1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa được thành lập theo quyết định số 3861 QĐ-BCN ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương ) về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Điện tử Đống Đa thành Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa.
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa
Tên giao dịch quôc tế: VIETTRONICS DONG DA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIE
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTRONICS DONG DA J.S.C
Trụ sở chính: 56 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-4) 3 834 4300
Fax: (84-4) 3 835 9201
Email: info@viettronics.com.vn
Wedsite: www.viettronics.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0103013134
1.2. Quá trình phát triển
1.2.1. Giai đoạn 1 (1970-1982)
Ngày 29/10/1970 thành lập Phòng Nghiên cứu Điện tử trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim, tiền thân của Công ty Điện tử Đống Đa ngày nay.
Lúc này Phòng Nghiên cứu Điện tử hoạt động theo hình thức quản lý theo chế độ tập trung bao cấp.
1.2.2. Giai đoạn 2 (1982-1993)
Ngày 30/04/1982, chuyển đổi từ bao cấp sang tự hạch toán, Phòng Nghiên cứu Điện tử đã được Bộ Cơ khí và Luyện kim ra quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất và sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp với tên giao dịch là Viettronics Đống Đa.
Viettronics Đống Đa tập trung một số lượng lớn cán bộ và công nhân kỹ thuật có năng lực và chuyên môn cao, có cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoàn chỉnh. Công ty đã có một số sản phẩm, đó là tivi đen trắng mang thương hiệu: SATURN, NEPTURN, VIETTRONICS, SAMSUNG. Các sản phẩm Audio: Radio và Radiocassetle.
1.2.3. Giai đoạn 3 (1993-1994)
Ngày 20/05/1993, Bộ Công nghiệp nặng đã có quyết định đổi tên đơn vị từ Xí nghiệp sản xuất và sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp thành Công ty Điện tử Đống Đa.
Công ty đã liên doanh với công ty DAEWO – Hàn Quốc thành lập Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn nhựa DAEWOO – VIETTONICS chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ trong lĩnh vực: điện tử, điện lạnh, điện gia dụng và các sản phẩm nhựa dân dụng khác. Trong khoảng thời gian này, Công ty là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện lắp ráp các sản phẩm điện tử trên dây chuyền lắp ráp hiện đại IKD, dạng linh kiện rời. Công ty đã có lắp ráp và lắp ráp thử được một số sản phẩm tivi màu thương hiệu: JVC, SANYO, SAMSUNG, DAEWOO, VIETTRONICS. Các sản phẩm Audio: Tăng âm, loa nén, đài, loa cây, micro.
1.2.4. Giai đoạn 4 (1994-2003)
Ngày 14/11/1994, sáp nhập Xí nghiệp sửa chữa và bảo hành điện tử dân dụng (SBI) vào Công ty Điện tử Đống Đa. Trong giai đoạn này Công ty bắt đầu thiết kế và sản xuất các thiết bị y tế bao gồm: Nồi hấp tiệt trùng loại 75 lít, hộp đựng dụng cụ tiệt trùng, máy lắc máu, tủ sấy tiệt trùng 32 lít, máy hút dịch. Các sản phẩm đều được trải qua kiểm nghiệm thực tế sử dụng tại các bệnh viện, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường Việt nam.
Năm 1999, Công ty còn trúng thầu cung cấp hệ thống máy thở cho các bệnh viện tuyến Tỉnh toàn miền Bắc Việt nam. Trúng thầu cung cấp hệ thống máy thở và máy thở cao cấp thuộc dự án nâng cấp cải tạo bệnh viện Bạch Mai giai đoạn I. Ngoài ra Công ty còn trúng nhiều gói thầu do Ngân hàng Thế giới và EU tài trợ. Năm 2000, Công ty còn được làm đại diện độc quyền của các hãng lớn, có uy tín trên thị trường như: Tập đoàn Respironics – Mỹ (sản phẩm máy thở nhân tạo), hãng Pasamont Co.Itd Nhật Bản (sản phẩm giường cấp cứu cao cấp). Công ty còn hợp tác liên doanh thương mại với nhiều hãng cung cấp sản phẩm điện lạnh có uy tín lớn ngoài nước như: Toshiba, Mitsubishi, Sanyo.
1.2.5. Giai đoạn 5 (2003-2004)
Ngày 01/11/2003, sáp nhập Công ty Điện tử Công trình (VNC) với Công ty điện tử Đống Đa, nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình Viettronics trực thuộc Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty này do ông Vũ Hải Vĩnh làm giám đốc; có trụ sở giao dịch tại: 21 Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà nội.
Quyết định thành lập số 07HQ-0006-QĐ ngày 28/03/2007 của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình Viettronics. Đăng ký kinh doanh số: 0104001269 ngày 11/05/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà nội cấp. Vốn điều lệ: 10 050 000 000 VN đồng. Lao động gồm có 50 người.
Ở giai đoạn này, Công ty sản xuất, lắp ráp, chế tạo hệ thống điều khiển tự động, tủ điều khiển, bảng điều khiển, trạm biến áp, các công trình điện có cấp điện áp đến 35KV. Ngoài ra Công ty còn thực hiện nhiều dự án chìa khóa trao tay.
1.2.6. Giai đoạn 6 (2004-2006)
Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế về việc tập trung phát triển lĩnh vực điện tử y tế chuyên ngành, ngày 19/11/2004 Công ty Điện tử Y tế Medda được thành lập thuộc Công ty Điện tử Đống Đa. Hiện nay Công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viettronics Medda trực thuộc Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty hiện nay do ông Nguyễn Công Uân làm giám đốc; có trụ sở tại số 2, Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà nội. Công ty được thành lập theo quyết định số: 18/QĐ/VĐ-HĐQTĐ ngày 05/11/2007 của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viettronics Medda; số kinh doanh: 0104002464 ngày 31/12/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp. Vốn điều lệ 6 000 000 000 VN đồng.
Công ty đã và đang kết hợp với các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp một số thiết bị, dụng cụ y tế cao cấp. Đó là: các thiết bị tiệt trùng, các thiết bị xử lý môi trường… Với đội ngũ lao động lành nghề, có chuyên môn cao.
1.2.7. Giai đoạn 7 (2006 đến nay)
Ngày 13/07/2006 Công ty Điện tử Đống Đa đã được Bộ Công Nghiệp – nay là Bộ Công thương chính thức phê duyệt phương án chuyên thành Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa để phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt nam, với bề dày kinh nghiệm thực tiễn và đội ngũ lao động như hiện nay Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị nghe nhìn, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động hóa, thiết bị điều khiển…
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa
2.1. Cơ cấu sản xuất
Kho chứa nguyên vật liệu
Xưởng gia công , chế tạo
Xưởng lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm
Kho hàng
Sơ đồ 1: Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa
Hệ thống sản xuất của Công ty bao gồm các kho và các xưởng để hoàn thiện sản phẩm.
Kho chứa nguyên vật liệu: Các nguyên vật liệu sau khi được mua đều được đưa vào kho chứa nguyên vật liệu để kiểm tra sau đó được đưa đến xưởng gia công ,chế tạo và xưởng lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Tại đây nguyên vật liệu được kiểm tra bằng các thiết bị có công nghệ cao để đảm bảo chất lượng.
Xưởng gia công, chế tạo: Tại đây các nguyên vật liệu được đưa và gia công, chế tạo các linh kiện, các bán thành phẩm. Sau đó các linh kiện, các bán thành phẩm này được chuyển đến xưởng lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. Có những linh kiện và bán thành phẩm được chuyển trực tiếp đến kho hàng.
Xưởng lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm: Các linh kiện và bán thành phẩm được chuyển đến được đưa vào lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Có những vật liệu được trực tiếp chuyển từ kho chứa nguyên vật liệu xuống để lắp ráp và hoàn thiện. Sau đó, các sản phẩm đã hoàn thiện được chuyển đến kho hàng.
Kho hàng: các sản phẩm cuối cùng được chuyển đến đây. Đây là giai đoạn cuối của hệ thống sản xuất. Tại đây các sản phẩm được chuyển đến các đại lý của Công ty.
Công ty có hệ thống sản xuất với các trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao. Nhà xưởng và kho chiếm diện tích khoang gần 10000m2 với 100 công nhân lành nghề.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình quản lý hiện nay của Công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rất gọn nhẹ nhưng lai có mối quan hệ rất chặt chẽ.
2.2.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quản lý có quyền quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Đại hội đồng cổ đông được quyền thông qua định hướng phát triển của Công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, mức cổ tức tăng hàng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, xem xét và xử lý các vi phạm của thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có gía trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty; Sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty…
2.2.2. Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của Hội đồng Quản trị được trúng cử với đa số phiếu tính theo số cổ phần bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Thành viên của Hội đồng quản trị phải có các yêu cầu sau: có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc được nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% Vốn điều lệ trở lên đề cử, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp Đại học, có năng lực kinh doanh và kinh nghiệm tổ chức quản lý doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm chức vụ điều hành trực tiếp sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng số lượng các thành viên kiêm nhiệm không vượt quá 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Quản trị.
Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền và mục đích của Công ty như sau: chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Điều lệ Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định mức lương và lợi ích của những người quản lý; Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay,và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ một số hợp đồng theo quy định của Công ty. Ngoài ra, Hội đồng quản tri còn trực tiếp giám sát chỉ đạo Giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày cảu Công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty…
2.2.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát gồm có 3 người.
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành của Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; Có thể sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao, tham khảo ý kiến của Hội đồng Quản trị trước khi trình báo các, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
2.2.4. Giám đốc
Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của Công ty, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Công ty và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Giám đốc có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị; Có quyền quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động tác nghiệp hàng ngày của Công ty; được tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, kỷ luật, cho thôi việc, quyết định lương, thưởng, các chế độ phúc lợi đối với người lao động, kể cả các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của Giám đốc theo sự phân cấp của Hội đồng Quản trị và phù hợp với bộ luật lao động; Xây dựng và trình Hội đồng Quản trị kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm, chiến lược phát triển, cạnh tranh, khai thác các nguồn lực của Công ty; bảo toàn và phát triển vốn, tổ chức thực hiện phương án sản xuất – kinh doanh đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt và thông qua Đai hội đồng cổ đông; xây dựng và trình Hội đồng Quản trị phê duyệt biên chế bộ máy Công ty và phương án tổ chức, thành lập hoặc giải thể đối với các đơn vị trực thuộc; Ký các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp cụ thể được Hội đồng Quản trị phê duyệt, ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng lao động, các chứng từ khác của Công ty theo thẩm quyền; quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, các biện pháp khuyến khích, mở rộng sản xuất – kinh doanh; Báo cáo trước Hội đồng Quản trị về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.5. Các Phó Giám đốc
Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về các phần việc được phân công hoặc ủy nhiệm.
2.2.5.1. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh:
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh: phối hợp cùng với phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu đưa ra kế hoạch sản xuất – kinh doanh để cố vấn cho Giám đốc và Hội đồng Quản trị.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh chỉ đạo:
- Công tác kế hoạch, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh;
- Công tác thị trường và các xưởng liên doanh liên kết sản xuất;
- Công tác văn phòng như: bảo vệ trật tự an ninh, dân quân tự vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động
- Công tác kế hoạch, kỹ thuật, công nghệ sản xuất;
- Công tác quản lý, sử dụng lao động khối sản xuất và đào tạo nâng bậc;
- Công tác an toàn lao động và môi trường;
Phó Giám đốc này trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các công tác kế hoạch – vật tư – thị trường, bộ phận kĩ thuật công nghệ sản xuất, trung tâm quản lý chất lượng, các ca, tổ sản xuất, văn phòng, tập thể cá nhân có liên quan.
2.2.5.2. Phó Giám đốc phụ trách Nội chính:
Phó Giám đốc này trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, lên bậc, phụ trách công tác xây dựng quy chế trong Công ty. Kết hợp với phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán để đưa ra các kế hoạch về lao động và tiền lương để cố vấn cho Giám đốc.
Phó Giám đốc này chỉ đạo:
- Công tác xây dựng và triển khai các định mức lao động trong toàn Công ty;
- Lập kế hoạch và cân đối kế hoạch về lao động và tiền lương nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Công tác tổ chức nghiên cứu và thực hiện các hình thức phương pháp tổ chức lao động khoa học; nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung các định mức, định biên lao động; nghiên cứu sử dụng quản lý quỹ lương, giải quyết thanh toán lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên theo chế độ; nghiên cứu và triển khai các chế độ chính sách quy định về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động;
- Công tác phân công phân cấp cho các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu bồi dưỡng, huấn luyên thi nâng bậc của lao động;
- Công tác tuyên truyền của Công ty, cung cấp tin bài cho các cơ quan tuyên truyền của Công ty và bên ngoài theo quy định của Công ty, tổ chức xây dựng và bảo quản tài liệu tranh ảnh, cờ thưởng, các trang bị hiện vật thi đua, truyền thống của Công ty.
2.2.6. Đảng, Đoàn thể
Đảng, Đoàn thể: là nơi tuyển chọn công nhân viên đi học lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ… tại trường Đảng, các trường Đại học, Cao Đẳng… chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục của việc kết nạp Đảng và các yếu tố liên quan đến tổ chức Đảng. Bao gồm 5 người trong đó có 1 người quản lý chỉ đạo các thành viên còn lại triển khai.
2.2.7. Các phòng ban
2.2.7.1. Phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu
- Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dài hạn và ngắn hạn của Công ty. Lập kế hoạch vật tư và đơn hàng, vật tư nhập và xuất. Tham gia việc phân tích hợp đồng kinh tế. Kế hoạch xuất nhập khẩu của Công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng;
- Điều độ tổng hợp, đồng bộ sản phẩm và kế hoạch;
- Thông tin sản xuất định kỳ
- Phụ trách các phân xưởng sản xuất;
- Giải quyết các thủ tục nhận hàng, xuất hàng, báo giá, giao dịch thực hiện hợp đồng… Dự thảo hợp đồng kinh tế tại Công ty với tư cách là người bán (người sản xuất) theo dõi việc thực hiện.
Phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu bao gồm 9 người trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên dưới quyền.
2.2.7.2. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có chức năng nhiệm vụ trong Công ty như sau:
Quản lý và sử dụng vốn, tài sản;
Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu bán hàng;
- Thực hiện các nghĩa vụ của Công ty với Nhà nước và người lao động
- Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ trực tiếp làm công tác văn thư lưu trữ;
- Mở sổ sách, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp quản lý và sử dụng theo quy định của chế độ hạch toán kế toán thống kê hiện hành;
- Phản ánh kịp thời tình hình sử dụng biến đổi tài sản vốn;
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu công nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi vốn, phối hợp với bộ phận kế hoạch thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp;
- Hạch toán đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong năm tài chính;
- Xây dựng quy định quản lý tài chính trong Công ty;
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo các quy định của Nhà nước hiện hành.
Phòng Tài chính kế toán bao gồm 5 người trong đó có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
2.2.7.3. Văn phòng
- Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, soạn thảo hồ sơ, công văn, quyết định… trong Công ty;
- Chuẩn bị các công việc để phục vụ cho các cuộc họp, hội thảo, các cuộc họp cổ đông trong Công ty;
- Chịu trách nhiệm về công tác tạp vụ;
- Có trách nhiệm chăm lo đến đời sống, tình hình sức khỏe cho toàn cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Văn phòng bao gồm 7 người trong đó có 1 Chánh văn phòng
2.2.8. Các đơn vị trực thuộc
2.2.8.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viettronics Medda
Công ty có nhiệm vụ chuyên môn hóa thiết kế, sản xuất và lắp ráp các thiết bị y tế. Công ty bắt đầu hoạt động dưới tên gọi mới kể từ ngày 1/01/ 2008, có tài khoản và con dấu riêng chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật và được kế thừa toàn bộ năng lực kinh nghiệm, năng lực sản xuất- kinh doanh, năng lực tài chính của Công ty Điện tử y tế Medda, Công ty Điện tử Đống Đa sau đó là Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty kinh doanh các mặt hàng:
- Sản xuất, kinh doanh, đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa, dụng cụ và trang thiết bị y tế; Thiết bị áp lực dùng trong y tế, thiết bị tiệt trùng, thiết bị bệnh phòng; hệ thống khí và nước dùng trong y tế, thiết bị y tế khác;
- Sản xuất, kinh doanh, đại lý mua, bán, ký gửi các sản phẩm về điện, điện tử và các thiết bị dân dụng, chuyên dụng khác; Thiết bị điện, điện tử dân dụng và chuyên dụng, thiết bị môi trường; Thiết bị và đồ dùng dạy học, thí nghiệm, phần mềm;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Công ty có đội ngũ nhân viên gồm 50 nhân viên trong đó có khoảng 65% kỹ sư có trình độ chuyên môn cao.
2.2.8.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình Viettronics
Công ty có nhiệm vụ:
- Cung cấp các thiết bị phục vụ hạ tầng công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu như: UPS, tủ Rack, Điều hòa;
- Tư vấn thiết kế giải pháp và triển khai giám sát thi công các trung tâm dữ liệu;
- Sản phẩm tủ phân phối nguồn thông minh sản xuất tại Việt nam với các tính năng giám sát trạng thái các attomat, giám sát các thông số dòng, áp qua từng attomat. Khả năng kết nối từ xa qua Internet, Lan thông qua giao diện Web, có giao thức kết nối SNMP tương thích với các hệ thống quản trị tập trung, trung tâm dữ liệu, hệ thống BMS, và các hệ thống đo lường, điều khiển công nghiệp.
Công ty có tài khoản và con dấu riêng chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật và được kế thừa toàn bộ kinh nghiệm và năng lực của Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa.
Công ty phải nộp báo cáo cho Công ty Cổ phần Đống Đa theo quy định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:
- Sản xuất, mua bán và đại lý: máy móc và thiết bị điện, điện tử, tự động hóa, điện lạnh, cơ khí, kim loại, các sản phẩm chế tạo từ cao su, Radio, tivi và thiết bị truyền thông; Đồ gia dụng dùng điện; Thiết bị văn phòng và máy tính (bao gồm cả phần mềm); Dụng cụ và trang thiết bị y tế, thiết bị môi trường, nâng hạ, thang máy, thiết bị bảo vệ, phòng chống cháy nổ;
- Xây dựng: công trình dân dụng, công nghiệp, viễn thông, phát thanh – truyền hình; Đường dây và trạm biến áp điện đến 110KV (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);
- Kinh doanh thương mại điện tử;
- Kinh doanh các thiết bị rời, thiết bị đồng bộ, phụ tùng cơ điện lạnh, sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm điện lạnh (không bao gồm tái chế phế thảikim loại, xi mạ điện);
- Dịch vụ: quảng cáo, chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật, lắp đặt sửa chữa, bảo trì cung ứng các loại dịch vụ kỹ thuật về thiết bị máy móc, sản phẩm;
- Đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Tư vấn, thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV.
Công ty có đội ngũ nhân viên gồm 40 người.
2.2.8.3. Xí nghiệp Cơ Điện tử
- Thường xuyên kiểm tra giám sát để thực hiện các quy trình công nghệ, phát hiện vướng mắc sai sót để giải quyết;
- Quản lý bảo dưỡng và có trách nhiệm sửa chữa toàn bộ trang thiết bị máy móc khi xảy ra hỏng hóc;
- Có trách nhiệm cân đối thiết bị và sử dụng mặt bằng cho hợp lý;
- Có quyền dừng máy hoặc các hoạt động đang làm nếu có nguy cơ gây tai nạn lao động. Chịu trách nhiệm trước những sai sót, sai hỏng sản phẩm do việc lập các tiến trình công nghệ không hợp lý;
- Hướng dẫn theo dõi giám sát việc áp dụng các kỹ thuật thiết kế mới ở từng phân xưởng để nâng cao mẫu mã chất lượng sản phẩm, xây dựng định mức vật tư nguyên liệu.
- Nghiên cứu để nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị cho hợp lý. Tận dụng vật liệu thừa để thiết kế các sản phẩm mới.
Xí nghiệp gồm có 40 người.
2.2.8.4. Trung tâm kinh doanh Viettronics
- Tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh về các hoạt động sản xuất, rà soát các kế hoạch theo pháp lệnh nhà nước;
- Xây dựng quy chế bán hàng phù hợp với từng mùa, vụ và địa điểm tiêu thụ, nhằm mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ, cạnh tranh khách hàng.
- Đề xuất với Giám đốc giá bán các loại sản phẩm cho phù hợp;
- Thực hiện, kiểm tra, đôn đốc công tác tiêu thụ. Đồng thời phối hợp với bộ phận quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh để thu hồi công nợ;
Trung tâm kinh doanh bao gồm 9 người trong đó có 1 Giám đốc trung tâm.
2.2.8.5. Trung tâm giải pháp Công nghiệp Viettronics
- Đây là trung tâm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động Công nghiệp. Là nơi tham mưu cho giám đốc về các giải pháp hàng công nghiệp.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện ;
-Tư vấn, giám sát thi công công trình lắp đặt đường dây và trạm biến áp điện;- Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp điện;
Trung tâm giải pháp Công nghiệp Viettronics có tất cả 8 người, trong đó có một Giám đốc trung tâm.
2.2.8.6. Trung tâm Điện tử - Y tế
- Trung tâm này chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo hành các thiết bị khi bị lỗi.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực y tế;
- Cung cấp các sản phẩm thiết bị y tế công nghệ cao;
- Tư vấn, thiết kế các hệ thống giám sát bệnh nhân;
Trung tâm có 25 người trong đó có 1 Giám đốc trung tâm.
3. Các thành tựu mà Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa
3.1. Các thành tựu kinh doanh chủ yếu của Công ty
3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2004 đến 2007
Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh các năm 2004 đến năm 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nộp ngân sách nhà nước
876,540,286
949,301,364
2,742,544
812,292,165
2
Tổng doanh thu
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
3
Tổng chi phí
19,116,494
6,542,885
10,567,186
1,130,264
4
Lợi nhuận trước thuế
6,686,708
170,973
1,049,235
3,868,064
5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1,637,061
47,872
52,006
6
Lợi nhuận sau thuế
5,049,647
123,101
1,049,235
3,816,057
7
Giá vốn hàng bán
259,837,314
89,236,439
69,934,506
113,177,910
(Nguồn: Lấy từ Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của Công ty như sau:
Năm 2004, khi chưa cổ phần hoá doanh nghiệp thì Công ty còn có tổng doanh thu cao nhưng từ khi cổ phần hoá doanh nghiệp thì tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ổn định. Cụ thể như sau:
Về tổng doanh thu:
Năm 2005 giảm 188,032,519 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng là giảm 66,25%;
Năm 2006 giảm 20,191,622 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 21,08%;
Năm 2007 tăng 49,164,268 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 39,41%.
Ta thấy, doanh thu của các năm tăng giảm thất thường, bên cạnh đó chi phí của các năm cũng tăng giảm như sau:
Năm 2005 giảm 12,573,609 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng giảm 65,77%;
Năm 2006 tăng 4,024,301 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 38,08%;
Năm 2007 giảm 9,436,922 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 89,30%.
Như vậy, nhìn vào mức tăng giảm doanh thu và chi phí hàng năm rất phù hợp với tỷ lệ tăng giảm của từng năm. Tức là, năm 2005 giảm doanh thu thì chi phí cũng giảm; năm 2006 doanh thu giảm nhưng chi phí kinh doanh lại tăng do việc quản lý không tốt làm tăng chi phí.
3.1.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh một cách tổng hợp của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp trình độ sử dụng các yếu tố, tham gia vào hoạt động kinh doanh.
* Chỉ tiêu thứ nhất: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty.
Công thức: HQ =
Trong đó: HQ là hiệu quả các nguồn lực
M là doanh thu
GV là giá vốn
F là các khoản chi phí để tạo doanh thu
Đây là chỉ tiêu đánh giá đo lường trực tiếp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phản ánh Công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng trên một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong một năm.
Năm 2004 Công ty thu được 1,0655 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí;
Năm 2005 Công ty thu được 1,0001 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí;
Năm 2006 Công ty thu được 1 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí;
Năm 2007 Công ty thu được 1,0915 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí.
Nhìn vào kết quả này ta thấy sự chênh lệch giữa các năm như sau:
Năm 2005 so với năm 2004 là -0,0654 đồng;
Năm 2006 so với năm 2005 là -0,0001 đồng;
Năm 2007 so với năm 2006 là 0,0915 đồng.
Nhìn chung mức tăng của doanh thu so với 1 đồng chi phí bỏ ra là có hiệu quả, tuy nhiên mức tăng đó giữa các năm còn chưa đều. Công ty cần sử dụng tốt hơn nguồn chi phí bỏ ra để thu được lợi nhuận cao hơn.
* Chỉ tiêu thứ hai: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận (lỗ) mà Công ty thu được từ 1 đồng chi phí mà Công ty bỏ ra: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và nâng cao trình độ sử dụng vốn, tổ chức kinh doanh của Công ty. Mức doanh lợi càng cao tức là hiệu quả càng cao khả năng tích luỹ lớn, lợi ích dành cho người lao động càng nhiều.
Ta thấy chỉ tiêu này biểu hiện qua các năm như sau:
Năm 2004, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 0,2642 đồng;
Năm 2005, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 0,0188 đồng;
Năm 2006, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 0,0993 đồng;
Năm 2007, với 1 đồng chi phí đầu vào Công ty lãi 3,3763 đồng.
Như vậy ta thấy chỉ tiêu hiệu quả này rất tốt nhưng không ổn định qua các năm.
* Chỉ tiêu thứ ba: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (lỗ) trên một đồng doanh thu bán hàng . Chỉ tiêu này biểu hiện qua các năm như sau:
Năm 2004 Công ty thu 0,0178 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Năm 2005 Công ty thu 0,0013 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Năm 2006 Công ty thu 0,0139 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Năm 2007 Công ty thu 0,0306 đồng khi đạt được 1 đồng doanh thu
Như vậy chứng tỏ công ty kinh doanh cũng đã có hiệu quả cao.
Tóm lại từ 3 chỉ tiêu trên nhìn chung ta đánh giá được công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
3.1.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động
3.1.3.1. Lĩnh vực sử dụng vốn
* Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Công thức như sau:
Vòng quay toàn bộ vốn
=
Doanh thu
Vốn kinh doanh bình quân
Trong đó : Vốn kinh doanh bình quân = (VKD đầu kì + VKD cuối kì)/2
Bảng 2: Vòng quay vốn kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu
283,824,061
95,791,542
75,599,920
124,764,188
2
Vốn KDBQ
54,761,129
54,330,416
72,789,188
119108851
3
Vòng quay vốn KD
5.182947627
1.763129183
1.038614691
1.047480409
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5730.doc