CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Giới thiệu về Công ty
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng là một doanh nghiệp cổ phần, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, có nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bia các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại bia hơi Hải Phòng, bia hơi Hải – Hà, bia Vàng Hải Phòng, bia chai 999. Với tổng số vốn đầu tư gần
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6881 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng (Mar), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
300 tỷ VNĐ, hàng năm Công ty sản xuất và tiêu thụ trên 40 triệu lít bia các loại, doanh thu khoảng 120 tỷ, nộp ngân sách gần 40 tỷ đồng.
Tên Công ty : Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng.
Tên giao dịch Quốc tế : Hanoi – Haiphong Beer Joint stock Company.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần.
Cơ quan quản lý cấp trên : Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính : Số 16 Lạch Tray – Ngô Quyền - Hải Phòng.
Cơ sở 2 : Số 85 Đường Lê Duẩn - Kiến An - Hải Phòng.
Điện thoại : 031.3 640.681 – 031.3 640.230
Fax : 84-31-3 845 157
Email : biahanoihaiphong@vnn.vn
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trước năm 1960
Tiền thân của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng là một xưởng sản xuất nước đá cây do một nhóm tiểu chủ người Hoa xây dựng trước 1955. Đến năm 1960, Nhà nước tiếp quản và tổ chức hoạt động theo hình thức công tư hợp doanh với tên gọi là Xí nghiệp Nước đá Việt – Hoa, gồm 6 cơ sở sản xuất nước đá và 2 cửa hàng kinh doanh ăn uống trực thuộc Sở Thương nghiệp quản lý.
Sau cải tạo công thương nghiệp TBTD, xí nghiệp có 32 CBCNV, trong đó 29 công nhân sản xuất và 3 cán bộ lãnh đạo và quản lý. Mặt hàng sản xuất duy nhất là nước đá cây với sản lượng 22.000 tấn/năm với giá trị tổng sản lượng trên dưới 10.000 đồng.
Giai đoạn 1960 – 1988
Từ một mặtt hàng nước đá (năm 1960), xí nghiệp đã có cơ cấu sản phẩm với hàng chục mặt hàng như: nước đá, nước giải khát các loại (nước cam, nước chanh, sôđa), rượu các loại (rượu cam, rượu chanh, rượu quýt), bột giải khát, kem que, kem cốc… Tổng số cán bộ công nhân viên từ 32 người (năm 1960) lên đến 380 người (năm 1988) với lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ qua đào tạo khá hùng hậu.
Giai đoạn 1988 – 1990
Năm 1988, Đảng và Nhà nước thực hiện xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Từ đó , các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước đá, nước ngọt, kem que phát triển mạnh (tại Hải Phòng lục đó có trên 40 cơ sở sản xuất lớn, nhỏ). Các mặt hàng truyền thống của nhà máy bị cạnh tranh gay gắt, không bình đẳng do tư nhân dùng các thủ đoạn trốn thuế, dùng nguyên vất liệu không đảm bảo chất lượng (trong điề kiện Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát), làm giả, làm nhái sản phẩm của nhà máy… nên giá thành, giá bán hạ hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho sản xuất của nhà máy bị thu hẹp, công nhân thiếu nhỡ việc làm, nhiệu CBNV phải nghỉ chế đố một lần, một bộ phận trong số CBNV còn lại phải làm gia công cho các doanh nghiệp khác như bóc lạc cho xi nghiệp Bánh Kẹo, may mũi giày cho Công ty Da Giày… Trước tình hình đó, Nhà máy đã quyết định thay đổi phương án sản phẩm chuyển sang sản xuất bia hơi là sản phẩm chủ yếu.
Giai đoạn 1990 – 1995
Được phép của Sở chủ quản, Doanh nghiệp chủ động lập dự án vay vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp thiết bị từ sản xuất nước đá, nước ngọt sang sản xuất bia hơi, công suất 1 triệu lít/ năm (năm 1990).
Năm 1991, sản lượng sản phẩm đạt 2 triệu lít/ năm, giá trị tổng sản lượng đạt 1,15 tỷ đồng, doanh thu đạt 2,26 tỷ đồng, nộp ngân sách 658 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 130.000 đ/người/tháng. Bước đầu Nhà máy đã ổng định được sản xuất, CBCNV có việc làm và có thu nhập, khắc phục phần nào tính thời vụ sâu sắc, nghiệt ngã trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm 1990 – 1991 chứng tỏ Nhà máy đã xác định đúng hướng đi cho mình và từng bước đi lên trong cơ chế mới.
Do đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùngvề số lượng, chất lượng hàng hóa nói chung và về chất lượng bia nói riêng ngày một nâng lên. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng trong thành phố về số lượng và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó các tỉnh và thành phố khác đều đàu tư mua dây chuyền thiết bị, công nghệ sản xuất của nước ngoài hoặc liên doanh với các hãng bia tên tuổi của nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, năm 1994 Nhà máy phải vay vốn đầu tư xây dựng công trình sản xuất bia chất lượng cao với dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất của Đức có công suất thiết kế 5 triệu lít bia chai và 5 triệu lít nước ngọt/năm tại Quán Trữ - Kiến An - Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư là 5,68 triệu USD tương đương với 76 tỷ 905 triệu VNĐ, vay thương mại của 2 ngân hàng Đầu thư & Phát triển Hải Phòng và ngân hàng Cổ phần Hàng Hải.
Giai đoạn 1995 – 2000
Sau một năm xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị, Nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất. Năm 1995, cả hai cơ sở sản xuất (phân xưởng bia số 1 – 16 Lạch Tray và phân xưởng bia chất lượng cao Quán Trữ) của Nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được hơn 11 triệu liét bia các loại, nộp ngân sách Nhà nước hơn chục tỷ đổng, trả nợ một phần vốn vay ngân hàng, đời sống CBCNV được nâng lên một bước đồng thời được UBND thành phố đáng giá lại Nhà máy và quyết định đổi tên Nhà máy Bia Hải Phòng thành Công ty Bia Hải Phòng (bao gồm 2 nhà máy: nhà máy số 1 tại 16 Lạch Tray và nhà máy số 2 tại Quán Trữ - Kiến An).
Tuy nhiên, do thời điểm xuất xưởng sản phẩm của nhà máy số 2 quá muộn: lúc đó, thị trường Hải Phòng đã tràn ngập các loại bia lon, bia chai của Nhà máy bia Hà Nội, Sài Gòn và các hãng bia nổi tiếng trên thế giới như: bia Tger, Carlberg, Heiniken… và vài chục cơ sở sản xuất bia của các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tại Hải Phòng. Sản phẩm của Công ty lại rơi vào thế cạnh tranh gay gắt và thiếu bình đẳng, cụ thể: về mặt thương hiệu, bia của Công ty chưa thể như bia Hà Nội, Sài Gòn…; về làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, Công ty không thể trốn, lậu thuế như các doanh nghiệp bia tư nhân. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ (USD) vay ngân hàng với lãi suất thương mại cao, tỷ giá giữa đồng USD và VNĐ liên tục tăng. Công ty lại không nằm trong diện giảm thuế do công suất dưới 10 triệu lít/năm. Sản phẩm bia chai tiêu thụ chậm, Công ty phải chuyển sang sản xuất bia hơi là chính, giá bán thấp (do bị tư nhân và các cơ sở nhỏ lẻ khác ép giá), thu hồi vốn chậm, sản lượng sản phẩm sản xuất ít, khấu hao trên đơn vị sản phẩm cao, giá thành đội giá bán… Tất cả những khó khăn trên đã làm cho Công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ đọng thuế kéo dài trong nhiều năm (từ năm 1995 đến hết năm 2000).
Giai đoạn 2001 – 2003
Bằng những cố gắng vượt bậc của Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty với một loạt các biện pháp như: tăng cường quản lý tài chính, chuyển đổi số vốn vay từ ngoại tệ sang VNĐ, tăng cường quản lý ĐMKTKT, giảm tối đa chi phí, triệt để tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, giảm thiểu hao phí, tăng tỷ lệ thu hồi thành phẩm/đơn vị nguyên liệu. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ… nên năm 2001, Công ty đã bước đầu làm ăn có lãi. Năm 2002, Công ty Bia Hải Phòng đã đạt doanh thu trên 70 tỷ đồng. Không những sản xuất kinh doanh có lãi, có thu nhập khá cho CBCNV, còn nộp ngân sách trên 25 tỷ đồng, đủ số thuế phát sinh trong năm KH, vượt KH Nhà nước giao trên 7 tỷ đồng, đứng thứ tư trong các doanh nghiệp Công nghiệp địa phương và TW trên địa bàn thành phố về chỉ tiêu nộp ngân sách, bình quân đầu người mỗi CBCNV làm nghĩa vụ với ngân sách gần 80 triệu đồng/người/năm. Năm 2002 Công ty đã trả hết số dư nợ còn lại của số vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy số 2 (Quán trữ), là năm thứ hai Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và cũng là năm đầu tiên sau 7 năm (kể từ năm 1995) Công ty Bia Hải Phòng đã vượt ra khỏi tình trạng nợ đọng thuế Nhà nước. Năm 2002, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000 với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và gần 50 quy trình, quy định áp dụng cho tất cả các mặt quản lý; được cải tiến hàng năm đảm bảo tính tiên tiến của hệ thống, được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ công nhận tháng 8/2002.
Giai đoạn từ năm 2005 cho đến nay
Năm 2005, Công ty tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, được cấp chứng chỉ tháng 1/2006 và là đơn vị sản xuất bia đầu tiên trong thành phố áp dụng hệ thống này.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, tháng 9/2004, Công ty Bia Hải Phòng đã tiến hành cổ phần hóa theo Quyết định số 2519/QĐ – UB ngày 23/9/2004 của UBND thành phố Hải Phòng về việc chuyển Công ty Bia Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần với 65% vốn Nhà nước (do thành phố Hải Phòng quản lý).
Xuất phát từ định hướng phát triển đến năm 2010 của Ngành Công nghiệp và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, được sự đóng ý của UBND thành phố Hải Phòng, tháng 10/2005, Công ty cổ phần Bia Hải Phòng đã trở thành thành viên của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với hình thức Công ty mẹ, Công ty con sau khi thành phố Hải Phòng nhượng bán phần vốn Nhà nước do thành phố quản lý cho Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Đồng thời tên gọi cũng được đổi thành Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng theo quyết định số 132/QĐ – TH – ĐTCT ngày 23/10/2005 của Đại Hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Bia Hải Phòng.
Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng là một doanh nghiệp cổ phần, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng có nhiện vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bia cac loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại bia hơi Hải Phòng, bia hơi Hải – Hà, bia Vàng Hải Phòng, bia chai 999.
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng là một đơn vị sản xuất kinh doanh, sản phẩm chính của Công ty là bia các loại, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố và các tỉnh bạn. Công ty có những nhiệm vụ sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các KH sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ của Nhà nước và quy chế hiện hành của Công ty.
Khai thác, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, tự tạo ra nguồn vốn đảm bảo đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, sử dụng đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường để cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Tuân thủ các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện chế độ kế toán thống kê, chế độ thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, cũng như những doanh nghiệp khác Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng có những nhiệm vụ:
Hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường.
Thực hiện đầy đủ những cam kết với khách hàng về chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các lợi ích với chủ thể kinh doanh khác.
Chăm lo đời sống CBCNV trong doanh nghiệp, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông.
Bảo đảm và tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất.
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Giám đốc Công ty
Giám đốc có quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch SXKD, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Hội đồng quản trị và tập thể người lao động Công ty về kết quả hoạt động SXKD, kết quả thực hiện các mục tiêu được Đại hội đồng cổ đông hàng năm thông qua.
Giám đốc có quyền quyết định về tổ chức bộ máy và lựa chọn, quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý và nghi quyết của Đảng ủy Công ty.
Có trách nhiệm ban hành các nội quy, quy chế của Công ty, có quyền quyết định khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích hoặc xử lý kỷ luật người lao động vi phạm nội quy, quy chế của Công ty theo quy định của Nhà nước.
Phó giám đốc Công ty
Là người giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành các công việc thuộc lĩnh vực được phân công.
Đề xuất phương án, giải pháp quản lý, xử lý kịp thời và giải quyết dứt điểm công việc được phân công.
Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY
2 F.X
sản xuất
Tổ SX
Ngành TP
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
công ty
PGĐ
Tài chính
PGĐ
Tiêu thụ
Phòng
Tiêu thụ SP
Phòng
Tổng hợp
Phòng KT Tài chính
Đội kho
Phòng
Kỹ thuật
Đội
Bảo vệ
Tổ viết hóa đơn bán hàng
Các CH bán và
giới thiệu SP
Đội giao bia & các trung tâm phân phối
Tổ lạnh
Ngành Men
Tổ lọc
Các tổ nấu
Tổ nấu phụ
Tổ SX
Tổ SX
Các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật
Phòng Tài chính - Kế toán
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp cảu Giám đốc, có chức năng khai thác và quản lý nguồn vốn phục vụ các hoạt động SXKD của Công ty. Thực hiện công tác hạch toán, thống kê theo quy định của Nhà nước, phân tích hoạt động kinh tế để cung cấp các thông tin về hiệu quả SXKD, về tài sản của Doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Phòng Tổng hợp
Thực hiện các chức năng về quản lý lao động, tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước và quy chế của Công ty. Thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội, trợ cấp ốm đau và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động… Tham mưu với Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, định biên lao động, đôn đốc việc chấp hành kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của Công ty.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, kế hoạch giá thành sản phẩm, điều động, tác nghiệp chỉ đạo sản xuất và thống kê tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chỉ tiêu tài chính, theo dõi việc thực hiện ĐMKTKT…
Cung ứng đầy đủ, kịp thời các vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất và công tác quản lý.
Xây dựng phương án bảo vệ và thực hiện việc tuần tra canh gác bảo vệ tài sản Công ty, kết hợp với chính quyền và công an địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng phương án, biện pháp phòng chống cháy nổ, chống bão lụt.
Phòng Tiêu thụ sản phẩm
Quản lý điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm của toàn Công ty. Bao gồm:
Nghiên cứu thị trường, thu thập, báo cáo và xử lý thông tin, khai thác mở rộng thị trường, tiếp thị quảng cáo, thanh tra, kiểm tra giám sát công tác tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra các vùng thị trường, kết hợp với phòng Kế toán – Tài chính đôn đốc khách hàng thanh toán công nợ tiền hàng, bao bì.
Ký kết các hợp đồng tiêu thụ gsản phẩm và chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cac hợp đồng đó. Cùng phòng Kế toán – Tài chính xây dựng giá bán các loại sản phẩm, các quy chế tiêu thụ, chế độ khuyến mãi, khen thưởng động viên khách hàng, các khoản thu nộp cho lái xe vận chuyển hàng hóa của Công ty và khối lượng cửa hàng giới thiệu sản phẩm trình Giám đốc Công ty duyệt.
Phòng Kỹ thuật
Xây dựng và tổ chức theo dõi việc thực hiện ĐMKTKT, quản lý máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới. Phối kết hợp cùng cán bộ lao động tiền lương tổ chức đào tạo tay nghề, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn thiết bị… cho CNVC, định biên lao động cho từng công đoạn sản xuất trong dây chuyền, công tác phòng chống cháy nổ, BHLĐ… Tổ chức và đôn đốc thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.
Đội kho
Quản lý toàn bộ hệ thống kho tàng của Công ty bao gồm: kho vật tư, bao bì, vỏ chai két nhựa, kho thành phẩm…
Nhập, xuất vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, sửa chữa thiết bị, công tác quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm. Nhập, xuất thành phẩm và chịu trách nhiệm về tỷ lệ hao hụt thành phẩm trong kho và khâu giao nhận.
Thị trường và đối thủ cạnh tranh
Thị trường
Hiện nay, Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng là công ty dẫn đầu thị trường bia hơi tại Hải Phòng với trên 40% thị phần, bia chai chỉ chiếm gần 19% thị phần. Khách hàng mục tiêu của Công ty là những khách hàng thích uống bia có khẩu vị đậm đà vừa phải, thích cảm giác sảng khoái sau khi uống. Đây là nhóm người thường uống bia giải khát và uống rất đều đặn trong các bữa ăn hay sau một ngày làm việc. Đây là nhóm chiếm 75% trong số những người uống bia và nằm trải đều về mặt địa lý. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các quận nội thành và các huyện ngoại thành của thành phố.
Không chỉ dừng lại ở thị trường thành phố, Công ty không ngừng mở rộng sang các tỉnh lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang… và được người tiêu dùng ở tỉnh bạn tin dùng.
Đối thủ cạnh tranh
Nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các công ty phải có những phương sách kinh doanh có hiệu quả để có thể đối đầu với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn. Cuộc chiến trên thương trường ngày càng khốc liệt, mọi Công ty đều phải nỗ lực để tồn tại và phát triển. Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng cũng không nằm ngoài cuộc chiến đó. Với sản phẩm bia hơi, Công ty luôn phải cảnh giác trước những động thái của những doanh nghiệp thách thức. Với bia chai, Công ty lại cần theo kịp các tên tuổi quen thuộc như Hà Nội, Heineken.
Bảng 1.1: SẢN LƯỢNG BIA HƠI TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2008
Đơn vị tính: 1 000 lít
Nhà sản xuất
Tên SP
SL tiêu thụ
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng
Hải Phòng
43 700
Xưởng bia Lan Hương
Lan Hương
29 000
Công ty TNHH Anh Đào HP
Anh Đào
17 000
Xí nghiệp Vật tư XNH HP
Hồng Bàng
15 000
Công ty TNHH Hải Long
Hải Long
12 500
Xí nghiệp Bánh kẹo HP
Bánh kẹo
9 000
Xí nghiệp Bao bì HP
Hoàng Gia
8 500
Xưởng Bia Quân đội
Quân đội
7 000
Xí nghiệp Chế biến LTTP
Duyên hải
5 000
Bảng 1.2: SẢN LƯỢNG BIA CHAI, LON CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THỊ TRƯỜNG HẢI PHÒNG NĂM 2008
Đơn vị tính: 1 000lít
Nhà sản xuất
Tênsản phẩm
Sản lượngtiêu thụ
Công ty bia Hà Nội
Hà Nội
19 000
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng
Kaiser999
1 2004 500
Nhà máy bia Việt Nam
TigerHeinekenBivina
3 0007 500900
Nhà máy bia Đông Nam Á
HalidaCarlsberg
1 000900
Công ty bia Sanmiguel
Sanmiguel
550
Công ty bia Sài Gòn
333Sài Gòn
5501 050
Công ty Bia Quảng Ngãi
Special
300
CHƯƠNG 2
NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Năng lực quản lý chung
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng trực thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có người đứng đầu là Giám đốc, hỗ trợ cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định của Công ty là hai Phó giám đốc phụ trách hai mảng quan trọng là Phó giám đốc Tài Chính và Phó giám đốc Tiêu thụ sản phẩm. Đứng đầu các phòng và chịu sự quản lý của Ban giám đốc là các Trưởng phòng. Phó phòng là người hỗ trợ Trưởng phòng quản lý bộ phận của mình. Tất cả những thành viên Ban lãnh đạo Công ty đều có trình độ đại học trở lên.
Mặc dù khả năng nhận diện các cơ hội và các đe doạ từ thị trường kinh doanh là rất tốt nhưng chủ yếu xuất phát từ sự nhạy biến với tình hình của ban lãnh đạo công ty. Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định: hệ thống thu thập thông tin, hệ thống dự báo, hệ thống kiểm soát chưa thực sự hoạt động có hiệu quả, tính kịp thời và mức độ cập nhật là chưa cao. Công ty cũng chưa có một bộ phận riêng biệt để hoạch định các chiến lược.
Năng lực tài chính
Để đánh giá năng lực của một công ty, trước tiên bao giờ cũng phải xét đến khả năng tài chính của công ty đó. Thông qua các báo cáo tài chính của công ty như bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đây là cơ sở cho các quyết định quan trọng như: quyết định đầu tư của các chủ đầu tư, quyết định cho vay vốn của các ngân hàng, quyết định miễn giảm thuế… Đây cũng là tiền đề cho những sách lược kinh doanh của ban lãnh đạo công ty.
Cơ cấu tài sản/ nguồn vốn
Tài sản
Về tài sản, có thể thấy tổng tài sản liên tục tăng trong 3 năm, sự tăng này chủ yếu do sự tăng nhanh của tài sản lưu động, đặc biệt là tiền (bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng). Tỷ trọng TSLĐ chiếm trên 75% và ổn định ở hai năm 2007 và 2008, riêng năm 2006, tỷ trọng TSLĐ chiếm 56%. Điều này thể hiện tính chất của ngành hàng mà công ty tham gia. Công ty đã tham khảo các doanh nghiệp cùng ngành để đưa ra cơ cấu tài sản hợp lý. Tài sản tăng chủ yếu là tăng lượng tiền và tồn kho. Lượng tiền năm 2007 tăng 100% so với năm 2006, năm 2008 tăng 35% so với năm 2007 và các khoản phải thu năm 2008 tăng 214% so với năm 2007.
.BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: triệu đồng
TÀI SẢN - NGUỒN VỐN
2006
2007
2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
7 710.3
56.1%
14 912.0
76.2%
22 668.5
76.1%
7 201.7
193.4%
7 756.5
152.0%
I. Tiền
7 094.1
14 206.7
19 267.9
II. Các khoản đầu tư tài chính NH
1 578.0
III. Các khoản phải thu
118.0
217.5
945.4
IV. Hàng tồn kho
232.2
279.8
877.2
V. Tài sản lưu động khác
266.0
208.0
199.0
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
6 031.1
43.9%
4 654.9
23.8%
7 111.0
23.9%
-1 376.2
77.2%
2 456.1
152.8%
I. Tài sản cố định hữu hình
6 031.1
4 654.9
4 990.6
II. Tài sản cố định vô hình
355.8
III. Chi phí xây dựng cơ bản DD
1 764.6
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
13 741.4
100.0%
19 566.9
100.0%
29 779.5
100.0%
5 825.5
142.4%
10 212.6
152.2%
A. NỢ PHẢI TRẢ
4 470.0
32.5%
4 763.6
24.3%
9 502.0
31.9%
293.6
106.6%
4 738.4
199.5%
I. Nợ ngắn hạn
3 831.0
5 690.6
9 259.6
II. Nợ khác
639.0
927.0
1 243.0
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
9 271.4
67.5%
14 803.3
75.7%
20 277.5
68.1%
5 531.9
159.7%
5 474.2
137.0%
I. Nguồn vốn, quỹ
7 635.4
12 876.4
18 124.5
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
1 636.0
1 926.9
2 153.0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
13 741.4
100.0%
19 566.9
100.0%
29 779.5
100.0%
5 825.5
142.4%
10 212.6
152.2%
Nguồn vốn
Trung bình các năm, vốn chủ sở hữu chiếm trên 65% nguồn vốn; riêng năm 2007, vốn chủ sở hữu tăng lên tới gần 76% là do đầu tư dài hạn giảm nhiều. Đến năm 2008, tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại xích lại gần con số của năm 2006. Điều này là do Công ty có sự điều chỉnh lại cơ cấu vốn và sử dụng vốn. Để tiến tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển, Công ty đầu tư nhiều hơn cho dài hạn không chỉ tăng lên cho đầu tư vào tài sản cố định mà còn đầu tư cho xây dựng mới, đặc biệt là ở Nhà máy bia số 2 Quán Trữ.
2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
I. Nhóm hệ số khả năng thanh toán
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
2.01
2.62
2.45
2. Hệ số thanh toán nhanh
1.82
2.53
2.18
II. Nhóm hệ số về tỷ số nợ (cơ cấu tài chính)
1. Hệ số nợ vốn cổ phần
0.33
0.24
0.32
2. Hệ số nợ tổng tài sản
0.48
0.32
0.47
III. Nhóm hệ số về hiệu quả hoạt động
1. Vòng quay hàng tồn kho
9.09
9.55
7.69
2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
0.63
1.00
3.78
3. Hiệu quả hoạt động của TSCĐ
2.19
3.10
4.34
4. Hiệu quả hoạt động của TSLĐ
6.48
3.46
2.29
5. Hiệu quả hoạt động của TTS
1.63
1.61
1.48
IV. Nhóm hệ số về khả năng sinh lợi
1. Hệ số sinh lợi doanh thu
0.12
0.25
0.29
2. Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA)
0.58
1.00
0.88
3. Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu
0.86
1.32
1.30
Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Từ bảng trên ta thấy, tất cả các hệ số thuộc nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán đều đạt rất cao, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những khoản nợ trong các năm.Đặc biệt là năm 2007, các hệ số khả năng thanh toán rất tốt, nhưng đến năm 2008 có sự giảm sút, doanh nghiệp cần giữ được cân bằng trong những năm tới để đảm bảo sự an toàn cho sản xuất kinh doanh.
Nhóm chỉ tiêu về hệ số nợ
Các chỉ tiêu về nợ tổng tài sản và nợ vốn chủ sở hữu đây đều chấp nhận được. Tuy hệ số nợ vốn chủ sở hữu cao hơn ở năm 2006 và năm 2008 cho thấy phần nợ ngắn hạn tăng nhưng không phần hơn này là không nhiều và Công ty hoàn toàn có thể kiểm soát được các khoản nợ của mình.
Nhóm hệ số về hiệu quả hoạt động
Các khoản phải thu tăng so với các khoản phải trả khách hàng. Tuy chưa phải là một con số báo động nhưng Công ty cần lưu ý để có những cách thức bán hàng hợp lý để thu tiền về.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản khá ổn định nhưng có sự thay đổi về mặt cơ cấu. Một bên là sự gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định và bên kia là sự giảm sút hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Nhóm hệ số về khả năng sinh lợi
Hệ số sinh lời của công ty cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt đem lại lợi nhuận cao bù đắp được toàn bộ chi phí phát sinh và đem lại nguồn thu lớn.
Năng lực sản xuất
Máy móc, thiết bị
Hiện nay Công ty có hai dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy:
Nhà máy số 1 đạt công suất là 30 triệu lít/ năm. Dây chuyền đồng bộ.
Nhà máy số 2 đạt công suất 25 triệu lít/ năm.
Hệ thống máy móc trong dây chuyền sản xuất hoạt động đạt 95% công suất định mức của máy. Tuy nhiên, mức độ tự động hóa chưa cao, chỉ đạt 25%. Công ty cần đầu tư hơn nữa để nâng mức độ tự động hóa của dây chuyền sản xuất, tạo sự đồng nhất cho sản phẩm.
Đầu tư, đổi mới công nghệ
Ngoài việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và không ngừng phát triển, Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng còn đặc biệt chú trọng việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất:
Năm 2005 – 2006, Công ty đã đầu tư bổ sung hệ thống thiết bị nhà nấu, lên men…nâng công suất nhà máy số 2 từ 10 triệu lên 15 triệu lít/ năm.
Từ quý IV năm 2006, Công ty bắt đầu triển khai thực hiện “Dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất từ 15 triệu lên 25 triệu lít/ năm tại Nhà máy bia số 2 – Quán Trữ” với tổng mức đầu tư là 128.7 tỷ VNĐ từ các nguồn vốn tự có, tăng vốn điều lệ, vốn vay và huy động khác. Và đến cuối tháng 8/2008 bắt đầu đi vào hoạt động.
Quy trình sản xuất công nghệ
Quy trình sản xuất bia được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1
Chuẩn bị và gia công nguyên liệu, công đoạn này bao gồm: Nhập nguyên liệu là malt, gạo từ kho của công ty theo đúng định mưc kỹ thuật cho từng loại bia, xay nghiền nguyên liệu và tiến hành nấu bia:hồ hóa, đường hóa, kiểm tra và lọc dịch đường, đun sôi dịch đường với sôi dịch đường với hoa bia, lọc tách bã hoa, để lắng trong, hạ nhiệt độ dịch đường cho phù hợp với quy trình lên men.
Công đoạn này được tiến hành ở các ngành nấu, sử dụng malt, gạo, đường, hoa bia (houblon) là những nguyên liệu chính; sản phẩm của ngành nấu là dịch đường, dịch này phải đảm bảo với bia hơi là 10 độ Bx, với bia chai là 12 độ Bx (độ đường) và có màu vàng trong, mùi thơm đặc trưng.
Giai đoạn 2
Tiến hành lên men dịch đường bao gồm: lên men chính, lên men phụ và tàng trữ bia, thu hồi Co2, kết thúc quá trình lên men sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại bia.
Giai đoạn 3
Lọc và hoàn thiện sản phẩm. Bia thành phẩm có chất lượng như: bia có màu vàng sáng, trong suốt, mùi thơm đặc trưng của malt và houblon, đủ hàm lượng CO2 trong bia, bọt trắng mịn.
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
Malt
( nghiền )
Gạo
( nghiền )
Nước
xử lý
Đường hóa
Hồ hóa
Lọc
Đun hoa
Tách bã hoa
Lạnh nhanh
Lên men sơ bộ
Lên men chính, Lên men phụ
Lọc
Bia thành phẩm
Chiết bock
Đóng chai
Nước
xử lý
Hệ thống kiểm soát sản xuất (KCS)
KCS là bộ phận có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ về mặt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như: đo độ đường, vi sinh, lượng CO2, độ mịn của bọt… theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, HACCP.
Năng lực nhân sự
Cơ cấu nhân sự
Số lượng lao động: 314 người
Bảng 2.1: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NĂM 2008
Đối tượng lao động
Số người
Tỉ lệ
Lao động trực tiếp SX-KD
288
91.72%
Lao động gián tiếp(Quản lý nghiệp vụ)
26
8.28%
Lao động nữ
155
49.36%
Lao động hợp đồng theo thời vụ, theo việc
45
14.33%
Nhìn vào cơ cấu lao động có thể thấy số lao động phần lớn là thuộc bộ phận lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh (91,72%). Do mức độ tự động hóa của máy móc còn thấp nên Công ty vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông. Trong đó, lao động theo mùa vụ chiếm 14.33%.
Chất lượng lao động
Trình độ văn hóa
Bảng 2.2: TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Trình độ văn hóa
Số người
Tỉ lệ
Từ đại học trở lên
45
14.33%
Trình độ trung cấp
28
8.92%
Công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông
227
72.29%
Trình độ tay nghề công nhân
Bảng 2.3: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bậc thợ
7
6
5
4
3
2
Số lượng
7
71
78
70
45
3
Tỷ lệ %
2.56
25.91
28.47
25.55
16.42
1.09
Bậc thợ bình quân: 5
Tuổi thợ bình quân: 35
Trong 314 người chỉ có 45 người có trình độ từ đại học trở lên chiếm 14.33%, những người này chủ yếu thuộc bộ phận quản lý và KCS và một số rất ít thuộc bộ phận kỹ thuật. Còn lại phần lớn là lao động phổ thông và trình độ trung cấp.
Tuy lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhưng công nhân có trình độ chuyên môn khá cao (thể hiện ở bậc thợ trung bình là 5) và giàu kinh nghiệm (thể hiện ở tuổi thợ bình quân là 35 năm).
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trong ba năm vừa qua, Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao đem lại nguồn lợi nhuận cho Công ty, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thu nhập của người lao động tăng nhanh nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty và nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng, vượt kế hoạch nhà nước Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty rất khả quan:
Doanh thu hàng năm của Công ty đều tăng trên 15% và ổn định qua các năm.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng giảm dần chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Lãi trước thuế và sau thuế đều tăng hàng năm, đặc biệt là năm 2008, tỷ suất doanh lợi doanh thu đạt gần 29%. Đây là mức cao nhất trong 3 năm.
Trong điều kiện lãi gộp không ngừng tăng thì việc chi phí bán hàng và chi phí quản lý được cắt giảm nhiều (riêng năm 2008 có tăng một lượng nhỏ) là nguyên nhân làm cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế tăng lên.
Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Doanh thu từ hoạt động bán hàng
92 581.7
106 406.5
120 430.0
Các khoản._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5713.doc