Công ty khách sạn du lịch Kim Liên

Mục lục I. Khái quát về Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên 1 1. Quá trình hình thành và phát triển 1 1.1. Giai đoạn 1: Từ năm 1961 đến năm 1985 1 1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến năm 2000 1 1.3. Giai đoạn 3: Từ năm 2001 đến nay 2 2. Đặc điểm 2.1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu 2.2. Sản phẩm, dịch vụ, thị trường 2.3. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất 2.4. Đội ngũ Cán bộ công nhân viên 2.5. Bộ máy tổ chức quản lý II. Những đổi mới về Quản trị nhân lực tại Công ty

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khách sạn du lịch Kim Liên 1. Tuyển mộ, tuyển chọn 2. Tiền lương 3. Phân công lao động – Hiệp tác lao động 4. Đào tạo III. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên 1. Định hướng phát triển về sản xuất kinh doanh 2. Định hướng phát triển về nguồn nhân lực Phiếu điều tra phòng Tổ chức – Hành chính Phiếu phỏng vấn lãnh đạo phòng Tổ chức – Hành chính I. Khái quát về Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên: Quá trình hình thành và phát triển: Công ty khách sạn du lịch Kim Liên là một đơn vị với bề dầy lịch sử 46 năm hoạt động, đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Để có được vị trí đó Công ty đã trải qua 6 lần đổi tên với biết bao sự thay đổi và đã từng bước đi lên. 1.1. Giai đoạn 1: Từ năm 1961 đến năm 1985: Theo quyết định 48TC – CCG ngày 12/5/1961, khách sạn Bạch Mai đã ra đời trên cơ sở sát nhập hai khách sạn Bạch Đằng và Bạch Mai, thuộc Cục Chuyên gia. Đối tượng phục vụ chủ yếu là Chuyên gia các nước XHCN và gia đình sang giúp chúng ta xây dựng đất nước. Đây được coi là mốc son đánh dấu sự ra đời tiền thân của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên sau này. Cũng thời gian này khách sạn đã vinh dự được hai lần đón Bác đến thăm: Lần thứ nhất vào ngày 5/6/1960, đó là những ngày đầu xây dựng và lần thứ hai vào ngày 17/3/1963, lúc đó Khách sạn đã đi vào nề nếp. Năm 1971, Khách sạn đã được cấp trên cho phép đổi tên thành Khách sạn Chuyên gia Kim Liên. Đây là cơ sở phục vụ Chuyên gia lớn nhất miền Bắc hồi đó với diện tích 5,6 ha có thể phục vụ hàng nghìn Chuyên gia cùng lúc. 1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến năm 2000: Năm 1986, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Khách sạn Chuyên gia Kim Liên bắt đầu quá trình chuyển từ một đơn vị sự nghiệp bao cấp thành đơn vị hạch toán kinh tế kinh doanh Xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, Liên Xô và khối các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, rất nhiều Chuyên gia về nước. Quy mô khách sạn lúc này bị thu hẹp do Nhà nước điều chuyển một phần nhà cửa, trang thiết bị, công trình với diện tích mặt bằng 2000 m2 cho mục đích khác. Đồng thời thực hiện Nghị định 176/HĐBT của Chính phủ, sắp xếp lại biên chế, giảm hơn 100 lao động để duy trì khách sạn. Mặt khác khách sạn bắt đầu đi vào thị trường dịch vụ và du lịch. Đầu năm 1992, Cục chuyên gia đã chính thức giao vốn cho khách sạn. Và đến ngày 29/8/1992, Khách sạn Chuyên gia Kim Liên đã chính thức được đổi tên thành Khách sạn Chuyên gia và Du lịch Kim Liên (QĐ số 191/BT) với chức năng vừa phục vụ Chuyên gia, vừa kinh doanh du lịch nội địa, từng bước tham gia dịch vụ du lịch quốc tế. Khách sạn hoạt động được chừng một năm thì chuyên gia rút dần và cũng từ đây Khách sạn chính thức bước vào thời kỳ mới phục vụ khách du lịch. Tháng 3/1993, Khách sạn Chuyên gia và du lịch Kim Liên trở thành đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch. Ngày 19/7/1993 đã xác nhận chức năng, nhiệm vụ mới của khách sạn Kim Liên, Tổng cục du lịch đã ra quyết định đổi tên khách sạn thành Công ty du lịch Bông Sen Vàng (QĐ số 276QĐ-TCDL). Chính sách mở cửa đã tạo thuận lợi cho ngành du lịch nhanh chóng bung ra mạnh mẽ. Đứng trước tình hình trên, Tổng cục du lịch đã chủ trương đẩy mạnh chuyên môn hoá lữ hành khách sạn, theo đó ngày 25/11/1994, Công ty du lịch Bông Sen Vàng đã được đổi tên thành Công ty khách sạn Bông Sen Vàng (QĐ số 309/QĐ-TCDL). Năm 1996, Công ty có sự thay đổi lớn: Ông Phan Đức Mấn được Tổng cục du lịch bổ nhiệm làm giám đốc Công ty và Công ty được đổi tên thành Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên (Quyết định số 454QĐ-TCDL ngày 16/10/1996) với chức năng kinh doanh đa ngành nghề. Công ty đầu tư 30 tỷ đồng nâng cấp 200 phòng khách sạn và xây mới một nhà hàng phục vụ 1000 khách ăn và hội họp, một bể bơi 500 m3 nước, cải tạo nâng cấp khách sạn Kim Liên 1, được Tổng cục Du lịch công nhận và gắn biển 3 sao. Kết quả mấy năm đầu tư nâng cấp khách sạn và mở rộng thị trường, công ty không những đứng vững mà kinh doanh tăng liên tục. Năm 2000, vốn kinh doanh của Công ty được nâng lên 13.796 triệu đồng, đón và phục vụ 130.000 lượt khách trong đó có 16.000 khách du lịch quốc tế, doanh thu 41,2 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 1993; tiền lương bình quân của người lao động 1,3 triệu đồng/ tháng. 1.3. Giai đoạn: Từ năm 2001 đến nay: Bước vào giai đoạn này, Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh doanh đa ngành: ra sức phát triển các dịch vụ khách sạn, ăn uống, bán hàng, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Năm 2002, Công ty đã xây dựng mới hàng loạt quy chế và định mức, đưa công tác quản lý lên một trình độ mới nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ. Thành lập Trung tâm Lữ hành quốc tế đã góp phần tăng thêm doanh thu cho Công ty. Chỉ sau 3 tháng hoạt động, Trung tâm đã có doanh thu 1.755 triệu đồng. Hiện nay, Trung tâm đã có văn phòng chi nhánh tại Móng Cái, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bắc Kinh, Quảng Châu để thu hút thêm nguồn khách. Trong 2 năm 2006 - 2007 thực hiện chủ trương, chính sách về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước, Công ty tiến hành bán một phần vốn Nhà nước hiện có trong Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Qua bao nhiêu khó khăn nỗ lực của Công ty thực hiện cổ phần hoá trong gần 2 năm, ngày 26/12/2007, Kim Liên đã tổ chức thành công Đại hội Cổ đông, đánh dấu những ngày chuẩn bị chuyển giao sang hình thức sở hữu mới. Sự phấn đấu không mệt mỏi bằng nội lực của chính mình trong suốt chặng đường dài đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng danh hiệu cao quý cùng các phần thưởng có giá trị khác như: Huân chương lao động hạng nhì, 7 huân chương lao động hạng 3, 9 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 52 bằng khen thưởng của Tổng cục Du lịch, 5 danh hiệu khen thưởng 10 năm đổi mới, 8 năm liền từ 1998- 2005 được chính phủ tặng cờ “ đơn vị dẫn đầu thi đua ngành du lịch”,… và đặc biệt danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới cho đơn vị và đồng chí Giám Đốc vào tháng 4/2006. Với những vinh quang ấy, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên đã vượt qua giai đoạn đầu tạo dựng nên một thương hiệu – Kim Liên trong làng du lịch Việt Nam để có thể sánh vai với các Công ty du lịch hàng đầu trong cả nước. Giai đoạn mới đã bắt đầu mở ra cho Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên những khả năng mới đầy triển vọng. Để có những cái nhìn rõ nét hơn sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể CBCNV, dưới đây là một vài số liệu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng phát triển của Công ty trong những năm gần đây: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên đã có những bước phát triển về nhiều mặt. Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường để có thể đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (2004-2006) Số lượng % 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 99.670 110.220 121.663 21.993 22,06 2 Số lao động Người 660 677 698 38 5,76 3 Quỹ tiền lương Triệu đồng 19.330 20.965 22.925 3.595 18,60 4 Tiền lương BQ (người/tháng) Triệu đồng 2,440 2,580 2,737 0,296 12,14 5 Năng suất lao động Triệu đồng 151,015 162,806 174,302 23,287 15,42 Năm 2004, bệnh SARS đã xuất hiện tại Việt Nam, lại thêm dịch cúm gia cầm gây tác động ở một số nước trong đó Việt Nam là một trọng điểm, quy chế Visa đối với khách du lịch Trung Quốc biến động không thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch từ nước này, một nguồn khách chính đối với Lữ hànhvà khách sạn Kim Liên. Đứng trước những khó khăn này Công ty đã gửi thư chúc tết đến rất nhiều xã, huyện trong khắp đất nước, tổ chức họp mặt, tiếp xúc với khách hàng ở Hoà Bình, Quảng Bình, Sơn La… để quảng bá thương hiệu. Công ty triển khai nhiều biện pháp mở rộng thị trường như tổ chức các đợt quảng bá xúc tiến du lịch tại Bắc Kinh, Thượng Hải…, tham dự các hội chợ du lịch trong và ngoài nước đã thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế, đồng thời tiếp tục nâng cao văn hoá doanh nghiệp, tôn trọng khách, có tình nghĩa với khách qua việc nâng cao chất lượng phục vụ khách để quảng bá thương hiệu Kim Liên. Nhờ đó Công ty đạt 146.717 khách, tăng 0,5%, tổng ngày khách đạt 290.102 ngày, tăng 2%. Doanh thu đạt 99,670 tỷ đồng, trong đó Lữ hành quốc tế đạt 8,232 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,26% tổng doanh thu của Công ty. Năng suất lao động toàn Công ty đạt ở mức 151,015 triệu đồng/ người/ năm; tiền lương bình quân người lao động 2,440 triệu đồng/ tháng. Năm 2005, Công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu hoàn thiện và nâng cao tiện nghi khách sạn, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng nhà hàng mới với 1.000 chỗ ngồi, trang bị dự phòng máy phát diezel 1000 KVA đủ đảm bảo điện cho toàn bộ mọi hoạt động của khách sạn 450 phòng trong trường hợp có sự cố mất điện lưới quốc gia, nhất là trong thời gian cao điểm mùa hè, trang bị hệ thống giặt khô là hơi hiện đại nhập từ nước ngoài, đảm bảo dịch vụ giặt khô có chất lượng cao cho khách du lịch và nhu cầu nội bộ Công ty. Năm 2005, Công ty đón và phục vụ 143.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 17.000 lượt, chiếm hơn 12%, công suất sử dụng phòng ở đạt 91,8% tăng 3% so với năm 2004, kinh doanh lữ hành tăng 27%, trong đó inbound tăng 26,8%, outbound tăng 103%. Doanh thu lữ hành đạt 10,223 tỷ đồng, tăng 24,18%. Tổng doanh thu Công ty đạt 110,220 tỷ đồng, tăng 10,58%, gấp gần 2,6 lần năm 2000. Cơ cấu doanh thu Khách sạn 29%, Nhà hàng 27,6%, Lữ hành quốc tế 8,3%, dịch vụ thương mại 27%. Năng suất lao động tăng 7,81%; Tiền lương bình quân của người lao động 2,580 triệu đồng, tăng 5,74% so với năm 2004, gần gấp đôi năm 2000 mặc dù số lượng lao động tăng 2,57% so với năm 2004. Phát huy thắng lợi năm 2005, bước sang năm 2006, năng suất lao động (174,302 triệu đồng/người/năm) tăng 7,06% so với năm trước, tăng 15,42% so với năm 2004. Tiền lương bình quân người lao động trong toàn Công ty đạt ở mức 2,737 triệu đồng, tăng 12,14% so với năm 2004, 6,05% so với năm trước với số lao động là 698 người (tăng 3,1%). Tổng doanh thu 121,663 tỷ đồng tăng 21,993 tỷ đồng (tương ứng 22,06%) so với năm 2004. Nhìn lại kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, với số lao động mỗi năm đều tăng theo yêu cầu phát triển, lớn mạnh của Công ty mà mức tiền lương bình quân của người lao động vẫn tăng đều đặn và luôn đảm bảo nguyên tắc “năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân” càng khẳng định kết quả quyết tâm đổi mới, đổi mới toàn diện và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng uỷ, lãnh đạo Công ty trong 10 năm qua là hoàn toàn đúng đắn. Đặc điểm: 2.1. Chức năng, nhiệm vụ – Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu: Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên từ những ngày đầu hoạt động đã coi kinh doanh dịch vụ phòng ở và ăn uống là những nhiệm vụ kinh doanh hàng đầu. Xác định du lịch là dịch vụ không thể thiếu trong doanh nghiệp – du lịch không chỉ mang lại nguồn khách ổn định cho công ty mà còn mở ra một thị trường mới cho du lịch nội đia, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân đi thăm quan nước ngoài khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Từ năm 2002, sau khi thành lập Trung tâm Lữ hành quốc tế, dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế đã trở thành một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu. Đây được coi là một quyết định mang tính chiến lược lâu dài để doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang 1 số lĩnh vực khác để tăng doanh thu và thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, mô hình kinh doanh đa ngành nghề, như: Bán hàng lưu niệm; Dịch vụ vận chuyển khách, thông tin, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ; Dịch vụ thương mại, dịch vụ chuyển giao công nghệ, các thiết bị khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử tin học; Dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao; Cung ứng lao động cho các tổ chức nước ngoài; phối hợp với công ty xuất khẩu lao động (Bộ lao động thương binh xã hội) để đào tạo ngắn hạn và nghiệp vụ chuyên ngành khách sạn (bàn, ngoại ngữ) phục vụ cho xuất khẩu lao động. Cùng với chức năng trên nhiệm vụ của công ty phải thực hiện là có trách nhiệm kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Tổng cục du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kết quả kinh doanh của mình, chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm do Công ty cung ứng. Bên cạnh đó Công ty còn có nghĩa vụ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao, sử dụng hiệu quả tài nguyên để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ đã được giao phó, tổ chức thực hiện những hợp đồng kinh tế đã ký, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, thực hiện đúng chế độ quy định về kiểm toán kế toán, các chế độ khác do Đảng và Nhà Nước đề ra… 2.2. Sản phẩm, dịch vụ, thị trường: Như đã giới thiệu, những hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên bao gồm: Khách sạn, ăn uống, Lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Sản phẩm, dịch vụ mà Công ty cung ứng đó là: Những phòng nghỉ đảm bảo đúng tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao, 4 sao; Những món ăn theo đúng yêu cầu như đã cam kết: đảm bảo số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Các chương trình du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch biển, nghỉ mát, du lịch mạo hiểm, du lịch hội nghị, hội thảo, dịch vụ hướng dẫn viên, phiên dịch… Những dịch vụ bổ sung khác như: Massage, bán hàng lưu niệm, bể bơi, tennis… nhằm tạo cho khách hàng có được sự thoải mái, thư giãn trong thời gian lưu trú tại Khách sạn. Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên đạt tiêu chuẩn khách sạn 2,3 sao. Do đó đối tượng phục vụ chủ yếu là khách nội địa là công chức, viên chức của các tỉnh thành trong cả nước, khách tham quan, du lịch, lễ hội, học sinh, sinh viên… Ngoài ra, Công ty cũng thu hút được một lượng khách nước ngoài không nhỏ đến từ các nước Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nga, Mỹ… Công ty đã có lịch sử phát triển qua nhiều năm nên Công ty đã tạo dựng được một nguồn khách hàng thường xuyên và ổn định. Khác với những sản phẩm trong ngành công nghiệp là phụ thuộc nhiều vào mức độ hiện đại hoá của công nghệ, máy móc, thiết bị. Khi sản phẩm đã được bán ra cho người sử dụng, tiêu dùng thì nhà sản xuất chỉ phải chịu trách nhiệm trước những sản phẩm cung cấp bị hỏng, lỗi trong thời gian được bảo hành. Thì đặc thù của sản phẩm, dịch vụ trong ngành du lịch lại phụ thuộc chủ yếu vào con người, chất lượng sản phẩm gắn liền với thái độ, chất lượng phục vụ của mỗi nhân viên, các yếu tố máy móc, thiết bị chỉ mang tính hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện. Người sản xuất phải chịu trách nhiệm với các sản phẩm, dịch vụ cung ứng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng. Như sản phẩm phòng ở gắn liền trực tiếp với sự phục vụ, đón tiếp của nhân viên ở bộ phận phục vụ phòng, lễ tân,... Nhân viên phục vụ bàn, nấu bếp,… lại gắn kết trực tiếp với các dịch vụ ăn uống mà mình cung cấp. Hay những hướng dẫn viên, nhân viên điều hành tour… phải chịu trách nhiệm trực tiếp với tuor, chương trình du lịch, tham quan, nghỉ mát… đã cam kết với khách hàng. Ngoài những người trực tiếp phục vụ, các nhân viên ở các bộ phận khác như: giặt là, tu sửa… và Ban lãnh đạo Công ty cũng luôn gắn trách nhiệm với sự hài lòng của khách hàng. Chính vì vậy, với sản phẩm, dịch vụ trong ngành du lịch nói chung và Công ty Khách sạn du lịch nói riêng, yếu tố con người mang tính quyết định. Yếu tố con người ở đây được xem xét ở tính chuyên nghiệp, vững vàng về chuyên môn: trình độ nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện các dịch vụ cao, thái độ phục vụ tận tình, cởi mở, yêu nghề, có nếp sống văn minh và văn hoá doanh nghiệp thể hiện lòng mến khách, trọng khách, nghĩa tình chung thuỷ trong cách sống với đồng nghiệp và du khách. Từ năm 2003, Công ty đã tổ chức xây dựng văn hoá doanh nghiệp, một trong những biện pháp tăng cường tính cạnh tranh về dịch vụ khách sạn, làm tăng chất lượng và tính hấp dẫn của dịch vụ khách sạn. Khách đến với khách sạn Kim Liên cảm nhận một môi trường an toàn, thân thiện đầy tính nhân văn, đặc trưng cho tinh thần hiếu khách của người Việt Nam có lịch sử ngàn năm văn hiến. Trước những yêu cầu đó, Ban lãnh đạo Công ty liên tục đầu tư sức lực, trí tuệ và tài chính vào việc đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động và lao động quản lý. Mỗi năm hàng trăm người đi tham quan, học tập thực tế và theo học các khoá đào tạo chính quy về kỹ thuật, công nghệ khách sạn, ngoại ngữ… có năm trên 100 CBCNV Công ty được đi tham quan, học tập ở nước ngoài bằng kinh phí đào tạo của Công ty. Với yêu cầu đặt ra là năng suất chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ, tiết kiệm, hiệu quả, văn minh coi trọng chữ tín. Khẩu hiệu hành động là “Khách trước tiên, chất lượng trước tiên”. Lãnh đạo Công ty coi trọng con người là yếu tố quyết định thành bại của Công ty trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh. 2.3. Vị trí địa lý – Cơ sở vật chất: Trong ngành kinh doanh du lịch, khách sạn, địa điểm hoạt động đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thu hút khách. Với vị trí thuận lợi, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên có địa chỉ số 7 phố Đào Duy Anh. Công ty nằm trên đất làng Kim Liên cổ nay thuộc Phường Phương Mai, Quận Đống Đa. Khu vực có nhiều trường đại học, bệnh viện lớn và các di tích lịch sử, danh lam của Thủ đô: trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Bệnh viện Bạch Mai, Công viên Thống Nhất, Chùa Kim Liên, Đình Kim Liên, khu tưởng niệm Bác Hồ. Cổng chính nhìn ra phố Đào Duy Anh, gần ngã tư Đại Cồ Việt – Giải Phóng cửa ngõ phía Nam, gần trung tâm thành phố Hà Nội, rất thuận tiện cho việc đi lại và lưu trú của khách. Tổng diện tích của Công ty hiện đang quản lý và sử dụng: 34.557m2. Trong đó, diện tích đất xây văn phòng: 180 m2; diện tích đất xây khách sạn: 14.297 m2; diện tích đất đường đi, sân vườn: 20.080,5 m2, khuôn viên đẹp, bãi xe rộng. Với mặt bằng, vị trí kinh doanh rất thuận lợi là yếu tố cần thiết để mở rộng dịch vụ, và nằm ở mối giao thông quan trọng gần các khu trung tâm văn hoá, tạo điều kiện cho việc lưu thông, bãi đỗ cho các phương tiện giao thông vận chuyển khách. Chỉ tính từ năm 1997 đến 2005 Công ty đã có một cơ ngơi đồ sộ, khang trang, không gian kiến trúc thanh thoát mà sang trọng với đầy đủ các dịch vụ đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách. Công ty có 439 phòng thì 259 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và 70 phòng tương đương 4 sao. Hệ thống 7 nhà hàng, phòng hội nghị phục vụ từ 200-1000 khách. Hệ thống khách sạn được trang bị 5 thang máy, một tổng đài tự động 1000 số phục vụ cho việc liên lạc với từng bộ phận trong Công ty, các dịch vụ bể bơi, sân tennis, quầy bar, cửa hàng lưu niệm thường xuyên được đổi mới hiện đại nhưng rất dân tộc. Những ưu thế trên cũng góp phần không nhỏ duy trì và thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.4. Đội ngũ lao động: Xét về số lượng lao động, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên là một đơn vị có quy mô tương đối lớn với tổng số lao động làm việc thường xuyên trên 600 người. Do quy mô hoạt động của Công ty không ngừng mở rộng nên trong những năm gần đây số lao động cũng luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, tổng số CBCNV trong Công ty là 660 người thì đến năm 2005 đã tăng lên 677 người và năm 2006 đã xấp xỉ 700 lao động. Mặc dù vậy, so với quy mô lao động thì mức độ biến động về nhân lực của doanh nghiệp không quá lớn (khoảng 20 lao động, tương ứng tăng 2-3%/ năm). Tuy nhiên, chất lượng lao động của Công ty chưa đồng đều và không cao. Theo dõi số liệu biểu 2, có thể dễ dàng nhận thấy trình độ đào tạo của người lao động chủ yếu là trung cấp và sơ cấp (chiếm đến 65% tổng số lao động) đa số tập trung ở các bộ phận bàn, bếp, phục vụ phòng. Với những chức danh công việc này, ứng cử viên chỉ cần có bằng trung học hoặc chứng chỉ nghề bàn, bar, buồng, bếp khách sạn là có thể đã đáp ứng được yêu cầu công việc vì đối tượng khách phục vụ là bình dân, không đòi hỏi chất lượng quá cao như những Khách sạn 5 sao. Những lao động chưa qua đào tạo là những người đã lớn tuổi, đã làm tại doanh nghiệp từ rất lâu và chủ yếu làm công việc phục vụ, vệ sinh ngoại cảnh, cây cảnh, và phục vụ phòng. Tuy nhiên số lượng lao động này cũng không nhiều: 77 người (chiếm khoảng 11%), do qua nhiều năm những công nhân viên này đã dần nghỉ hưu. Biểu 2: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Người TT TRình độ Năm 2004 Năm 2005 NĂm 2006 SO sánh (2004-2006) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Thạc sỹ 2 0,30 2 0,30 3 0,43 1 2,63 2 Đại học-Cao đẳng 149 22,58 158 23,34 162 23,21 13 34,21 3 Trung cấp-Sơ cấp 432 65,45 440 64,99 456 65,33 24 63.16 4 Chưa qua đào tạo 77 11,67 77 11,37 77 11,03 0 0 Tổng cộng 660 100,00 677 100,00 698 100,00 38 100,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Trong khi đó, những người có trình độ đào tạo trên đại học chỉ mới dừng ở học vị Thạc sỹ và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: 2 – 3 người (tương ứng 0,3%). ở cấp đào tạo đại học – cao đẳng, con số này là khoảng 150 – 160 người (chiếm 22-23%) cũng chưa cao. Đó là những lao động làm việc tại các phòng ban, kế toán, thống kê tại các Nhà hàng, nhân viên lễ tân, tổng đài,… và một số lao động làm công việc phục vụ bàn, phục vụ phòng. Chính điều này thể hiện sự không hợp lý, lao động có trình độ Đại học – cao đẳng không nhiều những lại chưa được bố trí vào chức danh công việc phù hợp để tận dụng khả năng, năng lực của họ mà thay vào đó lại là những người mới chỉ được đào tạo trung cấp hoặc thậm chí là sơ cấp. Đây cũng là một trong những thực trạng thường gặp tại các doanh nghiệp, đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước. Trong những năm gần đây, những cán bộ công nhân viên lớn tuổi có thâm niên cao đã giảm dần tỷ trọng trong tổng số lao động, đặc biệt là trong năm 2006 khi Công ty tiến hành giải quyết chế độ lao động dôi dư theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP và 15 cán bộ công nhân viên có độ tuổi từ 50 trở lên tự nguyện viết đơn xin nghỉ. Chính vì vậy, nhìn vào biểu 3, số lao động trên 50 tuổi năm 2006 đã giảm 31,53% so với năm 2004. Còn lại là những lao động dưới 30 tuổi và từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong tổng số lao động (khoảng 45-48%), trong đó lao động dưới 30 tuổi có tỷ lệ cao hơn nhưng không đáng kể do được bổ sung qua công tác tuyển dụng hàng năm. Độ tuổi trung bình của lao động trong Công ty các năm 2004 đến 2006 lần lượt là 35,94 – 35,86 – 35,42 cũng phản ánh được những biến động đã nói ở trên. Như vậy, có thể khảng định đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty là lực lượng lao động trẻ. Đây được coi là một thế mạnh của doanh nghiệp, đặc biệt đang hoạt động tại lĩnh vực du lịch, ngành đòi hỏi những nhân viên phục vụ trẻ trung, có ngoại hình khá và sự năng động, nhiệt huyết. Nhưng trái lại đây cũng là những lao động có tỷ lệ di chuyển cao nhất, chính điều này cũng gây khó khăn không nhỏ trong Công ty khi tìm những lao động mới thay thế. Dẫn đến số lao động có thâm niên công tác dưới 10 năm ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Biểu 3: Cơ cấu lao động theo tuổi – giới tính – thâm niên công tác năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 so sánh (2004-2006) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số CBCNV 660 677 698 38 1. Theo tuổi: Dưới 30 tuổi 307 46.52 315 46.53 336 48.14 29 76.32 Từ 30 - 50 tuổi 298 45.15 309 45.64 319 45.70 21 55.26 Trên 50 – 60 tuổi 55 8.33 53 7.83 43 6.16 -12 -31.58 2. Theo giới: Nam 318 48.18 326 48.15 336 48.14 18 47.37 Nữ 342 51.82 351 51.85 362 51.86 20 52.63 3. Theo thâm niên công tác: Dưới 2 năm 89 13,48 92 13,59 96 13,75 4 18,42 Từ 2- 5 năm 108 16,36 112 16,54 119 17,05 11 28,95 Từ 5 – 10 năm 108 23,94 163 24,08 171 24,50 13 34,21 Trên 10 năm 305 46,21 310 45,79 312 44,70 10 18,42 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Lực lượng lao động nữ trong đơn vị luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (khoảng 51,8%). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, những công việc phục vụ phòng mang tính chất như “việc nhà” phù hợp với lao động nữ hơn. Ngoài ra các công việc phục vụ bàn, nấu bếp cũng là sự lựa chọn của nhiều lao động nữ đặc biệt trong những năm trước. Tuy nhiên, lao động nữ nhiều hơn với độ tuổi trung bình trẻ dẫn đến trong Công ty hàng tháng thường có trên dưới 10 lao động nghỉ thai sản. Chính vì vậy trong nhiều năm gần đây ban Giám đốc Công ty luôn có ưu tiên tuyển dụng lao động nam. Biểu 4: Cơ cấu lao động theo chức danh công việc năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Người TT chức danh công việc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Giám đốc Công ty 1 0.15 1 0.15 1 0.14 2 Phó Giám đốc Công ty 1 0.15 1 0.15 1 0.14 3 Giám đốc KS,NH,TT 4 0.61 4 0.59 4 0.57 4 Chuyên viên chính 3 0.45 3 0.44 3 0.43 5 Chuyên viên 11 1.67 12 1.77 12 1.72 6 Cán sự 8 1.21 8 1.18 8 1.15 7 Nhân viên kế toán, thống kê 9 1.36 9 1.33 9 1.29 8 Thủ quỹ 1 0.15 1 0.15 1 0.14 9 Nhân viên thu ngân 14 2.12 14 2.07 16 2.29 10 Nhân viên lễ tân, thị trường, tổng đài 34 5.15 35 5.17 35 5.01 11 Nhân viên bảo vệ, trông xe 27 4.09 27 3.99 27 3.87 12 Nhân viên phục vụ bàn 125 18.94 127 18.76 130 18.62 13 Nhân viên nấu bếp, phụ bếp 123 18.64 120 17.73 119 17.05 14 Nhân viên Bar 2 0.30 4 0.59 4 0.57 15 Nhân viên dẫn chương trình 2 0.30 2 0.30 2 0.29 16 Nhân viên cứu hộ 6 0.91 6 0.89 6 0.86 17 Nhân viên bốc vác 7 1.06 7 1.03 7 1.00 18 Nhân viên phục vụ phòng 129 19.55 134 19.79 142 20.34 19 Nhân viên giặt là 22 3.33 22 3.25 26 3.72 20 Nhân viên kỹ thuật 12 1.82 14 2.07 14 2.01 21 Nhân viên lữ hành 50 7.58 52 7.68 56 8.02 22 Nhân viên trang trí, âm thanh 5 0.76 5 0.74 5 0.72 23 Nhân viên sửa chữa điện, nước 10 1.52 10 1.48 11 1.58 24 Thợ mộc 7 1.06 7 1.03 7 1.00 25 Thợ sơn vôi 3 0.45 3 0.44 3 0.43 26 Kỹ sư 9 1.36 11 1.62 11 1.58 27 Bác sỹ, dược sỹ 4 0.61 4 0.59 4 0.57 28 Nhân viên bán hàng 12 1.82 13 1.92 13 1.86 29 Nhân viên phục vụ, vệ sinh, cây cảnh 15 2.27 17 2.51 17 2.44 30 Lái xe 4 0.61 4 0.59 4 0.57 Tổng cộng 660 100.00 677 100.00 698 100.00 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Qua số liệu biểu 4, ta có thể thấy được số lao động theo từng chức danh công việc không có nhiều biến động lớn trong 3 năm. Sự thay đổi lớn nhất chủ yếu tập trung ở những bộ phận trực tiếp có số lượng lao động lớn như: phục vụ phòng, phục vụ bàn, nấu bếp, phụ bếp. Nhìn chung, lao động gián tiếp (Thứ tự 1-8) chiếm một tỷ trọng khoảng 5,7% so với tổng số cán bộ công nhân viên, một tỷ lệ phù hợp. Trong đó, Còn lại 94,3% lao động là những người lao động trực tiếp tại tất cả các bộ phận, đơn vị trong toàn Công ty. Ngoài những bộ phận nói ở trên thì các đơn vị còn lại số lao động mang tính ổn định cao hơn, ít biến động tăng giảm. Mặc dù vậy, đội ngũ lao động hiện nay của doanh nghiệp số lượng tương đối lớn, sử dụng chưa hợp lý, còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh du lịch khách sạn,tác phong chưa chuyên nghiệp và còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách làm việc thời kỳ bao cấp, được đánh giá là một trong những khó khăn khi chuyển sang Công ty Cổ phần. 2.5. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên Ban Giám đốc Công ty Giám đốc Khách sạn Kim Liên 1 Phòng Tổ chức Hành chính Giám đốc Khách sạn Kim Liên 2 Giám đốc Trung tâm Lữ hành Quốc tế Giám đốc Nhà hàng Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Bộ máy quản lý của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Mối quan hệ giữa phòng ban, Giám đốc các Khách sạn, Nhà hàng, Trung tâm Lữ hành quốc tế và Ban Giám đốc Công ty là một đường thẳng, có nhiệm vụ giúp việc, thông tin, báo cáo các vấn đề liên quan các lĩnh vực được phân công quản lý. Ngược lại, Ban Giám đốc Công ty có thể tham khảo ý kiến của những lãnh đạo cấp dưới trong các vấn đề chung trong Công ty hay ở từng đơn vị. Với quy mô hoạt động tương đối lớn thì bộ máy quản lý như hiện nay của Công ty là tương đối gọn nhẹ, đơn giản, không bị chồng chéo tạo điều kiện truyền đạt thông tin nhanh; phát huy chế độ một thủ trưởng, giúp việc, tham mưu cho Ban giám đốc là những người nắm được toàn diện mọi mặt đơn vị mình quản lý. Ban Giám đốc: gồm Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc Công ty. Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả đó. Giám đốc Công ty là người có kiến thức tổng hợp, rộng, toàn diện tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động trong Công ty. Phó giám đốc công ty: Thay mặt cho giám đốc chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng kỉ luật. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác bảo đảm an toàn, theo dõi mua sắm thay đổi trang thiết bị, tổ chức kiểm tra thực hiện các nội quy, quy chế dân chủ: kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng, nâng bậc… Quản lý trực tiếp các đơn vị tu sửa, giặt là, bảo vệ, công nghệ thông tin … Giám đốc Khách sạn Kim Liên 1 và Kim Liên 2: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về hoạt động của Khách sạn, trực tiếp quản lý mọi hoạt động của bộ phận lễ tân, thị trường, phục vụ phòng. Giám đốc nhà hàng: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ hệ thống các nhà hàng cùng đội ngũ nhân viên bàn, bar, bếp cung cấp các dịch vụ làm thoả mãn tối đa nhu cầu ăn uống, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tiệc cưới… của khách tại công ty cũng như lưu động tại các điểm trong và ngoài thành phố. Giám đốc Trung tâm Lữ hành quốc tế: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý lao động, thực hiện báo cáo theo quy định với Giám đốc và các._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5874.doc
Tài liệu liên quan