Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Đô. 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô. Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh ng

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tổng tài sản của BIDV đã đạt hơn 17.000 tỷ VND. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 900.000 người có kinh nghiệm, am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến đạt hiệu quả cao. Cũng như tất cả các ngân hàng khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền gửi, thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, giao dịch L/C, giao dịch chuyển tiền, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm,… BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm. Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn nêu cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng. Do đó, BIDV luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV luôn làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Ngoài ra, BIDV là thành viên tích cực của cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương trình xã hội như là chương trình xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quĩ bảo trợ trẻ em Việt Nam, chương trình kiên cố hóa trường học, quĩ khuyến học, quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam,… Khi mới thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng mới chỉ có 8 chi nhánh với trên 200 cán bộ, công nhân viên. Đến năm 1990 đã lên tới 45 chi nhánh với hơn 2000 cán bộ, công nhân viên. Đến nay, một mô hình tổng công ty đã được hình thành, theo 5 khối: - Khối Ngân hàng thương mại nhà nước với 81 chi nhánh cấp 1, Chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. - Khối công ty gồm 4 công ty độc lập: Công ty chứng khoán, Công ty cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. - Khối liên doanh gồm: Ngân hàng liên doanh VID-Public, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - úc. - Khối đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo. - Khối đầu tư. Qua đó có thể thấy sự phát triển vượt bậc của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà có rất nhiều ngân hàng cùng cạnh tranh nhau tồn tại và phát triển thì việc có những Ngân hàng lớn mạnh đi đầu điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng tài chính trong nước là điều không thể thiếu. Điều đó sẽ tránh được những tiêu cực có thể xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại, chỉ chạy đua về doanh số, lợi nhuận mà không quan tâm đến các hoạt động xã hội công cộng. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. Năm 2002, Phòng giao dịch 2 (14 Láng Hạ) được thành lập với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận. Sau hơn hai năm thành lập đến nay chi nhánh đã bắt kịp với cơ chế thị trường. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại đường Láng Hạ, cùng với 8 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm ngân hàng tới từng người dân. Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là Phòng giao dịch 2 đã được trung ương chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình công nghệ hiện đại hóa đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích trên cả nước rất thuận tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế. Theo quyết định số 191/QĐ - HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 31/07/2004 Chi nhánh Đông Đô được thành lập từ Phòng Giao dịch 2 (14 Láng Hạ) bắt đầu hoạt động từ 31/07/2004. Đây là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay. Việc thành lập chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Có được sự thành công như hiện nay phải kể đến sự lãnh đạo của Ban giám đốc, cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong chi nhánh, với tuổi đời không quá 26. Tuy kinh nghiệm còn thiếu, vừa làm vừa học, bước đầu gặp không ít khó khăn trở ngại nhưng với sự cố gắng nỗ lực vượt bậc, cả chi nhánh đã cùng nhau nỗ lực vượt qua. 1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổ điện toán P.Giao dịch 1 P.Thẩm định & quản lý tín dụng P.Tín dụng 1 Giám đốc Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ P.Giao dịch 2 P.Tổ chức hành chính P.Kế hoạch nguồn vốn P.Tài chính Kế toán Tổ ngân quỹ P.Tín dụng 2 P.Giao dịch 3 P.Dịch vụ khách hàng P.Thanh toán quốc tế Hình 1.1 : Cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô 14 Láng Hạ. (Nguồn: phòng hành chính). Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau: + Phòng Dịch vụ khách hàng + Phòng Tín dụng1,2 + Phòng Thanh toán quốc tế + Tổ Ngân quỹ + Phòng Giao dịch 1, 2, 3 Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau: + Phòng Kế hoạch nguồn vốn + Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng + Tổ Điện toán Khối quản lý nội bộ + Phòng Tài chính- Kế toán + Phòng Tổ chức hành chính + Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ 1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng. - Phòng dịch vụ khách hàng Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền..); tiếp thị giới thiệu dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ; tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài long của khách hàng. Trực tiếp thực hiện xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. Thực hiện việc giải ngân và thu nợ vay của khách hàng vay trên cơ sở hồ sơ tín dụng được duyệt. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá do phòng hoặc do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quy định. - Phòng tín dụng 1,2. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng. Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng dịch vụ cho khách hàng. Tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được phân công. - Phòng thanh toán quốc tế. Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ có liên quan mà Phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp tài trợ thương mại phục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh. Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng trong quy trình tín dụng và quy trình quản lý rủi ro theo chức năng của phòng. - Tổ tiền tệ - kho quỹ. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ, phát triển các giao dịch ngân quỹ; phối hợp chặt chẽ với các Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện nghiệp vụ thu chi tại quầy; phục vụ thuận tiện an toàn cho khách hàng đến giao dịch. Theo dõi, tổng hợp, lập và gửi các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định. - Phòng giao dịch số 1,2,3. Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và cá nghiệp vụ bảo lãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước bằng VNĐ và dịch vụ phát hành thẻ ATM cho khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khách do giám đốc chi nhánh giao. - Phòng kế hoạch nguồn vốn. Quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chính sách marketing. Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan nếu cần thiết. Tham mưu cho ban giám đốc về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn. - Phòng thẩm định và quản lý tín dụng. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của nhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan. Tham mưu, để xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo yêu cầu. Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm quản lý thông tin về kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu tư. Đưa ra ý kiến độc lập về khoản vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh và đánh giá tài sản bảo đảm nợ. Quản lý danh mục đầu tư tín dụng của chi nhánh. Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những chính sách tín dụng, các văn bản hướng dẫn công tác kinh doanh, kế hoạch phát triển. Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo chức năng của phòng. - Tổ điện toán. Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống, phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm hệ thống tin học vận hành thông suốt. Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định. - Phòng tài chính kế toán. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh. Quản lý số liệu, dữ liệu kế toán, bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động của ngân hàng. - Phòng tổ chức hành chính . Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho sự mở rộng mạng lưới. Quản lý trực tiếp chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. Thư ký hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng nâng lương. - Phòng kiểm tra nội bộ. Xây dựng trình giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, kiểm tra nội bộ tại chi nhánh. Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp tại đơn vị theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao cho phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của Hệ thống kiểm tra nội bộ. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. Hiện nay ở Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô có một số hoạt động chính như sau: Hoạt động huy động vốn. Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, nó được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như: - Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán - Nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn… - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn… Tất cả các hình thức huy động vốn của chi nhánh đều có thể được thực hiện bằng đồng nội tệ hay đồng ngoại tệ. Hoạt động tín dụng. Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng như: - Cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. - Tham gia vào hoạt động đồng tài trợ trong các dự án có quy mô vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu, chứa đựng nhiều rủi ro. - Cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đấu thầu, phát hành hối phiếu, thanh toán sec du lịch… Các hoạt động tín dụng của ngân hàng đều có thể bằng VND hay ngoại tệ. Hoạt động thanh toán quốc tế. Chi nhánh tiến hành thanh toán và bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu qua các hình thức: Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền kiều hối, thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế… Hoạt động kinh doanh tiền tệ. Với các sản phẩm như: Giao dịch giao ngay bằng cả VND và ngoại tệ Giao dịch kỳ hạn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ. Giao dịch quyền chọn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ. Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ. Dịch vụ E- Banking. - Thẻ ATM, với nhiều loại thẻ, như: Thẻ Etrans 365+; thẻ vạn dặm; thẻ Power… tất cả đều có thể sử dụng trên hệ thống máy ATM rộng khắp cả nước của BIDV. - Dịch vụ nhận và gửi tin nhắn tự động (BSMS). - Dịch vụ ngân hàng tại gia homebanking Dịch vụ ngân quỹ. - Thu hộ tại doanh nghiệp. - Thu đổi tiền cũ hỏng. - Kiểm đến tiền tại ngân hàng. - Kiểm định tiền thật tiền giả. Ngoài ra ngân hàng còn nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác rất phong phú và đa dạng. 1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô. Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 2006 Tổng huy động vốn 752.973 1278,900 2170 Theo loại hình huy động Huy động từ dân cư 725,973 938,900 1474,9 Huy động TCKT 27,000 340,000 632,1 Theo loại ngoại tệ VNĐ 450,348 839,202 1432,8 Ngoại tệ 302,625 439,880 674,2 Theo thời hạn huy động Dưới 1 năm 453,014 680,000 1011,4 Trên 1 năm 299,959 598,900 463,5 Tổng dư nợ tín dụng 289,377 731,400 1387,0 Cho vay quốc doanh 245,970 402,270 277,4 Cho vay ngoài quốc doanh 43.407 329,130 1109,6 Theo thời hạn cho vay Ngắn hạn 177,531 487,650 731,0 Trung dài hạn 111,846 243,750 656,0 Theo loại ngoại tệ VNĐ 254,207 557,400 1085,0 Ngoại tệ 35,107 174,000 302 Thu dịch vụ 1,200 3,915 8,9 Thu từ thanh toán. 0,512 1,821 3,774 Thanh toán trong nước 0,115 0,598 0,862 Thanh toán nước ngoài 0,397 1,223 2,912 Bão lãnh 0,540 1,602 3,827 Kinh doanh ngoại tệ 0,120 0,352 0,979 Thu dịch vụ 0,227 0,137 0,320 Bảng 2. Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. (nguồn: phòng kế hoạch nguồn vốn) Hoạt động huy động vốn: Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng vốn huy động được của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô tăng nhanh qua các năm. Năm 2004, huy động từ dân cư chiếm 96,14% trong tổng huy động vốn, đó là một tỷ lệ rất cao so với huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 3,59%. Bởi lẽ chi nhánh Đông Đô khi đó mới được hình thành từ Phòng Giao dịch số II với mục tiêu chủ yếu ban đầu là huy động từ dân cư sau đó mới huy động vốn từ các tổ chức kinh tế.Trong thời gian này, huy động theo loại ngoại tệ và VNĐ chênh lệch không nhiều (huy động từ VNĐ là 59,81%, huy động từ ngoại tệ chiếm 40,19%).Thời hạn huy động chủ yếu là dưới 1 năm chiếm 60,16% tổng vốn huy động. Năm 2005 tỷ lệ này đã có sự dịch chuyển tương đối rõ rệt. Huy động từ các tổ chức kinh tế đã tăng lên 26,59% (tăng 23% so với năm trước) còn huy động từ dân cư giảm xuống 73,41%. Về loại ngoại tệ, VNĐ huy động được gấp đôi so với ngoại tệ. Thời hạn huy động dài hạn và ngắn hạn là gần như nhau. Năm 2006, huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục tăng, chiếm 30% tổng huy động vốn của năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chi nhánh là đẩy mạnh tỷ trọng huy động từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn với các tổ chức kinh tế vì đây là một nguồn vốn lớn nhưng có tính rủi ro cao so với nguồn vốn ổn định được huy động từ dân cư. Chi nhánh phấn đấu hai tỷ trọng này ngang nhau để giảm bớt chi phí đầu vào. Trong năm này, do lãi suất của đồng ngoại tệ thấp, còn lãi suất VNĐ cao, ổn định vì thế huy động từ VNĐ vẫn tăng (chiếm 68%). Trong tỷ trọng dân cư, VNĐ chiếm 85%, ngoại tệ chiếm một khoảng rất nhỏ, mà ngoại tệ huy động được chủ yếu từ các tổ chức kinh tế. Hình thức huy động vốn trong thời gian này không thay đổi đáng kể so với các năm trước. Hoạt động tín dụng: Năm 2004 chi nhánh BIDV Đông Đô được phát triển từ Phòng Giao Dịch số II nên chi nhánh phải chịu một số khoản nợ vì thế cho vay quốc doanh năm 2004 chiếm 85% tổng dư nợ. Do tính ổn định của VNĐ nên các doanh nghiệp vẫn vay VNĐ là chủ yếu, lượng ngoại tệ chiếm rất ít 12,15%. Trong đó hình thức vay chủ yếu là ngắn hạn (chiếm 61,35%) được ưa chuộng hơn. Năm 2005 cho vay ngoài quốc doanh và quốc doanh gần ngang nhau. Do xu hướng gần đây của ngân hàng là mở rộng vay ngoài quốc doanh, hạn chế cho vay quốc doanh, vì doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 90%, điều kiện cho vay tốt hơn, lãi suất cao hơn so với doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp, cá nhân vẫn chủ yếu vay bằng nội tệ (chiếm 76,21%) và vay ngắn hạn (chiếm 66,67%). Chi nhánh có chủ trương hạn chế vay trung, dài hạn vì trong dài hạn rất khó kiểm soát được tỷ giá nhất là đối với vay bằng ngoại tệ. Năm 2006, vay quốc doanh giảm rõ rệt cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của vay ngoài quốc doanh (chiếm 80%). Điều này thể hiện rõ phương hướng phát triển cũng như mục tiêu của chi nhánh.Trong năm này, vay VNĐ tăng, lượng vay ngoại tệ giảm mặc dù chi nhánh rất khuyến khích cho vay ngoại tệ nhưng do tâm lý khách hàng lo sợ tỷ giá bất ổn của ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng vay nội tệ với lãi suất cao hơn sau đó trực tiếp đổi sang ngoại tệ để thanh toán. Mặc dù chi nhánh có mục tiêu hạn chế vay trung, dìa hạn nhưng đến năm 2006 hình thức cho vay này vẫn tăng và gần ngang với vay ngắn hạn. Về thu dịch vụ: Trong 3 năm gần đây, thu dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chủ yếu vẫn là các nguồn thu dịch vụ truyền thống như từ thanh toán (chiếm 45-50%), bảo lãnh (40% - 50%). Khi phân tích nguồn thu từ thanh toán thì ta thấy thu từ thanh toán nước ngoài chiếm % rất lớn, trong đó chủ yếu là thanh toán cho hàng nhập khẩu ít hàng xuất khẩu. Kinh doanh ngoại tệ: vẫn chiếm vị trí nhỏ (8-12%) do kinh doanh ngoại tệ hiện nay thực chất là để thanh toán nước ngoài và để cho vay chứ không vay là kinh doanh để sinh lời theo đúng nghĩa của nó. Thu các dịch vụ khác đóng vai trò không đáng kể trong thu dịch vụ (chiếm 3-4%) và chưa phát triển, bao gồm ATM, ngân quỹ… Tuy nhiên xu hướng của chi nhánh trong những năm tới là ngày càng đẩy mạnh các dịch vụ này vì khách hàng sử dụng thấy kết quả khả quan và thu phí cao. Năm 2006, thu dịch vụ chiếm 24% trong chênh lệch thu chi và chiếm 0,42% trong tổng huy động vốn của chi nhánh. 1.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. 1.2.1 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. 1.2.1.1 Kết quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô. Trong năm 2007 Phòng thẩm định đã đánh giá, xác định Tài sản bảo đảm được 200 bộ hồ sơ không bao gồm những hồ sơ bị từ chối trong đó chủ yếu là quyển sử dụng đất, tài sản gắn với đất và máy móc thiết bị. Việc định giá tài sản bảo đảm hiện tại còn gặp nhiều khó khăn nhất là xác định giá đối với bất động sản và các máy móc chuyên dụng do thiếu căn cứ xác định giá cả Căn cứ để định giá tài sản bảo đảm hiện nay chủ yếu dựa vào giá được rao trên báo “Mua và Bán” và quy định của UBND thành phố Hà Nội. Gía trị giao dịch thực tế của tài sản do đó phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình định giá. Một số trường hợp nhà đất không đủ điều kiện pháp lý để đảm bảo tài sản. Việc định giá của cán bộ thẩm định giá tài sản vẫn chủ yếu thực hiện theo hướng dẫn của các cán bộ đi trước, chưa được đào tạo một cách bài bản. - Thẩm định dự án đầu tư: Phòng thẩm định đã thẩm định trên dưới 10 dự án đầu tư. Đối với các dự án tham gia thẩm định đều đạt chất lượng theo quy định. Phòng thẩm định còn cử cán bộ của phòng tham gia tổ thẩm định của Trung ương thành lập để thẩm định các dự án lớn như các dự án điện, xi măng, tàu biển. - Thẩm định các khoản vay: Đối với công tác thẩm định khoản vay, năm 2007 các phòng tự thẩm định mà không chuyển qua phòng thẩm định. Do vậy công việc thẩm định các khoản vay của phòng thẩm định năm 2007 là không thực hiện. - Thẩm định hạn mức tín dụng: Trong năm 2007 số hạn mức tín dụng được phòng thẩm định xem xét tham gia ý kiến là 16 khách hàng. Hầu hết các đề xuất hạn mức tín dụng đã được phòng thực hiện kiểm tra lại tuy nhiên do điều kiện hồ sơ chưa đầy đủ nhất là tài liệu về kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ mang tính hình thức do đó việc xác định hạn mức tín dụng chưa thực hiện đúng bản chất cũng như nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Chưa đủ điều kiện thẩm định Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu Kiểm tra. kiểm soát Lập báo cáo thẩm định Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lưu hồ sơ/tài liệu Đạt Bổ sung, giải trình Hình 1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ (Nguồn: phòng thẩm định). Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ xung hồ sơ, nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Chi tiết tham chiếu hướng dẫn lập, kiểm tra hồ sơ vay vốn trung dài hạn. Các hồ sơ chính phải kiểm tra, xem xét bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn. Hồ sơ về khách hàng vay vốn. Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh nếu có. Hồ sơ về dự án vay vốn. Hồ sơ về đảm bảo nợ vay. Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình này, cán bộ thẩm định tỏ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ xung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. Đây là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải tập trung xem xét đánh giá một cách tổng quát, cụ thể nhất. Ở bước này, cán bộ thẩm định phải thẩm định, đánh giá xếp loại khách hàng cũng như đánh giá được khả năng, hiệu quả của dự án trong tương lai. Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn: chi tiết tham chiếu tại hướng dẫn thẩm định khách hàng vay vốn kèm theo các nội dung chính phải thẩm định, đánh giá gồm: Năng lực pháp lý của khách hàng. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Mô hình tổ chức, bố trí lao động. Quản trị điều hành. Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng. Thẩm định dự án đầu tư: Chi tiết tham chiếu tại hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư và hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư kèm theo. Các nội dung chính phải thẩm định bao gồm: Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Đánh gía tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án. Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật. Địa điểm xây dựng. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. Công nghệ thiết bị. Quy mô giải pháp xây dựng. Môi trường, phòng cháy chữa cháy. Đánh gía về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư dự án. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Nguồn vốn đầu tư. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo báo cáo thẩm định gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lỗ, lãi). Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro: Trong quá trình làm rõ khả năng của doanh nghiệp cũng như của dự án, cần phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xẩy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi dự án được đưa vào hoạt động; đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra: Rủi ro cơ chế chính sách. Rủi ro xây dựng, hoàn tất. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán. Rủi ro về cung cấp. Rủi ro kỹ thuật và vận hành. Rủi ro môi trường và xã hội. Rủi ro kinh tế vĩ mô. …… Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, trình trưởng phòng thẩm định xem xét. Sau những kết quả thu được trong quá trình làm việc, cán bộ thẩm định báo cáo tình hình thu thập được cũng như có nhận xét, đề xuất lên cấp trên để có phương án cho vay tín dụng tốt nhất. Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sử, làm rõ các nội dung. Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu Khi các bước trên đã hoàn thành, khách hàng được hay không được vay vốn thì cán bộ thẩm định đều phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu cần thiết để quản lý, theo dõi, phục vụ cho công tác thẩm định các dự án của sau này. Tài liệu được lưu tại phòng thẩm định bao gồm: 01 bản báo cáo thẩm định dự án và các bảng tính toán kèm theo. Hồ sơ vay vốn (nếu được gửi riêng 1 bộ) hoặc các bản photo tự chụp lại nếu thấy cần thiết. Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án tương tự sau này. 1.2.1.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư. - Phương pháp so sánh các chỉ tiêu Do tính chất tương đối đơn giản nên phương pháp này được dùng khá phổ biến. Cụ thể trong phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Một số chỉ tiêu cơ bản của phương pháp này là: Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. Các định mức về sản xuất , tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu, nhân công, tiền lương...của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước... Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt phù hợp vơi điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, phải tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, của cơ quan cấp trên, tránh so sánh máy móc , cứng nhắc. - Phương pháp thẩm định theo trình tự Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể là: Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Bước thẩm định này cho phép hình dung một cách khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạn._.h pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, kinh tế... phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi bổ sung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau. Thẩm định chi tiết có thể phát hiện ra được những sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án. - Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn củ dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể mà chọn là lớn hày nhỏ và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án đang xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Nếu ngược lại, thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. - Phương pháp phân tích rủi ro dự án * Các phương pháp phân tích rủi ro của dự án Hiện nay, thực tế quản lý tài chính ở nhiều nước sử dụng nhiều phương pháp phân tích rủi ro dự án, sau đây là một số phương pháp phổ biến: + Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu Nội dung cơ bản là điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro (hoặc coi như đã chấp nhận ở mức rủi ro tối thiểu như lãi suất chiết khấu Chính phủ, chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty…) bằng cách trên nguyên tắc là cộng thêm vào tỷ lệ chiết khấu cơ sở này một mức bù cần thiết cho rủi ro gọi là mức bù rủi ro. Lượng cộng thêm này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ mạo hiểm của dự án. Độ mạo hiểm càng lớn, tỷ lệ chiết khấu càng cao. Những dự án khác nhau có độ rủi ro khác nhau do đó có tỷ lệ chiết khấu đầy đủ khác nhau. Sau khi điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu mới này dùng để thực hiện tính toán NPV, IRR. Việc quyết định về thẩm định, phê chuẩn dự án được thực hiện theo nguyên tắc các chỉ tiêu được chọn. + Phương pháp hệ số tin cậy hệ số tin cậy = CCFt: là các giá trị của dòng thu nhập ròng chắc chắn coi như không có rủi ro trong giai đoạn t. RCFt: các giá trị của dòng thu nhập ròng dự kiến từ việc thực hiện dự án trong giai đoạn t (hàm chứa rủi ro). + Phương pháp phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả. E = (% thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả (IRR, NPV…))/ (% thay đổi của chỉ tiêu nhân tố (giá, lượng tiêu thụ…). E giúp cho chúng ta không chỉ xác định độ an toàn của dự án đối với những rủi ro có thể có mà còn có thể xác định được giới hạn về phương diện quản lý và những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành dự án. 1.2.1.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn Các loại hồ sơ chính phải kiểm tra, xem xét gồm: + Giấy đề nghị vay vốn. + Hồ sơ về khách hàng vay vốn - Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có). + Hồ sơ về dự án vay vốn + Hồ sơ về đảm bảo nợ vay - Thẩm định đánh giá khách hàng vay vốn. Các nội dung chính phải thẩm định, đánh giá gồm: + Năng lực pháp lý của khách hàng; + Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng; + Mô hình tổ chức, bố trí lao động; + Quản trị điều hành; + Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng; + Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng. - Thẩm định Dự án đầu tư của khách hàng vay vốn. Các nội dung chính phải thẩm định bao gồm: + Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án + Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. - Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án - Đánh giá các nguồn cung cấp sản phầm - Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án. - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối - Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. + Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án + Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án - Công nghệ, thiết bị - Quy mô, giải pháp xây dựng - Môi trường, PCCC - ....... + Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án + Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư dự án - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án - Nguồn vốn đầu tư + Tổng vốn đầu tư dự án: Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ (nếu dự án có sử dụng ngoại tệ). Thông thường kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư...). Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. + Thẩm định về doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự tính của dự án: Vì dự án được thẩm định trước khi nó đi vào hoạt động cho nên các khoản mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận chỉ là dự tính Từ những nghiên cứu vè thị trường, ta có thể được các thông tin về giá cả, xu hướng biến động giá cả của sản phẩm dự án, thị phần dự tính, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh… Doanh thu được xác định bằng tích số giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả của sản phẩm Phân tích về doanh thu của dự án là dựa vào những thông tin có được ở trên để kiểm tra việc ước tính doanh thu cho từng năm thực hiện dự án của chủ đầu tư xem có hợp lý không, có khả thi không Chi phí của dự án cũng là chi phí được tính cho từng năm thực hiện dự án. Do đó chi phí có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của dự án nên thẩm định chi phí là rất quan trọng. Dự trù chi phí dự án cho ta biết nhiều khoản mục cụ thể về tình hình sử dụng vốn. Các cán bộ thẩm định cũng cần lưu ý đến tính chính xác và hợp lý của từng khoản mục chi phí dự án Lợi nhuận là phần doanh thu còn lại sau khi bù đắp chi phí. Qua các báo cáo tài chính dự trù, dựa trên doanh thu và chi phí để dự tính lợi nhuận Khi dự án kết thúc, tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên sẽ được đem thanh lý, mang lại cho doanh nghiệp phần lợi nhuận từ hoạt động thanh lý: Lợi nhuận thanh lý = Thu nhập thanh lý - Chi phí thanh lý = Giá thanh lý - Chi phí bán - Giá trị còn lại + Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn: Căn cứ vào lợi nhuận dự tính hàng năm và quỹ khấu hao tài sản cố định chủ đầu tư có kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng. Cán bộ thẩm định kiểm tra kế hoạch trả nợ này hoặc lập kế hoạch trả nợ Ngân hàng cho dự án căn cứ vào kết quả thẩm định về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong những năm đầu dự án có thể chưa tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận tạo ra không đáng kể, do đó ngân hàng có thể xem xét để dự án có thể có được một thời gian ân hạn hợp lý. Nếu dự án là một phần của doanh nghiệp thì ngoài hai nguồn lợi nhuận dự án và khấu hao kể trên, chủ doanh nghiệp có thể đề nghị thêm nguồn trả nợ từ kết quả hoạt động doanh nghiệp + Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên đều nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: Đánh gía về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm nợ phải trả. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Từ những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Thông thường việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ). - Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính gồm có: - Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50% - 70%) - Khấu hao cơ bản. - Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: * Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của dự án: NPV. IRR. ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia). * Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm. Thời gian ân hạn. Thời gian hoàn trả vốn vay. DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án các chỉ tiêu khác như khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực… sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể. - Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xẩy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi đưa dự án vào hoạt động; đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xẩy ra: - Rủi ro cơ chế chính sách - Rủi ro xây dựng, hoàn tất - Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán - Rủi ro về cung cấp - Rủi ro kỹ thuật và vận hành - Rủi ro môi trường và xã hội - Rủi ro kinh tế vĩ mô - ..... - Lập báo cáo thẩm định - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu Cán bộ thẩm định phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu cần thiết để quản lý, theo dõi, phục vụ cho công tác thẩm định các dự án khác sau này. Tài liệu lưu tại Phòng thẩm định gồm: - 01 bản Báo cáo thẩm định dự án và các bảng tính toán kèm theo. - Hồ sơ vay vốn (nếu được gủi riêng 1 bộ) hoặc các bản foto tự chụp lại nếu thấy cần thiết. - Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án khác tương tự sau này. 1.2.1.5 Nghiên cứ tình huống thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. Thẩm định dự án của công ty cổ phần Minh Hà Dự án: Đầu tư xây dựng chi nhánh phân phối sản phẩm thiết bị văn phòng. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Minh Hà A. Về doanh nghiệp vay vốn. 1. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp - Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1428 , ngày 30/11/2004 theo quyết định của thành phố Hà Nội. - Giấy đăng kí kinh doanh số 1703000034 do phòng đăng kí kinh doanh sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp. - Đăng kí mã số thuế số 4600138631 Ngày 27/12/2004 do cục thuế thành phố Hà Nội cấp. - Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc là ông Nguyễn Văn Vinh, được bầu theo biên bản cuộc họp HĐQT ngày 15/12/2004. Ông Vinh là người đại diện theo pháp luật trong các giao dịch dân sự của công ty. - Kế toán trưởng là bà Đinh Thị Thắng, được bổ nhiệm theo QĐ số 740/TC-CT ngày 22/12/2004. Như vậy, hồ sơ pháp lí của đơn vị là đầy đủ. 2. Năng lực uy tín của khách hàng. - Ngành nghề kinh doanh thì công ty được kinh doanh các loại thiết bị văn phòng như bàn ghế, máy in, máy vi tính.. - Mô hình tổ chức, bố trí lao động - Cơ cấu tổ chức: Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Tính đến 30/9/2007 công ty có 1.015 cổ đông, HĐQT gồm 6 người .Số cán bộ, công nhân là 950 người . 2.3 Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng + Quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô. Công ty có quan hệ tín dụng với chi nhánh cả tín dụng ngắn hạn và trung-dài hạn (T&DH) Tình hình quan hệ tín dụng từ năm 2005 đến 30/09/2007 Đơn vị: Triệu đồng Danh mục 2005 2006 30/9/2007 Cho vay Thu nợ Cho vay Thu nợ Cho vay Thu nợ TD bằngVND 10.415 9.540 3.250 5.654 13.510 6.850 -Ngắn hạn 7.160 6.540 3.250 4.120 13.510 6.850 -Trung hạn 3.255 3.000 1.534 + Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác Đơn vị: triệu đồng Tên Doanh số vay 9/2007 Doanh số trả 9/2007 Dư nợ 30/9/2007 Vay ngắn hạn 7.088 7.000 5.919 Ngân hàng Công Thương 4.122 4.100 2.087 Ngân hàng nông nghiệp Sông Cầu 2.966 2.900 2.832 3. Tình hình sản xuất kinh doanh 3.1 Tình hình SXKD Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 30/09/2007 Doanh thu 20.998 25.954 28.661 Chi phí 19.548 24.034 26.854 Lợi nhuận sau thuế 1.314 1.820 1.798 3.2 Tình hình tài chính 3.2.1 Tổng tài sản và cơ cấu tài sản Đơn vị: triệu đồng Danh mục Năm2005 Năm2006 30/09/2007 1. Tổng tài sản 23.750 26.351 33.707 -TSLĐ 12.957 13.715 17.205 -TSCĐ 10.793 16.502 16.502 2. Cơ cấu tài sản(%) -Tỉ lệ TSLĐ 54,56 52,05 51,04 -Tỉ lệ TSCĐ 45,74 47,95 48,96 3. Tổng TSLĐ 12.957 13.715 17.205 -Tiền 2.318 1.005 947 -Khoản phải thu 1.051 3.291 6.784 -Hàng tồn kho 9.148 8.154 8.048 -TSLĐ khác 440 1.265 1.426 3.2.2 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn Đơn vị:triệu đồng Danh mục Năm2005 Năm2006 30/09/2007 1.Tổng NV 23.750 26.351 33.707 -Nợ phải trả 15.837 17.328 23.676 - NVCSH 7.913 9.023 10.031 2. Tỉ trọng % -Nợ phải trả/Tổng NV 66,69 65,76 70,24 -NVCSH/Tổng NV 33,31 34,24 29,76 4. Các hệ số phản ánh khả năng kinh doanh thanh toán năm 2006 4.1 Nhóm hệ số phản ánh khả năng hiệu quả hoạt động Vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/TSLĐ bình quân = 25.954/13.336 =1,95 Vòng quay khoản phải thu =DTT/các khoản phải thu bình quân = 25.954/2.171 =11,95 4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng Tăng trưởng doanh thu = (doanh thu 2004/doanh thu2003)-1 = (25.954/20.998)-1 = 23,6% 4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ/ nợ ngắn hạn = 13.715/16.855=81,37 Khả năng thanh toán nhanh = (tiền+đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn =5.96% 4.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn =17.328/26.351 =65,76% Cơ cấu nguồn vốn =TSLĐ/ Tổng tài sản =52,05 5. Nhận xét chungvề doanh nghiệp vay vốn Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả sản xuất tốt. Hàng năm doanh thu, lợi nhuận tăng đều. Trong quan hệ với ngân hàng tỏ ra là khách hàng có uy tín. B. Về dự án vay vốn 1. Mục đích đầu tư Công ty dự định sẽ mở rộng mạng lưới phân phối ra các tỉnh lân cận. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã phục vụ rất tốt nhu cầu của bạn hàng. Với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp như hiện nay, nhu cầu về thiết bị văn phòng sẽ không ngừng gia tăng. Vì vậy cần phải nhập những sản phẩm mới có chất lượng cao hơn để không ngừng tăng khả năng cạnh tranh và giữ vững thị trường. 2. Các chỉ tiêu theo dự án - Tổng mức vốn đầu tư: 6.987.352.000 đồng Trong đó : Vốn tự có: 1.543.147.000 đồng Vốn vay: 5.444.205.000 đồng Công ty đề nghị vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô với tổng mức vốn xin vay là 5.444.205.000 đồng để đầu tư vào TSCĐ. Lãi suất vay 13,8%/năm. Thời hạn xin vay 72 tháng, gốc trả đều, lãi trả hàng năm 3. Hồ sơ liên quan đến dự án - Bản dự án : đầu tư xây dựng chi nhánh phân phối sản phẩm về thiết bị văn phòng tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ. - Quyết định số 02/QĐ/HĐQT ngày 15/12/2005 của chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Minh Hà về việc phê duyệt dự án. - Các văn bản liên quan khác:Bản vẽ thiết kế, kế hoạch kinh doanh… 4. Nội dung, kết quả thẩm định dự án 4.1 Phương diện thị trường Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ hiện đang có tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt. Vì vậy nhu cầu về thiết bị văn phòng là rất cấp thiết. Bên cạnh đó vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này trong thị xã nên tiềm lực về thị trường là rất lớn. 4.2 Nội dung phương diện kỹ thuật. - Địa điểm xây dựng : tại thị xã Phú Thọ - Phú Thọ. - Văn phòng có vị trí thuận lợi gần trung tâm, nằm trên trục đường chính Hà Nội – Phú Thọ . Có diện tích trưng bày khá rộng , có phương tiện liên lạc hiện đại giúp kết nối thông tin nhanh chóng. - Dự án đi vào hoạt động không ảnh hưởng gì đến môi trường . 4.3 Khả năng tổ chức, quản lý dự án. Công ty đã có các văn phòng đại diện và các chi nhánh ở nhiều nơi nên có đủ khả năng để quản lý dự án này. 4.4 Phân tích, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của dự án. - Phân tích và tính toán . Dựa trên các bảng tính toán, phân tích khả năng vay, trả nợ, lịch trả nợ do doanh nghiệp tính toán gửi tới, ngân hàng sẽ xem xét lại tất cả trên mọi khía cạnh nhằm phát hiện ra sai sót như: dự án có thực sự đem lại hiệu quả không, các số liệu được cung cấp có chính xác không? Đối với công ty cổ phần Minh Hà: doanh thu hàng năm đều đạt trên 32 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng dần đến năm thứ 6 đạt gần 1 tỉ đồng. Chứng tỏ dự án có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Các khoản vay trả được thực hiện theo đúng kì hạn. Quan hệ tín dụng với ngân hàng vẫn tốt. Trong dự án, sản phẩm được đưa ra kinh doanh là các loại máy vi tính, máy in, bàn ghế phục vụ cho trang bị văn phòng. Giá bán và doanh số bán hàng được xác định có thay đổi nhỏ theo diễn biến từng năm của thị trường. Các khoản chi phí được xác định căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ, chi phi hoạt động…được tính toán trong các bảng. Tính điểm hoà vốn dựa trên các định phí, các biến phí trong tổng chi phí mà dự án đưa ra. Từ đó tính độ nhạy của dự án theo điểm hoà vốn. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu dự tính đạt trên 3% qua các năm, do đó kế hoạch này có tính khả thi. Qua các bảng tính toán ta thấy dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp cũng như đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương về giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các công nhân viên… + Kết quả tính toán: Bảng 1: Sản lượng và doanh thu Đơn vị : nghìn đồng TT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 1 Sản lượng Bàn ghế 4.000 4.095 5.145 5.500 4.915 5.600 Máy tính 1.500 1.624 1.800 1.800 1.753 1.820 Máy in 500 435 500 493 530 500 2 Giá bán Bàn ghế 285.000 285.000 285.000 280.000 280.000 280.000 Máy tính 7.658.000 7.658.000 7.658.000 7.650.000 7.650.000 7.650.000 Máy in 10.935.000 10.935.000 10.935.000 10.935.000 10.900.000 10.900.000 3 Doanh thu(1000đ) 18.094.500 18.360.392 20.718.225 20.700.955 20.563.650 20.941.000 Bàn ghế 1.140.000 1.167.075 1.466.325 1.540.000 1.376.200 1.568.000 Máy tính 11.487.000 12.436.592 13.784.400 13.770.000 13.410.450 13.923.000 Máy in 5.467.500 4.756.725 5.467.500 5.390.955 5.777.000 5.450.000 Bảng 2: Tính chi phí Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 1.Mua hàng 14.325.000 14.325.000 16.325.000 16.325.000 16.000.000 16.100.000 2.CP bán hàng 105.000 105.000 105.000 105.000 105..000 105.000 3. CP quản lý 734.000 734.000 734.000 734.000 734.000 734.000 4. CP tài chính 81.000 81.000 81.000 81.000 81.000 81.000 5. Tiền lương và BHXH 1.011.000 1.011.000 1.223.000 1.223.000 1.223.000 1.223.000 6. CP khác 21.250 21.250 30.000 30.000 30.000 30.000 7.Tổng CP 16.277.945 16.277.945 18.498.695 18.498.695 18.173.695 18.273.695 Bảng 3 : Lịch khấu hao : Tỉ lệ khấu hao hàng năm 12,5% Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 NGTSCĐ(trđ) 6.987.352 6.987.352 6.987.352 6.987.352 6987352 6.987.352 Đầu tư thêm trong kỳ - - - - - - KH trong kỳ 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 KH luỹ kế 873.419 1.746.838 2.620.257 3.493.676 4.367.095 5.240.514 Giá trị còn lại 6.113.933 5.240.514 4.367.095 3.493.676 2.620.257 1.746.838 Bảng 4:Lãi vay vốn trung – dài hạn Đơn vị: nghìn đồng TT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 1 Dư nợ đầu kỳ 5.444.205 4.536.837 3.629.469 2.722.101 1.814.733 907.365 2 Vay trong kỳ - - - - - - 3 Trả gốc trong kỳ 907.368 907.368 907.368 907.368 907.368 907.368 4 Dư nợ cuối kỳ 4.536.837 3.629.469 2.722.101 1.814.733 907.365 0 5 Lãi vay trong kỳ 751.300 626.084 500.867 375.650 250.433 125.216 Bảng 5: Xác định dòng tiền dự án Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 1 Doanh thu 18.094.500 18.360.392 20.718.225 20.700.955 20.563.650 20.941.000 2 CP hoạt động 16.277.945 16.277.945 18.498.695 18.498.695 18.173.695 18.273.695 3 KHTSCĐ 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 4 LNTT +lãi vay 943.136 1.209.028 1.346.111 1.328.841 1.516.536 1.793.886 5 Lãi vay 751.300 626.084 500.867 375.650 250.433 125.216 6 LNTT 191.836 582.944 845.244 953.191 1.266.103 1.668.670 7 Thuế TNDN 47.959 145.736 211.311 238.298 316.526 417.168 8 LNST 143.877 437.208 633.933 714.893 949.577 1.251.502 9 Chia cổ tức, chia quỹ 57.551 174.883 253.573 285.957 379.831 500.601 10 Cho đầu tư dự án 86.326 262.325 380.360 428.936 569.746 750.901 11 Dòng tiền 109.928 403.259 599.984 680.944 915.628 1.217.553 12 Luỹ kế dòng tiền 109.928 513.187 1.113.171 1.794.115 2.709.743 3.927.296 13 Hiện giá dòng tiền 96.598 311.386 407.111 406.015 4.797.742 560.576 14 Luỹ kế hiện giá dòng tiền 96.598 407.984 815.095 1.221.110 1.700.852 2.261.428 15 NPV 718.281.000 16 IRR 15̀% Bảng 6: Bảng cân đối trả nợ Đơn vị: nghìn đồng. Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 1. Nguồn để trả nợ 1.711.045 1.761.828 1.754.646 1.678.005 1.693.598 1.749.536 KHTSCĐ 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 LN 86.326 262.325 380.360 428.936 569.746 750.901 Trả lãi vay 751.300 626.084 500.867 375.650 250.433 125.216 Bổ sung - - - - - - 2. Dự kiến trả nợ hàng năm 1.658.668 1.533.452 1.408.235 1.283.018 1.157.801 1.032.584 Trả gốc 907.368 907.368 907.368 907.368 907.368 907.368 Trả lãi 751.300 626.084 500.867 375.650 250.433 125.216 3. Cân đối 1-2 52.377 228.376 346.411 394.987 535.797 716.952 Bảng 7: Bảng tính điểm hoà vốn Đơn vị: Nghìn đồng. Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 I.Định phí 2.191.005 2.065.789 1.940.572 1.815.355 1.690.138 1.564.921 1.KHTSCĐ 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 2.Lãi vay T&DH 751.300 626.084 500.867 375.650 250.433 125.216 3.Cp bán hàng 52.000 52.000 52.000 52.000 52.000 52.000 4.CP quản lý 514.286 514.286 514.286 514.286 514.286 514.286 II. Tổng chi phí 17.902.664 17.777.448 19.872.981 19.747.764 19.297.547 19.272.330 III.Biểu phí 15.711.659 15.711.659 17.932.409 17.932.409 17.607.409 17.707.409 IV.DTT 18.094.500 18.360.392 20.718.225 20.700.955 20.563.650 20.9041.00 V.Điểm hoà vốn 0,92 0,78 0,7 0,66 0,57 0,53 Bảng 8:Tính độ nhạy của dự án theo điểm hoà vốn (khi lãi suất vay trung ,dài hạn thay đổi) Đơn vị: nghìn đồng. Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 I.Định phí 2.191.005 2.065.789 1.940.572 1.815.355 1.690.138 1.564.921 1.KHTSCĐ 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 873.419 2.Lãi vay 751.300 626.084 500.867 375.650 250.433 125.216 3.Chi phí bán hàng 52.000 52.000 52.000 52.000 52.000 52.000 4.Chi phí quản lý 514.286 514.286 514.286 514.286 514.286 514.286 II. Tổng chi phí 17.902.664 17.777.448 19.872.981 19.747.764 19.297.547 19.272.330 III.Biểu phí 15.711.659 15.711.659 17.932.409 17.932.409 17.607.409 17.707.409 IV.DTT 18.094.500 18.360.392 20.718.225 20.700.955 20.563.650 20.941.000 V.Điểm hoà vốn 0,92 0,78 0,7 0,66 0,57 0,48 ́*Khi LS vay trung hạn tăng 5% -Lãi vay trung,dài hạn -Định phí -Điểm hoà vốn 778.521 2.218.226 0,93 648.768 2.088.473 0,79 520.444 1.960.149 0,71 389.260 1.828.965 0,67 259.507 1.699.212 0,58 129.753 1.569.458 0,49 *Khi LS vay tăng 10% -Lãi vay trung ,dài hạn -Định phí Điểm hoàvốn 805.742 2.245.447 0,94 671.452 .111.157 0,8 537.161 1.976.866 0,72 402.871 1.842.576 0,68 268.580 1.708.285 0,59 134.290 1.573.995 0,5 Ta có các chỉ số: Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 1.LNTT/DT 0,0106 0,0318 0,0408 0,046 0,0616 0,0797 2.LNST/VTC(ROE) 0,0932 0,2833 0,4108 0,4633 0,6154 0,811 3.LNST/TVDT 0,0206 0,0626 0,0907 0,1023 0,1359 0,1791 - Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Dự án có NPV= 718.281.000đ IRR = 15% Như vậy, dự án có hiệu quả kinh tế cao. 4.5. Lựa chọn phương án đảm bảo nợ vay Công ty cổ phần thiết bị văn phòng là khách hàng truyền thống của chi nhánh,hoạt động kinh doanh có hiệu quả, xét duyệt dự án có hiệu quả. Do đó đảm bảo tín dụng là đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 4.6. Đánh giá phân tích rủi ro . Khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với dự án là sự cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị trường. Tuy hiện nay, sản phẩm đang được bán với số lượng lớn nhưng cũng cần có những sản phẩm mới hiện đại hơn với giá cả cạnh tranh để ngày càng mở rộng thị trường. 5. Nhận xét Từ những phân tích trên cho thấy dự án có tính khả thi và có nhiều thuận lợi. Thị trường tiêu thụ tương đối đảm bảo với hợp đồng kinh tế đã kí đến 2010.Nếu khoản vay được phê duyệt ngân hàng sẽ có được khoản thu nhập từ lãi của các khoản vay. Ngoài ra ngân hàng sẽ củng cố được quan hệ với một khách hàng có nhiều tiềm năng trong tương lai. C. Đề nghị Dự án khả thi “ Đầu tư xây dựng chi nhánh phân phối sản phẩm về thiết bị văn phòng tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ” của công ty cổ phần Minh Hà có mức vốn và thời gian cho vay thuộc quyền phán quyết của NHĐT&PT Việt Nam. Trên cơ sở thẩm định đề nghị hội đồng tín dụng chi nhánh đã xét duỵêt và trình lên NHĐT&PT Việt Nam để cho vay dự án này với nội dung sau: -Mức vốn cho vay: 5.444.205.000 đồng -Đối tượng cho vay: xây dựng chi nhánh giao dịch -Thời gian cho vay: 72 tháng, vay từ 12/2005 Mức trả gốc hàng năm: 907.368.000 đồng/năm -Lãi suất cho vay: 1,15%/ tháng -Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay 1.2.2. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô – 14 Láng Hạ. 1.2.2.1 Những kết quả đạt được. Thứ nhất, các dự án khi đưa đến ngân hàng xin vay vốn đều được thẩm định trên tất cả các phương diện: thị trường, công nghệ, tổ chức, hiệu quả tài chính… Về mặt thị trường: Ngân hàng đánh giá đúng được tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua, khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác… Về mặt công nghệ, kĩ thuật: Cán bộ thẩm định thực hiện đúng quy trình như thẩm định về quy mô công suất, công nghệ sản xuất, trang thíêt bị của dự án, địa điểm xây dựng, những ưu thế của sản phẩm… Các mặt khác cũng được thẩm định kĩ, đạt được chất lượng thẩm định tốt hơn trước. Đặc biệt về mặt thẩm định hiệu quả tài chính dự án. Tính chính xác của phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính ngày càng cao. Các chỉ tiêu được thẩm định kĩ lưỡng hơn có kèm so sánh với các dự án khác và dự báo các điều kiện có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đã hạn chế rủi ro dự án.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6292.doc