MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
PHẦN 1- NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC
ĐẤU THẦU XÂY LẮP...........................................................................................5
1.1.Đấu thầu và Tổ chức đấu thầu............................................................................5
1.1.1. Đấu thầu - những vấn đề chung...............................................
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng Công ty cụng nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................5
1.1.1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu..............................................5
1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu tại Việt Nam .... ...7
1.2. Nội dung cơ bản của công tác đấu thầu xây lắp................................................9
1.2.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng đấu thầu...........................................................................................................................9
1.2.1.1 Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu............................................9
1.2.1.2. Phương thức áp dụng đấu thầu....................................................11
1.2.2.Quy trình của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp.................................13
1.2.2.1. Xác định điều kiện mời thầu và dự thầu xây lắp........................13
1.1.2.2. Quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp............................................14
1.3. Vai trò của công tác đấu thầu xây lắp..............................................................23
1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp...................25
PHẦN 2- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU Ở TỔNG
CÔNG TY CNTT VIỆT NAM.............................................................................27
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty CNTT Việt Nam ......................................27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam.........................................................................................................................27
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật...................................................................28
2.2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT VN......30
2.2.1. Sự cần thiết phải tiến hành công tác tổ chức đấu thầu xây lắp
ở Tổng công ty CNTT Việt Nam...........................................................................30
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu xây lắp tại Tổng
công ty CNTT Việt Nam........................................................................................31
2.2.2.1. Về phía các nhà thầu............................................................31
2.2.2.2. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam...............................31
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT
Việt Nam.................................................................................................................33
2.2.3.1. Thực trạng quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng
công ty CNTT Việt Nam.........................................................................................34
2.2.3.2. Kết quả công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT
Việt Nam.................................................................................................................48
2.2.3.3. Đánh giá kết quả công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công
ty CNTT Việt Nam.................................................................................................56
PHẦN 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở TỔNG CÔNG TY CNTT VIỆT NAM.......................................................................................................................67
1. Định hướng phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam trong thời gian tới..67
2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở
Tổng công ty CNTT Việt Nam...............................................................................69
2.1. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam ..........................................................70
2.1.1. Nâng cao chất lượng của tư vấn thiết kế.......................................................70
2.1.2. Chuẩn bị tốt hồ sơ mời thầu..........................................................................71
2.1.3. Xem xét áp dụng biện pháp xét thầu mới ....................................................74
2..4. Đào tạo, bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp
vào công tác đấu thầu .............................................................................................76
2.2. Về phía Nhà nước............................................................................................77
2.2.1. Sửa đổi bổ sung một số nội dung trong hành lang pháp luật về đấu thầu ....77
(1) Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu .....78
(2) Cần khắc phục khâu yếu nhất hiện nay là chất lượng hồ sơ mời thầu..80
(3) Nghiên cứu bổ sung những quy định về giá cho công tác đấu thầu......81
(4) Cần sớm cho ra đời những hướng dẫn cụ thể trong một số bước
của quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu......................................................................82
(5) Cần thay đổi bổ sung cách chọn nhà thầu trong bước cuối cùng
của quá trình đánh giá sao cho có hiệu quả nhất ...................................................84
(6) Quy chế đấu thầu cần ngày càng hoàn thiện hơn..................................87
2.2.2. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan.............88
2.2.3. Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý nhà thầu một cách hiệu quả...........................................................................................................................89
KẾT LUẬN............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................92
PHỤ LỤC...............................................................................................................93
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang cùng với các quốc gia khác trên thế giới đang trên con đường chinh phục thế kỷ mới - thế kỷ XXI với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hoá trở nên phổ biến rộng khắp - đặt ra cho tất cả chúng ta rất nhiều khó khăn thách thức lớn cần phải giải quyết, đặc biệt là đối với một đất nước còn đang trên con đường phát triển để khẳng định mình như Việt Nam. Trong những năm đầu của thế kỷ mới này đất nước ta đã có những bước chuyển mình rất lớn, nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc biểu hiện ở nhu cầu đầu tư cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ngày càng tăng. Cùng với sự hỗ trợ đáng kể của nước ngoài (vốn đầu tư FDI, ODA...) đòi hỏi Chính phủ ta nhất thiết phải tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho nền kinh tế. Bởi lẽ "không có sự cạnh tranh thì không có sự phát triển"- Đó là một chân lý. Một sinh vật không tự cạnh tranh để tự vươn lên thích nghi với điều kiện sống thì sẽ bị đào thải. Một nền kinh tế của một đất nước cũng vậy, nếu nền kinh tế đó không tạo ra yếu tố cần thiết cho môi trường cạnh tranh lành mạnh thì nền kinh tế đó cũng nhanh chóng trở nên trì trệ, kém phát triển và bị tụt hậu so với các nền kinh tế khác.
Thực tế trong những năm gần đây ở nước ta, đấu thầu đã và đang vươn lên để tự khẳng định là một phương thức hữu hiệu trong việc góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ra đời khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với quy luật cạnh tranh chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phương thức đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi và phát triển không ngừng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho nền kinh tế cũng như cho toàn xã hội.
Ra đời cũng vào thời gian này, với sự nhạy bén, năng động của mình, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cũng đã áp dụng rộng rãi phương thức này trong hoạt động của mình với hai lĩnh vực chính là đấu thầu mua sắm hàng hoá và đấu thầu xây lắp. Tuy nhiên do đây là hoạt động còn khá mới, nên những hiểu biết và việc áp dụng chế độ đấu thầu vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết về cả phương diện lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
Để công tác đấu thầu ngày càng hoàn thiện, phát huy được bản tính ưu việt và để góp phần mang lại hiệu quả cao cho các gói thầu được tiến hành tại các đơn vị thành viên trong Tổng công ty CNTT Việt Nam, sau một thời gian thực tập tại Ban Quản lý các dự án thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực tế, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo - TS.Ngô Thị Hoài Lam và các cán bộ trong Ban, tôi đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam".
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của chuyên đề gồm ba phần:
Phần 1- Nội dung và yêu cầu đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp.
Phần 2 - Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam.
Phần 3 - Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam.
Do thời gian có hạn và khả năng nhận thức còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện chuyên đề.Vì vậy kính mong các thầy cô giáo, các cô chú trong Ban QLCDA đóng góp, bổ sung ý kiến để tôi rút kinh nghiệm để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa QTKD công nghiệp và XDCB đặc biệt là Cô giáo - TS.Ngô Thị Hoài Lam. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú trong Ban QLCDA- Tổng công ty CNTT Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp cho tôi các tài liệu cũng như giúp tôi tiếp cận với thực tiễn, điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong sự nhận biết mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp tôi hoàn thành được chuyên đề này.
PHẦN I : NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP
1.1. Đấu thầu và tổ chức đấu thầu
1.1.1.Đấu thầu - những vấn đề chung
1.1.1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu
Để thực hiện các quá trình cơ bản của quá trình xây dựng chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương thức: tự làm, chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Mỗi phương thức có những đặc trưng và điều kiện áp dụng riêng. Trong phương thức tự làm, chính tự bản thân chủ đầu tư sẽ tự mình làm tất cả các công việc của quá trình xây dựng từ khảo sát thiết kế đến xây lắp.Trong phương thức chỉ định thầu, chủ đầu tư giao việc xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình cho một tổ chức chuyên xây dựng cơ bản đảm nhận. Còn đấu thầu thì khác, đó là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây dựng nhằm lựa chọn một đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của dự án đầu tư.
Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/CP ngày 01/ 09 /1999 thì "Đấu thầu" là qúa trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Trong đó "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu.
Hình1.1: Quy trình tóm tắt của hoạt động đấu thầu:
Chủ đầu tư
( Bên mời thầu)
Các nhà thầu
(Bên dự thầu)
Chọn nhà thầu
Hợp đồng
Đưa ra yêu cầu
Minh chứng năng lực và đề xuất giải pháp
thực hiện
Ký kết
Đánh giá lựa chọn
Như vậy, thực chất của chế độ đấu thầu được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, tổ chức đấu thầu là một phương thức để tổ chức sự cạnh tranh trên hai phương diện:
- Cạnh tranh giữa chủ đầu tư (Bên mời thầu) với các đơn vị xây dựng (Bên dự thầu). Quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu"). Đó là sự cạnh tranh về lợi ích giữa người mua và người bán. Theo lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng thì trong một cuộc mua bán, bao giờ người mua cũng cố gắng để mua được hàng với giá thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo; trong khi đó người bán lại cố gắng để bán được cũng mặt hàng đó với giá cao nhất có thể. Do đó nảy sinh sự cạnh tranh giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa các nhà thầu (Các đơn vị xây dựng) với nhau. Quan hệ cạnh tranh này khá khốc liệt mà vũ khí cạnh tranh chính là các nhân tố cấu thành nên khả năng thắng thầu. Bởi lẽ trong hoạt động mua bán này, chỉ có một người bán mà có nhiều người mua nên người mua phải cạnh tranh với nhau để mua được hàng hoá đó. Muốn vậy, các đơn vị xây dựng phải cải tiến, đổi mới toàn diện các hoạt động, tăng cường thực lực của mình và giữ uy tín với chủ đầu tư thì mới có thể thắng thầu. Kết quả của sự cạnh tranh này là có lợi cho chủ đầu tư.
Thứ hai, Đấu thầu thực chất là hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng.
Đấu thầu mang tính chất của quan hệ mua bán. Song so với mua bán thông thường quan hệ mua bán ở đây có những nét đặc thù riêng. Đó là:
- Việc mua bán không hoàn toàn tự do mà tuân thủ theo các cơ sở, thể chế cụ thể.
- Trong quan hệ mua bán này, chủ đầu tư bán việc nhưng phải trả tiền còn các đơn vị xây dựng mua việc nhưng lại được nhận tiền; người bán muốn bán việc với giá rẻ nhất còn người mua chấp nhận mua với giá đó tức là chấp nhận mức lợi nhuận không cao.
- Đấu thầu là hoạt động thương mại mà mua bán hàng hoá đặc biệt: nhiệm vụ kinh doanh xây dựng nhưng tính chất hàng hoá biểu hiện không rõ ràng do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo giá dự toán chứ không theo giá thực tế.
Thứ ba , Đấu thầu là một phương thức lựa chọn
Trên cơ sở ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện, phương thức này tiến hành so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như kỹ thuật, tài chính...để từ đó chọn được một nhà thầu có đủ khả năng. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư.
1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu tại Việt Nam
Ở nước ta, có thể nói rằng hoạt động đấu thầu chính thức ra đời vào thời điểm năm 1986 khi Chính phủ có chủ trương chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường vận hành theo xu hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước.Trước thời điểm năm 1986, nền kinh tế có sự cạnh tranh, mọi hoạt động sản xuất đều được thực hiện theo phương thức giao nhận giữa một bên là các cơ quan kế hoạch các cấp Nhà nước với một bên là các đơn vị xây dựng theo kiểu hành chính mệnh lệnh. Điều này được quy định rõ trong Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 232-CP ngày 06/06/1981 của Hội Đồng Chính Phủ, sau đó được cụ thể hoá trong "Quy chế giao thầu và nhận thầu xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 217-HĐBT ngày 08/08/1985 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Do là phương thức dựa trên nền tảng cơ chế hành chính bao cấp nên có nhiều hạn chế. Cụ thể là: Các tổ chức xây dựng và chủ đầu tư luôn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cấp đến đâu, làm đến đó, làm tốt hay làm xấu, cẩn thận hay ẩu... cuối cùng cũng được nghiệm thu, bàn giao công trình, thanh quyết toán. Điều này dẫn tới chất lượng công trình không được bảo đảm. Từ sau năm 1986, với sự chuyển đổi đường lối phát triển kinh tế, hoạt động xây dựng cũng như nhiều hoạt động khác trở nên sôi động và hình thành nên thị trường rộng lớn với những đòi hỏi rất khắt khe về cả trình độ khoa học kỹ thuật, con người cũng như tài chính. Đứng trước những đòi hỏi của cơ chế mới, đồng thời để khắc phục những tồn tại của các phương thức xây dựng trước đây, ngày 09/05/1988, Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Quyết định số 80-HĐBT về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản. Trong đó, điều 7 của Quyết định có ghi: "Từng bước thực hiện đấu thầu trong xây dựng, trước mắt tổ chức đấu thầu thí điểm công tác xây lắp đối với công tác khảo sát thiết kế công trình. Tham gia đấu thầu là các tổ chức xây dựng có tư cách pháp nhân, có đủ cán bộ thành thạo nghề nghiệp và có cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện khuyến khích việc thi tuyển phương án thiết kế xây dựng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quy định của Hội Đồng Bộ Trưởng, ngày 10/01/1989 Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03/BXD-VKT đã ra đời. Như vậy có thể nói chế độ đấu thầu đã bắt đầu từ đây và có cơ sở pháp lý để hoạt động và phát triển. Ngày 12/02/1999 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành bản hướng dẫn cụ thể thực hiện chế độ đấu thầu số 24/BXD-VKT.
Ngày 30/03/1999, Bộ trưởng Bộ xây dựng một lần nữa ban hành "Quy chế đấu thầu xây lắp " số 60/BXD-VKT. Theo đó, tất cả các công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước (Bao gồm các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp Nhà nước) đều phải thực hiện theo chế độ đấu thầu. Tuy nhiên, các quy định liên quan tới đấu thầu nói trên mới chỉ đề cập đến hai lĩnh vực là mua sắm và xây lắp.
Đến năm 1994 với quyết định 183 TTg ngày 16/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ thì Quy chế đấu thầu mới cơ bản được hoàn thiện và có thể coi đây là Quy chế đấu thầu đầu tiên (theo nghĩa bao quát và đầy đủ các lĩnh vực mua sắm) của Việt Nam.
Ngày 16/07/1999 Chính phủ đã ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 42/CP, ban hành Quy chế đấu thầu theo Nghị định 43/CP. Và đến ngày 23/08/1997, Chính phủ lại ban hành Nghị định 92/CP và Nghị định 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung các quy định của Quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định 42 và 43/CP. Đây được coi là Quy chế đấu thầu lần 2. Và từ đây, gói thầu trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu.
Qua thực hiện Quy chế đấu thầu lần 2, một số vướng mắc trong thực tế và sự biến động của nền kinh tế đã đòi hỏi phải có những quy định tiến bộ và phù hợp hơn trong quy chế đấu thầu. Do vậy, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và được bổ sung bởi Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ đã được ban hành và được coi là Quy chế đấu thầu lần 3. Đây chính là những văn bản có tác dụng tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp có thể tiến hành tổ chức đấu thầu và cũng chính là những căn cứ để Nhà nước quản lý hoạt động đấu thầu.
Như vậy so với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, công tác đấu thầu ở Việt Nam vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Tuy nhiên đó cũng là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ trong cơ chế thị trường hiện nay, mọi hoạt động đều không thể thiếu yếu tố cạnh tranh - Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành, mọi đơn vị kinh tế. Mà đấu thầu chính là sự biểu hiện về mặt nội dung của cạnh tranh. Do vậy đấu thầu cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện cùng với sự chuyển đổi và đi lên với các ngành kinh tế khác của cả nước.
1.2. Nội dung cơ bản của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp
Tổ chức đấu thầu xây lắp gồm 2 nội dung cơ bản là:
- Xác định hình thức và phương thức áp dụng.
- Thực hiện quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp.
1.2.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng đấu thầu
1.2.1.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu
Theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ thì đầu thầu gồm có những hình thức sau:
t Đấu thầu rộng rãi
Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Vì nó có nhiều ưu điểm như: khuyến khích sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, tăng tính hấp dẫn do sự đa dạng trong các phương án mà các nhà thầu đưa ra. Thông qua đó có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất với sự tối ưu về phương án thực hiện và với giá cả hợp lý nhất. Tuy nhiên, hình thức này cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể là khi có một số lượng đông các nhà thầu tham gia thì việc lựa chọn nhà thầu trúng thầu sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn tới người được chọn không phải là người phù hợp nhất, đồng thời có thể gây tốn kém cho nhà đầu tư cả về chi phí lẫn thời gian trong việc xét thầu.
tĐấu thầu hạn chế
Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải đuợc người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng trong một số trường hợp nhất định, đó là:
+Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
+Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
Hình thức này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian trong việc lựa chọn nhà thầu; việc mời thầu một số lượng hạn chế các nhà thầu do nhà đầu tư lựa chọn sẽ tạo điều kiện cho họ chủ động trong một số phương án, kế hoạch đối với quá trình thực hiện dự án. Nhưng hình thức này cũng có nhược điểm là các nhà thầu có cơ hội dàn xếp, thoả hiệp, nâng cao giá bỏ thầu.
tChỉ định thầu
Là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng và chỉ được xem xét, áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt như:
+Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, được phép chỉ định đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung chỉ định thầu để xem xét, phê duyệt.
+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhh trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan.
t Tự thực hiện
Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định về chỉ định thầu.
Ưu điểm của phương thức này là doanh nghịêp có thể tận dụng những năng lực sẵn có, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đồng thời trong một môi trường quen thuộc, các công việc được thực hiện phù hợp, đồng bộ với năng lực hiện có của doanh nghiệp. Hình thức này làm hạn chế khả năng cạnh tranh và khó xác định hiệu quả khi không có bộ phận chuyên trách đảm nhận quản lý thực hiện dự án.
1.2.1.2. Các phương thức áp dụng đấu thầu
Cũng theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính Phủ, các phương thức áp dụng đấu thầu gồm có:
ØĐấu thầu một túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá (những gói thầu có giá trị nhỏ và tính chất kỹ thuật không phức tạp) vì với những gói thầu này khi lập hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu đã xác định được khối lượng công việc xây lắp hay đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của hàng hoá cần mua... Các nhà thầu có thể căn cứ vào hồ sơ đó để tính toán giá dự thầu một cách chính xác. Vì thế mà đề xuất giá nộp cùng đề xuất kỹ thuật trong cùng một túi hồ sơ đều tạo nên sự thuận lợi cho cả hai bên.
Ưu điểm của phương thức này là gắn được thiết kế công nghệ với chi phí. Tuy nhiên theo phương thức này bên mời thầu sẽ không lựa chọn được nhà thầu có chất lượng tốt nhất.
ØĐấu thầu hai túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ
đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Ưu điểm của phương thức này là lựa chọn được những nhà thầu có phương án kỹ thuật tối ưu và giá cả hợp lý nhất.
EĐấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:
+Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên.
+Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ, thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
+ Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này được tiến hành như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất kỹ thuât và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
- Giai đoạn thứ hai:
Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung, hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
Ưu điểm của phương pháp này cho chủ đầu tư đầu tư có điều kiện hoàn thiện các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện về tài chính của hồ sơ mời thầu, giúp cho nhà thầu nắm bắt được chính xác những yêu cầu chủ yếu của bên mời thầu từ đó chuẩn bị được hồ sơ mời thầu tốt hơn.
Nhược điểm của nó là đòi hỏi cả hai bên nhà thầu và chủ đầu tư phải chi phí nhiều hơn.
1.2.2. Quy trình công tác tổ chức đấu thầu xây lắp
1.2.2.1.Xác định điều kiện mời thầu và dự thầu xây lắp
Như đã đề cập ở trên, tham gia vào quá trình đấu thầu có hai loại chủ thể: chủ đầu tư - Bên mời thầu và các tổ chức kinh tế tham gia dự thầu - Các nhà thầu. Tuy nhiên để tổ chức đấu thầu xây lắp được thì các chủ thể này phải thoả mãn những điều kiện nhất định.
®Những điều kiện đối với bên mời thầu
Thông thường, Bên mời thầu là các chủ đầu tư xây dựng công trình. Trong một số trường hợp Bên mời thầu có thể là tổ chức tổng thầu khi muốn có thêm các nhà thầu phụ đảm nhận một số công việc nhất định. Để tổ chức một cuộc đấu thầu thì nhất thiết Bên mời thầu (Chủ đầu tư) phải đảm bảo những điều kiện chủ yếu sau:
- Đảm bảo đủ vốn để thanh toán theo hợp đồng.
- Có đủ hồ sơ thiết kế được duyệt, có giấy phép đầu tư, có mặt bằng xây dựng đã được giải phóng và đảm bảo các điều kiện xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tức là phải có đủ điều kiện pháp lý để tiến hành công tác xây dựng.
- Phải đăng ký với cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của ngành hoặc địa phương và thông qua danh sách Hội đồng xét thầu.
- Nắm chắc quy chế tổ chức đấu thầu và có những kinh nghiệm nhất định trong việc tổ chức đấu thầu. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, Bên mời thầu có thể sử dụng dịch vụ tư vấn để khắc phục sự lúng túng và đặc biệt là để tránh những thua thiệt có thể gặp phải.
Cần chú ý rằng, cơ quan chủ quản của chủ đầu tư hoặc cơ quan cấp vốn không trực tiếp tổ chức đấu thầu mà chỉ tạo điều kiện và kiểm tra chủ đầu tư trong việc tổ chức đấu thầu và thực hiện nhiệm vụ đầu tư .
Ngoài ra, Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức.
®Trách nhiệm của Bên mời thầu
Ngoài nhiệm vụ lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án quy định tại điều
8 của Nghị định 88/1999/ NĐ-CP, Bên mời thầu còn có trách nhiệm thực hiện đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt hoặc văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và theo trình tự tổ chức đấu thầu như sau:
- Thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc đấu thầu trên cơ sở chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền.
- Tổng hợp quá trình đấu thầu và trình kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét phê duyệt.
- Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
- Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng.
®Những điều kiện đối với nhà thầu
- Có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề. Điều này có nghĩa chỉ có các pháp nhân kinh tế mới đủ điều kiện trở thành nhà thầu.
- Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư - Bên mời thầu.
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ và có bảo lãnh dự thầu.
- Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên danh dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu.
1.2.2.2. Quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp
Chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép, chủ đầu tư mới được tiến hành những công việc đầu tiên của quá trình đấu thầu. Cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Việc tổ chức đấu thầu phải tuân thủ quy trình do Nhà nước quy định.
Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ thì quy trình tổ chức đấu thầu được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu
Giai đoạn này bao gồm rất nhiều khâu và do Bên mời thầu (chủ đầu tư )thực hiện. Nội dung bao gồm:
Ø Chuẩn bị đầy đủ văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền. Theo như trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định 52/CP ngày 08/01/1999 của Chính phủ thì các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước phải có quyết định đầu tư của người có thẩm quyền trước khi thực hiện đầu tư . Nội dung của quyết định đầu tư gồm:
- Mục tiêu đầu tư.
-Xác định chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án.
- Xác định địa điểm, diện tích đất sử dụng.
- Công suất thiết kế.
-Tổng mức đầu tư và nguồn vốn sử dụng.
- Phương thức thực hiện dự án, nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư.
- Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ chính.
Với các dự án không sử dụng vốn Nhà nước thì chủ đầu tư được cấp giấy phép đầu tư. Nội dung của giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
ØLập kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch này do Bên mời thầu lập và phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt mới trở thành một trong những điều kiện mời thầu. Nội dung kế hoạch đấu thầu gồm có:
ªPhân chia dự án thành các gói thầu:
Gói thầu là một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất hoặc theo trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án để tổ chức lựa chọn nhà thầu. Không phải chia gói thầu quá nhỏ để thực hiện chỉ định thầu hoặc gói thầu quá lớn ảnh hưởng đến cơ hội tham gia của các nhà thầu trong nước khi tổ chức đấu thầu quốc tế. Gói thầu là căn cứ để tổ chức đấu thầu và xét thầu. Trong trường hợp đặc biệt, gói thầu cũng có thể chia thành nhiều phần để thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng và cần quy định rõ tr._.ong hồ sơ mời thầu để nhà thầu có thể chào thầu cho một hoặc toàn bộ gói thầu.
ªƯớc tính giá của từng gói thầu:
Giá gói thầu được xây dựng trên cơ sở phù hợp với cơ cấu tổng mức đầu tư trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự toán, tổng dự toán của dự án được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi gói thầu cần xác định rõ nguồn tài chính như : vốn ngân sách, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay thương mại...
ªXác định hình thức và phương thức đấu thầu.
ªXác định thời gian tổ chức đấu thầu cho gói thầu.
Được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu cho dến khi công bố kết quả trúng thầu.
ªXác định phương thức thực hiện hợp đồng cho từng gói thầu.
Phương thức thực hiện hợp đồng được hiểu là cách thức mà chủ đầu tư thoả thuận trong hợp đồng với nhà thầu về khối lượng công việc và giá cả của từng gói thầu. Thông thường có ba phương thức thực hiện hợp đồng trong đấu thầu. Việc thực hiện để lựa chọn một trong ba phương thức này tuỳ theo tính chất, quy mô, thời gian thực hiện của từng gói thầu. Cụ thể:
- Hợp đồng trọn gói: Là hợp đồng thực hiện theo giá khoán gọn. Phương thức này áp dụng với những gói thầu có điều kiện xác định chính xác khối lượng, số lượng và giá cả tại thời điểm đấu thầu.
-Hợp đồng chìa khoá trao tay: Là hợp đồng mà nhà thầu thực hiện tất cả các công việc của dự án (thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp ...). Chủ đầu tư nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành hợp đồng theo đúng nội dung và giá trị đã ghi trong hợp đồng. Phương thức này áp dụng đối với những dự án thực hiện theo hình thức đấu thầu toàn bộ dự án mà chủ đầu tư không có khả năng quản lý.
- Hợp đồng có điều chỉnh giá: Là hợp đồng mà giá cả có sự điều chỉnh trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Phương thức này áp dụng đối với những gói thầu bao gồm những phần việc hoặc hạng mục không có điều kiện xác định chính xác khối lượng hoặc số lượng tại thời điểm đấu thầu. Ngoài ra, còn được áp dụng đối với những gói thầu có thời gian thực hiện trên 12 tháng và có sự biến động về giá đối với 3 yếu tố chủ yếu là nguyên vật liệu , thiết bị và lao động.
ªXác định thời gian thực hiện hợp đồng
Là thời gian hoàn thành các công việc của gói thầu và được xác định dựa trên cơ sở kế hoạch tiến độ của dự án.
Ø Chuẩn bị nhân sự cho công tác đấu thầu
Bên mời thầu có thể thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc đấu thầu trên cơ sở chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thầm quyền.
Ø Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
Đó là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Nội dung của hồ sơ mời thầu tuỳ thuộc vào từng loại hình đấu thầu. Và thường bao gồm:
- Thư mời thầu (nếu có sơ tuyển) hoặc thông báo mời thầu (nếu không có sơ tuyển).
- Mẫu đơn dự thầu.
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật.
- Tiến độ thi công.
- Các điều kiện tài chính, thương mại, tỷ giá (nếu có), phương thức thanh toán.
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Mẫu thoả thuận hợp đồng.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Ø Xác định tiêu chuẩn hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu cần xác định trước những tiêu chuẩn dùng để đánh giá và phương pháp đánh giá tổng hợp nhằm tạo cơ sở cho việc lựa chọn hồ sơ dự thầu. Có hai phương thức thường được dùng để đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn của hồ sơ dự thầu:
- Phương pháp chấm điểm: áp dụng với việc đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu lựa chọn đối tác, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá về mặt kỹ thuật với các gói thầu mua sắm hoặc xây lắp.
- Phương pháp giá quy đổi trên cùng một mặt bằng: chỉ áp dụng trong những cuộc đấu thầu có sơ tuyển nhà thầu.
Bước 2 : Mời thầu
Khi các công việc chuẩn bị đấu thầu đã hoàn thành, chủ thầu cần tiến hành mời thầu. Quá trình này được tiến hành theo hai cách:
+ Thông báo mời thầu: áp dụng trong đấu thầu rộng rãi.
Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu nhưng tối thiểu phải bảo đảm 3 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành hồ sơ mời thầu 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và trước 10 ngày đối với các gói thầu khác kể từ ngày thông báo lần đầu. Trong trường hợp đấu thầu quốc tế, Bên mời thầu phải thông báo ít nhất trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi ở Việt Nam hoặc theo quy định của nhà tài trợ.
+ Gửi thư mời thầu: được áp dụng đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế, đối với gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn có danh sách ngắn được chọn. Bên mời thầu cần phải gửi trực tiếp thư mời thầu qua fax, qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác tới nhà thầu trong danh sách mời đã được người có thẩm quyền hoặc phê duyệt. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu ít nhất là 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế và 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 3 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ .
Bước 3: Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
- Bên mời thầu thu nhận những hồ sơ dự thầu của các nhà thầu gửi đúng thời hạn
được quy định trong hồ sơ mời thầu. Tuỳ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của gói thầu mà thời hạn nộp thầu sẽ khác nhau nhưng thông thường không quá 90 ngày kể từ khi bên mời thầu phát hành hồ sơ mời thầu.
- Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu (trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu). Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được gửi trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.
- Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản thông báo xin sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu và bên mời thầu phải nhận được đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu quy định trong hồ sơ mời thầu.
Bước 4: Mở thầu
Ở bước này, cần xác định rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự Hội đồng xét thầu, những nội dung công việc chủ yếu cần phải tiến hành khi mở thầu. Đến ngày đã định, bên mời thầu tổ chức một cuộc mở thầu công khai, có đủ mặt đại diện của các nhà thầu tham dự và có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự. Tại cuộc họp này, các đơn thầu còn nguyên dấu niêm phong bảo mật được công khai mở ra; tên công ty và giá đấu thầu được đọc to lên cho mọi người nghe và ghi lại, các điểm khác trong đơn thầu cần được giữ kín.
Bước 5 : Đánh giá hồ sơ dự thầu
Mục đích là qua đó xét chọn đơn vị trúng thầu: qua phân tích, đánh giá, sử dụng phương pháp cho điểm hoặc lấy ý kiến đa số để quyết định chọn nhà thầu.
Quy trình xét đơn dự thầu:
Ø Đánh giá sơ bộ
Bên mời thầu sẽ đánh giá sơ bộ các hồ sơ mời thầu trên hai mặt sau:
+Tính hoàn chỉnh của các bản chào thầu: Bên mời thầu sẽ tiến hành kiểm tra giấy phép kinh doanh hoăc chứng chỉ hành nghề của các đơn vị đã nộp đơn dự thầu, kiểm tra tính pháp lý của chữ ký xác nhận trong hồ sơ dự thầu, bảo lãnh dự thầu, giấy uỷ quyền nếu có), biểu các giá chào theo quy định và các thông tin kèm theo bản chào. Bước này nhằm loại trừ các bản chào không hợp lệ hoặc không đáp ứng được nội dung của hồ sơ mời thầu.
+ Đánh giá năng lực nhà thầu: Sau khi đã kiểm tra tính toán hoàn chỉnh của các bản chào thầu, bên mời thầu sẽ xem xét năng lực của nhà thầu trên ba phương diện: năng lực tài chính, kinh nghiệm và năng lực cán bộ.
Nếu bên mời thầu còn có điểm nào chưa rõ về hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, họ có thể yêu cầu những nhà thầu đó làm rõ và giải thích bằng văn bản cho họ. Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, các đơn thầu chưa bị loại sẽ được bên mời thầu xem xét chi tiết.
Ø Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu:
Các hồ sơ dự thầu sẽ được đánh giá theo các tiêu chuẩn xét thầu đã được phê duyệt để so sánh với nhau.
+Đánh giá về mặt kỹ thuật: Việc đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn được dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đã được phê duyệt... Hồ sơ dự thầu đạt số điểm tối đa trở lên theo quy định trong tiêu chuẩn đánh giá sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá.
+Đánh giá về mặt tài chính và thương mại:
PKiểm tra lỗi số học: Bên mời thầu sẽ xem xét kỹ và sửa lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị trong các hồ sơ dự thầu (nếu có). Nếu hồ sơ dự thầu không có những sai lệch cơ bản (quá 15% tổng giá chào thầu) so với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu sẽ tiến hành điều chỉnh, bổ sung giá chào thầu và thông báo chính thức cho nhà thầu và phải có xác nhận chấp thuận của nhà thầu trong thời gian ấn định.
P Tiếp theo là đánh giá chi tiết các mặt về tài chính và thương mại mà bản chào đưa ra các đề xuất có sai lệch so với hồ sơ mời thầu. Các lĩnh vực chính cần đánh giá là :
- Tính hợp lý của giá chào.
- Phạm vị công việc.
- Tiến độ và điều kện thanh toán.
- Các điều kiện về thuế, phí.
- Điều kiện về bảo hành, bảo dưỡng.
- Các điều kiện thương mại khá .
P Bổ sung và điều chỉnh các sai lệch.
PXác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu: Bên mời thầu lập bảng so sánh giá thầu, liệt kê các giá chào thầu cơ bản được đánh giá trong các mục trên và tất cả các mục ở trên đều được thực hiện để đưa giá chào thầu về cùng một mặt bằng cơ sở để so sánh trực tiếp và xác định bản chào thầu có giá đánh giá chào thầu thấp nhất. Nhà thầu có giá đánh giá thầu thấp nhất sẽ được đề xuất mời thương thảo hợp đồng.
Bước 6: Trình duyệt kết quả đâú thầu
Sau khi có kết quả xếp hạng các nhà thầu, Bên mời thầu phải tiến hành lập báo cáo kết quả đấu thầu để trình lên cấp trên xin phê duyệt. Tổ thẩm định của cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định và đề nghị lên người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu này ngay sau khi xem xét đánh giá thấy không có vấn đề gì vi phạm các quy định về đấu thầu. Bên mời thầu chỉ được công bố kết quả đấu thầu sau khi đã được phê duyệt.
Phân cấp phê duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu:
Nhóm dự án
Cấp phê duyệt
Cấp thẩm định
Gói thầuthuộc ngành I (tỷ đồng)
Gói thầu thuộc
ngành II (tỷ đồng )
Gói thầu thuộc ngành III ( tỷ đồng )
Tư vấn
Hàng hoá & xây lắp
Tư vấn
Hàng hoá & xây lắp
Tư vấn
Hàng hoá & xây lắp
Nhóm A và tương đương
Thủ tướng
Chính Phủ
Bộ Kế hoạch & đầu tư
Từ 20 trở lên
Từ 100 trở lên
Từ 15 trở lên
Từ 75 trở lên
Từ 10 trở lên
Từ 50 trở lên
Bộ Trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc CP,HĐQT TCT do Thủ tướng CP thành lập
Đơn vị giúp việc
Tất cả các gói thầu dưới 20
Tất cả các gói thầu dưới 100
Tất cả các gói thầu dưới
15
Tất cả
các gói thầu dưới 75
Tất cả
các gói thầu dưới 10
Tất cả
các gói thầu dưới 50
Chủ Tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Sở Kế hoạch & đầu tư
Nhóm B, C và tương đương
Người có thẩm quyền của doanh nghiệp Nhà nước được quyền quyết định đầu tư
Bộ phận giúp việc có liên quan
Tất cả các gói thầu thuộc dự án
Chủ tịch UBND quận, thị xã, huyện, thị trấn, xã, phường
Bộ phận giúp việc có liên quan
Tự quyết định và chịu trách nhiệm đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật
Bước 7 : Công bố kết quả đấu thầu
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu tới nhà thầu kèm theo một dự thảo hợp đồng có lưu ý những điểm cần thiết phải bổ sung (nếu có) để đáp ứng yêu cầu của Bên mời thầu. Đồng thời, Bên mời thầu gửi cho nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Bước 8 : Thương thảo hoàn thiện hợp dồng và ký kết hợp đồng
Hợp đồng sẽ được ký kết sau khi có thương thảo giữa bên mời thầu và đơn vị trúng thầu theo hình thức và điều khoản nhất định đối với các loại dự án khác nhau.
Các bước trên có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2 : Quy trình tổ chức đấu thầu
Chuẩn bị đấu thầu
Mời thầu
Nộp và nhận HSDT
Đánh giá HSDT
Mở thầu
Trình duyệt kết quả đấu thầu
Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Công bố kết quả đấu thầu
1.3.Vai trò của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp
Qua vài năm tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu trong xây dựng ở nước ta đã cho thấy so với các phương thức tự làm và phương thức giao thầu thì đấu thầu là phương thức có nhiều ưu điểm nổi trội, đem lại hiệu quả rất cao và ngày càng phát huy những ưu thế trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của đấu thầu thể hiện bằng những lợi ích không chỉ với chủ đầu tư mà cả với bên dự thầu và Nhà nước cũng như xã hội.
®Với chủ đầu tư:
+Thông qua đấu thầu chủ đầu tư có khả năng thực hiện tối ưu các yêu cầu về xây dựng công trình như tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật của công trình, bảo đảm đúng tiến độ xây dựng.
+Tạo điều kiện tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh lãng phí, thất thoát, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao.
+ Bảo đảm quyền chủ động, tránh phụ thuộc vào một nhà thầu xây dựng trong thực hiện xây dựng các công trình vừa bất lợi về mặt kinh tế vừa bất lợi về mặt thời gian, dễ rơi vào thế bị động và không có khả năng kiểm soát.
+Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị xây dựng nhằm mở rộng các cơ hội nâng cao chất lượng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng.
+Thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của chủ đầu tư trong quá trình tổ chức và xét thầu.
®Với các nhà thầu :
+Trước hết cơ chế đấu thầu sẽ giúp phát huy được tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu. Họ sẽ phải tích cực tìm kiếm các thông tin về các công trình xây dựng đang mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình tạo ra sự linh động sáng tạo trong cơ chế thị trường.
+Thông qua đấu thầu sẽ tạo cơ hội có một khối lượng lớn công việc làm ăn, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tích luỹ, mở rộng và phát triển công ty. Muốn vậy các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên mọi phương diện thì mới có cơ hội tham gia dự thầu và nâng cao khả năng thắng thầu. Đặc biệt, cần lưu ý hoàn thiện các mặt tổ chức quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu.
+Thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản trị tài chính để khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
+ Ngoài ra, nhờ đấu thầu mà nhà thầu tiến hành đầu tư có trọng điểm đồng vốn của mình, qua đó nâng cao năng lực kỹ thuật và công nghệ theo yêu cầu của công trình.
®Với Nhà nước và xã hội:
+ Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung (vốn từ ngân sách Nhà nước). Như ta đã biết, đấu thầu là dựa trên sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trên mọi mặt của các dự án đầu tư (tài chính, kỹ thuật, thương mại ...) nên nó sẽ thúc đẩy các nhà thầu tìm cách tăng cường hiệu quả trình độ về mọi mặt. Trực tiếp hơn, thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ chọn được nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo. Tức là hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung trong trường hợp sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước là cao nhất.
+ Đấu thầu góp phần đổi mới quản lý hành chính Nhà nước với hoạt động đầu tư và xây dựng. Trước tiên, trong xây dựng cũng như trong các ngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ, Nhà nước quyết định việc xây dựng những công trình nào, vốn bao nhiêu, ai thi công, trong thời gian bao lâu... thì giờ đây, với cơ chế đấu thầu, Nhà nước chỉ còn quản lý sản phẩm cuối cùng, tức là công trình hoàn chỉnh với chất lượng đảm bảo. Việc thi công như thế nào, vật tư thiết bị mua ở đâu, thời gian thi công các hạng mục công trình là tuỳ thuộc vào từng nhà thầu. Nhà nước cũng chuyển sang việc nghiên cứu ban hành các chính sách quy chế về xây dựng để điềt tiết lĩnh vực này.
+ Đấu thầu cũng góp phần tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh hóa trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung và trong toàn nền kinh tế nói chung, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế xã hội và qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân.
1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp
Như đã biết, mục đích lớn nhất của công tác tổ chức đấu thầu là tìm và lựa chọn
được nhà thầu có đủ khả năng thực hiện đúng các yêu cầu của chủ đầu tư với chi phí thấp nhất. Điều này đòi hỏi công tác tổ chức đấu thầu phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
PĐảm bảo tính cạnh tranh
Qua những phần đã trình bày ở trên ta thấy toát lên một điểm nổi bật không thể phủ nhận được. Đó là: cạnh tranh - một trong những yếu tố then chốt cần quan tâm trong công tác tổ chức đấu thầu. Đấu thầu có thành công hay không là phụ thuộc phần lớn vào việc có tổ chức được sự cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau hay không. Để đạt được điều này thì trước tiên, Bên mời thầu phải đối xử một cách công bằng với mọi nhà thầu. Các nhà thầu phải được bình đẳng về những thông tin mà chủ đầu tư cung cấp và họ được phép trình bày một cách khách quan các ý kiến, quan điểm của mình trong qúa trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. Đồng thời chủ đầu tư cũng như các bên dự thầu phải có đầy đủ năng lực thực tế và kinh tế, kỹ thuật, kinh nghiệm để có thể thực hiện một cách tốt nhất những điều khoản cam kết trong đấu thầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần phải giữ bí mật mức giá dự kiến của mình cho gói thầu cần đấu thầu cũng như giữ bí mật về những thông tin liên quan tới các hồ sơ tài liệu, ý kiến trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư hay các đại diện hợp pháp của chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu đặc biệt là mức giá, chi phí liên quan ... Bởi lẽ đó cũng chính là một trong những yếu tố chính để các nhà thầu có thể cạnh tranh thắng lợi trước các đối thủ của mình.
PĐảm bảo tính minh bạch
Điều này có nghĩa là qúa trình đấu thầu kể từ giai đoạn gọi thầu đến giai đoạn mở thầu cần bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch, công khai đối với tất cả các nhà thầu tham dự (trừ những công trình đặc biệt thuộc phạm vi bí mật quốc gia có liên quan đến an ninh quốc phòng). Mục đích là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng và thu hút được nhiều hơn các nhà thầu tham gia đấu thầu, nâng cao chất lượng của công tác đấu thầu.
PĐảm bảo cơ sở pháp lý
Yêu cầu này đòi hỏi các bên tham gia vào quá trình đấu thầu (chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có tư cách pháp nhân, phải tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp, các quy chế và quy định của Nhà nước về nội dung và trình tự đấu thầu, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu đã ký, mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu này cũng đòi hỏi phải phân định rạch ròi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong từng phần công việc để không có người chịu trách nhiệm và do đó mỗi bên phải có nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
PĐảm bảo tính hiệu quả
Yêu cầu này được thể hiện trên hai mặt sau:
Thứ nhất, là một mắt xích quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, công tác tổ chức đấu thầu phải đảm bảo hạn chế, giảm đến mức tối thiểu những tốn kém về mặt tiền bạc cũng như bảo đảm thực hiện thời gian thi công theo đúng kế hoạch. Điều này thể hiện ở tỷ lệ chi phí cho công tác đấu thầu phải đảm bảo hợp lý so với tổng giá trị gói thầu. Và như vậy đòi hỏi chủ đầu tư phải xác định được hình thức đấu thầu cũng như phương thức áp dụng cho phù hợp.
Thứ hai, bên cạnh việc phải đảm bảo hiệu quả kinh tế thì công tác tổ chức đấu thầu còn phải đảm bảo được hiệu quẩ về mặt xã hội, thể hiện ở việc lựa chọn được nhà thầu thực hiện công trình với chất lượng, mỹ thuật, tiến độ theo đúng yêu cầu đặt ra.
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU Ở TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ (CNTT) Việt Nam
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam
Ngành công nghiệp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp lớn, một ngành công nghiệp tổng hợp sử dụng sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Do đó CNTT là một ngành công nghiệp quan trọng, tạo thị trường cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Mấy năm qua, trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt đặc biệt là từ cuối năm 1997 đến nay, nhiều nước trong khu vực lâm vào khủng hoảng tài chính, thị trường sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp. Mặc dù vậy, CNTT nước ta vẫn đang là một ngành có thị trường rộng lớn, mỗi năm chúng ta đang phải phá bỏ hàng trăm triệu USD để mua tàu nước ngoài, kể cả tàu cũ. Nếu đầu tư cho ngành CNTT một phần nhỏ công nghệ và thiết bị mới, khoảng 20 triệu USD, hàng năm chúng ta không những đáp ứng đại bộ phận nhu cầu phương tiện cho trong nước mà còn có thể xuất khẩu sản phẩm tàu thuỷ ra nước ngoài để thu ngoại tệ. CNTT là ngành công nghiệp chiến lược trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Chính vì những lý do trên, ngày 31/01/1996, bằng Quyết định số 69/TTg, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, bổ sung thêm một thành viên cho Bộ Giao thông vận tải.
Tại thời điểm thành lập, Tổng công ty có 23 đơn vị thành viên, gồm 21 doanh nghiệp Nhà nước và 2 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp đều hạch toán độc lập. Đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động, số doanh nghiệp thành viên đã lên tới 40 đơn vị, trong đó gồm 29doanh nghiệp hạch toán độc lập và 8doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, 3 công ty cổ phần, đổi tên 8 tổ chức và doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mới, sắp xếp kiện toàn lại bộ máy tổ chức của văn phòng Tổng công ty, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của các đơn vị, bổ sung chức năng nnhiệm vụ sản xuất cho các đơn vị.(phụ lục 1)
Tổng công ty CNTT Việt Nam được xây dựng với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Vì thế ngoài việc đầu tư phát triển thì Tổng công ty CNTT Việt Nam còn là một trong ba Tổng công ty được thử nghiệm xây dựng và phát triển theo mô hình tập đoàn mẹ - con.
Hình2.1 : Sơ đồ tổ chức Tổng công ty CNTT Việt Nam
theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh
Cơ quan Tổng Cty
Các Cty
liên doanh
Các NM
hạch toán độc lập
Các Cty hạch toán độc lập
ViệnKHCN Trường đào tạo
Công ty tài chính
Các Cty
thành phần
Các Cty
thành phần
Các Cty
thành phần
Các Cty
thành phần
Các nhà máy hạch toán phụ thuộc
CC. ty hạch toán độc lập
Cty hạch
toán phụ
thuộc
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tập đoàn mẹ
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
a) Định hướng phát triển:
Xuất phát từ vai trò, vị trí, từ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước cũng như để phát huy được nội lực của CNTT Việt Nam, Tổng công ty cần phát triển theo định hướng sau:
Xây dựng và phát triển CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, vươn ra thị trường ngoài nước. Đồng thời CNTT cũng phải tạo thị trường cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, điện tử, vật liệu, khai khoáng ... cùng phát triển để thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước của Đảng.
b)Quy mô và hình thức tổ chức sản xuất
Cội rễ của sự liên kết và tổ chức sản xuất trên quy mô Tổng công ty CNTT Việt Nam chủ yếu dựa vào các phương thức sau:
+Tập trung năng lực trí tuệ và trình độ của toàn Tổng công ty cùng tiến hành nghiên cứu thiết kế ứng dụng công nghệ mới, nhằm tạo nên sản phẩm mới hoặc sửa chữa các loại tàu có tính năng phức tạp để xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
+ Tổ chức sản xuất theo tinh thần phân công và hợp tác giữa các đơn vị trong Tổng công ty, giữa các ngành và với nước ngoài để cùng tạo ra những sản phẩm có chất lượng quốc tế với giá thành cạnh tranh.
+ Tổ chức xây dựng các nhà máy đóng tàu mới tại các khu vực có khả năng hình thành các cụm CNTT đồng bộ để phát huy hết thé mạnh kinh tế của từng địa phương, từng vùng trong việc phát triển ngành CNTT toàn quốc.
+Sử dụng tốt công cụ tài chính để hợp sức huy động và tạo nguồn tín dụng nhằm thực hiện các chương trình liên doanh liên kết, có quy mô đầu tư lớn với nước ngoài cũng như mở rộng khả năng sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu trả chậm của các chủ tàu.
c) Về tổ chức bộ máy quản lý
Tổng công ty CNTT Việt Nam gồm có các đơn vị sau:
- Khối điều hành bao gồm: + Hội đồng quản trị, văn phòng Tổng công ty
+ Viện khoa học công nghệ thiết bị và phương tiện
giao thông vận tải.
+ Công ty tài chính
- Khối các nhà máy đóng tàu: + Cụm Miền Bắc
+Cụm Miền Nam
+ Cụm Miền Trung
- Khối các đơn vị vệ tinh
- Khối các công ty dịch vụ kinh tế kỹ thuật
Để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc, lâu dài, đủ sức là một lực lượng nòng cốt trong một ngành công nghiệp lớn và quan trọng của đất nước. Tổng công ty CNTT Việt Nam phải được xây dựng và phát triển một cách đồng bộ gồm đâỳ đủ các khâu:
- Nghiên cứu, thử nghiệm, thiết kế.
- Sản xuất.
- Dịch vụ tài chính, kỹ thuật và xuất nhập khẩu.
Điều này được thể hiện trên sơ đồ sau:
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc Tổng công ty CNTT Việt Nam
Công ty tài chính
Viện NCTK cơ khí GTVT
Cụm
CNTT
M.Bắc
Cụm CNTT Miền Nam
Cụm CNTT Miền Trung
Các
N M Cơ khí &
Điện tử
Các Cty dịch vụ KHKT
2.2.Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam
2.2.1. Sự cần thiết phải tiến hành công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam
Các đối tượng đấu thầu (được tổ chức thực hiện theo từng gói thầu) tại Tổng công ty hầu hết thuộc loại hình đấu thầu xây lắp, có lượng vốn đầu tư lớn. Vì thế theo các quy định trong Nghị định 52/CP, Nghị định 88/CP và các Nghị định, Thông tư bổ sung sửa đổi của hai Nghị dịnh trên thì phải tiến hành đấu thầu.
Xuất phát từ đặc điểm nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty, một phần do ngân sách cấp, còn phần lớn là vốn vay (vay ưu đãi, vay thương mại trong nước, vay theo chương trình dự án phát triển của nước ngoài: Ba Lan...).Vì thế, không những phải bảo tồn nguồn vốn này mà phải phát triển vốn mới có thể trả nợ, sinh lời cho chủ đầu tư. Đấu thầu đã thể hiện và được xem như là một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay (trên cơ sở chống độc quyền và tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu) do vai trò của nó thì đấu thầu không thể không có mặt trong các dự án đang được tiến hành ở Tổng công ty CNTT Việt Nam.
Để thực hiện tốt Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001-2010, quy hoạch phát triển ngành thì đầu tư đã và sẽ được tiến hành với lượng vốn ngày càng lớn, công trình ngày càng quy mô hơn. Từ thực tế đó, tiết kiệm vốn cũng như đảm bảo chất lượng công trình... luôn luôn được đặt ra, chính vì thế việc áp dụng đấu thầu sẽ góp phần vào việc giải quyết vấn đề này.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu tại Tổng công ty CNTT Việt Nam
2.2.2.1.Về phía các nhà thầu
Tham gia vào việc xây lắp tại các nhà máy đòi hỏi phải là các nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cảng và công trình thuỷ. Hiện nay, ở nước ta, các nhà thầu có đủ trình độ và hoat động trong lĩnh vực này không nhiều. Vì thế Bộ GTVT thường cho phép các gói thầu tổ chức tại Tổng công ty được đấu thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế. Điều này dẫn đến cơ hội lựa chọn nhà thầu tham gia không nhiều và có thể dẫn đến tính cạnh tranh giữa các nhà thầu chưa cao. Tuy rằng những năm trở lại đây, các nhà thầu cũng đã chú trọng đến việc đầu tư đổi mới các phương tiện, thiết bị thi công song trên thực tế năng lực thi công tăng lên chưa đáng kể; và vẫn chưa có bước đột phá nào trong trang bị, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, có tính năng nổi trội. Đây cũng là một điểm khác biệt so với các nhà thầu xây dựng dân dụng và làm đường giao thông; phải chăng nguyên nhân là chỉ một số ít nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực này và tính cạnh tranh chưa cao lắm, chưa biến thành động lực buộc họ phải đổi mới thiết bị thi công. Mặt khác cũng không thể phủ nhận một nguyên nhân xuất phát từ bên mời thầu. Đó là việc ngành CNTT mới được quan tâm đầu tư trong mấy năm gần đây, tuy có một số chính sách giúp ngành có thể phát triển song vì kinh phí của Nhà nước có hạn, các gói thầu thường có giá trị nhỏ và manh mún, không thường xuyên do đó các nhà thầu không có điều kiện và nhu cầu đầu tư vào các thiết bị lớn được. Vì thế cho đến nay vẫn chưa có nhà thầu nào mạnh thực sự và có kinh nghiệm.
Về đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị ở Tổng công ty nói riêng và ngành CNTT nói chung, các máy móc thiết bị đều được nhập khẩu. Khi tổ chức đấu thầu, các nhà thầu không là chính hãng thì là đại diện, đại lý của các hãng đó tham gia và trong thời gian qua cũng đã có một số hãng chế tạo máy tàu thuỷ lớn có mặt tại Việt Nam như : YAMAHA,YANMA(Nhật Bản),VOLVO(Thuỵ Điển), CUMIN, CATECT(Mỹ), MTU (Đức)... Các trang thiết bị đó được chào hàng một cách phong phú nhưng vì có nguồn gốc khác nhau, thông số kỹ thuật khác nhau (mặc dù ít nhất cũng đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà thầu) nên giá cả là khác nhau. Một khi chưa có các quy định hay hướng dẫn cụ thể nào trong việc chọn lựa thì vẫn gây cho bên mời thầu những khó khăn nhất định trong việc ra quyết định.
2.2.2.2. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam
Trong thời gian qua Nhà nước đã chú trọng hơn trong đầu tư cho ngành công nghiệp tàu thuỷ nói riêng và ngành cơ khí nói chung. Do đó có một số hạng mục nhất định của các dự án được cấp vốn từ ngân sách: đường, bãi, cầu tàu... Khoản vốn này khi có kế hoạch phân bổ, khi được cấp rồi mới có thể tiến hành đấu thầu. Trên thực tế không phải nguồn vốn này bao giờ cũng được cấp phát một cách thuận lợi và nhanh chóng. Do đó ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ mở thầu của dự án.
+ Kể từ khi thành lập cho đến nay, hầu hết các dự án được thực hiện ở Tổng công ty đều thuộc dự án nhóm C. Theo quyết định số 1626/1999/QĐ-Bộ GTVT ngày 06/07/1999 (Quy định cụ thể về các gói thầu xây lắp đối với các dự án thuộc ngành GTVT quản lý) thì những dự án này chỉ được tiến hành đấu thầu trong một hoặc hai gói thầu. Nhưng vì các dự án tiến hành ở Tổng công ty phần lớn là các dự án nâng cấp các nhà máy nên công việc của dự án được thực hiện trên nhiều phạm vi khác nhau (có cả xây._. hết bị bỏ qua và không biết cách làm. Sau đây là một phương pháp theo em có thể vận dụng cho bước này:
Điều kiện áp dụng: khi các nhà thầu tham dự có sự khác biệt về khối lượng, nguyên vật liệu sử dụng, tiến độ thi công.
Bảng : Kiến nghị phương pháp đưa về cùng một mặt bằng đánh giá
Các hạng mục cần chuyển về cùng mặt bằng
Giá trị so sánh (G)
Danh sách nhà thầu
A
B
C
D
Khói lượng sau khi đã hiệu chỉnh
Gk= Giá trị phâgn khối lượng sai lệch ( nhà thầu có khối lượng đúng sẽ có Gk = 0)
Nguyên vật liệu sử dụng
+ Tính tỷ lệ chất lượng nguyên vật liệu nhà thầu tốt nhất so với các nhà thầu còn lại = Ivl.
+ Tính Gvl = giá vật liệu tốt nhất *Ivl
Tiến độ
+ Tính chi phí gián tiếp trung bình 1 ngày ( Ptd)
+ Gtd = Số ngày rút ngắn * Ptd
Tổng ( cả 3 loại)
-
-
-
-
(5) Cần thay đổi, bổ sung cách chọn nhà thầu trong bước cuối cùng của quá trình đánh giá sao có hiệu quả nhất.
Trong những quy định về phương pháp lựa chọn nhà thầu thắng thầu trong đấu thầu nói chung và gói thầu xây lắp - mua sắm hàng hoá nói riêng còn những hạn chế, như trên đã nêu không phải mọi nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất là đã tốt nhất. Vậy cần phải sửa đổi để thực sự chọn ra một nhà thầu tốt nhất cả về kỹ thuật và tài chính.
Theo Điều 30 khoản 1 Nghị định 88/CP , nếu quy định điểm tối thiểu 70% trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn thì sẽ có những nhà thầu không có năng lực cũng được lọt vào danh sách và dẫn tới việc chúng ta không tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến thế giới như khối EU hoặc Bắc Mỹ. Vì vậy đề nghị có thể nâng điểm tối thiểu kỹ thuật lên 80% hoặc cao hơn đối với các gói thầu hàng hoá và xây lắp nhằm phá bỏ sự khác biệt khá lớn về điểm kỹ thuật, tạo điều kiện dễ dàng cho việc lựa chọn nhà thầu một cách chính xác và hiệu quả. Và tốt hơn cả là thay bằng phương pháp tổng hợp cả hai điểm kỹ thuật và giá để xem xét lựa chọn nhà thầu trúng thầu như thông lệ quốc tế.
Trên đây mới chỉ là giải pháp về mặt kỹ thuật mà thôi. Trong trường hợp các dự án đầu tư với lượng vốn rất lớn (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật : cầu, cống, đường sá giao thông…) thì các nhà thầu chẳng những phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và giá cả mà còn phải có khả năng thu xếp tài chính tốt nhất. Bởi vì các chủ đầu tư thường phải huy động vốn nước ngoài dưới hình thức vay vốn đầu tư thông qua đấu thầu kèm theo thu xếp tài chính của nhà thầu. Sau đây em xin được đề xuất một phương pháp lựa chọn nhà thầu có thể dáp ứng được các yêu cầu nói trên. Phương pháp này được tiến hành theo trình tự 4 bước:
Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật và năng lực của nhà thầu để chọn các nhà thầu vào danh sách ngắn - danh sách những nhà thầu đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo các tiêu chuẩn đánh giá. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật và năng lực của nhà thầu để chọn nhà thầu vào danh sách ngắn có thể tiến hành theo phương pháp quy định trong Quy chế đấu thầu hiện hành.
Bước 2: Quy đổi giá dự thầu của từng nhà thầu thuộc danh sách ngắn (xác định ở bước1) về cùng một đồng tiền thống nhất( chẳng hạn quy về USD) theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét thầu.
Bước 3: Dựa vào giá dự thầu đã quy đổi (xác định ở bước 2) và căn cứ vào các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu, lập kế hoạch vay và trả nợ của dự án theo từng nhà thầu, đánh giá khả năng trả nợ vay của dự án để xác định các nhà thầu mà dự án có khả năng trả nợ theo những điều kiện thu xếp tài chính mà họ đưa ra.
Việc đánh giá khả năng trả nợ vay của dự án được tiến hành dự vào chỉ tiêu "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn":
Dòng tiền cộng dồn năm i = Dòng tiền năm i + Dòng tiền cộng dồn năm (i -1)
Trong đó:
- Năm i: là năm vận hành thứ i của dự án trong thời hạn vốn vay.
- Dòng tiền năm i = Nguồn trả nợ năm i - Nợ vay phải trả năm i
- Dòng tiền cộng dồn năm trả nợ thứ nhất (với i = 1) bằng dòng tiền năm thứ nhất, nghĩa là dòng tiền cộng dồn năm (i - 1) = 0
Khi tính toán chỉ tiêu này, nguồn trả nợ vay đầu tư hàng năm không tính toàn bộ lợi nhuận ròng mà chỉ tính phần lợi nhuận rong cho phép sử dụng để trả nợ vay (khoảng 30% lợi nhuận ròng đạt được tuỳ theo từng dự án cụ thể và tuỳ theo sự tính toán của chủ đầu tư trong từng điều kiện cụ thể), nghĩa là nguồn trả nợ hàng năm bao gồm: các khoản trừ dần, tiền khấu hao TSCĐ, chi phí trả lãi vay đầu tư (đã tính vào chi phí giá thành) và phần lợi nhuận ròng cho phép sử dụng để trả nợ vay.
+Nếu dự án có "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn" dương (>0) ở tất cả các năm trong thời hạn vay vốn thì được đánh giá là dự án có khả năng trả nợ vay và được đánh giá tiếp ở bước sau.
+ Nếu dự án không có khả năng trả nợ tức dự án có "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn" âm (<0) thì nhà thầu sẽ bị loại ở bước này.
Bước 4: Dựa vào giá dự thầu đã quy đổi (xác đinh ở bước 2) và các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu mà dự án có khả năng trả nợ (xác định ở bước 3), lập dự án đầu tư khả thi cho gói thầu phù hợp với giá dự thầu đã quy đổi và các điều kiện thu xếp tài chính của từng nhà thầu, xác định NPW (hoặc NAW) để xếp hạng nhà thầu:
Nhà thầu nào có NPW (hoặc NAW) >0 và lớn nhất sẽ xếp hạng 1 và được ưu tiên mời đàm phán trước.
Ví dụ:
Bước1: Sau khi đánh giá ở bước 1 có 5 nhà thầu được đưa vào danh sách ngắn là A, B, C, D và E.
Bước 2: Giả sử sau khi quy đổi giá dự thầu của từng nhà thầu về cùng một đồng tiền thống nhất (USD) có kết qủa như sau:
TT
Tên Nhà thầu
Giá dự thầu đã quy đổi (USD)
1
A
3.800.000
2
B
3.920.000
3
C
3.750.000
4
D
3.950.000
5
E
3.700.000
Bước 3: Căn cứ vào các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu, đánh giá khả năng trả nợ của dự án, kết quả nhận được là: Dự án không đảm bảo khả năng trả nợ vay theo các điều kiện thu xếp tài chính của nhà thầu A và E, nghĩa là 2 nhà thầu này sẽ phải loại ra khỏi danh sách xem xét lựa chọn. Chỉ còn lại 3 nhà thầu B, C và D được tiếp tục xem xét ở bước 4.
Bước 4: Kết quả lập dự án và tính toán chỉ tiêu NPW phù hợp với giá dự thầu và các điều kiện thu xếp tài chính của từng nhà thầu (B, C và D) có kết quả như sau:
Nhà thầu
NPW(USD)
B
40.000.000
C
46.000.000
D
42.000.000
Từ kết quả trên có thể thấy nhà thầu C được xếp hạng 1 và được ưu tiên mời đàm phán trước, sau đó mới đến nhà thầu D và cuối cùng là nhà thầu B.
Ưu điểm của phương pháp đề xuất :
+ Trong đánh giá lựa chọn nhà thầu đã chú ý đầy đủ các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế để lựa chọn nhà thầu có lợi nhất đối với chủ đầu tư dự án:
- Đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật thông qua lựa chọn nhà thầu ở bước 1 để xác định danh sách ngắn.
- Đã lưa ý đến khả năng trả nợ vay của dự án thông qua đánh giá khả năng trả nợ của dự án bằng chỉ tiêu "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn".
- Đã để ý đến các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu.
+ Việc đánh giá xếp hạng nhà thầu theo chỉ tiêu hiệu quả của dự án (NPW hoặc NAW) chẳng những thấy rõ được hiệu quả của dự án khi quyết định chọn nhà thầu kèm theo thu xếp tài chính mà còn có khả năng lựa chọn ngay được nhà thầu có lợi nhất xét trên cả 2 phương diện: giá dự thầu và điều kiện thu xếp tài chính. Đồng thời cho phép so sánh dễ dàng các nhà thầu về phương diện thu xếp tài chính.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là việc đánh giá xếp hạng nhà thầu sẽ tốn hơn vì phải lập dự án và tính các chỉ tiêu hiệu quả phù hợp với giá dự thầu và điều kiện thu xếp tài chính của từng nhà thầu. Tuy nhiên nhược điểm này sẽ được khắc phục với sự trợ giúp của máy tính điện tử với các phần mềm chuyên dùng hiện có.
(6)Quy chế đấu thầu cần ngày càng hoàn thiện hơn.
Cụ thể:
+ Về phương thức đấu thầu: Trong Nghị định 88/CP có quy định đấu thầu hai túi hồ sơ nhưng chỉ áp dụng đối với đấu thầu tư vấn. Tuy nhiên phương thức này cũng nên được áp dụng cả ở đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa nữa. Vì với những gói thầu chưa phải là trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn nhưng tiêu chí về tính chất kỹ thuật của việc thực hiện công trình, của hành hóa cần mua là rất quan trọng; và chủ đầu tư mong muốn lựa chọn được những đề xuất kỹ thuật phù hợp hơn trong điều kiện của mình. Ngoài ra đối với các gói thầu mà tính chất mới mẻ của nó thể hiện trong quy mô, tính chất kỹ thuật thì việc áp dụng phương thức này sẽ mang lại tác dụng rõ rệt cho chủ đầu tư.
+Về một số nội dung có sự không nhất quán với nhau giữa Nghị định 88/CP và Nghị định 52/CP. Ví dụ như Điều 2 của Quy chế đấu thầu đối tượng áp dụng quy chế là phù hợp với điều 43 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/CP nhưng lại không phù hợp với Điều 11 cũng của quy chế này. Cụ thể là khoản 4 Điều 13 có ghi chủ đầu tư các dự án nhóm C sử dụng các nguồn vốn: vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu… là không đúng. Vì theo Quy định tại điều 43 Nghị định 52/CP có quy định tất cả các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu. Trong khi đó Quy chế đấu thầu có quy định đối với các gói thầu thuộc nhóm B, C thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu.
Ngoài ra hiện nay còn có một số loại hình đấu thầu mà chưa xác định được nó thuộc loại hình đấu thầu nào, xây lắp hay mua sắm hàng hoá….
Do vậy rất mong các cấp có thẩm quyền xem xét hoàn thiện hơn nữa để hoạt động đấu thầu nói chung ở nước ta và hoạt động đấu thầu tại Tổng công ty CNTT Việt Nam nói riêng ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội.
2.2.2.Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan.
Các gói thầu được thực hiện thường chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành khác nhau về những vấn đề khác nhau của dự án: Bộ Kế hoach và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Giao thông vận tải… Vì thế để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành này trong quá trình ra quyết định cũng như đối với những vấn đề nảy sinh trong thực hiện dự án. Đơn cử như trường hợp: Chi cục giám định và quản lý chất lượng GTVT phía Nam đã giải quyết một số công việc về đầu tư của Công ty CNTT Sài Gòn mà không phối hợp với Tổng công ty CNTT Việt Nam ngay từ đầu. Ngay cả khi giải quyết duyệt thiết kế ụ khô 10.000DWT - là hạng mục lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam; toàn bộ qua trình giải quyết Tổng công ty không được mời tham dự và không có tờ trình thông báo gì. Nhưng sau đó Bộ GTVT lại yêu cầu Tổng công ty phải có văn bản thống nhất về các kích thước và mớn nước của tàu ra vào ụ để là một trong những căn cứ để ra quyết định xét duyệt thiết kế kỹ thuật ụ khô 10.000DWT. Vì thế nếu có sự phối hợp ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho quá trình thực hiện. Các Bộ, ngành có liên quan có thể kết hợp với nhau để xây dựng một trung tâm chuyên cung cấp thông tin về tình hình xây dựng cơ bản trong và ngoài nước một cách kịp thời.
Cũng trong thời gian vừa qua tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch đấu thầu của các gói thầu bị ảnh hưởng rất lớn bởi tiến độ cấp vốn từ ngân sách. Chính vì thế mà các dự án nhóm C không thể hoàn thành được trong vòng hai năm. Qua đó ngay từ chủ trương đầu tư phải có kế hoạch đầu tư dứt điểm từng dự án và Bộ Tài chính cần nghiên cứu lại cách phân bổ nhằm tránh tình trạng khi thì vốn về dồn dập nhưng khi lại không thể tiếp tục tiến hành thực hiện dự án vì thiếu vốn.
Ngoài ra cũng nên phân định rõ ràng và đúng mức chức năng của các Bộ, ngành trong đầu tư xây dựng để tránh tình trạng chức năng bị quản lý chồng chéo. Tốt nhất nên giao chức năng quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu cho Bộ Xây dựng quản lý. Vì mục tiêu đấu thầu là lựa chọn các nhà tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiẹn dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất. Và chỉ có Bộ Xây dựng mới đủ khả năng xem xét toàn diện các năng lực này trong suốt quá trình đầu tư xây dựng.
2.2.3. Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý nhà thầu một cách hiệu quả.
Vấn đề nổi cộm lên ở nước ta hiện nay là những xu hướng đối ngược nhau trong đấu thầu như : tình trạng ăn hết giá gói thầu hay tình trạng giá dự thầu được bỏ ở mức rất thấp và dù là xu hướng nào thì đi kèm với nó là những bất cập trong quản lý đấu thầu. Đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp thiết thực hơn nữa nhằm thực hiện được mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
Để quản lý nhà thầu một cách hiệu qủa hơn thì Nhà nước có thể tiến hành một số hoạt động sau:
+ Lập kênh thông tin về các nhà thầu trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau để đông đảo các chủ đầu tư được biết. Đồng thời với nó, kênh thông tin về các gói thầu sẽ được tổ chức cũng cần được tiến hành thành lập song song để giúp các nhà thầu nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, với chi phí thấp nhất. Việc công khai thông tin như thế sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn cho công tác đấu thầu.
+ Thành lập Hiệp hội các nhà thầu: Hiệp hội này sẽ thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà thầu trong phạm vi và quyền hạn của mình. Các nhà thầu được tham gia vào hiệp hội trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm của mình và có thể bị loại ra khỏi hiệp hội khi vi phạm những nguyên tắc mà Hiệp hội đề ra đối với mọi thành viên: thực hiện các gói thầu đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, không có sự cấu kết, liên minh ngầm gây thiệt hại cho chủ đầu tư hay tính công bằng, minh bạch của cuộc đấu thầu… Các chủ đầu tư cũng giúp cho Hiệp hội có thể hoạt động hiệu quả bằng
cách chỉ phát hành hồ sơ mời thầu tới những nàh thầu là thành viên Hiệp hội.
+ Quan tâm đến đầu tư nâng cao năng lực các nhà thầu: để qua đó các nhà thầu Việt Nam có thể thắng thầu và trở thành nhà thầu chính trong các gói thầu quốc tế chứ không phải là những nhà thầu phụ như hiện nay. Muốn vậy các nhà thầu cần đào tạo đội ngũ lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị hiện đại thông qua chuyên gia công nghệ hoặc nghiên cứu, mở rộng quy mô của doanh nghiệp để tiến hành được những dự án lớn….Đồng thời, Nhà nước cũng nên thể tổ chức mở các lớp đào tạo ngắn ngày, thuê các chuyên gia giỏi phổ biến kiến thức liên quan đến đấu thầu và trình độ khoa học kỹ thuật, các chương trình gửi cán bộ đi du học ở nước ngoài, tích cực đầu tư vào máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp Nhà nước…Ngoài ra Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi cho các nhà thầu trong nước trên cơ sở các nguyên tắc:
-Ưu đãi phải đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp không phải Nhà nước, liên danh hoặc liên doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã hay cá nhân khi tham gia đấu thầu tư vấn nếu họ có đủ năng lực và hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-Ưu đãi nhưng không làm thay đổi mục tiêu đấu thầu là lựa chọn được nàh thầu có đủ năng lực, thực hiện đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật và với chi phí thấp nhất.
- Ưu đãi nhưng vẫn tập trtung được vào những doanh nghiệp có năng lực, làm ăn hiệu quả, tạo điều kiện vươn lên đạt trình độ cao ở khu vực và quốc tế. Ưu đãi nhà thầu trong cả ba giai đoạn: khi dự thầu, trong xét thầu và sau khi trúng thầu.
Những sự trợ giúp này của Nhà nước là rất có ý nghĩa, không những chỉ giải quyết những vấn đề về vật chất, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tạo cho họ một niềm tin, một sức mạnh tinh thần rất lớn.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam. Mỗi một kiến nghị này đều có thể là một đề tài nghiên cứu rất cần thiết để bổ sung vào hệ thống chế độ, chính sách quản lý xây dựng của nước ta. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế nâng cao kiến thức và trình độ về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Ban QLCDA, được tiếp xúc với các bước công việc thực tế của một số gói thầu được tổ chức đã giúp tôi hiểu rõ vai trò của đấu thầu và lý do tại sao đấu thầu nhanh chóng trở thành một phương thức phổ biến trong việc thực hiện các dự án đầu tư. Việc tiến hành công tác đấu thầu đã thu lại rất nhiều cái "lợi" không chỉ đối với chủ đầu tư mà nó còn có tác động tích cực đến các nhà thầu cũng như đến toàn xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn có những bất cập trong công tác đấu thầu,những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong Quy chế đấu thầu mà thời gian vừa qua đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn như xu thế bỏ giá thầu quá thấp, việc phân chia các gói thầu nhỏ để được áp dụng hình thức chỉ định thầu... Do đó Nhà Nước cần quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời để công tác vốn còn rất mới mẻ này đi theo đúng định hướng ban đầu, vốn có của nó.
Trong những năm tới Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cũng cần tiếp tục đẩy mạnh đi sâu tìm hiểu nâng cao, hoàn thiện dần từng bước công tác đấu thầu để đấu thầu thực sự trở thành một phương thức hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ nói chung và Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ nói riêng.
Sau gần bốn tháng thực tập tuy không chỉ dùng lý lẽ để làm thay đổi một số bước quy trình tại Tổng công ty nhưng tôi đã mạnh dạn xin được nêu ra một vài giải pháp mang tính chất đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đầu thầu. Hy vọng đó sẽ là những gợi ý có ý nghĩa giúp cho Ban QLCDA- Tổng công ty tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho công tác hoạt động của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo- TS.Ngô Thị Hoài Lam, cảm ơn các cô chú trong Ban QLCDA- Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng về đấu thầu.
2. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng cơ bản 6 năm 1996 - 2001 của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam .
3. Cẩm nang về công tác đấu thầu của trung tâm thông tin - Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 1997.
4. Đề án củng cố và phát triển Tổng công ty CNTT Việt Nam giai đoạn 1996 -2005.
5. Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng - TS Lê Công Hoa.
6. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - PGS. TS Nguyễn Ngọc Mai - 1996.
7. Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước - NXB KH & KT năm 1998
8. Nghị định số 52/CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ ban hành QUy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
9. Nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu.
10. Nghị định số14/ CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ ban hành về việc sửa đổi bổ sung Quy chế đấu thầu theo Nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999.
11. Quyết định số 1626/1999/QĐ- Bộ GTVT ngày 06/07/1999 quy định cụ thể về các gói thầu xây lắp đối với các dự án thuộc ngành GTVT.
12. Quyết định số 14/2000/QĐ- BXD ngày 20/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.
13. Tạp chí GTVT, tạp chí Xây dựng các số năm 1999-2002.
14. Văn bản hướngdẫn thực hiện Quy chế đấu thầu - NXB Xây dựng tháng 06/2000.
Phụ lục1: Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty CNTT Việt Nam
Stt
Đơn vị
Địạ chỉ
1
NMĐT Bến Thuỷ
TT Xuân-H.Nghi Xuân- Tỉnh Hà Tĩnh
2
NMĐT Nam Hà
P.Năng Tĩnh- Tp Nam Định- Tỉnh Nam Định
3
Cty đóng tàu &vận tải Hải Dương
P. Ngọc Châu- Tp Hải Dương- Tỉnh Hải Dương
4
NMĐT Sông Lô
Việt Trì - Phú Thọ
5
NMĐT Hạ Long
Kinh Đồng- Giếng Đáy- Quảng Ninh
6
NMĐT Bến Kiền
An Hồng- An Hải- Hải Phòng
7
NMĐT Sông Cấm
47 Chi Lăng- Hồng Bàng - Hải Phòng
8
NMĐT Tam Bạc
157 Hạ Lý- Hồng Bàng -Hải Phòng
9
NMĐT Bạch Đằng
Số 3 Phan Đình Phùng- Hải Phòng
10
NMĐT Phà Rừng
Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng
11
Cty CNTT Nam Triệu
Tam Hưng- Thuỷ Nguyên - Hải Phòng
12
Cty PDTC- XNK & XD(Videmco)
Số1 đường Hà Nội - Thượng lý - Hải Phòng
13
Cty CNTT Ngô Quyền
234 Chùa Vẽ - Đường Ngô Quyền- Vạn Mỹ- HP
14
Cty XNK vật tư TB TT (Shimex)
Số 4 Phan Đình Phùng- Hải Phòng
15
NMĐT Sông Hàn
Quận Sơn Trà - Tp Đà Nẵng
16
NMĐT Nha Trang
Số 1 Tân Lộc - Bình Tân- Vĩnh Trường - NT- KH
17
NMĐT 76
52 Bến Chương Dương- Quận 1 - Tp Hồ Chí Minh
18
Cty Vận tải thuỷ Cần Thơ
26 Lê Hồng Phong-P. Bình Thuỷ-Tp Cần Thơ
19
Cty CNTT Sài Gòn
1027 Phạm Thế HiểnP5 - Q8 - Tp HCM
20
Cty đóng tàu & CNHH Sài Gòn
27-28 Tôn Đức Thắng - Q1 - TP HCM
21
Cty tư vấn thiết kế CN GTVT
56/1 Nguyễn Thông- Q3 - Tp HCM
22
Cty XD & ứng dụng CN mới
80B Trần Hưng Đạo - Hà Nội
23
Viện KHCN TT
80B Trần Hưng Đạo - Hà Nội
24
Cty vận tải Biển Đông
28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
25
Cty Tài chính CNTT
120B Hàng Trống - Hà Nội
26
Cty Tư vấn ĐTvà TM
120B Hàng Trống - Hà Nội
27
Cty thiết bị điện tử GTVT
Tầng 2 nhà E6 Thái Thịnh - Đống Đa- HN
28
TT Đầu tư & PT Tàu cá miền trung
Quốc lộ 1A Điện Thắng- Điện Bàn - Quảng Nam
29
Xn TM & Đầu tư GTVT
24/22 Bùi Đình Tuý- P..26- Q. Bình Thạnh-Tp HCM
30
XN ĐT & DV kỹ thuật Nam Sài Gòn
Số 2- Đường Đào Trí- P. Phú Thuận- Q.7- Tp HCM
31
Cty SX nông thuỷ sản XNK Tuy Hoà
88 Tỉnh lộ 5-Tuy Hoà- Tỉnh Phú Yên
32
Cty CN tàu biển công nghệ
Số 5- Thái Văn Lương- Q.1- Tp HCM
33
XN Bình Triệu
Số 27-28 - lầu 5 - Tôn Đức Thắng- Q.1- HCM
Phụ lục 2 : Bảng kiểm tra tính đáp ứng và hoàn chỉnh của bản chào
Yêu cầu chi tiết
Bản chào số1
Bản chào số2
Bản chào số3
…
1.Nhà thầu đã mua HSMT
2. Nộp bản chào đúng thời gian quy định và có niêm phong
3. Nộp bảo lãnh dự thầu
4. Giấy tờ pháp lý hợp lệ
5.Thoả thuận liên doanh và pháp lý đảm bảo
6. Bản chào được ký và xác nhận đầy đủ
7. Có giấy uỷ quyền
8. Không phải là bản chào điều kiện
9. Không phải là bản chào một phần
10. Không phải là bản chào chỉ chào phương án
11. Tiến độ không chậm qúa 30 ngày
12. Nộp đủ tát cả bảng biểu, mẫu và thông tin dữ liệu
13. Thời gian hoàn thành theo quy định
14. Đứng tên trong 2 bản chào
Các mục khác ( nếu cần)
Đánh giá chung
Ghi chú dùng ký hiệu:
C: có đáp ứng.
MP: đáp ứng một phần
K: không đáp ứng.
Phụ lục 3 : Khung điểm tiêu chuẩn đánh giá vê kỹ thuật chất lượng
Stt
Các chỉ tiêu đánh giá
Điểm tối đa
1
2
3
Tổng số điểm tối đa
100
I
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG
85
1
Biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công tốt nhất
50
a) Biện pháp thi công đầy đủ(max=5 điểm)
- Đầy đủ chi tiết cho từng hạng mục
5
- Chỉ có biện pháp thi công các hạng mục chính
2¸4
-Nêu sơ sài
0¸1
b)Giải pháp kỹ thuật thi công (max=25điểm)
- Hợp lý khả th i tin cậy nhất
25
- Khả thi nhưng còn có một số điểm chưa hợp lý, thiếu tin cậy ở bộ phận hạng mục ít quan trọng
18¸24
- Thiếu tin cậy chưa hợp lý ở 1 số bộ phận hạng mục chính
10¸17
- Thiếu tin cậy hoặc có vi phạm ở bộ phận hạng mục chính ở mức độ không chấp nhận được
Bị loại bỏ không xét tiếp
c) Biện pháp tổ chức thi công hợp lý khả (max=20 điểm)
- Tổ chức thi công hợp lý khả thi nhất
20
- Có một số khâu chưa hợp lý nhưng có thể khắc phục được
10¸18
- Không khả thi hoặc có vi phạm không chấp nhận được
0
2
Máy móc thiết bị thi công phù hợp, đầy đủ tốt nhất
25
a) Tính đầy đủ ( về chủng loại và số lượng ) ( max=9 điểm)
- Đầy đủ nhất về chủng loại và số lượng so với yêu cầu của TCTC
9
-Thiếu một số máy móc thiết bị ít quan trọng
4-8
- Thiếu nhiều chủng loại hoặc thiếu ít nhưng là máy móc thiết bị quan trọng
0¸3
b) Tính hiện đại (xét tính năng và công suất) ( max=8 điểm)
- Hiện đại
8
- Kém hiện đại
4¸7
- Lạc hậu, không đảm bảo yêu cầu chất lượng thi công
0¸3
c) Về tính sẵn sàng, dễ huy động ( max= 8 điểm)
- Của nhà thầu , tính sẵn sàng cao, dễ huy động
8
- Của nhà thầu, tính sẵn sàng chưa cao
4¸7
- Đi thuê, có cam kết giữa hai bên, bảo đảm sẵn sàng huy động
8
- Phụ thuộc, không có cơ sở xác định tính sẵn sàng huy động
0¸3
3
Thiết bị thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, phù hợp và tốt nhất
6
a) Tính đầy đủ ( về chủng loại và số lượng) ( max= 2 điểm)
- Đầy đủ về chủng loại và số lượng so với yêu cầu của TCTC
2
- Thiếu một số máy móc thiết bị ít quan trọng
1
- Thiếu nhiều chủng loại hoặc thiếu ít nhưng là máymóc thiết bịquan trọng
0
b) Tính hiện đại ( xét tính năng và công suất) ( max=2 điểm)
- Hiện đại
2
- Kém hiện đại
1
- Lạc hậu, không đảm bảo yêu cầu chất lượng thi công
0
c) Về tính sẵn sàng, dễ huy động ( max= 2 điểm)
- Của nhà thầu , tính sẵn sàng cao, dễ huy động
2
- Của nhà thầu, tính sẵn sàng chưa cao
1
- Đi thuê, có cam kết giữa hai bên, bảo đảm sẵn sàng huy động
2
- Phụ thuộc, không có cơ sở xác định tính sẵn sàng huy động
0
4
Biện pháp vệ sinh môi trường, an toàn lao động tốt nhất
4
- Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường đầy đủ cụ thể nhất
2
- Có biện pháp bảo đảm an toàn lao động đầy đủ nhất
2
II
TIÊU CHUẨN TIẾN ĐỘ THI CÔNG
15
- Tiến độ thi công hợp lý, tin cậy, đảm bảo tiến độ yêu cầu
12
- Thiếu độ tin cậy
6¸10
- Vượt tiến độ thi công so với quy định cứ 15 ngày cộng thêm 1 điểm
( tối đa là cộng thêm 3 điểm)
- Chậm tiến độ thi công so với quy định cứ 15 ngày trừ đi 1 điểm(Tối đa là trừ đi 3 điểm)
Phụ lục 4: Bảng kê kiểm tra và hiệu chỉnh lỗi số học
Bản chào số ….
Mục số
Giá chào thầu
(1)
Giá điều chỉnh
(2)
Hiệu chỉnh
(3)=(2) - (1)
Tổng cộng
Ghi chú :
(1) Điền vào bảng những mục có lỗi số học .
(2) Bản chào nào không có lỗi số học ghi không lỗi.
(3) Để phục vụ cho việc hiệu chỉnh lỗi số học và các bước đánh giá tiếp theo , nếu thấy cần thiết tổ chuyên gia lập bảng so sánh giá chi tiết của các bản chào trên cơ sở bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu.
Những thay đổi và điều kiện do nhà thầu đề xuất.
Nhà thầu số…
STT
Chương trình, tiêu mục và số điều khoản của đặc tính kỹ thuật tương ứng
Chi tiết
thay đổi
Nguyên nhân thay đổi
Yêu cầu hiệu chỉnh theo HSMT
Giá hiệu chỉnh
1
2
3
4
5
6
Ghi chú :
Cột (1), (2), (3): Ghi lại những đề xuất của nhà thầu.
Cọt (4), (5) : Ghi rõ ý kiến của người đánh giá.
Phụ lục 5: Bảng so sánh giá đánh giá thầu
Đơn vị :
STT
Mục
Bản chào số 1
Bản chào số 2
…
Bản chào số n
1
Giá mở thầu
2
Hiệu chỉnh lỗi số học
3
Giá chào thầu sau khi hiệu chỉnh lỗi số học (1+2)
4
Điều chỉnh giá cho :
(1) Phạm vi công tác
(2) Tiến độ
(3) Phù hợp đặc tính kỹ thuật
(4)Điều kiện thanh toán
(5) Điều chỉnh khác
5
Giá đánh giá thầu (3+4)
Ghi chú : Các mục điều chỉnh nếu có thì phải được lập thành bảng riêng diễn giả chi tiét cách tính điều chỉnh kèm theo lý do điều chỉnh giá tương ứng.
Phụ lục 6: Dự kiến các dự án đầu tư đến năm 2010
tt
Danh mục dự án
Năng lực thiết kế
Tổng mức đầu tư
2002-2005
2006-2010
Tổng số:
21.658
9.321
11.770
Vốn trong nước:
- Trong đó vốn NS(40%)
10.738
4.295
6.721
2.688
3.450
1.380
A
Nâng cấp & mở rộng các cơ sở đóng,sửa chữa tàu
5.420
3.820
1.600
1
Nâng cấp NMĐT Hạ Long
(Quảng Ninh)
- Đóng, sửa chữa tàu 30.000T
- Đóng sửa chữa tàu 50.000T và hoàn chỉnh CN, TB
600
500.
600
500
2
Mở rộng, nâng cấp SCTB Phà Rừng( Hải Phòng)
- Sửa chữa tàu 30.000T
- Đóng tàu 30.000T
600
500
600
500
3
Mở rộng, nâng cấp NMĐT Bạch Đằng(Hải Phòng)
- Đóng10.000T, SC8.000T
- Đóng & SC tàu 30.000T
250
300
250
300
4
Nâng cấp NMĐT Sông Cấm(Hải Phòng)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng s/c tàu600T, tàu vỏ nhôm và Modun tàu10.000T
300
300
5
Nâng cấp NMĐT Bến Kiền (Hải Phòng)
Sản xuất hộp số, chân vịt bến nước, hoàn chỉnh CN,TB
100
100
6
Nâng cấp NMĐT Nam Tiệu(Hải Phòng
- Đóng mới % s/c tàu 50.000T, sx que hàn đóng tàu
- Hoàn chỉnh CN, TB
600
300
600
300
7
Nâng cấp NMĐT Sông Lô
( Việt Trì)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng sửa tàu 400T
50
50
8
Nâng cấp NMĐT Bến Thủy ( Hà Tĩnh)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng & s/c tàu đến 600T và tàu vỏ nhựa 12m
100
100
9
Nâng cấp NMĐT Nha Trang(Khánh Hòa)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng & s/c tàu đến 600T và tàu vỏ nhựa 17m
80
80
10
Xây dựng hoàn chỉnh cty CNTT Sài Gòn(tp HCM)
Đóng, s/c tàu đến 30.000T
700
500
200
11
XD cơ sở SC- NM SCTB và giàn khoan(gđ2-tp HCM)
Đóng mới tàu 5.000T, SC tàu20.000T
250
150
100
12
Nâng cấp NMĐT76(gđ2)
( tp HCM)
Hoàn thiện CN,TB
50
50
13
Nâng cấp, mở rộng cty Vận tải thủy Cần thơ (tp Cần Thơ)
Đóng tàu 1.000T, s/c tàu 5.000T
140
140
B
Xây dựng mới cơ sở đóng, sửa chữa tàu
3.000
1.600
1.400
1
NMĐT Đà Nẵng
( Đà Nẵng)
Sửa chữa tàu 10.000T
Đóng s/c tàu 10.000T
400
300
400
300
2
NMĐT Phú Yên (Tỉnh Phú Yên)
-Đóng & s/c tàu 1.000T, tàu cá xa bờ. Tàu dịch vụ nghề cá.
-Hoàn chỉnh CN,TB
200
500
200
500
3
NMĐT Cần Thơ( Tp Cần Thơ)
- Sửa chữa tàu 10.000T
- Đóng và s/c tàu 10.000T
400
300
400
300
4
NHĐT Cà Mau( Tỉnh Cà Mau)
- Đóng & SC tàu 1.000T
- Đóng và s/c tàu 10.000T
600
300
600
300
C
Nâng cấp các cơ sở vệ tinh phục vụ đóng sửa chữa tàu
1.448
651
230
1
Cty XNK và phá dỡ tàu cũ( Hải Phòng)
- Phá dỡ tàu 20.000T, s/c container
- Đóng mới container, hoàn chỉnh CN,TB
30
100
30
20
80
2
Nâng cáp Cty PDT cũ & XK phế liệu(Hải Phòng)
- Phá dỡ tàu 10.000T, sx vật liệu chống cháy nổ
- Hoàn chỉnh CN,TB
25
50
25
50
3
Đầu tư nâng cấp Viện KHCN Tầu thủy(Hà nội)
Thử mô hình tàu thủy, tự động hóa toàn bộ khâu t. kế
200
100
100
4
Đầu tư phương tiện cty Vận tải Biển Đông(Hà Nội)
Tàu hàng 6.500T
84
84
5
Đóng tàu trả chậm cty TC CNTT ( Hà Nội)
Đóng tàu vỏ nhựa 12&17m
94
94
6
Đầu tư phương tiện TCTCNTT ViệtNam
Tàu cotainer11.500T, 6.300T, tàu dầu 12.000T
865
298
D
XD mới các cơ sở vệ tinh phục vụ đóng sửa chữa tàu
20
500
220
1
Khu CNTT An Hồng ( Hải Phòng)
- XD CSHT, XD phần : lắp ráp động cơ diezel đến 3.000HP, SX xích neo > 25 ly, TB điện. Trang trí nội thất.
- Lắp ráp nồi hơi TB điện, ngh khí HH, trạm bảo hành, kho ngoại quan..
500
220
500
220
E
Nâng cấp các cơ sở hiện có ( dự án nhóm C)
5 dự án
150
150
F
Vốn liên doanh
10.920
2.600
8.320
1
XD NM SCTB Vũng áng
( Hà tĩnh)
-Phá dỡ, s/c tàu 100.000T
-Hoàn chỉnh CN,TB
1.000
1.500
800
200
1.500
2
XD NM LH CNTT Dung Quất ( Quảng Ngãi)
-Phá dỡ tàu cũ > 100.000t, tái chế thép đóng tàu. SX kết cấu thép.
- Đóng & s/c tàu đến 100.000T
3.000
3.020
1.000
2.000
3.020
3
XD NMDT Long Sơn( Tp VũngTàu)
Đóng và s/c tàu 50.000T
2.400
800
1.600
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2337.doc