Chương 1: Những lý luận cơ bản về kinh doanhlữ hành và mối quan hệ với nhà cung cấp
1.1. Các khái niệm cơ bản .
1.1.1 Lữ hành và kinh doanh lữ hành .
N Ngày nay việc định nghĩa hoạt động lữ hành , cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một công việc rất cần thiết cho mọi đối tượng tham gia nghiên cứu và học tập các môn học có liên quan đến du lịch và lữ hành . Đã có rất nhiều khái niệm về du lịch và lữ hành của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nh
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Công ty Điều Hành Hưóng Dẫn Du Lịch Vinatour, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au tuy vậy theo một số nhà nghiên cứu có uy tín và lâu năm hệ thống thì chúng ta nên nhìn nhận lữ hành dưới hai góc độ sau.
Cách tiếp cận thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) được hiểu là tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động có liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch. Trong cuốn từ điển lễ tân họ định nghĩa:
Lữ hành là hoạt động để thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện gì, lý do gì, có hay không trở về nơi xuất phát.
Tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Bắc Mỹ hệ thống thì thuật ngữ Lữ hành và Du lịch ( Travel and tourism ) được hiểu một cách tương tự như “Du lịch”. Với ý nghĩa là chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích là du lịch. Cách đề cập như vậy cho phép ta nghiên cứu các hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng.
Cách tiếp cận thứ hai: Là đề cập đến lữ hành ở phạm vi hẹp. Để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn vui chơi giải trí người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói.
Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là khái niệm về kinh doanh lữ hành ở Việt Nam trong pháp lệnh du lịch điều 10 đã chỉ rõ lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch lộ trình, chương trình đã định trước và Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra hai khái niệm về quản lý lữ hành ngày 29/04/1995.
Khái niệm về kinh doanh lữ hành (Tour opertor business)(Trích tr71 OVERVIEW OF TOURISM của Nguyễn Lê Mạnh ): Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phếp tổ chức mạng lưới lữ hành.
Khái niệm về kinh doanh đại lý lữ hành (Travel sub agencybusiness) (Trích tr71 OVERVIEW OF TOURISM của Nguyễn Lê Mạnh): Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, làm các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoả hồng .
1.1.2. Doanh nghiệp lữ hành và phân loại.
* Khái niệm.
Từ khái niệm về kinh doanh lữ hành thì đã tồn tại khá nhiều khái niệm về doanh nghiệp lữ hành.
Xuất phát từ các góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu doanh nghiệp lữ hành ta có các khái niệm sau:
ở thời kỳ đầu tiên người ta định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức đại diện, đại lý của các nhà sản xuất đó là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (khách sạn, hãng ô tô, hàng không, đường sắt, đường thuỷ...) nhằm giới thiệu và bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoả hồng. Trong quá trình tồn tại và phát triển loại hình doanh nghiệp lữ hành này vẫn liên tục được mở rộng và phát triển.
Trên cơ sở của tính chất hoạt động là xây dựng và bán các chương trình du lịch trọn gói người ta định nghĩa công ty lữ hành là pháp nhân tổ chức và bán các chương trình du lịch cho người tiêu dùng.
Khi đã phát triển ở một mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần tuý các công ty lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ô tô và các chuyến tham quan thành các chương trình du lịch hoàn chỉnh và bán cho khách với một mức gía gộp. Như vậy có thể thấy các công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở việc bán các chương trình du lịch mà họ trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp đầu vào vì vậy muốn tạo ra một chương trình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách thì họ phải luôn luôn thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào.
ở Việt Nam theo định nghĩa của Tổng cục du lịch: Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch .
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam các công ty lữ hành gồm hai loại hình chính đó là công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa được quy định trong quy chế quản lý lữ hành ngày 29/04/1995.
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho công ty lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay nhiều công ty lữ hành đã có phạm vi hoạt động rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các hoạt động du lịch. ở giai đoạn này công ty lữ hành không chỉ bán hoặc đóng vai trò phân phối hoặc là người mua sản phẩm của các nhà cung cấp mà còn là người sản suất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch.
Tóm lại có thể định nghĩa: Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra các công ty lữ hành còn có thể tiến hành hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác bảo đảm phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
* Cách phân loại:
Hiện nay có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia có các cách phân loại riêng. ở Việt Nam căn cứ vào chức năng kinh doanh các công ty lữ hành được phân loại theo sơ đồ sau.
Các CTLH
quốc tế
Các CTLH gửi khách
Các CTLH nhận khách
Các
CTLH tổng hợp
Các điểm bán
Các ĐLDL
bán
lẻ
Các
DLDLbán buôn
Các công ty lữ hành
Các công ty du lịch
Tour operator
Các đại lý du lịch
Travel agent
Công ty lữ hành du lịch
Travel agent/Tour operators
Các công ty lữ hành nội địa
Sơ đồ 1: Phân loại các công ty lữ hành.
Theo sơ đồ trên các doanh nghiệp lữ hành có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Các đại lý du lịch là những công ty lữ hành mà hoạt động chủ yếu là làm trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hoá du lịch chứ không có sản phẩm của chính mình. Các đại lý du lịch có vai trò gần giống các cửa hàng du lịch, tại các nước phát triển bình quân cứ 15.000-20.000 người dân có một đại lý du lịch, đảm bảo thuận lợi, thuận tiện tới mức tối đa cho người du lịch. Đối tượng phục vụ chủ yếu của các đại lý du lịch là khách du lịch địa phương .
+ Các đại lý du lịch bán buôn thường là các công ty lữ hành, họ mua sản phẩm của các nhà cung cấp với số lượng lớn có mức giá rẻ sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ, các điểm bán với mức giá công bố phổ biến trên thị trường. ở các nước phát triển các đại lý du lịch có thể lên tới vài trăm và doanh số của đại lý du lịch lớn trên thế giới lên tới hàng tỷ USD.
+ Các đại lý du lịch bán lẻ có thể là các đại lý độc lập, đại lý đặc quyền tham gia vào chuỗi của các đại lý bán buôn, các đại lý bán lẻ thường có quy mô nhỏ từ 1-5 người. Các đại lý bán lẻ thường đặt ở các trung tâm có vị trí giao thông thuận tiện và có quan hệ chặt chẽ gắn bó với khách du lịch. Các điểm bán độc lập thường do các công ty hàng không, tập đoàn khách sạn đứng ra tổ chức và bảo lãnh cho hoạt động .
+ Các công ty lữ hành (tại Việt Nam gọi là các công ty du lịch) hoạt động một cách tổng hợp trong hầu hết các lĩnh vực từ hoạt động trung gian tới du lịch trọn gói và kinh doanh tổng hợp vì vậy đối tượng phục vụ của các công ty lữ hành là tất cả các loại khách du lịch .
+ Các công ty lữ hành nhận khách được thành lập được ở những vùng giàu tài nguyên du lịch, hoạt động chủ yếu là cung cấp các sản phẩm dịch vụ một cách trực tiếp cho khách du lịch do công ty lữ hành gửi khách chuyển tới.
+ Các công ty lữ hành gửi khách thường tập trung ở các nước phát triển có quan hệ trực tiếp gắn bó với khách du lịch. Sự phối hợp giữa các công ty du lịch nhận khách và gửi khách là xu thế phổ biến trong kinh doanh lữ hành du lịch hiện nay. Tuy nhiên các công ty, tập đoàn du lịch lớn thường đảm nhiệm cả hai khâu nhận khách và gửi khách. Điều đó có nghĩa các công ty này trực tiếp khai thác các nguồn khách và đảm bảo cả việc tổ chức các chương trình du lịch. Đây là mô hình kinh doanh của công ty du lịch tổng hợp có quy mô lớn.
Ngoài ra, căn cứ vào phạm vi hoạt động người ta còn phân chia thành các công ty lữ hành nội địa và các công ty lữ hành quốc tế.
- Công ty lữ hành quốc tế là công ty lữ hành có chức năng tiến hành mọi hoạt động để tổ chức những chương trình du lịch không giới hạn trong phạm vi quốc gia và trên phạm vi quốc tế.
- Công ty lữ hành nội địa là những công ty lữ hành có chức năng khai thác và tổ chức những chương trình du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
1.1.3. Hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành
Do sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh lữ hành là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phong phú đa dạng của các sản phẩm bán cho khách của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất, nội dung và để làm rõ thêm vai trò của các công ty lữ hành ta có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hành ra làm 3 nhóm sản phẩm sau:
*Các dịch vụ trung gian
Các công ty lữ hành trở thành một mắt xích quan trọng trong kênh phân phối của các nhà cung cấp, sản xuất các sản phẩm dịch vụ. Trong hoạt động này các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân họ, mà chỉ hoạt động như một đại lý hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất sản phẩm du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay .
Đăng ký đặt chỗ và bán vé các loại phương tiện giao thông khác như ô tô, tàu thuỷ, đường sắt...
Môi giới cho thuê xe ô tô du lịch .
Môi giới và bán bảo hiểm.
Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch .
Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn .
Các dịch vụ môi giới trung gian khác.
*Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp .
Ngày nay với xu thế muốn liên kết các chi nhánh các đại lý lại với nhau, hay như các tập đoàn lớn trên thế giới cũng luôn sát nhập lại với nhau để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh nói chung. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành các công ty cũng có thể liên kết hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của mình, họ trở thành những người sản xuất trực tiếp để cung ứng các dịch vụ. Các công ty lữ hành lớn sẽ sở hữu các nhà hàng khách sạn, hãng hàng không, hệ thống ô tô, tàu thuỷ, các hệ thống bán lẻ ở khắp nơi trên thế giới ... nhằm cung cấp sản phẩm một cách trọn vẹn cho khách du lịch. Các công ty lữ hành lớn trên thế gới như Thomas cook, TUI, câu lạc bộ Địa Trung Hải...là những ví dụ điển hình của kinh doanh lữ hành du lịch tổng hợp.
Trong tương lai, hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch càng phát triển thì hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành sẽ càng phong phú và đa dạng.
*Các chương trình du lịch trọn gói .
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch và đây là hoạt động cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà cung cấp và thêm vào đó một số sản phẩm, dịch vụ của bản thân công ty lữ hành để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Trong hoạt động này công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở khâu phân phối mà trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói .
Các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như với nhà sản xuất ở mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. Bằng những chương trình du lịch trọn gói các công ty lữ hành đã tác động tới việc hình thành các xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường.
Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch trọn gói . Ví dụ như chương trình du lịch nội địa và quốc tế, các chương trình dài ngày và ngắn ngày, các chương trình tham quan văn hoá, thể thao, thương mại...
Các chương trình du lịch trọn gói rất phong phú và đa dạng gồm nhiều thể loại khác nhau, khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói này ta phải thực sự chú ý tới những đặc điểm chung sau:
- Thứ nhất: Đây là một chương trình du lịch tổng hợp nó bao gồm tất cả các khâu các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách du lịch trong suốt chuyến đi vì vậy chương trình du lịch phải đồng bộ, phù hợp và thích hợp về thời gian, tuyến điểm, đặc điểm tâm sinh lý của khách du lịch sao cho họ đạt được độ thoả mãn là cao nhất. Để tạo ra mối quan hệ giữa nội dung chương trình du lịch với nhu cầu của khách du lịch thì những người làm chương trình phải tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát và nghiên cứu thị trường để phân loại và phân đoạn được các loại khách khác nhau để nắm bắt được các nhu cầu của khách như nghiên cứu về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích ...
- Thứ hai: Các công ty lữ hành du lịch đặc biệt là các công ty ở Việt Nam chưa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ do vậy khi xây dựng một chương trình du lịch họ phải liên kết hầu hết các sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp đầu vào để tạo ra một chương trình du lịch trọn gói đồng bộ phục vụ tốt nhất cho khách du lịch vì vậy các công ty phải thiết lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào. Ví dụ như sự phù hợp về tài nguyên du lịch đối với mục đích chuyến đi, các phương tiện vận chuyển có sẵn sàng phục vụ chúng ta không, họ có thể phục vụ theo đúng thời gian tuyến điểm theo yêu cầu của ta không là một việc quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Giới hạn về quỹ thời gian, giá cả, chất lượng trong một số trường hợp là yếu tố quyết định của phương án vận chuyển. Việc quyết định lựa chọn khách sạn cũng phải căn cứ vào nhu cầu của khách và mối quan hệ của công ty với khách sạn.
Mặt khác các hoạt động tham quan vui chơi giải trí phải góp phần tạo nên sự hấp dẫn và phong phú của chương trình do đó các công ty phải tạo ra các chương trình du lịch xen kẽ hoạt động này phải thích hợp không gấp gáp quá về thời gian cũng như về mặt tài chính.
Nói tóm lại, khi xây dựng một chương trình du lịch trọn gói các công ty lữ hành phải chú ý đến hai đặc điểm cơ bản nhất là phải quan tâm đến hai mối quan hệ với mình để cho chương trình được tiến hành thông suốt đó là mối quan hệ với khách du lịch và với nhà cung cấp đầu vào do đó có thể xem công ty lữ hành trở thành cả người mua và người bán cùng một lúc. Mặt khác tất cả các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách lại không phải do một nhà cung cấp bán mà các công ty phải tập hợp lại thành các chương trình để bán cho khách. Do vậy các công ty lữ hành không chỉ tạo lập được mối quan hệ với khách du lịch mà phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu vào để xây dựng được chương trình du lịch có tốc độ hợp lý, các hoạt động không nên quá nhiều và trùng lặp gây mệt mỏi cho khách, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm sinh lý của khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho khách, cần chú ý đến hoạt động đón tiếp đầu tiên và hoạt động đưa tiễn cuối cùng ...
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành .
Tùy vào mức độ hoạt động của mỗi công ty mà có các loại cơ cấu tổ chức khác nhau. ở Việt Nam các công ty lữ hành thường có quy mô trung bình phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Về cơ cấu tổ chức thường có các phòng ban theo sơ đồ sau.
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Tài chính tổng hợp
Nghiệp vụ lữ hành du lịch
Bộ phận hỗ trợ phát triển
TCKT
HCNS
TT
ĐH
HD
ĐDCN
KDVC
KDKS
KDTH
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành du lịch.
* Các bộ phận đặc trưng trong công ty (nghiệp vụ lữ hành du lịch) gồm có ba phòng sau:
+ Bộ phận Marketing ( phòng thị trường ).
* Vai trò chính là liên kết hợp nhất mong muốn của thị trường mục tiêu do đó phòng Marketing có chức năng sau:
Làm ra sản phẩm của doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với thị trường. Để thực hiện các chức năng này thì phòng thị trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Tiến hành nghiên cứu thị truờng: Trước hết là nghiên cứu nhu cầu mong muốn của thị trường sau đó là nghiên cứu cung .
Định giá bán ban đầu của sản phẩm và điều chỉnh các mức giá bán theo diễn biến của thị trường sao cho phù hợp nhất.
Thực hiện chức năng phân phối: Lựa chọn các đại lý bán, tổ chức các điểm bán, các hình thức bán.
Chiêu thị : thực hiện hoạt động tuyên truyền , quảng cáo kích thích người tiêu dùng, kích thích người tiêu thụ, người bán.
Cơ cấu tổ chức cuả phòng marketing có thể là theo chức năng, theo đoạn thị trường như chuyên khách du lịch thăm thân, quốc tế...
* Bộ phận điều hành: Đây là bộ phận sản xuất sản phẩm của công ty lữ hành, nếu như bộ phận marketing là chiếc cầu nối giữa khách du lịch với công ty lữ hành thì bộ phận điều hành như chiếc cầu giữa các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào với công ty lữ hành. Do đó bộ phận điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ sau đây:
1. Là đầu mối bổ sung, điều hành, cung cấp các chương trình trên cơ sở của phòng Marketing.Lập kế hoạch và triển khai các công việc, các dịch vụ như mua vé máy bay, tàu hỏa, thuê ô tô, đăng ký khách sạn ... với yêu cầu đảm bảo về thời gian và chất lượng.
2. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ mật thiết với các cơ quan như: Công an, hải quan, biên phòng, ngoại giao...
3. Ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ bảo đảm cung cấp các sản phẩm có uy tín chất lượng.
4. Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch phối hợp với các bộ phận kế toán để thanh toán với các công ty gửi khách, công ty du lịch, các nhà cung cấp, có phương án sẵn sàng xử lý các tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch .
* Bộ phận hướng dẫn: Đây là bộ phận sản xuất trực tiếp của công ty lữ hành do đó có các nhiệm vụ sau đây:
1. Căn cứ vào kế hoạch khách của công ty để bố trí điều động hướng dẫn viên cho các chương trình du lịch theo đúng yêu cầu đặt ra .
2. Tổ chức phân phối đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên chuyên nghiệp tiến hành các hoạt động bồi dưỡng đào tạo chuyên môn đạo đức nghiệp vụ cho hướng dẫn viên.
3. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong công ty một cách có hiệu quả nhất, hướng dẫn viên phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng các quy định của công ty .
4. Là người đại diện trực tiếp của công ty trong quá trình tiếp xúc với khách, các công ty gửi khách và các nhà cung cấp khác.
Ba bộ phận Marketing, điều hành, hướng dẫn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phân công rõ quyền hạn, nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận
Bộ phận tài chính tổng hợp.
+ Tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện các công việc tài chính-kế toán của công ty đó là theo dõi ghi chép các khoản thu chi theo đúng hệ thống tài khoản của Nhà nước. Theo dõi và phản ánh tình hình vốn của doanh nghiệp, thực hiện các báo cáo định kỳ, phản ánh kịp thời các thay đổi để cho lãnh đạo có biện pháp kịp thời xử lý. Theo dõi thông tin, thu thập thông tin để báo cáo và đề xuất kịp thời với lãnh đạo công ty.
+ Nhân sự hành chính: Thực hiện công việc quản trị nhân sự, quản trị nhân lực từ khâu tuyển trọn đến khâu đánh giá , thăng tiến, đề bạt . Làm công tác tổng hợp, quan hệ với bên ngoài, làm công tác văn thư lưu trữ.
1.1.5.Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp
+ Bộ phận hỗ trợ và phát triển của doanh nghiệp: Các bộ phận này vừa thoả mãn các nhu cầu phát triển của công ty về khách sạn, vận chuyển, vừa bảo đảm phạm vi lĩnh vực kinh doanh. Các bộ phận này thể hiện quá trình liên kết của công ty, nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động của công ty. + Để quản lý có hiệu quả quá trình kinh doanh lữ hành, điều quan trọng là phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp lữ hành với các nhà cung cấp, nhằm trao đổi nhũng kết quả của hoạt động kinh doanh.
Cơ sở hình thành giữa doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp là sự phân công lao động xã hội, quá trình phân công lao động định ra sự cần thiết phải mua bán trao đổi các sản phẩm dịch vụ với nhau. Mua bán trao đổi sản phẩm dịch vụ giả định phải có các mối quan hệ giữa các đơn vị ấy.
Như vậy quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với các nhà cung cấp là tổng thể các mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và pháp luật phát sinh giữa các doanh nghiệp với trong qúa trình mua bán các sản phẩm dịch vụ.
1.2- Vai trò của các nhà cung cấp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
1.2.1- Khái niệm chung về nhà cung cấp của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Như chúng ta đã phân tích thì sản phẩm đặc trưng và cơ bản nhất trong hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành là chương trình du lịch trọn gói. Các trương trình có nội dung độc đáo, hấp dẫn, có mức giá lôi cuốn và tính khả thi cao sẽ đem lại lợi nhuận và uy tín cho công ty lữ hành. Chính vì lẽ đó, thị trường kinh doanh du lịch trọn gói bao giờ cũng sôi động và khốc liệt
Có rầt nhiều cách nhìn nhận về các chương trình du lịch trọn gói. Điểm thống nhất của khái niệm là nội dung các chương trình du lịch, còn điểm khác biệt xuất phát từ giới hạn, những đặc điểm và phương thức tổ chức các chương trình du lịch.
Cách hiểu chung nhất về các chương trình du lịch trọn gói đó là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, ngưòi ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định từ trước. Nội dung của chuơng trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới thăm quan ... Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
Từ cách tiếp cận trên ta thấy, các công ty lữ hành muốn có được các chương trình du lịch trọn gói độc đáo và đặc sắc để tăng cường sự cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thị trường du lịch Việt Nam hiện nay thì nội dung của các chương trình du lịch phải hợp lý; tức là họ phải tạo lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào.
Như vậy, các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào chính là các bộ phận riêng lẻ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho công ty lữ hành để xây dựng các chương trình du lịch trọn gói của mình. Cũng như những nhà kinh doanh khác trong lĩnh vực dịch vụ, các công ty lữ hành không thể sản xuất được hết các sản phẩm dịch vụ để xây dựng chương trình du lịch trọn gói của mình do đó họ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Vai trò của các nhà cung cấp sản phẩm là rất lớn và quan trọng cho việc xây dựng các chương trình du lịch trọn gói của công ty lữ hành, nếu không có họ thì các công ty lữ hành không thể hoạt động đựơc. Việc nghiên cứu lựa chọn và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào của công ty lữ hành cũng quan trọng không kém gì việc thu hút khách của công ty, đây là hai công việc quan trọng mà bất kỳ công ty nào muốn thành công cũng phải xem xét để thực hiện. Các công ty lữ hành phải hiểu biết và quan hệ với không chỉ một mà phải là nhiều nhà cung cấp cùng một sản phẩm dịch vụ để luôn sẵn sàng và chủ động phục vụ khách du lịch đến mua chương trình cuả mình.
Theo cách hiểu thông thường nhất ta có thể khái quát hệ thống các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch là bất cứ cá nhân hay tổ chức kinh doanh nào có chức năng cung cấp cho khách du lịch một phần, nhiều hơn hoặc toàn bộ sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu phát sinh trong quá trình du lịch .
Trong bài giảng kinh doanh lữ hành của thầy Nguyễn Quang Vinh. Khoa Du Lịch, Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn: Nhà cung cấp sản phẩm là bất cứ ai được pháp luật cho phép cung cấp dịch vụ, hàng hoá mà doanh nghiệp lữ hành cần để tạo ra sản phẩm chuyến du lịch (Tuor) phuck vụ cho thị trường của doanh nghiệp.
Trên đây là cách tiếp cận đến khái niệm của các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào và vai trò chủ yếu của họ trong việc tạo ra sản phẩm nói chung và các chương trình du lịch trọn gói nói riêng của các công ty lữ hành .
1.2.2- Phân loại nhà cung cấp của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành .
Để tạo thành ngành du lịch nói chung và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành có thể tiến hành kinh doanh nói riêng thì phải cần có rất nhiều yếu tố, nhiều bộ phận, nhiều nhà sản xuất khác nhau hợp thành. Đây chính là hệ thống các nhà cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp lữ hành, bao gồm:
- Nhà cung cấp dịch vụ tham quan vui chơi giải trí.
- Nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, nhà hàng, quán ăn.
- Nhà cung cấp các phương tiện vận chuyển.
- Nhà cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc.
- Các cơ quan tổ chức du lịch .
- Các nhà cung cấp khác.
Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, trên thị trường du lịch Việt Nam các nhà cung cấp sản phẩm đã đông hơn, đa dạng hơn, cơ cấu chủng loại của mỗi loại sản phẩm phong phú hơn nhiều.
+ Về các nhà cung cấp dịch vụ tham quan vui chơi giải trí trên cơ sở khai thác giá trị của tài nguyên du lịch: Đây là toàn bộ các điểm tham quan, các khu vui chơi giải trí... có thể thu hút khách đến thăm viếng nghỉ ngơi. Tài nguyên du lịch ở nước ta rất phong phú và đa dạng trải dài theo chiều dài của đất nước, hầu như tất cả các tỉnh, thành phố đều có những di tích, những điểm tham quan hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Đây là một tiềm năng du lịch rất lớn của nước ta đó là những điều kiện tự nhiên và di tích lịch sử thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở du lịch. Ngoài ra tiềm năng du lịch còn có trong các công trình đương đại xây dựng lớn và đẹp, những quần thể kiến trúc hiện đại.
- Về tiềm năng du lịch mang tính tự nhiên nước ta có rất nhiều các bãi biển, hải đảo, cao nguyên, rừng, núi ... rất đẹp và độc đáo có nhiều loại động thực vật quý hiếm như khu Cát Bà, Hạ Long, Vũng Tàu, Côn Đảo... đây là các điểm có thể xây dựng được nhiều loại hình du lịch khác nhau. Ngoài ra còn rất nhiều biển có phong cảnh đẹp và độc đáo có thể xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, săn bắn, nghỉ ngơi, thể thao như Đà Lạt, Sa Pa, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Tam Đảo, Cửa Lò.
- Về tiềm năng du lịch mang tính lịch sử: Phản ánh rất rõ bản chất và tính cách của dân tộc Việt Nam, không giống bất kỳ một dân tộc nào khác vì vậy nó rất hấp dẫn với du khách nước ngoài đặt biệt là những người ham thích lịch sử, dân tộc học xã hội học. Mặt khác nhân dân ta có nhu cầu rất lớn về tìm hiểu quá khứ của dân tộc mình qua việc tham quan các di tích lịch sử, ngoài ra hàng năm còn có những ngày hội đền, chùa lôi cuốn rất nhiều người đến lễ viếng như Chùa Hương, Chùa Thầy, Đền Kiếp Bạc ... Việt Nam còn là một nước đa dân tộc cũng có nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau vì vậy, những vùng tập trung dân tộc thiểu số với vốn phong tục, dân ca múa hát độc đáo cũng coi là di sản lịch sử của du lịch
Việt Nam có rất nhiều quần thể di tích có ý nghĩa lịch sử và kiến trúc đẹp, cổ kính như khu vực thành Huế với các lăng tẩm, khu cố đô Hoa Lư, thánh địa Mỹ Sơn, khu vực Hà Nội với Chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn, thành cổ Thăng Long ... đây là những quần thể rất hấp dẫn để thu hút khách.
Ngoài ra còn có di tích đơn lẻ cũng có ý nghĩa lớn trong lịch sử và kiến trúc đẹp như Chùa Keo, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Tháp Chàm...
- Về tiềm năng du lịch mang tính đương đại: Các công trình đương đại cũng là một phần của tiềm năng du lịch, do sức hấp dẫn khác với điều kiện tự nhiên và di sản lịch sử. Các công trình này càng nhiều lên, là tiềm năng rất lớn cho du lịch. Tuy hệ thống này chưa được đáp ứng theo mong muốn của khách du lịch nhưng chúng đang dần dần được đầu tư xây dựng và cải tạo: như hệ thống các khu vui chơi giải trí, các công viên, khuôn viên giải trí, điện ảnh, sân khấu, hệ thống bảo tàng thư viện đựơc quan tâm. Nhiều điểm tham quan du lịch mới được khai thác để phục vụ du khách. Các lễ hội, Festival, các cuộc thi đấu thể thao với các giải khác nhau đã được chú ý đăng cai tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Có thể thấy rằng tiềm năng du lịch ở Việt Nam là rất lớn sẽ tạo điêu kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành khai thác để xây dựng được các chương trình du lịch trọn gói do đó các công ty phải có mối quan hệ mật thiết với ban quản lý các khu có tài nguyên du lịch để được tạo điều kiện thuận lợi khi đưa khách du lịch tới thăm như được ưu tiên về thời gian, giá cả...
+ Các nhà cung cấp cơ sở lưu trú và nhà hàng: Đến nay hệ thống này vẫn đang phát triển rất mạnh, hầu hết các tỉnh và thành phố đều có những khách sạn và nhà nghỉ có thể phục vụ được nhiều khách cùng một lúc. Cùng với các khách sạn quốc doanh thì hàng loạt khách sạn liên doanh, khách sạn tư nhân đã được xây dựng và đưa vào phục vụ khách. Quy mô của khách sạn ngày càng được nâng cao, số lượng buồng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhiều hơn. Các khách sạn chủ yếu đựơc xây dựng ở các thành phố lớn, các khu vực giàu tài nguyên du lịch có thể thu hút khách tới tham quan. Hiện nay trong cả nước có khoảng 3.170 khách sạn với khoảng gần 60.000 buồng. Sự đa dạng về các nhà cung cấp dịch vụ này đã làm cho giá thuê phòng rẻ hơn dẫn đến các chương trình du lịch đã được hạ giá rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành trong việc thu hút khách.
+ Về các nhà cung cấp các phương tiện vận chuyển. Các nhà cung cấp các phương tiện vận chuyển đã tăng lên rất nhiều, chất lượng phục vụ tốt hơn.
- Về hàng không: Đã mở thêm nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế. Ngoài Việt Nam airlines thì Pacific airlines cũng đang tạo uy tín và ngày càng phục vụ nhiều khách hơn trong các chuyến bay nội địa.
- Về đường sắt đã cải tiến và đổi mới thêm rất nhiều về số lượng và chất lượng phục vụ đã được ngành đường sắt quan tâm nên số lượng khách du lịch tăng lên đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Giờ chạy tàu đã giảm rất nhiều đặc biệt là chuyến tàu từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, đã mở thêm một số chuyến tàu sang Trung._. Quốc và ngược lại nên rất thuận lợi cho các công ty lữ hành trong việc đưa đón khách.
- Về đường thuỷ đã rất phát triển bằng hệ thống tàu biển đi trong nội địa, các loại tàu cách ngầm đã rất phát triển đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều khách du lịch như tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu, Hạ Long-Cát Bà ... đây sẽ là loại hình vận chuyển sẽ rất phát triển trong những năm tới cho những điểm du lịch có đường thuỷ.
- Về các loại phương tiện vận chuyển đường bộ cũng đang phát triển rất mạnh mạng lưới các công ty vận chuyển, các tư nhân cho thuê xe ngày càng nhiều, hệ thống các công ty xe bus, taxi phát triển liên tục làm đa dạng thêm cho các phương tiện vận chuyển.
Như vậy về hệ thống các phương tiện vận chuyển ngày nay đã tương đối phát triển ngoài hàng không và đường sắt vẫn còn đang độc quyền thì các loại phương tiện khác đã được tự do kinh doanh nên việc thiết lập chọn lựa các nhà cung cấp cho các công ty lữ hành đã được dễ dàng hơn.
+ Các nhà cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc được hiện đại hoá ngang tầm với thế giới được khách du lịch thừa nhận và đánh giá cao. Vì vậy phương tiện thông tin cho khách và trong quản lý không còn khó khăn như trước nữa.
+ Các cơ quan, các tổ chức du lịch: Do sự phát triển của du lịch trong những năm qua và được sự quan tâm chú trọng của Đảng và Nhà nước nên chúng ta đã thành lập ủy ban hành động quốc gia về du lịch, đã phối hợp hành động giữa ngành du lịch và nhiều ngành khác như: hải quan, công an, hàng không, giao thông vận tải...từ Trung ương đến địa phương nên việc tổ chức các chương trình du lịch đã dễ dàng hơn rất nhiều, các thủ tục hải quan cấp visa, hộ chiếu đã được rút ngắn. Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các cơ quan chức năng đã được thông thoáng hơn rất nhiều tạo thuận lợi cho các công ty làm thủ tục đưa đón khách tại các cửa khẩu...
+ Các nhà cung ứng khác: Như chúng ta đã biết sản phẩm du lịch là mang tính vô hình rất cao, nó bao gồm nhiều thể loại nhiều dịch vụ nên ngoài những nhà cung cấp chính của các công ty lữ hành kể trên thì công ty lữ hành phải có mối quan hệ với các nhà cung cấp khác để đáp ứng nhu cầu của một số khách du lịch khi họ có những công việc những nhu cầu đặc trung như mua vé đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật, tham gia các hội nghị, hội thảo, các hoạt động thể dục thể thao...
1.2.3. Mối quan hệ của các nhà cung cấp với các công ty lữ hành .
1.2.3.1. Cơ sở của mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh donh lữ hành với các nhà cung cấp
Vai trò của nhà cung cấp sản phẩm đầu vào đối với các công ty lữ hành là không thể phủ nhận được, khi nào các công ty lữ hành muốn hoạt động được cũng phải cần đến các nhà cung cấp. Việc xây dựng mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào, là lâu dài, hợp tác chặt chẽ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nếu không có các công ty lữ hành thì các nhà cung cấp sản phẩm cũng không thể gặp thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Do sự bất lợi trong quan hệ cung cầu, các công ty lữ hành sẽ trở thành một mắt xích quan trọng nhất trong các kênh lưu thông phân phối sản phẩm du lịch. Chỉ cần nêu ra một con số là có tới hơn 50% số vé máy bay trên thế giới được tiêu thụ qua các công ty lữ hành cũng dễ dàng cho chúng ta biết các công ty lữ hành có một vai trò quan trọng như thế nào đối với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào.
Lợi ích của các nhà sản xuất là rất dễ dàng nhận thấy khi quan hệ với những công ty lữ hành.
- Họ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.
- Có thêm nhiều khách hàng, thị trường được mở rộng thêm và luôn luôn đảm bảo được một thị trường ổn định và lâu dài.
- Họ san bớt được rủi ro.
- Đặc biệt được giới thiệu sản phẩm qua sự quảng cáo khuyếch trương của công ty.
Như vậy trong quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp sản phẩm thì cả hai đều rất cần đến nhau. Lợi ích của các nhà cung cấp sản phẩm đã rõ ràng, còn đối với công ty lữ hành lợi ích của họ nằm ở đâu trong mối quan hệ này. Câu trả lời là tiền hoả hồng (Commission)
Tiền hoả hồng là một trong những yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa các công ty lữ hành và các nhà cung ứng sản phẩm đầu vào. Ta có thể hiểu “Hoả hồng” là sự ưu đãi dưới nhiều hình thức của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch cho các công ty lữ hành khi mà công ty lữ hành bán hoặc tiêu thụ sản phẩm cho họ.
Thông thường các nhà cung cấp thường áp dụng mức giá riêng đối với các công ty lữ hành mức giá này luôn luôn thấp hơn mức giá chính thức của các nhà cung cấp có thể từ một đến vài chục phần trăm.
Tiền hoả hồng= Giá công bố - Giá gốc nhà cung cấp bán cho công ty lữ hành .
Có rất nhiều hình thức hoả hồng khác nhau nhưng có 3 hình thức chính sau đây:
+ Hoả hồng cơ bản: Được hiểu là mức tiền hỏa hồng thấp nhất mà các nhà cung cấp sản phẩm trả cho công ty lữ hành khi họ tiêu thụ sản phẩm .
Mức hỏa hồng cơ bản phổ biến cho các dịch vụ hàng hoá du lịch tại Việt Nam và trên thế giới thường được tính bằng phần trăm trên mức giá bán.
Mức hỏa hồng cơ bản tại Việt Nam có một đặc điểm chung là có sự chênh lệch khá lớn theo các doanh nghiệp, theo từng địa phương. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ mối quan hệ cung cầu và tập quán kinh doanh. Tuy vậy về xu thế, mức hỏa hồng cơ bản tại Việt Nam sẽ hoà nhập chung theo tập quán thế giới.
+ Tiền hoả hồng thưởng: Thực chất đây là khoản tiền thưởng mà các nhà cung cấp trả cho các công ty lữ hành khi các công ty lữ hành bán hoặc tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm vượt quá một mức quy định nào đó. Các nhà cung cấp có thể quy định mức tiêu thụ cho một hoặc cho một lượng sản phẩm tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Mức thưởng phổ biến là sự tăng phần trăm so với tiền hoả hồng cơ bản. Trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định thì các nhà cung cấp có thể thưởng bằng hình thức miễn phí.
+ Tiền hoả hồng bảo đảm trong mối quan hệ (tiền phạt): Đây là khoản tiền phạt mà một trong hai phía hoặc công ty lữ hành hoặc nhà cung cấp phải trả cho nhau khi các điểm cam kết trong hợp đồng không được thực hiện. Mức phạt chủ yếu phụ thuộc vào thời gian thông báo huỷ và mối quan hệ giữa hai bên.
Trong mối quan hệ giữa công ty lữ hành và các nhà cung cấp thì lợi ích của công ty lữ hành là tiền hoả hồng, ngoài ra thì họ còn thu được rất nhiều lợi ích trong mối quan hệ này: Họ đã tạo đựơc sản phẩm theo mong muốn của khách, thu được lợi nhuận, mở rộng uy tín trên thị trường.
Do bốn bất lợi trong quan hệ cung cầu du lịch mà các nhà cung cấp không thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm du lịch khi họ bán trực tiếp cho khách hàng và cả khách hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về các sản phẩm du lịch mình sẽ mua. Do đó cả khách hàng và các nhà cung cấp đều tìm đến các công ty lữ hành.
Các nhà cung cấp thu được lợi ích như chúng ta đã phân tích còn khách hàng thì họ sử dụng chương trình du lịch trọn gói sẽ được thoả mãn hơn nhiều với giá cả thấp hơn, chất lượng cao hơn, tiết kiệm được thời gian, thừa hưởng được các kinh nghiệm của các công ty lữ hành tạo ra được sự an tâm, tin tưởng hơn.
1.2.3.2 Vai trò của mỗi nhà cung cấp đến hoạt động của doanh nghiệp lữ hành
Tất cả các nhà cung cấp đều có vai trò quan trong đến hoạt động của công ty kinh doanh lữ hành, tuy nhiên mỗi nhà cung cấp có vai trò khác nhau, nó được thể hiện như sau:
* Thứ nhất đối với nhà cung cấp vận chuyển:
Nhà vận chuyển có vai trò vận chuyển khách du lịch đế các điểm thăm quan vui chơi giải trí, và có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu thiếu phương tiện vận chuyển thì du khách không thể đế được các điển thăm quan, hợp đồng du lịch sẽ bị huỷ bỏ, doanh thu và uy tín của công ty sẽ bị ảnh hưởng hoạt động kinh doanh sẽ bị giảm sút.Nhận thấy được tầm quan trọng nhà vận chuyển nhiều doanh nghiệp lữ hành đã đầu tư bằng các mua các phương tiện vận chuyển cho công ty mình.
*Thứ hai đối với nhà cung cấp lưu trú ăn uống.
Thông thường nhà cung cấp lưu trú thường kết hợp với cung cấp dịch vụ ăn uống,
Cơ sở lưu trú là nơi mà khách du lịch ở trong quá trình thăn quan du lịch hoạc dừng chân nghỉ ngơi trong hành trình trìng tour, tiện nghi bên trong và chất lượng buồng phòng của cơ sở lưu trú cũng có vai trò quan trọng đối với hành trình tour, có tác động không nhỏ việc nghỉ ngơi của khách.
Dịch vụ ăn uống là nơi cung cấp đồ ăn, đồ uống cho khách,dịch vụ này không thể thiếu được trong mỗi chuyến đi là một phần quan trọng cho một hành trình du lịch.nó có tác động không nhỏ đến tâm lý của du khách khi dịch vụ này không đấp đủ nhu cầu của họ.
*Thứ ba Đối với điểm vui chơi giải trí.
Là nơi để quý khách vui chơi giải trí và tìm những trò tiêu khiển trong mỗi chuyến đi, đưa đến cho khách những niềm vui, thoả mãi các nhu cầu giải trí của du khách, là một phần không thể thiếu trong một hành trình tour, nó tạo cho chuyến du lịch trở nên sinh động hơn rất nhiều.
* Thứ tư đối với thông tin liên lạc:
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Nó được coi là yếu tố vật chất trong xã hội,
Thông tin vai trò giúp doanh nghiệp biết được nhữnh thông tin về lượng khách có nhu cầu du lịch, biết đước các điểm du lịch mới được khai thác và biết được tình hình kinh tế xã hội.
Thông tin còn giúp doanh nghiệp quảng bá được doanh nghiệp của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng,internet, để du khách biết được các doanh nghiệp lữ hành biết được uy tín và vị thế của doanh nghiệp, từ đó sẽ mua sản phẩm du lịch của doanh nghiệp.
Trong tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến hoạt động đến hoạt động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành, tuy nhiên yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đó là các nhà cung cấp vận chuyển,
Trong điền kinh tế ngày càng ngày càng phất triển nhu cầu đi du lịch của khách ngày càng nhiều,nhất là vào mùa du lịch, mà các nhà cung cáp các phương tiện vật chuyển không nhiều, dẫn đến sự khan hiếm phương tiện, nếu doanh nghiếp không chuyển bị kỹ lưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành trình tour, các doanh nghiệp sẽ phải phương tiện qua các trung gian dẫn đến chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của tour từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành.
Tóm lại, ngày nay không một công ty lữ hành nào kinh doanh mà không cần đến nhà cung cấp sản phẩm đầu vào kể cả những tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Đặc biệt là các công ty lữ hành ở Việt Nam thì các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào lại là một nhân tố cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Các nhà cung cấp có một vai trò cực kỳ to lớn trong việc tạo ra sản phẩm là chương trình du lịch trọn gói cho các công ty lữ hành và cũng chính họ là người mang lại doanh thu cho các công ty lữ hành qua tiền hoả hồng. Vì vậy công ty lữ hành phải luôn luôn tạo ra mối quan hệ với khách du lịch mà còn phải tạo ra mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào. Hai tác nhân này sẽ là cơ sở để cho doanh nghiệp lữ hành tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt về du lịch ở nước ta hiện nay.
1.2.4. Hình thức của mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp
Sơ đồ quan hệ.
Vui chơi
giải trí
Vận chuyển
Lữ hành
Khách sạn
Thông tin
liên lạc
Sản phẩm du lịch
Trong quan hệ : Công ty lữ hành - nhà cung cấp thì cả hai đều thu được lợi ích. Nhưng để đảm bảo tính chắc chắn và liên tục trong quan hệ giữa công ty lữ hành và các nhà cung cấp và đảm bảo sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng thì cần phải có những điều kiện ràng buộc trong mối quan hệ giữa công ty lữ hành và nhà cung cấp đó là hợp đồng và trách nhiệm của các công ty lữ hành, các đại lý lữ hành với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào.
Khi đã ký kết được hợp đồng với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào thì các công ty lữ hành sẽ luôn ở thế chủ động và được các nhà cung cấp tạo điều kiện thuận lợi hơn khi có khách mua sản phẩm. Bản hợp đồng thường có nội dung chủ yếu sau:
- Nguyên tắc chung: Thể hiện tinh thần hợp tác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi cho cả hai bên, quy định trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng.
- Mức giá hoặc mức tiền hỏa hồng.
- Các trường hợp bất thường, rủi ro bất khả kháng.
- Các điều khoản về thực hiện hợp đồng.
Nội dung chi tiết của các điều khoản trong hợp đồng phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ giữa các nhà cung cấp với các công ty lữ hành. Một điều đáng lưu ý là khác với hợp đồng kinh doanh của một số ngành khác, hợp đồng giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp cũng như hầu hết các hợp đồng trong lữ hành du lịch có một số đặc biệt: Trước hết đối tượng điều chỉnh là con người( khách du lịch ) vì vậy trong hợp đồng bao giờ cũng phải có điều khoản liên quan đến khách du lịch. Mặt khác hợp đồng giữa hai bên có thể được ký kết, nhưng nếu công ty lữ hành không chủ động thực hiện thì hầu như không có hậu quả gì xảy ra. Đây cũng là điều đặc biệt trong mối quan hệ giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp.
Chương 2.
Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour
2.1. Đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty điều hành hướng dẫn du lịch( VINATOUR)
2.1.1. Quá trình hình lập, phát triển của công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatuor.
Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatuor là doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam. Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập , được mở tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo chế độ nhà nước để hoạt động.
Trụ sở của Công ty tại: 54 Nguyễn Du Hà Nội, ngoài ra Công ty còn có văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Móng Cái - Quảng Ninh.
Công ty có chức năng nhiệm vụ là:
- Nghiên cứu thị trường du lịch Quốc tế và trong nước trực tiếp ký hợp đồng với các tổ chức, các Hãng du lịch nước ngoài thu hút khách du lịch Quốc tế vào Việt Nam.
- Tổ chức đưa đón, hướng dẫn khách du lịch nước ngoài và khách du lịch trong nước đi thăm quan du lịch trong nước và đi du lịch nước ngoài.
* Quá trình thành lập :
Đến nay công ty đã có quá trình hoạt động lữ hành quốc tế trên 30 năm, là đơn vị đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam có chức năng du lịch Quốc tế và du lịch nội địa. Trên 30 năm qua ngành du lịch Việt Nam có nhiều lần thay đổi về tổ chức. Song công ty vẫn luôn tồn tại và phát triển. Quá trình thành lập và hoạt động của công ty qua từng giai đoạn như sau:
+ Năm 1960-1982 là một đơn vị chuyên trách nhiệm vụ lữ hành Quốc tế của du lịch Việt Nam (nằm trong Công ty du lịch Việt Nam).
+ Ngày 5-5-1982 Tổng cục Du lịch ra quyết định số 50/QĐ-TCCB thành lập Ban điều hành việc đưa đón khách, là đơn vị hạch toán kế toán trực thuộc Tổng cục Du lịch.
+ Ngày 17-2-1984 Tổng cục Du lịch ra quyết định số 53/DL-TCCB đơn vị được hạch toán độc lập.
+ Tháng 8-1988, Ban điều hành việc đưa đón khách được đổi tên thành Trung tâm Điều hành Hướng dẫn Du lịch theo quyết định số 245/QĐ-TCCB.
+ Tháng 4-1990, Tổng cục Du lịch sát nhập của vào Bộ VH-TT-TT và du lịch, bộ phận còn lại được thành lập ra bộ máy của TCT-DLVN, trung tâm Điều hành Hướng dẫn Du lịch là một trong 13 đơn vị thành viên của Tổng công ty trực thuộc Bộ thương mại. Công ty bị rút chức năng du lịch Quốc tế.
+ Để phù hợp với việc thành lập lại doanh nghiệp theo nghị định 388/HĐBT ngày 4-8-1992,Tổng công ty du lịch Việt Nam ra quyết định số 45/QĐ-TCCB đổi tên Trung tâm Điều hành Hướng dẫn Du lịch thành Công ty Điều hành Hướng dẫn Du lịch và quy định lại chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cho Công ty Điều hành Hướng dẫn Du lịch.
+ Ngày 7-12-1992, Tổng cục Du lịch được thành lập lại trực thuộc Hội đồng chính phủ, Tổng công ty Du lịch Việt Nam giải thể.
+ Ngày 27-3-1993, Tổng cục Du lịch ra quyết định số 86/QĐ-TCCB thành lập lại doanh nghiệp Công ty Điều hành Hướng dẫn Du lịch theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Hội đồng Chính phủ. Công ty được trao lại chức năng du lịch Quốc tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức .
a. Tổ chức bộ máy
+ Lãnh đạo Công ty
- Giám đốc : 1 người
- Phó giám đốc : 2 người
+ Các phòng quản lý:
1. Phòng Tổ chức hành chính :18 người chiếm 15%
2. Phòng Tài chính kế toán : 7 người chiếm 5,8%
+ Các phòng và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh:
1. Phòng Thị trường nước ngoài : 12 người chiếm 10%
2. Phòng Thị trường trong nước : 7 người chiếm 5,8%
3. Phòng Điều hành : 7 ngườichiếm 5,8%
4. Phòng Hướng dẫn : 19 người chiếm 15,8%
5. Phòng vận chuyển : 17 người chiếm 14,2%
6. Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh : 15 người chiếm 12,5%
7. Đại lý vé máy bay : 4 người chiếm 3,3%
8. ĐL dịch vụ du lịch I (82 Thuốc Bắc) : 3 người chiếm 2,5%
9. ĐL dịch vụ du lịch II (Quang Trung) : 5 người chiếm 4,2%
10. Chi nhánh tại Móng Cái- Quảng Ninh : 3 người chiếm 2.5%
11 . Chi nhánh tại TP HCM : 8 người chiếm 3.7%
Tổng số :128 người
- Chất lượng cán bộ công nhân viên:
Đại học, cao đẳng : 71 người chiếm 59%
Thạc sĩ : 2 người chiếm 1,6%
Trung học : 12 người chiếm 10%
Công nhân kỹ thuật : 19 người chiếm 15,8%
Lao động khác : 16 người chiếm 13,6%
Các tổ chức Đảng, đoàn thể và các tổ chức quần chúng khác.
* Đảng bộ bộ phận Công ty Điều hành Hướng dẫn Du lịch trực thuộc Đảng uỷ khối Du lịch tại Hà Nội
- BCH Đảng uỷ gồm : 4 người
- Đảng bộ có 5 chi bộ gồm : 37 đảng viên
Trong đó: Nam : 27
Nữ : 10
* Công đoàn cơ sở công ty điều hành hướng dẫn du lịch trực thuộc liên đoàn lao động quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
- Ban chấp hành công đoàn gồm : 5 người
Có 12 tổ công đoàn
+ Ngoài tổ chức Đảng, Công đoàn công ty còn có các tổ chức quần chúng do công nhân viên chức bầu ra theo quy định hiện hành:
- Ban thanh tra công nhân viên chức gồm :3 đồng chí
- Ban nữ công.
c. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty ( trang bên)
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận
Công ty ĐHHDDL thực hiện công tác tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình thức trực tuyến chức năng. Giám đốc công ty căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của đơn vị để tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp, đồng thời quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả để hoàn thành tất mọi nhiệm vụ được giao. Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định như sau:
+ Ban Giám đốc công ty
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy của công ty, có trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng cục du lịch Việt Nam về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc công ty: Giúp việc Giám đốc công ty có 2 phó Giám đốc. Các Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả và hiệu suất công tác được giao.
+ Các phòng quản lý
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về toàn bộ lĩnh vực lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, phân công, phân nhiệm cán bộ công ty theo sự chỉ đạo của ban Giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm phân tích các hoạt động tài chính của công ty theo đúng quy chế hiện hành của nhà nước, xây dựng, phân bổ kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo việc thực hiện hạch toán kế toán trong công ty. Hàng tháng, quý phải thường xuyên có báo cáo kịp thời về kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính cho ban lãnh đạo công ty.
+ Các phòng và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Phòng thị trường nước ngoài.
Cung cấp mọi thông tin về các tour du lịch, tuyến du lịch chương trình du lịch như giá cả, thời gian...các thông tin về du lịch trong nước Việt Nam cho các hãng du lịch quốc tế.
Tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ quảng cáo, hội chợ, tuyên truyền để thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam.
Cố vấn cho các hãng nước ngoài về khách sạn, tuyến điểm tham quan, tình hình về kinh doanh du lịch tại Việt Nam hiện tại.
- Phòng thị trường trong nước:
Phân loại và phân đoạn thị trường du lịch nội địa để xây dựng các chương trình du lịch cho phù hợp để phục vụ khách du lịch Việt Nam đi du lịch trong nước
Nhận các thông tin của các hãng du lịch nước ngoài mời chào để lựa chọn các tours, các chương trình du lịch phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam nhằm đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài.
Xây dựng các tours, các chương trình du lịch sao cho phù hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang công tác tại Việt Nam đi du lịch trong nước.
Phải tuyên truyền quảng cáo, tham gia các hội chợ trong nước để thu thập thông tin xây dựng các chương trình du lịch mới cho phù hợp hơn.
* Các chi nhánh và đại lý du lịch: Có nhiệm vụ tham mưu cho các phòng ban của công ty, bán các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước. Điều hành các đoàn khách do công ty mẹ gửi vào tiến hành thâm nhập thị trường và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty .
* Phòng hướng dẫn: Là phòng làm nhiệm vụ lễ tân, đón, tiễn khách, trực tiếp phục vụ khách trong suốt chương trình du lịch, là nơi giới thiệu cho khách về văn hoá Việt Nam, có trách nhiệm làm kế toán viên trong chương trình du lịch, có trách nhiệm thanh tra, đôn đốc về tình hình phục với các đối tác như phòng ở, ăn uống, giải trí, tham quan.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị du lịch trong và ngoài ngành đón tiếp khách để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch đồng thời giữ gìn an ninh quốc gia. Thu thập các ý kiến của khách trong suốt một chương trình du lịch để có thêm thông tin về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng các chương trình du lịch.
Phối hợp với phòng thị trường, phòng điều hành để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty với khách du lịch. Vì vậy, hướng dẫn viên phải hiểu biết đầy đủ thông tin về Việt Nam như địa lý, pháp luật, tôn giáo, văn hoá,...
* Phòng điều hành: Là đầu mối triển khai toàn bộ các chương trình, các dịch vụ du lịch do phòng thị trường trong và ngoài nước ký kết, do các công ty lữ hành trong và ngoài nước có quan hệ yêu cầu.
Trên cơ sở kế hoạch khách, thông báo khách do các đơn vị trên gửi đến, có kế hoạch triển khai các kế hoạch liên quan theo đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng như khách sạn, ô tô máy bay, hướng dẫn viên, xin giấy phép đi lại, đăng ký lưu trú, gia hạn Visa, vui chơi giải trí.
Ký kết hợp đồng đưa đón khách với các đơn vị trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ với các cơ quan hữu quan như công an, hàng không, ngoại giao, hải quan để thực hiện tốt các công tác điều hành.
Căn cứ vào Voucher thông báo cho kế toán làm hoá đơn thanh toán với hãng, lập hoá đơn thanh toán với các công ty lữ hành trong và ngoài nước có quan hệ gửi khách cho công ty, giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ khách như: các thay đổi chương trình, bổ sung dịch vụ, khiếu nại về chất lượng phục vụ khách.
Quản lý phòng máy vi tính. Là đầu mối theo dõi các thông tin về khách cho các đơn vị phục vụ. Là đơn vị quản lý chất lượng phục vụ của một chương trình du lịch, có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng phục vụ .
* Phòng vận chuyển: chịu trách nhiệm đưa đón khách theo sự điều động của phòng điều hành và tự khai thác nguồn khách cho công ty đảm bảo cho sự hoạt động liên tục cho đội xe.
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn của công ty.
* Khả năng về vốn của công ty: Tuy hoạt động kinh doanh lữ hành không yêu cầu nhiều về vốn, đặc biệt là vốn cố định, nhưng để hoạt động được một cách có hiệu quả, công ty nhất thiết phải cần một lượng vốn nhất định. Hơn nữa để đáp ứng yêu cần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố vốn là cần thiết. Tính đến thời điểm này thì vốn của công ty như sau:
- Vốn cố định : 8.522.722.000 đồng.
-Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 558.031.000 đồng
-Vốn lưu động : 88.478.000 đồng.
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu chỉ kể riêng hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật không yêu cầu nhiều nhưng nhiều khi nó lại yêu cầu kỹ thuật cao. Chính những hoạt động kinh doanh bổ sung đôi khi lại có yêu cầu lớn hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay công ty Vinatour có 14 xe ô tô du lịch (gồm 1 xe 47 chỗ, 4 xe 30 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 1 xe 6 chỗ, 6 xe 4 chỗ ); có một cơ sở dịch vụ và nhà ở 2.500 m2, có văn phòng tại thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích 280 m2. Toàn bộ các bộ phận trong công ty được trang bị máy vi tính và thực hiện các công việc bằng máy. Có nhiều bộ phận do yêu cầu sử dụng mà mỗi nhân viên được sử dụng một máy (như bộ phận thị trường nước ngoài) và công ty cũng đã nối mạng Internet. Nhờ vào hệ thống này mà toàn bộ công việc của công ty được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Độ trễ trong việc truyền tin giữa các bộ phận dường như được giải quyết một cách triệt để, hệ thống vi tính trong công ty đựơc sử dụng trong gần như toàn bộ hoạt động của công ty bao gồm: xây dựng chương trình, tính giá, làm thông báo cho khách, đặt trước các dịch vụ điều động hướng dẫn viên, xe, lái xe ... Nói tóm lại gần như tất cả các nghiệp vụ của công ty lữ hành đều được thực hiện qua máy vi tính, nhờ vậy mà công ty có thể tránh được tối đa những nhầm lẫn không đáng có, đảm bảo tìm kiếm và cập nhật, thay đổi theo những yêu cầu của khách, quản lý các đoàn khách, hướng dẫn viên, xe, lái xe một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa cùng với chế độ báo cáo đi đoàn và lấy ý kiến của khách sau khi đi đoàn, hệ thống vi tính cho phép quản lý được chất lượng những sản phẩm do công ty cung cấp, nhanh chóng có những chấn chỉnh các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào để phù hợp tối đa nhu cầu của khách.
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinatour.
Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatour chúng ta cùng nhau xem xét kết quả mà công ty đã đạt được trong giai đoạn 1998-2001.
Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999-2001
(Theo báo cáo tổng kết các năm của vina tour)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1
Số lượng khách
-Khách DL quốc tế.
-Khách DL quốc tế tại chỗ.
-KháchVNđi DLnước ngoài.
-Khách DL nội địa
Khách
Khách
Khách
Khách
Khách
9.814
7.970
254
563
1.027
9.987
7.816
404
608
1.159
10.428
7.920
620
658
1.230
2
Số lượng ngày khách.
-Khách DL quốc tế.
-Khách DL quốc tế tại chỗ.
-KháchVNđi DLnước ngoài.
-Khách DL nội địa
NK
NK
NK
NK
NK
30.864
22.543
670
4.284
3.367
43.098
32.920
1.870
3.570
4.738
46.057
35.254
2.624
3.254
4.925
3
Doanh thu
1000Đ
25.273.000
26.308.000
27.838.000
4
Lợi nhuận
1000Đ
1.300.000
1.141.000
1.260.000
*Kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999.
Bước vào năm 1999, nền kinh tế nước ta đang trên đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng, hàng hoá sản xuất tiêu thụ chậm, ứ đọng sức mua giảm sút, thiên tai xảy ra liên tiếp và nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực tiếp tục gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế nước ta. Thu nhập tính theo đầu người giảm, tiết kiệm chi tiêu ngoại tệ của các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển dẫn đến tình trạng khách du lịch vào Việt Nam giảm, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài hạn chế, chính sách tiết kiệm của chính phủ đã hạn chế việc đi lại , tham quan du lịch , tổ chức các hội nghị của các cơ quan trong nước.Tiến độ phát triển kinh tế chậm, đầu tư nước ngoài giảm, lượng khách du lịch vào Việt Nam giảm. Đó là toàn cảnh bức tranh du lịch Việt Nam năm 1999, là những thách thức, khó khăn to lớn cho toàn ngành du lịch nói chung và cho công ty Vinatour nói riêng. Nhưng do sự phấn đấu kiên trì và bền bỉ công ty Vinatour vẫn giữ được tốc độ phát triển tưong đối toàn diện, đúng hướng và có hiệu quả. Lượng khách quốc tế giảm, khách Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài tham quan, khảo sát, tìm hiểu thị trường ngày càng nhiều và có kết quả cụ thể là:
+ Về khách:
- Tổng số khách của công ty thu hút được là 9.814 lựơt khách đạt 106,67% kế hoạch năm trong đó phục vụ được7.970 lượt khách du lịch quốc tế.
- Số ngày khách năm 1999 đạt đươc là 30.864 tăng 7,94% so với năm 1998.
+ Về doanh thu: Tổng doanh thu của công ty năm 1999 đạt 25.273.000.000 đồng đạt 91,90% kế hoạch năm và giảm so với năm 1998 là 7,47%. Lợi nhuận của công ty đạt được là 1.300.000.000 đạt 116,7% kế hoạch năm, giảm so với năm 1998 là 169.777.000 đồng.
Doanh thu cụ thể của các đơn vị được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 3: Doanh thu của các đơn vị trong công ty năm 1999
(Báo cáo tổng kết năm 1999 của Vinatour.)
Đơn vị:1000 đồng
STT
Các đơn vị.
Doanh thu.
Tăng% so với 1998
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
Phòng thị trường nước ngoài
Phòng thị trường trong nước
Phòng điều hành
Phòng vận chuyển
Chi nhánh tại TPHCM
Đại lý vé máy bay
Dại lý du lịch I
Đại lý du lịch II
Đại lý du lịch III
Chi nhánh Móng Cái
Các dịch vụ khác
Tổng doanh thu
13.900.000
1.508.000
1.069.000
1.470.000
4.099.000
709.000
51.000
1.429.000
97.000
482.000
25.273.000
0.72
-38.4
-35.4
29.9
16.8
5.03
-97.7
107.3
-32.3
1.0
-7.47
* Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000.
Năm 2000 năm cuối cùng của thế kỷ 20, những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được cộng với tình hình chính trị ổn định là những nhân tố thuận lợi tạo đà cho sự phát triển năm 2001. Tình hình khách du lịch ở Việt Nam những tháng cuối năm 2000 tăng nhiều so với cùng kỳ năm 1999 là những dấu hiệu khả quan. Chương trình hành động của ngành với khẩu hiệu ”Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” cùng với các lễ hội, Festival, các chương trình quảng bá du lịch ra nước ngoài, những hội chợ trong và ngoài nước đã tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy vậy năm 2000 cũng là năm khó khăn cho công việc khai thác khách du lịch, cạnh tranh trong kinh doanh lữ hành vẫn đang gay gắt và không bình đẳng.
Với sự giúp đỡ và quan tâm của Tổng cục du lịch, sự hợp tác và giúp đỡ của các ngành các cấp, sự phấn đấu kiên trì bền bỉ công ty Vinatour đã có những bước đi thích hợp để thích nghi với cơ chế thị trường, khắc phục khó khăn, tranh thủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả sau:
+ Về khách:
- Tổng số khách công ty phục vụ năm 2000 là 9.987 lượt khách đạt 102% kế hoạch năm tăng 173 lượt khách so với năm 1999 trong đó khách quốc tế công ty thu hút đựoc là 7.816 lượt khách.
- Về ngày khách năm 2000 đạt được 43.098 ngày khách bằng 154% kế hoạch năm tăng 12234 ngày khách so với n._. Nội đến các tỉnh phía Nam dừng ở 18 ga,hà nộI,Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng, Tam Kì, Quảng Ngãi, Diền Trì, Tuy Hoà, Nha Trang Tháp Chàm M. Mán, Thành Phố Hồ Chí Minh . Ngoài ra còn có các chuyến tàu đi Hải Phòng, Lào Cai, Thái Nguyên...
Theo thông tin từ tổng cục đường sắt giá vé từ Hà Nội đi các tỉnh như sau
(áp dụng từ 0 giờ ngày 01-09-2001) Tầu S1
(Đơn vị tính 1000VND)
tên ga
xe B
xe B
Đ.hoà
BnT1
Bnt2
Bnt3
vinh
76
84
92
123
112
95
đồng hới
135
149
162
219
199
169
huế
170
189
206
277
252
214
đà nẵng
198
220
239
322
294
249
tam kỳ
231
257
279
376
343
291
quảng ngãi
253
281
306
411
375
319
diên trì
271
300
327
440
401
340
tuy hoà
326
362
394
350
483
410
nha trang
372
413
449
604
551
468
tháp chàm
385
428
465
626
571
485
sài gòn
409
454
494
665
606
515
Đặc biệt để tạo điều kiện thu hút khách du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng các toa xe khách tàu liên vận quốc tế Hà Nội các tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, đường sắt hai nước Việt Trung đã thống nhất cùng áp dụng một giá vé tuyến đường sắt Hà Nội các tỉnh thành phố Trung Quốc. Giá vé điều chỉnh giảm bình quân khoảng 50% so với giá vé hiện hành.
Cùng với sự phát triển của đất nước ngành đường sắt Việt Nam cũng đang đổi mới cụ thể là: chất lượng phục vụ của nhân viên tốt hơn, các chuyến tàu đã giảm được thời gian chạy rất nhiều, tăng thêm tần suất các chuyến bay địa phương. Mạng lưới phân phối vé đã được mở rộng, điều đặc biệt là đến ngày 1/6/2001 đường sắt Việt Nam sẽ đưa vào mạng lưới bán vé tự động tại một số điểm ở các thành phố lớn điều này sẽ tạo thuận lợi cho các công ty lữ hành. Nhưng hạn chế của ngành đường sắt là giá vẫn cao, đặc biệt là giá với người nước ngoài thường cao hơn 2 lần so với người Việt Nam. Tuy số chuyến bị hoãn, huỷ rất ít so với hàng không, nhưng thời gian đi và đến của các chuyến tàu chưa chính xác đặc biệt đối với các chuyến tàu địa phương. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chương trình du lịch của công ty lữ hành.
+ Về vận chuyển đường thuỷ: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội chỉ có một số chuyến tàu thuỷ phục vụ khách du lịch mang tính chất thử nghiệm là chính nên các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển này chưa phát triển.
+ Về vận chuyển là phương tiện ô tô: Đây là loại hình vận chuyển chủ yếu được các công ty lữ hành ở Hà Nội sử dụng khi phục vụ đưa đón khách quốc tế và nội địa tham quan Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Hiện nay các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển này phát triển rất nhanh đến năm 2000 trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 20 công ty vận chuyển khách du lịch với gần 1000 đầu xe, ngoài ra còn một số lượng lớn các điểm cho thuê ô tô tư nhân, nên các phương tiện là ô tô tương đối phát triển luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách của bất kỳ công ty du lịch nào. Các công ty vận chuyển khách du lịch lớn có uy tín trên địa bàn Hà Nội là công ty vận chuyển khách du lịch, công ty vận chuyển khách dịch vụ du lịch 12, công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội ...
Về mức giá, hiện nay các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển ô tô đã giảm giá rất nhiều so với thời kỳ trước đây, thông thường mức giá được tính trên km đường đi và tuỳ thuộc vào chủng loại xe mà mức giá quy định khác nhau, thông thường mức giá từ 4000-7000 đồng/km cho các phương tiện vận chuyển từ 12 chỗ trở lên.
Về mức tiền hoả hồng các nhà cung cấp này thường áp dụng mức hoả hồng cơ bản 3-5% trên giá hợp đồng, và nhiều chế độ ưu đãi khác cho các công ty lữ hành khi họ thuê một số lượng lớn các phương tiện.
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ô tô ở Hà Nội đều có đội ngũ lái xe có kinh nghiệm lâu năm trong phục vụ khách đặc biệt là khách du lịch nên họ rất thông thạo đường đi, mối quan hệ của lái xe với khách du lịch và hướng dẫn viên đã trở nên thân thiện. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các công ty lữ hành khi ký kết thuê xe của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ở Hà Nội.
Hiện nay ở Hà Nội còn có các hãng taxi luôn luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra còn phải kể đến các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp, xe máy... với giá cả và thời gian cho thuê xe linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du lịch trẻ tuổi có thu nhập thấp. Bên cạnh đó là đội xe xích lô du lịch của các khách sạn cũng luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách, với loại phương tiện vận chuyển này khách du lịch vừa thoả mái vừa quan sát được cảnh đẹp của phố phường Hà Nội.
Trên đây là thực trạng của các loại phương tiện vận chuyển trên điạ bàn Hà Nội, các phương tiện này đều có ưu điểm và nhược điểm đối với việc phục vụ khách của các công ty lữ hành. Để đi sâu hơn nữa ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển này.
2.2.3.2.Mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ở Hà Nội.
Cũng giống như các cơ sở lưu trú ở Hà Nội, các phương tiện vận chuyển ở Hà Nội được công ty sử dụng hầu hết các chương trình du lịch trọn gói của mình.
+ Về vận chuyển đường không: Công ty đã có văn phòng đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không quốc gia và là đại lý của một số hãng hàng không lớn như Việt Nam airlines, Pacific airlines, hàng không Thái Lan, hàng không Pháp...đã đem lại thế chủ động cho công ty trong việc sắp xếp chỗ các chuyến bay trong và ngoài nước phục vụ khách du lịch một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo về chất lượng phục vụ cao nhất, đem lại cho khách du lịch cảm giác yên tâm hài lòng khi sử dụng các dịch vụ này.
Ngoài ra, công ty Vinatour đã ký thẳng hợp đồng với hàng không dân dụng Việt Nam trong một năm để có kế hoạch phục vụ khách. Cơ cấu khách của Vinatour thường xuyên phải sử dụng các phương tiện vận chuyển là máy bay, lượng khách quốc tế vào Việt Nam là chủ yếu nên hàng năm các công ty gửi khách quốc tế đều căn cứ vào lượng khách năm trước để gửi bản kế hoạch phục vụ khách cho công ty. Căn cứ vào kế hoạch đó Vinatour đã ký kết hợp đồng với hàng không Việt Nam về kế hoạch phục vụ khách trong năm. Khi các chương trình được thực hiện thì căn cứ vào kế hoạch đã ký kết, hàng không và công ty đều chủ động trong việc sắp xếp chỗ trong các chuyến bay nội địa.
Mặt khác do có kế hoạch trước nên công ty được hàng không Việt Nam ưu đãi một mức giá rẻ hơn so với giá công bố góp phần vào việc hạ giá các chương trình du lịch trọn gói của mình. Với mức hoả hồng cơ bản là 5% trên mức giá bán mà công ty được hưởng đã đem lại doanh thu rất lớn cho công ty trong quá trình kinh doanh.
Chỉ tính riêng tiền hoả hồng mà đại lý bán vé máy bay đem lại trong các năm qua cho chúng ta thấy doanh thu từ hoạt động này là rất lớn.
Biểu 9: Doanh thu từ tiền hoả hồng của đại lý bán vé máy bay giai đoạn 1997-2001.(Theo thông tin từ Vina tour)
Đơn vị tính:1000 đồng
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
494.205
675.000
709.000
720.000
830.000
Qua biểu trên ta thấy doanh thu tiền hoả hồng của đại lý bán vé máy bay đã tăng lên rất nhiều chiếm khoảng 2-3% tổng số doanh thu của công ty. Số tiền hoả hồng này còn lớn hơn nhiều nếu ta tính cả doanh thu của công ty từ hoạt động ký kết trực tiếp với hãng hàng không Việt Nam.
Trên đây là những thuận lợi mà công ty Vinatour có được khi quan hệ với hàng không, nhưng trong mối quan hệ này hiện nay công ty còn gặp rất nhiều khó khăn:
- Các chuyến bay nội địa do Việt Nam airlines độc quyền nên giá cả rất cao, mức giá với người nước ngoài cao hơn rất nhiều so với người Việt Nam. Khách của công ty sử dụng phương tiện vận chuyển này chủ yếu là khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài.
- Đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì vé đi từ nước họ đến Việt Nam và ngược lại là do công ty gửi khách đảm nhận, mức giá này rất rẻ so với Việt Nam. Do tâm lý và đặc điểm tiêu dùng họ thường xuyên sử dụng máy bay của các hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới có đường bay đến Việt Nam và chủ yếu là chính hãng hàng không của quốc gia họ. Đây là một điểm bất lợi cho công ty vì hàng không Việt Nam chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế trong các dịch vụ mặt đất và các chuyến bay nội địa ở Việt Nam với một mức giá rẻ hơn khi họ sử dụng máy bay từ nước họ tới Việt Nam bằng máy bay của Việt Nam airlines.
- Đối với khách Việt Nam ra nước ngoài thì thông thường chặng bay đầu tiên từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và một số nước xung quanh như: Thái Lan, Xingapo, Trung Quốc ... là do Việt Nam airlines thực hiện nên mức giá rất cao chiếm tới trên 50% trong giá vé máy bay của cả chương trình du lịch .
Như vậy hai đối tượng khách chủ yếu của công ty phục vụ có sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng máy bay thì đều phải trả một mức giá rất đắt trong tổng số tiền của toàn bộ chương trình du lịch. Đây là một điểm rất bất lợi trong việc xác định giá các chương trình du lịch mà công ty xây dựng.
- Mặt khác khi xây dựng một chương trình du lịch trọn gói của khách du lịch cái mà công ty chú ý tới là tốc độ thực hiện chương trình phải diễn ra theo đúng nội dung, lịch trình mà công ty đã xây dựng. Cũng giống như các công ty khác công ty Vinatour gặp rất nhiều khó khăn do hàng không Việt Nam huỷ chuyến và chậm chuyến, điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng chương trình mà còn rất ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch. Điều quan trọng hơn là do bị huỷ và chậm các chuyến bay nên công ty gặp khó khăn trong việc báo hoãn các hợp đồng phục vụ khách như vận chuyển, lưu trú, ăn uống tham quan giải trí ... Đây là bất lợi lớn cho công ty cả về mặt uy tín và tài chính của công ty trong quá trình kinh doanh hiện nay.
Một ví dụ điển hình là sự cố sương mù tại Nội Bài trong năm 2001 đã dẫn đến việc đóng cửa sân bay trong nhiều ngày là một ảnh hưởng rất lớn đến các chương trình du lịch của công ty. Nhiều chương trình của công ty bị tắc nghẽn tại sân bay, đoàn khách đi thăm Huế thì không thể thực hiện được, đoàn quay về Pháp phải ở lại Việt Nam thêm 2 ngày trong khi chương trình đã thực hiện xong, dẫn đến rất nhiều khó khăn và phiền hà cho công ty. Tuy đây là nỗi bất khả kháng nhưng công ty Vinatour vẫn bị chịu phạt của các hãng gửi khách.
+ Về vận chuyển đường sắt: Do ngành đường sắt không cho các công ty lữ hành làm đại lý bán vé, nên khi có chương trình tham quan phải vận chuyển bằng đường sắt thì công ty liên hệ trực tiếp với phòng bán vé của đường sắt Việt Nam để đặt chỗ. Tuy nhiên hầu hết các chương trình du lịch của công ty đều xuất phát từ Hà Nội mà phương tiện vận chuyển chủ yếu để đưa khách đi các tỉnh khác công ty sử dụng là ô tô và máy bay nên việc quan hệ với đường sắt Việt Nam chưa được chú trọng nhiều.
Hiện nay do lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam và người Việt Nam sang Trung Quốc du lịch đang tăng lên rất nhanh, đường sắt hai nước đã có biện pháp tích cực kích thích lượng khách này tham gia vào dịch vụ vận chuyển bằng đường sắt do đó giá vé đã giảm rất nhiều. Đây là một thuận lợi rất lớn cho công ty Vinatour do lượng khách kể trên của công ty đang có xu hướng tăng lên rất nhanh. Mức giá mà ngành đường sắt áp dụng chung cho cả toa xe Trung Quốc vào Việt Nam, từ các ga Hà Nội, Lào Cai đi các ga liên vận của đường sắt Trung Quốc thực hiện từ ngày 05/05/2000 như sau:
Giá vé đi Trung Quốc của đường sắt Việt Nam .
(Theo thhông tin từ đường sắt việt nam)
Đơn vị tính: France Thuỵ Sỹ.
Ga đi
Ga đến
Giá vé
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Bằng Tường
Nam Ninh
Quế Lâm
Hoành Dương
Trường Sa
Hán Khẩu
Trịnh Châu
Bắc Kinh
25,34
47,70
74,25
92,86
102,08
108,00
130,81
147,26
Mức vé này được giảm 25% nếu công ty tổ chức đưa hoặc đón được 10 kháh trở lên đi cùng một ga.
Trẻ em từ 4-12 tuổi được giảm 50% giá vé ngồi.
Với lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch sang Trung Quốc mà công ty đã thực hiện được thì mức giá vé và các chế độ mà công ty được hưởng sẽ là tác nhân kích rất lớn cho công ty.
Nhưng cũng giống như hàng không, mối quan hệ của công ty Vinatuor với đường sắt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đường sắt vẫn đang độc quyền nên mức giá còn cao, chất lượng phục vụ chưa tốt. Mức giá với người nước ngoài là quá cao, nếu như giá vé hạng nhất của người Việt Nam đi từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn trên tàu S1 là 744.000 đồng thì với khách nước ngoài là 1.851.000 đồng, mức giá này gấp gần 2,5 lần giá cho người Việt Nam. Đây là một mức giá quá cao mà thời gian vận chuyển là tương đối dài (32 giờ) do đó hầu hết các chương trình du lịch xuyên Việt của công ty đều sử dụng phương tiện vận chuyển là máy bay. Tuy nhiên cũng có những đoàn khách yêu cầu vận chuyển bằng đường sắt nên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn không những về giá cả mà còn về chất lượng do ngành đường sắt trong cung cách phục vụ vẫn chưa tốt, dừng đón khách ở ga quá lâu nên khách du lịch thường bị quấy nhiễu bởi những người bán hàng ở các ga, ăn xin, móc túi... làm phiền hà khách rất nhiều đặc biệt là những người nước ngoài. Tại các ga việc tranh giành khách của taxi, xe ôm diễn ra thường xuyên gây trở ngại cho hướng dẫn viên và lái xe của công ty khi đi đón khách.
Không giống như hàng không, lượng khách của Vinatour rất ít sử dụng các dịch vụ vận chuyển là đường sắt đo đó mối quan hệ của công ty với ngành đường sắt trong những năm qua chưa được chú trọng do đó khi có yêu cầu về đặt chỗ của công ty, ngành đường sắt chưa có những ưu tiên nhiều như hàng không đối với công ty. Do đó mức hoả hồng thu được từ mối quan hệ tương đối nhỏ so với tổng doanh thu của công ty. Mặt khác một số chuyến tàu địa phương đi Hải Phòng, Lào Cai...thường xuyên bị chậm chuyến nên ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ thực hiện chương trình của công ty trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến uy tín và tài chính của công ty trong quá trình kinh doanh.
+ Về phương tiện vận chuyển ô tô: Công ty có một đội xe du lịch gồm 14 chiếc. Trên thực tế chỉ một số công ty lữ hành ở Hà Nội có đội xe tương đối lớn cả về số lượng và chất lượng như Vianatour. Đây là điểm mạnh của công ty so với các công ty khác, nhưng để đáp ứng các hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã thiết lập mối quan hệ với các công ty vận chuyển trong và ngoài ngành. Bởi vì đội ngũ xe của công ty chỉ đáp ứng được một phần trong công việc phục vụ khách du lịch với các chương trình du lịch trọn gói.
Trong số các công ty vận chuyển ở Hà Nội, công ty có quan hệ mật thiết với hầu hết các cơ sở đó nhưng mối quan hệ mật thiết và lâu dài với công ty chủ yếu là công ty vận chuyển hành khách du lịch, đội xe của công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội và một số tư nhân cho thuê xe tại Hà Nội.
Do số lượng các phương tiện vận chuyển khách du lịch ở Hà Nội trong những năm qua tương đối phát triển nên có rất nhiều tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê xe ô tô du lịch do đó mức giá đã giảm rất nhiều so với trước.
Thông thường với hai công ty kể trên và một số hãng vận chuyển tư nhân, công ty Vinatour có ký hợp đồng với họ trong việc phục vụ khách. Nội dung của hợp đồng thường quy định về chủng loại xe, mức giá, hoả hồng... Hợp đồng này thường là trong một năm do đó khi thiếu xe công ty luôn luôn chủ động về xe để phục vụ khách.
Thường công ty có quan hệ mật thiết hơn với các nhà cung cấp tư nhân do mức giá rẻ hơn so với các công ty vận chuyển và mức hoả hồng công ty được hưởng có tỷ lệ phần trăm cao hơn, thường là 5%. Nhưng một khó khăn khi quan hệ với các nhà cung cấp tư nhân là kinh nghiệm phục vụ khách của họ chưa nhiều. Họ chủ yếu là những lái xe khách thông thường.
Đối với các công ty vận chuyển khách du lịch thì mức giá thường cao, mức hoả hồng thấp ( khoảng 3%) do các công ty này cũng là đối thủ cạnh tranh của công ty. Mặt khác khi quan hệ với công ty này nhiều khi Vinatour cũng không hợp đồng được xe theo mong muốn, nhưng thuận lợi nhất là đội ngũ lái xe của hai công ty có kinh nghiệm phục vụ khách du lịch đã lâu do đó chất lượng phục vụ khách của họ là rất tốt góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng trong các chương trình du lịch của công ty.
Tóm lại, mối quan hệ của công ty Vinatour với các phương tiện vận chuyển trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều khó khăn chỉ có phương tiện ô tô là công ty thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ và có mức hoả hồng ổn định, còn hàng không và đường sắt vẫn độc quyền nên công ty phụ thuộc hoàn toàn vào hai ngành này cả về giá cả và mức hoả hồng...Vận chuyển đường thuỷ chưa phát triển ở Hà Nội nên các chương tình du lịch bằng đường thuỷ từ Hà Nội công ty chưa thực hiện do đó công ty chưa có quan hệ với nhà cung cấp này.
2.2.4. Mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ khác trên ở Hà Nội .
Như chúng ta đã biết sản phẩm du lịch chủ yếu là các dịch vụ nên ngoài những nhà cung cấp chính kể trên, công ty Vinatour còn tìm hiểu thông tin và thiết lập mối quan hệ với một số nhà cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung khác ở Hà Nội để hoàn thiện các chương trình du lịch của mình như: thuê xích lô, xe đạp, xe máy, lều trại cho khách và đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên du lịch, đăng ký mua vé xem các buổi biểu diễn lớn tại Hà Nội cho khách nước ngoài, các cuộc hội thảo, hội nghị về thương mại cũng được công ty rất chú trọng trong thời gian qua.
Đây là một số dịch vụ nhỏ mà công ty thường xuyên có mối quan hệ để làm hoàn thiện chương trình du lịch trọn gói cuả mình, nhưng chủ yếu với các nhà cung cấp dịch vụ này công ty làm trung gian để liên hệ cho khách nhằm thu tiền hoả hồng.
Đối với đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn, công ty có mối quan hệ chặt chẽ với từng cá nhân và cơ quan chủ quản của họ nên việc thuê hướng dẫn viên cho công ty trong thời gian qua đã trở nên dễ dàng hơn.
Các cơ quan mà công ty có quan hệ thuờng xuyên trong việc thuê hướng dẫn viên là Đài tiếng nói Việt Nam, các hội hữu nghị Việt- Nhật, Việt - Pháp...
Cùng với đội ngũ hướng dẫn viên của mình và các cộng tác viên tiếng Anh, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...đã làm cho đội ngũ hướng dẫn viên của công ty Vinatuor luôn được đảm bảo trong các chương trình đây là một nhân tố quan trọng góp phần chính vào sự thành công của công ty trong thời gian qua.
2.2.5. Mối quan hệ với các cơ quan chức năng ở Hà Nội .
Tuy các cơ quan chức năng ở Hà Nội không phải là những nhà cung cấp sản phẩm đầu vào của công ty trong quá trình kinh doanh nhưng họ lại là những người quyết định trong việc xuất nhập cảnh, cấp giấy phép, gia hạn Visa cho khách.
Lượng khách của công ty Vinatour chủ yếu là khách quốc tế nên các thủ tục xuất nhập cảnh, làm Visa được công ty rất chú ý quan tâm. Do là công ty có uy tín lâu năm và đã từng trực thuộc Bộ công an do đó mối quan hệ của công ty cới cục quản lý xuất nhập cảnh A18, các cục A35, A37, A24, C26 của Bộ công an là rất thuận lợi. Khi có danh sách đoàn, các hãng gửi khách gửi tới, công ty tiến hành làm thủ tục xin cấp Visa rất nhanh và thuận lợi với mức chi phí đúng theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên thủ tục hải quan ở các sân bay Việt Nam còn rất chậm, thông tin ở cửa nhập cảnh không khoa học (chữ bé, sai tiếng anh, gây lộn xộn khi xếp hàng nhập cảnh vào Việt Nam).
Nhân viên hải quan, công an biết ngoại ngữ còn kém, thể hiện trong giao tiếp bị khách cho là cục cằn đẫn đến sự khám xét mất tự nhiên cho khách, không an tâm cho khách tại các cửa khẩu.
Việc đóng dấu xuất nhập cảnh do công an cửa khẩu làm sai (bằng tiếng việt) khi khách xuất bị phạt tiền đẫn đến tranh cãi. Công an cửa khẩu hai nơi đổ lỗi cho nhau đã xảy ra ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất làm suy giảm uy tín của công ty. Hướng dẫn viên khó có thể kiểm tra nhất là các đoàn khách đông, việc thắc mắc rất khó được giải quyết nếu có giải quyết thì cũng rất chậm gây khó khăn cho hướng dẫn viên và khách. Đây là những lỗi do ngành công an gây ra nhưng họ lại phạt khách mặc dù khách vẫn thực hiện đúng các thủ tục và thời hạn như sứ quán Việt Nam cho họ nhập cảnh.
Việc cấp Visa cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhiều khi rất chậm, khách và công ty phải chờ trước khi ra sân bay để có visa đã xảy ra nhiều lần đối với công ty gây tâm lý sợ sệt cho khách. Các chương trình đi du lịch ra Châu Âu, Mỹ... là rất rườm rà về mặt thủ tục, khoản tiền đặt cọc và khoản tiền chứng minh tài chính của khách du lịch là quá lớn, Visa đến nước ngoài là quá ngắn (dưới 15 ngày), phải đi theo đoàn nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Nhiều chương trình công ty đã ký kết với khách không thể thực hiện được vì chưa lấy được Visa...
Tóm lại trong quan hệ với các cơ quan chức năng công ty đã được tạo điều kiện rất thuận lợi trong các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế, nhưng về các thủ tục cho người Việt Nam ra nước ngoài còn nhiều bất cập chi phí làm visa còn lớn. Tại các cửa khẩu các cơ quan chức năng đôi khi còn sai sót gây khó khăn và phiền hà cho khách.
Trong quan hệ với các nhà cung cấp trên thì ngoại trừ các cơ quan chức năng, các phòng ban cấp phép nhập cảnh là công ty phải thanh toán tiền trực tiếp khi làm Visa. Còn đối với các nhà cung cấp sản phẩm ở Hà Nội thì công ty đều áp dụng hình thức thanh toán giống nhau đó là hình thức công ty trả tiền cho các nhà cung cấp vào cuối của mỗi tháng tài chính sau khi đã nhận được hoá đơn thanh toán tổng hợp tất cả các dịch vụ của các nhà cung cấp gửi cho công ty vàp ngày 25 hàng tháng. Việc thanh toán thông thường được trả qua tài khoản ở ngân hàng của công ty cũng như của các nhà cung cấp. Mức tiền hoả hồng công ty được hưởng sẽ được các nhà cung cấp hoàn trả ngay sau khi công ty thanh toán.
2.3. nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh và yếu của công ty trong thời gian qua.
2.3.1.Về kinh doanh.
Công ty lấy kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế làm trọng tâm của mọi hoạt động và không ngừng nâng cao mở rộng các hoạt động kinh doanh khách du lịch nội địa... do đó trong thời gian qua công ty đã đạt được một số kết quả sau:
*Về ưu điểm:
- Công ty vẫn duy trì với bạn hàng cũ và có chính sách ưu tiên đặc biệt hơn, với chất lượng phục vụ tốt hơn. Những thị trường truyền thống, những hãng đã có quan hệ đưa khách cho công ty vẫn được duy trì nên trong 3 năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế công ty phục vụ tuy có tăng, giảm không đáng kể, vẫn giữ được mức ổn định.
- Đã quan tâm tới các hình thức, biện pháp quảng bá tiếp thị du lịch quốc tế và trong nước. Tăng cường các cuộc tiếp xúc quốc tế thông qua các hội chợ, triển lãm. Vì vậy bước đầu một số hãng mới đã có giao dịch, ký kết với công ty và đã gửi được những đoàn khách đầu tiên cho công ty trong năm qua như hãng Monts Jura Tuorism (Pháp).
- Vào đầu năm 2000 đã xem xét và dừng hoạt động của đại lý du lịch III. Công việc kinh doanh của chi nhánh Móng Cái, kinh doanh vận chuyển đã được công ty xem xét và cân nhắc kỹ với các biện pháp tích cực nên hai đơn vị này đã vượt qua khó khăn và đang vươn lên trong kinh doanh.
- Đã tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước, tổ chức cho một đoàn cán bộ của công ty đi khảo sát xuyên Việt. Mở tuyến và hoàn thiện chương trình Việt- Lào- Thái bằng đường bộ, khảo sát tuyến du lịch đường mòn Hồ Chí Minh.
Với các hoạt động trên công ty tạo ra rất nhiều lợi thế và uy tín trong kinh doanh hiện nay. Nguyên nhân của những thành tựu trên là do công ty có một số điểm mạnh sau:
+ Sản phẩm của công ty có chất lượng cao.
+ Công ty đã tạo uy tín với khách du lịch quốc tế.
+ Đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm.
+ Có quan hệ chặt chẽ với nhiều hãng du lịch quốc tế.
+ Có quan hệ tốt với cơ quan có liên quan.
+ Công ty đã nối mạng Internet và một số mạng phổ biến ở Việt Nam để chào bán các chương trình.
* Nhược điểm của công ty :
Tuy là một công ty lữ hành lớn nhưng công ty Vinatour vẫn tồn tại một số điểm yếu trong kinh doanh:
Trong những năm qua lượng khách du lịch quốc tế của công ty khá ổn định nhưng về lượng khách nội địa vẫsn còn ít, chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với thị trường nội địa thì khách du lịch chưa thực sự biết đến hình ảnh của công ty.
+ Tuy doanh thu du lịch của công ty có xu hướng tăng nhưng về lợi nhuận lại giảm xuống.
+ Đội xe du lịch của công ty đã quá cũ nên với các đoàn khách quốc tế công ty phải thường xuyên thuê ở bên ngoài.
+ Đội ngũ cán bộ của công ty tuy đông nhưng chất lượng không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, trình độ chuyên môn về du lịch rất ít mà chủ yếu là tốt nghiệp trường ngoại ngữ, cán bộ quản lý nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình đổi mới, tổ chức những hoạt động kinh doanh lữ hành chưa được phù hợp dẫn đến chi phí của các chương trình du lịch còn cao là nguyên nhân chính của việc lợi nhuận bị giảm.
2.3.2.Về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội .
Cùng với việc khai thác khách, công ty luôn chú trọng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội. Công ty đã nhìn nhận một cách chính xác và nhạy bén về thị trường du lịch, về điều kiện thuận lợi của Hà Nội nên hầu hết các mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào đều ở Hà Nội nên trong mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch công ty có những ưu và nhược điểm sau.
* Về ưu điểm
Là đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế lâu năm nên công ty đã tạo được uy tín, sự tin tưởng của các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào ở Hà Nội nên chất lượng của chương trình du lịch của công ty ngày được nâng cao.
Mối quan hệ mật thiết và tốt nhất của công ty là với các cơ sở lưu trú, ăn uống và các nhà cung cấp các phương tiện vận chuyển là ô tô. ở đây mối quan hệ này không chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp luôn sẵn sàng phục vụ khách của công ty mà còn được trả một khoản tiền hoả hồng cơ bản là rất lớn và với nhiều chính sách ưu đãi của các nhà cung cấp cho công ty. Thông thường công ty đã ký hợp đồng hàng năm với các cơ sở này.
* Nhược điểm:
Trong các nhà cung cấp sản phẩm du lịch ở Hà Nội cho công ty hiện nay thì bất lợi lớn nhất là mối quan hệ với hàng không và đường sắt. Đây là hai ngành độc quyền ở Việt Nam nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phục vụ khách bằng hai loại phương tiện vận chuyển này.
Đối với các cơ quan chức năng công an, hải quan ... mối quan hệ của công ty đã được thiết lập chặt chẽ tuy nhiên có thời điểm khách của công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong các thủ tục làm Visa, xuất nhập cảnh.
Các điểm tham quan giải trí ở Hà Nội thì chưa có sự ưu đãi nào đối với công ty khi công ty đưa đoàn đến tham quan về giá vé và còn nhiều điểm bất cập.
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của công ty nói chung và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp nói riêng. Việc phân tích thường gặp nhiều khó khăn, thiếu tính chủ quan vì nhiều lý do khác nhau. Để có thể khai thác tốt những thời cơ và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, các nhà quản lý thường phải vận dụng tối đa sức mạnh và khắc phục những điểm yếu của công ty. Công ty Vinatour cũng không được nằm ngoài quỹ đạo trên để có những phương hướng phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong quá trình kinh doanh của mình hiện nay và trong tương lai.
Kết luận
Ngày nay với sự bùng nổ của các công ty lữ hành và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch trên thị trường thì việc thiết lập mối quan hệ giữa hai tác nhân này cũng đã dễ dàng hơn. Đặc biệt ở Hà Nội với sự phát triển du lịch trong những năm đang tăng rất cao, cạnh tranh trên thị trường du lịch diễn ra rất gay gắt và khốc liệt. Câu hỏi đặt ra cho các công ty lữ hành ở đây không chỉ là việc thu hút khách mà phải lựa chọn và thiết lập mối quan hệ ngày càng tốt hơn với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào để xây dựng cho mình các chương trình du lịch trọn gói với chất luợng cao nhất và mức giá hợp lý phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Công ty Điều Hành Hưóng Dẫn Du Lịch Vinatour là một trong những công ty lữ hành đã thành công trên thị trường du lịch Việt Nam. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, mặc dù có nhiều thay đổi trong nội tại nguồn khách của công ty nhưng công ty đã có những thay đổi thích hợp trong việc quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch ở Hà Nội để có các chương trình du lịch thích hợp do đó công ty vẫn luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Qua thời gian thực tập ngắn ở công ty từ những kiến thức đã được học và thực tế nghiên cứu em xin đưa ra một số suy nghĩ về việc nâng cao mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch đầu vào ở Hà Nội nhằm góp phần áp dụng lý thuyết được trang bị vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty với mong muốn công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành du lịch Việt Nam.
Luận văn với kết cấu chặt chẽ và logic gồm 3 chương.
Chương 1: Đã khái quát được những lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp và vai trò của những nhà cung cấp sản phẩm du lịch cũng như cơ sở và hình thức của mối quan hệ giữa các công ty lữ hành và các nhà cung cấp.
Chương 2:
- Đã giới thiệu được đặc điểm tình hình của công ty Vinatour.
Nêu được thực trạng của những nhà cung cấp sản phẩm ở Hà Nội cũng như mối quan hệ của họ với công ty Vinatour.
Đã đánh giá và nhận xét được về tình hình kinh doanh của công ty Vinatour.
Chương 3: Đã đưa ra được một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc kinh doanh của công ty cũng như hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm ở Hà Nội trong thời gian tới.
Tuy vậy do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế luận văn vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề thực tế trong kinh doanh lữ hành hiện nay của công ty Vinatour mà chỉ dừng lại ở vấn đề lý thuyết nhiều hơn. Do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các cô chú trong công ty Vinatour. Em xin chân thành cảm ơn.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1.TS Đinh Trung Kiên-Nghiệp Vu Hướng Dẫn Du lịch. NXB Đại học quốc gia 2000
2. TS Trịnh Xuân Dũng -Quản trị kinh doanh khách sạn. NXB Đại học quốc gia 2000.
3.PGS.PTS Nguyễn Văn Đính, Thạc sỹ Phạm Hồng Chương -Giáo trình: Quản trị kinh doanh lữ hành -NXB Thống Kê Hà Nội 11/1998
4.PGS.PTS Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Văn Mạnh- Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch- NXB Thống Kê Hà Nội 1996.
5. Tạp chí du lịch các số năm 1998, 1999, 2000, 2001.
6. Tạp chí giao thông vận tải các số năm 1998, 1999, 2000, 2001.
7. Báo cáo tổng kết công tác của công ty Vinatour năm 1998, 1999,2000.2001
8. Báo cáo tóm tắt của công ty Vinatour.
9. Niên giám thống kê Hà Nội năm 1998, 1999, 2000,2001.
10.Một số tài liệu khác.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2982.doc