Công ty Cổ phần May 10 (QT)

LỜI NÓI ĐẦU Ngành may mặc là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ. Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện đổi mới, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành may mặc là ngành được đầu tư đổi mới hiện đại đầu tiên. Công ty cổ phần May 10 là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành may mặc đã và đang được Nhà nước quan tâm đầu tư để phát triển. Trải qua h

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty Cổ phần May 10 (QT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn 60 năm tồn tại và phát triển, công ty cổ phần May 10 đã có những phát triển vượt bậc, dần khẳng định vị thế của công ty trong ngành dệt may nước nhà. Qua quá trình thực tập 15 tuần tại công ty, em đã có một số hiểu biết về công ty. Trong bản báo cáo tổng hợp này, em xin trình bày những hiểu biết của mình về công ty cổ phần May 10. Bài báo cáo của em gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty Cổ phần May 10 Phần II: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua Phần III: Phương hướng và biện pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. I. Tổng quan về công ty cổ phần May 10 Công ty cổ phần May 10 (Garco 10) là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc. Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay Công ty đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển. Công ty cổ phần May 10 thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), có tên giao dịch quốc tế là GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY, tên viết tắt là GARCO 10. Trụ sở chính của công ty đặt tại Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: (84) – 04 – 827.6923 Fax: (84) – 04 – 827.6925 Công ty cổ phần May 10 được chuyển sang cổ phần từ công ty May 10 theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp với vốn điều lệ của công ty cổ phần là 54.000.000.000 đồng ( Năm mươi tư tỷ đồng chẵn), trong đó cơ cấu vốn điều lệ là: Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51,00 %; Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty: 49,00 %; Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng. Trị giá thực tế của công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá là 191.582.176.851 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại công ty là 54.364.533.575 đồng. (theo Quyết định số 2342/QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) Tuy mới chỉ chuyển sang công ty cổ phần được 5 năm nhưng công ty cổ phần May 10 đã trải qua chặng đường phát triển hơn 60 năm với rất nhiều thành tích. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 10 Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng quân trang được thành lập ở các chiến khu toàn quốc từ năm 1946. Đến nay, sau hơn 60 năm hoạt động, công ty cổ phần May 10 đã trở thành một trong những công ty may mặc hàng đầu của Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp. a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946 – 1954) Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, do nhu cầu quân trang, quân phục phục vụ bộ đội nên các tổ may được hình thành đáp ứng yêu cầu. Ngày 19/12/1946 hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số nhà xưởng, nhà máy ở Hà Nội đã rời lên chiến khu Việt Bắc với nhiệm vụ phục vụ bộ đội về quân trang, tổ chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân trang: hệ chủ lực và hệ bán công xưởng. Để giữ bí mật, các cơ sở sản xuất quân trang của quân ta đều được đánh bí số của quân đội như X1, X30, AM1, BK1, CK1, … và đây chính là tiền thân của công ty cổ phần May 10. Tại chiến khu Việt Bắc, hai xưởng may nhỏ là AK1 và CK1 được sát nhập lại thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu đổi thành xưởng may X1. Năm 1951 – 1952 nha quân nhu giải thể các bán công xưởng ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình lấy xưởng may ở liên khu 3 đóng ở Cầu Vàng (Yên Định – Thanh Hoá) rồi tập hợp các xưởng may khác lập thành xưởng may chủ lực X40. Đến năm 1952, xưởng May 1 ở Việt Bắc đổi thành xưởng May 10 với bí số X10. Năm 1952, do quy mô lớn hơn nên xưởng X10 di chuyển về Định Hoá (Bộc Nhiêu – Thái Nguyên) b. Giai đoạn 1954 – 1960 Năm 1954 kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, xưởng May 10 trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung hơn. Cùng thời gian này, xưởng May X40 ở Thanh Hoá cũng được lệnh chuyển ra Hà Nội sát nhập với xưởng May 10 và lấy Hội Xá, Bắc Ninh làm địa điểm chính. Như vậy cuối năm 1956 đầu năm 1957 xí nghiệp May 10 được mở rộng thêm, máy móc được trang bị thêm, nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp May 10 vẫn là may quân nhu trang bị cho quân đội nhưng mặt hàng sản xuất thì nhiều hơn, phức tạp hơn so với thời kì kháng chiến. c. Giai đoạn 1961 – 1964 Tháng 2/1961 xí nghiệp May 10 được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, từ đấy nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp nhẹ giao. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mật hàng chủ yếu mà xí nghiệp May 10 đảm nhiệm vẫn là sản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho quân đội, tỷ lệ hàng năm chiếm tới 90% - 95%, còn thừa năng lực, xí nghiệp mới sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng. Phần này chỉ chiếm 5% - 10%. Tuy nhiên cũng có những năm tỷ lệ này ít hơn. Như vậy, sau 4 năm (1961- 1964) chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, từ một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp sang phải tự hạch toán, thích ứng với thị trường nên bước đầu, xí nghiệp gặp không ít khó khăn. d. Giai đoạn 1965 – 1972 Năm 1965, giặc Mỹ đem không quân bắn phá miền Bắc để chặn nguồn chi viện cho miền Nam, xí nghiệp May 10 nằm cạnh trục đường 5, con đường giao thông huyết mạch, gần kho xăng dầu và cạnh sân bay Gia Lâm nên đã trở thành mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Trước tình hình đó, xí nghiệp đã hiểu rõ nhiệm vụ mới và nhanh chóng chuyển hướng hoạt động sản xuất, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang phục vụ quân đội. e. Giai đoạn 1973 – 1975 Năm 1973, hiệp định Paris được kí kết, Mỹ rút quân về nước. Nhận thức rõ cuộc chiến tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta sắp đến ngày kết thúc, cán bộ công nhân May 10 được cấp trên giao nhiệm vụ may nhiều quân trang phục vụ quân giải phóng. f. Giai đoạn năm 1975 – 1985 Đây là giai đoạn xí nghiệp chuyển hướng sang may gia công và kinh doanh hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu của công ty là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Sản lượng và chất lượng của công ty ngày càng được tăng lên. g. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay Đến năm 1987, do việc sát nhập các Bộ, xí nghiệp May 10 được đổi tên thành công ty May 10. Thời kì này công ty tiếp tục mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới. Năm 1990, nhà máy có 4 phân xưởng may. Năm 1992, số lượng công nhân viên là 1437 người. Tháng 1/1992 công ty chuyển về trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp). Ngày 23/04/1993, công ty May 10 được thành lập theo quyết định số 216 CNN/TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, căn cứ theo quyết định số 388 – HĐBT của Chính phủ ngày 02/11/1991, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 106286 ngày 07/04/1993 của trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. Từ thời điểm đó tới nay, trước tình hình biến động của thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác, công ty May 10 vẫn đứng vững và phát triển với các mặt hàng sản xuất chủ yếu là các loại áo sơ mi, áo jacket, quần âu,… Năm 2004, trước yêu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nước, công ty May 10 đã tiến hành cổ phần hoá theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần và bán ra cho nhân viên trong công ty 49%. Như vậy, trong quá trình phát triển từ một đơn vị nhỏ bé, thiết bị lạc hậu chỉ sản xuất những sản phấm đơn giản, chủ yếu phục vụ quân đội, đến nay, May 10 không chỉ là đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đối mới, mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp may hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, May l0 có 14 xí nghiệp thành viên, 8.000 lao động, 4.000 máy móc thiết bị hiện đại ngang tầm quốc tế. Năng lực mỗi năm đạt 18 triệu sản phẩm, trong đó 80% sản lượng được xuất khẩu đi các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản... với những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Pierre Cardin, Alain Delon, Seildensticker, Camel, Pharaon Series, Bigman, Cléopetre... 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban a. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng của công ty Công ty cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: áo sơ mi các loại, áo Jacket các loại, quần âu, quần soóc, bộ ngủ, quần áo bảo hộ lao động,… phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phương thức chính để sản xuấtcủa công ty là nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức xuất FOB và sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, công ty còn có thêm một số chức năng sau: Tổ chức thực hiện các chính sách bán sản phẩm, vận chuyển hàng hoá, kết nối kênh phân phối tại thị trường trong và ngoài nước. Chức năng dự trữ, bảo vệ, quản lý chất lượng hàng hoá, nghiên cứu và phát triển mặt hàng mới. Thu thập và phân tích các thông tin thị trường, các hoạt động của công ty để đưa ra các quyết định điều chỉnh, bổ sung về việc sản xuất kinh doanh sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lợi nhuận của công ty,… Thực hiện các hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ chức năng pháp nhân trước pháp luật. Nhiệm vụ của công ty Trong giai đoạn hiện nay, công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống cho cán bộ công nhân viên. Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước. Hoạch định công ty cổ phần May 10 trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong khu vực. Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng. Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và của Nhà nước. b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến và chức năng. Các phòng ban không trực tiếp ra quyết định xuống . Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban của công ty cổ phần May 10 Tổng GĐ CT HĐQT ĐDLĐ về ATSK Phó tổng GĐ GĐ điều hành ĐDLĐ về MT ĐDLĐ về CL GĐ điều hành GĐ điều hành P. Kinh doanh Phòng QA Tổ kiểm hoá Tổ quản trị Trưởng ca A Phòng kế hoạch 5 xí nghiệp may Tổ hòm hộp Trưởng ca B Văn phòng Ban đầu tư Phòng TCKT Các PX phụ trợ XN địa phương Phòng kho vận Trường đào tạo Tổ cắt A Tổ là A Các tổ cắtmay Các tổ may Tổ cắt B Tổ là B Nguồn: Ban tổ chức hành chính công ty May 10 Phòng kĩ thuật các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện quyết định thuộc phạm vi của mình. Ban giám đốc Tổng giám đốc: là người đại diện về pháp nhân của công ty, có quyền điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty, là người chịu trách nhiệm trước tổng công ty và nhà nước. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng Công ty Dệt may giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc: giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về các công việc được giao. Phó tổng giám đốc được Tổng giám đốc uỷ quyền đàn phán và kí kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước, trực tiếp quản lý các phòng: phòng kế hoạch, 5 xí nghiệp tại công ty, phòng kinh doanh, phòng QA, đại diện cho người lao động về chất lượng. Ba giám đốc điều hành: giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việc được giao. Giám đốc điều hành trực tiếp quản lý các phòng: phòng tài chính kế toán, các phân xưởng phụ trợ, các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận, trường đào tạo và đại diện cho người lao động về môi trường an toàn lao động. Các phòng ban chức năng Phòng kế hoạch: Là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc, có chức năng lập kế hoạch về nhập và xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trong các kì tới, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận…. Phòng kế hoạch còn tham gia đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc, xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. Phòng kinh doanh: bao gồm phòng marketing, hệ thống cửa hàng, hệ thống kho. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu thăm dò và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạch định hệ thống phân phối, các cửa hàng, đại lý, các chiến lược về giá bán, tham gia các đàm phán kí hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong và ngoài nước, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về hoạch định các định mức nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, các yêu cầu về kĩ thuật sản phẩm, định mức lao động cho công nhân viên, tổ chức dây chuyền may, giám sát các hoạt động của công nhân kĩ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc, đào tạo bồi dưỡng tay nghề,… Ban đầu tư phát triển: trực thuộc Tổng giám đốc, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm tòi để nhập các thiết bị máy móc, hoạch định các công trình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ban đầu tư phát triển có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và tổ chức giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong công ty. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, xử lý và phân tích các dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý nguyên vật liệu nhập vào, xuất ra, tính toán các khoản lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán các khoản phải nộp cho Nhà nước. Phòng tài chính kế toán còn tham gia xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về chỉ tiêu tiền mặt, chuyển khoản của các khâu trong công ty, xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành những quy định về ghi chép sổ sách các số liệu ban đầu, các quy định về hạch toán kế toán ở các đơn vị. Phòng tổ chức hành chính: là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa phục vụ về hành chính và xã hội, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về các công tác cán bộ lao động, tiền lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động xã hội của công ty. Phòng QA: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các khâu trong quy trình công nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng do công ty và khách hàng đề ra, tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Trường đào tạo: là đơn vị trực thuộc cơ quan tổng giám đốc, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật các ngành nghề phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế. Phòng kho vận: có nhiệm vụ quản lý việc nhập kho và xuất kho các nguyên vật liệu sản xuất, các bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quá trình vận chuyển sản phẩm đến các hệ thống tiêu thụ… Phân xưởng cơ điện: là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng quản lý thiết bị, cung cấp năng lượng, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị mới và các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất chính cũng như các hoạt động khác của công ty. Phân xưởng thêu - giặt – là: là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng thực hiện các bước công nghệ thêu, giặt sản phẩm và tổ chức triển khai dán nhãn mác lên sản phẩm. Phân xưởng bao bì: là đơn vị phụ trợ sản xuất, cung cấp hòm, hộp cát tông, bìa lưng, khoanh cổ cho công ty và khách hàng, thực hiện các bước công nghệ in. Các xí nghiệp thành viên: là các đơn vị sản xuất chính của công ty với nhiệm vụ: tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nguyên phụ liệu, cắt, may, là, gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo đúng quy định. II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 1. Đặc điểm hoạt động của công ty a. Lĩnh vực và mặt hàng sản xuất kinh doanh Lĩnh vực đăng kí kinh doanh của công ty: Sản xuất các sản phẩm áo MS01 – 16 với các sản phẩm chính là quần áo các loại. Đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, buôn bán thương mại các sản phẩm thuộc ngành may. Nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Thực hiện xuất khẩu uỷ thác (nếu có). Lĩnh vực hoạt động Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may. Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác. Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. Đào tạo nghề. Xuất nhập khẩu trực tiếp. Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp chuyên may gia công và xuất khẩu hàng may mặc. Sản phẩm của công ty là quần áo may sẵn các loại phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu rất cao là hợp thời trang vì luôn thay đổi theo mốt, theo thời vụ, theo khí hậu và thời điểm vào các dịp lễ hội. Trong các mặt hàng của công ty thì mặt hàng chủ yếu là áo sơ mi, Jacket, quần âu… b. Thị trường của công ty Công ty cổ phần May 10 có thị trường trải rộng, bao gồm thị trường trong và ngoài nước, trong đó, thị trường nước ngoài chiếm chủ yếu doanh thu của công ty, từ 70% - 85%. Thị trường trong nước trải rộng từ Bắc đến Nam nhưng chủ yếu là ở hai miền Bắc và Nam, thị trường miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ còn chưa phân phối được. Đối với thị trường nước ngoài, công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường chính sau: Thị trường EU: khối thị trường này không có sự phân biệt đối với hàng Việt Nam nhưng yêu cầu chất lượng hàng hoá cao và chính xác trong thời hạn giao hàng nên đòi hỏi công ty phải có nỗ lực cao khi tham gia vào thị trường này. Có thể kể một số hãng chính đang hợp tác với công ty như: Miles, Handelsgesellschaft, International MHB, New M, Supreme, Seidensticker, Target, K – Mart, … Thị trường Nhật Bản: Đây là một thị trường rất hấp dẫn vì giá tương đối cao, mẫu mã không thay đổi nhiều, thời gian giao hàng không đến nỗi quá ngặt nghèo, cứng nhắc. Tuy nhiên, vấn đề chính khi xuất hàng sang thị trường này là ghim và kim lẫn trong hàng. Nếu bị phát hiện có kim và ghim lẫn trong hàng thì khách hàng sẽ khiếu nại và sẽ phải bồi thường giá trị tương đối lớn. Do vậy, khi triển khai sản xuất cũng như trong công đoạn kiểm tra hàng trên dây chuyền và công đoạn kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu là vấn đề công ty đặc biệt lưu ý để không bị sót kim và ghim gãy trong hàng. Hãng hợp tác với công ty trong thị trường này có thể kể tới là Itochu Corp. Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường lớn, hấp dẫn vì đơn hàng thường với số lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi khắt khe, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề thời hạn giao hàng, các quy định, thủ tục phức tạp khi nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với công ty. Việc gia nhập WTO là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung và đối với công ty May 10 nói riêng vì các thủ tục nhập khẩu và các chi phí khi nhập khẩu đã giảm thiểu. Đây sẽ là một thuận lợi lớn vì sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng 35%. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững trên thị trường này, công ty cần phải có năng lực sản xuất lớn, trình độ tổ chức quản lý cao để đảm bảo đúng ngày giao hàng, đúng số lượng, chủng loại và quy định về quy cách phẩm chất. Thị trường Châu Á: thị trường này rất phù hợp vì đối tác có rất nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, làm việc dựa theo tình cảm hơn nên khi công ty gặp khó khăn thì thường giúp đỡ chứ không đòi phạt như khách hàng của các thị trường khác. Tuy nhiên có một bất lợi lớn là giá cả thấp hơn các thị trường khác. c. Hệ thống cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh Hệ thống xí nghiệp thành viên May 10 có 8000 cán bộ, công nhân tay nghề giỏi với ý thức trách nhiệm cao, giàu kinh nghiệm, hàng năm sản xuất 18 triệu sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, công ty cổ phần May 10 có 13 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại Hà Nội, còn lại ở các địa phương khác như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Bình, Nam Định, Thanh Hoá. Các xí nghiệp thành viên có năng suất rất cao, hàng năm sản xuất ra từ 700.000 – 2.200.000 bộ/năm và xuất thẳng sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu. Hệ thống phân phối Công ty có một hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, gồm 126 đại lý, trong đó tại Hà Nội có 20 cửa hàng, Bắc Giang có 2 cửa hàng, Hải Phòng có 1 cửa hàng, Thanh Hoá có 1 cửa hàng, Ninh Bình có 1 cửa hàng, Bắc Kạn có 1 cửa hàng,... và một số tỉnh thành trên cả nước. Cơ sở vật chất và nguồn vốn Cơ sở vật chất May 10 là doanh nghiệp may đi đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất và ứng dụng thành công các tiến bộ kĩ thuật về may mặc của các nước Châu Âu từ những năm 70 của thế kỉ trước. Hiện nay, số lượng máy móc thiết bị chuyên dùng của công ty chủ yếu do các nước thuộc EU, Nhật Bản, Mỹ chế tạo. Riêng tại khu vực Gia Lâm có năm xí nghiệp với nhà cửa khang trang, có các dây chuyền cắt may, giặt hoàn thiện, hệ thống là hơi, là thổi gấp áo tự động,… vào loại hiện đại nhất tại thời điểm này trên thế giới. Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty qua 3 năm 2006- 2008 Đơn vị: chiếc Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 +/- % +/- % Máy móc thiết bị may mặc 967 1015 1032 46 4,76 20 1,79 Nhà xưởng, vật kiến trúc 15 15 15 0 0,00 0 0,00 Phương tiện vận tải 8 8 9 0 0,00 1 12,5 Thiết bị quản lý 115 134 149 19 24,36 15 15,46 Tổng 1105 1188 1205 83 7,51 17 1,43 ( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty) Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, biểu hiện ở số lượng thiết bị may mặc tăng dần từ 976 chiếc năm 2006 lên 1015 chiếc năm 2007 và 1032 chiếc năm 2008. Máy móc trong công ty một phần là do đối tác gia công bàn giao, phần còn lại là đầu tư mới. Việc đầu tư máy móc giúp cho công ty hoàn thiện được một số sản phẩm, tránh tình trạng đi thuê ngoài. Bên cạnh đó, việc các đối tác gia công bàn giao máy móc sẽ giúp cho công ty tích luỹ được kinh nghiệm trong việc tiếp cận công nghệ mới. Nhà xưởng không có gì biến động trong ba năm qua, số lượng phương tiện vận tải biến động cũng không nhiều nhưng số thiết bị quản lý tăng nhanh. Năm 2006, số lượng thiết bị này là 115 chiếc thì năm 2007 đã tăng lên 19 chiếc, tương ứng với 24,36% và năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 15 chiếc, tương ứng với 15,46%. Số thiết bị này đa phần là các phần mềm, máy vi tính, máy photocopy, máy in,… để giúp cho việc quản lý thông tin trong công ty nhanh chóng và thông suốt. Nhìn chung, máy móc thiết bị của công ty khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việc quản lý cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ của công ty. Hệ thống máy móc được đầu tư nhiều hơn, dây chuyền sản xuất hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều cho việc tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm. Hệ thống thiết bị văn phòng được quan tâm đầu tư giúp cho việc quản lý được nhanh chóng và thông suốt. Để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước và yêu cầu của khách hàng thì việc đầu tư trang thiết bị là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty May 10 còn là doanh nghiệp đi đầu trong quản lý chất lượng sản phẩm từ công ty đến các xí nghiệp thành viên theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000 và thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh đánh giá thẩm định và cấp chứng chỉ. Công ty cũng đã áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội DA 8000 trong toàn doanh nghiệp. May 10 là một trong những công ty đầu tiên của ngành may Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện đồng bộ cả ba tiêu chuẩn quan trọng này, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm đối với các thị trường có sức mua lớn nhất trên thế giới. Vốn sản xuất kinh doanh Công ty May 10 có vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hoá là 54 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, bán ra cho công nhân viên trong công ty 49%. Giá trị thực tế của Công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá (Quyết định số 2342/QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 191.582.176.851 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 54.364.533.575 đồng. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 5.767 lao động trong Công ty là 264.600 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 7.938.000.000 đồng. Theo bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động lên xuống. Năm 2006, tổng nguồn vốn là 210020 triệu đồng, sang năm 2007 tăng thêm 39568 triệu, tương đương với tăng 17,4%. Năm 2008, tổng nguồn vốn giảm so với năm 2007 là 17198 triệu đồng, tương ứng với giảm 7,3%. Biến động tổng nguồn vốn do nghiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do sự thay đổi về nguồn vốn lưu động, vốn cố định, cũng như thay đổi về nguồn hình thành. Theo tính chất nguồn vốn: qua 3 năm, số vốn lưu động của công ty liên tục biến động. Năm 2006, lượng vốn lưu động là 127778 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 39568 triệu đồng, tương ứng với 31% nhưng tới năm 2008, lượng vốn lưu động giảm so với năm 2007 là 17198 triệu đồng, tương ứng với giảm 10,3%. Vốn lưu động năm Bảng 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 210025 246608 228683 36593 17,4 -17970 -7,3 Theo tính chất Vốn lưu động 127778 167346 150148 39568 31 -17198 -10,3 Vốn cố định 82237 79262 78535 -2975 -3,6 -727 -0,9 Theo nguồn hình thành Vốn chủ sở hữu 60684 65640 71297 4956 8,2 5657 8,6 Nợ phải trả 149331 180698 157386 31637 21,2 -23582 -13,03 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty) 2007 tăng mạnh so với năm 2006 là do công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần nên vốn cần nhiều để đưa vào sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Vốn lưu động giảm trong năm 2008 là do lượng hàng tồn kho giảm mạnh. Đây là một chiều hướng tốt giúp cho công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn. Vốn cố định của công ty giảm liên tục trong 3 năm với số lượng không nhiều. Năm 2007 giảm so với năm 2006 là 2975 triệu đồng, tương đương với 3,6%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 727 triệu đồng, tương ứng với 0,9%. Lượng vốn cố định giảm là do khấu hao tài sản cố định và một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết đưa vào thanh lý. Theo nguồn hình thành: theo bảng số liệu thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty gia tăng không ngừng trong 3 năm. Năm 2006 là 60684 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm là 4556 triệu, tương ứng với 8,2%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5657 triệu đồng, tương ứng với 8,6%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên thu hút được nhiều vốn góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tín hiệu đáng mừng vì công ty ngày càng tự chủ về vốn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn vay của công ty có xu hướng chung là giảm dần. Năm 2006 là 149331 triệu đồng, sang năm 2007 tăng thêm 31637, tương ứng với 21,2%. Sự gia tăng này là do gia tăng vốn đầu tư dài hạn để sản xuất kinh doanh. Đến năm 2008, lượng vốn vay lại giảm mạnh, giảm 23582 triệu đồng, tương ứng với 13,03% so với năm 2007. Đây là một điều khả quan đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhân lực Lao động là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội, là chủ thể trong quá trình sản xuất, là lực lượng tạo ra của cải vật chất trong xã hội. Chính vì vậy, đối với bất kì một doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, lực lượng lao động là rất cần thiết. Riêng đối với các doanh nghiệp trong ngành may mặc, lực lượng lao động đòi hỏi tỉ mỉ và khéo tay thì lực lượng lao động rất quan trọng. Mặt khác, nhu cầu lao động trong ngành dệt may rất lớn. Với dân số Việt Nam khoảng 89 triệu, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 50% lực lượng lao động của Việt Nam nên đây sẽ là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng dần, từ 5420 người năm 2006 lên 6027 người năm 2008. Như vậy, quy mô lao động của công ty ngày càng tăng và khá ổn định. Năm 2007 tăng 355 người, tương đương với 6,55% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 252 người, tương đương với 4,36% so với năm 2007, qua đó đáp ứng tốt nhu cầu lao động của công ty để tăng quy mô sản xuất. Nếu xét cơ cấu lao động theo giới tính, lao động nữ luôn chiếm tới 80% tổng số lao động trong công ty. Điều này là đặc điểm của ngành may mặc do cần sự khéo léo và tỉ mỉ trong công việc. Tuy nhiên, đây cũng là bất lợi đối với công ty do số phụ nữ nghỉ chế độ thai sản hằng năm lớn, ảnh hưởng tới năng suất và quy mô sản xuất của công ty. Nếu xét cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn thì số lượng lao động trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và số công nhân có tay nghề cao có chiều hướng gia tăng trong các năm qua. Lao động trên đại học, đại học và cao đẳng năm 2007 tăng 15,68% so với năm 2006 và năm 2008 tăng thêm 2,47% so với năm 2007. Số lao động ở trình độ trung học chuyên nghiệp cũng tăng nhẹ, số công nhân bậc cao tuy không Bảng 3: Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2006 - 2008 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao động 5420 100 5775 100 6027 100 355 6,55 252 4,36 Phân theo giới tính Nam 1084 20 1127 19,52 1194 19,81 43 3,97 67 5,94 Nữ 4336 80 4648 80,48 4833 80,19 312 7,20 185 3,98 Phân theo trình độ chuyên môn Trên ĐH – ĐH – CĐ 338 6,24 391 6,77 399 6,62 53 15,68 8 2,47 Trung học chuyên nghiệp 116 2,14 137 2,37 148 2,46 21 18,10 11 8,03 Công nhân bậc cao 684 12,62 693 12 713 11,83 9 1,32 20 2,8._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5670.doc
Tài liệu liên quan