Công ty than Mông Dương

Mục lục Nội dung Trang Mục lục 1 Mở đầu 5 Lời nói đầu 7 Chương 1: tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty than Mông dương 9 1.1- Tình hình chung 10 1.2- Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất 10 1.2.1- Điều kiện vật chất tự nhiên 11 1.2.2- Điều kiện công nghệ 16 1.2.3- Các điều kiện kinh tế xã hội của sản xuất 25 1.2.4- Tình hình xây dựng và chỉ đạo kế hoạch 28 1.3. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp 29 Kết luận chương I 30 Chươ

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công ty than Mông Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than mông dương năm 2005 31 2.1- Đánh giá chung hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp 33 2.2- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 36 2.2.1 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất 36 2.2.2- Phân tích khối lượng sản xuất theo phương pháp và công nghệ 37 2.2.3. Phân tích khối lượng sản phẩm theo các đơn vị sản xuất 38 2.2.4- Phân tích chất lượng sản phẩm 40 2.2.5- Phân tích tình chất nhịp nhàng và tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 41 2.2.5.1. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo thời gian 43 2.2.5.2.Tình hình tiêu thụ theo thời gian. 43 2.2.6 Phân tích mức độ đảm bảo của công tác chuẩn bị sản xuất. 46 2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCD và NLSX 47 2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 47 2.3.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị 50 2.3.3 Phân tích năng lực sản xuất (NLSX) và trình độ tận dụng năng lực sản xuất 51 2.3.3.1. Năng lực sản xuất của dây chuyền khai thác lộ thiên 52 2.3.3.2.Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò 58 2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương 65 2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động của Công ty than Mông Dương. 66 2.4.2 Phân tích chất lượng lao động, chất lượng công nhân kỹ thuật năm 2005 67 2.4.2.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động 68 2.4.2.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động 69 2.4.2.3. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình sử dụng thời gian lao động 71 2.4.3 Phân tích năng suất lao động 72 2.4.3.1. Đánh giá chung năng suất lao động 72 2.4.3.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương 73 2.5 Phân tích giá thành sản phẩm 75 2.5.1- Phân tích chung giá thành sản xuất sản phẩm 76 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành năm 2005 của Công ty than Mông dương 78 2.5.3. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong giá thành 78 2.6- Phân tích tình hình tài chính của Công ty Than Mông Dương năm 2005 80 2.6.1- Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty qua bảng Cân đối kế toán 81 2.6.2- Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 85 2.6.3- Phân tích kết cấu vốn lao động 88 2.6.4- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 89 Kết luận chương II 92 CHƯƠNG 3: Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 94 3.1- Căn cứ chọn đề tài 95 3.1.1- Sự cần thiết của việc phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương 95 3.1.2- Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 95 3.2 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 97 3.2.1 Phân tích số lượng lao động và kết cấu lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 97 3.2.2 Phân tích chất lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương 3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương 101 3.2.4. Phân tích năng suất lao động của Công ty than Mông dương giai đoạn 2001á2005 103 3.3. Phân tích tình hình sử dụng tiền lương trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương 106 3.3.1. Phân tích tổng quỹ lương của Công ty than Mông dương giai đoạn 2001á2005 106 3.3.2. Phân tích tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 2001á2005 của công ty than Mông dương 108 3.3.3 Phân tích tình hình phân chia tiền thưởng của công nhân 111 Kết luận chương III 112 Kết luận chung 114 Tài liệu tham khảo 115 Lời mở đầu Trong các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và khoáng sản nói chung, thì ngành khai thác than đóng vai trò quan trọng vì nó cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác như : Nhiệt điện, cơ khí, luyện kim... Than không những phục vụ cho sản xuất đời sống dân sinh mà còn xuất khẩu để trao đổi hàng hoá và thu đổi ngoại tệ về cho đất nước. Vì thế việc khai thác than là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp chủ trương chính sách đối với ngành than, đầu tư vốn và trang thiết bị mới để phục vụ khai thác chế biến than từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên ngành than. Là một thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam, Công ty than Mông Dương đã xác định được vai trò và trách nhiệm của mình là phải làm gì, làm như thế nào để không ngừng cải tiến công nghệ khai thác áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, tổ chức lao động và có nhiều biện pháp tích cực để đưa sản lượng hàng năm tăng lên không ngừng, đồng thời nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận, ổn định và dần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ Tập đoàn than Việt nam giao và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Qua thời gian thực tập tại Công ty than Mông Dương với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và dựa trên các số liệu thu thập được trong thực tế. Cùng với sự tận tình chỉ bảo của cô Nguyễn Thị Hoài Nga và các cô chú cán bộ công nhân viên trong Công ty, tác giả đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp gồm 3 chương như sau: Chương I: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Mông Dương Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương năm 2005 Chương III: Phân tích tình hình sử sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001á2005 của Công ty than Mông Dương Song do trình độ bản thân còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo để em vận dụng tốt hơn những kiến thức đã học vào thực tiễn Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Lê Thị Diễm Lệ Lời nói đầu Trong ngành công nghiệp nặng, khai thác than đã được coi là ngành mũi nhọn than và được đánh giá là vàng đen củaTổ quốc: nguồn năng lượng quý giá phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và xuất khẩu. Với vị trí đó ngành than đã sớm được Đảng và nhà nước quan tâm hỗ trợ, phát triển. Tổng công ty Than Việt Nam hiện nay là một trong những tập đoàn kinh tế mạnh, từ trong thời kỳ bao cấp Than Việt Nam đã giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn công nhân, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân một khoản ngân sách rất lớn. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tự lo đầu vào và đầu ra, hạch toán kinh tế độc lập.Trong một thời gian khá dài ngành than không theo kịp xu thế phát triển chung và mất dần vị thế trọng yếu trên danh mục các nước xuất khẩu than trong khu vực. Trong những năm gần đây Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt nam đã có những biện pháp hữu hiệu, cải thiện tình trạng khó khăn, đầu tư các công nghệ khai thác mới tiên tiến đưa vào sản xuất từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ổn định tình hình sản xuất. Các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn sản xuất đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và làm ăn có lãi. Công ty than Mông Dương không nằm ngoài tiến trình đó, năm 2005 với hàng loạt biện pháp đổi mới được đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty như: thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp lại lao động, cải tiến công nghệ và trang thiết bị. Với thời gian dung lượng của việc thực hiện đề án tốt nghiệp là có hạn, tác giả chưa thể tìm hiểu thấu đáo mọi mặt hoạt động của công ty than Mông Dương. ở đây chỉ xin được đề cập những vấn đề cơ bản chủ yếu nhất của doanh nghiệp dưới con mắt của chủ quan của một sinh viên kinh tế quản trị doanh nghiệp đồ án được trình bày theo 3 chương như sau: Chương I: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Mông Dương Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương năm 2005 Chương III: Phân tích tình hình sử sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001á2005 của Công ty than Mông Dương Song do trình độ bản thân còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo để em vận dụng tốt hơn những kiến thức đã học vào thực tiễn Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Lê Thị Diễm Lệ Chương 1 Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Mông Dương 1.1.Tình hình chung Công ty than Mông dương là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty than Việt nam (nay là Tập đoàn than -khoáng sản Việt nam )có trụ sở đặt tại Phường Mông Dương - thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Tiền thân công ty than Mông Dương (mỏ than Mông Dương) là doanh nghiệp trực thuộc Công ty than Cẩm Phả (cũ), hạch toán phụ thuộc và được thành lập theo quyết định 418 NL/TCCB ngày 30/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Đến năm 1998 Công ty than Mông Dương tách khỏi Công ty than Cẩm Phả và trở thành một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty than Việt Nam theo quyết định số 24-1997/QĐ/BCN ngày 29/12/1997 của Bộ Công nghiệp. Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, Công ty than Mông dương đã chủ động mở tài khoản tiền Việt Nam tại ngân hàng công thương Cẩm Phả - Quảng Ninh. Khi thành lập năm 1993 doanh nghiệp chỉ có 1560 người và tổng số vốn kinh doanh là 19.142 triệu đồng. Trong đó : Vốn lưu động : 462 triệu đồng Vốn cố định : 18.680 triệu đồng Nguồn vốn này được hình thành từ hai nguồn: Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 17.769 triệu đồng Tự bổ sung : 1.373 triệu đồng Hiện nay doanh nghiệp đã ngày một lớn mạnh. Với tổng số cán bộ công nhân viên lên tới 3354 người, với tổng số SXKD tính đến hết ngày 30/12/2005 là : 151 815 763 143 đồng. 1.2- Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất của Công ty than Mông dương 1.2.1. Điều kiện địa chất tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý : Công ty than Mông dương nằm về phía Đông Bắc thuộc địa phận thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh cách trung tâm thị xã khoảng 10Km theo đường chim bay. + Ranh giới tự nhiên của khu mỏ : Phía Bắc giáp với Sông Mông Dương Phía Nam giáp với mỏ than Quảng Lợi Phía Tây giáp với mỏ Khe Chàm Phía Đông giáp với công ty than Đông Bắc Mông Dương. + Diện tích khu mỏ khoảng 5.7 km2 1.2.1.2.Về địa hình sông suối khí hậu a. Địa hình : Mỏ than Mông dương nằm trong vùng núi thấp đến trung bình, cao nhất là khu trung tâm ở mức +165m ( khu trung tâm ), thấp nhất là lòng sông Mông dương b. Sông suối : Trong khu mỏ có hai 2 suối lớn bắt nguồn từ Cọc 6, nam Quảng Lợi chảy qua khai trường và tập trung nước vào sông Mông Dương, hai suối này thường có nước quanh năm, lưu lượng nước thay đổi từ 10 á 20 l/s vào mùa khô và đến trên 150 l/s vào mùa mưa. Sông mông dương do suối Khe chàm và bàng tẩy hợp lại chảy về, lòng sông rộng 40 á 50 m. Mức nước sông lên cao nhất +6.7m năm 1979, 1986 đã gây ngập lụt mỏ thấp nhất +0.4m vào mùa khô. Ngoài ra trong khu mỏ có nhiều đường phân thuỷ và các dòng suối cạn. Các sông suối này có ảnh hưởng đến điều kiện khai thác than của Công ty. c. Khí hậu : + Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt. - Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 10 á 170c đặc biệt có những tháng nhiệt độ xuống tới 5 á 70c kèm mưa phùn. - Mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình 27 á 300c lượng mưa trung bình là 144mm/ ngày. Khi lớn có thể lên tới 266,7mm/ngày và thường có đợt mưa kéo dài. 1.2.1.3. Hệ thống giao thông vận tải nguồn năng lượng sinh hoạt và nước sinh hoạt. a. Hệ thống giao thông vận tải : + Từ mỏ có đường ôtô vận tải nối liền với quốc lộ 18A + Có đường sắt cỡ 1000mm nối từ kho chứa than của mỏ tới nhà sàng Cửa, cung độ 7Km - Có đường ôtô từ kho chứa tới cảng Hoá Chất và cảng Khe Dây (chi nhánh Công ty than Miền trung) cung độ 5Km Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường ôtô và đường sắt đã giúp Công ty giao thương với các nơi khác cũng như công tác vận chuyển vật tư vật liệu được dễ dàng. b. Nguồn năng lượng sinh hoạt và nước sinh hoạt: - Nguồn năng lượng chính của mỏ lấy từ trạm điện 110 KV của vùng đặt sát ngay khu mỏ qua trạm 35KV/6KV dẫn đến hộ tiêu thụ qua máy biến áp. - Nước sinh hoạt và nước công nghiệp của mỏ được lấy từ nước Khe Giữa qua hệ thống đường ống nước của Công ty tuyển than Cửa Ông và trạm bơm H10 1.2.1.4. Điều kiện địa chất mỏ. - Địa tầng chứa than của khu mỏ có tuổi địa chất thuộc hệ trias thống thượng, điệp Hòn gai, có tổng chiều dày khoảng 400 á 500m. Trong đó có chứa 13 vỉa than khoảng cách giữa các vỉa than thay đổi từ 20 á100m. Các vỉa than của Công ty thuộc nhóm vỉa có chiều dày mỏng đến trung bình trong đó có 8 vỉa than được nghiên cứu chi tiết và có giá trị công nghiệp : K(8), G(9), H(10), Ha(10a), II(11)và I (12). - Địa tầng khu mỏ gồm chủ yếu là bột kết, cát kết các loại hạt thô như cuội kết , sạn kết hiếm gặp. Tổng chiều dày vỉa than là 41,86m lớp trên cùng là trầm tích. Cấu trúc chính của khu mỏ gần như là một đơn nghiêng cắm Bắc từ 20 á 500 theo phương vỉa đông - Tây, các vỉa than bị nhiều uồn nếp bậc cao làm phức tạp gây khó khăn cho quá trình khai thác. 1.2.1.5 Điều kiện địa chất thuỷ văn địa chất công trình. Đặc điểm địa chất thuỷ văn : * Nước mặt : Nước mặt trong khu mỏ được lưu thông và tàng trữ chủ yếu ở sông Mông dương và 2 suối chính từ các khu Cọc 6, Quảng lợi chảy qua khu vực mỏ đổ vào sông Mông Dương (lượng nước vào mùa khô nhỏ) từ 1 á 10m/s, mùa mưa lượng nước lớn hơn có thể cao hơn 200m/s nên nước chảy rất xiết. * Nước dưới đất : Trữ lượng theo chiều dày và góc dốc của vỉa than. Bảng1-1 TT Tên Vỉa than Chiều dày tổng quát (m) Chiều dày riêng than và đá kẹp (m) Số lớp Kẹp Gốc dốc vỉa (độ) Than T1 Than T2 Đá Kẹp (m) 1 I (12) 0,32 á 17,52 34 0 á 15,65 2,85 0 á 0,96 0,11 0 á 2,34 0,44 0 á 5 0,78 0 á 60 33,02 2 II (11) 0,21 á 11,42 3,5 0 á 11,42 3,19 0 á 2,12 0,13 0 á 1,41 0,17 0 á 3 0,35 0 á 65 31,7 3 Ha (10A) 0,43 á 10,74 2,13 0,43á9,15 1,58 0 á 2,22 0,19 0 á 4,59 0,36 0 á 2 0,23 10 á 55 32,15 4 H (10) 0,4 á 17,41 3,53 0,21á 14,55 2,95 0 á 1,41 0,16 0 á 5,54 0,42 0 á 6 0,63 10 á 54 29,08 5 G (9) 0,90 á 15,74 4,95 0,90á 15,74 4,7 0 á 1,33 0,09 0 á 3,16 0,16 0 á 4 0,29 10 á 62 30,05 6 K (8) 0,24 á 7,12 2,21 0 á 5,82 1,62 0 á 2,25 6,27 0 á 3,98 0,32 0 á 2 0,36 8 á 52 29,28 Chất lượng các vỉa than mỏ Mông dương Bảng 1- 2 TT Tên vỉa Độ tro Ak (%)0 Độ ẩm WPt (%) Chất bốc Vc (%) Nhiệt năng Qk (Kcal/kg) Lưu huỳnh Sc (%) Tỷ trọng dtb (g.cm) 1 I(12) 14,58 1,80 7,49 7069 1,27 1,45 2 II(11) 12,79 1,82 7,07 7160 0,97 1,46 3 Ha(10a) 16,50 1,75 9,57 6731 0,79 1,46 4 H(10) 14,28 1,86 8,08 7089 0,69 1,47 5 G(9) 9,92 1,99 6,95 7535 0,66 1,42 6 K(8) 16,01 1,86 8,50 6846 0,80 1,52 Được lưu thông và tàng trữ trong những vết nứt của nham thạch (sa thạch) cuội kết, sạn kết và than có chiều dày tổng cộng từ vài chục mét đến hàng trăm mét. Mức nước biến đổi từ 5m á 210m được chia ra các tầng chứa nước khác nhau. + Tầng chứa nước trong lớp đất phủ. + Tầng chứa nước thuỷ triều + Tầng chứa nước áp lực + Nước trong đứt gẫy. Đặc điểm địa chất công trình : Mỏ than Mông Dương gồm 8 vỉa than sắp xếp từ trên xuống dưới là các vỉa từ Y2 (13a) đến K8 xen kẽ là các lớp nham thạch sét kết, sạn kết và cuội kết... chủ yếu là sạn kết và bội kết. +Sét kết: phân lớp mỏng, mềm dẻo, mịn sát vách trụ của vỉa than không duy trì liên tục chiều dầy thay đổi từ 0,1m đến vài mét. +Bột kết: phân bố rộng khắp duy trì liên tục theo chiều ngang và chiều sâu, thường cấu tạo cách trụ và các vỉa than. Chiều dày biến đổi từ vài mét đến hàng chục mét cấu tạo rất chắc, ít nứt nẻ. +Cuội, sạn kết: có mặt rất ít trong địa tầng thường là thấu kích nhỏ chiều dầy biến đổi trong một vài mét, cá biệt có chỗ hàng chục mét cấu tạo chắc giòn, nứt nẻ nhiều. + Cát kết : Nham thạch chứa nước của tầng than chiều dầy biến đổi từ vài mét đến vài chục mét cấu tạo rắn chắc có độ hạt từ thô đến mịn nứt nẻ nhiều. + Về kiến tạo : Tồn tại nhiều đứt gãy, lớn nhất là đứt gãy mỏ Mông Dương nằm ở phía Bắc đới thuỷ hoại rộng tới 100m á 200m, biên độ dịch chuyển hàng chục mét góc dốc từ 800 á 850 về phía Nam.Đứt gẫy A-A đới huỷ hoại rộng từ 70 á 100m chạy dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam, cắm về phía tây với góc dốc từ 700 á 750. , và các đứt gãy nhỏ phát hiện trong quá trình khai thác. Như trên đã nói, đặc điểm địa chất có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng than ở các vỉa, tuy nhiên điều kiện địa chất phức tạp nhưng chất lượng than của Mông Dương bị ảnh hưởng không cao. Than ở đây có chất lượng tương đối tốt, hầu hết thuộc loại AnTraxit và bán AnTraxít. Tính chất cơ lý đặc trưng, cứng, óng ánh, màu đen ánh thuỷ tinh, đôi khi có ánh kim loại, vết vỡ không đều đôi khi có bậc. Về tính chất hoá học than Mông Dương được phân tích dựa trên các nguyên tố cấu thành và dựa vào phân tích cho như ở bảng sau : Phân tích thành phần hoá học than theo nguyên tố Đơn vị tính % Bảng 1-3 Các bon Ô xy Hy đrô Ni tơ Ghi chú 77,5 á 95,9 0,97 á 6,45 1,07 á 4,22 0,07 á 1,72 Từ á đến 91,7 3,1 2,9 1,1 Bình quân Phân tích mẫu tro của than mỏ Mông dương Đơn vị tính % Bảng 1-4 Si02 Fe203 AL203 Ca0 Mg0 Mn0 Ti02 47,2 á55,6 10,2 á22,9 22,6 á 32,9 0,3 á 1,55 1,1 á 3,9 0,11 á 0,55 0,67 á 0,8 Với chất lượng như vậy thì khả năng tiêu thụ trên thị trường là tương đối tốt. Do vậy để đảm bảo sản xuất kinh doanh thì vấn đề cần quan tâm ở đây là tìm cách khắc phục những khó khăn của điều kiện địa chất giảm bớt thiệt hại do mất mát vỉa hoặc sạt lở. 1.2.2. Điều kiện công nghệ sản xuất : Công ty than Mông dương áp dụng cả 2 phương pháp khai thác là (hầm lò và lộ thiên) nhằm đáp ứng điều kiện địa chất các vỉa than. 1.2.2.1 Công nghệ khai thác than lộ thiên Công ty than Mông Dương khai thác than lộ thiên được tiến hành 2 vỉa H10 và G9. + Vỉa G9 đã khai thác phía Nam động tụ đến độ sâu +80,5m đất đá được gạt và xúc đổ thải tại sườn Đông Nam và Tây Nam, hiện đang tiến hành khai thác khu vực G9 trung tâm. + Vỉa H(10) chính thức được khai thác từ năm 1986 đến nay; hiện nay đã xuống sâu hệ số bóc đất đá cao, nên chuẩn bị kết thúc mỏ. Cũng như hầu hết các mỏ có sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên công nghệ khai thác chung ở các vỉa G(9) và H(10). Phần lộ thiên khá đơn giản cụ thể như sau: 1. Khâu khoan nổ mìn : Sử dụng khoan đập KZ 20 - 2M do Việt Nam sản xuất hiện có 9 máy khoan. Do đất đá tương đối mềm bở, độ kiên cố trung bình 6 á 8 nên khâu nổ mìn thực hiện tương đối đơn giản. Khoan - nổ mìn Xúc đất đá Xúc than Vận Tải Bãi thải Vận tải Kho than Hình 1-1 Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên. 2. Khâu xúc bốc đất đá chủ yếu dùng máy xúc 'KT-4,6 (dung tích 4,6m3/gầu) và 3 máy xúc thuỷ lực E X 300 dung tích V = 1,9m3/gầu PC 400 dung tích V = 1,8m3 xúc cát 345B dung tích V = 1,6m3/gầu. Hình thức vận tải không liên tục dùng 16 xe Benlaz 540A dung tích 170m 3 vận tải với cung độ bình quân L = 0,5 á 0,9Km. 3. Khâu xúc than : Than được xúc trực tiếp bằng 3 máy xúc thuỷ lực PC 400 : V = 1,6 m3/gầu. CAT 345 B : V = 1,7m3/gầu và EX 300 : V = 1,9m3/g. Cung độ vận tải than L = 2,5 á 3 Km vận chuyển bằng ôtô Kamaz 511.1 và Kamaz 511.2 số lượng 12 chiếc tải trọng V = 6,87m3. Những năm trước đó khối lượng công tác của khâu khai thác than lộ thiên là thực hiện không đúng thiết kế nên trong thời gian tới các khâu khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải, đổ tải, thoát nước sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể tiến hành quy trình thiết kế mà vẫn đảm bảo khối lượng khai thác lộ thiên. 1.2.2.2 Công nghệ khai thác than hầm lò. Than lộ vỉa chiếm tỷ lệ trữ lượng nhỏ nên công nghệ khai thác than hầm lò được coi là chủ yếu của doanh nghiệp. Công nghệ này bao gồm một số các khâu như : Mở vỉa, đào lò chuẩn bị, khai thác than lò chợ. a- Công đoạn mở vỉa : Khoáng sàng Mông Dương thuộc loại vỉa dày và dốc. Từ những điều kiện đó kết hợp với khả năng và điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện có để lựa chọn phương án mở vỉa bằng cặp giếng đứng trung tâm kết hợp với lò xuyên vỉa 2 mức. Trình tự như sau : 1- Đào giếng chính số 1 và giếng phụ số 2 tới mức thiết kế là -125m. Đào sân giếng số 3 rồi đào các đường lò xuyên vỉa, gặp các vỉa than là Y2 (13b) đến K (8) thì tiến hành đào hào các đường lò dọc vỉa tương ứng số 5 đi trong than và gặp đường lò 6,7. Đào các đường lò dọc vỉa vận chuyển của tầng mức -62,5, số 11 thượng thông gió được thông ra mặt đất. Sử dụng cặp thượng trung tâm để vận chuyển, thông gió và khai thác. 2- Phân khu khai thác thành 2 khu, khu cánh Đông và khu cánh Tây. Phân chia cặp thượng trung tâm như vậy theo đường phương kích thước của 1 khu khai thác là 510m. Khi lò dọc vỉa vận chuyển số 8 và lò dọc vỉa thông gió số 11 của tầng ra đến biên giới thì tiến hành mở lò cắt để tạo lò chợ. 3- Chia mức khai thác : Theo tính toán mở vỉa có thể chia các mức khai thác như sau : Mức I : từ lộ vỉa tới -125 Mức II : Từ -125 á -250 4- Chia mức khai thác dựa vào chiều cao mức và thông gió, các tính toán người ta chia mức thành 2 tầng khai thác, chiều cao thẳng đứng của tầng là 65m. 5- Thông gió : gió sạch từ trạm quạt được đưa vào giếng phụ số 2 qua lò dọc vỉa số 4 tới dọc vỉa số 5 qua thượng 6 vào lò dọc vỉa số 11 đến thượng thoát gió ra ngoài. Gió bẩn sau khi thông gió qua lò chợ lò dọc vỉa số 11 đến thượng thoát gió ra ngoài. 6- Vận tải : Than từ lò chợ xuống lò song song số 10 qua họng sáo xuống lò dọc vỉa vận chuyển 8, qua thượng chính số 11 xuống lò dọc vỉa vận chuyển số 2, ra lò xuyên vỉa số 5, ra sân ga giếng số 3 và được thùng Skíp kéo qua giếng chính số 1 lên mặt đất và ra ngoài. + Vật liệu, người được đưa xuống giếng phụ số 2 qua sân giếng số 3, qua lò xuyên vỉa số 4 vào lò dọc vỉa vận chuyển số 5 qua thượng trung tâm để vào các khu khai thác. + Thoát nước : nước ở các khu khai thác của mỏ đều chảy xuống rốn giếng mức - 425 theo hệ thống rãnh thoát nước xuống bể lắng và bể chữa ở khu sân ga và được bơm lên mặt đất qua trạm bơm đặt ở hầm bơm trung tâm. Đẩy qua hệ thống đường ống đặt dọc theo giếng phụ số 2. b- Công đoạn đào lò chuẩn bị : + Trước khi đào lò chuẩn bị người ta xác định tiết diện và kích thước đường lò mở vỉa và chuẩn bị, đồng thời tính áp lực của đất đá tác động lên đường lò mở vỉa, tiếp theo là khoan nổ mìn theo hộ chiếu, thông gió, tập kết vật liệu và phụ kiện, xúc bốc đất đá, chống tạm, đặt đường ray, đào rãnh thoát nước, dọn vệ sinh. Sau khi đào lò chuẩn bị các công nhân sẽ tiến hành đào lò cắt vào vỉa để mở lò chợ khai thác. c - Hệ thống khai thác than lò chợ : Công ty than Mông Dương khai thác than lò chợ bằng phương pháp khoan nổ mìn, hệ thồng khai thác chia cột dài theo phương chủ yếu là khấu đuổi, tuy nhiên có một số vẫn khấu giật. Trình tự tiến hành như sau : - Từ các đường lò dọc vỉa vận chuyển và thông gió của tầng ta chia ra thành các ruộng khấu. Kích thước của ruộng khấu áp dụng hiện nay : Biểu đồ tổ chức sản xuất chu kỳ đào lò chuẩn bị Bảng 1-6 Tên công việc Số người cần thiết Thời gian (h) Biểu diễn thời gian 1 ca đào lò chuẩn bị 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1- Khoan nổ mìn 4 3,5 2- Tập kết vật liệu 4 3,5 3- Thông gió 2 0,5 4- Xúc bốc đất đá 8 1,5 5- Dựng vì chống 4 2,25 6- Đặt đ.xe+đào rãnh 4 2,25 7- Củng cố +vệ sinh 8 0,25 Cộng 34 13,75 + Chiều dài theo hướng dốc từ 100m đến 200m + Chiều dài theo phương bằng chiều dài của cánh (L = 500m) - Từ trung tâm ruộng mỏ (cặp thượng) tiến hành đào các đường lò dọc vỉa phân tầng ra 2 cánh tới biên giới thì mở lò cắt để tạo lò chợ ban đầu. Để khai thác 2 phân tầng đồng thời thì lò chợ của phân tầng trên phải vượt trước lò chợ của phân tầng dưới khoảng (L = 50 á 70m) - Than khai thác được ở 2 lò chợ phân tầng trên theo các lò dọc vỉa vận chuyển về lò thượng trung tâm, xuống lò dọc vỉa vận chuyển của tầng hai. Lò chợ phân tầng dưới được vận chuyển trực tiếp xuống lò dọc vỉa vận chuyển. - ở lò chợ than khai thác được hầu hết bằng phương pháp khấu đuổi. Sau khi khoan nổ mìn than sẽ được cào ra máng trượt bằng máy cào than trượt xuống chân tầng và được rót lên goòng 3 tấn và tầu điện kéo ra quang lật, đổ xuống ngăn định lượng. Vào thùng Skíp và được kéo lên mặt đất qua băng tải ra bun ke trên mặt bằng rồi về kho than. Qua nghiên cứu tính toán có thể xác định khối lượng công việc đã được thực hiện trong 1 chu kỳ đào lò chợ khai thác với số công nhân áp dụng dựa trên mức lao động qua bảng 1.7 Khối lượng công tác trong một chu kỳ đào lò chợ Bảng 1-7 Tên công việc Thời gian hoàn thành bước CV Định mức lao động Số người cần thiết Khoan lỗ mìn gương 2ca *7(giờ / ca) 84m/công 4 Nạp nổ mìn, thông gió 2ca *1,5(giờ / ca) 45lỗ/công 4 Trải lưới,sửa nóc,tải than 2ca *2(giờ / ca) 12,8m/công 16 Di chuyển giá thuỷ lực 3ca *7(giờ / ca) 6,5giá/công 14 Thu hồi than nóc 7 giờ/3ca 20,35T/công 8 Hạ nền, chuyển máng 3ca *7(giờ / ca) 11,5m/công 8 Vận hành bơm 2 giờ/ca 1người/ca 3 Chỉ đạo sản xuất 2người /ca 6 Tổng cộng: 63 Hệ thống khai thác chia cột dài theo phương của Công ty đã lựa chọn có ưu điểm làm tăng sản lượng từng khu vực đồng thời sẽ làm giảm chi phí, bảo vệ lò phân tầng, chi phí đào lò thượng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ giới hoá thuận lợi hơn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của hệ thống khai thác lò để lại trụ bảo vệ lớn cho cặp lò thượng. Thời kỳ đầu tư ban đầu của phương pháp này dài hơn và lớn hơn các phương pháp khác. 1.2.2.3. Trang bị kỹ thuật : Để đáp ứng quá trình sản xuất than Công ty than Mông Dương đã phải sử dụng một khối lượng máy móc thiết bị lớn. Những máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất chính và phụ trợ được coi là rất quan trọng. Tình trạng kỹ thuật của chúng quyết định đến hiệu quả lao động và khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Máy móc thiết bị phục vụ cho khai thác lộ thiên là tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay, vì khai thác lộ thiên không được mở rộng, nên không cần bổ sung máy móc thiết bị cho khu vực này. Máy móc thiết bị phục vụ cho khai thác hầm lò tuy trang thiết bị hiện nay chưa được đầy đủ song vẫn đáp ứng được sản lượng như hiện nay, tuy nhiên khi muốn tăng sản lượng cần phải đầu tư thiết bị, đầu tư đưa công nghệ khai thác mới vào sản xuất. Thống kê máy móc thiết bị dùng cho sản xuất chính và phụ trợ Bảng 1-8 TT Tên thiết bị Mã hiệu Số lượng Đang sử dụng I Thiết bị lộ thiên 1 Máy khoan KZ 20 10 9 2 Máy xúc 2503 02 02 3 Máy xúc ' KT 4,6 01 01 4 Máy xúc E X 300 01 01 5 Máy xúc PC 400 01 01 6 Máy xúc Cát 345B 01 01 II Hầm lò 1 Máy cào CP70M CP-70M 2 Máy cào C53 1 0 3 Máy cào C14 12 12 4 Máy cào SG 320/17 01 01 5 Máy cào SGB 320/30 03 02 6 Quạt cục bộ 32 30 7 Tời ma nơ 24 24 8 Máy nén khí cục bộ 07 05 9 Tầu điện AM8 07 07 10 Tầu điện AP 4,5 01 01 11 Goòng 3 tấn 75 70 12 Máy cào vơ 01 01 13 Máy xúc gầu lật 3 02 14 Búa khoan điện 25 22 15 Khoan khí nén 12 10 16 Búa khoan Kh.điện đá 05 05 17 Bơm 14-6 1 1 18 Bơm 1250 T5 2 2 19 Bơm 3B 200-4 1 1 20 Bơm 380 9 9 21 Bơm 1B20110 7 7 22 Quạt B0KD 2,4 2 2 23 Trục tải giếng đứng 2 2 24 Cẩu trục 3 3 III Thiết bị vận tải sàng tuyển 1 Băng tải B1000 10 7 2 Sàng rung W D2 1 1 3 Sàng rung SR51 1 1 4 Máy cào CP70M 1 1 5 Máy cào 2CP70M 3 03 6 Xe ben la 21 19 7 Xe Ka mat 5111 15 14 8 Xe gấu 03 03 9 Xe cẩu K82 01 01 10 Xúc cát 447B 01 01 11 Xúc T0 -18 01 12 Gạt K0MATSU D85A-18 02 01 13 GAT TY TY220 04 03 14 GAT TY 102 TY120 01 01 IV T.bị cung cấp điện 1 Trạm phát Điezen 02 02 2 Trạm biến áp 35/6KV1880 01 01 3 Máy biến áp 630KVA-180 21 21 4 Trạm phân phối 6KV 03 03 V Thiết bị nạp 1 Luyện ắc quy Đèn lò 03 03 2 Luyện ắc quy AM 8 01 01 VI Máy công cụ 1 Máy tiện 03 02 2 Máy bào 01 01 3 Búa máy 02 02 4 Máy cưa gỗ 01 01 5 Máy hàn điện 30 25 1.2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội của sản xuất 1.2.3.1. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trong ngành và doanh nghiệp. a, Tình hình tập trung hoá Hiện nay Công ty đang tập trung sản xuất than hầm lò là chủ yếu, bên cạnh đó Công ty vẫn duy trì sản xuất lộ thiên. Than hầm lò có trữ lượng lớn , chất lượng tốt trong khai thác lại ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái còn than lộ thiên thường khai thác trên diện rộng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nên chỉ duy trì để sản xuất. Hai dây chuyền công nghệ khai thác than này luôn phấn đấu đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về sản lượng mét lò đào chuẩn bị, khối lượng đất đá bóc Công ty đã tổ chức các khâu trong dây chuyền sản xuất than sao cho mang tính tập trung hoá cao, từ xây dựng kế hoạch đến tiêu thụ sản phẩm b, Tính chuyên môn hoá Là một doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh than tự hạch toán trong cơ chế thị trường , Công ty than Mông dương đã hiểu rõ tầm quan trọng của tính chuyên môn hoá trong việc quyết định hiễu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì thế Công ty đã có sự chuyên môn hoá từ nội bộ các phòng ban phân xưởng tới tổ đội sản xuất c, Tình hình hợp tác hoá Để đảm bảo quá trình phát triển của Công ty, Công ty đã thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị bạn ở cả trong và ngoài Tổng Công ty than. Cùng với tính chuyên môn hoá tính hợp tác hoá cũng góp phần thúc đẩy sản xuất cuả Công ty đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động. Công ty than Mông Dương hiện nay tổ chức quản lý sản xuất và lao động theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm tận dụng khả năng chuyên môn của cán bộ quản lý. Đồng thời giảm bớt những phiền phức do sự thiếu nhất quán trong chỉ huy và điều hành sản xuất. Doanh nghiệp thực hiện quản lý với 1 giám đốc có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng công ty, 4 phó giám đốc chỉ đạo các phòng ban phân xưởng. Bộ máy sản xuất ở đay chia thành 21 công trường phân xưởng, đội sản xuất. Mỗi công trường tổ đội phân xưởng có một bộ phận quản lý độcc lập chịu trách nhiệm trước trường trung tâm chỉ huy sản xuất. Sơ đồ bộ máy cụ thể như sau :(Hình 1-3) Sơ đồ cơ cấu của phân xưởng như ._.sau : Quản đốc phân xưởng Phó QĐ kỹ thuật Phó QĐ Trực ca 1 Phó QĐ Trực ca 2 Phó QĐ Trực ca 3 Phó QĐ Cơ điện Nhân viên kinh tế Tổ phục vụ Tổ sản xuất số 1 Tổ sản xuất số 2 Tổ sản xuất số 3 Tổ sửa chữa cơ điện Hình 1-4 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công trường, phân xưởng a, Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Mông dương Mọi hoạt động sản xuất Giám đóc không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành mà thông qua sự chỉ đạo của trung tâm chỉ huy sản xuất trực tiếp trên khai trường khai thác. Với cơ cấu tổ chức quản lý này Giám đóc Công ty vừa chỉ đạo chung vừa tận dụng được trình độ chuyên môn của các chuyên gia đầu nghành mà các chỉ thị không hồng chéo gây ách tắc sản xuất. *, Giám đốc : Ngoài chức năng nhiệm vụ điều hành chung về sản xuất kinh doanh của Công ty, Giám đốc còn phụ trách một số phòng ban như phòng thi đua, văn phòng Giám đốc. *, Phó giám đốc công nghệ : Tham mưu cho Giám đốc và được Giám đốc giao cho việc chỉ đạo khâu kỹ thuật khai thác , phụ trách một số phòng như ; Kỹ thuật, an toàn, phòng XDCB, phòng trắc địa - địa chất *, Phó giám đốc sản xuất : Giúp Giám đốc chỉ huy điều hành sản xuất chung toàn Công ty mọi mệnh lệnh sản xuất đều phát ra từ trung tâm điều khiển sản xuất thuận lợi cho việc điều hành trực tiếp thực tế nhanh chóng liên tục nhịp nhàng, phụ trách điều hành phòng kế hoạch, vật tư, phòng KCS. *, Phó Giám đốc Cơ điện - Vận tải : Tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực quản lý sửa chữa về điều hành khâu vận tải cơ điện trong hai phòng vận tải và cơ điện *, Phó Giám đốc đời sống phụ trách phòng bảo vệ và phòng y tế. *, Kế toán trưởng phụ trách phòng Kế toán và phòng kiểm toán của Công ty. b, Chế độ công tác của Công ty - Khối gián tiếp : Chế độ làm việc của các phòng ban làm việc theo giờ hành chính không liên tục 6 ngày/ tuần mỗi ngày làm việc 8h nghỉ chủ nhật. - Khối trực tiếp sản xuất là các công trường, phân xưởng đội xe chế độ làm việc theo chu kỳ đảo ca nghịch làm việc 8h/ca, tuần làm việc 6 ngày/tuần 1.2.4.Tình hình xây dựng và chỉ đạo kế hoạch 1.2.4.1. Trình tự lập kế hoạch * Bước 1 : Giai đoạn chuẩn bị : Dựa vào báo cáo của những năm trước để tìm ra những nhược điểm, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục. Dựa vào các tài liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch dựa vào báo cáo cuối năm để nắm tình hình cụ thể và sử dụng TSCĐ, TSLĐ trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu tính toán cụ thể cho mỗi loại. * Bước 2 : Lập kế hoạch bộ phận gồm : Kế hoạch sản xuất : + Sản lượng than sản xuất và tiêu thụ + Mét lò đào mới + Khối lượng đất đá bóc + Các công việc khác, sản xuất vật liệu xây dựng xây lắp. - Phấn đấu giảm giá thành do công việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của mình : Công ty than Mông dương hiện đang đổi mới tạo nên sự phối hợp cân đối giữa công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. - Bước 3 : Triển khai thực hiện kế hoạch.Từ kế hoạch được phê duyệt tiến hành phân bổ kế hoạch cho các bộ phận sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị. 1.2.4.2. Triển khai thực hiện kế hoạch Phương pháp xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp trong những năm vừa qua là nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường phấn đấu giảm giá thành tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài những hợp đồng có tính chất ổn định. Công ty luôn tìm kiếm thị trường và khách hàng mới để nâng cao sản lượng tiêu thụ. Do vậy lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Công ty than Mông Dương luôn đổi mới và tạo sự cân đối, phối hợp để việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải gắn liền với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp Hiện nay số lao động tronng Công ty là 3354 người. Chất lượng công nhân kỹ thuật tương đối đảm bảo, công nhân có tay nghề cao tương đối đông. Tuổi đời cao nhất ở độ tuổi 25 á 45 tuổi. Cơ cấu doanh nghiệp có xu hướng giảm thiểu lao động gián tiếp so với số công nhân có mặt, công nhân viên gián tiếp của các phòng ban, phân xưởng năm 2004.Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2005 lên tới 5 003 900đ/ng-tháng, đời sống công nhân ngày càng được nâng cao. Kết luận chương I Qua nghiên cứu tình hình chung về các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Mông Dương ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong những năm tiếp theo. * Thuận lợi : Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề và tận tâm với công việc, nên đã vượt qua được mọi khó khăn của cơ chế thị trường để đứng vững tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có nơi tiêu thụ thuận lợi do có địa thế gần cảng biển. Lực lượng có tay nghề cao chiếm số đông. * Khó khăn : Địa hình và khí hậu phức tạp nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt. Hầu hết máy móc thiết bị của doanh nghiệp chưa được cải tiến hoàn toàn, thậm chí có thiết bị đã hết thời gian khấu hao. Điều kiện địa chất hết sức phức tạp. Hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cột chống thuỷ lực đơn và giá di động vì gỗ chống lò ngày càng khan hiếm. Để tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương phần tiếp theo sẽ được trình bày ở chương 2. Chương 2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương năm 2005 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu có căn cứ khoa học về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các phương pháp phân tích khác nhau trên cơ sở các số liệu thống kê có liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng cuả sản xuất kinh doanh. Chỉ ra những tiềm năng còn có thể khai thác và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là tất cả các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua tổng thể các chỉ tiêu phân tích. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích là giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đúng tình trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại còn chỉ ra những ưu nhược điểm và định ra đường lối phát triển nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài vật lực. Các doanh nghiệp cần nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh. Như chúng ta đã biết. Mọi hoạt động kinh tế của doanh ngiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng, từ đó có thể đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác qua phân tích kinh doanh giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên có thể nói phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiếu đối với bất kỳ 1 doanh nghiệp nào. Để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Mông Dương năm 2005 cần phải tiến hành phân tích các nội dung cụ thể được trình bày sau. 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương Qua bảng 2.1 cho thấy năm 2005 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty than Mông Dương đã hoàn thành kế hoạch đề ra đây là kết quả của sự cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty. Năm 2005 sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 1728 030 tấn đã vượt kế hoạch là 101,6% và tăng so với năm 2004 là 29%. Mức tăng tập trung chủ yếu ở khu vực khai thác lộ thiên 151,3%, còn ở khu vực khai thác hầm lò có tăng nhưng thấp hơn đạt 25,9%. Trong đó theo kế hoạch đề ra từ đầu năm thì khai thác lộ thiên vượt kế hoạch 112% còn hầm lò cũng không đạt kế hoạch đặt ra, chỉ đạt 97% kế hoạch năm. Chỉ tiêu than sạch tăng so với năm 2004 là 129,7%. Nguyên nhân tăng sản lượng than ở khu vực khai thác lộ thiên năm 2005 vừa qua do doanh nghiệp tập trung khai thác khu vực này, nhằm nâng cao sản lượng, do khai thác hầm lò cuối năm gặp nhiều khó khăn trong quá trình khai thác không theo dự kiến ban đầu mặc dù Công ty đã đầu tư áp dụng công nghệ khai thác mới chống lò bằng cột thuỷ lực đơn và vì chống thuỷ lực di động thay cho chống gỗ, song gặp điều kiện dịa chất phức tạp nên sản lượng không đạt được. Bên cạnh đó thúc đẩy quá trình khai thác lộ thiên nhanh chóng kết thúc. Cũng với nguyên nhân tăng sản lượng, lượng than sạch cũng tăng từ 1 114 056 tấn năm 2004 lên 1 444 950 tấn tăng 129,7% nhưng theo kế hoạch đề ra thì chỉ thực hiện được 99,8%. Trong những năm trước khối lượng đất đá bóc của mỏ không thực hiện theo đúng thiết kế nên tình trạng nợ đất đá gây khó khăn cho sản xuất. Năm 2005 để tránh tình trạng nợ đất đá Công ty đã thực hiện giao khoán sản lượng sản xuất cho công trường khai thác lộ thiên. Kết quả đã thực hiện tăng khối lượng đất đá bóc so với năm 2005 tăng 132%. Mặc dù đất đá bóc không đạt kế hoạch đặt ra nhưng sản lượng than khai thác tăng do hệ số bóc đất đá thực hiện năm 2005 thấp hơn kế hoạch đặt ra là 88,6%. Trong khu vực khai thác hầm lò, khối lượng lò đào thực hiện vượt mức 119,9% so với năm 2004 và cũng không đạt kế hoạch đặt ra 99% cũng như nguyên nhân làm giảm sản lượng thực hiện so với kế hoạch do gặp đứt gãy và phay phá trong quá trình đào lò và khai thác. Năm 2005 vừa qua tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi. Nhu cầu tiêu thụ than ngày một tăng. Ngành than đã lấy lại được thị trường tiêu thụ, hầu hết các Công ty trong ngành than đều tăng lượng tiêu thụ. Riêng đối với Công ty than Mông Dương có mức tiêu thụ là: 1 617 884 tấn đạt 101,1% so với kế hoạch, tăng 126% so với năm 2004. Sản lượng than tiêu thụ tăng nguyên nhân là do nhu cầu của Công ty tuyển than Cửa ông tăng và khả năng tự tiêu thụ của Công ty cũng tăng lên. Sản lượng tiêu thụ tăng góp phần tăng doanh thu năm 2005 lên 133,7% so với năm trước tăng 122 575 triệu đồng. Trong đó doanh thu than tăng 134,4% và tăng so kế hoạch 101,3%. Phần doanh thu không đạt kế hoạch là các khoản doanh thu khác ngoài than chỉ đạt có 30,4% so với kế hoạch đặt ra. Ngoài sản lượng tăng, giá bán than tăng so với năm trước cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng doanh thu cụ thể giá bán than tăng so với năm 2004 là 106,3% và tăng so với kế hoạch 100,2%. Tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng lên 103,2% tức tăng gần 4,7 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào tài sản lưu động thúc đẩy khả năng sinh lời và tận dụng tối đa các tài sản cố định không đầu tư thêm làm giá trị gia tăng so với năm 2004 công ty tăng 165,2%. Để đáp ứng sản lượng 1 700 000 tấn than Công ty đã dự kiến cần 3 420 nhân viên trong đó sản xuất chính cần 3 294 người. Thực tế sản xuất sản lượng đã tăng lên 1 728 030 tấn nhưng số lượng công nhân viên chỉ sử dụng là 3 354 người tiết kiệm so với kế hoạch 98%, trong đó công nhân sản xuất chính có 3 270 người tiết kiệm 24 người. Mặc dù vậy lao động vẫn tăng so với năm 2004 là 110,7% Do doanh thu than tăng, đơn giá tiền lương cũng tăng so với kế hoạch 110,5% và tăng 128,9% so với năm 2004 nên tổng quỹ lương của Công ty cũng tăng lên 224% so với năm 2004 và tăng so với kế hoạch là 111,9%. Vì thế đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên rõ rệt, mức lương tăng 178,4% so với năm 2004 và tăng 100,6% so với kế hoạch đặt ra. Sản lượng tăng lao động tăng nên năng suất lao động bình quân tính bằng hiện vật cho một công nhân viên toàn Công ty tăng từ 440,8 tấn / người-năm năm 2004 lên 515,2 tấn/người-năm năm 2005 vượt mức 116,9% và tăng so kế hoạch đề ra 103,6%. Cùng với năng suất lao động tính bằng hiện vật là năng suất lao động tính bằng giá trị cũng tăng từ 120 lên 144,9 triệu đồng/ng-năm so với thực hiện năm trước mặc dù vậy lại không đạt kế hoạch đặt ra 99,3%. Trong năm 2005 các hao phí vật tư như gỗ chống lò của khâu khai thác hầm lò và thuốc nổ của khâu khai thác lộ thiên đều tăng từ 1 đến 4% nó cũng góp phần không nhỏ làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên 7% mặc dù Công ty đã có những biện pháp giảm giá thành nhưng cũng chỉ giảm giá thành so với dự tính đầu năm 2%. Mặc dù doanh thu tăng so với năm trước song các chi phí sản xuất tăng, làm cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều giảm so với năm trước còn 77 và 78%. Tuy nhiên Công ty vẫn hoàn thành tốt công tác giao nộp ngân sách nhà nướcvượt 173% so với kế hoạch và vượt 155% so với cùng kỳ năm trước. Qua phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của Công ty than Mông dương cho thấy việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005 là tương đối tốt. Mặc dù Công ty đã có sự cố gắng hơn nhiều so với năm 2004, công tác lập kế hoạch của Công ty cũng khá tốt song một số chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch vì một số lý do bất khả kháng như điều kiện địa chất mỏ phức tạp nên chi phí cho công tác đào lò, khai thác lò chợ gặp nhiều khó khăn, nhiều đường lò gặp phay phá, xén lò nhiều phải xử lý tốn kém nhiều vật liệu sắt thép, gỗ chống lò, gỗ chèn. Lò chợ trong quá trình khai thác gặp vỉa thay đổi phải xử lý kẹp, trụ vách đã làm tăng chi phí thuốc nổ và phụ kiện nổ, và các biến động về yếu tố địa chất. Khu vực khai thác lộ thiên gặp lò thổ phỉ quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. 2.2: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất Qua bảng 2-2 cho thấy doanh thu than năm 2005 Công ty than Mông Dương tăng 101,3% do hai nguyên nhân là lượng tiêu thụ tăng và giá bán than tăng. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng tiêu thụ và giá bán bình quân tới chỉ tiêu doanh thu: - Năm 2004 (2.1) - Năm 2005 (2.2) DDT = DT1 - DT0 (2.3) = 477 571 - 355 379 = 122 174 tr. đ Doanh thu tăng 122 174 triệu đồng do 2 nguyên nhân: Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo giá trị Bảng 2-2 TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 So sánh TH2005/KH2005 TH KH TH ± % I Doanh thu Tr.đ 363 518 499 356 486 093 - 13 263 97,3 1 Doanh thu than Tr.đ 355 379 471344 477571 6 227 101,3 2 Doanh thu khác Tr.đ 8 139 28012 8522 - 19 490 30,4 II Giá trị gia tăng Tr.đ 154 020 254 387 III Giá bán b/q đ/tấn 277 697.6 294 590.0 295 182.5 592 100,2 IV Lợng tiêu thụ tấn 1 279 734 1 600 000 1 617 884 17 884 101,1 + Lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu than tăng lên một lượng : (2.4) = (1 617 884 - 1 279 734 ) x 277 697,6 = 93 903 427 470 ,đồng +Giá bán bình quân tăng làm doanmh thu tăng lên một lượng: (2.5) = 1 617 884 (295 182,5 - 277 697,6) =28 288 539 952 ,đồng Từ kết quả tính toán trên cho thấy doanh thu than tăng 101.3% so với kế hoạch là do sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng 17 884 tấn so với năm 2004 làm tăng doanh thu 93 903 427 470 đồng và giá bán bình quân tăng 592 đ/tấn làm tăng doanh thu 28 288 539 952 đồng. 2.2.2. Phân tích khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng và phương pháp công nghệ Qua bảng 2.3 cho thấy hiện nay Công ty vẫn đang áp dụng cả hai phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò, năm vừa qua than nguyên khai sản xuất có 67,5% từ nguồn than hầm lò và 32,5% từ khai thác lộ thiên, tận thu là 7,5%. Sản lượng khai thác lộ thiên tăng lên do đó điều kiện khai thác ngày một khó khăn, xuống sâu và hệ số bóc đất đá lớn. Do vậy Công ty cần lập kế hoạch để chuyển sang khai thác hầm lò nhằm tăng sản lượng khu vực này khi khu vực sản lượng khai thác lộ thiên cạn kiệt . Sản lượng than lộ thiên đã cao hơn năm trước 336,2% cho thấy Công ty đã hạn chế một phần lãng phí tài nguyên trong khai thác hầm lò - một thực trạng mà ngành công nghiệp mỏ nước ta đang còn hạn chế. 2.2.3. Phân tích khối lượng sản phẩm theo các đơn vị sản xuất. Phân tích sản lượng sản xuất theo khu vực sản xuất Bảng 2.4 Khu vực KH năm 2005 TH năm 2005 So sánh SL(tấn) Tỷ trọng(%) SL(tấn) Tỷ trọng(%) +/- % I- Than lộ thiên 550 000 32,4 561 497,0 32,5 11 497 102,1 - Vỉa G9 226 000 13,3 225 878,0 13,1 - 122 99,9 - Vỉa H10 324 000 19,1 335 619,0 19,4 11 619 103,6 II- Than hầm lò 1 150 000 67,6 1 166 533 67,5 16 533 101,4 CT khai thác I 205 000 12,1 206 466,6 11,9 1 467 100,7 CT khai thác II 207 000 12,2 206 350,1 11,9 - 650 99,7 CT khai thác III 113 500 6,7 111 567,8 6,5 - 1 932 98,3 CT khai thác IV 142 000 8,4 150 040,9 8,7 8 041 105,7 CT khai thác V 143 000 8,4 143 608,1 8,3 608 100,4 CT khai thác VI 127 500 7,5 146 065,0 8,5 18 565 114,6 CT khai thác VII 78 500 4,6 75 117,4 4,3 - 3 383 95,7 CT khai thác VIII 10 000 0,6 7 385,0 0,4 - 2 615 73,9 CT đào lò I 27 500 1,6 28 187,8 1,6 688 102,5 CT đào lò II 20 000 1,2 20 651,8 1,2 652 103,3 CT đào lò III 28 000 1,6 28 363,3 1,6 363 101,3 CT đào lò III 23 000 1,4 22 323,4 1,3 -677 97,1 Đội CGĐL 25 000 1,5 20 405,8 1,2 - 4 594 81,6 Toàn Công ty 1 700 000 100 1 728 030 100 28 030 101,6 Qua số liệu trong bảng 2.4 công trường khai thác VIII có sản lượng thấp nhất chiếm 0,4% tổng sản lượng. Nguyên nhân chính là công trường mới thành lập, khai thác ở khu vực này khó khăn. Lý do các công trường khai thác I, IV, V,VI có sản lượng vượt trội vì ở công trường này đang áp dụng công nghệ khai thác mới chống lò bằng giá thuỷ lực di động và cột thuỷ lực đơn, máy đào lò liên hợp và với một đội ngũ những tay thợ bậc cao, điều kiện khai thác ở các công trường này tốt hơn rất nhiều.Một số công trường khai thác II,III,VII trong năm vừa qua do gặp một số điều kiện khó khăn về địa chất và điều kiện khai thác do đó sản lượng không đạt được theo kế hoạch kéo theo sản lượng của toàn Công ty chỉ tăng 101,6% so kế hoạch đạt 1 728 030 tấn. 2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm. Trong ngành công nghiệp mỏ việc điều chỉnh chủng loại mẫu mã sản phẩm là tương đối khó khăn. Do vậy để tăng thị phần trên thị trường Doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác tối ưu hơn là nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân tích chất lượng sản phẩm Bảng 2. 5 STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 SS TH 2005 KH TH TH 2004 KH 2005 1 Độ tro AK % 16,10 16,80 16,05 99,68 95,53 2 Độ ẩm Wpt % 1,12 1,25 1,18 105,35 94,4 3 Nhiệt năng Qk Kcal/kg 8,04 8,2 7,39 98,63 96,7 4 Chất bốc Vcb % 7,45 7,51 7,40 98,40 99,1 5 Hàm lượng lưu huỳnh Sch % 1,32 1,24 1,12 84,84 90,32 6 Hàm lượng nitơ Nch % 0,67 0,7 0,71 105,97 101,42 7 Đất đá lẫn trong than % 16,49 15,5 15,22 92,29 98,19 8 Tỷ trọng than cục T/m3 5,24 5,45 5,31 101,30 97,43 Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy năm 2005 Công ty đã làm tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhìn chung chất lượng than tốt hơn năm 2004 cũng như kế hoạch đề ra độ tro giảm 4,46%, độ ẩm giảm 5,6%, hàm lượng lưu huỳnh giảm 9,68% đất đá nằm trong than giảm 1,87% so với kế hoạch. Tuy nhiên nhiệt lượng cũng giảm 3,29% tỷ lệ than cục giảm 2,57% so với kế hoạch cũng làm cho Công ty mất đi những cơ hội thu lợi nhuận. Để nâng cao chất lượng than hơn nữa Công ty cần đầu tư thích đáng cho việc tăng cường nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho bộ phận KSC, đầu tư công nghệ mới hiện đại cho dây chuyền sàng tuyển và chế biến than. 2.2.5. Phân tích tính chất nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tính chất nhịp nhàng của sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng khẳng định khả năng thực hiện công việc một cách tối ưu nhất. Nghĩa là trước khi sản xuất Công ty đã lập ra một hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch mà theo tính toán có khả năng đem lại nhiều lợi ích nhất. 2.2.5.1. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo thời gian Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo thời gian Bảng 2.6 Quý Tháng ĐVT Năm 2005 So sánh TH/KH KH TH ± % I Tấn 407 500 407 933 433 100,1 1 Tấn 156 400 164 978 8 578 105,5 2 Tấn 104 600 93 559 - 11 041 89,4 3 Tấn 146 500 149 396 2 896 102 II Tấn 545 500 544 911 -589 99,9 4 Tấn 153 000 152 691 -309 99,8 5 Tấn 221 500 221 791 291 100,1 6 Tấn 171 000 170 429 -571 99,7 III Tấn 325 500 332 220 6 720 102,1 7 Tấn 94 000 104 711 10 711 111,4 8 Tấn 94 500 110 980 16 480 117,4 9 Tấn 137 000 116 529 - 20 471 85,1 IV Tấn 421 500 442 966 21 466 105,1 10 Tấn 138 000 138 370 370 100,3 11 Tấn 139 500 151 214 11 714 108,4 12 Tấn 144 000 153 382 9 382 106,5 Qua bảng 2.6 cho thấy tình hình sản lượng các tháng của công ty so với 2004 có sự tăng trưởng khá ổn định. Tính thời vụ thể hiện khá rõ những tháng mùa mưa sản lượng sụt giảm đáng kể như quý II chỉ đạt 99,9% kế hoạch trong đó là tháng 4 và tháng 6. Vì lý do thời tiết nên Công ty cũng đã đặt ra kế hoạch giảm sản lượng trong tháng 7 và 8 nhưng lại tăng sản lượng quá lớn vào tháng 9 nhằm đảm bảo sản lượng quý III nên sản lượng tháng 9 đã không hoàn thành được. Sản lượng sản xuất của Công ty năm 2005 tập trung vào 3 tháng cuối năm (quý IV) và tháng 1 với tỷ lệ vượt kế hoạch tháng một 105,5%, quý IV là 105,% . Có thể sử dụng hệ số nhịp nhàng để đánh giá tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất như sau: (2.6) Trong đó: Hnn : Hệ số nhịp nhàng. no : Số tháng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. mi : Tỷ lệ % đạt kế hoạch n : Số tháng trong năm. k : Số tháng không hoàn thành kế hoạch Thay số trong bảng 2.6 vào công thức 2.6 : Hnn = 0,978 Với hệ số nhịp nhàng như trên thì quá trình sản xuất cũng tương đối là nhịp nhàng. Để minh hoạ rõ hơn có thể sử dụng biểu đồ sau: Hình 2.1 : Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình sản xuất 2.2.5.2.Tình hình tiêu thụ theo thời gian. Phân tích sản lượng tiêu thụ theo thời gian năm 2005 Bảng 2.7 Quý Tháng ĐVT Năm 2005 So sánh TH/KH KH TH ± % I Tấn 360 000 371 156 11 156 103,1 1 Tấn 121 000 128 028 7 028 105,8 2 Tấn 92 000 94 714 2 714 103,0 3 Tấn 147 000 148 414 1 414 101,0 II Tấn 466 000 465 293 -707 99,8 4 Tấn 150 000 149 170 -830 99,4 5 Tấn 160 000 160 086 86 100,1 6 Tấn 156 000 156 037 37 100,0 III Tấn 340 000 346 109 6 109 101,8 7 Tấn 140 000 140 688 688 100,5 8 Tấn 105 000 108 540 3 540 103,4 9 Tấn 95 000 96 881 1 881 102,0 IV Tấn 434 000 435 326 1 326 100,3 10 Tấn 120 000 124 541 4 541 103,8 11 Tấn 155 000 156 236 1 236 100,8 12 Tấn 159 000 154 549 - 4 451 97,2 Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nằm thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm. Với đặc thù tiêu thụ của ngành than, lượng tiêu thụ không đồng đều giữa các tháng. Vì vậy phân tích lượng tiêu thụ theo thời gian là rất cần thiết, từ đó căn cứ cho việc lập kế hoạch cho tiêu thụ. Lượng tiêu thụ của các tháng đều vượt kế hoạch nhưng không theo một quy luật cụ thể. Lý do của tình trạng này là sự phân bổ của Tổng công ty cho các doanh nghiệp sản xuất than. Xét tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Thay số từ bảng 2.7 vào công thức 2.6 Hnn = 0,997 Vậy quá trình tiêu thụ của công ty tương đối là nhịp nhàng. Để minh hoạ rõ hơn xét biểu đồ nhịp nhàng: Biểu đồ nhịp nhàng của tiêu thụ năm 2005 (Hình 2.2) Hình 2.2 : Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Xét tính nhịp nhàng của cả sản xuất và tiêu thụ (Hình 2.3): Qua hình 2.3 nhận thấy giữa sản xuất và tiêu thụ nhịp nhàng, tuy nhiên quá trình tiêu thụ nhịp nhàng hơn quá trình sản xuất do vậy Công ty cần điều chỉnh lại công tác lập kế hoạch sao cho sát với thực tế hơn. Hình 2.3 : Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ 2.2.6 Phân tích mức độ đảm bảo của công tác chuẩn bị sản xuất. Trình độ đảm bảo của công tác chuẩn bị sản xuất của Doanh nghiệp mỏ thể hiện ở sự chuyển tiếp giữa các gương lò trong khu vực khai thác một cách nhịp nhàng, hợp lý trong kỳ phân tích và đáp ứng nhu cầu phát triển công tác mỏ. Trong điều kiện hiện nay khu khai thác lộ thiên sắp đến giai đoạn kết thúc, việc đánh giá chính xác khối lượng công việc khu khai thác hầm lò là rất quan trọng. Do đó tác giả chỉ xem xét khu vực khai thác hầm lò vì khu vực này là nguồn sản xuất chính của Công ty : Phân tích khối lượng đào lò Bảng 2.8 Loại đường lò Khối lượng đào lò năm 2005 (m) So sánh TH/KH KH TH +/- % Lò XDCB 19 728 18 222 1 506 92,4 Lò CBSX 3000 523 2 477 17,4 Tổng số 22 728 18 745 3 983 82,5 Qua bảng số liệu 2.8 cho thấy trong năm 2005 Công ty đã không thực hiện được khối lượng đào lò đặt ra từ đầu năm, chỉ đạt 82,5%. Qua bảng cũng cho thấy có sự mất cân đối giữa các loại đường lò. Cụ thể đường lò xây dựng cơ bản đạt 92,4% trong khi đó lò chuẩn bị sản xuất chỉ đạt 17,4%. Nguyên nhân: Do điều kiện địa chất mỏ phức tạp nên chi phí cho công tác đào lò, khai thác lò chợ gặp nhiều khó khăn. Nhiều đường lò gặp phay phá, xén lò phải xử lý nhiều và các biến động về yếu tố địa chất. Định hướng của Công ty trong các năm tới, cụ thể là năm 2006 sẽ mở rộng diện sản xuất thành lập thêm công trường khai thác than lò chợ chính vì vậy công tác đào lò đã được lãnh đạo Công ty quan tâm và đầu tư công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào lò. 2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và NLSX 2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công ty than Mông Dương là một Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty than Việt nam. Hầu hết tài sản được Tổng Công ty giao xuống, tình trạng chung của máy móc thiết bị đã cũ kỹ và lạc hậu, do vậy những năm trước đây hiệu quả sử dụng tài sản cố định có xu hướng giảm, nhưng trong năm 2005 Công ty đã mua sắm mới một số máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất cũng như thiết bị văn phòng, tình hình máy móc thiết bị của Công ty đã được cải thiện, hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ được tăng lên. * Hiệu suất sử dụng TSCĐ được đánh giá qua 2 chỉ tiêu tổng hợp là hệ số hiệu suất TSCĐ và hệ số huy động vốn cố định. + Hệ số hiệu suất TSCĐ cho biết một đơn vị TSCĐ (vốn cố định) trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm. - Tính bằng hiện vật (T/đ) (2.7) - Tính bằng giá trị (đ/đ) (2.8) Trong đó: - Q: khối lượng sản phẩm làm ra trong kỳ (Tấn) - G: là giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ (đ) - Vbq: giá trị bình quân vốn cố định trong kỳ phân tích (đ) Bảng chi tiết Tài sản cố định năm 2004 và năm 2005 ĐVT: đồng Bảng 2.9 STT Nhóm TSCĐ Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch Năm 2004 149 227 604 883 190 079 901 830 127,4 1 Nhà cửa vật kiến trúc 65 906 035 673 82 629 422 064 125,4 2 Máy móc thiết bị 45 464 461 625 60627036893 133,4 3 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 34 658 558 240 42 299 396 389 122,0 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 2 129 892 030 3 359140 815 157,7 5 TSCĐ khác 1 068 657 315 1 164 905 669 109,0 Năm 2005 190 079 901 830 202 423 773 406 106,5 1 Nhà cửa vật kiến trúc 82 629 422 064 84 487 576 731 102,2 2 Máy móc thiết bị 60 627 036 893 62 478 841 700 103,1 3 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 42 299 396 389 50 483 588 609 119,3 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 359 140 815 3 808 860 697 113,4 5 TSCĐ khác 1 164 905 669 1 164 905 669 100 Qua bảng 2.9 cho thấy tài sản cố định đều có giá trị tăng so với đầu năm, Công ty có hướng đầu tư vào thiết bị vận tải thiết bị truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý. Chứng tỏ Công ty quan tâm đến chiều hướng phát triển cho các năm sau và có tính chất lâu dài. +, Vốn cố định bình quân được tính như sau: (2.9) Trong đó : VDKcd : vốn cố định đầu kỳ, triệu đồng VCKcd : vốn cố định cuối kỳ, triệu đồng +, Vốn cố định bình quân năm 2004 ( tính theo nguyên giá) được tính như sau: = 169 653 753 357, đồng +, Vốn cố định bình quân năm 2005 ( tính theo nguyên giá) được tính như sau: = 196 251 837 618, đồng *,Hệ số huy động vốn cố định được tính: - Tính bằng hiện vật (2.10) - Tính bằng giá trị (2.11) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Bảng 2.10 TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 So sánh % 1 Sản lượng sản xuất Tấn 1 335 645 1 728 030 129,4 2 Vốn cố định bình quân 1000đ 169 654 196 252 115,7 3 Giá trị sản xuất 1000đ 355 397 477 571 134,4 4 Hhs tính bằng hiện vật Tấn/106đ 7,87 8,805 111,8 5 Hhs tính bằng giá trị Ngđ/ngđ 2,09 2,43 116,2 6 1000đ/t 0,13 0,11 89,4 7 đ/đ 0,48 0,41 86,1 Qua bảng 2.10 cho thấy hệ số hiệu suất vốn cố định đều có xu hướng tăng cả hiện vật và giá trị do đó hệ số huy động vốn cố định cả về mặt giá trị và hiện vật đều giảm so với năm 2004. 2.3.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị Tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị Bảng 2.11 Chỉ tiêu theo nhóm tài sản Kiểm kê đến cuối năm Tỷ lệ hao mòn,% Tỷ trọng,% Nguyên giá(đ) Mức hao mòn luỹ kế(đ) Giá trị còn lại(đ) 1,Nhà cửa vật kiến trúc 84 487 576 731 41 081 193 011 43 406 383 720 48,62 41,74 2,Thiết bị động lực 62 478 841 700 27 939 135 563 34 539 706 137 44,72 30,87 3,Phơng tiện vận tải 50 483 588 609 34 046 240 322 16 437 348 287 67,44 24,94 4,Thiết bị công tác 1 164 905 655 624 132 851 540 772 804 53,58 0,58 5,Thiết bị quản lý 3 808 860 697 1 697 938 811 2 110 921 886 44,58 1,88 Từ bảng số liệu 2.11 ta có thể tính được tỷ lệ hao mòn chung cho toàn bộ tài sản cố định theo số bình quân như sau: Thm = 48,62x41,74+44,72x30,87+67,44x24,94+53,58x0,58+44,58x1,88 = 52,06% 100 Từ tỷ lệ hao mòn chung tính toán được cho thấy máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đang ở trên mức trung bình thấp. Đây là một thực trạng khó khăn mà Doanh nghiệp phải vượt qua. Tuy._. với năm 2004 song do chi phí sản xuất cao hơn nên lợi nhuận thu về thấp hơn năm trước 4- Công tác hạ giá thành của công ty là tương đối tốt. Trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp khắc phục các nhược điểm và tồn tại sau: - Năng lực sản xuất giữa các khâu không cân đối, trình độ tận dụng máy móc thiết bị còn thấp - Tình hình tài chính của công ty chưa khả quan. - Công ty cần có những biện pháp tổ chức và quản lý lao động hợp lý giảm số lượng lao động phổ thông nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ khai thác nhằm làm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu đề ra như vậy việc đầu tiên cần phải phân tích cụ thể tình hình sản xuất , những biện pháp tổ chức quản lý lao động trong một khoảng thời gian nhằm tìm ra những hạn chế mà Công ty có thể điều chỉnh được. Trong phạm vi đồ án tác giả chỉ phân tích phần tình hình sử dụng lao động và tiền lương trong giai đoạn 2001á2005 được thể hiện ở chương III. Chương 3 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 3.1- Căn cứ chọn đề tài 3.1.1- Sự cần thiết của việc phân tích lao động tiền lương Nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự chuyển đổi đó lao động là một phạm trù kinh tế xã hội có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý kinh tế nhà nước cũng như quản trị doanh nghiệp. Vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động lên đối tượng lao động để biến nó thành sản phẩm có ích nên lao động là yếu tố không thể thiếu để hợp thành mọi qua trình sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên đây là yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người. Nó là chủ thể quyết định vì chính con người lao động là người giải đáp các câu hỏi kinh tế của quá trình sản xuất: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Do vậy việc phân tích lao động và tiền lương có một ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Những người quản trị doanh nghiệp mỏ nào cũng nhận thấy rằng lao động trong sản xuất công nghiệp mỏ là loại lao động tương đối đặc biệt vì cường độ lao động cao, môi trường lao động thì chịu nhiều sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ như độ ẩm cao, bụi, chất độc...địa bàn lao động thì xa xôi, phân tán do đó phải có những chính sách hợp lý về lao động và tiền lương. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương là xem xét mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động tìm ra nguyên nhân gây lãng phí thời gian làm giảm năng suất lao động, tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương có hợp lý không trên cơ sở đó không ngừng tận dụng thời gian lao động để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho công nhân viên. 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3.1.2.1/ Mục đích Phân tích và khảo sát đánh giá sự biến động về lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương để thấy việc thực hiện tăng năng suất lao động giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.2.2/ Đối tượng nghiên cứu Là số công nhân viên trong danh sách và tiền lương của các công nhân viên biến động so với sản lượng khai thác trong giai đoạn 2001 á 2005. 3.1.2.3/ Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích gồm hai phần Phần 1: Phân tích sự biến động về lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương bao gồm : +, Số lượng và kết cấu lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Chất lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Thời gian lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Năng suất lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. Phần 2 : Phân tích tình hình sử dụng tiền lương trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương bao gồm : +, Phân tích tổng quỹ lương của công ty trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Phân tích tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 2001 á 2005. 3.1.2.4/ Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp thống kê để tập hợp số liệu về lao động và tiền lương trong 5 năm từ 2001 á 2005. Dùng công thức tính tốc độ tăng, giảm bình quân trong trường hợp cùng xu hướng của lao động và tiền lương trong năm năm Ibq = (3.1) Dùng công thức tính quy mô tăng bình quân của lao động và tiền lương trong năm năm (3.2) Dùng phương pháp thống kê phân tích: +, Chỉ số định gốc: (3.3) +, Chỉ số liên hoàn: (3.4) 3.2 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 3.2.1 Phân tích số lượng lao động và kết cấu lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương Trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương đã có những thay đổi lớn về mặt công nghệ : năm 2003 Công ty than Mông dương đã đưa vì chống thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động vào chống giữ ở các lò chợ thay cho vì chống bằng gỗ. Do đó từ lao động gần như thủ công ở lò chợ hiện nay Công ty than Mông dương đã chuyển sang cơ giới hoá, quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. Nên lao động được tuyển dụng thêm và cũng đã được nâng cao tay nghề để có thể sử dụng và vận hành tốt nhằm nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua bảng 3.1 cho thấy trong năm năm qua công ty than Mông dương đã liên tục mở rộng sản xuất đưa sản lượng từ 430 344 tấn lên 1 728 030 tấn. Để tạo ra được lượng sản phẩm trên Công ty đã phải sử dụng số lượng công nhân từ 2230 người năm 2001 lên 3 282 người năm 2005. Lực lượng lao động trong Công ty than Mông dương bao gồm công nhân kỹ thuật, lao động gián tiếp và lao động khác. Trong đó công nhân kỹ thuật là lao động trực tiếp tạo ra chất lượng và số lượng sản phẩm nên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại lao động. Cụ thể năm 2001 lực lượng lao động này chiếm một tỷ trọng khoảng 71,8% tổng lao động và tỷ lệ này thay đổi liên tục để phù hợp quy mô cũng như công nghệ sản xuất. Trong những năm 2001, 2002 Công ty còn dùng vì chống gỗ là chủ yếu nên lực lượng lao động này đông để tạo ra sản lượng (từ sản lượng 430 344 tấn năm 2001 lên 520 450 tấn năm 2002 đã tăng tỷ lệ công nhân kỹ thuật từ 71,8% lên 81,6%). Những năm sau đó do dùng công nghệ hiện đại hơn nên tỷ lệ công nhân kỹ thuật không có gì thay đổi nhiều khoảng 78á79%. Tỷ trọng của lao động gián tiếp trong Công ty luôn giữ một mức tương đối đồng đều trong cả 5 năm không có gì thay đổi nhiều từ 10 á 12% trong khi sản lượng lại tăng lên một lượng đáng kể điều đó cho thấy Công ty đã giảm được một lượng lao động dôi dư ăn theo sản phẩm của người lao động giúp công ty tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lao động khác là những lao động hợp đồng thời vụ, thuê ngoài của Công ty đã giảm hẳn kết cấu từ những năm 2003. Trong những năm đầu do lực lượng lao động còn mỏng, Công ty đã thuê thêm nhân lực từ phía bên ngoài. Sau đó do mở rộng quy mô sản xuất nên thay vào việc thuê lao động Công ty đã tuyển thêm lao động và chủ yếu là công nhân kỹ thuật vào nhằm tăng được chất lượng lao động. Việc thay đổi số lượng lao động khác là nguyên nhân làm cho tổng lao động năm 2002 giảm so với năm 2001 mặc dù công nhân kỹ thuật và lao động gián tiếp vẫn tăng so với năm 2001. Dùng đồ thị để thể hiện rõ kết cấu của công nhân lao động trong giai đoạn 2001á2005 : Hình 3.1: Đồ thị về kết cấu lao động trong giai đoạn 2001á2005 Quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng nên số lượng công nhân viên trong công ty cũng tăng dần theo các năm, theo chỉ số định gốc so với năm 2001 thì năm 2005 đã tăng lên 147,2% với tốc độ tăng bình quân 102,6%. Bên cạnh đó sản lượng cũng tăng lên 401,5% với tóc độ tăng bình quân 106,66% vì tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng nên có thể coi số lượng lao động trong 5 năm qua là hợp lý. Theo chỉ số liên hoàn cho thấy sản lượng các năm liên tiếp kề nhau đều tăng trong khi đó số công nhân viên năm 2002 thì nhỏ hơn số công nhân viên năm 2001 do nguyên nhân giảm lao động khác, còn lại các năm đều tăng với nhưng mức tăng nhỏ hơn rất nhiều so với tăng sản lượng. Để xem xét cụ thể hơn dùng đồ thị biểu diễn chỉ số định gốc và chỉ số liên hoàn về số lượng lao động trong giai đoạn 2001á2005 (hình 3.2). Qua đồ thị cho thấy sản lượng trong các năm đều tăng lớn hơn về lao động, Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét với mức tăng sản lượng như trên thì việc tăng giảm số lao động tương ứng như thế nào Với số lượng công nhân năm 2001 là 2230 người tương ứng với sản lượng 430 344 tấn thì năm 2005 với tăng mức sản lượng lên 1 728 030 tấn sẽ cần số lượng công nhân: Hình 3.2: Đồ thị các chỉ số về lao động và sản lượng giai đoạn 2001á2005 , người Vậy số lượng công nhân đã tiết kiệm được: 8 954,5 - 3 282 = 5 672,5, người Trong đó số lượng công nhân kỹ thuật tăng theo sản lượng: , người Số lượng công nhân kỹ thuật tiết kiệm là : 6428,8 - 2 594 = 3 834,8, người Và số lượng lao động gián tiếp đã tiết kiệm được là : 8954,5 - 3834,8 = 5 119,7, người Trong thực tế số công nhân lao động gián tiếp đã tăng nhưng tốc độ tăng lao động gián tiếp là 101,85% thấp hơn tốc độ tăng công nhân kỹ thuật 103,4% nên chấp nhận được . Bên cạnh đó trong năm qua công ty than Mông dương có mức tăng sản lượng bình quân là 106,66%/năm cao hơn mức tăng số công nhân kỹ thuật bình quân 103,37%/năm là hợp lý. Tóm lại số lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương tăng tương đối hợp lý so với việc mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Để tìm hiểu sâu hơn cần đi phân tích chất lượng lao động 3.2.2/ Phân tích chất lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương Chất lượng lao động được phản ánh ở đây bao gồm bậc thợ, trình độ văn hoá và tuổi đời. Trong thời gian qua công ty than Mông dương luôn quan tâm chú trọng đến nâng cao tay nghề và trẻ hoá độ ngũ công nhân lao động. Bậc thợ của công nhân của Công ty than Mông dương trong giai đoạn 2001á2005 so với năm gốc 2001 tất cả các chỉ tiêu đều tăng. Xét về bậc thợ nhận thấy năm 2003 có sự thay đổi đột biến về chất lượng bậc thợ, thợ bậc 2 và thợ bậc 3 tăng đột biến so với năm 2001 và năm 2002. Nguyên nhân của sự tăng do Công ty đổi mới công nghệ đã đưa vì chống, giá thuỷ lực đơn vào chống giữ ở tất cả các lò chợ cho phép nên đã tuyển thêm công nhân mới vào làm và yêu cầu công nhân đó là những công nhân đều có trình độ tay nghề nên quy mô tăng bình quân của bậc thợ tập trung chủ yếu vào thợ bậc 3 và thợ bậc 4. Theo bảng 3.2 thì thợ bậc 5 và 6 trong giai đoạn này tốc độ tăng là lớn nhất tăng 114,2% và 121,8%, thợ bậc 4 không tăng mà còn giảm đi. Xét về quy mô tăng bình quân thợ bậc 4 có quy mô tăng lớn nhất sau đó là thợ bậc 3 và thợ bậc 5. Với quy mô như trên thì Công ty than Mông dương có một độ ngũ công nhân tương đối lành nghề, xét thêm về bậc thợ bình quân của cả giai đoạn (3.4) Trong đó: Ci : Bậc thợ i (bậc) Ni : Số công nhân bậc thợ i (người) Nhận thấy Công ty than Mông dương trong giai đoạn 5 năm qua đã có một đội ngũ thợ có tay nghề bình quân là 3,9. Theo tác giả được biết các công ty khai thác hầm lò trong vùng Quảng ninh có bậc thợ bình quân là 4,3 như vậy tay nghề bình quân đội ngũ lao động Công ty than Mông dương là tương đối thấp. . Trong đó nhận thấy thợ bậc 4 có tỷ trọng lớn nhất trong các bậc thợ mà lại có xu hướng giảm đi đó cũng là nguyên nhân làm cho bậc thợ bình quân của Công ty giảm. Do đó trong các năm tiếp theo công ty nên có hướng đầu tư về chiều sâu. Ngoài ra nếu Công ty luôn đưa ra được những chính sách ưu đãi và khuyến khích được lao động thì tương lai bậc thợ bình quân còn được tăng cao hơn nữa lý do vì tuổi đời hầu hết các công nhân đều còn rất trẻ trong khoảng độ tuổi lao động sung sức nhất từ 25 á 45 tuổi với quy mô tăng đặc biệt ở khoảng từ 25á35 tuổi, tốc độ tăng bình quân cũng tập trung tăng vào khoảng 25 á45 tuổi . Càng gần những năm trở lại đây tuổi đời của công nhân càng trẻ và trình độ công nhân cũng càng tăng cao, nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá ảnh hưởng rõ rệt đến tay nghề nhất là đối với lao động gián tiếp nên Công ty đã quan tâm bối dưỡng cho cán bộ công nhân viên học thêm ngoài giờ .Mặc dù cơ cấu bình quân của trình độ trung học vẫn còn thấp hơn trình độ cơ sở nhưng tốc độ tăng bình quân của trình độ trung học lại cao hơn rõ rệt so với cơ sở. Qua phân tích cho thấy trong giai đoạn 5 năm 2001 á 2005 thì số lượng công nhân tăng để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng là hợp lý, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và đội ngũ lao động ngày càng được trẻ hoá. Ngoài số lượng và chất lượng lao động để đánh giá về tình hình sử dụng lao động cần phân tích thời gian sử dụng lao động trong Công ty than Mông dương. 3.2.3/. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương Sử dụng thời gian lao động hợp lý là khả năng sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, sự hợp lý của chế độ công tác, tình trạng kỷ luật lao động ... của công ty. Trong giai đoạn này Công ty than Mông dương đã có nhiều chính sách cũng như chế độ khuyến khích được người lao động tăng thời gian làm vịêc của mình đặc biệt là đã làm tốt công tác giao khoán sản phẩm đến từng công trường, phân xưởng. Tổng số ngày công chế độ chính là tổng số ngày công chế độ của từng loại công nhân viên trong từng năm. Tổng số ngày công báo cáo bao gồm số ngày công làm việc thực tế và các ngày công được hưởng chế độ như nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ lễ hay thai sản... Qua bảng 3.3 cho thấy tổng ngày công chế độ tăng dần so với năm gốc và đều có mức tăng tương đối giữa các năm liên tiếp liền kề. Tốc độ tăng bình quân của tổng ngày công chế độ là 104,6% lớn hơn tốc độ tăng bình quân số lượng lao động là 102,6%. So với tổng ngày công chế độ thì tốc độ tăng bình quân của tổng ngày công báo cáo là lớn hơn đạt 110,9%. Trong đó ngày công thực tế làm việc có tốc độ tăng 110,4% trong đó năm 2005 tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Trong cả giai đoạn chỉ có năm 2004 có số ngày công làm việc thực tế giảm so với năm 2003, ngày công khác được hưởng lương cũng giảm so với năm 2003 nhưng bên cạnh đó sản lượng khai thác vẫn tăng lên 106,7% so với năm 2003. Tốc độ tăng của tổng những ngày công khác được hưởng lương lại tăng lên 117,3% trong đó tăng mạnh trong năm cuối của giai đoạn (so với năm 2004 tăng 189,5%). Ngoài ra tốc độ tăng ngày công thực tế bằng 110,4% lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật là 103,9%. Như vậy việc tăng năng suất đã không thực hiện được mặc dù Công ty đã tăng số ngày công làm việc thực tế, điều này chứng tỏ số ngày công vắng mặt không trọn ngày nhiều, Công ty cần nghiêm túc hơn trong công tác quản lý thời gian lao động. Tóm lại trong giai đoạn 2001 á 2005 vừa qua Công ty than Mông dương đã nâng cao và khuyến khích lao động để tăng thời gian làm việc thực tế nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2.4/. Phân tích năng suất lao động của Công ty than Mông dương giai đoạn 2001á2005 Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế biểu thị mức độ hiệu qủa của lao động tức là đo lường mối quan hệ giữa tiêu hao sức lao động và kết quả của lao động.Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động.Phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích luỹ để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo được thu nhập cho người lao động ở phần đồ án này tác giả chỉ phân tích hai chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật và năng suất lao động tính bằng giá trị. Hai chỉ tiêu cho phép đánh giá năng suất lao động của tổng thể những người lao động và hạn chế trong phạm vi những lao động trực tiếp sản xuất. Năng suất lao động chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố, trong mỗi năm của giai đoạn 5 năm 2001á 2005 này năng suất lao động chịu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau . Tuy nhiên cả giai đoạn thì năng suất lao động đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất phức tạp như phay phá, đứt gãy và cả những khu lò thổ phỉ còn để lại. Trong giai đoạn này Công ty cũng đã thay đổi công nghệ chống giữ lò chợ bằng giá thuỷ lực nên năng suất lao động sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.Các chính sách công cụ và phương pháp quản lý nhân lực của công ty than Mông dương luôn được chỉnh sửa và bổ sung, hay mức độ tập trung hoá chuyên môn hóa các quá trình sản xuất cũng làm tăng năng suất lao động của công ty. Năng suất lao động được tính: (3.5) Trong đó : SL : sản lượng năm , tấn N : Số công nhân viên sản xuất chính, người G: giá bán bình quân một tấn than , đ/tấn Cụ thể năng suất lao động trong 5 năm qua được tổng hợp trong bảng 3.4: Qua bảng 3.4 cho thấy tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật có tốc độ tăng bình quân là 103,9% thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của năng suất lao động tính bằng giá trị là 1105,2%. Vì ngoài tốc độ tăng của sản lượng và số luợng công nhân viên sản xuất chính tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng giá trị còn chịu ảnh hưởng của tốc độ tăng giá bán than. Trong năm năm qua giá bán than có tốc độ tăng bình quân tăng là 101,3% với quy mô tăng bình quân 260 367,7 đồng/ tấn. Giá bán than qua các năm đều tăng so với năm 2001 giá bán than đã tăng lên 26,1% và tăng tương đối đồng đều giữa các năm. Xét về năng suất lao động tính bằng hiện vật : qua năm năm sản lượng đã tăng lên 401,5% so với năm 2001 với tốc độ tăng 106,7%, và tăng đặc biệt ở năm 2004 tăng gần 1,8 lần so với năm 2003. Trong khi đó số công nhân viên sản xuất chính tăng lên 203,6% so với năm 2001và cũng tăng gần gấp rưỡi ở năm 2004 so với năm 2003. Cho nên đã làm giảm tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật 103,9%. Nhận thấy quy mô tăng bình quân có giá trị gần bằng giá trị năm 2003 điều đó cho thấy Công ty than Mông dương có mức tăng trưởng ổn định và đồng đều. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân năng suất lao động tính bằng hiện vật lại nhỏ hơn tốc độ tăng số lượng công nhân viên sản xuất chính điều này cho thấy thời gian vắng mặt trong ngày còn nhiều, giờ công hiệu quả còn kém. Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong công tác quản lý và phân công lao động. Năng suất lao động tăng hay giảm phụ thuộc và nhiều nguyên nhân , trong giai đoạn này Công ty đã nâng cao trình độ sản xuất dùng vì chống và giá đỡ thuỷ lực thay cho vì chống gỗ, điều kiện địa chất mỏ phức tạp công tác đào lò, khai thác lò chợ gặp nhiều khó khăn, nhiều đường lò gặp phay phá, xén lò nhiều . Đồ thị về các chỉ số định gốc và liên hoàn của năng suất lao động tính bằng hiện vật (hình 3.3) 3.3. Phân tích tình hình sử dụng tiền lương trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương 3.3.1. Phân tích tổng quỹ lương của Công ty than Mông dương giai đoạn 2001á2005 Hình 3.3 : Đồ thị các chỉ số về NSLĐ tính bằng hiện vật Tiền lương là bộ phận thu nhập quốc dân được các chủ thể phân phối trở lại cho người lao động dưới hình thức tiền tệ tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động của họ.Trong nền kinh tế thị trường tiền lương cũng chịu tác động của các quy luật kinh tế và đạo luật, công cụ chính sách của nhà nước.Nhưng nó lại là công cụ để khuyến khích nâng cao chuyên môn nghề nghiệp, do vậy trong giai đoạn 2001á2005 vừa qua công ty than Mông dương đã đưa ra nhiều phương án trả lương sao cho sát với sức lao động bỏ ra nhất đó là khoán sản phẩm đến từng công trường tổ đội. Tổng quỹ lương của công ty được xác định theo đơn giá tiền lương và doanh thu tính lương. Việc xác định quỹ lương có tác dụng giúp Công ty có thể kiểm tra mức chi tiền lương của công ty theo mức doanh thu đạt được trong kỳ. Phân tích tình hình sử dụng tổng quỹ lương được thể hiện trong bảng 3.5 Qua bảng 3.5 cho thấy Tổng quỹ lương tăng chậm ở 3 năm đầu của giai đọan sau đó tăng gần như gấp đôi ở 2 năm cuối, theo chỉ số liên hoàn cho thấy mức độ tăng của ba năm sau này năm tương đương nhau, làm tốc độ tăng bình quân của tổng quỹ lương lên 114,7%. Điều đó cũng tương tự ở doanh thu nhưng đối với đơn giá tiền lương thì lại khác mặc dù đơn giá tiền lương của công ty do Tổng công ty nay là Tập đoàn than Việt nam giao xuống qua căn cứ các kết quả thực hiện năm trước và kế hoạch sản xuất năm sau, nhưng đơn giá tiền lương của 3 năm giữa so với năm đầu 2001 đều thấp hơn điều đó chứng tỏ công ty đã giảm được một phần mức chi tiền lương trong doanh thu đạt được của công ty. Nó có ý nghĩa to lớn trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Bên ạnh đó tốc độ tăng số lượng lao động lại thấp hơn chỉ đạt 102,6% do đó đã nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên lên nhờ tiền lương bình quân tăng 369,9% so với năm 2001. Trong giai đọan 2001á2005 vừa qua tốc độ tăng đơn giá tiền lương, tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng số lượng lao động đều nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Như vậy công tác quản lý tiền lương lao động là hợp lý. Cụ thể xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và đơn giá tiền lương tới tổng quỹ lương bằng phương pháp thay thế liên hoàn Tổng quỹ lương được tính (3.6) Chênh lệch quỹ tiền lương trong năm năm được tính DTQL = TQL2002 - TQL2001 + TQL2003 - TQL2002 + TQL2004 - TQL2003 + TQL2005 - TQL2004 (3.7) Khi doanh thu thay đổi quỹ lương đã tăng lên một lượng được xác định tương ứng như sau: (DT2002-DT2001)*Dg2001+(DT2003-DT2002)*Dg2002+(DT2004-DT2003)*Dg2003+(DT2005-DT2004)*Dg2004 (3.8) Khi đơn giá thay đổi quỹ lương đã tăng lên một lượng được xác định tương ứng như sau: (Dg2002-Dg2001)*DT2002+(Dg2003-Dg2002)*DT2003+(Dg2004-Dg2003)*DT2004+(Dg2005-Dg2004)*DT2005 (3.9) Cụ thể phần tính toán được đưa vào trong bảng tính 3.6 Như vậy tổng quỹ lương của công ty tăng lên 190 040 189.3 triệu đồng là do doanh thu tăng 143 343 424.5 triệu đồng và 46 696 764.8 triệu đồng do đơn giá tiền lương tăng. 3.3.2/ Phân tích tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 2001á2005 của công ty than Mông dương Công ty than Mông dương cũng như các doanh nghiệp khác đều sử dụng tiền lương, tiền thưởng như một động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty đã thực hiện đúng và đủ các chính sách của Nhà nước đối với việc trả lương theo từng công việc , phân phối trên cở sở khoán sản phẩm theo cơ chế và đơn giá của Tổng công ty giao theo từng năm mức thu nhập của công nhân kỹ thuật và lao động gián tiếp được tóm tắt cụ thể trong bảng 3.7: Qua bảng 3.7 cho thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân tăng với tốc độ bình quân 106% lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật, đây là điều chưa hợp lý ở Công ty than Mông dương trong 5 năm qua. Điều này đã chứng tỏ rằng chi phí để trả lương cho công nhân còn quá lớn tức là việc trả lương của công ty trong giai đoạn vừa qua chưa phù hợp với sức lao động của công nhân viên bỏ ra đồng thời việc tích luỹ phát triển sản xuất cũng không đạt được, trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp để khắc phục triệt để hơn nữa như tăng thời gian làm việc thực tế, giảm lao động gián tiếp . Trong đó thợ chống cuốc lò đã tăng so với năm 2001 là 442% có tốc độ tăng bình quân là lớn nhất đạt 112,3% tương ứng với quy mô tăng bình quân 3 074 nghìn đồng/ tháng. Còn theo chỉ số liên hoàn cho thấy các năm đều có xu hướng tăng và tăng nhiều ở năm 2003 so với năm 2002 và năm 2005 so với năm 2004. Tốc độ tăng bình quân cao sau tiền lương của thợ chống cuốc là của gián tiếp phòng ban và gián tiếp phân xưởng tăng 111,5%. Trong 5 năm qua, Công ty đã sử dụng việc khoán sản phẩm tới từng tổ đội sản xuất còn đối với gián tiếp phòng ban và gián tiếp phân xưởng thì cũng trả lương theo sản phẩm mà họ liên quan. Tiền lương của các loại công nhân khác cũng đều tăng với mức tăng tương đối cao, nhưng trong giai đoạn 2001á2005 vừa qua giá cả thị trường đã thay đổi liên tục, do đó để xem xét kỹ hơn cần chuyển đồng tiền về giá trị hiện tại: (3.10) Trong đó : P0 : Tiền lương bình quân tại thời điểm năm 2001 r: Tỷ lệ lãi suất năm 2005 : r = 8,6% t : kỳ hạn phân tích Bảng phân tích tiền lương bình quân quy về giá trị hiện tại Bảng 3.8 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Ibq,% Qbq - t 0 1 2 3 4 Tiền lương bq 1000đ người/tháng 1224,1 1696,3 2951,7 4601,2 6298,3 3354,3 - Chỉ số định gốc 100 138,6 241,1 375,9 514,5 - Chỉ số liên hoàn 100 138,6 174,0 155,9 136.9 108,2  Qua bảng 3.8 cho thấy với tiền lương bình quân khi quy đổi về gái trị hiện tại thì tiền lương bình quân đã tăng từ 1224,1 lên 6298,3 nghìn đồng/ tháng, có tốc độ tăng bình quân là 108,2% với quy mô tăng bình quân cũng lớn hơn là 3354,3 nghìn đồng/người. Như vậy trong năm năm qua công ty đã tăng mức lương bình quân của công nhân lên hơn năm lần. Với mức lương Công ty đã nâng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đã đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức của toàn công ty bên cạnh đó đã khuyến khích và giữ được lao động giỏi lại cho Công ty. Ngoài tiền lương công ty còn áp dụng hình thức thưởng để khuyến khích sản suất mức thưởng tuỳ thuộc vào công việc mức độ hoàn thành và trách nhiệm công việc, giúp người lao động có thêm thu nhập và lao động hăng say nhiệt tình hơn. Các chỉ số về tiền lương bình quân của giai đoạn 2001 á 2005 được biểu thị trên đồ thị như sau: Hình 3.3 : Đồ thị các chỉ số về tiền lương giai đoạn 2001á2005 3.3.3 Phân tích tình hình phân chia tiền thưởng của công nhân Qua bảng 3.9 cho thấy trong giai đoạn năm năm qua Công ty đã liên tục đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, trong đó có biện pháp dùng tiền thưởng để khuyến khích người lao động hoàn thành vượt mức lao động. Thưởng, bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương trong năm năm qua có tốc độ tăng bình quân đạt 68,2% thấp hơn tổng thu nhập là 108,7% và lương sản phẩm là 114,6%. Quy mô tăng bình quân của tiền lương sản phẩm cho thấy tổng lương sản phẩm tăng rất lớn vào hai năm cuối của giai đoạn. Nhưng tiền thưởng lại tăng đột biến vào năm 2004 và thấp hẳn vào năm 2005. Kết luận chương III Trong giai đoạn 2001á 2005 tình hình sử dụng lao động của công ty than Mông dương có chiều hướng tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Công ty đã sắp xếp lại tổ chức các đơn vị theo yêu cầu của sản xuất, thành lập thêm các đơn vị khai thác và đào lò. Tăng cường lực lượng lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, giảm lao động gián tiếp. Cùng với sự trẻ hoá đội ngũ lao động Công ty luôn bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiền lương của công nhân cũng không ngừng được nâng cao khuyến khích, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức. Đó là động lực kích thích người lao động hăng say làm việc. Tuy nhiên Công ty cần phải xem xét lại tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng năng suất lao động nhằm giảm bớt một phần chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần xây dựng quy chế quản lý lao động tiền lương theo quy định của Tổng công ty và phù hợp với đặc thù sản xuất của Công ty nhằm kuyến khích lao động trực tiếp, tăng cao được thu nhập cho người lao động. Kết luận chung Qua thời gian thực tập tại Công ty than Mông Dương với những kiến thức tiếp thu được trong học tập và sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Hoài Nga cùng các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và Quản trị Doanh nghiệp - Trường Đại học mỏ địa chất đến nay bản đồ án đã được hoàn thành đầy đủ và chính xác với những nội dung chủ yếu sau: Chương 1: Tình hình chung và các các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty Than Mông Dương. Chương 2: Phân tích tình hình sản xuất chủ yếu của Công ty Than Mông Dương năm 2003. Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001á2005 của công ty than Mông dương Kết quả giải quyết các nội dung trên cho phép rút ra những kết luận sau: Trong năm 2005 Công ty Than Mông Dương đã hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu, ngoài những nguyên nhân khách quan thì để có được thành tích này phần lớn do sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là dấu hiệu của một bước chuyển mới về quy mô của Công ty. Trình độ tận dụng năng lực sản xuất của Công ty chưa cao do có sự chênh lệch quá lớn giữa các khâu trong dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty đã cũ kỹ lạc hậu nên hiệu quả chưa cao. Trong những năm tới Công ty cần có những kế hoạch đầu tư mới và sửa chữa lớn tài sản cố định một cách đúng mức, thanh lý những máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Cơ cấu lao động còn chưa hợp lý lắm, để khắc phục tình trạng này trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng công nhân hợp lý hơn. Giá thành trong năm qua của Công ty tăng lên do nhiều yếu tố do đó trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp để làm giảm các yếu tố chi phí dẫn đến giảm giá thành. - Khả năng thanh toán của Công ty cũng còn có nhiều khó khăn trong những năm tới Công ty cần có chiến lược vay vốn hay chiếm dụng các nguồn vốn có thể để tăng cao khả năng thanh toán và tránh được những rủi ro thiếu vốn gây ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện đồ án nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Cẩm Phả, ngày 16 tháng 4 năm 2005 Sinh viên Lê Thị Diễm Lệ Tài liệu tham khảo TT Tác giả Tên Giáo trình 1 Th.S.Đặng Huy Thái “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DNCN Mỏ” - Trường Đại học mỏ Địa Chất - Hà Nội 2002 2 PGS.PTS.Ngô Thế Bính “Thống kê kinh tế”-Trường Đại học mỏ Địa Chất- Hà Nội 1994 3 PGS.PTS.Ngô Thế Bính “Kinh tế công nghiệp mỏ “-Trường Đại học mỏ Địa Chất - Hà Nội 2001 4 Th.S.Nguyễn Văn Bưởi “Hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp mỏ”-Trường Đại học mỏ Địa Chất- Hà Nội 2004 5 PGS.PTS.Ngô Thế Bính “Định Mức lao động”- Trường Đại học mỏ Địa Chất xuất bản năm 1996 6 GS.TS. Nguyễn Đình Phan "Quản trị kinh doanh" - NXB Chính trị Quốc Gia -Hà Nội 1996 7 TS. Vương Huy Hùng Th.S. Đặng Huy Thái "Tổ chức sản xuất doanh nghiệp Mỏ" - Trường ĐH Mỏ Địa Chất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9365.doc
Tài liệu liên quan