Công ty Apatit Việt Nam

Lời nói đầu Ngày 14-9-2001, Chính phủ ra Nghị định 63/CP về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị-xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo đó, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ, không thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc nằm trong diện cổ phần hóa đều có thể thực hiện chuyển đổi. Việc ch

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công ty Apatit Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển đổi này là phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong thời điểm hiện nay. Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển dịch theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước. Khu vực tư nhân đang ngày càng phát triển và trở thành một một khu vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên môi trường cạnh tranh hiện nay không thật sự công bằng do các Công ty Nhà nước nhận được sự ưu đãi quá nhiều, trong khi với kinh tế tư nhân thì không thể có. Điều đó gây ra tâm lý không tốt cho những nhà đầu tư. Hơn nữa với rất nhiều Công ty Nhà nước, chính sự ưu đãi đó lại không phải là làm cho họ mạnh thêm lên mà ngược lại còn làm tăng sự ỷ lại, gian lận, trốn thuế... gây thiệt hại cho nhà nước. Vì vậy, chuyển đổi để các Công ty Nhà nước hoạt động gắn với thị trường hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế là một bước rất cần thiết. Đồng thời cũng củng cố vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Công ty Apatit Việt Nam là một Công ty Nhà nước có quy mô vừa, đang trong quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên quá trình đó đang trong giai đoạn thí điểm để có thể xây dựng mô hình chuyển đổi Công ty Nhà nước tốt hơn. Do vậy, Công ty Apatit Việt Nam đã rất dè dặt trong việc xác định cơ cấu tổ chức quản lý mới, sắp xếp, biên chế lại lao động, xử lý lao động dôi dư, tài chính... Sau đây, trong phạm vi báo cáo thực tập, tôi xin Kiến nghị một phương án xây dựng cơ cấu tổ chức mới cho Công ty sau khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Bản báo cáo gồm ba chương: + Chương I : Những vấn đề lý luận chung + Chương II : Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của Công ty. + Chương III : Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý Công ty Apatit Việt Nam. Tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Ngọc Dũng, đã giúp tôi thu thập nhiều nguồn tài liệu về Công ty Apatit Việt Nam và hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại Công ty. Em xin cảm ơn cô Đỗ Thị Hải Hà đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn! Chương I: Những vấn đề Lý luận chung: I> Các khái niệm liên quan: 1> Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. 2> Cơ cấu tổ chức: 2.1> Khái niệm: Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã định. Đoàn Thị Thu Hà-Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Khoa học quản lý tập II, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002, trang 7 Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức; các mối quan hệ truyền lực bên trong tổ chức. 2.2> Các mô hình tổ chức bộ phận: Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức, bao gồm các bộ phận mang tính độc lập tương đối thực hiện những hoạt động nhất định. Việc hình thành các bộ phận của cơ cấu phản ánh quá trình chuyên môn hóa và hợp nhóm chức năng quản lý theo chiều ngang. Như vậy, có mấy loại mô hình cơ cấu tổ chức chủ yếu sau: 2.2.1> Mô hình tổ chức giản đơn: Đây là phương thức tổ chức đơn giản nhất. Trong tổ chức không hình thành nên các bộ phận. Người lãnh đạo trực tiếp quản lý tất cả các thành viên của tổ chức. Người lao động được tuyển để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Các tổ chức rất nhỏ như hộ kinh doanh cá thể, trang trại thường có cấu trúc này. 2.2.2> Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng: Tổ chức theo chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng như: marketing, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính, quản lý nguồn nhân lực… được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng tương đối dễ hiểu và được hầu hết các tổ chức sử dụng trong một giai đoạn phát triển nào đó, khi tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong một lĩnh vực, đơn sản phẩm, đơn thị trường. 2.2.3> Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm: Mô hình này được hiểu là việc hợp nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân sự theo sản phẩm hoặc tuyến sản phẩm. Nó có những ưu điểm như là: việc quy định trách nhiệm đối với các mục tiêu cuối cùng tương đối dễ dàng; việc phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng vì mục tiêu cuối cùng có hiệu quả hơn; tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chung; các đề xuất đổi mới công nghệ dễ được quan tâm; có khă năng lớn hơn là khách hàng sẽ được tính tới khi đề ra quyết định. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế: sự tranh giành nguồn lực giữa các tuyến sản phẩm có thể dẫn đến phản hiệu quả; cần nhiều người có năng lực quản lý chung; có xu thế làm cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tập trung trở nên khó khăn; làm nảy sinh khó khăn đối với việc kiểm soát của cấp quản lý cao nhất. 2.2.4> Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư: Việc hình thành bộ phận dựa vào lãnh thổ là một phương thức khá phổ biến ở các tổ chức hoạt động trên phạm vi địa lý rộng. Trong trường hợp này, điều quan trọng là các hoạt động trong một khu vực hay địa dư nhất định được hợp nhóm và giao cho một người quản lý. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này khi cần tiến hành các hoạt động giống nhau ở các khu vực địa lý khác nhau. Ưu điểm của mô hình này là: chú ý đến nhu cầu thị trường và những vấn đề địa phương; có thể phối hợp hành động của các bộ phận chức năng và hướng các hoạt động này vào các thị trường cụ thể; tận dụng được tính hiệu quả của các nguồn lực và hoạt động tại địa phương; có được thông tin tốt hơn về thị trường và tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo các cán bộ quản lý chung. Nhược điểm tiềm ẩn bao gồm: khó duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng của tổ chức một cách nhất quán; đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý; công việc có thể bị trùng lắp; khó duy trì việc ra quyết định và kiểm tra một cách tập trung. 2.2.5> Mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng: Mô hình được hình thành trên sự nghiên cứu kỹ các đặc trưng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mô hình tổ chức bộ phận theo khách hàng ít được sử dụng như một mô hình duy nhất hoặc như một dạng cơ cấu tổ chức chính, song nó thường được sử dụng cho một tổ chức tổng thể. Mô hình này có những ưu điểm là: tạo ra sự hiểu biết khách hàng tốt hơn; đảm bảo khả năng chắc chắn hơn là khi soạn thảo các quyết định, khách hàng sẽ được giành vị trí nổi bật để xem xét, tạo ra cho khách hàng cảm giác họ có những nhà cung ứng đáng tin cậy; tạo ra hiệu năng lớn hơn trong việc định hướng các nỗ lực phân phối. Các nhược điểm có thể là: tranh giành nguồn lực một cách phản hiệu quả; thiếu sự chuyên môn hóa; đôi khi không thích hợp với hoạt động nào khác ngoài marketing; các nhóm khách hàng có thể không phải luôn xác định rõ ràng. Những nhược điểm này có thể được khắc phục đáng kể nếu mô hình tổ chức theo khách hàng được sử dụng để bổ trợ cho các mô hình khác chứ không dùng như một mô hình tổ chức chính. 2.2.6> Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược: Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược, về thực chất, là biến thể của các mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm, địa dư và khách hàng. Các đơn vị chiến lược là những phân hệ độc lập, đảm nhận một hay một số ngành nghề hoạt động khác nhau, với những nhà quản lý quan tâm trước hết tới sự vận hành của đơn vị mình và rất có thể còn cạnh tranh với các đơn vị khác trong tổ chức. Tuy nhiên, có một đặc trưng cơ bản để phân biệt đơn vị chiến lược với các tổ chức độc lập, đó là người lãnh đạo đơn vị chiến lược phải báo cáo với cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức. 2.2.7> Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình: Tổ chức theo quá trình là phương thức hình thành bộ phận trong đó các hoạt động được hợp nhóm trên cơ sở các giai đoạn của dây chuyền công nghệ. Việc hình thành bộ phận theo quá trình là phương thức khá phổ biến đối với các tổ chức có dây chuyền hoạt động chặt chẽ, có thể phân chia thành những cung đoạn mang tính độc lập tương đối, rất thích hợp với phân hệ sản xuất. 2.2.8> Mô hình tổ chức bộ phận theo các dịch vụ hỗ trợ: Để thực hiện những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp như sản xuất, tài chính, marketing… thì cần phải có các dịch vụ hỗ trợ như thông tin, pháp luật, quan hệ giao dịch… Những dịch vụ ấy có thể được thực hiện một cách phi tập trung tại các bộ phận chính, nhưng cũng có thể được tập hợp lại trong một bộ phận chuyên môn hóa nhằm mục đích tận dụng tốt các lợi thế quy mô hay nâng cao khả năng kiểm soát. 2.2.9> Mô hình tổ chức ma trận: Mô hình tổ chức ma trận là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức bộ phận khác nhau. Ưu điểm của mô hình là: định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng; tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu; kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia; tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, nó cũng có một vài nhược điểm: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh; quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lặp tạo ra các xung đột; cơ cấu phức tạp và không bền vững và có thể gây tốn kém. Cách tổ chức theo ma trận mang lại triển vọng lớn cho nhiều tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh với nhiều yếu tố bất định. Điểm mấu chốt làm cho cơ cấu ma trận phát huy được tác dụng là sự rõ ràng của mối quan hệ giữa các cán bộ quản lý và cơ chế phối hợp. 2.3> Các loại quyền hạn trong tổ chức: Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí (hay một chức vụ) quản lý nhất định trong cơ cấu tổ chức. Quyền hạn của một vị trí quản lý sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ vị trí đó. Khi một người rời khỏi chức vụ, quyền hạn không đi theo anh ta mà ở lại với vị trí quản lý và thuộc về người thay thế. Trong tổ chức quyền hạn chia làm ba loại: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn tham mưu và quyền hạn chức năng, được phân biệt chủ yếu bằng mối quan hệ với quá trình ra quyết định. 2.3.1> Quyền hạn trực tuyến: Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới. 2.3.2> Quyền hạn tham mưu: Quyền hạn tham mưu là quyền hạn cho phép các chuyên gia có quyền cố vấn, tham mưu cho các cấp lãnh đạo tổ chức trong quá trình ra quyết định quản lý và cấp dưới thực hiện quyết định quản lý. Trong tổ chức thường cơ cấu một bộ phận tham mưu. 2.3.3> Quyền hạn chức năng: Quyền hạn chức năng là quyền trao cho một cá nhân hay bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác. 2.4> Cấp quản lý và tầm quản lý: Nguyên nhân có các cấp quản lý trong tổ chức là bởi giới hạn của tầm quản lý (hay tầm kiểm soát) - số người và bộ phận mà một nhà quản lý có thể kiểm soát có hiệu quả. Tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm quản lý hẹp dẫn đến nhiều cấp. Đối với những tổ chức có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp thì đòi hỏi có nhiều cấp quản lý. Còn với những tổ chức có quy mô nhỏ, đơn sản phẩm, đơn thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh không phức tạp thì tầm quản lý có thể rộng hơn. 3> Công ty Nhà nước: 3.1> Khái niệm: Công ty Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật DNNN. Công ty Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập, Tổng Công ty Nhà nước. Luật Doanh nghiệp Nhà nước sửa đổi tháng 11-2003, trang 9 (Theo Luật DNNN cũ thì loại hình Công ty Nhà nước này được gọi là Doanh nghiệp Nhà nước.) 3.2> Đặc điểm: - Công ty Nhà nước có vốn 100% của Nhà nước. - Nhà nước là người sở hữu. - Thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động và quy định của vốn điều lệ theo quy định của Luật DNNN mới (sửa đổi năm 2003). - Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 4> Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên: 4.1> Khái niệm: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên là công ty TNHH do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Sđd, trang 9 . 4.2> Đặc điểm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên là một loại công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm toàn bộ vốn, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Không được quyền phát hành cổ phiếu - Chủ sở hữu là một cổ đông góp vốn - Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Chủ sở hữu không được tuỳ tiện điều chuyển, rút vốn. - Chủ sở hữu phải đầu tư đủ số vốn điều lệ. - Chủ sở hữu không được thu hồi lợi nhuận khi chưa trả nợ đến hạn. - Công ty có quyền bình đẳng như các doanh nghiêp tư nhân khác trong quan hệ kinh doanh với các đối tác và với các cơ quan Nhà nước. II> Lí do, mục đích và bản chất chuyển đổi từ Công ty Nhà nước sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên: 1> Lí do chuyển đổi: * Để Doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm: - Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản, nguồn vốn của mình. Hiện nay hầu hết các Công ty Nhà nước vừa và nhỏ là bị phụ thuộc vào Tổng Công ty. Những quyết định về nhân sự quan trọng là phải theo quyết định của Tổng Công ty; hợp đồng mua bán, vay, cho vay, đầu tư, cũng như số vốn được phép đầu tư bị Tổng Công ty khống chế. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, đầu năm Tổng Công ty sẽ giao chỉ tiêu sản lượng và quy định giá bán sản phẩm, cuối năm lại làm nhiệm vụ phân bổ lãi. Điều đó là bất hợp lý trong nền kinh tế thị trường. Giá cả các hàng hóa trên thị trường mỗi ngày một biến động, trong khi giá sản phẩm mà Công ty Nhà nước bán ra lại cứng nhắc như vậy sẽ rất khó để cạnh tranh. Mặt khác, có một thực tế là một số Công ty Nhà nước đề nghị nâng mức giá sản phẩm của mình lên rất cao để vừa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, vừa không sợ biến động thị trường, Công ty thì sẽ thu được lợi nhuận còn người tiêu dùng thì bất lợi. Nếu như Công ty Nhà nước đó sản xuất kinh doanh sản phẩm làm đầu vào cho các ngành kinh tế khác (như điện, thép, thông tin viễn thông...) thì ảnh hưởng giá cao đó sẽ dây chuyền lan rộng ra cả nền kinh tế quốc dân, làm giảm khả năng cạnh tranh một số ngành then chốt. Công ty Nhà nước con sẽ phụ thuộc quá nhiều vào sự chi phối của Tổng Công ty chủ quản, đó là hệ quả tất yếu của sự không có tự chủ sản xuất kinh doanh hiện nay. Vì thế bằng cách chuyển đổi hình thức Công ty Nhà nước, để Công ty hoạt động theo những quy luật thị trường, để Công ty có quyền tự chủ quyết định nguồn vốn, đầu tư và sản phẩm của mình là cách tốt nhất để giải quyết thực tế trên. Chuyển đổi hình thức Công ty không có nghĩa làm mất sự quản lý của Nhà nước đối với một số ngành cơ bản mà ngược lại còn làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Doanh nghiệp được quyền tự hạch toán kinh doanh, không phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tách bạch quyền quản lý kinh doanh ra với quyền quản lý Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh. Tất cả đều chỉ nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các Công ty Nhà nước. * Tăng hiệu quả cạnh tranh của Công ty Nhà nước, duy trì được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhiều Công ty Nhà nước hiện nay hiệu quả sản xuất kinh doanh rất kém, làm ăn thua lỗ, thất thoát tiền vốn của Nhà nước trong khi vẫn được trợ cấp, ưu đãi rất nhiều. Khi chuyển đổi theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thì doanh nghiệp sẽ tự phải hạch toán kinh doanh, đó là nhân tố nội tại thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, trong khi vẫn duy trì được vai trò của Nhà nước trong doanh nghiệp. * Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, nước ta tồn tại đồng thời hai loại luật điều chỉnh hành vi doanh nghiệp, đó là Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp. So với các công ty ngoài quốc doanh thì Công ty Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, có nhiều ưu đãi hơn về thuế, về chính sách hỗ trợ sản phẩm, đầu ra. Do đó nó gây ra tâm lý không tốt cho khu vực ngoài quốc doanh hoạt động kinh tế và cả những nhà đầu tư nước ngoài. 2> Mục đích chuyển đổi: - Tạo điều kiện và môi trường để các doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trên một mặt bằng pháp lý cùng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác trong khi vẫn tiếp tục giữ 100% sở hữu Nhà nước. - Tạo ra sự thay đổi về chất đối với doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh do chuyển đổi hình thức pháp lý, cơ cấu lại doanh nghiệp, tăng quyền và trách nhiệm đem lại. - Giúp cho các doanh nghiệp của các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội có cơ sở pháp lý rõ ràng để hoạt động, thay vì vận dụng Luật Doanh nghiệp. - Dần dần tiến tới hoạt động theo một khung pháp luật thống nhất cho các doanh nghiệp. 3> Bản chất của chuyển đổi: Khi các Công ty Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội chuyển đổi thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên sẽ không thay đổi về bản chất sở hữu, mà chỉ thay đổi về hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này vẫn giữ là 100% sở hữu của Nhà nước hoặc của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; nhưng quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp sau chuyển đổi sẽ tương tự như các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; tổ chức quản lý và hoạt động thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH Nhà nước một thành viên. III> So sánh Công ty Nhà nước với công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên: 1> Về mục đích hoạt động: Doanh nghiệp chuyển sang Công ty TNHH Nhà nước một thành viên là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, vì vậy mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên là mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận; trong khi Công ty Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do Nhà nước giao. 2> Về tổ chức, quản lý, đăng ký, hoạt động: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Công ty Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, trong khi cả hai loại doanh nghiệp này đều là 100% sở hữu của Nhà nước. ở loại hình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thì có một tổ chức kinh tế-chính trị hay xã hội đứng ra quản lý toàn bộ số vốn Nhà nước cấp cho Công ty với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Trong khi đó Công ty vẫn phải tuân theo những thủ tục về cấp phép kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Luật Doanh nghiệp hiện hành như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác. Còn Công ty Nhà nước tuy cũng quản lý 100% vốn của Nhà nước như vậy nhưng có những thủ tục riêng quy định trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước. 3> Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp: Công ty Nhà nước khi chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên có quyền, nghĩa vụ tương tự như bất kỳ một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Nhà nước bị ràng buộc theo Luật Doanh nghiệp, trong đó quyền và nghĩa vụ của Công ty Nhà nước hạn chế hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh; chủ sở hữu Nhà nước can thiệp sâu hơn so với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình; quyết định hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ của công ty. Công ty Nhà nước cho thuê, thế chấp, cầm cố toàn bộ hoặc bộ phận chủ yếu của dây chuyền công nghệ chính, những tài sản có giá trị lớn theo quy định của Bộ Tài chính, phải xin phép thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, có sự thẩm định của cơ quan tài chính. Khi Công ty Nhà nước chuyển nhượng toàn bộ hoặc bộ phận chủ yếu của dây chuyền công nghệ chính, những tài sản có giá trị lớn theo quy định của Bộ tài chính, cho tổ chức cá nhân nước ngoài, thì phải xin phép Thủ tướng Chính phủ. Khi thanh lý toàn bộ hoặc bộ phận chủ yếu của dây chuyền công nghệ chính, những tài sản có giá trị lớn theo quy định của Bộ tài chính, Công ty Nhà nước phải xin phép cơ quan tài chính và thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động, không cần phải xin phép bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào (trừ một tổ chức là chủ sở hữu hoặc đại diện cho chủ sở hữu). Công ty Nhà nước phải kinh doanh những ngành, nghề phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; khi bổ sung ngành nghề khác phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên có nghĩa vụ trong kinh doanh như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác. trong đó có nghĩa vụ kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, về tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Công ty Nhà nước có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính hàng năm (nhưng trong thực tế chưa thực hiện được). 4> Về điều lệ doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên phải có điều lệ riêng, được chủ sở hữu phê duyệt, được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nó như một bản hiến pháp của doanh nghiệp; như một bản cam kết, một bản hợp đồng giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu. là một văn bản cụ thể hóa Luật Doanh nghiệp, nên nó không thể trái với pháp luật hiện hành. Công ty Nhà nước thường không có điều lệ riêng, không phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, không bị ràng buộc nhiều về điều lệ, mà chủ yếu là các quy định chung của pháp luật về Doanh nghiệp Nhà nước. 5> Về cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc chủ tịch công ty, nhưng không có Ban kiểm soát; số lượng thành viên HĐQT không quy định cứng nhắc mà do chủ sở hữu quyết định; có quy định về chức danh Chủ tịch HĐQT. Công ty Nhà nước có hai mô hình: HĐQT áp dụng cho các Tổng công ty và Công ty Nhà nước độc lập quy mô lớn; mô hình Giám đốc đối với các Công ty Nhà nước khác. Số lượng, cơ cấu thành viên HĐQT do Chính phủ quy định (5 hay 7 thành viên). Công ty Nhà nước có Ban kiểm soát, do HĐQT lập, chưa quy định về Chủ tịch HĐQT như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên. 6> Về chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên chỉ có một tổ chức duy nhất là chủ sở hữu hoặc được uỷ quyền là chủ sở hữu. Chủ sở hữu của Công ty Nhà nước là Nhà nước (toàn dân), có nhiều cơ quan, tổ chức là đại diện chủ sở hữu. Chủ sở hữu Công ty TNHH Nhà nước một thành viên được phân quyền rõ; quyết định dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc vượt quá 50% giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty, dưới mức đó phân cấp cho công ty. Chủ sở hữu Công ty Nhà nước phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố những thiết bị, nhà xưởng quan trọng (không tính mức giá trị tài sản). Quy định rõ các nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu (góp vốn điều lệ đủ, đúng hạn như cam kết, nếu góp vốn chưa đủ thì được coi là nợ đối với công ty; chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ). Đối với Công ty Nhà nước, không quy định trách nhiệm của chủ sở hữu về góp vốn, về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp mà Công ty Nhà nước chịu trách nhiệm, nhưng thực tế Nhà nước chịu trách nhiệm vô hạn. Chủ sở hữu Công ty TNHH Nhà nước một thành viên không trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty, chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác; không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Chủ sở hữu Công ty Nhà nước có thể tuỳ tiện rút vốn, điều chuyển vốn, chuyển nhượng vốn, rút lợi nhuận (doanh nghiệp nộp lợi nhuận cho Nhà nước ngay cả khi có nợ quá hạn chưa trả). 7> Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT và Tổng Giám đốc: Hội đồng quản trị , Chủ tịch Công ty TNHH Nhà nước một thành viên có thực quyền: là cơ quan quản lý công ty; quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý, hoạt động, quyền lợi công ty (trừ vấn đề thuộc thẩm quyền chủ sở hữu), trong đó có quyết định hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, quyết định mức lương đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Tổng Giám đốc (Phó giám đốc) công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc (Giám đốc); Kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc (Giám đốc); quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Hội đồng quản trị Tổng Công ty và Công ty Nhà nước quy mô lớn chưa có thực quyền như công ty TNHH Nhà nước một thành viên: còn đồng nhận vốn, đất đai, nguồn lực khác với Tổng Giám đốc; chỉ có 2 quyền quyết, 5 quyền trình, 2 quyền phê chuẩn. 8> Các cơ quan quản lý Nhà nước khác đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên: Chỉ quản lý doanh nghiệp này như quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, không phải như Công ty Nhà nước. Hệ quả là các cơ quan quản lý Nhà nước không thể tùy tiện can thiệp vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tách riêng được quản lý Nhà nước với quản lý kinh doanh. Chương II: Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của Công ty: I> Tổng quan về Công ty Apatit Việt Nam: Công ty Apatit Việt Nam là một Công ty Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Công ty được thành lập theo Nghị định 388/CP năm 1955, ban đầu là Mỏ Apatit rồi Xí nghiệp Liên hợp và từ năm 1994 đến nay là Công ty Apatit Việt Nam. Qua 49 năm hoạt động, Công ty Apatit Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp hóa chất, không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời Công ty đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và trở thành một công ty khai khoáng mũi nhọn của tỉnh. Mỏ Apatit ở Lào Cai, nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng với chiều dài gần 120km, kéo dài từ biên giới Việt-Trung đến Bảo Hà tỉnh Lào Cai, rộng 1-2km, nơi rộng nhất khoảng 3-4 km. Khoáng sàng nằm trong vùng địa hình đồi núi và bị cắt ngang thành nhiều khu vực do những dòng suối lớn bắt nguồn từ dãy núi Hoàng Liên Sơn chảy ra sông Hồng. Quặng Apatit được phân thành bốn loại theo hàm lượng P₂O₅. Quặng loại I có hàm lượng P₂O₅ từ 28-40%, bề dày thân quặng loại I dao dộng từ 0,5m-22m. Quặng loại II có hàm lượng P₂O₅ từ 18-25%, là dạng chưa phong hóa hết của thân quặng loại I và thường phân bố ở cuối vỉa quặng loại I. Quặng loại III có hàm lượng P₂O₅ từ 15-20% và cũng phân bố lẫn với quặng loại I, chiều dày vỉa quặng loại III thường từ vài mét đến vài chục mét. Quặng loại IV có hàm lượng P₂O₅ thấp từ 8-10% và có cấu tạo đặc xít, cứng như đá. Hầu hết tất cả các loại quặng này nằm lộ thiên. Thành phần hóa học quặng Apatit có hàm lượng tạp chất khá lớn, không thuận lợi cho khâu lọc tuyển quặng. Mỏ Apatit được phát hiện từ năm 1924, do sự tình cờ của một người dân tộc Tày. Sau đó thực dân Pháp tổ chức tiến hành thăm dò. Mãi đến năm 1940, chúng mới bắt đầu khai thác. Tổ chức sản xuất của chúng theo kiểu thực dân, chủ mỏ và các chủ mỏ nhỏ là người Pháp. Công nhân cả Mỏ có thời kì lên tới hơn ba nghìn người, hầu hết là nhũng người ở các tỉnh miền xuôi. Điều kiện ăn ở của công nhân vô cùng cực khổ, sống trong các lán trại, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ốm đau không thuốc thang. Do đó, ý thức đấu tranh của công nhân ở đây xuất hiện rất sớm. Ban đầu là đấu tranh một cách tự phát, càng về sau phong trào đấu tranh càng cao và có ý thức tự giác hơn. Tháng 8-1945, công nhân mỏ đã tình nguyện tham gia các đội du kích dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh tỉnh Lào Cai lúc bấy giờ để đánh Pháp, đuổi Nhật. Trong thời gian Pháp, Nhật khai thác, chúng đã lấy đi của Mỏ 196.000 tấn quặng. Từ năm 1945 đến năm 1954, Mỏ không sản xuất. Tháng 5 năm 1955, đoàn cán bộ công nhân đầu tiên do đồng chí Nguyễn Văn Lang dẫn đầu được Chính phủ giao nhiệm vụ lên Lào Cai kết hợp làm việc với đoàn chuyên gia Liên Xô do đồng chí Si-Nin làm trưởng đoàn được Đảng và Nhà nước Liên Xô cử sang giúp đỡ Chính phủ ta khôi phục lại mỏ Apatit. Cán bộ, công nhân và chuyên gia lúc bấy giờ mới có hơn 80 người, ở chung một dãy nhà tạm. Điều kiện ăn ở, làm việc còn rất thiếu thốn gian khổ. Dù vậy, trong thời gian này cán bộ công nhân ở đây làm việc rất hăng say và đã sản xuất được 23.000 tấn quặng loại I và bóc được 29.000m³ đất đá, đó là thành quả đầu tiên mà thời kỳ khôi phục Mỏ đạt được. Trong những năm từ 1961 đến năm 1965, Mỏ đã phát động nhiều đợt thi đua sản xuất và sẵn sàng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Hoàn thành toàn diện vượt mức năm sau cao hơn năm trước các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà Nhà nước đã giao cho Mỏ. Đỉnh cao là năm 1963, Mỏ đã sản xuất được trên 90 vạn tấn quặng loại I, bóc trên hai triệu m³ đất đá. Tuy nhiên việc vận chuyển quặng về miền xuôi của Mỏ lúc đó gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém. Trong những năm từ 1966 đến 1968 Mỏ phải chuyển hướng sang lĩnh vực xây dựng cơ bản, làm đường bộ, đường sắt và mở vỉa cho các khai trường chuẩn bị cho thời kì trở lại sản xuất sau chiến tranh. Sau năm 1975, Mỏ Apatit Lào Cai bắt đầu bước vào thời kì khôi phục và phát triển mới. Mỏ được đ._.ầu tư thêm các thiết bị, xe, máy. Cho nên hằng năm Mỏ có khả năng bốc xúc vận chuyển trên hai triệu m³ đất đá, khai thác trên 50 vạn tấn quặng các loại, sản xuất trên mười vạn tấn quặng nghiền, trên một nghìn tấn đất đèn. Mỏ đã thỏa mãn được nhu cầu nhiên liệu cho Nhà máy supe phốt-phát Lâm Thao, phân lân Văn Điển để sản xuất phân lân phục vụ phát triển nông nghiệp cả nước. Ngày 17-2-1979, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ. Mỏ Apatit Lào Cai chịu hậu quả rất nặng nề, cơ sở hạ tầng, nhà máy, công sở, thiết bị hầu như bị tàn phá. Từ năm 1979 đến năm 1985 là thời kì khôi phục Mỏ sau chiến tranh biên giới phía Bắc, tuyến đường sắt Làng Giàng vào Mỏ bị tàn phá, Mỏ phải làm đường, làm bến phà, làm cầu phao để vận chuyển quặng từ Mỏ ra Làng Giàng, chuyển về xuôi cho các nhà máy sản xuất phân bón. Từ năm 1986 đến nay, cả nước bước vào thời kì đổi mới kinh tế, Mỏ đã đạt được rất nhiều thành tựu. Sản lượng khai thác quặng của Mỏ ngày càng tăng, hiện nay có 19 khai trường đã và đang được khảo sát, thăm dò và đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng nghìn công nhân, nâng cao mức lương cải thiện đời sống cho tuyệt đại đa số cán bộ công nhân viên chức. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty: Khai thác tài nguyên khoáng sản các loại (quặng Apatit, Quăczit, caolin, than bùn, Penspat, đá xây dựng... Tuyển, nghiền quặng Apatit, Penspat, Caolin. Sản xuất phân trộn NPK các loại. Sản xuất các Hóa chất cơ bản: Phôtpho vàng (P4) Gia công chế tạo một số sản phẩm cơ khí, đúc thép. Sửa chữa các thiết bị, máy móc công nghiệp, nông nghiệp. Vận tải đường sắt nội bộ. Thi công các công trình kiến trúc, xây dựng cơ bản kỹ thuật hạ tầng, công trình thủy lợi, đường giao thông (đường bộ đến cấp III), đường sắt, công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35kV. Dịch vụ tổng hợp có thu: kinh doanh xăng dầu, sửa chữa thiết bị máy móc, chế biến chất phụ gia cho sản xuất phân bón, hóa chất cơ bản khác có trong ngành, Nhà khách Công ty, nhà nghỉ của Công ty tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Đào tạo công nhân kỹ thuật. II> Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2000 đến nay của Công ty: Bảng 1: kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm Công ty Apatit Việt Nam STT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Kết quả thực hiện 2000 2001 2002 9 tháng 2003 I Tổng doanh thu Tỷ đồng 250,179 224,036 262,627 194,196 II Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 146,763 131,064 155,615 123,702 III Sản lượng hiện vật - - - - - 1 Đất + đá thải m³ 3.275.710 2.867.445 3.137.269 2.198.255 2 Quặng I nguyên khai Tấn 340.757 310.035 318.872 240.090 3 Quặng II nguyên khai Tấn 206.319 103.459 175.648 148.484 4 Quặng tuyển Tấn 237.468 262.510 293.256 241.410 5 Quặng III nguyên khai Tấn 833.610 847.952 927.173 713.388 6 Phân bón NPK Tấn 8.641,97 10.221 13.431 10.834 7 Phôtpho vàng (P4) Tấn 68 155,80 377,40 432,80 8 Đầu tư XDCB Tỷ đồng 28,974 13,586 10,928 15,802 9 Sữa chữa lớn thiết bị, công trình kiến trúc Tỷ đồng 21,868 16,549 18,628 14,509 IV Lãi Tỷ đồng 7,541 6,539 8,262 4,208 V Thu nhập bình quân một CNVC đ/ng/tháng 1.188.974 1.017.312 1.167.000 1.206.286 VI Nộp ngân sách Tỷ đồng 11,800 7,729 6,843 5,462 Nguồn : Công ty Apatit Việt Nam - 2003 IiI> Cơ cấu tổ chức của Công ty Apatit Việt Nam: - Giám đốc Công ty : 01 người - Các Phó Giám đốc Công ty : 03 người trong đó: + Phó Giám đốc Kỹ thuật-sản xuất: 01 người + Phó Giám đốc Đầu tư-phát triển: 01 người + Phó Giám đốc Kinh tế-đời sống: 01 người - Kế toán trưởng : 01 người - Bộ máy giúp việc gồm các phòng (ban) quản lý chức năng trên Công ty: gồm 16 phòng và 01 ban trong đó: + Phòng Kỹ thuật-sản xuất + Phòng Điều độ + Phòng Giám sát kỹ thuật an toàn và Môi trường + Phòng Địa chất-Trắc địa (ĐC-TĐ) + Phòng Cơ-Điện + Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (K.C.S) + Văn phòng Công ty + Văn phòng đại diện Công ty tại Hà Nội + Phòng Quân sự-Bảo vệ (QS-BV) + Phòng Kế hoạch-Thị trường (KH-TT) + Phòng Thống kê-Kế toán-Tài chính (hay phòng Kế toán) + Phòng Vật tư + Tổ kiểm toán nội bộ + Phòng Y tế + Phòng Đầu tư-phát triển (ĐT-PT) + Ban Quản lý dự án Nhà máy tuyển Cam Đường + Phòng Tổ chức-lao động (TC-LĐ) - Các đơn vị sản xuất: gồm 10 đơn vị: + Xí nghiệp khai thác + Xí nghiệp vận tải ô-tô + Xí nghiệp vận tải đường sắt + Xí nghiệp Điện-Nước + Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa + Xí nghiệp Xây dựng (hạch toán phụ thuộc) + Xí nghiệp sản xuất phân bón và Hóa chất + Xí nghiệp khai thác-dịch vụ khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ (hạch toán phụ thuộc). + Đơn vị Bốc xúc-tiêu thụ (đơn vị trực thuộc Công ty) + Nhà máy tuyển quặng Apatit (Tằng Loỏng) - Các đơn vị hoạt động mang tính chất sự nghiệp: gồm 02 đơn vị: + Đơn vị trường đào tạo nghề + Đơn vị Câu lạc bộ công nhân Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Apatit Việt Nam Kế toán trưởng 12 2 1 Phó Giám đốc K.T-S.X Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam Phó Giám đốc Đ.T-P.T Phó Giám đốc K.tế-Đ.S 3 4 5 6 7 8 15 14 10 9 16 17 13 11 M L K I H G E Đ D C B A Chỉ dẫn: Đường gạnh nét đứt đoạn chỉ đạo, điều hành theo ủy quyền của Giám đốc công ty Đường nét đậm chỉ đạo, điều hành trực tiếp I– Hệ thống phòng, ban chức năng trên công ty (17 đơn vị): 1- Phòng KTSX 5- Phòng GSKTAT & MTr 9- Phòng TC-LĐ 13- Phòng Kế toán 2- Phòng Điều độ 6- Phòng Cơ-Điện 10- Phòng QS-BV 14- Tổ kiểm toán nội bộ 3- Phòng ĐC-TĐ 7- Văn phòng Công ty 11- Ban QLDA 15- Phòng KH-TT 4- Phòng K.C.S 8- Văn phòng Đại diện 12- Phòng ĐT-PT 16- Phòng Vật tư 17- Phòng Y tế II- Hệ thống các đơn vị sản xuất & hoạt động sự nghiệp (12 đơn vị) A- XN khai thác Đ- Xí nghiệp phân bón & Hóa chất H- XN cơ khí sửa chữa B- Xí nghiệp vận tải ô-tô E- Nhà máy tuyển Apatit I- Đơn vị bốc xúc-tiêu thụ C- XN vận tải đường sắt G- Xí nghiệp điện D- XN khai thác-dịch vụ khoáng sản & Hóa chất Phú Thọ K- Trường đào tạo nghề L- Xí nghiệp xây dựng M- C.L.B Công nhân IV> Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức công ty Apatit Việt Nam: 1> Ban Giám đốc: 1.1> Giám đốc Công ty: phụ trách chung kiểm trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy tuyển Cam Đường (có công suất 100.000 tấn/năm). Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: - Tổ chức sản xuất và cán bộ. - Công tác văn phòng, thi đua, an ninh. - Chiến lược đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Trực tiếp điều hành các phòng ban, đơn vị sau: Văn phòng Công ty, Văn phòng đại diện tại Hà Nội, phòng tổ chức-lao động, phòng quân sự-bảo vệ và trường đào tạo nghề 1.2> Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất: Phụ trách các lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, cơ điện, an toàn, đào tạo công nhân. Trực tiếp điều hành, chỉ đạo hoạt động của các phòng ban: Phòng Kỹ thuật-sản xuất, phòng Địa chất-Trắc địa, phòng Điều độ, phòng Giám sát kỹ thuật an toàn và môi trường, phòng KCS, phòng Cơ-Điện. Trực tiếp phụ trách, giám sát hoạt động của các đơn vị: xí nghiệp khai thác, xí nghiệp vận tải ô-tô, xí nghiệp vận tải đường sắt, Nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng, xí nghiệp Phân bón và Hóa chất, đơn vị Bốc xúc-tiêu thụ, xí nghiệp điện nước, xí nghiệp Cơ khí sửa chữa, xí nghiệp khai thác dịch vụ khoáng sản - Hóa chất Phú Thọ. 1.3> Phó Giám đốc Kinh tế-Đời sống: Phụ trách các mặt về đời sống của cán bộ công nhân viên, mua bán thiết bị nguyên liệu cho khai khoáng, tổ chức lập kế hoạch sản xuất cho Công ty. Trực tiếp điều hành các phòng ban, đơn vị sau: Phòng kế hoạch-thị trường, phòng Y tế, Tổ kiểm toán nội bộ, phòng Vật tư và Câu lạc bộ công nhân. 1.4> Phó Giám đốc đầu tư-phát triển: Trực tiếp điều hành, giám sát hoạt động các phòng ban và đơn vị: Phòng Đầu tư-phát triển và đơn vị xí nghiệp Xây dựng. 2> Kế toán trưởng: Phụ trách công việc kiểm toán, thống kê, tài chính, doanh thu và lãi lỗ của doanh nghiệp. 3> Các phòng ban: 3.1> Phòng Kỹ thuật-sản xuất: - Qui định mức năng suất thiết bị, định mức tiêu hao vật tư, vật liệu nổ; tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, công tác thi đua, khen thưởng. - Chỉ đạo các khâu liên quan đến Nhà máy tuyển Apatit Tằng Loỏng, xí nghiệp Xây dựng, đơn vị vận tải đường sắt, đơn vị sản xuất sản phẩm mới và dịch vụ, xưởng sản xuất phốt-pho, đội khai thác quặng sắt. - Phụ trách kèm cặp nâng bậc ngành khai thác. - Lập kế hoạch dài hạn, biện pháp sản xuất năm, quí, biện pháp đột xuất; và phụ trách các khâu liên quan đến các đơn vị: xí nghiệp khai thác, xí nghiệp vận tải ô-tô, phân xưởng Bốc xúc-tiêu thụ. 3.2> Phòng Điều độ: - Nhận nhiệm vụ Giám đốc Công ty giao và triển khai đến các cơ sở sản xuất trong toàn Công ty và các phòng ban có liên quan đến sản xuất. - Đôn đốc, giám sát, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các hoạt động sản xuất-kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế-kỹ thuật. - Duyệt các biện pháp kỹ thuật sản xuất quý, tháng. Nghiệm thu sản lượng theo định kỳ. - Quản lý hồ sơ, tài liệu, thực hiện chế độ báo cáo định kì hoặc đột xuất. 3.3> Phòng Địa chất-Trắc địa: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các chức năng về kỹ thuật chuyên ngành địa chất và trắc địa trong nội bộ Công ty. - Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện đúng quy trình, quy phạm và biện pháp quản lý kỹ thuật chuyên ngành Địa chất-Trắc địa theo phân cấp của Giám đốc Công ty. - Điều hành công tác tổ chức cán bộ, nhân sự cho các tổ công tác, sản xuất, các khối địa chất, trắc địa, khoan hào, kho... - Tổ chức công tác trắc địa, đo vẽ, tính toán sản lượng tháng, quý, năm các loại sản phẩm và tổng khối của Công ty, đo vẽ các công trình kiến trúc, dự án đầu tư, nhà máy, công trường, các công trình khoan thăm dò, hào hố, rãnh mẫu, cắm biên. Lập biện pháp sản xuất tháng, quý, năm các khai trường, kho chứa, bãi thải. - Quản lý các thiết bị, phương tiện đo đạc về Trắc địa, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản vẽ, mẫu khoáng sản... Thực hiện công tác bảo mật các số liệu, tài liệu thuộc chuyên ngành theo quy định của Giám đốc Công ty. 3.4> Phòng KCS: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý lĩnh vực Kiểm tra chất lượng các bán thành phẩm, thành phẩm và các sản phẩm Công ty sản xuất ra để tiêu thụ trên thị trường; các nguyên, nhiên, vật liệu Công ty mua về phục vụ sản xuất-kinh doanh. - Lập kế hoạch, biện pháp và tiến độ kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng các bán thành phẩm, thành phẩm hoặc sản phẩm thuộc nội bộ Công ty theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, yêu cầu của khách hàng, của Giám đốc Công ty. - Quảng bá chất lượng sản phẩm Công ty ra bên ngoài. - Hướng dẫn các thành viên thực hiện đúng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, vật mẫu có liên quan. 3.5> Phòng Giám sát kỹ thuật an toàn và Môi trường: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực chủ yếu sau: Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn, an toàn lao dộng đối với các ngành, nghề trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty; Công tác hoạt động màng lưới An toàn viên ở các đơn vị thành viên; Công tác bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai; Công tác đăng kí, đăng kiểm các thiết bị, máy, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động; Công tác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện xe cơ giới; Công tác sử dụng các trang, thiết bị bảo hộ lao động các ngành, nghề; các công tác khác do Giám đốc Công ty giao. - Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các lĩnh vực chủ yếu nêu trên đúng thủ tục, quy trình, quy tắc theo quy định của Nhà nước. - Lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo chức năng nêu trên và trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn các ngành, nghề và công tác bảo vệ môi trường cho các cán bộ chuyên trách, các An toàn viên kiêm nhiệm ở cơ sở trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật an toàn cho các ngành, nghề, công tác bảo vệ môi trường đối với các đối tượng có nhu cầu đào tạo. - Phối hợp với các đơn vị thành viên khác thực hiện nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty giao; thực hiện báo cáo định kì hoặc đột xuất. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ thuộc chức năng quản lý của Phòng; cung cấp hồ sơ, tài liệu cho các đơn vị thành viên khi có yêu cầu. 3.6> Phòng Cơ-Điện: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ sản xuất chuyên ngành Cơ khí, Điện, Động lực (trừ kỹ thuật-công nghệ XDCB, kỹ thuật-công nghệ sản xuất các sản phẩm khác của Công ty). - Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các biện pháp về kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc chuyên ngành. - Nhiệm vụ gồm quản lý kỹ thuật, sửa chữa và vận hành các thiết bị máy móc, công cụ, phương tiện thuộc chuyên ngành Cơ, Điện, Động lực... đối với công nghệ sản xuất có liên quan và phục vụ sản xuất trong Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật theo định kì hoặc đột xuất đối với các thiết bị, máy móc của các đơn vị thành viên theo nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao. - Phối hợp với các đơn vị quản lý chức năng có liên quan thực hiện công tác: nghiệm thu, kiểm kê định kì, tiếp nhận, điều chuyển, thanh lý và các hợp đồng kinh tế mua, bán thiết bị, máy móc theo quy định của Nhà nước; và các công việc khác Giám đốc Công ty giao. - Thực hiện công tác soát xét các yêu cầu, đề nghị của các đơn vị thành viên về chuyên môn kỹ thuật Cơ, Điện, Động cơ và trình Giám đốc xét duyệt. - Phân công các chuyên viên, cán bộ của Phòng thực hiện chuyên quản và tác nghiệp kỹ thuật đối với các đơn vị thành viên trong công tác quản lý các thiết bị, máy móc thuộc các chuyên ngành nên trên. - Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu cho các đơn vị thành viên có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản vẽ thuộc các chuyên ngành quản lý. 3.7> Văn phòng Công ty: - Quản lý con dấu, lưu trữ hồ sơ công văn giấy tờ. Tổng hợp báo cáo định kỳ, bố trí sắp xếp lịch họp, lịch công tác. - Theo dõi quản lý việc in ấn tài liệu. - Quản lý công tác đón, tiếp khách. - Quản lý công tác thông tin tuyên truyền (xây dựng bản tin, quảng cáo báo chí, chuẩn bị tin, bài cho đài truyền thanh). - Quản lý công tác nhà nghỉ, nhà khách. - Quản lý đội xe, bố trí xe phục vụ. - Quản lý công tác xây dựng cơ bản, trang bị ban đầu, đất đai nhà cửa, các công trình phục vụ công cộng, nghĩa trang, trang bị dụng cụ, phương tiện làm việc cho các phòng ban Công ty. - Quản lý công tác vệ sinh công cộng, chăm sóc cây cảnh. - Nhận công văn, giấy tờ gửi đến Công ty và gửi công văn, văn bản ra ngoài Công ty qua đường Bưu điện hoặc bằng máy FAX. 3.8> Văn phòng đại diện tại Hà Nội: - Tổ chức, đón tiếp khách, giao dịch với khách và các đoàn công tác thuộc các thành phần kinh tế, chính trị xã hội... trong nước và ngoài nước, ký kết các văn bản ghi nhớ, văn bản thỏa thuận, hợp đồng kinh tế có tính chất nguyên tắc để làm cơ sở ban đầu báo cáo giám đốc Công ty giải quyết các bước tiếp theo. - Bố trí, sắp xếp phòng nghỉ và phục vụ một số yêu cầu khác trong điều kiệnm khả năng của văn phòng đại diện hiện có đối với các cán bộ công nhân viên đang công tác tại Công ty khi đi công tác, đi nghỉ phép, đi nghỉ mát, tham quan... (có giấy tờ hợp lệ) có nhu cầu nghỉ tại Hà Nội. - Lập kế hoạch tiếp cận thị trường theo từng quý trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Tổ chức mở quầy hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty hoặc của Tổng Công ty, trên cơ sở làm đầy đủ giấy tờ theo thủ tục pháp lý của Nhà nước. 3.9> Phòng Tổ chức-Lao động: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực chủ yếu sau: + Xây dựng Quy chế quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. + Công tác cán bộ, nhân sự và hợp đồng lao động. + Công tác về các chế độ chính sách BHXH, BHYT và các chế độ bảo hiểm khác có liên quan đến người lao động. + Công tác theo dõi, thống kê và tổng hợp lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương. + Công tác quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên và chứng thực nhân sự. - Lập quy hoạch cán bộ, nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, điều động và bố trí cán bộ. - Thực hiện các chế độ, chính sách với người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. - Theo dõi, thống kê, phân tích và tổng hợp lực lượng lao động, tham mưu cho Giám đốc Công ty điều tiết lực lượng lao động. - Xây dựng đơn giá lương, quỹ lương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thực hiện phân phối tiền lương theo quy chế của Công ty. - Sắp xếp mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với các đặc điểm sản xuất-kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn. - Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và công tác nâng lương hàng năm. - Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên Công ty. - Phối hợp và tham gia với các đơn vị thành viên có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao. 3.10> Phòng Quân sự-Bảo vệ: - Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa và an toàn nội bộ Công ty. - Xây dựng các kế hoạch, biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn Công ty. - Tổ chức công tác huấn luyện nghiệp vụ. - Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chỉ đạo nghiệp vụ hoạt động của các cụm an ninh. - Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị. - Quản lý các tổ đội công tác: tổ nghiệp vụ cơ động, tổ bảo vệ kho mìn 50 tấn, trạm kiểm soát Làng Dạ, trạm kiểm soát Đồng Hồ, tổ bảo vệ Ba tầng, tổ bảo vệ mặt bằng xây dựng. 3.11> Ban Quản lý dự án Nhà máy tuyển quặng Apatit Cam Đường: - Lập kế hoạch và giám sát việc thực thi kế hoạch xây dựng nhà máy tuyển quặng Apatit Cam Đường. 3.12> Phòng Đầu tư-phát triển: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý lĩnh vực đầu tư chủ yếu sau: + Quản lý các dự án đầu tư và phát triển theo chương trình, mục tiêu và kế hoạch của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam giao cho Công ty. + Quản lý các dự án đầu tư và phát triển nhỏ thuộc loại nhóm C sau khi đã được Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam duyệt chủ trương hoặc ủy quyền cho Công ty. + Quản lý các dự án đầu tư và phát triển khác trong nội bộ do Công ty tự huy động vốn và tự chịu trách nhiệm về tài chính. - Giám sát, kiểm tra về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ đối với các đơn vị ngoài Công ty được chỉ định thầu, trúng thầu hoặc tại đơn vị thành viên trong Công ty khi triển khai giai đoạn thực hiện đầu tư tại Công ty. - Lập kế hoạch đầu tư và phát triển hàng năm, trung hạn và dài hạn trình Giám đốc Công ty và các cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt. 3.13> Phòng Kế toán: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực chủ yếu sau: + Công tác kế toán và thống kê toàn diện các mặt trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty. + Công tác Tài chính trong Doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ quản lý chuyên ngành và Quy chế tài chính của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. - Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các mặt quản lý nêu trên. 3.14> Tổ kiểm toán nội bộ: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý 3 chức năng mang tính chuyên môn nghiệp vụ gồm: kiểm tra, xác nhận và đánh giá. - Tổ chức các cuộc kiểm toán đối với các đơn vị thành viên theo kế hoạch Giám đốc Công ty đã duyệt với phương châm ngăn ngừa các hành vi gian lận trong báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị. 3.15> Phòng Kế hoạch-thị trường: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực kế hoạch sản xuất-kinh doanh toàn diện của Công ty. - Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện kế hoạch sản xuất-kinh doanh. - Tập hợp, phân loại và tổng hợp các loại định mức chủ yếu gồm: định mức lao động, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức khối lượng công việc và các loại định mức khác. - Xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh tổng hợp, toàn diện hàng năm, trung hạn và dài hạn của Công ty với đầy đủ các nội dung chuyên môn nghiệp vụ của công tác kế hoạch, trình Giám đốc Công ty và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Lập kế hoạch sản xuất-kinh doanh chi tiết theo quý, năm hoặc kế hoạch đột xuất trình Giám đốc Công ty ký duyệt để giao cho các đơn vị thành viên thực hiện. - Tiến hành nghiệm thu kế hoạch sản xuất-kinh doanh theo từng tháng, quyết toán theo từng quý, năm đối với các đơn vị thành viên. 3.16> Phòng Vật tư: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu về công tác vật tư gồm: + Công tác cung ứng, công tác cấp phát. + Công tác sử dụng theo hạn mức và đúng mục đích. + Công tác điều tiết vật tư, phụ tùng hợp lý trong nội bộ. + Công tác nghiệm thu và quyết toán theo định kì. + Công tác bảo quản vật tư, phụ tùng thiết bị tại các kho bãi. + Công tác kiểm kê, định giá, giải quyết lượng tồn đọng chậm luân chuyển, thanh lý, giảm thiểu lượng tồn kho ở Công ty và đơn vị thành viên, + Công tác thu hồi phế liệu. + Công tác phân cấp trong quản lý vật tư trong Công ty. - Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong Công ty thiết lập các loại đơn hàng, soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế, biểu mẫu kiểm kê và nội dung báo cáo theo các chức năng về công tác quản lý vật tư đã nêu trên. 3.17> Phòng Y tế: - Tổ chức khám, chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Tổ chức vệ sinh phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình. - Quản lý điều hành các trạm y tế cơ sở. Các phòng ban trên đều thực hiện mối quan hệ giao dịch với các cơ quan chức năng tại địa phương và với Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam trong phạm vi những chức năng của mình. 4> Các xí nghiệp, đơn vị: 4.1> Xí nghiệp khai thác: - Khoan, bắn mìn phá vỡ đất đá, các loại quặng I,II,III và quặng IV. - Bốc xúc các loại quặng lên phương tiện vận tải. - San gạt mặt bằng để các loại máy khoan, máy nén khí làm việc, gạt đường nội bộ công trường khai thác. - Sửa chữa các thiết bị khai thác (gồm máy xúc, máy khoan, máy ép khí, máy gạt), xe tải trọng tải 7 tấn và 8 tấn từ cấp tiểu tu, bảo dưỡng cấp ba trở xuống. Sữa chữa các động cơ điện có công suất nhỏ hơn 10kW. - Quản lý hệ thống điện gồm đường dây, máy biến áp, tủ máy cắt, hố tiếp địa, đường điện ánh sáng. - Lập biên bản khai thác hàng tháng, hàng tuần đối với các phân xưởng trực thuộc. - Khoan thăm dò bổ sung, đào hào, đào rãnh mẫu. - Giao chi phí sản xuất cho các phân xưởng, nghiệm thu sản lượng, quyết toán chi phí, thanh toán lương cho các phân xưởng. - Quản lý và sử dụng các máy công cụ để chế tạo phụ tùng và sữa chữa thiết bị xe, máy. 4.2> Xí nghiệp vận tải ô-tô: - Quản lý vận hành : hai loại xe chở quặng và đất đá: xe KpAZ (12 tấn) và xe Belaz (27 tấn và 20 tấn); xe ca chở công nhân đi làm ca; xe tưới nước chống bụi trên các đường trục, các khai trường. - Vận chuyển các loại quặng I, quặng II, quặng III về các kho chứa quặng theo biện pháp sản xuất được Giám đốc Công ty duyệt. - Vận chuyển đất đá về các bãi thải theo biện pháp năm, quý do phòng kỹ thuật sản xuất Công ty lập và biện pháp tháng, tuần do xí nghiệp khai thác lập. - Bảo dưỡng cấp ba đối với các xe xí nghiệp quản lý, trung tu bộ phận dộng cơ hoặc gầm xe nếu được Giám đốc Công ty cho phép. - Quản lý, sửa chữa toàn bộ cầu đường, ngầm ở các khai trường, các bãi thải, đường đến các kho chứa quặng. 4.3> Xí nghiệp vận tải đường sắt: - Quản lý 7 ga đường sắt và 76km đường sắt, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống cầu chung và cầu đường sắt. - Quản lý 18 đầu máy và 114 toa xe chuyên dùng để vận chuyển quặng I, quặng II từ các kho chứa về ga giao tiếp đểe bàn giao sang đường sắt quốc gia. - Tổ chức chạy tàu, vận chuyển quặng III từ các kho chứa về nhà máy tuyển để làm giàu quặng. Vận chuyển vật liệu phục vụ sửa chữa đường sắt. - Sửa chữa các cấp đối với đầu máy và toa xe trừ sửa chữa lớn. - Khám chữa toa xe tại các trạm, ga. - Quan hệ với đường sắt quốc gia để khám rỗng nhận từ ga Xuân Giao A (ga đường sắt quốc gia quản lý) về ga Xuân Giao B (do Công ty quản lý) đẻ vận chuyển toa xe rỗng đi nhận quặng ở các ga. Bàn giao các toa xe nặng (có hàng) cho đường sắt quốc gia để lập tàu và vận chuyển tới các khách hàng. - Sửa chữa lớn các cầu, đường, cầu chung. 4.4> Xí nghiệp khai thác-dịch vụ khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ: - Sản xuất Fenspat, caolin, phụ gia cho sản xuất phân bón. - Sửa chữa các loại xe máy thiết bị được giao quản lý, sản lượng. - Tiêu thụ các loại sản phẩm. - Nhận chi phí sản xuất do Công ty giao, triên khai nhiệm vụ đến các đơn vị trực thuộc. - Lập lịch sửa chữa thiết sbị và biện pháp khai thác khoáng sản. 4.5> Xí nghiệp sản xuất phân bón và Hóa chất: - Sản xuất và tiêu thụ các loại phân bón hỗn hợp NPK theo kế hoạch Công ty giao. - Sản xuất quặng các loại, sấy quặng làm chất gia trọng cho sản xuất phân bón hỗn hợp NPK. - Bảo dưỡng các loại xe vận chuyển phân bón từ cấp bảo dưỡng cấp ba trở xuống. 4.6> Nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng: - Tiếp nhận và gia công quặng III, vận chuyển về kho chứa quặng. - Rửa, đập, sàng, nghiền quặng loại III đạt kích thước từ 0,020mm đến 0,074mm để tuyển quặng nổi nâng hàm lượng từ 15,8% P₂O₅ lên 32-34% P₂O₅. - Quản lý các trạm bơm cung cấp nước phục vụ tuyển quặng, trạm bơm tuần hoàn, bể đối, bể cô đặc, máy bơm, máy tuyển, máy lọc, xe tải, máy xúc và máy gạt. - Sửa chữa lớn và bảo dưỡng các loại máy tuyển khoáng và thiết bị xúc bốc vận tải. - Pha chế thuốc tập hợp và các loại hóa chất phục vụ quá trình tuyển quặng. - Lấy mẫu quặng ở các công đoạn và mẫu quặng tinh để xác định hàm lượng, kích cỡ, độ ẩm. 4.7> Xí nghiệp điện nước: - Quản lý vận hành hệ thống đường dây tải điện, các trạm biến áp từ 35kV đến 6kV cung cấp điện cho các xí nghiệp đơn vị trong Công ty. - Sửa chữa các máy điện, các trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện 35kV trở xuống. - Nhận thi công hệ thống cung cấp điện từ 35kV trở xuống. - Thí nghiệm các loại thiết bị điện do các xí nghiệp trong Công ty đặt hàng. - Đo tiếp địa ở các vị trí, xây dựng các công trình tiếp địa mới. 4.8> Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa: - Sửa chữa cấp trung tu, đại tu, phục hồi các loại xe MAZ, KpAZ, BELAZ, xe ca, xe nước, các loại máy khai thác (máy xúc, gạt, khoan, ép khí, khoan địa chất). - Chế tạo phụ tùng cho sửa chữa máy khai thác và sửa chữa máy tuyển. - Sửa chữa, bảo dưỡng máy công cụ. - Dịch vụ sửa chữa các loại máy thi công trong giao thông, xây dựng, thủy lợi. 4.9> Đơn vị bốc xúc-tiêu thụ: - Tiếp nhận nhận kho các loại quặng I, quặng II, quặng III, xác định tải trọng các xe chở quặng theo mô hình. - Trung hòa các lô quặng để đạt hàm lượng quặng thương phẩm và quặng nguyên liệu cho tuyển khoáng. - Bốc xúc các loại quặng I, quặng II, quặng III lên các toa xe chuyên dùng để vận chuyển cho các khách hàng. - Tiểu tu, bảo dưỡng cấp ba các loại xe máy thiết bị. - Quản lý các kho chứa quặng đảm bảo chất lượng và số lượng. 4.10> Trường đào tạo nghề: - Đào tạo lái xe các loại từ xe 4 chỗ tới xe tải các loại, xe ca, xe buýt. - Đào tạo thợ điện và thợ sửa chữa điện. - Đào tạo thợ lái máy xúc, máy khoan, gạt. - Đào tạo thợ vận hành và sửa chữa máy hóa, máy tuyển khoáng. - Phối hợp với ngành đường sắt đào tạo công nhân thông tin, tín hiệu, lái tàu, trực ban, trưởng đồn, gác chắn, khám chữa toa xe, sửa chữa đầu máy xe lửa. - Liên kết với các trường đại học đào tạo tại chức hệ đại học các ngành kỹ sư cơ khí động lực, kỹ sư điện, kỹ sư tin học, kỹ sư máy và thiết bị mỏ, cử nhân kinh tế. - Phối hợp với Sở Giao thông đào tạo và cấp bằng lái xe máy. 4.11> Xí nghiệp Xây dựng: - Sửa chữa đá xây dựng các loại - Thi công các công trình mỏ, mở đường, ngầm, mở vỉa các khai trường. - Xây dựng nhà cửa, các công trình dân dụng và công nghiệp. - Vận chuyển các loại sản phẩm. - Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị, các công trình kiến trúc. 4.12> Câu lạc bộ công nhân: - Quản lý Nhà văn hóa công nhân Mỏ. - Quản lý phòng họp và phục vụ các hội nghị. - Quản lý bể bơi, sân thi đấu bóng chuyền, cầu lông. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ, các trận thi đấu thể thao. - Quản lý thư viện công nhân Mỏ. - Quản lý Nhà truyền thống, phòng trưng bày các hình ảnh về sản xuất kinh doanh của Công ty và các xí nghiệp thành viên. V> Những ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Apatit Việt Nam: 1> Quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị thành viên rõ ràng: Cơ cấu tổ chức của Công ty Apatit Việt Nam được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình. Các xí nghiệp, đơn vị đều trong một quy trình sản xuất chặt chẽ. Đồng thời việc xác định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị là hết sức rõ ràng. Xí nghiệp Khai thác làm nhiệm vụ bóc tách đất đá, khai thác quặng ở các mỏ (theo từng phân xưởng). Đơn vị Bốc xúc - tiêu thụ có chức năng bốc xúc quặng lên các phương tiện vận tải và tiếp nhận quặng nhập vào kho. Xí nghiệp vận tải ô-tô và xí nghiệp vận tải đường sắt vận chuyển quặng loại III về nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng để tinh tuyển, đồng thời vận chuyển quặng thương phẩm đi đến các nơi tiêu thụ (Nhà máy phân lân nung chảy Văn Điển, nhà máy supe phốtphát và hóa chất Lâm thao...). Xí nghiệp cơ khí sửa chữa thì có chức năng bảo dưỡng, trung đại tu các loại máy móc, phương tiện vận tải loại lớn phục vụ cho quá trình khai thác quặng. Nhà máy tuyển quặng Apatit Tằng Loỏng sau khi tiếp nhận quặng III, tổ chức tinh tuyển quặng qua các khâu sàng, lọc, sấy để cho ra loại quặng có hàm lượng P₂O₅ cao hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất phân NPK, phân lân nung chảy... Cách sắp xếp các bộ phận như vậy đã phát huy được ưu điểm của cách tổ chức bộ phận theo quá trình, đồng thời loại bỏ được nhược điểm của mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng. Mỗi đơn vị trong quy trình sản xuất đều có những chức năng riêng lại có được mối quan hệ khăng khít với nhau. Do đó việc xác định trách nhiệm của từng đơn vị khi xảy ra sự cố, không hoàn thành kế hoạch là rất dễ dàng. Tuy nhiên cách tổ chức bộ phận như trên lại đưa đến một hạn chế khác là cơ cấu không bền vững. Các đơn vị, xí nghiệp đều có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, nhưng nếu như một đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch thì sẽ kéo theo cả một dây chuyền không hoàn thành kế ho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9398.doc
Tài liệu liên quan