Công ty 198 - Bộ Quốc Phòng (KT - Công nghệ)

PHẦN I Tổng quan về công ty 189- Bộ Quốc Phòng I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 198- Bộ Quốc Phòng Công ty 189 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng, được phép hoạt động và hạch toán kinh doanh độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng– Bộ Quốc Phòng. Tiền thân của Công ty 189 là Xưởng 10B Công Binh, trực thuộc Bộ tham mưu- Quân Khu 3. Tháng 1 năm 1989 Xưởng 10B Công Binh được Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Xí nghiệp 189

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty 198 - Bộ Quốc Phòng (KT - Công nghệ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quân khu 3. Để phù hợp với tình hình phát triển Xí nghiệp 189 được đổi thành Công ty189 theo quyết định số 566/QĐ-QP ngày 22/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. II. Nhiêm vụ sản xuất kinh doanh Ngoài những ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là đóng mới tàu và sửa chữa các phương tiện thủy bộ, dịch vụ vật tư kim khí phục vụ ngành đóng tàu thì năm 1998 do nhu cầu mở rộng thị trường và khả năng đáp ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty 189 đã được Bộ thương mại cấp giấy phép số 1121062/GP ngày 20/5/1998: xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu. Công ty đặt trụ sở chính tại số 27 đường Trường Chinh- Kiến An- Hải Phòng. Hiện nay Công ty 189 là một trong số nhà đóng mới và sửa chữa tàu, xuồng có uy tín trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm bằng hợp kim nhôm. Hàng năm, Công ty có thể đóng mới tàu, xuồng, sửa chữa và bảo hành định kỳ. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện xuất nhập khẩu và kinh doanh trang thiết bị máy móc cho việc đóng tàu. Dưới đây là một số ngành nghề kinh doanh của công ty: - Đóng mới tàu, xuồng cao tốc Sửa chữa phương tiện vận tải thủy . Dịch vụ vật tư kim khí . Dịch vụ vận tải thủy, bộ Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ đóng tàu Tại công ty 189 tổ chức sản phẩm theo kiểu dây truyền. Khi có đơn đặt hàng phòng kỹ thuật sẽ tiến hành tính toán, thiết kế mô hình và khối lượng vật tư cần thiết cho sản phẩm sau đó là các bộ phận như tổ hàn, tổ sơn...sẽ thực hiện và hoàn thiện sản phẩm để tiến hành hạ thuỷ và bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành CN đóng tàu Việt Nam thì Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư xây dựng hạ tầng và chiều sâu để tăng năng lực sản xuất. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 189 ( Sơ đồ 1 ) III. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( Sơ đồ 2) Bộ máy quản lý của Công ty 189 được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Các phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp GĐ công ty, được giao điều hành, quản lý theo sự phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước GĐ về lĩnh vực được giao. - Phòng Tài chính- Kế toán: tổ chức thực hiện việc ghi chép, xử lý và cung cấp các số liệu về tình hình tài chính của Công ty. - Phòng kinh doanh- Vận tải và xuất nhập khẩu: thực hiện nhập khẩu vật tư, thiết bị, dịch vụ vận tải hàng hóa, mua bán vật tư kim khí phục vụ đóng tàu. - Phòng vật tư: thu mua và bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị, vật tư hàng hóa trong kho. - Phòng dự án: thực hiện tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ngân sách, theo dõi thi công, giám sát kỹ thuật, thanh quyết toán các gói thầu của dự án xây dựng nhà máy mới tại khu CN Đình Vũ. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, xây dựng định mức về nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Ngoài ra, còn trực tiếp giám sát công đoạn sản xuất từ khi thi công đến khi nghiệm thu chất lượng công trình và tiến hành bàn giao cho khách hàng. - Phòng KCS: làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phòng tổ chức hành chính: tổ chức biên chế nhân lực, soạn thảo các hợp đồng về lao động, quản lý các cán bộ trong phạm vi phân cấp, quản lý chấm công và lập các bảng lương và thưởng, bảo vệ tài sản của công ty. IV. Kết qủa thực hiện một số các chỉ tiêu chủ yếu của 2 năm 2006-2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu ( đồng ) 209.250.380.253 217.317.627.907 8.067.247.654 3.85 Lợi nhuận ( đồng ) 18.470.000.000 20.595.576.480 2.125.576.480 11.51 Thu nộp ngân sách (đồng ) 15.986.935.400 17.199.500.861 1.212.565.461 7.58 Tổng quỹ lương ( đồng ) 7.454.687.707 10.844.403.667 3.389.715.960 45.47 Tổng số lao động ( người ) 410 420 10 2.44 Thu nhập bình quân (đ/ người / tháng ) 1.515.180 2.047.570 532.390 35.14 Căn cứ vào bảng kết quả kinh doanh. Ta thấy doanh thu của công ty năm 2007 cao hơn năm 2006 là 8.067.247.654 tương ứng 3.85%. Doanh thu tăng là điều kiện để công ty phát triển sản xuất, chi phí sản xuất do đó công ty có nhiều biện pháp quản lý dẫn đến lợi nhuận đạt khá cao so với năm 2006 là 2.125.576.480 tương ứng 11.51%. Công ty còn tham gia đóng góp cho ngân sách Quốc Phòng, ngân sách địa phương tăng cao hơn năm 2006 là 1.212.565.461 tương ứng 7.58%. Bên cạnh đó công ty đã có nhiều biện pháp quản lý kinh tế như tăng số người lao động là 10 người và tăng tổng quỹ lương lên 3.389.715.960 tương ứng 45.47% so với năm 2006. Chính sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả và hướng đi đúng đắn của công ty dẫn đến thu nhập bình quân của người lao động trong tháng ngày càng được nâng cao rõ rệt ( năm 2007 cao hơn 2006 là 35.14% ), phần nào cải thiện được đời sống của cán bộ công nhân viên. Đây là hướng tích cực mà công ty cần phát huy V.Đặc điểm của tổ chức công tác kế toán 1. Các chính sách của công ty: 1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Công ty 189 là một doanh nghiệp có quy mô vừa, hoạt động trên một địa bàn tập trung nên Công ty đã vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. 1.2. Hình thức ghi sổ: Hiện nay Công ty 189 đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. (Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty 189 – Sơ đồ 3 ) 1.3.Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm. 1.4. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng 1.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. 1.6.Phương pháp tính thuế GTGT: Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 1.7. Phương pháp tính khấu khao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng 1.8. Các sổ kế toán sử dụng: Gồm Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Các loại sổ thẻ chi tiết, Sổ cái các tài khoản. 1.9. Phương pháp tính trị giá vốn thực tế hàng cuả xuất kho: trị giá thực tế xuất kho. 1.10. Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh. 2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 189- BQP - Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo chung công tác hạch toán của Phòng TC- KT, trực tiếp xuống từng bộ phận kế toán riêng biệt và chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước GĐ Công ty và các cơ quan pháp luật về mọi số liệu của nhân viên trong phòng. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh. Theo dõi tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty, định khoản kế toán, vào sổ cái, làm báo cáo kế toán tháng, quý, năm. - Kế toán quỹ, tiền lương, BHXH: Hàng kỳ tập hợp bảng chấm công, phiếu nghiệm thu sản phẩm hoàn thành của các tổ chức sản xuất và các phòng ban để làm căn cứ tính lương và BHXH theo quy định của Nhà nước. Căn cứ vào phiếu thu, chi tiền mặt để nhận và cấp phát tiền mặt, cuối kỳ tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt. - Kế toán các nghiệp vụ thanh toán: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, hóa đơn của bên bán, phiếu tạm ứng để lập lệnh thu, chi và thanh toán các khoản công nợ với khách hàng bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu, viết phiếu nhập, xuất kho theo giá thực tế. Đồng thời tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, đối chiếu số liệu với kế toán kho và kế toán tổng hợp. - Kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ: Viết phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu, tính giá thành bình quân nguyên vật liệu xuất kho, kết hợp với kế toán kho kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho. Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, nguồn hình thành TSCĐ, tính và trích khấu hao TSCĐ hàng tháng. (Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 189 - Sơ đồ 4 ) PHẦN II Một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty 189- BQP I. Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán a. Chứng từ sử dụng: Ngoài phiếu chi, phiếu thu là căn cứ chính để hạch toán còn cần các chứng từ gốc có liên quan khác kèm vào phiếu thu hoặc phiếu chi như: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tiền tạm ứng, hoá đơn bán hàng, biên lai thu tiền ... b. TK kế toán sử dụng: Công ty sử dụng TK 111– Tiền mặt và các TK liên quan khác. c. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 5 ) VD: Ngày7/10 Công ty mua 3 bộ máy in ở Công ty Hoàng Cường và đã thanh toán bằng tiền mặt. ( Phụ lục 6 ) Kế toán ghi: ( Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 642(3) : 7.730.100 Nợ TK 133 : 858.900 Có TK 111 : 8.589.000 II. Kế toán NVL, CCDC, HH 1. Đặc điểm và phân loại NVL, CCDC, HH Trong các DN sản xuất NVL là một yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất và điều kiện để hình thành nên sản phẩm. NVL sử dụng tại Công ty 189 rất đa dạng, phong phú nên kế toán đã phân loại NVL theo nội dung kinh tế và chức năng của vật liệu làm 2 loại là VL chính gồm: thép, nhôm, que hàn, hóa chất… và VL phụ gồm: sơn, nhiên liệu( xăng, dầu )… 2. Đánh giá NVL, CCDC,HH - Trị giá thực tế nhập kho Giá gốc NVL Giá mua Các loại thuế CP liên quan Các khoản mua ngoài = trên hoá + không được + TTđến việc - chiết khấu nhập kho hoá đơn hoàn lại mua hàng TM Đơn giá thực tế Vật tư xuất kho Gia trị thực tế vật tư xuất kho Số lượng vật tư xuất kho - Trị giá thực tế xuất kho x = 3. Kế toán chi tiết NVL, CCDC, HH Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho... Công ty còn sử dụng các sổ kế toán chi tiết NVL (công cụ, dụng cụ). 4. Kế toán tổng hợp tăng giảm NVL, CCDC, HH a. Kế toán sử dụng: TK152- NVL, TK 153- CCDC, TK 156- HH. b. Phương pháp hạch toán: ( Sơ đồ 7 ) VD: ( Phụ lục 8 ) Căn cứ vào phiếu xuất kho phục vụ cho xuồng 2 thân (7-8)/07 vào ngày 29/10/2007. Tổng giá trị NVL xuất: 5.213.848đ Kế toán ghi: ( đơn vị: VNĐ) Nợ TK 621 : 5.213.848 Có TK 152 : 5.213.848 III. Kế toán TSCĐ 1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả thì TSCĐ của Công ty được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật bao gồm 5 nhóm sau : + Nhà cửa vật kiến trúc: 22.133.796.528 + Máy móc, thiết bị: 9.335.270.786 + Phương tiện vận tải : 4.620.972.515 + Thiết bị quản lý: 707.776.101 + TSCĐ khác: 1.320.679.000 Tổng : 38. 118.512.930 (Sơ đồ kế toán TSCĐ – Sơ đồ 9) 2. Đánh giá TSCĐ -Xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào địa điểm sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ mua sắm = Giá mua (chưa có thuế GTGT) + Chi phí lắp đặt chạy thử + Thuế nếu có - Chiết khấu giảm giá - Xác định giá trị còn lại của TSCĐ: Theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì giá trị còn lại trong trường hợp đánh giá lại được tính theo công thức: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế TSCĐ TSCĐ của TSCĐ Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá thì giá trị còn lại của TSCĐ được điều chỉnh theo công thức: = x Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại Giá trị còn lại củaTSCĐ trước khi đánh giá lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ VD: 16/10/2007 công ty mua một dàn máy vi tính. Giá mua chưa thuế GTGT: 9.500.000đ. Thuế GTGT 5%: 9.975.000đ. Kế toán xác định giàn máy vi tính là: 9.500.000đ 4. Kế toán chi tiết TSCĐ Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện tại nơi bảo quản sử dụng TSCĐ, sử dụng sổ tài sản theo đơn vị sử dụng cho từng bộ phận và tại phòng kế toán, sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng đối tượng TSCĐ. - Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản, sử dụng TSCĐ: Biên bản ngày 14/05/2007, Công ty giao cho Phòng kinh doanh một chiếc xe ôtô INOVA 2.4- Hiệu TOYOTA, trị giá 450.000.000đ, thuế GTGT 5% (Sổ chi tiết TSCĐ, tại Phòng kinh doanh- Phụ lục 10 ) - Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán : Các chứng từ sử dụng: Sổ chi tiết TSCĐ, Thẻ TSCĐ (Phụ lục 11 ) Kế toán ghi: Bt1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211 : 450.000.000 Nợ TK 133(2) : 22.500.000 Có TK 111 : 472.500.000 Bt2: Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh Nợ Tk 414 : 572.500.000 Có Tk 411 : 572.500.000 5. Phương pháp kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ a. Các chứng từ sử dụng như: Hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi tiền mặt, hoá đơn thanh toán… b. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211- Tài sản CĐHH và các tài khoản khác liên quan c. Phương pháp hạch toán: ( Sơ đồ 12 ) VD: ( Tăng TSCĐ) Ngày 26/11/2007 Công ty 189- BQP mua của công ty TNHH Hoàng Sơn 1 chiếc máy cán nhôm trị giá 57.648.914, thuế GTGT 5%, chi bằng tiền mặt, trích từ quỹ đầu tư ( Phụ lục 13 ). Kế toán ghi:( đơn vị: đồng) BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211 : 57.648.914 Nợ TK 133.2 : 2.882.445 Có TK111 : 60.531.359 BT2: Kết chuyển nguồn vốn kinh doanh Nợ TK414 : 60.531.359 Có TK 411 : 60.531.359 IV. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Kế toán tiền lương Các hình thức trả lương: Các sản phẩm của Công ty có khối lượng lớn, thời gian thi công dài nên Công ty tiến hành trả lương theo hình thức đó là trả lương theo khối lượng công việc khoán Phương pháp tính lương: Tiền lương = Khối lượng công việc x đơn giá a. TK kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 334- Phải trả người lao động và các TK liên quan khác b. Chứng từ kế toán sử dụng: Chứng từ xác định tiền lương cho công phiếu giao việc, khối lượng công việc hoàn thành nghiệm thu và thanh toán . c. Phương pháp kế toán: Sơ đồ kế toán tiền lương- ( Sơ đồ 14 ) VD: Trong tháng 10/2007, Công ty đã thanh toán tiền lương cho anh Lê Hồng Quang phòng kinh doanh 3.469.200 ( Phụ lục 15 ) Kế toán ghi: ( Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 334 : 3.469.200 Có TK 111(1 ) : 3.469.200 2. Kế toán các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương đó là BHXH, BHYT, KPCĐ. Theo quy định hiện hành thì các khoản trích theo lương phải nộp là 25% trong đó 19% là tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí SXKD và 6% do CNV đóng góp, khấu trừ ngay vào lương khi tính lương cho CNV. a. Chứng từ sử dụng: sổ sách sử dụng trong hạch toán các khoản trích theo lương bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng BHXH, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 334, 338 … b. TK kế toán sử dụng: TK 338- Phải trả phải nộp khác c. Phương pháp hach toán: ( Sơ đồ 16 ) VD: Dựa vào phiếu nghỉ hưởng BHXH của ông Nguyễn Thế Mạnh và phần thanh toán.( phụ lục 17 ) Kế toán ghi: ( Đơn vị: VNĐ) Nợ 334: 85.704 Có 338(3): 85.704 V. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Kế toán chi phí sản xuất 1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất Mỗi sản phẩm của Công ty từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành bàn giao đều được theo dõi trên từng khoản mục chi phí sau: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC 1.2. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu giản đơn nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng. 1.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX 1.3.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT Chi phí NVL TT là toàn bộ về NL,VL chinh, phụ nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để SX ra sản phẩm. a. Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... b. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621- Chi phí NVLTT c. Phương pháp hạch toán: ( Sơ đồ 18 ) VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho phục vụ cho sản xuất xuồng 2 thân(7-8)/07, kế toán lập phiếu xuất kho số 327 ngày 29/10/2007 trị gia 5..213.848 VNĐ ( Phụ lục 8 ) Kế toán ghi : Nợ TK 621- xuồng 2 thân : 5.213.848 Có TK 152 : 5.213.848 Cuối kỳ sau khi tập hợp các khoản mục CP NVLTT phát sinh, kế toán kết chuyển CP NVLTT để tính giá thành sản phẩm theo bút toán : ( Phụ lục 19 ). Đơn vị tính : VNĐ Nợ TK 154 : 12.541.500.000 Có TK 621 : 12.541.500.000 1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: a. Nội dung chi phí NCTT: gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp...của nhân công trực tiếp SX sản phẩm. b. TK kế toán sử dụng : TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp và các TK liên quan khác c. Phương pháp hạch toán : ( Sơ đồ 20 ) - Đối với các tổ hưởng lương theo khoán sản phẩm, căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật, căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, căn cứ vào đơn giá tiền lương, Công ty lập bảng thanh toán hợp đồng làm khoán và tính theo công thức: Tiền lương khoán = Khối lượng công việc x Đơn giá tiền lương VD: Căn cứ vào bảng thánh toán hợp đồng làm khoán và kết quả hoàn công xuồng CT20 ( Phụ lục 21 ) Kế toán ghi: ( Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 622 : 4.221.000 Có TK 334 : 4.221.000 Đối với cán bộ quản lý hưởng lương theo công nhật như: các tổ vỏ, tổ hàn…thì hàng tháng kế toán căn cư vào bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ và mức lương cơ bản do hội đồng tiền lương quy định. VD: Để sử chữa tàu TM04-7000T căn cứ vào bản chấm lương 10/2007( phụ lục 22 ). Kế toán ghi: ( Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 622 : 18.549.000 Có TK 334 : 18.549.000 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất, sửa chữa tàu, xuồng ( Phụ lục 23 ) Kế toán ghi: (Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 154 : 100.540.800 Có TK 622 : 100.540.800 1.3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung : a. Nội dung chi phí sản xuất chung: là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý cho các hoạt động ở phân xưởng, tổ đội... b. Tk kế toán sử dụng: TK 627- CP SXC. TK này mở chi tiết như sau: TK 627(1)- Chi phí nhân viên TK 627(2)- Chi phí vật liệu TK 627(4)- Chi phí KH TSCĐ TK 627(7)- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627(8)- Chi phí bằng tiền khác c. Phương pháp hạch toán: ( Sơ đồ 24 ) VD: Kế toán chi phí nhân viên: gồm tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và của nhân viên gián tiếp. Cuối tháng căn cứ vào các khoản tiền lương chính và tổng thu nhập của các bộ phận, các tổ sản xuất kế toán lập bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ và định khoản như sau : Nợ TK 627(1) : 69.996.681 Có TK 338(2) : 10.855.806 Có TK 338(3) : 53.183.125 Có TK 338(4) : 6.957.750 VD: Ngoài ra còn một số các khoản chi phí khác như: chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước), khấu khao TSCĐ, CP NVL và một số khoản chi phí bằng tiền khác (giao dịch, tiếp khách...) hàng tháng được kế toán tính vào CPSXC. Cuối kỳ kế toán kết chuyển CPSXC sang TK 154: Nợ TK 154 : 429.076.029 Có TK 627 : 429.076.029 (Sổ cái tài khoản 627 – Phụ lục 25 ) 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn DN Cuối kỳ kế toán tông hợp chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí sản xuất từ các TK 621, 622, 627 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. a. TK kế toán sử dụng: TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. b. Phương pháp hạch toán: ( Sơ đồ 26 ) Nợ TK 154 : 14.857.324.903 Có TK 621 : 13.969.586.374 Có TK 622 : 466.662.500 Có TK 627 : 421.076.029 (Bảng tính giá thành sản phẩm- Phụ lục 27 ) 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang Tại Công ty 189, sản phẩm dở dang là các con tàu, xuồng đang trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho khách hàng. Do công ty tính giá sản phẩm theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng nên các sản phẩm dở dang được theo dõi trên các phiếu tính giá thành sản phẩm và trên sổ chi tiết TK 154. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi bắt đầu sản xuất đến thời điểm kiểm kê đánh giá. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu đơn giản nên đối tượng tính giá thành của Công ty được xác định là các sản phẩm hoàn thành hoặc các đơn đặt hàng của khách hàng. Tại công ty, chu kỳ sản xuất sản phẩm thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng (đối với loại xuồng), hoặc từ 1 đến 3 năm (đối với các loại tàu), các sản phẩm thường là đơn chiếc chính vì vậy mà kỳ tính giá thành tại Công ty được xác định là khi sản phẩm sản xuất hoàn thành bàn giao cho khách hàng. TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được mở chi tiết cho từng sản phẩm chính là các phiếu tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Giá thành theo từng đơn đặt hàng được theo dõi theo từng khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Giá thành sản phẩm chính là tổng chi phí lũy kế từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất đến khi hoàn thành, bàn giao. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức : ( phụ lục 28- Sổ chi tiết TK 154 ) Giá thành = Chi phí thực + Tổng chi phí - Chi phí thực thực tế tế dở dang thực tế phát sinh tế dở dang của sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ VI. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1. Kế toán bán hàng a. Nội dung doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng tai công ty chủ yếu là doanh thu từ việc bán sản phẩm, bàn giao sản phẩm theo đơn đặt hàng khi SX hoàn thành... b. Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn bán hàng ( hóa đơn GTGT ), phiếu thu, giấy báo có... c. TK kế toán sử dụng: TK 511- Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và các TK liên quan khác. d. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 29 ) VD : Hóa đơn GTGT ngày 24/10/2007 xuất bán cho công ty Quang Bình 295ª Trần Nguyên Hãn các loại cửa có trị giá 58.597.110 đ, GTGT 5% ( hóa đơn GTGT). ( Phụ lục 30 ) Kế toán ghi : ( Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 111 : 61.526.965 Có TK 511 : 58.597.110 Có TK 3331 : 2.929.855 2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: Là chiết khấu thưong mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại b. TK kế toán sử dụng: TK 521- Chiết khấu thương mại, TK 531- Hàng bán bị trả lại, TK 532 – Giảm giá hàng bán và các TK liên quan khác. c. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 29 ) 3. Kế toán giá vốn hàng bán a. TK kế toán sử dụng: TK 632- Giá vốn hàng bán và các TK liên quan khác b. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 31 ) Giá trị thực tế xuất kho= số lượng hàng thực tế xuất kho x đơn giá nhập kho VD : Trong tháng 10/2007 căn cứ vào bảng giá vốn hàng xuất bán 01 điều khiển từ xa dùng cho cấu trúc MS-G317-14 với gia nhập kho thực tế là 9.209.091đ ( phụ lục 32 ) Kế toán ghi : ( Đơn vị tính: VNĐ) Nợ TK 632 : 9.209.091 Có TK 156 : 9.209.091 4. Kế toán chi phí bán hàng a. Nội dung chi phí bán hàng: là những chi phí liên quan đến trong quá trình phục vụ công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí bao bì.... b. TK kế toán sử dụng: TK 641- Chi phí bán hàng và các TK liên quan như : TK 111, TK 112 , TK 331, TK 338.... c. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 33 ) VD : Trong tháng 10 năm 2007 kế toán tập hợp chi phí bán hàng như sau : Nợ TK 641 : 1.036.588.256 Có TK 111 : 97.245.000 Có TK 141 : 150.713.256 Có TK 338 : 365.530.000 Có TK 334 : 157.400.000 Có TK 331 : 215.500.000 Có TK 214 : 50.200.000 Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng kế toán ghi : Nợ TK 911 : 1.036.588.256 Có TK 641 : 1.036.588.256 (Sổ cái tài khoản 641 - Phụ lục 34 ) 5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Nội dung chi phí QLDN: là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ quá trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp. b. TK kế toán sử dụng: TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp và các TK liên quan như : TK 112, TK 111, TK 331, TK 338... c. Phương pháp kế toán : ( Sơ đồ 35 ) VD : Trong tháng 10/2007 kế toán tập hợp chí quản lý doanh nghiệp sau: Nợ TK 642 : 1.523.450.200 Có TK 214 : 115.503.000 Có TK 111 : 295.312.400 Có TK 334 : 558.645.000 Có TK 331 : 325.450.000 Có TK 338 : 328.539.800 Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng, kế toán ghi : Nợ TK 911 : 1.523.450.200 Có TK 642 : 1.523.450.200 ( Sổ cái tài khoản 641 - Phụ lục 36 ) 6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Nội dung doanh thu từ hoạt động tài chính: gồm lãi tiền gửi Ngân hàng b. Tk kế toán sử dụng: Tk 515- doanh thu từ HĐTC c. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 37 ) 7. Kế toán thu nhập khác a. Nội dung thu nhập khác: Là việc thanh lý nhượng bán tài sản b. Tài khoản kế toán sử dụng: Tk 711- Thu nhập khác c. Phương pháp kế toán: ( Sơ đồ 38 ) 8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: a. TK kế toán sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. TK này không mở chi tiết. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 421- Lãi chưa phân phố để xác định lỗ (lãi) của công ty. b. Phương pháp kế toán: ( Phụ lục 33) PHÂN III Thu hoạch và nhận xét I. Thu hoạch của bản thân qua việc thực tập Qua đợt thực tập tại Công ty 189 đã giúp em có thêm cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán. Được sự hướng dẫn của các cô, chú ở phòng kế toán em đã tìm hiểu được thực tế công tác kế toán các phần hành khác nhau, từ những hoá đơn thuế GTGT hay phiếu xuất nhập kho đến bảng thanh toán tiền lương hay bảng xác định kết quả kinh doanh của công ty … những kiến thức mà trước đây em chỉ được tiếp thu qua bài giảng của thầy cô hay từ sách vở. Em tin rằng qua đợt thực tập này, em đã củng cố thêm được nhiều kiến thức. Và khi ra trường em tin rằng mình sẽ tìm được công việc theo đúng chuyên ngành mà em đã lựa chọn. II. Một số kiến nghị về công tác kế toán tại công ty Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tìm hiểu kỹ tình hình kế toán sản xuất và tính giá thành tại Công ty 189, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về công tác kế toán nói chung và kế toán sản xuất nói riêng tại công ty như sau : 1. Những ưu điểm đã đạt được - Thứ nhất là: Bộ máy Kế toán ở Công ty được tổ chức gọn nhẹ song vẫn đảm bảo yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán của công ty. - Thứ hai là: Hệ thống sổ sách kế toán được xây dựng hợp lý, cách ghi chép rõ ràng, dễ hiểu, khoa học, đáp ứng nhu cầu về thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng. - Thứ ba là: Với việc sử dụng phần mềm kế toán máy giúp cho khối lượng công việc của nhân viên kế toán giảm đi đáng kể và nâng cao được hiệu quả làm việc của nhân viên kế toán, việc lưu sổ sách số liệu không còn cồng kềnh. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp cho việc cập nhật số liệu cũng như đối chiếu số liệu một cách dễ dàng. - Thứ tư là: Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty 189 là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm ở Công ty. - Thứ năm là: Phòng kế toán luôn có sự liên hệ chặt chẽ với các phòng ban khác giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục.. 2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty còn có những tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: - Về khoản mục chi phí sản xuất chung : Tại Công ty không sử dụng TK 153 để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của công cụ, dụng cụ mà theo dõi chung trên TK 152 hoặc hạch toán thẳng vào TK 627 nên giá trị công cụ, dụng cụ khi xuất dùng, kế toán không phân bổ dần mà hạch toán ngay vào TK 627 mà như vậy giá thành sản phẩm sẽ tăng lên một khoản so với giá thành thực tế. - Về việc trích khấu hao TSCĐ: Công ty tính và trích khấu hao TSCĐ theo đúng chế độ quy định, tuy nhiên khi phân bổ cho các bộ phận, kế toán chỉ căn cứ vào tính chất sử dụng của từng tài sản để hạch toán vào tài khoản có liên quan như TK 627, 641, 642 mà không lập bảng phân bổ khấu hao. Như vậy nếu định khoản như hiện nay thì giá thành của các sản phẩm được trích chi phí bảo hành sẽ tăng lên một khoản bằng đúng chi phí bảo hành. III. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 - Bộ Quốc Phòng - Về khoản mục chi phí sản xuất chung Công ty nên mở TK 153- Công cụ dụng cụ để theo dõi tình hình biến động của công cụ dụng cụ cả về chỉ tiêu hiện vật lẫn giá trị. Do vậy mới có độ chính xác của khoản mục chi phí sản xuất chung và từ đó ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm - Về việc trích khấu hao TSCĐ TSCĐ phục vụ cho bộ phận nào thì tính riêng cho bộ phận đó để tính toán chi phí khấu hao một cách chính xác, đầy đủ và phân bổ hợp lý cho từng bộ phận và đảm bảo sự hợp lý của các khoản mục. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập, học hỏi tại công ty 189- BQP, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán đã giúp đỡ em thực hành các nghiệp kế toán và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhưng do điều kiệm thời gian tìm hiểu và sự hiểu biết còn hạn chế, nên trong báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đồng ý chỉ bảo của các thầy cô trong khoa kế toán để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thạc sỹ Nguyễn Văn Hòa và các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán của công ty 189- BQP đã giúp em hoàn thành thời gian thực tập này. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì bên cạnh những cơ hội để phát triển đồng thời cũng có nhiều thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất. Để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải khai. Do đó các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ quản lý, tổ chức, khai thác một cách hợp lý các nguồn lực. Công ty đóng tàu 189- Bộ Quốc Phòng đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công ty đã chú trọng sản xuất kinh doanh, quản lý vốn, khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí, phát huy các nguồn lực để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh giá bán, kích thích tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận. Bộ máy kế toán của công ty đã thực sự phát huy được hiệu quả. Đây cũng là một thành công của Công ty 198- Bộ Quốc Phòng. Chính vì vậy em đã chọn công ty làm nơi nghiên cứu, nắm vững kiến thức thực hành kế toán trong thực tế Báo cáo thực tập của em được chia làm 3 phần : Phần I: Tổng quan về Công ty 189 – Bộ Quốc Phòng. Phần II: Giới thiệu một số phần hành chủ yếu của công ty 189 – BQP Phần III: Thu hoạch và nhận xét tại công ty 198- Bộ Quốc Phòng Do điều kiện thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến của các cô chú trong công ty và các thầy cô trong khoa kế toán Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC-259.doc
  • docBC-259 (So do).doc
Tài liệu liên quan