Công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng NHPT Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) - Chi nhánh Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Nguồn vốn của MHB Hà Nội năm 2007 và 2008………………… 9 Bảng 1.2. Số dự án và số tiền cho vay tại MHB Hà Nội qua các năm………16 Bảng 1.3. Mức vốn và tỷ trọng các loại dự án cho vay tại…………………..16 Bảng 1.4: Thang điểm xếp loại khách hàng…………………………………25 Bảng 1.5: Thông tin CIC về xí nghiệp xây dựng Chín Thái Bình…………..46 Bảng 1.6: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp………………………50 Bảng 1.7: Các chỉ tiêu tài chính của xí nghiệp xây dựng Chín Thái Bình…..51

doc116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng NHPT Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) - Chi nhánh Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 1.8: Quy mô diện tích nhà chung cư…………………………………..55 Bảng 1.9: Tổng hợp tổng vốn đầu tư………………………………………...56 Bảng 1.10: Chi tiết tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình tòa nhà chung cư - văn phòng - dịch vụ……………………………………………………… 1 Bảng 1.11: Kế hoạch đầu tư của dự án ………………………………….......57 Bảng 1.12: Kế hoạch huy động vốn của dự án………………………….......57 Bảng 1.13: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án…………………………....58 Bảng 1.14: Doanh thu hàng năm của dự án……………………………...…60 Bảng 1.15: Chi phí vận hành hàng năm…………………………………….64 Bảng 1.16: Chi phí khấu hao…………………………………………………1 Bảng 1.17: Kế hoạch trả nợ ngân hàng……………………………………...65 Bảng 1.18: Chênh lệch VAT………………………………………………... 2 Bảng 1.19: Tổng hợp kết quả kinh doanh của dự án ………………………...2 Bảng 1.20: Dòng tiền hàng năm của dự án………………………………….67 Bảng 1.21: Dòng tiền chiết khấu…………………………………………….68 Bảng 1.22: Số liệu cho vay các năm của MHB Hà Nội……………………..75 Bảng 1.23: Dư nợ tín dụng theo thời gian tại MHB Hà Nội………………...76 Bảng 1.24: Nợ xấu của MHB Hà Nội tại thời điểm 2/2009…………………77 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB – Chi nhánh Hà Nội……….....5 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn MHB Hà Nội năm 2008………………..…..9 Biểu đồ 1.3: Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2007……………......................10 Biểu đồ 1.4: Cơ cấu thanh toán quốc tế năm 2008………………………….11 Biểu đồ 1.5: Quy trình thẩm định tại MHB Hà Nội………………………..20 LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng chính là trái tim của nền kinh tế, là đòn bẩy trong nền kinh tế. Đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay ngân hàng chính là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và quốc tế nói chung, giữa các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức tín dụng và giữa những người thừa vốn và thiếu vốn nói riêng. Hoạt động ngành ngân hàng giúp cho dòng chảy tiền tệ được linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào thời điểm cuối năm 2008 đã kéo theo khó khăn cho rất nhiều ngành nghề trong đó có ngành ngân hàng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các ngân hàng cũng đang ra sức chống chọi lại cơn khủng hoảng này và để có thể cạnh tranh – tồn tại được thì vấn đề tất yếu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thực hiện là đổi mới, nâng cao chất lượng về mọi mặt hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay – hoạt động tạo thu nhập chính của ngân hàng. hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm hai giai đoạn cơ bản là: thẩm định và xét duyệt; thực hiện cho vay và quản lý tín dụng. Trong đó, thông qua giai đoạn thẩm định, ngân hàng có thể đánh giá và kiểm soát được khoản vay. Vì vậy có thể khẳng định thẩm định dự án là công tác đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng và quyết định tới chất lượng cho vay nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Trong quá trình thực tập tại phòng quản lý rủi ro, ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội em đã được tiếp cận với phương pháp thẩm định các dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Có thể nói, trên thực tế công tác thẩm định tại ngân hàng tương đối tốt, tuy vậy vẫn có một số hạn chế và cần phải làm gì để khắc phục đựơc những hạn chế đó. Xuất phát từ thực tế trên mà em đã lựa chọn đề tài “ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP “. Nội dung chính của đề tài này gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. Chương II: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên, cùng các cán bộ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Cho dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song với thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, và cán bộ tại chi nhánh. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1. Khái quát chung về ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB Hà Nội): 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MHB Hà Nội: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) – Ngân hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực phát triển nhà ở. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là một trong năm ngân hàng thương mại nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, thành lập theo quyết định số 769/ TTg ngày 18/9/1997 của Thủ tướng Chính Phủ, hội sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, là ngân hàng hoạt động đa năng hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng. Vốn điều lệ ban đầu của MHB là 600 tỷ đồng, đến năm 2002 thì tổng vốn điều lệ tăng lên 800 tỷ đồng. Và thời gian hoạt động của MHB là 99 năm kể từ ngày Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập, việc gia hạn thêm thời gian hoạt động do Thủ tướng chính phủ quyết định. Chỉ sau 7 năm hoạt động MHB đã đạt được thành tích vượt bậc trong các mặt hoạt động: + Tổng tài sản có tăng trưởng trên 2000 %. + Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân đạt 350 % năm. + Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng bình quân đạt 260 %/ năm, đảm bảo an toàn vốn. + Mạng lưới hoạt động của MHB đến nay đã phát triển rộng khắp trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 100 chi nhánh và phòng giao dịch. + Hoạt động của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long luôn gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nhà ở. Tính đến năm 2003, chỉ riêng lĩnh vực cho vay xây dựng nhà ở, MHB đã hỗ trợ gần 40.000 hộ với gẩn 3.000.000 m2 nhà ở. Với thành tích đóng góp nổi bật cho nền kinh tế xã hội năm 2003 MHB được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. MHB Hà Nội – chi nhánh đi đầu của MHB ở khu vực phía Bắc. MHB Hà Nội được thành lập theo quyết định số 46/ 2003/ QĐ/ NHN – HĐQT ngày 04/07/2003 của Hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Căn cứ quyết định số 47/ 2003/ NHN/ HĐQT ngày 04/07/2003 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. Chỉ sau hơn một năm hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng đã tăng trưởng mạnh mẽ, tăng khoảng trên 1080% so với cuối năm 2003, vốn sử dụng an toàn, hiệu quả, không có nợ quá hạn, mạng lưới họat động phát triển nhanh chóng tại các địa bàn kinh tế trọng điểm. Trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội, tính đến thời điểm đầu năm 2009 đã có 8 phòng giao dịch. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban tại MHB Hà Nội: Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB – Chi nhánh Hà Nội Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng kiểm tra nội bộ Ban Giám đốc Tại chi nhánh MHB Hà Nội có các bộ phận với những nhiệm vụ cụ thể như sau: Phòng kinh doanh: - Chức năng nhiệm vụ: + Chịu trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng bằng cách lập, giám sát các kế hoạch thường niên và kế hoạch giữa kỳ dành cho mỗi khách hàng. + Duy trì và phát triển danh mục khách hàng đem lại lợi nhuận cao và có chất lượng tín dụng tốt, loại ra khỏi danh mục các khách hàng có chất lượng tín dụng thấp hoặc không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. + Nâng cao chất lượng kinh doanh tín dụng tối thiểu phải đạt mức lợi nhuận đã đề ra. + Đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới và các hồ sơ tín dụng hiện tại, bao gồm việc cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời hạn trả nợ. + Giám sát thường xuyên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng, thường xuyên liên hệ với cán bộ quan hệ khách hàng cấp cao để đảm bảo việc quản lý và thu hồi các khoản vay có vấn đề một cách hiệu quả. + Có biện pháp xử lý kịp thời để giảm thiểu tổn thất tín dụng phát sinh. + Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn,… Tổ chức bộ máy: + Tổ khách hàng cá nhân. + Tổ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Tổ khách hàng doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính tín dụng. Cán bộ kinh doanh khách hàng cá nhân mỗi cán bộ quản lý tối đa không quá 250 khách hàng và không quá 50 tỷVNĐ. Cán bộ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mỗi cán bộ quản lý tối đa không quá 20 khách hàng và không quá 100 tỷ VNĐ. Cán bộ kinh doanh khách hàng lớn và các tổ chức tài chính tín dụng mỗi cán bộ quản lý tối đa không quá 5 khách hàng và không quá 300 tỷ VNĐ. Phòng quản lý rủi ro: - Chức năng nhiệm vụ: + Lập báo cáo đánh giá rủi ro: căn cứ vào thông tin, tài liệu và báo cáo thẩm định do bộ phận kinh doanh cung cấp, do cán bộ quản lý rủi ro thu thập, các quy định về bảo đảm tiền vay, bảo lãnh hiện hành của MHB, bộ phận quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo phân tích đánh giá các điều kiện cấp tín dụng như: tính pháp lý của hồ sơ, tính khả thi cua dự án, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo cho khoản vay, định giá khoản vay, bảo lãnh để đề xuất cho vay. + Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt. + Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong từng thời kỳ. + Thu thập phân tích, lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh. Thực hiện kiểm soát tín dụg nội bộ. + Theo dõi và hỗ trợ bộ phận kinh doanh đanh giá danh mục tín dụng định kỳ tháng, quý, năm. + Tham gia giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Tổ chức bộ máy: + Tổ quản lý rủi ro đối với khách hàng cá nhân. + Tổ quản lý rủi ro đối với khách hàng là doanh nghệp vừa và nhỏ. + Tổ quản lý rủi ro với những khách hàng là doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính tín dụng. Phòng hỗ trợ kinh doanh: Chức năng nhiệm vụ: + Hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. + Lưu giữ hồ sơ vay vốn theo quy định. + Lập các báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng. + Xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề do lãnh đạo phân công như: các khoản nợ phải khởi kiện ra tòa, phải bán và đấu giá tài sản theo quy định, mua bán nợ, đôn đốc thi hành án,… - Tổ chức bộ máy: + Tổ các nghiệp vụ khác (hỗ trợ bộ phận kinh doanh soạn thảo hợp đồng đi công chứng,..). + Tổ xử lý các khoản nợ có vấn đề. Phòng giao dịch: Tại phòng giao dịch bố trí các bộ phận sau: Phòng nghiệp vụ kinh doanh. Được chia làm 3 tổ. - Các tổ trực thuộc phòng giao dịch thực hiện chức năng nhiệm vụ như ba bộ phận tại chi nhánh theo từng đối tượng khách hàng cụ thể. Các phòng giao dịch không được thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh đối với tất cả các đối tượng khách hàng, không giải quyết cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn và các tổ chức tín dụng. Các hồ sơ vượt mức phán quyết tại phòng giao dịc trình trực tiếp lên bộ phận quản lý rủi ro xem xét trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Bộ máy điều hành ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội: Cơ sở của hoạt động điều hành ngân hàng là các văn bản pháp luật của nhà nước và căn cứ theo quyết định số 47/2003/NHN/HĐQT ngày 4/7/2003 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. Ban giám đốc gồm: Bà Phạm Thiên Nga – Giám đốc. Bà Lê Thị Thanh Hà - Phó giám đốc Bà Nguyễn Thị Tuyết Lê - Phó giám đốc 1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu tại MHB Hà Nội: 1.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh: MHB Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp đa dạng các sản phẩm tiện ích phù hợp với yêu cầu của mọi nhóm khách hàng. MHB Hà Nội là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên sâu về lĩnh vực cho vay xây dựng phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Huy động vốn: Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của ngân hàng nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. Bảng 1.1: Nguồn vốn của MHB Hà Nội năm 2007 và 2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 I-Tiền gửi của KBNN và các TCTD 747,049,487,669 2,883,484,496,200 1-Tiền gửi của KBNN 2-Tiền gửi của TCTD khác 747,049,487,669 2,883,484,496,200 II-Tiền gửi của TCKT, dân cư 1,428,657,321,556 862,908,934,977 III-Phát hành giấy tờ có giá 129,362,629,183 1,317,395,484,890 IV-Tài sản nợ khác 61,346,427,941 118,033,394,551 1-Các khoản phải trả 42,354,571 151,994,044 2-Các khoản lãi cộng dồn dự trả 60,469,272,007 74,052,881,954 3-Tài sản nợ khác 834,801,363 43,828,518,553 V-Vốn và các quỹ 74,944,127,199 35,009,106,057 VI-Lãi/lỗ 74,944,127,199 35,009,106,057 Tổng cộng nguồn vốn 2,441,359,993,548 5,216,831,416,675 Nguồn: Báo cáo kiểm toán, MHB Hà Nội. Trong đó cơ cấu nguồn vốn năm 2008 thì vốn huy động chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng khá hiệu quả. Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn MHB Hà Nội năm 2008 Hoạt động tín dụng: Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, và các hình thức huy động khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Tăng trưởng tín dụng các năm qua có đặc điểm là: + Tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng. + Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VNĐ và cả ngoại tệ. + Tăng trưởng đồng đều với cả tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn. Biểu đồ 1.3: Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2007 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng. Trong đó, thanh toán quốc tế có những chuyển biến tích cực hơn. Biểu đồ 1.4: Cơ cấu thanh toán quốc tế năm 2008 Các hoạt động khác: Bao gồm hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và bằng VND, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua các công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ. Sản phẩm và dịch vụ cung cấp: + Dịch vụ tài khoản + Dịch vụ huy động vốn Tiết kiệm: MHB Hà Nội mang lại lợi ích cao nhất tại mọi thời điểm cho khách hàng với lãi suất linh hoạt ở mức cao, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, được cung cấp dịch vụ phục vụ gửi, rút tiền tại nhà, tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của nhà nước ( tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm lãi suất thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt lãi suất bậc thang, tiết kiệm ưu đãi dành cho người cao tuổi). Ngoài ra MHB Hà Nội còn huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ USD, EUR…với nhiều hình thức phong phú: tiết kiệm không kỳ hạn (được hưởng lãi suất không kỳ hạn và lãi được tính định kỳ hàng tháng), tiết kiệm có kỳ hạn (khách hàng có thể lựa chọn nhiều hình thức tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng). Trái phiếu: khách hàng có thể lựa chọn trái phiếu vô danh hoặc trái phiếu ghi danh tùy thuộc vào nhu cầu của mình. Kì phiếu: MHB Hà Nội phát hành kì phiếu với nhiều kì hạn và hình thức đa dạng: lãi có thể được nhận trước, sau hoặc định kỳ…Hết kỳ hạn khách chưa đến lĩnh tiền lãi và gốc được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo thời gian phụ trội. Kỳ phiếu có thể để chuyển nhượng. + Dịch vụ cho vay ( ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), với lãi suất cạnh tranh, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, năng động, tư vấn thủ tục vay vốn cho khách hàng miễn phí qua điện thoại. Cho vay cá nhân: khách hàng cá nhân có thể vay vốn nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng nhà cửa, mua tài sản ô tô hay các thiết bị gia đình, hỗ trợ đi du học và các mục đích khác. Tín dụng doanh nghiệp: nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các khu dân cư tập trung,… + Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp với mức phí thấp, hưởng lãi cao cho tiền ký quỹ bảo lãnh. Bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu. Bảo lãnh bảo hành. Bảo lãnh hoàn tạm ứng. Các dịch vụ bảo lãnh khác. + Dịch vụ thẻ. + Tài trợ xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C, D/P. Cho vay ưng trước tài trợ xuất khẩu: cho vay bổ sung vốn thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hoặc để thu mua, chế biến, sản xuất các đơn hàng phục vụ chu kỳ kinh doanh. + Dịch vụ chuyển tiền. Chuyển tiền đi (outward remittance) Chuyển tiền đến (inward remittance) + Dịch vụ thanh toán: Thanh toán trong nước: với hệ thống mạnh lưới trải rộng khắp cả nước từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau. MHB đảm bảo chuyển và nhận tiền an toàn, nhanh chóng với mức phí thấp. Thanh toán quốc tế: >> Thanh toán nhập khẩu: tín dụng chưng từ, nhờ thu, chuyển tiền đi. >> Thanh toán hàng xuất: tín dụng chứng từ, nhờ thu. + Các dịch vụ khác: Thu đổi ngoại tệ: thu đổi tiền mặt các loại ngoại tệ: USD, EUR, JPY…mua chuyển khoản các loại ngoại tệ trên tài khoản của khách hàng theo tỷ giá hiện hành. Chi trả kiều hối, khách hàng cũng có thể nhận tiền do người nước ngoài chuyển về theo phương thức WESTERN UNION tiên tiến hiện đại nhất thế giới. Thanh toán rút tiền bằng thẻ MASTER CARD, VISA CARD. Bán ngoại tệ tiền mặt cho các cá nhân đi công tác, du học, lao động ở nước ngoài,… 1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội: 1.2.1. Khái quát các dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội: MHB là ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, khi mới đi thành lập thì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động hiện nay MHB đã đa dạng hóa hoạt động của mình sang các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng, cho vay kinh doanh,…Ngoài ra còn có hoạt động bảo lãnh, thanh toán,… MHB Hà Nội là chi nhánh được thành lập vào năm 2003, cũng như hoạt động của toàn hệ thống MHB, chi nhánh không chỉ đi sâu vào lĩnh vực cho vay xây dựng nhà ở mà còn mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh,…. 1.2.1.1. Đặc điểm các phương án cho vay phát triển nhà tại MHB Hà Nội: Đặc điểm phương án vay vốn mua nhà, mua đất: Đây là hoạt động mua sắm tài sản cố định (bất động sản), là khoản chi tiêu dùng lớn đối với các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình. Hoạt động mua sắm nhà ở, đất đai này có mục đích chủ yếu là : + Sử dụng nhà ở làm nơi sinh hoạt cư trú của các cá nhân và hộ gia đình, hoặc trụ sở, văn phòng của các công ty, các doanh nghiệp. + Sử dụng với mục đích cho thuê để sinh hoạt hoặc cho thuê nhằm sản xuất kinh doanh. + Sử dụng như khoản đầu tư, góp vốn của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh. Thị trường bất động sản của Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn thiện, cơ chế còn chưa rõ ràng thì việc mua sắm nhà ở, đất đai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Mua sắm đất đai, nhà ở liên quan nhiều tới phương diện pháp lý: quyền sở hữu, quyền sử dụng, quy hoạch mặt bằng, quy hoạch kiến trúc, môi trường,… Hoạt động mua sắm này còn có thể mang tính chất đầu cơ nhà đất, tạo nên một thị trường nhà đất bong bóng, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung, và tới thị trường nhà đất nói riêng. b. Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng: Đối với doanh nghiệp hay cá nhân hộ gia đình, cho vay tiêu dùng chủ yếu là mua sắm trang thiết bị: máy móc sản xuất kinh doanh, thiết bị tiêu dùng trong gia đình, ô tô,… hoặc có thể là bổ sung vốn kinh doanh. Hoạt động vay vốn này của các cá nhân và hộ gia đình liên quan nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là hoạt động mua sắm tài sản hữu hình cho doanh nghiệp,… → Có thể nói các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình vay vốn tại ngân hàng MHB Hà Nội chủ yếu là các món vay nhỏ. Một phần là do MHB Hà Nội là ngân hàng còn khá trẻ trong hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam, chỉ mới được thành lập từ năm 2003. Khái quát đặc các dự án vay vốn tại MHB Hà Nội: Nhìn chung các dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội thường có số tiền nhỏ, không thực sự lớn, trung bình một dự án vay vốn chỉ khoảng 3 tỷ VNĐ. Hầu hết khách hàng là doanh nghiệp vay vốn để tăng vốn sản xuất kinh doanh, còn với khách hàng là cá nhân thì chủ yếu họ thường vay vốn để mua nhà đất và ô tô. Tại chi nhánh thì có ít khách hàng vay vốn nhằm thực hiện một dự án lớn như xây dựng một nhà máy sản suất,… Do vậy, điều này ảnh hưởng tới cách thức thẩm định phương án vay vốn tại ngân hàng. Số lượng món vay tại chi nhánh ngày một tăng. Số liệu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2. Số dự án và số tiền cho vay tại MHB Hà Nội qua các năm Năm Số dự án đã thẩm định Số dự án cho vay Số tiền cho vay (VNĐ) 2006 305 286 237,731,700,603 2007 295 210 276,904,804,001 2008 402 352 512,684,186,226 hết 3/2009 122 97 185,476,583,134 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thẩm định tại MHB Hà Nội từ năm 2006 đến hết 3/2009 Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rõ số lượng dự án vay vốn tại chi nhánh ngày càng tăng qua các năm, tuy vậy có thể thấy ngân hàng rất thận trọng khi trong khâu thẩm định, số dự án xin vay vốn so với số dự án cho vay vẫn còn chênh lệch khá lớn, điển hình như trong 3 tháng đầu năm 2009 số dự án xin vay vốn tăng lên 122 trong khi đó chỉ có 97 dự án được vay vốn, 3 tháng đầu năm giải ngân được trên 185 tỷ đồng, chỉ tăng so với cùng kỳ năm 2008 rất ít (hết tháng 3/2008 giải ngân được 162,293,345,653 VNĐ). Trong đó mức vốn và tỷ trọng các loại dự án cho vay tại MHB Hà Nội như sau: Bảng 1.3. Mức vốn và tỷ trọng các loại dự án cho vay tại MHB Hà Nội năm 2008 STT Loại dự án vay vốn Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) 1 Cho vay tiêu dùng, nhà đất 214,193,954,858 41,8% 2 Bổ sung vốn kinh doanh 171,236,668,213 33,4% 3 Dự án xây dựng 127,253,563,255 24,8% 4 Tổng số 512,684,186,226 Nguồn: Sao kê dư nợ năm 2008 của MHB Hà Nội Ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay tiêu dùng và nhà đất, loại dự án này chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 41,8% tổng mức cho vay. Trong đó có số dự án vay vốn nhằm mục đích xây dựng lớn chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ có 24,8%. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại MHB Hà Nội: Vai trò và yêu cầu của công tác thẩm định tại MHB Hà Nội: a. Vai trò: Thẩm định dự án chính là việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan tới dự án nhằm khẳng định tính hệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định. Đối với các nhà tài trợ, tổ chức cho vay, ngân hàng: thẩm định dự án là quá trình xem xét dự án, đặc biệt là xem xét về mặt tài chính, khả năng trả nợ của dự án xin vay nhằm đưa ra quyết định tài trợ vốn hoặc cho vay một cách đúng đắn và hiệu quả. Đứng trên góc độ ngân hàng, thẩm định là khâu tất yếu và vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi thứ nhất, tiền của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác, do đó ngân hàng cần thận trọng khi cho vay. Thứ hai, trên thực tế không phải dự án nào đưa ra xin vay vốn nào của khách hàng đưa ra đều khả thi về mặt pháp lý cũng như tài chính. Thứ ba, có những dự án xin vay vốn, tuy khả thi nhưng chưa chắc đã đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, đặc biệt là điều kiện về tài sản đảm bảo. Do đó công tác thẩm định tại ngân hàng nhằm kiểm tra, xem xét, rà soát lại phương án vay vốn của khách hàng, hoặc để điều chỉnh lại các phương án vay vốn của khách hàng cho phù hợp để giải ngân. Khi khách hàng vay vốn ngân hàng với mục đích kinh doanh, đầu tư, họ cần có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư được lập một cách chi tiết. Nhưng không phải lúc nào những phương án đó cũng tốt, cũng phù hợp với yêu cầu xét duyệt của ngân hàng, do đó mục đích của thẩm định ngoài việc kiểm tra lại mà còn là hướng dẫn khách hàng lập các phương án vay vốn hợp lý hơn. Thẩm định trong ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến thẩm định khả năng trả nợ ngân hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi, do đó cán bộ thẩm định còn phải làm nhiệm vụ là xác định nguồn trả nợ của dự án, của doanh nghiệp, và của các cá nhân vay vốn để đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Có những dự án và phương án vay vốn khả thi, có lãi tuy nhiên chưa chắc đã có khả năng trả nợ ngân hàng, trả nợ ngân hàng không chỉ dựa vào lợi nhuận mà quan trọng hơn là dựa vào dòng tiền của dự án hoặc phương án vay vốn. Công tác thẩm định với ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc thẩm định phương án vay vốn. Bởi ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ, mà tiền này không phải vốn chủ sở hữu của ngân hàng, do đó việc quyết định cho vay hay không là rất quan trọng. Mà quyết định này không chỉ phụ thuộc vào phương án vay vốn mà còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo của khách hàng. Nhưng không phải tài sản nào cũng mang ra thế chấp được, hơn nữa việc định giá tài sản đảm bảo là cần thiết, do đó nhiệm vụ của công tác thẩm định còn là thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Thẩm định trong ngân hàng không chỉ là thẩm định để ra quyết định vay vốn, sau khi cho vay việc kiểm tra quá trình giải ngân cũng là một phần trong công tác thẩm định. Nếu việc giải ngân mà sai với hợp đồng tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn, vì vậy kiểm tra sau cho vay là yêu cầu cần thiết trong thẩm định. Yêu cầu: Trước hết thẩm định cần tuân thủ đúng trình tự, theo đúng hướng dẫn bằng văn bản của hội sở chính để tránh sự chồng chéo. Cán bộ thẩm định phải là người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để tránh sai sót không đáng có, bởi công tác thẩm định là khâu vô cùng quan trọng để ra quyết định cho vay hay không, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận, sự an toàn và tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Thẩm định cần mang tính khách quan, toàn diện, xem xét tất cả các khía cạnh của phương án vay vốn từ khía cạnh pháp lý đến thị trường, kỹ thuật, tài chính, bộ máy quản trị và hiệu quả kinh tế xã hội. Ngoài ra cần có tính khoa học, bất kì một kết luận, quyết định gì cũng cần có đầy đủ, chính xác thông tin. Quy trình thẩm định: Quy trình tín dụng là một quy định hết sức quan trọng trong việc giải quyết cho khách hàng vay vốn. Sự đa dạng của khách hàng, sản phẩm, và chiến lược kinh doanh yêu cầu ngân hàng phải xây dựng được một quy trình tín dụng cụ thể, rõ ràng và hoàn chỉnh, bao gồm trình tự các bước, thời gian, với những quy định rõ ràng quản lý chặt chẽ khoản vay, an toàn, hiệu quả, các điều kiện cần thiết để đưa ra quyết định, và những cán bộ có cùng nhận thức về vai trò của mình trong quy trình tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro, cũng như thiết lập cơ chế xử lý nếu như sau này khách hàng không trả được nợ. Khi nhận được yêu cầu vay vốn của khách hàng, càn bộ tín dụng có 2 nhiệm vụ chính đó là thu thập thông tin chính xác có liên quan tới khoản vay và xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng qua đó hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo trình tự sau: Biểu đồ 1.5: Quy trình thẩm định tại MHB Hà Nội Nguồn: Hướng dẫn thẩm định của MHB Phỏng vấn về khoản vay: Khi có khách hàng đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng phụ trách phỏng vấn khách hàng (gọi là cán bộ tín dụng khách hàng, viết tắt là CBTDKH) sẽ thực hiện phỏng vấn nhằm nắm bắt thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Nội dung phỏng vấn gồm: tùy đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức hay hộ cá nhân, gia đình, tổ hợp tác để có nội dung phỏng vấn cho phù hợp để tìm hiểu về tính pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, trình độ chuyên môn quản lý, uy tín của khách hàng trong kinh doanh, trong quan hệ tín dụng, trong đời sống, nghề nghiệp, nơi làm việc, nhu cầu, mục đích của khoản vay, khả năng thu nhập nhằm hoàn trả gốc, lãi, tài sản bảo đảm cho khoản vay, điều kiện bảo vệ môi trường,… Đồng thời tư vấn cho khách hàng các thông tin về điều kiện vay, thời hạn, lãi suất cho vay và dịch vụ sẽ được đáp ứng. Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì khuyên họ không nên làm đơn đề nghị vay vốn để sàng lọc khách hàng ngay từ ban đầu. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Sau khi phỏng vấn xong, CBTDKH phải vào sổ theo dõi phỏng vấn khách hàng các nội dung: họ, tên, địa chỉ khách hàng, nội dung phỏng vấn, mục đích vay vốn, các điều kiện vay vốn, kết quả phỏng vấn, đồng ý cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn hay từ chối cho vay, lý do từ chối cho vay. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ b.1. CBTDKH chịu trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn, giúp khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với nội dung, tính chất, yêu cầu của từng khoản vay (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay,…). b.2. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành xem xét các yếu tố của hồ sơ vay vốn. Hồ sơ có hợp lệ không? Hồ sơ có đầy đủ theo yêu cầu hay không? Hồ sơ có đủ điều kiện, phù hợp với chính sách cho vay kể cả điều kiện về bảo đảm vệ sinh môi trường và khả năng vốn có của ngân hàng hay không? → Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì yêu cầu người vay bổ sung hoặc sửa đổi. → Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp thì tiếp nhận, lập phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng. c. Thẩm định điều kiện cho vay: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tùy theo mức độ phức tạp của các khoản vay cán bộ thẩm đinh có tối đa 3 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 5 ngày làm việc đối với khoản vay trung và dài hạn phải tiến hành thẩm đị._.nh, phân tích điều kiện vay vốn theo các nội dung sau: c.1. Xác nhận thông tin khách hàng cung cấp, khám phá các thông tin mới mà cán bộ tín dụng cần có để hiểu thêm về tính pháp lý của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, quan hệ xã hội, tình hình thu nhập, tính pháp lý của tài sản đảm bảo. Các nguồn thông tin có thể sử dụng như: Thông tin từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với khách hàng. Thông tin từ khách hàng khác liên quan tới khách hàng. Thông tin từ cơ quan quản lý khách hàng. Thông tin từ trung tâm tín dụng hội sở (CIH), NHNN các tỉnh và NHNN Việt Nam (CIC). Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. c.2. Lập báo cáo thẩm định tín dụng: Đánh giá chung về khách hàng: Khách hàng là doanh nghiệp: + Năng lực pháp luật dân sự (hồ sơ pháp lý) + Mô hình tổ chức của đơn vị. + Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo. + Đánh giá tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp. + Quan hệ của khách hàng và các tổ chức tín dụng. + Nhận xét về quan hệ đạo đức gia đình, xã hội, nghề nghiệp. + Đánh giá các rủi ro chủ yếu nếu giải quyết cho vay. Khách hàng là cá nhân: phải đánh giá các yếu tố về nhân thân, nghề nghiệp, quá khứ công tác, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực họ sẽ đầu tư, các quan hệ xã hội, các rủi ro chủ yếu. Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh chung của khách hàng: Đánh giá về độ trung thực và chính xác của các số liệu, báo cáo và tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng, các báo cáo kế hoạch hoạt động tương lai, các mối quan tâm khác của cán bộ thẩm định như dự đoán về dòng tiền, sự biến động về tài sản,… Khách hàng là cá nhân phải xem xét, đánh giá kỹ mức độ ổn định của thu nhập chính, phụ, thu nhập từ tài sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập,… Phân tích các nguyên nhân tồn tại. Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh: Sự cần thiết đầu tư, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các yếu tố đầu vào, giá cung ứng nguyên liệu, thị trường và khả năng tiêu thụ, phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu tư, phương diện tổ chức quản lý nhân lực, bảo hiểm tài sản đầu tư của dự án, kế hoạch tiền vay, khả năng trả nợ. Phân tích, đánh giá các điều kiện đảm bảo vệ sinh, môi trường, hoặc các yếu tố tác động môi trường của phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Xem xét khả năng cân đối nguồn vốn và dự kiến lãi suất cho vay của chi nhánh. Các biện pháp bảo đảm tiền vay: Phải phân tích kỹ hình thức, loại tài sản, phương thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tính hợp pháp, hợp lệ, tính khả thi, khả năng quản lý, bảo quản, khả năng duy trì giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Đánh giá tài sản đảm bảo để xác định mức cho vay. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cho tiền vay được thực hiện theo quy định về bảo đảm tiền vay trong hệ thống ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long do hội đồng quản trị ban hành trong từng thời kỳ. Xem xét các điều kiện khác: CBTĐ phối hợp với các bộ phận khác xem xét các trường hợp khoản vay có liên quan đến các điều kiện khác như:điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán, giao nhận hàng hóa, bán chéo sản phẩm,… → Sau khi xem xét tất cả các điều kiện trên cán bộ thẩm định sẽ nhận xét về khoản vay, đưa ra ý kiến có cho vay hay không? → Để đánh giá khách hàng ngân hàng thường sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng để đưa ra kết luận về khách hàng, dựa trên cơ sở này ngân hàng sẽ quyết định cho khách hàng vay bao nhiêu? Phí và lãi suất như thế nào? Việc đánh giá này là khá toàn diện khách hàng về các mặt. Nếu khách hàng có số điểm càng cao, chứng tỏ đó là khách hàng chất lượng cao, độ rủi ro thấp thì số lượng tiền vay sẽ cao, cùng với phí và lãi suất thấp hơn và ngược lại. Bảng 1.4: Thang điểm xếp loại khách hàng Thang điểm xếp loại Đánh giá Mức độ rủi ro > 520 AA+ thượng hạng - tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng Rất thấp 460 - 520 AA Xuất sắc - Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng Khá thấp 379 - 459 AA- Rất tốt - Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng Thấp 308 - 378 BB+ Tốt - Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng Thấp 247 - 307 BB Chấp nhận - Cần cân nhắc xem xét cẩn trọng phương án vay vốn và đảm bảo tiền vay Trung bình 186 - 246 BB- Trung bình – Giám sát kiểm tra thương xuyên khoản tín dụng đã cấp, hạn chế quan hệ với KH, chỉ cho vay khi có tài san đảm bảo chắc chắn Trung bình 135 - 185 CC+ Dưới trung bình - Cấp tín dụng hạn chế theo từng điều kiện cụ thể, tập trung thu hồi khoản vay Cao 84 - 134 CC Dưới chuẩn - Từ chối, chấm dứt quan hệ với KH, tập trung thu hồi khoản vay Khá cao < 84 CC- Khả năng không thu hồi cao - Từ chối, chấm dứt quan hệ với KH, tập trung thu hồi khoản vay Rất cao Nguồn: Công văn 1281 của MHB Nếu xét thấy cho vay được thì phải đề xuất cụ thể: + Mức cho vay: căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay của MHB, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn, thẩm quyền được phê duyệt cho vay của từng cấp, quy định về giới hạn cho vay và bảo lãnh. + Mức lãi suất cho vay: do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn về định giá cho vay tại thời điểm ký kết hợp của hợp đồng tín dụng. Lãi suất cho vay tối thiểu = Lãi suất chi phí vốn (giá vốn) + lãi suất cận biên. Lãi suất chi phí vốn tính tại chi nhánh như sau: >> Trường hợp nguồn vốn do chi nhánh huy động: Chi phí trả lãi + phí bảo hiểm tiền gửi Phí huy động vốn = * 100 Tổng số dư huy động vốn BQ- mức dự trữ bắt buộc Tổng chi phí quản lý Phí quản lý = * 100 Tổng tài sản có sinh lời bình quân Tổng chi phí dự phòng Phí dự phòng rủi ro = * 100 Tổng tài sản có sinh lời bình quân >> Trường hợp chi nhánh sử dụng vốn điều hòa từ hội sở: lãi suất chi phí vốn sẽ là phí điều hòa do Tổng giám đốc thông báo trong từng thời kỳ >> Trường hợp chi nhánh sử dụng nguồn vốn của các dự án thì lãi suất chi phí vốn theo quy định của từng dự án. Lãi suất cận biên: là lãi suất được tính đến khi thực hiện cho vay với khách hàng trong đó có chứa đựng các yếu tố về tổn thất tín dụng dự kiến, tỷ lệ an toàn vốn (phí dự phòng chung khi cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước) và mức thu nhập thặng dư kỳ vọng đối với khoản vay. + Phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, các phương thức cho vay khác. + Thời hạn vay: cho vay ngắn hạn hay cho vay trung dài hạn. + Kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ từng kỳ, định kỳ thanh toán tiền lãi. Các kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi với số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nhau. Được áp dụng cho các khách hàng có thu nhập thường xuyên, đều đặn. (Tính theo phương pháp trả góp, công thức tính: A = NVx -n Trong đó: NV là tổng nợ vay ban đầu. A là số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nhau bao gồm nợ gốc và nợ lãi, i là lãi suất cho vay, n là số kỳ trả nợ). + Phương thức giải ngân. + Các điều kiện đảm bảo tiền vay (nếu có). + Các điều kiện cần phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng hoặc giải ngân. + Biện pháp theo dõi, kiểm tra nếu cần thiết. Nếu không cho vay được thì phải nêu rõ lý do. d. Quyết định cho vay: Giám đốc MHB Hà Nội căn cứ báo cáo thẩm định có chữ ký của trưởng phòng để xem xét và quyết định cho vay hay không? e. Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký hợp đồng tin dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. f. Duyệt giải ngân Giải ngân. Phương pháp thẩm định: Hoạt động thẩm định trong MHB Hà Nội thường áp dụng những phương pháp khác nhau như: phương pháp thẩm định từ tổng quát tới chi tiết, phương pháp so sánh đối chiếu lại thường được sử dụng trong việc thẩm định các dự án lớn thuộc về xây dựng nhằm so sánh các định mức kinh tế kỹ thuật, phương pháp phân tích độ nhạy. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt và hợp lý cho từng loại dự án xin vay vốn, từng giai đoạn trong quá trình thẩm định và từng thời kỳ. a. Phương pháp thẩm định theo trình tự: Thẩm định theo trình tự từ tổng quát tới chi tiết trong đó thẩm định tổng quát chính là việc xem xét hồ sơ dự án có đầy đủ tính pháp lý, hợp lý không, và tư cách pháp lý của chủ đầu tư. Qua đó giúp cán bộ thẩm định đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp và hợp lý của dự án như quy mô, tầm quan trọng của dự án. Do đó trong giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Vì vậy cần có bước tiếp theo là bước thẩm định chi tiết đó là việc xem xét cụ thể từng nội dung của dự án từ việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin vay cho tới thẩm định từng nội dung cụ thể như: tài chính, kỹ thuật. thị trường, tổ chức quản trị,… Với từng nội dung cần đưa ra ý kiến nhận xét đồng ý hay kông thể chấp nhận hoặc cần phải sửa đổi thêm. Tuy nhiên mức độ tập trung cho từng nội dung là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết quả của bước trước là điều kiện cho bước sau. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định nội dung tiếp theo của dự án. b. Phương pháp so sánh đối chiếu: Muốn xem xét một dự án vay vốn có hiệu quả hay không không chỉ đơn thuần là tính toán các chỉ tiêu tài chính, mà cần phải có sự so sánh đối chiếu với các dự án tương tự. Nội dung của phương pháp so sánh đối chiếu này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế. Đối với các dự án xây dựng thì phương pháp này được sử dụng để so sánh một số chỉ tiêu như sau: Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc các điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về công nghệ. thiết bị được sử dụng trong dự án với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Tiêu chuẩn về sản phẩm của dự án so với nhu cầu về sản phẩm đó trên thị trường. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư của dự án có phù hợp với định mức của ngành đó hay không? Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, ngyên liệu, nhân công, tiền lương,… trong dự án có phù hợp với định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành hay không? Ví dụ đơn giản như một dự án xin vay vốn tại ngân hàng để sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, tỷ suất sinh lời của dự án là 12% chẳng hạn, so với lãi suất ngân hàng 10%/năm như vậy là dự án này có lãi. Nhưng trên thực tế, so sánh tỷ suất sinh lời trung bình ngành là 15% thì dự án này là không hiệu quả. Vậy có nên cho khách hàng này vay vốn hay không? Ngoài ra, các cán bộ thẩm định còn dựa vào kinh nghiệm của mình được đúc rút trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (cơ cấu chi phí, chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu,…). c. Phương pháp phân tích độ nhạy: Thị trường luôn biến đổi, các nhân tố có thể tác động lên một dự án đầu tư là rất nhiều tạo ra rất nhiều rủi ro, có những rủi ro có thể lường trước và tính toán được nhưng cũng có những rủi ro thì không. Do đó thẩm định không chỉ xem xét ở khía cạnh tĩnh của dự án, mà phải xem xét cả trạng thái động của dự án. Khi đó ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp này chủ yếu được các cán bộ thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, xem xét mức độ nhạy cảm của dự án với các nhân tố có liên quan, khi các yếu tố liên quan thay đổi thì dự án còn có hiệu quả nữa hay không và có thể xem xét để cho vay được hay không? Theo phương pháp này, trước hết là xác định các yếu tố gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính, sau đó dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra đối với dự án: chi phí đầu tư tăng 10%, 20%,..; giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; lạm phát; trượt giá,…Sau đó là đánh giá tác động của sự thay đổi đó đối với hiệu quả tài chính của dự án. Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, nếu như trong trường hợp ngược lại cán bộ thẩm định sẽ đề xuất một số phương án nhằm khắc phục và hạn chế. Nội dung thẩm định: Thẩm định tư cách pháp lý: nhằm xem xét khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật hay năng lực hành vi dân sự. a.1. Thiết lập được bộ hồ sơ pháp lý: Khách hàng doanh nghiệp gồm các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập và giấy phép thành lập. Bảng điều lệ kèm theo quyết đinh phê duyệt. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy phép hành nghề do Sở chuyên ngành cấp phép hoặc điều kiện cần có theo quy định để hành nghề. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc. Biên bản giao vốn, biên bản góp vốn. Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thì gồm các loại giấy tờ: Giấy đề nghị vay vốn. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ quân nhân, hoặc hộ khẩu, KT3, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân. a.2. Xem xét một số vấn đề sau: Khách hàng là doanh nghiệp: Xem xét ngành nghề đăng ký kinh doanh có đúng như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không. Vốn pháp định và vốn điều lệ. Xem giấy phép của doanh nghiệp để biết khoảng thời gian còn lại được phép hoạt động, nó liên quan tới kỳ hạn trả nợ cuối cùng. Khách hàng là cá nhân: Xem xét các giấy tờ yêu cầu có hợp pháp hay không? a.3. Thẩm định về tính cách và uy tín của người lãnh đạo: thẩm định về trình độ, năng lực, uy tín của người điều hành trong quá khứ và hiện tại. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn: Khách hàng là doanh nghiệp: Nguồn vốn chủ sở hữu: đảm bảo doanh nghiệp có đủ số vốn pháp định, sự tăng giảm nguồn vốn này có hợp lý hay không? Kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước, quý trước liền kề và của tháng gần với thời điểm vay vốn. Lãi hay lỗ, phân tích nguyên nhân lãi lỗ. Tình hình công nợ và các nghĩa vụ khác. Nhận xét tính hợp lý và không hợp lý về các khoản thu sau: + Nợ phải trả: chú ý rằng những khoản nợ phải trả thường chiếm tỷ lệ cao, doanh nghiệp có dư nợ và dư nợ quá hạn ở các tổ chức tín dụng khác không, nợ quá hạn có khả năng trả nợ không? + Nợ phải thu: phân tích nguyên nhân mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú ý tới các khoản phải thu khó đòi + Tình hình nộp ngân sách Hàng tồn kho: + So sánh hàng tồn kho giữa sổ sách với thực tế, giữa tồn kho và định mức. + So sánh với hàng tồn kho năm trước và năm sau. + Tìm hiểu nguyên nhân hàng tồn kho chậm luân chuyển. + Nhận xét về tính hợp lý và không hợp lý của hàng tồn kho tới thời điểm đề nghị vay vốn. Doanh thu: + So sánh doanh thu kỳ kế hoạch với kỳ trước, năm trước. + Nhận xét tăng giảm doanh thu, nguyên nhân. Có nhận xét về khả năng tài chính của doanh nghiệp từ các thông tin đáng tin cậy khác. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu: + Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản: Tổng tài sản lưu động Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt. tiền + đầu tư ngắn hạn + phải thu Hệ số thanh toán nhanh = nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản dễ chuyển ngay thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn thanh toán. Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thường biến động từ 0,5 đến 1 là có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, dưới 0,5 sẽ khó khăn hơn trong việc thanh toán. + Chỉ tiêu về khả năng hoạt động: Doanh thu thuần Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Tỷ số này mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Nếu tỷ số này có giá trị thấp chứng tỏ rằng các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán. Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân= Doanh thu bình quân 1 ngày Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 VNĐ hàng hóa bán ra được thu hồi. Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn lớn, không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng tài sản có Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này càng cao phản ánh tình hình họat động của doanh nghiệp càng tốt. Mặt khác tỷ số này còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại. Chỉ tiêu cân nợ: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Cho biết khả năng tự chủ về tài chính và tính ổn định về dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, càng an toàn đối với bên cho vay đặc biệt cho các khoản cho vay trung và dài hạn. Tài sản cố định + đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh trang thiết bị cơ sở vật chất nói chung cũng như máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Phản ánh khả năng năng lực sản xuất cũng như xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh tế cụ thể. Khách hàng là cá nhân: tài liệu chứng minh thu nhập của khách hàng cá nhân gồm: Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản: hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợp đồng cho thuê nhà hoặc xe,… Trường hợp cho vay không có bảo đảm (tín chấp) Thẩm định dự án và phương án vay vốn: - Thẩm định phương án vay vốn: tính hợp lý hợp lệ của kế hoạch xin vay vốn - Thẩm định tính khả thi của dự án: - Nhu cầu và mục đích vay + Xem xét nhu cầu vay vốn của kế hoạch xin vay vốn. + Xem xét số vốn vay đó dùng trong hạng mục nào? d. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ (đối với dự án vay vốn sản xuất kinh doanh): Đây là khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của dự án, vì vậy phải thẩm định một cách khoa học, toàn diện, chặt chẽ, tránh suy luận chủ quan. Bao gồm các bước sau: Giới thiệu những điểm cơ bản về sản phẩm dịch vụ trong đó nêu lên được những điểm ưu việt, nổi bật. Đánh giá nhu cầu thị trường hiện tại bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong đó nghiên cứu thói quen, tập quán người tiêu dùng, cơ cấu khách hàng tiêu thụ, hợp đồng mua sản phẩm,… Xác định nhu cầu thị trường trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động. Quá trình đánh giá nhằm xác định cầu thị trường có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp bình quân, phương pháp hồi quy,… Nhu cầu tiêu thụ = Lượng tiêu thụ * Tốc độ tăng trưởng năm sau năm trước bình quân Xác định khả năng cung cấp hàng hóa hiện tại và trong tương lai. Thẩm định hệ thống và phương thức bán hàng e. Phân tích công nghệ, thiết bị: - Tìm hiểu quy trình công nghệ của dự án đơn giản hay phức tạp, máy móc thiết bị cần phải phù hợp với nhu cầu đó (nếu quá hiện đại sẽ tốn chi phí đầu tư, nếu lạc hậu thì công suất sẽ thấp và giá thành sẽ cao). - Đối với các thiết bị nhập khẩu là thiết bị cũ cần thuê công ty giám định xác định giá cả, chất lượng của công nghệ. f. Nguyên nhiên vật liệu: - Vấn đề dự trù nguyên nhiên vật liệu - Nguồn cung cấp, khả năng cung cấp cho dự án. - Nguồn năng lượng: điện, than,… - Vị trí xa, gần nơi xây dựng dự án, điều kiện giao thông, phương thức vận chuyển. - Vấn đề sử dụng nguyên nhiên vật liệu thay thế. - Tính thời vụ của nguồn cung cấp. - Giá cả nguyên vật liệu cá ổn định lâu dài không? Chất lượng đảm bảo của nguyên nhiên vật liệu. - Yêu cầu dự trữ nguyên nhiên vật liệu. Tổ chức quản lý sản xuất và lao động (khách hàng là doanh nghiệp): Tìm hiểu cơ cấu mạng lưới tổ chức quản trị dự án Các phương thức điều hành, cấp điều hành và thừa hành. Đánh giá năng lực, trình độ, khả năng quản lý của đội ngũ điều hành. Nhu cầu lao động: khả năng đáp ứng, bố trí lao động hiện có. h. Thẩm định tài chính: h.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn: Việc xác định tổng vốn đầu tư là cực kì quan trọng, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Dưới góc độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết và vốn dự phòng. Cần xem xét tính hợp lý của tổng vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư đã phản ánh hết tất cả các khoản mục chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng tổng vốn đầu tư như trượt giá, lạm phát, các khoản phát sinh, dự phòng thay đổi tỷ giá nếu là các dự án có sử dụng ngoại tệ. - Phần xây lắp: cần xem xét vốn đầu tư cho nhà xưởng và hạng mục xây lắp phụ trợ. - Phần thiết bị bao gồm vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của dự án. - Chí phí khác, dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng,…. Việc xác định nhu cầu tổng vốn đầu tư theo tiến độ bỏ vốn chính là cơ sở để xác định dự kiến giải ngân cho dự án, để tính toán lãi vay trong thời gian thi công, xác định thời gian trả nợ ngân hàng. Xem xét tiến độ bỏ vốn có phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư trong từng giai đoạn chưa, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không là vô cùng quan trọng bởi điều này ảnh hưởng tới quá trình thực hiện dự án. Tiến độ thi công cần so sánh với khả năng về vốn và nhu cầu về vốn, nếu khả năng về vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu về vốn thì chấp nhận được, nhưng ngược lại khả năng về vốn không đáp ứng được nhu cầu về vốn thì cần phải xem xét lại quy mô, kỹ thuật của dự án. h.2. Thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Sau khi xác định được tổng vốn đầu tư của dự án, ngân hàng sẽ xem xét các nguồn tài trợ cho dự án. Trước hết, dự án có thể được tài trợ bằng nguồn vốn tự có bao gồm phát hành cổ phiếu thường, thặng dư vốn, thu nhập giữ lại, phát hành cổ phiếu ưu đãi. Tài trợ cho dự án bằng nợ: hình thức tài trợ này có thể có từ tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu. Có thể nói vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn tín dụng quan trọng nhất. Phần vốn này để đảm bảo có đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song nguồn vốn này có những hạn chế nhất định như điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn – lãi suất. Cùng với tín dụng ngân hàng là tín dụng thương mại. Đây là nguồn vốn hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Tài trợ dự án theo phương thức hỗn hợp: đó là việc kết hợp theo một tỷ lệ nào đó giữa tài trợ bằng vốn tự có và tài trợ bằng vốn vay để hình thành vốn cho doanh nghiệp. Hầu hết tất cả các dự án đều thực hiện theo hình thức tài trợ này. Ứng với mỗi nguồn vốn tài trợ cho dự án đều có chi phí riêng của nó. Chính vì vậy, phải xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu – tức cơ cấu vốn có chi phí bình quân gia quyền thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận của dự án. Việc thẩm định còn là đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn như cần xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp để đánh giá mức độ vốn tự có của dự án có hợp lý không? …. h.3. Thẩm định doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền: - Thẩm định doanh thu: Khi thực hiện công tác thẩm định về doanh thu của dự án, cần phải tìm hiểu về thị trường sản phẩm của dự án như giá cả sản phẩm đã có hay sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại, nhu cầu về sản phẩm này hiện tại và xu hướng trong tương lai… Từ đó dự tính doanh thu hàng năm của dự án. Doanh thu = giá bán * sản lượng tiêu thụ - Thẩm định chi phí: Cùng với thẩm định về doanh thu, là việc tiến hành thẩm định về chi phí của dự án. Trong nội dung này, cần xem xét giá cả nguyên vật liệu cho xây dựng, giá cả máy móc sản xuất của dự án…nhằm đánh giá chính xác cho phần vốn cần bỏ ra ban đầu. Đồng thời nghiên cứu các yếu tố chi phí hình thành nên giá của sản phẩm như: chi phí về nguyên vật liệu, đơn giá tiền công, khấu hao…Xem xét những nhân tố này có phù hợp với thị trường không. - Thẩm định lợi nhuận: Sau khi đã xác định được doanh thu, chi phí hàng năm của dự án, sẽ xác định được lợi nhuận hàng năm của dự án: Lợi nhuận của dự án = Doanh thu – chi phí Thông qua lợi nhuận hàng năm của dự án, tính được dòng tiền ròng hàng năm của dự án – yếu tố quan trọng giúp các cán bộ thẩm định đánh giá được tính khả thi của dự án. Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án: + Thẩm định kế hoạch trả nợ: Kế hoạch trả nợ của dự án được xây dựng trên cơ sở phương án nguồn vốn và điều kiện vay nợ của từng nguồn vốn. Ngân hàng khi thẩm định sẽ phải xem xét tính hợp lý của kế hoạch trả nợ này dựa trên phân tích dòng tiền thu của dự án. Nguồn thu của dự án phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch trả nợ ngân hàng. Tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra kỳ hạn cũng như việc thu hồi khoản nợ sao cho không lớn hơn thời gian tồn tại của dự án. Trên cơ sở đó hai bên thỏa thuận nguồn trả nợ, hình thức trả nợ, lãi suất cho vay, thời hạn vay, thời gian ân hạn, kỳ hạn nợ,…Việc thẩm định kế hoạch trả nợ là cần thiết để tính toán dòng tiền của dự án. Phân tích tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền thu vào và số tiền chi ra của dự án, do vậy mục tiêu của công tác thẩm định là xem xét tính cân đối hợp lý của dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của dự án. Dòng tiền dự án là dòng chi phí và lợi ích của dự án trong suốt quá trình hoạt động. Dòng tiền ròng của dự án là mức chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi. Việc thẩm định dòng tiền của dự án liên quan tới việc xác định tỷ suất chiết khấu. Xác định tỷ suất chiết khấu thì cần xác định phải xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý và chính xác. h.4. Thẩm định hiệu quả tài chính: ● Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV: Khái niệm: NPV (net present value) – giá trị hiện tại ròng – là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã được đưa về thời điểm hiện tại. Cách xác định: NPV = Trong đó: r: tỷ suất chiết khấu n: số năm tính toán (gồm cả thời gian thi công) Bi : khoản thu năm i: doanh thu, giá trị thanh lý TSCĐ và vốn lưu động ròng thu hồi. Ci: tổng các khoản chi phí của năm i: Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hàng năm của dự án gồm cả chi phí tạo ra TSCĐ ở các thời điểm trung gian (nhưng không bao gồm chi phí khấu hao). Ý nghĩa của NPV: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV > 0 : việc thực hiện dự án tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Có thực hiện dự án NPV < 0 : Việc thực hiện dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư bỏ ra. Không thực hiện dự án. NPV = 0 : Việc thực hiện dự án không mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, và chủ đầu tư cũng không bị thua lỗ. Ưu điểm: + Tính đến giá trị thời gian của tiền. + Cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủ đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Nhược điểm: + NPV không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỷ lệ phần trăm nên không thuận tiện trong việc so sánh các phương án đầu tư với nhau. + NPV không quan tâm tới sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự án nên lựa chọn dự án có NPV cao nhất không được chính xác. + Giá trị NPV phụ thuộc vào việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu, mà tỷ suất chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội. + Không cho biết giá trị lợi ích thu được từ đồng vốn đầu tư. + Phương pháp tính khá khó khăn vì đòi hỏi xác định chính xác chi phí vốn. ● Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không. Cách xác định: IRR = r1 + (r2 – r1) . Trong đó: i1: Tỷ suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần bằng 0. i2: Tỷ suất chiết khấu ứng với NPV2 âm gần bằng 0. NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1. NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2. Ý nghĩa của IRR: phản ánh khả năng sinh lời của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Nếu r là chi phí vốn bình quân của dự án. IRR > r : nếu dự án độc lập thì tất cả dự án được lựa chọn, nếu đó là các dự án xung khắc thì dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được chọn. IRR < r : dự án bị loại. IRR = r : dự án có thể được lựa chọn hoặc không. Ưu điểm: + tính đến giá trị thời gian của tiền. + Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm vì vậy thuận tiện cho việc so sánh lựa chọn các phương án đầu tư. Nhược điểm: + IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai hay nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh vì IRR không xét đến quy mô dự án đầu tư. + Không tính trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. + Phương pháp tính IRR có thể gặp phải vấn đề đa giá trị nếu dòng tiền đổi dấu, khi đó không biết là chọn tỷ suất chiết khấu nào. ● Xác định điểm hòa vốn của dự án: Điểm hòa vốn của dự án là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động. Điểm hòa vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị doanh thu. Ta có: DT = P.x CF = v.x + f Tại điểm hòa vốn, ta có: P x0 = v x0 + f Sản lượng hòa vốn: x0 = Doanh thu hòa vốn: DT 0 = x: khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán ra được x0:sản phẩm tại điểm hòa vốn f : chi phí cố định v: chi phí biến đổi tính cho đơn vị sản phẩm P: giá thành sản phẩm v.x tổng chi phí biến đổi Nếu điểm hòa vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp, thời gian thu hồi vốn ngắn. Điểm hòa vốn có thể tính cho cả đời dự án hoặc tính theo từng năm. Như vậy, mỗi chỉ tiêu kể trên đều có những ưu nhược điểm, do đó nhà thẩm định và phân tích thường sử dụng kết hợp một số chỉ tiêu có thể để có được kết quả chính xác nhất. Phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định sự thay đổi khả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động của về giá trị đầu vào và đầu ra của dự án Đầu vào ._.ng, làm cho đẹp lên so với thực tế để có thể vay vốn ngân hàng. Vì thế, cán bộ tín dụng còn cần tiếp xúc trực tiếp khách hàng vay vốn, qua việc phỏng vấn khách hàng cán bộ thẩm định sẽ có thêm thông tin về phương án vay vốn, về khách hàng nếu thấy vẫn còn điểm nghi vấn, chưa rõ. Đồng thời cán bộ thẩm định cần có thực tế khi thẩm định, xuống hẳn cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để xem xét, giúp cho việc đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính khách hàng, chất lượng sản phẩm, … Thông tin nội bộ ngân hàng: ngân hàng cần có bộ phận lưu trữ thông tin riêng và cần đựơc bảo mật, các thông tin về hoạt động thẩm định, thông tin về khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra cán bộ thẩm định luôn luôn tham khảo thông tin từ CIC của ngân hàng trung ương để đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Thông tin còn có thể thu thập trong các hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, các buổi tập huấn,… Thông tin từ bên ngoài ngân hàng: từ bộ ngành, báo chí, internet, công ty kiểm toán,… cũng cần được khai thác triệt để. Nguồn càng đa dạng, phong phú, chính xác thì thẩm định càng xác đáng. Giải pháp về công tác thẩm định: Thời gian thẩm định theo quy định của hội sở chính là rất ngắn, tuy nhiên trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào từng loại dự án mà có thể linh hoạt rút ngắn một số bước trong khâu thẩm định nếu thấy không cần thiết. Như với dự án vay vốn bổ sung vốn kinh doanh sẽ không nhất thiết phải thẩm định kỹ tài chính dự án nhất là bước thẩm định dòng tiền và phân tích độ nhạy; với loại dự án này cần chú trọng phân tích tài chính của khách hàng vay vốn hơn. Nhưng với dự án đầu tư xây dựng mới thì thẩm định tài chính là bước quan trọng đối với ngân hàng để xem xét khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Trong quá trình thẩm định phương diện thị trường, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ lưỡng về cung cầu của sản phẩm trên thị trường, so sánh sản phẩm của dự án với những sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế trên thị trường để xem xét mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có thể, ngân hàng nên sử dụng phân tích SWOT để đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của dự án. Trong quá trình thẩm định phương diện kỹ thuật, có những dự án lớn kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định không thể nắm bắt được hết bởi vậy đối với những dự án này việc thuê các chuyên gia kỹ thuật là cần thiết, để tránh tình trạng chấp nhận kỹ thuật mà khách hàng đưa tới. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án: Khi thẩm định nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư: ngân hàng cần quan tâm tới chính xác, hợp lý của cơ cấu tổng chi phí đầu tư và cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động chứ không nên dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên hay căn cứ hoàn toàn vào kết quả phê duyệt của các cơ quan chức năng. Đối với những dự án mua sắm thiết bị, cán bộ thẩm định phải nắm được thông tin về giá cả, dịch vụ, chế độ bảo hành…Đối với những dự án xây dựng đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm thì ngoài việc tính toán các chi phí liên quan còn phải tính đến cả yếu tố lạm phát, tỷ giá…Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm tới chi phí marketing của dự án vì đây cũng là một chi phí quan trọng góp phần tạo hiệu quả của dự án và chi phí này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí. Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án: hiện nay ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu: giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Bên cạnh những chỉ tiêu trên ngân hàng nên sử dụng chỉ tiêu B/C – chỉ tiêu phản ánh lợi ích so với chi phí, chỉ tiêu này cho biết khả năng sing lời của dự án so với chi phí bỏ ra có hợp lý và đạt mức như kỳ vọng hay không. Đối với tỷ lệ chiết khấu: Hiện nay, lãi suất chiết khấu mà chi nhánh MHB Hà Nội xác định chủ yếu dựa trên cơ sở lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Để nâng cao mức độ chính xác của lãi suất chiết khấu thì cần xem xét, tham khảo một số yếu tố như: lãi suất cho vay trung và dài hạn trong nước cũng như trên thế giới ( tham khảo lãi suất SIBOR, LIBOR…), mức sinh lời trên thị trường chứng khoán trong nước và khu vực, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành… Thẩm định không chỉ dừng lại khi quyết định cho vay, quá trình kiểm tra sau khi giải ngân và khi dự án đi vào sử dụng cũng cần đựơc chú trọng. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Đồng thời cán bộ thẩm định có thể định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án bởi có nhiều khách hàng vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích, hoặc sử dụng không hiệu quả,…Thông qua công tác này, ngân hàng sẽ kiểm soát được mục đích sử dụng khoản vay và hiệu quả của khoản vay để từ đó có những biện pháp xử lý nhanh chóng và thích hợp. Thẩm định tuy cần đúng theo quy trình quy định, tuy nhiên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt. Sẽ rất khó có một chuẩn nào cho công tác thẩm định, bởi mỗi phương án vay vốn sẽ có những đặc trưng khác nhau, do vậy không thể áp đặt các trường hợp thẩm định cần theo một mẫu chung. Khi thẩm định quyết định cho vay, không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo mới cho vay, như đã phân tích ở trên, muốn có lợi nhuận cần chấp nhận rủi ro, không có tài sản đảm bảo có thể cho khách hàng vay vốn thông qua bảo lãnh hoặc tín chấp. Thực hiện điều này cũng là thực hiện giải pháp kích cầu của chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng theo quyết định số 14/2009/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngoài ra, nếu các khoản vay có mức độ rủi ro cao có thể tăng lãi suất, tăng mức phí, tăng trích lập dự phòng rủi ro chứ không nhất thiết rằng, rủi ro cao thì không cho vay. Bởi đã đầu tư, kinh doanh là sẽ có rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro vĩ mô,… điều quan trọng là cần phải có những biện pháp để nhận diện rủi ro và đưa ra biện pháp quản trị rủi ro mà thôi. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần quán triệt quan điểm linh hoạt thì hoạt động thẩm định mới ngày càng đúng đắn, hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường. Quan trọng hơn là cần thay đổi nhận thức, quan điểm “ngại rủi ro” của ngân hàng. Công tác thẩm định cần mang tính khách quan. Có thể cán bộ thẩm định là nhà tư vấn cho khách hàng nhưng không có nghĩa kiêm cả việc lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp rồi tự mình thẩm định phân tích các báo cáo mình lập. Thực trạng này vẫn đang tồn tại ở MHB Hà Nội. Điều này là sai nguyên tắc. Trên thực tế sẽ có những trường hợp doanh nghiệp năng lực kém, quy mô nhỏ thì việc lập báo cáo tài chính là khó khăn, khi đó để khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng, cán bộ thẩm định lại lập hộ doanh nghiệp báo cáo tài chính. Tính khách quan đảm bảo cho công tác thẩm định được chính xác, tăng cường độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Thẩm định cần mang tính khoa học và có độ chính xác cao. Chú trọng phân tích độ nhạy của dự án, phương án vay vốn, xem xét khía cạnh động của dự án. Phân tích độ nhạy không chỉ là một chiều như chỉ tăng chi phí hay giảm doanh thu, giảm giá bán,… đơn thuần và mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định như hiện nay tại MHB Hà Nội, mà cần phân tích đồng thời sự biến thiên của hai hay nhiều yếu tố để mang lại kết quả chính xác hơn. Cần có nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ để xác định khoảng biến thiên của các yếu tố gần và chính xác với thực tế nhất, tránh sự phân tích dựa trên lý thuyết đơn thuần, thiếu thực tế, thiếu tính thuyết phục. Muốn vậy thì các cán bộ trong ngân hàng cần được phân công cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm, ai là người phụ trách các dự án vay vốn thuộc lĩnh vực xây dựng, nông nhgiệp, công nghiệp, … có như vậy các cán bộ mới có hiểu biết sâu sắc về thị trường, kỹ thuật, … về lĩnh vực cụ thể mà mình phụ trách chứ không nên ôm đồm tất cả các công việc, các dự án khác nhau như các cán bộ thẩm định tại MHB Hà Nội đang phải làm. Giải pháp về cơ cấu tổ chức trong công tác thẩm định: Sự đồng bộ, linh hoạt, phối hợp hoạt động chặt chẽ với các phòng ban khác là quan trọng, từ quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, thực hiện thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sau giải ngân, mỗi công việc do một phòng ban riêng giải quyết, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng trước hết gây phiền hà cho khách hàng, gián đoạn hoặc kéo dài công tác thẩm định, đôi khi ảnh hưởng tới chất lượng công việc. 2.3. Một số kiến nghị: Kiến nghị với chính phủ, bộ ngành và địa phương: Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động kiểm toán Nhà nước, tăng cường kiểm toán doanh nghiệp. Kiểm toán thường xuyên, cẩn thận sẽ giúp cho công tác thẩm định dễ dàng nhanh chóng hơn rất nhiều. Quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định còn phải xem xét tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong đó có báo cáo tài chính. Trong quá trình thẩm định, các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Nếu báo cáo tài chính đã được kiểm toán cẩn thận thì cán bộ thẩm định sẽ không mất thời gian kiểm tra tính trung thực của báo cáo tài chính nữa, giảm bớt một khâu trong công tác thẩm định, góp phần đẩy nhanh tiến độ thẩm định. Các bộ ngành cần nhanh chóng chưa ra các định mức kinh tế cụ thể như đơn giá xây dựng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giới hạn suất đầu tư,… các hệ số ngành tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khi thẩm định. Khi thẩm định để biết phương án vay vốn có thực sự hiệu quả thì cần so sánh các chỉ tiêu tính được với hệ số ngành đó xem xét, tính toán sự hợp lý của phương án vay vốn cần so sánh với định mức kinh tế kỹ thuật, nếu làm tốt việc này sẽ dễ dàng hơn cho các cán bộ thẩm định rất nhiều. Các bộ ngành địa phương liên quan tới công tác thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ, làm việc thất sự có hiệu quả, đánh giá phê duyệt các dự án nghiên cứu khả thi một cách chính xác, làm cơ sở pháp lý và có giá trị đối với công tác thẩm định tại ngân hàng. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: Là ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành bao quát hệ thống ngân hàng, các chính sách, quy định của ngân hàng nhà nước đều có ảnh hưởng tới toàn bộ các khâu trong hệ thống ngân hàng. Chỉ tính riêng công tác thẩm định thì ngân hàng nhà nước cần ban hành một khung sườn cho công tác thẩm định, không nên quá chi tiết, sẽ dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong thẩm định bởi mỗi một loại phương án vay vốn có đặc điểm riêng, đặc điểm này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới công tác thẩm định. Thường xuyên hỗ trợ công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định thông qua các lớp đào tạo, các khóa huấn luyện nghiệp vụ. Trong các lớp huấn luyện đó có thể mời các chuyên gia từ các ngân hàng nước ngoài về giảng dạy để học tập kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ thẩm định. Ngân hàng nhà nước có một kênh thông tin hữu dụng cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng đó là trung tâm thông tin CIC, tuy nhiên thông tin CIC lại không thường xuyên đựơc cập nhập nhanh chóng, do đó trong thời gian tới, công tác thông tin trong ngân hàng nhà nước cần hoạt động nhanh chóng, tích cực hơn nữa, tạo điều kiện hết mức cho công tác thẩm định tại các ngân hàng đựơc suôn sẻ, kịp thời, chính xác. Kiến nghị với MHB: Để công tác thẩm định tại ngân hàng thực sự có hiệu quả, cần phải đổi mới cả về quy trình lẫn thực tế, đổi mới từ nhân tố con người cho đến công nghệ. Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng: Để nâng cao chất lượng thẩm định và từng bước được chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Ngân hàng cũng nên tham khảo một số mô hình chấm điểm tín dụng đang được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng Singapore để phân loại khách hàng. Nếu khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng dựa vào 2 nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Nhóm các chỉ tiêu tài chính gồm: Vốn kinh doanh, doanh thu thuần, nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh), nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân...), chỉ tiêu cân nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu..), nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận trước thuế/doanh thu, lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu)... Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Năng lực điều hành của Ban Giám đốc, môi trường kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh, triển vọng ngành, giá trị thương hiệu của công ty, vị thế cạnh tranh (thị phần), tác động của môi trường vĩ mô... Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thường xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi... Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý : Ngân hàng nên tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận, tránh để tình trạng một cán bộ thẩm định phải đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình thẩm định, như vậy sẽ gây khó khăn cho các cán bộ khi phải vừa tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin, tiến hành thẩm định, kiểm tra giám sát trong khi cho vay và sau khi giải ngân, chưa kể đến một số trường hợp sẽ tạo điều kiện cho một vài cán bộ thoái hóa có cơ hội móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. 2 bộ phận này bao gồm: - Bộ phận quan hệ hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;  - Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay: Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.  Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay: + Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng; + Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay; + Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác; + Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp; + Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức; cách phòng vệ;   Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay: Chi nhánh cần phải tuân thủ các điều kiện qui định của Nhà nước, và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt yêu cầu trên, chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng. Biện pháp bảo đảm tiền vay cần phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, đảm bảo an toàn, hiệu quả, vì vậy ngân hàng cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý. Kể cả khi có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị..., vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Không được chủ quan cho vay như xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy vậy không có nghĩa rằng ngân hàng cứ nhất nhất phải đòi hỏi tài sản đảm bảo, cần thay đổi quan niệm “ngại rủi ro”, cứng nhắc. Hiện nay, thực hiện biện pháp kích cầu của chính phủ, khi cho vay một số doanh nghiệp có thể dùng biện pháp bảo lãnh vay vốn mà không cần có tài sản đảm bảo, do đó ngân hàng cần linh hoạt hơn nữa trong thẩm định. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế : Cần chuyển từ qui trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mô hình quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn với các qui trình và thủ tục thống nhất. Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành: - Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Ban lãnh đạo Ngân hàng. - Các chính sách, qui trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. - Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro. - Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.  2.3.3.5. Mở rộng quyền hạn phán quyết cho chi nhánh cấp 1: Giới hạn trong quyền hạn phán quyết cho vay của chi nhánh cấp 1 như MHB Hà Nội hiện nay đôi khi là trở ngại cho công tác thẩm định tại MHB Hà Nội. Đối với một số dự án vay vốn lớn, ngân hàng không được phép quyết định cho vay mà phải thông qua hội sở chính tái thẩm định sau đó mới đưa ra quyết định. Đôi khi sự rườm rà trong thủ tục có thể dẫn đến mất cơ hội đầu tư của khách hàng. Vì vậy, MHB nên mở rộng hơn nữa quyền hạn phán quyết cho chi nhánh cấp 1. Ngoài ra, nếu như chưa có hệ số ngành, định mức kinh tế kỹ thuật cho một số ngành hay một số lĩnh vực cụ thể thì ngân hàng cũng có thể tự xây dựng cho mình hệ thông định mức thông qua kinh nghiệm trong việc thẩm định một vài dự án cùng loại. KẾT LUẬN Các ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng và tất yếu trong bất kì một nền kinh tế nào. Việt Nam là nước đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới nên cũng không nằm ngoài quy luật đó nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đối với ngân hàng, thẩm định là khâu quan trọng và tất yếu nhằm đưa ra quyết định có nên cho vay hay không, và điều này quyết định đến lợi nhuận của chính ngân hàng. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác thẩm định tại ngân hàng vì vậy trong đề tài này em tập trung sâu vào: Thứ nhất là xem xét, đánh giá thực tế công tác thẩm định tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. Thứ hai, tập trung đưa ra một số giải pháp cũng những kiến nghị với chính ngân hàng, với ngân hàng nhà nước và với nhà nước, bộ ngành nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung. Trong đề tài em đã có một số đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định tại ngân hàng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008 – ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội. 2. Báo cáo kiểm toán năm 2006 – 2008 của MHB Hà Nội. 3. Báo cáo thẩm định của MHB Hà Nội. 4. Hồ sơ vay vốn của xí nghiệp xây dựng Chín Thái Bình. 5. Sao kê nợ tháng 2 năm 2009 của MHB Hà Nội. 6. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. Quyết định thành lập ngân hàng: quyết định số 769/TTg, quyết định số 46/2003/QĐ/NHN – HĐQT, quyết định số 47/2003/NHN/HĐQT. Trang web của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long: Văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng của hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. PHỤ LỤC Bảng 1.10: Chi tiết tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình tòa nhà chung cư - văn phòng - dịch vụ STT Nội dung Diễn giải tính toán Giá trị trước thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế A Chi phí xây dựng 182,627,908,000 18,262,790,800 200,890,698,800 1 Phần xử lý nền phần móng + tầng hầm 3, 2, 1 4,761 m2 10,000,000 đ/m2 47,610,708,000 4,761,070,800 52,371,778,800 2 Tầng kỹ thuật 1,040 m2 3,000,000 đ/m2 3,120,000,000 312,000,000 3,432,000,000 3 Diện tích xây dựng 26,148.0 m2 5,000,000 đ/m2 130,740,000,000 13,074,000,000 143,814,000,000 4 Hệ thống PCCC Tạm tính 300,000,000 30,000,000 330,000,000 5 Hệ thống chống sét Pulsar 18 Tạm tính 150,000,000 15,000,000 165,000,000 6 Hệ thống chống mối Tạm tính 100,000,000 10,000,000 110,000,000 7 Sân vườn ngoài nhà 2,024.0 m2 300,000 đ/m2 607,200,000 60,720,000 667,920,000 B Chi phí thiết bị 22,433,985,189 1,207,699,259 23,641,684,448 1 Thang máy 25+2 điểm dừng 4 cái 1,523,809,524 đ/cái 6,095,238,095 304,761,905 6,400,000,000 2 Thang máy 5 điểm dừng 2 cái 838,095,238 đ/cái 1,676,190,476 83,809,524 1,760,000,000 3 Thang cuốn 2 cái 1,828,571,429 đ/cái 3,657,142,857 182,857,143 3,840,000,000 4 Trang thiết bị khối thương mại văn phòng 7,738 m2 1,200,000 đ/m2 9,285,413,760 464,270,688 9,749,684,448 5 Trạm biến áp 1 cái 600,000,000 đ/cái 600,000,000 60,000,000 660,000,000 6 Máy phát điện dự phòng 1 cái 800,000,000 đ/cái 800,000,000 80,000,000 880,000,000 7 Máy bơm nước tầng hầm, sinh hoạt 4 cái 50,000,000 đ/cái 200,000,000 20,000,000 220,000,000 8 Máy bơm nước chữa cháy 1 cái 120,000,000 đ/cái 120,000,000 12,000,000 132,000,000 C Chi phí quản lý dự án và chi phí khác Giá trị XD, TB trước thuế (GXDTT) Hệ số định mức 21,989,350,402 1,788,811,254 23,778,161,656 1 Chi phí quản lý dự án 205,061,893,189 1.367% 2,803,196,080 280,319,608 3,083,515,688 2 Chi phí tư vấn xây dựng 8,669,010,149 866,901,015 9,535,911,163 2.1 Chi phí lập dự án 205,061,893,189 0.215% 440,883,070 44,088,307 484,971,377 2.2 Chi phí thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công 182,627,908,000 2.624% 4,792,430,248 479,243,025 5,271,673,273 2.3 Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, BVTC 182,627,908,000 0.069% 126,013,257 12,601,326 138,614,582 2.4 Thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình 182,627,908,000 0.066% 120,534,419 12,053,442 132,587,861 2.5 Lựa chọn thầu thi công 182,627,908,000 0.058% 105,924,187 10,592,419 116,516,605 2.6 Lựa chọn thi công lắp đặt thiết bị 22,433,985,189 0.226% 50,700,807 5,070,081 55,770,887 2.7 Giám sát thi công 182,627,908,000 1.146% 2,092,915,826 209,291,583 2,302,207,408 2.8 Giám sát thi công lắp đặt thiết bị 22,433,985,189 0.521% 116,881,063 11,688,106 128,569,169 2.9 Chi phí khảo sát địa chất Tạm tính 272,727,273 27,272,727 300,000,000 2.10 Chi phí thử nghiệm cọc Tạm tính 300,000,000 30,000,000 330,000,000 2.11 Chi phí quan trắc lún Tạm tính 150,000,000 15,000,000 165,000,000 2.12 Chi phí thiết kế và thẩm định PCCC Tạm tính 100,000,000 10,000,000 110,000,000 3 Các chi phí khác 10,517,144,174 641,590,631 11,158,734,805 3.1 Chi phí bảo hiểm công trình 205,061,893,189 0.300% 615,185,680 61,518,568 676,704,248 3.2 Chi phí khởi công 205,061,893,189 0.040% 82,024,757 8,202,476 90,227,233 3.3 Chi phí khánh thành 205,061,893,189 0.040% 82,024,757 8,202,476 90,227,233 3.4 Trang thiết bị cho quản lý chung cư Tạm tính 100,000,000 10,000,000 110,000,000 3.5 Phí xây dựng 205,061,893,189 0.700% 1,435,433,252 143,543,325 1,578,976,578 3.6 Chi phí bảo trì trích trước (2%chi phí xây lắp+thiết bị) 205,061,893,189 2.000% 4,101,237,864 4,101,237,864 3.7 Chi phí khác (thỏa thuận tổng mặt bằng,…) 205,061,893,189 2.000% 4,101,237,864 410,123,786 4,511,361,650 D Tiền sử dụng đất 11,893,284,000 11,893,284,000 1 Tiền sử dụng đất 11,893,284,000 11,893,284,000 E Lãi vay Tạm tính 14,500,000,000 14,500,000,000 F Dự phòng (A+B)*5% 11,352,562,180 1,135,256,218 12,487,818,398 Tổng cộng A+B+C+D+E+F 264,797,089,771 22,394,557,531 287,191,647,302 Làm tròn 264,797,000,000 22,395,000,000 287,192,000,000 Nguồn: hồ sơ vay vốn của khách hàng. Bảng 1.16: Chi phí khấu hao ĐVT: đồng STT Hạng mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I. Thiết bị Giá trị cuối năm 13,019,523,734 11,717,571,361 10,415,618,987 9,113,666,614 7,811,714,240 6,509,761,867 5,207,809,494 3,905,857,120 2,603,904,747 1,301,952,373 Khấu hao trong năm 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 1,301,952,373 Đầu tư trong năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Giá trị cuối năm 11,717,571,361 10,415,618,987 9,113,666,614 7,811,714,240 6,509,761,867 5,207,809,494 3,905,857,120 2,603,904,747 1,301,952,373 0 II. Văn phòng cho thuê (không bao gồm thiết bị ) Giá trị cuối nă, 17,912,934,636 17,017,287,904 16,121,641,173 15,225,994,441 14,330,347,709 13,434,700,977 12,539,054,245 11,643,407,514 10,747,760,782 9,852,114,050 Khấu hao trong năm 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 895,646,732 Đầu tư trong năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Giá trị cuối năm 17,017,287,904 16,121,641,173 15,225,994,441 14,330,347,709 13,434,700,977 12,539,054,245 11,643,407,514 10,747,760,782 9,852,114,050 8,956,467,318 Giá trị còn lại 8,956,467,318 III. Khu thương mại (không bao gồm thiết bị) Giá trị cuối năm 21,033,961,285 19,982,263,220 18,930,565,156 17,878,867,092 16,827,169,028 15,775,470,963 14,723,772,899 13,672,074,835 12,620,376,771 11,568,678,707 Khấu hao trong năm 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 1,051,698,064 Đầu tư trong năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Giá trị cuối năm 19,982,263,220 18,930,565,156 17,878,867,092 16,827,169,028 15,775,470,963 14,723,772,899 13,672,074,835 12,620,376,771 11,568,678,707 10,516,980,642 Giá trị còn lại 10,516,980,642 IV Tổng khấu hao 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 3,249,297,169 Nguồn: báo cáo thẩm định tại MHB Hà Nội Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chi phí trước thuế 118,896,448 141,901,915 797,124 817,630 839,161 900,470 924,208 949,133 1,054,175 1,081,655 1,110,510 1,191,264 VAT đầu vào được khấu trừ 10,808,768 12,900,174 72,466 74,330 76,287 81,861 84,019 86,285 95,834 98,332 100,955 108,297 Doanh thu 74,319,000 110,908,000 79,469,198 11,609,891 10,938,331 12,085,872 13,320,821 13,986,862 14,686,205 15,420,515 16,191,541 17,001,118 VAT đầu ra 6,756,273 10,082,545 7,224,473 1,055,445 994,394 1,098,716 1,210,984 1,271,533 1,335,110 1,401,865 1,471,958 1,545,556 Chênh lệch VAT phải nộp -4,052,495 -6,870,124 281,883 981,115 918,106 1,016,855 1,126,965 1,185,248 1,239,275 1,303,533 1,371,003 1,437,259 Bảng 1.18: Chênh lệch VAT ĐVT: 1000 đồng Bảng 1.19: Tổng hợp kết quả kinh doanh của dự án ĐVT: 1000 đồng Hạng mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh thu 74,319,000 110,908,000 79,469,198 11,609,891 10,938,331 12,085,872 13,320,821 13,986,862 14,686,205 15,420,515 16,191,541 17,001,118 Chi phí 137,004,018 150,187,629 12,328,304 5,048,042 5,006,565 5,166,621 5,300,470 5,383,679 5,542,748 5,634,485 5,730,810 5,877,820 Chi phí đầu tư xây dựng 137,004,018 150,187,629 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí hàng năm chưa KH 0 0 797,124 817,630 839,161 900,470 924,208 949,133 1,054,175 1,081,655 1,110,510 1,191,264 Chi phí lãi vay sau thời gian XD 0 0 8,000,000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chênh lệch VAT phải nộp 0 0 281,883 981,115 918,106 1,016,855 1,126,965 1,185,248 1,239,275 1,303,533 1,371,003 1,437,259 Khấu hao 0 0 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 3,249,297 Lợi nhuận trước thuế -62,685,018 -39,279,629 67,140,895 6,561,849 5,931,766 6,919,250 8,020,351 8,603,183 9,143,457 9,786,030 10,460,731 11,123,297 Thuế thu nhập DN 28% 0 0 18,799,450 1,837,318 1,660,895 1,937,390 2,245,698 2,408,891 2,560,168 2,740,088 2,929,005 3,114,523 Lợi nhuận sau thuế -62,685,018 -39,279,629 48,341,444 4,724,531 4,270,872 4,981,860 5,774,652 6,194,292 6,583,289 7,045,941 7,531,726 8,008,774 Nguồn: Báo cáo thẩm định của MHB Hà Nội ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21703.doc