Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An - Hải Phòng. Thực trạng & Giải pháp

Tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An - Hải Phòng. Thực trạng & Giải pháp: PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân. HĐND: Hội đồng nhân dân. HSMT: Hồ sơ mời thầu. HSDT: Hồ sơ dự thầu. KQĐT: Kết quả đấu thầu. PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức UBND quận Hải An – Hải Phòng. Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Bảng 1: Bảng phân chia các gói thầu của Dự án đường liên phường Đông Hải – Đằng Hải – Nam Hải – Tràng Cát. Bảng 2: Bảng tổng hợp đánh giá sơ bộ HSDT. Bảng 3: Bảng kết quả mở thầu HSDT của các nhà th... Ebook Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An - Hải Phòng. Thực trạng & Giải pháp

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An - Hải Phòng. Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu. Bảng 4: Bảng kết quả đánh giá chi tiết kỹ thuật HSDT của các nhà thầu. Bảng 5: Bảng kết quả đánh giá về mặt tài chính thương mại HSDT của các nhà thầu. Bảng 6: Bảng tổng hợp tình hình xây dựng cơ bản (2003 – 2007). Bảng 7: Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu của dự án sử dụng vốn NSNN 2003 – 2007. Bảng 8: Bảng tiến độ thực hiện các gói thầu năm 2007. LỜI MỞ ĐẦU Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và từng bước đi lên, việc quản lý các hoạt động đầu tư là một điều đáng quan tâm nhất là đối với các cơ quan nhà nước. Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO thì việc quản lý tốt các hoạt động đầu tư lại càng có vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho các dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng tốt và điều quan trọng là tiết kiệm được ngân sách của Nhà nước. Hải An là quận mới thành lập của thành phố Hải Phòng có tiềm năng về đất đai để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cơ sở hạ tầng, có nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi. Trong bối cảnh hiện tại, việc phát triển kinh tế quận sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Thành phố Hải Phòng trong tương lai. UBND quận Hải An hàng năm cũng đầu tư một khoản tiền ngân sách tương đối lớn cho hoạt động đầu tư. Hoạt động đấu thầu tuy mới chỉ xuất hiện ở nước ta nhưng UBND quận Hải An đã luôn ý thức được đấu thầu có một vai trò quan trọng trong giai đoạn thực hiện đầu tư, quyết định đến sự thành công của công cuộc đầu tư. Vì vậy trong những năm qua, UBND quận đã tổ chức rất nhiều cuộc đấu thầu, chọn được nhà thầu phù hợp và tiết kiệm được nguồn ngân sách đang còn hạn chế của quận. Chính vì vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác đấu thầu trong hoạt động đầu tư và trong quá trình thực tập tại phòng Kế hoạch – tài chính UBND quận Hải An em đã chọn tên chuyên đề thực tập của mình là: “Công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Thực trạng và giải pháp”. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương: Chương 1 : Tổng quan về UBND quận Hải An – Hải Phòng Chương 2 : Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên cùng các cô chú, anh chị tại phòng Kế hoạch – Tài chính UBND quận Hải An – Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND QUẬN HẢI AN HẢI PHÒNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của UBND quận Hải An - Hải Phòng. Quận Hải An được thành lập theo nghị định số 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ trong điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội còn yếu và thiếu so với nhu cầu xây dựng và phát triển đô thị văn minh, hiện đại. Về hành chính, quận gồm 6 phường khi thành lập, chỉ có phường Cát Bi (thuộc quận Ngô Quyền), vốn là phường yếu nhất của thành phố trước đây, còn 5 phường mới thực chất là 5 xã thuộc huyện An Hải (cũ) nay được chuyển thành phường thuộc quận Hải An. UBND quận Hải An cũng ra đời cùng khi thành lập quận với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước của quận. Hải An là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, là đầu mối giao thông rất quan trọng của thành phố. Phía bắc giáp huyện Thủy Nguyên, phía đông giáp huyện Cát Hải, phía nam giáp huyện Kiến Thụy, phía tây giáp quận Ngô Quyền. Diện tích của quận 10.040,87 ha, dân số của quận gần 7 vạn người trong đó 95% làm nông nghiệp. Hải An phần nhiều nằm trong vành đai đô thị được cấu trúc khu dân cư theo kiểu nông thôn. Đặc điểm xã hội là vùng đang được đô thị hóa nên mật độ dân cư nhiều nơi rất cao, hoạt động kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề như: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và các hoạt động dịch vụ khác. Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người còn thấp do tính chất lao động chủ yếu là lao động giản đơn, người lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn nhiều bất cập so với nhu cầu sử dụng. Nhất là các công trình giao thông cấp nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng công cộng. Ngay từ khi ra đời UBND quận Hải An đã ý thức được vai trò và trách nhiệm nặng nề của mình nên đã có một cơ chế quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, từng bước xây dựng một quận Hải An mới phát triển về kinh tế cũng như xã hội. Hiện nay giá trị sản xuất trên địa bàn quận Hải An tăng với tốc độ rất cao 19,35%/năm. Ngành xây dựng tăng nhanh nhất (30,09%), tiếp đến là công nghiệp (24,95%) rồi đến dịch vụ (14,16%). Tốc độ tăng GDP trên địa bàn quận cũng cao 13,44%/năm. Đó là những thành tích chung của cả một tập thể nhân dân quận dưới sự lãnh đạo hiệu quả của UBND quận. UBND quận Hải An đang từng bước hoàn thiện, xây dựng một bộ máy ngày càng vững mạnh, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đã đề ra. 2. Cơ cấu tổ chức của UBDN quận Hải An – Hải Phòng. 2.1. Sơ đồ tổ chức UBND quận Hải An – Hải Phòng. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức UBND quận Phó chủ tịch phụ trách nội chính Phòng Tư pháp Phòng TC-KH Phòng TN-MT Thanh tra Phó chủ tịch phụ trách kinh tế Phòng Quản lý đô thị Phòng HĐND & UBND Phòng Y tế Phòng Văn hoá- Thông tin Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội Phòng Giáo dục Phó chủ tịch phụ trách văn xã Chủ tịch UBND quận Hải An Phòng Kinh tế UBND quận Hải An làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND quận là người đứng đầu UBND quận, chịu trách nhiệm trước UBND quận và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận. Chủ tịch UBND quận căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của UBND quận xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó. Chủ tịch UBND quận có trách nhiệm báo cáo với UBND quận về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình. Phó chủ tịch UBND quận là người giúp chủ tịch UBND quận chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND quận về nhiệm vụ được phân công. Khi chủ tịch UBND quận đi vắng, một phó chủ tịch được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan. Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm cho từ chức, thực hiện chế độ chính sách đối với thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan chuyên môn do chủ tịch UBND quận quyết định theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc tổ chức năng này đảm bảo: - Tính gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước trên địa bàn cấp quận (huyện) và đảm bảo tính thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở. - Tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực công tác trên địa bàn cấp quận. - Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. - Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập cơ quan chuyên môn được quy định tại các quy định của pháp luật. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy tổ chức của UBND quận Hải An – Hải Phòng. 2.2.1 Phòng tài nguyên và môi trường: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên của quận như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường. 2.2.2 Phòng Kế hoạch - tài chính: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt tài chính, kế hoạch, đầu tư và đăng ký kinh doanh. 2.2.3. Phòng Kinh tế: có chức năng quản lý tổng hợp về tất cả các lĩnh vực kinh tế bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ… 2.2.4. Phòng giáo dục: có chức năng quản lý nhà nước về giáo dục từ tất cả các bậc từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông,…đến cả trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cấp quận. 2.2.5. Phòng Y tế: quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân toàn quận. 2.2.6. Phòng văn hóa thông tin thể thao:có chức năng tuyên truyền và quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình trên địa bàn quận. 2.2.7 Phòng Tư pháp: quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, có nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác trên địa bàn toàn quận. 2.2.8 Phòng quản lý đô thị: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở và công sở, quản lý vật liệu xây dựng, giao thông, bưu chính, viễn thông. 2.2.9 Phòng thanh tra: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND quận. 2.2.10. Phòng nội vụ - Lao động thương binh và xã hội: quản lý nhà nước về nội vụ, lao động thương binh và xã hội. 2.2.11 Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Hội đồng nhân dân và UBND quận như tổ chức phục vụ hoạt động của hội đồng nhân dân, điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn cùng cấp, ngoài ra Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận còn đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND quận về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc… Nhìn chung cơ cấu tổ chức các phòng của UBND quận gồm 11 phòng, mô hình tổ chức này tương đối cồng kềnh, do có nhiều phòng nên việc truyền tải thông tin qua các phòng tương đối chậm. Tuy nhiên mỗi phòng ban như đã phân tích ở trên lại có một chức năng, nhiệm vụ riêng nên phân chia công việc phù hợp hơn, hiện nay UBND quận đang có phương hướng sắp xếp một bộ máy quản lý gọn nhẹ, bớt cồng kềnh hơn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản lý Nhà nước. 3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Tài chính UBND quận Hải An – Hải Phòng. 3.1 Khái quát về phòng Kế hoạch - tài chính. Phòng Kế hoạch - tài chính là cơ quan thuộc UBND quận Hải An, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính – vật giá, Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hải Phòng. Phòng Kế hoạch - tài chính làm việc theo chế độ thủ trưởng. - Trưởng phòng là thủ trưởng, là người đứng đầu một phòng phụ trách công việc chung, có quyền hạn điều hành và giải quyết toàn bộ các công việc của cả phòng, ký toàn bộ các văn bản đề xuất với UBND quận về lĩnh vực chuyên môn và các khoản chi ngân sách, chịu trách nhiệm trước quận ủy, HĐND, UBND quận về toàn bộ công việc của phòng. Ngoài ra trưởng phòng còn là người trực tiếp quản lý công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính và công tác tổ chức hoạt động của các cán bộ trong phòng. - Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc được phân công phụ trách; làm nhiệm vụ tham mưu giúp trưởng phòng xây dựng những quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản quận. Phó phòng được ủy quyền khi trưởng phòng đi công tác thay mặt trưởng phòng duy trì, điều hành hoạt động của phòng - Cán bộ, viên chức của phòng Kế hoạch - tài chính: gồm 3 kế toán, cán bộ phụ trách công tác đầu tư và xây dựng cơ bản, các cán bộ quản lý ngân sách phường. Các nhân viên chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Trường hợp nghỉ làm việc trong ngày, nghỉ đột xuất phải liên lạc báo cáo lãnh đạo kịp thời. - Cán bộ, viên chức phòng Kế hoạch - tài chính luôn đoàn kết thống nhất, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Phòng Kế hoạch - tài chính mỗi tháng họp một lần để đánh giá kết quả hoạt động trong tháng và giao ban công tác tháng sau. Các bộ phận chủ động họp khi thấy cần thiết để triển khai công việc. 3.2 Chức năng của phòng Kế hoạch - tài chính. Phòng Kế hoạch - tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND quận và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở tài chính – vật giá và sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng. Tham mưu cho UBND quận quản lý nhà nước về các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch – đầu tư, đăng ký kinh doanh, quản lý tài chính– vật giá, xổ số kiến thiết trên địa bàn quận. 3.3 Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch - tài chính. a. Công tác quy hoạch. Phòng chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với các ngành chức năng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn quận. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ của phòng là tổ chức thực hiện quy hoạch. b. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Đối với công tác quản lý đầu tư và xây dựng thì nhiệm vụ của phòng là tổng hợp nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn quận, đề xuất bố trí vốn cho các dự án đầu tư, trình HĐND quận thông qua, báo cáo UBND thành phố và các Sở chuyên ngành phê duyệt. Tại phòng kế hoạch – tài chính phân công riêng một nhân viên làm nhiệm vụ theo dõi và quản lý công tác đầu tư, xây dựng. - Đối với các dự án do UBND thành phố giao cho UBND quận làm chủ đầu tư: phòng Kế hoạch - tài chính thực hiện chức năng đầu mối trong việc thẩm định dự án đầu tư, công tác xét thầu, hồ sơ quyết toán, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. - Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND quận: + Phòng chủ trì thẩm định các dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư) trước khi được trình lên UBND quận quyết định. + Tham mưu cho UBND quận trong việc xét thầu, hướng dẫn các chủ đầu tư trong công tác đấu thầu như việc tổ chức đấu thầu , thẩm định hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu,… + Chủ trì thẩm định quyết toán các công trình báo cáo UBND quận quyết định. + Triển khai các văn bản quy định của Nhà nước, của địa phương về công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn quận. c. Các công tác khác. * Công tác tài chính: Với công tác này nhiệm vụ của phòng là lập dự toán thu chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm việc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách ở các phường, xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND quận, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, dự toán chi ngân sách theo Luật ngân sách nhà nước. Sau đó phòng sẽ lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách báo cáo UBND quận, trình UBND thành phố và sở tài chính – vật giá. * Công tác vật giá. Công tác vật giá được giao trực tiếp cho Kế toán của phòng có nhiệm vụ thẩm định giá các loại hàng hoá theo phân cấp (với cấp quận được thẩm định những lô hàng hoặc hàng hóa đơn chiếc có giá trị dưới 50 triệu đồng). Thực hiện chức năng đầu mối thẩm định giá các loại hàng hóa có giá trị trên 50 triệu đồng, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố, sở tài chính – vật giá phê duyệt. * Công tác đăng ký kinh doanh. Tham mưu cho UBND quận quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận. * Công tác hoạt động xổ số kiến thiết. Với công tác này ngoài nhiệm vụ là tham mưu cho UBND quận về chủ trương, biện pháp thực hiện phát hành xổ số kiến thiết trên địa bàn quận, tuyên truyền những lợi ích có được khi tăng nguồn thu cho ngân sách, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn quận thì phòng còn có nhiệm vụ là phối hợp cùng các ngành chức năng tham gia thực hiện các biện pháp chống tệ nạn số đề trên địa bàn quận. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI UBND QUẬN HẢI AN – HẢI PHÒNG 1. Thực trạng công tác đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. Trong phạm vi một nền kinh tế, để thực hiện hoạt động mua sắm (hàng hoá, dịch vụ hay công trình) thì người mua có thể tiến hành theo hai cách khác nhau đó là người mua tự do trao đổi với người bán về nhu cầu mua sắm và cách thứ hai là người mua tiến hành lựa chọn người bán theo một trình tự nhất định. Cách mua sắm thứ hai này người ta gọi là đấu thầu. Khoản tiền dùng cho các hoạt động mua sắm (hay nói chung là đầu tư) được huy động từ hai nguồn, đó là nguồn tiền của tư nhân và nguồn tiền do nhà nước quản lý. Việc sử dụng khoản tiền từ nguồn thứ hai bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định về mua sắm do Nhà nước đề ra nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Như vậy đấu thầu có thể được hiểu là một cách thức mua sắm (hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các quy định do người quản lý nguồn vốn sử dụng cho việc mua sắm này đề ra. Đấu thầu là bắt buộc đối với hoạt động mua sắm sử dụng vốn do Nhà nước quản lý. UBND quận Hải An – Hải Phòng là một cơ quan nhà nước, nguồn vốn chủ yếu là vốn ngân sách Nhà nước chính vì thế mà các dự án của UBND quận đều thực hiện đấu thầu đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. 1.1 Các quy định về hoạt động đấu thầu của UBND quận. UBND quận Hải An khi tham gia công tác đấu thầu chỉ làm bên A tức là bên tổ chức đấu thầu các dự án của quận chứ không làm bên B (tham gia đấu thầu). Theo như cách hiểu trên thì hoạt động đấu thầu là một cách thức mua sắm hàng hóa trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các quy định do người quản lý nguồn vốn sử dụng cho việc mua sắm này đề ra. Khi tham gia công tác đấu thầu UBND quận Hải An cũng thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu: - Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 của Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ ngày 01/04/2006 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng. - Ngoài ra còn các Nghị định và văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu và đầu tư xây dựng: + Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999. + Văn bản số 2364/BKH/TĐ&GSĐT ngày 12/4/2005. + Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính Phủ. Ngay sau khi Luật đấu thầu và Nghị định 111 có hiệu lực, UBND quận Hải An đã cử các cán bộ, chuyên viên chuyên làm công tác đầu tư và quản lý đấu thầu tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ đấu thầu đồng thời hướng dẫn, phổ biến đến các đơn vị chủ đầu tư để triển khai các dự án trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1.2. Đặc điểm của các dự án, các gói thầu mà UBND quận Hải An đã và đang tham gia tổ chức đấu thầu. Hải An là một quận mới thành lập nên nguồn vốn chủ yếu là nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn do dân đóng góp, các dự án của quận chủ yếu dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trợ giúp các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Các dự án mà UBND quận tổ chức đấu thầu mang những đặc điểm sau: Quy mô của các dự án, các gói thầu: Như đã phân tích ở trên các dự án của UBND quận có tổng mức đầu tư tương đối lớn chủ yếu là các dự án xây dựng các trường học, các dự án Chương trình nuôi trồng thủy sản…Các dự án được chia thành nhiều gói thầu nhỏ (tư vấn và xây lắp) theo tính chất kỹ thuật hoặc theo trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của dự án. Ví dụ như dự án tuyến đường liên phường Đông Hải – Đằng Hải – Nam Hải - Tràng Cát được chia thành 5 gói thầu theo bảng sau: Bảng 1: Bảng phân chia gói thầu của dự án đường liên phường Đông Hải – Đằng Hải – Nam Hải - Tràng Cát Tên gói thầu Hình thức đấu thầu Giá gói thầu được duyệt Giá trúng thầu Giảm % Đơn vị trúng thầu Tiến độ thực hiện Gói thầu G1 Hạn chế trong nước 29.604 28.137 4,955% LD Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà HN và Cty CPXD Thăng Long 306 680 ngày Gói thầu G2 Hạn chế trong nước 30.248 28.805 4,771% LD Cty công trình giao thông và Cty TNHH Kim Long-Cty TNHH Tân Hoàng Việt 695 ngày Gói thầu G3 Hạn chế trong nước 31.814 30.083 5,441% LD Cty XD-SX giầy TNXP và Cty CP kỹ nghệ Hạ tầng HP 700 ngày Gói thầu tuyến nhánh Hạn chế trong nước 11.705 11.185 4,443% Cty Đầu tư XD 573 thuộc tổng cty XD công trình giao thông 5 600 ngày Gói thầu hệ thống điện chiếu sáng- cấp nước Hạn chế trong nước 9.767 9.475 1,990% LD Cty CPĐT xây lắp điện HP Cty CPĐT XD số 5 HP và Cty CPXD Thăng Long 306 145 ngày Đơn vị: triệu đồng – Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính Hải An là quận mới thành lập, xuất phát điểm còn thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội quận còn quá yếu và thiếu so với nhu cầu xây dựng và phát triển đô thị văn minh hiện đại, chính vì vậy mà lĩnh vực đầu tư chủ yếu của quận là đầu tư xây dựng cơ bản. Theo thống kê tình hình xây dựng cơ bản của UBND quận Hải An từ năm 2003 cho đến nay, gói thầu có quy mô lớn nhất là gói thầu xây lắp tên G3 thuộc dự án xây dựng tuyến đường Đông Hải – Đằng Hải – Nam Hải – Tràng Cát, giá gói thầu được duyệt là 31,814 tỷ đồng trong khi gói thầu có quy mô nhỏ nhất là công trình nhà lớp học trường Tiểu học Tràng Cát với tổng mức đầu tư là 0,999 tỷ đồng. Yêu cầu về thời gian và chất lượng các gói thầu: Do quy mô của các gói thầu lớn, thành quả của các gói thầu có giá trị sử dụng lâu dài nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nên yêu cầu về thời gian và chất lượng thực hiện các gói thầu càng cao và chặt chẽ. Chính vì thế các nhà thầu tham gia phải đưa ra các biện pháp kỹ thuật, chất lượng tốt nhất và thời gian hoàn thành dự án nhanh nhất để đáp ứng được yêu cầu của UBND quận. Các dự án mà quận tổ chức đấu thầu mang ý nghĩa xã hội cao: UBND quận Hải An là cơ quan nhà nước dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố và sự giúp đỡ của các ngành UBND quận đã tích cực triển khai các dự án đầu tư. Các dự án mà quận đầu tư chủ yếu là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động xã hội của quận như dự án xây dựng trường học, xây dựng đường, dự án xây dựng khu trung tâm hành chính quận…Chính vì vậy mà thành quả của các dự án này có giá trị sử dụng lâu dài, đem lại lợi ích lớn cho người dân nhưng không có thể thu hồi vốn như các dự án kinh tế. Để các dự án được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao, đóng góp cho sự phát triển của quận cũng như của Thành phố và của đất nước thì cần chuẩn bị về mọi mặt, dự đoán trước tất cả các tình huống có thể xảy ra. 1.3. Thực trạng công tác đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. 1.3.1. Quy trình tổ chức đấu thầu. Chuẩn bị đấu thầu Tổ chức đấu thầu Đánh giá xếp hạng nhà thầu Thẩm định & phê duyệt KQĐT Công bố KQĐT Thương thảo và ký kết hợp đồng Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức đấu thầu tại UBND quận Hải An UBND quận Hải An là một cơ quan nhà nước nên mọi hoạt động của UBND quận đều được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho UBND quận hoạt động đúng pháp luật và nguồn vốn của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Việc xây dựng một quy trình thực hiện đấu thầu theo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình quận không chỉ đảm bảo cho nguồn vốn của Nhà nước được giám sát chặt chẽ mà còn giảm thiểu khả năng thất thoát, lãng phí. Các bước trong quá trình tổ chức đấu thầu được quy định cụ thể trong Luật đấu thầu 2005, tuy nhiên mỗi cơ quan, tổ chức sẽ có những quy trình khác nhau. Quy trình tổ chức đấu thầu ở UBND quận Hải An, được thực hiện đúng theo quy định của luật đấu thầu Việt Nam 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/4/2006). Chúng ta có thể hình dung quy trình tổ chức đấu thầu của UBND quận như sau: Công tác tổ chức đấu thầu được tiến hành theo 6 bước: chuẩn bị đấu thầu, thực hiện đấu thầu, đánh giá và xếp hạng nhà thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, công bố kết quả đấu thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng. Trong từng bước, đối với những trường hợp cụ thể của gói thầu lại có thể bao gồm nhiều công việc. Cụ thể từng bước như sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị đấu thầu. Chuẩn bị đấu thầu bao gồm các công việc mà bên mời thầu cần thiết phải thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu chính thức. Gồm: chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu, sơ tuyển nhà thầu đối với những gói thầu bắt buộc phải sơ tuyển, chuẩn bị danh sách ngắn đối với các gói thầu cạnh tranh hạn chế, chuẩn bị HSMT và tiêu chí đánh giá HSDT. + Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu: Nhân sự của bên mời thầu rất quan trọng, họ phải là những người rất am hiểu về các quy định đấu thầu đồng thời phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của gói thầu. Công tác đấu thầu của UBND quận do phòng Kế hoạch – tài chính thực hiện. Sau khi Chủ tịch UBND quận ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu của dự án, phòng Kế hoạch – tài chính sẽ lập danh sách các chuyên gia xét thầu cho mỗi gói thầu hoặc cho cả dự án. Các chuyên gia xét thầu bao giờ cũng là các cán bộ am hiểu pháp luật đấu thầu, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu và các cán bộ có liên quan thuộc Ban quản lý dự án. Các chuyên gia có trách nhiệm: chuẩn bị các tài liệu pháp lý và soạn thảo hồ sơ mời thầu; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; phân tích, đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu theo tiêu chuẩn đã nêu trong HSMT, có trách nhiệm bảo mật các thông tin trong HSDT, không được phép thông đồng, móc ngoặc với bất cứ nhà thầu dưới bất cứ hình thức nào. + Sơ tuyển nhà thầu. Đối với những gói thầu có quy mô lớn hoặc có yêu cầu tính chất kỹ thuật phức tạp, bên mời thầu tiến hành sơ tuyển nhà thầu để lựa chọn những nhà thầu có năng lực phù hợp để tham gia đấu thầu chính thức. Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển. Hồ sơ mời sơ tuyển nội dung thống nhất do Chính Phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm. Thực tế tại UBND quận Hải An có rất ít các gói thầu tiến hành sơ tuyển nhà thầu. + Chuẩn bị danh sách ngắn đối với những gói thầu cạnh tranh hạn chế. Đối với những gói thầu cạnh tranh hạn chế thì tùy theo điều kiện cụ thể của gói thầu mà UBND quận chỉ lựa chọn một số lượng nhà thầu nhất định để tham gia đấu thầu. Cụ thể UBND quận Hải An sẽ đưa ra danh sách mời các nhà thầu dựa trên những thông tin mà họ thu được về các nhà thầu như có tư cách pháp nhân, đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu cạnh tranh hạn chế và theo ý kiến chủ quan của UBND quận mà phê duyệt các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế. + Chuẩn bị hồ sơ mời thầu và tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu. Trước khi lập hồ sơ mời thầu, Kế hoạch đấu thầu sẽ do phòng Kế hoạch – tài chính đảm nhiệm, sau đó chuyển lên UBND quận phê duyệt để cấp vốn thực hiện. Phòng Kế hoạch- tài chính sẽ lập kế hoạch thực hiện gói thầu, danh sách nhà thầu tham gia chào thầu giá cạnh tranh hoặc đấu thầu hạn chế. Kế hoạch đấu thầu của UBND quận được lập ra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng tiến độ kế hoạch và đảm bảo hiệu quả việc sử dụng vốn. Kế hoạch đấu thầu các dự án của UBND quận được lập theo Điều 6 Luật đấu thầu Việt Nam 2005. Thông thường để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian, cũng như sự đồng bộ của các hạng mục công trình, các dự án lớn thường được chia thành nhiều gói thầu nhỏ. Kế hoạch đấu thầu của một dự án được lập ngay khi tiến hành lập dự án đầu tư vì thế mà khi dự án đầu tư được phê duyệt thì kế hoạch đấu thầu cũng được phê duyệt. Quy trình lập kế hoạch đấu thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu bao gồm: Tên gói thầu. Xác định giá gói thầu. Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu. Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu. Hình thức hợp đồng cho từng gói thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng. Kế hoạch tổ chức đấu thầu gói thầu sau khi được lập lại được chuyển lên UBND quận phê duyệt lần nữa trước khi bắt tay vào thực hiện. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu của Chính Phủ bao gồm các nội dung như điều 32 của Luật đấu thầu. Yêu cầu về mặt kỹ thuật: Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu). Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác. Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng. chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác. Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại: bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào thầu và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trong hồ sơ mời thầu có phần tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Đây là căn cứ để bên mời thầu so sánh, đánh giá các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu. Tiêu chuẩn này gồm: kỹ thuật chất lượng, kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, tài chính và giá cả, tiến độ thi công. Các tiêu chuẩn này đưa ra càng phù hợp với đặc điểm của từng gói thầu thì việc lựa chọn nhà thầu thích hợp sẽ dễ dàng hơn. Dựa vào nhu cầu của từng gói thầu HSMT bao gồm các nội dung sau: Thư mời thầu; Mẫu đơn dự thầu; Mẫu bảng danh mục số lượng và giá; Các hướng dẫn cho nhà thầu; Tiêu chuẩn kỹ thuật của gói thầu; Tiêu chuẩn đánh giá HSDT; Các điều kiện của hợp đồng; Mẫu hợp đồng; Mẫu bảo đảm dự thầu; Mẫu bảo đảm thực hiện hợp đồng; Mẫu bảo đảm bảo hành (nếu cần); Các phụ lục. Hồ sơ mời thầu là một tài liệu rất quan trọng, nó có vai trò quyết định đến kết quả của quá trình đấu thầu. Hồ sơ mời thầu có thể do Phòng Kế hoạch – tài chính phối hợp với các chuyên gia lập cũng có thể do UBND quận thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu. Các dự án và các gói thầu UBND quận tổ chức đấu thầu đều là trong nước nên HSMT được lập bằng tiếng Việt theo mẫu quy định chung của Nhà nước. Giai đoạn 2: Tổ chức đấu thầu. Giai đoạn này được tính từ thời điểm thông báo mời thầu chính thức đến khi mở thầu. Gồm những công việc: thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nhận HSDT, mở thầu. Thông báo mời thầu: là việc đăng tải các thông tin liên quan đến vấn đề tổ chức đấu thầu cho một gói thầu. Dựa trên thông báo mời thầu mà các nhà thầu sẽ đăng ký dự thầu và mua hồ sơ mời thầu. Trên cơ sở HSMT đã được thông qua, phòng Kế hoạch - tài chính tiến hành tổ chức phát hành HSMT. Phòng sẽ đăng báo và gửi thông tin lên mạng, hoặc gửi thư mời thầu trước khi bán hồ sơ mời thầu theo đúng Luật đấu thầu. HSMT được bán cho các nhà thầu trong thời gian quy định trong thông báo mời thầu. Phát hành HSMT: Tại UBND quận Hải An HSMT được phát hành tại phòng Kế hoạch – Tài chính. Các nhà thầu tới mua HSMT theo thông báo của UBDN quận trên các thông tin đại chúng đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi hoặc là thư mời thầu đối ._.với các gói thầu cạnh tranh hạn chế. Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu tối thiểu là 10 ngày trước thời điểm đóng thầu. Nhận HSDT: Đấu thầu giống như một cuộc thi nhằm tìm ra một nhà thầu tốt nhất đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, thì HSDT giống như bài thi của các nhà thầu đó sau khi đã tìm hiểu HSMT do bên mời thầu đưa ra và chuẩn bị theo các yêu cầu đó. HSDT bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính của nhà thầu. Việc tiếp nhận và bảo quản các HSDT phải được bên mời thầu thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo tính chính xác về số lượng tài liệu và bí mật về thông tin dự thầu trước khi bên mời thầu mở các hồ sơ dự thầu. Tại UBND quận Hải An mọi trường hợp liên quan đến việc kiểm tra, thuyết minh, đánh giá và so sánh các HSDT và các đề nghị giao hợp đồng không được tiết lộ cho các nhà thầu hay bất cứ người nào khác không liên quan chính thức đến quá trình này cho tới khi công bố kết quả đấu thầu. Mọi nỗ lực nào của nhà thầu nhằm gây ảnh hưởng tới việc xét thầu của bên mời thầu có thể dẫn tới việc loại bỏ HSDT của nhà thầu đó. HSDT sau khi nộp cho bên mời thầu, bên mời thầu sẽ chịu trách nhiệm bảo mật theo quy định về bảo mật hồ sơ. Tất cả các hồ sơ dự thầu sẽ được niêm phong cùng một chỗ. Mở thầu: Mở thầu là việc bên mời thầu thông báo công khai các điều kiện dự thầu của từng nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá các hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu sẽ mở các hồ sơ dự thầu, kể cả các bổ sung hồ sơ dự thầu với sự có mặt của các cơ quan liên quan, các thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu và của đại diện các nhà thầu. Đại diện của nhà thầu có mặt ký tên vào biên bản mở thầu chứng minh sự tham gia của mình. Theo điều 33 Luật đấu thầu thì việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu sẽ lập biên bản mở thầu bao gồm các thông tin: tên gói thầu; ngày, giờ địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ các nhà thầu tham dự mở thầu; giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu và tiến độ thực hiện; các khoản giảm giá, các nội dung liên quan khác; đại diện các nhà thầu, bên mời thầu cùng ký vào biên bản mở thầu. Sau lễ mở thầu các HSDT sẽ được niêm phong lại theo chế độ bảo mật và chuyển tới tổ chuyên gia xét thầu. Giai đoạn 3: Đánh giá và xếp hạng nhà thầu Giai đoạn này gồm các công việc: đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết và tổng hợp lại kết quả của các HSDT. Đánh giá HSDT là việc bên mời thầu xem xét các hồ sơ dự thầu trên cơ sở các yêu cầu được đặt ra trong hồ sơ mời thầu, đó chính là việc chấm thầu, chấm thi trong cuộc đua, cuộc thi giữa các nhà thầu. Mục đích của công việc này là nhằm đánh giá, xem xét, so sánh giữa các nhà thầu với nhau để chọn lựa nhà thầu tốt nhất. Phương thức đánh giá HSDT phụ thuộc vào đặc điểm của từng gói thầu. Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết HSDT. Đánh giá sơ bộ để tìm ra các hồ sơ dự thầu hợp lệ và không hợp lệ. Đây là bảng đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu của UBND quận. Bảng 2: Bảng tổng hợp đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu. STT Nội dung HSDT 1 HSDT 2 HSDT 3 HSDT n I. các điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT 1 Nhà thầu có trong DS đăng ký tham dự và mua HSDT 2 Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo điều 7 Luật đấu thầu 3 Nhà thầu có bảo đảm dự thầu(hợp lệ) 4 Nhà thầu có bản gốc HSDT 5 Đơn dự thầu 6 Hiệu lực của HSDT bảo đảm yêu cầu theo quy định trong HSMT 7 HSDT có giá dự thầu ổn định, chào thầu theo nhiều giá hoặc có giá kèm điều kiện 8 Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu 9 Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm 10 Hồ sơ dự thầu nộp đúng địa điểm và thời hạn quy định trong HSDT II. Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT và xem xét đáp ứng cơ bản của HSDT 1 Giấy đký kinh doanh 2 Số lượng bản chính, bản chụp của HSDT 3 Đơn dự thầu được điền đầy đủ chữ ký hợp lệ của nhà thầu 4 Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu 5 Biểu giá chào, biểu phân tích một số đơn giá chính 6 Năng lực và kinh nghiệm nhà thầu 7 Các phụ lục tài liệu kèm theo yêu cầu của HSDT 8 Kết luận (nguồn: Phòng Kế hoạch – tài chính) Sau bước kiểm tra sơ bộ này bên mời thầu sẽ xác định được nhà thầu nào được đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật và tài chính, thương mại. Đánh giá chi tiết: Các nhà thầu được chọn sau bước đánh giá sơ bộ, ở bước này bên mời thầu sẽ đánh giá chi tiết về các phương diện kỹ thuật, tài chính và thương mại để xác định giá đánh giá của các nhà thầu. Đề xuất kỹ thuật là bản mô tả năng lực kỹ thuật của nhà thầu và biện pháp kỹ thuật cụ thể để thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu xây lắp, ngoài kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhân sự thì năng lực kỹ thuật còn được thể hiện thông qua số lượng và chất lượng các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng. Để đánh giá biện pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu của các nhà thầu UBND quận Hải An trong thực tế đã sử dụng các tiêu chí đánh giá được nêu trong HSMT bằng cách cho điểm hoặc dùng cách trả lời đạt/không đạt. Các gói thầu xây lắp khác nhau về quy mô và về yêu cầu kỹ thuật được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau như: tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo kỹ thuật; mức độ đáp ứng về các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư; mức độ đáp ứng về thiết bị thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy… Sau khi đánh giá đề xuất kỹ thuật bên mời thầu bỏ những đề xuất kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu và tiến hành xem xét đề xuất tài chính của những HSDT còn lại. Điểm đánh giá là điểm trung bình cộng các điểm của các chuyên gia trong tổ chuyên gia xét thầu đánh giá. Mỗi chuyên gia có một nhận xét, đánh giá riêng đối với từng nhà thầu với từng tiêu chí xếp loại trước khi cho điểm. Thường thì nhà thầu có điểm kỹ thuật từ 70 điểm trở lên sẽ được chọn vào danh sách đánh giá tài chính thương mại. Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì bên mời thầu xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các HSDT cũng như các nhà thầu. Còn đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn thì UBND quận thường sử dụng hình thức chỉ định thầu. Nhưng điều quan trọng mặc dù được chỉ định thì các nhà thầu này cũng phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm cũng như giải pháp kỹ thuật của bên mời thầu. Đánh giá về mặt tài chính – thương mại. Trong đấu thầu thì giá chào thầu của các nhà thầu không phải là cơ sở duy nhất để lựa chọn nhà thầu vì giá chào thầu có thể được các nhà thầu xây dựng theo những điều kiện thực hiện khác nhau. Vì vậy để đánh giá được chính xác đề xuất về giá của các nhà thầu, bên mời thầu cần xây dựng lại giá chào thầu trên cơ sở các điều kiện thực hiện gói thầu như nhau hay còn gọi là mặt bằng so sánh chung. Giá chào thầu được bên mời thầu xác định lại trên cơ sở mặt bằng đánh giá chung gọi là giá đánh giá (evaluated price). Giá đánh giá dùng để so sánh các HSDT và lựa chọn nhà thầu. Giá đánh giá được xác định theo trình tự sau: - Sửa lỗi số học: đây là việc sửa chữa những sai sót gồm cả lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị. Nhà thầu nào không chấp nhận sửa lỗi thì HSDT sẽ bị loại bỏ. Nếu tổng giá trị tuyệt đối của các lỗi số học vượt quá 10% giá dự thầu thì HSDT sẽ bị loại bỏ. - Hiệu chỉnh các sai lệch: các chuyên gia sẽ xem xét và điều chỉnh các nội dung thừa hoặc thiếu so với yêu cầu của HSMT. Phần chào thầu thừa sẽ được trừ đi và phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào. Nếu là sai lệch giữa viết bằng số và viết bằng chữ thì phần viết bằng chữ sẽ được công nhận. Hiệu chỉnh các sai giữa HSDT và HSMT, HSDT có sự sai lệch vượt quá 10% so với giá chào thầu sẽ bị loại. - Đưa về cùng một mặt bằng so sánh: mặt bằng so sánh chung bao gồm các yếu tố như đồng tiền chung, tiến độ, kỹ thuật...nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các nhà thầu. - Xác định giá đánh giá của các nhà thầu: giá đánh giá là giá chào thầu của các nhà thầu được bên mời thầu xác định lại trên cơ sở mặt bằng đánh giá chung. Nhà thầu có HSDT với giá đánh giá thấp nhất sẽ được đánh giá tốt nhất và được lựa chọn để hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Giai đoạn 4: Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu. Sau khi đánh giá các HSDT tổ chuyên gia sẽ thống nhất nhà thầu nào trúng thầu. Phòng Kế hoạch – tài chính sẽ lập tờ trình gửi chủ tịch UBND quận phê duyệt kết quả đấu thầu. Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu gồm: Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu: Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu, quá trình tổ chức đấu thầu, kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt: - Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia và tư vấn. - Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu. - Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc tư vấn, biên bản mở thầu. - Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu tuyển chọn tư vấn). - Dự thảo hợp đồng (nếu có). - Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu. - Các tài liệu liên quan khác Sau khi được phê duyệt kết quả đấu thầu sẽ được thông báo đến các nhà thầu và các bên liên quan. Giai đoạn 5: Công bố kết quả đấu thầu. Kết quả đấu thầu sau khi được phê duyệt, phòng Kế hoạch – tài chính sẽ thông báo cho nhà thầu trúng thầu được biết để tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng. (Thông báo được gửi tới tất cả các nhà thầu, trong đó nêu rõ tên nhà thầu trúng thầu và tên các nhà thầu không trúng thầu, các nhà thầu không trúng thầu nhận lại bảo lãnh dự thầu, đối với các nhà thầu trúng thầu thì kèm theo đề nghị thương thảo và ký kết hợp đồng.) Giai đoạn 6: Thương thảo và ký kết hợp đồng. Công tác này được quy định rõ tại điểu 42 Luật đấu thầu 2006. Cụ thể như sau: Việc thương thảo và hoàn thiện hợp đồng để ký kết đối với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: - Kết quả đấu thầu được duyệt, - Mẫu hợp đồng đã điền đầy đủ thông tin cụ thể của gói thầu; - Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; - Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có); - Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa các bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp việc thương thảo và hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phòng Kế hoạch – tài chính sẽ soạn thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu. Mẫu hợp đồng được điền đầy đủ các thông tin cụ thể của gói thầu. Nếu thương thảo không đạt thì phòng sẽ báo cáo lại với chủ tịch UBND quận có biện pháp giải quyết hoặc tổ chức thương thảo lại. Kết quả thương thảo là cơ sở để 2 bên ký kết hợp đồng. 1.3.2. Các hình thức đấu thầu UBND quận Hải An sử dụng hiện nay. Hiện nay có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu chủ yếu, việc các bên mời thầu áp dụng hình thức lựa chọn nào tùy thuộc vào đặc điểm của dự án đó. Số lượng các nhà thầu tham gia đấu thầu một gói thầu có thể rất nhiều hay chỉ là một số lượng hạn chế trước hoặc thậm chí chỉ có một nhà thầu. Phụ thuộc vào số lượng nhà thầu tham gia trong điều kiện cụ thể của gói thầu mà bên mời thầu lựa chọn một trong 6 hình thức sau đây: Cạnh tranh rộng rãi (competitive bidding) – khi áp dụng hình thức này bên mời thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Đây là hình tức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất. Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn và điều kiện thực hiện không có gì đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Chào hành cạnh tranh (shopping) – đây là một dạng của hình thức cạnh tranh rộng rãi. Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật đơn giản với giá trị nhỏ. Bên mời thầu có thể tổ chức đấu thầu rất đơn giản để tiết kiệm thời gian và chi phí. Cạnh tranh hạn chế (limited competitive bidding) – bên mời thầu chỉ lựa chọn một số nhà thầu nhất định để tham gia dự thầu, những nhà thầu này đáp ứng một số yêu cầu của gói thầu như tính chất kỹ thuật, quy mô và điện kiện thực hiện. Chỉ định thầu (single bidder) – bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu để thực hiện gói thầu có những đặc điểm sau: + Phải đảm bảo tính bí mật của công việc (an ninh quốc gia). + Phải thực hiện công việc ngay (khắc phục sự cố). + Giá trị công việc nhỏ, yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản. + Công việc có tính thử nghiệm nên rủi ro cao. + Quy định của nguồn vốn. Mua sắm trực tiếp (direct contrating) – khi bên mời thầu muốn thực hiện một công việc có nội dung giống gói thầu đã được tiến hành đấu thầu và hợp đồng thực hiện gói thầu này được ký vào thời điểm trước đó không quá lâu (thường là 6 tháng). Tự thực hiện (force account) – áp dụng cho các loại hình đấu thầu, bên mời thầu có khả năng sử dụng nhân công và phương tiện làm việc của mình để thực hiện công việc khi: + Khối lượng công việc không xác định trước được. + Công việc có giá trị nhỏ và có tính đặc thù nên không có nhà thầu quan tâm. + Công việc có tính gián đoạn. + Công việc có tính rủi ro cao. + Phải khắc phục ngay sự cố. Các hình thức đấu thầu mà UBND quận sử dụng hiện nay tùy thuộc vào giá trị các gói thầu. Đối với các gói thầu có giá trị < 1 tỷ đồng: theo điều 20 Luật đấu thầu thì hình thức đấu thầu là chỉ định thầu. Đối với các gói thầu có giá trị lớn hơn thì hình thức đấu thầu là cạnh tranh hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước. Hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng trong việc lựa chọn nhà thầu, thực tế cũng cho thấy tỷ lệ tiết kiệm chi phí qua hình thức này là khá cao. 1.3.3 Phương thức đấu thầu và hợp đồng sử dụng. - Có 4 phương thức thực hiện đấu thầu nhưng ở Việt Nam cũng như UBND quận Hải An sử dụng 3 phương thức sau: + Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần. + Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó đề xuất kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo. + Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau: Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu, trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong đó có giá dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu. Tại UBND quận Hải An các dự án mà quận tổ chức đấu thầu đều là các dự án có mức đầu tư vừa, nhỏ, chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có kỹ thuật không quá phức tạp. Theo điều 26 Luật đấu thầu đối với phương thức đấu thầu thứ hai áp dụng cho đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, và với phương thức đấu thầu thứ ba thường áp dụng cho các gói thầu có giá trị lớn và tính chất kỹ thuật phức tạp, chính vì lẽ đó mà UBND quận Hải An thường áp dụng phương thức một túi hồ sơ là phù hợp nhất. Đối với hợp đồng sử dụng thì UBND quận Hải An sử dụng trong hoạt động đấu thầu là loại hợp đồng trọn gói. Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ ràng về số lượng, khối lượng. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng (thường là thời gian thực hiện dưới 12 tháng). Các gói thầu mà UBND quận tổ chức chủ yếu đều có kỹ thuật không quá phức tạp, thời gian thực hiện nhanh, không chịu sự biến động về giá trong quá trình thực hiện hợp đồng, chính vì lý do đó mà loại hợp đồng trọn gói được UBND quận sử dụng chủ yếu. 2.Ví dụ về hoạt động đấu thầu của UBND quận Hải An. Hoạt động đấu thầu trong dự án: “San lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A Phường Đằng Lâm, quận Hải An – Hải Phòng.” 2.1 Giới thiệu tóm tắt về dự án. Địa điểm xây dựng: Khu Thư Trung, phường Đằng Lâm, quận Hải An– Hải Phòng. Chủ đầu tư: UBND phường Đằng Lâm, Hải An – Hải Phòng. Tổng giá trị dự toán: 2.808.052.177 đồng. Trong đó chi phí xây lắp: 2.467.171.209 đồng, chi phí khác: 85.603.498 đồng, dự phòng 10%: 255.277.470 đồng. Nguồn vốn đầu tư: vốn góp của các hộ dân được giao đất xây dựng nhà ở Thời gian thực hiện: hoàn thành giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư quý I/2004, thực hiện xây lắp quý I/2004. Quy mô đầu tư: Với diện tích khu đất 36.642,8 m2, cao độ hiện trạng +2,8, thiết kế cao độ san lấp là + 4,15m phù hợp với cao độ để xây dựng các công trình của Hải Phòng, xung quanh lô đất đắp con trạch bằng đất để giữ cát đen san lấp. Khối lượng chính gồm: đào bùn đổ đi, đắp con trạch và san lấp cát đen. Do dự án có quy mô nhỏ nên chỉ có một gói thầu xây lắp. Tổng giá trị gói thầu được dựa trên báo cáo đầu tư, căn cứ theo giá trị hiện hành. 2.2. Cơ sở pháp lý tổ chức đấu thầu. + Căn cứ quyết định số 102/QĐ – UB ngày 17/3/2004 của UBND quận Hải An về việc phê duyệt báo cáo đầu tư xây dựng công trình san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A phường Đằng Lâm – Hải An. + Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND. + Căn cứ nghị định số 88/1999/NĐ – CP ngày 1/9/1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính Phủ về việc bổ sung sửa đổi một số quy định trong quy chế đấu thầu. + Căn cứ quyết định số: 613/QĐ – UB ngày 7/9/2004 của UBND quận Hải An về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán gói thầu san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A, phường Đằng Lâm – Hải An. + Xét đề nghị của chủ tịch UBND phường Đằng Lâm tại tờ trình số 43/TT-UB ngày 10/9/2004 về việc xin đề nghị phê duyệt giá trị gói thầu và danh sách các nhà thầu tham dự đấu thầu gói thầu xây lắp – san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A, phường Đằng Lâm – Quận Hải An. 2.3. Quá trình tổ chức đấu thầu. 1-Phát hành HSMT: Hình thức đấu thầu: Cạnh tranh hạn chế. Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ. Ngày 5/10/2004 UBND phường Đằng Lâm đã gửi thư mời thầu đến 5 nhà thầu có tên theo quyết định số 627 ngày 11/9/2004 là: Công ty thương mại đầu tư và xây dựng Hải Phòng. Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Công ty xây dựng Ngô Quyền. Công ty xây dựng và sản xuất giày thanh niên xung phong. Công ty xây dựng 234 – Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng. Theo lịch đã thông báo trong hồ sơ mời thầu đúng 8h ngày 10/10/2004 đã tiến hành bán 05 hồ sơ gói thầu xây lắp san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A, phường Đằng Lâm cho 5 nhà thầu nói trên. 2-Đóng thầu: Vào hồi 9h ngày 25/10/2004 tại UBND Phường Đằng Lâm đã tiến hành việc giao nhận, đóng thầu và niêm phong hồ sơ gói thầu xây lắp san lấp mặt bằng dưới sự chúng kiến của các bên: Đại diện chủ đầu tư ( UBND phường Đằng Lâm). Đại diện phòng Kế hoạch tài chính UBND quận Hải An. Đại diện 05 nhà thầu. Các thành viên tổ chuyên gia xét thầu. Biên bản đóng thầu lập xong hối 9h15phút, được thông qua các thành viên đều nhất trí ký. 3-Mở thầu: Vào hồi 9h30 ngày 25/10/2004 (theo đúng lịch quy định trong hồ sơ mời thầu) tại UBND phường Đằng Lâm đã tổ chức hội nghị mở thầu công khai gói thầu xây lắp – san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở ku 1A phường Đằng Lâm trước sự tham gia và chứng kiến của các đại biểu như trên. Hội đồng mở thầu đã công khai lần lượt bóc liêm phong và mở 5 hồ sơ dự thầu nội dung được công bố (đọc và viết lên bảng). Biên bản đóng thầu lập xong hồi 11h15 được thông qua hội nghị, các thành viên đều nhất trí ký tên. Các hồ sơ liên quan được trao lại cho chủ đầu tư và tổ chuyên gia xét thầu để xem xét, đánh giá tiếp ở bước sau. Kết quả như sau: Bảng 3: Bảng kết quả mở thầu HSDT của các nhà thầu. Đơn vị: 1000 đồng STT Nội dung Cty thương mại đầu tư và xây dựng HP Cty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Cty xây dựng Ngô Quyền Cty xây dựng và sản xuất giày thanh niên xung phong Cty xây dựng 234 – Tổng Cty xây dựng Bạch Đằng 1 Hồ sơ gốc 01 01 01 01 01 2 Hồ sơ sao 04 04 04 04 04 3 Đơn thầu 01 01 01 01 01 4 BL dự thầu 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000 5 Thời gian thi công 48 ngày 58 ngày 58 ngày 58 ngày 54 ngày 6 Giá bỏ thầu 2.488.908 2.555.880 2.549.710 2.588.426 2.564.600 7 Thư giảm giá Không Không Không Không Không 8 Giá bỏ thầu sau giảm giá 2.488.908 2.555.880 2.549.710 2.588.426 2.564.600 4-Xét thầu: Vào hồi 8h ngày 27/10/2004 tại UBND phường Đằng Lâm đã tổ chức hội nghị xét thầu gói thầu xây lắp san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A phường Đằng Lâm trước sự tham gia và chứng kiến của các thành viên tổ chuyên gia và cơ quan giám sát là phòng Kế hoạch tài chính UBND quận Hải An. Các thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu: + Ông Đỗ Duy Mịch – chủ tịch UBND phường Đằng Lâm tổ trưởng. + Ông Nguyễn Văn Hưng – Chuyên viên phòng Quản lý đô thị - thành viên. + Ông Chu Văn Hiệu – Phó giám đốc ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Quận Hải An – thành viên. + Ông Nguyễn Quang Tùng – giám đốc công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Nam Việt – thành viên., + Phòng Kế hoạch – tài chính UBND quận Hải An chịu trách nhiệm giám sát hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện việc tổ chức đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đại điện: ông Phạm văn Hưởng (trưởng phòng), và bà Nguyễn Thị Ngoãn (chuyên viên). Đánh giá sơ bộ HSDT: Các HSDT được đánh giá sơ bộ về hành chính, pháp lý, đáp ứng yêu cầu của HSMT và được chuyển sang xét bước đánh giá chi tiết. + Cả 5 nhà thầu đã được UBND quận Hải An phê duyệt cho phép tham dự đấu thầu xây lắp san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A phường Đằng Lâm đã nộp đủ HSDT theo đúng thủ tục, ngày giờ quy định trong HSMT do chủ đầu tư phát hành và đúng quy chế đấu thầu. + Sau khi kiểm tra, xem xét HSDT của 05 nhà thầu được đánh giá sơ bộ về mặt hành chính, pháp lý hội nghị xét thầu thấy cả 05 nhà thầu đều có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thầu hợp lệ so với yêu cầu của HSMT và hội nghị nhất trí chuyển sang bước đánh giá chi tiết. Đánh giá chi tiết: B1: Đánh giá về mặt kỹ thuật HSDT của 05 nhà thầu. Sau khi thẩm tra xem xét từng hồ sơ, tổ chuyên gia thống nhất đánh giá bằng số điểm cụ thể cho 05 HSDT như sau: (kèm theo bảng điểm chi tiết của tổ chuyên gia chấm thầu) Bảng 4: Bảng kết quả đánh giá chi tiết kỹ thuật HSDT của các nhà thầu STT Nội dung Điểm tối đa Cty thương mại Đtư và XDHP Cty XD và phát triển cơ sở hạ tầng Cty XD Ngô Quyền Cty XD và SX giày thanh niên XP Cty XD 234 – Tổng Cty XD Bạch Đằng Tổng số điểm đánh giá 100 86,25 75,75 72,5 75,5 73,17 1 Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật 30 27 23,75 25,25 23,75 22,5 2 Tính hợp lý, khả thi của các giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công 10 8,5 7,25 7,75 8 6,15 3 Các bp BVMT, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn lao động 05 4,25 3,25 3 3,5 3,75 4 Mức độ đáp ứng thi công về chủng loại, công suất, khả năng huy động cho gói thầu 05 3,75 3 3 3,5 3 5 Các bp bảo đảm chất lượng công trình 10 8,5 7,5 7,25 7 6,75 6 Mức độ đảm bảo tiến độ quy định trong HSMT 05 3,75 2,75 3,25 3,25 3,25 7 Khả năng đảm bảo tài chính để thực hiện hợp đồng, cam kết ứng vốn để thi công ko tính lãi 25 22,75 21,25 16,25 21,75 20,75 8 Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phần công việc của công trình liên quan 05 3,5 3,75 3,25 3,25 3,25 9 Bảo hành, bảo hiểm công trình 05 4,25 3,25 3,5 3,5 3,75 Đối chiếu với quy định của quy chế đấu thầu và tiêu chuẩn đánh giá HSDT thang điểm được duyệt thì 5 nhà thầu trên đều đạt số điểm từ 70 điểm trở lên và được đưa vào danh sách tiếp tục bước 2 – đánh giá về tài chính thương mại. Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính thương mại Giá trị gói thầu được duyệt là 2.494.564.000 đồng ( hai tỷ bốn trăm chín mươi tư triệu năm trăm sáu mươi tư ngàn đồng chẵn). Sau khi đã sửa lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch, kết quả được đánh giá như sau: Bảng 5: Bảng kết quả đánh giá về mặt tài chính thương mại HSDT của các nhà thầu Nội dung Cty thương mại Đtư và XDHP Cty XD và phát triển cơ sở hạ tầng Cty XD Ngô Quyền Cty XD và SX giày thanh niên XP Cty XD 234 – Tổng Cty XD Bạch Đằng Giá dự thầu sau giảm giá 2.488.908 2.555.880 2.549.710 2.588.426 2.564.600 Sửa lỗi số học +3 0 -1 0 +5 Hiệu chỉnh sai lệch 0 0 0 0 0 Giá đánh giá sau sửa lỗi và hiệu chỉnh 2.488.911 2.555.880 2.549.709 2.588.426 2.564.605 Xếp hạng 1 3 2 5 4 Đơn vị tính: 1000 đồng- Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính Theo kết quả trong bảng trên thì công ty Thương mại đầu tư và xây dựng Hải Phòng là đơn vị có giá đánh giá thấp nhất và nhỏ hơn giá trị gói thầu được duyệt, được xếp thứ nhất. Tổ chuyên gia xét thầu nhất trí đề nghị chủ đầu tư báo cáo phòng Kế hoạch tài chính xem xét trình UBND quận Hải An phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu xây lắp – san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A phường Đằng Lâm cho: Đơn vị trúng thầu là: Công ty thương mại đầu tư và xây dựng Hải Phòng Giá đề nghị trúng thầu: 2.488.911.000 đồng (Bằng chữ: hai tỷ bốn trăm tám tám triệu chín trăm mười một ngàn đồng chẵn.) Thời gian thực hiện hợp đồng là: 48 ngày kể từ ngày khởi công. Loại hợp đồng: hợp đồng trọn gói. Các thành viên của tổ chuyên gia đã nhất trí thông qua ký biên bản vào hồi 11 giờ ngày 27/10/2004 và chuyển giao toàn bộ hồ sơ dự thầu của các nhà thầu cho chủ đầu tư quản lý. 2.4. Nhận xét về quá trình tổ chức đấu thầu của dự án. Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng quy trình tổ chức đấu thầu tại gói thầu xây lắp san lấp mặt bằng giao đất cho dân làm nhà ở khu 1A phường Đằng Lâm UBND quận Hải An được tổ chức đúng theo quy định của quy chế đấu thầu, phù hợp với quy định hiện hành trong pháp luật đầu tư. Về giá gói thầu và nguồn tài chính: Giá gói thầu (dự toán): 2.808.052.177 đồng được lập trên cơ sở báo cáo đầu tư do Công ty tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng lập, đã được UBND thành phố phê duyệt. Tổng giá gói thầu phù hợp với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Nguồn tài chính: là nguồn vốn góp của các hộ dân được giao đất làm nhà ở. Như vậy nguồn tài chính của gói thầu là hoàn toàn hợp pháp và tuân thủ quy định của UBND quận. - Khi tổ chức đấu thầu, bên mời thầu đã đảm bảo đúng nguyên tắc “cạnh tranh, công bằng, minh bạch”, 5 nhà thầu được cạnh tranh công bằng với nhau. Sau khi tổ chức và đấu thầu xong, bên mời thầu đã chọn được nhà thầu là Công ty thương mại đầu tư và xây dựng Hải Phòng với giá đề nghị trúng thầu: 2.488.911.000 đồng, Công ty thương mại đầu tư và xây dựng Hải Phòng là nhà thầu có đầy đủ tư cách và năng lực và với giá trúng thầu là như vậy chủ đầu tư đã tiết kiệm được đáng kể về tài chính. Cụ thể là sau khi đấu thầu, chủ đầu tư tức UBND Phường Đằng Lâm (Hải An – Hải Phòng) đã tiết kiệm được 319.141.177 đồng, tương đương 11,36% tổng giá trị dự toán. - Các chuyên gia chấm thầu của tổ chuyên gia đều đáp ứng đủ chuyên môn và am hiểu gói thầu, đã tìm ra được nhà thầu trúng thấu với thời gian quy định trong hợp đồng và giá thấp hơn giá gói thầu. Nhà thầu được chọn là nhà thầu có đủ tư cách và năng lực thực hiện gói thầu. - Về hợp đồng thực hiện: gói thầu được thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói. Điều này phù hợp với quy chế đấu thầu và theo điều 49 của Luật đấu thầu. 3. Đánh giá công tác đấu thầu tại UBND quận Hải An – Hải Phòng. 3.1. Những kết quả đạt được. 3.1.1. Tiết kiệm về chi phí. Đấu thầu là hình thức mua sắm tiết kiệm, mới xuất hiện ở nước ta mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng với những ưu điểm mà nó của nó là đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà thầu là điều không thể phủ nhận. Nếu như trước đây các nhà thầu thường dựa vào các mối quan hệ với bên mời thầu hoặc các cơ quan có thẩm quyền để được thực hiện gói thầu thì hiện nay thông qua các cuộc đấu thầu được thực hiện minh bạch, công khai theo đúng pháp luật giúp chọn ra được nhà thầu có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Các nhà thầu sẽ được cạnh tranh công bằng, giống như một cuộc thi trong đó đề thi là HSMT, giám khảo là bên mời thầu, bài thi chính là HSDT của các nhà thầu. Nhà thầu nào muốn được thực hiện công việc thì phải chứng tỏ năng lực, kinh nghiệm của mình, giá đánh giá là thấp nhất. Điều đó đã giúp cho bên mời thầu chọn ra được những nhà thầu có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực, đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện gói thầu. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thì công tác đấu thầu lại càng quan trọng. Mặc dù mới thành lập cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nguồn thu ngân sách hạn chế, nhưng UBND quận đã có nhiều cố gắng tập trung, đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức hoạt động đấu thầu nhằm tiết kiệm nguồn ngân sách. Bảng 6 : Bảng Tổng hợp tình xây dựng cơ bản (từ năm 2003-2007) Năm Tổng mức đầu tư Kết quả đấu thầu Chỉ định thầu 2003 70.568.812 9.796.541 34.261.584 2004 64.625096 14.962.896 34.969.487 2005 29.428.246 2.787.475 23.090.245 2006 22.811.755 16.001.998 2007 22.149.669 19.075.853 (Đơn vị: Nghìn đồng- nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính) Công tác đấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11245.doc
Tài liệu liên quan