Công tác tham dự thầu tại Công ty cổ phần LICOGI 13- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC Phần mở đầu Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngành xây dựng đang ngày càng phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nhận thức được mức tỷ suất lợi nhuận sẽ đạt được khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, trong mấy chục năm qua, có hàng trăm doanh nghiệp xây dựng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Công ty cổ phần LICOGI 13 được thành lập

doc98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Công tác tham dự thầu tại Công ty cổ phần LICOGI 13- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ đầu những năm 60 với tiền thân là công trường cơ giới 57 cho đến nay đã có gần 50 năm kinh nghiệm trong việc nhận thầu thi công các công trình xây dựng, bao gồm cả các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông. Hiện nay cái tên LICOGI 13 được nhắc tới như một lá cờ đầu trong ngành xây dựng. Trong suốt nửa thế kỷ qua, công ty đã không ngừng củng cố và nâng cao vị thế của mình. Gần chục năm trở lại đây, công ty quyết định đẩy mạnh đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển cả với cương vị của một nhà đầu tư. Tuy nhiên vai trò của một nhà thầu chuyên nghiệp vẫn được xác định là vai trò chính, đồng thời hoạt động nhận thầu thi công công trình vẫn là hoạt động mang lại tỷ lệ doanh thu chủ yếu cho công ty. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về hoạt động này, em đã chọn nghiên cứu đề tài “ Công tác tham dự thầu tại công ty cổ phần LICOGI 13- Thực trạng và giải pháp”. Trong phạm vi có hạn của bài viết có thể em chưa thể đề cập tới tất cả các vấn đề có liên quan. Vậy kính mong các thầy cô và các bạn cho ý kiến góp ý bổ sung Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Đầu tư, đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và các anh chị phòng kinh tế- kĩ thuật công ty cổ phần LICOGI 13 đã tận tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành chuyên đề. Chương I Thực trạng công tác tham dự thầu của Công ty cổ phần LICOGI 13. 1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Licogi 13 1.1.1 - Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần LICOGI 13. a.Thông tin chung * Tên + Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần LICOGI13 + Tên công ty viết bằng tiếng Anh: LICOGI13 JOINT STOCK COMPANY +Tên công ty viết tắt: LICOGI13 * Địa chỉ công ty: Toà nhà LICOGI13, Đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.8542560; 04.5530151; 04.5534377. Fax: 04.8544107 Email:LICOGI13@vnn.vn * Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần LICOGI 13 số 0103008046 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10/6/2005. * Tài khoản công ty + số : 10201-00000-54283 Tại Ngân hàng Công thương - Thanh Xuân - Hà Nội +Số:1007 27750-6300 Tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Điện Biên Phủ- Thành phố Hà Nội. +Số: 2111-0000-0000-61 Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội * Mã số thuế Công ty: 01 001 064 26 *Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ VNĐ) Vốn nhà nước chiếm 51% Vốn tư nhân chiếm 49% *Danh sách cổ đông sáng lập: Stt Tên cổ đông Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số cổ phần 1 Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Đại diện Nguyễn toàn Thắng Nhà G1 Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Số 18, ngách 9, ngõ Đền Tương Thuận, phường khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội 51.000 2 16 cổ đông khác 9.551 * Thành viên hội đồng quản trị. Ông Vũ Tuấn Đương-Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty; Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó chủ tịch HĐQT;Uỷ viên HĐQT kiêm trưởng ban kiểm soát Tổng công ty LICOGI Ông Nguyễn Văn Hiệp - Uỷ viên HĐQT, Phó giám đốc công ty; Ông Nguyễn Khắc Minh - Uỷ viên HĐQT, Kế toán trưởng Công ty; Ông Bùi Đình Sơn - Uỷ viên HĐQT, Trưởng Phòng KTKT * Người đại diện theo pháp luật của công ty. Chức danh: Giám đốc Họ và tên: Vũ Tuấn Đương Giới tính: Nam Sinh ngày: 02/09/1963 Dân tộc: kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu): 012636306 Ngày cấp: 03/10/2003 Nơi cấp: Công an Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phòng 318 nhà A11, Phường Thanh xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chỗ ở hiện tại: Phòng 903- 17T2, Khu trung cư Trung Hoà, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. b. Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn Được thành lập từ rất sớm (năm 1960) với tiền thân là Công trường cơ giới 57, đến 8/03/1980 phát triển thành xí nghiệp Thi công cơ giới số 13 và năm 1989 đổi tên thành Xí nghiệp cơ giới và xây lắp số 13 thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới ; đến đầu năm 1996 thành lập công ty cơ giới và xây lắp số 13 trực thuộc Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng ; Ngày 10 tháng 06 năm 2005, Công ty Cơ giới và xây lắp số 13 chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 2088/QĐ-BXD ngày 29/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008046 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ; LICOGI13 là một đơn vị chủ lực trong lĩnh vực san nền, xử lý nền móng các công trình xây dựng lớn trọng điểm của đất nước. Bằng định hướng đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, những năm vừa qua, một mặt LICOGI13 tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật của lĩnh vực truyền thống (san nền, xử lý nền móng), mặt khác đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề khác như : sản xuất gạch Block bằng dây chuyền công nghệ hiện đại của Tây Ba Nha, sản xuất công nghệ bê tông cốt thép theo công nghệ quay li tâm kết hợp rung, thi công xây lắp hạ tầng kỹ thuật tại các thành phố, sân bay, bến cảng… Những lĩnh vực, ngành nghề mới của Công ty đã phát huy được hiệu quả, cùng với ngành nghề truyền thống làm tăng năng lực, sức cạnh tranh, vị thế, tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều việc làm, các sản phẩm ngành nghề bổ trợ lẫn nhau làm tăng hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Với yêu cầu tiếp tục đổi mới phát triển doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, LICOGI13 đã và đang thực hiện những đổi mới tạo bước đột phá để theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cụ thể như : Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả các lĩnh vực đang hoạt động ; tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng, cơ chế giao khoán và kiểm soát nội bộ, ngày càng nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ cho các cán bộ và công nhân. Đầu tư thiết bị thi công mới, hiện đại có năng suất cao, thu hút, tuyển chọn, đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật , tổ chức một lực lượng đủ mạnh để đảm nhận việc thi công các công trình nguồn điện có quy mô lớn. Chuyển từ vị thế nhà thầu thuần tuý sang làm chủ đầu tư các dự án, trước là các dự án về Nhà ở trung cư cao tầng, Dự án khu trụ sở, văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê, các dự án khu đô thị mới…Tiếp tục nghiên cứu cơ hội đầu tư các dự án về thủy điện vừa và nhỏ, dự án về vật liệu, cơ khí xây dựng… Tổ chức lại, mở rộng hơn quy mô hoạt động của các chi nhánh : Xây dựng, Nền móng, Sản xuất VLXD, Cơ giới – Hạ tầng và các hoạt động dịch vụ khác. c. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: -Thi công xây lắp bằng cơ giới : mặt bằng, nền móng và hạ tầng kỹ thuật các loại công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng, thuỷ lợi, giao thông, khu đô thị, khu công nghiệp ; - Xây dựng nhà ở, các công trình dân dụng, công nghiệp công cộng. - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng ; gạch Block, ống cống bê tông, bê tông thương phẩm, và các loại vật liệu khác ; - Sản xuất công nghiệp : gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng ; côtpha định hình, giàn giáo, nhà công nghiệp, phụ tùng, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị và các sản phẩm công nghiệp, kết cấu định hình khác ; - Các hoạt động dịch vụ : cho thuê thiết bị, cung cấp vật tư kỹ thuật, dịch vụ khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm vật liệu xây dựng, nền móng, tư vấn đầu tư ; -Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng, xuất khẩu lao động ; - Đầu tư và kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp, các Dự án thủy điện vừa và nhỏ. 1.1.2- Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần LICOGI13 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005-2007 Bảng 1: Tóm tắt tài sản của công ty trong 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: VND Danh mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng số tài sản có 242.362.375.601 224.560.069.592 343.078.979.546 2. Tổng nợ phải trả 230.363.345.841 204.887.657.422 229.050.908.920 3. Vốn lưu động 181.149.646.477 173.074.517.627 265.117.375.015 4. Lợi nhuận trước thuế 1.895.499.647 4.343.026.937 15.324.246.898 5. Lợi nhuận sau thuế 1.895.499.647 4.343.026.937 13.178.853.749 6. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (%) - 129 595 (Nguồn: LICOGI 13) Từ bảng tóm tắt tài sản của công ty có thể rút ra những nhận xét khái quát về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm như sau: Thứ nhất, vốn lưu động hàng năm chiếm khoảng 70% so với tổng tài sản. Đây là một tỷ lệ tương đối lớn. Điều này có thể lý giải xuất phát từ đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với chức năng chủ yếu là nhận thầu thi công công trình, một năm công ty có thể thi công cùng lúc gần chục công trình lớn. Do đó, một tỷ lệ vốn lưu động lớn trong cơ cấu tổng tài sản là một sự đầu tư hợp lý đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Thứ hai, mặc dù tổng tài sản của công ty không tăng đều qua các năm song lợi nhuận sau thuế năm sau luôn cao hơn năm trước, thậm chí có thể đánh giá đây là những bước tăng trưởng thần kỳ. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế tăng 129% so với năm 2005, năm 2007, tỷ lệ này là 595%. Tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 là 203%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kể trên đạt được kể từ sau năm 2004- một mốc quan trọng đánh giá sự chuyển đổi hoạt động của công ty sang mô hình công ty cổ phần. Như vậy, có thể khẳng định việc chuyển đổi mô hình hoạt động là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế. Bảng 2: Sản lượng và doanh thu trong 3 năm từ 2005-2007 Năm 2005 2006 2007 1. Sản lượng (1000 Đ) 200.367.000 256.395.838 373.289.000 Tốc độ tăng trưởng định gốc(%) - 27.96 86.30 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn(%) - 27.96 45.59 2. Doanh thu (1000 Đ) 182.282.135 202.336.208 283.262.000 Tốc độ tăng trưởng định gốc(%) - 11.00 55.40 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn(%) 11.00 40 (Nguồn: tự tổng hợp) Từ bảng tổng kết trên có thể đưa ra một vài nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây như sau: Thứ nhất, sản lượng và doanh thu đều tăng lên theo thời gian. Năm sau tăng trưởng với tốc độ cao hơn năm trước. Điều này chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự lớn mạnh không ngừng của công ty trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một điều cần chú ý xem xét và đánh giá. Có thể nhận thấy tốc độ tăng của sản lượng luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này phản ánh điều gì? Phải chăng đối với các công trình công ty đã thi công thì vấn đề nâng cao chất lượng chưa thực sự được chú ý? Bên cạnh các thông tin về tổng tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh, chúng ta còn có thể đánh giá tiềm lực tài chính của công ty qua việc cung cấp hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với công ty Bảng 3: Tên, địa chỉ và hạn ngạch các ngân hàng thương mại cung cấp các hạn mức tín dụng Đơn vị tính : VNĐ STT Ngân hàng cung cấp tín dụng Địa chỉ Số tiền tín dụng 1 Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 275 Đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân - TP HN 50.800.000.000 2 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 148 Đường Hoàng Quốc Việt Q. Cầu Giấy - TP HN 25.000.000.000 3 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương 72 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm - TP Hà Nội 168.000.000.000 Tổng số tiền tín dụng: 243.800.000.000 ( Nguồn: LICOGI 13) 1.1.3- Tổng quan về tình hình đầu tư của Công ty Cổ phần LICOGI 13. Chúng ta có thể theo dõi tình hình đầu tư của công ty từ năm 2005 trởi lại đây qua bảng tổng kết sau: Bảng 4: Danh mục các hợp đồng đang tiến hành Đơn vị tính : Triệu đồng TT Tên hợp đồng Giá trị hợp đồng Khách hàng/ Chủ đầu tư Dự kiến thời gian hoàn thành Tổng số Phần đã TH Phần còn lại 1 Đường bao biển khu đô thị mở rộng Cột 5 - Cột 8 33.391 22.152 11.238 Ban Quản lý dự án Hạ Long 06/2009 2 Gói mặt đường bao biển Cột 8 - Hạ Long - Quảng Ninh 24.691 10.620 14.070 Ban Quản lý dự án Hạ Long 06/2009 3 Thuỷ điện Sông Tranh 2 124.000 15.000 109.000 Nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 12/2009 4 Thuỷ điện Bản Chát - Đào và xử lý gia cố hố móng vai phải đập chính; san nền và xây dựng cơ bản các khu phụ trợ; Khai thác sản xuất đá, cát nghiền. 445.286 85.942 371.369 Tổng công ty điện lực Việt Nam 2011 5 San nền khu công nghiệp Thăng Long II - Phố Nối, Hưng Yên 130.000 80.000 50.000 Công ty Trách nhiệm hữu hạn khu công nghiệp Thăng Long II 09/2009 6 Nhà máy xi măng Bút Sơn 63.191 30.000 33.000 Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn 04/2009 (Nguồn : LICOGI 13) Trên thực tế bảng trên chỉ liệt kê những công trình lớn mà công ty đã và đang thi công. Bên cạnh đó còn nhiều gói thầu với giá trị vừa và nhỏ đã được công ty hoàn thành và bàn giao công trình. Như vậy có thể thấy trong những năm gần đây, công ty liên tục nhận được các hợp đồng thi công các gói thầu quan trọng với yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, bắt đầu từ năm 2008, số lượng các công trình thuộc phạm vi đầu tư của công ty giảm rõ rệt so với các năm trước. Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ tình trạng chững lại của nền kinh tế, gây ra sự bất ổn trong đầu tư nói chung,và trong công nghiệp xây dựng nói riêng. Đây chính là hậu quả do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gây nên. Bảng 5 : Dự án đầu tư công ty đang triển khai Đơn vị tính:triệu đồng TT Tên dự án Địa điểm Tổng giá trị đầu tư Thời gian triển khai Thời gian hoàn thành 1 Khu trụ sở văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê Đường khuất Duy Tiến - Nhân chính - Thanh Xuân - Hà Nội 314.000 Quý 1/2009 Quý 3/2011 ( Nguồn : LICOGI 13) Có thể thấy, bên cạnh việc tham gia hoạt động đấu thầu với vai trò một nhà thầu độc lập, LICOGI 13 còn tổ chức đấu thầu trên cương vị một nhà đầu tư. Dự án « khu trụ sở văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê » là dự án lớn nhất công ty đã đầu tư và thực hiện 1.2. Thực trạng công tác tham dự thầu của Công ty Cổ phần LICOGI 13. 1.2.1.- Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tham dự thầu của công ty: LICOGI 13 là một công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng. Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã tham gia và giành được hợp đồng thi công nhiều gói thầu quan trọng. Doanh thu từ hoạt động đấu thầu chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng doanh thu. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của hoạt động tham dự thầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó khi nghiên cứu hoạt động tham dự thầu, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của công ty. Các nhân tố này có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả hoạt động tham dự thầu của bất cứ một nhà thầu nào. Khi xét tới các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác tham dự thầu của công ty, chúng ta có thể chia các nhân tố này ra làm 2 nhóm: nhóm nhân tố từ môi trường bên ngoài- là các nhân tố khách quan và nhóm nhân tố bên trong- bao gồm các nhân tố chủ quan xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp. 1.2.1.1. Môi trường bên ngoài a. Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Được thành lập từ rất sớm vào những năm 1960, công ty cổ phần LICOGI 13 đã có gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Có thể nói đây là một ngành công nghiệp mũi nhọn và được xếp vào nhóm ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ chúng ta vẫn đang trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, cho nên công nghiệp xây dựng đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác. Hiện đây đang là thời kỳ hưng thịnh của lĩnh vực xây dựng xây dựng cơ bản và xây dựng dân dụng. Việc nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội và khả năng thích nghi với những nhu cầu thay đổi không ngừng của nó sẽ là một trong các nhân tố quyết định thành công đối với công tác tham dự thầu. b. Hệ thống văn bản luật có liên quan : Công tác tham dự thầu cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Đối với lĩnh vực đấu thầu, hệ thống các văn bản luật có tác động trực tiếp đến quá trình tham dự thầu bao gồm : * Nghị định của chính phủ: Về việc ban hành qui chế đấu thầu Số: 88/1999/NĐ-CP. Ngày cấp: 1/9/1999. Cơ quan ban hành: Chính phủ. Loại văn bản: Nghị định. * Thông tư: Hướng dẫn thực hiên quy chế đấu thầu (ban hành) kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của chính phủ). Số: 04/2000/TT-BKHĐT. Ngày cấp: 26/5/2000. Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Loại văn bản: Thông tư. * Nghị định của chính phủ: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của chính phủ. Số: 14/2000/NĐ-CP. Ngày cấp: 05/05/2000. Cơ quan ban hành: Chính phủ. Loại văn bản: Nghị định. * Nghị định của chính phủ: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của cơ chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của chính phủ. Số: 66/2003/NĐ-CP. Ngày cấp: 12/06/2003. Cơ quan ban hành: Chính phủ. Loại văn bản: Nghị định. *Thông tư: Hướng dẫn thực hiện nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu. Số: 01/2004/TT-BKH. Ngày cấp: 02/02/2004. Cơ qua ban hành: Bộ kế họach và đầu tư. Loại văn bản: Thông tư. * Nghị định hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Số: 111/2006/NĐ-CP. Cơ qua ban hành: Chính phủ. Ngày cấp: 29/09/2006. Loại văn bản: Nghị định * Luật đấu thầu. Số: 61/2005/QH11. Cơ quan ban hành: Chính phủ. Ngày cấp: 29/11/2005. Loại văn bản: Luật. Và một số văn bản có liên quan khác. c. Đối thủ, đối tác Cũng xuất phát từ đặc điểm kể trên của công nghiệp xây dựng mà trong nửa thế kỷ qua, nền kinh tế đã chứng kiến việc xuất hiện và lớn mạnh không ngừng của các công ty hoạt động trong lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao vào bậc nhất này. Điều đó là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của toàn xã hội, nhưng cũng là một thách thức đối với từng công ty- từng cá thể hoạt động trong lĩnh vực này. Việc liên tục củng cố uy tín và hình ảnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không nằm ngoài quy luật này, LICOGI 13 luôn phải theo dõi các tín hiệu thị trường cũng như các thông tin từ các đối thủ cạnh tranh để tìm ra cho mình những chiến lược, chính sách nội bộ phù hợp, đồng thời lựa chọn những đối tác có khả năng kết hợp một cách ăn ý nhất với công ty. 1.2.1.2. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp a. Nguồn nhân lực Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực cũng là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong hàm sản xuất. Vì con người có khả năng sử dụng vốn và khai thác tài nguyên, kết hợp với việc áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm. Nhận thức được vấn đề này, công ty LICOGI 13 đã có chính sách đầu tư khá hợp lý vào việc phát triển nguồn nhân lực. Trước hết công ty cần phải đảm bảo đội ngũ lao động đủ về số lượng để bố trí theo các công trình, đặc biệt khi cần thực hiện cùng lúc nhiều gói thầu, hoặc nhiều hạng mục của một gói thầu lớn. Một thực tế còn tồn tại trong đa số các công ty xây dựng hiện nay là tình trạng bắt công nhân làm tăng ca, thậm chí làm cả ban đêm để kịp tiến độ công trình. Diều đó không những gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động mà còn ảnh hưởng tới chất lượng công trình, từ đó làm suy giảm uy tín của công ty không chỉ trong hoạt động xây dựng mà cả trong quản lý và sử dụng lao động. Và tất nhiên cái giá phải trả về lâu dài sẽ lớn gấp nhiều lần những đồng lợi nhuận mà công ty đạt được trước mắt. Vì thế cần cân nhắc để có quyết định sáng suốt trong việc đào tạo và sử dụng lao động. Tuy nhiên vấn đề số lượng chỉ là một mặt phản ánh sự đóng góp về lượng vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quan trọng hơn cả vẫn là chất lượng đội ngũ lao động. Chất lượng ở đây không chỉ đánh giá ở riêng đội ngũ kĩ sư hay cán bộ lãnh đạo. Đặc điểm của công nghiệp xây dựng là môi trường địa hình và kĩ thuật thi công sử dụng cho mỗi công trình không giống nhau, đòi hỏi người cán bộ kĩ thuật cũng như những công nhân trực tiếp thi công cần phải nhạy bén, linh hoạt có khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục trong điều kiện và biện pháp thi công. Với đội ngũ hơn 700 kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, được đào tạo trong nước cũng như nước ngoài, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện nay, LICOGI13 có khả năng thi công, xây dựng các loại công trình tầm cỡ, quy mô lớn; những công trình kết cấu phức tạp nhất đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng. Bảng 6 : Nguồn nhân lực của công ty cổ phần LICOGI 13 TT Ngành nghề Phân loại Trình độ Số lượng I Tổng số CBCNV Kỹ sư kỹ thuật 744 175 A Nghành xây dựng dân dụng và công nghiệp 1 - Kỹ sư xây dựng 2 - Kiến trúc sư 3 - Kỹ sư vật liệu xây dựng 4 - Kỹ sư kinh tế xây dựng 3 - 25 năm kinh nghiệm 65 5 14 15 B Nghành xây mỏ, giao thông 1 - K.S giao thông san nền 2 - Kỹ sư cầu đường 3 - K.S khai thác lộ thiên 4 - K.S trắc địa 9 8 5 8 C Các nghành nghề khác 1 - Kỹ sư động lực 2 - Kỹ sư cơ khí 3 - Kỹ sư điện 4 - Kỹ sư thủy lợi 5 - Cử nhân kinh tế, tài chính 6 - Cử nhân luật 7 - Cử nhân ngoại ngữ 5 4 2 8 20 4 3 II Công nhân kỹ thuật ( Bậc 3 trở lên ) 1 - Thợ lái ôtô vận chuyển 2 - Thợ lái máy đào 3 - Thợ lái máy ủi 4 - Thợ đóng cọc 5 - Thợ khoan cọc nhồi 6 - Thợ cơ khí 7 - Công nhân trắc địa 8 - Thợ điện ôtô 9 - Thợ xây dựng (nề, sắt, xây...) 10 - Thợ khác Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 Bậc 3 - 5 569 50 20 15 30 27 15 15 17 325 55 (nguồn: LICOGI 13) b.Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý công ty Khi xét đến các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, không thể không nhắc đến đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp đó. Bởi lẽ một cơ cấu tổ chức hợp lý quyết định sự thành công bước đầu của một quá trình đầu tư, nó giúp cho hoạt động đầu tư được diễn ra trôi chảy và đồng bộ. Một cơ cấu tổ chức bất hợp lý đồng nghĩa với một dây chuyền vận hành thiếu đồng bộ. Và như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả, thậm chí có thể sẽ tàn lụi dần. Nắm rõ tầm quan trọng của vấn đề này, công ty đã nghiên cứu và tìm ra cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý nhất và khi vận hành sẽ mang lại hiệu quả cao nhất TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH TẾ KỸ THUẬT PHÒNG CƠ GIỚI VẬT TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD PHÒNG TỔNG HỢP CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC ĐỘI, XƯỞNG SỬA CHỮA CÁC BAN ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 NỀN MÓNG XÂY DỰNG CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ ĐIỆN NGỌC LINH CÔNG TY TNHH THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT ĐỨC CÔNG TY CỔ PHẦN SXVLXD LICOGI 13 IMAG Trong mô hình nêu trên, các công việc trước và trong quá trình tham dự thầu được giao cho phòng kinh tế- kỹ thuật phụ trách. Chúng ta có thể tham khảo mô hình tổ chức của bộ phận này qua mô hình sau đây: Trưởng phòng Phó phòng phụ trách kỹ thuật Phó phòng phụ trách tiếp thị đấu thầu Bộ phận kế hoạch thống kê Bộ phận quản lý kinh tế Bộ phận tiếp thị đấu thầu Bộ phận tiền lương Bộ phận quản lý kỹ thuật thi công Bộ phận an toàn và bảo hộ lao động Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng phòng được quy định rõ ràng trong điều lệ công ty: * Chức năng - Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, tiếp thị và đấu thầu, kinh tế và kế hoạch, tổ chức, quản lý việc thực hiện các hợp đồng xây lắp về khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng KTKT, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty về kinh tế, kế hoạch và kỹ thuật thi công. * Nhiệm vụ: - Nghiên cứu thị trường xây dựng, tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc xây dựng các định hướng lớn trong sản xuất kinh doanh. - Phối hợp với các Phòng-Ban có liên quan để xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm. - Là đầu mối giúp lãnh đạo Công ty phối hợp linh hoạt và rộng rãi các bộ phận và cá nhân trong Công ty, các tổ chức và cá nhân ngoài Công ty trong việc thu thập, phân tích thông tin và tìm hiểu về các hợp đồng và các đối tác tiềm năng. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quyết định tham gia hoặc không tham gia chào giá, đấu thầu hoặc ký kết từng hợp đồng tiềm năng. - Phân công nhiệm vụ cho cán bộ công nhân viên trong phòng đúng người, đúng việc phát huy năng lực sở trường của từng người để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc công ty để thống nhất hướng giải quyết tốt nhất những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ. c. Năng lực xe máy thi công Đây cũng là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của công tác tham dự thầu. Năng lực xe máy thi công thể hiện ở hệ thống máy móc thiết bị mà nhà thầu sở hữu và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của chúng. Nó cũng là minh chứng cho khả năng của doanh nghiệp trong việc huy động nguồn lực vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng giống như yêu cầu đối với lao động, máy móc thiết bị công ty sở hữu cơ bản phải đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình. Phải hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng đi thuê máy thi công bởi lẽ đây là một hoạt động mang tính bất ổn và thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro trong việc đảm bảo tiến độ và thường đẩy chi phí xây dựng lên cao, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một vấn đề cần quan tâm là khi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phải chú ý tới nguồn gốc xuất xứ và các thông số kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của từng loại công việc. Khi sử dụng cần có kế hoạch bố trí máy móc phù hợp với từng loại công trình, từng loại địa hình, địa chất…Song song với nó là việc bảo trì, bảo dưỡng và đầu tư mới, đầu tư bổ sung máy móc có áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của công việc Việc tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị không đơn thuần là hoạt động làm tăng tài sản của doanh nghiệp mà còn làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần LICOGI 13, sau một thời gian dài hoạt động đã nhận được nhiều bài học từ việc thua thầu đáng tiếc do chưa đầu tư thoả đáng vào tài sản cố định, cho đến nay đã đầu tư cho mình một hệ thống máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, có khả năng đáp ứng các công trình lớn, có yêu cầu kĩ thuật phức tạp. Bảng 7: Danh mục thiết bị xe máy thi công TT Loại xe máy, thiết bị Số lượng Công suất I Thiết bị xử lý nền móng 1 Máy đóng cọc 1.1 Máy đóng cọc bê tông cốt thép 13 - NIPPON SARYO D 508 1 Đến 6 tấn - NIPPON SARYO D 308, 408 6 Đến 5 tấn - DJ2 1 Đến 3,5 tấn - CP 46 1 Đến 3,5 tấn - UH20 1 Đến 3,5 tấn - HITACHI KH - 125 2 Đến 4 tấn - SUMITOMO SD-307; SD - 510 2 Đến 6 tấn - PD7 - 60R 1 Đến 7 tấn 1.2 Máy đóng cọc bản nhựa 2 1.3 Máy đóng cọc cát, cọc lassen 4 60 - 120 kw 1.4 Máy đóng cọc xi măng đất 7 D400 - 600 1.5 Búa đóng cọc các loại D 25 D 35 D 50 D 62 Búa rung 2 4 6 4 1 4 2,5 tấn 3,5 tấn 5,0 tấn 6,2 tấn 60-120 KW 1.6 Các thiết bị thí nghiệm cọc 3 Đến 1500 tấn 1.7 Đầu kéo KAMAZ, KRAZ 4 20 - 40 tấn 2 Máy khoan cọc nhồi : 10 - SUMITOMO SD - 307 1 Chiều sâu khoan đến 65m; Đường kính khoan đến 2,0m - SUMITOMO SD - 510 1 Chiều sâu khoan đến 68m; Đường kính khoan đến 2,0m - HITACHI KH - 125 3 Chiều sâu khoan đến 55m; Đường kính khoan đến 1,7m - NIPPON SHARYO ED - 4000; ED - 5500 4 Chiều sâu khoan đến 43m; 58 m; Đường kính khoan đến1,7m; 2,0m - PD 7 - 60 R 1 Chiều sâu khoan đến 68m; Đường kính khoan đến 2,0m - KP 2000 1 Chiều sâu khoan đến 100m; Đường kính khoan đến 2,0m - HITACHI KH 100 1 Chiều sâu khoan đến 65m; Đường kính khoan đến 2,0m 3 Cần trục 3.1 Cần trục bánh lốp: Bjorn 9 tấn Maz 10 tấn Kpaz KC-4562, 20 tấn Huyndai HC-25, 25 tấn 8 5 1 1 1 9- 25 tấn 3.2 Cần trục bánh xích: Sumitomo SD - 307,SD - 510 Hitachi KH - 100, KH - 125 NIPPON SHARYO D - 308,408 NIPPON SHARYO D - 508 8 2 2 3 1 35 tấn 25 tấn 25 tấn 35 tấn II Thiết bị xây dựng 1 Cần trục tháp C5015 1 R=50m; H = 60m III Lĩnh vực sản xuất bê tông 1 Máy trộn bê tông 6 250 - 400 lít 2 Trạm trộn bê tông: ORU (Tây Ban Nha) CIE – MB 60 (Việt Nam) - CTE – MB 100 2 1 1 1 20 m3/h 60 m3/h 60 m3/h 3 Xe chuyển trộn bê tông Loại 6 m3 Loại 8 m3 2 8 6 m3 8 m3 4 Xe bơm bê tông 2 150 m3/h 5 Bơm bê tông cố định 2 80 m3/h – 100 m3/h IV Thiết bị san nền 1 Ô tô vận chuyển 1.1 Ôtô tự đổ KAMAZ 5511,55111 20 10 tấn 1.2 Ôtô tự đổ HUYNDAI 30 15 tấn 1.3 Ô tô vận chuyển - Dong Feng 20 15 tấn 2 Máy ủi Máy ủi: CAT D6R CAT D7R FIAT 14C T170 11 02 02 04 03 185 HP 258 HP 140 HP 170 HP 3 Máy xúc Máy xúc: CAT 345, PC450 KOMATSU PC 300; PC 310 PW 100 08 02 04 02 2 m3 1,2 m3 0,8 m3 4 Máy đầm các loại Máy đầm: Sakai SV 512 Bomag BW 212 Bomag BW 213 Komatsu W 900D RG 217 09 02 02 01 01 02 01 24 tấn 24 tấn 28 tấn 16 tấn 26 tấn 16 tấn 5 Thiết bị khác 5.1 Máy san DZ 98; KOMATSU; MITSUBISHI 4 250 CV 5.2 Lu lốp RG 217 2 16 tấn 5.3 Máy lu bánh lốp 1 15 tấn 5.4 Máy lu bánh thép 2 15 tấn 5.5 Máy rảI bê tông nhựa 1 600T/h 5.6 Cạp lốp D357 4 11m3 V Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, gạch block, ống cống 1 Nhà máy sản xuất gạch Block: Rometa (Tây Ban Nha), Masa - Handuk (Đức - Hàn Quốc) 3 10 triệu viên/năm gạch tiêu chuẩn 2 Nhà máy SX ống cống BTCT 1 10.000 md/năm VI Lĩnh vực khai thác đá , máy khoan - trạm nghiền 1 Khoan đá 3 F60 - F105 mm 2 Dây chuyền nghiền sàng đá, cát nhân tạo 2 350 tấn/h VII Và một số thiết bị phục vụ đổ bê tông, gia cố nền móng và xây dựng công trình khác…. (Nguồn: Licogi 13) d. Năng lự._.c tài chính Năng lực tài chính của nhà thầu thể hiện qua khả năng đảm bảo về vốn khi thi công công trình. Khi xem xét lựa chọn nhà thầu, bên cạnh việc đánh giá thông qua giá bỏ thầu và biện pháp thi công mà nhà thầu đưa ra, chủ đầu tư còn căn cứ vào năng lực tài chính để chọn ra nhà thầu có đủ năng lực hoàn thành các công việc đã đề ra. Một nhà thầu có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng thực hiện những công trình đòi hỏi vốn lớn, và có thể cung cấp vốn một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo quá trình thi công được diễn ra liên tục, từ đó đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Ngược lại, một nhà thầu với khả năng ứng vốn là 0 thì cũng khó có thể đảm bảo rằng trong quá trình thi công sẽ không gặp tình trạng thiếu vốn dẫn đến dở dang, đình trệ công trình. Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính mạnh còn giúp cho nhà thầu có điều kiện áp dụng những máy móc hiện đại và công nghệ tiến bộ nhất vào thi công, đó là cơ sở cho việc giảm giá chào thầu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp có thể được đánh giá thông qua các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán như bảng tóm tắt tài sản, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng tổng kết sản lượng và doanh thu…Thậm chí thông qua danh sách các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp, chúng ta cũng có thể đánh giá được tình hình và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Từ các báo cáo tài chính đã nêu ở trên, chúng ta cũng có thể thấy LICOGI 13 đủ năng lực tham gia vào các công trình ở nhiều quy mô khác nhau vì công ty có năng lực tài chính lớn mạnh và ổn định qua các năm. Chúng ta cũng có thể đánh giá điều này thông qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Tỷ lệ tốc độ tăng của sản lượng và doanh thu trong 3 năm 2005-2007 Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy sản lượng và doanh thu gia tăng theo thời gian. Điều đó thể hiện sự phát triển không ngừng của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng đồng nghĩa với việc tiềm lực tài chính của nhà thầu ngày càng lớn mạnh. e. Uy tín của nhà thầu Uy tín là mức độ tín nhiệm của nhà thầu đối với các nhà đầu tư. Nó là một loại tài sản vô hình rất khó định giá. Tương tự như thương hiệu của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đơn thuần, uy tín của một doanh nghiệp xây dựng quyết định lòng tin của chủ đầu tư đối với doanh nghiệp đó. Như vậy uy tín có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu. Uy tín của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và một nhà thầu nói riêng có thể được lượng hoá thông qua số năm kinh nghiệm hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn. Đối với LICOGI 13, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Bảng tổng kết kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động STT Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 1 xây dựng chuyên dụng 46 2 Đào đất, khoan đá, nổ mìn 41 3 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 41 4 Gia công cơ khí 31 5 Sản xuất vật liệu xây dựng 31 6 Xây dựng các công trình giao thông 39 7 Xây dựng các công trình thuỷ lợi 16 8 Xây dựng các công trình nguồn điện, đường dây và trạm biến thế 16 9 Cho thuê thiết bị, kinh doanh vật tư, phụ tùng thay thế cho các thiết bị thi công, đại lý VLXD 12 10 Kinh doanh nhà và cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp và đô thị 7 ( Nguồn: tự tổng hợp) Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì việc xây dựng và củng cố uy tín cũng là mục tiêu đặt ra ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động. Đối với nhà đầu tư, uy tín của các nhà thầu là một trong những căn cứ để xét thầu. Đối với bản thân mỗi nhà thầu thì uy tín có được từ số năm kinh nghiệm mà nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực đó. Giá trị kinh nghiệm được tích luỹ và ngày càng được nâng cao theo thời gian. Nó mang lại cho nhà thầu những bài học vô giá, từ đó nhà thầu có thể đúc kết những giải pháp phù hợp, khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh của mình so với đối thủ cạnh tranh. Kinh nghiệm tích luỹ cũng giúp cho nhà thầu chủ động, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong thực tế. Sau một nửa thế kỷ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, LICOGi 13 đã gây dựng và củng cố uy tín cho mình trên cơ sở đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình mà công ty đã thi công. Về mặt tiến độ, đa số các công trình đều đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Về mặt chất lượng, công ty cũng thực hiện tốt từ công tác thiết kế kiến trúc đến việc đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng nguyên vật liệu và độ an toàn công trình xây dựng. Nhờ đó, sau gần 50 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các công trình với nhiều quy mô khác nhau, công ty đã xây dựng được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường. f. Chất lượng HSDT Có thể nói chất lượng HSDT là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất tới kết quả của hoạt động tham dự thầu. HSDT là sản phẩm của cả một quá trình nghiên cứu và soạn thảo. Nó là kết quả của quá trình phối kết hợp giữa nhiều phòng ban, bộ phận, giữa năng lực hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhân sự. Qua một bộ HSDT có tính khả thi có thể đánh giá được nội lực của nhà thầu: một đội ngũ nhân sự có trình độ, hệ thống máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn, có tiềm lực tài chính vững mạnh và có uy tín. Chất lượng của một bộ HSDT phải được đánh giá trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức Về mặt nội dung, HSDT trước hết phải đảm bảo trình bày đầy đủ các yêu cầu công việc cũng như các yêu cầu khác đã nêu trong HSMT. Thông thường đối với mỗi gói thầu, các yêu cầu này đã được quy định chi tiết và rõ rang trong HSMT. Do đó trước khi lập HSDT đòi hỏi cán bộ đấu thầu phải nghiên cứu kỹ HSMT để chuẩn bị đầy đủ những nội dung cần thiết. Song song với nó, một bộ HSDT cũng cần trình bày đầy đủ các nội dung theo quy định về HSDT xây lắp đã được quy định trong luật đấu thầu Việt Nam. Để làm được điều này đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác soạn thảo HSDT phải có trình độ hiểu biết không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà còn phải nắm rõ quy trình soạn thảo và các yêu cầu cụ thể đối với một bộ HSDT. Điều đó đồng nghĩa với việc cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp lập HSDT phải được trang bị kĩ năng vững chắc trong lĩnh vực đấu thầu, thành thạo kĩ năng lập HSDT và có nhiều kinh nghiệm trong công tác này. Bên cạnh nội dung, không thể không chú ý tới hình thức của HSDT. Một bộ hồ sơ tốt không chỉ cần đảm bảo về mặt nội dung mà còn phải hoàn chỉnh về mặt hình thức. Cần đặc biệt chú ý tới cách sắp xếp, trình bày thông tin để tạo thuận lợi cho bên mời thầu trong việc đánh giá HSDT, tránh tình trạng trình bày lộn xộn dẫn tới việc hiểu thiếu, hiểu sai về nhà thầu. Việc có được một bộ HSDT mang tính khả thi là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng chi phối đến khả năng thắng thầu của công ty. Mà chất lượng của bộ hồ sơ này lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo HSDT. Do đó công ty đã rất chú trọng trong việc tuyển chọn và sử dụng nhân sự cho phòng kinh tế- kĩ thuật- đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện công tác đấu thầu. Và với tỷ lệ trúng thầu trên dưới 70%, thậm chí gần 80% trong năm 2007 chúng ta có thể đánh giá phần nào hiệu quả công tác lập HSDT của công ty LICOGI 13. Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu, trong đó bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan. Chúng ta có thể khái quát lại qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu Tiềm lực TC Đối thủ, đối tác MT LP ngành nghề KD Khả năng thắng thầu NNL MMTB uy tín HSDT cơ cấu tổ chức 1.2.2- Quy trình và nội dung các giai đoạn trong quy trình tham dự thầu Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và sau gần 5 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, LICOGI 13 đã xây dựng cho mình một mô hình về quy trình tham dự thầu, có thể khái quát hóa qua sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình : Khách hàng, Chủ đầu tư Gửi yêu cầu, Thông báo mời thầu Nhận yêu cầu Xem xét Gửi thông báo từ chối + - Ký hợp đồng Nhận chỉ định thầu Đấu thầu Thi công Nghiệm thu Bàn giao Thanh toán, thanh lý hợp đồng Lập và gửi hồ sơ năng lực cho Chủ đầu tư Mua hồ sơ mời thầu Kế hoạch chuẩn bị hồ sơ thầu Lập hồ sơ thầu Duyệt GĐ và nộp hồ sơ thầu Tham dự mở thầu Trúng thầu ? Lưu hồ sơ + - Kết thúc 1.2.2.1.Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng - Các yêu cầu khách hàng có thể bao gồm thông báo mời thầu, chỉ định thầu,... được chuyển đến Công ty dưới mọi hình thức. Các yêu cầu của khách hàng được thể hiện dưới dạng Fax, công văn, điện thoại hoặc giao dịch trực tiếp. Người nhận yêu cầu của khách hàng phải ghi vào Sổ tiếp nhận yêu cầu khách hàng (BMKT 720-01). - Sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, người nhận phải thông báo lại nội dung cho trưởng Phòng KTKT xem xét. 1.2.2.2. Xem xét yêu cầu của khách hàng để tiếp thị đấu thầu : Việc xem xét yêu cầu của khách hàng chính là tìm hiểu thông tin liên quan đến gói thầu. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng. Nó giúp cho nhà thầu nắm bắt được các thông tin cần thiết ban đầu như tên nhà đầu tư, tên của bên mời thầu, công việc chính của gói thầu, và có thể là nguồn vốn thực hiện dự án. Các thông tin này cần thực sự chính xác và đáng tin cậy. Từ những thông tin ban đầu về gói thầu, nhà thầu sẽ tiến hành phân tích xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu hay không, nếu trúng thầu thì việc thực hiện gói thầu trong tình hình thị trường như vậy có thể mang lại lợi nhuận hay không ? Những thông tin và đánh giá bước đầu như vậy sẽ là cơ sở để công ty đưa ra quyết định có tham dự gói thầu hay không. Việc tìm hiểu và đánh giá thông tin là vô cùng quan trọng. Nó giúp công ty nắm bắt được những cơ hội tốt và loại bỏ những gói thầu không khả thi. Việc làm tốt công tác này sẽ giúp nhà thầu tránh được tình trạng tham dự thầu tràn lan gây lãng phí nguồn lực, đồng thời bỏ lỡ cơ hội do không nắm bắt được tín hiệu thị trường. Đối với thông tin về các gói thầu, LICOGI 13 đã tiến hành tìm hiểu, thu thập từ nhiều nguồn như : Từ các phương tiện thông tin đại chúng Từ tổng công ty LICOGI Từ các đối tác tin cậy Đối với các gói thầu cạnh tranh hạn chế, công ty cũng cần tìm hiểu, phân tích yêu cầu của khách hàng để ra quyết định cuối cùng - Các yêu cầu khách hàng có thể bao gồm thông báo mời thầu, chỉ định thầu,... được chuyển đến Công ty dưới mọi hình thức. Các yêu cầu của khách hàng được thể hiện dưới dạng Fax, công văn, điện thoại hoặc giao dịch trực tiếp. Người nhận yêu cầu của khách hàng phải ghi vào Sổ tiếp nhận yêu cầu khách hàng Trưởng phòng KTKT xem xét các yêu cầu của khách hàng, khai thác tìm hiểu để có được những thông tin cần thiết về dự án bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung dưới đây: + Loại công trình: Tên công trình, địa điểm, quy mô công trình + Chủ đầu tư + Nguồn vốn + Tư vấn thiết kế, Tư vấn đấu thầu + Hình thức đấu thầu + Số lượng nhà thầu tham gia + Thời gian mở thầu + Tiêu chuẩn kỹ thuật + Tiến độ thi công + Tổng mức đầu tư, dự toán công trình Lợi thế của Công ty trong mối quan hệ với Chủ đầu tư, tư vấn. Kết quả xem xét được người xem xét ghi và ký vào Sổ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng - Trường hợp không chấp nhận: trưởng phòng KTKT thông tin với khách hàng về lý do không chấp nhận để có thể đàm phán lại với khách hàng. - Trường hợp chấp nhận: + Trường hợp nhận chỉ định thầu , nếu Tổng Công ty ký hợp đồng, sẽ giao xuống Công ty thông qua hình thức Quyết định giao nhiệm vụ, Hợp đồng kinh tế hoặc Công ty có thể nhận chỉ định thầu trực tiếp từ Chủ đầu tư. Giám đốc Công ty là người trực tiếp nhận chỉ định thầu và giao cho phòng KTKT triển khai thực hiện. Trong trường hợp Chủ đầu tư có yêu cầu, trưởng phòng KTKT lập hồ sơ năng lực của Công ty, trình Giám đốc phê duyệt và gửi cho Chủ đầu tư xem xét. Nếu hai bên thống nhất sẽ tiến hành ký kết hợp đồng + Trường hợp đấu thầu, quy trình tham dự thầu được tiếp tục thực hiện theo trình tự sau: 1.2.2.3.. Mua và nghiên cứu HSMT Sau khi phân tích và đưa ra quyết định sẽ tham dự thầu, Trưởng phòng KTKT (hoặc người được uỷ quyền) tiến hành mua hồ sơ mời thầu theo địa chỉ trong thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu. HSMT là căn cứ để lập HSDT. Trưởng phòng kinh tế kĩ thuật phân công nhiệm vụ nghiên cứu HSMT cho người có năng lực để bóc tách những nội dung cần chuẩn bị trong HSDT 1.2.2.4. Lập và trình duyệt HSDT * Phương pháp lập HSDT : - Hồ sơ pháp lý : + Đơn dự thầu + Bản liên danh, nhà thầu phụ (nếu có) + Giấy uỷ quyền (nếu có) + Bảo đảm dự thầu + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh - Hồ sơ năng lực kinh nghiệm : + Giới thiệu chung về công ty + Hồ sơ năng lực + Bảng kê khai năng lực tài chính + Cam kết huy động vốn + Bảng kê khai máy móc thiết bị + Bố trí nhân lực phục vụ gói thầu + Tổ chức hiện trường - Thiết kế tổ chức thi công : + Giới thiệu chung về gói thầu, về căn cứ để lập biện pháp tổ chức thi công, kiến nghị của nhà thầu... + Biện pháp tổ chức thi công : khái quát về công trình, biện pháp thi công tổng thể, biện pháp tổ chức thi công chi tiết, biện pháp đảm bảo chất lượng, biểu tiến độ thi công... + Trình tự và nội dung các bước lập thiết kế tổ chức thi công ۰Nghiên cứu toàn diện về công trình và các điều kiện liên quan : quy mô công trình, các công nghệ mang tính định hướng , điều kiện tự nhiên vùng mà công trình sẽ được xây dựng, các điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết… Với công trình cầu cần đặc biệt quan tâm đến mùa lũ để tránh thi công kết cấu phần dưới, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công . Đồng thời cần nghiên cứu khả năng khai thác tại chỗ và khả năng cung ứng nguyên vật liệu và dịch vụ của các nhà cung cấp. ۰Phân tích công trình theo cơ cấu hạng mục Việc phân nhỏ công tác thi công từng hạng mục cần đảm bảo tôn trọng những ràng buộc mang tính công nghệ và đảm bảo các điều kiện thi công sao cho đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế. ۰ Đề xuất các biện pháp thi công Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, các điều kiện ảnh hưởng đến thi công và nắm được trình tự thi công các hạng mục, tiến hành đề xuất biện pháp kỹ thuật thi công và biện pháp tổ chức thi công cho từng hạng mục. ۰ Lập danh mục công việc và tính toán khối lượng công tác Thống kê lại các hạng mục và đầu công việc trong các hạng mục đó, tiến hành tính toán khối lượng công tác với từng khâu chi tiết do từng phương tiện sản xuất phụ trách. Kết hợp với định mức năng suất của các phương tiện sản xuất cũng như định mức sử dụng vật tư có liên quan đến quá trình công nghệ thi công các hạng mục để xác định được số lượng vật tư cần thiết, số công lao động và số ca máy. ۰ Lập tiến độ thi công Trên thực tế, thời gian thi công công trình luôn bị khống chế, cần tính toán thời gian thi công từng hạng mục và cả công trình sao cho đáp ứng đúng thời hạn hoàn thành đã cam kết khi lập hồ sơ dự thầu. Để quản lý tiến độ, thường sử dụng sơ đồ ngang và sơ đồ mạng. ۰ Lựa chọn phương án tổ chức thi công Với các điều kiện thi công khác nhau, có thể chọn các biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công khác nhau, có thể tổ chức lực lượng thi công khác nhau. Việc so sánh các phương án nhằm chọn ra được phương án đem lại hiệu quả nhiều mặt cho các bên tham gia. Để đánh giá so sánh một cách toàn diện thường phải dùng nhiều chỉ tiêu so sánh từ đó chọn ra phương án hiệu quả nhất. + Thiết kế tổng mặt bằng thi công Để thiết kế tổng mặt bằng, nhà thầu phải đưa ra được tổ chức, bố trí công trường xây dựng, những giải pháp thi công, sơ đồ bố trí dây chuyền công nghệ, thông qua đó phần nào thể hiện được trình độ tổ chức thi công, năng lực thi công của nhà thầu. ۰ Yêu cầu khi thiết kế tổng mặt bằng thi công Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng thi công: ▫ Tiết kiệm sử dụng đất tạm thời để tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí thuê sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý sản xuất trên công trường. ▫Phải chọn phương án bố trí tổng mặt bằng sao cho chi phí vận chuyển trong sản xuất là thấp nhất. Muốn vậy, cần bố trí hệ thống kho bãi, các cơ sở sản xuất phụ trợ, hệ thống đường công vụ một cách hợp lý. ▫Giảm chi phí tối đa cho công tác xây dựng công trình phụ tạm bằng cách triệt để tận dụng các công trình, các nhà cửa sẵn có, cần tận dụng các công trình vĩnh cửu đáp ứng phục vụ tạm; sử dụng các nguồn vật liệu, các dịch vụ sẵn có của địa phương. ▫Phải tuyệt đối tuân thủ công tác an toàn, phòng chống cháy nổ. ▫ Phải làm rõ các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường trong khu vực. ۰Căn cứ thiết kế tổng mặt bằng thi công Khi thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình cần nghiên cứu, nắm vững những tài liệu, số liệu sau: ▫Bản vẽ quy hoạch mặt bằng của dự án xây dựng; ▫ Các bản vẽ, số liệu về: Vị trí công trình trên bản đồ quy hoạch khu vực, bản đồ, bình đồ khu vực thi công, vị trí các công trình đã được xây dựng trong phạm vi thi công, điều kiện về địa chất, thủy văn khu vực thi công để bố trí các kho vật liệu, các bến bãi cho hợp lý. ▫Tổng tiến độ thi công công trình. ▫Công nghệ thi công và các phương án thi công các hạng mục chủ yếu. ▫Kế hoạch cung ứng, chu kỳ dự trữ vật liệu, bán thành phẩm, phương thức cung ứng và vận chuyển. ▫Các loại hạng mục cần xây dựng tạm. ▫Các hướng dẫn về thiết kế tổng mặt bằng thi công, các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế các công trình tạm trên công trường, các quy chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, các quy định, kí hiệu bản vẽ… ۰ Nội dung và trình tự thiết kế tổng mặt bằng xây dựng Nội dung thiết kế tổng mặt bằng, bao gồm: ▫Xác định vị trí công trình vĩnh cửu. ▫ Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ công trường (đường công vụ). ▫Thiết kế hệ thống bến, kho bãi vật liệu, cấu kiện. ▫Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. ▫ Thiết kế các xưởng sản xuất phụ trợ. ▫Thiết kế nhà tạm trên công trường. ▫Thiết kế mạng lưới cấp nước, thoát nước. ▫Thiết kế mạng lưới cấp điện. ▫Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ môi trường. Trình tự thiết kế được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung, mang tính quy hoạch toàn bộ mặt bằng công trường sẽ được xây dựng phục vụ thi công công trình. Giai đoạn 2: Thiết kế chi tiết tổng mặt bằng xây dựng. - Lập đơn giá dự thầu Trong hồ sơ dự thầu kèm theo bảng giá dự thầu, bắt buộc phải có phân tích đơn giá chi tiết cấu thành đơn giá dự thầu của các khối lượng xây lắp trong bản tiên lượng mời thầu. Tiến hành lập đơn giá cho từng hạng mục, đơn giá chi tiết của mỗi hạng mục công việc gồm có các thành phần chi phí sau: ▫Chi phí trực tiếp (T); ▫Chi phí chung (C); ▫Thu nhập chịu thuế tính trước (TNCT); ▫Thuế giá trị gia tăng (VAT); ▫Chi phí khác phân bổ (K). Quy trình tính toán Chi phí trực tiếp (T): T = VL + NC + M +TT Trong đó: VL: Chi phí vật liệu; NC: Chi phí nhân công; M: Chi phí máy thi công; TT: Trực tiếp phí khác. ►Chi phí vật liệu: Khi tính toán chi phí vật liệu, thường sử dụng bảng báo giá vật liệu đến hiện trường xây dựng do địa phương ban hành. Tuy nhiên, trường hợp người lập dự toán không sử dụng báo giá, hoặc có những vật liệu không có trong báo giá thì cần xác định đơn giá vật liệu theo các thông tư, quy định hiện hành. ►Chi phí nhân công: Đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng của công nhân được xác định theo công thức: Lương cấp bậc + Phụ cấp lương, lương phụ Lương ngày = ---------------------------------------------------------- Số ngày làm việc trong tháng (n) ►Chi phí máy thi công: Có thể sử dụng bảng báo giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình của địa phương hoặc tính toán đơn giá ca máy theo thông tư hướng dẫn số 07/2007/TTTBXD Ngày 25/7/2007. ►Trực tiếp phí khác: Là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công: TT= 1,5%x(VL+NC+M) Chi phí chung (C): Bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. C = (Tỷ lệ %)x(Chi phí trực tiếp) Thu nhập chịu thuế tính trước ( TNCT): TNCT = (Tỷ lệ %)x(T+C) Tỷ lệ % của thu nhập chịu thuế tính trước theo quy định là 6%(Theo thông tư 05/2007/TT>BXD Ngày 25/7/2007) Giá trị dự toán trước thuế (G): Là giá trị dự toán chưa xét đến thuế giá trị gia tăng trong đơn giá. G = T+C+TNCT Thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT = 10%xG Giá trị dự toán sau thuế (GXD): Giá trị dự toán sau thuế bằng tổng tất cả các thành phần trên, đây là giá trị dự toán của hạng mục công trình mà chưa kể đến các thành phần lợi nhuận, các yếu tố rủi ro, trượt giá… GXD = G + VAT Chi phí khác phân bổ (K): Đây chính là thành phần chi phí do nhà thầu tự phân bổ trong cách tổ chức quản lý thi công và hoạt động của doanh nghiệp mình. K = (Tỷ lệ %)xGXD Tỷ lệ % của chi phí khác phân bổ do các nhà thầu tự quy định sao cho vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa đưa ra được một đơn giá hợp lý để trúng thầu. Thường tỷ lệ này lấy là 2%. Đơn giá dự thầu của hạng mục (GDT): GDT = GXD + K Sau khi có được đơn giá dự thầu của từng hạng mục, nhân đơn giá với khối lượng mời thầu để ra thành tiền của mỗi hạng mục, tính tổng tất cả các hạng mục lại sẽ được giá dự thầu của toàn bộ công trình. *Quá trình lập HSDT : Người được Trưởng phòng KTKT giao chủ trì gói thầu lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Trong kế hoạch phải nêu rõ: - Nội dung cần thực hiện - Người hoặc bộ phận thực hiện - Thời gian hoàn thành Trưởng phòng KTKT trình Giám đốc duyệt kế hoạch và phân phối tới các bộ phận, phòng ban liên quan để thực hiện. Thực hiện kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu Các cá nhân và phòng ban tiến hành thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo đúng nội dung và thời gian nêu trong kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phối hợp với các đơn vị khác, nếu cần thiết báo cáo Giám đốc để giải quyết. Nội dung cụ thể của việc chuẩn bị hồ sơ thầu như sau: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật chủ trì và thực hiện soạn thảo các tài liệu về: Đơn dự thầu Thông tin chung Hồ sơ kinh nghiệm Giải pháp kỹ thuật và Biện pháp thi công Biện pháp đảm bảo an toàn Sơ đồ Tổ chức hiện trường Bố trí nhân sự thực hiện dự án Bố trí Thiết bị thi công Tiến độ thi công Dữ liệu liên danh (nếu có) Tính giá dự thầu Điều kiện thanh toán và thương mại Các tài liệu khác nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu Phòng Kế toán tài chính: Bảo lãnh dự thầu Số liệu tài chính Bản báo cáo quyết toán tài chính. Phòng Tổ chức hành chính: Cấp các tài liệu về Tư cách pháp lý có công chứng gồm Đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập doanh nghiệp. Cấp Văn bằng, chứng chỉ của các cá nhân chủ chốt thực hiện dự án (nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu) Việc lập hồ sơ dự thầu do các phòng trong Công ty thực hiện. Nhân viên lập các tài liệu dự thầu được lựa chọn phải là chuyên gia am hiểu lĩnh vực được phân công soạn thảo. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về chất lượng và tiến độ lập hồ sơ, phòng KTKT có thể đề nghị Giám đốc Công ty phê duyệt cho phép thuê chuyên gia. Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu nếu các điểm trong hồ sơ mời thầu chưa rõ, Phòng KTKT soạn thảo trình Giám đốc ký thư gửi Chủ đầu tư về việc đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu. Tổng hợp hồ sơ dự thầu Căn cứ vào kế hoạch, chủ trì gói thầu đôn đốc các đơn vị hoàn thành công việc theo đúng thời hạn được giao. Tiến hành thu thập tất cả hồ sơ của các đơn vị để xem xét và tổng hợp. Kiểm tra, hoàn chỉnh đóng quyển và phê duyệt: Các tài liệu của hồ sơ dự thầu sau khi hoàn thành được trưởng phòng KTKT phối hợp với trưởng các đơn vị liên quan kiểm tra, soát xét và trình Giám đốc ký phê duyệt. Trường hợp Phó Giám đốc ký phê duyệt phải có Giấy uỷ quyền. Đóng bộ hồ sơ dự thầu: Sau khi Giám đốc Công ty ký các tài liệu của hồ sơ dự thầu, chủ trì gói thầu tiến hành sao hồ sơ với số lượng bản sao theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu (thông thường từ 4 - 5 bộ). Các bộ bản sao và gốc phải được đóng riêng thành từng bộ và ngoài bìa phải ghi rõ “Bản gốc” hoặc “Bản sao” Trình bày hồ sơ dự thầu: Hồ sơ dự thầu được đóng thành quyển. Có thể đóng thành một hoặc nhiều quyển theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và phải có một bản sao để lưu tại Phòng Kinh tế -Kỹ thuật. Hồ sơ được sắp xếp theo đúng thứ tự yêu cầu của hồ sơ mời thầu, và được đánh số trang từ 1 đến hết. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu không nêu thứ tự thì xắp xếp theo thứ tự sau: Danh mục tài liệu - Đơn dự thầu - Bảo lãnh dự thầu - Tài liệu về pháp lý - Thông tin về Công ty - Tài liệu về năng lực - Biện pháp thi công - Tiến độ - Giá dự thầu. Các bộ hồ sơ phải có trang bìa chính cho từng quyển, ngoài ra mỗi mục đều có phân trang. Nội dung trang bìa: Bìa chính ghi theo mẫu của Hồ sơ mời thầu, trường hợp trong hồ sơ mời thầu không nêu thì ghi như sau : Tiêu đề quyển chữ “ Hồ sơ dự thầu” cỡ lớn, Bản sao hoặc Bản gốc, tên công trình, tên và địa chỉ nơi nhận, tên và địa chỉ nhà thầu. Các bìa riêng của các tài liệu trong hồ sơ chỉ ghi tên tài liệu Yêu cầu hồ sơ phải đầy đủ các nội dung theo chỉ dẫn của hồ sơ mời thầu, trình bày đẹp, rõ ràng. Trước khi niêm phong hồ sơ phải được kiểm tra kỹ các nội dung tránh nhầm lẫn và sai số. Hồ sơ sau khi đóng quyển tiến hành bao gói. Các quyển hồ sơ được bọc kín hoặc để trong hộp. Ngoài bao gói được ghi tên hồ sơ, tên và địa chỉ nơi nhận, tên và địa chỉ nhà thầu. Tiến hành niêm phong hồ sơ bằng giấy niêm phong có đóng dấu của Công ty. Bảo mật hồ sơ: Hồ sơ dự thầu chỉ những người được phân công thực hiện biết được các số liệu. Các thành viên tham gia soạn thảo không được để lộ các số liệu ra bên ngoài. “ Thư giảm giá” là tài liệu duy nhất không sao và chỉ do Giám đốc Công ty hoặc người được uỷ quyền ghi giá, được đưa vào phong bì dán kín trước khi đưa bộ phận đóng gói hồ sơ. 1.2.2.5. Nộp HSDT và tham dự mở thầu * Nộp hồ sơ dự thầu: Hồ sơ dự thầu sau khi đã đóng gói được gửi đến địa chỉ nơi nhận theo hồ sơ mời thầu. Phương thức nộp: Nộp trực tiếp tại nơi nhận: Cán bộ phòng KTKT đưa hồ sơ đến nơi nhận theo đúng thời gian và địa điểm trong hồ sơ mời thầu. Khi nộp hồ sơ cần lập biên bản giao hồ sơ. Gửi qua đường bưu điện: áp dụng trong trường hợp nơi nhận ở xa và hồ sơ mời thầu cho phép. Việc gửi qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh có báo phát.. * Tham dự mở thầu: Công ty cử đoàn tham dự hội nghị mở thầu có mặt tại địa điểm và đúng thời gian theo thông báo của hồ sơ mời thầu. Thành phần đoàn gồm: Giám đốc Công ty hoặc người được Giám đốc uỷ quyền làm trưởng đoàn và có thể các thành viên khác tham dự gồm: trưởng phòng KTKT, cán bộ phòng KTKT, phụ trách đơn vị dự kiến thi công. Trường hợp Giám đốc Công ty không có mặt khi cử người thay thế phải có giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu. Giám đốc Công ty hoặc người được uỷ quyền ký biên bản mở thầu và các tài liệu khác. Khi không thành lập đoàn tham dự mở thầu cần gửi văn bản thông báo cho bên mời thầu biết (theo FAX, hoặc bưu điện) theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu * Nhận thông báo kết quả đấu thầu: 2 trường hợp Không trúng thầu: Phòng KTKT tiến hành phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp cải tiến. Các đề xuất cải tiến được lập thành văn bản và trình Giám đốc công ty phê duyệt Trúng thầu: Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trưởng phòng KTKT tiến hành liên hệ với Bên mời thầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Sau khi thống nhất các nội dung chi tiết của hợp đồng tiến hành ký kết hợp đồng. 1.2.2.6. Ký kết và thực hiện hợp đồng Phòng Kinh tế Kỹ thuật giúp Giám đốc Công ty hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc soạn thảo, quản lý thực hiện các Hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Giám đốc Công ty nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp lệnh HĐKT và quy định của Tổng Công ty, Công ty về phân cấp quản lý HĐKT. Chỉ được ký kết và thực hiện HĐKT khi đã thực hiện đầy đủ quy chế đấu thầu hoặc có quyết định giao thầu. Cần kiểm tra xác định rõ nguồn vốn, khả năng thanh toán, các điều kiện thanh toán, quyết toán và các điều khoản khác Sau khi nhận chỉ định thầu hoặc hợp đồng kinh tế được ký kết, Giám đốc Công ty sẽ giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc thực hiện hợp đồng. Quá trình tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao được thực hiện theo Qui trình Kiểm soát quá trình thi công công trình, nghiệm thu và bàn giao Sau khi kết thúc hợp đồng, Phòng KTKT cùng với phòng Kế toán tài chính tổ chức thanh toán và thanh lý hợp đồng. Việc thanh toán được thực hiện theo điều khoản của hợp đồng Sửa đổi hợp đồng Đây không phải là công việc mà bất cứ gói thầu nào cũng có. Nó chỉ bắt buộc đối với các gói thầu mà khách hàng có yêu cầu sửa đổi một số chi tiết của gói thầu không nêu trong hợp đồng Lưu đồ sửa đổi hợp đồng KHÁCH HÀNG TIẾP NHẬN YÊU CẦU CHẤP NHẬN SĐ CHẤP NHẬN, THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH + _ _ + ĐÀM PHÁN THÔNG BÁO CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN GIẢI QUYẾT THEO HỢP ĐỒNG _ + XEM XÉT PHÁT SINH CHI PHÍ KHÔNG CHẤP NHẬN * Tiếp nhận yêu cầu sửa đổi Yêu cầu sửa đổi hợp đồng của khách hàng cũng có thể được gửi đến công ty bằng văn bản, bằng Fax, điện thoại hoặc giao dịch trực tiếp. Người nhận yêu cầu của khách hàng phải ghi vào Sổ tiếp nhận yêu cầu khách hàng - Sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, người nhận phải thông báo lại nội dung cho trưởng Phòng KTKT xem xét. * Xem xét yêu cầu sửa đổi Phòng Kinh tế - Kỹ thuật trực tiếp xem xét yêu cầu sửa đổi của khách hàng. Nội dung xem xét được thực hiện tương tự như khi nghiên cứu thông tin về gói thầu. Kết quả xem xét được ghi vào Sổ nhận yêu cầu khách hàng và trình Giám đốc Công ty phê duyệt. * Xử lý yêu cầu sửa đổi Trường hợp công ty không chấp nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng, Phòng KTKT gửi thông báo từ chối khách hàng. Trường hợp yêu cầu sửa đổi của khách hàng có thể chấp nhận được, Phòng KTKT tính toán chi phí phát sinh. Nếu không phát sinh chi phí, Phòng KTKT thoả thuận với khách hàng để điều chỉnh hợp đồng với khách hàng, có thể lập Hợp đồng mới hoặc phụ lục hợp đồng theo biểu mẫu, trình Giám đốc Công ty (hoặc người được Giám đốc Công ty uỷ quyền) phê duyệt. Đồng thời thông báo đến các._.ệc tiếp tục nâng cao uy tín, chủ động tìm kiếm và làm chủ những dự án lớn, công ty sẽ phấn đấu trở thành một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh địa ốc, phấn đấu cổ phiếu được giao dịch trên TTCK trước năm 2010. Đây là một quyết định đúng đắn thể hiện khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường của ban lãnh đạo công ty. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới được cụ thể hóa như sau : - Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh : Một là, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình mới đối với các ngành nghề truyền thống như xây dựng hạ tầng và xử lý nền móng. Hai là, nghiên cứu phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng, chú trọng sản phẩm bê tông với định hướng xu thế bước đi thích hợp theo phát triển của thị trường và phù hợp xu thế phát triển chung. Ba là, chú trọng đầu tư và nâng cao năng lực xây dựng dân dụng nhà cao tầng, xây dựng công trình ngầm. Bốn là, tiếp tục tìm kiếm các dự án, các cơ hội đầu tư để tự đầu tư liên doanh, liên kết, tạo hiệu quả vốn đầu tư, chủ động tạo việc làm cho lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu, - Đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh : + Nâng cao năng lực máy móc thiết bị hiện có, đầu tư mới vào các thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của các công trình có quy mô lớn, kĩ thuật phức tạp. + Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xây dựng môi trường làm việc tốt tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác và cống hiến cho công việc + Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cho quá trình phát triển lâu dài và vững chắc của công ty. Tăng cường vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để đạt tỷ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản trên 30%, dần tiếp cận và niêm yết cổ phiếu trên TTCK, liên doanh hợp tác góp vốn để huy động vốn cho đầu tư phát triển. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần LICOGI 13 Như đã phân tích ở trên, những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tham dự thầu của công ty LICOGI 13 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty: 2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình tham dự thầu : Theo dõi quy trình tham dự thầu của công ty qua « sơ đồ quy trình tham dự thầu », có thể rút ra một hạn chế : sơ đồ quy trình công ty đưa ra dường như chỉ phù hợp với các gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hoặc cạnh tranh hạn chế. Quy trình bắt đầu từ việc tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Điều này hoàn toàn không phù hợp với các gói thầu tổ chức đầu thầu theo hình thức cạnh tranh rộng rãi. Chính vì công ty đã áp dụng mô hình này cho cả các gói thầu cạnh tranh rộng rãi nên mới dẫn đến tình trạng thụ động trong việc tìm hiểu thông tin về gói thầu. Tuy đã hoạt động như một công ty hạch toán độc lập trong lĩnh vực xây dựng hơn 10 năm nay nhưng lề thói làm việc của một công ty con trực thuộc tổng công ty mẹ và hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin từ tổng công ty mẹ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Rõ ràng cách làm việc này không còn phù hợp với thực tế. Công ty cần chủ động, linh hoạt điều chỉnh quy trình tham dự thầu cho phù hợp với hình thức đấu thầu. Đối với hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi thì công tác tìm hiểu, thu thập thông tin là đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định tham dự thầu và đến kết quả sau này. Điều này đòi hỏi trong các gói thầu cạnh tranh rộng rãi, công tác thu thập, tìm hiểu thông tin phải được đặt lên hàng đầu. Một cách khái quát, đối với tất cả các hình thức đấu thầu, hoạt động tham dự thầu của công ty nên thực hiện đúng quy trình và có hiệu quả các công tác sau : - Thu thập thông tin về gói thầu - Mua và nghiên cứu HSMT - Lập và trình duyệt HSDT - Nộp HSDT và tham dự mở thầu - Ký kết và thực hiện hợp đồng - Sửa đổi hợp đồng 2.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu, đánh giá hồ sơ mời thầu Cần xem xét kỹ khi tham gia đấu thầu, cần có hồ sơ tài liệu một cách đầy đủ, chính xác, từ đó đưa ra quyết định có tham dự thầu hay không. Bài học này được rút ra từ việc công ty đã thua thầu một cách đáng tiếc trong một số gói thầu mà nguyên nhân thua thầu không được làm rõ. Từ đó đặt ra yêu cầu cụ thể với công tác nghiên cứu hồ sơ mời thầu như sau : Khi nhận được thông tin về việc tổ chức đấu thầu, trưởng phòng KTKT xem xét các yêu cầu của khách hàng, khai thác tìm hiểu để có được những thông tin cần thiết về dự án bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung dưới đây: + Loại công trình: Tên công trình, địa điểm, quy mô công trình + Chủ đầu tư + Nguồn vốn + Tư vấn thiết kế, Tư vấn đấu thầu + Hình thức đấu thầu + Số lượng nhà thầu tham gia + Thời gian mở thầu + Tiêu chuẩn kỹ thuật + Tiến độ thi công + Tổng mức đầu tư, dự toán công trình Lợi thế của Công ty trong mối quan hệ với Chủ đầu tư, tư vấn. Sau khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết nêu trên, các phòng ban có liên quan phân tích về khả năng thắng thầu khi tham dự thầu. Từ đó đi đến quyết định có tham dự thầu hay không. Một hạn chế có thể nhận thấy đối với vấn đề tổ chức nhân sự thực hiện công tác đấu thầu của công ty là công ty chưa có phòng chức năng riêng với các cán bộ kinh tế chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Trong thời gian tới, phòng kinh tế- kĩ thuật vẫn phải đảm nhiệm đồng thời chức năng này. Như vậy cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các phòng ban để trao đổi, phân tích, tổng hợp thông tin liên quan đến gói thầu. Phạm vi tìm hiểu thông tin bao gồm : - Tìm hiểu nhu cầu xây lắp, từ đó tiếp cận các gói thầu mới. - Tìm hiểu thông tin về giá cả, trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh chi phí kịp thời. Cần đặc biệt quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu vì nó liên quan đến giá vận chuyển, một trong các yếu tố có thể đẩy giá dự thầu lên cao. - Nhu cầu máy móc thiết bị và lao động : nên thuê ngoài hay vận chuyển đến công trình. - Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh : một hạn chế của công ty cổ phần LICOGI 13 là khi đã mua HSMT thì gần như chắc chắn sẽ tham dự mặc dù trong quá trình phân tích đã phát hiện ra nhiều hạn chế của mình so với đối thủ cạnh tranh. Điều này dẫn tới một kết quả xấu, gây lãng phí cả về thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực của công ty, mặc dù kết quả này gần như đã được dự tính trước. Như vậy, trong thời gian tới, công ty cần chú ý hơn trong việc đánh giá lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp đánh giá khả năng thắng thầu thấp so với các đối thủ thì nên rút lui ngay từ đầu để tránh lãng phí nguồn lực cho công ty. Để có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác, nhà thầu cần xây dựng mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định đầu tư và có trách nhiệm tổ chức đấu thầu, đồng thời tích cực tìm hiểu thông tin về gói thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Về mặt lâu dài, đối với vấn đề nhân sự, công ty cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ các cán bộ kinh tế chuyên môn về phân tích thị trường như phân tích biến động giá cả, phân tích báo cáo tài chính, phân tích và đánh giá rủi ro... 2.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu Trong tất cả các nhân tố tác động đến kết quả của hoạt động tham dự thầu thì chất lượng HSDT vẫn là nhân tố có ảnh hưởng quyết định nhất. Do đó, khi đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu thì không thể không chú ý tới các giải pháp nâng cao chất lượng HSDT. Về mặt quy trình, cần phân chia việc thực hiện lập HSDT làm ba mảng công việc chính : + Mảng kĩ thuật + Mảng tài chính + Mảng pháp lý Mảng tài chính là một nội dung đặc biệt quan trọng trong HSDT. Trong quá trình mở thầu, đây sẽ là nội dung được đưa ra xem xét đầu tiên, và có ảnh hưởng quyết định đến kết quả tham dự thầu. Khi chuẩn bị nội dung mảng tài chính, nhà thầu nên thực hiện theo quy trình sau : Sơ đồ : QUY TRÌNH CHUẨN BỊ NỘI DUNG MẢNG TÀI CHÍNH Khi thực hiện theo quy trình trên cần chú ý khi sau khi xác định giá dự thầu, nếu thấy giá không hợp lý với giá trị gói thầu hoặc với tiềm lực tài chính của công ty thì cần quay lại nghiên cứu, bóc tách lại bản tiên lượng để đưa ra giá dự thầu hợp lý hơn. Để có một bộ HSDT khả thi cần chuẩn bị tốt cả về mặt nội dung và hình thức - Về hình thức: cần có phương pháp sắp xếp các giấy tờ có liên quan, trình bày thông tin cần thiết một cách đầy đủ, rõ rang và khoa học, tránh gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc chấm điểm HSDT. - Về nội dung: HSDT cần trình bày đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của HSMT và các văn bản pháp quy có liên quan. Đặc biệt chú ý tới việc tính giá dự thầu. Theo kết quả thống kê, đa số các công trình trượt thầu đều xuất phát từ nguyên nhân giá dự thầu cao hơn nhà thầu khác. Từ đó giải pháp khắc phục chính là cần điều chỉnh lại giá dự thầu, bắt đầu từ các yếu tố cấu thành nên chi phí thực hiện gói thầu. Giá dự thầu của một gói thầu bao gồm các mảng chi phí lớn sau : - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí máy móc thiết bị Trên cơ sở đó, giải pháp được đưa ra dựa trên việc tính toán, điều chỉnh chi phí của từng mảng sao cho hợp lý, tối ưu nhất Đối với nguyên vật liệu : Trước khi tiến hành lập HSDT cần nghiên cứu giá cả nguyên vật liệu tại địa phương nơi công trình sẽ được thi công. Cần đảm bảo chắc chắn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong quá trình thi công nếu thắng thầu. Chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên giá dự thầu sẽ được tính theo giá nguyên vật liệu dự tính tại địa phương trong thời gian thi công công trình. Thông thường các nguyên vật liệu mua về thường là nguyên vật liệu thô, chưa qua xử lý. Việc tiến hành gia công và vận chuyển đến chân công trình cũng góp phần làm gia tăng giá thành nguyên vật liệu đầu vào một cách đáng kể. Do đó, việc đưa ra giải pháp để hạ chi phí này xuống mức thấp nhất có thể cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Một trong những giải pháp được đưa ra là tổ chức gia công và xử lý nguyên vật liệu thô ngay tại công trường để giảm chi phí vận chuyển. Đối với máy móc thiết bị  và lao động : Cần tính toán, so sánh giữa các phương án đi thuê máy móc và lao động tại địa phương với phương án di chuyển các nguồn lực này từ công ty đến công trường. Phương án nào có chi phí thấp nhất sẽ là phương án tối ưu. Về lâu dài, đối với máy móc thiết bị cần cân nhắc một số vấn đề sau : Đối với một số máy móc thiết bị còn có thể cải tiến, nâng cao công nghệ hiện tại ( máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy ép cọc...) thì chỉ cần mua linh kiện để thay thế và lắp ráp Đầu tư mới vào các thiết bị có tính chất quan trọng, quyết định phần lớn giá trị công trình và phải được sử dụng thường xuyên : máy đầm đất, máy phát hầm... Cần cân nhắc mua hay thuê ngoài đối với các thiết bị có công nghệ thay đổi liên tục và được sử dụng ít. Có kế hoạch quản lý chặt chẽ việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Đối với việc hạch toán giá dự thầu, cán bộ quản lý giá có nhiệm vụ : Dự toán chính xác giá cho từng phần riêng của gói thầu Dự báo về các chi phí cho từng phần lựa chọn khác nhau Lập kế hoạch chi phí  Lập ngân sách cho đấu thầu Một vấn đề nữa trong HSDT mà có thể là một trong các nguyên nhân gây ra thất bại của công ty, đó là phần trình bày khả năng ứng vốn. Đối với LICOGI 13, dường như đây là một chi tiết thể hiện hạn chế về mặt năng lực tài chính, mà vấn đề này đối với chủ đầu tư và bên mời thầu sẽ có ảnh hưởng một phần đến việc cân nhắc giao thầu. Bởi lẽ, một nhà thầu có khả năng ứng vốn bằng 0 thì không có gì đảm bảo công trình anh ta thi công không bị gián đoạn giữa chừng vì thiếu vốn. Khắc phục vấn đề này chính là nâng cao năng lực tài chính của công ty. 2.2.4.Khắc phục ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan Đối với nhóm yếu tố khách quan, công ty cần chủ động phân tích, dự báo xu hướng diễn biến, đánh giá tác động của chúng và nhanh chóng đề ra biện pháp khắc phục ảnh hưởng cho phù hợp. Trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều bất ổn như hiện nay, công ty cần vạch ra các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Theo nhận định của các nhà kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này có thể sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-4 năm tiếp theo. Xây dựng là một trong các lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và lớn nhất trong nền kinh tế. Diều đó cũng đồng nghĩa với việc để giành được các hợp đồng thi công trong thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn. Do đó nếu không đưa ra được biện pháp đối đầu với nhân tố tác động tiêu cực này trong thời gian tới thì công ty khó có thể tồn tại và phát triển được. Bên cạnh đó, cần xác định rằng trong thời kỳ khủng hoảng, giá xây dựng ( bao gồm giá nguyên vật liệu, giá thuê máy móc, giá nhân công...) sẽ có nhiều biến động. Cần có biện pháp đánh giá được những biến động về giá để đưa ra giá dự thầu hợp lý và có tính cạnh tranh. 2.2.5. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là năng lực, ưu thế của doanh nghiệp đó so với các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực. Tương tự như uy tín hay thương hiệu, nó là tài sản vô hình của một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sức cạnh tranh đối với một nhà thầu còn gọi là năng lực dự thầu. Năng lực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng đội ngũ lao động, năng lực máy móc thiết bị, năng lực tài chính, uy tín và kinh nghiệm của công ty. Như vậy, muốn nâng cao sức cạnh tranh của nhà thầu cần phải đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính cũng như củng cố, nâng cao uy tín của công ty. Bên cạnh đó cũng cần làm tốt công tác marketing, tiếp thị hình ảnh của công ty đến với các nhà đầu tư. Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và công nghiệp xây dựng nói riêng đang có những bước phát triển không ngừng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà thầu như sau: Đối với vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực : Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực luôn là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Như đã nói, chất lượng đội ngũ lao động có ảnh hưởng quyết định đến sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Đối với vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu cụ thể của công ty trong thời gian tới như sau: Một là, từng bước xây dựng đội ngũ lao động có tính kỉ luật cao, có ý chí quyết tâm cao, trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng trong thực hiện nhiệm vụ hợp tác đoàn kết thực hiện công việc Hai là, đào tạo bồi dưỡng và đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ trẻ có tố chất trở thành các nhà quản lý, lãnh đạo có trình độ chuyên môn, có kiến thức pháp luật và quản lý đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công việc, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế thị trường Ba là, cần có chiến lược thu hút nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đấu thầu và có cơ chế giữ vững ổn định nguồn nhân lực hiện có Với đội ngũ cán bộ gốm hơn 700 kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo chính quy ở trong nước cũng như ở nước ngoài, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quản lý, có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất để hội nhập thị trường xây dựng trong khu vực và hệ thống máy móc công nghệ thường xuyên được cập nhật, đổi mới, LICOGI 13 tự tin về khả năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng trong những công trình đòi hỏi áp dụng công nghệ phức tạp và tiên tiến nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng cần chú ý đến một số vấn đề trong chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên. Cần nắm được tâm lý người lao động để có chính sách lương thưởng hợp lý. Xây dựng là một lĩnh vực yêu cầu mỗi người lao động khi tham gia làm việc trong ngành cần hy sinh rất nhiều thời gian cá nhân cho công việc. Do đó nếu không có một chế độ lương và phúc lợi hợp lý thì khó có thể giữ được người lao động và thu hút thêm nhân tài. Mặc dù công ty đã áp dụng và nhiều lần điều chỉnh mức lương theo cơ chế thị trường nhưng thực tế cho thấy lương trả cho người lao động vẫn còn tương đối thấp so với mức cống hiến của họ. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng công ty cần điều chỉnh trong chính sách về nguồn nhân lực để tương lai có thể thu hút được một đội ngũ lao động xuất sắc. Nhìn chung, công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc đào tạo đội ngũ nhân sự thực hiện công tác đấu thầu để có một đội ngũ chuyên gia giỏi, có khả năng chuyên môn cao trong việc phân tích, đánh giá hồ sơ mời thầu và lập hồ sơ dự thầu, đảm bảo khả năng thắng thầu cao Đối với vấn đề nâng cao năng lực máy móc thiết bị : Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản hiện có, đồng thời tăng cường chú ý đến vấn đề bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng của máy móc thiết bị. Tích cực đầu tư mới vào các trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực thi công. Tuy nhiên, cần có phương án đầu tư mua sắm hợp lý, đặc biệt đối với các máy móc thiết bị có công nghệ liên tục thay đổi, nếu không thường xuyên sử dụng thì đặc biệt hạn chế việc đầu tư mới. Trong trường hợp này, giải pháp hợp lý nhất là đi thuê máy thi công để tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Sử dụng máy móc thiết bị đúng công suất, đúng kĩ thuật để đảm bảo an toàn cho máy móc cũng như cho người lao động. Tránh việc lạm dụng quá mức khả năng hoạt động của máy móc để tăng ca máy, gây quá tải, thậm chí hỏng hóc và nguy hiểm cho người lao động. Đối với vấn đề nâng cao năng lực tài chính của nhà thầu : Năng lực tài chính trước hết chứng tỏ khả năng đảm bảo về vốn cho quá trình thi công. Muốn tạo lòng tin đối với nhà đầu tư, trước hết nhà thầu cần chứng tỏ mình có khả năng đảm bảo cho vốn được giải ngân đều. Có như vậy chất lượng và thời gian hoàn thành công trình mới được đảm bảo. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực tài chính của nhà thầu cũng là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nhà thầu. Để nâng cao năng lực tài chính, công ty có thể tham khảo các biện pháp sau : - Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn hiện có. Đặc biệt tránh tình trạng sử dụng lãng phí và kém hiệu quả vốn đầu tư. Để làm tốt điều này, công ty cần thực hiện nghiêm túc công tác phân loại và đánh giá dự án đầu tư. Chỉ đầu tư vào các dự án khả thi và ít rủi ro, không đầu tư vào các dự án khó xác định lợi nhuận hoặc chứa đựng nhiều nhân tố bất lợi. Trong hoạt động tham dự thầu, công ty cần làm tốt hơn nữa công tác phân tích thông tin về gói thầu, tìm ra ưu thế và những điểm bất lợi của mình đối với các nhà thầu khác để đưa ra quyết định có tham dự thầu hay không. Làm tốt công tác này sẽ góp phần tiết kiệm được một khoản chi phí lớn so với việc tham gia dự thầu ồ ạt. Lập kế hoạch thu hút, phân bổ vốn một cách hợp lý. Đối với vấn đề này, công ty cần tăng cường xây dựng mối quan hệ và huy động vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng, từ nguồn vốn nhàn rỗi trong tập thể người lao động bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty. Ngoài ra, đối với những máy móc thiết bị tạm thời nhàn rỗi, công ty có thể cho thuê để tránh lãng phí hao mòn máy móc. Trong trường hợp công ty nhận thi công cùng lúc nhiều công trình thì cần lập kế hoạch huy động và phân bổ vốn theo từng giai đoạn sao cho hợp lý. Có thể áp dụng hình thức «  lấy ngắn nuôi dài », tức là đẩy mạnh việc kinh doanh vật liệu xây dựng để tạo nguồn vốn cho hoạt động xây lắp. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh quá trình thanh quyết toán sau mỗi công trình để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư tiếp theo. Đối với nguồn vốn đầu tư phân bổ cho năm tài chính tiếp theo : Trước hết, cần phân tích doanh thu của các năm trước để dự báo doanh thu năm tiếp theo. Việc này có thể tiến hành dựa vào việc sử dụng công cụ phân tích và dự báo Analysis thuộc chức năng Tools trong Excel. Từ doanh thu dự kiến ta sẽ dự báo nguồn vốn cần huy động cho năm đó theo phương pháp tỷ lệ doanh thu. Sau khi xác định được tổng mức vốn cần huy động, ta sẽ phân bổ nhu cầu vốn cần tăng thêm. Kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ đối với các khoản thu chi. Thực hiện tốt việc giảm thiểu chi phí phát sinh ngoài dự kiến, tiết kiệm các chi phí có liên quan như chi phí quản lý, chi phí hội họp, chi phí lưu thông… Ngoài ra cũng cần chú trọng : + Nâng cao tay nghề người lao động, tránh sai sót dẫn đến việc tốn chi phí khắc phục. + Đảm bảo tiến độ thi công để tránh phát sinh chi phí ngoài hợp đồng. + Lập kế hoạch đảm bảo nguồn vốn đối ứng ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư. + Sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị, nhân sự và lĩnh vực kinh doanh phụ trợ. Tăng cường kinh doanh thêm các lĩnh vực phụ trợ cho xây dựng tạo thêm nguồn thu Tranh thủ sử dụng vốn của khách hàng, đối tác. Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính để có các phương án tài chính khoa học và hiệu quả. Tham gia liên doanh liên kết trong những trường hợp cần thiết để nâng cao sức mạnh tài chính của nhà thầu. Giải pháp này xuất phát từ nguyên nhân thua thầu trong một số gói thầu mà khả năng ứng vốn của công ty bằng 0. Điều này tạo ra mối nghi ngờ đối với chủ đầu tư về khả năng đảm bảo vốn thường xuyên và liên tục cho dự án của nhà thầu. Trong trường hợp này, việc liên doanh, liên kết sẽ khắc phục được vấn đề nêu trên. Tạo ra thương hiệu uy tín, chất lượng, hiệu quả, nâng tầm cạnh tranh trong cơ chế thị trường Như đã trình bày ở trên, uy tín của công ty được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chất lượng các công trình công ty đã thi công. Bên cạnh các tiêu chuẩn khác, chất lượng các công trình đã thực hiện của một nhà thầu chính là căn cứ để chủ đầu tư và bên mời thầu lựa chọn nhà thầu. Điều này góp phần tạo nên uy tín của nhà thầu. Do đó việc giám sát chặt chẽ quá trình thi công đảm bảo chất lượng công trình là vấn đề vô cùng quan trọng đối với hình ảnh công ty về mặt lâu dài. Để làm tốt vấn đề này, công ty cần phải tổ chức điều hành sản xuất và chỉ đạo tốt công tác thi công các công trình đã thắng thầu, quản lý tốt chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động và luôn đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình. Để làm tốt các việc nêu trên, công ty cần : - Lập tiến độ thi công và giám sát chặt chẽ tiến độ qua sơ đồ mạng bằng phần mềm Microsoft Project. - Tổ chức bố trí, phân bổ nguồn lực máy móc thiết bị bằng biểu đồ GANTT, sơ đồ PERT, dùng các sơ đồ này làm căn cứ để theo dõi thứ tự, tiến độ các công việc, từ đó có biện pháp điều chỉnh tiến độ thực hiện công trình cho phù hợp. - Luôn bố trí cán bộ giám sát trực tiếp quá trình thi công tại công trường. Đội ngũ cán bộ giám sát phải bao gồm những kĩ sư có trình độ chuyên môn, có đủ năng lực và tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công, biện pháp thi công trong suốt quá trình thực hiện cho đến khi nghiệm thu, bàn giao công trình. - Cần chú ý áp dụng các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình và các biện pháp an toàn lao động như phòng chống cháy nổ và đảm bảo môi trường. - Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình, cần có các biện pháp bảo hành công trình một cách kịp thời nếu phát hiện có sự cố. - Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng cho phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ. Đồng thời với việc thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, công ty phải nhạy bén, có giá trị chào thầu phù hợp, có tính đến các yếu tố trượt giá của chi phí, có phương án kiểm soát giá cả trong tình hình kinh tế giá cả có nhiều biến động. 2.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và tổng công ty LICOGI 2.3.1- Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước. Là một cá thể hạch toán độc lập, tuy nhiên LICOGI 13 cũng là một thành viên hoạt động chịu sự tác động của các điều kiện vĩ mô và sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Do đó bất cứ những chính sách nào của các cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đều có thể tác động đến hiệu quả công tác tham dự thầu của công ty. Do đó nếu các chính sách vĩ mô được đưa ra phù hợp thì sẽ có tác động tích cực đến chất lượng công tác tham dự thầu. Trên cơ sở đó, một số đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước được đưa ra như sau: - Thứ nhất: Cần có biện pháp hoàn thiện khuân khổ pháp luật, xây dựng chính sách đầu tư hợp lý để khuyến khích đầu tư. Khi hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi thì một hệ quả là “thị trường” đầu thầu xây dựng cũng phát triển theo. - Thứ hai: Tăng cường chi phí cho công tác giáo dục, cân đối động bộ giữa các loại giáo dục: Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Động thời cử thêm sinh viên sau Đại học đi du học. Biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, trong đó bao gồm đội ngũ cán bộ đấu thầu - Thứ ba: Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc từ nước ngoài vào trong nước để mở rộng cơ hội đầu tư cho các chủ đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà thầu trong việc tiếp cận các gói thầu - Thứ tư: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của nhà nước, nhờ đó có thể chọn ra những dự án khả thi, góp phần hạn chế sự lãng phí nguồn lực đối với chủ đầu tư cũng như đối với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu 2.3.2- Kiến nghị với Tổng Công ty LICOGI - Thứ nhất: Tích cực tìm kiếm cơ hội, các gói thầu khả thi để giao cho các Công ty con trực thuộc Tổng công ty. Công việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên thực sự có năng lực trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường và nắm bắt cơ hội đầu tư - Thứ hai: Hoàn thiện công các thẩm định dự án đầu tư để lựa chọn những dự án khả thi giao cho các công ty con tiến hành thi công - Thứ ba: Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ cho các Công ty trực thuộc Tổng công ty. Tổng công ty cần có biện pháp hỗ trợ các công ty con trong việc tìm hiểu thông tin về các gói thầu, về chủ đầu tư khi cần thiết. Nói tóm lại, tổng công ty phải giữ vai trò định hướng và luôn phối kết hợp với các công ty con trong việc tiếp cận thông tin và ra quyết định tham dự thầu PHẦN KẾT LUẬN Đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều mong muốn thu được lợi nhuận cao nhất. Đối với một nhà thầu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện trước hết ở chất lượng công tác tham dự thầu hay nói cách khác là khả năng thắng thầu. Vì vậy việc tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng thắng thầu là một trong các vấn đề chính và thường xuyên được đặt ra đối với mỗi nhà thầu Qua việc nghiên cứu thực trạng công tác tham dự thầu có thể thấy hoạt động tham dự thầu đã được dành một sự quan tâm thoả đáng và được thực hiện khá tốt. Kết quả đạt được của công ty trong thời gian qua chính là một minh chứng cho điều này. Công ty đã trúng thầu nhiều gói thầu có quy mô lớn, địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng, loại hình công việc ngày càng được đa dạng hoá. Công ty đang ngày càng củng cố uy tín và vị thế của mình trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Doanh thu từ hoạt động đấu thầu xây lắp luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những khó khăn thách thức và những hạn chế cần khắc phục như: công tác tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, công tác chuẩn bị HSDT đôi khi chưa được thực hiện tốt dẫn đến thua thầu đáng tiếc trong một số gói thầu. Tuy nhiên cho đến nay công ty đã từng bước khắc phục được một số tồn tại như đã đầu tư mua sắm bổ sung máy móc thiết bị, từ đó có thể giảm chi phí xây dựng. Tiếp tục giải quyết từng bước những khó khăn này, khả năng thắng thầu của công ty sẽ ngày càng được nâng cao và LICOGI 13 sẽ thực sự trở thành lá cờ đầu trong ngành xây dựng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác tham dự thầu của công ty cổ phần LICOGI 13, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty . Danh mục tài liệu tham khảo TS. Đinh Đào Ánh Thủy (2008)-“ Bài giảng bộ môn đấu thầu” PGS.TS Từ Quang Phương (2007)- “Giáo trình kinh tế đầu tư”- NXB đại học kinh tế quốc dân PGS.TS Từ Quang Phương (2007)-“ Giáo trình quản lý dự án”- NXB Lao động xã hội. PGS.TS Phan Công Nghĩa (2002)-“Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng”-NXB thống kê. Luật đấu thầu (2007). NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Ngô Minh Hải (1999)- “ Quản lý đấu thầu- Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”- NXB GTVT Hà Nội. Báo đấu thầu Luận văn tốt nghiệp các khóa 44.45.46- Trường ĐH KTQD Các website: www.dauthau.evn.vn www.baomoi.com www.dauthau.mt.gov.vn www.giaxaydung.vn ………….. 10. Các tài liệu liên quan đến công ty cổ phần LICOGI 13 Hồ sơ năng lực nhà thầu Các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán Các hồ sơ đấu thầu Các báo cáo tổng kết năm ………….. 11. Các văn bản pháp luật liên quan: - Thông tư 04/2005 /TT-BXD ngày 1/4/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng - Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 13/10/2006 hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán công trình xây dựng - Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình Bảng phụ lục BMKT 720-01: Sổ tiếp nhận yêu cầu khách hàng BMKT 720-02: Kế hoạch chuẩn bị hồ sơ thầu BMKT 720-03: Phiếu yêu cầu làm hợp đồng BMKT 720-04: Hợp đồng kinh tế BMKT 720-05: Phụ lục hợp đồng BMKT 720-06: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành BMKT 720-07: Biên bản thanh toán (hoặc Thanh lý hợp đồng) Danh mục bảng biểu và biểu đồ Bảng biểu Bảng 1: Tóm tắt tài sản của công ty trong 3 năm 2005-2007 6 Bảng 2: Sản lượng và doanh thu trong 3 năm 2005-2007 7 Bảng 3: Tên, địa chỉ và hạn ngạch ngân hàng thương mại cung cấp các hạn mức tín dụng 8 Bảng 4: Danh mục các hợp đồng đang tiến hành 9 Bảng 5: Dự án đầu tư công ty đang triển khai 10 Bảng 6: Nguồn nhân lực của công ty cổ phần LICOGI 13 15 Bảng 7: Danh mục thiết bị, xe máy thi công 20 Bảng 8: Bảng tổng kết kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động 26 Bảng 9: Tổng hợp kết quả mở thầu 53 Bảng 10: Tổng hợp giá dự thầu 61 Bảng 11: Bảng tổng kết hoạt động tham dự thầu trong 4 năm 2005-2008 65 Bảng 12: Một số công trình lớn đã thực hiện từ 2003 đến nay 71 Biểu đồ Biểu 1: Tốc độ tăng của sản lượng và doanh thu trong 3 năm 2005-2007 25 Biểu 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu 28 Biểu 3: Tỷ lệ trúng thầu của công ty trong 4 năm từ 2005-2008 69 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21285.doc
Tài liệu liên quan