TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
--@&?--
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Hệ
Giáo viên hướng dẫn
: VŨ NGỌC THỦY
: ĐẦU TƯ A
: 47
: Chính Quy
: PGS.TS. TỪ QUANG PHƯƠNG
Hà Nội, Năm 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 1.11
Bảng 1.12
Bảng 1.13
Bảng 1.14
Bộ máy tổ chức Tập đoàn TKV
Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV
Kế hoạch đấu thầu Dự án: Đầu tư thiết bị duy trì sản xuất đào lò
Tổng hợp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển gói thầu EPC
Dự án: Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê 220MW
Tổng hợp đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật
Mẫu thẩm định kết quả đấu thầu
Tổng hợp biên bản mở thầu
Gói thầu số 21:Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT
Tổng hợp đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu
Gói thầu số 21
Tổng hợp đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật Gói thầu số 21
Tổng hợp đánh giá chi tiết khía cạnh tài chính Gói thầu số 21
Tổng hợp biên bản mở thầu
Gói thầu số 14: Thiết bị cảnh báo khí mêtan
Tổng hợp đánh giá khía cạnh kĩ thuật Gói thầu số 14
Tổng hợp đánh giá khía cạnh tài chính Gói thầu số 14
Giá trị tiết kiệm được từ tổ chức đấu thầu của TKV 2006-2008
Giá trị tiết kiệm được từ tổ chức đấu thầu của TKV 2006-2008
Phân chia theo tầm quan trọng của các dự án
Số lượng gói thầu TKV tổ chức đấu thầu 2006-2008
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP
KHĐT
HĐQT
HSMT
HSDT
SXKD
TKKT-TDT
Cổ phần
Kế hoạch Đầu tư
Hội đồng Quản trị
Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ dự thầu
Sản xuất kinh doanh
Thiết kế kĩ thuật – Tổng dự toán
TKV
TGĐ
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
Tổng giám đốc
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng không năm ngoài xu thế này. Hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam đang từng bước phát huy những hiệu quả to lớn: tạo đà tăng trưởng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống dân cư, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Với những dự án đầu tư phát triển có giá trị thực hiện lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu về an toàn lao động được đặt lên hàng đầu thì nhất thiết phải tiến hành đấu thầu để giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng và tạo ra hiệu quả đầu tư. Cho đến nay, đấu thầu đã khẳng định được những ưu điểm và trở thành một hoạt động phổ biến mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trong nền kinh tế nước ta, ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: ngành điện, giấy, xi măng… Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn của Nhà nước, có quyết định thành lập ngày 28/12/2005 trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Các dự án TKV thực hiện đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Do vậy tiến hành đấu thầu là nhu cầu tất yếu để đảm bảo chất lượng công trình cũng như thời gian hoàn thành dự án, đồng thời góp phần tiết kiệm cho NSNN. Đề đảm bảo mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai. Với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những tồn tại của công tác tổ chức đấu thầu tại TKV, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.”
Trong khuôn khổ đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về Đấu thầu, cùng việc nghiên cứu công tác tổ chức đấu thầu tại TKV, tôi muốn đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính chủ quan về thực trạng tổ chức đấu thầu tại TKV, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được trình bày trong hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Mặc dù đã được tham khảo nhiều tài liệu cũng như sự hướng dẫn nhưng cũng không tránh được những sai sót trong các vấn đề đưa ra. Em rất mong có sự đóng góp của thầy cô để đề tài nghiên cứu được chính xác và có tính khoa học cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Chương 1: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
1.1 Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển
Thông tin chung
Tên tiếng Việt: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam National Coal - Mineral Industry Group
Trụ sở: 226 Đường Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04) 35180141 - 35180400 - 35180460
Fax: (04) 38510724
Website:
Quá trình hình thành phát triển
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Than việt Nam) được thành lập ngày 10/10/1994 theo quyết định số 563/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Tập đoàn đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lựa chọn chiến lược “phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than” và phương châm “cùng phát triển với bạn hàng”.
Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2005 đã có quyết định thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Theo đó, tập đoàn này sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở Tập đoàn than Việt Nam và Tổng công ty khoáng sản Việt Nam. Từ mục tiêu chiến lược đã đề ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã thay đổi hẳn về cơ chế quản lý, về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, về cơ chế quản lý tài chính, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ trong khai thác than, đầu tư cải tạo hoàn thiện dây chuyền công nghệ trong khai thác than, sàng tuyển, bến rót tiêu thụ.
Trên nền sản xuất than, TKV đã mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực sẵn có được tạo ra từ than để đầu tư các ngành nghề khác như phát triển mạnh mẽ ngành cơ khí mỏ theo hướng hiện đại hóa cơ khí sửa chữa, phát triển cơ khí chế tạo, lắp ráp, sản xuất xe tải, đóng tàu thủy; xây dựng các nhà máy nhiệt điện; tích cực đầu tư nâng cao sản lượng khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, vật liệu xây dựng; công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường được chú trọng; thương mại dịch vụ và các ngành nghề khác đều được đầu tư phát triển.
Trong suốt chặng đường 14 năm hoạt động, công nhân, cán bộ TKV đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo, đã khẳng định sức mạnh của mình bằng tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên, liên tiếp hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2003 đã khai thác và tiêu thụ 18 triệu tấn than, là đơn vị kinh tế đầu tiên của cả nước đã hoàn thành và vượt kế hoạch trước 2 năm trong mục tiêu kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra (Từ 14-16 triệu tấn).
Năm 2006, TKV đã sản xuất và tiêu thụ 37 triệu tấn than, vượt mục tiêu quy hoạch đến năm 2010 (là 23 – 24 triệu tấn) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
14 năm, một hành trình đầy gian nan thử thách, song trong mỗi bước đi của mình, Ngành Than – Khoáng sản Việt Nam luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương. Sự quan tâm đó chính là nguồn cổ vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh để công nhân, cán bộ ngành Than – Khoáng sản Việt Nam vững bước đi lên, lao động sáng tạo. Trong khó khăn, phẩm chất và sức sống của thợ mỏ đã được các thế hệ cán bộ, công nhân thợ mỏ kế tiếp giữ gìn và phát huy, lập nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng Tập đoàn phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, vị thế ngày càng được nâng cao.
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
Công nghiệp than: thăm dò, khai thác, chế biến, cung ứng trong nước và xuất nhập khẩu.
Công nghiệp Khoáng sản - luyện kim: thăm dò, khai thác, chế biến, luyện kim các khoáng sản rắn: bauxit (alumin - nhôm); quặng sắt (sản xuất phôi thép); đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, măng gan, đá quý, vàng và các khoáng sản khác.
Công nghiệp điện: xây dựng, vận hành các nhà máy điện (chủ yếu là các nhà máy điện than).
Công nghiệp hoá chất mỏ: sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
Công nghiệp vật liệu xây dựng: xi măng, kính xây dựng, đá và các loại vật liệu khác.
Chế tạo máy: chế tạo máy mỏ; sản xuất lắp ráp xe tải (đến 40 tấn trọng tải); đóng tàu thuỷ.
Đầu tư - xây dựng - kinh doanh bất động sản.
Dịch vụ: địa chất, đo đạc; cảng biển, hàng hải, vận tải; thương mại, du lịch; khoa học công nghệ; đào tạo; y tế.
Mô hình tổ chức TKV (công ty mẹ - công ty con)
Cơ quan quản lý, điều hành của Tập đoàn bao gồm:
(1) Hội đồng quản trị do Kỹ sư Đoàn Văn Kiển làm Chủ tịch;
(2) Ban Kiểm soát
(3) Bộ máy điều hành do Tiến sỹ Trần Xuân Hòa làm Tổng giám đốc;
Công ty mẹ có 19 đơn vị trực thuộc (Phụ lục I)
Các công ty con: Tập đoàn có 60 công ty con bao gồm: 23 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty nhà nước do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 22 công ty cổ phần do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 5 đơn vị sự nghiệp (Phụ lục II)
Các công ty liên kết của công ty mẹ (Phụ lục III)
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Tập đoàn TKV
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc TKV (công ty mẹ)
A. Các ban quản lý tổng hợp
Văn phòng
Ban thư ký - tổng hợp
Ban tổ chức cán bộ
Ban kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu tư vấn cho HĐQT và TGĐ trong các hoạt động chủ trì xây dựng kế hoạch, tính toán sửa đổi bổ sung các định mức tổng hợp, soạn thảo hợp đồng, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng, phân tích các hoạt động SXKD, đề xuất các biện pháp giảm chi phí.
Phòng kế hoạch và hợp đồng kinh doanh
Phòng kiểm soát chi phí và quản lý giá
Ban kế toán thống kê tài chính có nhiệm vụ tham mưu tư vấn cho HĐQT và TGĐ trong các công tác kế toán, hạch toán; tổ chức các hoạt động thu xếp các khoản vay, thanh toán các khoản nợ, tiền mua bán, dịch vụ mua ngoài, kiểm kê đánh giá thanh lý tài sản và các nghiệp vụ khác liên quan..
Phòng kế toán tổng hợp
Phòng thống kê
Phòng tài chính và thanh toán
Phòng thu xếp vốn và chứng khoán
Ban lao động - tiền lương
Ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển
Ban tài nguyên
Ban môi trường
Ban hợp tác quốc tế tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, hoạt động thu hút đầu tư.. và các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác hợp tác phát triển kinh doanh quốc tế
Ban Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư, quản lý tổng hợp công tác đầu tư xây dựng: quy hoạch, đơn giá, dự toán, quyết toán; hướng dẫn các thủ tục, để xuất dự án, cơ chế đầu tư..
Phòng quản lý đầu tư xây dựng
Phòng quản lý đấu thầu
Ban an toàn
Ban thanh tra bảo vệ
Ban kiểm toán nội bộ tổ chức kiểm toán nội bộ tại các cơ quan quản lý, điều hành tập đoàn, các đơn vị trực thuộc tập đoàn và các công ty con do tập đoàn năm 100% vốn điều lệ
Ban pháp chế
Ban truyền thông và thi đua, văn hoá, thể thao
B. Các ban thuộc khối kinh doanh
Ban xây dựng mỏ than
Ban phát triển vùng than Đông bắc Bắc Bộ
Ban kỹ thuật - công nghệ mỏ
Ban cơ điện vận tải mỏ
Ban điều độ sản xuất than
Ban khoáng sản và hoá chất
Ban nhôm
Ban cơ khí
Ban điện lực
Ban hạ tầng và bất động sản
Ban thị trường than nội địa
Ban xuất nhập khẩu
Ban kinh doanh tổng hợp
C. Các văn phòng đại diện ở nước ngoài
Văn phòng đại diện Vinacomin tại Lào
Văn phòng đại diện Vinacomin tại Campuchia
Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại TKV
Đặc điểm các dự án, các gói thầu TKV tiến hành đấu thầu
Thứ nhất, các dự án TKV thực hiện đều là các dự án có quy mô vốn lớn, yêu cầu kĩ thuật cao. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh hiện nay của TKV rất đa dạng, tuy nhiên xuất phát trên cơ sở là Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam do vậy ngành kinh doanh chính của TKV vẫn là công nghiệp than và công nghiệp khoáng sản. Sản lượng và chất lượng khai thác chính là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển Tập đoàn. Do đó các dự án chính của TKV chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến, xây dựng hầm lò… Chỉ xét riêng ngành công nghiệp than hiện nay ở nước ta, sản lượng khai thác đang có xu hướng tăng chậm do than là nguồn tài nguyên không thể phục hồi, hiện nay TKV có chủ trương xây dựng các nhà máy khai thác chế biến, nâng cấp, mua mới các loại máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao sản lượng khai thác đồng thời giảm tối đa tổn thất khoáng sản. Với những yêu cầu đặt ra, các dự án của TKV thực hiện đều là những dự án có quy mô lớn, yêu cầu về kỹ thuật cao. Năm 2008, số lượng các gói thầu xây lắp và EPC chiếm khoảng 26% tổng số các gói thầu TKV thực hiện (chiếm 34,9% tổng giá trị các gói thầu).
Thứ hai, các dự án của TKV có nguồn vốn chủ yếu từ phía NSNN và vốn vay thương mại do vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển.
Thứ ba, với đặc điểm là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến, xây dựng hầm lò… do vậy các dự án của TKV thường có thời gian đầu tư kéo dài, vốn nằm khê đọng trong suốt thời gian đầu tư, kéo theo rủi ro cao. Do đó tiến hành đấu thầu những gói thầu quan trọng sẽ giúp giảm bớt chi phí và nâng cao kết quả đầu tư xây dựng.
Ngoài việc khai thác được sản lượng cao nhất với chất lượng tốt nhất thì một yếu tố quan trọng khác được TKV quán triệt đó là đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa các hiểm hoạ mỏ, như nổ khí, bục nước của đám mỏ do vậy gói thầu mua sắm các thiết bị đảm bảo an toàn trong khai thác cũng chiếm số lượng không nhỏ trong các gói thầu TKV thực hiện hàng năm.
Dưới đây là một số dự án quan trọng của TKV trong giai đoạn 2005 – 2010:
- Đang triển khai xây dựng Tổ hợp bauxit - nhôm Tân Rai Lâm Đồng công suất 600.000 tấn alumin/năm, tổng vốn đầu tư 493 triệu USD; Nhà máy alumin Nhân Cơ - Đắk Nông 300.000 tấn alumin/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD; đang chuẩn bị dự án để tiến tới thành lập 2 công ty liên doanh khai thác bauxit, sản xuất alumin tại tỉnh Đắk Nông hợp tác với Tập đoàn CHALCO Trung Quốc với công suất giai đoạn 1 là 1,9 triệu tấn alumin/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 triệu USD.
- Xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện than: Cẩm Phả (2x340 MW); Sơn Động 220 MW; Nông Sơn 30 MW; Mạo Khê 220 MW; hợp tác với Công ty AES Mỹ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.200MW; tham gia cổ phần nhiệt điện Hải Phòng và nhiệt điện Quảng Ninh. Hiện nay TKV đã có 02 nhà máy nhiệt điện là Công ty nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn công suất mỗi năm mỗi nhà máy 110 MW đang vận hành thương mại.
- Xây dựng Nhà máy kính nổi tại Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam công suất 700 tấn thuỷ tinh lỏng/ngày; Nhà máy xi măng Quán Triều-Thái Nguyên 600.000 tấn/năm, mở rộng Nhà máy xi măng La Hiên (Thái Nguyên) 600.000 tấn/năm.
- Đưa vào vận hành Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên công suất 10.000 tấn/năm, Nhà máy luyện đồng Lào Cai 10.000 tấn/năm; chuẩn bị xây dựng các dự án: Tổ hợp khai thác và chế biến quặng Crômít Thanh Hoá, Khu Công nghiệp gang thép Cao Bằng, Khu Công nghiệp gang thép Lào Cai.
- Các dự án thăm dò toàn bộ bauxit khu vực Tây Nguyên; Dự án tổ hợp đồng Sơn Quyền- Lào Cai; Nhà máy liên doanh sản xuất Oxit titan Bình Thuận công suất 5.000 tấn TiO2 /năm.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu TKV sử dụng
Hình thức lựa chon nhà thầu
TKV hiện nay sử dụng tất cả các hình thức đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005.
Đấu thầu rộng rãi: đây là hình thức lựa chọn nhà thầu mang tính cạnh tranh cao nhất, không giới hạn đối tượng tham gia dự thầu, bao gồm đấu thầu rộng rãi trong nước và đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: hình thức này cũng là một dạng của đấu thầu rộng rãi tuy nhiên hoạt động đấu thầu được tiến hành đơn giản hơn.
Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu tiến hành lập danh sách ngắn chỉ gồm tên những nhà thầu nhất định có đủ điều kiện tham gia dự thầu sau đó mới tiến hành đấu thầu.
Chỉ định thầu: bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu cụ thể có đủ điều kiện về năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để thực hiện gói thầu.
Mua sắm trực tiếp: hình thức này được sử dụng khi bên mời thầu muốn thực hiện một công việc có nội dung giống gói thầu đã được tiến hành đấu thầu và hợp đồng thực hiện trước đó không quá 6 tháng.
Tự thực hiện: khi bên mời thầu hoặc chủ đầu tư có khả năng sử dụng lao động và máy móc thiết bị sẵn có để thực hiện công việc.
Việc áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu nói trên, TKV tuân thủ quy định tại các điều từ điều 18 đến điều 24 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11.
Phương thức đấu thầu
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Theo đó, nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ.
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ
Áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Phương thức này nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật đạt yêu cầu sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ hai giai đoạn
a) Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
b) Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV
Việc thông nhất quy trình đấu thầu giúp cho các đơn vị thành viên, các công ty con của TKV tiến hành đấu thầu nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Với mô hình tổ chức phân theo 2 cấp Tâp đoàn và cấp đơn vị (bao gồm các đơn vị trực thuộc công ty mẹ và các công ty con), các hoạt động trong quá trình tổ chức đấu thầu tại TKV cũng có sự phân cấp. Theo đó, ở cấp Tập đoàn mà cụ thể là ban Đầu tư – Tập đoàn tiến hành thẩm định các văn bản, tài liệu có liên quan, thuộc thẩm quyền sau đó trình Tổng giám đốc (hoặc Chủ tịch HĐQT) phê duyệt tùy thuộc đặc điểm của dự án. Còn lại tất cả các công việc khác trong quá trình tổ chức đấu thầu, từ khâu chuẩn bị đến thực hiện đều thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc công ty mẹ (hoặc các công ty con) làm chủ đầu tư.
Dưới đây là sơ đồ quy trình chung cho các gói thầu TKV tiến hành đấu thầu. Tùy từng hình thức đấu thầu có những quy định riêng rõ hơn tuân theo quy định của Pháp luật về đấu thầu.
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV
Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV được tóm tắt như sau:
Bước 1: Kế hoạch đấu thầu do phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên, các công ty con soạn thảo sau đó được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Bước 2: Sau khi kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên hoặc công ty con tiến hành công tác chuẩn bị đấu thầu: thành lập tổ chuyên gia, tiến hành sơ tuyển (hoặc lập danh sách ngắn), soạn thảo HSMT và các tiêu chí đánh giá HSDT. Sau đó cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định và phê duyệt danh sách tổ chuyên gia, danh sách nhà thầu trúng tuyển, danh sách ngắn đối với gói thầu đấu thầu hạn chế, HSMT.
Bước 3: Phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên hoặc công ty con phát hành HSMT, tiếp nhận và quản lý HSDT, mở thầu theo đúng quy định của pháp luật về Đấu thầu.
Bước 4: Tổ chuyên gia tiến hành chấm thầu theo các phương diện (đánh giá sơ bộ HSDT, đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đánh giá kĩ thuật, đánh giá tài chính thương mại của HSDT). Kết quả đấu thầu được tiến hành thẩm định và phê duyệt theo quy định.
Bước 5: Sau khi kết quả đấu thầu được phê duyệt, đơn vị thành viên hoặc các công ty con tiến hành gửi thông báo đến các nhà thầu tên nhà thầu trúng thầu. Tiếp đó tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Quy trình trên được áp dụng cho tất cả các gói thầu bao gồm các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ), các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư và các dự án được Thủ tướng chính phủ hoặc các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt. Tuy nhiên có sự khác biệt trong thẩm quyền phê duyệt, thẩm định các văn bản liên quan tới công tác đấu thầu như: kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời tuyển, tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển, kết quả sơ tuyển nhà thầu (đối với gói thầu bắt buộc sơ tuyển), danh sách ngắn với gói thầu đấu thầu hạn chế, HSMT và tiêu chí đánh giá HSDT, kết quả đấu thầu.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ) quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt thì các văn bản, tài liệu có liên quan đến hoạt động đấu thầu được người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) phê duyệt sau đó chuyển lên ban chuyên môn của Tập đoàn (Ban Đầu tư Tập đoàn) thẩm định trước khi trình HĐQT hoặc TGĐ phê duyệt.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư thì người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc thẩm định các văn bản, tài liệu liên quan trước khi phê duyệt.
Thẩm quyền phê duyệt, thẩm định các văn bản liên quan tới công tác tổ chức đấu thầu tại TKV
Các văn bản liên quan bao gồm: kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời tuyển, tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển, kết quả sơ tuyển nhà thầu (đối với gói thầu bắt buộc sơ tuyển), danh sách ngắn với gói thầu đấu thầu hạn chế, HSMT và tiêu chí đánh giá HSDT, kết quả đấu thầu.
Các dự án do Tập đoàn quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ hoặc các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt:
- HĐQT Tập đoàn quyết định đầu tư các dự án nhóm A (có trong danh mục quy hoạch phát triển ngành; ngoài các dự án thuộc thẩm quyền của các công ty con quy định dưới đây)
- TGĐ Tập đoàn quyết định đầu tư các dự án đến nhóm B không phân biệt nguồn vốn (trừ dự án sử dụng vốn NSNN) do cơ quan quản lý điều hành Tập đoàn trực tiếp thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và các dự án đến nhóm B có tổng mức đầu tư trên mức đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của các công ty con, đơn vị thành viên.
Các dự án do các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư:
- Hội đồng quản trị Tổng công ty khoáng sản, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc: Quyết định đầu tư các dự án đến nhóm A.
- Giám đốc các công ty Sản xuất kinh doanh (Tuyển than Cửa Ông, Tuyển than Hòn Gai, Cảng và kinh doanh than..), Hội đồng quản trị/Chủ tịch công ty các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc công ty con, Viện trưởng viện nghiên cứu quyết định đầu tư các dự án nhóm B có tổng mức đầu tư mỗi dự án đến 50% giá trị tài sản của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
- Giám đốc Công ty Địa chất mỏ, Hiệu trưởng trường đào tạo nghề quyết định đầu tư các dự án nhóm C.
- Giám đốc Trung tâm Cấp cứu mỏ, Giám đốc Công ty tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, Giám đốc các công ty con, doanh nghiệp mới thành lập (gắn với dự án đầu tư mới) hạch toán phụ thuộc chờ chuyển đổi thành công ty cổ phần quyết định các dự án đầu tư nhóm C có mức đầu tư dự án đến 5 tỷ đồng/1 dự án.
- Thủ trưởng Trung tâm y tế lao động TKV, Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý quyết định đầu tư các dự án nhóm C có mức đầu tư dự án đến 1 tỷ đồng/1 dự án.
Lập kế hoạch đấu thầu
Phương pháp lập kế hoạch đấu thầu
Trong lĩnh vực đầu tư nói chung thì kế hoạch đóng vai trò định hướng cho các đơn vị thực hiện về việc phân bổ lao động, thời gian, chi phí nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Riêng trong hoạt động đấu thầu, kế hoạch đấu thầu không chỉ giúp ích cho chủ đầu tư, cho các đơn vị tham dự thầu mà cả các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu.
Tại TKV, Kế hoạch đấu thầu do phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên, hoặc các công ty con soạn thảo.
Phương pháp lập kế hoạch tuân thủ các bước sau:
Phân chia dự án thành các gói thầu
Xác định giá gói thầu và nguồn tài chính
Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu
Thời gian thực hiện đấu thầu
Xác định loại hợp đồng, thời gian có hiệu lực của hợp đồng
Việc thực hiện từng bước của phương pháp lập kế hoạch càng chính xác thì kế hoạch đấu thầu càng đem lại hiệu quả cao.
Thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu:
Quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu thực hiện như sau:
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ) quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt thì kế hoạch đấu thầu được người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) phê duyệt sau đó chuyển lên ban chuyên môn của Tập đoàn ( Ban Đầu tư Tập đoàn) thẩm định trước khi trình HĐQT hoặc TGĐ phê duyệt.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư thì người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.
Hồ sơ bao gồm:
Tờ trình đề nghị thẩm định kế hoạch đấu thầu
Các tài liệu kèm theo tờ trình đề nghị thẩm định:
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán được duyệt
Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
Ví dụ cụ thể về kế hoạch đấu thầu và đánh giá
Kế hoạch đấu thầu dự án: Đầu tư thiết bị duy trì sản xuất đào lò năm 2008.
Chủ đầu tư: Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 - TKV
Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu:
Luật đấu thầu được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005
Nghị định 58/2008/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Quyết định số 768/QĐ-HĐQT 6/4/2007 cua HĐQT TKV về việc ban hành quy chế Đầu tư xây dựng của TKV.
Quyết định số 1478/QĐ-ĐT của TGĐ TKV ngày 4/10/2007 về việc phê duyệt dự án Đầu tư thiết bị duy trì sản xuất đào lò năm 2008.
Quyết định số 2338/QĐ-MT ngày 27/11/2007 của TGĐ TKV về việc phê duyệt TKKT-TDT dự án Đầu tư thiết bị duy trì sản xuất đào lò năm 2008.
Dự án có tổng mức đầu tư: 65.519.487.000 đồng trong đó ngoài phần công việc không phải đấu thầu với giá trị: 12.876.703 đồng thì phần còn lại là tổng giá trị của các công việc phải thực hiện gói thầu: 52.642.784 đồng. Phần công việc phải đấu thầu được chia ra làm 25 gói thầu đều sử dụng nguồn vốn thương mại, trong đó chỉ có 3 gói thầu sử dụng hình thức tự thực hiện, còn lại 22 gói thầu đều sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh. Các gói thầu trên tiến hành lựa chọn nhà thầu trong đầu quý 2 năm 2008.
Dưới đây là kế hoạch đấu thầu của dự án: Đầu tư thiết bị duy trì sản xuất đào lò năm 2008.
Bảng 1.1: KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
DỰ ÁN: Đầu tư thiết bị duy trì sản xuất đào lò
Gói thầu số
Tên gói thầu
Giá gói thầu (triệu đồng)
Nguồn vốn
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Phương thức đấu thầu
Loại hợp đồng
1
Xây dựng trạm nén khí
259.079
Vay TM
Tự thực hiện
Theo đơn giá
2
Xây dựng trạm tời trục
236.025
Vay TM
Tự thực hiện
Theo đơn giá
3
Xây dựng trạm quang lật goòng
244.063
Vay TM
Tự thực hiện
Theo đơn giá
4
Trạm nén khí 20 m3/phút
882.354
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
5
Máy nén khí di động trọn bộ
1.654.415
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
6
Xe khoan tự hành trọn bộ
8.602.956
Vay TM
Đấu thầu rộng rãi
Một túi hồ sơ
Trọn gói
7
Tời trục 130 KW
1.279.414
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
8
Bơm nước chịu axít
1.687.503
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
9
Thiết bị phục vụ đào lò
1.191.178
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
10
Thiết bị điện, quạt gió
496.324
Vay TM
Công ty Cổ phần thiết bị điện TKV thực hiện
Trọn gói
11
Xe ô tô 7 chỗ ngồi
1.875.003
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
12
Xe ô tô 16 chỗ ngồi
1.323.532
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
13
Máy in màu A0
121.324
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
14
Xe cứu thương
840.338
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
15
Máy khoan thăm dò trong hầm lò
386.030
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
16
Thiết bị an toàn
781.987
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
17
Máy thở 4 giờ
860.296
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
18
Xe ô tô có gắn cẩu tự hành
2.981.097
Vay TM
Đấu thầu rộng rãi
Một túi hồ sơ
Trọn gói
19
Máy ủi công suất 220 CV
2.130.886
Vay TM
Đấu thầu rộng rãi
Một túi hồ sơ
Trọn gói
20
Máy xúc bánh lốp 1,4 m3
1.953.312
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
21
Tàu điện ắc quy 8 tấn và máy xúc đá hầm lò
14.804.699
Vay TM
Công ty CP Cơ điện Uông Bí - TKV thực hiện
Trọn gói
22
Goòng 3 tấn
2.743.224
Vay TM
Đấu thầu rộng rãi
Một túi hồ sơ
Trọn gói
23
Trạm quang lật nghiêng
762.007
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh
Một túi hồ sơ
Trọn gói
24
Thiết bị đóng cắt và khởi động từ
1.387.941
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh trong Tập đoàn các Công ty TKV
Một túi hồ sơ
Trọn gói
25
Giá nạp đèn mỏ
182.882
Vay TM
Chào hàng cạnh tranh trong Tập đoàn các Công ty TKV
Một túi hồ sơ
Trọn gói
Tổng cộng
52.642.784
(Nguồn: TKV)
Dự án trên là dự án nhóm B có nguồn vốn vay thương mại là chủ yếu do vậy thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Tổng giám đốc TKV. Kế hoạch đấu thầu sẽ được Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 – TKV phê duyệt tại quyết định số 1125/QĐ-ĐT ngày 18/12/2007 sau đó có hồ sơ chuyển lên ban chuyên mô._.n của Tập đoàn (Ban Đầu tư Tập đoàn) thẩm định. Kế hoạch đấu thầu đã được Tổng giám đốc TKV phê duyệt tại quyết định số 125/QĐ-ĐT ngày 10/1/2008.
Đánh giá kế hoạch đấu thầu:
Về căn cứ lập kế hoạch đấu thầu, dự án trên có đầy đủ căn cứ theo quy định tại điều 9 nghị định 58/2008/NĐ-CP, kế hoạch đấu thầu được lập khi có quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt TKKT-TDT của TGĐ TKV
Về việc phân chia các gói thầu: dự án có số gói thầu khá lớn, chủ yếu là gói thầu mua sắm, giá từng gói thầu lại không cao sẽ gây hạn chế cho công tác đấu thầu. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành khai thác khoáng sản, yếu tố an toàn phải được đảm bảo và ưu tiên số một tại TKV, việc phân chia rõ ràng các gói thầu sẽ giúp lựa chon được các máy móc thiết bị chất lượng cao đảm bảo an toàn trong khai thác. Số lượng các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm tỉ lệ nhỏ, đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu nhằm đem lại hiệu quả cho dự án.
Về việc xác định loại hợp đồng cho từng gói thầu: với 3 gói thầu xây lắp của dự án trên, do công việc chưa xác định được rõ ràng khối lượng cũng như số lượng công việc, Chủ đầu tư xác định hình thức hợp đồng theo đơn giá là điều hợp lý. Với các gói thầu còn lại sử dụng hình thức hợp đồng trọn gói là hoàn toàn thích hợp.
Trong kế hoạch trên chủ đầu tư chưa xác định chi tiết thời gian thực hiện hợp đồng điều này sẽ làm hạn chế mức độ chính xác của tiến độ thực hiện của dự án. Tuy nhiên trong kế hoạch trên, phần lớn là các gói thầu mua sắm, do vậy thời gian thực hiện hợp đồng nhìn chung là linh hoạt và không ảnh hưởng nhiều đến các gói thầu khác cũng như tiến độ của toàn bộ dự án.
Nhìn chung công tác lập kế hoạch đã đạt yêu cầu, đảm bảo tính chất định hướng, công tác thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu hoàn toàn tuân thủ quy định, góp phần phát huy hiệu quả công tác đấu thầu nói riêng và hiệu quả của hoạt động đầu tư nói chung.
Chuẩn bị đấu thầu
Các công việc trong khâu chuẩn bị tổ chức đấu thầu thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc công ty mẹ (hoặc các công ty con) làm chủ đầu tư.
Chuẩn bị nhân sự
Yếu tố con người có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của quá trình đầu tư. Và đối với hoạt động đấu thầu nói riêng, vấn đề nhân sự đóng vai trò cốt lõi quyết định hiệu quả của công tác.
Giám đốc đơn vị thành viên hoặc công ty con quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu cho từng gói thầu. Nhân sự này có thể là giám đốc, phó giám đốc, các cán bộ của đơn vị hoặc cũng có thể là các cá nhân được thuê trong thời gian thực hiện đấu thầu nhưng nhìn chung phải là những cá nhân có am hiểu về lĩnh vực đấu thầu và am hiểu về lĩnh vực của gói thầu.
Ví dụ việc chuẩn bị nhân sự cho gói thầu số 14: Thiết bị cảnh báo khí Mêtan thuộc dự án: Khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức -100 mỏ than Khe chàm, Công ty than Khe Chàm – TKV.
Danh sách tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu Gói thầu số 14: Thiết bị cảnh báo khí mêtan bao gồm 9 thành viên là cán bộ đang công tác tại công ty than Khe Chàm được thành lập theo quyết định số 1912/QĐ-TCĐT ngày 27/6/2008 của Giám đốc công ty than Khe Chàm.
Ông Nguyễn Xuân Lâm - Phó TGĐ Công ty than Khe Chàm.
Ông Vũ Văn Việt - Trưởng ban QLDA
Ông Phạm Xuân Phú - Trưởng phòng Cơ điện
Bà Nguyễn Thị Ngọc - Kế toán trưởng
Bà Lê Lan Hương - Trưởng phòng Vật tư
Ông Thái Văn Tuân - Trưởng phòng Kĩ thuật
Ông Lê Văn Mạnh - Phó trưởng phòng Kĩ thuật
Ông Trần Bá Nam – Phó trưởng phòng ĐTXD&MT
Ông Nguyễn Viết Công - phụ trách phòng ĐTXD&MT
Sơ tuyển nhà thầu đối với những gói thầu bắt buộc phải sơ tuyển
(áp dụng sơ tuyển theo quy định tại mục a khoản 1 điều 32 Luật Đấu thầu)
Trong quá trình sơ tuyển, các đơn vị thành viên hoặc các công ty con tiến hành lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển, sau đó tiến hành sơ tuyển và lập danh sách các nhà thầu trúng sơ tuyển.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ) quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt thì hồ sơ mời sơ tuyển và các tiêu chuẩn sơ tuyển, kết quả sơ tuyển được người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) phê duyệt sau đó chuyển lên ban chuyên môn của Tập đoàn (Ban Đầu tư Tập đoàn) thẩm định trước khi trình HĐQT hoặc TGĐ phê duyệt.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư thì người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và các tiêu chuẩn sơ tuyển, kết quả sơ tuyển trước khi phê duyệt.
Ví dụ minh hoạ cho công tác sơ tuyển nhà thầu đối với gói thầu gói thầu EPC (Thiết kế, chế tạo thiết bị, cung cấp thiết bị, vận chuyển, xây dựng và lắp đặt, thử nghiệm – nghiệm thu, đào tạo - chuyển giao công nghệ, bàn giao cho Chủ đầu tư vận hành thương mại và bảo hành toàn bộ các máy múc, thiết bị và hạng mục xây dựng - kiến trúc) thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê 220MW (có mở rộng lên 440MW) (giá gói thầu: 305.046.054.000 đồng)
Dưới đây là một số thông tin chính trong thông báo mời tuyển được đăng tải trên báo Đấu thầu số 189, 190, 191/2007 ngày 20, 21, 24 tháng 9 năm 2007:
Gói thầu sử dụng nguồn vốn của TKV và vốn vay tín dụng.
Hình thức đấu thầu: Cạnh tranh rộng rãi
Nhà thầu có nguyện vọng tham dự sơ tuyển có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại: Công ty than Mạo Khê - TKV
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
226 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84) 4 519927 Fax: (84) 4 5186837
và sẽ được cung cấp miễn phí Hồ sơ mời sơ tuyển tại địa chỉ trên.
Thời gian phát hành hồ sơ mời sơ tuyển từ 8 giờ, ngày 29 tháng 9 năm 2007 đến 12 giờ, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (trong giờ làm việc hành chính).
Hồ sơ dự sơ tuyển phải được chuyển đến địa chỉ trên chậm nhất là trước 12 giờ (giờ Việt Nam), ngày 27 tháng 11 năm 2007.
Hồ sơ dự sơ tuyển sẽ được mở công khai vào 13 giờ (giờ Việt Nam), ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại:
Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Nội dung của hồ sơ mời tuyển bao gồm các yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực kĩ thuật và năng lực tài chính của các nhà thầu, ngoài ra đối với gói thầu xây lắp, gói thầu tổng thẩu xây dựng còn có thêm phần tóm tắt các yêu cầu của công trình xây dựng.
Từ ngày 29/9/2007 đến ngày 27/11/2007 có 8 nhà thầu đến nhận hồ sơ mời tuyển, và tại thời điểm đóng sơ tuyển 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển:
Liên danh Công ty CP Phát triển Kỹ thuật Xây dựng – Công ty CP Xây dựng và Vận tải Hải Phòng
Công ty Xây lắp và Tư vấn Thiết kế - Tổng Công ty Vận tải thủy
Công ty Tư vấn Xây dựng Thăng Long – Bộ GTVT
Bên mời thầu tiến hành tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển, tiến hành tiếp nhận và bảo quản dưới chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Sau thời điểm đóng sơ tuyển, hồ sơ mời tuyển được tiến hành mở công khai, bên mời thầu tiến hành lập biên bản mở hồ sơ dự sơ tuyển theo quy định. Hồ sơ dự sơ tuyển được tiến hành đánh giá theo các tiêu chuẩn đã nêu trong hồ sơ mời tuyển, theo tiêu chí Đạt/Không đạt từ sơ bộ đến chi tiết. Kết quả được tổng hợp lại tại bảng Tổng hợp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. Đây là cơ sở để xác định danh sách các nhà thầu trúng sơ tuyển.
Với gói thầu gói thầu EPC thuộc Dự án: Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê 220MW (có mở rộng lên 440MW), theo đánh giá của tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu thì nhà thầu Công ty Tư vấn Xây dựng Thăng Long - Bộ GTVT không đạt tiêu chuẩn về kinh nghiệm và năng lực kĩ thuật do:
Số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của công ty: 4 năm (chưa vượt qua tiêu chuẩn là 5 năm)
Nhân sự chủ chốt có kinh nghiệm trong gói thầu có quy mô và tính chất tương tự chỉ đạt 6 người (theo tiêu chuẩn là 10 người)
Bảng 1.2: Tổng hợp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển gói thầu EPC
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê 220MW (có mở rộng lên 440MW)
Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà thâu
Đánh giá sơ bộ
Đánh giá chi tiết
Kinh nghiệm
Năng lực kĩ thuật
Năng lực tài chính
Liên danh Công ty CP Phát triển Kỹ thuật Xây dựng – Công ty CP Xây dựng và Vận tải Hải Phòng
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Công ty Xây lắp và tư vấn thiết kế - Tổng Công ty Vận tải thủy
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Công ty Tư vấn Xây dựng Thăng Long - Bộ GTVT
Đạt
Không đạt
Không đạt
Đạt
(Nguồn: TKV)
Dựa vào bảng tổng hợp đánh giá hồ sơ dự tuyển, kết quả các nhà thầu trúng sơ tuyển gói thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê 220MW (có mở rộng lên 440MW) như sau:
Liên danh Công ty CP Phát triển Kỹ thuật Xây dựng – Công ty CP Xây dựng và Vận tải Hải Phòng
Công ty Xây lắp và Tư vấn Thiết kế - Tổng Công ty Vận tải thủy
Danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển đã được Giám đốc công ty Than Mạo Khê phê duyệt tại quyết định số 1842/QĐ-TCĐT ngày 14/12/2007.
Sau đó được trình lên Ban Đầu tư Tập đoàn thẩm định và đã được sự phê duyệt của chủ tịch HĐQT tại quyết định 2016/QĐ-HĐQT TKV ngày 20/12/2007.
Lập danh sách ngắn đối với những gói thầu cạnh tranh hạn chế: Danh sách này phải được trình lên ban Đầu tư hoặc một tổ chức được chủ đầu tư chỉ định để thẩm định tùy thuộc vào đối tượng có thẩm quyền phê duyệt đầu tư của dự án (đã trình bày ở trên).
Lập hồ sơ mời thầu và tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu:
Trong hồ sơ thông thường đưa ra tiên lượng mời thầu, các tiêu chuẩn kĩ thuật của gói thầu và các tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu nhằm mục đích đưa ra những thông tin cơ bản cần phải đáp ứng của gói thầu để cung cấp cho bên dự thầu và cũng để tuyển chọn nhà thầu có đủ năng lực đảm nhận thi công gói thầu.
HSMT được tổ chuyên gia soạn thảo sau đó tiến hành trình thẩm định và phê duyệt. Đối với các gói thầu thuộc các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ) quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt thì HSMT được người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) phê duyệt sau đó chuyển lên ban chuyên môn của Tập đoàn ( Ban Đầu tư Tập đoàn) thẩm định trước khi trình HĐQT hoặc TGĐ phê duyệt.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư thì người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc thẩm định HSMT trước khi phê duyệt.
Nội dung HSMT soạn thảo phải bảo gồm các yêu cầu quan trọng làm điều kiện loại bỏ HSDT theo khoản b mục 2 điều 15 nghị định 58/2008/NĐ-CP. Quá trình soạn thảo HSMT cho từng loại gói thầu thực hiện theo mẫu quy định của Bộ KHĐT theo các quyết định số 909/2005/QĐ-BKH (cho gói thầu mua sắm hàng hóa), 731/2008/QĐ-BKH (cho gói thầu xây lắp) và số 1048/2008/QĐ-BKH (cho gói thầu dịch vụ tư vấn).
Nội dung hồ sơ trình thẩm định HSMT và tiêu chuẩn đánh giá HSDT:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định HSMT và tiêu chuẩn đánh giá HSDT
b) Các tài liệu kèm theo tờ trình đề nghị thẩm định
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
Đối với các công việc đấu thấu (tư vấn) thì căn cứ theo chủ trương đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt
Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán được duyệt
Danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu (nếu đấu thầu hạn chế).
HSMT và tiêu chuẩn đánh giá HSDT
Quyết định tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu (nếu thành lập tổ chuyên gia)
Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có)
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Các công việc trong khâu tổ chức lựa chọn nhà thầu cũng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc công ty mẹ (hoặc các công ty con) làm chủ đầu tư.
Thông báo mời thầu và phát hành HSMT
Sau khi HSMT được thẩm định và phê duyệt, chủ đầu tư tiến hành phát hành HSMT đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển hoặc gửi thư mời thầu cho các nhà thầu trúng sơ tuyển với các gói thầu có sơ tuyển.
Thông báo mời thầu phải được đăng tải trên báo Đấu thầu 3 số liên tiếp, đối với đấu thầu rộng rãi quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng Anh phát hành rộng rãi.
Thông báo mời thầu phải có đầy đủ các thông tin như thông báo mời thầu của gói thầu dưới đây:
Bên mời thầu: Công ty cổ phần Chế tạo máy - TKV
Tên gói thầu: Thiết kế, cung cấp, lắp đặt, đào tạo, chuyển giao công nghệ dây chuyền công nghệ cán thép hình.
Tên dự án: Ðầu tư Dây chuyền cán thép vì lò, thép hình U, I, L đặc chủng phục vụ khai thác than hầm lò.
Nguồn vốn: Vốn vay thương mại, vay của Tập đoàn công TKV, vốn huy động khác.
Hình thức đấu thầu: Ðấu thầu rộng rãi trong nước.
Thời gian bán HSMT: từ 8 giờ ngày 15/9 đến trước 14 giờ ngày 1/10/2008, trong giờ hành chính.
Ðịa điểm bán HSMT: Phòng Ðầu tư Xây dựng Công ty cổ phần Chế tạo
máy - TKV, số 486 đường Trần Phú, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Ðiện thoại: 033862319, Fax: 033862034.
Giá bán 1 bộ HSMT: 1.000.000 đồng (một triệu).
Địa chỉ nhận HSDT: Phòng Ðầu tư Xây dựng Công ty cổ phần Chế tạo máy - TKV, số 486 đường Trần Phú, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Thời điểm đóng thầu: Chậm nhất là trước 14 giờ ngày 1/10/2008 tại Công ty cổ phần Chế tạo máy - TKV.
Bảo đảm dự thầu: 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ).
HSDT sẽ được mở công khai vào 14 giờ 30 phút ngày 1/10/2008 tại Công ty cổ phần Chế tạo máy – TKV.
Tiếp nhận và quản lý HSDT
HSDT của các nhà thầu tham dự phải được tiếp nhận và bảo quản theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.
Mở thầu
Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu với sự tham gia của đại diện chủ đầu tư, đại diện của các nhà thầu tham dự và đại diện của các bên liên quan. Các bên tiến hành kí xác nhận vào biên bản mở thầu.
Trình tự tiến hành:
Kiểm tra niêm phong HSDT;
Mở HSDT;
Đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu:
- Tên nhà thầu;
- Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;
- Thời gian có hiệu lực của HSDT;
- Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
- Thư giảm giá (nếu có);
- Giá trị, thời hạn hiệu lực và biện pháp bảo đảm dự thầu;
- Văn bản đề nghị sửa đổi HSDT (nếu có)
- Các thông tin khác có liên quan.
Đánh giá xếp hạng HSDT
Tổ chuyên gia tiến hành đánh giá HSDT theo các tiêu chí đánh giá HSDT có trong HSMT, sau khi có kết quả trình phê duyệt theo mục 1.2.3.
Trình tự đánh giá và xếp hạng HSDT như sau:
Đánh giá sơ bộ HSDT: nhằm kiểm tra tính hợp lệ của HSDT và loại bỏ những HSDT không đảm bảo các điều kiện tiên quyết đã ghi rõ trong HSMT.
Đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu: bao gồm đánh giá kinh nghiệm, năng lực kĩ thuật và năng lực tài chính của các nhà thầu. Những tiêu chuẩn đánh giá này đã được ghi rõ trong HSMT. Chỉ có HSDT của những nhà thầu đạt tiêu chuẩn ở bước đánh giá này mới được đánh giá ở bước tiếp theo.
(Xem chi tiết tại phụ lục IV: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu)
Đánh giá khía cạnh kĩ thuật của HSDT: từng cá nhân của tổ chuyên gia tiến hành đánh giá các nội dung kĩ thuật theo yêu cầu đã nêu ra trong HSMT và xếp hạng HSDT.
Kết quả đánh giá khía cạnh kĩ thuật của HSDT được tổng hợp tại bảng tổng hợp đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật.
Dưới đây là mẫu bảng tổng hợp đánh giá kĩ thuật của gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT thuộc Dự án: Đầu tư di chuyển mở rộng nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ Công ty Cơ khí đóng tàu TKV.
Bảng 1.3:Tổng hợp đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật
Số TT
Nội dung yêu cầu
Mức yêu cầu của HSMT
Nhà thầu A
…
Nhà thầu X
Điểm tối đa
Điểm tối thiểu
I
Về kỹ thuật, chất lượng
80
64
1
Tính khả thi về giải pháp kỹ thuật
25,0
2
Tính khả thi về biện pháp tổ chức thi công
20,0
3
Về bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
8,0
4
Về các biện pháp bảo đảm chất lượng
27,0
II
Về khả năng cung vật liệu đặc chủng, tiến độ thi công
20
1
Về khả năng cung vật liệu đặc chủng phù hợp với yêu cầu gói thầu
7,0
2
Về tiến độ thi công
13,0
Tổng cộng
100
75
Kết luận (Đạt/Không đạt)
(Nguồn: TKV)
Đánh giá khía cạnh tài chính thương mại của HSDT
“Đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay gói thầu EPC thì tiến hành xác định chi phí đưa về cùng một mặt bằng về kĩ thuật, tài chính thương mại để so sánh xếp hạng. Với gói thầu dịch vụ tư vấn, tiến hành đánh giá tổng hợp xếp hạng HSDT; riêng với gói thầu dịch vụ tư vấn đòi hỏi kĩ thuật cao thì tiến hành đánh giá đề xuất tài chính của gói thầu có điểm đánh giá đề xuất kĩ thuật cao nhất” – khoản b mục 2 điều 35 Luật Đấu thầu.
Việc xác định giá đánh giá được xác định qua các bước:
Sửa lỗi số học
Hiệu chỉnh sai lệch
Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu cần)
Trừ phần giảm giá
Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá
Kết quả nhà thầu trúng thầu được xác định thông qua bảng tổng hợp đánh giá tài chính thương mại của HSDT.
Cuối cùng, bên mời thầu tiến hành lập báo cáo đánh giá HSDT để trình thẩm định phê duyệt kết quả đấu thầu.
Thẩm định phê duyệt kết quả đấu thầu
Kết quả đấu thầu thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt được phân chia theo đặc điểm của dự án.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ) quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt thì kết quả đấu thầu được người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) phê duyệt sau đó chuyển lên ban chuyên môn của Tập đoàn (Ban Đầu tư Tập đoàn) thẩm định trước khi trình HĐQT hoặc TGĐ phê duyệt.
Đối với các gói thầu thuộc các dự án do các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư thì người đứng đầu các đơn vị thành viên hoặc các công ty con (chủ đầu tư) có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc thẩm định kết quả đấu thầu trước khi phê duyệt.
Tổ chức thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung dưới đây và lập báo cáo thẩm định theo mẫu của Bộ KHĐT.
Căn cứ pháp lý
Quá trình tổ chức thực hiện bao gồm: Thời gian trong đấu thầu; Đăng tải thông tin trong đấu thầu.
Nội dung đánh giá HSDT
Kết quả đấu thầu do chủ đầu tư đề nghị
Bảng 1.4: Mẫu thẩm định kết quả đấu thầu
TT
Nội dung kiểm tra
Kết quả thẩm định
Tuân thủ
Không tuân thủ
1
x
2
x
…
x
n
x
Hồ sơ thủ tục như sau:
Tờ trình đề nghị thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
Cơ sở pháp lý thực hiện lựa chọn nhà thầu kèm theo hồ sơ trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chuyên gia xét thầu.
- Quá trình tổ chức lựa chọn và đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của nhà thầu.
- Đề nghị kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm: Tên nhà thầu đề nghị lựa chọn (Trường hợp nhà thầu liên danh phải nêu tên tất cả thành viên liên danh), giá đề nghị trúng thầu, hình thức hợp đồng, thời gian hợp đồng.
Công bố kết quả đấu thầu
Sau khi kết quả đấu thầu được phê duyệt, đơn vị thành viên hoặc các công ty con tiến hành gửi thông báo đến các nhà thầu tên nhà thầu trúng thầu.
Thương thảo ký kết hợp đồng
Hợp đồng được thương thảo và ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu còn lại.
Ví dụ về công tác tổ chức đấu thầu
Các dự án do Tập đoàn quyết định đầu tư hoặc các dự án được Thủ tướng chính phủ hoặc các Bộ ngành ủy quyền phê duyệt.
Gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT
Dự án: Đầu tư di chuyển mở rộng nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ Công ty Cơ khí đóng tàu TKV.
Dự án trên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng giám đốc TKV.
Cơ sở pháp lý tiến hành đấu thầu
Quyết định 1359/QĐ-HĐQT TKV ngày 27/6/2008 phê duyệt dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu Than Việt Nam
Quyết định số 2338/QĐ-MT ngày 11/8/2008 của TGĐ TKV phê duyệt TKKT-TDT dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Quyết định số 2471/QĐ-THL ngày 22/8/2008 của TGĐ TKV phê duyệt Kế hoạch đấu thầu dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Quyết định 395/QĐ-ĐT ngày 23/7/2008 của Giám đốc công ty Cơ khí đóng tàu TKV phê duyệt TKBVTC – Dự toán, hạng mục công trình: Đà tầu 15.000 DWT
Quyết định 2427/QĐ-ĐT ngày 15/9/08 của TGĐ TKV phê duyệt HSMT gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tầu thuộc dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Quyết định số 1938/QĐ-TCĐT ngày 27/8/2008 của Giám đốc công ty Cơ khí đóng tàu TKV về việc thành lập Tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu.
Sơ lược quá trình đấu thầu
Sơ lược gói thầu:
Loại công trình thủy dùng để hạ thủy tàu có trọng tại 15.000 DWT
Giá gói thầu: 69.658.561.021 đồng
Hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi trong nước
Phương thức đấu thầu: 1 túi hồ sơ
Loại hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá
Nguồn vốn vay thương mại
Thông báo mời thầu đăng tải trên báo Đấu thầu số 189, 190, 191/2008 ngày 19, 22, 23/9/2008
Sau khi có đầy đủ các cơ sở pháp lý để tiến hành đấu thầu, Công ty Cơ khí đóng tàu TKV đã tiến hành thông báo mời thầu và phát hành HSMT theo như quy định. Thông báo mời thầu có đầy đủ các thông tin như sau:
Bên mời thầu: Công ty cơ khí đóng tàu TKV
Tên gói thầu: Gói thầu số 21 Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT
Tên dự án: Đầu tư di chuyển mở rộng nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Thời gian bán HSMT: 8 giờ ngày 1/10/2008 đến trước 13 giờ ngày 16/10/2008
Địa điểm bán HSMT: Phòng ĐTXD Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Giá bán 1 bộ HSMT: 1.000.000 đồng
Địa điểm nhận HSDT: Phòng ĐTXD Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Thời điểm đóng thầu 13 giờ ngày 16/10/2008
Bảo đảm dự thầu: trị giá 1.500.000.000 đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản của Công ty chậm nhất là 13h ngày 16/10/2008
HSDT sẽ được mở công khai vào lúc 14h ngày 16/10/2008
Địa điểm xét thầu: Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Trước thời điểm mở thầu có 9 đơn vị mua HSMT
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bạch Đằng 9
Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
Công ty CP ĐTXD và Phát triển nông thôn
Công ty CP Tư vấn Xây dựng Phú Xuân
Công ty CP Đầu tư Phát triển Hạ tầng
Công ty CP Xây dựng và Vận tải Thăng Long
Công ty CP Xây dựng số 15 Vinaconex
Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng 7
Công ty CP xây dựng Bạch Đằng 234
Quá trình mở thầu:
Tại thời điểm đóng thầu có 4 trong số 11 nhà thầu tham gia mua HSMT đã nộp HSDT và tham dự đấu thầu:
Công ty CP Xây Dựng Bạch Đằng 234
Công ty CP Tư vấn Xây dựng Phú Xuân
Liên danh Công ty CP Phát triển kĩ thuật xây dựng - Công ty CP Xây dựng và Vận tải Thăng Long
Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
Đúng 14h tiến hành mở thầu với sự có mặt của đại diện các bên liên quan. Biên bản mở thầu được lập và có sự kí nhận của đại diện các bên theo đúng quy định của pháp luật.
Dưới đây là bảng tổng hợp biên bản mở thầu của gói thầu số 21:
Bảng 1.5 : Tổng hợp biên bản mở thầu gói thầu số 21
HSDT của nhà thầu
Giá bỏ thầu
(đồng)
Giảm giá
(%)
Giá bỏ thầu sau giảm giá
(đồng)
Thời gian thực hiện
(ngày)
Thời gian bảo hành
(tháng)
Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
70.009.272.698
2.8
68.049.013.063
330
24
Công ty CP Tư vấn Xây dựng Phú Xuân
73.595.537.382
0
73.595.537.382
360
NA
Công ty CP Xây Dựng Bạch Đằng 234
66.700.000.000
5
63.365.000.000
350
24
Liên danh Công ty CP Phát triển kĩ thuật xây dựng - Công ty CP Xây dựng và Vận tải Thăng Long
68.445.356.000
5
65.023.088.200
320
NA
(NA: không đề cập trong HSMT)
Đánh giá HSDT
Thời gian xét thầu: 16/10 - 5/12/2008
Phương thức chấm thầu: chấm điểm cá nhân theo các tiêu chuẩn quy định trong HSMT được duyệt
Đánh giá sơ bộ: Tiêu chí Đạt/ Không đạt
Đánh giá kĩ thuật: thang điểm 100/100
Đánh giá tài chính thương mại: tiêu chuẩn giá đánh giá
Danh sách tổ chuyên gia:
Tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu được thành lập theo Quyết định số 1938/QĐ-TCĐT ngày 27/8/2008 của Giám đốc công ty Cơ khí đóng tàu TKV. Theo đó tổ chuyên gia bao gồm 8 thành viên:
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó TGĐ Công ty Cơ khí đóng tàu TKV
Ông Lê Viết Hưng – Phó trưởng phòng Đầu tư Xây dựng
Ông Phạm Phú Cường - Trưởng phòng Kế hoạch
Bà Nguyễn Thu Hương - Phó trưởng phòng Kế hoạch
Bà Nguyễn Thị Lộc – Phó trưởng phòng Kế toán
Ông Thái Bá Tường - Trưởng phòng Kĩ thuật
Ông Trần Văn Mai - Phó trưởng phòng Kĩ thuật
Ông Phạm Tú - kỹ sư phòng Đầu tư Xây dựng
Đánh giá sơ bộ HSDT
Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT, gồm:
Tính hợp lệ của đơn dự thầu
Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh (nếu có)
Tư cách hợp lệ của nhà thầu
Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT
Bảo đảm dự thầu
Biểu giá chào
Các yêu cầu khác được quy định trong bảng dữ liệu đấu thầu.
(Bảng dữ liệu đấu thầu là một phần của HSMT bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu theo một số Mục tương ứng trong Chỉ dẫn đối với nhà thầu)
HSDT không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết nêu trong bảng dữ liệu đấu thầu thì bị loại và HSDT không được xem xét tiếp.
Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ, tổ chuyên gia thống nhất các HSDT đều đảm bảo tính hợp lệ, không vi phạm điều kiện tiên quyết nên không có HSDT nào bị loại bỏ.
Đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu
Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu được tổ chuyên gia đánh giá theo tiêu chí Đạt/Không đạt. Nhà thầu đạt tiêu chuẩn là nhà thầu được đánh giá là đạt ở tất cả các tiêu chí đánh giá. Tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu gồm các nội dung cơ bản trình bày tại phụ lục IV.
Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT đã được phê duyệt thì chỉ có 2 nhà thầu có HSDT được đưa vào đánh giá ở bước tiếp theo.
HSDT của Liên danh Công ty CP phát triển kỹ thuật xây dựng – Công ty CP Xây dựng và vận tải Thăng Long
HSDT của Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
Các nhà thầu không đạt tiêu chuẩn về kinh nghiệm và năng lực với lý do:
Công ty CP Đầu tư và xây dựng Bạch Đằng 234
Kinh nghiệm chung về thi công xây dựng các công trình thuỷ công: Số năm hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình thủy công: 4 năm (tiêu chuẩn: 5 năm)
Công ty CP Tư vấn xây dựng Phú Xuân
Doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây mới đạt mức 82 tỷ đồng Việt Nam (chưa vượt qua mức tiêu chuẩn là 90 tỷ)
Kết quả đánh giá được tổng hợp ở bảng dưới đây.
Bảng 1.6: Tổng hợp đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu
TT
HSDT của nhà thầu
Chỉ tiêu đánh giá
Năng lực kinh nghiệm
Năng lực kĩ thuật
Năng lực tài chính
1
Công ty CP Đầu tư và xây dựng Bạch Đằng 234
Không đạt
Đạt
Đạt
2
Công ty CP Tư vấn xây dựng Phú Xuân
Đạt
Đạt
Không đạt
3
Liên danh Công ty CP phát triển kỹ thuật xây dựng – Công ty CP Xây dựng và vận tải Thăng Long
Đạt
Đạt
Đạt
4
Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
Đạt
Đạt
Đạt
(Nguồn: TKV)
Đánh giá khía cạnh kỹ thuật của HSDT
Sau khi đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, tổ chuyên gia tiến hành đánh giá khía cạnh kĩ thuật của HSDT của các nhà thầu có HSDT vượt qua bước đánh giá trước. Từng nhân sự của tổ chuyên gia tiến hành đánh giá các HSDT sau đó tính điểm bình quân.
Với đặc thù của gói thầu xây lắp do vậy tiêu chuẩn đánh giá về mặt kĩ thuật bao gồm những tiêu chí đánh giá như tính khả thi về giải pháp kỹ thuật, tính khả thi về biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, biện pháp bảo đảm chất lượng, tiến độ thi công..
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật.
Bảng 1.7: Tổng hợp đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật gói thầu số 21
TT
Chỉ tiêu đánh giá
Mức yêu cầu của HSMT
HSDT của các nhà thầu
Liên danh Công ty CP phát triển kỹ thuật xây dựng – Công ty CP Xây dựng và vận tải Thăng Long
Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
Điểm tối đa
Điểm tối thiểu
I
Về kỹ thuật, chất lượng
80
64
66.84
70.575
1
Tính khả thi về giải pháp kỹ thuật
25,0
18.44
19.375
2
Tính khả thi về biện pháp tổ chức thi công
20,0
19
20
3
Về bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
8,0
5
5
4
Về các biện pháp bảo đảm chất lượng
27,0
24.4
26.2
II
Về khả năng cung vật liệu đặc chủng, tiến độ thi công
20
19
19
1
Về khả năng cung vật liệu đặc chủng phù hợp với yêu cầu gói thầu
7,0
6
6
2
Về tiến độ thi công
13,0
13
13
Tổng cộng
100
75
85.84
89.575
Kết luận
Đạt
Đạt
(Nguồn: TKV)
Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá đã được phê duyệt, HSDT nào có tổng điểm kĩ thuật ≥ 75 điểm và điểm đạt được tại mục I: Về kĩ thuật chất lượng đạt ≥ 64 điểm thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và được chủ đầu tư phê duyệt trước khi đánh giá về tài chính, thương mại. Như vậy cả 2 HSDT của Liên danh Công ty CP phát triển kỹ thuật xây dựng – Công ty CP Xây dựng và vận tải Thăng Long và Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco đều đủ điều kiện để đưa vào đánh giá tài chính thương mại.
Sau khi đánh giá xong về mặt kỹ thuật Giám đốc Công ty Cơ khí đóng tàu TKV đã có quyết định số 25-08/QĐ-DSN ngày 29/11/2008 phê duyệt danh sách các HSDT đạt yêu cầu về kỹ thuật được đưa vào đánh giá tài chính thương mại.
Đánh giá khía cạnh tài chính thương mại của HSDT
Xuất phát từ bảng tổng hợp biên bản mở thầu ta có các thông tin để xác định giá đánh giá cho HSDT của hai nhà thầu lọt qua vòng đánh giá khía cạnh kỹ thuật là Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco và Liên danh Công ty CP Phát triển kĩ thuật xây dựng - Công ty CP Xây dựng và Vận tải Thăng Long.
Giá đánh giá được xác định như sau
Giá dự thầu gốc: GDT(i) được tính là giá chào thầu của HSDT
Sửa lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệc: Gdt (i)
Sửa lỗi GSL
Hiệu chỉnh các sai lệch GHC
Giá dự thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch, và trừ phần giảm giá ký hiệu: Gdt (i) được xác định như sau:
Gdt (i) = GDTi ± GSLi ± GHCi
Đánh giá theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để xác định giá đánh giá
+ Đánh giá theo tiêu chuẩn kĩ thuật (G1i)
G1i = DKTi / Đ KT ´ G dt(i)
Trong đó:
ĐKT: Tổng số điểm tối đa về kỹ thuật không tính điểm mục thời gian thi công công trình (ĐKT = 87 điểm)
DKTi : Mức độ đáp ứng kỹ thuật của HSDT thứ i
DKTi = ( ĐKT - ĐKTi )
Trong đó:
ĐKTi: Là điểm kỹ thuật không tính điểm mục thời gian thi công của HSDT thứ i
+ Đánh giá theo tiến độ thi công (G2i)
G2i = Gdt(li)´ 18,0%/365 ngày ´ (T thi - Tthc)
Trong đó:
Tthi : Là thời gian thực hiện gói thầu của HSDT thứ i, Ngày.
Tthc = 360: Là thời gian thực hiện gói thầu của HSMT qui định, Ngày.
18,0% lãi suất vay ngân hàng.
(Trong trường hợp T thi < Tthc thì chỉ ._.cổ phần do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ và 5 đơn vị sự nghiệp. Việc phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban là việc làm hoàn toàn cần thiết để đảm bảo sự phát triển của cả Tập đoàn. Các phòng ban có phối hợp nhịp nhàng thì những vấn đề nảy sinh mới được giải quyết nhanh, triệt để đồng thời khắc phục những hạn chế về thủ tục rườm rà.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này không hề đơn giản, trước hết lãnh đạo Tập đoàn cần thương xuyên ban hành các quyết định hướng dẫn về định hướng, mục tiêu hoạt động của Tập đoàn cho từng giai đoạn, từng năm để các đơn vị có cái nhìn khách quan tổng thể. Sau đó ban hành các chỉ thị hướng dẫn chi tiết việc thực hiện từng mục tiêu và nhiệm vụ của từng đơn vị; phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban để không bị chồng chéo trong khâu quản lý, kiểm tra giám sát cũng như thực hiện.
Các phòng ban cần có trách nhiệm hoạt động theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ đắc lực cho nhau vì sự nghiệp phát triển chung. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ giúp giảm tối đa thời gian, nhân lực và chi phí cho mội công việc. Ví dụ như trong công tác thẩm định các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức đấu thầu, các tổ chức thẩm định cần tạo điều kiện và chỉ dẫn cho các đơn vị thành viên khi các văn bản trên chưa hợp lệ để tránh hiện tượng phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại, gây lãng phí thời gian và nhân lực.
Mặt khác lãnh đạo Tập đoàn thường xuyên phải theo dõi hoạt động của các đơn vị, đưa đoàn các bộ đi thực tế để xem xét những vướng mắc ở mỗi phòng ban, đơn vị từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban. Đồng thời tích cực khuyến khích tính tự chủ của các cá nhân trong việc thông báo về những vướng mắc, đề xuất những giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức của Tập đoàn, hoàn thiện cơ chế làm việc nhằm giảm tối đa sự lãng phí về thời gian.
Kiến nghị về phía nhà nước và các cơ quan có liên quan
Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về đấu thầu
Hệ thống pháp luật về Đấu thầu hiện nay ở nước ta cụ thể chính là Luật Đấu thầu và nghị định hướng dẫn đi kèm đang ngày càng được hoàn thiện thể hiện ở việc nghị định 58/2008/NĐ-CP đã được ban hành để bổ sung cho nghị định 111/2006/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Tuy nhiên trong nghị định vẫn còn nhiều hạn chế như đã nêu trên, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu. Các cán bộ quản lý Nhà nước về Đấu thầu cần có những biện pháp để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về Đấu thầu nhằm phát huy hiệu quả của một hoạt động chuyên nghiệp như hoạt động đấu thầu.
Bộ Kế hoạch Đầu tư cần xem xét nghiên cứu có những quy định đơn giản hơn để giảm bớt thủ tục, đẩy nhanh quá trình đầu tư dự án. Như đối với gói thầu tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Mà theo quy định hiện hành việc chỉ định thầu phải tuân thủ đầy đủ các bước từ: phát hành Hồ sơ yêu cầu, chuẩn bị Hồ sơ đề xuất, đánh giá Hồ sơ đề xuất, trình duyệt thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Như vậy rất mất thời gian, đặc biệt với những gói thầu giá trị rất nhỏ, ít nhà thầu quan tâm cũng phải thực hiện đầy đủ quy trình trên làm chậm tiến độ đầu tư dự án.
Theo điều 11 Luật Đấu thầu, đối với các gói thầu tư vấn thuộc ngành khai thác mỏ, việc tổ chức đấu thầu gặp không ít khó khăn vì chỉ có rất ít nhà thầu trong nước đủ năng lực tham gia, nhất là khi thời điểm xoá bỏ việc khép kín trong đấu thầu đã đến gần. Đề nghị Chính phủ ban hành quy định cho phép nhà thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi được tiếp tục tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Việc hướng dẫn những vướng mắc phát sinh liên tục trong thực tiễn từ phía các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi chung chung, không rõ ràng làm chủ đầu tư lúng túng. Đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư xây dựng sớm ngân hàng dữ liệu xử lý những tình huống trong đấu thầu để các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu liên tục để giảm bớt thời gian chờ hướng dẫn.
Hiện nay, đối với các dự án không sử dụng nguồn vốn nhà nước, chủ đầu tư chỉ đưa ra thiết kế kỹ thuật, nhà thầu dựa trên cơ sở đó để tính toán và đưa ra giá bỏ thầu. Còn với các dự án sử dụng vốn nhà nước, dự toán và thẩm định dự toán vẫn được xây dựng. Con số dự toán đáng lẽ được giữ bí mật, nhưng thực tế là rất khó. Vì thế, đã xảy ra tình trạng nhà thầu không nghiên cứu cặn kẽ hồ sơ dự án, mà chỉ đưa ra giá bỏ thầu xung quanh mức dự toán. Điều này có thể làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong đấu thầu các dự án đầu tư không xây dựng công trình. Chính vì vậy đề xuất về việc bỏ khâu xây dựng dự toán và thẩm định dự toán trong các bước chuẩn bị thực hiện dự án kiểu này.
Mặt khác cần đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác đầu thầu. Các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu không phù hợp, trái với quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP hoặc ban hành văn bản hướng dẫn mới phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu nếu thấy cần thiết. Các văn bản hướng dẫn về đấu thầu của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sau khi ban hành phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu để theo dõi quản lý. Đẩy mạnh công tác đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP.
Đồng thời Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần thường xuyên có các buổi thảo luận, các diễn đàn công khai để thu thập ý kiến đóng góp của các cá nhân, tập thể về các dự thảo luật của nhà nước nói chung và các bộ luật liên quan đến Đấu thầu nói riêng. Những ý kiến đóng góp như trên góp phần làm cho việc ban hành pháp luật được đi sát với thực tế, luật và nghị định sau khi ban hành sẽ có tính thực tiễn cao.
Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đấu thầu của Nhà nước
Cán bộ quản lý Nhà nước về đấu thầu không chỉ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện đấu thầu mà còn có trách nhiệm đề xuất các giải pháp về quy định, chính sách với Nhà nước để môi trường pháp luật đấu thầu thêm thông thoáng, phát huy hiệu quả của hoạt động mang tính chuyên nghiệp này. Để chất lượng công tác đấu thầu được nâng cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu rất cần thiết.
Tuy nhiên với giải pháp “Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm” trong đấu thầu đã nêu trên, một thực tế đặt ra là nếu cán bộ thanh tra không có nhận thức đúng đắn, kinh nghiệm, trình độ đồng thời không có đạo đức nghề nghiệp sẽ lại là trở ngại lớn, “nhũng nhiễu” gây cản trở hoạt động đấu thầu. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước về đấu thầu trong một số dự án ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, ở các dự án nhỏ, ban quản lý dự án làm việc kiêm nhiệm, nên không có cán bộ chuyên môn cần thiết, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giải pháp đặt ra ở đây là Nhà nước trước hết cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kĩ năng quản lý, có kiến thức bài bản về lĩnh vực mình quản lý, để tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về Đấu thầu nói riêng. Định kỳ phải có lớp, khóa học nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tư cách để không ngừng nâng cao chất lượng. Đồng thời phải không ngừng thanh lọc, kiểm tra và loại bỏ những cán bộ có sự suy giảm về năng lực, kiến thức và đạo đức.
Mặt khác nên tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành và chọn cử cán bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để học tập nâng cao kĩ năng cũng như tiếp thu kinh nghiêm quản lý.
Đặc biệt cần tuyên dương, khen thưởng các cán bộ có thành tích phát hiện các sai phạm trong tổ chức đấu thầu cũng như trong và sau quá trình thực hiện gói thầu từ đó khuyến khích các cá nhân tự kiểm tra công tác quản lý của ngay chính trong nội bộ cơ quan mình.
Minh bạch, công khai hóa thông tin đấu thầu
Công tác đấu thầu luôn tiềm ẩn những tiêu cực, trong đó sự thiếu minh bạch là một nguyên nhân chính làm giảm tính cạnh tranh tranh trong đấu thầu, dẫn đến thất thoát trong đầu tư mua sắm ảnh hưởng đến nguồn lực của Nhà nước. Dưới sức ép của tiến trình hội nhập với những đòi hỏi sự minh bạch hóa, khắc phục những tồn tại tiêu cực, kéo dài thời gian, khép kín trong hoạt động đấu thầu, một trong các biện pháp hữu hiệu là cơ chế đấu thầu qua mạng
Đấu thầu qua mạng đang được nhiều quốc gia xem như là một công cụ thúc đẩy sự minh bạch trong quá trình mua sắm từ nguồn tài chính công. Thông qua hệ thống thông tin đấu thầu qua mạng, các nhà thầu tiềm năng đều có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc truy cập, tiếp cận mọi thông tin về đấu thầu để tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng.
Đến nay, đấu thầu qua mạng mới đang đạt ở mức có một trang thông tin điện tử về đấu thầu ở địa chỉ với các nội dung như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức và cá nhân vi phạm bị xử lý... tuy nhiên phần lớn các thông tin được cập nhật chỉ dừng lại ở thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển (do quy định bắt buộc). Thực trạng này chỉ là bước đầu giúp tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình đấu thầu và bán cổ phần tại Việt Nam. Trong khi đó, đã từ khoảng hơn 10 năm trước việc đấu thầu trên mạng đã phát triển mạnh mẽ tại các nước Mỹ, Nhật Bản... và được xem là hình thức tìm nguồn hàng một cách nhanh nhất, rẻ nhất và ít tốn kém nhất.
Ngày nay càng nhiều doanh nghiệp trong nước đã chọn mạng internet làm phương tiện giao dịch trong kinh doanh và mạng đã giúp không ít doanh nghiệp có được những hợp đồng quốc tế trị giá cả triệu USD mà không phải mất phí đi lại. Việc doanh nghiệp giành được hợp đồng triệu USD dưới hình thức đấu thầu qua mạng cho thấy, chất của chủ doanh nghiệp đã thay đổi và đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng bởi đấu thầu qua mạng khác xa so với đấu thầu trực tiếp. Đấu thầu qua mạng đòi hỏi sự "cân não" của chủ doanh nghiệp. Thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài 5-6 tháng nhưng cuộc đấu thầu tiến hành trên mạng internet chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 30 phút. Trong 30 phút này, các bên tham gia đấu thầu không biết thông tin của nhau. Chỉ có chủ dự án biết thông tin về các đối tác tham gia đấu thầu. Để trúng thầu, điều cơ bản nhất là đưa ra mức giá hợp lý. Ngoài mức giá, còn phải hiểu biết về nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm và những thông số khác.
Thực tế, việc tham gia đấu thầu quốc tế qua mạng internet của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dệt may đã được tiến hành từ nhiều năm qua và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia bởi những lợi ích của nó đem lại như thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kém chi phí, thời gian. Đấu thầu quốc tế qua mạng không đơn giản chỉ là chuyện giá cả, doanh nghiệp muốn thắng thầu phải có nền tảng về uy tín, năng lực sản xuất và phải được khách hàng biết đến lai lịch từ trước. Điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội đối với người lao động như thu nhập, môi trường và điều kiện làm việc của người lao động được đảm bảo, minh bạch về tài chính... Khi có đủ các yếu tố trên, các doanh nghiệp mới được chấp thuận tham dự đấu thầu và được đơn vị đặt hàng gửi đến những thông tin về mẫu hàng, mức giá thầu ban đầu và về ngày giờ, quy định của cuộc đấu thầu.
Từ đó cho thấy đấu thầu qua mạng không chỉ góp phần năng cao tính minh bạch, công khai trong đấu thầu mà còn nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp.
Trên đây là một số giải pháp kiến nghị với Tập đoàn và cả Nhà nước và các cơ quan có liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại TKV. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, để quá trình cải thiện đem lại kết quả tốt nhất thì các giải pháp phải được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và đồng thời. Mọi cá nhân và đơn vị trong Tập đoàn cùng phải nỗ lực thì mới xây dựng được sự phát triển bền vững.
Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm
Với vai trò của mình là nâng cao hiệu quả của hoạt đồng đầu tư phát triển, hoạt động đấu thầu cần được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy định của pháp luật. Năm 2008, Chính phủ đã có chỉ thị 27/2008/CT-TTg Về chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước để khắc phục những tồn tại hạn chế, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu, hiệu lực quản lý nhà nước. Trong đó thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng thời qua đó cũng phát hiện những điều bất hợp lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; và nhất thiết phải được chú trọng đúng mức.
Các cơ quan nhà nước, các bộ ngành có liên quan cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về quá trình thực hiện đấu thầu tại các cơ quan đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước hoặc những dự án trọng điểm; các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời cần xây dựng thể chế và nghiên cứu khoa học; xây dựng lực lượng; đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành; tránh hiện tượng chồng chéo trong thanh kiểm tra… Tuy nhiên phải quán triệt thanh tra là để ngăn ngừa, ngăn chặn vi phạm, thúc đẩy quá trình giải ngân, tiến độ dự án và đảm bảo an toàn trong thi công chứ không phải thanh tra làm phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở quá trình thi công của các đơn vị.
Tăng cường công tác quản lý đấu thầu, kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt có biện pháp xử lý mạnh không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông đồng trong đầu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. Trong trường hợp này chủ đầu tư kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, kiện toàn bộ máy từ Thanh tra Bộ đến Thanh tra các Cục để ổn định mô hình và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời với đó, lực lượng thanh tra phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh tra các cấp.
KẾT LUẬN
Tầm quan trọng của đầu tư phát triển ngày càng được nâng cao ở mỗi quốc gia, đóng vai trò cốt lõi cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước đã kéo theo yêu cầu cấp thiết về việc đầu tư có hiệu quả. Việc tăng thêm lợi ích từ một đồng vốn bỏ ra hoặc giảm chi phí để tạo ra cùng một đơn vị lợi ích đều là đầu tư có hiệu quả. Trong đó hoạt động đấu thầu là một trong những hoạt động thông qua sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu từ đó chọn ra phương án tối ưu nhằm giảm bớt sự lãng phí về vốn cho chủ đầu tư.
Thực trạng hoạt động đấu thầu của TKV cho thấy lợi ích mà hoạt động này đem lại là không hề nhỏ và đang không ngừng được phát huy. Tuy nhiên cũng như hoạt động đấu thầu nói chung hiện nay của cả nước, hoạt động đấu thầu tại TKV cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới nhằm phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động đấu thầu, để đấu thầu trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao.
Qua tìm hiểu về đấu thầu và hoạt động tổ chức đấu thầu tại TKV, từ những kết quả đã đạt được cùng những hạn chế còn tồn tại, tôi đưa ra những nhận định mang tính chủ quan đồng thời đề xuất những giải pháp với TKV nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu nói chung đề khắc phục. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu, đồng thời với hiểu biết và kinh nghiệm có han của bản thân, tôi rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn đề đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại TKV các năm 2006, 2007, 2008 – Ban Đầu tư TKV
Báo cáo đánh giá HSDT gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tầu thuộc dự án: Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu Than Việt Nam.
Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tầu thuộc dự án: Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu Than Việt Nam.
Báo cáo đánh giá HSDT gói thầu số 14: Thiết bị cảnh báo khí Mêtan thuộc dự án: Khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức -100 mỏ than Khe chàm, Công ty than Khe Chàm – TKV
Báo cáo sơ tyển nhà thầu gói thầu EPC thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê 220MW (có mở rộng 440MW)
Bộ KHĐT (2005), Quyết định số 909/2005/QĐ-BKH ngày 13/9/2005 về ban hành mẫu hồ sơ mua sắm hàng hoá
Bộ KHĐT (2008), Quyết định số 731/2008/QĐ-BKH ngày 10/06/2008 về ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp
Bộ KHĐT (2008), Quyết định số 1048/2008/QĐ-BKH ngày 11/08/2008 về ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn
Bộ KHĐT (2008), Quyết định số 419/2008/QĐ-BKH ngày 07/04/2008 về ban hành Mẫu báo cáo thẩm định Kết quả đấu thầu
Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 02/2005/TT-BXD hướng dẫn lập hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Chính phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
Chính phủ (2006), Quyết định 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV
Chỉ thị số 27/2008/CT-TTg về chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HĐQT TKV (2007),Quyết định số: 768/QĐ-HĐQT ngày 06/04/2007 banh hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của TKV
HSMT gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tầu thuộc dự án: Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ - Công ty Cơ khí đóng tàu Than Việt Nam.
Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005
Website:
Quản lý nhà nước về Đấu thầu
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam www.vinacomin.vn
Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam www.luatvietnam.com.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục I
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY MẸ -
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
____________
I. Cơ quan quản lý, điều hành Công ty mẹ - Tập đoàn
II. Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ
Công ty Cảng và Kinh doanh than -TKV
Công ty Tuyển than Hòn Gai -TKV
Công ty Tuyển than Cửa Ông -TKV
Công ty Kho vận Đá Bạc -TKV
Công ty Địa chất mỏ -TKV
Công ty Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng - TKV
Công ty Bauxit Lâm Đồng -TKV
Công ty Nhiệt điện Sơn Đông -TKV
Công ty Kinh doanh Bất động sản -TKV
Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò 1 -TKV
Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò 2 -TKV
Công ty Thăm dò khai thác Khoáng sản 109 -TKV
Ban QLDA tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng
Ban QLDA Nhiệt điện Mạo Khê
Trung tâm Cấp cứu mỏ -TKV.
Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý -TKV (đổi tên Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý).
Trung tâm Y tế lao động -TKV
Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam.
Văn phòng đại diện tại Lào
Văn phòng đại diện tại Lào
Ban QLDA các công trình Than Quảng Ninh –TKV
Phụ lục II
CÁC CÔNG TY CON CỦA TKV
____________
I. Các công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ (7 công ty):
Tổng công ty Khoáng sản TKV.
Tổng công ty Đông Bắc TKV (được chuyển đổi từ Công ty Đông Bắc).
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Nội địa - TKV.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí - TKV.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ - TKV
Viện Khoa học Công nghệ mỏ - TKV.
Công ty Tài chính TKV (thành lập mới).
II. Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
(41 công ty)
Công ty Than Hòn Gai - TKV.
Công ty Than Hạ Long - TKV.
Công ty xây dựng mỏ - TKV.
Công ty Than Dương Huy - TKV.
Công ty Than Hà Lầm - TKV.
Công ty Than Thống Nhất - TKV.
Công ty Than Mông Dương - TKV.
Công ty Than Khe Chàm - TKV.
Công ty Than Vàng Danh - TKV.
Công ty Than Quang Hanh - TKV.
Công ty Công nghiệp ô tô - TKV.
Công ty Cơ khí đóng tàu - TKV.
Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - TKV.
Công ty cổ phần Than Núi Béo - TKV.
Công ty Chế tạo thiết bị điện - TKV.
Công ty cổ phần Tin học, công nghệ, Môi trường - TKV.
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và Công nghiệp - TKV.
Công ty cổ phần Giám định - TKV.
Công ty Than Đèo Nai - TKV.
Công ty Than Cọc Sáu - TKV.
Công ty Than Cao Sơn - TKV.
Công ty Than Hà Tu - TKV.
Công ty Vật tư, vận tải và Xếp dỡ - TKV.
Công ty Khách sạn Heritage Hạ Long - TKV.
Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV.
Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn - TKV.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Mạo Khê - TKV.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chế biến và Kinh doanh than miền Bắc - TKV.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chế tạo máy Than Việt Nam - TKV.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV.
Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - TKV.
Công ty cổ phần đại lý Tàu biển - TKV.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu - TKV.
Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV.
Công ty cổ phần Đầu tư, thương mại và Dịch vụ - TKV.
Công ty cổ phần Chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả - TKV.
Công ty cổ phần Than miền Trung - TKV.
Công ty cổ phần Than miền Nam - TKV.
Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - TKV.
Công ty cổ phần Hoa Tiêu hàng hải - TKV.
Công ty cổ phần Kính Nổi Chu Lai - TKV.
III. Các đơn vị sự nghiệp đào tạo (3 đơn vị):
Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV.
Trường Đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị - TKV.
Trường Đào tạo nghề Mỏ và Xây dựng - TKV.
Phụ lục III
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY MẸ -
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
-------------------
Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng
Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
Công ty cổ phần Cơ khí Mạo Khê
Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí.
Phụ lục IV
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM
VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU
(Gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT thuộc Dự án: Đầu tư, di chuyển, mở rộng nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ- Công ty cơ khí đóng tàu TKV.)
TT
Nội dung yêu cầu
Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt)
1
Kinh nghiệm
1.1
Kinh nghiệm chung về thi công xây dựng các công trình thuỷ công: Số năm hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình thủy công.
Có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên
1.2
Kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự:
- Số lượng các hợp đồng xây lắp tương tự đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc một thành viên của liên danh tại Việt Nam và nước ngoài trong thời gian 5 năm gần đây.
- Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải có hợp đồng xây lắp tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh.
Tối thiểu là 3 hợp đồng
Tối thiểu 2 hợp đồng
2
Năng lực kỹ thuật
2.1
Năng lực hành nghề xây dựng
- Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu (Xác định theo bản kê khai năng lực chuyên gia theo mẫu quy định, các bằng cấp chứng chỉ đào tạo) được sao công chứng.
Có đủ năng lực hành nghề của doanh nghiệp xây lắp hạng 1
2.2
Nhân sự chủ chốt
+ Giám đốc điều hành (Chỉ huy trưởng hoặc Đội trưởng)
- Tốt nghiệp từ Đại học trở lên, có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 10 năm, đã làm chỉ huy trưởng 01 công trình xây dựng đường thủy cấp II hoặc 02 công trình xây dựng thuỷ công cấp III.
+ Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp
- Tốt nghiệp từ Đại học trở lên, có chuyên ngành xây dựng cảng, đường thủy đã tham gia các công trình xây dựng đường thủy trên 10 năm.
+ Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp.
- Có ít nhất 03 người tốt nghiệp từ Đại học trở lên, có chuyên ngành xây dựng cảng, đường thủy, trong đó có ít nhất một người tốt nghiệp chuyên ngành cảng, có kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng đường thủy trên 5 năm
+ Công nhân kỹ thuật (Căn cứ theo chứng chỉ đào tạo)
Có đủ số lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề về ván khuôn, cốt thép, bê tông, hoàn thiện, thợ máy có đầy đủ chứng chỉ đào tạo... Có đầy đủ các tổ trưởng công nhân.
2.3
Thiết bị thi công chủ yếu (Căn cứ theo biện pháp thi công chủ yếu để xác định thiết bị thi công chính)
- Số lượng thiết bị thi công của nhà thầu (Căn cứ theo các tài liệu chứng minh)
- Khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu.
- Có đầy đủ thiết bị thi công chính để thi công gói thầu.
- Có khả năng huy động các thiết bị đáp ứng tiến độ gói thầu
3
Năng lực tài chính (2005, 2006,2007)
3.1
Doanh thu
Doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây (a+b+c)/3.
> 90 tỷ (Chín mươi tỷ VNĐ)
Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình trong 3 năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình của các thành viên trong liên danh, trong đó:
(a) Doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây của thành viên đứng đầu liên danh
> 60 tỷ (Sáu mươi tỷ đồng)
(b) Doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây của từng thành viên khác trong liên danh
> 30 tỷ (Ba mươi tỷ đồng)
3.2
Tình hình tài chính lành mạnh
(a) Số năm nhà thầu hoạt động không bị lỗ
Trong 3 năm gần đây (2005, 2006, 2007) lợi nhuận sau thuế > 0
(b) Tỉ suất thanh toán hiện hành bình quân trong 3 năm gần đây.
Tỉ suất thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn
> 1
(c) Giá trị ròng (Vốn chủ sở hữu)
Được tính bằng: Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả
> 0
3.3
Lưu lượng tiền mặt
Nhà thầu phải đảm bảo lưu lượng tiền mặt(1) nhằm đáp ứng yêu cầu của gói thầu
Đạt mức > 6 tỷ trong 1 tháng
Trong trường hợp liên danh, lưu lượng tiền mặt của cả liên danh được tính bằng tổng lưu lượng tiền mặt của mỗi thành viên trong liên danh, trong đó:
(a) Lưu lượng tiền mặt của thành viên đứng đầu liên danh
Đạt mức > 4 tỷ trong 1 tháng
(b) Lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng của từng thành viên khác trong liên danh
Đạt mức > 2 tỷ trong 1 tháng
(Nguồn: TKV)
Phụ Lục V
Tóm tắt báo cáo thẩm định
Gói thầu số 21: Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT
Dự án: Đầu tư, di chuyển, mở rộng nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ- Công ty cơ khí đóng tàu TKV.
A.Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá của ban Đầu tư:
Quá trình chuẩn bị tổ chức đấu thầu
Về căn cứ pháp lý để tổ chức đấu thầu:
Kết quả kiểm tra về căn cứ pháp lý:
Kết quả kiểm tra của ban Đầu tư về căn cứ pháp lý của việc tổ chức đấu thầu được tổng hợp theo Bảng số 1 dưới đây:
Bảng số 1
TT
Nội dung kiểm tra
Kết quả thẩm định
Tuân thủ
Không tuân thủ
1
Quyết đinh phê duyệt dự án
x
2
Quyết đinh phê duyệt Kế hoạch đấu thầu
x
3
Quyết đinh phê duyệt HSMT
x
4
Quyết đinh thành lập tổ chuyên gia
x
5
Quyết đinh phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật
x
6
Quyết đinh phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu
x
Đánh giá của ban Đầu tư về căn cứ pháp lý
Căn cứ kết quả kiểm tra cho thấy, gói thầu đầy đủ cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu.
Về quá trình tổ chức thực hiện:
2.1 Về thời gian trong đấu thầu:
2.1.1 Kiểm tra về thời gian trong đấu thầu:
Kết quả kiểm tra của ban Đầu tư về thời gian trong đấu thầu được tổng hợp tại Bảng số 2 dưới đây:
Bảng số 2
TT
Nội dung kiểm tra
Thời gian thực tế thực hiện
Kết quả thẩm định
Tuân thủ
Không tuân thủ
1
Thông báo mời thầu
3 số liên tiếp
x
2
Phát hành hồ sơ mời thầu
12 ngày kể từ ngày đăng thông báo
x
3
Thời điểm đóng thầu, mở thầu
15 ngày từ ngày phát hành HSMT
x
4
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
15 ngày
x
5
Đánh giá hồ sơ dự thầu
45 ngày
x
2.1.2 Đánh giá của ban Đầu tư về thời gian trong đấu thầu:
Thời gian trong đấu thầu do chủ đầu tư thực hiện tuân thủ quy định của Luật đấu thầu.
Về đăng tải thông tin trong đấu thầu:
Kiểm tra về đăng tải thông tin trong đấu thầu
Kết quả kiểm tra của ban Đầu tư về đăng tải thông tin trong đấu thầu được tổng hợp tại Bảng số 3 dưới đây:
Bảng số 3
TT
Nội dung kiểm tra
Trên báo Đấu thầu
Trên phương tiện thông tin đại chúng khác
Kết quả kiểm tra
Số báo
Thời gian phát hành
Tuân thủ
Không tuân thủ
1
Thông báo mời thầu
189, 190, 191/2008
ngày 19, 22, 23 tháng 9/2008
Không
X
2.2.2. Đánh giá của ban Đầu tư về đăng tải thông tin trong đấu thầu :
Việc đăng tải thông tin trong đấu thầu tuân thủ quy định của Luật đấu thầu
Về nội dung đánh giá HSDT
2.3.1 Kiểm tra về nội dung đánh giá HSDT
Kết quả kiểm tra của ban Đầu tư về nội dung đánh giá HSDT được tổng hợp tại Bảng số 4 dưới đây:
Bảng số 4
TT
Nội dung kiểm tra
Kết quả kiểm tra
Tuân thủ
Không tuân thủ
1
Tính hợp lệ của HSDT và đáp ứng điều kiện tiên quyết
x
2
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
x
3
Đánh giá về mặt kỹ thuật
x
4
Xác định giá đánh giá
x
2.3.2 Đánh giá của ban Đầu tư về đăng tải thông tin trong đấu thầu:
Nội dung đánh HSMT của tổ chuyên gia đấu thầu tuân thu pháp luật về đấu thầu và các quy định tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT đã được phê duyệt.
Các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không có ý kiến khác nhau đối với nội dung đánh giá HSDT.
Về kết quả đấu thầu do chủ đầu tư đề nghị:
Ý kiến của ban Đầu tư về kết quả đấu thầu do chủ đầu tư đề nghị được tổng hợp tại bảng số 5 dưới đây:
Bảng số 5
TT
Nội dung
Đề nghị của chủ đầu tư
Ý kiến thẩm định
Thống nhất
Không thống nhất
1
Nhà thầu đề nghị trúng thầu
Công ty CP Công trình đường thủy Vinawaco
x
2
Giá đề nghị trúng thầu
68.049.013.063 đồng
x
3
Hình thức hợp đồng
Theo đơn giá
x
4
Thời gian thực hiện hợp đồng
330 ngày
x
5
Thời gian bảo hành
24 tháng
x
B. Nhận xét của ban Đầu tư:
Gói thầu có đầy đủ các thủ tục pháp lý để tổ chức đấu thầu . Quá trình tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT tuân thủ nội dung HSMT và các quy định hiện hành.
HSDT của nhà thầu xếp thứ nhất đảm bảo tính hợp lệ, đáp ứng các yêu cầu của HSMT có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn giá dự toán được duyệt. Kết quả đấu thầu gói thầu đủ điều kiện phê duyệt.
(Nguồn: Báo cáo thẩm định gói thầu số 21
Thi công xây dựng đà tàu 15000 DWT)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21568.doc