Công tác trả lương tại Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Nghệ An

LỜI MỞ ĐẦU Tiền lương luôn là yếu tố thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người lao động trong một doanh nghiệp. Đó là yếu tố thúc đẩy người lao động khiến họ làm việc, phát huy hết khả năng và năng lực của họ để tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp tiền lương là một công cụ quản lý hữu hiệu cho nhà quản lý. Hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn, muốn giành được thắng lợi trong c

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác trả lương tại Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh tranh chiếm giữ được thị phần của mình trên thị trường thì doanh nghiệp phải có một đội ngũ lao động thực sự có năng lực. Muốn thu hút và giữ được đội ngũ lao động thì doanh nghiệp phải có một chế độ thù lao tốt. Việc lựa chọn hình thức trả lương như thế nào cho người lao động cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác tiền lương tại doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương nên em đã chọn đề tài: “ Công tác trả lương tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An”. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về tầm nhìn em không khỏi mắc phải những sai sót em rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các cô phòng kinh doanh góp ý để em hoàn thiện bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và các phòng ban trong công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An đã giúp đỡ em hoàn thiện bài viết của mình. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KTSNA 1.Giới thiệu công ty 1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Nghệ An. Tên giao dịch đối ngoại: Nghệ An SEAPRODUCTIMPORT - EXPORTJOINTSTOCK COMPANY. Tên viết tắt: NAEPROPEXIM.JSC. Hình thức doanh nghiệp: CTCPXNKTSNA là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp. Trụ sở chính đặt tại phường Nghi Hải Thị Xã Cửa Lò Nghệ An. Số điện thoại 0383 829388. Email: XNKTSA@HN.VNN.VN Tài khoán tiền gửi: 0101000000037 ngân hàng ngoại thương Vinh. 1.2. Chức năng kinh doanh - Tổ chức mua nguyên liệu để sản xuất, chế biến các mặt hàng hải sản tiêu thụ thị trường trong và ngoài nước. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác các mặt hàng thuỷ hải sản và các loại hàng hóa, thiết bị vật tư, công nghệ phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngoài ngành. - Kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa phục vụ nhu cầu an sinh trong nước. - Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể mở rộng, thu hẹp hoặc thay đổi, việc điều chỉnh sẽ do đại hội đồng cổ đông quyết định. 1.3. Quyền hạn của công ty - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Doanh Nghiệp. - Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể cả liên doanh góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng, ký kết hợp đồng. - Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn. - Kinh doanh xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa. - Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu của kinh doanh. - Tự chủ kinh doanh, tự chủ áp dụng phương thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoán tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. - Các quyền khác do pháp luật quy định. - Được quyền sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn và sinh lãi. - Nhượng bán cho thuê tài sản không dùng hoặc chưa dùng hết công suất. - Phát hành, chuyển nhượng, bán cổ phiếu, trái phiếu và giao dịch về vốn theo quy định của pháp luật định của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của công ty tại các ngân hàng của Việt Nam và nước ngoài để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật định của pháp luật. - Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật định của nhà nước và nghị quyết của đại hội cổ đông. - Được hưởng các chế độ ưu đãi khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và những ưu đãi khác theo quy định của pháp luật định của pháp luật. 1.4. Nghĩa vụ của công ty - Hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký. - Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực chính xác. - Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật định của pháp luật. - Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký. - Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi phát hiện thông tin kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đỉnh lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. - Ưu tiên sử dụng lao động địa phương bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật định của pháp luật về lao động tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn. - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạch toán kế toán, thống kê chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính của công ty, có quy chế quản lý tài chính được đại hội cổ đông thông qua. - Bảo toàn và phát triển vốn. - Công bố, công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật định của pháp luật. - Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật định của pháp luật. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1. Lịch sử hình thành của công ty - Trước năm 1986: Tại thời điểm thành lập vốn điều lệ của công ty 2.000.900.000 được chia thành 20.009 cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá là 100.000 đồng. Công ty CPXNKTSNA tiền thân là xí nghiệp đông lạnh xuất khẩu thuỷ sản Cửa Hội được thành lập từ năm 1983. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thu mua, chế biến các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Những năm mới đầu mới thành lập xí nghiệp mang biến số F38 làm ăn có hiệu quả cao, là mũi nhọn ngành thuỷ sản của tỉnh, là cơ sở thu ngoại tệ và lợi nhuận lớn. Do vậy, xí nghiệp muốn mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhà máy tại Đô Điệm - Thạch Hà - Nghệ Tĩnh mang biến số F16. - Những năm 1986 đến năm 1992: Đến năm 1988 xí nghiệp quyết định thành lập CTXNKTS Nghệ Tĩnh làm ăn có hiệu quả. Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh có quyết định của chính phủ chia tách hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuối năm 1992, CTXNKTSNA được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cho phép xây dựng thêm một nhà máy chế biến đông lạnh số 38B tại Quỳnh Mỹ - Quỳnh Lưu - Nghệ An và đồng thời quyết định thành lập theo số 338-HĐBT tại quyết định số 1743 quyết định Uỷ ban trực thuộc sổ thuỷ sản Nghệ An với tổng số vốn pháp định là 14.436.000.000 đồng, được trọng tài kinh tế Nghệ An cấp giấy phép kinh doanh số 105224 ngày 26/10/1992. Ngoài ra còn cho phép công ty hình thành nuôi trồng thuỷ sản, xuất khẩu lao động và kinh doanh ăn uống. - Những năm 1992 đến năm 2002: Từ năm 1993 đến 1997 nhà máy 38A Cửa Hội đã hết khẩu hao cơ bản do nhà máy xuống cấp nhiều, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đồng ý thực hiện dự án nâng cấp cải tạo nhà máy với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Sau 9 năm hoạt động ổn định và có hiệu quả được bộ thuỷ sản và tỉnh cấp nhiều bằng khen. Đến ngày 31/10/2002 Uỷ ban nhân dân đã đồng ý chia tách CTXNKTSNA thành hai công ty là CTXNKTSNA và CTXNKTSNA II. - Từ năm 2002 đến nay: Trước tình hình phát triển chung của nền kinh tế, công ty đã căn cứ vào nghị quyết số 64/2002/NACP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và căn cúa vào quyết định số 1032 QĐ/UBB - Đổi mới doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An đã phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển CTXNKTSNA thành CTCPXNKTSNA. Công ty CPXNKTSNA là một công ty hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng. Công ty được coi là một doanh nghiệp có triển vọng phát triển mạnh ngành kinh tế biển của tỉnh, của ngành thuỷ sản. Sản phẩm chủ yếu là tôm, cá, mực.. 3. Cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy. Tổng quan về bộ máy của công ty theo phương thức trực tuyến chức năng nên hoạt động của công ty luôn được thống nhất trong quản trị, điều hành các bộ phận chức năng đã hộ trợ giám đốc trong việc chuẩn bị ra quyết định và phụ trách chức năng của mình. Sơ đồ1: Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty Chủ tịch HĐQT - Giám đốc công ty Phó giám đốc P.kinh doanh P. Tài vụ P. Tổ chức P. XKLĐ P.X chế biến P.X cơ điện Quan hệ trực tuyến 3.1. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành . - Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của hội đồng quản trị, nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ của công ty và các quy định của pháp luật có liên quan. - Sử dụng, bảo quản và phát triển vốn theo phương án đã được hội đồng quản trị phê duyệt và đại hội cổ đông thông qua. - Xây dựng và trình hội đồng quản trị chuẩn y về chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển dài hạn và kế hoạch năm. Dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy hoạch đào tạo cán bộ lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các dơn vị trực thuộc, tổ chức thực hiện các phương án đã được phê duyệt. - Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh phó giám đốc, kế toán trưởng công ty, chánh phó giám đốc, các đơn vị thành viên, trưởng phó ban công ty. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, các trưởng phó ban chuyên môn nghiệp vụ và các chức vụ tương đương của công ty khi được hội đồng quản trị chuẩn y. - Ký kết các hợp đồng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và các hợp đồng khác theo uỷ quyền của hội đồng quản trị. - Ký các báo cáo, văn bản, chứng từ do công ty phát hành. - Báo cáo trước hội đồng quản trị, tình hình hoạt động tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định của công ty. - Đại diện trong việc khiểu nại, khởi kiện trước các cơ quan có thẩm quyền vì quyền và lợi ích của công ty. - Giám đốc là người có quyền quyết định về quản lý điều hành của công ty và thực hiện các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị thấy trái pháp luật, trái điều lệ và trái nghị quyết của đại hội cổ đông, đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho thành viên ban kiểm soát - Có quyền tuyển dụng và bố trí lao động, khen thưởng, kỷ luật hoặc cho thôi viêc lao động theo quy chế nhân sự do hội đồng quản trị ban hành phù hợp với pháp luât lương. - Điều động lao động giữa trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc . - Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động và người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. - Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý, điều hành gây tổn thất cho công ty. 3.2. Phó giám đốc Phó giám đốc là cánh tay đắc lực giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước kết quả công việc đảm nhận. 3.3. Các bộ phận chức năng * Phòng kinh doanh: Gồm 9 người do giám đốc công ty điều hành trực tiếp cùng với trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ chính là: - Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh. - Thực hiện công tác quáng cáo, tiếp thị, phát hiện khách hàng. - Lập kế hoạch tháng, quý, năm về kinh doanh trong lĩnh vực của phòng. - Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, xuất hàng từ kho. - Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm. - Đảm bảo khâu vật tư cho công ty: Thống kê biến động của vật tư, thiết bị, tài sản trong công ty, tiếp nhận, điều chuyển vật tư thiết bị, mua sắm vật tư lẻ. - Trình giám đốc xem xét và triển khai ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng, thanh lý các hợp đồng kinh tế. - Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình kinh doanh của công ty. - Trực tiếp quản lý kênh phân phối trong và ngoài ngành. - Lập kế hoạch trung và dài hạn của công ty. * Phòng tài vụ: gồm ba người thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp huy động vốn, đảm bảo vốn cho hoạt động của công ty. - Quản lý thu chi theo các chế độ, quyết định của nhà nước. - Theo dõi, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp xử lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. - Nghiên cứu và đề xuất các chính sách giá. Lập kế hoạch giá thành và các chế độ kế toán liên quan đến lĩnh vực tài chính. - Các nghiệp vụ liên quan khác. * Phòng tổ chức hành chính: gồm hai bộ phận Bộ phận tổ chức, lao động, tiền lương thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bố trí sắp xếp lao động, xây dựng quy chế trả lương, định mức, định giá, tiền lương, tiền thưởng, giải quyết các chế độ liên quan đến người lao động và đảm bảo thu nhập của người lao động theo hướng dẫn của công ty và nhà nước. Bộ phận hành chính, quản trị, pháp chế: Đảm bảo các hoạt động cho công ty như quản lý, điều động ô tô, giữ gìn cơ sở vật chất của công ty, các văn phòng phẩm thiết yếu cho công việc. * Phòng xuất khẩu lao động: gồm 2 người Phòng này làm nhân viên tuyển chọn lao động đi làm việc theo hợp đồng tại các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...Do giám đốc trực tiếp điều hành. * Phân xưởng chế biến gồm 11 người Phân xưởng với nhân viên luôn sẵn sàng khi có nguyên liệu nhập về và chế biến ngay, không để lâu đảm bảo độ tươi, vệ sinh sản phẩm để chế biến. * Phân xưởng cơ điện: gồm 4 người có chức năng chính là tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật, quản lý kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp kỹ thuật phục vụ cho vận hành hệ thống. - Là đầu mối giải quyết mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật của thiết bị, hệ thống đang vận hành. - Nghiên cứu và đưa ra các kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị. - Theo dõi, quan sát các thiết bị máy móc, đảm bảo phục vụ tốt nguồn điện để sản xuất sản phẩm cho công ty. - Xây dựng các đề án về công nghệ, trang thiết bị. - Quản lý chất lượng dịch vụ. 3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua 3.1. Tình hình tài chính của công ty trong những năm qua Bảng1. Chỉ tiêu kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng kết vốn KD 1000 đồng 5.700.000 6.900.000 10.000.000 7.000.000 Doanh thu 1000 đồng 50.325.500 85.100.252 100.320.350 50.918.000 Tốc độ tăng trưởng % 168 118 50 Tổng kết lợi nhuận 1000 đồng 200.000 300.000 350.000 212.017 Lao động bình quân Người 400 450 460 400 Thu nhập bình quân 1000 đồng 625 730 9000 650 Nộp ngân sách nhà nước 1000 đồng 200.000 800.000 900.000 251.000 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhận xét * Về doanh thu: Nhìn vào bảng biểu đồ các chỉ tiêu ra thấy, doanh thu trong ba năm đầu tăng đều, riêng năm 2007 giảm xuống hẳn cụ thể: - Năm 2005 so với năm 2004 tăng một lượng tương đối là 68% hay tăng tuyệt là 34.674.600 đồng. - Năm 2006 so với năm 2005 tăng một lượng tương đối là 18% hay tăng tuyệt đối là 15.220.097.400. - Năm 2007 so với năm 2006 giảm một lượng tương đối là 50% hay giảm một lượng tuyệt đối là 49.402.350.000đồng. * Về lợi nhuận: Năm 2005 và năm 2006 công ty làm ăn rất có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên cụ thể: - Năm 2004 đạt 200.000.000 đồng sang năm 2005 tăng lên là 100.000.000 đồng và đến năm 2006 tăng lên 150.000.000 đồng. Nhưng đến năm 2007 lợi nhuận của công ty giảm xuống còn 212.017.000 đồng. Điều này phán ánh tình trạng kinh doanh và sử dụng vốn không có hiệu quả trong năm 2007, công ty cần điều chỉnh kịp thời trong thời gian tiếp theo. Bảng2 : Tỉ suất lợi nhuận. Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 Tỷ suất LN/DT(%) 0,039 0,035 0,034 0,041 Tỷ suất LN/Vốn(%) 0,035 0,043 0,035 0,03 * Hiệu quả sử dụng vốn: Bảng3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận 200.000.000 300.000.000 350.000.000 212.017.000 Doanh thu 50.425.500.000 85.100.252.600 100.320.350.000 50.918.000.000 Tổng VKD 5.700.000.000 6.900.000.000 10.000.000.000 7.000.000.000 Doanh lợi VKD 0,035 0,04 0,03 0,03 Hệ số vòng quay vốn 8,8 12,3 10,0 7,2 Từ bảng chỉ tiêu ta thấy mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh rất bé chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh rất thấp nhưng số vòng quay của vốn lại cao. Đặc biệt năm 2005 là 12,3 và năm 2006 là 10. Bảng 4. Chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 TSLĐ 2.595.150.000 3.625.500.000 5.190.301.000 2.950.350.000 TSCĐ 3.104.850.000 3.274.500.000 4.809.699.000 4.049.650.000 Tài sản 5.700.000.000 6.900.000.000 10.000.000.000 7.000.000.000 Nợ phải trả 5.112.532.000 6.345.615.530 9.155.256.000 6.345.760.000 Nợ ngắn hạn 3.342.875.421 3.741.567.312 7.631.458.223 4.012.725.120 Hệ số thanh toán nợ NH 0,776 0,968 0,680 0,465 Hệ số nợ tổng TS 0,897 0,919 0,915 0,906 Nhìn bảng ta thấy khả năng thanh toán của công ty giảm xuống ở năm 2006, năm 2007 nên công ty cần chú ý để tránh trường hợp không đủ khả năng thanh toán. Còn hệ số nợ qua các năm rất lớn. 3.2. Kết quả các mặt khác - Từ khi thành lập công ty đã nhận được rất nhiều bằng khen của tỉnh là tổ chức kinh doanh, sản xuất giỏi, tạo ra được nhiều tiền tệ cho công ty cho tỉnh. - Công ty được tặng bằng khen là tổ chức thi đua tốt trong lĩnh vực kinh doanh, các phong trào thi đưa về văn nghệ văn hoá, các phong trào của đoàn phường, đoàn tỉnh. - Từ khi thành lập công ty đã tạo ra việc làm ổn định thu nhập tương đối cho công nhân lao động đặc biệt là đối với lao động tỉnh lẻ. - Công ty cũng đã nhận được nhiều bằng khen của chủ tịch nước về việc kinh doanh giỏi. 4. Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác trả lương tại công ty KTSNA * Quy định của nhà nước về tiền lương: Trước năm 2004 công ty XNKTSNA là một công ty nhà nước được chuyển hoá sang công ty cổ phần nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo quy định của pháp luật định cử nhà nước. Sau khi chuyển hoá sang công ty cổ phần công ty vẫn còn áp dụng hình thức trả lương theo quy định của pháp luật định của nhà nước. Hình thức trả lương như vậy làm ảnh hưởng đến việc trả lương: Khó khăn: Việc trả lương bị điều chỉnh theo khi các quy định của nhà nước về lương thay đổi như tiền lương tổi thiểu. Vì vậy công ty thực sự không được chủ động trong việc trả lương. Thuận lợi: - Việc trả lương theo quy định của pháp luật định của nhà nước tạo sự thống nhất, nhất quán trong công tác trả lương của công ty. - Tạo thuận lợi cho công nhân viên trong việc hạch toán tiền lương, xây dựng kế hoạch tiền lương được dễ dàng, đỡ tốn kém về thời gian cũng như chi phí. * Thị trường lao động Đặc điểm lao động của công ty phần lớn là lao động phổ thông, làm việc bằng tay, là lao động nữ Khó khăn: - Thị trường lao động ngày càng ít do việc đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài nên thị trường lao động ngày càng hạn chế. Mặt khác lao động ngày càng được nâng cao kiến thức nên công ty cần phải có chính sách nâng cao tiền lương cho người lao động kể cả lao động phổ thông để giữ lao động. - Lao động công ty chiếm phần lớn là lao động hợp đông theo năm nên thị trường lao động thay đổi ảnh hưởng rất lớn. Thuận lợi: Lao động được nâng cao về kiến thức sẽ làm việc hiệu quả, năng suất cao. * Máy móc trang thiết bị: Khó khăn: Máy móc, trang thiết bị của công ty đòi hỏi lao động có tay nghề cao mà hiện tại lao động có tay nghề, có trình độ rất ít vì vậy công ty cần có chính sách ưu đãi, nâng lương để giữ và thu hút lao động này. Thuận lợi: Máy móc, trang thiết bị của công ty tuy bị xuống cấp nhiều nhưng vẫn là máy móc tốt, công suất cao, ít hỏng hóc nên năng suất cao, vận hành dễ dàng, an toàm, bảo đảm. * Môi trường làm việc: Khó khăn: - Môi trường tiếp xúc nhiều với nước, với các loại thuỷ hải sản làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động vì vậy công ty cần có chính sách, chế độ ưu đãi đối với lượng lao động chế biến này. - Máy móc còn thiếu, văn phòng làm việc chật hẹp dẫn đến làm việc không hiệu quả. Thuận lợi: Nói chung ngành chế biến thuỷ hải sản ít độc hại, môi trường làm việc sạch sẽ còn có các dụng cụ bảo hộ như ủng, tất, áo, găng tay, khẩu trang…nên lao động làm việc hiệu quả, ngăn nắp dễ dàng trong việc hạch toán tiền lương theo đơn giá sản phẩm. * Đặc điểm lao động Bảng5: Cơ cấu lao động Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng số cán bộ,côngnhân viên 400 450 460 400 Cán bộ quản lý 40 40 30 38 Công nhân sản xuất 360 410 430 362 Trình độ đại học 20 22 24 20 Trình độ cao đẳng 10 11 14 15 Trình độ trung cấp 10 7 2 12 Công nhân bậc cao 100 120 150 130 Lao động phổ thông 260 240 280 223 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Lao động của công ty qua các năm và hiện tại thì số lượng trên đại học, đại học, cao đẳng rất ít vì vậy công ty cần có chính sách nâng cao tiền lương để thu hút lao động giỏi. - Lao động chính thức của công ty còn ít, đặc biệt là lao động lớn tuổi nên công ty cần có chính sách thu hút công nhân . - Đặc điểm lao động của công ty là lao động nữ nên công ty cần tạo điều kiện thuận lợi trong khi làm việc. - Đặc điểm lao động của công ty là lao động phổ thông lương thấp, rẻ, các chế độ về lương không cần thiết nên việc hạch toán tiền lương sẽ ít rườm rà * Đặc diểm thời tiết. Đặc điểm kinh doanh của công ty là về chế biến thuỷ hải sản theo mùa vụ nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết - Sản phẩm của công ty là sản phẩm đông lạnh, sản phẩm khô mà sản phẩm khô lại phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết nắng sẽ thuận lợi cho việc sẩy khô sản phẩm còn. Mà thời tiết ở Nghệ An nắng nóng nhiều nhưng cũng có gió mùa nên việc kinh doanh sẽ thất thường ảnh hưởng đến doanh thu sản phẩm, lao động không có việc làm từ đó ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. - Nguồn nguyên liệu của công ty là thuỷ hải sản nên nguồn này không được ổn định nó phụ thuộc vào tình hình thời tiết, tới việc đánh bắt thuỷ hải sản. Nên đầu vào của công ty phụ thuộc vào thời tiết rất lớn ảnh hưởng đến việc làm, doanh thu từ đó làm giảm tiền lương của người lao động. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY HIỆN NAY. 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương ở Công ty Các chế độ chính sách của nhà nước. Chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, chế độ tiền lương của người lao động đã được nhà nước quan tâm sửa đổi cùng với những sửa đổi khác nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Trong chính sách tiền lương mới nhà nước đã chú ý đến mục tiêu đưa tiền lương trở thành thu nhập chính của người lao động, mức lương phải gắn với kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động quản trị tiền lương trong các tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước về tiền lương. Nhà nước đã ban hành Bộ luật Lao động (23/5/1994) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (ngày 2/4/2002) với nhiều điều khoán có liên quan tới tiền lương của người lao động. * Các quy định về tiền lương tổi thiểu các doanh nghiệp được phép trả cho công nhân viên: - Nghị định số 2031/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 về mức lương tổi thiểu áp dụng trong doanh nghiệp là 290.000 đồng/ tháng. - Nghị định số 112/2005/ NĐ - CP về mức lương tổi thiểu trong doanh nghiệp là 350.000 đồng/ tháng từ ngày 15/9/2005. - Nghị định số 94/2006/ NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ quy định từ ngày 01/10/2006 nâng mức lương tổi thiểu chung là 350.000 đồng áp dụng năm 2005 lên 450.000 đồng/ tháng. - Ở điều 55 của Bộ luật Lao động có quy định “mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tổi thiểu do nhà nước quy định”. Mức lương tổi thiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và diễn ra trong môi trường lao động bình thường. Theo quy định của nhà nước, mức tiền lương tổi thiểu hiện nay là: TLmin = 540.000 đồng. Nhưng do đặc điểm hoạt động của công ty nên mức lương tổi thiểu của công ty là: TLmincty = TLmin (1+Kdc) = 540.000(1+0,11) = 600.000 đồng. Công ty chọn Kdc=0,11 vì xét thấy thoả mãn các điều kiện: + Nộp ngân sách nhà nước đầy đủ theo quy định. + Mức tăng tiền lương thấp hơn mức tăng năng suất lao động. + Lợi nhuận năm kế hoạch cao hơn lợi nhuận năm trước. Nên mức lương tổi thiểu hiện nay trong công ty là 600.000 đồng. * Các quy định về cách tính và trả lương cho người lao động. - Điều 60 Bộ luật Lao động quy định: ”Người lao động có quyền biết lý do mọi khoán khẩu trừ vào tiền lương của mình”, ” Người sử dụng lao động không được khẩu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng”. - Nghị định 205/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 có quy định tiền lương cấp bậc, chức vụ là cơ sở để nộp BHYT, BHXH và trả các khoán thanh toán cho người lao động khi nghỉ làm được hưởng lương như: Nghỉ phép, lễ, tết…. - Thông tư số 08/2005/TT- BLĐXH ngày 05/01/2005đx hướng dẫn thực hiện nghị định số 2007/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty. Công ty XNKTSNA là một doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam nên công ty phải tuân thủ theo những quy định của nhà nước. Điều này làm cho công ty không được chủ động trong công tác trả lương. Công ty phải trả lương cho người lao động trên mức tiền lương tổi thiểu nên có một số lao động chưa đạt đến mức lương được hưởng. 2.2. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh Công ty XNKTSNA là doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực thuỷ sản với nhiệm vụ chính là xử lý, bỏ vỏ, làm sạch nội tạng, cấp động, đóng gói… Sản phẩm của công ty được làm chủ yếu từ các loại thuỷ sản tươi sống và người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu và nước nên rất độc hại. Do đó trong công tác trả lương công ty đã phải chú ý đến các khoán phụ cấp độc hại cho phù hợp và đúng pháp luật. Ở công ty các khoán phụ cấp độc hại đã được tính vào đơn giá sản phẩm và giảm biên chế nghỉ hưu đối với lao động chế biến. Ngành nghề kinh doanh của công ty theo mùa vụ nên một số mùa trong năm người lao động việc làm ít, còn đúng mùa thì lao động thiếu nên lao động chính thức ít mà chủ yếu là lao động hợp đồng theo mùa hay lao động bổ sung. Điều này làm cho công tác trả lương phức tạp, không ổn định thay đổi theo mù vụ và theo lao động. 2.3. Đặc điểm lao động Trình độ chuyên môn hiện tại: Ngày nay công nghệ là vấn đề luôn đặt lên hàng đầu tại mỗi công ty. Công nghệ được nói tới đây gồm 4 phần: Thông tin công nghệ, yếu tố con người, yếu tố kỹ thuật và phần tổ chức công nghệ. Trong 4 phần này thì yếu tố con người công nghệ được đánh giá là quan trọng nhất và là yếu tố quyết định 3 phần còn lại. Như vậy nếu công ty có một lực lượng lao động có trình độ cao thì đây là điểm mạnh mà công ty phải tận dụng và phát huy. Bảng6: Bảng thể hiện trình độ đội ngũ lao động Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số lượng +/- Số lượng +/- Số lượng +/- ĐạI học 20 22 2 24 2 20 -4 Cao đẳng 10 11 1 14 3 15 1 Trung cấp 10 7 -3 2 -5 12 10 CN bậc cao 100 120 20 150 30 130 -20 CN phổ thông 260 290 30 280 -10 223 -77 Tổng 400 450 460 400 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nhìn bảng trên ta thấy lao động có trình độ cao rất ít so với tổng lao động còn lao động phổ thông là chủ yếu.Công ty cần xem xét lại chính sách thu hút nhân tài, lao động giỏi của công ty vì số lượng lao động trình độ đại học, công nhân bậc cao giảm xuống ở năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2006 có 24 lao động trình độ đại học nhưng đến năm 2007 còn 20 người còn số lượng lao động giảm xuống, năm 2006 có tổng lao động là 460 người nhưng sang năm 2007 còn lại 400 lao điềutương đương với công nhân phổ thông giảm xuống 77 người. Điều này phán ánh hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút từ đó lao động giảm do không đảm bảo mức thu nhập.Vì vậy công ty cần hạch toán tiền lương cho phù hợp. Đối với lao động trình độ cao thì lương và thưởng cần được nâng cao để thu hút lao động giỏi, còn lao động trình độ thấp thì có các chính sách đào tạo nâng cao trình độ. * Cơ cấu lao động Bảng7: Cơ cấu độ tuổi lao động Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng Trên 20 tuổi 38 9,5 68 15 68 15 48 12 20-29 200 50 200 44 200 43 200 50 30-39 120 30 120 27 130 28 120 30 40-49 22 5,5 32 7 32 7 22 5,5 Trên 50 20 5 30 7 30 7 10 2,5 Tổng 400 100 450 100 460 100 400 100 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty là chế biến thủy sản. Đặc điểm này không đòi hỏi ở người lao động năng lực cao mà chỉ đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, cẩn thận. Nhìn vào bảng biểu, ta thấy số lượng lao động từ 20-29 tuổi và từ 30-39 tuổi chiếm phần lớn, độ tuổi này đáp ứng được nhu cầu công việc nhanh nhẹn, linh hoạt. Cụ thể năm 2007, độ tuổi từ 20-29 chiếm 50%, còn độ tuổi từ 30-39 chiếm 30% và vẫn giữ ở mức cao qua các năm. Bảng8: cơ cấu lao động Bộ phận Số lượng Tỷ lệ BP.quản lý, phụ trợ 66 16,5% PX.Chế biến 36 9% Công nhân chế biến 144 36% Công nhân hợp đồng 134 33,5% Công nhân hợp đồng đóng CP 20 5% Nguồn: Phòng tổ chức hành Chính Nhìn vào bảng trên ta thấy công nhân hợp đồng là chủ yếu chiếm 38% trong tổng số lao động. Công nhân thay đổi ảnh hưởng tới cơ cấu lao động, năng suất lao động và có thể thiếu hụt lao động khi có việc làm. Tuy đặc điểm của công ty là sản xuất theo vụ mùa nhưng công ty cũng phải chủ trọng vào một lượng lớn lao động ổn định tránh trình trạng thiếu lao động làm ngưng công việc kinh doanh. Thực trạng công tác trả lương tại công ty 2.1. Các nguyên tắc trả lương 2.1.1. Nguyên tắc chung Công ty XNKTSNA trả lương cho người lao động căn cứ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc trả lương theo cấp bậc công việc, chức vụ thực tế đảm nhiệm tại công ty được xây dựng trên cơ sở nội dung lao ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32957.doc
Tài liệu liên quan