Công tác tổ chức triển khai dự án phát triển du lịch của khách sạn Tây Hồ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA KHÁCH SẠN TÂY HỒ. Vài nét giới thiệu về khách sạn Tây Hồ. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Tây Hồ. Khách sạn Tây Hồ nằm trên đường Quảng Bá cách trung tâm Hà Nội 6 km về phía tây bắc. khách sạn Tây Hồ thuộc quận TH với nhiều cảnh đẹp và di tích, chùa chiền nổi tiếng như phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc. Đây là một trong những địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Khách sạn được xây dựng vào năm 90 với

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác tổ chức triển khai dự án phát triển du lịch của khách sạn Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích 32.000 m2. Trong đó 12.000 m2 được sử dụng xây dựng cơ sở vật chất, 20.000 m2 là sân vườn. Theo quyết định 32/TCQT của ban quản lý tài chính Trung Ương 3/1991, khách sạn được thành lập. Đến tháng 7/1991 khách sạn Tây Hồ được đưa vào sử dụng. Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động, mục đích chính của khách sạn là đón tiếp và phục vụ đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước đến tham quan và làm việc. khách sạn Tây Hồ thuộc Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ trực thuộc ban quản lý tài chính trung ương. Sau đại hội VI, nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn mới, nề kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc kinh doanh của khách sạn đã có nhiều chuyển biến. Do tình trạng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khốc liệt nên khách sạn đã không ngừng cải tạo và nâng cấp kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở vật chất, các dịch vụ bổ sung. Đến ngày 9/12/1997, khách sạn Tây Hồ đã được tổng cục du lịch xếp hạng khách sạn 3 sao. Hiện nay khách sạn Tây Hồ là địa chỉ đáng tin cậy, một trong những khách sạn lớn và hiện đại của Miền Bắc. Dù có khó khăn nhưng khách sạn luôn cố gắng khách phục để khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Tổ chức bộ máy trong khách sạn. Khách sạn quản lý theo mô hình trực tuyến: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý khách sạn Tây Hồ Ban Giám đốc Tài chính kế toán Văn phòng Thị trường Trung tâm du lịch Phòng ở Bổ sung Bảo dưỡng sửa chữa Ăn uống Sảnh hội trường Lễ tân Phòng Marketing Tổ bàn Bar Tổ bếp Khu nhà A Khu nhà B Khu nhà C Tổ điện Tổ nước Tổ vườn hoa Tổ bể bơi Tổ tennis Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của khách sạn Tây Hồ. Theo sơ đồ trên, chúng ta thấy rõ cơ cấu quản lý trực tuyến, mệnh lệnh từ một cấp trên. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Các phòng điều hành: Hỗ trợ cho giám đốc công tác quản lý tài chính, tìm kiếm thị trường, tìm nguồn khách mới, quan hệ với bạn hàng, quảng cáo, thu thập tin tức… Phòng tài chính kế toán: Tổ chức chỉ đạo hạch toán kinh doanh, kiểm tra giám sát tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước, thu hút nguồn vốn, lập bảng cân đối kế toán…Phụ trách vấn đề về ngân quỹ, theo dõi thu chi, thực hiện nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành. Văn phòng: Có chức năng quản lý hoạch định nhân sự, tuyển dụng đào tạo, bố trí nhân viên, đãi ngộ nhân sự..giúp giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả sự dụng đội ngũ lao động trong khách sạn. Thị trường: Tìm kiếm nguồn khách mới, chuyên nghiên cứu thị trường để thu hút khách hàng ngày càng nhiều cho khách sạn, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, trợ giúp giám đốc khách sạn trong việc xây dựng chiến lược và chính sách kinh doanh. Các khối dịch vụ có chức năng nhiệm vụ nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Khối dịch vụ phòng ở: Thực hiện chức năng dọn dẹp và làm vệ sinh buồng ngủ và cung cấp các dịch vụ khách yêu cầu như giặt là, ăn tại phòng, kết hợp với bộ phận khác. Các dịch vụ ăn uống: Phục vụ yêu cầu ăn uống, giải khát của khách lwu trú tại khách sạn và ngoài khách sạn, phục vụ đặt tiệc đứng, tiệc ngồi cho các cuộc họp nếu khách có nhu cầu. Trong đó: Tổ bếp có chức năng chế biến các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày hoặc tổ chức tiệc cho khách. Tổ Bar có chức năng kinh doanh các loại đồ uống: Rượu, Bia, Nước ngọt… Khối dịch vụ bổ sung: Tạo cho khách cảm giác thoải mái, đa dạng hoá các dịch vụ như tổ vườn hoa, tổ bề bơi, tổ tennis. Tổ vườn hoa; tạo môi trường sinh thái cảnh quan đẹp cho khách sạn. Tổ bể bơi, tổ tennis phục vụ nhu cầu bơi, chơi tennis của khách. Khối dịch vụ sửa chữa: Đảm bảo hệ thống điện nước trong khách sạn bình thường, đồng thời theo dõi sự cố điện nước phòng chống cháy nổ. Trung tâm du lịch: kinh doanh lữ hành khách sạn Tây Hồ phục vụ các chuyến du lịch. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Giám đốc: Là người có chức năng cao nhất về quản lý khách sạn, bao quát chung toàn bộ hoạt động của khách sạn, phối hợp với hai phó giám đốc kiểm tra, đôn đốc, vạch kế hoạch công tác và toàn bộ các quy định, quy tắc, điều lệ, tương ứng xoay quanh mục tiêu quản lý kinh doanh của khách sạn. Chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động kinh doanh trước hội đồng quản trị và trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Phó giám đốc: Là người thay mặt giám đốc điều hành các công việc kinh doanh và hành chính của khách sạn, giải quyết các công việc có liên quan đến công việc của mình. Khối phòng ban chức năng Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán. Giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực tài chính theo quy định của công ty và pháp luật, đề xuất các phương án đầu tư sản xuất và kinh doanh… Phòng thị trường: tìm kiếm, khai thác, phân tích thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing cho công ty. Phòng hành chính tổ chức: tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực tổ chức nhân sự, lao động và tiền lương, các chế độ chính sách do nhà nước ban hành, các hoạt động quản lý theo ngạch hành chính quản trị, công tác kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, công tác y tế, vệ sinh, công tác bảo vệ. Khối sản xuất: Bộ phận lễ tân: Là trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là nút liên hệ khách với khách sạn, nơi theo dõi phục vụ khách trong suốt quá trình từ khi khách đặt phòng cho đến khi khách rời khỏi khách sạn, là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác ở trong và ngoài khách sạn. Giúp khách làm các thủ tục đăng ký đặt phòng hoặc trả phòng, thanh toán tiền. Khối dịch vụ phòng ở: Chức năng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ công việc tại khu vực lưu trú (buồng), với chức năng quản lý tài sản và thực hiện các nghiệp vụ phòng ở và quản lý việc bán hàng tại minibar. Nhiệm vụ: Các nhiệm vụ của nhân viên là làm vệ sinh phòng theo quy trình kỹ thuật đảm bảo phẩm cấp của các phòng và các trang thiết bị trong phòng, đáp ứng các yêu cầu của khách. Bán hàng tại minibar đúng chủng loại, giá cả, chất lượng và thông báo hàng ngày cho lễ tân biết kết quả bán hàng để thông báo với khách, quản lý chặt chẽ chính xác số lượng buồng, giường cho thuê còn trống, hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị trong phòng, đảm bảo tuyệt đối về tài sản cũng như tính mạng cho khách trong phòng ở. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và trình độ chuyên môn ngoại ngữ, đoàn kết, phối hợp trong nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách…Còn nhiệm vụ của cán bộ quản lý buồng cần quản lý chặt chẽ về mặt hành chính nhân viên dưới quyền, thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ của nhân viên, đảm bảo các nhân viên luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình với chất lượng cao nhất, hàng ngày phải báo cáo lên cán bộ cấp trên về số lượng khách, số lượng phòng sử dụng và phòng trống, doanh thu phòng ở và bán hàng tại minibar, đề xuất các phương án và các biện pháp cụ thể trong việc sửa chữa, trang bị và bố trí thiết bị trong phòng cho phù hợp với yêu cầu của khách nói chung và của khách đặc thù nói riêng. Khối dịch vụ ăn uống: Gồm tổ bếp, bàn, bar. Bộ phận này chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong các nhà hàng ăn uống, tại phòng quầy bar. Chức năng: Bộ phận này có chức năng kinh doanh, phục vụ hàng ăn và uống. Nhiệm vụ: Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm trong các món ăn, biết nấu các món Á – Âu theo đúng kỹ thuật, sáng tạo các món ăn mới phù hợp với thị hiếu, khẩu vị, hiểu biết về nghệ thuật ăn uống vùng quê khác nhau để phục vụ khách đúng với nền văn hóa ẩm thực của địa phương họ. Còn nhân viên bộ phận bàn phải nắm vững kỹ thuật đặt bàn, bar, phục vụ các món ăn, dọn bàn, có khả năng phục vụ được các món ăn Á – Âu, các buổi tiếp tân nội bộ và ngoại giao. Đồng thời phải biết cách pha chế các loại đồ uống và các loại Cocktail. Khi khách đến phải chủ động chào khách, bố trí bàn, mời khách vào ăn, giới thiệu thực đơn. Và các yêu cầu của khách sau đó phải được thực hiện. Việc phục vụ đồ uống cho khách phải được phối hợp nhịp nhàng với bộ phận chế biến món ăn (bếp) để phục vụ khách đúng lúc, đúng yêu cầu, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ. Bố trí công việc đảm bảo tính khoa học để khi thanh toán cho khách được chính xác và nhanh chóng. Trước khi khách rời nhà ăn thì nên hỏi ý kiến đánh giá, tiễn và chào khách với thái độ ân cần, vui vẻ. Khối dịch vụ bổ sung: Chức năng: Kinh doanh sân Tennis, bể bơi và các dịch vụ khác. Tham mưu cho giám đốc về các dịch vụ bổ sung nhằm ngày càng hoàn thiện các dịch vụ của khách sạn. Đồng thời bộ phận này còn quản lý kinh doanh vườn hoa. Nhiệm vụ: Phải quản lý kinh doanh có hiệu quả các loại hình dịch vụ bổ sung như: bể bơi, sân tennis, karaoke…và các dịch vụ khác nếu có. Phải mở sổ theo dõi việc bán hàng hóa và dịch vụ theo hướng dẫn của phòng tài chính kế toán. Thứ bẩy hàng tuần phải báo cáo cho giám đốc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tuần và kế hoạch hoạt động của các loại dịch vụ trong tuần kế tiếp. Phải giữ gìn vệ sinh mội trường và cảnh quan khu vực kinh doanh. Bàn ghế, ô dù và các thiết bị khác phải luôn sạch sẽ, xếp đặt ngay ngắn và có thẩm mỹ cao. Riêng đối với nhân viên tổ vườn hoa cây cảnh: Vườn hoa cây cảnh trong toàn bộ khu vực công ty, phải giữ gìn sạch đẹp, cắt tỉa nghệ thuật, chăm sóc chu đáo. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trang trí cây cảnh các khi vực sảnh, hội trường, nhà ăn, các sảnh và bồn hoa ở các khu vực trong khách sạn. Phải giữ gìn vệ sinh các đường đi trong khu vực công ty. Khối bảo dưỡng sửa chữa: Chức năng: Đảm bảo về kỹ thuật các hệ thống trong khách sạn vận hành 24/24h, đảm bảo về chất lượng và thẩm mỹ các trang thiết bị kỹ thuật trong khách sạn, cung cấp đầy đủ điện nước cho các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Nhiệm vụ: Bộ phận này có nhiệm vụ phối hợp các nhân viên đơn vị khác có liên quan để thường xuyên kiểm tra, đảm bảo cho các trang thiết bị trong khách sạn có chất lượng tốt, có mỹ thuật cao, luôn hoạt động tốt, tránh tình trạng bị xuống cấp nhanh chóng. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng, vận hành và kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, chịu trách nhiệm về các vụ việc mất an toàn xảy ra khi sử dụng không đúng quy trình thao tác hoặc do lắp đặt không đúng kỹ thuật. Trung tâm du lịch lữ hành:Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động của mình. Tổ chức các chương trình du lịch (tour du lịch) trong và ngoài nước. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn Tây Hồ. Khách sạn Tây Hồ là một đơn vị thành viên của công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ. Đây là một đơn vị kinh tế thuộc ban tài chính quản trị Trung Ương hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn Tây Hồ đó là: Kinh doanh dịch vụ lưu trú. Kinh doanh ăn uống. Kinh doanh dịch vụ lữ hành. Kinh doanh vận tải hành khách. Kinh doanh dịch vụ bổ sung: như bể bơi, sân tennis, phòng tập thể dục, quầy bar… Khách sạn hoạt động tới nay đã được 12 năm với những cơ sở vật chất ban đầu tương đối hiện đại. Mặc dù trang thiết bị chưa được đồng bộ, chưa đạt tiêu chuẩn nhưng vào thời điểm đó có một cơ sở ban đầu như vậy là nhờ có một sự quan tâm lớn của nhà nước và sự nỗ lực cố gắng lao động không ngừng vươn lên của cán bộ nhân viên cũng như của các ngành hữu quan khác. Hiện nay, khách sạn cũng không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như từng bước trang bị nội thất, bồi dưỡng trau dồi kiến thức về quản lý điều hành, năng lực chuyên môn của toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004 – 2006. Năm 1991, khách sạn Tây Hồ bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Khách sạn có một vị trí địa điểm, không gian tương đối thuận lợi. Chính điều đó đã phần nào tao bước đà cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong những năm qua, lượng khách đến với khách sạn là khá đều đặn. Nhất là các đoàn khách của các cơ quan nhà nước và các đoàn khách nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp… Đặc biệt trong thời gian từ năm 1994 đến 1995, doanh thu của khách sạn có lúc lên tới 15 tỷ đồng trên một năm. Đây có thể nói là một thành công đối với bản thân doanh nghiệp và là một kết quả lý tưởng mà các khách sạn trên địa bàn lúc bấy giờ không dễ dàng đạt được. Từ những kết quả đã đạt được, khách sạn đã không ngừng quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, kết hợp với sự phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban tài chính trung ương. Và đến năm 1997, khách sạn Tây Hồ đã được Tổng cục du lịch Việt Nam xếp hạng 3 sao. Trong vài năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước ta bắt đầu mở cửa, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vừa trở nên thuận lợi nhưng cũng kèm không ít khó khăn. Thuận lợi ở chỗ sẽ có rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Lượng khách quốc tế vào nước ta cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình nhưng đồng thời họ cũng sẽ phải đối mặt với một sức cạnh tranh ngày một khốc liệt. Thách thức này càng trở nên khó khăn hơn khi khách sạn Tây Hồ vẫn là một doanh nghiệp trực thuộc nhà nước. Tuy nhiên, trong các năm từ 2004 đến 2006, bằng sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể đội ngũ lao động, hoạt động kinh doanh của khách sạn Tây Hồ vẫn đạt được kết quả khá tốt. Tóm lại khách sạn Tây Hồ sở hữu một vị trí địa lý, không gian hết sức lý tưởng. Nếu biết cách khai thác và sử dụng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao. Kết quả kinh doanh của khách sạn Tây Hồ còn nhiều hạn chế. Các nhà quản trị cần có sự quan tầm hơn nữa đến hoạt động quản trị tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, cần thực hiện, tổ chức nhiều hơn nữa các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh(04-05) So sánh(05-06) ± % ± % I.Kinh doanh khách sạn - Doanh thu 6.735,24 8.598,51 10.642 1.863,27 127,7 2.043,49 123,8 Tỷ trọng 68,55 75,19 85,6 - 6,64 - 10,41 - Chi phí 6.541,13 8.665,19 10.480 2.124,06 132,5 1.814,81 120,9 Tỷ trọng 66,64 75,9 84,14 - 9,26 - 8,24 1. Dịch vụ buồng - Doanh thu 3.500,14 4.514,38 6.154 1014,24 129 1.639,62 136,3 Tỷ trọng 51,97 52,5 57,8 - 0,53 - 5,3 - Chi phí 3.460,24 4.636,69 6.017 1.176,45 134 1.380,31 129,8 Tỷ trọng 52,9 53,5 57,4 - 0,6 - 3,9 - Lợi nhuận 39,9 -122,31 1,37 -162,21 - 123,68 - 2. Dịch vụ ăn uống - Doanh thu 2.013,56 3.188,31 3.622 1.174,75 158,3 433,69 113,6 Tỷ trọng 29,9 37,08 34,03 - 7,18 -3,05 - Chi phí 2.005,16 3.302,2 3.700 1.297,04 164,7 397,8 112 Tỷ trọng 30,65 38,12 35,4 - -7,47 -2,72 - - Lợi nhuận 8.4 -113,89 -7,8 -122,29 - 106,09 - 3. Dịch vụ bổ sung - Doanh thu 1.221,54 811,86 866 -409,68 66,47 54,14 106,7 Tỷ trọng 18,14 10,42 8,14 - -7,72 - -2,28 - Chi phí 1.075,73 726,3 763 -349,43 67,5 36,7 105,1 Tỷ trọng 16,45 8,38 7,2 - 8,07 - 1,18 - Lợi nhuận 145,81 85,56 103 -60,25 - 17,44 - II. Dịch vụ lữ hành - Doanh thu 3.090,23 2.786,77 1.720 -303,46 90,18 -1.066,77 61,72 Tỷ trọng 31,45 24,48 14,4 - -6,97 - 10,08 - Chi phí 3.274,34 2.750,33 1.930 -524,01 84 -820,33 - Tỷ trọng 33,36 24,1 15,6 - -9,26 - -8,5 -Lợi nhuận 184,11 36,44 -210 147,67 - -246,44 - Tổng doanh thu 9.825,47 11.435,52 12.432 1610,05 116,4 996,48 108,7 Tổng chi phí (bao gồm lương) 9.815.47 11.415,52 12.410 1600,05 116,3 994,48 108,7 Tổng lợi nhuận 10 20 22 10 200 2 110 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Tây Hồ 2004–2006 (nguồn: khách sạn Tây Hồ) Qua bảng kết quả kinh doanh của khách sạn, ta thấy: * Phân tích chung: + Tình hình thực hiện tổng doanh thu: nhìn chung khách sạn đã có nhiều thay đổi trong công tác tổ chức và các hoạt động làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại khách sạn . Điều này thể hiện rõ trong các con số về tổng doanh thu theo từng năm. Năm 2004 tổng doanh thu đạt 9.825,47 triệu đồng, con số này gia tăng 1610,05 triệu đồng tương ứng với 16,39% vào năm 2005. Đến năm 2006 tổng doanh thu đạt 12.432 triệu đồng tăng 996,48 triệu đồng tương ứng với 8,7%. Mặc dừ tổng doanh thu có tăng nhưng lại có xu hướng giảm dần năm 2005 tăng 16,39% so với năm 2004, nhưng năm 2006 chỉ tăng 8,75% so với năm 2005 điều này cho thấy khách sạn cần có một số điều chỉnh để giữ mức tăng đồng đều. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này từ đó có các biện pháp phù hợp là nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo trong khách sạn . + Tình hình thực hiện tổng chi phí: Cùng với mức tăng của doanh thu thì chi phí của khách sạn cũng có sự gia tăng đáng kể cụ thể như sau: năm 2004 tổng chi phí bao gồm lương là 9815,47 triệu đồng, đến năm 2005 mức chi phí tăng lên 1600,05 triệu đồng tương ứng với 16,3%, năm 2006 mức chi phí tăng lên tới 12.410 triệu đồng tăng 994,48 so với năm 2005 tương ứng với 8,7%. Sự gia tăng chi phí không hẳn đã là dấu hiệu xấu cho khách sạn , chúng ta cần xem xét nguyên nhân và các nguồn hình thành lên chi phí này từ đó mới có những kết luận chính xác cho khách sạn . Ta có thể dễ dàng nhận thấy mức gia tăng chi phí tương ứng với mức gia tăng về doanh thu của khách sạn . Điều này cho thấy việc sử dụng chi phí của khách sạn chưa thực sự hiệu quả với mỗi đồng chi phí gia tăng mà khách sạn chỉ làm ra một đồng doanh thu tăng theo. Đây là một câu hỏi lớn mà lãnh đạo khách sạn cần tìm hiểu và đưa ra câu trả lời + Tổng lợi nhuận của khách sạn : nhìn chung lợi nhuận của khách sạn tăng theo các năm. Năm 2004 mức lợi nhuận của khách sạn là 10 triệu đồng, năm 2005 mức lợi nhuân tăng gấp đôi đạt 20 triệu đồng tương úng 200% so với năm 2004, năm 2006 mức lợi nhuận vẫn tăng mặc dù tăng chậm hơn đạt 22 triệu đồng tăng 2 triệu đồng tương ứng 10% so với năm 2005. Một điều thể hiện rất rõ qua các con số này đó là lợi nhuận của khách sạn là rất thấp so với quy mô của các đơn vị khác tương ứng. Sự gia tăng lợi nhuận về số tuyệt đối là không đáng kể mặc dù số tương đối lại là đáng mơ ước tại bất kỳ khách sạn nào (200%- 2005/2004). * Sau đây là một số phân tích cụ thể các hoạt động tại khách sạn : + Hoạt động kinh doanh khách sạn: - Thực hiện doanh thu: với mức doanh thu đạt 6735,24 triệu đồng vào năm 2004 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn hình thành nên doanh thu là 68,55%, mức doanh thu này tăng 1.863,27 triệu đồng tương ứng với 27,7% vào năm 2005 làm tỷ trọng tăng 6,64%, và tiếp tục gia tăng vào năm 2006 đạt 10.642 triệu đồng tăng 2.043,49 triệu đồng tương ứng với 23,8%. chiếm tỷ trọng 85,6% tương ứng với mức tăng tỷ trọng là 10,41%. Ta thấy hoạt động kinh doanh khách sạn có mức tăng doanh thu tương đối đồng đều theo các năm cho thấy tiềm năng của hoạt động này, chúng được kiểm soát tương đối tốtvà ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn với mức độ quan trọng của hoạt động này ngày càng tăng lên. - Thực hiện chi phí: năm 2004 mức chi phí là 6541,13 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,64% cao nhất trong nguồn hình thành nên chi phí của toàn khách sạn . Năm 2005 mức chi phí này gia tăng 2.124,06 triệu đồng tương ứng với 32,5% đạt 8665,19 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,9 % tăng 9,26% so với năm 2005. Năm 2006 chi phí tăng lên 1814,42 triệu đồng tương ứng với 20,9% làm tỷ trọng tăng lên đạt 84,14% tăng tỷ trọng là 8,24%. Ta dễ dàng nhận thấy mức gia tăng chi phí tương ứng với mức gia tăng doanh thu như đã nhận xét ở trên và mức chi phí tăng đều theo các năm. - Kinh doanh khách sạn bao gồm các hoạt động cụ thể sau: Dịch vụ buồng: + dịch vụ này đem lại nguồn doanh thu cao nhất cho kinh doanh khách sạn. Năm 2004 doanh thu của hoạt động này đạt 3.555,14 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,97%. Năm 2005 số tiền tăng lên 1014,24 triệu đồng tương ứng với 29% đạt 4.514,38 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,5% tăng 0,53%. Năm 2006 mức doanh thu đạt 6.154 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 57,8%, tăng 1639,62 triệu đồng tương ứng với 36,3% và mức tăng tỷ trọng là 5,3 %. + Với mức chi phí là 3.460,24 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,9% nên mức lợi nhuân đạt được trong năm 2004 này là 39,9 triệu đồng. Nhưng sang năm 2005 chi phí tăng lên 1176,45 triệu đồng tương ứng với 34% và chiếm tỷ trọng 53,5% tăng tỷ trọng so với năm 2004 là 0,6%, số tiền chi phí đạt 4.636,69 triệu đồng. Do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn của doanh thu nên mức lợi nhuận của năm này là con số - 122,31 triệu đồng. Năm 2006 mức chi phí tiếp tục tăng 1.380,31 triệu đồng so với ănm 2005 tương ứng với 29,8%, tỷ trọng tăng lên 3,9 % đạt 57,4 % về tỷ trọng. Mức lợi nhuận của năm này đã tăng lên 123,68 triệu đồng đạt 1,37 triệu. Dịch vụ ăn uống: + Về doanh thu dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong nguồn hình thành nên doanh thu của kinh doanh khách sạn. Năm 2004 doanh thu đạt 2.013,56 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 29,9%. Năm 2005 doanh thu đạt 3.188,31 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 37,08%, tăng 1.174,57 triệu đồng tương ứng với 58,3%. Năm 2006 số tiền doanh thu là 3.622 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,03%, tăng 433,64 triệu tương ứng với 13,6% . Doanh thu tăng đều theo các năm đặc biệt năm 2005/2004 tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua là 58% về số tương đối. + Về chi phí dịch vụ ăn uống cũng chiếm tỷ trọng chi phí lớn thứ hai, tương ứng với doanh thu của nó. Năm 2004 là 2.005,16 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,65% trong chi phí khách sạn, lợi nhuận trong năm này đạt được 8,4 triệu đồng. Năm 2005 mức chi phí tăng lên đạt 3.302,2 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 38,12% , số tiền tăng so với năm 2004 là 1.297,04 triệu đồng tương ứng với 64,7% và tỷ trọng tăng 7,47%, cũng do tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên trong năm nay mức lợi nhuận là con số âm 113,89 triệu đồng.. Năm 2006 chi phí lên tới 3.700 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 35,4% giảm 2,72% về tỷ trọng so với năm 2005, mức tăng chi phí là 397,7 triệu đồng tương ứng với 12%, lợi nhuận trong năm này đã bớt âm chỉ còn -7,8 triệu đồng. Ta có thể thấy tình hình hoạt động tại bộ phận này là không hiệu quả đặc biệt là năm 2005 mức lợi nhuận âm kỷ lục trong vòng 3 năm qua. Dịch vụ bổ sung: + Doanh thu: tại đây doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nguồn hình thành nên doanh thu của hoạt động kinh doanh khách sạn. Năm 2004 đạt 1221,54 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,14%. Năm 2005 doanh thu giảm đi 409,68 triệu đồng chỉ đạt 66,47% tương ứng mức tỷ trọng giảm xuống 7,72% chỉ còn 10,42%. Năm 2006 doanh thu có tăng lên đôi chút đạt 866 triệu tăng 54,14 triệu tương ứng với 6,7% so với năm 2005. + Với mức chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất tương ứng với tỷ trọng doanh thu. Năm 2004 chi phí bỏ ra là 1.075,73 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,45% mà mức lợi nhuận đạt được là 145,81 triệu đồng. Năm 2005 chi phí có xu hướng giảm 349,43 triệu đồng và mức lợi nhuận giảm nhanh chỉ còn 85,56 triệu đồng giảm 60,25 triệu so với năm 2005. Năm 2006 chi phí lại có xu hướng tăng lên nhưng ko nhiều chỉ có 36,7 triệu đồng tương ứng với 5,1% và tỷ trọn giảm 1,18 %, mức lợi nhuận lại có xu hướng tăng lên 17,44 triệu so với năm 2005. Lợi nhuận có sự tăng giảm không ổn định là do có sự tăng giảm bất thường của doanh thu và chi phí. Hoạt động này không ổn định cần có những điều chỉnh hợp lý hơn trong các hoạt động của dịch vụ bổ sung này. + Dịch vụ lữ hành là nguồn thứ hai cấu thành nên tổng doanh thu của khách sạn : Với doanh thu đạt 3.090,23 triệu đồng vào năm 2004 chiếm tỷ trọng 31,54 trong tổng doanh thu. Năm 2005 doanh thu của dịch vụ này lại giảm 303,46 triệu tương ứng với tỷ trọng chỉ còn 24,48%. Năm 2006 mức doanh thu tiếp tục giảm 1.066,77 triệu đồng chỉ còn 1.720 triệu đồng tỷ trọng chỉ còn 14,4%. Chi phí của năm 2004 là 3.274,34 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,365 và mức lợi nhuận đạt được trong năm là 184,11 triệu đồng. Năm 2005 chi phí giảm đi 524,01 triệu đồng chỉ còn 2.750,33 triệu mặc dù vậy do doanh thu vẫn giảm nên mức lợi nhuận chỉ là 36,44 triệu giảm 147, 67 triệu . Năm 2006 mức chi phí tiếp tục giảm còn 1.930 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,6% mức lợi nhuận là âm 210 triệu đồng là do chi phí tăng nhanh hơn doanh thu trong năm này, khiến cho mức lợi nhuận giảm 246,44 triệu đồng đây là năm mà khách sạn lỗ nhiều nhất. Tóm lại qua bảng số liệu ta thấy tại khách sạn các hoạt đông kinh doanh đem lại hiệu quả rất kém, mức lợi nhuận thấp và tăng không nhiều trong những năm gần đây cho thấy tình hình chưa được cải thiện nhiều. Năm 2004 thì hầu hết các phòng ban đều hoạt động có lãi, mặc dù số tiền còn rất nhỏ. Năm 2005 thì bộ phận dịch vụ buồng và dịch vụ ăn uống làm ăn thua lỗ. Đến năm 2006 chỉ còn bộ phận dịch vụ ăn uống là còn thua lỗ khiến cho tổng lợi nhuận toàn khách sạn tăng không đáng kể chỉ 2 triệu đồng. Với tình hình hoạt động như hiện nay khách sạn cần có những điều chỉnh và thay đổi thích hợp để cải thiện tình trạng này. Chúng ta cùng xem xét tình hình sử dụng lao động tại khách sạn: Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh(05-04) So sánh(06-05) ± % ± % Tổng doanh thu 9.825,47 11.435,52 12.432 1610,05 16,39 996,48 108,7 Tổng lao động 160 175 170 15 109,4 -5 97,14 Quỹ lương 2.150,42 2.230,18 2.562 79,76 103,7 331,82 114,9 Thu nhập bình quân (trđ/năm) 13,44 12,74 15,07 -0,7 94,8 2,33 118,3 Năng suất lao động bình quân 61,409 65,35 73,13 3,941 106,42 7,78 111,9 Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động của khách sạn trong 3 năm qua (nguồn: khách sạn Tây Hồ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: - Thu nhập bình quân của người lao động là không cao, năm 2004 là 13,44 triệu đồng/người/năm, đến năm 2005 thu nhập bình quân chỉ đạt 12,74 triệu đồng giảm 0,7 triệu/người/năm điều này là do số lượng lao động trong năm này tăng 15 người tương ứng với 9,4% trong khi đó quỹ lương lại chỉ tăng 79,76 triệu tương ứng với 3,7%. Tốc độ tăng lao động nhanh hơn tốc độ tăng quỹ lương là nguyên nhân dẫn đến thu nhập bình quân của người lao động giảm. Năm 2006 thu nhập người lao động lại có xu hướng tăng đạt 15,07 triệu/người/năm, tăng 2,33 tr/người/năm tương ứng với 18,3%. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự gia tăng này là do quỹ lương tăng 331,82 triệu tương ứng với 14,9% trong khi đó số lao động trong năm 2006 này lại giảm 5 người tương ứng với giảm 12,86%. Như vậy thu nhập bình quân của người lao động tại Khách sạn chỉ ở mức trung bình hiện nay và chưa ổn định. - Năng suất lao động tại đây tăng dần theo các năm, năm 2004 năng suất lao động đạt 61,409 tr/người/năm, con số này tăng 3,941tr/người/năm tương ứng với 6,42% và đạt 65,55 tr/người /năm vào năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do tổng doanh thu tăng cao mặc cho số lượng các nhân viên có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu là 16,39% nhanh hơn tốc đọ tăng của lao động đạt 9,4%. Năm 2006 con số này vẫn tiếp tục tăng đạt 73,13tr/người/năm tăng 7,78tr/người/năm tương ứng với 11,9%. Nguyên nhân chính là do tổng doanh thu tăng 996,48 triệu tương ứng với 8,7% đồng thời số nhân viên lại giảm 5 người tương ứng với12,86%. Như vậy năng suất lao động tại khách sạn có tăng theo các năm nhưng mức độ không đồng đều, hơn nữa sự gia tăng này là không nhiều bởi ở đây ta chưa tính đến yếu tố lạm phát. Thực trạng về công tác tổ chức triển khai các dự án nhằm phát triển du lịch tại khách sạn Tây Hồ. Rõ ràng thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách sạn Tây Hồ, chúng ta thấy tại khách sạn các hoạt đông kinh doanh đem lại hiệu quả chưa cao, mức lợi nhuận thấp và tăng không nhiều trong những năm gần đây cho thấy tình hình chưa được cải thiện nhiều. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh lữ hành, doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm gần đây là liên tục giảm, thậm chí năm 2006 còn lỗ trên 200 triệu đồng.Vì vậy, ban giám đốc đã đưa ra nhiều phương án giải quyết nhằm khắc phục tình trạng này. Trong đó, dự án trọng điểm là xây dựng chương trình du lịch “Về với các làng nghề truyền thống” và dự án xây dựng “Nhà hàng Trung Quốc” với hy vọng dự án sẽ mang lại kết quả tốt, đem lại bộ mặt mới cho bộ phận kinh doanh lữ hành, ăn uống nói riêng và cho toàn bộ khách sạn nói chung. Cấu trúc tổ chức quản lý Dự án của khách sạn Tây Hồ. Bộ phận Tổ chức – Hành chính. Chức năng, nhiệm vụ. - Công tác nhân sự và chính sách Cán bộ - công chức, xây dựng và theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc. Tổ chức bảo vệ cơ quan. - Thực hiện công tác văn thư - lưu trữ, công tác đối nội, đối ngoại, lễ tân. Bảo quản và sử dụng con dấu đúng quy định. - Thực hiện công tác báo cáo định kỳ, đột xuất hoạt động chung của Ban cho lãnh đạo Ban và cấp trên. Quản lý tài sản, in ấn tài liệu, cung ứng vật tư thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động cơ quan. - Tham mưu lãnh đạo Ban về việc bố trí giải quyết đất tại các khu quy hoạch dân cư mới và chế độ chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất theo quy định. - Thường trực theo dõi công tác thi đua khen thưởng. - Đề xuất tham mưu cho lãnh đạo Ban về kế hoạch, biện pháp công tác quản lý hành chính cơ quan và các chế độ đối với cán bộ công chức. Bộ phận Tài chính – Tổng hợp. Chức năng, nhiệm vụ: - Lập kế hoạch năm, quý, tháng và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị và các công tác đột xuất. - Giúp Truởng ban kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạnh, đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận khác trong công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của bộ phận. - Mở sổ sách kế toán và tổ chức ghi chép cập nhật số liệu kế toán phát sinh theo đúng chế độ kế toán Nhà nước đã ban hành, thực hiện đầy đủ pháp lệnh kế toán - thống kê. - Tổ chức thu và nộp các khoản tiền được phép thu vào ngân sách thành phố đúng nội dung và thời hạn. - Chi tiền đầy đủ và đúng thời hạn các khoản chi cho các đơn vị và các cá nhân có liên quan đến các dự án công trình. - Lập báo cáo quyết toán tài chính 6 tháng, năm và gửi báo cáo đúng biểu mẫu, đúng thời hạn. - Lập các báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. - Tham gia kiểm định và kiểm tra giá trị đền bù, giá trị xây dựng cơ bản đã thực hiện. - Theo dõi, đôn đốc kiểm tra để thu hồi nợ số tiền đến hạn nộp vào ngân sách. - Lưu trữ, quản lý các hồ sơ liên quan theo quy định. - Tham mưu việc ký kết và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2396.doc