LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế, các Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và đặc biệt sự quay trở lại của khủng hoảng kinh tế làm không ít các Doanh nghiệp phải lao đao và dẫn tới phá sản. Trong hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy, Công ty Cổ phần Pin Hà Nội vẫn giữ vững được tốc độ phát triển và ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu Pin con thỏ vẫn hàng ngày được nhắc tới và là động lực để toàn bộ cán
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công ty Cổ phần Pin Hà Nội (KT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ công nhân viên của Công ty cố gắng sản xuất và cho ra những sản phẩm ngày càng phong phú, có chất lượng tốt hơn để cạnh tranh trên thị trường. Sau đây em xin được trình bày những hiểu biết chung nhất của em về Công ty Cổ phần Pin Hà Nội.
Để hoàn thành bài viết này, em đã nhận được sự dạy dỗ chu đáo tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kế toán trong tất cả các môn chuyên ngành. Và đặc biệt với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Minh Phương giúp cho em thấy được sự quan trọng của giai đoạn thực tập này và tạo động lực cho em phấn đấu cố gắng, không ngại đường xa để thường xuyên đến Nhà máy và Công ty tiếp xúc thực tế và quá trình sản xuất cũng như điều hành quản lý của công ty.
Em xin được cảm ơn các anh chị, các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần Pin Hà Nội đã không ngại giúp đỡ em tìm hiểu về công tác kế toán và quy trình sản xuất phức tạp của công ty. Đông thời cung cấp đủ tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài viết này.
Báo cáo tổng hợp về Công ty Cổ phần Pin Hà Nội gồm có các nội dung chính như sau:
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
PHẦN II: TỎ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Nhà máy pin Văn Điển là tiền thân của Nhà máy pin Hà Nội, nay là công ty cổ phần pin Hà Nội được thành lập ngày 01/01/1960. Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.
English Name: HANOI BATTERIES JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: Số 72, Đường Phan Trọng Tuệ, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
SĐT: 04.38615365
Website: www.habaco.com.vn
Email: habaco@fpt.vn
Vốn điều lệ của công ty Cổ phần Pin Hà Nội là: 14.000.000.000 đồng
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty Pin Hà Nội theo Quyết định số 207/2003/QĐ-BCN ngày 03/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
Số cổ phần 1.400.000 cổ phần.
Loại cổ phần: 1.400.000 cổ phần phổ thông.
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Việt Nam.
Trong thời kỳ chiến tranh, nhà máy Pin Văn Điển là nhà máy pin duy nhất ở Miền Bắc sản xuất, phục vụ cho quân đội và các mục đích khác của nền kinh tế quốc dân.
Theo thiết kế ban đầu, công suất của nhà máy chỉ là 5 triệu chiếc pin/ca/năm, với khoảng 200 lao động và các dây chuyền sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu.
Chủng loại pin gồm các loại pin thông dụng như R20S, R40, pin vuông 4,5V và các loại pin tổ hợp phục vụ quốc phòng. Những năm đầu đi vào hoạt động, nhà máy có tốc độ tăng trưởng đáng kể là 50%/năm. Cho đến năm 1965 nhà máy đạt sản lượng tới 25 triệu chiếc pin/ năm.
Sau đó nhà máy cùng với cả nước bước vào cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và phải qua 1 thời kỳ vô cùng khó khăn. Trong thời gian 1965-1973, nhà máy đã phải 2 lần sơ tán, 3 lần bị địch đánh phá ác liệt, trong đó có 2 lần bằng máy bay B52. Gần 20 cán bộ công nhân viên đã hy sinh, 7 đồng chí đã được truy tặng liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ. Mặc dù bị đánh phá ác liệt, cả nhà máy và khu tập thể biến thành đống tro tàn nhưng ko hề làm gián đoạn sản xuất. Nhà máy vẫn vững vàng duy trì sản xuất, cung cấp pin đầy đủ chô bộ đội đánh Mỹ.
Năm 1979 khi chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra, Nhà máy mở thêm 1 mỏ khai thác quặng Mn tại Hà Tuyên. Năm 1983 Tổng cục Hóa chất Việt Nam quyết định sát nhập Nhà máy điện cực Xuân Hòa. Mỏ khai thác quặng Hà Tuyên và mỏ khai thắc quặng Cao Bằng với Nhà máy Pin Văn Điển thành 1 đơn vị kinh doanh sản xuất, đó là Nhà máy Pin Văn Điển. Để nâng cao thương hiệu Pin con thỏ trên thị trường, tháng 7/1996 Nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Pin Hà Nội theo quyết định số 1980/QĐ-TCCB ngày 20/07/1996.
Với tất cả những nỗ lực cố gắng đi lên từ chiến tranh và trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận công lao của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy và đặc biệt những người đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất quê hương để gìn giữ cơ sở vật chất cho thế hệ sau này. Nhà nước đã tặng thưởng cho cán bộ công nhận viên Công ty Pin Hà Nội các phần thưởng cao quý sau đây:
Huân chương lao động hạng nhất.
Huân chương kháng chiến hạng hai.
Huân chương lao động hạng hai.
Huân chương chiến công hạng ba
Và danh hiệu cao nhất ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN mà Nhà nước đã trao tặng. Đó là niềm tự hào lớn của Cán bộ công nhân viên Công ty CP Pin Hà Nội và là tài sản vô cùng quý giá trong hành trang của công ty bước vào thế kỷ 21, bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Công ty Cổ phần pin Văn Điển là 1 doanh nghiệp chuyên về sản xuất pin cung cấp cho thị trường tiêu dùng, sản xuất, quân đội và theo các đơn đặt hàng đặc biệt của nước ngoài. Thương hiệu của công ty gắn liền với thương hiệu pin con thỏ là thương hiệu pin mạnh nhất ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công ty thì các sản phẩm pin con thỏ cũng ngày một phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua cũng đạt nhiều khởi sắc mặc dù nền kinh tế nói chung đang vấp phải sự khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu = 3,7% và tỷ lệ chia cổ tức từ 12-20%.
Theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103003444, ngày 02/01/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp (thay đổi lần thứ nhất ngày 29/08/2007), các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là:
2.1: Hoạt động sản xuất và kinh doanh:
- Một là: Sản xuất kinh doanh các loại pin phục vụ cho thị trường. Công ty Pin Hà Nội có rất nhiều chủng loại pin như LR6, R6P, R14C, R20C, R40… sản xuất theo các công nghệ chủ yếu:
Công nghệ pin hồ điện.
Công nghệ pin giấy tẩm hồ.
Công nghệ pin kiềm.
Công nghệ sản xuất pin hồ điện:
Đây là công nghệ cổ điển nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay và ở Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì. Công ty Pin Hà Nội đã sử dụng công nghệ này từ khi thành lập đến tháng 9/2002. Hiện nay công nghệ này chỉ còn được sử dụng để sản xuất pin R40. Sau đây là tóm tắt quy trình sản xuất pin hồ điện.
Sản xuất các bộ phận chính của pin:
Chế tạo cực dương:
Từ các nguyên liệu NH4Cl, Graphite, MnO2, Muội, Dung dịch điện ly trộn đều, sau đó được dập thành hình trụ bao quanh 1 cái cọc than đen ở giữa.
Chế tạo cực âm:
Kẽm thỏi được nấu chảy, bổ sung 1 số kim loại với lượng nhỏ, khuấy đều, vớt xỉ, đổ khuôn, cán, dập thành đồng xu và dập thành ống kẽm làm cực âm.
Chế tạo hồ điện:
Hồ điện là chất ngăn cách và là chất dẫn điện loại 2 giữa cực dương và cực âm được chế tạo theo cách sau:
Pha chế dung dịch điện ly từ các nguyên liệu chủ yếu là: NH4Cl, ZnCl2, HgCl2 và H2O. Các nguyên liệu này được khuấy theo 1 công thức nhất định và đã được xử lý tạp chất kim loại nặng.
Sau đó người ta cho thêm vào tinh bột ngô và bột mì, khuấy đều. Như vậy đã chế tạo được hồ điện.
Lắp ghép pin đơn và thành phẩm:
Từ các bộ phận chính của pin là cực dương, cực âm và hồ điện người ta tiến hành lắp ghép pin qua các công đoạn chính như sau:
Quấn chỉ:
Bao than đen được gói trong giấy bản, sau đó quấn 1 lớp chỉ trở thành bao than trắng.
Chưng hồ theo các bước sau:
Rót hồ điện vào ống kẽm.
Cho bao than trắng vào ống kẽm.
Điều chỉnh hồ.
Đậy giá chính tâm.
Gia nhiệt trong bể nước nóng cho chín hồ.
Cuối cùng là làm mát trong bể nước nguội.
Công đoạn phong lắp:
Tháo giá chính tâm.
Làm sạch đầu cọc than.
Đậy nắp giấy trong.
Tiếp đến là đổ xi phong khẩu lên trên nắp giấy.
Lắp mũ đồng lên trên đầu cọc than, sau đó để pin lưu trong các khay cho đến khi pin nguội.
Công đoạn thành phẩm gồm các bước công việc sau:
Đánh sạch đáy.
Đậy nắp nhựa.
Viền mép pin.
Lồng và nướng tóp đơn.
Lồng và nướng tóp đôi.
Vào hộp tá.
Vào hòm thành phẩm.
Nhập kho thành phẩm.
2.1.2. Công nghệ sản xuất pin giấy tẩm hồ:
Tuy vẫn là pin cổ điển Lé Clanché, nhưng công nghệ sản xuất pin giấy tẩm hồ có nhiều ưu điểm hơn so với công nghệ sản xuất pin hồ điện ở 1 số mặt:
Khả năng cơ giới hóa cao hơn.
Vệ sinh môi trường tốt hơn.
Dung lượng, cường độ dòng so với pin cùng kích thước lớn hơn.
Thời gian bảo quản lâu hơn…
Sản xuất các bộ phận chính của pin:
- Pha chế điện dịch.
- Trộn bột cực dương.
- Chế tạo cực âm.
Cả 3 công đoạn sản xuất trên tương tự như sản xuất pin hồ điện.
Lắp ráp pin đơn:
Được tiến hành trên dây chuyền liên hoàn, qua các bước công việc sau:
Lắp giấy tẩm hồ.
Lắp bát giấy.
Lắp bao than.
Lắp nắp giấy trong 1.
Lắp cọc than.
Lắp nắp giấy trong 2.
Rót xi.
Lắp mũ đồng.
Lắp nắp nhựa.
Viền mép.
Ấn ngấn pin.
Lưu pin.
Hoàn thiện sản phẩm:
Đánh bóng.
Kiểm nghiệm.
Lồng tóp đơn.
Nướng tóp đơn.
Lồng tóp vỉ 4 chiếc pin.
Nướng tóp vỉ.
Vào hộp nhỏ và vào hòm.
Nhập kho thành phẩm.
Dù sản xuất Pin theo phương pháp nào thì cũng đều trải qua 3 bước chính:
Sản xuất các bộ phận chính
Lắp ráp pin đơn
Hoàn thiện sản phẩm
Vì thế khi hạch toán chi phí sản xuất chung 627 cho sản phẩm cũng đều dựa vào đặc tính sản xuất của các bộ phận này để tính ra tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung xác thực với mức độ hoạt động của từng bộ phận.
Công ty bán hàng chủ yếu qua hệ thống đại lý có khắp trên cả nước và có các nhân viên tiếp thị phụ trách phát triển thị trường và được giao sản lượng định mức hàng quý.
Hai là: Mua bán trao đổi vật tư của ngành công nghiệp hóa chất với các công ty cùng ngành sản xuất khác.
2.2: Hoạt động khác:
Diện tích mà hiện nhà máy đang nắm giữ là khoảng 9 hecta và diện tích hiện sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là 7 hecta. Vì vậy Công ty đã cho thuê làm xưởng gia công kim loại mầu. Thu nhập từ hoạt động cho thuê này được đưa vào thu nhập khác.
Công ty hiện cũng đầu tư kinh doanh chứng khoán thông qua 1 số sàn như BSC của ngân hàng BIDV, VSC của Vietcombank… Và thu nhập từ hoạt động chứng khoán được đưa vào thu nhập khác. Tuy nhiên khối lượng đầu tư vào chứng khoán nhỏ nên tình hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng chứng khoán Việt Nam năm vừa qua.
2.3: Hoạt động tài chính:
Như hầu hết các công ty khác để bảo toàn vốn trong thời kỳ hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn, hạn chế đầu tư thì giải pháp tạm thời gửi tiền ở ngân hàng và có lãi hàng kỳ là hợp lý nhất. Doanh thu từ lãi tiền gửi được đưa vào thu nhập tài chính.
Mỗi khi cần thanh toán 1 khối lượng tiền hàng lớn, Công ty thanh toán qua ngân hàng bằng tiền vay ngắn hạn và trả tiền lãi vay cho ngân hàng. Cũng như khi vay dài hạn để đầu tư cho mở rộng kinh doanh thì công ty cũng hàng kỳ trả lãi vay. Chi phí lãi vay là chi phí tài chính của công ty.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Hoạt động chính của công ty Cổ phần Pin Hà Nội là sản xuất Pin vì vậy mô hình quản lý được chia dọc theo từng phân xưởng và chia ngang quản lý cho từng phòng ban xuống các phân xưởng và hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Doanh nghiệp. Tất cả được giám sát bới ban kiểm soát, ban điều hành và theo chiến lược kinh doanh của Hội đồng quản trị và Hội đồng cổ đông đưa ra.
Đây là 1 mô hình quản lý chung của hầu hết các Doanh nghiệp sản xuất với các ban quản lý chuyên môn, các tổ đội, phân xưởng sản xuất tạo thành 1 dây chuyền đầu vào, sản xuất, tiêu thụ và tiếp tục tái sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng cho Doanh nghiệp.
Sau đây là sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội:
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:
-Chủ tịch
-Các ủy viên
BAN ĐIỀU HÀNH:
-Giám đốc.
-Các Phó Giám Đốc
và Kế toán trưởng.
BAN KIỂM SOÁT
CÁC PHÒNG BAN
CÁC PHÂN XƯỞNG
Tổ chức Hành chính và Phục vụ
Kế hoạch vật tư
Tài chính Kế toán
Kỹ thuật cơ điện
Phòng Công nghệ- Môi trường và Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phòng Thị trường và Tiêu thụ
Phân xưởng phụ kiện
Phân xưởng Pin số 1
Phân xưởng Pin số 2
Tổ cơ khí
Ngành Điện Hơi Nước
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
4.1 Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định phương hướng phát triển, nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh hàng năm. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và thông qua báo cáo quyết định tài chính hàng năm, phương án phân phối và sử dụng lợi nhuận… Bầu và bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và các thành viên ban kiểm soát…
4.2. Hội đồng quản trị:
Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, dưới chủ tịch hội đồng quản trị là các ủy viên.
Về quyền hạn, hội đồng quản trị nhân danh chủ tịch quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Về trách nhiệm, hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về những vi phạm điều lệ Công ty, sai phạm trong quản trị gây thiệt hại cho Công ty.
4.3 Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Thẩm tra báo cáo tài chính hàng năm của Công ty,, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quy định của Đại hội đồng cổ đông.
4.4 Ban điều hành:
Giám đốc: Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo nghị quyết của hội đồng quản trị, điều lệ của Công ty và luật doanh nghiệp.
Phó Giám Đốc:
+ Phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc Công ty.
+ Phó giám đốc làm việc theo sự phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền của giám đóc Công ty.
Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng Công ty là người giúp việc Giám đốc về các việc liên quan đến tài chính, tiền tệ và thuế của Công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc Công ty, Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả công việc trong thẩm quyền của mình.
4.5 Phòng tổ chức, hành chính và phục vụ:
Phòng tổ chức, hành chính và phục vụ có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo về bộ máy quản lý của Công ty, về quy hoạch cán bộ và giải quyết các vấn đề có liên quan đến lao động như: Quản lý nhân sự và hồ sơ cán bộ công nhân viên; tổng hợp, phân loại, đánh giá chất lượng lao động, thực hiện giải quyết chính sách chế độ bảo hiểm xã hội… Đồng thời có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính va phục vụ như: Quản lý đồ dùng văn phòng, hành chính của toàn Công ty, quản lý con dấu, thiết bị văn phòng và công văn.
4.6 Phòng kế hoạch – vật tư.
Bộ phận kế hoạch:
Trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty và căn cứ vào các thông tin thu nhập từ thị trường, từ khách hàng và từ năng lực sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, Từ đó tham mưu cho lãnh đạo các phương án tối ưu về tổ chức sản xuất, các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực. Đồng thời xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, tổng hợp, phân tích sử dụng lao động toàn Công ty theo tháng, quý, năm. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho mỗi loại sản phẩm của Công ty.
Bộ phận vật tư:
Xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất và lập kế hoạc mua vật tư.
Đánh giá , phan tích và tham mưu cho Giám đốc để lựa chon và phê duyệt nhà cung ứng. Đảm bảo cung cấp vật tư, bán thành phẩm phục vụ quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuât diễn ra theo đúng quy định, kế hoạch. Bán nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, máy móc… theo quyết định của Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về công tác quản lý vật tư.
4.7 Phòng KTCN – Mội trường – KCS:
Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị và kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra. Xây dựng quy trình công nghệ đồng thời tổ chức các cuộc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, thiết kế và cải tiến nhãn mác, cải tiến bao bì. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các chế độ kiểm tra đã quy định, đồng thời xây dựng các tiê chuẩn về chất lượng, về nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
4.8 Phòng kỹ thuật cơ điện:
Thường xuyên giám sát và kiểm tra tình hình hoạt động của các máy móc thiết bị, kịp thời có giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thiết bị vận hành một cách an toàn. Thiết lập và quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị cơ – điện – nước và phương tiện vận tải, các thông số kỹ thuật cơ bản, các bản vẽ cơ điện, các nội quy, quy trình hướng dẫn và quy trình sửa chữa thiết bị định kỳ.
4.9 Phòng thị trường tiêu thụ:
Mở rộng, giữ vững thị trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và triển khai các chiến lược về khách hàng và thị trường tiêu thụ. Nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ.
4.10 Phòng kế toán – tài chính:
Có nhiệm vụ quản lý tài chính, hạch toán kế toán trong Công ty, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Theo dõi, tập hợp số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty theo từng kỳ tài chính. Xác lập hiệu quả của hệ thống tài chính Công ty.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 1 SỐ NĂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
Vốn điều lệ của công ty Cổ phần Pin Hà Nội là: 14.000.000.000 đồng
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty Pin Hà Nội theo Quyết định số 207/2003/QĐ-BCN ngày 03/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
Số cổ phần 1.400.000 cổ phần.
Loại cổ phần: 1.400.000 cổ phần phổ thông.
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Việt Nam.
Và sau đây là 1 số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua và xu hướng phát triển cho 1 số năm tới
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
Xem xét tình hình kinh doanh trong 3 năm vừa qua của Công ty cổ phần Pin Hà Nội, ta khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm, các chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Loại Pin
Đơn vị tính
2006
2007
2008
2009 (kế hoạch)
Pin R20C
chiếc
51.271.187
49.133.895
46.172.897
48.000.000
Pin R6
chiếc
89.116.232
82.098.987
83.838.475
80.000.000
Pin R14
chiếc
316.129
302.357
210.299
200.000
Pin R40
chiếc
283.874
210.955
190.398
210.000
Sau đây là biểu đồ cho thấy tình hình tiêu thụ loại Pin chính R20C của công ty
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy sản lượng tiêu thụ Pin của Công ty qua những năm vừa qua có giảm nhẹ. Kết quả này là do nhu cầu sử dụng các sản phẩm dùng pin nói chung là giảm. Ngoài ra còn do sự cạnh tranh của các sản phẩm pin nổi tiếng nước ngoài Toshiba, Sony…với cường độ dòng điện lớn hơn, độ bền so với sản phẩm cùng loại và sử dụng cho các sản phẩm điện tử chuyên dụng như máy ảnh, kim từ điển… Vì vậy Công ty cần đặt ra các mục tiêu trong tương lai:
Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phần thị
trường, tăng cường xuất khẩu và kinh doanh tổng hợp.
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, và khả năng cạnh tranh với các loại pin ngoại.
Tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu mới có chất lượng và giá cả hợp lý giúp giảm giá thành sản xuất và chủ động nguồn cung ứng nguyên vật liệu tránh những biến động do thiếu nguyên vật liệu trong năm 2008.
Trong tương lai Công ty dự định khó có thể tăng sản lượng pin tiêu thụ 1 cách đột biến mà hướng tập trung vào cắt giảm chi phí thừa tại các bộ phận sản xuất cũng như quản lý. Một trong những chiến lược trong tương lai của công ty đó là đầu tư cho chi phí nghiên cứu và phát triển R&D tạo ra những sản phẩm mới đột phá cạnh tranh với các sản phẩm pin ngoại. Đây có lẽ cũng là hướng đi hợp lý khi công ty đang bỏ ngỏ 1 thị phần tiêu thụ Pin phát triển như Pin dùng cho các sản phẩm điện tử công nghệ cao.
Kế hoạch tiêu thụ trong năm 2009 đưa ra không phải là cao nếu như Công ty đưa ra các kế hoạch quảng cáo và chiết khấu cho các đại lý đi cùng với thiết kế mẫu mã mới hấp dẫn cho sản phẩm Pin con thỏ.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM VỪA QUA:
Chỉ tiêu
Đ/v tính
Năm
2006
2007
2008
2009
Tổng doanh thu
1000đ
121,316,253
98,532,107
102,001,349
105,000,000
Tổng chi phí
1000đ
112,203,716
91,141,315
97,518,712
99,000,000
Lợi nhuận trước thuế
1000đ
9,112,537
7,390,792
4,482,637
6,000,000
LNTT/DT
%
7.51
7.50
4.39
5.71
Tài sản
bình quân
1000đ
36,641,154
41,798,540
43,725,192
42,761,866
LNTT/TSBQ
%
24.87
17.68
10.25
14.03
VCSH
bình quân
1000đ
19,311,959
20,861,352
22,694,533
21,777,943
LNTT/VCSHBQ
%
47.19
35.43
19.75
27.55
Tổng lao động
người
513
496
455
460
Tổng quỹ tiền lương/năm
1000đ
10,984,320
13,443,600
12,177,240
12,500,000
Thu nhập bình quân/ năm
1000đ
21,412
27,104
26,763
27,174
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng chi phí cũng tăng lên do quý I năm 2008 Công ty gặp phải khó khăn trong việc cung cấp nguyên vật liệu ở mỏ Mn – Cao Bằng, vì giảm sản lượng khai thác.Tỉ suất LNTT/DT giảm dần qua các năm, do tình hình kinh tế khó khăn nói chung và chi phí tăng nhanh hơn doanh thu. Tuy nhiên đến năm 2009, Doanh nghiệp đang cố giảm đến mức tối đa các chi phí để tăng tỷ suất này lên.
Các tỷ suất Lợi nhuận/ Tài sản bình quân và Lợi nhuận/ VCSH cũng vì thế mà giảm theo. Cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của Doanh nghiệp không còn cao. Đây cũng là kết quả của nhiều Doanh nghiệp đang lâm vào khi phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa và mâu thuẫn trong vòng luẩn quẩn môi trường quản lý cũ và mới. Như vậy trong tương lai Công ty Cổ phần Pin Hà Nội cần có những cải cách rõ ràng về sản xuất và quản lý để bắt kịp với nhịp phát triển của thời đại và giữ vững sự tồn tại, hoạt động liên tục của Công ty.
Tình hình sản xuất kinh doanh có thể đánh giá khái quát qua biểu đồ sau:
năm
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sự hy vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, với xu hướng giảm chi phí để tăng lợi nhuận và các tỷ suất phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự tăng nhẹ sản lượng tiêu thụ làm tăng doanh thu nhưng sẽ tăng chậm hơn chi phí. Doanh nghiệp tăng cường khâu quản lý đầu vào để giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Điều này đòi hỏi 1 hệ thống kiểm soát có năng lực và nhiệt huyết cũng như hiểu biết sâu về quản lý tài chính, đặt ra các định mức và kế hoạch sản xuất hợp lý nhất.
CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Để thấy được sự phát triển của Công ty ta xem xét đặc điểm nguồn vốn và tài sản của Công ty qua các năm:
Đặc điểm về nguồn vốn : Tổng số vốn điều lệ của Công ty ( Legal Capital ) là 14 tỉ đồng quy định trong quyết định thành lập Công ty Cổ phần Pin Hà Nội của Bộ Tài chính, Nhà nước chiếm 51% cổ phẩn. Đến cuối năm 2005, Nhà nước chỉ còn chiếm 30% cổ phần. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi khá hợp lý theo tình hình kinh tế. Trước đây khi cần mở rộng sản xuất Doanh nghiệp giữ 1 nguồn vốn từ vay dài hạn lớn. Và hiện tại khi nền kinh tế khó khăn, Doanh nghiệp đã giảm nguồn này và tăng Vốn Chủ sở hữu. Ta có bảng sau về cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
( đơn vị: triệu đồng)
2006
2008
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy năm 2008 Doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao hơn. 51.8% vốn của Doanh nghiệp là từ Vốn chủ sở hữu, có thể Doanh nghiệp muốn giảm rủi ro vay nợ vì tình hình tài chính khó khăn và tỷ suất sinh lời ko còn cao như năm 2006 và 2007. Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng cho thấy khả năng hoạt động 1 cách an toàn và bền vững của Doanh nghiệp trong tương lai.
Trong năm 2009 cơ cấu vốn của Công ty sẽ có ít thay đổi để đảm bảo khả năng hoạt động an toàn và chủ động trong tài chính, tránh gặp phải rủi ro từ nền kinh tế đang khủng hoảng.
Đây là 1 cơ cấu vốn có thể duy trì trong nhiều năm tới. Tuy nhiên để tăng vốn cho hoạt động nghiên cứu phát triển, Doanh nghiệp có thể vay vốn dài hạn vì lãi suất hiện tại đã xuống rất thấp và bảo đảm rủi ro thấp.
**********************************************************
PHẦN II:
TỎ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Toàn bộ công tác kế toán của công ty chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và kế toán trưởng, có nhiệm vụ lập và thực hiện kế hoạch tài chính, ghi chép chính xác nguồn vốn, vật tư, tài sản cố định.
Bộ máy kế toán được tổ chức dưới hình thức tập trung tại phòng kế toán, không phân chia xuống các phân xưởng. Tại các phân xưởng có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ tập hợp số liệu về tiền lương và nguyên vật liệu để gửi lên xử lý tại phòng kế toán.
Sau đây là sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần Pin Hà Nội.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KT GIÁ THÀNH VÀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ
KT TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG
KT QUỸ VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
KT VẬT LIỆU VÀ TIỀN LƯƠNG
Gửi số liệu lên phòng kế toán để tổng hợp
Nhân viên thống kê vật tư và lương tại các phânxưởng.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm có 6 người và mỗi người nắm giữ 1 phần hành riêng biệt. Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Pin Hà Nội là khá đồng đều và có chuyên môn cao. Các bác và các anh chị đều tốt nghiệp đại học chính quy từ Học viện tài chính, Đại học kinh tế quốc dân và Đại học Thương mại.
1.1: KẾ TOÁN TRƯỞNG
-Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về các hoạt động liên quan đến tình hình tài chính, tiền tệ, thuế của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và hội đồng quản trị cũng như pháp luật về kết quả công việc trong thẩm quyền của mình. Là người phụ trách chung phòng Tài chính-Kế toán, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tổng hợp các thông tin kinh tế trong toàn bộ công ty.
1.2: KẾ TOÁN TỔNG HỢP – 1 người
-Là người có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán, lên bảng quyết toán năm, kết xuất ra bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh.Ngoài ra công việc quan trọng hơn của 1 kế toán tổng hợp là lập ra các báo cáo kế toán quản trị, phân tích tài chính, thuế, bảo quản lưu trữ hồ sơ.
1.3: BỘ PHẬN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – 1 người
Phần hành khá phức tạp đối với 1 công ty sản xuất và chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí giá thành sản xuất. Đây là 1 phần hành trọng yếu trong hạch toán giá thành sản xuất. Nhiệm vụ của kế toán phần hành này bao gồm:
Tập hợp số lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu…
Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại có thể xảy ra.
Ngoài ra kế toán nguyên vật liệu còn theo dõi tình hình công nợ với nhà cung cấp và tìm ra những nguồn cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng và giá cả hợp lý.
1.4: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG – 1 người
Mỗi phân xưởng có 1 nhân viên thống kê, chuyên theo dõi, quản lý và lập bảng tính lương. Sau đó sẽ gửi lên phòng kế toán duyệt và qua phòng Phó Giám Đốc duyệt lần cuối. Sau đó gửi lại về phân xưởng để trả lương cho nhân viên bằng quỹ lương riêng cấp cho từng phân xưởng. Cụ thể công việc của kế toán tiền lương là như sau:
Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động.
Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
Lập báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
1.5: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG – 1 người
Phản ánh tình hình tăng giảm của tiền mặt và tiền gửi trong quá trình thanh toán với các bên hữu quan. Giám sát việc chấp hành chế độ tài chính của công ty trong quá trình thu chi. Tập hợp đủ chứng từ chứng minh chi phí là hợp lý, hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán và cơ quan thuế làm việc.
Dùng các phiếu thu, chi viết tay hoặc in từ phần mềm để theo dõi các khoản tiền ra vào hàng ngày. Sau đó thường xuyên đối chiếu số dư tiền mặt thật với số dư sổ sách để kịp thời điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra.
Thực hiện giao dịch với ngân hàng: vay tiền, thanh toán bằng séc, ủy nhiệm thu chi, mở L/C…Theo dõi số dư tiền gửi ngân hàng, lấy sổ phụ ngân hàng đối chiếu, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài và giữ uy tín trong việc hoàn lại đúng hạn vốn vay cho ngân hàng.
1.6: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KIÊM THỦ QUỸ - 1 người
Kế toán TSCĐ: Có trách nhiệm ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ của Doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu. Hàng ngày phản ánh số tiền thực thu, thực chi vào sổ quỹ theo đúng chế độ hiện hành.
1.7: BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM – 1 người
Kế toán giá thành: Có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, phân loại chi phí trong kỳ từ các phần hành kế toán vật tư, tiền lương, tài sản cố định, chi phí mua ngoài, chi phí sản xuất chung. Từ đó tính ra chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đồng thời theo dõi, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất và toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ để tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm.
Kế toán tiêu thụ: Có trách nhiệm xác định doanh thu bán hàng, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả sản xuất ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5828.doc