Lời nói đầu
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Nhà nước, một mặt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình. Mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn, đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững được trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý tài chính cung cấp thông tin chính xác để gíp lãnh đạo đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn trong quá trình sản
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và chịu sự trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Do đó hoạt động bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đồi với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động bán hàng muốn thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý đồng bộ kết hợp với một cơ chế hạch toán phù hợp. Đây chính là công cụ để điiêù hành và quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.
Trong các công cụ quản lý tài chính thì hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu để thực hiện kiểm tra, xử lý thông tin. Trên thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp kế toán đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp k0 thực hiện hạch toán kế toán thì có thể nói các hoạt động trên thị trường một cách liều lĩnh, không biết kết quả, hậu quả của việc mình làm, sẽ không có phương hướng và quyết định đưa đến thành công trong kinh doanh .
Qua thời gian thực tế ở công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội với nhận thức kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả là khâu quan trọng trong công tác kế toán của công ty cần được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn để phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài chính ở công ty .
Nội dung của bài viết gồm :
Chương một: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thành phẩm và bán hàng thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương hai: Thực tế công tác kế toán tại công ty dịch vụ kỹ thuật
Hà nội
Chương ba: Nhận xét đóng góp ý kiến về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công ty.
Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thành phẩm và bán hàng thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
I- Thành phẩm , bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng.
Thành phẩm:
Sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp bao gồm thành phẩm, nủa thành phẩm và lao vụ dịcn vụmà đơn vị sản xuất ra để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trong đó thành phẩm chiếm đại bộ phận.
Thành phẩm là những sản phẩm đã được ra công chế biến xong ở bước công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất sản phẩm đó đã được kiểm tra kỹ thuật, được xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quy định và nhập kho để bán.
Nửa thành phẩm là những thành phẩm chưa qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ kĩ thuật sản xuất sản phẩm, nhưng do yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, nó được nhập kho thành phẩm và khi bán cho khách hàng, nửa thành phẩm cùng có ý nghĩa như thành phẩm.
Việc phân định chính xác hai khái niệm trên có ý nghĩa rất qua trọng bởi vì nó giúp cho doanh nghiệp trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản xuất hoàn thành, từ đó đánh giá được mức độ hoàn thànhkế hoạch của đơn vị cũng như xác định được chính xác kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. Bất cứ loại thành phẩm nào cũng biểu hiện trên hai mặt: Số lượng và chất lượng.Số lượng của thành phẩm được xác định bằng các đơn vị đo lường như: kg, l, bộ, m, cái,… Chất lượng của thành phẩm được xác định bằng tỷ lệ % tốt xấu hoặc phẩm cấp ( loại1, loại 2 …) của sản phẩm. Đây chính là mặt độc lập của một thể thống nhất và liên hệ với nhau một cách biện chứng và đó là nguyên nhân giải thích tại sao khi nghiên cứu quản lý và hạch toán một thành phẩm ta luôn phải đề cập đến vấn đề này.
2.Bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng:
Sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra mang tính chất là sản xuất hàng hoá. Do đó, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản phẩm đó.
Quá trình tiêu thụ chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quân hệ trao đổi.Trong quan hệ này, doanh nghiệp chuyển nhượng cho khách hàng sản phẩm hàng hoá, mặt khác thu được ở khách hàng số tiền tương ứng với giá trị của số sản phẩm hh đó.Số tiền đó được gọi là doanh thu tiêu thụ.
Như vậy, doanh thu tiêu thụ chính là số tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được ở khách hàng tương ứng với số hàng đã giao.
Từ khái niệm trên ta thấy tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoàn thành và luân chuyển vốn nếu có thể nói, tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu khách quan thông qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chuển hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (tiền tệ) và kết thúc vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vì có thông qua tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được thực hiện lao động của con người sản xuất nói riêng và của doanh nghiệp nói chung mới được xã hội công nhận. Có tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp mới có khả năng để bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí NVL,chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung). Chi phí ngoài sản xuất (chí phí bán hàng, chi phí quản doanh nghiệp ), tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới. Tăng nhanh quá trình tiêu thụ (tăng về số lượng và rút ngắn thời gian) là tănh nhanh vòng quay của vốn lưu động, tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp, tránh phải sử dụng nguồn vốn ít có hiệu quả như vốn vay đảm bảo thu hồi vốn nhanh chóng để thực hiên tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Đồng thời đây cũng là tiêu đề vật chất để tăng thu nhập doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên.
Đối với các doanh nghiệp khác có qua hệ sản xuất trực tiếp với doanh nghiệp, việc cung cấp sản phẩm kịp thời, đúng hạn, đúng quy cách sản phẩm, đúng số lượng yêu cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất đã vạch ra, trên cơ sở có tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hoá là cơ sở cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng và hàng, đồng thời cũng đảm báo sự cân đối sản xuất trong từng ngành. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, khi các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đang phát triển mạnh mẽ thì việc tiêu thụ thành phẩm của mỗi doanh nghiệp có thể tạo nên uy tín sức mạnh của đất nước trên thị trường quốc tế, góp phần tạo nên sự cân đối của cán cân thanh toán quốc tế.
II Các phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của thành phẩm
Đánh giá thành phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị thành phẩm theo những nguyên tắc nhất định.
Đối với thành phẩm phải xác định theo giá thực tế, song trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ thành phẩm và chúng biến động thường xuyên. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu hạc toán hàng ngày thành phẩm còn có thể được đánh giá theo giá hạch toán và giá này được sử dụng để hạch toán chi tiết thành phẩm. Nhưng đến cuối tháng kế toán phải tính hệ số giá để chuyển giá hạch toán thành giá thực tế.
Giá hạch toán của thành phẩm là giá ổn định trong một niên độ kế toán, do phòng kế toán quy định.
Giá hạch toán có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất quy định.
Giá hạch toán thành phẩm không những có tác dụng trong hạch toán mà cho ta biết được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp trong việc hạ giá thành sản phẩm, biểu hiện chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch. Điều đó còn phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy mà trong công tác kế toán thành phẩm phải hiểu rõ ý nghĩa và tác dụng của giá hạch toán thành phẩm để áp dụng trong quá trình hạch toán.
Đối với thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá thành sản xuất bao gồm: chi phí NVL trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung:
Zsx = CFNVLTT + CFNCTT + CFSXC
Còn những thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.
Đối với thành phẩm xuất kho, các doanh nghiệp có thể tuỳ theo đặc điểm của thành phẩm, tình hình quản lý của mình để lựa chọn phương pháp hạch toán thích hợp nhưng phải đảm bảo áp dụng nhất quán từ kì này sang kì khác. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương pháp tính giá thành thực tế của sản phẩm xuất kho sau đây:
Phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ
=
Giá thành thực tế thành + giá thànhthực tế thành
phẩm tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm + Số lượng thành phẩm
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Phương pháp này tính toán đơn giản nhưng cho kết quả không chính xác. Giá này được áp dụng giá thực tế để ghi sổ nhưng lại theo dõi chặt chẽ của từng thứ vật liệu nhập, xuất, tồn kho.
Phương pháp nhập trước xuất trước:
Nhập theo giá nào thì xuất kho theo giá ấy, xuất hết lần trước mới đến lần sau, phương pháp này phù hợp với việc bảo quản hàng hoá tại kho. Giá tồn kho và giá bán là phản ánh một cách chính xác, nhưng khó khăn trong việc hạch toán chi tiết và kho bãi bị hạn chế. Vì vậy, cách đánh giá này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có chủng loại mặt hàng ít, việc nhập xuất không thường xuyên.
Phương pháp nhập sau xuất trước:
Xuất lô hàng của lần nhập sau cùng trước, nhập theo gia nào thi xuất theo giá đó. Do đặc điểm như vậy nên sự vận động của thành phẩm được phản ánh một cách chính xác (đảm bảo chính xác theo từng lô hàng bởi vì bán ra theo đúng giá trị lô hàng). Phương pháp này thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc phù hợp, nghĩa là thị gia vốn của hàng bán phù hợp với doanh thu tạo ra trong kỳ, điều đó đặc biệt thuận lợi khi nền kinh tế có lạm phát, tuy nhiên nó không phù hợp với việc bảo quản các loại thành phẩm tồn kho.
Phương pháp trừ lùi:
Trị giá hàng xuất được xác định theo trình tự sau:
Xác định tổng số thành phẩm có để bán bằng thành phẩm số thành phẩm tồn kho đầu kỳ cộng số thành phẩm nhập trong kỳ.
Cuối mỗi kỳ hạch toán tiến hành kiểm kê để xác định tồn kho (cả số lượng và giá trị ).
+ Về mặt số lượng: thực hiện theo phương pháp cân, đong, đo, đếm .
+ Về mặt chất lượng: Nhận lượng đố với giá trị vốn tương ứng của từng loại rồi cộng tất cả các giá trị của các loại với nhau.
Trị giá thành phẩm xuất trong kỳ
=
Trị giá thành phẩm tồn
đầu kỳ
Trị giá thành phẩm nhập
trong kỳ
Trị giá thành phẩm tồn cuối kỳ
-
Để áp dụng được phương pháp này phải giả thiết trong quá trình bảo quản thành phẩm ở kho không có sự hao hụt, mất mát. Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có sản phẩm cồng kềnh.
Phương pháp hệ số giá:
Việc đánh giá thành phẩm theo giá thực tế rất đơn giản, nhưng thường đến cuối tháng hay cuối kỳ hạch toán thì mới tính được giá thành sản xuất, mà việc nhập xuất diễn ra hàng ngày. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán người ta sử dụng phương pháp tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho theo hệ số giá thành phẩm. Hệ số giá được tính theo từng nhóm, từng thứ thành phẩm theo công thức:
Hệ số giá
=
Giá thành thực tế thành + giá thànhthực tế thành
phẩm tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ
Giá hạch toán thành + Giá hạch toán thành
phẩm tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ
Giá thực tế thành phẩm xuất kho
=
Hệ số giá
Giá hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ
x
III, doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do bán hàng. ở các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế giá trị gia tăng, còn ở các doanh nghiệp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng là trị giá thanh toán của số hàng đã bán. Nhoài ra doanh thu bán hàng còn bao gồm các khoản phụ thu.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh bán ra thu hồi nhanh chóng tiền bán hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng. Nếu khách hàng mua với số lượng lớn hàng hoá sẽ được doanh nghiệp chiết khấu còn hàng hoá của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách h có thể không chấp nhận hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Các khoản trên ghi vào chi phí họat động tài chính hoặc giảm trừ trong doanh thu bán hàng ghi trên hoá đơn.
- Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp phải trả cho khách hàng trong trường hợp hoá đơn bán hàng viết theo giá bình thường, hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp đã chấp nhận hoặc do khách hàng mua với số lượng lớn doanh nghiệp giảm giá.
- Trị giá hàng bị trả lại là số tiền doanh nghiệp đã trả cho khách hàng trong trường hợp hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng quá kém khách hàng trả lại số tiền đó.
Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau đây:
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng.
Tài khoản này gồm 4 tài khoản cấp 2
+ TK5111: Doanh thu bán hàng hoá.
+ TK5112: Doanh thu bán các sản phẩm.
+ TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ TK5114: Doanh thu bán hàng.
Kết cấu TK511- Doanh thu bán hàng.
Bên Nợ ghi: +Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng, giảm giá, hàng bị trả lại.
+ Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang TK911.
Bên có ghi: + Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ theo hoá đơn.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập giữa đơn vị chính với các đơn vị phụ thuộc và các đơn vị phụ thuộc với nhau.
Tài khoản này gồm 3 tài khoản cấp 2:
+ TK5121: Doanh thu bán hàng hoá
+ TK5122: Doanh thu bán các sản phẩm.
+ TK5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Kết cấu TK512 : Doanh thu bán hàng nội bộ có kết cấu tài khoản giống hệt kết cấu TK511: Doanh thu bán hàng.
Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại.
Tài khoản này phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511, TK512 để giảm doanh thu bán hàng
Kết cấu TK 531- Hàng bán bị trả lại.
Bên nợ ghi: + Trị giá hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa thuế giá trị gia tăng.
Bên có ghi: + kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK511 hoặc TK512.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán.
Tài khoản này phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng và kết chuyển số tiền giảm giá sang TK511 hoặc TK 512 giảm doanh thu bán hàng.
Kết cấu TK532- Giảm giá hàng bán.
Bên nợ ghi:+ Số tiền giảm giá cho khách hàng theo giá bán.
Bên có ghi: + kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc TK 512
Tài khoản này không có số dư.
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng như sau:
TK 531,532 TK 511 TK111,112,131
(3) cuối kỳ k/c các khoản Doanh thu bán Tổng số
giảm doanh thu hàng (chưa thuế) tiền thu
được do
TK 333(2),333(3) TK 333(1) bán hàng
(4) thuế nhập khẩu, tiêu thuế phải
thụ phải nộp nộp
TK 911
(5)k/c doanh thu
(2) Các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại
Căn cứ vào giấy báo có, phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng.
Nợ TK 112: - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 111: - Tiền mặt
Nợ TK 131: - Phải thu của khách hàng
Có TK 511: - Doanh thu bán hàng
Có TK 333(1): - Thuế GTGT và các khoản phải nộp nhà nước
Giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ
Nợ TK 532: - Giảm giá hàng bán.
Nợ TK 531: - Hàng bán bị trả lại.
Có TK 131: - Phải trả người bán.
Hoặc Có TK: 111,112.
Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại kết chuyển sang bên Nợ TK511 hoặc TK 512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn ở bân Có TK này
Nợ TK 511: - Doanh thu bán hàng (hoặc TK 512)
Có TK 531 : - Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 : - Giảm giá hàng bán
Hàng hoá, thành phẩm bán ra thuộc diên tính thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán xác định số thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
Nợ TK 511: - Doanh thu bán hàng.
Có TK 333(2), 333(3): - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Cuối kỳ xác định doanh thu bán hàng thuần bằng cách lấy doanh thu theo hoá đơn trừ đi thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt( nếu có) và các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 511: - Doanh thu bán hàng.
Có TK 911: - Xác định kết quả kinh doanh.
III, các phương thức bán hàng, phương thức thanh toán và kế toán tổng hợp quá trình bán hàng của các phương thức bán hàng.
Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá. Đồng thời có tính quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức bán hàng dưới đây:
Bán hàng trực tiếp.
Gửi hàng trực tiếp.
Đại lý - ký gửi.
Trả góp.
Hoặc Hạch toán tiêu thụ nội bộ.
Bán hàng trực tiếp:
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hàng tại bộ phận trưc tiếp tại xí nghiệp. Số hàng giao cho khách được xác định là tiêu thụ vì người mua đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán và doanh nghiệp đươcj phép ghi tăng doanh thu.
Tài khoản sử dụng: TK 911: Xác định kết quả.
TK 911- Xác định kết quả.
- Trị giá vốn của thành - Doanh thu của hoạt
phẩm,hàng hoá đã tiêu động sản xuất .
thụ trong kỳ.
- Chi phí bán hàng - Thu nhập hoạt động tài chính
Chi phí quản lý DN và hoạt động bất thường
K/c cuối kỳ
- Chi phí hoạt dộng TC
- Cuối kỳ k/c lãi - K/ c lỗ
Không có sốdư
Phương pháp hạch toán: (3) Các khoản giảm giá,hoặc trả lại
TK 154,155 TK 632 TK911 TK531,532 TK 511 TK 111,112
(1) giá thực tế (6)k/c giá vốn k/c các khoản Doanh thu bán
TP xuất hbán trong kỳ làm giảm DT hàng Tổng
TK 641 (giá tiền
(7) k/c chi phí (5) K/c doanh thu thuần bán ) thu
bán hàng (2) được
TK 642
(8) k/c chi phí TK333(1)
QLDN
TK 421 Thuế VAT
(9a) K/c lãi phải nộp
hay k/ c lỗ (9b)
Lưu ý: (1)- Trường hợp hàng bán bị trả lại
a, Nợ TK 531:
Nợ TK 333(1):
Có TK 111, 112, 131:
b, Nợ TK 155: Giá vốn
Có TK 632:
(2)- Trong quá trình bán hàng nếu doanh nghiệp thực hiện triết khấu cho khách hàng thì toàn bộ phần triết khấu:
Nợ TK 811:
Có TK liên quan:
Hàng gửi chờ chấp nhận:
Là phương thức bán hàng mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng, số hàng gửi đi này vẫn thuộc quyền sở hữu bên bán, chỉ khi nào bên mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì số hàng gửi đi mứi được xác định là tiêu thụ và doanh nghiệp mới được phép ghi nhận doanh thu.
Phương pháp hạch toán:
(4)
TK 154,155 TK 157 TK 632 TK911 TK531,532 TK 511 TK111,112
(1) (3) (7) (5)
TK 641 (2)
(8) (6)
TK 642
(9)
TK333(1)
TK 421
(10a)
(10b)
Khi gửi hàng đi bán kế toán ghi
1- Nợ TK157: Giá vốn
Có TK 154, 155:
Khách hàng trả tiền hay chấp nhận trả:
Nợ TK 111, 112, 131:
Có TK 511:
Có TK 333(1):
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng tiêu thụ
Nợ TK 632:
Có TK 157:
Các bút toán còn lại hạch toán giống phương thức bán hàng trực tiếp.
Bán hàng đại lý ký gửi.
Mà bên chủ hàng (gọi là bêngiao hàng đại lý) xuất hàng cho bên đại lý hay ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán.Bên đại lý sẽ hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hay chênh lệch giá.
Theo luật thuế GTGT nếu bên đại đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định và phần hoa hồng được hưởng theo tỷ lệ trên phần doanh thu chưa thuế thì toàn bộ thuế do chủ hàng chịu bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên hoa hồng được hưởng, ngược lại nếu bên đại lý hưởng hoa hồng tình theo tỷ lệ trên tổng giá thanh toán giá thanh toán gồm cả thuế GTGT thì bên đại lý phải nộp thuế GTGT.
Kế toán tại đơn vị giao đại lý:
Khi giao hàng cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 157:
Có TK 154, 155:
Khi đại lý thông báo hàng đã bán được:
Nợ TK 111, 112, 131:
Có TK 511:
Có TK 333(1):
Đồng thời phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632:
Có TK 157:
Phản ánh hoa hồng trả cho đại lý.
+ Nếu hoa hồng trên giá bán có thuế
TK 641: - Phần hoa hồng cho đại lý trên giá bán không thuế
Nợ TK 333(1): - Ghi giảm thuế đầu gia phải nộp
Có TK liên quan:
+ Nếu hoa hồng trên giá bán không thuế
Nợ TK 641:
Có TK 111, 112, 131:
Các bút toán còn lại giống như trường hợp bán hàng trực tiếp.
Kế toán tại đơn vị nhận bán đại lý:
Khi nhận hàng đại lý, kế toán ghi đơn:
Nợ TK 003:
Khi bán hàng kế toán ghi đơn:
Có TK 003:
Đồng thời phản ánh tiền bán hàng:
Nợ TK 111, 112: - Tổng số tiền.
Có TK 511: - Phần hoa hồng được hưởng.
Có TK 331: - Phần gốc phải trả.
Các bút toán còn lại hạch toán giống như phương thức bán hàng trực tiếp nhưng không có bút toán phản ánh giá vốn.
Sơ đồ hạch toán tiêu thụ tại đơn vị bán hàng đại lý ký gửi
TK 911 TK511 TK 111,112,…
K/c doanh thu thuần Hoa hồng đại
lý được hưởng Toàn bộ
TK003 TK 331 tiền hàng
- Nhận -Bán Phải trả chủ hàng
- Trả lại
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
Bán hàng trả góp:
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, nhười mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại chấp nhận trả dần ở các kỳ khác nhau và phải chịu một tỷ lệ lãi xuất nhất định, thông thường số tiền trả ỏ các kỳ tiếp theo bằng nhau trong đó bao gồm một doanh thu gốc và một phần lãi xuất trả chậm.
Phương pháp hạch toán:
Khi giao hàng cho người mua:
Nợ TK 632:
Có TK 155:
Phản ánh doanh thu của hàng bán trả góp:
Nợ TK 111, 112:- Số tiền khách hàng trả lần đầu.
Nợ TK 131: - Số tiền còn lại
Có TK 511: - Giá bán thông thường
Có TK 333(1):- Thuế GTGT Phải nộp
Có TK 711: - phần chênh lệch giữa giá bán trả góp vá thông thường
Các bút toán còn lại hạch toán giống như phương thức bán hàng trực tiếp.
Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp
TK 911 TK511 TK 111,112,…
K/cdoanh thu thuần DT theo giá
bán thu tiền Số tiền nười mua trả lần
TK333(1) đầu tại thời điểm mua
Thuế VAT phải nộp tính tiền
Giá bán thu tiền ngay
TK 711 TK 131
Lợi tức trả chậm Tổng số Thu tiền
Tiền còn ở người
phải thu ở mua các
người mua kỳ sau
5.Hạch toán tiêu thụ nội bộ:
Bán hàng nội bộlà việc mua bán sản phẩm lao vụ, dịch vụ giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc hay giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau trong cùng một tổng công ty,một tập đoàn hay một liên hiệp xí nghiệp. Ngoài ra còn bao gồm các khoản sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, biếu tặng, trả lương trả thưởng, xuất cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán:
Bán sản phẩm hàng hoá công cụ, lao vụ dịch vụ giữa các đơn vị thành vốn
+ Khi giao hàng
Nợ TK 632:
Có TK 154,155:
+ Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112:
Nợ TK 136: - Bán chịu
Có TK 152:
Có TK 333(1):
Dùng vật tư sản phẩm, hàng hoá để biếu tặng hay phục vụ trở lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh
a, Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632:
Có TK 154,155:
b, Phản ánh doanh thu :
+ Nếu vật tư, hàng hoá trở lại sản xuất
Nợ TK 641, 642:
Có TK 512:
+ Nếu dùng hàng hoá được bù đắp bằng quỹ phúc lợi:
Nợ TK 431:
Có TK 512:
Có TK 333(1):
V. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
- Ghi chép đầy đủ, kịp khối lượng thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ , tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản giảm chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, tỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ với nhà nước.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng xác định kết quả và phân phối kết quả phụ vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm:
VI. nguyên tác xác định kết quả kinh doanh và nội dung kết quả kinh doanh. ( tóm tắt bằng sơ đồ)
TK632 TK911 TK511
K/c trị giá vốn của sản phẩm K/c doanh thu thuần trong
hàng hoá, dịch vụ … đã phát kỳ
sinh trong kỳ
TK 811,821 TK 711, 721
K/c chi phí các hoạt động K/c thu nhập các hoạt động
khác khác
TK 641, 642 TK 421
K/c chi phí bán hàng K/c lỗ
chi phí QLDN
K/c lãi
Tài khoản 911 : Xác định kết quả kinh doanh tài khoản này được sử dụng đẩ phản ánh xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
VII. chứng từ kế toán, các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm.
Chứng từ sử dụng:
Việc nhập và xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên liên tục do vậy mà thành phẩm trong kho doanh nghiệp luôn biến động. Để quản lý chặt chẽ thành phẩm, các hoạt động xuất nhập kho thành phẩm đều phải được lập chứng từ kế toán một cách đầ đủ, kịp thời và chính xác đúng với những quy định cụ thể trong chế độ ghi chép ban đầu. Bởi những chứng từ này là cơ sở pháp lý để tiến hành hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm, là căn cứ để kiểm tra tính chính xác trng quá trình ghi số, đảm bảo ghi chép các nội dung cần thiết, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ kế toán được sử dụng trong kế toán thành phẩm là:
Phiếu nhập kho.
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Thẻ kho, hoá đơn GTGT, sổ chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm:
a, Phương pháp ghi thẻ song song:
Kế toán sử dụng thẻ kho hay sổ chi tiết thành phẩm để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ thành phẩm, cuối ngày tính số tồn kho của từng thứ thành phẩm. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm để đối chiếu với thẻ kho về số lượng, lập bảng kê chi tiết số phát sinh để đối chiếu với kế toán tổng hợp về số lượng giá trị.
Phương pháp này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, rõ ràng dễ kiểm tra, đối chiếu. Về nhược điểm còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, công việc kiểm tra còn bị hạn chế, khối lượng ghi chép nhiều. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít loại thành phẩm.
b, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Phương pháp này kế toán ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán không ghi sổ hàng ngày mà ghi đến cuối tháng mới tổng hợp từ các bảng kê nhập, xuất.
Phương pháp này có ưu điểm khối lượng ghi chép được giảm bớt. Về nhược điểm việc ghi chép còn trùng lặp, công việc kiểm tra còn hạn chế. Phương pháp chỉ áp dụng với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng thành phẩm không nhiều.
c, Phương pháp ghi sổ số dư:
Kế toán căn cứ vào chứng từ để lập bảng kê nhập, xuất từ đó lập bảng luỹ kế nhập, xuất rồi từ các bảng này lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại thành phẩm.
Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của hai phương pháp trên. Song do ghi tiền theo từng nhóm, từng loại thành phẩm nên khi đối chiếu thành phẩm với thể kho không khớp với nhau thì việc tìm nguyên nhân sẽ khó khăn. Phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, việc xuất, nhập hàng ngày.
VIII. kế toán tổng hợp thành phẩm.
Tài khoản hạch toán:
Để phản ánh giá trị hiện có tình hình biến động của các loại thành phẩm tại kho doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 155 ”Thành phẩm ”. Tài khoản này ghi theo giá thành thực tế của thành phẩm. Thành phẩm ghi ở tài khoản này là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong được kiểm nghiệm, nhập kho. Tuỳ theo yều cầu quản lý, tài khoản 155 có thể được mở chi tiết theo từng kho, từng loại, từng nhóm thứ phẩm.
Kết cấu của TK 155 như sau:
Bên Nợ ghi: Các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế thành phẩm.
Bên Có ghi: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành thực tế thành phẩm
Dư bên Nợ: Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho.
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 632,TK 157.
Tình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế:
Việc hạch toán thành phẩm tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê thường xuyên tiến hành như sau:
- Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm từ các bộ phận sản xuất kinh doanh chính,phụ hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi theo giá thành thực tế:
Nợ TK155:
Có TK 154:
- Trường hợp hàng gửi bán bị từ chối, hàng ký gửi, giao đại lý không bán được nhận lại đều nhập kho theo giá thực tế:
Nợ TK155:
Có TK 157:
- Trường hợp hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đem nhập kho:
+ Phản ánh giảm giá vốn
Nợ TK155:
Có TK 632:
+ Đồng thời phản ánh giảm doanh thu :
Nợ TK511:
Nợ TK 333(3): .
Có TK 111, 112, 331:
Trường hợp đánh giá tăng thành phẩm:
Nợ TK155: Phần chênh lệch tăng
Có TK 412:
Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê:
Nợ TK155: - Giá trị thành phẩm thừa
Có TK 642: - Giá trị thừa trong định mức .
Có TK 338(1): - Giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân.
- Đối với sản phẩm xuất kho đem tiêu thụ trực tiếp:
Nợ TK632:
Có TK 155:
- Nếu xuất kho tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng (gửi bán) hoặc xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý ký gửi:
Nợ TK157: - Giá vốn thành phẩm xuất gửi bán, ký gửi, đại lý.
Có TK 155: - Giá vốn (giá thành công xưởng thưc tế).
- Trường hợp xuất sản phẩm để đổi vật tư, hàng hoá phản ánh trị giá vốn sản phẩm xuất kho:
Nợ TK632: - Trao đổi trực tiếp tại kho.
Nợ TK 175: - Gửi đi trao đổi.
Có TK 155:
- Trường hợp xuất thành phẩm để biếu tặng, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 632: - Giá vốn bán hàng.
Có TK 154: - Giá thành sản phẩm xuất kho
Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê sản phẩm:
Nợ TK 642: - Thiếu trong định mức.
Nợ TK 138(1): - Thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý.
Nợ TK 138(8): - Thiếu cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 334: - Thiếu cá nhân bồi thường(trừ vào lương)
Có TK 155:- Giá trị sản phẩm thiếu tại kho.
Trường hợp xuất thành phẩm đi góp vốn liên doanh:
Nợ TK 128: - Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn.
Nợ TK 222: - Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn.
Nợ (hoặc Có)TK412 : - Phần chênh lệch giá.
Có TK 155:- Giá thành thực tế sản phẩm.
Chương II
Thực tế công tác kế toán tại đơn vị
I-đặc điểm chung của Công ty Dịch vụ Vật tư kỹ thuật Hà Nội:
Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội - tên giao dịch (HAMTEXCO) là doanh nghiệp Nhà nước, có trụ sở tại 48 Đoàn Trần Nghiệp-Hà Nội . Ngoài ra Công ty có có 2 cơ sở là 545 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội và Trung tâm thể thao 88 Láng Hạ-Hà Nội với tổng diện tích sử dụng là 4.700m2 . Đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3412.doc