Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô

LỜI MỞ ĐẦU. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008, với tất cả những nỗ lực nhằm vực lại nền kinh tế đất nước và thực hiện những mục tiêu-kế hoạch đã đề ra, thì một trong những yêu cầu cấp bách đối với các dự án đầu tư của nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, là phải đảm bảo chất lượng và hiệu

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả của các dự án, tránh những dự án đầu tư kém hiệu quả, thiếu tính thực tế để lại những tổn thất và làm giảm sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đây là những vấn đề vốn đã tốn nhiều thời gian, công sức và giấy bút của rất nhiều những nhà hoạch định chính sách kinh tế nhằm giải quyết một thực tế vốn tồn tại rất lâu và bế tắc trong phương án giải quyết của nước ta: chất lượng dự án đầu tư ở nước ta? Đứng trước những khó khăn đó, một trong những giải pháp có thể khắc phục chính là tác động ngay từ đầu vào những quyết định cho vay vốn của các ngân hàng, nếu quá trình thẩm định ra quyết định của các ngân hàng chính xác, đảm bảo yêu cầu và chất lượng ngay từ đầu thì sẽ là một sự bảo đảm cho chất lượng dự án đầu tư được thực hiện sau này. Với vai trò điều hòa cho sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng cũng luôn nỗ lực trong quá trình hoạt động nhằm củng cố và hoàn thiện dần công tác thẩm định dự án đầu tư, nhưng quá trình này luôn khó khăn và muốn thực hiện được cũng cần có sự hỗ trợ và giúp sức của nhiều tổ chức và thành phần của nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô mới đi vào hoạt động được 5 năm những đã thu được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng vẫn còn những vấn đề cần phải khắc phục ngay đê nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và khía cạnh tài chính dự án nói riêng, qua dó nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Chính vì lý do đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu của đề tài gồm hai phần: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Chương II: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Đề tài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự xem xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo, Thạc sỹ Đinh Đào Ánh Thủy, các thầy cô trong khoa Đầu tư trường ĐH KTQD, và những cán bộ của phòng Quan hệ khách hàng 1- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô và đặc biệc là chị Cao Thị Dũng cán bộ phòng Quan hệ khách hàng 1 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 1.1. Vài nét về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Chi nhánh BIDV Đông Đô thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch số 2 có trụ sở tại tòa nhà 14 Láng Hạ, là một trong 105 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc và 1 trong 15 chi nhánh của BIDV hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Chi nhánh đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ – HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam, chi nhánh được ghi nhận là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa Ngân hàng của Việt Nam hiện nay. 1.1.2.Thành tựu tiêu biểu sau 5 năm đi vào hoạt động Việc thành lập chi nhánh Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh và hội nhập quốc tế. Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn như trên địa bàn chi nhánh hoạt động đã có hơn 10 tổ chức tín dụng lớn, lượng khách hàng còn hạn chế, cán bộ nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, với sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh, chi nhánh đã nhanh chóng trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả tiêu biểu của hệ thống, làm tấm gương cho các chi nhánh bạn học hỏi. Cụ thể năm 2005 chi nhánh đã được BIDV Việt Nam khen thưởng và là một trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Tiếp đà phát triển, tính riêng 6 tháng đầu năm 2006, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 1.690 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 1.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là dưới 1%, không có nợ xấu, thu dịch vụ đạt 80% so với cả năm 2005. Để có những kết quả đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng đáng ghi nhận của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống. 1.1.3.Bộ máy tổ chức của chi nhánh Đông Đô Mô hình tổ chức của chi nhánh BIDV Đông Đô được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc 1 Phòng kế hoạch tổng hợp Phó Giám Đốc 2 Phòng quản lý ro PhóGiám Đốc 3 TCKT Điện toán TCHC QH khách hàng 1 QH khách hàng 2 Phòng giao dịch 1, 2, 4, 5 Các QTK và ĐGD Dịch vụ Khách hàng Dịch vụ và QLKD Phòng TTQT Quản trị tín dụng Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh, giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành 2 phòng là phòng kế hoạch tổng hợp và phòng quản lý rủi ro. Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Chi nhánh, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của BIDV và pháp luật vể việc điều hành hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn. Giúp viêc cho giám đốc Chi nhánh là 3 phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc Chi nhánh và theo quy định. Các phó giám đốc: là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công. Hệ thống các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 3 khối: Khối trực tiếp kinh doanh, gồm: 1. Phòng Dịch vụ khách hàng 2. Phòng Quản trị tín dụng 3. Phòng Thanh toán quốc tê 4. Các phòng giao dịch 1, 2, 4, 5 5. Các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch Khối hỗ trợ kinh doanh, gồm: 6. Tổ điện toán 7. Phòng Kế hoạch tổng hợp 8. Phòng Quản lý rủi ro 9. Phòng Quan hệ khách hàng 1 10. Phòng Quan hệ khách hàng 2 Khối quản lý nội bộ, gồm: 11. Phòng Tài chính kế toán 12. Phòng Tổ chức hành chính Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban được quy định như sau: * Khối trực tiếp kinh doanh: - Phòng dịch vụ khách hàng có chức năng và nhiệm vụ chính là trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp; chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các yêu cầu về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; và thực hiện một vài nhiệm vụ khác. - Phòng Quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng; tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng quan hệ khách hàng; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng; và một vài nhiệm vụ khác. - Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế, …; chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/ BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại; và một vài nhiệm vụ khác. - Các phòng giao dịch 1,2,4,5. ( Phòng giao dịch 3 chuyển sang chi nhánh bạn). Các Phòng giao dịch do giám đốc chi nhánh quyết định thành lập sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BIDV. Có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau : Trực tiếp giao dịch với khách hàng ( nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, làm thẻ ,…); thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân; thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao. - Các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch: Các Qũy tiết kiệm do giám đốc chi nhánh quyết định thành lập. Về cơ bản, các quỹ tiết kiệm có nhiều chức năng và nhiệm vụ giống với các Phòng giao dịch. Tuy nhiên, các quỹ tiết kiệm có thêm một vài nhiệm vụ khác như: Chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn do BIDV ủy quyền/phân cấp cho chính Qũy tiết kiệm đó phát hành; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: Thực hiện chuyển tiền trong nước và chi trả kiều hối. * Chức năng và nhiệm vụ của khối hỗ trợ kinh doanh. - Tổ điện toán: trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh; hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. - Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: + Công tác kế hoạch - tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Công tác nguồn vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. - Phòng quản lý rủi ro: Do giám đốc chi nhánh trực tiếp quản lý và điều hành. Có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: + Công tác quản lý tín dụng: Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. + Công tác quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. + Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. + Công tác phòng chống rửa tiền. + Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO. + Công tác kiểm tra nội bộ. + Các nhiệm vụ khác. - Phòng Quan hệ khách hàng 1: Đối tượng khách hàng của phòng Quan hệ khách hàng 1: Các khách hàng doanh nghiệp không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ. Các chức năng và nhiệm vụ chính: Tiếp thị và phát triển mối quan hệ khách hàng (như tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm; chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng); công tác tín dụng (như; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo luật định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng) và các nhiệm vụ khác (quản lý thông tin; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng; tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao…) - Phòng Quan hệ khách hàng 2: Đối tượng khách hàng của phòng QHKH 2: Các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 90/2001/ NĐ- CP Ngày 23/11/2001. Nhiệm vụ chính: thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng (tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV…); công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV; triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng; chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng); công tác tín dụng và các nhiệm vụ khác. * Khối quản lý nội bộ. - Phòng Tài chính kế toán: Có các nhiệm vụ và chức năng chủ yếu sau: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Phòng Tổ chức hành chính: Có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. 1.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô sau 5 năm đi vào hoạt động ( 7/2004 – 12/2008). Nắm vững phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công” và được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đông Đô đã nỗ lực phấn đấu, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu chính, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, từng bước hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường các biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn nên hoạt động của Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của BIDV. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô luôn hướng tới phục vụ tốt nhất các khách hàng về sản phẩm- dịch vụ - tiện ích, coi việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi tiềm tàng trong xã hội với chi phí đầu vào thấp nhất và dùng nó để đầu tư cho các phương án, dự án khả thi mang lại hiệu quả tối đa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, theo đúng phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công ”. Trên cơ sở nguồn vốn tăng nhanh và ổn định, Chi nhánh đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng, mở rộng qui mô đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành trọng điểm, ưu tiên cho thành phần kinh tế quốc doanh, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa đầu tư tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn, luôn đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do có hướng đi đúng đắn và hợp lý nên kết quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ổn định theo hướng tích cực, hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Cụ thể: 1.1.4.1. Công tác huy động vốn. Với các hoạt động thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn do đó chi nhánh Đông Đô đã dần tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ cho nhu cầu các hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2004 – 2008, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá đều với tốc độ tăng tương đối cao. Cụ thể: Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Đông Đô ( 2004 – 2008) . Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 2005 2006 2007 2008 Tổng huy động vốn 753 1.279 2.107 2.566 2970 Theo loại hình huy động - Huy động dân cư 726 939 1.474,9 1.539,53 1.514,7 - Huy động TCKT 27 340 632,1 1.026 1.455,3 Theo loại tiền huy động - VNĐ 450 839 1.432,8 1.924,41 2.405,7 - Ngoại tệ 303 440 674,2 641 564,3 Theo thời gian huy động - Ngắn hạn 453 680 1.011,4 1.590,85 2.168,1 - Trung và dài hạn 300 599 1.095,6 975 801,9 Nguồn: phòng KHTH chi nhánh Đông Đô Quán triệt chủ trương phát huy nội lực, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Đông Đô đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ huy động vốn trong nước với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn huy động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô liên tục tăng qua các năm từ 2004 đến 2008. Khi xét theo loại hình huy động thì huy động từ khu vực dân cư tăng qua các năm đầu tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống trong năm gần nhất ( 2008 ), trong khi đó thì vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng đều qua cá năm. Điều này là phù hợp khi chi nhánh đã dần tạo được uy tín để thu hút nguồn vốn rẻ hơn này. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn rẻ xong lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với nguồn vốn từ khu vực dân cư nên cần cơ chế huy động hợp lý. Bảng 1 còn cho ta thầy một thực tế là vốn huy động của chi nhánh bằng ngoại tệ lại thấp và lại đang có xu hướng giảm xuống trong 2 năm gần nhất. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn đang đi theo hướng huy động vốn với tỷ trọng vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, không chú trọng đến vốn trung và dài hạn mặc dù loại vốn này có chi phí thấp hơn, chi nhánh nên điều chỉnh cơ cấu huy động vốn cho phù hợp hơn. 1.1.4.2. Công tác cho vay ( sử dụng vốn). Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, chi nhánh Đông Đô luôn coi trọng chất lượng đầu tư vốn tín dụng thông qua thâm nhập thị trường, lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án và cho vay đối với dự án kinh doanh đủ điều kiện vay và có hiệu quả. Nhờ vậy mà trong thời gian qua công tác cho vay của ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành tựu. Cụ thể: Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Đô ( 2004 – 2008). Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ tín dụng 289 731 1.387 2.076 2320 Theo thành phần kinh tế - Cho vay quốc doanh 246 402 277,4 727 1.740 Cho vay ngoài quốc doanh 43 329 1.109,6 1.350 580 Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 178 488 731 1.163 1.144 - Trung và dài hạn 112 244 656 914 1.176 Theo loại tiền cho vay - VNĐ 254 557 1.085 1.599 1.780 - Ngoại tệ 35 174 302 477 540 Nguồn: phòng KHTH Bảng 1.2 cho ta một số nhận xét về hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian vừa qua như sau: Hoạt động cho vay của chi nhánh qua những năm qua vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng cơ cấu vốn dựa vào nguồn vốn huy động ngắn hạn. Tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Cho vay quốc doanh tăng mạnh trong năm 2008 do những thay đổi bất thường của kinh tế thế giới. Cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tương đương nhau. Vay bằng nội tệ vẫn chiếm vị trí chủ yếu. Chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ trung thực, minh bạch trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín dụng, an toàn cho vay, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu hoạt động. Do đó, công tác tín dụng luôn cố gắng hạn chế nợ khó đòi. Bên cạnh việc phát triển về quy mô, củng cố về mặt cơ cấu cho vay, chi nhánh Đông Đô luôn giám sát sự hoạt động của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, đi sâu nghiên cứu thực trạng các khoản nợ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các khoản nợ từ đó tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề để đi tới hoàn thiện nghiệp vụ cho vay. 1.1.4.3. Tình hình các hoạt động liên quan khác. Bên cạnh việc phát triển hoạt động cho vay, chi nhánh Đông Đô cũng tiến hành phát triển các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, và các dịch vụ khác. Những hoạt động này cũng đem lại cho chi nhánh một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3: Một số số liệu liên quan Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch thu chi 0,65 15,01 37 70 86 Thu dịch vụ ròng 1,2 3,9 8,1 16 30 Trích dự phòng rủi ro 6,5 11 19 25 Thu từ bảo lãnh 2,218 3,91 8,781 9,326 Thu từ thanh toán hộ 2,040 4,23 1,227 1,3 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 0,359 0,94 1,746 2,078 Lợi nhuận trước thuế 0,65 9,01 25,90 40 66 Nguồn: phòng KH TH Như ta thấy qua bảng 1.3, Chi nhánh đã có những nguồn thu khá tốt khi thực hiện các nghiệp vụ khác bên cạnh nghiệp vụ chính là nghiệp vụ cho vay. Những nghiệp vụ này đem lại cho Chi nhánh những khoản thu đáng kể góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. 1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Đông Đô những năm qua ( 07/2004 – 12/2008). 1.2.1. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. BƯỚC 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG VÀ LẬP ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG (TẠI CHI NHÁNH) Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ Khách hàng Khách hàng Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2 Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV Trình Lãnh đạo Phòng QHKH/ GĐ PGD Trình PGĐ QHKH phê duyệt đề xuất TD Chuyển thực hiện Bước 4 Không Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Có (1) (2) Phòng phận Quản lý rủi ro BƯỚC 2: THẨM ĐỊNH RỦI RO (TẠI CHI NHÁNH) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định Lập Báo cáo thẩm định rủi ro Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Phòng Quản lý rủi ro BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm 2 - Khoản 2 Điều 2) Phòng Quan hệ khách hàng Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng QHKH Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước 4 Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách QLRR Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH Phê duyệt cấp tín dụng Phó giám đốc phụ trách QHKH BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách QLRR) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dich Phòng Quản lý rủi ro Cấp có thẩm quyền phê duyệt (1) Là những khách hàng thuộc nhóm B-khoản 2-điều 2. (2) Là những khách hàng thuộc nhóm A-khoản 2 -điều 2 và các khách hàng tại phòng giao dịch. Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng/phòng Giao dịch tiếp nhận hồ sơ của khách hàng vay vốn à Tiến hành thẩm định à Trình phó giám đốc phụ trách phòng quan hệ khách hàngà Trình phòng Quản lý rủi ro ( nếu phải trình)à Trình hội đồng thẩm định Chi nhánh ( nếu cần) à Trình hội đồng thẩm định hội sở chính( nếu cần). 1.2.2.Các phương pháp tiến hành thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh. Phương pháp thẩm định dự án là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt được các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án. Tại chi nhánh Đông Đô, trong quá trình thẩm định dự án, các cán bộ thẩm định luôn áp dụng kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Sau đây là một số phương pháp được dùng trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng: 1.2.2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. Do tính chất tương đối đơn giản nên phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể trong phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Một số chỉ tiêu cơ bản của phương pháp này là: - Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu, nhân công, tiền lương, … của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. - Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh trường hợp áp dụng máy móc, cứng nhăc ảnh hưởng đến kết qủa thẩm định sau này và phải tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, của cơ quan cấp trên. 1.2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể: - Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Bước thẩm định này cho phép hình dung một cách khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháo lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. - Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, kinh tế. … phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sủa đổi bổ xung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau. Thẩm định chi tiết có thể phát hiện đượcnhững sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án. 1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn của dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể mà chọn là lớn hay nhỏ và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án đang xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Nếu ngược lại, thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất các biện pháo hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan tác động 1.2.2.4. Phương pháp dự báo. Do tính chất lâu dài của hoạt động đầu tư nên hoạt động này luôn hàm chứa nhiều rủi ro, việc vận dụng những phương pháp dự báo như: hỏi ý kiến chuyên gia (thuê tư vấn), dùng các hàm tuyến tính, phân tích các số liệu thống kê…để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, … ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. 1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Vì hoạt động đầu tư luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro ( do có thời gian kéo dài, ..) nên phương pháp này là vô cùng cần thiết và quan trọng, để đảm bảo tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Cụ thể một số loại rủi ro như sau: - Rủi ro về cơ chế, chính sách: Gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của địa điểm xây dựng dự án, sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa… - Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với thông số và tiêu chuẩn thực hiện. - Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán. - Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên, nhiên liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án. - Rủi ro về kỹ thuật-vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. - Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. - Rủi ro về kinh tế vĩ mô: Phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suất. - Rủi ro tỷ giá: sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Ngoài ra còn các loại rủi ro khác. Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, ._.yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn/rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra hình thức/biện pháp đảm bảo tiền vay cũng như các điệu kiện tín dụng khác trong hợp đồng chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án. 1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh Đông Đô. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án cụ thể. Khi thẩm định dự án đầu tư vay vốn thì cán bộ thẩm định phải tiến hành thẩm định tổng hợp các nội dung sau: 1.2.3.1. Đánh giá sự cần thiết phải đầu tư Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung khác. Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp. Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phụ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung-cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án...để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh chuyển đổi công nghệ...ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng huy động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá. Ngoài ra có thể xem xét, đánh giá sơ bộ một số nội dung: - Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: Nếu ở mức khiêm tốn quá với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí không? ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường như thế nào? - Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: Có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh vào thị trường trong thời gian nhất định hay không? - Quy mô: Dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa? - Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư dự án, việc sử dụng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá cụ thể tại các phần sau. Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các tổ chức tài chính quyết định việc đầu tư dự án có hợp lý không? nếu hợp lý tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong phần dưới đây. 1.2.3.2.Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh. - Mục tiêu phương án/ kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Sự cần thiết phải đầu tư dự án. - Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ thực hiện, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm dự án. - Quy mô vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau ( cơ cấu vốn sử dụng theo xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phân nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng,…. - Dự kiến cách thức và tiến độ triển khai thực hiện dự án. 1.2.3.3. Phân tích tính khả thi của dự án về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án. Tính khả thi hay mức độ khả thi của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét bao gồm: * Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án Dựa vào quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực địa bàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau: - Phân tích mối quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dự án. Định dạng sản phẩm dự án - Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án. - Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hoá của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. - Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. - Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời điểm hiện tại. - Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm. - Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường. à Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên các phương diện như: + Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay. + Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm. + Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động vốn, công suất thiết kế…). * Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các sản phẩm khác, việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: Thị trường nội địa: + Hình thức, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện có ( tại thời điểm thẩm định ) trên thị trường. + Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng hay không. + Gía cả so với các sản phẩm cung floaij trên thị trường thế nào: rẻ hơn không? Phù hợp với thu nhập, khả năng tiêu dùng không? Thị trường nước ngoài: + Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? + Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? + Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không? + Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến hay chưa? Kết quả như thế nào? * Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm Trên khía cạnh này, cần xem xét các nội dung sau: - Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không - Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không - Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng thì cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. * Chính sách bán hàng Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm * Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: + Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. + Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. + Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu sản phẩm của dự án. + Khả năng bao tiêu sản phẩm của đơn vị cung cấp hoặc các thành viên sáng lập công ty hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm của một hoặc một số bạn hàng (nếu có). Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở phần sau. * Đánh giá về cung cầu sản phẩm Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nhu cầu của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu %? phải nhập khẩu bao nhiêu? việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. + Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. + Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án. + Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ. 1.2.3.4. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án ( báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu ,…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: + Doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? + Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung cứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? + Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu, hàng hoá đầu vào (nếu có)? + Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: + Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả thế nào? + Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? + Cơ chế chính sách đối với sản phẩm? + Biến động về giá cả sản phẩm? Tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm có thể rút ra được hai vấn đề chính sau: + Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không? + Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào? 1.2.3.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật * Về địa điểm xây dựng dự án. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dư án cũng như ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh nếu xa thị trường tiêu thụ xa nơi cung cấp nguyên vật liệu. Do đó, cán bộ thẩm định cần xem xét một số khía cạnh sau: - Địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước, và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không? - Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. * Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án Một số nội dung cần xem xét: - Công suất thiết kế dự kiến của dư án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm , thị trường tiêu thụ, … hay không? - Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường/ - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm dự án như thế nào - Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không. * Về công nghệ, thiết bị - Mức độ hiện đại của công nghệ sử dụng; Ở mức độ nào của thế giới. - Mức dộ phù hợp của công nghệ với trình độ của Việt Nam, lý do lựa chọn công nghệ. - Tính hợp lý của phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt và vận hành của chủ đầu tư. - Xem xét về số lượng, công suất, chugnr loại máy móc thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ. - Tính hợp lý của giá cả thiết bị, phương thức thanh toán. - Sự phù hợp của thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị đối với tiến dộ thực hiện dự án. - Uy tín của nhà cung cấp công nghệ, thiết bị. Trong việc thẩm định, đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết kinh nghiệm đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. * Về quy mô, giải pháp xây dựng. - Sự phù hợp của quy mô xây dựng, của giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không. - Sự hợp lý của tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình. - Sự phù hợp của tiến đột hi công với việc cugn cấp máy móc thiết bị và với thực tế. - Các vấn đề về hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước,… * Vấn đề đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy. - Diện tích đất phải đền bù các loại và chi phí đền bù (nếu có); - Vấn đề di dân, tái định canh, định cư và các chi phí liên quan… (nếu có) - Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy, chữa cháy của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay chưa, … Ở nội dung đánh giá này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy hay không. 1.2.3.6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. - Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Trong trường hợp chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành dự án thì phương án của chủ đầu tư là gì? Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường tiêu thụ sản phẩm dự kiến bị thu hẹp hoặc có khả năng bị mất. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. 1.2.3.7. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. * Thẩm định tổng vốn đầu tư thực hiện dự án. Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phòng); đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...). cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. * Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không? Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lại lãi vay trong thời gian thi công (theo mặt bằng lãi suất, tiến độ đầu tư tại thời điểm thẩm định dự án nếu cần) và phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án * Nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia vốn tự có vào dự án phải dựa vào kết quả phân tích năng lực tài chính của Chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốn điều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập. Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: Đáng giá mức độ chắc chắn trong cam kết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trợ (lãi suất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay,…) (nếu có). 1.2.3.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: - Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định ), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm, nợ phải trả. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ ). - Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính: Lợi nhuận sau thuế để lại ( thông thường tính bằng 50 – 70%). Khấu hao cơ bản. Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án , có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV IRR ROE ( đối với những dự án có vốn tự có tham gia ) Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm Thời gian hoàn trả vốn vay. DSCR ( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, … sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể. Sau đây là các bước tính hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Bước 1: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở. Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số: + Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số. + Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. + Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót. Phương pháp lập bảng thông số: Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tuỳ thuộc vào từng dự án. Các thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát. Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số. Bước 2: Xây dựng Lịch đầu tư Căn cứ vào kế hoạch đầu tư thực tế do Chủ đầu tư cung cấp, mặt bằng lãi suất, cơ cấu nguồn vốn,… cán bộ thẩm định/ tín dụng xây dựng Lịch đầu tư dự án phù hợp với tiến độ đầu tư nguồn vốn của dự án đến thời điểm thẩm định dự án: Bước 3: Lập các bảng tính trung gian Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Đối với một dự án sản xuất thì số lượng các bảng tính trung gian như sau: Bảng 1: Bảng tính sản lượng và doanh thu. Bảng 2: Bảng tính chi phí hoạt động. Bảng 3: Bảng khấu hao cơ bản. Bảng 4: Tính toán lãi vay vốn. Bảng 5: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động. Bước 4: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh: Bảng 7: bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Bảng 8: Bảng tính điểm hòa vốn. Bước 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án Bước 6: Phân tích độ nhậy. - Phân tích độ nhậy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. - Phân tích độ nhậy nhằm khảo sát, đánh giá mức độ nhậy cảm của dự án (mà cụ thể là của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhậy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố đầu vào có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Bảng khảo sát một chiều và hai chiều: Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với chỉ một yếu tố đầu vào thay, ta có bảng khảo sát một chiều. Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với cùng một lúc hai yếu tố đầu vào thay đổi, ta có bảng khảo sát hai chiều. 1.2.3.9. Phân tích rủi ro của dự án đầu tư: Cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào dự án và các điều kiện cần thiết để xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng dự án và từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn và phòng tránh nếu có thể. Từ đó làm căn cứ để ra quyết định cho vay vốn. 1.3. Nghiên cứu tình huống thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 1.3.1. Thông tin về dự án. - Tên dự án : Dự án thủy điện Dốc Cáy - Địa điểm đầu tư : Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy được xây dựng Cách cửa ra Tuy-nen 240m về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. - Cấp công trình : Cấp III theo tiêu chuẩn – TCXDVN 285 – 2002 - Tổng vốn đầu tư : 205.423 triệu đồng ( không kể lãi vay ), cụ thể: Hạng mục Vốn đầu tư Tỷ trọng Phần xây lắp 49.015 23,9% Phần thiết bị 102.871 50,1% Chi phí KTCB khác 18.121 8,8% Dự phòng phí 29.372 14,3% Chi phí đền bù 6.044 2,9% Tổng cộng 205.423 100% 1.3.1.1. Giới thiệu chủ đầu tư thực hiện dự án: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000457 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá cấp với số vốn điều lệ 42.000 triệu đồng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm: - Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; - Sản xuất và kinh doanh điện, kinh doanh vật liệu xây dựng; - Một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Theo Điều lệ Công ty, các cổ đông sáng lập góp vốn theo tỷ lệ sau: STT Tên cổ đông sáng lập Số cổ phần Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) 1 Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam 105.000 10.500 25 2 Tổng Công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp và thỷ lợi 105.000 10.500 25 3 Công ty CP cơ giới, lắp máy và xây dựng 21.000 2.100 5 4 Công ty cơ khí điện thuỷ lợi 21.000 2.100 5 5 Cổ đông khác 168.000 16.800 40 Tổng cộng 420.000 42.000 100 Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Hồ sơ pháp lý công ty * Hồ sơ đã có: - Điều lệ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung ngày 09/2006; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000457 ngày 05/09/2006 do Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hoá cấp; - Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Tiến Ngạn. - Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty số /QĐ/NECO-TCHC ngày / /2006 bổ nhiệm Ông : Nguyễn Thái Định làm Kế toán trưởng Công ty; - Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 18/09/2006; - Quyết định Hội đồng quản trị số 17/2007/QĐ-HĐQT ngày 01/06/2007 ủy quyền cho Ông Nguyễn Tiến Ngạn - Giám đốc tiến hành làm việc thương thảo và ký kết văn bản cần thiết với các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng phương án vay vốn thực hiện dự án; * Hồ sơ còn thiếu Biên bản họp đại hội cổ đông của công ty. Biên bản bầu Chủ tịch hội đồng quản trị. 1.3.1.2. Lịch sử dự án Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy trước đây do Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi làm chủ đầu tư. Sau đó, trên cơ sở đề nghị của Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung và được các bên có liên quan (Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hoá) chấp thuận, Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy được chuyển giao sang cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung tiếp tục triển khai thực hiện với tư cách là chủ đầu tư mới. Sau khi nhận bàn giao Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung đã tiến hành Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và một số công tác chuẩn bị đầu tư khác như: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự toán chi phí khảo sát thiết kế, ... Các văn bản liên quan tới quá trình chuyển giao Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy (sau đây gọi tắt là: Dự án) gồm có: Công văn số 04/CV-HDP ngày 30.10.2004 của Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung về việc đề nghị được tiếp nhận và tiếp tục triển khai Dự án thuỷ điện Dốc Cáy; Công văn số 4960/FPT-FPT ngày 30.10.2004 của Công ty FPT về việc đề nghị chấp thuận cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và thực hiện đầu tư phát triển dự án thuỷ điện Dốc Cáy; Công văn số 2752/UB-CN ngày 01.11.2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chuyển chủ đầu tư công trình thuỷ điện Dốc Cáy, từ Công ty FPT sang Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung; Công văn số 5881/CV-NLDK ngày 11.11.2004 của Bộ Công nghiệp chấp thuận để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và triển khai thực hiện Dự án; Công văn số 5770 CV/EVN-KH ngày 17.11.2004, số 5903 CV/EVN-KH ngày 24.11.2004, số 6004 CV/EVN-KH ngày 01.12.2004 của TCT Điện lực Việt nam về việc chấp thuận chủ trương để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và triển khai thực hiện Dự án, hướng xử lý các vấn đề tiếp theo liên quan tới bàn giao hồ sơ, lập, triển khai thực hiện Dự án. Như vậy, các bên có liên quan đã chấp thuận để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung tiếp nhận lại và tiếp tục triển khai thực hiện Dự án. 1.3.1.3. Hồ sơ dự án đầu tư: Theo qui định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng, với tổng mức vốn đầu tư như dự kiến, Dự án Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy thuộc qui mô dự án nhóm B. Với lĩnh vực và qui mô đầu tư như dự kiến, để đảm bảo về mặt pháp lý, quá trình triển khai thực hiện Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy phải tuân thủ các qui định hiện hành tro._.ội bộ và cả mạng Internet, điều đó rất thuận lợi cho việc thu thập thông tin và trao đổi thông tin nhằm thu được những thông tin tối ưu cần thiết một cách nhanh chóng và thường xuyên. - Thu thập thông tin từ các nguồn khác cũng rất quan trọng như: +Từ các Ngân hàng và tổ chức tài chính đã có mối quan hệ tín dụng với khách hàng xin vay vốn. + Từ các công ty kiểm toán: các công ty kiểm toán có thể cung cấp những số liệu cần thiết về tình hình tài chính của khách hàng xin vay vốn làm cơ sở để Ch nhánh kiểm tra và tính toán những chỉ tiêu kinh tế cần thiết. + Từ các quy định văn bản và chủ trương của nhà nước về báo cáo số liệu thống kê liên quan đến dự án. Những thông tin từ các nguồn trên mới đáp ứng phần nào đó nhu cầu thực tế về thông tin phục vụ công tác thẩm định Chi nhánh nên tự xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời cho riêng mình. Đồng thời, Chi nhánh phải biết kết hợp linh hoạt các hình thức thu thập thông tin nhằm có được cơ sở tốt nhất phục vụ cho nghiệp vụ thẩm định. 2.3. Những kiến nghị với các cấp hữu quan nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án. 2.3.1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV. - Nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ thực hiện công tác thẩm định. Muốn hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước tiên phải xuất phát từ nhận thức đúng vai trò, vị trí và nội dung của công tác thẩm định dự án là như thế nào, vì nó là một trong những yếu tố quyết định, góp phần bảo vệ, nâng cao vị thế, uy tín và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động của mình. Có một thực tế là hiện nay một số cán bộ thẩm định chỉ coi công tác thẩm định đơn thuần là hướng dẫn các thủ tục hành chính cho khách hàng, chưa có phân tích đánh giá ssau về công nghệ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,… Bên cạnh việc nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ thẩm định, Ngân hàng cần xây dựng một chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý nhằm khuyến khích các cán bộ của mình không ngừng tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu sáng tạo trong nghiệp vụ của mình và đồng thời tự tu dưỡng đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, tính trung thực cao trong hoạt động nói chung tại Ngân hàng và trong công tác nghiệp vụ thẩm định nói riêng. Qua đó, tạo lòng tin vững chắc nơi khách hàng, hiệu qủa trong công tác thẩm định tại toàn hệ thống nói chung và của Chi nhánh Đông Đô nói chung sẽ từng bước được nâng cao, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của hệ thống BIDV, từng bước đưa BIDV trở thanh một tập đoàn mạnh. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần thường xuyên tổ chức cho các chi nhánh trong toàn hệ thống các lớp đào tạo tập huấn để bổ sung kiến thức cho các cán bộ nói chung và cho cán bộ thẩm định nói riêng về các mặt: Pháp luật, thị trường, cơ chế chính sách của Nhà nước, của địa phương, trao đổi, học hỏi kinh nghiệp giữa các chi nhánh, … qua đó có thể góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu biết xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước nói chung và của hệ thống Ngân hàng nói riêng. Tạo tính chủ động trong việc tìm kiếm dự án. Những năm trước đây, Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định dự án theo kế hoạch của Nhà nước. Nhưng trong điều kiện đổi mới hienj nay, các dự án ngoài kế hoạch nhà nước ngày càng nhiều do đó, đòi hỏi sự chủ động tiếp cận của Ngân hàng để không ngừng phát triển khách hàng và nâng cao thế mạng của mình. Ngân hàng có thể khuyến khích sự chủ động tìm đến các dự án, các doanh nghiệp nhằm giới thiệu về sản phẩm của mình và các hình thức tài trợ vốn ưu việt, thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, BIDV cần có một chiến lược uảng cáo tiếp thị sản phẩm rộng rãi, những thông báo lkipj thời cho khách hàng về các chính sách tín dụng mới, biểu lãi suất mới hay các chương trình khuyến mại mới và các lĩnh vực được ưu tiên khi vay vốn tại BIDV. Hàng năm, BIDV nên tổ chức Hội nghị khách hàng, đây là cách tốt nhất để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu mức dộ hài lòng của khách hàng đối với các chính sách của mình. Qua các hội nghị như vậy, Ngân hàng có thể biết được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của Ngân hàng mình trong năm đã qua để có thể đưa ra các chính sách nhằm phát huy các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, qua đó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được nhiều khách hàng mới. Tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ và các phần mềm tiên tiến vào hoạt động của Ngân hàng mình. Công tác thẩm định dự án gồm hàng loạt các quy trình phức tạp khác, nếu như có những chương trình phần mềm dành riêng cho công tác này thì việc tính toán các chỉ tiêu sẽ trở nên thuạn lợi hơn, chính xác hơn, giảm được các sai sot trong việc ghi chép thủ công, qua đó giảm được chi phí nhân công, chi phí về giấy tờ loại bỏ và giúp việc lưu trữ, tra cứu thông tin khi cần thiết trở nên đơn giản và nhanh chóng, thực hiện tốt kế hoạch hiện đại hóa ngân hàng. 2.3.2. Đối với Nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội thông qua hệ thống pháp luật và hàng loạt cơ chế chính sách của mình, vì vậy, khi có bất kỳ sự thay dổi nào trong cơ chế chính sách của Nhà nước cũng đều gây ra những tác động ( tích cực hoặc tiêu cực ) lên toàn xã hội nói chung. Đối với Ngân hàng thì sự ảnh hưởng này là rất lớn, nó có thể làm cho hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn ( khi những chính sách Nhà nước đưa ra thuận chiều với hoạt dộng của ngân hàng ) nhưng cũng có thể gây ra những bất lợi cho hoạt dộng của ngân hàng ( khi những chính sách mới của Nhà nước ngược chiều với hoạt động của ngân hàng ). Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng những chính sách muốn đưa ra để góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Ngân hàng nói riêng. Cụ thể, các chính sách của Nhà nước cần: - Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, thống nhất, hợp lý trong lĩnh vực đầu tư tín dụng, tài chính ngân hàng, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, những quy định về thẩm định dự án đầu tư theo hướng thống nhất và phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay, từ đó tạo ra hành lanh pháp lý thống nhất để các ngân hàng trong nước hoạt động và kinh doanh thuân lợi. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xây dựng hệ thống pháp luật thuận lợi, thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn đầu tư thực hiện các dự án, qua đó cũng gián tiếp tạo thuận lợi cho hệ thống Ngân hàng. Có một thực tế là hiện nay đó là tình trạng thiếu sót, không đồng bộ, mâu thuẫn giữa các bộ luật, các quy chế,… do các cơ quan quản lý ban hành gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như các vấn đề liên quan đến luật đất đai. Các dự án đầu tư luôn gắn liền với cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, … nên vấn đề đất đai luôn ảnh hưởng khá nhiều đến việc thực hiện dự án và xác định tổng vốn đầu tư ( vì liên quan đến vấn đề mức đền bù và giải phóng mặt bằng thực hiện dự án ). Về lý thuyết, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể sử dụng đất, nhưng trên thực tế để có được quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp phải trải qua hàng loạt các thủ tục vô cùng rắc rối và phức tạp với rất nhiều khâu trung gian. Như vậy, chủ đầu tư sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền của để có thể có đủ các giấy tờ nhằm hợp thức hóa và có thể sử dụng mảnh đất mình cần. Về phía ngân hàng, ngân hàng sẽ phải xem xét kỹ hơn các thủ tục xin thuê đất của khách hàng vay vốn xem đã được phép chưa và điều đó có thể gây ra chậm tiến đọ cho công tác thẩm định. Để khắc phục hạn chế đó, Nhà nước cần ban hành các điều luật bổ sung còn thiếu như: thời gian thuê đất, quyền và nghĩa vụ của các bên, xóa bỏ những quy định chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp xin thuê đất, xác lập cơ chế một cửa,…. Làm được điều này thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi và chủ động hơn trong khâu xin thuê đất và ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng ( là các doanh nghiệp ). - Tạo dựng môi trừơng kinh doanh ổn định. Trong từng thời kỳ, Nhà nước cần công bố những quy hoạch và định hướng phát triển của ngành, vùng và địa phương trong cả nước, để vừa là cơ sở để các nhà đầu tư có căn cứ để lập kế hoạch đầu tư, tranh thủ sự ưu đãi của Nhà nước, vừa là để các ngân hàng có chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời vốn cho nhu cầu đầu tư của từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển mà Nhà nước đặt ra. Hiện nay, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế là rất lớn, nhưng thực tế thì khả năng đáp ứng về vốn lại còn nhiều hạn chế. Điều này đặc biệt đúng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Trong việc triển khai thực hiện các dự án của mình, thành phần kinh tế này luôn gặp phải nhiều khó khăn vì các thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp điều dó gây nản lòng các nhà đầu tư. Các ngân hàng thương mại thường ngại khi cho khu vực kinh tế này vay vốn vì mức độ rủi ro thường cao, không an toàn. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các quy chế, chính sách tích cực hơn nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, liên doanh phát triển, xây dựng một môi truongf kinh doanh bình đẳng, một môi trường cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế quốc doanh. Nhà nước cần ban hành các quy chế mới, những quy chế phù hợp hơn trong điều kiện hội nhập toàn diện hiện nay nhằm thu hút các nhà đầu tư mới cả trong và ngoài nước, ưu đãi với một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, …để tạo cho các doanh nghiệp môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tránh những rắc rối, phiền toái cho ngân hàng trong hoạt động nói chung và trong công tác thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng nói riêng. - Nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc củng cố và phát triển những hệ thống hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng tại các ngân hàng như các cơ quan tư vấn (tư vấn luật và các lĩnh vực chuyên môn khác). Điều này là rất cần thiết hiện nay vì nhu cầu thông tin mà các ngân hàng cần trong quá trình thẩm định dự án đầu tư là rất lớn và sự nắm bắt thông tin của những cán bộ thẩm định là có hạn đối với từng nội dung thẩm định và từng lĩnh vực của dự án. - Quản lý chế độ kế toán hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác kế toán, hay sử dụng các hình thức lập kế toán giả nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện công tác thẩm định tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn. Nó cũng gây khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, Ngân hàng luôn có độ tin tưởng cao vào tính trung thực về báo cáo tình hình tài chính của khách hàng khi họ có dấu chứng thực của Cơ quan kiểm toán và khi đó, nếu có tiêu cực xảy ra thì trách nhiệm thuộc về cơ quan kiểm toán. Tuy nhiên ở Việt Nam, Nhà nước vẫn chưa ban hàng những quy định thống nhất về một chế độ kiểm toán nên làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác trong các thông tin kế toán mà doanh nghiệp xin vay vốn cung cấp cho Ngân hàng qua đó tạo thuận lợi trong công tác thẩm định của ngân hàng thì Nhà nước cần xây dựng và ban hàng một phương pháp quản lý kế toán hiệu quả hơn. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán nghiêm túc theo quy định và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ theo yêu cầu của các ngân hàng. Để tăng tính pháp lý, Nhà nước cần thiết lập những hình thức xử phạt nghiêm minh khi phát hiện những sai phạm. 2.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động trực tiếp tới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước cần phù hợp theo từng thời điểm và tránh làm cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói chung. Để góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện: - Về cơ chế hoạt động. Phát huy vai trò định hướng hoạt động cho các ngân hàng thương mại trong nước thông qua việc thu thập, xử lý những thông tin về tín dụng, kinh tế, xã hội…để cung cấp cho các ngân hàng, phục vụ cho hoạt động thẩm định. Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng phạm vi, tăng cường chất lượng thông tin và đảm bảo tính cập nhật của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC. Ngân hàng Nhà nước cũng cần thông báo theo định kỳ định hướng phát triển của toàn hệ thống làm cơ sở để các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch phát triển riêng của mình trong từng năm tiếp theo và có những chỉ tiêu định hướng phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành theo khả năng của mình. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiện nay của ngân hàng còn tồn tại rất nhiều hạn chế, điều đó do một phần bởi nguồn vốn trung và dại hạn của ngân hàng còn hạn chế, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn ít một phần cũng bởi do chính sách hạn mức tín dụng hạn hẹp của Ngân hàng Nhà nước ( theo Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN về giới hạn tín dụng cho vay với một khách hàng của Tổ chức tín dụng thì “Tổng dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng” ) . Việc quy định hạn mức tín dụng nhỏ đã làm giảm tình hình cho vay của ngân hàng và gây ra tình trạng ứ đọng vốnà gây tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra, quy định hạn mức tín dụng còn gián tiếp thủ tiêu tính cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và có thể gây sai lệch cơ cấu đầu tư. - Về thể lệ chế độ cho vay. Hiện nay, theo quy định thì thời gian thực hiện Thẩm định một dự án tối đa là 20 – 40 ngày ( tùy thuộc dự án thuộc dự án nhóm C hay dự án nhóm A ). Trên thực tế, đây là một khoảng thời gian khá dài đối với một khách hàng xin vay vốn và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án do chịu ảnh hưởng của các yếu tố về giá cả thị trường thay đổi hay khấu hao. Do vậy, có một xu hướng chung trong xét duyệt cho vay là giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, xem xét lại trình tự thẩm định sao cho đạt hiệu quả nhất, tránh tình trạng gây chồng chéo lẫn nhau. - Về tài sản bảo đảm. Vấn đề này có rất nhiều phức tạp và gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án. Các quy chế về bảo lãnh, cầm cố. thế chấp còn chưa rõ ràng chưa nhất quán qua đó tạo kẽ hở cho các khách hàng xấu lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại. 2.3.4. Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan khác. Để đảm bảo công tác thẩm định được chính xác thì cán bộ thẩm định không thể tiến hành thẩm định hết tất cả các phương diện của dự án như về công nghê, dây chuyền thiết bị, nguyên vật liệu, …vì vậy phải có sự phê duyệt, xác nhận của Bộ, ngành, các cấp có thẩm quyền để làm căn cứ thẩm định, qua đó nâng cao tính chính xác và xác thực trong công tác thẩm định. Các Bộ , ngành chuyên môn nên hỗ trợ các ngân hàng trong công tác thẩm định khi ngân hàng tham khảo ý kiến về lĩnh vực chuyên môn của mình. Ví dụ: + Bộ tài chính cần quy định chế độ kiểm toán thống nhất cho các doanh nghiệp, quy định các doanh nghiệp hàng năm phải nộp báo cáo tài chính có sự kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn trong công tác kiểm toán, đảm bảo chấ lượng của bản báo cáo kiểm toán. + Bộ Công thương, Bộ xây dựng, Bộ tài nguyên và môi trường, … cần hoàn thiện các uy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực uản lý của ngành mình như những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế thi công, đơn giá xây dựng, vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng môi trường, thủ tục thuê đất, … đồng thời tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động đầu tư theo lĩnh vực mình quản lý nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng khi thực hiện công tác thẩm định. 2.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư ( khách hàng xin vay vốn) Chủ đầu tư ( khách hàng vay vốn )là những người trực tiếp cung cấp thông tin cho ngân hàng qua hồ sơ xin vay vốn do đó, sự trung thực và tính chính xác trong các thông tin do các chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với công tác thẩm định của ngân hàng. Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư thì chủ đầu tư cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau: - Thực hiện đúng theo những yêu cầu và quy trình thẩm định dự án mà Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quy định, đồng thời cũng cần nghiêm túc thực hiện theo đúng chế độ kế toán và kiểm toán mà Bộ tài chính đã ban hành nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng. Điều này rất cần thiết vì nó sẽ giúp giảm bớt những sai sót ngay từ đầu - Vì chủ đầu tư là nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở ban đầu cho công tác thẩm định dự án đầu tư nên thông tin do chủ đầu tư cung cấp càng chi tiết, chính xác và đầy đủ ( về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tái chính của doanh nghiệp, tình hình tổ chức quản lý và nhân sự của dự án…) bao nhiêu thì càng dễ dàng cho công tác thẩm định sau này của Ngân hàng, Vì vậy, chủ đầu tư nên chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư vay vốn trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ từng khía cạnh của dự án đầu tư nhất là khía cạnh thị trường, kỹ thuật, phân tích tài chính của dự án. - Chủ đầu tư cũng cần thực hiện đúng những quy định và cam kết khi vay vốn tại Ngân hàng, nếu làm tốt điều này sẽ tạo được lòng tin và uy tín giữa Ngân hàng và doanh nghiệp qua đó tạo mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng, sẽ rất có ích trong những hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. - Chủ đầu tư cũng nên có những tìm hiểu về những sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng hiện có, những quy trình, thủ tục mà ngân hàng yêu cầu…để chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn, hoàn thiện đủ hồ sơ khi vay vốn, tránh những sai sót đáng tiếc làm kém dài thời gian thẩm định dự án sau này, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của chủ đầu tư. Khi làm tốt những điều này thì sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho chủ đầu tư trong quá trình thẩm định dự án và qua đó đem lại lợi ích cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, nếu chủ đầu tư cung cấp thông tin trung thực và chính xác thì trong qúa trình thẩm định, Ngân hàng có thể phát hiện những mặt hạn chế của dự án và qua đó, chủ đầu tư có thể điều chỉnh dự án sao cho phù hợp nhất. KẾT LUẬN Hoạt động tài trợ vốn đầu tư là một trong các hoạt động chính yếu của Ngân hàng nói chung và của BIDV chi nhánh Đông Đô nói riêng. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã tiến hành cho vay nhiều dự án quan trọng với số vốn lớn, hiệu quả của các dự án này cũng rất khả quan. Trong thời gian tới Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện công tác cho vay đối với các dự án, để đảm bảo hoạt động của mình luôn hiệu quả, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh tài chính dự án. Thẩm định tài chính dự án chính xác thì quyết định cho vay mới chính xác và góp phần đảm bảo hiệu ủa hoạt động của Chi nhánh. Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án là một việc làm phức tạp, đòi hỏi phải có sự chung tay giúp sức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó sau một thời gian được thực tập tại chi nhánh Đông Đô, tôi xin đưa ra một vài ý kiến hy vọng có thể đóng góp vào việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô . Do thời gian có hạn, việc sưu tầm tài liệu và kiến thức thực tế còn hạn chế, khả năng trình bày còn hạn chế nên đề tài không tránh mắc phải những thiếu sót, em mong sẽ nhận được ý kiến đống góp của các thầy cô trong khoa Đầu tư trường ĐH KTQD và các cán bộ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này, tôi xin một lần nữa chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo, Thạc sỹ Đinh Đào Ánh Thủy, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô nói chung, cán bộ phòng Quan hệ khách hàng 1 nói riêng đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư, PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân năm 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS.TS Lê Văn Tề chủ biên, Nhà xuất bản thống kê năm 2004. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng tổ thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Hà Nội, tháng 9 năm 2008 4. Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đông Đô 2004 - 2008 5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, tháng 9 năm 2008. 6. Hồ sơ dự án “ Thủy điện Dốc Cáy”. 7. Báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam năm 2006 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Đông Đô ( 2004 – 2008) . 12 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Đô ( 2004 – 2008). 14 Bảng 1.3: Một số số liệu liên quan 15 1.2.1. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 15 Bảng 1.4. Dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2006-2010 43 Bảng 1.5. Bảng Thông số dự án: 56 BẢNG 1.6.1 : DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ (TIP) 58 BẢNG 1.6.2: DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ (EPV) 60 Bảng 1.7.1. Bảng phân tích độ nhạy khi Tổng vốn đầu tư thay đổi 62 Bảng 1.8.: Phân tích mô phỏng 65 Bảng 2.1.Các chỉ tiêu chính trong năm 2009: 78 PHỤ LỤC BẢNG 1.9: KẾT QUẢ KINH DOANH BẢNG 1.10: NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG BẢNG 1.11: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC BẢNG 1.12: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ CHUNG BẢNG 1.13: CÂN ĐỐI TRẢ NỢ TỪ DỰ ÁN BẢNG 1.14: LỊCH TRÍCH KHẤU HAO BẢNG 1.9: KẾT QUẢ KINH DOANH TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Doanh thu - - 38,360 38,360 38,360 40,278 40,278 40,278 42,292 42,292 - 2 Chi phí - - 7,444 7,444 7,444 7,635 7,635 7,635 7,837 7,837 3,608 - Chi phí O&M - - 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 - Thuế tài nguyên - - 767 767 767 806 806 806 846 846 - - Thuỷ lợi phí 3,069 3,069 3,069 3,222 3,222 3,222 3,383 3,383 - - Sửa chữa t/xuyên - - - - - - - - - - - - Lãi vay VLĐ - - - - - - - - - - - - Tiền thuê đất - Bảo hiểm TS - - 570 570 570 570 570 570 570 570 570 - Sửa chữa lớn&thay thế 3 EBITDA 30,917 30,917 30,917 32,643 32,643 32,643 34,455 34,455 (3,608) 4 Khấu hao cơ bản - - 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 6,646 6,646 - 5 EBIT - - 12,295 12,295 12,295 14,021 14,021 14,021 27,809 27,809 (3,608) 6 Lãi vay vốn cố định - - 13,408 11,307 8,978 6,424 3,461 212 - - - 7 Lợi nhuận trước thuế - - (1,113) 988 3,317 7,597 10,560 13,809 27,809 27,809 (3,608) 8 Thuế TNDN - - - - - - - - - 9 LN sau thuế (EAT) - - (1,113) 988 3,317 7,597 10,560 13,809 27,809 27,809 (3,608) BẢNG 1.10: NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Mức huy động CSTK - - - - - - - - - - - - - 2 Sản lượng (KWh) 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 3 Giá bán điện 628 628 628 659 659 659 692 692 - 4 Doanh thu (Triệu VND) - - 38,360 38,360 38,360 40,278 40,278 40,278 42,292 42,292 - 6 Chi phí hoạt động 7,444 7,444 7,444 7,635 7,635 7,635 7,837 7,837 3,608 7 Các khoản phải thu AR 767 767 767 806 806 806 846 846 - 8 DAR = AR1 - AR2 (767) - - (38) - - (40) - - 9 Các khoản phải trả AP 149 149 149 153 153 153 157 157 72 10 DAP = AP1 - AP2 (149) - - (4) - - (4) - - 11 Cân đối tiền mặt CB 384 384 384 403 403 403 423 423 - 12 DCB = CB2 - CB1 384 - - 19 - - 20 - - 13 Dự trù nhu cầu VLĐ - - - - - - - - - BẢNG 1.11: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Dư nợ đầu kỳ 0 0 0 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 - - - 2 Nợ phát sinh trong kỳ 0 0 40,664 54,218 Lãi phát sinh trong kỳ 0 0 4,880 11,971 3 Nợ gốc trả trong kỳ 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 1,768 0 0 - - Trả đều trong các năm 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 - - Trả gốc và lãi đều trong các năm 9,084 10,174 11,395 12,763 14,294 16,010 17,931 20,082 - - Trả theo tỷ lệ % so với TVĐT 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% - Trả theo khả năng của dự án 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 1,768 0 0 0 4 Lãi vay trả trong kỳ 0 0 0 0 13,408 11,307 8,978 6,424 3,461 212 - - - 5 Tổng mức trả nợ mỗi kỳ 0 0 0 0 30,917 30,719 30,253 31,123 30,531 1,980 - - - 6 Dư nợ cuối kỳ 0 0 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 0 0 0 - 7 Luỹ kế nợ gốc phải trả 0 0 17,509 36,921 58,196 82,895 109,965 111,733 - - - 8 Luỹ kế lãi vay phải trả 0 0 13,408 24,715 33,692 40,117 43,577 43,790 - - - BẢNG 1.12: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ CHUNG TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Dư nợ đầu kỳ - - - 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 - - - 2 Nợ phát sinh trong kỳ - - 40,664 54,218 - - - - - - - - - 3 Lãi vay phát sinh trong kỳ - - 4,880 11,971 - - - - - - - - - 4 Nợ gốc trả trong kỳ - - - - 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 1,768 - - - 5 Lãi vay trả trong kỳ - - - - 13,408 11,307 8,978 6,424 3,461 212 - - - 6 Tổng mức trả nợ mỗi kỳ - - - - 30,917 30,719 30,253 31,123 30,531 1,980 - - - 7 Dư nợ cuối kỳ 0 0 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 0 0 0 0 8 Luỹ kế nợ gốc phải trả - 17,509 36,921 58,196 82,895 109,965 111,733 FALSE FALSE FALSE 9 Luỹ kế nguồn trả nợ - - - - 17,509 36,921 58,196 82,895 109,965 139,634 168,527 197,421 606,431 BẢNG 1.13: CÂN ĐỐI TRẢ NỢ TỪ DỰ ÁN TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Nguồn trả nợ - - 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 29,669 28,893 28,893 (10,823) - Khấu hao cơ bản - - 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 6,646 6,646 - - Lợi nhuận sau thuế để trả nợ - - (1,113) 790 2,654 6,077 8,448 11,047 22,247 22,247 (3,608) 2 Hỗ trợ LS sau đầu tư - - - - - - - - - - - 3 Số tiền có thể trả nợ - - 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 29,669 28,893 28,893 0 4 Dự kiến kế hoạch trả nợ - - 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 0 0 0 5 Cân đối trả nợ - - 3,542 5,445 7,309 10,732 13,103 15,702 28,893 28,893 - BẢNG 1.14: LỊCH TRÍCH KHẤU HAO Chỉ tiêu Nguyên giá Thời gian khấu hao Thời gian thi công NĂM HOẠT ĐỘNG 1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 25 Xây lắp 46,681 15 Đầu tư trong kỳ 22,874 23,807 Khấu hao trong kỳ 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 0 Khấu hao luỹ kế 3,112 6,224 9,336 12,448 15,560 18,672 21,784 24,897 28,009 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 43,569 40,457 37,345 34,233 31,121 28,009 24,897 21,784 18,672 0 Thiết bị 95,806 8 Đầu tư trong kỳ 46,945 48,861 Khấu hao trong kỳ 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 0 0 Khấu hao luỹ kế 11,976 23,952 35,927 47,903 59,879 71,855 83,830 95,806 0 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 83,830 71,855 59,879 47,903 35,927 23,952 11,976 0 0 0 Chi phí KTCB khác 12,996 10 Đầu tư trong kỳ 6,368 6,628 Khấu hao trong kỳ 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 0 Khấu hao luỹ kế 1,300 2,599 3,899 5,198 6,498 7,798 9,097 10,397 11,696 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 11,696 10,397 9,097 7,798 6,498 5,198 3,899 2,599 1,300 0 Lãi vay thi công 16,851 10 Đầu tư trong kỳ 8,257 8,594 Khấu hao trong kỳ 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 0 Khấu hao luỹ kế 1,685 3,370 5,055 6,740 8,426 10,111 11,796 13,481 15,166 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 15,166 13,481 11,796 10,111 8,426 6,740 5,055 3,370 1,685 0 Dự phòng 5,492 10 Đầu tư trong kỳ 2,691 2,801 Khấu hao trong kỳ 549 549 549 549 549 549 549 549 549 0 Khấu hao luỹ kế 549 1,098 1,648 2,197 2,746 3,295 3,844 4,394 4,943 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 4,943 4,394 3,844 3,295 2,746 2,197 1,648 1,098 549 0 Tổng cộng 177,826 Đầu tư trong kỳ 87,135 90,691 Khấu hao trong kỳ 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 6,646 0 Khấu hao luỹ kế 18,622 37,243 55,865 74,487 93,109 111,730 130,352 148,974 155,620 Giá trị còn lại cuối kỳ 159,204 140,583 121,961 103,339 84,717 66,096 47,474 28,852 22,206 0 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2187.doc
Tài liệu liên quan