Công tác tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ tại Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam

Trang 5 7 7 7 8 9 10 10 12 15 15 15 16 16 22 22 22 22 23 30 30 31 33 33 33 34 35 35 36 38 38 39 41 Mục Lục Lời nói đầu Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán hàng hoá, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất. I Sự cần thiết phải tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ. 1 Vai trò, đặc điểm của hàng hoá, công cụ, dụng cụ trong sản xuất kinh doanh. 2 Yêu cầu trong quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ. 3 Nhiệm vụ và vại trò của kế toán hàng hoá, công c

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ tại Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ, dụng cụ. II Phân loại và đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ. 1 Phân loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ. 2 Đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ. III Kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ phương pháp kế toán. A. Kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ. 1 Chứng từ sử dụng. 2 Sổ kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ. 3 Hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ. B. Hạch toán tổng hợp hàng hoá, công cụ, dụng cụ. B1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1 Hạch toán tổng hợp hàng hoá. 1.1. Tài khoản sử dụng. 1.2. Phương pháp hạch toán. 2 Hạch toán công cụ, dụng cụ 2.1. Tài khoản sử dụng. 2.2. Phương pháp hạch toán. B2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1 Hạch toán hàng hoá. 1.1. Tài khoản sử dụng. 1.2. Phương pháp hạch toán. 2 Hạch toán công cụ dụng cụ. 2.1. Tài khoản sử dụng. 2.2. Phương pháp hạch toán. C Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1 Các nguyên tắc về trích lập dự phòng 2 Phương pháp kế toán. Phần II Tình hình tổ chức kế toán hàng hoá công cụ dụng cụ ở Công ty thương mạI và dịch vụ nhựa thuộc tổng công ty nhựa Việt Nam 1 41 41 42 42 43 43 43 44 46 48 48 48 49 49 49 50 51 51 55 58 68 68 68 74 86 88 88 89 90 91 94 1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức tế toán tại công ty Qúa trình hình thành và phát triển công ty 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty trong lền kinh tế: 1.2.1. Chức năng 1.2.2 Nhiệm vụ của Công Ty : 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa 1.3.1. Khái quát về bộ máy quản lý 1.3.2 Khái quát về bộ phận kế toán tài chính 1.3.3.Cơ cấu tổ chức tại phòng tài chính kế toán 2. Thực trạng tình hình tổ chức công tác kế toán hàng hoá ở Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa 2.1 Đặc điểm và phân loại hàng hoá ở công ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa 2.1.1 Đặc điểm hàng hoá ở Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa Phân loại hàng hoá 2.2 Đánh giá hàng hoá 2.2.1 Đánh giá hàng hoá nhập kho 2.2.2 Đánh giá hàng hoá xuất kho 2.3 Thủ tục chứng từ nhập xuất kho ở công ty. 2.3.1 Thủ tục nhập kho 2.3.2 Thủ tục xuất kho 2.4 Kế toán chi tiết hàng hoá 2.5 Kế toán tổng hợp nhập – xuất hàng hoá 2.5.1 Tổ chức kế toán tổng hợp hàng hoá 2.5.1.1. Trường hợp nhập kho hàng hoá từ nguồn mua bên ngoài 2.5.2 Kế toán tổng hợp xuất 2.6. Phân tích tình hình, cung cấp quản lý và xuất bán hàng hoá của Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hoá ở công ty thương mại và dịch vu nhựa 1 Những nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán hàng hoá ở Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa 1.1. Nội dung về vân đề và phân loại và lập số doanh điểm V T 1.2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá, công cụ dụng cụ trước khi nhập kho 1.3. Hoàn thiện kế toán chi tiết hàng hoá 1.4. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn Lời nói đầu Trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, công cụ, dụng cụ đóng vai trò hết sức quan trọng, là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí hàng hoá chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu gía thành sản phẩm và là bộ phận dự trữ chủ yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc sử dụng hàng hoá, công cụ, dụng cụ một cách hợp lý tiết kiệm là biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, phải tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ từ quá trình thu mua, vận chuyển liên quan đến việc dự trữ hàng hoá, công cụ, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt công tác hạch toán là khâu không thể thiếu được để quản ký, thúc đẩy kịp thời việc cung cấp vật tư cho sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành mức dự trữ tiêu hao vật tư để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, để cung cấp đầy đủ số lượng đầu vào trong quá trình sản xuất thì các doanh nghiệp phải có số lượng vốn lưu động nhất định nhưng doanh nghiệp có sử dụng số vốn kưu động đó có hiệu quả hay không. Vì vậy, để thấy rõ được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải sử dụng hàng hoá, công cụ, dụng cụ một cách hợp lý và phải quản lý chặt chẽ số hàng hoá, công cụ, dụng cụ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất tiết kiệm, vừa để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị hoặc cá nhân. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ quản lý àm kế toán là một đơn vị quản lý giữ vai trò trọng yếu nhất. Xuất phát từ nhũng lý do nêu trên và nay có điệu kiện tiếp xúc với thực tế, nhất là có sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị phòng Kế toán Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa và Cô giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn chon đề tài .Công tác tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ tại Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để có thể hoàn thiện, bổ xung kiến thức kế toán đã tích luỹ được ở lớp. Bố cục báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm ba phần: Phần 1: Lý luận chung về hàng hoá, công cụ, dụng cụ và tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ ở Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam. Phần 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ tại Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam. Trên đây là toàn bộ phần lý luận chung và thực trạng tình hình hạch toán hàng hoá tại Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam. Do thời gian thực tập còn ít và khả năng của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cám ơn. Phần I Lý luận chung về kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ Trong các doanh nghiệp sản xuất I. sự cần thiết phải tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ 1. Vai trò, đặc điểm của hàng hoá, công cụ, dụng cụ trong SX kinh doanh. - Khái niệm hàng hoá: Hàng hoá là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh (tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động), là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm. - Đặc điểm hàng hoá: Hàng hoá là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho. Hàng hoá tham gia vào quá trình đầu của quá trònh sản xuất kinh doanh để bắt đầu hình thành nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Hàng hoá là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm. Trong mỗi quá trình sản xuất, hàng hoá không ngừng chuyển hoá, biến đổi cả về mặt hiện vật và gía trị. Về mặt hiện vật, nó chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất và tham gia vào quá trình xuất, hàng hoá được tiện dụng toàn bộ, không giữ nguyên hình thái ban đầu. Giá trị của hàng hoá được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Về mặt kỹ thuật hàng hoá là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp về mặt tính lý-hoá nên dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao trogn tổng tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất, để tạo ra sản phẩm thì chi phí hàng hoá cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Từ nhũng đặc điểm trên cho thấy hàng hoá, công cụ, dụng cụ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý hàng hoá trong các doanh nghiệp sản xuất. 2. Yêu cầu trong quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ: Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm hàng hoá, công cụ, dụng cụ có hiệu quả ngày càng được coi trọng, làm sao để cùng một khối lượng hàng hoá, công cụ, dụng cụ có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, giá thành hạ mà vẫn đmả bảo số lượng. Do vậy công tác quản lý hàng hoá là yêu cầu tất yếu khách quan, nó cần thiết cho mọi phương thúc sản xuất kinh doanh. Việc quản lý có tốt hay không phụ thuộc vào khả năng trình độ của cán bộ quản lý. Đối với doanh nghiệp sản xuất , việc quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ có thể ssược xem xét trên các khía cạnh sau: + Quản lý thu mau: Nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phát triển không ngừng, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó buộc quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải được diễn ra một cách thường xuyên, xu hướng ngày càng tăng thêm về qui mô nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tiến hành cung ứng thường xuyân nguồn nguyên liệu đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Muốn vậy, trong khâu thu cần phải quản lý tốt về mặt khối lượng, qui cách, chủng loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ sao cho phù hợp với nhu cầu của sản xuất. Cần phải tìm được nguồn thu mua hàng hoá, công cụ, dụng cụ với giá mua hợp lý với mức giá trên thị trường, chi phí mua thấp. Điều này sẽ góp phần vào việc giảm tối thiểu chi phí, hạ thấp giá thành của sản phẩm. + Khâu bảo quản: Việc bảo quản hàng hoá, công cụ, dụng cụ tại kho, bãi cần thực hiện theo đúng chế độ qui định của từng loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại, với qui mô tổ chức của từng loại doanh nghiệp, tránh tình trạng thất thoát lãng phí, hư hỏng làm giảm chất lượng của hàng hoá, công cụ, dụng cụ. + Khâu dự trữ: Xuất phát từ đặc điểm của hàng hoá, công cụ, dụng cụ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, hàng hoá, công cụ, dụng cụ luôn biến động thường xuyên nên việc dự trữ hàng hoá như thế nào để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh hiện tại là yếu tố hết sức quan trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh không quá nhiều làm cho ứ đọng về vốn, nhưng cũng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ cần thiết tối đa và mức tối thiểu cho sản xuất xây dựng định mức tiêu hao hàng hoá, công cụ, dụng cụ trong sử dụng cũng như định mức hao hụt hợp lý trong viêc vận chuyển và bảo quản. + Khâu sử dụng: Sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở các định múc và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy, trong khâu sử dụng cần phải quán triệt nguyên tắc: Sử dụng đúng định mức qui định, đúng qiu trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm được chi phí trogn giá thành. Quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết của công tác quản lý nói chung cũng như trong công tác quản lý sản xuất nói riêng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp qua tâm đến. Muốn quản lý hàng hoá được chặt chẽ và có hiệu quả, chúng ta cần phải cải tiến và tăng cường công tác quản lý cho phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, để điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nhà lãnh đạo phải thường xuyên nắm bắt được các thông tin về thị trường, giá cả, sự biến đọng của các yếu tố đầu vào và đầu ra một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Những số liệu của kế toán sẽ giúp cho lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong chỉ ddạo sản xuất kinh doanh, đảm bảo nhịp độ sản xuất với hiệu quả cao. Hơn nữa, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán hàng hoá nói riêng trong doanh nghiệp nếu thực hiện chính xác, đầy đủ và khoa học sẽ giúp cho công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm được chính xác ngay từ đầu, ngược lại dẽ ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Hạch toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ thể hiện vai trò và tác dụng to lớn của mình thông qua các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau: - Phải tổ chức, đánh giá, phân loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và Doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý phân tích tình hình thu mua, bảo quản và sử dụng hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhằm hạ giá thành sản phẩm. - Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép phản ánh, tập hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động của hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhằm cung cấp số liệu cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm. - Giám sát kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng hàng hoá, công cụ, dụng cụ phát hiện ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp sử lý hàng hoá thừa, thiếu, ứ đọng làm kém phẩm chất. Tính toán chính xác giá trị hàng hoá đưa vào sử dụng…. Nó sẽ giúp cho việc cung cấp đầy đủ, kịp thời hàng hoá cho sản xuất. II. phân loại và đánh gía hàng hoá, công cụ, dụng cụ: 1. Phân loại: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng nhiều loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ khác nhau. Mỗi loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ được sử dụng có nội dung kinh tế, có tính chất lý-hoá và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất. Vì vậy để quản lý tốt hàng hoá, công cụ, dụng cụ đòi hỏi phải nhận biết được từng loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ hay nói cách khác là phải phân loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ. Phân loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ là biện pháp sắp xếp hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo từng loại, từng nhóm căn cứ vào một tiêu thức nhất định nào đó để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán. a. Phân loại hàng hoá: Căn cứ vào nội dung kinh tế, vài trò của hàng hoá trong quá trình sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, vâtk liệu được chia thành các loại sau: - Hàng hoá chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mau ngoài) Hàng hoá chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy cơ khí, xây dựng cơ bản; bông trong các nhà máy sợi; vải trong các doanh nghiệp may… Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, thí dụ như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là hàng hoá chính. - Hàng hoá phụ: Hàng hoá phụ là những loại hàng hoá mang tính chất phụ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng hoá phụ này có thể kết hợp với hàng hoá chính để làm tăng thêm tính năng tác dụng của sản phẩm hoặc phục vụ lao động của ngươì sản xuất (xà phòng, rẻ lau…), để duy trì hoạt động bình thường của phương tiện lao động (dầu nhờn, dầu lau máy,…). - Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như xăng, dầu, than, củi, hơi đốt dùng để phục vụ cho cồn nghệ sản xuất sản phẩm, chi phí các phương tiện máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các thiết bị, phượng tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp - Phế liệu là các loại hàng hoá loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, sắt vụn, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. - Phụ tùng thay thế sửa chữa là những chi tiết, những bộ phận của máy móc, thiết bị phương tiện vận tải. Ngoài các phân loại trên hàng hoá còn có thể được phân loại căn cứ vào một số tiêu thức khác như: + Căn cứ vào nguồn nhập, hàng hoá được chia thành: hàng hoá mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận góp vốn…. + Căn cứ vào mục đích cũng như nội dung qui định phản ánh chi phí hàng hoá trên các tài khoản kế toán thì hàng hoá của doanh nghiệp được chia thành hàng hoá trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, hàng hoá dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng bán hàng, quản lý doanh nghiệp… b. Phân loại công cụ, dụng cụ: Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động, những tư liệu sau không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn đươc coi là công cụ, dụng cụ. - Các loại bao bì dùng để đựng hàng hoá, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá. - Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, quần áo giày dép, chuyên dùng để làm việc… - Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính giá riêng nhưng vẫn tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hoá. - Các dụng cụ gá lắp, chuyên dùng cho sản xuất. - Các lán trại tạm thời, đà giáo công cụ,…trong ngành sây dựng cơ bản. Để phục vụ cho công tác kế toán, toàn bộ công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp được chia thành ba loại: + Công cụ, dụng cụ. + Bao bì luân chuyển. + Đồ dùng cho thuê. 2. Đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ. Đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ là dùng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Việc đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhập, xuất, tồn kho có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc tính đúng , tính đủ chi phí hàng hoá, công cụ, dụng cụ vào giá thành sản phẩm. Nguyên tắc cơ bản của kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ là hạch toán theo gía thực tế tức là giá trị của hàng hoá, công cụ, dụng cụ phản ánh trên các sổ sách tổng hợp , trên bảng cân đối tài sản và các bản báo cáo kế toán phải theo giá thực tế. Song do ssặc điểm của hàng hoá, công cụ, dụng cụ có nhiều chủng loại, nhiều thứ loại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất, để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, ghi chép hàng ngày, kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ trogn một số doanh nghiệp có thể dử dụng giá hạch toán để hạch toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ. a. Giá thực tế nhập kho: Tuỳ vào từng nguồn nhập mà giá thực tế của hàng hoá, công cụ, dụng cụ được xác định như sau: * Đối với hàng hoá, công cụ, dụng cụ mua ngoài: Trị giá thực tế của hàng hoá, công cụ, dụng cụ mua ngoài bao gồm: Gái trị mua ghi trên hoá đơn (bao gồm cả các khoản thuế thu nhập, thuế khác nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế (bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, chiết khấu (nếu có). Từ ngày 01 tháng 05 năm 2001, các doanh nghiệp phải thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng, do đó đối với vật tư mua ngoài dung cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được hạch toán như sau: + Đối với đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ: Giá trọ hàng hoá, công cụ, dụng cụ mua ngoài là giá nua không có thuế giá trị gia tăng, toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vaò được khấu trừ phản ánh vào tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. + Đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp: Giá trị hàng hoá, công cụ, dụng cụ mua ngoài là giá mua thực tế phải trả người bán bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. * Đối với hàng hoá doanh nghiệp tư gia công chế biến: Trị giá thực tế bao gồm giá thực tế xuất kho gia công chế biến và cácchi phí gia công chế biến. * Đối với hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá thực tế bao gồm giá thực tế xuất kho gia công chế biến công với các chi phí vận chuyển , bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ nơi đó về doanh nghiệp cung với số tiền phải trả cho đơn vị nhận gia công chế biến. * Đối với hàng hoá góp vốn liên doanh: Trị giá thực tế của hàng hoá nhận góp vốn liên doanh là giá trị thực tế được các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp nhận. * Phế liệu được đánh gía theo giá ước tính: Giá thực tế có thể sử dụng được hoặc có thể bán được. b. Giá thực tế xuất kho: Khi xuất dung hàng hoá, công cụ, dụng cụ kế toán phải tính toán chính xác giá thực tế của hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau. Việc tính gía thực tế của hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất kho có thể được tính theo một trong các phương pháp sau: - Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ. Theo phương pháp này, giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính trên cơ sở số lượng hàng hoá xuất dùng và đơn giá bình quân tồn đầu kỳ. Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn gía đầu kỳ Đơn giá đầu kỳ = Giá thực tế tồn đầu kỳ Số lượng tồn đầu kỳ Ưu điểm: Phản ánh kịp thời trị giá của hàng hoá xuất, công cụ, dụng cụ tuy nhiên độ chính xác không cao. - Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Về cơ bản, phương pháp này giống phương pháp trên nhưng đơn giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ được tính bình quân cho cả số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Đơn giá đầu kỳ = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế xuất kho cũng được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho nhân với đơn giá bình quân. Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm. Nhược điểm: Công việc dồn đến cuối tháng và cuối tháng mới biết gía trị xuất làm chậm trễ việc tính toán. - Tính theo giá đích danh: Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ có giá trị cao, các loại vật tư đặc chủng. Giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất kho căn cứ vào đơn gía thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần. - Tính theo giá nhập trước, xuất trước (FIFO). Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất, tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá thuẹc tế nhập trước, xuất trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước; số còn lại ( tổng số xuất – số xuất thuộ lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Như vậy, giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ tồn cuối kỳ chính là già thục tế của hàng hoá, công cụ, dụng cụ thuộc các lần mua vào sau cùng. - Tính theo giá nhập sau, xuất trước (LIFO). Phương pháp này dự trên giả thuyết hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhập kho sau nhất sẽ được xuất ra sử dụng trước nhất. Do đó, giá trị hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính theo giá nhập kho mới nhất rồi mới tính theo giá nhập kho kế trước. Như vậy, giá trị hàng hoá, công cụ, dụng cụ tồn kho sẽ được tính theo những giá nhập kho cũ nhất. - Phương pháp hệ số giá. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán (Được sử dụng thống nhất trong kế toán doanh nghiệp) để theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất hàng ngày. Cuối tháng cần phải điều chỉnh gía hạch toán theo giá thuẹc tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng dựa vào hệ số giá thực tế với giá hạch toán hàng hoá. Giá thực tế của = Giá hạch toán của x Hệ số giá hàng hoá xuất kho hàng hoá xuất kho hàng hoá Hệ số giá = Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ + Giá thực tế hàng hoá tồn trong kỳ hàng hoá Giá hạch toán hàng hoá tồn đầu kỳ+Giá hạch toán hàng hoá nhập trong kỳ Tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ có thể tính riêng cho từng thứ nhóm hoặc cho cả loạ hàng hoá, công cụ, dụng cụ. Mỗi phương pháp tính giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất kho nêu trên có nội dung phù hợp nhất định. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý để đăng ký phương pháp tính đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong các niên độ kế toán. III. kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ phương pháp kế toán: A. Kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ: 1. Chứng từ sử dụng: Để đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nhgiệp, lế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ hàng hoá, công cụ, dụng cụ và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng có cơ sở chứng từ. Theo chế độ chứng từ kế toán qui định ban hành theo QĐTC-QĐ-CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán về hàng hoá, công cụ, dụng cụ bao gồm: - Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT) - Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (mẫu 08-VT) - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02-BH) - Hoá đơn cước vận chuyển (mẫu 03-BH) - Hoá đơn giá trị gia tăng. Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc sử dụng thống nhất theo qui định của Nhà Nước trong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: . Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04-VT) . Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT) . Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT) …. Và các chúng từ khác tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau. Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng qui định về biểu mẫu, nội dung, phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép, tính chính xác về số liệu của nghiệp vụ kinh tế. Mọi chứng từ kế toán về hàng hoá, công cụ, dụng cụ phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng qui định, phuc vụ cho việc phản ánh, ghi chép, tổng hợp kịp thời của các bộ phận có liên quan. 2. Sổ kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ: Sổ kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tưọng kế toán cần hạch toán chi tiết. Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiêp mà kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: - Thẻ kho. - Sổ kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ đối dư. Ngoài các sổ (thẻ) kế toán còn sử dụng bảng kê nhập xuất, các bảng luỹ kế tổng hợp nhập xuất kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng và kịp thời. 3. Hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ: Trong doanh nghiệp sản xuất, công tác quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ do nhiều bộ phận tham gia song việc quản lý tình hình nhập xuất, tồn kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ hàng ngày được thực hiện chủ yếu ở bộ phận kho và phòng kế toán doanh nghiệp. Trên cơ sở các chứng từ nhập xuất hàng hoá, công cụ, dụng cụ thủ kho và kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ tiến hành hạch toán kịp thời, chính xác tình hình nhập xuất, tồn kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ hàng ngày theo từng loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ. Sự liên hệ và phối hợp với nhau trong việc ghi chép vào thẻ kho cũng được kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán đã hình thành nên những phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ. Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ giữa kho và phòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau: a. Phương pháp ghi thẻ song song: Theo phương pháp này, để phản ánh tình hình biến động hàng hoá, công cụ, dụng cụ ở kho phải mở thẻ ở kho để ghi chép về mặt lượng ở phòng kế toán, phải mở thẻ kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ để ghi chép về mặt lượng và giá trị. - ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ hàng hoá, công cụ, dụng cụ do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập xuất hàng hoá, công cụ, dụng cụ, thủ kho thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, tiến hành nhập, xuất kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ, ghi số lượng thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhập, xuất vào chứng từ, phân loại chứng từ. Cuối ngày thủ kho sử dụng các chứng từ nhập, xuất hàng hoá, công cụ, dụng cụ hgi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi (hoặc do kế toán xuống kho nhận) các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng thứ hàng hoá, công cụ, dụng cụ cho phòng kế toán. - ở phòng kế toán: Kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ sử dụng thẻ kho hay sổ chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ để ghi chép, phản ánh hàng ngày tình hình, nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất hàng hoá, công cụ, dụng cụ do chủ kho chuyển đến, kế toán thực hiện kiểm tra lại tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, phân loại chứng từ, sau đó tiến hành ghi thẻ hay sổ chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ tính ra tồn kho cuối ngày và ghi ngay vào thẻ hay sổ chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ đó. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết và tiến hành đối chiếu với thẻ nhằm quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ chặt chẽ hơn. Mặt khác, kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ tổng hợp số liệu từ các thẻ hay sổ chi tiết vật tư để nhập bảng kê nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo nhóm , loại để có số liệu đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ. Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo phương pháp thẻ song song qua sơ đồ sau: Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ thẻ kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn hàng hoá, công cụ, dụng cụ Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Kiểm tra đối chiếu. Ưu điểm : Ghi sổ, thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ sự biến động về số liệu hiện có của từng hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo số lượng và giá trị. Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về số lượng. Hơn nữa, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do vậy hạn chế về chức năng kiểm tra của kế toán. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp ít chủng loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất ít, không thương xuyên và trình độ của các cán bộ kế toán còn hạn chế. b. Phương pháp đối chiếu luân chuyển - ở kho: Thủ kho sủ dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, công cụ, dụng cụ giống như phương pháp thẻ song song. - ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép, phản ánh tổng hợp số hàng hoá, công cụ, dụng cụ luân chuyển trong tháng, tổng số nhập, tổng số xuất trong tháng và tồn kho cuối tháng của từng thứ hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. + Sổ đối chiếu luân chuyển được mở dung cho cả năm theo từng hàng hoá, công cụ, dụng cụ, từng ngưòi chịu trách nhiệm vật chất được ghi vào một dòng trong sổ. + Số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển là các bảng kê nhập, xuất theo từng thứ hàng hoá, công cụ, dụng cụ trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất do thủ kho gửi lên. + Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và kế toán tổng hợp. Nội dung và trìn._.h tự hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được khái quát theo sơ đồ sau: Sổ, thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng kê nhập : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Kiểm tra, đối chiếu. Ưu điểm : Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một làn vào cuối tháng. Nhược điểm : Công việc kế toán dồn vào cuối tháng, việc đối chiếu, kiểm tra số liệu trong tháng giueã kho và phòng kế toán không tiến hành được do trong tháng kế toán không tiến hành ghi sổ, việc ghi sổ kế toán vẫn còn trùng lặp về chi tiêu số lượng. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất không nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ, do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất trong ngày. c. Phương pháp sổ số dư (Sổ mức dư) - ở kho: Thủ kho vẫn dung thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá, công cụ, dụng cụ về mặt số lượng. Cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính được ở trên thẻ kho vào sổ số dư – cột số lượng. - ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho và dùng cho cả năm để số tồn kho của từng thứ, nhóm, loại vào cuối tháng theo chỉ tiêu giá trị. Trước hết căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất, kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập, xuất hàng hoá, công cụ, dụng cụ hàng ngày hoặc định kỳ. Từ các bảng kê nhập, xuất, kế toán lập các bảng luỹ kế nhập, xuất rồi từ các bảng kê này lập bảng tổng hợp nhập xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho về số lượng mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư để đối chiếu với cột số tiền tồn kho trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn và số liệu của kế toán tổng hợp. Khái quát sơ đồ trình tự hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo phương pháp sổ số dư (1) (1) Thẻ kho Bảng luỹ kế xuất (1) Chứng từ xuất (1) Chứng từ nhập (1) (1) (1) (1) Bảng kê xuất Bảng kuỹ kế nhập Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hoá, công cụ, dụng cụ Bảng kê nhập Sổ số dư Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Kiểm tra đối chiếu. Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng ghi sổ kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết trước số hiện có và tình hình tăng giảm của từng thứ hàng hoá mà phải xem số liệu trên thẻ kho. Ngoài ra việc kiểm tra hiện sai sát nhầm lẫn sẽ khó khăn. Phương pháp này áp dụng đối vói doanh nghiệp có nghiệp vụ thướng xuyên liên tục, nhiêù chủng loại… và trình độ chuyên môn của kế toán cao. B. Hạch toán tổng hợp hàng hoá: B1. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên: 1. Hạch toán tổng hợp hàng hoá: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng hoá nói riêng. 1.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán hàng hoá theo pjương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng những tài khoản sau: * Tài khoản 156 “ Hàng hoá” - Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các hàng hoá theo giá thực tế. + Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế hàng hoá trong kỳ ( mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn…). Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm hàng hoá trong kỳ (xuất dùng, xuất bán, góp vốn liên doanh, chiết khấu được hưởng…). Dư nợ: Giá trị thực tế của hàng hoá tồn kho. Tài khoản 156có thể được mở thành tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại hàng hoá phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. + Tài khoản 1561: Gýa mua hàng hoá + Tài khoản 1562: Chi phí thu mua hàng hoá * Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường” - Tài khoản này dùng để theo dõi các hàng hoá, công cụ, dụng cụ, hàng hoá… mà doanh nghiệp đã mua hay thế chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhueng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi kho người bán). - Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh giá trị hàng đi đường tăng. Bên có: Phản ánh gía trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sưe dụng hoặc giao cho khách hàng. Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường. Ngoài ra trong púa trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 111, 112, 331, 141, 1381, 128, 222, 3381… 1..2. Phương pháp hạch toán: * Hạch toán tình hình biến động tăng hàng hoá. a. Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ + Trường hợp mua ngoài, hàng và háo đơn cùng về. Nợ TK 156 Giá thực tế hàng hoá. Nợ TK 133 VAT được khấu từ Có TK liên quan (331,111,112,141…) tổng giá thanh toán. . Khi điểm giá mua Nợ TK 331 Nợ TK 111, 112 Nợ TK 1388 Có TK 156 (chi tiết) . Được hưởng chiết khấu Nợ TK 331 Nợ TK 111, 112 Nợ TK 1388 Có TK 711 + Trương hợp hàng thừa so với hoá đơn . Nếu nhập toàn bộ Nợ TK 156 ( chi tiết) Trị giá toàn bộ số hàng (giá không có VAT) Nợ TK 133 VAT tình thành toán theo hoá đơn. Có TK 331 Trị giá thành toán theo hoá đơn Có TK 3381 Trị giá số hàng thừa chư có VAT . Căn cứ vào quyết định sử lý Nếu trả lại cho người bán Nợ TK 3381: Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK 156 (chi tiết) Trả lại số thừa Nếu đồng ý mua tiếp số thừa Nợ TK 3381: Trị giá hàng thừa (chưa có VAT) Nợ TK 133: VAT của số hàng thừa Có TK 331: Tổng giá thanh toán số hàng thừa. Nếu thừa không rõ nguyên nhân, ghi tăng thu nhập Nợ TK 3381: Trị giá hàng thừa (chưa có VAT) Có TK 721: Số thừa không rõ nguyên nhân + Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn . Khi nhập Nợ TK 156: Trị giá số thực nhập kho theo giá không có thuế Nợ TK 1381: Trị giá số hàng thiếu không có thuế Nợ TK 133: VAT theo hoá đơn Có TK 331: Trị giá thanh toán theo hoá đơn . Khi xử lý Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu Nợ TK 156: Người bán giao tiếp số thiếu. Có TK 1381:Xử lý số thiếu Nếu người bán không còn hàng Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền phải trả người bán Có TK 1381:Xử lý số thiếu Có TK 133: VAT của số hàng thiếu Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường Nợ TK 1388, 334: Cá nhân phải bồi thường Có TK 133: VAT của số hàng thiếu Có TK 1381:Xử lý số thiếu Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân Nợ TK 821: Số thiếu không rõ nguyên nhân Có TK 1381:Xử lý số thiếu. + Trường hợp hàng hoá kém phẩm chất, sai qui cách không đảm bảo như hợp đồng. Số hàng này có thể được giảm giá hoặc trả lại cho người bán. Khi xuất kho giao trả hoặc số được giảm giá ghi: Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 156 (chi tiết) Có TK 1331:VAT của số giao trả hoặc giảm giá + Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn Ké toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “Hang chưa có háo đơn”. Nếu trong tháng có hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hoá đơn vẫn chưa về thì ghi sổ thưo giá tạm tính bằng bút toán: Nợ TK 156 Giá tạm tính Có TK 331 Giá tạm tính Sang tháng sau, khi hoá đơn về sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế bằng một trong ba cách sau: Cách 1: Xoá giá tạm tình bằng bút toán đỏ, rồi ghi giá thực tế bằng bút toán thường. Cách 2: Ghi số chênh lệch giữa giá tạm tính với giá thực tế bằng bút toán đỏ (nếu giá tạm tính lớn hơn gía thực tế) hoặc bút toán thương (nếu gía tạm tính nhỏ hơn giá thực tế). Cách 3: Dùng bút toán đảo ngược để xoá bút toán theo giá tạm tính đã ghi, ghi lại giá thực tế bằng bút toán đúng như bình thường. + Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng hoá chưa về: Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì ghi sổ bình thương, còn nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì ghi: Nợ TK 151 Trị giá hàng mua theo hoá đơn không có VAT Nợ TK 1331 VAT được khấu trừ Có TK liên quan 331, 111, 112, 141,… Sang tháng sau khi hàng về Nợ TK 156 Nếu nhập kho Nợ TK 621, 627 Xuất kho cho sản xuất ở phân xưởng Có TK 151 Hàng đi đường kỳ trước đã về + Trường hợp hàng hoá chế nhập kho hoặc thuê gia công chế biến Nợ TK 156 Giá thành sản xuất thực tế Có TK 154 Hàng hoá thuê ngoài gia công hay tự sản xuất nhập kho + Các trường hợp hàng hoá khác Nợ TK 156: Giá thực tế hàng hoá tăng thêm Có TK 411: Nhận cấp phát, viện trợ, tăng thưởng… Có TK 412: Đánh giá tăng hàng hoá Có TK 336: Vay lẫn nhau trong đơn vị nội bộ Có TK 642: Thừa trong định mức chờ xử lý Có TK 3381: Thừa ngoài định mức chờ xử lý Có TK 621, 627, 641, 642: Dùng không hết hoặc thu hồi phế liệu Có TK 222, 128: Nhận lại vốn góp liên doanh Có TK 241: Nhập kho thiết bị xây dựng cơ bản hoặc thu hồi phế liệu từ xây dựng cơ bản, từ sửa chữa lớn tài sản cố định. b. Đặc điểm hạch toán hàng hoá trong các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Đối với các đơn vị tính VAT theo phương pháp trực tiếp (do chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về sổ sách kế toán, về chứng từ hoặc với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc), do phần VAT được tính vào gía thực tế hàng hoá nên khi mua ngoài, kế toán ghi vào tài khoản 152 theo tổng giá thanh toán. Nợ TK 156 Giá thực tế hàng hoá mua ngoài kể cả VAT Có TK liên quan 331, 111, 112, 311 Số chiết khấu mua hàng, giảm gia hàng mua, hang fmua trả lại Nợ TK liên quan 331, 111, 112, 1388… Có TK 156 (chi tiết hàng hoá) * Hạch toán tình hình biến động giảm hàng hoá: Hàng hoá trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất kinh doanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh… Mọi trương hợp vậtliệu giảm đều ghi theo giá thực tế ở bên Có TK 156. a. Hạch toán hàng hoá cho sản xuất kinh doanh: Nợ TK 621: Xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ. Nợ TK 627: Xuất dung cho phân xưởng. Nợ TK 641: Xuất phục vụ cho bán hàng Nợ TK 642: Xuất cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241: Xuất cho xây dựng cơ bản hoặc xửa chữa TSCĐ Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá xuất dùng b. Xuất góp vốn liên doanh Căn cú vào giá trị gốc hàng hoá xuất góp vốn và giá trị vốn góp được liên doanh chấp nhận, phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá trị vốn góp sẽ được phản ánh vào TK 412 chênh lệch đánh giá lại tài sản nếu giá vốn góp lớn hơn giá trị vốn góp thì ghi nợ: nếu vốn góp nhỏ hơn giá trị vốn góp thì ghi có TK 412 phần chênh lệch: Nợ TK 222 Gía trị vốn góp liên doanh dài hạn Nợ TK 128 Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn. Nợ hoặc có TK 412 Phần chênh lệch Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá xuất góp vốn liên doanh. c. Xuất thuê ngoài gia công chế biến: Nợ TK 154 Giá thực tế hàng hoá xuất chế biến. Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá xuất chế biến. d. Giảm do cho vay tạm thời: Nợ TK 138 (1388) Cho các cá nhân tập thể vay tạm thời. Nợ TK 136 (1368) Cho vay nội bộ tạm thời. Có TK 156 Giá thực tế xuất cho vay. e. Giảm do các nguyên nhân khác: Nợ TK 632 Nhượng bán xuất trả lương, trả thưởng. Nợ TK 642 Thiếu trong định mức tại kho. Nợ TK 1381 Thiếu không rõ nguyên nhân, chờ xử lý. Nợ TK 138 (1388), 334 Thiếu cá nhân phải bồi thường. Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá thiếu. Sơ đồ hạch toán tổng quát theo phương pháp kê khai thường xuyên. (tính VAT theo phương pháp khấu trừ) TK 331, 111, 112, 141, 311,.. TK 156 TK 612 TK 627, 641, 642,.. Xuất để chế tạo sản phẩm TK 128, 222 Xuất cho chi phí sản xuất chung, bán, hàng, quản lý, xây dựng cơ bản TK 154 Xuất góp vốn liên doanh TK 1381, 642,.. Xuất thuê ngoài gia công chế biến Thiếu phát hiện qua kiểm kê TK 151 Hàng đi đường kỳ trước TK 411 Nhận cấp, phát, tặng thưởng, vốn góp liên doanh TK 642, 3381 Thừa phát hiện khi kiểm kê TK 128, 222 Nhận lại vốn góp liên doanh TK 154 Đánh giá giảm Đánh giá tăng Tăng do mua ngoài VAT được khấu trừ nếu có TK 1331 xxx Sơ đồ hạch toán tổng quát hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính VAT theo phương pháp trực tiếp) Tặng do mua ngoài (Tổng giá thanh toán) TK 612 TK 331, 111, 112, 141, 311,.. TK 627, 641, 642,.. Xuất cho các nhu cầu khác ở phân xưởng, xuất phục vụ bán hàng, quản lý, xây dựng cơ bản Xuất để chế tạo sản phẩm TK 156 xxx TK 151, 411, 222 Hàng hoá tặng do các nguyên nhân khác 2. Hạch toán công cụ, dụng cụ: Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng qui định để xếp vào tài xản cố định. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động, những tư liệu hoạt động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là: - Các loại bao bì chứa hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. - Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, quần áo, giày dếp chuyên dùng để làm việc... - Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính giá riêng nhưng vẫn tính gía trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hoá. - Các dụng cụ gá lắp chuyên dùng hco sản xuất... 2.1. Tài khoản sử dụng: Để quản lý, theo dõi và phản ánh tình hình xuất, nhập, tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”. Kết cấu tài khoản: Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế tăng thêm; Bên có: Phản ánh giá trị thực tế giảm đi; Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế hiện còn. 2.2. Phương pháp hạch toán: a. Hạch toán xuất dùng: - Trường hợp xuất dùng với giá trị nhỏ (phân bổ 1 lần). Nợ TK 627 (6273): Xuất dùng ở phân xưởng. Nợ TK 641 (6413): Xuất dùng cho tiêu thụ. Nợ TK 642 (6423): Xuất phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. Có TK 153: Toàn bộ giá trị xuất dùng. - Trường hợp xuất dùng với giá trị tương đối cao (phân bổ hai lần). + Bút toán 1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng. Nợ TK 142 (1421) Có TK 153 (1531) + Bút toán 2: Phẩn bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng. Nợ TK liên quan ( 6273, 6413, 6423) Có TK 142 (1421) 50% giá trị xuất dùng. Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng. Nợ TK 138, 334, 111, 156...: Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường. Nợ TK 6273, 6413, 6423: Phân bổ nốt giá trị còn lại (trừ thu hồi). Có TK 142 (1421): Giá trị còn lại (50% giá trị xuất dùng). - Trường hợp xuất dùng vời qui mô lớn, gái trị cao với mục đích thay thế trang bị mới hàng loạt... thì toàn bộ gía trị xuất dùng được phân bố dần vào chi phí. + Bút toán 1: Phản ánh 100% giá trị xuất dùng. Nợ TK 142 (1421) Có TK 153 (1531) + Bút toán 2: Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần. Các kỳ tiếp theo, kế toán chỉ phản ánh bút toán phân bổ giá trị hao mòn (bút toán 2). b. Hạch toán xuất dùng bao bì luân chuyển: - Khi xuất dùng bao bì luân chuyển: Ghi nhận toàn bộ giá trị xuất dùng. Nợ TK 142 (1421) Giá thực tế Có TK 153 (1532) Giá thực tế. - Phân bổ giá trị hao mòn vào các chi phí của lỳ sử dụng. Nợ TK 156 Tính giá trị hàng hoá mua ngoài. Nợ TK 6413 Tính vào chi phí bán hàng. Có TK 142 (1421) Giá trị hao mòn. - Khi thu hồi bao bì luân chuyển, nhập kho: Nợ TK 153 (1532) Giá trị còn lại. Có TK 142 (1421) Giá trị còn lại. c. Hạch toán đồ dùng cho thuê: - Bút toán 1: Khi chuyển thành đồ dùng cho thuê hay đồ dùng cho thuê mua ngoài, nhập kho. Nợ TK 153 (1533) Giá thực tế đồ dùng cho thuê. Nợ TK 133 VAT được khấu trừ. Có TK 153, 331, 111, 112... - Bút toán 2: KHi xuất dùng cho thuê: Nợ TK 142 Toàn bộ giá trị xuất dùng. Có TK 153 - Bút toán 3: Xác định giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê: Nợ TK 821: Nếu cho thuê không thường xuyên. Nợ TK 627: Nếu cho thuê là hoạt động kinh doanh thường xuyên. Có TK 142: Giá trị hao mòn. - Bút toán 4: Số thu về cho thuê: Nợ TK 111, 442, 131 Tổng số thu cho thuê. Có TK 333 VAT phải nộp. Có TK 721 Nếu là hoạt động không thường xuyên. Có TK 511 Nếu là hoạt động thường xuyên. - Bút toán 5: Khi thu hồi đồ dùng cho thuê: Nợ TK 153 (1533) Giá trị còn lại. Có TK 142 (1421) Giá trị còn lại. B2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 1. Hạch toán hàng hoá : 1.1. Tài khoản sử dụng: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá tị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Tài khoản sử dụng gồm: - Tài khoản 611 “Mua hàng”. + Dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm, nguyênhàng hoá, công cụ, dụng cụ theo giá thực tế. + Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyênhàng hoá , công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ. Bên có: Phản ánh giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng, xuất bán thiếu hụt... trong kỳ và tồn kho cuối kỳ... TK 611: Cuối kỳ không có Số Dư. TK 611: Được chia làm 2 tài khoản cấp 2: TK 6111: Mua hàng hoá. TK 6112: Mau hàng hóa. - TK 156 “ Hàng hoá” + Dùng để phản ánh giá tựhc tế hàng hoá tồn kho. + Kết cấu: Bên nợ: Giá thực tế hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ. Dư nợ : Giá thực tế hàng hoá tồn kho... - Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”. + Dùng để phản ánh trị giá số hàng mua nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán. + Kết cấu: Bên nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ. Dư nợ : Giá thực tế hàng đang đi đường. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 133, 331, 111, 112... 1.2. Phương pháp hạch toán: - Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại. Nợ TK 611 (6111) Có TK 156 Nguyên vật liêu tồn kho. Có TK 151 Hàng đang đi đường - Trong kỳ căn cú vào các hoá đơn mua hàng: Nợ TK 611 (6111) Giá thực tế hàng hoá thu mua. Nợ TK 133 (1331) VAT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331... Tổng gía thanh toán. - Các nghiệp vụ khác làm tăng hàng hoá trong kỳ: Nợ TK 611 (6111) Có TK 411 Nhận vốn góp liên doanh, cấp phát. Có TK 311, 336, 338 Tăng do đi vay. Có TK 128 Nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn Có TK 222 Nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn. - Số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại trong kỳ. Nợ TK 331, 111, 112... Số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại (tổng số). Có TK 133 (1331) VAT không được khấu trừ. Có TK 611 (6111) Trị giá thực tế. - Cuối kỳ, căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng hoá tồn kho và biên bản xử lý số mất mát, thiếu hụt. Nợ TK 156: Hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Nợ TK 151: Hàng đi đường cuối kỳ. Nợ TK 138, 334: Số thiếu hụt, mất mát, cá nhân phải bồi thường. Nợ TK 1381: Số thiếu hụt chưa ró nguyên nhân, chờ xử lý. Nợ TK 642: Số thiếu hụt trong định mức. Có TK 611 (6111): Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt. - Giá trị hàng hoá tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 611 trừ đi số phát sinh bên Có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua...) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 641) Có TK 611. Vói doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp đối với hàng hoá mua ngoài giá thực tế gồm cả VAT đầu vào, do vậy kế toán ghi: Nợ TK 611 Giá thực tế hàng hoá mua ngoài. Có TK liên quan 331, 111, 112 Tổng giá thanh toán. - Các khoản chiết khâu mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại (nếu có). Nợ TK 331, 111, 112... Có TK 611. 2. Hạch toán công cụ, dụng cụ: 2.1. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”. + Sử dụng tài khoản này để theo dõi giá thực tế công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, tồn kho. + Kết cấu: Bên nợ: Giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ. Dư nợ: Giá thực tế tồn kho. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như 133, 331, 111, 112... 2.2. Phương pháp hạch toán: Việc hạch toán công cụ, dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với hàng hoá. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ nếu xét thấy giá trị, cần trừ dần vào chi phí qua nhiều kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 142 (1421) Có TK 611 (6111) Căn cứ vào số lần phân bổ, xác định mức chi phí công cụ trừ dần vào từng kỳ. Nợ TK 627, 641, 642. Có TK 142 (1421). Sơ đồ hạch toán tổng hợp hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính VAT theo phương pháp khấu trừ) TK 151, 156, 153.. TK 611 TK 151, 156, 153.. TK 111, 112, 331 Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn cuối kỳ Chiết khấu, giảm giá được hưởng và giá trị hàng trả lại TK 138, 334, 821, 642 Giá trị thiếu hụt, mất mát TK 612, 627, 641, 642 Giá trị hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng nhỏ Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn đầu kỳ, chưa sử dụng TK 111, 112, 331 Giá trị hàng hoá, dụng cụ mua vào trong kỳ TK 411 Nhận cấp, phát, tặng thưởng, vốn góp liên doanh... TK 412 Đánh giá tăng hàng hoá, dụng cụ 4121 Giá trị xuất dùng lớn Phân bổ dần TK 1331 VAT được khấu trừ (nếu có) xxx Sơ đồ hạch toán tổng hợp hàng hoá, công cụ, dụng cụ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính VAT theo phương pháp trực tiếp) TK 151, 152, 153 Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn cuối kỳ TK 151, 156, 153 TK 111, 112, 331 TK 621, 627, 641, 642 Chiết khấu, giảm giá được hưởng và giá trị hàng trả lại Giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng TK 611 TK 151, 156, 153 Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn đầu kỳ, chưa sử dụng TK 111, 112, 331 Giá trị hàng hoá, dụng cụ mua vào trong kỳ (Tổng giá thanh toán) C. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Hàng hoá là một loại hàng tồn kho có giá trị thường xuyên biến đổi. Do vậy, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là điều cần thiết. 1. Các nguyên tắc về trích lập dự phòng: Dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho thực chất là việc trích trước vào chi phí chuẩn bị giảm giá của hàng hoá so vớigiá trị hàng hoá ngoài thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc thận trọng. - Việc lập dự phòng chỉ được tiến hành tại thời điểm cuối niên độ kế toán (ngày 31 tháng 12) để treen báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tài sản được phản ánh theo giá trị thuần. Giá trị sản thuần = Giá trị trên sổ kế toán – Chi phí dự phòng ước tính - Chi phí dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) và được tính cho từng loại hàng hoá bị giảm gía của doanh nghiệp hoặc được tinhs cho toàn bộ hàng hoá tồn kho nhưng được bù trừ giữa số tăng và số giảm. - Đến cuối niên độ kế toán muốn lập dự phòng cho niên độ sau, kế toán phải hoàn nhập toàn bộ dự phòng cũ đã lập từ niên dộ trước, sau đó mới lập niên độ mới. Phần hoàn nhập được phản ánh vào tài khoản 721. - Mức lập dự phòng cho niên độ kế toán N( +1) được lập vào ngày 31 tháng 12 năm N. Giá hạch toán trên sổ kế toán Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm đó Số lượng hàng hoá giảm giá tại thời điểm lập báo cáo Mức dự phòng cần lập cho năm (N+1) = x - Trong đó giá trị thực tế trên thị trường của hàng tồn kho bị giảm giá là giá có thể bán trên thị trường. 2. Phương pháp kế toán: a. Tài khoản sử dụng: + Để phản ánh chi phí dự phòng được lập cho hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp tại thời điểm cuối niên dộ kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Đây là tài khoản phản ánh chi tiêu điều chỉnh giảm nên có kết cấu trái ngược với TK 156. + Kết cấu TK 159 Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng về tài khoản 721; Bên có: Phản ánh chi phí dự phòng được lập ở cuối niên độ; Dư có : Phản ánh số chi phí dự phòng cho hàng hoá ở cuối niên độ kế toán. TK 159 luôn có số dư ở bên Có, khi lập bảng cân đối kế toán vẫn được phản ánh vào chỉ tiêu bên tài sản song phải ghi đỏ để trừ bớt. b. Trình tự kế toán: - Phản ánh chi phí dự phòng được lập tại thời điểm kết thúc niên độ Nợ TK 6426 Có TK 159 - Đến cuối niên độ kế toán căn cứ vào những bằng chúng chắc chắn về sự giảm giá của nguyên vật liêụ tồn kho. + Trước tiên hoàn nhập số dư phòng đã lập Nợ TK 159 Có TK 721 + Sau đó lập dự phòng mới: Nợ TK 6426 Có TK 159 Phần II Tình hình tổ chức kế toán hàng hoá công cụ dụng cụ ở công ty thương mạI và dịch vụ nhựa thuộc tổng công ty nhựa Việt Nam 1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức tế toán tại công ty 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển công ty CT TM-DVN là một công ty nhựa trực thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam(TCTN VN) được thành lập ngày 8 tháng 10 năm 1996 theo quyết định số 2299-QĐ-TTCB của Bộ Công Nghiệp(BCN). Công ty nhựa là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc, có trụ sở chính đặt tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội. Công ty ra đời và hoạt động vơi tư cách pháp nhân có tên giao dịch quốc tế “VINAPLAT”. Với đội ngũ 60 cán bộ công nhân viên có trình độ, cùng với cơ sở vật chất kế thừa toàn bộ của Tổng Công Ty để lại, công ty TM-DVN đã không ngừng củng cố ngành nhựa trở thành ngành nhựa mũi nhọn hàng đầu, giải quyết nhu cầu cần thiết cho xã hội và thực thiện tốt trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giao cho ngành Nhựa. Tiền thân của Công Ty Nhựa Việt Nam cũng như Công Ty Thương Mại Dịch Vụ Nhựa là một công ty tạp phẩm thành lập ngày 7 tháng 8 năm 1976 theo quyết định số 972/CNV-TCQL của Bộ Công Nghiêp bao gồm của toàn ngành Nhựa, da giầy, xà phòng, sắt tráng men, văn phaòng phẩm Hồng Hà..v..v. Đến năm 1987 thực hiên quyết định số 302-CP của chính phủ Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định 421CNN-TCCP ngày 1 tháng 12 năm 1987 đổi Công ty Tạp Phẩm thành Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Nhựa hoạt động theo nghị định 27/HDBC ngày 22 tháng 2 năm 1988 đế giúp cho việc chuyển biến mạnh mẽ và hợp với cơ chế thị trường, đồng thời mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Tạp phẩm nhựa) thành Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam. Ngày 15 tháng 3 năm 1993 đến ngày 26 tháng 12 năm 1994, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ trình Thủ Tướng đơn xin thành lập Doanh Ngiệp Nhà Nước công văn số 2492-KTKH với tên gọi Công Ty Nhựa Việt Nam và nay theo quyết định số 1198/QĐ-TCCP ngày 7 tháng 5 năm 1996 thành lập lại Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam. Mặc dù có nhiều biến động về mặt tổ chức, tên gọi có nhiều thay đổi nhưng trong 20 năm qua (từ 1976-2002) Tổng Công Ty Nhựa đã sản xuất và mang lại hiệu quả cao, nhịp độ tăng trưởng hàng năm tàon ngành đạt 27%/năm. Những năm qua với đà phát triển nhanh, nhịp độ tăng trưởng cao của Ngành Nhựa cũng như mục tiêu sản xuất nhập khẩu đến năm 2005 mà chiến lược ngành đã đặt ra là phải phát triển đủ mạnh đúng tầm với một doanh nghiệp vừa phục vụ cho Quốc Doanh, Trung Ương,địa phương và các thành phần kinh tế khác chính vì cần thiết như vậy mà đến năm 1996 theo quyết định 2999/QĐ-TCCP của Bộ Công Nghiệp Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa(CT TM-DVN) đã chính thức thành lập trên cơ sở trưóc đây và là chi nhánh phía Bắc của Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam . Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, sư cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng quyết liệt, CT TM-DVN đã hoạt động và trải qua nhiều biến đổi thăng trầm vươn lên để tự khẳng định mình và hoà nhập với nần kinh tế năng động không ngường phát triển. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty trong lền kinh tế: 1.2.1. Chức năng Công Ty TM-DVN là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyên kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ ngành Nhựa có quyền tự chủ kinh doanh theo phẩm cấp của Công Ty và thực hiện chức năng cơ bản như một doanh ngiệp Thương Mại. - Kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nhựa vật tư hàng hoá, nhựa, sắt tráng men nhôm, thép lá, các loại hoá chất, văn phòng phẩm hàng tiêu dùng, bao bì và in ấn bao bì, phương tiện vận tải máy móc thiết bị phụ tùng và khuôn mẫu. - Dịch vụ tư vấn đầu tư, chuyển dao công nghệ mới, thiết kế chế tạo và xây lắp các công trình chuyên ngành, họi chợ triển lãm, hội thảo, thông tin quảng cáo và kinh doanh du lịch khách sạn nhà hàng, đại lý bán hàng, tiến hành các hoạt động khai thác theo qui định cảu pháp luật. 1.2.2 Nhiệm vụ của Công Ty : - Mục đích kinh doanh thực hiện theo đúng qui định thành lập của doanh nghiệp và kinh doanh các mặt hàng dịch vụ đã đăng ký cụ thể. - Với tinh thần tự lực tự cường với quyết tâm vươn lên để tồn tại và phát triển được là do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của các phòng ban lãnh đạo trong Công Ty và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên nhằm mục đích vừa sản xuất vừa xây dựng Công Ty TM-DVN có uy tín và chất lượng tốt hơn để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn và thu được lợi nhuận cao nhằm mục đích thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế và các khoản phải nọp khác và o ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển tốt số vốn của doanh nghiệp được nhà nước giao cho. - Doanh nghiệp phaỉ tổ chức tốt quá trình quản lý lao động. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa 1.3.1. Khái quát về bộ máy quản lý: Công Ty TM-DVN là một đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam tiêu biểu cho loại hình vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ đơn giản đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ của Công Ty đề ra. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công Ty được xác định theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Giám đốc Phòng hành chính Phòng kinh doanh XNK Phòng tài chính kế toán Phòng nghiệp vụ quản lý Trạm kho vận HP Hệ thống cửa hàng Chức năng của các phòng ban: * Ban Giám Đốc: Theo cơ cấu tổ chức tổ chức trên Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà Nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công Ty, đồng thời cũng là ngưòi đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Công Ty theo luật định. * Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc Công Ty các chính sách về nội chính các chính sách về xã hội, quan hệ với các cơ quan hành chính hữu trách của chính quyền địa phương. * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phòng này có trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng sản xuất của Công Ty và khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng ghi trong giấy phép kinh doanh của Công Ty. * Phòng tài chính kế toán: Là một phòng nghiệp vụ chuyên môn giúp giám đốc Công Ty và tham mưu cho giám đốc chỉ đạo công tác quản lý kinh tếtài chính theo đúng đường lối chính sách của nhà Nước. * Phòng nghiệp vụ quản lý: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT445.doc
Tài liệu liên quan