Công ty chứng khoán với các hạn chế gặp phải hiện nay

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHOÁ ĐỀ TÀI : CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VỚI CÁC HẠN CHẾ GẶP PHẢI HIỆN NAY Đối với một thị trường chứng khoán để có thể hoạt động một cách hiệu quả. Nguồn vốn có thể đi được từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Cần phải có một trung gian làm nhiệm vụ này. Công ty chứng khoán ra đời và hoạt động cũng vì mục tiêu này. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhà mô giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau.

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty chứng khoán với các hạn chế gặp phải hiện nay , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau này cùng với quy mô hoạt động giao dịch của các nhà mô giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của các nhà mô giới riêng lẻ. Tính đến tháng 4/2008, số lượng công ty chứng khoán được cấp phép chính thức tại Việt Nam là 98 công ty và hiện tại một số công ty đang trong quá trình thẩm định. Trong đó, hơn 80 công ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành viên của hai sàn. Số lượng công ty chứng khoán đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, chỉ có 8 công ty. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, số lượng công ty chứng khoán là 55 công ty, trong năm 2007 đã tăng lên tới 78 công ty. Khi thị trường đi lên thì các công ty chứng khoán làm ăn phát đạt, còn khi thị trường đi xuống thì công ty chứng khoán gặp nhiều vấn đề trong doanh thu. Hiện nay các công ty chứng khoán đều có những công bố là họ thua lỗ nặng trong kinh doanh. Những vấn đề về chung về công ty chứng khoán: I.Vai trò của công ty chứng khoán: Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, không phải tự họ đi bán số chứng khoán mà họ định phát hàn. Họ không thể làm được việc đó mà phải cần đến công ty chứng khoán, với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiện vai trò trung gian mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Các chức năng cơ bản của công ty chứng khoán Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền ( nhà đầu tư ) với những người muốn huy động vốn (người phát hành chứng khoán). Cung cấp cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư. Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư. Tư vấn đầu tư. Tạo ra các sản phẩm mới. Vai trò huy động vốn: Huy động vốn của các công ty chứng khoán được hiểu họ là cầu nối và đồng thời là các kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn ( vốn nhàn rỗi ) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn ( cần huy động vốn). Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và mô giới chứng khoán. Vai trò cung cấp một số cơ chế giá cả: Việc cung cấp cơ chế giá cả được thông qua sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC. Nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. Công ty chứng khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường. góp phần điều tiết giá chứng khoán. Theo quy định của nhà nước. công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán chứng khoán khi thị trường chứng khoán cao. Điều này nhằm giúp cho thị trường có bớt sự biến động và tạo tính thanh khoản cho thị trường. 3. Vai trò cung cấp một só cơ chế chuyển ra tiền mặt: Đối với một nhà đầu tư đều muốn được chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Do đó các công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại, giúp cho các nhà đầu tư phải chịu ít thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Nói cách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán. 4. Vai trò tư vấn đầu tư: Đối với mỗi công ty chứng khoán, để có thể duy trì hoạt động phải dựa vào khách hàng. Do đó công ty chứng khoán thực hiện nghiên cứư thị trường để cung cấp thông tin và tư vấn cho các pháp nhân và thể nhân có nhu cầu đầu tư. Điều này giúp cho công ty chứng khoán có được lòng tin từ khách hàng. Họ sẽ trở thành khách hàng chung thành và giới thiệu nhiều người đến với công ty hơn. 5. Vai trò các sản phẩm mới: Sản phẩm mới đối với mỗi công ty chứng khoán là điều cần thiết để thu hút khách hàng. Trong những năm gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độ rất nhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dung lượng thị trường và biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đối với thị trường tài chính và sự nỗ lực trong tiếp thị của các công ty chứng khoán. Các sản phẩm, công cụ tài chính ra đời: cổ phiếu. trái phiếu, các loại chứng khoán phái sinh, hợp đồng tương lai… phù hợp với sự thay đổi trên thị trường và nền kinh tế. II. Mô hình, tổ chức của công ty chứng khoán: 1.Mô hình công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt. Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp. Mô hình tổ chức kinh doanh củ công ty chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng, tuỳ theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của người làm công tác quản lý nhà nước. Công ty chứng khoán có hai loại mô hình: Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. Mô hình chuyên doanh. 2.Tổ chức của công ty chứng khoán: Có ba loại hình tổ chưc công ty chứng khoán cơ bản là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần 2.1 Công ty hợp danh: Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên. Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn tức là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình. Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp. 2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn : Rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số mà họ đã góp. Về phương tiện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. ĐỒng thời vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. 2.3 Công ty cổ phần : Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với những chủ sở hữu là các cổ đông. Sơ đồ hoạt động của công ty cổ phần : Đại hôi đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Các phòng ban chức năng Chi nhánh, phòng giao dịch,văn phòng đại diện Hoạt động của công ty chứng khoán : Hoạt động nghiệp vụ : 1. Nghiệp vụ mua giới chứng khoán: Nghiệp vụ mua giới được hiểu là công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịnh chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả của giao dịch đó. Chức năng của hoạt động mô giới chứng khoán là: Đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức để khách hàng đưa ra quyết định đầu tư tỉnh táo. Cung cấp dịch vụ với hai tư cách: nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư, nối liền người mua với người bán. Đề xuất thời điểm mua bán thích hợp. Đặc trưng: Rủi ro khi làm nghề đó là tiền Phẩm chất kiên nhẫn. giới phân tích tâm lý. ứng xử Nỗ lực cá nhân song song với hỗ trợ của công ty. Các kỹ năng cần có của người mô giới chứng khoán: Kỹ năng truyền đạt thông tin Kỹ năng tìm kiếm khách hàng Kỹ năng khai thác thông tin Kỹ năng bán hàng. 2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán : Nghiệp vụ tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Mỗi công ty hoạt động đều vi lợi nhuận và nghiệp vụ này cũng là kiếm lợi nhuận của công ty chứng khoán. Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó con người cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động tự doanh. Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người và thông tin. Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc. Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán đó chính là sự tách biệt quản lý, ưu tiên khách hàng va bình ổn thị trường. Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh Xây dựng chiến lược đầu tư Khai thá, tìm kiếm các cơ hội đầu tư Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư Thực hiện đầu tư Quản lý đầu tư và huy động vốn. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bước 1 : Thực hiện tư vấn Bước 2 : Hoàn tất hồ sơ và làm thủ tục xin phép bảo lãnh Thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành: thoả thuận phí quản lý, phí nhượng bán, phí bảo lãnh Ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành: xác định giá chào bán và cách thức bảo lãnh Hoàn tất hồ sơ bảo lãnh phát hành và nộp cho cơ quan quản lý Bước 3 : Thăm dò thị trường, tổ chức Roadshow Bước 4 : Phân phối và kết thúc. 4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn đầu tư chứng khoán là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Hoạt động tư vấn chứng khoán, do đặc điểm riêng trong ngành là giá cả thường luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiều mây thuẫn về lợi ích. Đặc biệt là với hoạt động này các nhà tư vấn có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc về giá trị va xu hướng giá cả của các loại chứng khoán- việc này có thể do khả năng của họ hoặc do họ cố tình gây hiểu lầm để kiếm lợi. Do vậy, đây là một hoạt động nghiệp vụ cần được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định trong khi thực hiện công việc. Để hiểu rõ về hoạt động tư vấn ta có thể phân loại hoạt động này theo một số tiêu chí: Theo hình thức tư vấn: tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp Theo mức độ uỷ quyền: tư vấn gợi ý va tư vấn uỷ quyền Theo đối tượng: tư vấn cho người phát hành và tư vân cho người đầu tư. Ngưyên tắc chung cho hoạt động tư vấn Chuyên viên tư vấn có kiến thức chuyên môn sâu rộng Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán Luôn nhắc nhở khách hàng là lời tư vấn không phải hoàn toàn chính xác và nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư Không được dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó. 5. Nghiệp vụ quản lý danh mục: Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán nhưng ở mức độ cao hơn vì trong hoạt động này khách hàng uỷ thác cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận. Các bước mà công ty chứng khoán phải làm trong khi thực hiện nghiệp vụ này như sau: Cty chứng khoán Thanh lý hợp đồng thực hiện hợp đồng qlý Ký hợp đồng qlý Nhận yêu cầu qlý Khách hàng 6. Nghiệp vụ khác: Nghiệp vụ tín dụng Nghiệp vụ tư vấn tài chính công ty Nghiệp vụ quán lý thu nhập chứng khoán: xuất phát từ nghiệp vụ tổ chức theo dõi tình hình thu lại chứng khoán khi đến hạn để thu học rồi gửi báo cáo cho khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế các công ty chứng khoán không trực tiếp quản lý mà sẽ lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán. II. Hoạt động tài chính: 1. Vốn của công ty chứng khoán: Vốn của công ty chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, mà loại tài sản này lại được quyết định bởi lại hình nghiệp vụ mà nó thực hiện như bảo lãnh phát hành và tự doanh cần vốn lớn, mô giới tư vấn không cần vốn lớn. Số vốn cần có để thực hiện nghiệp vụ chứng khoán được xác định bằng việc cân đối giữa yêu cầu về vốn pháp định và các nhu cầu kinh doanh của công ty. mặt khác vốn của công ty chứng khoán còn phụ thuộc vào các yêu cầu của thị trường. 2. Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn của công ty chứng khoán là tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữư. Tỷ trọng nợ / vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cao Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của các công ty chứng khoán có các đặc đỉêm chung như sau: Công ty chứng khoán thường huy động vốn phần lớn tài sản vào việc đầu tư các chứng khoán có thể chuyển đổỉ thành tiền ngay Công ty chứng khoán thường phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngắn hạn Công ty chứng khoán ở các nước đang phát triển thường không được vay vốn nước ngoài Tỷ lệ nợ phải tuân theo quy định của các cơ quan quản lý. 3. Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Các công ty chứng khoán thường phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư. Để tự doanh, cần có một tỷ lệ dự trữ trên mức lợi tức giao dịch ròng. Đối với mô giới cần duy trì tỷ lệ dự trũ trên tổng doanh thu để bù đắp cho các khoản lỗ trong kinh doanh năm đó. Công ty chứng khoán còn phải trích từ lãi ròng hàng năm để lập quỹ bổ sung vốn điều lệ. Mỗi thị trường có hạn mức kinh doanh khác nhau. C. Thực trạng của các công ty chứng khoán: Hiện nay khi chứng khoán đang đi xuống rất nhanh các công ty chứng khoán gặp rất nhìêu khó khăn trong kinh doanh. Luợng giao dịnh thấp đang đánh thủng túi tiền của các công ty chứng khoán. Chi phí lớn đối với công ty chứng khoán đó chính là mặt bằng. Ước tính theo giá hiện tại, chi phí thuê mặt bằng cho một chi nhánh ở trung tâm TP.HCM ít nhất cũng phải từ 70 triệu đồng/tháng. Nếu mở sàn lớn ở các cao ốc văn phòng thì giá thuê phải lên đến 100 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, lương mỗi nhân viên nếu tính trung bình 5 triệu đồng/tháng, thì một chi nhánh cũng phải chi 150 triệu đồng; khấu hao máy móc, phần mềm trên 50 triệu đồng/tháng... Đó là chưa tính đến việc săn lùng nhân sự cấp cao và chỉ với một trưởng phòng thì lương không dưới 1.000 USD/tháng. Như vậy, nếu tiết kiệm nhất thì hàng tháng, mỗi công ty chứng khoán (CTCK) phải chi khoảng 300 triệu đồng cho một nhánh trở lên. Nguồn thu của các công ty chứng khoán được tính từ phí môi giới, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp và mảng tự doanh. Trong đó, mảng môi giới và tự doanh vẫn là nguồn chủ yếu. Ví dụ theo báo cáo của CTCK Hải Phòng, tỷ trọng hoạt động tự doanh trong doanh thu của công ty năm 2007 chiếm hơn 60%. Doanh thu từ môi giới chứng khoán chiếm 31% và doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính chưa tới 2%. Tỷ trọng về doanh thu từ các hoạt động giữa các CTCK sẽ khác nhau tuỳ theo độ lớn, thâm niên và uy tín của công ty đó. Đối với nhiều CTCK mới ra đời, thì tỷ trọng về hoạt động tự doanh là lớn nhất, kế đến là hoạt động môi giới. Theo một chuyên gia tài chính, trong tình hình không mấy lạc quan như hiện nay, nguồn lợi nhuận thu từ hoạt động tự doanh của các CTCK bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoại trừ những công ty mà danh mục đầu tư đã có khá lâu, những công ty mới ra đời từ giữa năm 2007 và tham gia vào thị trường hiện đều không thể có lời. Khá nhiều CTCK đã bắt buộc phải bán tháo một lượng lớn cổ phiếu khi đến hạn ngân hàng thúc hối. Họ chấp nhận chịu lỗ vì phải thanh toán bớt các khoản vay. Số lượng nhà đầu tư còn bị chia sẻ khá nhiều khi hàng loạt CTCK mới tham gia thị trường và có nhiều chiêu thức mới để thu hút nhà đầu tư. Doanh thu từ hoạt động môi giới của nhiều CTCK trong một tháng trở lại đây tụt mạnh. Có vài công ty đang đánh tiếng rao bán cả công ty vì không thể cầm cự lâu hơn. Đây chính là thực trạng đáng buồn của thị trường chứng khoán Việt Nam . Các công ty chứng khoán là đầu mối chung gian của thị trường. Họ chết chứng tỏ thị trường đang đi xuống một cách thảm bại. Công chúng dường như ít quan tâm tới vấn đề này trong giai đoạn đầu phát triển thị trường hay trong suốt thời gian thị trường tăng trưởng mạnh, giá tăng liên tục, nhà đầu tư, nhà phát hành, nhà cung cấp dịch vụ đều “vui vẻ”. Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập công ty chứng khoán rất đơn giản. Nhà nước còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế đề khuyến khích thành lập công ty chứng khoán. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp theo, ưu đãi thuế 20% (thay vì 28%). Ngay cả khi ban hành Luật Chứng khoán (cuối 2006), các điều kiện cơ bản để xin thành lập công ty chứng khoán cũng rất dễ dàng. Chính điều này đã tạo ra sự ồ ạt ra đời của các công ty chứng khoán. Tính đến tháng 4/2008, số lượng công ty chứng khoán được cấp phép chính thức tại Việt Nam là 98 công ty và hiện tại một số công ty đang trong quá trình thẩm định. Trong đó, hơn 80 công ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành viên của hai sàn. Giải pháp cho công ty chứng khoán: Để giảm sự ồ ạt ra đời của các công ty chứng khoán. Trước tình hình nhu cầu lập công ty chứng khoán tăng mạnh, Bộ Tài chính khi dự thảo Nghị định 14 và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán đã nâng tiêu chí thành lập công ty chứng khoán lên rất nhiều. Yêu cầu về vốn tăng từ 44 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, yêu cầu phải có vốn thực góp, yêu cầu kiểm toán tổ chức góp vốn, yêu cầu về năng lực giám đốc… Ưu đãi về thuế cho công ty chứng khoán mới thành lập đã được bãi bỏ. Khi thị trường suy giảm, cũng theo đà suy giảm của thị trường toàn cầu, giá liên tục giảm, thị trường mất gần 60% giá trị so với thời điểm “đỉnh cao”. Khó khăn chung của nền kinh tế, áp lực suy giảm của thị trường đã ảnh hưởng rất nhiều tới các công ty chứng khoán, hoạt động ngày càng khó khăn, doanh thu giảm sút. Đây đang là lúc mọi đối tượng tham gia thị trường nhìn nhận lại một cách cẩn trọng hành động của mình, để ít nhất là tránh tổn thất lớn trong tình hình khó khăn chung. Về phía cơ quan quản lý, Ủy ban Chứng khoán đã công bố tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ mới để chờ Chính phủ nâng tiêu chí thành lập công ty chứng khoán mới, mặc dù về nguyên tắc, hiện không có quy định gì về việc giới hạn số lượng giấy phép cấp ra là bao nhiêu, hoặc trong trường hợp nào thì ngừng cấp phép thành lập công ty chứng khoán. Với các công ty đang hoạt động thì đặt ra vấn đề là thu hút khách hàng đến với công ty. Nhiều phương án đã được đưa ra là công ty chứng khoán tư vấn miễn phí cho những khách hàng có giao dịch lớn. Lên kế hoạch cho những buổi gặp gỡ nhà đầu tư. Thời công ty chứng khoán cố giảm phí để lôi kéo khách hàng không còn nữa. Bởi, phần phí ấy không thấm vào đâu so với việc khách hàng được chăm sóc bằng cách cung cấp những kiến thức cơ bản về đầu tư. Không chỉ tổ chức hội thảo tư vấn cho nhà đầu tư, mỗi công ty chứng khoán khác đều tìm cách lôi kéo thượng đế theo cách của riêng mình. Nếu như trước kia mỗi lần đến sàn, khách hàng phải cực nhọc tìm chỗ gửi xe thì nay không còn phải lo đến khoản này. Nhiều công ty chứng khoán dành hẳn tầng hầm để giữ xe cho khách đến giao dịch, hay Công ty chứng khoán Cao Su (RUBSE) phát phiếu giữ xe miễn phí cho khách hàng có tài khoản giao dịch. Một số công ty khác ở xa trung tâm cũng đều lo một chỗ giữ xe khá thuận tiện cho khách hàng. VnDirect hút khách bằng cách triển khai dịch vụ SMSDirect. Theo đó, ngoài những tiện ích như nhắn tin đặt lệnh chứng khoán, tra cứu thông tin tài khoản, nhận kết quả giao dịch, khách hàng có thể tra cứu thông tin chi tiết về các mức giá và khối lượng mua bán chứng khoán tại thời điểm nhắn tin. Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRISECO) gia tăng thêm tiện ích kiểm tra ngày thực hiện quyền của chứng khoán cho dịch vụ truy vấn tài khoản của mình. Như vậy các công ty chứng khoán luôn tìm tòi cái mới những tiện ích cho khách hàng, nhằm thu hút khách hàng đến với công ty chứng khoán. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32614.doc
Tài liệu liên quan