BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
( CÔNG TY MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU PHÚ MINH HƯNG YÊN )
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU PHÚ MINH HƯNG YÊN
Giới thiệu khái quát về công ty Mây tre đan xuất khẩu Phú Minh
Tên công ty: công ty Mây tre đan xuất khẩu Phú Minh – Hưng Yên
Tên quốc tế: Phú Minh Bamboo, Ranttan & Handicraft Export Company.( Phu Minh co., Ltd )
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối B, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Văn phòng đại diện: 115 B - Thuỵ Khê - Tây Hồ - Hà Nội.
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Công ty Mây tre đan xuất khẩu Phú Minh – Hưng Yên (TK), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
E- mail: Phuminhco@hn.vnn.vn
Phuminhhy@hn.vnn.vn
Ngành nghề kinh doanh: Mây tre lá - sản phẩm
( Trong đó sản phẩm chủ yếu của công ty là:
Khay tre đan, tre ghét, guột, sứ ghép.
Bát đũa, lọ hoa bằng tre ghép.
Bàn, ghế, kệ, đồ dùng văn phòng, đồ gỗ nội thất bằng mây, gỗ.
Đồ trang trí, lẵng hoa, giỏ hoa, các sản phẩm sơn mài…)
Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Chức năng của công ty: chế biến hàng nông ,lâm sản. Xuất khẩu máy móc, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu, chế biến gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Kinh doanh nguyên vật liệu phi nông nghiệp, đồ dùng cá nhân và gia đình.
Nhiệm vụ của công ty
Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh của công ty theo chiến lược mà công ty đã xây dựng.
Tuân thủ mọi quy định, chính sách và chế độ quản lý của nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách nhà nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ theo đúng những gì đã đăng ký trong giấy phép hoạt động kinh doanh của công ty.
Không ngừng nâng cao và củng cố bộ máy quản lý công ty, nâng cao tay nghề cho người lao động và từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Luôn hướng ứng nhiệt tình các phòng trào của địa phương và thực hiện tốt những quy định của pháp luật.
Tăng cường áp dụng thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương và từng bước hoàn thiện mặt bằng sản xuất theo hướng hiện đại không gây ô nhiễm cho môi trường.
Đóng góp ý kiến và là thành viên tích cực của hiệp hội làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Hệ thống tổ chức của công ty.
Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất của công ty.
SĐ1: Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất
( Công ty mây tre đan xuất khẩu Phú Minh- Hưng Yên)
Ngày 31/12/2008
14
15
17
18
16
19
9
7
4
5
6
8
10
1
2
3
13
12
11
20
Nguồn: Phòng hành chính
Chú thích:
1
Kho để sản phẩm hoàn thành
11
Nhà nghỉ công nhân
2
Xưởng sản xuất mây tre
12
Nhà ăn
3
Xưởng bèo
13
Nhà nghỉ cán bộ
4
Xưởng sản xuất mây tre
14
Nhà nghỉ trưa công nhân
5
Xưởng phun hàng mây tre
15
Bồn chữa cháy
6
Xưởng sản xuất trúc
16
Nồi hơi, hầm sấy
7
Nhà để xe
17
Nhà tắm công nhân
8
Nhà bảo vệ
18
Nhà vệ sinh
9
Nhà điều hành
19
Gian để hàng
10
Nhà sàn tiếp khách
20
Kho để sản phẩm dở dang
Tổng diện tích của công ty là 30,000 m2, trong đó diện tích xây dựng là 16,500m2
Sơ đồ quá trình sản xuất tại công ty.
SĐ2: Quá trinh sản xuất tại công ty.
SP dở dang SX tại Công ty
SX dở dang thu mua từ các làng nghề
Cắt tỉa
Hấp sấy
Phun sơn
Đóng gói
v Đặc điểm quy trình sản xuất tại công ty:
Công ty chủ yếu thu mua các sản phẩm sản xuất tại các làng nghề sau gia công và hoàn thiện sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất tại công ty chủ yếu là sản phẩm làm từ trúc và từ gỗ.
Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty như sau:
Đối với sản phẩm sản xuất tại công ty: sản phẩm sản xuất dở dang tại công ty ( sản phẩm sản xuất từ trúc và gỗ ) được chuyển từ xưởng trúc sang ngay xưởng sản xuất, công nhân tổ cắt tỉa đảm nhận vai trò hoàn thiện sản phẩm sau đó sản phẩm được hấp sấy chống mối mọt, mốc. Đối với sản phẩm nào cần phun sơn sẽ được phun sơn tạo màu sau đó đưa sang đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Đối với sản phẩm thu mua từ các làng nghề: sản phẩm được đưa vào kho sản phẩm dở dang và cũng thực hiện quy trình sản xuất như trên.
3.3. Quá trình điều hành quản lý trong công ty.
SĐ3: Quy trình điều hành và quản lý trong công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng kỹ thuật
Tổ sản xuất
Tổ cắt tỉa
Tổ phun sơn
Tổ nhúng
Tổ sấy
Tổ đóng gói
Tổ kho
Quá trình điều hành và quản lý trong công ty được thực hiện với vai trò của từng cá nhân và phòng ban như sau:
Giám đốc : Nguyễn Văn Khiêm.
Là người đại diện cho công ty, có tư cách pháp nhân. Quản lý toàn bộ các thành viên trong công ty và quyết định mọi vấn đề trong công ty.
Hai Phó giám đốc: Phó giám đôc sản xuất và phó giám đốc điều hành
Nhiệm vụ của Phó giám đốc sản xuất: Phục tùng mệnh lệnh của Giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, điều hành quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và tham mưu cho giám đốc các vấn đề trong quá trình sản xuất.Có sự phối hợp quản lý với Phó giám đốc nhân sự trong một số vấn đề chung trong quản lý nhân sự và sản xuất.
Nhiệm vụ của Phó giám đốc nhân sự : Phục tùng mệnh lệnh của Giám đốc, quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty, tham mưu cho Giám đốc trong vấn đề nhân sự và có sự phối hợp quản lý chung với Phó giám đốc sản xuất đối với một số vấn đề nhân sự.
Các phòng ban: Phục tùng mệnh lệnh của cấp trên và thực hiện các chức năng và nhiệm vụ mà phòng ban mình đảm nhận, không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc.
Các tổ: Tiến hành công việc mà tổ mình được giao phó, thực hiện đúng nội quy và quy định của công ty.Các thành viên trong tổ cần có sự đoàn kết và giúp đỡ trong quá trình sản xuất.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.
Quá trình hình thành
Công ty Mây tre đan xuất khẩu Phú Minh- Hưng Yên được thành lập ngày 25/03/2002 theo giấy phép kinh doanh số 050200069 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/2/2002.
Tiền thân của công ty là công ty Mây tre đan – Hà Tây được thành lập ngày 27/02/1999 theo giấy phép kinh doanh số 072651 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây nay là Thành Phố Hà Nội cấp.
Công ty được cấp phép xây dựng năm 2002 với diện tích mặt bằng là 30,000 m2 tiếp giáp mặt đường 39A tại khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên. Sau khi được cấp phép thành lập công ty tiến hành xây dựng và cũng đi vào hoạt động trong năm 2002.
Cơ sở vật chất khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:” nhà điều hành, nhà kho, xưởng sản xuât,..”. Bước đầu đã tạo điều kiện cho công ty tiến hành sản xuất đồng bộ và tạo lòng tin đối với khách hàng.
Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua.
Năm 2002 đánh dấu sự có mặt của công ty trong khu công nghiệp phố nối. Do mới thành lập nên doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất trong quá trình sản xuất công nhân trình độ kỹ thuật còn yếu nên hay sảy ra sai sót đối với sản phẩm.
Thứ hai cán bộ trong doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm và khả năng lắm bắt thị trường vẫn dựa chủ yếu vào quan hệ giao tiếp của trực tiếp giám đốc công ty.
Tuy nhiên chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động bộ máy của công ty đã cơ bản được hoàn chỉnh và thu hút số lượng công nhân viên trong công ty là 87 người.
Năm 2003 công ty từng bước ổn định sản xuất và từng bước thực hiện các kế hoạch do ban lãnh đạo công ty đề ra khi thành lập doanh nghiệp. Trong năm nhờ chính sách thu hút lao động của công ty mà đến năm 2003 công ty đã tăng số lao động trong công ty nên 112 lao động tham ra sản xuất thường xuyên trong doanh nghiệp có thể đáp ứng đủ hàng hoá cho xuất khẩu. Công ty Mây tre đan xuất khẩu Phú Minh – Hưng Yên có tiền thân là công ty Mây tre Phú Minh – Hà Tây nên ngay sau khi thành lập tại trung tâm công nghiệp Phố Nối công ty đã có bạn hàng “ cũ “ quen thuộc ( công ty FUFOU,.co) Đài Loan, Thái Lan, Costarrica… Bước đầu trong giai đoạn này công ty tiến hành cung cấp sản phẩm đối với những bạn hàng quen thuộc. Các phòng ban trong công ty trong năm 2003 đã có gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và tham mưu cho ban lãnh đạo trong công ty tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo.
Kết quả là trong năm 2003 sau một năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn là 10 tỷ đồng công ty bắt đầu làm ăn có lãi với doanh thu đạt 9.326 tỷ đồng và năng suất lao động đạt 83.267 trđ/lao động.
Năm 2004 đến 2005 đây là giai đoạn công ty bắt tay vào việc tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ và tiến hành quảng bá hình ảnh của công ty nhằm xây dựng thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới. Với chiến lược mở rộng thị trường được ban giám đốc thông qua trong năm 2003 đến năm 2004 công ty tiến hành thực hiện và đã thu được kết quả bằng hợp đồng của công ty”KKFOOD” của Đức. Đây cũng là hợp đồng đánh dấu sự có mặt của doanh nghiệp đối với thị trường Châu Âu, một trong những thị trường tiềm năng nhất trên thế giới. Với chiến lược trên doanh nghiệp đã tận dụng mọi ưu điểm của mình nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp, doanh nghiệp thu hút thêm lao động vào trong doanh nghiệp với tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty nên tới 127 người vào năm 2004 và 186 người vào năm 2005. Với sự lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã thu hút được 22 khách hàng rải rác khắp các châu lục. Đáng chú ý là doanh thu đạt được đối với một số thị trường lớn như sau:
Bảng 1. Doanh thu XK hàng hoá
Đơn vị: triệu đồng
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Tốc độ phát triển (%)
Đài Loan
6863.2
6284.875
91.57
Nhật Bản
1615.5
3288.4
203.5
Châu Âu
1660.09
2247.3
135.37
Mỹ
668.49
736.409
110.16
Các thị trường khác
334.246
139.663
41.78
Tổng doanh thu XK trực tiếp
11141.53
12696.65
113.96
Tổng doanh thu
13154.1
17198.6
130.7
Biểu đồ 1. Thị phần của các thị trường lớn trong tổng doanh thu XK trực tiếp của doanh nghiệp
Qua bảng trên ta thấy mặc dù doanh nghiệp mới ra nhập thị trường Châu Âu và Mỹ xong kết quả đạt được đáng ghi nhận. Doanh thu từ thị trường Châu Âu đạt 1.66 tỷ đồng chiếm 15% doanh thu XK trực tiếp của công ty vào năm 2004 và đạt 2.247 tỷ đồng chiếm 18% doanh thu XK trực tiếp của công ty vào năm 2005, tốc độ phát triển doanh thu là 135.37%. Đối với thị trường Mỹ doanh thu XK trực tiếp năm 2004 là 0.668 tỷ đồng chiếm 6% doanh thu XK trực tiếp và đạt 0.736 tỷ đồng chiếm 6% doanh thu XK trực tiếp năm 2005, tốc độ phát triển doanh thu 110.6%.
Riêng đối với thị trường Đài Loan và Nhật Bản, đây là những thị trường mà doanh nghiệp đã có quan hệ lâu dài. Với doanh thu chiếm thị phần lớn nhất trong tổng doanh thu XK trực tiếp của doanh nghiêp, Đài Loan là thị trường chiếm thị phần về doanh thu lớn nhất với 62% thị phần và đạt mức doanh thu là 6.8632 tỷ đồng năm 2004 và năm 2005 doanh thu đạt 6.285 tỷ đồng chiếm 49% thị phần, nhưng tốc độ phát triển doanh thu là 91.57% ,giảm 8.43%. Chưa thể nhận định tốc độ phát triển doanh thu đối với thị trường Đài Loan là tốt hay xấu vì:
Thứ nhất Có thể cho đây là tín hiệu tốt vì doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc chủ yếu vào một thị trường chính là Đài Loan. Do nếu chỉ phụ thuộc vào một thị trường doanh nghiệp sẽ có mức độ rủi ro cao nếu như có sự biến cố hoặc thay đổi lớn đối với nhu cầu của thị trường này đối với sản phẩm của công ty. Tuy nhiên tổng doanh thu XK trực tiếp của doanh nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng là 113.96% vẫn cho thấy doanh nghiệp kinh doanh tốt.
thứ hai Có thể cho thấy sự thiếu chú ý trong việc duy trì sự phát triển của doanh nghiệp đối với thị trường này. Thị trường Đài Loan là một thị trường mà doanh nghiệp đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài và doanh nghiệp rất thông thạo thị trường, việc mất thị phần vào tay doanh nghiệp khác là việc đáng phải lưu tâm, dù doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường nhưng cần phát huy tốt ưu điểm của mình sao cho có thể vẫn đem lại doanh thu tăng đối với thị trường này.
Thị trường Nhật Bản cũng là thị trường lớn của công ty chiếm 14% và 26% thị phần doanh thu XK trực tiếp vào năm 2004 và năm 2005, tương ứng đạt mức doanh thu là 1.615 tỷ đồng và 3.288 tỷ đồng vào năm 2004 và năm 2005, tốc độ phát triển doanh thu đạt 203.5%. Đây có thể coi là thành công của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và sản xuất sản phẩm mới vì sản phẩm XK chủ yếu sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm sản xuất từ bèo (cây lục bình) và sản phẩm sản xuất từ ruột mây.
Các thị trường nhỏ tốc độ phát triển của doanh thu giảm mạnh do nhưng đơn hàng chủ yếu từ thị trường này là các đơn hàng nhỏ lẻ không thường xuyên do đó doanh nghiệp chua thể thu được kết quả tốt nhất.
Cũng trong năm 2005 doanh nghiệp đưa thêm 2 xưởng mới xây dựng vào tiến hành sản xuất nhằm tăng khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trình độ của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao.
Bảng2. Năng suất lao động của doanh nghiệp.
Đơn vị: triệu đồng/ 1lao động
Năm
2003
2004
2005
Năng suất lao đông tính theo doanh thu
83.267
103.575
92.465
Tốc độ phát triển định gốc so với năm 2003 (%)
100
124.4
111.04
Và thu nhập bình quân của nhân viên văn phòng năm 2004 là 1.25 triệu đồng/tháng và năm 2005 là 1.3 trđ/tháng. Còn đối với công nhân mức thu nhập bình quân tháng là 700 nghìn/tháng năm 2004 và 750 nghìn/tháng vào năm 2005. Tuy mức thu nhập của cán bộ công nhân viên chưa cao xong đây cũng là bước đầu doanh nghiệp quan tâm và hướng tới mục tiêu là không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động.
Năm 2006 doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự phát triển mọi mặt. Để đạt được sự thành công trong kinh doanh doanh nghiệp tiến hành đa dang hoá phương thức tiêu thu hàng hoá. Trước kia doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu trực tiếp hàng hoá ra nước ngoài hoặc trực tiếp tiêu thụ hàng hoá trong nước. Nhưng năm 2006 doanh nghiệp tiến hành XK theo phương thức XK uỷ thác. Đây là hình thức XK hàng của doanh nghiệp thông qua trung gian. Tuy mới áp dụng hình thức này xong doanh nghiệp đã đạt được mức doanh thu uỷ thác là 990 trđ, không những thế tạo điều kiện tăng công suất sản xuất của nhà máy. Mặc dù vậy phương thức tiêu thụ này cũng có nhược điểm là hàng hoá của công ty không khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.
Kết quả kinh doanh năm 2006 của doanh nghiệp rất thành công.
Bảng 3.Một số chỉ tiêu kết quả đạt được của công ty năm 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Tổng doanh thu
trđ
27319.9
Lợi nhuận sau thuế
trđ
2545.578
Thuế nộp ngân sách
trđ
689.9
Năng suất lao động
Trđ/người
110.16
Thu nhập bình quân của 1 công nhân
Nghìn đồng/tháng
800
Thu nhập bình quân của cán bộ
Nghìn đồng/tháng
1400
Năm 2007 doanh nghiệp phát triển vượt bậc về doanh thu với tổng doanh thu là 42.765 tỷ đồng, tăng 56.5% so với năm 2006. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì sự phát triển mọi mặt và tiến hành đẩy mạnh các phong trào tăng năng suất lao động trong toàn công ty.Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được là 2.491 tỷ đồng, giảm 2.1% so với năm 2006. Điều này do một số nguyên nhân sau:
Năm 2007 doanh nghiệp chính thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (do một số năm trước doanh nghiệp được hưởng ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp mới thành lập được miên thuế một số năm) với số thuế nộp là 986.7trđ
Chi phí nguyên vật liệu và nhân công đều tăng nên.
Năm 2007 ưu đãi về thưởng xuất khẩu của nhà nước xoá bỏ và doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu.
Năm 2007 doanh nghiệp tiến hành xây mới thêm kho để hàng hoá sản xuất dở dang phục vụ công tác sản xuất trong công ty. Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và thu hút lao động với tổng số người lao động trong doanh nghiệp là 307 lao động. Cùng với đó hiệu quả sử dụng lao động của công ty đạt 139.301trđ/lao động. Công ty tiếp tục thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm vào tháng 4 tại Quảng Châu – Trung Quốc và vào tháng 10 tại trung tâm triển lãm Giảng Võ – Hà Nội.
Từ năm 2008 đến nay là giai đoạn công ty giữ vững ổn định và khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế. Năm 2008 kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, giá cả hàng hoá tăng cao làm cho doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn. Đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn tại các điểm sau:
Giá cả nguyên vật liệu tăng cao như Mây nước giá tăng khoảng 70% và một số loại nguyên liệu khác giá tăng từ 30% đến 40%.
Doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài nên doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp được tính bằng đồng USD nhưng tỷ giá của đồng USD liên tục giảm làm cho doanh nghiệp bị lỗ ở một số hợp đồng.
Đối với một số hợp đồng có thời gian hoàn thành lâu dẫn đến độ rủi ro cao do khi ký kết giá cả nguyên vật liệu thấp nhưng khi thực hiện giá cả biến động tăng cao.
Để khắc phục tình trạng này tập thể lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cố gắng hết sức duy trì hoạt động, nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp tiến hành cùng người cung cấp nguyên vật liệu tìm ra giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đủ cho sản xuất với giá thành thấp nhất có thể.Phòng kinh doanh thường xuyên theo dõi các hợp đồng và tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ban lãnh đạo công ty tiến hành chỉ đạo công ty tiếp tục thực hiện nhanh nhất đối với các hợp đồng tránh rủi ro, duy trì một số hợp đồng mà công ty có thể hoàn thành tốt nhất thậm trí một số hợp đồng có khả năng thô lỗ nhằm duy trì công tác sản xuất diễn ra liên tục cho tới khi khủng hoảng kinh tế qua đi công ty vẫn có hợp đồng sản xuất hàng hoá.
Phòng kế toán và phòng kinh doanh thường xuyên theo dõi giá cả và tỷ giá hối đoái và tham mưu cho ban giám đốc công ty hướng giải quyết.
Với sự lỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty năm 2008 công ty vẫn làm ăn có lãi.
Điểm qua một số thành tựu mà công ty đạt được và phương hướng cho giai đoạn tới.
. Mức tăng hiệu quả kinh doanh liên tục từ năm 2004-2008
Năng suất sử dụng tổng vốn
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng vốn ( tỷ đồng )
10
10.608
12.759
16.418
15.302
Năng suất sử dụng tổng vốn( tỷ đồng/tỷ đồng)
0.9326
1.24
1.3479
1.664
2.7947
Nộp ngân sách cho nhà nước hàng năm đều tăng
Năm
2004
2005
2006
2007
Thuế nộp ngân sách( trđ)
106.415
365.050
689.921
1965.356
3.1.3. Năng suất lao động liên tục tăng trong nhiều năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lao động
Người
112
127
186
248
307
Năng suất lao động
Trđ/người
83.267
103.575
92.465
110.160
139.301
. Một số bằng khen của các tổ chức.
Bằng khen của phòng thương mại tỉnh Hưng Yên về thành tích xuất khâu.
Bằng khen của hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Bằng khen của UBND huyên Yên Mỹ về những đóng góp cho quỹ người nghèo của huyện lần thứ 3.
Bằng khen của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Hưng Yên về những kết quả kinh doanh đã đạt được.
Bằng khen của phòng thuế tỉnh Hưng Yên về những đóng góp cho nhà nước.
Bằng khen của Công an tỉnh Hưng Yên về công tác phòng cháy chữa cháy.
. Phương hướng cho những năm tới.
Tiếp tục duy trì ổn định sản xuất và kinh doanh.
Nâng cao tay nghề của người lao động, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ.
Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực XK hàng thủ công mỹ nghệ.
Công tác thống kê trong doanh nghiệp.
Công ty Mây tre đan xuất khẩu Phú Minh – Hưng Yên là một doanh nghiệp vừa nên công tác thống kê trong doanh nghiệp không được phân tách cho một bộ phận đảm nhiệm. Tuy nhiên việc thống kê và lưu trữ số liệu hàng tháng, hàng quý và hàng năm của công ty vẫn được duy trì tại các phòng ban.
Phòng kinh doanh:
Đảm nhiệm toàn bộ công việc kinh doanh và XNK hàng hoá của công ty. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hiệu quả kinh doanh trong công ty.
Thông tin được thu thập và lưu trữ:
Báo cáo kết quả kinh doanh các năm
Báo cáo doanh thu và báo cáo thị phần của công ty.
Bảng theo dõi với một số khách hàng chính thường xuyên của công ty.
Bảng thống kê số lượng hàng hoá khai báo hải quan của từng đơn hàng.
Bảng tổng hợp Số lượng hàng hoá nguyên vật liệu nhập xuất tại kho theo tháng.
Phòng kế toán:
Đảm nhận vai trò quản lý tài sản và tài chính trong công ty, thực hiện tính lương và thanh toán trong công ty.
Thông tin thống kê:
Báo cáo tài chính của công ty các năm.
Các khoản chi phí được tổng hợp theo tháng và tổng chi phí của doanh nghiệp.
Phòng hành chính:
Quản lý chung trong công ty.
Thông tin thống kê:
Tổng hợp số lượng lao động thực tế làm việc trong công ty từng ngay và cả tháng.
Phòng kỹ thuật.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và tiến hành thiết kế sản phẩm mới cho công ty.
Thông tin:
Bảng kiểm kê chất lượng hàng hoá trước khi xuất.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5675.doc