Công ty Thương mại thép Tuyến Năng (QT)

Nhận xét của giáo viên chấm Báo cáo thực tập tổng hợp. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty Thương mại thép Tuyến Năng (QT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Lời nói đầu Quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường cùng những chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư kinh doanh của Đảng và Nhà nước, tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Đó chính là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, đưa nước ta hội nhập nhanh chóng với nhịp độ toàn cầu hoá quốc tế. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/ 2006 vừa qua đã tạo một bước ngoặt mới cho một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như nước ta. Nhiều doanh nghiệp nhà nước mạnh dạn tiến hành cổ phần hoá, thoát khỏi chế độ bao cấp, tạo dựng cho mình một phong cách kinh doanh riêng năng động hơn, phù hợp với thời kỳ mới. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài mọc lên khiến cho thị trường trở nên sôi động. Tất cả cùng đổ xô về một mối, sự cạnh tranh trở nên gay gắt, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn. Vấn đề đầu tiên mà công ty phải đối mặt là cải cách bộ máy quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn trong đó, công tác tài chính kế toán luôn được công ty quan tâm một cách thích đáng. Vận dụng những kiến thức đã được truyền đạt tại trường vào quá trình tìm hiểu thực tế cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Kinh tế - Khoa Quản lý và ban lãnh đạo, các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán công ty, em đã hiểu hơn về tình hình tài chính và phương thức hạch toán tại công ty và hoàn thành bản báo cáo này. Do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, bài viết này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giúp đỡ để em có điều kiện hiểu biết thêm về ngành học mình đã lựa chọn. Bản báo cáo gồm 3 phần chính như sau: + Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng. + Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. + Phần 3: Nhận xét chung về tình hình kinh doanh và phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Phần 1 KháI quát chung về Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH THƯƠNG MạI THéP TUYếN – NĂNG Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng. Địa chỉ: Xã Tân Minh-Huyện Sóc Sơn-Hà Nội. Điện thoại: (04) 8852184 Số Fax: (844) 8850914 Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Trọng Năng - Giám Đốc. Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng được thành lập theo giấy phép thành lập số 4244/GP/TLDN ngày 24 tháng 4 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp và hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số (071887) do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 04 tháng 5 năm 1999. - Vốn điều lệ: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng). - Ngành nghề kinh doanh: Cán, kéo kim loại đen, sản xuất gia công lắp ráp sản phẩm cơ khí (gồm nông cụ, bu lông, êcu, phục vụ xây lắp và xây dựng dân dụng). Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là thép, tư liệu kim khí, máy công nghiệp, thiết bị văn phòng. Đại lý mua, đại lý bán, đại lý ký gửi… Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở Tài khoản tiền Việt Nam và tiền Ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Công ty được thành lập theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thống nhất nhằm mục đích phát triển kinh doanh, giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động trong Công ty, bảo đảm nộp đầy đủ nghĩa vụ cho Ngân sách, tạo quỹ cho công ty nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh. Thời hạn hoạt động của công ty là 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Công ty có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh, cách thức huy động vốn, tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu. Ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật và hệ thống kế toán toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng tổ chức bộ máy quản lý theo hệ thống một cấp, đứng đầu là Giám đốc, bên dưới là các phòng ban chức năng, các phân xưởng và các tổ chức trực thuộc. Giám đốc Phòng tổ chức Hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Phân xưởng 3 Phân xưởng CK Phân xưởng 1 Tổ … Tổ 2 Tổ 1 Tổ … Tổ 2 Tổ 1 Mô hình: Bộ máy quản lý và tổ chức phân xưởng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 2.1. Giám đốc Công ty Là người đại diện pháp luật của Công ty và điều hành mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc có thể bị Hội đồng thành viên miễn nhiệm trong trường hợp điều hành công ty không đúng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh đề ra, hoặc vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tài chính, kế toán và các văn bản hiện hành của Nhà nước. 2.2. Phòng tổ chức hành chính - Có nghiệm vụ xây dựng các phương án tổ chức mạng lưới và cán bộ cho phù hợp từng thời kỳ, chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động (như hưu trí, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hộ và các chế độ khác liên quan đến người lao động). Ngoài ra, còn phải chuẩn bị các tài liệu cần thiết để đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra. - Xây dựng kế hoạch và mua sắm các trang thiết bị văn phòng công ty hàng tháng, hàng năm. Tổ chức tiếp khách, bảo đảm xe đưa đón lãnh đạo, cán bộ đi làm đúng giờ, an toàn. - Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp đề nghị khen thưởng, đề xuất hình thức khen thưởng với hợp đồng thi đua và giám đốc xét sau. 2.3. Phòng kinh doanh - Tham mưu cho Giám đốc Công ty về kế hoạch sản xuất - kinh doanh và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đảm bảo hiệu quả. - Thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy, quy định 95/QC-CTCP ngày 07/04/2000 về ký kết thực hiện hợp đồng. - Phối hợp với Phòng tài chính - kế toán để xác lập tình hình công nợ theo các hợp đồng kinh tế và việc thu nợ. 2.4. Phòng tài chính - kế toán - Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính. Sử dụng tiền vốn theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán và các văn bản Nhà nước quy định. - Đề xuất lên Giám đốc các phương án tổ chức kế toán. Đồng thời, thông tin cho lãnh đạo những hoạt động tài chính để kịp thời điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh trong Công ty. - Hạch toán các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thanh toán tài chính với khách hàng. Cuối tháng làm Báo cáo quyết toán để trình Giám đốc và cơ quan có thẩm quyền duyệt. 2.5. Phòng kỹ thuật - Ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phục vụ ngành sản xuất thép. Giúp giám đốc quản lý các dự án, đề án về khoa học kỹ thuật, công nghệ trong toàn công ty. - Xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và làm thủ tục đăng ký chất lượng, bản quyền với các cơ quan hữu trách Nhà nước. - Quản lý và cung cấp vật tư - kỹ thuật cho các phân xưởng theo kế hoạch sản xuất của Công ty. - Làm các thủ tục về hợp đồng quảng cáo. 2.6. Phân xưởng 1 Phân xưởng sản xuất chính: Chuyên sản xuất loại sản phẩm có kích cỡ nhỏ (Thép L30 đ L63 mm) theo kế hoạch của Công ty. 2.7. Phân xưởng 2 Phân xưởng sản xuất chính: Chuyên sản xuất các loại sản phẩm có kích cỡ lớn (ThépL65 đ L120 mm) theo kế hoạch của Công ty. 2.8. Phân xưởng cơ khí Làm nhiệm vụ gia công cơ khí (Tiện, hàn, nguội) phục vụ sửa chữa cho hai dây chuyền công nghệ sản xuất chính và các bộ phận khai thác của đơn vị. Tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất - kinh doanh của Công ty: Hoạt động tập trung. Do đó đòi hỏi các cán bộ kế toán trong Công ty phải theo dõi một cách liên tục và chặt chẽ các nghiệp mua phát sinh trong toàn Công ty. Do đó yêu cầu bộ phận kế toán phải tập trung theo dõi từng khoản mục, từng lĩnh vực, từng bộ phận trong phòng. Từ những yêu cầu đó, đòi hỏi hình thức quản lý phải tập trung trong toàn Công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán công cụ, dụng cụ Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ Thủ quỹ Kế toán nguyên vật liệu tt liệu Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán thanh toán (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Mô hình: Bộ máy kế toán của công ty 3.1. Kế toán trưởng Có nhiệm vụ quán xuyến tổng hợp và đôn đốc các phần hành. Đồng thời, có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định của công ty, tính khấu hao tăng giảm Tài sản cố định của Công ty, tính khấu hao tăng giảm Tài sản cố định trong năm. - Báo cáo với cơ quan chức năng cấp trên về tình hình hoạt động tài chính của đơn vị như: Báo cáo với cơ quan thuế về tình hình làm nghĩa vụ với Nhà nước. - Nắm bắt và phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp về vốn và Nguồn vốn chính xác, kịp thời để tham mưu cho lãnh đạo công ty biết tình hình Tài chính của Doanh nghiệp để ra quyết định quản lý kịp thời chính xác. 3.2. Kế toán tổng hợp - Theo dõi tổng hợp và phân tích số liệu, Báo cáo của các phần hành bộ phận kế toán cung cấp. - Lập, cân đối theo dõi các Sổ sách như: tổng hợp Doanh thu, tổng hợp Chi phí, Cân đối tài khoản, Chi phí sản xuất theo yếu tố, Kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính - kế toán. 3.3. Kế toán nguyên - vật liệu, công cụ - dụng cụ Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các Hợp đồng, lượng mua và giá mua hàng hoá theo từng đối tượng bán hàng cho Công ty. - Theo dõi Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên - vật liệu và công cụ - dụng cụ, luân chuyển theo chi tiết chủng loại vật tư. - Kế toán sử dụng Tài khoản 152 (nguyên liệu - vật liệu), Tài khoản 153 (công cụ - dụng cụ). 3.4. Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ - Có nhiệm vụ theo dõi tình hình Doanh thu, Công nợ của khách hàng. - Theo dõi tình hình nộp nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước, kiểm tra, xem xét các đơn vị thành viên về mặt cung ứng hàng hoá, lập hoá đơn chứng từ, theo đúng chế độ quy định, chế độ kế toán ban hành. - Kế toán sử dụng Tài khoản 511 (Doanh thu bán hàng), Tài khoản 131 (Phải thu của khách hàng), Tài khoản 133 (Thuế VAT đầu vào), Tài khoản 3331 (Thuế VAT đầu ra). 3.5. Kế toán thanh toán tiền mặt - Có nhiệm vụ theo dõi tình hình Thu - Chi và thanh toán tiền mặt cho các đối tượng. - Lập đầy đủ, chính xác các chứng từ thanh toán cho khách hàng. - Theo dõi và thanh toán các khoản tạm ứng và các khoản phải thu khác, chi phí trả trước theo từng đối tượng. 3.6. Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội Có nhiệm vụ tính ra lương và Bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ tiền lương. 3.7. Thủ quỹ Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt dựa trên các Phiếu thu, Phiếu chi hàng ngày do kế toán thanh toán lập, ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác Thu - Chi và quản lý tiền mặt hiện có. Thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của công ty. Hình thức Sổ kế toán đang vận dụng và cụ thể sự vận dụng đó bằng hệ thống sổ, qui trình ghi sổ, phương pháp hạch toán hàng tồn kho ở đơn vị. Hình thức Sổ kế toán Doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay là hình thức Nhật ký - Sổ Cái. Đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (theo Tài khoản kế toán) giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Hệ thống tài khoản kế toán: áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số: 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Chứng từ gốc Sổ Cái Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo - tài chính Sổ/thẻ kế toán chi tiết Ghi chú (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Mô hình: Tổ chức sổ kế toán Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tiến hành nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phần 2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH THƯƠNG Mại THéP TUYếN – NĂNG Ngành nghề kinh doanh Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến- Năng bao gồm : Cán, kéo kim loại đen, sản xuất gia công lắp ráp sản phẩm cơ khí (gồm nông cụ, bu lông, êcu, phục vụ xây lắp và xây dựng dân dụng). Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là thép, tư liệu kim khí, máy công nghiệp, thiết bị văn phòng. Đại lý mua, đại lý bán, đại lý ký gửi. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp được tóm tắt qua sơ đồ sau: Phôi thép Nung phôi Cán thép Làm nguội Cắt nguội Nắn thẳng Phân loại Đóng bó 2.1. Chuẩn bị vật liệu (Phôi thép) Nguyên - vật liệu chính sử dụng trong sản xuất là phôi vuông nhập ngoại có thiết diện mặt cắt là 60x60mm, 65x65mm, 100x100mm, 120x120mm, 125x125mm, số lượng Phôi nguyên nhập ngoại, khoảng 50.000 tấn/năm. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất, cắt Phôi bằng đèn của loại Phôi phù hợp với quy cách mà quy trình công nghệ quy định. Trong khi cắt phải tiến hành chi phôi của sản phẩm có liên quan để chia, cắt hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa nguyên liệu. Phôi liệu được dùng để cán riêng cho từng sản phẩm được xếp thành đống theo quy hoạch của kho phôi. 2.2. Nung Phôi Phôi được xếp trên đường trượt một hoặc hai hàng tuỳ theo độ dài của từng loại Phôi (Phải bảo đảm bằng đầu, bằng đuôi) và được đưa vào lò bằng máy đẩy thuỷ lực. Phôi được nung trong lò đạt nhiệt độ từ 1150 đ 12500ºC tại vùng nung. Trong quá trình nung Phôi phải điều chỉnh nhiệt độ hợp lý giữa các vùng nung trong lò, tránh các khuyết tật như nung nóng quá, quá cháy. Nhiệt phôi ra lò phải phù hợp với nhiệt độ cán và phải đạt nhiệt độ từ 1100 đ 11500ºC. 2.3. Cán thép Nhiệt độ trượt đầu tiên tối thiểu phải đạt 1050 đ 11500ºC thép được cán 10 lần trong đó 5 lần qua máy cán thành phẩm. Nhiệt độ kết thúc cán phải đạt từ 800 đ 8500ºC. Trước khi cán phải kiểm tra trạng thái lắp trục, dẫn đỡ và thường xuyên phải chỉnh định trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo quá trình được liên tục cũng như chất lượng sản phẩm. 2.4. Cắt thép Thép cỡ nhỏ được cắt ở trạng thái nguội trên máy đột rập theo kích cỡ quy định trước. Trong khi nắn đồng thời tiến hành phân loại ngay những thanh không đạt tiêu chuẩn được xếp riêng ra nơi quy định để chờ xử lý. 2.5. Đóng bó Thép chính phẩm được đóng bó, trọng lượng mỗi bó được quy định từ 2.7 đ 3 tấn. Hoặc theo yêu cầu của khách hàng (nếu có). Sau khi đóng bó đánh dấu sơn vào đầu thép, mầu sơn theo quy định riêng của mỗi loại sản phẩm theo tiêu chuẩn. Tiến hành nhập kho thành phẩm hoặc xuất bán ngay. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2006 và năm 2007 Kết quả hoạt động kinh doanh (Theo số liệu của phòng Tài chính kế toán) là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trước tiên ta có thể biết được doanh thu và lãi mà doanh nghiệp thu được trong kì. Báo cáo kết quả hoạt động sxkd của công ty (Theo số liệu của phòng Tài chính kế toán) Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Tổng doanh thu 15,614,945,777 18,448,213,537 2,833,267,760 18% Các khoản giảm trừ 263,851,914 130,327,806 (133,524,108) (51%) Doanh thu thuần 15,351,093,863 18,317,885,731 2,966,791,868 19% Giá vốn hàng bán 12,995,862,772 14,937,773,301 1,941,910,529 15% Lợi tức gộp 2,355,231,091 3,380,112,430 1,024,881,339 44% Doanh thu từ HĐTC 27,209,165 31,274,903 4,065,738 15% Chi phí HĐTC 2,229,403 2,562,533 333,130 15% Chi phí bán hàng 1,171,169,859 1,346,172,252 175,002,393 15% Chi phí QLDN 830,238,423 954,297,039 124,058,616 15% LN thuần từ HĐSXKD 378,802,571 1,108,355,509 729,552,938 193% Thu nhập khác 156,330,936 279,690,732 123,359,796 79% Chi phí khác 141,698,758 162,872,136 21,173,378 15% Lợi nhuận khác 14,632,178 116,818,596 102,186,418 698% Tổng LN trước thuế 393,434,749 1,225,174,105 831,739,356 211% Thuế 110,161,730 343,048,749 232,887,020 211% Tổng LN sau thuế 283,273,019 882,125,356 598,852,336 211% Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần đây ta thấy doanh thu và lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước và được thể hiện cụ thể: * Doanh thu: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua có mức tăng trưởng đáng kể với tốc độ tăng năm sau lớn năm trước. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 19% tương ứng với chênh lệch 2,966,791,868 đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty đang phát triển rất tốt. *Lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Với một nhà đầu tư, đây cũng là một chỉ tiêu đáng quan tâm. Năm 2007, lợi nhuân trước thuế tăng rất mạnh từ 393,434,749 đồng lên 1,225,174,105 đồng, tổng mức tăng đạt 211%. Mức tăng chỉ tiêu lợi nhuận so với mức tăng của chỉ tiêu doanh thu cao hơn rất nhiều lần là do lợi nhuận khác tăng lên quá cao đạt 698% so với năm 2006. Bên cạnh đó, nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm 2006-2007 ta thấy: năm 2007 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 124,058,616 đồng tương ứng với 15% so với năm 2006 (830,238,423 đồng). Doanh thu và lợi nhuận tăng dẫn đến các khoản nộp cho nhà nước tăng đáng kể. So với năm 2006, năm 2007 khoản nộp ngân sách đạt 343,048,749 đồng tăng 232,887,020 đồng tương ứng tăng 211% so với năm 2006 (110,161,730 đồng). Điều này cho thấy doanh nghiệp đang kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2006 và 2007, chúng ta sẽ xem bảng cân đối kế toán lấy theo số liệu của phòng Tài chính kế toán của công ty được giới thiệu trang tiếp sau đây. Bảng Cân đối kế toán ( Theo số liệu của phòng Tài chính kế toán) Đơn vị tính : Đồng Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 7,903,574,505 8,666,646,158 763,071,653 10% I. Tiền 223,781,949 363,731,361 139,949,412 63% II.Các khoản phải thu 6,800,142,186 7,886,268,514 1,086,126,328 16% III.Hàng tồn kho 22,539,119 71,211,897 48,672,778 216% IV. Tài sản lưu động khác 65,425,917 345,434,385 280,008,468 428% B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 4,334,607,167 6,256,087,016 1,921,479,849 44% I.Tài sản cố định 4,334,607,167 6,256,087,016 1,921,479,849 44% II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III.Chi phí XDCBDD 0.0 0% IV. Các khoản ký quỹ , ký cược dài hạn 0.0 0% V. Chi phi trả trước dài hạn 0.0 0% Tổng cộng tài sản 12,238,181,672 14,922,733,174 2,684,551,502 22% Nguồn vốn A.Nợ phải trả 6,436,083,958 5,486,450,737 (949,633,221) (15%) I.Nợ ngắn hạn 6,422,583,958 5,458,138,721 (964,445,237) (15%) II.Nợ dài hạn 13,500,000 28,312,016.00 14,812,016 110% B.Nguồn vốn CSH 5,802,097,714 9,436,282,437 3,634,184,722 63% I.Nguồn vốn - Quỹ 5,090,956,147 8,742,584,081 3,651,627,933 72% II.Nguồn kinh phí và quy khác 711,141,567 693,698,356 (17,443,211) (2%) Tổng cộng nguồn vốn 12,238,181,672 14,922,733,174 2,684,551,502 22% Một số phân tích các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán hiện hành 1.23 lần 1.59 lần 0.36 lần - Hệ số thanh toán nhanh 1.23 lần 1.57 lần 0.34 lần 2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 53% 37% (16%) Nguồn vốn csh/Tổng nguồn vốn 47% 63% 16% Tài sản cố định/Tổng tài sản 35% 42% 7% Tài sản lưu động/Tổng tài sản 58% 65% 7% 3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Doanh thu thuần/TSCĐ 354% 293% (52%) Doanh thu thuần/TSLĐ 194% 211% 17% Doanh thu thuần/Tổng tài sản 125% 123% (2%) 4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản 2% 6% 4% Tỷ suất sinh lời/Doanh thu 2% 5% 3% Tỷ suất sinh lời/Nguồn vốn chủ sở hữu 5% 9% 4% Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu: - Tài sản lưu động / Tổng số tài sản tăng so với năm trước thể hiện Công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 tăng 3% và trên vốn tăng 4% hơn với năm 2006 thể hiện việc sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau tốt hơn năm trước, việc sử dụng vốn của Công ty cũng có hiệu quả hơn. - Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản giảm 16% thể hiện Công ty sử dụng ít nợ hơn. Các tỷ lệ Tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn, tỷ lệ tiền hiện có trên nợ ngắn hạn đều tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là bình thường. * Hệ số cơ cấu tài sản: Hệ số cơ cấu tài sản cho ta biết một đồng vốn mà Công ty đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào tài sản cố định và bao nhiêu đầu tư vào tài sản lưu động. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh mà hệ số này ở mức độ cao thấp khác nhau và nếu bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt bấy nhiêu. Ta thấy tỷ trọng tài sản cố định và tài sản lưu động so với tổng tài sản của Công ty là tương đối đồng đều. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản năm 2006 chiếm 35%, tăng lên 42% vào năm 2007. Điều này được thể hiện khá rõ khi ta nhìn váo bảng phân tích trên sẽ thấy so với năm 2006 thì tỷ trọng TSCĐ / tổng TS của năm 2007 tăng lên 7%. Tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng 7% là do mức tăng của hàng lưu kho 216%, tăng tiền 63% và tài sản lưu động khác là 428%. Tỷ lệ này hàng năm đều tăng lên đáng kể và điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tốt. Nhưng cần phải đầu tư thêm tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất. * Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao. Năm 2005, tỷ lệ này là 61%, năm 2006 tỷ lệ này giảm còn 53% nhưng vẫn rất cao. Năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống rõ rệt chỉ còn 37% trên tổng nguồn vốn nhưng vẫn cao. Trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2007 tăng 16%. Tổng vốn chủ sở hữu tăng nên chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh tăng 81% và lợi nhuận chưa phân phối tăng 40%. Tình trạng vốn vay lớn hơn vốn tự có là tình trạng tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng bởi đặc thù công việc là chi phí có thể phát sinh một lúc rất nhiều song vốn của chủ đầu tư chưa về khiến đơn vị đấu thầu gặp khó khăn. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc Công ty phải tăng các khoản vay ngân hàng. Điều này thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty là chưa được tốt. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được. *Khả năng thanh toán của Công ty: Khả năng thanh toán nhanh trong cả năm 2006 của Công ty khả quan hơn khả năng thanh toán nhanh năm 2007. Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy hàng lưu kho năm 2007 tăng so với năm 2006 là 216%. Hàng tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn, giảm vòng quay của tiền…song nợ ngắn hạn lại giảm 15%. Đây chính là lý do của sự tăng khả năng thanh toán nhanh. Theo bảng trên, khả năng thanh toán hiện hành của Công ty tăng lên 0.36% so với năm 2006. Mức tăng này là do tổng nợ ngắn hạn giảm trong khi tài sản lưu động lại tăng lên 10%. Với mức lớn hơn 1 của khả năng thanh toán hiện hành tại cả hai năm 2006 và 2007, Công ty có thể tạm thời yên tâm về tình hình tài chính của mình. * Khả năng sinh lời + Tỷ suất sinh lợi trước thuế và sau thuế trên doanh thu tăng dần lên qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ sinh lời sau thuế trên doanh thu là 2%, năm 2007 tỷ suất này tăng lên đáng kể 5%. Có được kết quả này là do doanh thu qua các năm đều tăng lên nên dẫn đến tỷ suất sinh lời tăng. Qua đó ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang rất tốt và đặc biệt tốt vào năm 2007. Lãi vay sản xuất kinh doanh giảm. + Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên tổng tài sản cũng tăng trong 2 năm qua. Tỷ suất sinh lợi sau thuế trên tổng tài sản năm 2006 tăng lên đến 2% và đến năm 2007 thì tỷ suất này tăng lên rất cao 6% tăng lên gấp hơn ba lần so với năm 2006. Có được kết quả này cũng là do doanh thu tăng lên qua các năm và lãi vay sản xuất kinh doanh giảm. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên qua hai năm. Năm 2006 là 5%, năm 2007 là 9% gấp gần 2 lần so với năm 2006. Nguyên nhân do doanh thu tăng và lãi vay sản xuất kinh doanh giảm. Tình hình người lao động Mọi quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải vật chất cho xã hội đều phải có nguồn lực lao động. Đội ngũ lao động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao mới cho năng suất cao. Do đó số lượng, chất lượng lao động cũng như việc tổ chức sắp xếp lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và đặc biệt quan trọng với một công ty. Công tác quản lý cán bộ công nhân viên chính thức cũng như đội ngũ lao động thuê ngoài luôn được công ty chú trọng. Hiện nay, Công ty có trên 300 nhân viên. Trong đó cán bộ chuyên môn kỹ thuật chiếm 105 người ( 90 nhân viên đạt trình độ đại học và trên đại học, còn lại có trình độ trung cấp ) với kinh nghiệm làm việc tại công ty từ 5 năm trở lên. Họ là những người đầy năng lực, nhiệt huyết đã góp phần không nhỏ trong thành công của công ty như hiện nay. Đội ngũ này được chia thành nhiều nhóm nhỏ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ, đảm bảo tiến độ và an toàn cho công nhân. Công ty luôn quan tâm tới đời sống và môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên. Công ty cũng tạo điều kiện cho CBCNV đi học đại học và sau đại học ( Hỗ trợ một phần kinh phí học tập cho những người học thạc sĩ, tiến sĩ; hỗ trợ 300.000 đồng/ tháng cho những nhân viên học đại học). Chế độ tiền lương, tiền thưởng được Công ty thực hiện với những chính sách thoả đáng và tương đối ổn định. - Thu nhập bình quân của người lao động 1.800.000đ/tháng/1 người. - Công ty có chế độ thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích công nhân viên trong Công ty làm việc tốt như : Khi phải làm thêm giờ, tiền lương được thanh toán 150% vào ngày thường, 200% vào ngày lễ, tết. Đây là một chính sách rất thoả đáng, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc đảm bảo tiến độ. - Hàng tháng, Công ty đảm bảo lợi ích cho người lao động theo chính sách, quy định hiện hành: đóng BHXH 15%, BHYT và KPCĐ 2% theo lương (chức vụ). - CBCNV được khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần. - Hàng năm Công ty đều tổ chức tốt việc tham quan nghỉ mát du lịch cho cán bộ nhân viên bằng nguồn quỹ phúc lợi của Công ty. Phần 3 Nhận xét chung về tình hình kinh doanh và phương hướng pháttriển của công ty TNHH THƯƠNG MạI THéP TUYếN – NĂNG trong thời gian tới Môi trường kinh doanh Để nhìn nhận một đất nước phát triển hay không chúng ta cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song thông qua cơ sở vật chất hạ tầng, chúng ta cũng có thể đánh giá một cách tương đối tốc độ phát triển của quốc gia đó. Bởi vậy, trong thời đại này ngành thép và những dịch vụ liên quan sẽ luôn phát triển đồng hành với sự tiến bộ không ngừng của nền kinh tế thị trường. Không ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cán thép đã ra đời. Môi trường kinh doanh lúc này trở nên sôi động và cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng cũng không thể tránh khỏi tác động này. Tuy nhiên, trong suốt quá trình 10 năm phát triển công ty đã không ngừng tự nâng cấp và hoàn thiện mình, tạo được niềm tin cho khách hàng. Trong những năm đầu, với sự tinh giản bộ máy để phù hợp hơn với cơ chế mới, sự quản lý nhạy bén của ban lãnh đạo, công ty đã từng bước đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch và ngày càng hiệu quả hơn. Cơ hội đầu tư ngày càng đa dạng nhưng nếu không biết nắm bắt thì Công ty sẽ không thể tồn tại và phát triển. Nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng đã thành công trong việc nghiên cứu và mở rộng thị trường với hướng đi đúng đắn, đó là tiếp tục mối quan hệ làm ăn thân thiết với các bạn hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới và tìm hiểu nhu cầu mới của thị trường. Như vậy, với bộ máy quản lý được sắp xếp khá hợp lý, thống nhất; với đội ngũ CBCNV có năng lực và trách nhiệm cùng kế hoạch kinh doanh năng động,Công ty TNHH Thương Mại Thép Tuyến - Năng đã tạo dựng được vị trí khá vững chắc trong ngành. Những ưu điểm và khó khăn tồn tại, biện pháp khắc phục 2.1. Ưu điểm 2.1.1 Về bộ máy kế toán Tại Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, hầu hết có trình độ đại học hoặc tương đương, sử dụng thành thạo vi tính, do đó giúp cho công tác kế toán được nhanh gọn, chính xác. Việc tổ chức bộ máy kế toán tập trung như hiện nay đã bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán trong công ty, bảo đảm cho kế toán phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của mình. Công tác kế toán, tài vụ được cập nhật tại phòng kế toán. Các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ giúp kế toán thống kê ghi chép ban đầu thông tin kinh tế dưới phân xưởng, cuối tháng chuyển chứng từ cùng các báo cáo về Phòng kế toán để tiến hành xử lý và tiến hành công tác hạch toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đói khoa học, hợp lý, phân công chuuyên môn hoá công việc kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công công việc và phối hợp trong việc thực hiện công việc, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trưởng trong chỉ đạo nghiệp vụ chung và phối hợp chỉ dạo của công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Về hình thức áp dụng Công ty TNHH thương mại thép Tuyến Năng hiện đang áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ cái trong điều kiện thực hiện kế toán máy. Đây là hình thức sổ tiện dụng, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu. Việc sử dụng máy vi tính đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu quản lý, nâng cao năng suất lao động kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật in ấn, lưu trữ tài liệu kế toán có liên quan. 2.1.3. Về công tác hạch toán Nguyên, vật liệu cho sản xuất thực tế và dùng chung tại phân xưởng Để hạch toán chi tiết NVL, công ty á._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5883.doc