lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập đất nước, hòa chung trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách thông thoáng hơn đối với khu vực kinh doanh ngoài quốc doanh và khuyến khích người dân tham gia kinh doanh để làm giàu chính đáng cho bản thân và cho đất nước. Ngày nay khu vực kinh doanh ngoài quốc doanh đang phát triển rất sôi động ngày càng có nhiều hơn những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần…được thành lập. Chính vì sự
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công ty cổ phần tư nhân đã khởi sự thành lập, huy động vốn ban đầu, đã phát hành cổ phiếu và đang hoạt động hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trờng hiện nay nên những chính sách, luật pháp cũ cụ thể là Luật doanh nghiệp đã dần không còn phù hợp với tình hình nữa. Nắm bắt được tình hình Nhà nước ta đã không ngừng bổ sung, đổi mới Luật doanh nghiệp để dần hoàn thiện bộ luật này nhằm mục đích tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy cùng tồn tại song song với nhau nhưng Luật doanh nghiệp vẫn có những hạn chế so với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dù Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố gắng khắc phục những hạn chế đó tuy nhiên việc đó không thể một sớm một chiều là có thể hoàn thành được nên không thể tránh được một số khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy chính sách pháp luật đã tạo những điều kiện thuận lợi gì và những khó khăn gì cho doanh nghiệp? Em xin trình bày về: “Công ty cổ phần tư nhân đã khởi sự thành lập, huy động vốn ban đầu, đã phát hành cổ phiếu và đang hoạt động hiệu quả” để làm rõ hơn về vấn đề này.
mục lục
cơ sở lý luận 1
công ty cổ phần 1
cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần 2
quyên hạn và nghĩa vụ của cổ đông 3
thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần 4
công ty cổ phần in Mạnh Thắng 7
quá trình thành lập công ty 7
cơ cấu tổ chức của công ty 8
tình hình hoạt động của công ty 10
ưu điểm và hạn chế của công ty 11
cổ phần tư nhân ở Việt Nam
kết luận 12I.cơ sở lý luận
1. Công ty cổ phần:
a.Công ty cổ phần:
Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó :
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết trong trường hợp ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập công ty. Sau thời hạn ba năm mọi hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bị bãi bỏ.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
b. Cổ phần:
Các loại cổ phần:
- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
- Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi do Điều lệ của công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Uu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh. Sau thời hạn đó cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty hoặc do Đại hội cổ đồng quyết định. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền và nghĩa vụ và lợi ích khác nhau. Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thnàh cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội cổ đông.
c. Cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.
2.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiẹn các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Hội đông quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của côn ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người diều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông:
a. Quyền của cổ đông:
Đối với cổ đông phổ thông: Tham dự phát biểu trong Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; được nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội cổ đông; được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; được tự do chuyển ngượng cổ phần của mình trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của luật doanh nghiệp; xem xét tra cứu thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa chữa các thông tin không chính xác; khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vào công ty.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau: Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định; các quyền khác như cổ đông phổ thông, cổ đông sở hữu cổ phần ư đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của của cổ phần phôt hông hoặc mức ổn định hàng năm; được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại sau khi công ty giải thể hoặc phá sản; các quyền khác như cổ đông phổ thông; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đông quản trị và Ban kiểm soát.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ phần ưu đãi hoàn lại được công ty hoàn lại vốn bất cứ lúc nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại; có các quyền như cổ đông phổ thông; không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử người và Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
b. Nghĩa vụ của cổ đông:
Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mười ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
Chấp hành quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Cổ đông không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm luật, tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, các nhân khác. Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thẻ xảy ra đối với công ty.
4. Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần:
a. Trình tự đăng ký kinh doanh:
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của luật danh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập biết. Thông báo phải ghi rõ lý do và yêu cầu sứa đổi bổ sung.
Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần :
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quyết định.
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+ Đối với cổ đông là cá nhân : bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
b. Nội dung chủ yếu đơn đăng ký kinh doanh.
- Đơn đăng ký kinh doanh cú nội dung chủ yếu:
+ Tờn doanh nghiệp.
+ Địa chỉ trụ sở chớnh của doanh nghiệp.
+ Mục tiờu và ngành nghề kinh doanh.
+ Vốn điều lệ.
+ Phần vốn gúp của mỗi thành viờn.
+ Họ tờn chữ ký, địa chỉ thường trỳ của chủ doanh nghiệp.
- Đơn đăng ký kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh quy định.
c. Nội dung chủ yếu về điều lệ Cụng ty.
+ Tờn, địa chỉ trụ sở chớnh, chi nhỏnh, văn phũng đại diện (nếu cú).
+ Mục tiờu và ngành nghề kinh doanh.
+ Vốn điều lệ.
+ Họ tờn, địa chỉ của cổ đống sáng lập.
+ số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần,mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được uỷ quyền chào bán của từng loại.
+ Quyền và nghĩa vụ cổ đông.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý.
+ Người đại diện theo phỏp luật.
+ Thể thức thụng qua quyết định của Cụng ty, nguyờn tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
+ Những trường hợp thành viờn cú thể yờu cầu Cụng ty mua lại cổ phần .
+ Nguyờn tắc phõn chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh.
+ Cỏc trường hợp giải thể, trỡnh tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản Cụng ty.
+ Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ cụng ty.
+ Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập .
Và cỏc nội dung khỏc của điều lệ Cụng ty do thành viờn thoả thuận nhưng khụng được trỏi với quy định của phỏp luật.
d. Nội dung chủ yếu của danh sỏch thành viờn.
+ Tờn, địa chỉ của cỏc thành viờn.
+ Số lượng cổ phần , loại cổ phần , loại tìa sản, số lượng tài snả , giá trị của từng loại tìa sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập.
+ Họ tờn, chữ ký của người đại diện theo phỏp luật hoặc của tất cả thành viờn, cổ đông sáng lập .
II.công ty cổ phần in Mạnh Thắng:
Quá trình đăng ký thành lập công ty:
Bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn thành lập công ty thì trước hết phải đến Sở Kế hoạch-Đầu tư nơi có ý định đặt trụ sở chính của công ty để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Bộ hồ sơ này bao gồm :
- Đơn đănng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch - Đầu tư quy định.
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập
Chiểu theo nguyện vọng và căn cứ theo luật doanh nghiệp về quyền thành lập doanh nghiệp về quyền đăng ký kinh doanh. Ngày 21/10/2003 Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần cho công ty cổ phần in Mạnh Thắng.
Nội dung chủ yếu của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty:
1. Tên công ty: công ty cổ phần in Mạnh Thắng
Tên giao dịch : Manh Thang printting joint-stock company
Tên viết tắt: MTPT
Địa chỉ trụ sở chính: 256 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh:
- In ấn
- Sản xuất giấy vở học sinh
Vốn điều lệ 6.000.000.000 đồng
Danh sách cổ đông sáng lập:
- Đào Mạnh Thắng
Số nhà 18 ngõ 65 Hàng Bông, Hà Nội trị giá cổ phần 3.000.000.000
- Nguyễn Bá Minh
Số nhà 67 Nguyễn Trí Thanh, Hà Nội trị giá cổ phần 1000.000.000
-Đào Văn Thi
Số nhà 576 Tôn Đức Thắng, Hà Nội trị giá cổ phần 550.000.000
-Lê Bá Thịnh
Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội trị giá cổ phần 450.000.000
-Vũ Thanh Huyền
23/454 Hông Hà, Hà Nội trị giá cổ phần 500.000.000
-Trần Phúc
345 Tây Hồ, Hà Nội trị giá cổ phần 300.000.000
-Nguyễn Thu Hương
54 Hàng Hòm, Hà Nội trị giá cổ phần 200.000.000
Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Đào Mạnh Thắng.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu lãnh đạo của công ty cổ phần in Mạnh Thắng là hội đồng quản trị gồm 7 thành viên, tổ chức họp 1 năm/ lần. Đây là cơ quan coa nhất của công ty quyết dịnh mọi vấn đề của công ty, có quyền bầu, miễn nhiệm bãi miễn Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ quảnlý trong nội bộ công ty.
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành chung mọi hoạt động trong công ty và chịu tráhc nhiệm trước hội đồng quản trị. Vì vậy giám đốc của công ty cần nắm bắt kế hoạch hoạt động cụ thể của từng phòng ban đồng thời có những số liệu cụ thể trong hoạt động sản xuất của công ty.
Phó giám đốc: Phó giám đốc là người phụ giúp giám đốc trong việc điều hành các công việc về mảng sản xuất, kinh doanh của công ty để giám đốc nắm sát sao tình hình chung của công ty thông qua các phó giám đốc phụ trách
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Điều hành sản xuất của công ty theo kế hoạch đã được duyệt sao cho đảm bảo chất lượng. Phó giám đốc kỹ thuật quản lý phòng thiết kế, xưởng in, bộ phận kho. Ngoài ra Phó giám đốc kỹ thuật còn tham gia công tác của phòng kế hoạch- kinh doanh.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người thiết lập các kế hoạch kinh doanh cho công ty, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh phù hợp với cơ chế kinh tế.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, giao dịch với khách hàng…
Phòng kế toán: Quản lý tình hình tài chính của công ty tức hạch toán kết quả kinh doanh sản xuất.
Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm chế bản các bản in, thiết ké mẫu mã sản phẩm.
Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý nhân viên.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc điều hành
PGĐ Kinh doanh
PGĐ Kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng thiết kế
Xưởng in
Phòng kế hoạch kinh doanh
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Đại lý bán
Kho
Kế toán trưởng
Phòng nhân sự
Công ty cổ phần in Mạnh Thắng là một công ty sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung cách tổ chức bố trí của công ty là gọn nhẹ. Tất cá các bộ phận phục vụ trực tiếp sản xuất đều gắn liền trong biên chế các phòng chức năng. Mối quan hệ giữa các phòng được mối với nhau ở khâu cuối cùng là Giám đốc điều hành điều này giúp cho các phòng có mối quan hệ khăng khít thành một khối và việc điều hành sản xuất được xuyên suốt hơn.
3. Tình hình hoạt động của công ty:
Thành lập được chưa lâu trong khi đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn mạnh trong ngành in án và sản xuất giấy vở học sinh đạc biệt là các công ty Nhà nước đã được cổ phần và hoạt động thành công như: công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, các nhà xuất bản … nên công ty cổ phần in Mạnh Thắng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập thi trường ban đầu. Nhưng nhờ việc tìm ra hướng phát triển đúng đắn, xác lập cho mình một thị trường riêng, công ty đã bước đầu thu được một số thành công. Lợi nhuận năm 2003 là 2,6 tỷ năm 2004 là 3,5 tỷ và lợi nhuận năm 2005 là 5 tỷ tăng 142,8% so với năm 2004. Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty tăng từ 800.000/người một tháng năm 2003 đến nay đã tăng lên 1200.000/ người một tháng số người lao động trong công ty cũng tăng lên từ 15 người lên hơn 20 người như hiện nay. Công ty cũng đã trang bị thêm được một số máy móc mới tiến tiến để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, công ty cũng tiến hành phát hành cổ phiếu trong nội bộ công ty cho cán bộ nhân viên để đáp ứng nhưu cầu sản xuất ngỳa càng lớn của công ty từ 6 tỷ đồng vốn ban đầu đến nay số vốn của công ty đã là 10 tỷ đồng. Công ty đang có kế hoạch mở rộng nhà xưởng, trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn nữa, mở rộng thị trường giấy vở học sinh ra các tỉnh phía Nam và thành lập một công ty in ấn chuyên về lĩnh vực quảng cáo.
4. Ưu điểm và mặt còn hạn chế của công ty cổ phần tư nhân ở Việt Nam:
a. Ưu điểm:
Trong công ty cổ phần các cổ đông đầu tư vì mục đích lợi nhuận, được hưởng lợi ích theo cổ tức có nghĩa là doanh nghiệp càng làm ăn phát đạt thì họ sẽ càng thu nhiều lợi nhuận vì thế họ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy, nâng cao hiệu quả chung của công ty bằng cách tạo và duy trì các đòn bẩy khuyến khích những người trong công ty tối đa hoá hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi tức, và nâng cao năng suất lao động.
b. Hạn chế:
Hầu hết các công ty cổ phần tư nhân ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ, đa số chưa tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khả năng huy động vốn còn hạn chế. Hơn nữa việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại không được thuận lợi như các công ty Nhà nước hoặc được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước.
Vẫn còn sự bảo hộ Nhà nước trong chừng mực nhất định về vốn, nguyên liệu, trợ giá sản phẩm. Môi trường pháp luật chưa tạo sự bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.
Việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam còn hạn chế và còn nhiều cản trở do nhiều yếu tố, cả trong môi trường phápluật. Ví dụ như chính sách thuế chưa rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định chủ quan của cán bộ thuế. Minh bạch thông tin là quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp nên xác định rõ thông tin nào cần được công bố, báo cáo, thông tin nào thuộc về bí mật của doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp hiện hành còn có những quy định chưa đảm bảo hài hoà lợi ích của giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số, dãn đến hiện tượng xung đột lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số trong một công ty. Chẳng hạn như theo Luật doanh nghiệp nhóm cổ đông 51% vốn điều lệ vẫn phải thực hiện quy trrình triệu tập Đại hội cổ đông như nhóm nắm giữ 10% mà lẽ ra nhóm cổ đông trên 51% vốn điều lệ của công ty cố thể chi phối công ty thông qua việc biểu quyết tại Đại hội cổ đông và cơ cấu đa số trong Hội đồng quản trị.
kết luận
Việc học tập và tìm hiểu và pháp luật ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi người và đặc biệt là đối với những doanh nhân trong tương lai. Cần phải hiểu rõ Luật pháp nói chung và Luật doanh nghiệp nói riêng để có thể làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho đất nước.
Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, nhất là khi chúng ta vừa chính thức ra nhập WTO điều này đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty nước ngoài chúng ta phải xây dựng được những công ty vững mạnh để không bị đánh bại ngay trên sân nhà muốn vậy chính sách của chúng ta phải thông thoáng, đối xử công bằng hơn giữa các thành phần kinh doanh tạo điều kiện cho các công ty trong nước phát triển. Bởi chính những công ty trong nước là khung xương của nền kinh tế đất nước khung xương mạnh thì chúng ta mới có thể phát triển, mới có thể đứng vững, không đánh mất mình trước sự thâm nhập của các công ty, tập đoàn đa quốc gia từ ngoài nước tràn vào. Qua việc tìm hiểu về một công ty cổ phần tư nhân đã khởi sự thành lập em hiểu thêm một số điều cần thiết và cơ bản để thành lập và hoạt động một công ty cổ phần tư nhân. Tuy nhiên cũng qua việc tìm hiểu này em cũng nhận thấy một số hạn chế mà luật doanh nghiệp vẫn chưa thể khắc phục hết được điều này đòi hỏi sự không ngừng chỉnh sửa, bổ sung Luật doanh nghiệp cho phù hợp hơn với tình hình mới.
Mặc dù đã chủ động tìm hiểu tài liệu và giáo trình nhưng do sự hiểu biết của em còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết của em không thể tránh được những thiếu sót. Do vậy em rất mong đợc sự góp ý của các thầy, cô giáo trong Khoa để bài tiểu luận của em đuợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
danh mục tài liệu tham khảo
- giáo trình luật kinh tế trưởng đh khoa học và công nghệ hà nội
- luật doanh nghiệp năm 2005
- tư liệu công ty cổ phần in mạnh thắng
- trang web google
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7064.doc