Công ty than Đồng Vông (QT)

I. Khái quát chung về công ty TNHH một thành viên than đồng vông Quá trình hình thành và phát triển Trước đây Công ty than Đồng Vông là Xí nghiệp than Đồng Vông trực thuộc công ty than Uông Bí, được thành lập theo quyết định số: 4653/TVN -TCCB ngày 10/11/1997 của Tổng công ty Than Việt Nam. Ngày 27/4/2006 Bộ Công Nghiệp có quyết định số 1085/ QĐ - BCN về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước là XN than Đồng Vông thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Đồng Vông (tên rút gọn l

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty than Đồng Vông (QT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Công ty than Đồng Vông) là công ty con của Công ty than Uông Bí – TKV. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề kinh doanh gồm: khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác; thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình; thi công xây lắp các công trình mỏ, công nghiệp, giao thông và dân dụng... Trụ sở của Công ty nằm cạnh quốc lộ 18A, thuộc địa phận Phường Thanh Sơn - Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ Công ty TNHH một thành viên than Đồng Vông là một doanh nghiệp với chức năng chủ yếu sản xuất than phục vụ cho các nghành công nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ do Công ty than Uông Bí giao cho như: Quản lý tài nguyên, khai thác và tiêu thụ than theo hợp đồng. Ngoài ra công ty phải tuân thủ các chính sách chế độ Pháp luật của Nhà Nước. 1.2.1 Qui trình khai thác than Giao cho cảng Thành Phẩm Sàng Tuyển Đào lò và khai thác than Vận chuyển than Giám đốc Công ty P.Giám đốc sản xuất P. Giám đốc kỹ thuật P. Giám đốc an toàn P. Giám đốc đời sống Phòng ĐHSX P. Đầu tư P.Địa chất trắc địa P.Kỹ thuật CN P. Cơ điện P. Kỹ thuật P. Y tế P.Tiêu thụ KCS P. Kế hoạch Vật tư P. Tổ chức LĐ P.TK-KT-TC Văn phòng Giám đốc P. Bảo vệ Quân sự 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Các Phân Xưởng Khai Thác Bộ máy quản lý điều hành của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng. Giám đốc: Là người quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật pháp của nhà nước và cán bộ công nhân viên. Các phó Giám đốc : Là những người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định có liên quan lĩnh vực được phân công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khối phòng ban: Phòng kĩ thuật sản xuất: Giúp giám đốc quản lý, kiểm tra, giám sát về kĩ thuật, công nghệ khai thác, trắc địa, địa chất công trình, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Phòng cơ điện:, Kiểm tra giám sát tình trạng kĩ thuật của hệ thống thiết bị và cung cấp điện trong Mỏ, lập kế hoạch sửa chữa lớn, mua sắm đổi mới thiết bị, xây dựng bổ sung các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cơ điện. Phòng kế hoạch vật tư: Tổng hợp và xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ, mua sắm vật tư, phối hợp các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch giá thành. Phòng an toàn: Có nhiệm vụ giám sát việc đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Phòng tổ chức lao động: Tổ chức lực lượng lao động cho phù hợp với qui trình sản xuất. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương cho từng nguyên công, lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công nhân đáp ứng với yêu cầu sản xuất của Mỏ và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch tài chính của Mỏ theo kế hoạch sản xuất, tính các khoản giao nộp ngân sách nhà nước, các quĩ giữ lại Mỏ. Tổ chức công tác kế toán ghi chép, tính toán phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng của từng loại than theo TCVN. Điều hành tiêu thụ sản phẩm của Mỏ theo đúng kế hoạch cấp trên giao. Phòng điều hành sản xuất: Tham mưu cho giám đốc công tác điều hành sản xuất, giúp giám đốc điều hành sản xuất. Văn phòng: Lập các chương trình công tác của chánh, phó giám đốc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, xử lý các văn bản đến và gửi đi, lưu trữ hồ sơ. Trạm y tế: Chăm lo sức khoẻ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Mỏ, tổ chức khám sức khoẻ định kì cho nguời lao động. Phòng bảo vệ quân sự: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản trong toàn bộ khai trường, lập và kiểm tra các phương án phòng chống cháy nổ. 1.4. Tổ chức bộ máy kế toán 1.4.1. Bộ máy kế toán Kế toán vật tư Kế toán thanh toán KT tiêu thụ và TSCĐ Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp và tính giá thành) Chức năng, nhiệm vụ: - Kế toán trưởng(trưởng phòng): Chỉ đạo chung công tác kế toán tài chính trong phòng. Phân tích và cung cấp thông tin tài chính cho lãnh đạo Công ty để chỉ đạo kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, kế toán trưởng còn kiêm kế toán tổng hợp và tính giá thành. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo từng nhóm cả hiện vật lẫn giá trị, dồng thời theo dõi tình hình biến động .Cuối kỳ tiến hành tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kế toán tiêu thụ và TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập -xuất- tồn kho thành phẩm về mặt giá trị và chất lượng, các khoản phải thu, theo dõi tình hình biến động TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính tổng tiền lương và các khoản phải trích theo lương, hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương cho các phòng ban, phân xưởng để cuối tháng doanh nghiệp tiến hành trả lương. - Thủ quỹ: Theo dõi nghiệp vụ thu chi và bảo quản chứng từ thu chi ban đầu, cung cấp cho kế toán thanh toán vào sổ quỹ hàng tháng để báo cáo quỹ. - Kế toán thuế: Có nhiệm vụ tính các khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước, theo dõi các vấn đề khác liên quan đến thuế. - Kế toán thanh toán: Hàng tháng thực hiện các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu chi của doanh nghiệp. 1.4.2 Công tác hạch toán kế toán :Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ của công ty Bảng kê thẻ & sổ kế toán chi tiết Chứng từ gốc và bảng bảng phân bổ Báo cáo tài chính Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu - Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán từ việc ghi sổ chi tiết đến tổng hợp báo cáo kiểm tra, kế toán đều được thực hiện tại phòng Kế Toán của công ty. Trong các phân xưởng không bố trí nhân viên kế toán chỉ có các nhân viên thống kê ghi chép các thông tin cần thiết ban đầu của các phân xưởng. Cuối tháng lập báo cáo gửi về phòng Kế Toán - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm - Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty đang áp dụng cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ - Khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. II. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty than Đồng Vông Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây của công ty Biểu 01: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 So sánh(+,-) Tỷ lệ 1.Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ 198.083.729.778 166.913.016.391 31.170.713.387 18,6 2. Giá vốn hàng bán 175.727.700.855 150.922.720.032 24.804.980.823 16,4 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.356.028.923 15.990.296.359 6.365.732.564 39,8 4. Doanh thu hoạt động TC 417.577.974 353.122.967 64.455.007 18,2 5. Chi phí tài chính 6.544.019.354 6.201.342.997 342.676.357 5,5 Trong đó: Chi phí lãi vay 6.544.019.354 6.201.342.997 342.676.357 5,5 6. Chi phí quản lý DN 15.697.126.400 8.019.657.310 7.677.469.090 95,7 7. LN thuần từ HĐ KD 532.461.143 2.122.419.019 (1.589.957.876) (74,9) 8. Thu nhập khác 1.556.158.716 1.485.632.973 70.525.743 4,7 9. Chi phí khác 619.681.670 136.677.152 483.004.518 353,4 10. Lợi nhuận khác 936.477.046 1.348.955.821 (412.478.775) (30,5) 11. Tổng LN trước thuế 1.468.938.189 3.471.374.840 (2.002.436.651) (57,6) 12. Thuế thu nhập DN 414.102.693 971.984.955 (557.882.262) (57,4) 13.LN sau thuế TNDN 1.054.835.496 2.499.389.885 (1.444.554.389) (57,8) Qua biểu 01, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy tình hình tài chính của Công ty than Đồng Vông không được tốt lắm. Doanh thu năm 2007 là 198.084 tr tăng 18,6% so với năm 2006. Giá vốn hàng bán năm 2007 là 175.728 tr tăng 16,4%(+ 24.805 tr) so với năm 2006. Tỉ lệ tăng lên của giá vốn hàng bán thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu thuần. Tuy nhiên công ty vẫn cần có những biện pháp nhằm hạ thấp các chi phí về nguyên vật liệu và một số các chi phí khác để giảm thiểu hơn nữa những chi phí không cần thiết nhằm tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 là 417.577.974 tăng 64.455.007 tương ứng 18,2% so với 2006. Chi phí về hoạt động tài chính của công ty năm 2007 là 6.544.019.354 cao hơn năm 2006 là 342.676.357 là do chi phí về lãi vay còn tồn đọng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 là 15.697.126.400 tăng 7.677.469.090 so với năm 2006, tương ứng tăng 95,7%. Nhưng ở đây ta có thể thấy rõ một điều là tỷ lệ tăng doanh thu và tỷ lệ tăng khoản chi phí quản lý doanh nghiệp như trên là không hợp lý. Đó là do công ty đang đầu tư tiền để mua sắm một số thiết bị mới và sửa sang nhà xưởng. Như vậy Công ty đã dùng vốn sai mục đích. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 1.468.938.189 giảm so với 2006 là 2.002.436.651 tuơng ứng 57,6% nên dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty đóng góp cho NSNN cũng giảm tương ứng 57,6% đồng thời kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng giảm 57,6%. 2.Tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Biểu 02 : Kết cấu vốn kinh doanh của công ty ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 So sánh Chênh lệch (+,-) Tỷ lệ% Vốn tỉ trọng Vốn tỉ trọng Tổng số vốn KD 157.228.456.076 100 104.283.019.532 100 52.945.436.544 50,77 Vốn LĐ 50.232.471.114 31,9 33.564.865.951 32,2 16.667.605.163 49,66 Vốn CĐ 106.995.984.962 68,1 70.718.153.581 67,8 36.277.831.381 51,3 Vốn kinh doanh của công ty than Đồng Vông bao gồm: Vốn cố định và Vốn lưu động. Mỗi loại vốn có vai trò và đặc điểm chu chuyển riêng, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại vốn. Kết cấu vốn của Công ty được thể hiện qua một số năm ở biểu số 02 như sau: Năm 2007 vốn kinh doanh của công ty là 157.228 tr, tăng 52.945, tương ứng với tỉ lệ tăng 50,77%. Trong tổng số vốn thì vốn cố định và đầu tư dài hạn năm 2007 là 106.996 tr tăng 51,3% so với năm 2006 chiếm tỉ trọng lớn và tăng từ 67,8% năm 2006 lên 68,1% năm 2007. Số vốn lưu động năm 2007 là 50.232 tr tăng 49,66 % (+16.668 tr) so với năm 2006 và tỉ trọng giảm chút ít từ 32,2% năm 2006 xuống 31,9% năm 2007. Cơ cấu này là phù hợp với hoạt động chính của công ty là sản xuất than. Hoạt động thương mại chỉ là hỗ trợ cho việc sản xuất. Cơ cấu trên phản ánh trình độ trang thiết bị công nghệ của công ty là khá tốt. 3. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty than Đồng Vông Biểu 3: Nguồn vốn kinh doanh của công ty ĐVT: triệu đồng Nguồn vốn Năm 2007 Năm 2006 So sánh Số tiền tỉ trọng Số tiền tỉ trọng Tăng giảm tỉ lệ % A- Nợ phải trả 132.113.215.358 83,8 89.905.461.310 92,75 42.207.754.048 46,95 I- Nợ ngắn hạn 65.827.321.041 49,8 46.918.173.368 52,18 18.909.147.673 40,30 1. nợ ngắn hạn 31.821.620.106 48,34 26.475.087.696 56,4 5.346.532.410 20,19 2. Phải trả người bán 23.337.658.135 35,5 7.493.277.658 15,97 15.844.380.477 211,98 II- Nợ dài hạn 66.285.894.317 50,2 42.987.287.942 47,82 23.298.606.375 54,20 B- Vốn chủ sở hữu 25.115.240.718 16,2 14.377.558.222 7,25 10.737.682.496 74,68 I- Vốn chủ sở hữu 24.486.929.581 97,5 13.521.611.342 94,04 10.965.318.239 81,09 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 628.311.137 2,5 855.946.880 5,96 (227.635.743) 73,41 Tổng cộng nguồn vốn 157.228.456.076 100.0 104.283.019.532 100.0 52.945.436.544 50,77 Qua biểu 03 trên cho thấy nguồn vốn của Công ty than Đồng vông năm 2007 là 157.228 tr so với năm 2006 tăng 50,77% tương ứng với mức tăng 52.945 tr. Trong đó nợ phải trả năm 2007 là 132.133tr tăng 46,95% ( + 42.208 tr ) so với năm 2006. Nhưng tỉ trọng lại giảm từ 92,75% năm 2006 xuống 83,8% năm 2007. Nợ ngắn hạn năm 2007 là 65.827 tr tăng 18.909 tr, tương ứng mức tăng 40,3% và chiếm tỉ trọng tương đối lớn mặc dù có giảm từ 52,18% năm 2006 xuống 49,8% năm 2007. Trong đó chủ yếu là tăng ở vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2007 là 31.821 tr tăng 20,19% (+ 5.347 tr) so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng lớn tuy có giảm từ 56,4% xuống 48,34% năm 2007. Nợ dài hạn của công ty không giảm mà còn tăng lên, năm 2007 là 66.286 tr tăng so với năm 2006 là 23.299 tr tăng 54,2% so với năm 2006 và tỉ trọng tăng từ 47,85 năm 2006 lên 50,22% năm 2007. Vốn chủ sở hữu năm 2007 là 25.115tr, được bổ sung tới 10.738 tr tăng 74,6% so với năm 2006. Việc tăng vốn chủ sở hữu không những nói lên Công ty đang cố gắng tích luỹ mà còn cho thấy tính tự chủ về tài chính của Công ty đã được cải thiện nhiều về cuối năm giảm đi và sự phụ thuộc về tài chính của các khách hàng và chủ nợ. 4 Tình hình huy động vốn cố định vào sản xuất Biểu 4:Tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Nguyên giá Tỉ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Tăng giảm (+,-) Tỷ lệ TSCĐ đang dùng 122.112.213.916 94,6 173.599.735.470 96,1 51.487.521.554 42,2 TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý 6.978.854.973 5.4 6.987.854.973 3,9 0 0 Tổng TSCĐ 129.091.068.889 100 180.587.590.443 100 51.496.521.554 39,9 Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ vào sản xuất là nhân tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, tăng khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Nhìn vào biểu 04 ta thấy Công ty than Đồng Vông đã huy động phần lớn TSCĐ vào sản xuất nên không có tài sản chưa dùng. Năm 2006 Công ty huy động hơn 122 tỷ TSCĐ vào sản xuất chiếm 94,6% tổng TSCĐ. Năm 2007 công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác than nên TSCĐ đang dùng tăng lên tới 180.588 tr, tăng 42,2% (+ 51.497tr ) so với năm 2006, tỉ trọng tăng lên 96,1% so với tổng TSCĐ. TSCĐ chờ thanh lý năm 2006-2007 là 6.988 tr bao gồm đầu tầu điện TD 900 AT, máy đào lò AM-50Z, tời điện, quang lật goòng, quạt gió cục bộ. Các tài sản này công ty chưa thanh lý được do đã quá cũ. 5. Trích lập khấu hao và sử dụng khấu hao Hao mòn TSCĐ của Công ty than Đồng Vông được thể hiện qua: Bảng 05- Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. ĐVT: triệu đồng Tên TSCĐ Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Tỉ trọng% Giá trị còn lại Tỉ trọng% Nhà cửa, vật kiến trúc 83.575 36.798 44,03 46.777 55,97 Máy móc thiết bị 62.454 23.895 38,26 38.559 61,74 Phượng tiện VT 32.822 19.979 60,87 12.843 39,13 Dụng cụ quản lý 1.736 1.179 67,91 557 32,09 Tổng cộng 180.587 81.824 45,31 98.763 54,69 Qua bảng trên ta thấy TSCĐ của Công ty đến năm 2007 đã khấu hao 81.824 tr tương ứng 45,31% so với nguyên giá, giá trị còn lại là 54,69%. Trong đó dụng cụ quản lý đã khấu hao nhiều nhất 1.179 tr tương ứng 67,91% so với nguyên giá của tài sản, giá trị còn lại của dụng cụ quản lý chỉ còn lại 32,09% so với nguyên giá. Chỉ có thiết bị động lực, thiết bị công tác có số khấu hao thấp nhất là 23.895 tr tương ứng 38,26%, giá trị còn lại là 61,74% so với nguyên giá. Nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty có giá trị là 83.575 đã được khấu hao tới 44,03%, giá trị còn lại là 46.777 tr tương ứng 55,97%. Số liệu trên cho thấy một tỉ lệ khá cao chứng tỏ TSCĐ của Công ty phần nhiều đã sử dụng lâu, đã lạc hậu cần được đầu tư sửa chữa và nâng cấp. 6.Tình hình tăng giảm tài sản cố định đang dùng vào sản xuất kinh doanh của Công ty than Đồng Vông Biểu 06: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty ĐVT: triệu đồng TT Loại Tài sản Số đầu năm Tăng trong năm Số cuối năm Nguyên giá (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Nguyên giá (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Nguyên giá (Tr.đ) Tỷ trọng (%) 1 Nhà cửa, vật KT 54.429 42,16 29.146 56,60 83.575 46,28 2 Máy móc TB 43.413 33,63 19.041 36,98 62.454 34,58 3 Phương tiện VT 29.913 23,17 2.909 5,65 32.822 18,18 4 Dụng cụ quản lý 1.336 1,03 400 0,78 1.736 0,96 Cộng 129.091 100 51.496 100 180.587 100 Qua bảng số liệu 06 trên cho thấy tình hình đầu tư tăng TSCĐ năm 2007của Công ty là 51.496 tr, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp mỏ.Trong đó 56,6% đầu tư tăng TSCĐ là nhà cửa, 36,98% vào TSCĐ là máy móc thiết bị, chỉ có 5,6% đầu tư vào TSCĐ là phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng tài sản cố định. Qua bảng tổng hợp trên thấy Công ty than Đồng Vông đã quan tâm đến việc bổ sung thêm TSCĐ nhất là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị công nghệ đào, chống lò, phương tiện vận tải nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007. Trong năm 2007 không có TSCĐ giảm. Kết quả trên cho thấy trong năm 2007 Công ty than Đồng Vông đã quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện vận tải nhằm tăng năng lực sản xuất của TSCĐ, phục vụ yêu cầu mở rộng sản xuất. 7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Biểu 07: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty than Đồng Vông ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh +, - % 1 Doanh thu thuần 166.913 198.084 31.171 18,7% 2 LN trước thuế 3.471 1.469 (2002) (57,7) 3 LN sau thuế 2.499 1.055 (1.444) (57,8) 4 VCĐ bình quân 70.753 88.857 18.104 25,6% 5 Hiệu suất sử dụng VCĐ 2,36 2,23 (0,13) (5,51) 6 Tỉ suất lợi nhuận VCĐ  0,035  0.012 (0,023)  (65,7) Vốn cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn trong Công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định, ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty than Đồng Vông trong 2 năm 2006-2007 qua biểu số 07 như sau: Vốn cố định bình quân năm 2007 tăng 25,6% (+ 18.104) nhưng hiệu suất sử dụng lại giảm 5,51% (- 0,13). Nếu năm 2006, 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất sẽ tạo ra 2,36 đồng doanh thu thì đến năm 2007, 1 đồng vốn cố định chỉ tạo ra 2,23 đồng doanh thu, giảm 5,51% (- 0,023) so với năm 2006. Như vậy năm 2007 Công ty than Đồng Vông đã sử dụng vốn cố định hiệu quả thấp hơn so với năm 2006. Với tỉ suất lợi nhuận vốn cố định ta thấy với 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tham gia vào kinh doanh năm 2006 tạo ra 0,035 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2007, 1 đồng vốn cố định tham gia chỉ tạo ra 0,012 đồng lợi nhuận, giảm 65,7% (- 0,023) so với năm 2006. Với tỉ suất lợi nhuận như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vào mục đích kinh doanh là rất thấp. Công ty trong năm 2007 gặp khó khăn trong việc sử dụng hợp lý đồng vốn của mình nên lợi nhuận giảm. Vì vậy, công ty cần đưa ra giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng trên. III. Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Mỏ than Đồng Vông từ khi thành lập đến nay đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh. Công ty đã kiểm tra chặt chẽ, tiết kiệm các chi phí sản xuất tới mức tối đa. Điều đó đã giúp Công ty đi vào hoạt động ổn định, đời sống của CNV được nâng cao, tạo nhiều việc làm cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Tuy nhiên do còn gặp phải những khó khăn nên Công ty vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục. Năng lực sản xuất giữa các khâu chưa cân đối, trình độ tận dụng năng lực sản xuất còn thấp. Về công tác quản lý: Do địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối rộng do vậy kế toán gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và theo dõi TSCĐ. Về phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận tải của Công ty đã cũ lâu năm nên đã xuống cấp cần bổ sung thêm phương tiện vận tải Than sản xuất ra nhiều, Công ty có thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước nhưng khâu chế biến, sàng tuyển có lúc không kịp nên công ty cần đầu tư thêm một số dây chuyền sàng công nghệ loại 500 tấn/ ca. Không có kế hoạch thanh lý nhượng bán bớt một số TSCĐ không cần thiết, không thực hiện quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật, để mất mát, hư hỏng trước thời hạn khấu hao.. 2.Một số kiến nghị giải pháp nhằm quản lý và sử sụng hiệu quả vốn cố định tại Công ty Than Đồng Vông Thứ nhất: thanh lý hết những TSCĐ hết thời hạn sử dụng Để bổ sung mua sắm phương tiện trang thiết bị mới, tài sản cố định hiện đại hơn nhằm tăng năng suất lao động. Công ty nên thay thế TSCĐ đã cũ, lạc hậu để TSCĐ được đổi mới Công ty nên chú trọng tới TSCĐ vô hình do yêu cầu của hiện đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển.Công ty cần mua sắm các TSCĐ vô hình như bằng sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ để vận dụng vào sản xuất khai thác than. Thứ hai: xác định phương pháp khấu hao thích hợp Hiện nay tất cả TSCĐ ở Công ty đều sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng . Phương pháp này có ưu điểm là số khấu hao hàng năm không thay đổi, nhưng lại có nhược điểm là thu hồi vốn chậm, do việc đầu tư, đổi mới TSCĐ không kịp thời, TSCĐ sẽ lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Vậy để khắc phục nhược điểm trên, Công ty có thể căn cứ vào từng loại TSCĐ để chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp. Thứ ba: chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro Để bảo toàn vốn cố định tại Công ty than Đồng Vông nên định kì đánh giá lại TSCĐ để kịp thời điều chỉnh giá trị của TSCĐ, tạo điều kiện tính đúng, tính đủ khấu hao, bảo toàn được vốn cố định để sau khi hết thời hạn sử dụng, vốn thu hồi được có sức mua tài sản như ban đầu, đồng thời công ty cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro như mua bảo hiểm tài sản, trích quỹ dự phòng tài chính Thứ tư: đầu tư mới TSCĐ Để có vốn đầu tư TSCĐ mới ta xem xét các nguồn vốn mà công ty có khả năng huy động: + Nguồn khấu hao cơ bản trích hàng năm, nhà nước để lại cho doanh nghiệp được hưởng. + Nguồn được hình thành từ lợi nhuận hàng năm + Nguồn vốn vay: năm qua công ty đã tiến hành vay ngân hàng để đầu tư vào TSCĐ. Tuy nhiên việc vay vốn này nằm trong kế hoạch và cũng còn nhiều hạn chế. Thứ năm: nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào SXKD cũng đều phải chú ý đến nguồn nhân lực vì đây là yếu tố quan trọng nhất. Trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của kho học công nghệ kỹ thuật, các máy móc thiết bị luôn được đổi mới, cải tiến đòi hỏi con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới. đặc biệt ngày càng có nhiều máy móc tự động hoá nếu không tìm hiểu kỹ sẽ không điều khiển được. Xuất phát từ những lý do trên nên việc nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ CNV là một việc làm chiến lược, là hình thức đầu tư theo chiều sâu rất cần được công ty chú trọng và thực hiện. Lời mở đầu Mỗi doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triẻn đều cần phải có vốn. Hiệu quả sử dụng vốn quyết định hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cú ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện khụng thể thiếu để cỏc doanh nghiệp khẳng định được vị trớ của mỡnh và tỡm chỗ đứng vững chắc trong mụi trường cạnh tranh gay gắt. Chớnh vỡ vậy vấn đề quản lý và sử dụng vốn đang là một vấn đề rất bức xỳc đặt ra đối với tất cả cỏc doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập tại công tyTNHH một thành viên than Đồng Vông và những kiến thức đã học, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Nội dung bản báo cáo gồm có ba phần: Phần I: Khái quát chung về công ty TNHH một thành viên than Đồng Vông. Phần II: Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH một thành viên than Đồng Vông. Phần III: Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại công ty. Do khả năng nghiên cứu có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cố giáo và các cô chú, anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Trần Trọng Khoái, Khoa Tài Chính- Ngân Hàng, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đến tập thể ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên công ty TNHH một thành viên than Đồng Vông đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Kết luận Tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Thời gian qua, việc quản lý và sử dụng vốn tại công ty than Đồng Vông đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đòi hỏi công ty cần tích cực hơn nữa trong việc xây dựng chất lượng quản lý vốn và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên tại công ty. Trong thời gian thực tập, em đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề hiệu qủa sử dụng vốn cố định tại công ty, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, nêu ra các ý kiến đóng góp giúp công ty nhằm giúp công ty cải thiện và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của mình. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong phòng tài chính- kế toán của công ty, cùng với sự chỉ đạo tận tình của thầy giáo, tiến sĩ Trần Trọng Khoái, trên cơ sở những kiến thức có được trong quá trình học tập em đã hoàn thành bản báo cáo này. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty cùng cán bộ phòng tài chính - kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5844.doc
Tài liệu liên quan