hoặc cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 33311 : thuế GTGT đầu ra phải nộp
Nếu phát sinh chi phí môi giới bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 641 : chi phí bán hàng
Có TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
* Bán hàng theo phương thức giao hàng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng
Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết “ hàng giao đại lý” cho từng cơ sở đại lý để theo dõi. Người nhận đại lý được bên giao đại lý theo dõi thanh toán theo chế độ thanh toán với khách hàng mua.
- Khi giao hàng cho đại lý, căn cứ vào chứng từ xuất hàng hoặc mua hàng hóa giao thẳng đại lý, kế toán ghi giá vốn hàng gửi bán:
Nợ TK 157: hàng gửi bán
Có TK 156, 151, 331
Khi nhận tiền ứng trước của đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Có TK 131: khách hàng đại lý
- Khi thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền hàng giao đại lý đã bán, kế toán ghi:
Nợ TK 131: tiền hàng phải thu nhận đại lý
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra phải nộp
Đồng thời phản ánh số tiền hoa hồng phải trả:
Nợ TK 641: chi phí bán hàng
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 111, 112: tiền mặt, TGNH
Có TK 131: khách hàng nhận đại lý
Kết chuyển giá vốn số hàng giao đại lý đã bán:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 157: hàng gửi bán
2.4.3 Phần hành kế toan tập hợp chi phí
Chi phí ở công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến được tập hợp thành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán được tập hợp trên cơ sở giá thực tế xuất kho .
2.4.3.1 Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng bao gồm:
Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên bán hàng
Chi phí khấu hao tài sản cố định: khấu hao nhà xưởng, kho, bãi
Chi phi dịch vụ mua ngoài bằng tiền: là số tiền dùng để trả cho bên ngoài do cung cấp các dịch vụ cho khâu bán hàng như chi phí thuê sửa chữa TSCD, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
Chi phí khác bằng tiền: là chi phí chưa tính vào các yếu tố trên như chi phí tiếp khách , quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới…
Vào cuối kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành tập hợp tất cả các yếu tố chi phí trên để lấy số liệu phân bổ cho từng nhóm hàng, loại hàng, làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản sử dụng: TK 641: chi phí bán hàng
Sơ đồ hạch toán:
TK 334, 338 TK 64 1 TK 911
(1) (8)
TK 152 TK 142
(2) (9) (10)
TK 214
(3)
TK 153
TK 1421 (4a)
TK 111, 112
(4b)
TK 142
(5a) (5b)
TK 335
(6a) (6b
chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCD của nhân viên bán hàng
xuất kho hàng hóa phục vụ bán hàng
trích khấu hao TSCD
(4a) giá trị xuất CCDC dùng 1 lần
(4b) giá trị xuất CCDC dùng nhiều lần
(5) chi phí dịch vụ mua ngoài
(6a) chi phí thực tế phát sinh
(6b) phân bổ chi phí trả trước
(7a) trích trước chi phí sửa chữa TSCD
(7b) phản ánh chi phí thực tế phát sinh
(8) cuối kỳ kết chuyền chi phí bán hàng vào kết quả kinh doanh
(9) kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh
(10) kết chuyển vào kỳ sau
2.4.3.2 Chi phí quản lý
Chi phí quản lý bao gồm:
chi phí nhân viên quản lý
chi phí vật liệu: bao gồm các khoản chi về vật liệu sử dụng trong công tác quản lý như văn phòng phẩm, vật liệu dùng trong sửa chữa TSCD, …
chi phí khấu hao những TSCD dùng trong quản lý
thuế, phí, lệ phí: thuế nhà đất, thuế môn bài…
chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước…
chi phí khác bằng tiền
Tài khoản sử dụng: 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ hạch toán:
TK 334, 338 TK 642 TK 111,112,1388
(1) (8)
TK 152, 153
(2) TK 911
TK 214
(3)
TK 335, 1421 TK 1422
(4) (9a) (9b)
TK 333
(5)
TK 139, 159
(6) (10)
TK 331, 111, 112
(7)
chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCD của nhân viên quản lý
xuất vật liệu dùng cho công tác quản lý
trích khấu hao TSCD dùng cho toàn công ty
chi phí theo dự toán
thuế, phí, lệ phí phải nộp
trích lập dự phòng
chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
giá trị ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
(9a) kết chuyển chi phí vào kỳ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5905.doc