LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển. Theo thống kê, hiện tại có khoảng 68 % dân số sống và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Diện tích đất đai có hạn cùng với nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, kéo theo đó các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, điều tất yếu là đất sử dụng cho trồng trọt giảm nghiêm trọng, thay vào đó là xu hướng phát triển chăn nuôi, mô hình kinh tế vườn trang trại. Chăn nuôi được đánh giá là một hướng đi đúng đắn
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đem lại hiệu quả cao cho kinh tế tại nông thôn. Khi chăn nuôi trở thành một ngành được coi trọng, và là một nguồn thu chủ yếu của người làm kinh tế thì thức ăn chăn nuôi lại trở thành một ngành được các nhà đầu tư quan tâm đánh giá cao.
Công ty cổ phần phát triển công nghệ Nông thôn là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thức ăn gia súc và thuỷ sản, buôn bán kinh doanh nguyên liệu nông sản…Công ty có nhà máy và trụ sở tại Khu CN Phô Nối A - Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên.
Trong báo cáo tổng hợp này tôi xin trình bày sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty nhằm nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện khâu tiêu thụ để công ty ngày càng phát triển.
Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Phần II: Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất, kinh doanh
Phần III: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Phần IV: Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Phần V: Kết luận
PHẦN I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY
1.Quá trình thành lập
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn thành lập ngày 01/11/2001 theo giấy phép kinh doanh số 0103000601 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh ngày 30/08/2007 do Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp.
Tên gọi: Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn
Tên giao dịch quốc tế: Rural Technology Development Joint Stock company.
Viết tắt: RTD.,JSC
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Phố Nối A - Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên
Điện thoại: 0321.980967 Fax: 0321.980347
Email: rtd@rtdjsc.com – rtdjsc@hn.vnn.vn Website: www.rtdjsc.com
Công ty có 2 chi nhánh:
Chi nhánh Hà Tây – Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn – KCN An Khánh – Hoài Đức – Hà Tây
Chi nhánh công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn – KCN Sóng Thần – Dĩ An – Bình Dương
2.Quá trình phát triển
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn khi mới thành lập có trụ sở giao dịch tại 104- C1B, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội và nhà máy đầu tiên tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tuy mới thành lập ngày 01/11/2001 nhưng đến cuối năm công ty đã đạt doanh thu 12,389 tỷ đồng, nộp NSNN trên 2 tỷ đồng và có lợi nhuận trước thuế là 39,643 triệu đồng.
Trong năm 2002 công ty xây dựng một nhà máy thức ăn chăn nuôi và thuốc Thú y tại KCN An Khánh – Hoài Đức Hà Tây với số vồn là 38 tỷ đồng, tổng số nhân viên là 120 trong đó 20 nhân viên quản lý. Hoạt động của công ty có sự tăng trưởng qua các năm, từ doanh thu 12 tỷ năm 2001, năm 2002 doanh thu là 15 tỷ (tăng 25%) làm tổng số lãi sau thuế cũng tăng 51 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2003 số công nhân viên tăng lên 160 người. Doanh thu đạt 24 tỷ tăng 60% so với cả năm 2002, lãi sau thuế là 81 triệu. Với mức tăng trưởng nhanh như trên công tiếp tục bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc nhà xưởng, cải thiện đời sống công nhân viên. Ngày 11/05/2004 do việc giải phóng mặt bằng theo kế hoạch của UBND Thành phố, công ty chuyển toàn bộ nhà máy về khu CN An Khánh – Hoài Đức – Hà Tây. Để phục vụ việc mở rộng quy mô sản xuất, ngày 30 tháng 8 năm 2005 công ty chuyển trụ sở và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi về Khu CN Phố Nối A - Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên. Chi nhánh Hà Tây sản xuất thuốc thú y. Công ty phát triển ngày càng lớn mạnh với hệ thống đại lý trên toàn quốc.
3. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn có nhiệm vụ sản xuất thức ăn gia súc và thuốc thú y, kinh doanh mặt hàng nguyên liệu là nông sản, liên kết gia công sản phẩm cùng ngành cho các đơn vị khác, ứng dụng công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp…
PHẦN II
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Đặc điểm về sản phẩm, loại hình kinh doanh
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn là đơn vị có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Trên cơ sở biết tận dụng thế mạnh về chất lượng, chủng loại công ty đã tạo dựng được thương hiệu và có mối quan hệ lâu dài với các đại lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên toàn quốc.
Đối tượng tiêu dùng sản phẩm chủ yếu là bà con nông dân. Việc kinh doanh theo mô hình đại lý cấp 1, cấp 2,… Không bán lẻ trực tiếp tại công ty. Mỗi tỉnh do một nhân viên kinh doanh và một số nhân viên thị trường phụ trách. Các đại lý thuộc khu vực nào bán hàng cho khu vực đó, tránh tình trạng cạnh tranh khách hàng và giá bán.
Hiện nay công ty đang mở rộng thương hiêu, phát triển kinh doanh nguyên liệu nông sản, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và sản xuất cho hộ gia đình, luôn là người bạn tin cậy đối với bạn hàng và bà con nông dân.
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn đã có nhiều sự phát triển vượt bậc so với những ngày đầu thành lập. Ngành nghề kinh doanh mở rộng. Tuy vậy, công ty vẫn duy trì các lĩnh vực kinh doanh chính:
Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
Kinh doanh nguyên liệu (Nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu thu mua trong nước)
Hợp tác gia công với các đơn vị cùng ngành.
Mua bán, ký gửi hàng hoá
Đầu tư tài chính
2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Phòng KV - CT
Phòng KH - VT
Phòng HC - NS
Phòng TC - KT
Phó Tổng giám đốc
Phân xưởng SX
Đại hội cổ đông
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng KD+KT
Phòng DVKH
Phó Tổng giám đốc
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị: Là quản lý công ty, nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị bầu ra một người làm chủ tịch.
Tổng giám đốc: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của chủ tịch hội đồng quản trị. Là người đại diện theo pháp luật điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về thực hiện quyền nhiệm vụ được giao, ký kết hợp đồng dân sự theo uỷ quyền của chủ tịch hội đồng quản trị. Quyết định theo phân cấp, uỷ quyền của chủ tịch hội đồng quản trị và điều lệ công ty các dự án đầu tư, mua bán tài sản, vay, cho vay, cho thuê và hợp đồng khác, uỷ quyền giới hạn ở một số ít hợp đồng.
Phó Tổng giám đốc: là người hỗ trợ trực tiếp Tổng giám đốc các công việc thuộc phạm vi được phân quyền. Quản lý, theo dõi, báo cáo công việc cho Tổng Giám đốc. Ký, duyệt các quyết định đầu tư, thay đổi nhân sự trong phạm vi được uỷ quyền.
Phòng Dịch vụ khách hàng
Tiếp nhận đơn hàng, bán hàng, quản lý và theo dõi khách hàng, tiếp nhận hồi âm phản ánh của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, các chế độ bán hàng. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Là phòng ban trực tiếp xúc với khách hàng nên có vai trò rất quan trọng trong thái độ ứng xử và xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng.
Phòng Kinh doanh + Kỹ thuật thị trường
Nghiên cứu thị trường, xây dựng đại lý, triển khai các hoạt động đầu tư kế hoạch kinh doanh đã được thông qua. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu và giữ vững thương hiệu. Bộ phận kỹ thuật thị trường đảm nhận việc phân tích thị trường, hộ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho các đại lý và hộ chăn nuôi. Phòng kinh doanh hiện nay có khoảng 40 nhân viên.
Phân xưởng sản xuất
Đứng đầu là quản đốc, chịu trách nhiệm giám sát nhân sự và thực hiện các hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch và tiến độ. Bộ phận sản xuất hiện nay có khoảng 450 công nhân viên, chia làm 3 ca hoạt động liên tục.
Phòng hành chính – nhân sự
Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ, quản lý trong toàn công ty, tổ chức sắp xếp lao động các phòng ban, tổ sản xuất, tuyển dụng lao động và quản lý các hoạt động về tài chính, y tế của công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán
Thực hiện theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính và các nghiệp vụ tài chính kế toán khác. Chịu trách nhiệm quản lý vốn, tài sản, hàng hoá , giám sát thuc hiện tại công ty. Phối hợp với phòng kế hoạch - vật tư xây dựng chương trình thu mua, nhập khẩu nguyên liệu. Thanh toán tiền với khách hàng. Giám sát việc sử dụng vốn của các dự án đầu tư. Lựa chọn phương pháp hạch toán phù hợp với chế độ và chính sách của nhà nước.
Phòng Kế hoạch - Vật tư
Lập kế hoạch về thu mua, nhập khẩu nguyên liệu. Xây dựng phương án sản xuất phù hợp theo chương trình bán hàng. Kinh doanh nguyên liệu hàng nông sản…
* Phòng kho vận – cung tiêu
Quản lý kho, hàng hoá, thành phẩm, nguyên liệu,… Sắp xếp vận chuyển bốc xếp hàng hoá, nguyên liệu theo kế hoạch của phòng Kế hoạch - vật tư và phòng Bán hàng…
3. Đặc điểm hệ thống sản xuất
Công ty có 608 cán bộ công nhân viên được biên chế vào 7 phòng ban.
Kết cấu lao động
*Theo trình độ văn hoá
- Tiến sĩ: 5 người
- Cử nhân: 101 người
- Cao đẳng: 26 người
- Trung cấp, sơ cấp: 21 người
- THPT: 415 người
*Theo giới tính
- Lao động nữ: 55 người (chiếm 25,49%)
- Lao động nam: 453 người (chiếm 74,51%)
*Theo mục đích làm việc
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 450 người
- Nhân viên quản lý sản xuất: 53 người
- Nhân viên bộ phận văn phòng, thị trường: 95 người
4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn vốn kinh doanh
+ Máy móc thiết bị, nhà xưởng
Máy móc thiết bị: 1 Dây chuyền sản suất thức ăn chăn nuôi gia súc đồng bộ của Đức trị giá 12 tỷ đồng
Nhà xưởng, đất đai, văn phòng: 20 tỷ đồng
+ Sự thay đổi nguồn vốn kinh doanh
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, công ty xây dựng hệ thống nhà xưởng kho tang, các máy móc thiết bị hiện đại với nguồn vốn đầu tư lớn. Vì thế nguồn vốn cố định luôn chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Ban đầu vốn kinh doanh do các cổ đồng đóng góp là 24 tỷ đồng VNĐ năm 2007, đến năm 2008 nguồn vốn này tăng gấp đôi từ nguồn lợi nhuận sau thuế do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tổng cơ cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn: 48.000.000.000 VNĐ (48 tỷ đồng)
Trong đó: Vốn cố định: 28.000.000.000 VNĐ (28 tỷ đồng)
Vốn huy động: 20.000.000.000 VNĐ (20 tỷ đồng)
+ Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh
Khách hàng của công ty rất đa dạng, là các đại lý chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi, là các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ…
Thị trường: Mở rộng toàn quốc, chủ yếu là khu vực nông thôn.
Đối thủ cạnh tranh: là các công ty thức ăn chăn nuôi gia súc trên toàn quốc, các công ty kinh doanh nguyên liệu nông sản…
PHẦN III
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Kết quả về sản phẩm, chủng loại
Công ty hiện nay có hơn 200 mặt hàng thức ăn chăn nuôi gia súc với các thương hiệu khác nhau, chủng loại, mẫu mã khác nhau. Sau đây là kết quả tiêu thụ của công ty trong thời gian gần đây:
*Chia theo thương hiệu
ĐVT: Tấn
Năm
2004
2005
2006
2007
RTD
8.740
10.920
16.840
21.840
Ngon ngon
2.480
3.120
4.680
6.240
Sài Gòn
6.240
7.800
13.100
15.600
Vinafeed
7.500
9.360
12.180
18.720
Tổng
24.960
31.200
46.800
62.400
Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh qua các năm. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của các năm không thay đổi qua các năm, tỷ trọng tiêu thụ cao nhất là thương hiệu RTD, kế đến là thương hiệu vinafeed, Sài Gòn, thương hiệu Ngon ngon là thương hiệu mới nên tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm thương hiệu này trong cơ cấu luôn thấp nhất. Các thương hiệu được người chăn nuôi biết đến với sự hài lòng về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Những năm gần đây sản phẩm RTD đã tạo được chỗ đứng trến thị trường. Đồng thời đang dần cạnh tranh chỗ đứng với các sản phẩm có thương hiệu lâu năm và nổi tiếng trong giới chăn nuôi như: Con cò, con heo vàng, HIGRO,…Vì thế, doanh số tiêu thụ ngày càng tăng theo nhu cầu của thị trường.
*Chia theo dòng sản phẩm
ĐVT: Tấn
Năm
2004
2005
2006
2007
Thức ăn cho lợn
12.480
15.600
21.060
31.820
Thức ăn cho gà
7.420
10.920
18.720
19.900
Thức ăn cho ngan, vịt
5.060
4.680
7.020
10.680
Tổng
24.960
31.200
46.800
62.400
Trong cơ cấu sản phẩm theo dòng ta thấy rằng công ty tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho lợn (trên 50% trong tổng sản lượng tiêu thụ). Năm 2006 – 2007 do ảnh hưởng của dịch lợn tai xanh, lợn long móng lở mồm mà thị trường chăn nuôi bị ảnh hưởng khá lớn. Điều này tác động không nhỏ tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Công ty đã xây dựng các chương trình hỗ trợ khách hàng thiệt hại do dịch và có kế hoạch tuyên truyền phòng dịch. Vì thế đã giữ chân được khách hàng trung thành với sản phẩm của công ty. Thức ăn cho gà, vịt ngan được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực đồng bằng, các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Tây…tăng mạnh qua các năm.Các địa phương trên là khu vực có kinh tế vườn, trang trại phát triển mạnh với quy mô lớn, các thức ăn chăn nuôi như gà, ngan vịt đẻ trở thành mặt hàng tiêu thụ chính của công ty. Ngoài ra, các địa phương này có các chương trình hỗ trợ đối với hộ gia đình chăn nuôi, sản lượng tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi làm thực phẩm lại khá cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng thúc đẩy mở rộng và phát triển ngành nghề chăn nuôi.
*Chia theo loại sản phẩm
ĐVT: Tấn
Năm
2004
2005
2006
2007
Thức ăn ĐĐ
4.500
6550
9360
12.480
Thức ăn HH
20.460
24.650
37.440
49.920
Tổng
24.960
31.200
46.800
62.400
Qua số liệu từ bảng trên ta dễ thấy sản lượng tiêu thụ thức ăn đậm đặc khá thấp chỉ chiếm 20% trong tổng sản lượng tiêu thụ. Mặc dù thức ăn chăn nuôi là loại thức ăn dễ chế biến, đem lại hiệu quả cao trong hạch toán kinh tế nhưng thức ăn chăn nuôi lại có giá bán khá cao (hơn 1,5 lần so với giá thức ăn hỗn hợp), không phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ.
Việc kinh doanh đem lại hiệu quả cao đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người lao, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Số lượng sản phẩm qua các năm có sự tăng trưởng nhanh chóng cho thấy sự đúng đắn trong đường lối, chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
Doanh thu, lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây
Năm
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
144 tỷ
202 tỷ
336 tỷ
468 tỷ
Chi phí
126 tỷ
176,2 tỷ
284,6 tỷ
393 tỷ
Lợi nhuận trước thuế
9 tỷ
12,9 tỷ
25,7 tỷ
37,5 tỷ
Nộp NSNN
4,8 tỷ
7,5 tỷ
15,6 tỷ
23 tỷ
Lợi nhuận sau thuế
4,2 tỷ
5,4 tỷ
10,1 tỷ
14,5 tỷ
Do các yếu tố đầu vào là nông sản trong những năm gần đây biến động mạnh. Trong nước, nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao đã khiến cho các nhà đầu tư trên thị trường thức ăn chăn nuôi gia súc gặp nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi là ngô, sắn, khô đậu…được thu mua từ các tỉnh vùng cao như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang…giá cả chuyển động mạnh vì cước vận tải tăng nhanh. Để vượt qua giai đoạn khó khăn đó công ty đã lựa chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như Ấn Độ, Chi Lê, Agrentina…
Doanh thu bán hàng tăng mạnh, nếu năm 2004 là 144 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh thu là 468 tỷ đồng tăng hơn 3 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý của công ty, và các chiến lược bán hàng đem lại hiệu quả cao. Công ty đã từng bước cải tiến khâu làm hoá đơn bán hàng, thu tiền, xuất hàng…Tránh các thủ tục rườm rà, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến công ty mua hàng. Doanh số bán hàng tăng lên là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên. Nhưng cũng còn một số nguyên nhân không thể không nhắc đến, đó là nhờ các chính sách khuyến khích hỗ trợ của nhà nước đối với người chăn nuôi. Nhiều mô hình kinh tế lấy chăn nuôi là trọng tâm phát triển mạnh, như tỉnh Hưng Yên, chính sách của tỉnh là khuyến khích dồn thửa đổi ruộng, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, đến năm 2007 toàn tỉnh đã có khoảng 1500 mô hình kinh tế trang trại với số vật nuôi thương phẩm đạt hàng triệu con.
Về tổng quan chi phí có tăng lên nhưng mức tăng không cao. Hơn nữa, nếu xét trong cơ cấu chi phí thì mức tăng trên là do giá nguyên liệu tăng. Ngoài ra, về hao hụt nguyên liệu do sản xuất đã giảm đi rất nhiều. Năm 2004 hao hụt là 1,2%, đến năm 2007 hao hụt chỉ còn 0,8%. Ta thấy rằng chi phí sản xuất được đánh giá là chi tiêu rất quan trọng để để đưa ra chiến lược giá. Nếu chi phí sản xuất thấp, sẽ dẫn đến giá thành thấp, giá bán thấp, tạo ra lợi nhuận lớn. Giá thành của công ty luôn thấp hơn giá sản phẩm cùng dòng của các đối thủ cạnh tranh.
Lợi nhuận sau thuế được sử dụng chia đều cho các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, và một phần bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế là 4,2 tỷ, năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 14,5 tỷ đồng, tăng hơn 300% trong 4 năm. Mức tăng khá cao. Công ty xây dựng dự án dùng nguồn lợi nhuận và vốn đí vay bổ sung nguồn vốn điều lệ, phát triển công ty với quy mô lớn hơn.
Các chế độ đối với người lao động như lương, thưởng, bảo hiểm xã hội là nguồn kích thích người lao động làm việc. Hơn nữa, yếu tố BHXH còn là nguyên nhân gây ra các cuộc đình công, đấu tranh…Công ty đã giải quyết khâu này triệt để, đa số công nhân viên được tạo điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, là công cụ tài chính giúp nhà nước quản lý nền kinh tế. Hoàn thành đúng nghĩa vụ của một pháp nhân kinh tế không những đem lại lợi ích cho nhà nước mà còn đem lại lợi ích cho chính công ty. Nguồn nộp ngân sách nhà nước của ty tăng lên qua các năm, cho thấy sự phát triển của công ty trong chiến lược phát triển của mình.
Thị trường
ĐVT: Tấn
Năm
2004
2005
2006
2007
Vùng 1
11.000
12.500
21.000
28.700
Vùng 2
8.700
9.900
15.000
24.000
Vùng 3
5.260
8.800
10.800
9.700
Hiện tại công ty chia thị trường thành 3 khu vực được quản lý bởi các giám đốc kinh doanh. Khu vực 1 gồm các tỉnh đồng bằng từ Thanh Hoá trở ra như Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Tây…Khu vực 2 gồm các tỉnh miền núi và vùng cao từ Thanh Hoá trở ra như Phú Thọ, Bắc Cạn, Cao Bằng…Khu vực 3 gồm các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào trong như Nghệ An, Bình Định,…Khu vực 1 chiếm tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm cao nhất so với 3 vùng vì địa bàn rộng lớn, hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt hiệu quả cao. Tuy vậy, khu vực 1 chỉ có các đại lý nhỏ lẻ, trong khi đó khu vực 2 lại là khu vực có các đại lý với sản lượng tiêu thụ khổng lồ như Duyên CB, Sơn Hiền,…Tại mỗi vùng công ty đều có các kỹ thuật thị trường phụ trách giải đáp những thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, phân tích chất lượng sản phẩm… nhờ đó những phản ánh của khách hàng được công ty được đáp ứng kịp thời tạo niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm và các chính sách của công ty.
Sản phẩm của công ty muốn cạnh tranh và có thị phần trên thị trường thì cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tấn công thị trường với một số sản phẩm đặc trưng và thiết yếu tránh hiện tượng sản xuất nhiều loại hàng, sản phẩm không nổi trội như hiện nay.
Việc sản phẩm của công ty xuất hiện tại tất cả các địa phương, vùng miền trên toàn quốc cho thấy hiệu quả của các chiến lược maketting của công ty.
4. Thu nhập người lao động
Năm
2004
2005
2006
2007
Thu nhập BQ/ LĐ
1 triệu
1,4 triệu
1,8 triệu
2 triệu
Bất cứ nhà quản lý nào đều biết rằng thu nhập là một trong các yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc và giữ chân người lao động làm việc lâu dài cho công ty. Do đó các công ty luôn lựa chọn giải pháp tăng thu nhập định kỳ cho người lao động, khuyến khích lao động phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Năm 2004 thu nhập bình quân của người lao động là 1 triệu/người, đến năm 2007 thu nhập bình quân là 2 triệu đồng. Đây là mức tăng đáng kể đối với người lao động. Điều này thể hiện những cố gắng nâng cao đời sống cho nhân viên của ban lãnh đạo công ty. Hiện nay có khoảng 85% người lao động trong công ty được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, công ty luôn tạo điều kiện cho các cá nhân được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, đóng góp và công hiến lâu dài cho công ty. Vì vậy, đa số công nhân viên trong công ty đều có thâm niên làm việc 2 – 3 năm. Tạo điều kiện xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên.
PHẦN IV
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Định hướng chung
Trong tiến trình hộp nhập kinh tế thế giới, khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới, trở thành thành viên không thường trực của lien hợp quốc, chúng ta đứng trước những thách thức và khó khăn lớn. Các doanh nghiệp cũng vậy, họ có những cơ hội mới song cũng không trách khỏi những nguy cơ. Mặt hàng thức ăn chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng của những biến động này. Giá nguyên liệu đầu vào biến động, nhiều nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy tại Việt Nam đưa ra những sản phẩm chất lượng được sản xuất từ những công nghệ tiên tiến. Trước tình hình đó công ty đã có những kế hoạch tiếp cận khách hàng và chiến lược phát triển kinh doanh mới.
Tăng cường hợp tác với các khách hàng cung ứng vật tư đầu vào.
Bố trí lại sản xuất, xây dựng đào tạo đội ngũ công nhân làm việc chuyên môn hoá để tiết kiêm chi phí tối đa, giảm giá thành sản phẩm.
Tìm kiếm thong tin thị trường, mở thêm nhiều đại lý mới, tìm kiếm khách hàng.
Tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm đến tận hộ gia đình, thong qua các chương trình quảng cáo trên truyền hình, các băng rôn, panô, ápphích…
Mục tiêu chủ yếu
Với định hướng phát triển lâu dài, trong thời gian tới công ty sẽ lắp đặt thêm 1 dây chuyền sản xuất với công suất cao, giúp đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm của công ty đang thiếu hụt. Do công ty hiện nay đã tạo được thương hiệu trên thị trường, được nhiều đối tượng người chăn nuôi biết đến nên việc mở rộng sản xuất lúc này là rất cần thiết.
Ngoài ra cũng cần phải xây dựng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc theo quy củ nề nếp mới. Muốn xây dựng được một môi trường làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân phải cố gắng nhưng cũng cần có những chính sách phù hợp đối với người lao động từ phía công ty.
Về nguồn nguyên liệu, công ty sử dụng của những bạn hàng đã cộng tác lâu năm với công ty. Nguồn nguyên liệu ổn định cũng là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho công ty ở hiện tại và trong tương lai.
Để thực hiện được những mục tiêu lâu dài công ty đã xây dưng những chương trình ngắn hạn để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
+ Tích cực nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất phù hợp với nhu cầu của khách hàng tránh tình trạng sản xuất tràn lan. Mục tiêu sản xuất cái khách hàng cần, không phải bán những sản phẩm mình có.
+Đầu tư nghiên cứu, triển khai thương hiệu kiểu dáng công nghiệp.
+Tập trung đào tạo công nhân lành nghề, làm việc hiệu quả năng suất cao, tạo môi trường cạnh tranh trong công việc.
+ Đề ra chiến lược kinh doanh tối ưu dựa trên những đánh giá phân tích thị trường nhằm tìm ra chiến lược thích hợp để giữ vững và ổn định thị phần của doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo để đưa ra những thong tin cần thiết về sản phẩm đến khách hàng.
+ Kết hợp với các công ty khách cùng ngành hàng gia công sản phẩm khi thiếu hụt sản phẩm sản xuất.
Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
+ Doanh thu bán hàng: Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả công tác triển khai thị trường và các chiến lược kinh doanh của công ty.
Dự kiến năm 2008 doanh thu đạt 550 tỷ
+ Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, mức hao phí nguyên liệu.
+ Lợi nhuận sau thuế: đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
PHẦN V
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tìm hiểu quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển công nghệ Nông thôn tôi thấy rằng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tin cậy và tìn nhiệm, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cồng kềnh, phân cấp phân quyền cụ thể tránh được những chi phí không cần thiết trong các khâu quản lý. Đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, thạo nghề.
Tuy nhiên việc đưa thông tin từ trên xuống gặp nhiều trở ngại, chậm chễ trong việc quyết định, thời gian làm việc với bộ phận kho và sản xuất quá dài, ít thời gian nghỉ dẫn đến hiệu quả làm việc và năng suất công việc không cao. Một số bộ phận còn nhiều thủ tục rườm rà, sử dụng thời gian không hiệu quả. Một bộ phận công nhân viên có chế độ chưa thoả đáng. Về thị trường, mặc dù công ty đã có thị trường ổn định, tuy vậy vẫn còn một số địa phương ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và Nam Bộ sản phẩm của công ty chưa tìm được chỗ đứng, vì thế công ty cần có những biện pháp để thúc đẩy xâm nhập vào thị trường này.
Trong thời kỳ hội nhập, với những thế mạnh sẵn có công ty sẽ trở thành một đơn vị có tên tuổi và uy tín trên thị trường.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5684.doc