Công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P (nhật ký chung - Ko lý luận)

LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện (1986-2010), nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến triển khá vững chắc. Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện và phát huy hết tác dụng trong đời sống xã hội. Sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khi được tiếp cận thị trường quốc tế rộng

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P (nhật ký chung - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn với 148 thành viên. Vị trí của Việt Nam cũng được củng cố và nâng cao hơn trong các mối quan hệ quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì Việt Nam cũng phải đương đầu việc cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài đang tràn ngập trên thị trường nội địa trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta lại chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đứng trước hai sự lựa chọn hoặc bị đào thải khỏi thị trường mà hậu quả là số lao động thất nghiệp gia tăng gây gánh nặng cho xã hội và chính phủ. Hoặc chấp nhận sự cạnh tranh, mạnh dạn đổi mới công nghệ, vận hành hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu bền vững. Trong hơn mười năm trở lại đây, công nghệ vi điện tử tuy mới phát triển nhưng đã chiếm vai trò quan trọng và liên tục được nhà nước bảo hộ. Hai năm qua, ngành điện tử nước ta đã chào đón một làn sóng các nhà đầu tư Nhật Bản, khiến cho cuộc cạnh tranh giữa hàng điện tử trong nước và hàng nước ngoài ngày càng khốc liệt. Là một một đơn bị hạch toán kinh tế độc lập, Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P chuyên sản xuất và cung cấp các cụm bản mạch cảm ứng cho các doanh nghiệp điện tử hàng đầu Việt Nam. Tuy mới đi vào hoạt động gần chục năm lại chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh nhưng Nhà máy đã từng bước chinh phục niềm tin của những khách hàng điện tử khó tính. Đối với một doanh nghiệp sản xuất nói chung và Nhà máy lắp ráp thiết bị vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P nói riêng, công tác kế toán là một công cụ sắc bén, cung cấp thông tin về tình hình sản xuất giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác và kịp thời. Việc hạch toán chi phí và tính giá thành phẩm luôn được coi trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Như chúng ta đã biết, hoạt động sản xuất luôn chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh mà cụ thể hơn là doanh nghiệp còn phải cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và hơn cả đó là cạnh tranh về giá cả. Làm thế nào để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất để tạo ra được sản phẩm có giá thành hạ, tốt về chất lượng, đẹp và gọn về hình thức, tăng sức canh tranh. Đó là vấn đề được Nhà máy đặc biệt quan tâm. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P, em nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P” để làm báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Đặc điểm về sản phẩm, tổ chức sản xuất và công tác quản lý chi phí tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P. Chương II: Thực trạng về công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P. Chương III: Hoàn thiện công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P. Với sự cố gắng, lỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán, ban lãnh đạo của Nhà máy cùng các thầy cô trong trường, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hiếu đã hướng dẫn em rất nhiệt tình. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức và tầm hiểu biết còn chưa sâu, chắc chắn bản báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô cũng như của các anh chị trong phòng kế toán Nhà máy rắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P để báo cáo của em được hoàn thiện và phục vụ tốt cho công tác kế toán sau này của em. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM, CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP VÀ THIẾT KẾ VỈ MẠCH ĐIỆN TỬ THUỘC CÔNG TY TNHH 4P 1. Đặc điểm về sản phẩm: Người ta chia các doanh nghiệp hoạt động trong ngành vỉ mạch điện tử thành 3 dạng: Thứ nhất là các IC maker: Là các doanh nghiệp chuyên chế tạo cụm bản mạch. Họ sẽ tự thiết kế và tạo ra những bản mạch điện tử hoàn chỉnh. Thứ hai là các Fables: Chuyên thiết kế cụm bản mạch rồi gửi mẫu thiết kế cho các Nhà máy lắp ráp bản mạch (vỉ mạch). Thứ ba là các Foundary: Chuyên lắp ráp bản mạch theo các mẫu thiết kế sẵn có được gửi tới. Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử tiền thân là Công ty TNHH 4P, là Công ty TNHH 1 thành viên, chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2001. Sản phẩm của Nhà máy là các cụm bản mạch cảm ứng dùng trong các thiết bị điện, điện tử, tin học và tự động hóa như điều hòa, máy giặt, máy in, máy phô tô, máy ảnh màn hình hình ti vi, vi tính. . . Ban đầu Nhà máy chính thức hoạt động như một Foundary. Sản phẩm của Nhà máy được tạo lên từ những mẫu thiết kế sẵn có đi kèm theo đơn đặt hàng được gửi tới từ các khách hàng thường xuyên. Đặc điểm của mô hình sản xuất này là sản phẩm tạo ra luôn được tiêu thụ hết, mẫu mã cũng như quy cách theo bản thiết kế được tạo ra từ chính nhu cầu thị trường mục tiêu nên khả năng rủi ro khi không đáp ứng được thị trường là rất thấp. Tuy nhiên cũng chính vì thế năng lực và khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong Nhà máy chưa được phát huy hết. Sản phẩm được sản xuất theo một mô tuýp cứng nhắc, dập khuôn. Tuy nhiên, với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực, Nhà máy luôn được các bạn hàng tin cậy. Năm 2003, nhận thấy tiềm năng về thị trường cũng như về năng lực chưa được tận dụng, không chỉ dừng lại ở việc lắp ráp bản mạch theo các thiết kế sẵn có Nhà máy đã mạnh dạn tạo ra những bản thiết kế theo phong cách của riêng mình. Năm 2004, cùng với việc chuyển sang sản xuất kinh doanh thêm một mặt hàng mới là đồ nội thất Fami. Bộ phận lắp ráp điện tử trước đây chính thức mang tên Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P. Hiện nay Nhà máy được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất với 3 dây chuyền SMT, 3 dây chuyền lắp vỉ mạch tự động và 2 dây chuyền lắp vỉ mạch bằng tay. Sản phẩm của Nhà máy vừa gia công lắp ráp theo đơn đặt hàng vừa sản xuất để bán cho khách hàng không thường xuyên. Danh mục sản phẩm Bảng 1.1: Cơ cấu các mặt hàng của Nhà máy STT Tên sản phẩm Mã pin, ký hiêu(N/P) Đơn vị 1 CBMCU dùng cho máy điều hòa QM3-4280 Cái 2 CBMCU dùng cho máy giặt QM3-4451 Cái 3 CBMCU dùng cho máy in QM3-4456 Cái 4 CBMCU dùng cho máy pho to QM3-4468 Cái 5 CBMCU dùng cho màn hình ti vi QM3-4969 Cái 6 CBMCU dùng cho màn hình vi tính QM3-4977 Cái 7 CBMCU dùng cho máy ảnh QM3-4978 Cái 8 CBMCU dùng cho máy scan QM3-4979 Cái Mỗi cụm bản mạch cảm ứng dùng cho các thiết bị khác nhau lại có từ 5 đến 20 loại có quy cách, kích thước và độ phức tạp khác nhau để đáp ứng được tốt hơn cầu thị trường. Điển hình là cụm bản mạch dành cho máy ảnh bên phía khách hàng Canon với mẫu mã và hình thức khá đa dạng với 24 danh mục sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng: Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với phương châm “ Chất lượng là cam kết sống còn, lợi ích người tiêu dùng đặt lên hàng đầu” Ngay từ khâu nhập nguyên vật liệu vào kho cho đến các công đoạn của quá trình sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình công nghệ, bởi vậy các sản phẩm của Nhà máy luôn đảm bảo được chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của khách hàng khó tính nhất ở thị trường trong và ngoài nước. Xã hội ngày càng đang đi theo quy luật tất yếu, người tiêu dùng không chỉ muốn có hàng hóa chất lượng tốt mà còn thân thiện với môi trường. Trên cơ sở đó, hoạt động bảo vệ môi trường của Nhà máy luôn được quan tâm và coi trọng. Nhà máy luôn tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam, liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường cũng như ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả Nhiên liệu, năng lượng, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và các chất thải nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của chất thải nguy hại cho môi trường. Nhà máyluôn tạo ra môi trường xanh - sạch - đẹp, sản xuất thân thiện với môi trường. Hàng tháng Nhà máy tổ chức cho tất cả cán bộ công nhân viên tham gia “Ngày hoạt động 5S” nhằm dọn dẹp và sắp xếp cho các phân xưởng và các khu vực xung quanh Nhà máy luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp. Với những phương châm và thực tiễn của hoạt động, Nhà máy đã được tổ chức BVQI cấp chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004 (Lần 1 năm 2005 và lần 2 tái chứng nhận năm 2008). Về tính chất, loại hình và thời gian sản xuất: Công nghệ vi mạch đóng vai trò một bộ não, quyết định khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống điện, công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa nên các sản phẩm của Nhà máy đòi hỏi một quy trình công nghệ lắp ráp hiện đại và phức tạp, các sản phẩm yêu cầu có độ chính xác cao làm sao vẫn đảm bảo được tất cả các thông số kỹ thuật và càng nhỏ gọn càng tốt. Đặc điểm, Nhà máy chủ yếu là gia công các mặt hàng theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm qua nhiều công đoạn lắp ráp phức tạp. Đặc điểm của sản phẩm dở dang: Các bản mạch cảm ứng được lắp ráp theo một quy trình khép kín trên các chuyền sản xuất. Đối với các đợt sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, do việc tính giá thành tính theo từng đơn đặt hàng nên cuối kỳ không có sản phẩm dở dang ở mỗi đơn hàng. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà máy còn sản xuất sản phẩm để bán cho khách hàng không thường xuyên hay ngay cả khi sản xuất theo đơn đặt hàng thì Vào cuối kỳ kinh doanh ở mỗi chuyền sản xuất có thể có sản phẩm dở dang. Chúng được kiểm kê về số lượng cũng như kiểm tra mức độ hoàn thành phục vụ cho việc tính giá thành hợp lý và chính xác. Điển hình như giai đoạn hai là quy trình hàn dây, hàn chíp và hàn công tắc. Chúng được thực hiện lần lượt bằng ba dây chuyền lắp vỉ tự động và quá trình kiểm tra vị trí nơi đặt mối hàn được thực hiện qua một chuyền lắp vỉ bằng tay. Tương ứng với ba dây chuyền trên đều có các sản phẩm dở dang. Khi mà các mối hàn chưa được tra chất hàn dạng thanh hay gắn dây thiếc hàn dạng cuộn hoặc chưa lắp bộ phận ngắt điện. Chúng được giữ lại ngay trên các chuyền sản xuất và kỳ sau hoàn thành tiếp. Do không thể duy trì các thông số kỹ thuật ở nhiệt độ thường, hiện tượng ô xi hóa chất hàn và chất trợ dung diễn ra khá nhanh nên thông thường các kỳ sản xuất đều cách nhau rất ngắn hoặc cố gắng hoàn thành không có sản phẩm dở dang, hoặc có sản phẩm dở dang cũng được bảo quản ở môi trường có nhiệt độ cũng như độ ẩm phù hợp. Mặt khác việc tính giá thành ở trong doanh nghiệp chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng thực sự hoàn thành, kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với đơn đặt hàng tới kỳ báo cáo chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí được tập hợp được theo đơn đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ, đối với đơn đặt hàng chỉ hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành ké hoạch hay định mức hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn đó 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P . Quy trình công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinh doanh với các loại sản phẩm chủ yếu là các cụm bản mạch cảm ứng dùng cho các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa như điều hòa, máy giặt, máy ảnh, máy phô tô, máy in... Đặc điểm, Nhà máy chủ yếu là gia công; lắp ráp và sản xuất sản phẩm vỉ mạch điện tử theo đơn đặt hàng nên các sản phẩm thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ bóc tách chip - hàn chíp, hàn dây, hàn công tắc- dán bề mặt, kiểm tra đóng gói - nhập kho. Nhà mày lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử là Doanh nghiệp sản xuất, đối tượng là các cụm bản mạch cảm ứng vải được gia công thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các các bản mạch của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công dụng, tính năng, kích thước của các thiết bị điện tử, điện, tự động hóa cần nó. Do đây là một Nhà máy sản xuất sản phẩm với nhu cầu khá đa dạng đòi hỏi kỹ thuật chính xác, phức tạp. Sản phẩm làm ra khác nhau nên người quản lý cũng như người thực hiện phải được phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyền sản xuất. Việc làm ra một sản phẩm phải có quy trình lần lượt liên tục với các dây chuyền đồng bộ khép kín qua các khâu lắp ráp khác nhau. Nhà máy có một quy trình công nghệ liên tục và khép kín theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bóc chip thành phẩm từ silicon: Các chíp điện tử được nhập từ nhà cung cấp nước ngoài, ban đầu chúng được gắn và bảo quản trong miếng silicon. Nhiệm vụ của giai đoạn này là bóc chíp thành phẩm từ silicon. Giai đoạn này được thực hiện trên hai dây chuyền lắp vỉ mạch bằng tay. Giai đoạn 2: Quy trình hàn dây, hàn chíp, hàn công tắc: Giai đoạn này được thực hiện trên 3 dây chuyền cắm vỉ tự động, đảm bảo chíp trần đã được hàn bằng chất hàn dạng thanh, dây được gắn bàng dây thiếc hàn dạng cuộn, công tắc được gắn với bộ phận ngắt điện. Giai đoạn 3: Quy trình dán bề mặt và đóng gói. Công đoạn này vô cùng quan trọng, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như độ chính xác cao. Nhiệm vụ của giai đoạn này là đặt và cố định vị trí của chíp cũng như dây, công tắc trên một bản mạch điện tử một mặt (P/N). Giai đoạn này được thực hiện trên 3 dây chuyền SMT. - Trong trường hợp gia công theo đơn đặt hàng thì quy trình công nghệ được thực hiện theo hai bước sau: Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến. Phòng kỹ thuật công nghệ sẽ nghiên cứu sản phẩm và tạo ra bản thiết kế phù hợp với mô hình lắp ráp của Doanh nghiệp. Bản thiết kế sau khi được nghiên cứu sẽ được gửi tới phân xưởng lắp ráp tạo ra sản phẩm thử để gửi cho khách hàng kiểm tra và góp ý. Bước 1 được thâu tóm qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình tạo ra sản phẩm mẫu cho ĐH TLKT và sản phẩm mẫu khách hàng gửi tới Bộ phận kỹ thuật nghiên cứu và ra bản thiết kế Phân xưởng lắp ráp ra sản phẩm mẫu Gửi sản phẩm mẫu cho khách hàng kiểm tra và duyệt Bước 2: Sau khi được khách hàng chấp nhận, các yếu tố của sản phẩm mẫu được đưa xuống phân xưởng để tiến hành sản xuất. ĐH được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng đã ký kết. - Trường hợp doanh nghiệp mua NVL tự lắp ráp để bán thì Nhà máy sẽ tự tạo mẫu hoặc theo các mẫu có sẵn. Sản phẩm trong trường hợp này chủ yếu được tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất tương tự trường hợp gia công và lắp ráp theo Đơn đặt hàng. Quá trình này được tóm lược trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Quy trình lắp ráp thiết bị vỉ điện tử Tách chip từ silicon Hàn chip trần Hàn dây Kiểm tra CL mối hàn Quét hợp kim hàn Gắn chip, gắn IC Gia nhiệt Làm mát và kiểm tra lỗi Hàn công tắc Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 3. Công tác quản lý chi phí sản xuất tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0502000079 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 11 tháng 8 năm 2004, Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P là đơn vị kinh doanh độc lập có mã số thuế và con dấu riêng. nên phương thức quản lý cũng như quyền hạn được tập trung vào một vài cá nhân mà đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị ông Nguyễn Minh Trí. Giúp việc cho chủ tịch hội đồng quản trị là Tổng giám đốc điều hành ông Hoàng Tiến Thanh cùng Giám đốc Nhà máy bên bộ phận lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử ông Đoàn Văn Tiến. Dưới đó là ban kiểm soát, khối quản lý, khối phục vụ sản xuất và khối trực tiếp sản xuất . . . Sơ đồ 1.3: Hệ thống bộ máy quản lý chi phí sản xuất trong Nhà máy thiết kế và lắp ráp vỉ mạch điện tử Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc điều hành Ban kiểm soát Giám đốc nhà máy Khối quản lý sản xuất (các phòng ban) Khối phục vụ sản xuất (tổ điện, tổ kỹ thuật bảo dưỡng và phục hồi máy móc) Khối trực tiếp sản xuât (chuyền sản xuất) Công tác quản lý chi phí sản xuất trong Nhà máy máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử, quyền hạn và trách nhiện của từng cá nhân cũng như các phòng ban được phân công tương đối rõ ràng Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người có quyền hạn cao nhất. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước và các bạn hàng về sản phẩm làm ra bảo đảm đúng kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công việc đạt yêu cầu, an toàn công nhân và đảm bảo cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Nhà máy và gián tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất dưới Nhà máy qua sự tham mưu và giúp đỡ của Tổng giám đốc điều hành và Giám đốc Nhà máy. Các đơn đặt hàng , việc lựa chọn nhà cung cấp, kế hoạch về chi phí sản xuất cũng như lệnh sản xuất. . . đều phải được sự phê duyệt và chấp nhận của chủ tịch hội đồng quản trị mới thông qua và tiến hành. Tổng giám đốc điều hành: Là người giúp việc trực tiếp cho chủ tịch hội đồng quản trị chỉ đạo các hoạt trên Công ty. Trực tiếp giám sát và chỉ đạo các hoạt động dưới Nhà máy. Tham mưu giúp đỡ cho chủ tịch hội đồng quản trị đưa ra những chiến lược, hướng đi đúng dắn phù hợp với năng lực hiện tại của toàn Công ty. Có quyền đề xuất các phương án cắt giảm chi phí, tuyển dụng nhân lực, cũng như lựa chọn các nhà cung cấp. Chỉ đạo trực tiếp các cuộc điều tra nhằm kiểm soát và quản lý tình hình thực hiện chi phí sản xuất dưới Nhà máy theo sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng quản trị. Giám đốc Nhà máy: Là người giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm trước Nhà máy về tất cả các hoạt động kinh doanh dưới Nhà máy. Thông qua thời hạn chuyển giao hàng trong Đơn đặt hàng, kế hoạch chuẩn bị và điều động chi phí. . . Giám đốc điều hành chính thức lập lệnh sản xuất. Chỉ đạo đôn đốc các phòng ban, chuyền sản xuất và giám sát trực tiếp công tác kiểm soát chi phí từ khâu nhập kho nguyên vật liệu tới khâu sản xuất và nhập kho thành phẩm. Có trách nhiệm giải trình trước cả nhà quản lý trên Nhà máy về những thay đổi bất thường trong công tác quản lý chi phí dưới Nhà máy . Các phòng ban và nghiệp vụ: Phòng kế hoạch: Dựa theo đơn đặt hàng , mẫu thiết kế và danh mục và định mức sử dụng nguyên vật liệu cũng như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phòng kế hoạch tiến hành tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng cũng như khối lượng nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng. Sau khi cân đối nguyên vật liệu, chuẩn bị nguồn nhân lực, nên kế hoạch về vốn cho sản xuất. Phòng kế hoạch tính ra giá thành kế hoạch cho thành phẩm. Đồng thời theo dõi mã hàng, làm thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho hàng của Nhà máy. Phòng kỹ thuật công nghệ: Dựa vào đơn đặt hàng hay sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng kỹ thuật công nghệ sẽ nghiên cứu sản phẩm và tạo ta bản thiết kế phù hợp với mô hình lắp ráp của Nhà máy . Tiếp đó phòng kỹ thuật phải tính được ra định mức sử dụng nguyên vật liệu và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, giúp đỡ phòng kế hoạch tìm kiểm nguồn nguyên vật liệu phù hợp (đúng chủng loại, quy cách, chất lượng). Phối hợp với các chuyền sản xuất trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ làm thủ tục thanh toán xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan giúp cho quá trình cung ứng nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm diễn ra đúng theo kế hoạch trong hợp đồng. Phòng tổ chức hành chính: - Tổ chức lao động tiền lương, nghiên cứu đề xuất các phương án về công tác tổ chức cán bộ, lập kế hoạch tiền lương và các khoản trích theo BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và theo dõi qua trình thực hiện, giải quyết chính sách, hưu trí, tử tuất tai nạn lao động, … hàng năm lập danh sách thi tay nghề công nhân. Đồng thời làm thủ tục cho cán bộ công nhân viên đi học và lao động ở nước ngoài. Báo cáo thống kê nhân lực theo quy định của Nhà máy. - Có nhiệm vụ quản lý tài sản, dụng cụ hành chính của Nhà máy, quản lý hộ khẩu của các bộ phận công nhân viên theo dõi việc sử dụng điện, điện thoại, nước các chi phí khác, … có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, chăm lo tới đời sống tính thần của họ. Phòng kế toán tài vụ: - Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin tình hình tài chính của Nhà máy theo cơ chế quản lý của Nhà nước. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà nước ở tại Công ty. - Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ về tình hình tài sản, vật tư tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích tình hình tài chính và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. - Quản lý tài chính của Công ty, tính toán trích nộp đủ, đúng thời hạn các khoản nộp ngân sách Nhà nước nộp cấp trên và các quỹ để lại Nhà máy. Phòng KCS: Có trách nhiệm về kiểm tra chất lượng về số lượng, chất lượng, quy cách nguyên vật liệu đầu vào cũng sản phẩm đầu ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Chuyền sản xuất: Gồm 8 chuyền sản xuất trong đó có 2 chuyền cắm vỉ bằng tay, 3 truyền cắm vỉ tự động, 3 truyền SMT. Là bộ phận sản xuất tạo ra các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ở mỗi chuyền sản xuất đều có trưởng chuyền có nhiệm vụ theo dõi ngày công giờ công của công nhân, đốc thúc anh em công nhân làm việc để đảm bảo đúng tiến độ công việc. Bộ phận phục vụ sản xuất: Là tổ điện, tổ bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị. Là bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP VÀ THIẾT KẾ VỈ MẠCH ĐIỆN TỬ THUỘC CÔNG TY TNHH 4P Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đứng trước các đòi hỏi và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi Nhà máy phải nghiên cứu kỹ đầu ra và đầu vào của quy trình công nghệ. Do đó, vấn đề đặt ra cho Nhà máy là phải sử dụng tiết kiểm và hiệu quả các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công...Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm la công việc luôn được Nhà máy quan tâm và đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo tính đúng, tính đủ mọi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Nhà máy cần kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi, hạn chế các khoản chi bất hợp lý. Căn cứ vào đơn đặt hàng sản xuất, hợp đồng gia công mà từ đó tính ra được định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính xác. Phòng kế hoạch dựa vào báo cáo cuối năm, tình hình thị trường mà lập giá thành trên cơ sở đó phối hợp với các phòng ban chức năng để kiểm tra đánh giá, giám sát việc thực hiện định mức trong quá trình sản xuất. Nhờ đó mà Nhà máy đã hạ được giá thành sản phẩm trên thị trường, góp phần quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và có thể phát triển ra thị trường nước ngoài. 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P. Chi phí sản xuất phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa, vật tư mua vào, trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao dịch, dịch vụ bán ra, phản ánh chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà Nhà máy đã tạm ứng ra để sản xuất sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất. Theo yêu tố chi phí được phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ; chi phí nhiên liệu động lực sử dụng vào quá tình sản xuất và kinh doanh; chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương; Chi phí báo hiểm y tế bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác... Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong việc tính giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia thành: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Bao gồn các chi phí về IC, bản mạch điện tử một mặt, công tắc, bộ phận ngắt điện cảm ứng.. chi phí này thường chiếm tỉ trọng cao trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Nhà máy lắp ráp thiết bị vỉ mạch điện tử nói riêng. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm cho phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phụ cấp lương, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (BHXH, BHYT, KPCD được trích theo tỉ lệ quy định 19% trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng bộ phận). Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCD được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tổng tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý các chuyền, tổ đội, bộ phận... Chi phí vật liệu: là những vật liệu xuất dùng cho các chuyền như: Vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, công cụ dụng cụ các chuyền, tổ đội quản lý và sử dụng. Chi phí dụng cụ sản xuất: Bao gồm toàn bộ chi phú công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất như: Kệ để hàng, giá treo hàng... Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCD dùng cho hoạt động của các chuyền như: Nhà Xưởng; ô tô vận chuyển; Máy móc thiết bị... Chi phí mua ngoài: Bao gồm cá chi phí sửa chữa, chi phí điện, nước, điện thoại... Phục vụ cho các chuyền sản xuất. Tại Nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử thuộc Công ty TNHH 4P, chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, nghĩa là có thể căn cứ vào các chứng từ gốc để tiến hành phân bổ trực tiếp cho từng sản phẩm hay đơn đặt hàng. Ngoại trừ những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán hay liên quan đến việc sản xuất nhiều sản phẩm thì phân bổ gián tiếp. 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.1.1.1 Nội dung : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ. Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Nhà máy là các cụm bản mạch điện tử có cấu tạo tương đối phức tạp, do nhiều chi tiết hợp thành và lắp ráp qua nhiều chuyền sản xuất nối tiếp nhau nên vật liệu để sản xuất mặt hàng này rất đa dạng và phong phú: bản mạch điện tử một mặt; thiết bị ngắt điện cảm ứng, công tắc; IC có bộ vi sử lý và phân giải với tốc độ khác nhau.. Căn cứ vào vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất, vật liệu của Nhà máy được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm, bao gồm: + Các IC được gắn và bảo vệ trong miếng silicon: Đây là một bộ phận quan trọng đóng vai trò như một bộ não trong các thiết bị điện tử. Thiết bị điện tử nhanh hay chậm, tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ sử lý và phân giải thông tin của IC. Hầu hết các IC được nhập khẩu từ nước ngoài. + Các loại công tắc. + Aptomat, tụ điện, biến dòng điện, cho việc phân phối điện của các thiết bị điện. + Dây điện. + Bản mạch điện tử một mặt (N/P) + Bộ phận ngắt điện cảm ứng.... - Nguyên vật liệu phụ: Là những loại nguyên vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để chế tạo sản phẩm bao gồm: Chất hàn dạng thanh; dây thiếc hàn dạng cuộn, chất trợ dung ... (chiếm khoảng 5-10% tổng giá thành sản phẩm). NVL là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Nhà máy (65%-70%). Một thực tế là ngành sản xuất vi điện tử ở Việt Nam là chưa phát triển và vẫn còn ở trình độ thấp nên phần lớn nguyên vật liệu đều được nhập khầu từ các nước như: Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản; Indonesia hay được tìm kiếm từ các nhà cung cấp có uy tín trong việc bán các linh kiện vi điện tử như Công ty TNHH Deawoo-hanel electronics; Nhà máythiết bị điện 1, Nhà máy cung cấp các thiết bị điện Vạn Xuân... Đặc điểm của các cụm bản mạch cảm ứng là phải đảm bảo mức độ chính xác cao. Do đó Nhà máy phải xây dựng định mức nguyên vật liệu đảm bảo thực hiện đúng theo tiêu chuẩn. Nhà máy chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng trên cơ sở định mức kỹ thuật quy định cho cụm bản mạch mà khách hàng gửi tới theo đơn đặt hàng và dựa trên năng lực sản xuất thực tế cũng như khả năng cung cấp nguyên vật liệu mà phòng kỹ thuật lập ra bảng đăng ký định mức cho từng mã hàng. Dưới đây là một ví dụ về một bản đăng ký định mức cho mã hàng QM3-4456-000 (cụm bản mạch cảm ứng dung cho máy in): STT Tên nguyên liệu, vật tư Mã nguyên liệu vật tư Đơn vị tính Định mức sử dụng NL Định mức tiêu hao NL Tỷ lệ hao hụt(%) Định mức kể cả hao hụt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Công tắc QK-2476 Chiếc 1 0.5 1.005 2 Dây điện QM3-4458 Chiếc 1 0.5 1.005 3 Bản mạch điện tử một mặt QK1-5017 Chiếc 1 0.5 1.005 4 Bộ phận ngắt điện WG8-5828 Chiếc 2 0.5 2.010 5 Chất hàn dạng thanh LLS-219 Gram 0.12096 0.5 0.1215648 6 Dây thiếc hàn dạng cuộn RMA98-M705 Gram 0.23688 0.5 0.2380644 7 Chất trợ dung EC-19S8 Gram 0.03996 0.5 0.0401598 8 IC QK-H35 Chiếc 1 0.5 1.005 Bảng 2.1. Bảng đăng ký định mức cho mã hàng QM3-4456 (Cụm bản mạch cảm ứng dung cho máy in) theo ĐH CX3 Từ bảng đăng ký định mức mã hàng do phòng kỹ thuật gửi tới, phòng kế hoạch lập dự toán sản xuất cho một đơn đặt hàng . Tất cả các nhu cầu sử dụng Nguyên vật liệu phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, tức là phải căn cứ vào lệnh sản xuất để tiến hành làm thủ tục xuất kho. Bởi vậy trên từng phiếu xuất kho, Nguyên vật liệu đựợc ghi chép cho từng đối tượng tập hợp chi phí và theo từng nơi phát sinh chi phí. Kế toán vật tư ở Nhà máy tiến hành ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình Nhập Xuất tồn kho của các loại vật liệu, chi tiết từng loại nguyên vật liệu và lập bảng tổng hợp chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu và lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên v._.ật liệu - Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá nhập trước – xuất trước (FIFO) để tính giá NVL xuất dùng. Tức là nguyên vật liệu nhập kho trước thì được xuất sử dụng trước, giá xuất dùng là giá NVL nhập trước. Giá trị hàng tồn kho là giá của hàng hóa ở những lần nhập cuối. Nhà máy hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.1.1.2. Tài khoản sử dung. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), kế toán sử dụng TK 621 –CPNVLTT và TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để kết chuyển chi phí phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Kết cấu TK 621: Bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ. Bên có: + Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho; + Giá trị phế liệu thu hồi; + Kết chuyển chi phí sang TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 621 không có số dư đầu kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, tổ đội, ĐH…) Kết cấu tài khoản 154: Chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm; + Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ dở dang, chưa hoàn thành 2.1.1.3. Kế toán chi tiết một số nghiệp vụ chủ yếu 1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ, ghi: (Theo PX 120-13/07) Nợ TK 621: 31.546.000 đ Có TK 152 (CT01): 1.506.000 đ Có TK 152 (BM01): 12.562.000 đ Có TK 152 (IC01): 15.000.000 đ Có TK 152 ( NĐ01) : 2.478.000 đ 2.Trường hợp số nguyên vật liệu xuất dùng không sử dụng hết cho sản xuất sản phẩm nhập lại kho, ghi : Nợ TK 152 ( BM01): 1.256.000 đ Có TK 621: 1.256.000 đ 3. Cuối kỳ kế toán căn cứ bào Bảng phân bổ nguyên vật liệu tính chi từng đối tượng sử dụng nguyên vật liêu : Nợ TK 154: 334.356.000 đ Có TK 621: 334.356.000 đ 2.1.1.4 Quy trình ghi sổ : Khi nhập khi nguyên vật liệu để chuẩn bị cho sản xuất sản phẩm, kế toán vật tư cần căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng cùng các biên bản kiểm tra của các thành viên trong ban kiểm tra bao gồm: Thủ kho: Lập biên bản xác nhận số lượng, trọng lượng của nguyên vật liệu trước khi nhập kho xem có đúng với hóa đơn hay hợp đồng hay không. KCS: Xác nhận về chất lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn của nguyên vật liệu, hang hóa nhập kho rồi lập biên bản kiểm tra (có ký tên) rồi đưa cho kế toán vật tư. Kế toán vật tư : Dựa vào hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, biên bản xác nhận của thủ kho và KCS mới viết phiếu nhập với số thực nhập mà thủ kho và KCS đã kiểm tra và ký duyệt. PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 07 năm 2009 Nợ TK :152- IC 01 Số: 2 CÓ TK: 331-CTY TBĐ VX Họ và tên người giao hàng: Nhà máy cung cấp thiết bị điện Vạn Xuân-Bắc Ninh Theo: Hợp đồng số: 123485 H ngày 25 tháng 06 năm 2009 của Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử STT Tên, nhãn hiệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập (A) (B) (C) (D) (1) (2) (3) (4) 1 Chip IC IC 01 Cái 300 300 - - Cộng 300 300 Ngày 05 tháng 07 năm 2009 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Hàng ngày, căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã duyệt và bảng đăng ký định mức, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho. Giá xuất kho được tính theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước. (Căn cứ vào sổ chi tiết NVL,CCDC). PHIẾU XUẤT KHO Ngày 13 tháng 07 năm 2009 Nợ TK : 621 Số: 120 CÓ TK: 152- IC 01 Họ và tên người nhận hàng: Hoàng Trung San Lý do xuất kho: Để sản xuất sản phẩm QM3- 4456 theo ĐH QX3 Xuất tại kho: ………………………. STT Tên, nhãn hiệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất (A) (B) (C) (D) (1) (2) (3) (4) 1 Chip IC IC 01 Cái 150 150 100.000 15.000.000 Cộng 150 150 15.000.000 Ngày 13 tháng 07 năm 2009 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Từ phiếu xuất kho, kế toán vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, sảm phẩm, hàng hóa, công cụ dụng cụ. Còn thủ kho phải theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho của NVL, CCDC (Chỉ theo dõi về số lượng chứ không theo dõi về giá trị của NVL, CCDC). Cuối tháng đem đối chiếu với kế toán vật tư. Kế toán vật tư mở sổ chi tiết cho từng danh mục vật tư. Ở sổ này giá trị ghi sổ là giá chưa thuế. Còn phần thuế được phản ánh vào sổ chi tiết TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu: Căn cứ vào hóa đơn GTGT lập biên vản xác nhận kế toán vật tư tiến hành phiếu nhập kho, kẹp giấy than viết làm 04 liên. Khi các thành viên có liên quan ký tên đầy đủ vào phiếu nhập kho thì kế toán vật tư tách 3 liên. Phiếu nhập kho đưa cho thủ kho 1 liên, kế toán vật tư một liên kẹp cùng hóa đơn để hạch toán, còn 1 liên kế toán vật tư giữ (Các NVL khác nhập kho cũng được làm tương tự). Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu –CCDC: Khi xuất kho Vật liệu, CCDC để sản xuất thì trình tự trình bày hạch toán như khi có kế hoạch sản xuất 1 hay nhiều sản phẩm (tùy theo ĐH) từ ban chỉ đạo sản xuất của Nhà máy thì bộ phận kế hoạch của Nhà máy có trách nhiệm cân đối NVL, chuẩn bị nhân lực, lên kế hoạch về vốn , nguồn nhân lực cho sản xuất, sau đó làm lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất được chuẩn bị trước 25-30 ngày được đưa xuống phòng kỹ thuật, kho phụ liệu, chuyền sản xuất để cùng bàn và hợp tác chuẩn bị cho việc sản xuất sản phẩm theo đúng tiến độ của ĐH. Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong đồng nghĩa với việc phòng kỹ thuật đã bố trí xong các công việc cho chuyền sản xuất và tính định mức nguyên vật liệu xong. Các chứng từ sẽ được đưa lên ban lãnh đạo của Nhà máy ký duyệt. Sau khi kế hoạch đã được phê duyệt thì được đưa xuống các bộ phận có liên quan để tiến hành sản xuất. Kế toán vật tư dựa vào lệnh sản xuất, bản định mức NVL để tính toán viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. (Đối với các nguyên liệu khác kế toán cũng làm tương tự như vậy). Cuối kỳ báo cáo, sẽ kiểm kê số lượng các đơn đặt hàng đã hoàn thành, và đơn đặt hàng đang trong giai đoạn dở dang. Vì thông thường kỳ báo cáo sẽ không trùng với kỳ tính giá thành đơn đặt hàng. Chi phí của các đơn đặt hàng dở dang sẽ được treo trên TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và đơn đặt hàng đó sẽ được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trình tự ghi sổ của TK 621- CPNVLTT Sơ đồ 2.1 : Trình tự ghi sổ kế toán NVLTT PNK, PXK Sổ chi tiết K621 Nhật ký chung TK 621 Bảng phân bổ NVL,CCDC Sổ tổng hợp Sổ cái TK 621 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Dùng cho các TK 621,622, 623, 627, 154, 631, 641, 642, 142, 242, 335, 632) Tài khoản: 621 - Chi phí Nguyên Vật liệu trực tiếp Tên ĐH: CX3 Tên sản phẩm: QM3-4456 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI TKĐƯ Ghi Nợ TK 621 Tổng số tiền Chia ra Số hiệu Ngày, tháng BM01 IC01 CT01 NĐ01 (A) (B) (C) (D) (E) (1) (2) (3) (4) (5) 31/07 31/07 31/07 31/07 PX120 PX124 PX130 13/07 15/07 16/07 Số dư đầu tháng: ................................ Xuất dùng trực tiếp cho sx sp Xuất dùng trực tiếp cho sx sp Xuất dùng trực tiếp cho sx sp ............................ ......... 152 152 152 - ............. 31.546.000 44.420.000 39.738.000 - ............. 12.562.000 18.450.000 16.756.000 - ............. 15.000.000 21.000.000 18.000.000 - ........... 1.506.000 2.246.000 1.826.000 - ........... 2.478.000 2.724.000 3.156.000 - Cộng số phát sinh cho ĐH : - Ghi có TK 621: - Số dư cuối kỳ: 154 ............... 334.674.000 .................. ........... .......... ........... .......... ........... ......... ......... ......... Ngày 31 tháng 07 năm 2009 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ghi có các TK Ghi nợ các TK 152.1 ( BM01) 152.2 (IC 01) 152.3 (NĐ01) 152.4 (CT01) 152.5 (SXC) 153 Tổng 1. TK621 624.560.000 956.230.000 121.231.000 78.524.000 6.554.200 1.787.099.200 Đơn hàng CX3 133.200.000 158.900.000 26.271.000 14.964.000 1.339.000 334.674.000 Đơn hàng KT4 321.760.000 425.000.000 56.213.000 36.789.000 5.215.200 844.977.200 Đơn hàngLV23 … … … … … ........... 2. TK627 5.561.300 3.251.650 8.812.950 Đơn hàng CX3 1.103.861 925.965 2.039.826 Đơn hàng KT4 2.852.560 1.035.032 4.165.161 ............ … … ..... 3.TK641 900.562.123 4.TK642 113.542.230 5.TK211 13.499.667 13.499.667 6.TK338.8 630.000 630.000 ..... Cộng 624.560.000 956.230.000 121.231.000 78.524.000 5.561.300 23.935.517 2.824.146.170 Ngày 31 tháng 07 năm 2009 GƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC * Cơ sở, phương pháp ghi Nhật Ký Chung. - Cơ sở để ghi nhật ký chung: Dựa vào các hoá đơn chứng từ, các nghiệp vụ kế toán theo thời gian và quan hệ đối ứng, kế toán định khoản và vào sổ nhật ký chung theo thời gian và quan hệ đối ứng của các tài khoản. - Phương pháp ghi Nhật Ký Chung: Nhật Ký Chung của Nhà máy được lập theo mẫu số 03a – DN quyết định 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Phương pháp ghi Nhật Ký Chung như sau: + Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. + Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. + Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán. + Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật Ký Chung đã được ghi vào Sổ Cái. + Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật Ký Chung. + Cột H: Ghi số hiệu tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, tài khoản ghi Có được ghi sau. Mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng. + Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ + Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số Cộng trang trước chuyển sang: NHẬT KÝ CHUNG TK 621 – Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Tên ĐH: CX3 Tên sản phẩm: QM3-4456 Năm 2009 ĐVT: đ NTGS CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI ĐÃ GHI SỔ CÁI STT DÒNG SỐ HIỆU TK SỐ PHÁT SINH Số hiệu Ngày tháng Nợ Có (A) (B) (C) (D) (E) (G) (H) (1) (2) 31/07 31/07 PN02 PX120 05/07 13/07 Số trang trước chuyển sang: xxx xxx Mua chip IC của Thuế GTGT 10% Chưa thanh toán cho KHVX Xuất để SXSP QM3-4456 x x x x 152- IC01 133 331 621 152-BM01 152-IC01 152-CTT01 152-NĐ01 30.000.000 3.000.000 31.546.000 33.000.000 12.562.000 15.000.000 1.506.000 2.478.000 Cộng chuyển trang sau: 64.546.000 64.546.000 Trang trước chuyển sang: 55.303.200 55.303.200 31/07 31/07 31/07 31/07 PN15 PX124 PN20 PX130 07/07 15/07 11/07 16/07 Nhập IC của CTTBĐ1 Thuế GTGT 10% Đã thanh toán bằng chuyển khoản Xuất để SXSP QM3-4456 Nhập IC của CTTBĐ1 Thuế 10% Chưa thanh toán Xuất để SXSP QM3-4456 x x x 152-GL01 133 112 621 152-BM01 152-IC01 152-CT01 152-NĐ01 152-IC01 133 331-TBĐ1 621 152-BM01 152-IC01 152-CT01 152-NĐ01 50.100.000 5.010.000 44.420.000 18.000.000 1.800.000 39.738.000 55.110.000 18.540.000 21.000.000 2.246.000 2.724.000 19.800.000 16.756.000 18.000.000 1.826.000 3.156.000 Cộng chuyển trang sau: ........... ............... Ngày 31 tháng 07 năm 2009 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC Phương pháp ghi Sổ Cái - Cơ sở ghi Sổ Cái: Dựa vào các số liệu được ghi trên sổ Nhật Ký Chung và các sổ Nhật Ký đặc biệt. - Phương pháp ghi Sổ Cái: Sổ Cái của Nhà máy được lập theo mẫu số S03b – DN quyết định 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Phương pháp ghi Sổ cái như sau: + Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. + Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ. + Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh. + Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật Ký Chung đã ghi nghiệp vụ này. + Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật Ký Chung đã ghi nghiệp vụ này. + Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng lin quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tài khoản trang Sổ cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau). + Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế. Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính. SỔ CÁI (Dùng cho hình thức NKC) Năm 2009 Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 NTGS CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI NHẬT KÝ CHUNG Số Hiệu TKĐƯ Số tiền SỐ HIỆU Ngày, tháng Trang số STT dòng Nợ Có (A) (B) (C) (D) (E) (G) (H) (1) (2) 31/07 31/07 31/07 PX120 PX124 PX130 .......... PN 50 13/07 15/07 16/07 ......... 31/07 31/07 Số dư đầu tháng: Số phát sinh trong tháng: - - Xuất NVL để sản xuất sản phẩm Xuất NVL để sản xuất sản phẩm Xuất NVL để sản xuất sản phẩm ............. NVL sử dụng không hết nhập lại kho Kết chuyển CPNVLTT sang TK154 152 152 152 .... 152 154 31.546.000 44.420.000 39.738.000 .......... 1.256000 334.674.000 Cộng số phát sinh tháng 07 335.930.000 335.930.000 Số dư cuối tháng 07 - - Cộng luỹ kế từ đầu tháng: NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG Ngày 31 tháng 07 năm 2009 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC 2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). 2.1.2.1 Nội dung: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thành toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành lên giá trị của sản phẩm, lao dịch, dịch vụ. Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng khả năng tích lũy cho đơn vị. Chi phí tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành lên chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm. Tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P, CPNVLTT chiếm 15% - 20% trong giá thành sản phẩm. Về nội dung chi phí nhân công bao gồm các khoản như sau: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ được trích nộp theo quy định. Nhà máy áp dụng 2 hình thức trả lương: - Lương khoán đơn giá theo sản phẩm: Kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương đã được xây dựng và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Kế toán phải căn cứ vào bảng báo cáo năng suất do tổ trưởng đã tập hợp được từ phiếu báo năng suất hàng ngày của từng công nhân, từng công đoạn và tổng hợp lại phải bằng số lượng sản phẩm thực tế nhập kho. Từ đó tính lương cho từng công nhân. - Lương theo thời gian: Căn cứ vào bảng chấm công tháng, căn cứ vào hệ số, cấp bậc, căn cứ vào bảng thoả thuận lương để tính lương phải trả theo thời gian. Các bộ phận được áp dụng theo lương thời gian là khối hành chính, phòng kỹ thuật, bảo vệ, vệ sinh, nhà ăn và nhân viên kho. Còn lại tất cả các bộ phận khác áp dụng cách tính lương trả lương khoán sản phẩm. Vì vậy các bộ phận trả lương theo thời gian không sản xuất trực tiếp nên không được đưa vào CPNCTT mà đưa vào Chi phí quản lý để phân bổ. Cách thức tính tổng tiền lương công nhân thực lĩnh như sau: Tổng tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương cơ bản + Lương phụ cấp + Lương làm thêm + Tiền ăn ca + Lương thưởng theo doanh thu - Trích 6% BHYT, BHXH, 1%KPCĐ Trong đó: + Lương cơ bản = 650.000 * Hệ số lương (Lương đóng bảo hiểm). (Được áp dụng từ tháng 7 năm 2009) + Bên cạnh đó thì công nhân làm thêm thì được tính theo hệ số 1,5 so với lương làm giờ hành chính. Công thức tính như sau: Tiền lương làm thêm = Số ngày làm thêm * Đơn giá tiền lương một ngày công * Hệ số 1.5 Đơn giá tiền lương một ngày công = Lương cơ bản/Số ngày công chuẩn. Số ngày công chuẩn: Theo quy định là 26 ngày. Ngoài các khoản lương cơ bản, công nhân còn được hưởng lương theo doanh thu (ví dụ Nhà máy quy định bằng tỷ lệ bao nhiêu của doanh thu tháng đó), lương phụ cấp, tiền cơm giữa ca 15.000đ/ suất.... Tháng nào doanh thu của doanh nghiệp càng cao thì công nhân sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Điều này sẽ kích thích công nhân làm việc chăm chỉ và có hiệu quả hơn. Hiện nay, việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện như sau: + 6% trừ vào tiền lương của công nhân sản xuất: 5% tính BHXH; 1% tính BHYT; tính trên lương cơ bản. + 19% Nhà máy trả và sau này sẽ kết chuyển vào giá thành sản phẩm BHXH = 15% Lương cơ bản. BHYT = 2% Lương cơ bản. KPCĐ = 2% Lương cơ bản. 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 622. * Kết cấu TK 622: - Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. - Bên có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. TK 622 không có số dư cuối kỳ. Các chứng từ sử dụng trong quá quá trình tập hợp chi phí NCTT - Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán Nhà máy sử dụng các chứng từ sau: Bảng chấm công; Bảng tính lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH… Bảng phân bổ lương được phân bổ theo quan hệ với sản xuất. Với những công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được phân bổ vào TK154 để phục vụ tính giá thành sản xuất. Còn lao động thuộc khối quản lý, hành chính văn phòng thì được phân bổ vào TK 642 “chi phí quản lý kinh doanh” để phục vụ cho việc xác định kết quả tiêu thụ. 2.1.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiệp sản xuất sản phẩm, ghi: Nợ TK 622-CX3: 53.100.031 đ Có TK 334: 53.100.031 đ 2. Căn cứ vào bảng lương kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tính vào chi phí 19%: Nợ TK 622: 3.952.500 đ Có TK 338: 9.248.564 đ 3382: 973.533 đ 3383: 7.301.498 đ 3384: 973.533 đ 3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi: Nợ TK 622- CX3: 1.219.682 đ Có TK 335: 1.219.682 đ 4. Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 335: 1.219.682 đ Có TK334: 1.219.682 đ 5. Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ. Nợ TK 154: 63.558.277 đ Có TK622: 63.558.277 đ 2.1.2.4 Quy trình ghi sổ Căn cứ vào bảng kê chi tiết Nhân công trực tiếp sản xuất, bảng thanh toán tiền lương phải trả cho nhân viên ở bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý Doanh nghiệp, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ Kế toán NCTT Bảng phân bổ tiền lương, BHXH Sổ chi tiết TK622 Nhật Ký Chung Sổ cái TK622 Bảng chấm công Bảng lương BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI STT Ghi Có TK Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ các TK) TK334 - Phải trả người lao động TK338 - Phải trả, phải nộp khác TK335 - Chi phí phải trả Tổng cộng Lương Phụ cấp Cộng có TK334 KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng Có TK 338 (3382, 3383, 3384) (A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1. 2. 3. 4. 5. 6. TK622 - - ĐHCX3 ĐH KT4 ĐHLV23 .............. TK 627 -ĐH CX3 ĐH KT4 ĐH LV23 ............. TK641 TK642 TK 334 TK335 -ĐH CX3 -ĐH KT4 -ĐH LV23 243.975.455 48.676.656 105.639.925 89.658.874 15.814.000 3.700.000 6.550.000 5.564.000 ......... 6.528.000 14.076.000 - 5.853.344 1.219.682 2.678.987 1.954.675 19.749.916 4.423.375 9.326.541 6.000.000 3.750.000 2.250.000 4.500.000 3.250.000 ............. 522.240 2.252.160 263.725371 53.100.031 114.966.466 95.658.874 ......... 25.814.000 5.950.000 11.050.000 8.814.000 7.050.240 16.328.160 - 4.879.509 973.533 2.112.798 1793.178 316.500 74.000 131.000 111.500 ............. 141.005 326.563 36.596.316 7.301.498 15.845.988 13.448.830 2.271.500 555.000 982.500 834.000 ............ 1.057.536 2.449.225 15.122.147 4.879.509 973.533 2.112.798 1.798.178 316.500 74.000 131.000 111.500 ............. 141.005 326.563 3.024.430 46.355.334 9.248.564 20.071.584 17.035.186 2.984.500 703.000 1.244.500 1.057.000 ......... 1.339.546 3.102.350 18.146.577 5.853.344 1.219.682 2.678.987 ........ 1.954.675........ .......... 315.934.049 63.568277 137.717.037 114.648.735 ......... 28.798.500 6.653.000 12.294.500 9.871.000 .......... 8.389.786 19.430.510 18.146.577 5.853.334 Cộng 286.243.799 22.274.316 308.518.115 5.663.577 57.496.724 8.688.007 71.848.308 5.853.334 380.366423 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Dùng cho các TK 621,622, 623, 627, 154, 631, 641, 642, 142, 242, 335, 632) Tài khoản: 622 - Chi phí Nhân công trực tiếp Tên đơn đặt hàng :CX3 Tên sản phẩm: QM3-4456 ĐVT: đ Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI TKĐƯ Tổng số tiền Ghi Nợ TK622 Số hiệu Ngày, tháng (A) (B) (C) (D) (E) (1) 31/07 31/07 31/07 CPTT05/09 BH122 BL03/09 10/07 31/07 Số dư đầu tháng: Trích trước lương nghỉ phép của CNTT SX Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% Trả lương NCTT sản xuất 335 338 334 1.219.682 9.248.564 53.100.031 1.219.682 9.248.564 53.100.031 -Cộng số phát sinh trong tháng: - Ghi có TK 622: -Số dư cuối kỳ: 63.568.277 63.568.277 - NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG Ngày 31 tháng 07 năm 2009 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên, đóng dấu) NHẬT KÝ CHUNG TK622 – Chi phí Nhân công trực tiếp Tên đơn đặt hàng: CX3 Năm 2009 ĐVT: đ NTGS CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI ĐÃ GHI SỔ CÁI STT DÒNG SỐ HIỆU TK SỐ PHÁT SINH Số hiệu Ngày tháng Nợ Có (A) (B) (C) (D) (E) (G) (H) (1) (2) 31/07 31/07 31/07 CPTT05/09 BH122 BL03/09 10/7 31/07 31/07 Số trang trước chuyển sang: xxx xxx Trích trước lương nghỉ phép của CNTT SX Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% Trả lương NCTT sản xuất x x x x x x 622 335 622 338 622 334 1.219.682 9.248.564 53.100.031 1.219.682 9.248.564 54.100.031 Cộng chuyển trang sau: 63.568.277 63.478.277 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG Ngày 31 tháng 7 năm 2009 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC SỔ CÁI (Dùng cho hình thức NKC) Năm 2009 Tên TK: Chi phí Nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Tên đơn đặt hàng: CX3 ĐVT: đồng NTGS CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI NHẬT KÝ CHUNG Số Hiệu TKĐƯ Số tiền SỐ HIỆU Ngày, tháng Trang số STT dòng Nợ Có (A) (B) (C) (D) (E) (G) (H) (1) (2) 31/07 31/07 31/07 31/07 CPTT05/09 BH122 BL03/09 10/07 31/07 31/07 31/07 Số dư đầu tháng: Số phát sinh trong tháng: - - Trích trước lương nghỉ phép của CNTTSX Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19% Trả lương cho CNTTSX Kết chuyển CPNCTT sang TK 154 335 388 334 154 1.219.682 9.248.564 53.100.031 59.272.213 Cộng số phát sinh tháng 07 63.568.277 63.568.277 Số dư cuối tháng 07 - - Cộng luỹ kế từ đầu tháng: NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG Ngày 31 tháng 07 năm 2009 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.1.3 toán chi phí sản xuất chung (CPSXC): 2.1.3.1 Nội dung : Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội, chuyền .. phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận đội, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định 19% trên tiền lương phải trả của Nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất. 2.1.3.2 Tài khoản sử dụng * Kết cấu TK 627 - CPSXC: - Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. - Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 được mở cho các tiểu khoản sau: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 6272: chi phí vật liệu. + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK6278: Chi phí bằng tiền khác. 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Chi phí nhân viên phân xưởng (TK6271): Bao gồm các khoản lương và trích theo lương của cán bộ công nhân viên ở phân xưởng. Cũng tương tự như tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương của bộ phận sản xuất cũng bao gồm: - Lương trả theo thời gian: Kế toán Nhà máy căn cứ vào bảng chấm công, mức lương cơ bản, cấp bậc và hiệu quả sản xuất làm cơ sở để tính lương phải trả cho nhân viên phân xưởng. - Lương trả theo sản phẩm: Kế toán căn cứ vào đơn giá tiền lương đã xây dựng và được duyệt, khối lượng công việc hoàn thành và tỷ lệ % hưởng lương theo sản phẩm, trong đơn giá đó, số lượng về chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng được kế toán tập hợp và phân bô trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, đến cuối tháng tổng hợp số liệu theo định khoản sau: Nợ TK6271: 6.653.00 đ Có TK 334: 5.950.00 đ Có TK 338: 703.000 đ 3382: 74.000 đ 3383: 555.000 đ 3384: 74.000 đ Sau đó ghi vào sổ chi tiết TK 627 rồi vào Nhật Ký Chung, từ đó vào Sổ cái TK6271. Chi phí vật liệu (6272): Căn cứ vào phiếu xuất kho dùng cho nhu cầu ở phân xưởng, các khoản này được tập hợp lại và ghi vào bảng phân bổ tiền lương. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6272: 1.103.861 đ Có TK 152: 1.103.861 đ Chi phí khấu hao TSCĐ (TK6274): Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hao mòn TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng. Đối với Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P , toàn bộ thiết bị công nghệ bao gồm: Thiết bị lắp vỉ tự động, thiết bị SMT, nhà xưởng, tài sản cố định.... tham gia vào sản xuất đều được tính khấu hao và phân bổ vào chi phí sản xuất trong tháng. Mức khấu hao cơ bản áp dụng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. Cách trích khấu hao được thống nhất trong năm tài chính và được áp dụng theo cách tính khấu hao tuyến tính (Hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng). Nguyên giá TSCĐ Mức Khấu hao TSCĐ = Thời gian sử dụng BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 07/2009 ĐVT: đ CHỈ TIÊU TOÀN DOANH NGHIỆP BỘ PHẬN SỬ DỤNG Nguyên giá Thời gian sd (Năm) Mức KH trung bình hàng tháng Số ngày tính (Không tính) KH/số ngày trong tháng Số KH tính (không tính) trong tháng TK 627 TK 641 TK 642 Mức KH trung bình hàng tháng Số KH tính (Không tính) trong tháng Mức KH trung bình hàng tháng Số KH tính (Không tính) trong tháng Mức KH trung bình hàng tháng Số KH tính (Không tính) trong tháng 1. Khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng 2. Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng: - Ngày 06: Nhà xưởng - Ngày 07: Nhà văn phòng - Ngày 11: Dây truyền SMT - Ngày 16: Thiết bị văn phòng - Ngày 21: Dây truyền lắp vỉ tự động Ngày 22: Dây chuyền cắm vỉ bằng tay - Ngày 25: Cửa hàng trưng bày sản phẩm 17.160.000.000 1.650.000.000 3.846.000.000 40.000.000 1.184.600.000 950.000.000 540.000.000 10 15 8 5 8 10 10 217.652.084 143.000.000 9.166.667 40.062.500 666.667 12.339.583 7.916.667 4.500.000 25/30 24/30 20/30 15/30 10/30 9/30 6/30 160.929.860 119.166.667 7.333.333 26.708.333 333.333 4.113.194 2.375.000 900.000 207.471.666 143.000.000 40.062.500 - 12.339.583 7.916.667 154.101.388 119.166.667 26.708.333 - 4.113.194 2.375.000 4.500.000 - - - - 4.500.000 900.000 - - - - - - 900.000 9.833.334 - 9.166.667 - 666.667 - - 7.666.666 - 7.333.333 - 333.333 - - 3. Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 4. Khấu hao TSCĐ tính trong tháng (4=1+2-3) 160.929.860 154.101.388 900.000 7.666.666 5. Khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ tính trong tháng (5=1+2-3) 217.652.084 207.471.666 4.500.000 9.833.334 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG Ngày 31 tháng 07 năm 2009 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GIÁM ĐỐC Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định trên, kế toán chi phí làm nhiệm vụ tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng đơn đặt hàng. Do quy trình công nghệ của đặt đơn đặt hàng giống nhau nên kế toán sẽ dựa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao cho từng đơn đặt hàng để phân bổ chi phí khấu khao TSCĐ cho phù hợp Như ở ví dụ trên đây, kế toán tính ra được tỉ lệ chi phí khấu hao cho đơn đặt là: CPKH (CX3) : CHKH (TK4): CPKH (LV23)= 1: 3 : 2 BẢNG TỔNG HỢP KHẤU HAO TSCĐ ĐÃ ĐƯỢC PHÂN BỔ CHO ĐƠN ĐẶT HÀNG ĐVT: đ CHỈ TIÊU TK627 - CPSXC Mức KH trung bình hàng tháng Số KH thực tính trong tháng Tổng mức chi phí khấu hao TSCĐ ĐH CX3 ĐH KT4 ĐH LV23 207.471.666 34.578.611 103.735.833 69.157.222 154.101.388 25.683.565 77.050.694 51.367.129 Cộng 207.471.666 154.101.388 Căn cứ vào bảng phân bổ trên, kế toán tổng hợp rồi ghi vào sổ chi tiết TK 627 Nhật ký chung TK 627 Sổ cái TK627 Nợ TK6274: 25.683.565 đ Có TK 25.683.565 đ Chi phí công cụ dụng cụ (6273): Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC kế toán ghi Nợ TK 6273: 925.965 đ Có TK153: 925.965 đ Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277) và chi phí bằng tiền khác (6278): Do các đơn đặt hàng không được sản xuất cùng một lúc mà theo thứ tự: hết đơn đặt hàng này mới tới đơn đặt hàng khác. Do vậy chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác được tập hợp cho từng đối tượng đơn đặt hàng Chi phí bao gồm tiền điện, nước, điện thoại, tiếp khách, văn phòng phẩm. Khi nhận được hoá đơn của các dịch vụ trên, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK111, 627, Nhật ký chung và sổ cái TK627. - Căn cứ vào Sổ TK111, kế toán ghi: Nợ TK 6278-CX3: 5.205.136 đ Có TK 111: 5.205.136 đ - Đối với tiền điện thoại, tiền điện..., kế toán căn cứ vào hoá đơn ghi: Nợ TK 6277 - CX3: 64.273.000 đ Có TK 331: 64.273.000 đ Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất chung ghi vào sổ chi tiết TK 627 Nợ TK 627: 103.844.527 đ Có TK 152: 1.103.861 đ Có TK 1._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25685.doc
Tài liệu liên quan