Công ty cổ phần may 10 (KT)

LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp khác, nhất là khi nền kinh tế thị trường Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do vậy khi tuyển dụng nhân sự thì các doanh nghiệp đòi hỏi về kinh nghiệm cũng như chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao. Đối với các sinh viên sắp ra trường muốn có việc làm ổn định trong tương lai cần vận dụng lý th

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4980 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Công ty cổ phần may 10 (KT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn.Vì thế giai đoạn thực tập là giai đoạn thực sự cần thiết giúp sinh viên vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học ở nhà trường. Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn thực tập em đã chọn Công ty Cổ Phần May 10 một trong những doanh nghiệp đi đầu của ngành dệt may cả nước về lĩnh vực sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc làm nơi thực tập tốt nghiệp. Với quy mô lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề là môi trường tốt để em có thể tìm hiểu sự khác nhau giữa lý thuyết và việc vận dụng nó vào thực tiễn, từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn vốn kiến thức ít ỏi của mình. Trong quá trình hoàn thiện báo cáo này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công ,cùng các anh chị cô chú trong phòng kế toán tài chính công ty cổ phần May 10. Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần: Phần 1_ Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10 Phần 2_ Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần May 10 Phần 3_ Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần May 10 Phần 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần May 10 Tên giao dịch quốc tế : Grarment Company 10 ( GARCO 10) Địa chỉ : Quốc lộ 5_Sài Đồng _Long Biên_Hà Nội Điện thoại: 04.8276923 _ 048276410 Website : www.garco10.com Email: garco10@fpt.VietNam Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1960: Tiền thân của Công ty Cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu, được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp Bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 60 năm thành lập Công ty Cổ phần May 10, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với tiến trình lịch sử, đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Năm 1953, xưởng May 10, với quy mô lớn hơn, chuyển về Bộc Nhiêu (Định Hoá_Thái Nguyên).Năm 1954, kháng chiến thắng lợi, xưởng May 10 được chuyển về Hà Nội.Cùng thời gian đó, xưởng May 40 ở Thanh Hoá cũng được chuyển về Hà Nội, sáp nhập với xưởng May 10, lấy Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội làm địa điểm sản xuất chính. Nhiệm vụ của xưởng May 10 lúc bấy giờ là may quân trang cho quân đội là chủ yếu. 1.1.2. Giai đoạn làm quen với hạch toán kinh tế(từ năm 1961 đến năm 1975) Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên CNXH, tháng 2 năm 1961, xưởng May 10 dưới sự quản lý của Bộ công nghiệp nhẹ đã đổi tên thành Xí nghiệp May 10. Từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ công nghiệp nhẹ giao hàng năm tính theo tổng giá trị sản lượng. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp vẫn là sản xuất quân trang phục vụ cho quân đội, tỷ lệ hàng năm chiếm 90% - 95%, còn sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng, phần này chỉ chiếm 5% - 10%. Sau 4 năm, xí nghiệp May 10 từ một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp may quân trang phục vụ bộ đội lâu năm chuyển sang tự hạch toán, phải thích ứng với thị trường nên xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn về tổ chức cũng như tư tưởng. Tuy nhiên, bằng cách chấn chỉnh và tăng cường bộ máy quản lý,giáo dục tư tưởng, xí nghiệp đã dần vượt qua những khó khăn đó và luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1965- 1975 là giai đoạn khó khăn nhất cho xí nghiệp. Giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, xí nghiệp May 10 đứng trước nguy cơ bị bắn phá. Trước tình hình đó xí nghiệp đã tổ chức sơ tán, mặt khác tiến hành giáo dục tư tưởng không ngại khó, ngại khổ, phát huy tinh thần trách nhiệm của Đảng viên và quần chúng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất một cách xuất sắc để xí nghiệp May 10 ngày càng phát triển. 1.1.3. Giai đoạn đi lên theo đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1975 đến nay Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, thị trường chủ yếu lúc này là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu qua các hợp đồng mà Chính phủ Việt Nam ký với các nước này. Kể từ Đại hội VI năm 1986, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nắm bắt được tinh thần của đường lối, xí nghiệp May 10 đã từng bước có những đổi mới trong tư duy kinh tế và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp May 10 đã mạnh dạn mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước như Đức, Bỉ, Nhật…cùng với sự nỗ lực trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, xí nghiệp đã thành công trong việc xâm nhập các thị trường này. Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “ GARCO 10”. Kể từ đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, đào tạo cán bộ quản lý, cải tạo nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước. Tháng 1 năm 2005, theo Quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng. Báng 1- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2006 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/Tổng số tài sản % 47,05 47,82 Tài sản dài hạn/Tổng số tài sản % 52,95 52,18 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 72,60 75,06 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 27,40 24,94 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,90 0,86 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,07 0,09 Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần % 6,90 3,67 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần % 6,90 3,67 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 6,66 2,56 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 6,66 2,56 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu % 24,30 10,28 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp tài chính. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần May 10 là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, linh hoạt theo hệ thống trực tuyến_ chức năng phù hợp với đặc điểm sản xuất. Với hơn 6.000 công nhân lành nghề, và đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao dưới sự điều hành của Ban giám đốc công ty May 10 đã thực sự trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Đứng đầu là Tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn lớn nhất trong công ty, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước nói riêng. Đồng thời Tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Dệt may Việt Nam và Nhà Nước về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống của các cán bộ công nhân viên công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việc được giao. Phó giám đốc được uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước, trực tiếp phụ trách 3 xí nghiệp 1,2,5 và các phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng QA ( quản lý chất lượng). Bên cạnh Phó tổng giám đốc còn có các Giám đốc điều hành giúp Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và cũng chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về công việc được giao.Các giám đốc điều hành trực tiếp phụ trách 2 xí nghiệp veston 1, 2 các xí nghiệp may thành viên địa phương, các phân xưởng phụ trợ, các phòng Kỹ thuật, phòng Kho vận và Văn phòng. Ngoài Ban giám đốc công ty còn có các phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Phòng kế hoạch : với nhiệm vụ tổng hợp năng suất lao động của từng đơn vị hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… Tình hình của từng xí nghiệp nói chung cũng như nguyên liệu, phụ liệu và khả năng đáp ứng của từng thành phẩm nói riêng. Bên cạnh đó phòng kế hoạch còn theo dõi sự biến động về giá cả, chất lượng, phương thức giao hàng, thanh toán của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Dự đoán trước những nguy cơ cạnh tranh và những thử thách mới, tình hình hoạt động ở thị trường trong nước cũng như ngoài nước để từ đó xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ là tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Phòng kinh doanh: Thông tin về nhu cầu khách hàng để cải tiến chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu phù hợp với thị hiếu của khách hàng . Tìm hiểu sản phẩm các đối thủ cạnh tranh về chất lượng giá cả, mẫu mã …nhằm cải tiến sản phẩm tìm ra những sản phẩm hàng đầu tăng khả năng cạnh tranh. Đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng với phòng kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kỹ thuật QA ( đảm bảo chất lượng ): nhiệm vụ chính của nó là kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Phòng kế toán- tài chính: Có nhiệm vụ là thu thập, tổng hợp thông tin tài chính cũng như phi tài chính để đưa ra các báo cáo tài chính định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đồng thời bộ phận này còn quản lý công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho việc kinh doanh có hiệu quả. Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện , tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất. Song song với nhiệm vụ đó là việc nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của công ty. Văn phòng công ty: đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội. Đồng thời quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự cùng các hoạt động xã hội theo chính sách và pháp luật. Ban đầu tư và phát triển: nhiệm vụ chính là quản lý công tác quy hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế. thi công giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của công ty. Trường công nhân kỹ thuật và may thời trang: nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý , điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho công ty. Đồng thời, thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp nước ngoài. Bảng 2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần May 10 Tổng giám đốc ĐDLĐ về MT GĐ điều hành ĐDLĐ về ATSK Phó tổng giám đốc ĐDLĐ về CL GĐ điều hành GĐ điều hành Phòng TCKT Ban đầu tư Trường đào tạo Văn phòng XN may 1, 2,5 P.Kế hoạch P.Kinh doanh Phòng QA P.Kho vận XN địa phương P.Kỹ thuật XN veston 1,2 Các PX phụ trợ Tổ hòm hộp Tổ quản trị Tổ kiểm hoá Trưởng ca B Các tổ May Tổ cắt A Tổ là A Tổ cắt B Các tổ may Trưởng ca A Tổ là B 1.2.2 Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính. Công ty Cổ Phần May 10 là một doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều đơn vị trực thuộc bao gồm 11 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại công ty May 10, 6 xí nghiệp tại các địa phương,và 2 công ty liên doanh, cùng 3 phân xưởng phụ trợ. Bảng 3 - Các đơn vị sản xuất chính của Công ty Cổ phần May 10 Đơn vị Diện tích Địa điểm Lao động Năng lực sản xuất Sản phẩm chính Thị trường May 1 2.000 Hà Nội 750 2.200.000 Sơ-mi các loại Nhật,Mỹ,Eu May2 2.000 Hà Nội 750 2.300.000 Sơ-mi các loại Hung,Mỹ,EU May 5 2.000 Hà Nội 750 2.000.000 Sơ-mi các loại Mỹ ,EU Veston1 2.000 Hà Nội 600 500.000 Veston Mỹ ,EU Veston2 1.560 Hà Nội 500 200.000 Veston Nhật Bản Vị Hoàng 800 Hà Nội 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ ,EU Đông Hưng 9.500 Nam Định 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ ,EU Hưng Hà 1.800 Thái Bình 1.200 2.000.000 Quần, Jacket Mỹ ,EU Thái Hà 2.300 Thái Bình 800 2.000.000 Sơ-mi, Jacket Mỹ ,EU Bỉm Sơn 4.500 Thanh Hoá 800 1.000.000 Quần, Jacket Mỹ ,EU Hà Quảng 2.300 Quảng Bình 600 1.600.000 Sơ-mi, Jacket Mỹ ,EU Liên doanh Phù Đổng 850 Hà Nội 300 1.000.000 Sơ-mi, Jacket Mỹ ,EU Liên doanh Thiên Nam 6.500 Hải Phòng 600 500.000 Veston Mỹ ,EU, Hàn Quốc,Nhật ( Nguồn: Trang web của công ty May 10. www.Ggarco10.vn) Hình thức tổ chức trong từng xí nghiệp cơ bản là giống nhau, bao gồm các công đoạn như cắt, may, là, gấp và đóng gói. Các xí nghiệp này có chức năng chính là sản xuất. Đối với các đơn vị trực thuộc là công ty liên doanh như Phù Đổng và Thiên Nam hoặc các xí nghiệp ở các địa phương khác được phép hạch toán độc lập. Về mặt tài chính các đơn vị này có thể tính ra doanh thu, chi phí, lợi nhuận riêng. Ngoài ra còn phải kể đến sự trợ giúp của các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm 3 phân xưởng: Phân xưởng thêu in giặt: có trách nhiệm thêu in các hoạ tiết vào các chi tiết sản phẩm theo đúng hình dáng, vị trí, nội dung quy định. Đồng thời tiến hành giặt sản phẩm trước khi đưa vào đóng gói nếu được quy định trong hợp đồng. Phân xưởng cơ điện: Có trách nhiệm phụ trợ, duy trì nguồn điện cho sản xuất, đồng thời bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra. Phân xưởng bao bì: Có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì carton và một phần phụ liệu ( bìa lưng, khoang cổ giấy) phục vụ cho đóng gói sản phẩm. 1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và thị trường sản phẩm tiêu thụ. 1.3.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh Công ty Cổ phần May 10 là doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động là sản xuất vì vậy đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty bao gồm 3 giai đoạn: cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn cung ứng cần xác định nhu cầu về nội dung, chủng loại, số lượng, chất lượng của nguyên liệu đầu vào, thời gian và địa điểm giao hàng. Và thông thường thì phòng kế hoạch chịu trách nhiệm trong giai đoạn này. Xí nghiệp sản xuất sẽ lập phiếu yêu cầu mua hàng (có sự phê duyệt của người có quyền hạn) và chuyển đến phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch sẽ lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng mua bán và thoả thuận phương thức thanh toán. Sau đó bộ phận kho vận sẽ nhận hàng, đồng thời phải lập biên bản kiểm nghiệm vật tư để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn cung ứng và giai đoạn tiêu thụ. Do đặc thù của ngành may nên quy trình công nghệ rất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn, tuỳ theo thiết kế , kiểu dáng mà mỗi sản phẩm có kết cấu khác nhau. Ở đây tại công ty May 10 có quy trình sản xuất như sau: Chuẩn bị SX Kho TP Cắt KCS May KCS Là gấp KCS Đóng gói KCS (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (-) (-) (-) (-) (-) Thêu in KCS Giặt là KCS (-) Ghi chú: (-) Kết quả sau khi kiểm tra sản phẩm không đạt yêu cầu (+) Kết quả sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. (+) (-) (+) Quy trình công nghệ sản xuất Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Sau khi sản xuất xong thì công ty tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống bán hàng trên toàn quốc. Phòng kinh doanh có trách nhiệm tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng và đặt hàng với phòng kế hoạch. 1.3.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ: Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc, được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Đó là các sản phẩm: sơ-mi, nam, nữ, jacket, comple, veston, váy, đồng phục học sinh, công nhân viên chức….Sản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ-mi với kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt và chất lượng tốt. Đặc điểm của các sản phẩm này là sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình sản xuất. Mặt khác các sản phẩm này thông qua nhiều công đoạn nên việc bảo quản lưu trữ khá phức tạp, không những thế sản phẩm có đặc tính dễ cháy đòi hỏi điều kiện bảo quản kho bãi phải rộng rãi thoáng mát. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng từ người có thu nhập cao đến người bình dân, từ người già cho đến học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó công ty còn hướng tới thị trường nước ngoài và thực tế đã chứng minh sảm phẩm tiêu thụ của công ty ở nước ngoài rất lớn khoảng trên 10 triệu chiếc. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm sơ_mi. quần áo jacket, comple,veston. Trong khi đó thì sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước còn khá nhỏ, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là mặt hàng áo sơ mi, luôn chiếm trên 60% tổng số lượng sản phẩm bán ra va có xu hướng tăng lên. Các mặt hàng khác như quần âu, áo jacket, veston, đồng phục học sinh lại lên xuống không đầu qua các năm. Một số sản phẩm mang tính nhất thời có năm sản xuất có năm không sản xuất như: Tất, bảo hộ lao động, đồng phục, bởi đây là những sản phẩm phụ thuộc vào những đơn đặt hàng nhỏ lẻ của các đối tượng trong nước. Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 4- Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường trong nước Đơn vị: chiếc Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Áo sơ_mi 410.646 65,4 450.700 63,1 435.949 66,9 Quần 50.998 8,1 35.610 5,0 37.647 5,8 Áo Jacket 12.337 2,0 9.180 1,3 12.512 1,9 Veston 1.907 0,3 9.299 0,5 3.949 0,6 Đồng phục HS 631 0,1 723 0,1 1.209 0,2 Caravat 2.056 0,3 5.050 0,7 3.525 0,5 Tất 217 0,03 779. 0,1 0 0 Hàng đặt giacông 33.335 5,37 12.539 1,8 11.258 1,7 Bảo hộ lao động 0 0 14.662 2,1 22.551 3,5 Đồng phục NV 0 0 68.040 9,5 0 0 Khác 115.587 18,4 112.379 15,8 123.122 18,9 Cộng 627.714 100 712.916 100 651.722 100 Từ đó Công ty May 10 nên tập trung và quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước để nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước nói riêng cũng như doanh thu toàn công ty nói chung. Phần 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 2.1. Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1. Đặc điểm lao động kế toán: Công ty Cổ phần May 10 là một doanh nghiệp có quy mô lớn về cả nguồn vốn lẫn lao động. Do đó công tác kế toán gặp nhiều khó khăn và phức tạp đòi hỏi các nhân viên kế toán của công ty phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Bộ máy kế toán của công ty được chia làm 7 mảng giúp cho việc quản lý và hạch toán dễ dàng hơn. Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng là cô Phạm Bích Hồng là người quản lý chung tất cả các hoạt động trong phòng kế toán. Với kinh nghiệm lâu năm và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao giúp cô quản lý các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Giúp việc cho kế toán trưởng là 2 Phó phòng là Nguyễn Trọng Hà phụ trách mảng thanh toán và Nguyễn Thanh Bình phụ trách công nợ và tài chinh. Ngoài ra còn có 11 kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán riêng bao gồm: Nguyễn Thị Thu Hà phụ trach phần kế toán tổng hợp. Tạ Thị Thu Hà phụ trách kế toán thành phẩm xuất khẩu Vũ THị Minh Phượng phụ trách kế toán thành phẩm nội địa Đinh Thuỳ Minh phụ trách kế toán chi phí, giá thành sản xuất Nguyễn Thị Thoan phụ trách kế toán TSCĐ Lê Quang Hưng phụ trách kế toán thanh toán Đinh Thị Mai Anh phụ trách kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương Hoàng Ngọc Linh phụ trách kế toán vốn bằng tiền Đinh thị Hằng phụ trách kế toán công nợ phải trả Dương Thị Phấn phụ trách kế toán kho Thạch thị Sen là thủ quỹ Nói chung đội ngũ cán bộ trong phòng kế toán hầu hết đều có nghiệp vụ chuyên môn khá tốt đảm bảo cho công việc đạt hiệu quả cao. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Dựa trên những đặc điểm riêng của mình công ty cổ phần May 10 đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán khá phù hợp. Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức tập trung đứng đầu là kế toán trưởng giúp việc cho kế toán trưởng là 2 phó phòng và các kế toán viên quản lý các phần hành. Nhiệm vụ chính của bộ máy kế toán là: cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời, chính xác về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Theo dõi và hạch toán chính xác các khoản thu, chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến việc lập báo cáo quyết toán, cung cấp số liệu cho các phòng ban liên quan. Từ đó giúp bộ máy lãnh đạo của công ty điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của công ty có thể được khái quát bằng sơ đồ sau: Kế toán vốn bằng tiền Bảng 5- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán kho (NVL) Phó phòng KT lương và các khoản trích theo lưong KT thành phẩm Xuất khẩu Trưởng Phòng ( Kế toán trưởng ) Kế toán thành phẩm nội địa Kế toán chi phí, giá thành sản xuất Phó phòng Kế toán thanh toán Kế toán công nợ phải trả Thủ quỹ Kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định: Lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh Báo cáo tài chính và các báo cáo giải trình khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ghi chép, theo dõi vốn góp liên doanh của công ty tại các đơn vị liên doanh về số hiện có, tình hình tăng giảm và hiệu quả sử dụng vốn góp liên doanh đó. Phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, gía trị còn lại của tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định. Cân đối nguồn vốn cố định, nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn SCL, quỹ đầu tư phát triển. Kế toán kho thành phẩm xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu: Quản lý, theo dõi, hạch toán: kho thành phẩm, hàng hoá dùng để xuất khẩu đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu, lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm nội địa. Kế toán kho thành phẩm NĐ và tiêu thụ sản phẩm NĐ: Quản lý, theo dõi, hạch toán: kho thành phẩm, hàng hoá dùng để tiêu thụ nội địa đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu, lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm nội địa. Kế toán nguyên vật liệu: Quản lý theo dõi hạch toán các kho; Nguyên vật liệu, công cụ lao động. Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, hàng hoá công cụ lao động có trong kho, mua vào, bán ra, xuất sử dụng. Tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ lao động, phát hiện vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém mất phẩm chất. Hướng dẫn và kiểm tra các kho thực hiện đúng chế độ ghi chép số liệu ban đầu, sử dụng chứng từ đúng với nội dung kinh tế. Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu vào theo mẫu biểu quy định. Kế toán tiền lương và BHXH: Hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ vào lương và các khoản thu nhập khác.Theo dõi phần trích nộp và chi trả BHXH, làm quyết toán và thanh toán chi BHXH theo quy định. Theo dõi phần trích nộp và chi trả kinh phí công đoàn, BHYT. Theo dõi, ghi chép, tính toán và quyết toán vốn và lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm để xây dựng công ty từ thu nhập cuả CBCNV. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển chứng từ chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính và phụ. Lập báo cáo chi tiết về các khoản chi phí thực tế, có so sánh với kỳ trước. Hướng dẫn các xí nghiệp thành viên, các công ty liên doanh lập các báo cáo thống kê theo quy định. Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế: Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định. Làm công tác thanh toán quốc tế, kiểm tra và phối hợp với các bộ phận khác có liên quan và hoàn chỉnh các Bộ chứng từ thanh toán, gửi ra Ngân hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của Ngân hàng Kế toán theo dõi và thanh toán công nợ: Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hoá và các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người cung cấp vật tư, hàng hoá cho công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tình hình thanh toán các hợp đồng giao gia công cho các liên doanh và kiểm tra việc tính toán trong việc lập dự toán, quyết toán và tình hình thanh quyết toán các hợp đồng về XDCB. Mở sổ sách theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng để có số liệu cung cấp kịp thời khi cần thiết. Thủ quỹ: Có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng rách nát và mất mát xảy ra. Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã có đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên kiểm tra đối chiếu số dư với kế toán quỹ. Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo qui định. Cùng với kế toán tiền lương theo dõi các khoản tiền gửi tiết kiệm của CBCNV trong toàn công ty. 2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán. 2.2.1. Khái quát chung: Với đặc điểm kinh doanh thực tế, công ty May 10 sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản Kế toán Doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty được trình bày bằng ngàn đồng Việt Nam, phù hợp với Hệ thống Kế toán và Chuẩn mực Kế toán Việt nam do Bộ Tài chính ban hành theo: Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 1) Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 2) Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 3) Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 4) Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005về việc ban hành bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 5) Công ty thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán bằng đồng Việt Nam và sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ. Nhưng để phù hợp với đặc điểm riêng của công ty, giúp việc hạch toán được đơn giản, thuận tiện thì công ty còn áp dụng phần mềm kế toán nên công ty sử dụng bảng kê trong các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. 2.2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán áp dụng trong công ty đều thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán. Đồng thời công ty cũng tuân thủ quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 Lập chứng từ kế toán: Tại công ty mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung trên chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác do quy mô, và đặc điểm của doanh nghiệp nên trong quá trình lập chứng từ được kiểm soát rất chặt chẽ tránh việc gian lận khai khống số liệu trên chứng từ. Ký chứng từ kế toán: Mọi chứng từ kế toán đều có đủ chữ ký và sự phê duyệt của người có quyền hạn. Kế toán trưởng là người thực hiện giao dịch với khách hàng, ngân hàng. Mặt khác chữ ký của Tổng giám đốc, Phó giám đốc, giám đốc điều hành hoặc người được uỷ quyền, kế toán trưởng và dấu đóng trên chứng từ đã đăng ký với cơ quan nhà nước và tại ngân hàng giao dịch. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Chứng từ sau k8hi được lập, tiếp nhận, xử lý thì được chuyển đến kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Tổng giám đốc ký duyệt. Tiếp đến kế toán phân loại, sắp xếp chứng từ để định khoản và ghi sổ kế toán. Cuối cùng là lưu trữ, bảo quản chứng từ để sử dụng kiểm tra và đối chiếu khi có sai sót. Bên cạnh đó để tránh các hiện tượng gian lận công ty đã thiết lập cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Công ty còn sử dụng các chứng từ điện tử cho hoạt động kinh doanh sản xuất của mình tuy nhiên nó cũng đã tuân thủ các quy định của pháp luật. 2.2.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Với đặc điểm kinh doanh thực tế, Công ty áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên và hệ thống tài khoản chi tiết cụ thể cho từng phân xưởng từng nguyên vật liệu thành phẩm để dễ dàng quản lý và hạch toán. Tiền và tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành s._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5888.doc