Tài liệu Công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty TNHH TM và DV Trung Minh: ... Ebook Công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty TNHH TM và DV Trung Minh
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty TNHH TM và DV Trung Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
7
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
9
I) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh.
II) Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
10
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất
10
2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
10
III) Đặc điểm tổ chức kế tón tại công ty
11
1Tổ chức công tác và bộ máy kế toán của công ty
2. Tổ chức sử dụng chứng từ kế toán
11
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
13
PHẦN II :
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
15
A – Thực trạng chung về công tác kế toán tại công ty TM & DV Trung Minh
15
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
15
I. KẾ TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
15
1. Kế toán tổng hợp công cụ, dụng cụ.
16
2. Kế toán tổng hợp giảm vật liệu.
17
3. Kế toán tổng hợp giảm CCDC (Xuất dùng CCDC.
18
II. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
19
1. Kế toán tăng tài sản cố định.
19
2. Kế toán giảm tài sản cố định
20
3. Kế toán khấu hao tài sản cố định.
21
III. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
21
1. Hình thức tiền lương ,quỹ tiền lương,quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ.
21
2. Hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp BHXH phải trả.
22
3. Kế toán tổng hợp tiền lương tại công ty TNHH TM- DV Trung Minh
22
IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
23
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá.
24
2. Kế toán các loại chi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí toàn doanh nghiệp)
24
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty
26
4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong công ty
26
V. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN.
28
1. Các nguồn vốn và các yêu cầu quản lý.
28
2. Kế toán các khoản nợ phải trả
30
3. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.
30
VI. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ KINH DOANH
31
1.Kế toán thành phẩm
31
2. Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm doanh thu bán hàng
32
3. Kế toán chi phí bán hàng.
32
4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
33
5. Xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
33
VII - .BÁO CÁO KẾ TOÁN
35
B – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN , PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KÉ TOÁN VỐN BẰNG TIÈN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TRUNG MINH.
40
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
40
1. Nguồn gốc phát sinh vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp
40
1.1.1. Vốn bằng tiền:
40
1.1.2. Các nghiệp vụ thanh toán:
41
1.2. Nguồn gốc phát sinh vốn bằmg tiền và các quan hệ thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
41
2. Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp.
43
2.1. Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền
43
2.2. Yêu cầu quản lý các quan hệ thanh toán:
43
3. Nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán:
45
3.1. Đối với hạch toán vốn bằng tiền:
44
3.2. Đối với hạch toán các nghiệp vụ thanh toán:
45
II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUNG MINH
47
1. Hạch toán vốn bằng tiền
47
1.1.Hạch toán tiền tại quỹ doanh nghiệp
47
1.1.1. Nội dung hạch toán tiền tại quỹ
47
1.1.2.Nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ
47
1.1.3.Mẫu sổ kiêm báo cáo quĩ
48
1.1.4.1. Tài khoản sử dụng
48
1.1.4.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111 "Tiền mặt
48
1.1.4.3. Trình tự hạch toán tiền mặt ở quĩ
48
1.2. Hạch toán tiền gửi ngân hàng
58
1.2.1.Nội dung hạch toán
58
1.2.2. Nguyên tắc hạch toán
58
1.2.3. Kết cấu TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng
59
1.2.4. Phương pháp hạch toá
59
1.3. Hạch toán tiền đang chuyển:
60
1.3.1.Khái niệm
61
1.3.2. Tài khoản sử dụng:
61
1.3.3. Nội dung kết cấu TK 113 “Tiền đang chuyển”:
61
1.3.4. Phương pháp hạch toán
62
1.4. Sơ đồ ghi sổ kế toán tổng hợp về vốn bằng tiền
62
1.4.1. Theo hình thức hạch toán nhật ký sổ cái
64
1.4.2. Theo hình thức nhật kí chung:
64
1.4.3. Theo hình thức thanh toán chứng từ ghi sổ
64
1.4.4. Hình thức hạch toán nhật ký chứng từ
65
2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán:
66
2.1. Hạch toán thanh toán với nhà cung cấp:
66
2.1.1. Đặc điểm của quan hệ thanh toán giữa DN với nhà cung cấp
66
2.1.2. Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp
69
2.1.3. Các chứng từ trong hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán:
69
2.1.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
70
2.1.4.1. Tài khoản sử dụng:
70
2.1.4.2. Nội dung và kết cấu TK331:
70
2.1.4.3. Phương pháp hạch toán
70
2.2. Hạch toán thanh toán với khách hàng:
79
2.2.1. Đặc điểm quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng
79
2.2.2. Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng
79
2.2.3. Tổ chức chứng từ thanh toán với người mua:
79
2.2.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
79
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng
2.2.4.2. Kết cấu và nội dung TK131- Phải thu của khách hàng:
2.2.4.3. Phương pháp hạch toán
2.3. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với nhà nước:
86
2.3.1. Khái niệm và nhiệm vụ hạch toán:
86
2.3.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
86
2.3.2.1. Nguyên tắc hạch toán:
87
2.3.2.2. Tài khoản sử dụng:
87
2.3.2.3. Kết cấu, nội dung ghi chép như sau:
87
2.3.2.4. Phương pháp hạch toán:
88
2.4. Hạch toán các khoản thanh toán nội bộ
91
2.4.1. Nội dung và đặc điểm:
91
2.4.2. Tài khoản sử dụng và các qui định hạch toán:
92
2.4.2.1. TK136 - Phải thu nội bộ
92
2.4.2.1.1. Nguyên tắc hạch toán:
92
2.4.2.1..2. Kết cấu, nội dung TK136- phải thu nội bộ
93
2.4.2.2. TK336- Phải trả nội bộ:
94
2.4.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán
94
2.4.2.2.2. Kết cấu, nội dung TK336-phải trả nội bộ
94
2.4.2.2..3. Phương pháp hạch toán:
94
2.5. Hạch toán các khoản thanh toán tạm ứng:
98
2.5.1. Khái niệm:
98
2.5.2. Nguyên tắc hạch toán:
98
2.5.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
99
2.5.3.1. Tài khoản sử dụng:
99
2.5.3.2. Nội dung, kết cấu TK141- Tạm ứng:
99
2.5.3.3. Phương pháp hạch toán:
99
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
100
1- Nội dung phản ánh các khoản vốn bằng tiền.
100
1. 1 Kế toán tiền mặt
100
1-2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
112
PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TYTNHH TM & DV TRUNG MINH
120
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
120
1. Đánh giá chung
120
2.Một số những tồn tại:
120
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
123
KẾT LUẬN
127
LỜI NÓI ĐẦU
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với sản xuất” đó là phương châm giáo dục và đào tạo của Đảng ta, của nhà trường Xã hội chủ nghĩa chúng ta
Từ những yêu cầu cơ bản đó, sau khi được học xong phần lý thuyết về chuyên ngành kế toán, lãnh đạo nhà trường đã cho sinh viên thâm nhập thực tế nhằm củng cố vận dụng những lý luận đã học được vào sản xuất, vừa nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn, vừa làm chủ được công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại cơ quan, xí nghiệp có thể nhanh chóng hoà nhập và đảm đương các nhiệm vụ được phân công.
Là một sinh viên chuyên nghành kế toán, trong thời gian thực tập tại công ty , được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn NGUYỄN MINH HUỆ và của quý công ty , em đả quan tâm và tìm hiểu về hoat động của công ty và công tác tổ chức kế toán tại công ty và mạnh dan chọn đè tài :KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay phạm vi hoạt động của doang nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việcsử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán của doanh nghiệp chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao. Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : Vốn và nguồn, tăng và giảm ... Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá trình có tính hai năm: thông tin và kiểm tra. Do đó, việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quảnlý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết đươc hiệu quả kinh tế của đơn vị mình.
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn rất thấp , chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài.
Xuất phát từ sự cần thiết và tầm quan trọng cũng như yêu cầu đặt ra với kế toán Vốn bằng tiền là một công cụ quan trọng bất kỳ doanh nghiệp nào.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh cũng sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực để quản lý vốn tài sản của Công ty. Như đã phân tích ở trên tổ chức hạch toán Vốn bằng tiền là một vấn đề quan tâm lớn vì trong bộ máy Công ty nói riêng và bộ máy kế toán của doanh nghiệp thương mại nói chung tổ chức hạch toán Vốn là khâu trọng yếu, quan trọng của Công ty
. Nội dung của báo cáo thực tập gồm III phần.
Phần I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh
Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh.
Phần III: Nhận xét và kết luận về công tác tổ chức kế toán và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUNG MINH.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh được thành lập vào ngày 26/10/1998 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội theo giấy phép thành lập công ty số 378 – GP/TLDN lấy tên công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Trung Minh.
Trụ sở giao dịch tại số 3 Hàn Thuyên - Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng - TP.Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh buôn bán tư liệu sản xuất, buôn bán các mặt hàng tiêu dùng.
Vốn điều lệ: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) trong đó bằng tiền mặt 500.000.000 đồng và được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 31/10/1998.
Danh sách sáng lập viên gồm có ông Trần Kim Trung – Đ/c: 282 Hồ Ba Mẫu - Phường Phương Liên - Quận Đống Đa - Hà Nội làm Giám đốc Công ty và ông Nguyễn Hà Minh - Đ/c 74 Ngô Thì Nhậm – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội làm Phó giám đốc.
Do tình hình kinh doanh Công ty đã thay đổi ngành nghề kinh doanh bổ xung dịch vụ thương mại, ngành nghề buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, buôn bán keo, hoá chất cơ bản, hoá chất phân tích không độc hại, các loại keo dán, các loại vật tư thiết bị và được chứng nhận thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 05/8/2005.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh thực hiện chức năng nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ các loại keo phục vụ cho ngành thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, keo dán giầy…
Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 3 Hàn Thuyên – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội và chi nhánh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh số 48 Đường Năm Châu – Phường 11 – Quận Tân Bình – TP Hồ CHí MINH
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Thị trường trong thời kỳ hội nhập ngày càng được mở rộng. Nhờ có sự sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý mà trong những năm gần đăy công ty đã đạt được những kết quả bán hàng đáng mừng. Doanh số liên tục tăng lên, công ty kinh doanh có lãi, thị trường bán hàng ngày càng được mở rộng, mạng lưới tiêu thụ phát triển, khách hàng ngày một đông hơn, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được cải thiện đáng kể.
3. Tổ chức công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
Bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh bao gồm:
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có quyền ra quyết định chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc giải quyết các công việc thuộc phạm vi quyền hạn mà giám đốc giao cho. Đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về công việc của mình.
- Kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi phần tài chính kế toán của công ty như ghi chép, tính toán, phản ánh kiểm tra giám sát tình hình thực hiện và sự vận động của tài sản vật tư tiền vốn của công ty. Tính toán và phản ánh chính xác tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hướng dẫn chỉ đạo ghi chép chứng từ quản lý hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
- Thủ quỹ kiêm giao dịch với khách hàng: Đảm nhận việc khách hàng có thanh toán các khoản nợ với công ty, tình hình tài chính của công ty.
- Thủ kho: Chịu trách nhiệm kho hàng hoá, tình hình nhập - xuất -tồn.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
THỦ QUỸ
THỦ KHO
Nhân Viên Trong Công Ty
KẾ TOÁN
4. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
Công ty TNHH TM – DV Trung Minh là nhà đại lý và nhà nhập khẩu độc quyền tại miền Bắc của 2 công ty sản xuất keo lớn đó là công ty TNHH NANPAO RESINS VN của Đài Loan và hãng Wictor của Italia. Vì thế mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các loại keo dán công nghiệp, hoá chất cơ bản, hoá chất phân tích, phụ gia ngành keo không độc hại. Công ty thực hiện chức năng nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ các loại keo phục vụ cho ngành thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, keo dán giầy
5. Tổ chức công tác và bộ máy kế toán của công ty.
Việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ nội dung công tác kế toán trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhận do vậy việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho có hiệu quả là yêu cầu đòi hỏi cần thiết để cung cấp các thông tin kế toán một cách đầy đủ kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin đồng thời góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm cho những người làm kế toán của công ty.
Để đảm bảo được yêu cầu trên căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Minh sử dụng kế toán theo loại hình của doanh nghiệp bố trí một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán doanh thu bán hàng của công ty, công nợ của công ty phát sinh trong quá trình bán hàng hạch toán thuế GTGT.
Tình hình nộp thuế với nhà nước đồng thời tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế, tư vấn đưa ra các ý kiến đánh giá của mình nhằm giúp lãnh đạo điều chỉnh hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định kịp thời.
Với số lượng nhân viên phòng Kế toán là một người phù hợp với quy mô của công ty, tổ chức hình thức kế toán nhật ký chứng từ áp dụng hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Niên độ kế toán áp dụng từ 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng, hệ thống tài khoản sổ sách đều áp dụng thống nhất ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Sau đây là sơ đồ trình độ luân chuyển chứng từ theo hình thức kế toán nhật ký chung của công ty. Trình tự luân chuyển chứng từ
TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
Chứng từ gốc
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ chi tiết
Bảng kê
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán viên
6. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký
đặc biệt
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
* Ghi chú :
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
PHẦN II :
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TRUNG MINH
A – THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRUNG MINH
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
I. Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ.
Công ty TNHH TM – DV Trung Minh nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phần lớn là ở trong nước với những nguyên vật liệu sẵn có trong nước.
Công ty hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ được tiến hành theo phương pháp song song, kế toán và thủ kho đều theo dõi về số lượng: Nhập Xuất – Tồn kho. Ghi chép tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đồng thời theo dõi vè mặt hiện vật, phản ánh hợp lý các chứng từ.
Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương thức kê khai thường xuyên.
1. Kế toán tổng hợp công cụ, dụng cụ.
Để hạch toán tăng công cụ dụng cụ kế toán công ty sử dụng TK 153 – Công cụ dụng cụ để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của CCDC của công ty để đảm bảo cho việc hạch toán, kế toán Nhập – Xuất – Tồn CCDC phản ánh giá trị thực tế (giá gốc).
- Kế toán công ty căn cứ vào hoá đơn mua ngoài, chứng từ của số hàng đã nhập kho để phản ánh giá mua CCDC.
Khi công ty mua vật liệu – CCDC đã thanh toán với người bán kế toán ghi:
Nợ TK 153: Giá tiền mua CCDC chưa có thuế.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112: Tổng số tiền.
Trường hợp công ty mua hàng xong, công ty trả lại vì không đúng quy cách, chất lượng, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 153
- Khi công ty mua hàng và được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán ghi :
Nợ TK 331
Có TK 515
- Khi công ty được biếu tặng kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 711
- Ngày 13/6/2007 công ty đã ứng tiền cho anh Lâm đi mua vật tư sản xuất bằng tiền mặt là 15.000.000đ thuế VAT 10%, kế toán ghi:
Nợ TK 141 : 15.000.000
Nợ TK 133 ; 1.500.000
Có TK 111 ; 16.500.000
* Trường hợp tăng vật liệu – CCDC do chế biến hoặc thuê ngoài kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153.
Có TK 154
Có TK 627
2. Kế toán tổng hợp giảm vật liệu.
- Căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành phân loại từng nhóm vật liệu cho từng đối tượng sử dụng tính ra giá thực tế của vật liệu cho từng đối tượng sử dụng. Việc tính gía thực tế vật liệu xuất dùng có thể theo một trong các phương pháp:
- Tính giá bình quân gia quyền của vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
- Tính theo giá nhập trước, xuất trước.
Theo phiếu xuất kho số 52 ngày 10/6/2009công ty xuất vật tư cho xưởng sản xuất nhựa vá xăm tự động 10 bao PVA – 6699, tỷ giá thực tế đã tính là 8.650.000đ
Kế toán ghi.
Nợ TK 621: 8.650.000đ.
Có TK 152: 8.650.000đ.
Theo phiếu xuất kho số 55 ngày 8/6/2008 công ty xuất vật tư để bán cho công ty TNHH In Bao Bì Việt Nam giá bán chưa có thuế VAT 10% là 17.000.000đ đã nhận bằng tiền mặt.
Kế toán ghi:
Nợ TK 111: 18.700.000đ.
Có TK 511: 17.000.000đ.
Có TK 3331: 1.700.000đ.
- Trường hợp giảm do mất mát, thiếu hụt... ở kho hoặc ở nơi bảo quản, quản lý đều phải xác định rõ nguyên nhân.
Thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi.
Nợ TK 138
Có TK 152
- Đến khi có quyết định xử lý về vật tư, NVL kế toán ghi.
Nợ TK 111
Nợ TK 331
Nợ TK 627
Có TK 138
3. Kế toán tổng hợp giảm CCDC (Xuất dùng CCDC).
Việc phân bổ thực tế CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh để thực hiện một hay nhiều lần tuỳ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC.
- Trường hợp phân bổ một lần căn cứ vào giá trị thực tế CCDC xuất dùng, kế toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng.
- Trường hợp phân bổ nhiều lần căn cứ vào giá trị thực tế CCDC thực tế xuất dùng để tập hợp vào bên Nợ TK 142.
- Đối với CCDC nhỏ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, giá trị được tính hết một lần cho đối tượng sử dụng. Kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 153
- Đối với CCDC lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất hoặc dùng bao bì luân chuyển, kế toán ghi:
Nợ TK 142
Có TK 153
- Công ty giao nhiệm vụ cho kế toán hàng tháng phải đối chiếu thống nhất số liệu, sau đó vào thẻ để rút số dư cuối tháng vật tư xuất kho cho các đối tượng sử dụng thể hiện trên bảng phân bổ vật liệu.
II. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
Tài sản cố định (TSCĐ) là tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, những tư liệu laođộng đủ điều kiện sau đây được coi là TSCĐ:
+ Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản này. Lợi ích kinh tế do TSCĐ mang lại được biểu hiện bằng cách tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Nguyên giá TSCĐ được xác định một cách đáng tin cậy. Tính chất này yêu cầu một TSCĐ phải có một số cơ sở khách quan để ghi nhận giá trị ban đầu của nó.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đầy đủ tính chất về giá trị theo quy định hiện hành là lớn hơn 10.000.000đ.
Kế toán tổng hợp tài sản cố định.
. Kế toán tăng tài sản cố định.
a. Tháng 02/2008, công ty mua một xe ôtô Huyndai 1.25 tấn để vận chuyển hàng hoá theo giá mua đã bao gồm cả thuế VAT 10% là 430.000.000đ. công ty đã thanh toán bằng TGNH. Được biết chiếc xe ôtô trên được công ty đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Kế toán ghi:
Bút toán 1:
Nợ TK 211: 400.000.000
Nợ TK 133: 30.000.000
Có TK 112: 430.000.000
Bút toán 2:
Nợ TK 414: 400.000.000
Có TK 411: 400.000.000
b. Ngày 04/02/2008, công ty đã hoàn thành công trình xây dựng nhà kho chứa hàng hoá tại số 926 đường Bạch Đằng với trị giá200.000.000đ.
Kế toán ghi:
Nợ TK 211:200.000.000
Có TK 241:200.000.000
Trường hợp tăng TSCĐ do đánh giá lại: Căn cứ vào hệ số nhà nước quy định, kế toán tiến hành tính nguyên giá mới cho TSCĐ.
Nguyên giá mới = Hệ số x Nguyên giá.
Giá trị còn lại = Nguyên giá mới - Nguyên giá cũ
2. Kế toán giảm tài sản cố định.
Trong công ty có những TSCĐ không sử dụng hoặc do lạc hậu về mặt kỹ thuật. Sau khi báo cáo lên cấp trên, công ty có thể làm thủ tục nhượng bán TSCĐ. Kế toán ghi:
Bút toán 1: Chi phí thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214:giá trị hao mòn
Nợ TK 811:giá trị còn lại
Có TK 211:nguyên giá TSCĐ
Bút toán 2: Doanh thu thu được từ việc thanh lý TSCĐ
Nợ TK 111,112.131
Có TK 711
Có TK 333(nếu có)
Ví dụ :trong tháng 02/2008, công ty đã thu được số tiền 14.000.000đ do thanh lý một máy trộn, pha keo. Biết nguyên giá TSCĐ là 20.000.000đ, hao mòn5.500.000đ.
Kế toán ghi:
Bút toán 1
Nợ TK 214: 5.500.000đ
NợTK 811: 14.500.000đ
Có TK211 : 20.000.000đ
Bút toán 2
Nợ TK 111: 14.000.000đ
Có TK 711: 14.000.000đ
3. Kế toán khấu hao tài sản cố định.
Do tính chất riêng của công ty nên TSCĐ ít thay đổi. Nếu tính khấu hao theo tỷ lệ phần trăm của Bộ Tài Chính thì mức khấu hao quá lớn và giá thành bù đắp không đủ chi phí, cho nên căn cứ vào kế hoạch hàng năm công ty tính khấu hao theo tỷ lệ là 1%.
Ví dụ: Trong tháng 02/2008, số khấu hao TSCĐ tính vào chi phí quản lý DN là 800.000đ.
Kế toán ghi:
Nợ TK 642: 800.000
Cos TK 214 ; 800.00
III. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
Tiền lương là phần thù lao lao động để bù đắp và tái sản xuất sức lao động của cán bộ, công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sán xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong nhà máy phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời thời gian và kết quả lao đông của cán bộ, công nhân viên. Tính và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trợ cấp khác cho cán bộ, công nhân viên.
1. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
a. Lương thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian công việc, cấp bậc,kỹ thuật và tháng lương của từng người lao động. Tại công ty Trung Minh tiền lương tính theo thời gian được áp dụng theo công thức sau:
Lương thời gian (T) = Thời gian lao động x Đơn giá tiền lương.
Hình thức tiền lương này được chia ra các hình thức trả lương như sau:
+ Lương tháng được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương áp dụng cho nhân viên thực hiện công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế.
+ Lương ngày: lương tháng chia cho 26 ngày lao động
Ví dụ: Tiền lương tháng của chị Phượng kế toán mỗi tháng là 2.200.000đ
Lương ngày của chị Phượng sẽ là:
2.200.000 : 26 = 84.615,38đ
+ Lương giờ: Căn cứ vào mức lương ngày chia cho số lượng hay số giờ thực hiện công việc thực tế.
+ Lương sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành.
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Đơn gia
2. Hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp BHXH phải trả.
a. Hach toán lao động: Là hạch toán về mặt số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
+ Hạch toán về số lượng lao động trong nhà máy là hệ thống về mặt số lượng của từng loại lao động hiện có theo từng ngành, từng nghề, công việc khác nhau, hệ thống lao động được thực hiện trên cơ sở danh sách lao động của Doanh nghiệp.
+ Hạch toán về thời gian lao động trong Doanh nghiệp là hệ thống việc sử dụng quỹ thời gian lao động đối với từng cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp .
+ Hạch toán kết quả lao động trong doanh nghiệp là phản ánh ghi chép kết quả lao động của cán bộ, công nhân viên biểu hiện bằng số lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người, tổ, nhóm lao động. Chứng từ dùng để hạch toán là sổ, phiếu ghi nhận số sản phẩm, công việc đã hoàn thành.
b. Tính luơng và trợ cấp BHXH phải trả.
Hàng tháng kế toán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ, công nhân viên trong toàn doanh nghiệp trên cơ sở các chứng từ hạch toán về lao động và các chế độ chính sách về lao động tiền lương, BHXH của cấp trên và của doanh nghiệp. Về hạch toán tiền lương và BHXH phải trả cho cán bộ, công nhân viên, doanh nghiệp sử dụng Bảng thanh toán lương và BHXH. Bảng thanh toán lương lập cho từng bộ phận, phân xưởng, phòng ban... Và là cơ sở để tổng hợp lập bảng phân bổ tiền lương.
3. Kế toán tổng hợp tiền lương tại công ty TNHH TM- DV Trung Minh
Trong tháng 03/2007, bảng tổng hợp tiền lương phải trả cho các bộ phận như sau: (đvt: 1000đ)
+ BP quản lý DN: 5.500
+ BP Kinh doanh :9.300
+ BP sản xuất :6.000
Bảng tổng hợp lương tháng 03/2007
Số TT
Nội dung
Lương BPKD
Lương BPQL
Lương BPSX
1
Lương thời gian
9.000.000
3.000.000
2
Lương sản phẩm
6.000.000
4
Phụ cấp làm thêm giờ
300.000
500.000
Tổng cộng
9.300.000
5.500.000
6.000.000
Người lập biểu Kế toán trưởng
IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Trung Minh là hết sức quan trọng trong quá trình kế toán. Bởi vì qua quá trình hạch toán chi phí sản xuất ta thấy được nó tăng hay giảm để từ đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Cho nên kế toán tập hợp chi phí sản xuất cần phải xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành nên sản phẩm. Trên cơ sở đó có biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý. Kế toán sử dụng các tài khoản sau đây để tập hợp các chi phí.
+TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
+TK 627: chi phí sản xuất chung
+TK 142: chi phí trả trước
+TK 335: chi phí phải trả
+TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn sản xuất mà chi phí sản xuất phải tập hợp theo nó.
2. Kế toán các loại chi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí toàn doanh nghiệp)
a. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp (TK 621)
- Xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm,kể toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152
- Trường hợp NVL mua về không nhập kho mà dùng ngay cho sản xuất sản phẩm. Kế toán ghi :
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
- Để xác định được chính xác chi phí NVL trong kỳ, cuối kỳ nhà máy kiểm tra xác định số NVL còn lại chưa sử dụng, giá trị phế liệu thu hồi.
- Căn cứ vào số liệu kiểm kê cuối kỳ để xác định giá tri NVL còn nhập kho cuối kỳ
Nợ TK 152
Có TK 621
b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí này được tính vào giá thành của từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ bằng phương pháp trực tiếp. Tài khoản sử dụng TK 622
+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất,kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
+ Trích BHXH,BHYT,KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 338
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 theo từng sản phẩm.
Nợ TK 154
Có TK 622
Ví dụ:Ngày 21/01/2008 xuát 200kg PVA – 6699 để sản xuất nhựa vá xăm tự động trị giá 4.500.000đ
Nợ TK 621: 4.500.000
Có TK 152: 4.500.000
+ Tháng 04/2008 tính ra số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất là 6.000.000đ
Nợ TK 622: 6.000.000
Có TK 334: 6.000.000
. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung
- Để tập hợp chi phí sản xuất chung công ty sử dụng TK 627 dùng cho các bộ phận , phân xưởng sản xuất của công ty. Các chi phí bao gồm:
+ Tiền lương của nhân viên phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627
Có TK 334
+ Chi phí vật liệu,công cụ dụng cụ dùng ở phân xưởng
Nợ TK 627.2,627.3
Có TK 152,153
+ Trích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627.4
Có TK 214
+ Chi phí điện nước,chi phí khác bằng tiền thuộc phân xưởng
Nợ TK 627.7,627.8
Nợ TK 133(nếu có)
Có TK 111,112,331
+ Cuối kỳ tính toán,phân bổ,kết chuyển vào bên nợ TK 154
Nợ TK 154
Có TK 627
d. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp.
- Chi phí trả trước :TK 142
+ Khi phát sinh chi phí trả trước.
Kế toán ghi:
Nợ TK 142
Có TK 111,112,153
+ Tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142
- Chi phí phải trả: Đó chính là những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thực tế phát sinh, chúng đã được trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch.
+ Khi trích trước theo kế hoạch
Nợ TK._. 622,627,641,642
Có TK 335
+ Các chi phí phải trả thực tế phát sinh
Nợ TK 335
Có TK 241,334
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty
- Công ty Trung Minh áp dụng các phương pháp sau:
+ Đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp
+ Đánh giá theo sản phẩm hoàn thành tương đương
4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong công ty
- Công ty Trung Minh tính giá thành phẩm theo đơn đặt hàng vì công ty sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ vừa, chu kỳ sản xuất dài.đối tượng tập hợp chi phí là tổ sản xuất, từng đơn đặt hàng.đối tượng tính giá là đơn đặt hàng đã hoàn thành, lúc này kế toán phải mở cho từng đơn đặt hàng một bảng tính giá thành.
- Ví dụ: Công ty có 1 xưởng sản xuất sản phẩm A và B. Chi phí trong tháng được tập hợp như sau:
Khoản mục chi phí
NVl trực tiếp
NC trực tiếp
CPSX chung
Phân xưởng 1
800.000
120.000
150.000
SP A
400.000
50.000
SP B
600.000
70.000
Phân xưởng 2
900.000
200.000
250.000
SP A
600.000
50.000
PX B
600.000
150.000
Cộng
1.400.000
320.000
400.000
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm A ở cả hai phân xưởng là:
PX 1
=
150.000 x 50.000
=
63.000
120.000
PX 2
=
250.000 x 50.000
=
63.000
200.000
Kết quả sản xuất hoàn thành được sản phẩm A giao cho khách hàng,sản phẩm B chưa hoàn thành.
Bảng tính giá thành sản phẩm A(số lượng:50 sp)
Khoản mục
NVL chính
Nhân công
SX chung
Tổng Z
Giá đơn vị
PX 1
200.000
50.000
63.000
313.000
6260
PX 2
400.000
50.000
63.000
513.000
10.260
Cộng
600.000
100.000
126.000
826.000
16.520
V. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN.
1. Các nguồn vốn và các yêu cầu quản lý.
Do hoạt động chính của công ty là kinh doanh các loại keo công nghiệp nên phải luôn đảm bảo sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất. Nguồn vốn của công ty bao gồm:
+ Nguồn vốn kinh doanh.
+ Chênh lệch tỷ giá.
+ Quỹ phát triển kinh doanh.
+ Quỹ dự trữ.
+ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo chế độ quy định hiện hành công ty chủ động sử dụng các nguồn vốn và các quỹ hiện có nhưng phải đảm bảo rõ ràng từng loại, vốn quỹ phát triển phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn vốn hình thành.
Quản lý nguồn vốn là một điều vô cùng quan trọng. Sở dĩ như vậy là vì có quản lý tốt nguồn vốn thì mới đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả.Viẹc quản lý sử dụng nguồn vốn đung mục đích,yêu cầu là rất cần thiết cho việc bảo toàn vốn bỏ ra không bị hao hụt mà còn sinh lợi để tái sản xuất và mở rộng.Không chỉ đơn thuần là đảm bảo cho sản xuất kinh doanh mà còn phải kế toán chính xác các quỹ của doanh nghiệp và phân chia các quỹ theo đúng quy định.Kế toán nguồn vốn trong công ty có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình biến động của từng loại vốn, giám đốc chặt chẽ kế hoạch sử dụng từng loại vốn.
2. Kế toán các khoản nợ phải trả
a. Kế toán các khoản thuế phải nộp với nhà nước
Theo chế độ quy định thì công ty phải có nghĩa vụ với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác cho nhà nước trong kỳ hạch toán. Công ty Trung Minh chủ động tính và xác lập số thuế, các khoản phải nộp cho nhà nước. Đây là nghĩa vụ của công ty với nhà nước. Kế toán nguồn vốn mở sổ theo dõi từng khoản thuế lệ phí phải nộp.
Là một công ty thương mại và dịch vụ do vậy số thuế mà công ty phải nộp cho nhà nước chủ yếu là số thuế lợi tức từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Số thuế lợi tức đó được trích từ TK 421. + Khi xác định số thuế phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 421
Có TK 333.4
+ Khi xác định số thuế tính trên doanh thu bán hàng phải nộp khác, kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 333
+ Khi nộp:
Nợ TK 333
Có TK 111,112
b. Kế toán quá trình phải trả phải nộp khác.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trung Minh, ngoài việc phải thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác như: tiền điện , nước, điện thoại ,internet ,các khoản vay nợ vật tư tiền vốn. Kế toán sử dụng TK 338.
Ví dụ:
+Trong tháng 02/2008 căn cứ vào biên bản kiểm kê ở kho hàng, qua số liệu kiểm kê đã đối chiếu với sổ xuât, nhập kho đến hết ngày 27/02 phát hiện thừa một khối lượng hàng trị giá 17.000.000đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 152: 17.000.000
Có TK 338.1: 17.000.000
+ Ngày 28/02 giám đốc công ty quyết định xử lý số hàng trên bằng cách đưa vào nguồn vốn kinh doanh.
Nợ TK 338.1: 17.000.000
Có TK 411: 17.000.000
3. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.
Đây là nguồn vốn cơ bản đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán sử dụng tà khoản 411 để theo dõi tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh của công ty.
+ Khi nhận được nguồn vốn từ các nguồn khác ,kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 411
+ Khi được bổ xung từ lợi nhuận.
Nợ TK 421
Có TK 411
Ví dụ:Trong tháng 04/2008, nhà máy Z133 có các nghiệp vụ liên quan đến nguồn vốn phát sinh như sau
+ Ngày 09/04/2008nhà máy bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh từ kết quả sản xuất số tiền 453.000.000đ.
Nợ TK 421: 453.000.000
Có TK 411: 453.000.000
VI. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ KINH DOANH.
Công ty TNHH TM & DV Trung Minh nói riêng và các doang nghiệp sản xuất nói chung thì việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để luân chuyển vốn là rất quan trọng. Vì đây là khâu chuyển từ vốn hàng hoá sang tiền tệ để tiếp tục kỳ sau tái sản xuất. Ngoài ra việc tiêu thụ sản phẩm nói lên mức độ tiêu thụ của nhà máy đạt đến mức nào.
1.Kế toán thành phẩm
Về nguyên tắc thành phẩm phải được phản ánh theo trị giá vốn thực tế.Tuy nhiên trong quá trình hạch toán,doanh nghiẹp có thể sử dụng hai cách:
+Đánh giá theo giá thực tế
+Đánh giá theo giá hạch toán
a. Đánh giá sản phẩm theo giá thực tế:thành phẩm do nhà máy sản xuất được đánh giá theo giá thành công xưởng.Thành phẩm thuê ngoài gia công được đánh giá theo giá thêu ngoài gia công
b. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán: Do sự biến động thường xuyên và do cả việc xác định giá thực tế của thành phẩm xuất ra chỉ theo định kỳ. Vì vậy để ghi chép kịp thời giá trị thành phẩm nhập xuất, nhà máy cần phải sử dụng một loại giá ổn định trong một thời gian dài gọi là giá hạch toán. Công thức tính hệ số giá, trị giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ như sau:
Hệ số giá
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ+giá thực tế nhập trong kỳ
Giá hạch toán tồn đầu kỳ+giá hạch toán nhập trong kỳ
Trị giá thành phẩm xuất kho
=
Giá hạch toán của TP xuất kho x hệ số giá
- Nội dung hạch toán chi tiết thành phẩm là theo dõi chi tiết cho từng loại, từng nhóm trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
- Các tài khoản chủ yếu:
+TK 155:Thành phẩm
+TK 157:Hàng gửi bán
+TK 632:Giá vốn hàng bán
- Nếu hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
+TK 156:Hàng hoá
+TK 631:Giá vốn hàng bán
2. Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm doanh thu bán hàng
- Khái niệm
+ Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện do hoạt động tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
+ Các khoản làm giảm doanh thu bán hang bao gồm: Chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
- Các khoản doanh thu bán hàng, các khoản giảm doanh thu được phản ánh trong chứng từ và tài liệu sau: hoá đơn bán hàng, háo đơn kèm phiếu xuất kho, chứng từ trả tiền hàng...các chứng từ này là tài liệu để căn cứ ghi sổ kế toán liên quan. Một số TK sử dụng:TK 511,512,531,532,333.
3. Kế toán chi phí bán hàng.
- Khái niệm: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
- Kế toán sử dụng "TK 641-chi phí bán hàng"để phản ánh tập hợp và kết chuyển. Phương pháp hạch toán:
+ Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên bán hàng.
Kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 334,338
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ TK 641
Có TK 214
+ Chi phí bằng tiền khác.
Nợ TK 641
Nợ TK 133(nếu có)
Có TK 111,112
4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Công ty TNHH TM & DV Trung Minh sử dụng "TK 642-chi phí quản lý doanh nghiệp" để tập hợp chi phí quản lý, đồ dùng văn phòng,khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý, chi phí khác bằng tiền. Phương pháp hạch toán:
Nợ TK 642
Có TK 334,338: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Có TK 153: Công cụ dụng cụ.
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ.
Có TK 111,112: Chi phí khác bằng tiền.
Có TK 335: Các khoản trước trước cho QLDN.
5. Xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Kết quả của thu nhập và sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí bỏ ra. Để hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy kế toán sử dụng TK 911 để theo dõi các nội dung chủ yếu sau.
+ Kết chuyển doanh thu
Nợ TK 511
Có TK 911
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911
Có TK 632
+ Kết chuyển chi phí bán hàng,QLDN
Nợ TK 911
Có TK 641,642
Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lãi ( Lỗ ) = Doanh thu thuần - (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN)
Nếu lãi: Nợ TK 911
Có TK 421
Nếu lỗ: Nợ TK 421
Có TK 911
Phân phối lợi nhuận cho các quỹ:
Nợ TK 421
Có TK 414
Có TK 431
Có TK 415
Ví dụ : trích tài liệu tháng 4/ 2008 như sau:
- Doanh thu bán hàng là:19.000.000đ
- Giá vốn hàng bán: 10.050.000đ
- Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp:2.500.000đ
Kế toán kết chuyển xác định kết quả như sau:
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng.
Nợ TK 511 19.000.000
Có TK 911 19000.000
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Nợ TK 911 10.050.000
Có TK 632 10.050.000
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
Nợ TK 911: 2.500.000
Có TK 641: 1.000.000
Có TK 642: 1.500.000
Xác định lãi ( lỗ) = 19.000.000 - (10.050.000 + 2.500.000)
= 6.000.000 đ ( Lãi)
Nợ TK 911 6.000.000
Có TK 421 6.000.000
Được biết số lãi đó phân phối cho các quỹ như sau:
+ Quỹ đầu tư phát triển: ( TK 414): 30%
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi: ( TK 431 ): 15%
Kế toán ghi:
Nợ TK 421 2.700.000
Có TK 414 1.800.000
Có TK 431 900.000
VII - .BÁO CÁO KẾ TOÁN
Báo cáo kế toán là báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp. Thực chất của báo cáo kế toán là những bảng tổng hợp có hệ thống những chỉ tiêu kinh tế bằng tiền trên cơ sở số liệu từ sổ kế toán, phản ánh được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử vốn của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tình hình hiện có của doanh nghiệp về tài sản và nguồn hình thành tài sản. Đây là tài liệu quan trọng nhất để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Mẫu số B01-DN
Bảng cân đối kế toán
(đvt:1000đ)
Tên tài sản
Mã số
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
A. Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn.
100
I. Tiền.
110
1. Tiền mặt tại quỹ.
111
129.500.000
98.700.000
2. Tiền gửi ngân hàng.
112
96.000.000
66.300.000
3. Tiền đang chuyển.
113
II. Các khoản đầu tư tài chính.
120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác.
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
129
III. Các khoản phải thu.
130
1. Các khoản phải thu của khách hàng.
131
2. Trả trước cho người bán.
132
3. Thuế GTGT được khấu trừ.
133
4. Phải thu nội bộ.
136
5. Các khoản phải thu khác.
138
125.500.000
103.500.000
6. dự phòng phải thu khó đòi
139
IV. Hàng tồn kho.
140
1. Hàng mua đang đi đường.
141
2. Nguyên vật liệu tồn kho.
142
317.300.000
367.800.000
3. Công cụ dụng cụ.
143
4. chi phí SXKD dở dang.
144
200.000.000
187.600.000
5. Thành phẩm tồn kho.
145
320.400.000
315.400.000
6. Hàng hoá tồn kho.
147
7. Hàng gửi đi bán.
149
8. Dự phòng giảm giá hang tồn kho.
146
V. Tài sản lưu động khác.
150
1. Tạm ứng.
151
25.300.000
15.900.000
2. Chi phí trả trước.
152
40.700.000
47.900.000
3. Chi phí chờ kết chuyển.
153
4. Tài sản thiếu chờ xử lý.
154
5. Các khoản thế chấp, ký cược...
VI. Chi sự nghiệp.
160
1. Chi sự nghiệp năm nay.
161
2. Chi sự nghiệp năm trước.
162
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
200
1.043.500.000
1.962.000.000
I. Tài sản cố định.
210
1. Tài sản cố định hữu hình.
211
1.043.500.000
1.660.000.000
Nguyên giá.
212
1.358.500.000
2.005.000.000
Giá trị hao mòn luỹ kế.
213
(315.000.000)
(345.000.000)
2. Tài sản cố định thuê tài chính.
214
Nguyên giá.
215
Giá trị hao mòn luỹ kế.
216
3. Tài sản cố định vô hình.
Nguyên giá.
Giá trị hao mòn luỹ kế.
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn.
221
2. Góp vốn liên doanh.
222
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác.
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
230
302.000.000
IV. Khoản ký quỹ ký cược dài hạn.
240
Tổng cộng tài sản
2.298.200.000
3.165.100.000
Nguồn vốn
a. Nợ phải trả.
300
1.000.200.000
1.306.200.000
I. Nợ ngắn hạn.
310
890.200.000
756.200.000
1. Vay ngắn hạn.
311
272.000.000
215.000.000
2. Nợ dài hạn đến hạn trả.
312
3. Phải trả người bán.
313
460.000.000
423.300.000
4. Người mua trả tiền trước.
314
90.000.000
56.300.000
5. Thuế và các khoản phải nộp.
315
55.000.000
52.800.000
6. Phải trả công nhân viên.
316
13.200.000
8.800.000
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ.
317
8. Các khoản phải trả phải nộp khác.
318
II. Nợ dài hạn.
320
1. Vay dài hạn.
321
110.000.000
550.000.000
2. Nợ dài hạn.
322
110.000.000
550.000.000
III. Nợ khác.
330
1. Chi phải trả.
331
2. Tài sản thừa chờ sử lý.
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
333
B. nguồn vốn chủ sở hữu.
400
I. Nguồn vốn quỹ.
410
1. Nguồn vốn kinh doanh.
411
942.300.000
1.373.700.000
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
412
3. Chênh lệch tỷ giá.
413
4. Quỹ đầu tư phát triển.
414
355.700.000
485.200.000
5. Quỹ dự phòng tài chính.
415
6. Lợi nhuận sau thuế chư phân phối.
416
7. Quỹ khen thưởng phúc lợi.
417
8. Nguồn vốn đầ tư xây dựng cơ bản.
418
II. Nguồn kinh phí.
420
1. Quỹ quản lý cấp trên.
421
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp.
422
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước.
423
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay.
424
Tổng cộng nguồn vốn.
2.298.200.000
3.165.100.000
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh - năm 2008
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm trước
Năm nay
Tổng doanh thu
01
1.049.960.642
3.470.294.022
Các khoản giảm trừ
03
+ Chiết khấu
04
+ Giảm giá
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
Thuế doanh thu
07
4.365.776
23.823.043
1. Doanh thu thuần (01-03)
10
1.045.567.866
3.446.461.979
2. Giá vốn hàng bán
11
420.381.885
653.216.734
3. Lợi tức gộp (10-11)
20
625.191.981
2.793.245.245
4. chi phí bán hàng
21
79.195.372
343.069.295
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
43.506.002
448.865.025
6. Lợi tức thuần từ KD
( 20 - ( 21+ 22 )
30
502.490.607
2.001.310.925
Thu nhập hoạt động tài chính
31
Chi phí hoạt động tài chính
32
7.Lợi tức từ hoạt động tài chính
40
Thu nhập hoạt động khác
41
Chi phí hoạt độngkhác
42
8. Lợi tức từ hoạt động khác
(41 - 42)
50
9. Tổng lợi tức trước thuế
60
502.490.607
2.001.310.925
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
161.852.156
194.645.210
11. Lợi tức sau thuế ( 60 - 70 )
80
340.638.451
1.806.655.715
B – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN , PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TRUNG MINH.
I. VAI TRÒ CỦA VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
Để thấy được tầm quan trọng và công tác hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong hoạt sản xuất kinh doanh. Trước hết ta phải tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về vốn bằng tiền, và một số quan hệ thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. Nguồn gốc phát sinh vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp:
Khái niệm:
1.1.1. Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dBng để đáp ứng nhUcầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa để sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp và là một bộ phận của vốn lưu động.
Mặt khác, vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ vì trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát. Do vậy, việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lí tiền tệ thống nhất của nhà nước. Chẳng hạn, tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thoả thuận ghi trong hợp đồng tiền mặt, khi có tiền thu bán hàng bằng tiền mặt thì doanh nghiệp phải nộp vào ngân hàng.
1.1.2. Các nghiệp vụ thanh toán:
Quan hệ thanh toán được hiểu là một loại quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ phải thu, phải trả với con nợ và chủ nợ của mình về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã qui định có hiệu lực trong thời hạn vay nợ.
1.2. Nguồn gốc phát sinh vốn bằmg tiền và các quan hệ thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Muốn tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tiến hành mua vật tư, hàng hoá đầu vào. Đến khâu cuối cùng của mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm hàng hoá để hưởng phần chênh lệch, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình là tìm kiếm lợi nhuận. Rõ ràng, các nghiệp vụ mua bán tồn tại song song với chặng đường hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, các hoạt động mua bán diễn ra trong mọi quá trình tái sản xuất, từ khâu mua các yếu tố đầu vào, qua khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bán thành phẩm, hàng hoá của mỗi doanh nghiệp.
Nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh các nghiệp vụ kinh tế xảy ra rất đa dạng và phức tạp, không phải lúc nào các quan hệ thanh toán cũng được thực hiện ngay sau khi phát sinh. Mục đích của các doanh nghiệp đều mong muốn tiêu thụ được nhiều hàng hoá, có mối quan hệ rộng và lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, tính chất liên tục kế tiếp của các chu kỳ kinh doanh buộc các doanh nghiệp khác phải mua vật tư, hàng hoá, thuê nhân công… mặc dù cung về vốn không đáp ứng đủ cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn mua được hàng hoá thông qua phương thức mua chịu.
Từ những nguyên nhân nêu ở trên làm nảy sinh các quan hệ thanh toán. Khi thanh toán ngay, tiền sẽ là vật ngang giá chung trong quá trình mua bán hàng hoá. Nếu như doanh nghiệp không lâm vào tình trạng suy thoái hay phá sản, loại trừ được các khoản nợ nần không hợp pháp, không lành mạnh, thì có thể nhìn vào tính chất rộng lớn, đa phương và phức tạp của quan hệ thanh toán để đánh giá được mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp trên thương trường.
Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu mua và bán sản phẩm, vật tư, hàng hoá... các doanh nghiệp đều có mối quan hệ thanh toán ngay bằng tiền hoặc có quan hệ thanh toán về các khoản phải thu và phải trả. Từ đó, tạo nên trong xã hội một mạng lưới hệ thống các doanh nghiệp với mỗi mắt xích là một quan hệ thanh toán khác nhau.
Vốn bằng tiền và các quan hệ thanh toán bao giờ cũng vẫn phải theo được dõi quả lý trên các góc độ khác nhau của các khoản tiền thanh toán và khoản tiền còn nợ.
Trong doanh nghiệp, có rất nhiều mối quan hệ thanh toán khác nhau nảy sinh trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, dưới góc độ thông tin cho quản lí, kế toán thường phân các quan hệ thanh toán vào các nhóm sau:
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, các khách hàng trong quan hệ mua bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ... Thanh toán với người nhận thầu; thanh toán với người cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng, trợ cấp và các khoản thu nhập cá nhân phân phối khác cho họ.
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với bên đối tác liên doanh trong quan hệ liên kết như việc góp vốn, nhận vốn, thu hồi vốn, trả vốn phân chia kết quả...
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với ngân hàng và chủ kinh doanh tín dụng khác về một khoản tiền vay.
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với ngân sách về các khoản phải nộp tài chính theo nghĩa vụ.
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với bên trong nội bộ tổ chức của một pháp nhân kinh tế do phát sinh nghiệp vụ điều hoà, cấp phát, hoàn trả vốn kinh doanh nội bộ, nghiệp vụ thu, chi hỗ trợ lẫn nhau; nghiệp vụ mua vào, bán hộ trong nội bộ các tổ chức thành viên trực thuộc.
- Thanh toán với các tổ chức, cá nhân cơ quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp do các nghiệp vụ vay nợ, vãng lai.
2. Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp.
Câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là tại sao phải quản lý vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán? Câu trả lời sẽ được mở ra khi chúng ta tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ này, thông qua việc tìm hiểu các hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền:
Để có thể quản lí tốt vốn bằng tiền trong nội b doanh nghiệp thì trước hết phải tách biệt việc bảo quản vốn bằng tiền ra khỏi việc ghi chép các nghiệp vụ này. Ngoài ra nên phân công một số nhân viên làm nhiệm vụ ghi sổ để kiểm tra công việc của người này nhằm hạn chế bớt tình trạng gian lận cũng như sự móc ngoặc giữa các nhân viên trong tham ô tiền mặt. Để thực hiện tốt việc quản lí nội bộ vốn bằng tiền ta tiến hành các bước sau:
- Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ sổ sách kế toán - Những nhân viên giữ tiền mặt không được tiếp cận với các sổ sách kế toán và nhân viên kế toán không được giữ tiền mặt.
- Lập bản danh sách ghi hoá đơn thu tiền mặt tại thời điểm và nơi nhận tiền mặt.
- Thực hiện thanh toán bằng séc, chỉ nên dùng cho các khoản chi tiêu lặt vặt. Không bao giờ được chi trả vượt sổ, không bao giờ chi trả tiền mặt thay cho việc chi trả séc.
- Trước khi phát hành một số séc để thanh toán, phải kiểm tra số lượng và giá trị các khoản chi.
- Tách chức năng duyệt chi khỏi chức năng kí séc
2.2. Yêu cầu quản lý các quan hệ thanh toán:
Theo như khái niệm ở trên, quan hệ thanh toán là sự hình thành trong sự cam kết của hai bên trong giao dịch thương mại, trọng giá trình sản xuất... Bởi vậy, nó đi liền với các khoản phải thu, phải trả là những nghĩa vụ ràng buộc con nợ và chủ nợ. Việc thực hiện tốt các nghiệp vụ phải thu, phải trả có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì việc thanh toán đúng các khoản nợ phải trả sẽ tạo niềm tin, cơ sở và các mối quan hệ làm ăn lâu dài cho doanh nghiệp không gây hiện tượng chủ nợ chiếm một tỷ trọng vốn lớn dẫn đến tình trạng sản xuất trì trệ và doanh nghiệp dẫn đến phá sản.
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp phải trả, phải thu khi phát sinh phải được ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời. Từ đó, giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng thuận tiện, tránh được những thất thoát không đáng có xảy ra đối với doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, quan hệ thanh toán không chỉ liên quan đến một người, một bạn hàng mà nó liên quan đến tất cả các đối tượng khác ở nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp. Các quan hệ thanh toán ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhất là trong tình hình hiện nay. Trước đây, giao dịch thương mại chỉ diễn ra trên phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia thì quan hệ thanh toán đơn thuần chỉ là trực tiếp bằng tiền mặt. Do có sự mở cửa của nhà nước, giao dịch thương mại đã vượt ra khỏi biên giới và nối liền với nhiều quốc gia khác nên quan hệ thanh toán được mở rộng bằng nhiều hình thức khác nhau như: séc, hối phiếu, kỳ phiếu... thay thế cho tiền mặt. Các phương thức thanh toán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện giữa các nước, các đối tác có quan hệ với doanh nghiệp. Có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng như: phương thức nhờ thu, phương thức ghi sổ, phương thức chuyển tiền... đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ. Khi áp dụng các phương thức thanh toán trên, người thanh toán sau khi đã làm xong thủ tục phải báo cho bên đối tác biết qua điện thoại, Fax, thư hay trực tiếp đại diện...Tuy nhiên, thời hạn thanh toán còn phải phụ thuộc vào việc làm thủ tục nhanh hay chậm cho việc giao và nhận hàng, việc chuyển tiền hoặc chuyển séc. Rõ ràng, là phương thức thanh toán trả tiền ngay nhưng với những thu tục không thể bỏ qua đó, đã khiến cho thời điểm người trả tiền không cùng với thời điểm giao nhận hàng. Hay nói cách khác, giữa hai bên giao dịch thương mại, cá nhân với doanh nghiệp vẫn nảy sinh các khoản công nợ.
Các quan hệ thanh toán rất đa dạng và phong phú cho nên những thông tin phức tạp về tình hình thanh toán cần được tổ chức và quản lí một cách khoa học có hệ thống, nhằm cung cấp nhanh chóng các dữ liệu cần thiết cho công tác quản lí tài chính trong doanh nghiệp.
Đối với các quan hệ thanh toán, nhiệm vụ của các nhà quản lí không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo các khoản phải thu, phải trả được thanh toán đúng hạn cho từng đối tượng, theo đúng phương thức, thời gian đã thoả thuận mà công tác quản lí tài chính trong doanh nghiệp còn phải đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt và hợp lí nhất. Với một lượng vốn nhất định, dựa trên những thông tin có được về quan hệ thanh toán nợ phải trả, đôn đốc các khoản nợ phải thu nhằm điều hoà lượng vốn một cách có hiệu quả. Cụ thể là, tận dụng tối đa thời hạn thanh toán các khoản phải trả và thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu thông qua nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng.
Như vậy, qua một số đặc điểm của quan hệ thanh toán nảy sinh giữa doanh nghiệp với các đối tượng có liên quan, ta thấy việc quản lí quan hệ thanh toán rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả... Vấn đề đặt ra là bằng cách nào để kiểm soát được các quan hệ kinh tế tài chính nà
@. Vai trò của việc hạch toán kế toán đối với việc quản lí các quan hệ thanh toán:
Mọi quyết định trong công tác quản lý về quan hệ thanh toán của doanh nghiệp với các đối tác, CNV được tiến hành trên cơ sở những thông tin về các khoản nợ phát sinh với đối tác kinh doanh này.
Để có được những thông tin đó, việc hạch toán kế toán các khoản thanh toán nói riêng và các khoản phát sinh trong doanh nghiệp nói chung là rất quan trọng. Với chức năng ghi chép, phân loại tổng hợp mọi hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp những thông tin hữu ích đó cho người ra quyết định, hạch toán kế toán sẽ giúp doanh nghiệp có được các thông tin cụ thể về số nợ, thời gian nợ và tình hình thanh toán với từng đối tượng trong từng khoản phải thu, phải trả. Hơn thế nữa, với các số liệu kế toán, nhà quản lí sẽ biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ phải trả và tình hình thu hồi các khoản phải thu và từ đó có biện pháp quản lý tài chính phù hợp, góp phần duy trì các hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể khẳng định thêm rằng, hạch toán kế toán chính là công cụ quản lý duy nhất đối với các nghiệp vụ thanh toán, bởi khác với một số phần hành như vật tư, hàng hoá hiện hữu trong kho thì sự tồn tại của các quan hệ thanh toán mang tính trừu tượng, chỉ được biểu hiện duy nhất trên sổ sách giấy tờ.
3. Nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán:
Xuất phát từ những đặc điểm trên và nhằm thoả mãn nhu cầu quản lý về vốn bằng tiền; các nghiệp vụ thanh toán nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán phần hành này phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
3.1. Đối với hạch toán vốn bằng tiền:
- Hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt, giám đốc tình hình chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lí kịp thời các sai sót trong việc quản lí và sử dụng tiền mặt
- Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám đốc việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp kịp thời giải phóng nhanh tiền đang chuyển.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, hạch toán vốn bằng tiền giúp doanh nghiệp quản lí tốt vốn bằng tiền, chủ động trong việc thu chi và sử dụng vốn bằng tiền có hiệu quả cao.
3.2. Đối với hạch toán các nghiệp vụ thanh toán:
- Phản ánh, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kinh doanh chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, từng thời gian được thanh toán.
- Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp của phần hành các khoản phải thu phải trả.
- Thực hiện giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán trong tài chính và tín dụng.
- Tổng hợp và xử lí thông tin nhanh về tình hình công nợ trong hạn,đến hạn, quá hạn và công nợ có khả năng khó trả, khó thu để quản lý tốt công nợ, tránh dây dưa công nợ và góp phần cải thiện tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ cần theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo đồng “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, cuối kì phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế.
- Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả bằng vàng bạc, đá quý, cần chi tiết theo cả chỉ tiêu về giá trị và hiện vật. Cuối kì điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế.
- Tuyệt đối không được bù trừ giữa 2 bên nợ, có của một số tài khoản thanh toán như tài khoản 131, 331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết từng bên để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.
II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUNG MINH
1. Hạch toán vốn bằng tiền:
1.1.Hạch toán tiền tại quỹ doanh nghiệp:
1.1.1. Nội dung hạch toán tiền tại quỹ:
Tiền tại quỹ của doanh nghiệp gồm giấy bạc ngân hàng Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc...hiện đang quản lí tại doanh nghiệp.
1.1.2.Nguy._..
- Bù trừ số phải thu với số phải trả trong nội bộ cùng một đối tượng.
- Thu hồi vốn quỹ ở các đơn vị thành viên; quyết toán với các đơn vị thành viên, về kinh phí sự nghiệph đã cấp, đã sử dụng.
Số dư bên nợ:
Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp.
@. TK136 “Phải thu nội bộ”có 2 tài khoản cấp hai:
- TK1361-Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (TK này chỉ ở có ở đơn vị cấp trên): Phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị phụ thuộc do cấp trên trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương pháp khác.
- TK1368- Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu giữa các đơn vị nộ bộ tronng doanh nghiệp. Ngoài ra TK136 còn hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ theo dõi riêng từng khoản phải thu.
2.4.2.2. TK336- Phải trả nội bộ:
Tài khoản này sử dụng để ghi các khoản phải trả trong quan hệ thanh toán nội bộ doanh nghiệp, bao gồm các khoản: thu hộ, được chi hộ, phải nộp hộ theo nghĩa vụ.
2.4.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán TK336 - Phải trả nội bộ cần tuân thủ theo các qui định:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản nà các khoản phải trả lẫn nhau giữa cấp trên, cấp dưới theo định nghĩa nội bộ đã nêu ở trên.
- Nội dung các khoản cụ thể được ghi ở TK336 - Phải trả nội bộ gồm khoản cấp duươí có nghĩa vụ phải nộp cấp trên(nộp doanh thu khoản thu nhập khoán, nộp thuế nhà nước qua cấp trên...) các khoản thu hộ phải trả, các khoản được chi hộ phải trả.
- TK336- Phải trả nội bộ được mở chi tiết theo đơn vị trực thuộc (đối với cấp trên) và chi tiết theo từng khoản phải trả đơn vị cấp trên (đối với đơn vị phụ thuộc).
2.4.2.2.2. Kết cấu, nội dung TK336-phải trả nội bộ
Bên nợ:
- Số tiền đã cấp cho đơn vị cấp dưới.
- Số tiền đã nộp cho đơn vị cấp trên.
- Số tiền đã trả và các khoản mà đơn vị nội bộ chi hộ hoặc thu hộ đơn vị nội bộ.
- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả đối với một đơn vị có quan hệ thanh toán.
Bên có:
- Số tiền phải nộp cấp trên.
- Số tiền phải cấp cho đơn vị cấp dưới.
- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.
Số dư bên có:
Số tiền còn phải trả, phải nộp, phải cấp cho đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.
2.4.2.2..3. Phương pháp hạch toán:
- Khi cấp trên cấp vốn kinh phí cho cấp dưới theo mức độ phân cấp nội bộ, kế toán phản ánh:
+ ở đơn vị cấp trên:
Nợ TK136(1361): Phải thu nội bộ
Có TK111,112: Tiền cấp
Có TK152,153: Vật tư cấp
Có TK211,213: TSCĐ cấp
+ ở đơn vị cấp dưới phản ánh theo nguyên tắc vốn kinh doanh nhận cấp phát:
Nợ TK111, 112,152,153,21 ...
Có TK411: Vốn kinh doanh
- Khi phát sinh các khoản thu hộ:
+ Đơn vị thu hộ:
Nợ TK111,112: Tiền mặt, TGNH
Nợ TK152,153, 211...: Vật tư, Tài sản
Có TK336: Phải trả nội bộ
+ Đơn vị nhờ thu hộ:
Nợ TK1368: Phải thu hộ khác
Có TK131: Phải thu của khách hàng
Có TK511: Doanh thu bán hàng
Có TK311: Vay ngắn hạn
. Khi thanh toán khảon thu hộ thì bút toán ghi:
Nợ TK111, 112: Tiền Mặt, TGNH
Có TK136(1368): Phải thu nội bộ
- Khi phát sinh các khoản chi hộ, kế toán ghi:
+ Đối với đơn vị chi hộ: ghi khoản chi hộ thành nợ phải thu nội bội chi tiết cho đối tượng thanh toán:
Nợ TK136(1368): Phải thu nội bộ
Có TK111: Tiền mặt
Có TK112: TGNH
Có TK641: Chi phí bán hàng
Có TK642: Chi phí QLDN
Có TK334: Phải trả CNV
+ Đối với đơn vị nhờ chi hộ: ghi khoản được chi hộ thành khoản nợ phải trả nội bộ. Chi hộ nội bộ thường có chi trả nợ nhà cung cấp, trả nợ vay, nộp thuế, trả lương công nhân viên, chi hộ tiền bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...
Nợ TK331: Phải trả nhà cuang cấp
Nợ TK334: Phải trả CNV
Nợ TK641, 642: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK336: Phải trả nội bộ
Có TK111,112: Tiền mặt, TGNH
- Khi phát sinh khoản phải thu, phải trả theo nghĩa vụ tài chính như: Phải thu, phải trả tiần quỹ XN, tiền lãi, tiền doanh thu khoán...kế toán ghi:
Nợ TK136(1368): Phải thu nội bộ
Có TK511: Doanh thu bán hàng
Có TK451: Quỹ quản lý cấp trên
Có TK414,415,421,431...
- Khi thu các khoản phải nộp của cấp dưới kế toán đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK111,112: Tiền mặt,TGNH
Có TK136: Phải thu nội bộ
+ Đơn vị phải nộp, phải cấp phát:
Nợ TK111,112; Tiền mặt, TGNH
Có TK336: phải trả nội bộ
+ Khi cấp nộp số tiền theo qui định ghi:
Nợ TK336: Phải trả nội bộ
Có TK111,112: Tiền mặt, TGNH
- Trường hợp kinh doanh thua lỗ, cấp trên phải cấp bù lỗ - ghi :
Nợ TK421: Lãi chưa phân phối
Có TK336: Phải trả nội bộ
+ Khi đó cấp dưới trực thuộc ghi:
Nợ TK136(1368): Phải thu nội bộ
Có TK421: Lãi chưa phân phối
- Khi cấp trên cấp lớn hơn số bù lỗ theo số đã duyệt:
+ Cấp trên:
Nợ TK336: phải trả nội bộ
Có TK111,112; Tiền mặt, TGNH
Có TK152,153,211...: Vật tư, TSCĐ...
Có Tk 156: hàng hoá
+ Cấp dưói trực thuộc nhận khoản cấp bù lỗ của cấp trên;
Nợ TK111,112; TIền mặt, TGNH
Nợ TK 152,153,156: Vật tư, hàng hoá
Có TK136(1368): Phải thu nộ bộ
- Bù trừ các khoản thanh toán phải thu và phải trả nội bộ:
Nợ TK336: Phải trả nội bộ
`Có TK136: Phải thu nội bộ
2.5. Hạch toán các khoản thanh toán tạm ứng:
2.5.1. Khái niệm:
Tạm ứng là việc giao cho cán bộ CNV của đơn vị một khoản tiền để người đó sử dụng vào những mục đích đã định trước (như: mua hàng lặt vặt, tiếp khách, lễ tết...)
Thực chất khi xuất tiền cho các CNV tạm ứng là các khoản phải thu của đơn vị. Khi cán bộ công nhân viên thanh toán các khoản tạm ứng nó sẽ trở thànhcác khoản chi phí hoặc các tài sản trong đơn vị.
2.5.2. Nguyên tắc hạch toán:
- Người tạm ứng phải là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Muốn tạm ứng, người nhận tạm ứng phải có giấy đề nghi tạm ứng được giám đốc ký duyệt và căn cứ kế toán để lập phiếu ghi tiền.
- Đến kỳ thanh toán tạm ứng phải lập báo cáo thanh toán tạm ứng (theo mẫu 04-TT) kèm theo chứng từ chứng minh số tiền tạm ứng đã được sử dụng đúng mục đích.
- Người tạm ứng chỉ được tạm ứng lần sau khi đã thanh toán số đã tạm ứng lần trước.
- Số tạm ứng không chi hết phải khấu trừ vào lương hoặc chuyển sang theo dõi ở TK138- Phải thu khác.
2.5.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
2.5.3.1. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán tạm ứng TK141- Tạm ứng.
2.5.3.2. Nội dung, kết cấu TK141- Tạm ứng:
Bên nợ:
- Ghi các khoản tiền đã đã tạm ứng cho người nhận tạm ứng.
- Số tiền tạm ứng thiếu đã chi trả cho người tạm ứng.
Bên có:
- Ghi các khoản tạm ứng đã thanh toán theo thực chi.
- Số tiền tạm ứng thừa thanh toán.
Số dư bên nợ:
Số iền tạm ứng chưa thanh toán
2.5.3.3. Phương pháp hạch toán:
- Khi chi tiền tạm ứng cho người nhận căn cứ vào các giấy tờ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK141 - Tạm ứng
Có TK111 - Tiền mặt
- Khi thanhtoán tạm ứng căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số 04-TT) kèm theo chứng từ gốc.
+ Nếu số tạm ứng bằng số đã thanh toán:
Nợ TK liên quan TK611, 152, 153, 156, 627, 641, 642
Có TK141 - Tạm ứng
+ Nếu số đã tạm ứng lớn hơn số thanh toán(Tạm ứng không chi hết)
. Nếu nộp ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK111 - Tiền Mặt
Có TK141 - Tạm ứng
. Nếu không có tiền nộp phải nợ lại, kế toán ghi:
Nợ TK138 - Phải thu khác
Có TK141 - Tạm ứng
. Nếu đến kỳ lương chấp nhận khấu trừ vào lương, kế toán ghi:
Nợ TK334 - Phải trả CNV
Có TK141 - Tạm ứng
+ Nếu số đã tạm ứng nhỏ hơn số đã thanh toán:
. Kế toán lập phiếu chi tiền mặt bổ sung phần chênh lệch trả cho người tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK627, 641, 642, 152...(Theo chứng từ thanh toán)
Có TK141 - Tạm ứng (Số đã tạm ứng)
Có TK111- Tiền mặt (số chênh lệch tạm ứng< số chi thực tế)
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
1- Nội dung phản ánh các khoản vốn bằng tiền.
1. 1 Kế toán tiền mặt.
Hình thức hạch toán chứng từ ghi sổ:Căn cứ vào các chứng từ thu,chi để lập chứng từ ghi sổ.Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổđể lấy số hiệu sau đó căn cứ và chứng tưh ghi sổđể ghi vào sổ cái.Số liệu từ các chứng từ thu,chi cũng được dùng để ghi vào các sổ quỹvà sổ kế toán chi tiết.
Trong năm 2003 đã hoàn thành nhiều kế hoach bán hàng đề ra làm doanh thu cao quỹ tiền mặt của Công ty tăng. Để phục vụ cho các cửa hàng được tốt hơn Công ty đã chi một số tiền tương đối lớn Công ty chi tiền mua vật tư, công cụ dụng cụ, nâng cấp các thiết bị dụng cụ cho việc bán hàng được tốt hơn, Công ty cũng đã nhượng bán một số tài sản mà Công ty không sử dụng nữa, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán lập các định khoản làm tăng lượng tiền mặt cuả Công ty trong tháng 10(Trích một số nghiệp vụ)
- 7/10 Công ty nhượng bán máy phôtô trị giá 10.543.720 bao gồm cả thuế GTGT 10%. Khách hàng đả thanh toán bằng tiên mặt.
Nợ TK 111 : 10.543.720đ
Có TK 333 : 985.520đ
Có TK 711 : 9.585.200đ
-14/10 Xuất bán cho công ty cổ phần Bình An 2000 kg VNP 176 tổng giá thanh toán cả thuế là 34.784.750đ
Nợ TK111:34.784.750đ
Có TK511: 31.622.500đ
Có TK333: 3.162.250đ
-16/10 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt với số tiền là 670 triệu đồng
Nợ TK 111 : 670.000.000đ
Có TK 112 : 670.000.000đ
18/10 Công ty TNHH Hồng Vân thanh toán số nợ kỳ trước bằng tiền mặt 45.000.000đ
Nợ TK111:45.000.000đ
Có TK131: 45.000.000đ
24/10 Chị Trần Thị Loan thanh toán số tiền thừa tạm ứnglà 3.245.000đ
Nợ TK111: 3.245.000đ
Có TK141: 3.245.000đ
30/10 Công ty nhận báo cáo doanh thu
Nợ TK 111 : 361.900.000đ
Có TK 511 : 329.000.000đ
Có TK 333 : 32.900.000đ
Công TNHH TM & DV
Trung Minh
Phiếu thu
Ngày 7/10/2003
Nợ TK: 111
Có TK: 333,711
Họ tên người nộp: Nguyễn Văn Hùng
Địa chỉ: Phòng kế toán nhượng bán 1 máy photo.
Số tiền: 10.543.720đ
Đã nhận đủ số tiền: mười triêu năm trăm bốn ba nghìn bảy trăm hai mươi đồng
Ngày 7/10/2003
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Thủ Quỹ
(Ký, tên họ)
Người nộp
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Thủ trưởng đơn vị NH
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại.
Loại chứng từ gốc: Phiếu thu
Tháng 10 năm 2003
Đơn vị : đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
….
………….
…..
7/10
nhượng bán máy photo
333
985.820
711
9.858.200
11/10
Bán keo VNP – 328T cho Cty ống giáy hàn việt
511
31.622.500
333
3.162.250
…
……….
…..
15/10
Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ
112
670.000.000
16/10
Công ty TNHH Hồng Vân TT Nợ
131
45.000.000
….
……..
…..
22/10
Thanh toán thừa tạm ứng
141
3.245.000
….
………..
….
28/10
Công ty nhận báo cáo doanh thu
511
329.000.000
333
32.900.000
….
………
Cộng
1.026.721.000
* Ngoài ra các nghiệp vụ phát sinh làm giảm quỹ tiền mặt của công ty .:
- Ngày 7/10 mua hàng hoá
Nợ TK 156 : 86.941.100đ
Nợ TK 133 : 8.694.110đ
Có TK 111 : 95.635.210đ
-Ngày 9/10 Tạm ứng cho anh Bùi Thanh Tâm số tiền 10.000.000đ
Nợ TK 141: 10.000.000đ
Có TK : 10.000.000đ
-Ngày 10/10 Công ty mua một máy vi tính trị gia 7.218.750đ bao gồ cả thuế GTGT 10%. Công ty đẫ thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 211 : 6.562.500đ
Nợ TK 133 : 565.250đ
Có TK 111 : 7.218.750đ
- Ngày 12/10 Công ty thanh toán nợ kỳ trước cho công ty NâNPO.Tổng số thanh toán là 315.769.000đ
Nợ TK 331 : 315.769.000đ
Có TK 111 : 315.769.000đ
- Ngày 17/10 Thuê sửa chữa điều hoà số tiền phải trả 5.100.000 bao gồ thuế GTGT 10% công ty đã thanh toán bằng tiền mặt
Nợ TK 241 : 4.100.000đ
Nợ TK 133 : 410.000đ
Có TK 111 : 5.100.000đ
-Ngày 25/10 Rút tiền mặt gửi ngân hàng số tiền là 150.000.000đ
Nợ TK112: 150.000.000đ
Có TK111: 150.000.000đ
- Ngày 28/10 Nhận được hoá đơn tiền điện của công ty điện lực số tiền phải thanh toán là 3.740.000đ
Nợ TK 641,642 : 3.400.000đ
Nợ TK 133 : 340.000đ
Có TK 111 : 3.740.000đ
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
Phiếu chi
Ngày 5 tháng 10 năm 2003 Nợ TK: 156
Nợ TK:133
Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Tuyến Có TK: 111
Địa chỉ: Công ty NANPAO
Lý do: Để nhập hàng
Số tiền: 95.635.210đ
(Bằng chữ: Chín lăm triệu sáu trăm ba năm nghìn hai trăm mơừi đồng)
Đã nhận đủ số tiền: Chín năm triệu sáu trăm ba năm nghìn hai trăm mơừi đồng
Ngày 2/11/2001
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Thủ Quỹ
(Ký, tên họ)
Người nhận
(Ký, tên họ)
Bảng tập hợp chứng từ gốc cùng loại
Tên chứng từ: Phiếu chi
Tháng 10 năm 2003
Đơn vị : đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
….
………….
…..
5/10
Mua NVL
156
86.941.100
133
8.694.110
7/10
Tạm ứng
141
10.000.000
….
………….
……
10/10
Mua máy vi tính
211
6.562.500
133
656.250
12/10
Thanh toán nợ kỳ trước
331
315.769.000
….
……..
…..
17/10
Thuê sửa máy điều hoà
241
4.510.000
….
……..
……
25/10
Rút tiền mặt gửi ngân hàng
112
150.000.000
….
………
……..
28/10
Trả tiền điện
641,642
3.400.000
133
340.000
….
………
Cộng
823.120.000
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30/10/2003
Số: 15
Đơn vị tính: VNĐ
TKĐƯ
Trích yếu
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
111
711
333
Nhượng bán máy phôtô
9.858.200
985.582
111
511
333
Bán keo VNP – 328T cho công ty CP Bình An
31.622.500
3.162.250
111
112
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
670.000.000
111
131
Công tu TNHH Hồng Vân thanh toán nợ
45.000.000
111
141
Thanh toán tiền thừa tạm ứng
3.245.000
111
511
333
Báo cáo doanh thu bán hàng
329.000.000
32.900.000
Cộng
1.026.721.000
Kèm theo 9 chứng từ gốc
Người lập
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30/10/2003 Số 21
Đơn vị tính: VNĐ
TKĐƯ
Trích yếu
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
156
133
111
Mua hàng hoá
86.941.100 8.694.110
141
111
Tạm ứng
10.000.000
……….
………
211
133
111
Mua máy vi tính
6.562.500
656.250
………….
……….
331
111
Thanh toán nợ
315.769.000
…………..
………
112
111
Rút tiền mặt gửi ngân hàng
150.000.000
…………..
……….
241
133
111
Thuê sửa chữa điều hoà
4.100.000
410.000
Cộng
823.220.000
Kèm theo…12. chứng từ gốc
Người lập
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Số 243
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
SH
NT
15
29
1.026.721.000
………..
21
29
823.120.000
………...
Cộng
6.653.986.097
Kèm theo chứng từ gốc.
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
Tên TK: Tiền mặt
SHTK: 111
Sổ cái-CTGS
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giảI
TK Đ/ư
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
635.134.078
34
5/10
Nhập hàng hoá
156,133
86.941.100
8.694.110
61
7/10
Nhượng bán máy phôtô
711,333
9.855.200
985.520
35
7/10
Chi tạm ứng
141
10.000.000
36
10/10
Mua máy vi tính
211,133
6.562.500
656.250
62
11/10
Bán keo VNP – 328T
511,333
31.622.500
3.162.250
37
12/10
Công ty thanh toán nợ
331
315.769.000
………………….
65
15/10
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tièn mặt
112
670.000.000
66
16/10
Công ty TNHH Hồng Vân thanh toán nợ
131
45.000.000
39
17/10
Thuê sửa chữa điều hoà
241,133
4.100.000
410.000
…………………...
41
25/10
Rút tièn mặt tại quỹ đem gửi ngân hàng
112
150.000.000
…………………
71
28/10
Báo cáo doanh thu
511,333
329.000.000
32.900.000
43
28/10
Thanh toán tiền điện nước
641,642,133
1.100.000
2.300.000
340.000
Cộng số dư cuối kỳ
434.009.410
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Công ty TNHH TM & DV Trung Minh
Sổ quỹ tiền mặt
Trang: 01
nt
Số phiếu
Số tiền
Thu
Chi
Diễn giải
tkđư
Thu
Chi
Tồn
Số dư đầu kỳ
635.134.078
5/10
34
Mua hàng hoá
156
133
86.941.100
8.694.110
548.192.978
539.498.868
7/10
61
Nhượng bán máy phôtô
711
333
9.855.200
985.520
549.354.068
550.339.588
7/10
36
Mua máy vi tính
211
133
6.562.500
656.250
543.777.088
…………
….
….
12/10
37
Công ty thanh toán nợ
331
315.769.000
523.768.060
…………
….
....
17/10
39
Thuê sửa chữa máy điều hoà
241
133
4.100.000
410.000
476.098.876
………...
….
.…
Số dư cuối kỳ
434.009.410
1-2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
Hàng ngày kế toán tập hợp giấy đề nghị tạm ứng, uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có, chứng từ ghi sổ, bảng kê chứng từ sổ cái, các chứng từ gốc Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.
*Trích một số nghiệp vụ làm giảm TGNH
- Ngày 5/10 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Nợ TK 111 : 670.000.000đ
Có TK 112 : 670.000.000đ
- Ngày 10/10 trả tiền mua nguyên vật liệu tháng trước
Nợ TK 152 : 15.960.000đ
Có TK 112 : 15.960.000đ
- Ngày 11/10 chi trả tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK 141 : 12.000.000đ
Có TK 112 : 12.000.000đ
Ngân hàng Công thương
Đống đa
Giấy báo nợ
(Bộ tài chính)
Căn cứ thông tư duyệt y dự toán: Số 252 Ngày 15 tháng 10 năm 2003
Yêu cầu kho bạc Nhà nước : Cho rút tiền gửi Nợ TK: 111
Chi ngân sách số tài khoản 178 Có TK: 112
Chi ngân sách số tài khoản 178
Đơn vị được hưởng: Công ty TNHH TM & DV Trung Minh Số tài khoản:
Tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Lý do: chi tiền mua hàng hoá.
Số tiền là: 350.000.000đ
Viết bằng chữ: ba trăm năm mươi triệu đồng.
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30 – 10 – 2003 Số 290
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
5
11/10
Chi tạm ứng tiền gửi NH
141
112
12.000.000
6
5/10
Rút tiền gửi NH nhập quỹ tiền mặt
111
112
670.000.000
10
10/10
Chi tiền trả tiền nợ
NVL kỳ trước
152
112
15.960.000
Cộng
697.960.000
Kèm theo…. chứng từ gốc
Người lập
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng của Công ty.
*Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong kỳ làm tăng TGNH :
-Ngày 12/10 công ty cổ phần-xd Thuỷ Lợi II Thanh toán nợ kỳ trước bằng TGNH với số tiền là 48.789.000.
Nợ TK112: 48.789.000
Có TK 131: 48.789.000
-Ngày15/10 Công ty bán xăng cho Công ty TNHH Phong Mai .Tổng số tiền phải thu là 53.112.125(bao gồm cả thuế GTGT).Khách hàng đã thanh toán bằng TGNH.
Nợ TK112: 53.112.125
Có TK511: 48.283.750
Có TK333: 4.828.375
- Ngày 21/10 Thu từ quỹ ký cược ngắn hạn
Nợ TK 112 : 16.000.000đ
Có TK 144 : 16.000.000đ-
-Ngày 26/10 Rút quỹ tiền mặt đem gửi ngân hàng với số tiền là 100.000.000.
Nợ TK 112: 100.000.000
Có TK 111: 100.000.00
- Ngày 29/10 Thu lãi tiền gửi qua ngân hàng
Nợ TK 112 : 18.500.000đ
Có TK 711 : 18.500.000đ
Ngân hàng Công thương
Đông Anh
Giấy báo có
(Bộ tài chính)
Căn cứ thông tư duyệt y dự toán: Số 248 Ngày 28 tháng 10 năm 2003
Yêu cầu kho bạc Nhà nước : Gửi tiền vào ngân hàng Nợ TK: 112
Thu ngân sách số tài khoản 78 Có TK: 111
Thu ngân sách số tài khoản 78
Đơn vị được hưởng: Công ty TNHH TM & DV Trung Minh
Số tài khoản:
Tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Lý do: Gửi tiền mặt vào ngân hàng
Số tiền là: 100.000.000đ
Viết bằng chữ: Một trăm triệu đồng.
Công ty TNHH TM & DV
Trung Minh
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30 – 10 – 2003 Số 293
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giảI
TK
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
99
12/10
Thu nợ kỳ trước của công ty mây tre đan
112
131
48.789.000
100
15/10
Bán keo VNP – 176 cho công ty ống giấy hàn việt
112
511
333
48.283.750
4.828.750
111
21/10
Thu từ quý ký cược ngắn hạn
112
144
16.000.000
112
29/10
Thu lãi tiền gửi
tháng 9
112
711
18.500.000
113
26/10
Rút quỹ tiền mặt đem gửi ngân hàng
112
111
250.000.000
Cộng
368.401.500
Kèm theo…. chứng từ gốc
Người lập
(Ký, tên họ)
Kế toán trưởng
(Ký, tên họ)
Công ty TNHH TM &
DV Trung Minh
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Đơn vị: đồng
TT
Chứng từ
Số tiền
SH
NT
290
30/10
697.960.000
…………….
293
30/10
368.401.500
…………….
2.517.908.356
Kèm theo ... chứng từ gốc
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Công ty TNHH TM &
DV Trung Minh trích sổ cái- ctgs
Tên TK: Tiền gửi ngân hàg SHTK: 112
Đơn vị tính: VN
Tt
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số tiền
SH
NT
ĐƯ
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
1.269.903.900
1
5/10
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
111
670.000.000
2
10/10
Trả tiền mua hàng hoá tháng trước
331
15.960.000
3
11/10
Chi tạm ứng
141
12.000.000
4
12/10
Công ty mây tre đan thanh toán nợ kỳ trước
131
48.798.000
5
15/10
Bán nhựa vá xăm
511
333
48.283.750
4.828.375
6
21/10
Thu từ quỹ ký cược ngắn hạn
144
16.000.000
7
26/10
Rút tiền mặt đem gửi ngân hàng
111
250.000.000
8
29/10
Lãi tiền gửi ngân hàng
711
18.500.000
Cộng phát sinh trong kỳ
386.410.125
697.960.000
Số dư cuối kỳ
958.354.025
Công ty TNHH TM & DV Trung Minh
sổ tiền gửi ngân hàng
Trang số
Chứng từ
Số tiền
Số
NT
Diễn giải
TKĐƯ
Gửi vào
Rút ra
Còn lại
Số dư đầu kỳ
1.269.903.900
5/10
Nhập quỹ tiền mặt
111
670.000.000
599.903.900
10/10
Trả tiền mua hàng hoá
331
15.960.000
583.943.900
11/10
Tạm ứng
141
12.000.000
571.943.900
12/10
Côg tămmay tre đan Thanh toán
131
48.798.000
620.741.900
15/1
Bán nhựa vá xăm
511333
53.112.500
673.854.400
21/10
thu quỹ ký cược ngắn hạn
144
16.000.000
689.854.400
26/10
Đem tiền mặt gửi ngân hàng
111
250.000.000
939.854.400
29/10
Thu lãi TGNH
711
18.500.000
958.354.025
Cộng
958.354.025
Chương III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY
TNHH TM & DV TRUNG MINH
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
1. Đánh giá chung:
Từ khi được thành lập lại đến nay, Công ty TNHH TM & DV Trung Minh
luôn phải đối đầu với hàng loạt khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của đơn vị, tổ chức kinh tế khác, nhưng Công ty TNHH TM & DV Trung Minh đã có những cố gắng đáng ghi nhận trong việc tổ chức bộ máy quản lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với quy mô kinh doanh vừa công ty đã phải tìm cho mình một bộ máy quản lý, một phương thức kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Song, bên cạnh những yếu tố trên, tình thần đoàn kết cũng đóng vai trò quan trọng trên bước đường tự khẳng định mình. Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm và động viên cán bộ trong công ty rèn luyện về đạo đức, tinh thần cũng như kỹ năng nghiệp vụ, khuyến khích họ đoàn kết phấn đấu đi lên. Công tác quản lý và hạch toán kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay,Công ty TNHH TM & DV Trung Minh đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhât, đồng thời áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán “nhật ký chung”. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, mỗi kế toán viên đều được phân công công việc rõ ràng. Trình độ của nhân viên không ngừng được nâng cao thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, biết vận dụng khéo léo và nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực tế tại công ty, biết áp dụng những phương pháp hạch toán phù hợp với thực tế phát sinh đồng thời có thể giảm được khối lượng công việc ghi chép thừa để đạt được hiệu quả cao. Mỗi nhân viên kế toán đều có thể sử dụng được máy vi tính nên công việc kế toán được thực hiện nhanh chóng, số liệu luôn chính xác.
Do địa bàn kinh doanh rộng lớn nên công ty đã áp dụng kiểu vừa tập trung vừa phân tán để thực hiện công tác kế toán của mình. Đây là sự lựa chọn hết sức phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, tổng hợp trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty. Với việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của công tác kế toán cũng như công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Như đã phân tích rõ ở phần trước, trong công tác hạch toán kế toán tại Công ty thì hạch toán vốn bằng tiền là một khâu vô cùng quan trọng. Nhờ nhận thức rõ điều này, công ty đã có những biện pháp tốt trong việc tổ chức hạch toán cũng như quản lý và sử dụng vốn bằng tiền.
Việc giữ gìn và bảo quản tiền mặt trong két được đảm bảo tính an toàn cao. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật hàng ngày nên thông tin kinh tế mang tính liên tục và chính xác. Công tác kế toán tổng hợp được đơn giản hoá tới mức tối đa, cho phép ghi chép kịp thời một cách tổng hợp những hiện tượng kinh tế có liên quan đến tình trạng biến động của vốn bằng tiền.
Hệ thống tài khoản áp dụng để theo dõi sự biến động của vốn bằng tiền hoàn toàn tuân thủ theo quy định và đã được chi tiết tối đa cho từng loại tiền. Sự chi tiết đó đã cho phép ban lãnh đạo nắm bắt được những số liệu cụ thể và chi tiết của vốn bằng tiền , từ đó có thể ra các quyết định một cách chính xác và hợp lý.
Sổ sách kế toán được lập và ghi chép rõ ràng, rành mạch. Việc lưu trữ thông tin và lập sổ sách đã được thực hiện trên máy vi tính và chỉ in ra với sự lựa chọn đối với sổ sách cần thiết phục vụ cho kinh doanh , quản lý. Nên doanh nghiệp đã trực tiếp giảm được một phần chi phí, đồng thời giảm được số lượng các chứng từ và sổ lưu trữ ở kho.
Trên đây là một số những nhận xét về ưu điểm của Công ty TNHH TM & DV Trung Minh nói chung và phòng kế toán nói riêng trong việc tìm ra con đường có tính hiệu quả nhất cho kinh doanh.
2.Một số những tồn tại:
Do địa bàn hoạt động quá rộng nên việc tập hợp số liệu chứng từ sổ sách còn chậm chạp, dẫn đến việc lập báo cáo kế toán định kỳ thường không đúng thời hạn gây chậm trễ trong việc ra quyết định đối với nhà quản lý.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Thông qua nó chủ doanh nghiệp có thể dự đoán được lượng tiền mang lại từ các hoạt động trong tương lai. Nhà quản lý cũng có thể thấy trước được khả năng thanh toán trong ký hoạt động tới ... Vì sự quan trọng đó mà hầu hết các doanh nghiệp đều lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhưng cho đến nay Công ty TNHH TM & DV Trung Minh vẫn chưa sử dụng vai trò của báo cáo này.
Hiện nay công ty đã sử dụng máy vi tính để lưu trữ số liệu và sổ sách nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của máy tính trong công tác hạch toán kế toán, chưa tiết kiệm được lao động của nhân viên kế toán và thời gian lập, ghi chép , tổng hợp số liệu và chuyển sổ.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV TRUNG MINH
Hiện nay, Công ty không ngừng đẩy mạnh mối quan hệ không chỉ với các tổ chức trong nước mà cả với các tổ chức quốc tế. Do đó yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ rất quan trọng.
Trong khi đó công ty chỉ có tài khoản 112.2: “Tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ” dùng để phản ánh tình hình tăng giảm ngoại tệ của đơn vị tại Ngân hàng mà không đăng ký sử dụng TK 111.2 “Tiền măt tại quỹ bằng ngoại tệ”. Điều này đã gây nên không ít những khó khăn. Giả sử khi khách hàng đến thanh toán bằng ngoại tệ thì đơn vị lại không thể nhập quỹ mà phải cử một người đi đổi lấy đồng Việt Nam hoặc đem gửi vào tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại Ngân hàng. Đây là sự lãng phí thời gian và nhân công một cách vô lý.
Vì vậy theo em doanh nghiệp nên đăng ký sử dụng thêm tài khoản 111.2 “Tiền mặt tại quỹ bằng ngoại tệ” để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
- Công ty có tài khoản TGNH tại các NH như : NH Công thương Đống Đa, Đông Anh,Gia Lâm,... nên việc ghi chép chi tiết đối với từng NH là rất cần thiết, bởi nó giúp cho quá trình kiểm tra sổ sách được dễ dàng hơn. Công ty cũng đã tiến hành ghi chi tiết nhưng theo em cần phải ghi chi tiết hơn nữa đối với từng NH và từng nghiệp vụ phát sinh.
- Công ty cần trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán đồng thời phải tổ chức đào tạo để nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán về chương trình kế toán máy nhằm quản lý chính xác được các con số. Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải xây dựng một chương trình kế toán thống nhất trên máy vi tính nhằm tự động hoá ở mức độ cao nhất công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán vốn bằng tiền nói riêng
- Công ty nên tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm giúp cho những nhà quản lý có được các quyết định một cách nhanh chóng và chính xác.
- Do đơn vị chưa có một định mức tiền mặt tồn quỹ cụ thể cũng như một kế hoạch thanh toán tiền công nợ thống nhất nên dẫn đến tình trạng số tiền mặt có tại quỹ của đơn vị không ổn định, có lúc quá ít có lúc quá nhiều. Điều này dễ gây nên những khó khăn cho Công ty trong việc chi tiêu tiền mặt phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc gây ứ đọng quá nhiều tiền làm vòng quay của vốn bị chậm lại. Để khắc phục nhược điểm này, theo em Công ty nên xây dựng một định mức tiền mặt tồn quỹ cụ thể trong từng kỳ hạch toán căn cứ vào kế hoạch thu chi tiền mặt trong kỳ. Định mức này có thể được xê dịch trong kỳ hạch toán, nhưng không được phép tăng quá cao hoặc quá thấp gây tình trạng bất ổn trong quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Công ty cũng cần lập kế hoạch thu hồi và thanh toán công nợ sao cho số tiền sẽ phải trả nợ cũng như số tiền nợ sẽ thu hồi cân đối nhau, đảm bảo được nhu cầu thu , chi tiền mặt của Công ty.
Kết luận
Qua thời gian thực tập, kết hợp với nghiên cứu lý luận và thực tiễn, em nhận thấy công tác kế toán vốn bằng tiền vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế cao.
Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh với giám đốc một cách chăt chẽ, toàn vẹn tài sản tiền vốn của công ty ở mọi khâu của quá trình tái sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán của công ty là một tất yếu, nhất là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vốn bằng tiền đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý thì việc hạch toán vốn bằng tiền đòi hỏi cũng phải được kiện toàn.
Do hạn chế về hiểu biết lý luận và thực tiễn, hơn nữa thời gian thực tập tại công ty có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày bài viết này không tránh khỏi sai sót và hạn chế. Em rất mong có được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô cùng cán bộ phòng kế toán Công ty TNHH TM & DV Trung Minh
Em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Thị Lan Hương và các cô chú trong Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nà
Sinh viên
Phạm Thị Liên
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21212.doc